Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 07:48:55 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Thăm dò
Câu hỏi: có ae d2,e1 nào trên diễn đàn này không?
123 - 3 (75%)
456 - 1 (25%)
Tổng số phiếu: 4

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những người lính E1 F9 QD4  (Đọc 147660 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #170 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2012, 03:49:50 pm »

 Nhiều chuyện ở cuộc chiến tranh ấy thì dưới con mắt người lính bình thường không thể biết được, chúng ta từng là những thằng lính đánh nhau trực tiếp tại K năm tháng đó, nhưng nhiều chuyện nếu ai hỏi thì cũng mù tịt. Grin

 Trong những năm tháng bắt đầu của cuộc chiến tranh BGTN đối với VN thì Pốt cũng "lủng củng" với Thái Lan giữa biên giới 2 nước, ta quyết tâm bứt nhổ PolPot và thay vào một chính phủ Campuchia thân VN hơn để giữ yên hòa bình lâu dài cho 2 dân tộc, tội ác diệt chủng và nguyên nhân gây lên cuộc chiến tranh ấy của chính phủ PolPot thì đã rõ, đáng ra Thái Lan phải đứng về phía chúng ta để "giải quyết" PolPot cùng giữ lấy hòa bình chung trong khu vực thì ngược lại chính phủ Thái Lan lại bắt tay với Pốt chống lại chúng ta. Nguyên nhân vì đâu?

 Pốt cùng đường buộc phải chạy qua nhờ vả Thái Lan và TL thì không thực hiện chính sách thêm bạn bớt thù mà ngược lại họ thích thêm thù bớt bạn, chung quy cũng bởi họ sợ làn sóng Đỏ từ VN tràn qua họ nên muốn dùng biên giới Cam-Thái làm giới tuyến ngăn chặn và mặc kệ cho lính Pốt đánh nhau họ chỉ là người chống lưng phía sau không thiệt về người và cả vũ khí hoặc kinh tế. Ngược lại họ còn được lợi về kinh tế do các nước phương Tây và TQ "bơm" chiến tranh cho Pốt buộc phải đi qua TL, ít nhiều họ cũng cấu véo được khoản lợi từ đây mặc dù vẫn biết thằng Pốt cũng chẳng tử tế gì.

 Mục đích của TL là không muốn trực diện đánh nhau với chúng ta vì họ biết rằng "không có cửa", nhưng lại không muốn mất lòng những ông trọc phú, vừa được lợi kinh tế vừa có thằng giữ dùm nhà, đó là thủ đoạn chính trị của TL ở cuộc chiến tranh ấy. Quân sự VNCH mạnh hơn TL nhiều ta phang còn đứt. Trong Tà Sanh thời 1982 truyền đơn TL bắn sang K trắng rừng lời lẽ đầy thách thức: F7 của QDNDVN đâu? Vào đây có F9 sư đoàn Anh hùng của TL sẵn sàng nghênh tiếp. F7 QD4 và E250 F309 QK5 đánh căn cứ Som San lanh tanh bành giáp biên giới Thái nửa tháng trời, chả thấy thằng lính Thái mẹ nào dám ló mặt. Trò rung cây dọa khỉ, khỉ không sợ thì ta sợ khỉ vậy, rất trẻ con.
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
vanson307
Thành viên
*
Bài viết: 388


« Trả lời #171 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2012, 09:00:10 pm »

@ binhyen1960 nhận định về Thái Lan rất chính xác. Thời kháng chiến chống Mỹ  T chính là nước theo đuôi Mỹ cho Mỹ mượn đất xây dựng sân bay tại Corat và Ubon, chính từ đây các loại phi cơ hiện đại, tối tân( kể cả B52) đã hàng ngày mang bom đạn dội xuống Miền Bắc nước ta, mang đến bao chết chóc đau thương cho đồng bào hai miền Nam Bắc Việt Nam. Trong Miền Nam, lính Thái Lan còn trực tiếp cầm súng tham chiến với bộ đội ta.
   Tại Preavihia, cũng như toàn biên giới Thái- k , Thái lan o bế cho quân khơ me đỏ, chúng dùng không quân, pháo binh yểm trợ cho Pốt tấn công lính mình nhiều trận ra trò đấy. Như tại trận F307 của VANSON tấn công đánh chiếm căn cứ 547 trong chiến dịch X1-84 tháng 3/1984, sau khi quân ta chiếm được căn cứ này, chính Thái lan đã dùng máy bay f5 bắn vào bộ đội mình trong căn cứ, máy bay L19 bay chỉ điểm cho pháo từ bên đất T bắn vào các khu kho và các xe ô tô mình vào chở chiến lợi phẩm làm một kho đạn cháy nổ mấy ngày mới hết. Chính xe của VS cũng bị máy bay T bắn cho hỏng cả xe và pháo vào ngày cuối tháng 3/1984, Ông Huynh( quê Hà Nam Ninh)Ctrưởng c1 ngồi xe VS bị thương đưa đi phẫu không biết sống chết thế nào. Ngay sau này năm 2008 Thái lan và lính Cụ Hênh đánh nhau tơi bời vì Thái nhận Preavihia thuộc về Thái mà.
Logged
hyvong
Thành viên
*
Bài viết: 265


« Trả lời #172 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2012, 08:37:05 am »

Bác Binhyen theo nhận định của bác ,vào thời điểm của bác, thì quân đội thái lan lúc đó so với quân đội VN ta thì ai mạnh hơn ai vậy bác ,em chỉ nghe anh em lính củ nhất là lính BB đóng dọc biên giới kể lại ,thái lan rất sợ lính BB VN mình ,...
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #173 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2012, 08:48:08 pm »

Bác Binhyen theo nhận định của bác ,vào thời điểm của bác, thì quân đội thái lan lúc đó so với quân đội VN ta thì ai mạnh hơn ai vậy bác ,em chỉ nghe anh em lính củ nhất là lính BB đóng dọc biên giới kể lại ,thái lan rất sợ lính BB VN mình ,...

 Chào bạn hyvong! Grin

 Để đưa ra được một câu trả lời bạn theo con mắt nhìn nhận của BY một cách xác đáng nhất thì chúng ta phải có con mắt nhìn lịch sử cũng như thực tế một cách chính xác và công tâm nhất, để tránh đi những nhận định sai của một vấn đề so sánh Quân đội giữa những Quốc gia.

 Như chúng ta đã biết QDNDVN có bề dày kinh nghiệm chiến tranh giữ nước được đúc kết từ nhiều đời nay, liên tiếp từ sau Công Nguyên đến nay dân tộc VN chúng ta gần như chẳng có mấy thời gian được sống trong hòa bình, độc lập tự chủ, hết lớp người này đến lớp người khác được