Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 10:18:58 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tên lửa chống tăng có điều khiển của NC  (Đọc 82181 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #30 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2010, 10:32:24 pm »

Nếu không có gì quá ; mong bác bật mí cái hộp ở ngay trên cái tripod có phải hộp điều khiển không ?
Và cái kính ngắm cho xạ thủ ở #27 chỉ thuần quang học thôi hay là tác chiến đêm được ạ

----------------------------------------
 "Cái hộp" ấy là thiết bị điều khiển HAY (khối lập lệnh) 9C451. Grin

 Trên tên lửa 9M111 có một bộ phận mà bạn chưa đánh số, nếu tìm thấy nó bạn sẽ biết kính ngắm của Fagot có bắn đêm được không ngay! Grin

 P/s: Không có trên hình vẽ của bạn đã post. Wink
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #31 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2010, 10:36:45 pm »

Nhà em xin tiếp tục trình bày 1 chút về cấu tạo chung của at-4 fagot . Mời các bác cùng bình luận ạ  Grin
Cái AT-4 này về điều khiển có khác cái đời trước (3 điểm/2 điểm) không?
Mấy cái cánh nhỏ ở đầu đạn, bộ điều khiển để lên phía trước, liệu có phải nó chuyển hướng bằng cánh mũi?
Đạn có quay quanh trục như trước không?
Có cái gọi là "bộ phận phát khí khởi động" có phải là phóng lạnh, đạn ra khỏi ống phóng mới điểm hỏa động cơ phản lực?
Logged
tientt82
Thành viên
*
Bài viết: 290


30/4 | 7/5 | 9/5


« Trả lời #32 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2010, 12:01:15 am »

Bác vitính : AT-4 hơn AT-3 là tên lửa khôn hơn bác ạ   Grin Nó tự bù lệch được nên xạ thủ cũng không phải điều khiển 100% nữa .Một số nguồn nêu khả năng trúng mục tiêu tăng từ 0.7 (với at-3) lên đến 0.9 với at-4
Trích dẫn
Có cái gọi là "bộ phận phát khí khởi động" có phải là phóng lạnh, đạn ra khỏi ống phóng mới điểm hỏa động cơ phản lực?
Đúng như bác nói ạ Grin
Tặng bác cái ảnh

Nếu bác muốn xem to hơn thì có link này
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/9/97/ATGM_Fagot.jpg
 Còn các câu còn lại kính nhờ các bác dongadoan hay oldbuff ạ .Dưới đây là em ghi những gì em nghĩ thôi
Có vẻ là kiểu gì cũng phải quay để bung được cánh đuôi (vì trong ống phóng nó bị gập)
Còn trong 1 số tài liệu ;người ta ghi rằng chuyển bộ điều khiển lên trước nhằm tăng tính cơ động tương ứng với hệ thống dẫn bắn ; đồng thời làm giảm kích thước của nó .Không biết có liên quan gì đến việc họ giảm cỡ cánh không Huh.Tuy nhiên ; mấy bác nghiên cứu mấy cái này cũng  vất vả vì để đầu đạn sau bộ điều khiển ; thực sự em cũng chưa hiểu họ làm thế nào ; chẳng lẽ bộ điều khiển sẽ tự bung ra khi tên lửa chạm đích  Huh
------------------------------------

Bác dongadoan:cái gì chưa đánh số bác nhỉ ? Chỉ có vị trí số 7 lầ có kha khá thứ trong đó : con quay ; đầu dò hồng ngoại ...
Còn về điều khiển em đọc nhưng chưa hiểu lắm .Đại khái nó nói là bộ điều khiển không toàn quyền điều khiển tên lửa ; mà nó chỉ bắt "hình bóng" của mục tiêu vào hồng tâm của 9Ш119 .Đồng thời ; trên máy phóng bộ thiết bị 9С474-1 tự động sinh lệnh điều khiển tên lửa ; hướng nó về mục tiêu  Huh

Nguyên văn đây ạ ; mong các bác mở mang cho em
Trích dẫn
 Система управления полуактивная: оператор не управляет собственно ракетой, а только удерживает на силуэте цели перекрестие прицела 9Ш119. При этом размещенной здесь же, на пусковой установке, аппаратурой управления 9С474-1 автоматически вырабатываются

« Sửa lần cuối: 01 Tháng Sáu, 2010, 12:08:50 am gửi bởi tientt82 » Logged

Chúng ta sẽ không lùi ; vì đằng sau là Mátxcơva ...
heavenshield92
Thành viên
*
Bài viết: 331



« Trả lời #33 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2010, 01:26:16 am »

Các bác có ai biết sợi dây điều khiển của AT-3 làm bằng vật liệu gì không ạ? Ngày xưa có đọc ở đâu đó là làm bằng sợi tơ của Trung Quốc, sau 2 anh cả đánh nhau chuyển sang làm bằng vật liệu tổng hợp gì đấy. Và cấu tạo của sợi cáp đó như thế nào ạ?
Logged
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #34 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2010, 05:53:50 am »

Trích dẫn
Có cái gọi là "bộ phận phát khí khởi động" có phải là phóng lạnh, đạn ra khỏi ống phóng mới điểm hỏa động cơ phản lực?
Đúng như bác nói ạ Grin
Tặng bác cái ảnh

Mình dân vũ khí rởm nói chuyện với nhau giống thầy bói xem voi.  Grin Cái ảnh trên không có vẻ ống phóng lạnh, luồng phụt đằng sau như thế cơ mà?

Có vẻ là kiểu gì cũng phải quay để bung được cánh đuôi (vì trong ống phóng nó bị gập)
Cánh đuôi gập thì ra khỏi ống phóng nó có thể bật ra mà không cần quay. Việc quay để phân phối thi hành lệnh điều khiển thôi.

chẳng lẽ bộ điều khiển sẽ tự bung ra khi tên lửa chạm đích  Huh
Trúng mục tiêu thì bộ điều khiển không có ảnh hưởng gì đến khả năng xuyên phá của đạn, nó quá mỏng manh mà.

Còn về điều khiển em đọc nhưng chưa hiểu lắm .Đại khái nó nói là bộ điều khiển không toàn quyền điều khiển tên lửa ; mà nó chỉ bắt "hình bóng" của mục tiêu vào hồng tâm của 9Ш119 .Đồng thời ; trên máy phóng bộ thiết bị 9С474-1 tự động sinh lệnh điều khiển tên lửa ; hướng nó về mục tiêu  Huh
Điều khiển toàn phần là kiểu điều khiển 3 điểm: trắc thủ (1) nhìn thấy quả đạn (2) nhìn thấy mục tiêu (3) và điều khiển (2) tới (3).
Như trích dẫn trên thì AT-4 điều khiển "bán phần", 2 điểm: trắc thủ (1) nhìn thấy mục tiêu (3) và giữ cho điểm ngắm trong kính trùng vào mục tiêu, hệ thống "tự động lái" sẽ tính toán điều khiển cho đạn tới điểm ngắm. Trắc thủ không cần biết đạn ở đâu trong quá trình tới mục tiêu. Giống TOW của Mỹ. Gọi là "chỉ thị mục tiêu" thì sát nghĩa hơn là điều khiển.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Sáu, 2010, 07:45:52 am gửi bởi vitính » Logged
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #35 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2010, 08:34:37 am »

Huyphong không rõ về tên lửa có điều khiển chống tăng lắm, nhưng có biết nguyên lí chung một chút:

- Tổ hợp tên lửa chống tăng Spigot sử dụng nguyên lí điều khiển bán tự động 3 điểm. Xạ thủ chỉ cần bắt mục tiêu và duy trì đường ngắm thẳng tới mục tiêu.
- Kính ngắm 9Sh119 vừa dùng ngắm bắn mục tiêu, vừa dùng theo dõi đạn
- Hộp điều khiển 9S451 tính toán góc lệch đường bay của đạn với đường ngắm thẳng thu được qua kính ngắm 9Sh119 để lập lệnh điều khiển đạn qua dây dẫn
- Đạn dùng liều phóng phụ để thoát khỏi ống phóng trước khi kích hoạt liều phóng chính. Như vậy đạn Fagot thuộc loại phóng nóng 2 bước chứ không phải phóng nguội.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Sáu, 2010, 11:05:48 pm gửi bởi huyphongssi » Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
heavenshield92
Thành viên
*
Bài viết: 331



« Trả lời #36 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2010, 09:37:45 am »

- Đạn dùng liều phóng phụ để thoát khỏi ống phóng trước khi kích hoạt liều phóng chính. Như vậy đạn Fagot thuộc loại phóng nóng 2 bước chứ không phải phóng nguội.
Phóng nóng 2 bước và phóng nguội thì khác nhau ở chỗ nào ạ?
Logged
tientt82
Thành viên
*
Bài viết: 290


30/4 | 7/5 | 9/5


« Trả lời #37 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2010, 09:47:39 am »

Bác huyphongssi : hơ ; nhà em vẫn cứ nghĩ là phóng nguội là có 1 liều phụ đẩy tên lửa ra khỏi ống phóng rồi sau đó động cơ chính mới hoạt động
Còn phóng nóng là khi xạ thủ bóp cò là động cơ chính hoạt động luôn
Hay là khái niệm của em sai ạ  Sad
Còn về phần điều khiển tên lửa em đã thông ; cảm ơn bác  Grin
=============
Bác vitính : Nếu các bác nhìn kĩ cái ảnh ; sẽ thấy rõ lửa thoát ra ở đuôi ông phóng ; còn duôi quả tên lửa không có gì (mặc dù nó đã rời ống hoàn toàn).Các tài liệu cũng ghi là nó dùng liều phụ đẩy tên lửa ra ngoài với vận tốc 80m/s ; sau đó động cơ chính tiếp tục gia tốc cho tên lửa lên 186 m/s nhanh chóng; vì vậy khoảng cách chết của at-4 nhỏ hơn so với at-3 khá nhiều ; chỉ vào 70 m  so với 500 m của Malyutka

Thứ 2 là em nghĩ đạn heat rất cần sự chính xác để tạo luồng xuyên đủ mạnh ;sớm hay muộn đều hại;chắc chắn bộ điều khiển không thể sống nếu chạm luồng xuyên ; nhưng khả năng xuyên giáp sẽ giảm ; nên phải có 1 cái gì đó khác .Bản thân các nhà thiết kế cũng đánh giá đây là 1 khâu khó khắn trong quá trình làm việc Sad
=====================
Bác heavenshield : nhà em đã ghi ở bài malyutka 2 rồi ; sơ qua là nó thế này
Trích dẫn
Tín hiệu điều khiển và điện nguồn được dẫn bởi 3 sợi cáp nhỏ chống thấm đặc biệt dài 3200m ; được gia cố  bởi 36 sợi lụa.

À mà có bác nào tinh mắt nhìn ra at -4 của mình có gì mới không nhỉ ; so với cái sơ đồ cấu tạo nhé các bác ; bác dongadoan đang đố đấy  Grin

Nhìn qua ; em thấy : giá 3 chân vẫn thế ; bộ điều khiển ; kính ngắm không khác lắm ; hay là nó khác bên trong cái ruột nhỉ  Huh
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Sáu, 2010, 11:24:19 am gửi bởi tientt82 » Logged

Chúng ta sẽ không lùi ; vì đằng sau là Mátxcơva ...
tvm303
Thành viên
*
Bài viết: 482


« Trả lời #38 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2010, 12:17:35 pm »

Theo cháu thì phòng nóng 2 bước là dùng liều phóng phụ (vẫn là nóng) phóng đạn ra khỏi nòng, sau đó liều chính của đạn khởi động đẩy đạn đến mục tiêu, tới đây thì tùy cơ cấu phá hủy mục tiêu mà đạn phóng đạn con hay chạm nổ... Phóng lạnh là không dùng liều phóng đạn ra khỏi nòng (lạnh), thường là khí nén. Sau khi phóng ra khỏi nòng thì mới khởi động động cơ nóng của đạn để đẩy đạn đến mục tiêu. Nói chung phóng lạnh hay nóng không những ứng dụng trong tên lửa chống tăng mà con trong rất nhiều loại tên lửa khác.
Logged

"Give me liberty or give me death" - Patrick Henry
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #39 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2010, 12:18:01 pm »

- Đạn dùng liều phóng phụ để thoát khỏi ống phóng trước khi kích hoạt liều phóng chính. Như vậy đạn Fagot thuộc loại phóng nóng 2 bước chứ không phải phóng nguội.
Phóng nóng 2 bước và phóng nguội thì khác nhau ở chỗ nào ạ?

Phóng nguội hay phóng nóng là thuật ngữ dùng cho các hệ thống tên lửa đường đạn: động cơ đốt bên trong hay bên ngoài hầm phóng. Mang các thuật ngữ trên sang các hệ thống vũ khí khác thì nội dung của chúng cũng khác.

Ở đạn chống tăng 9M111, quá trình phóng đạn gồm 2 giai đoạn: giai đoạn đạn phóng khỏi nòng ống phóng bằng liều đẩy/пороховой стартер và giai đoạn đạn bay tới mục tiêu bằng liều phóng trên tầng đạn. Cơ chế phóng này tương tự như cơ chế phóng đạn PG-7 của súng chống tăng RPG-7 (B-41).
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM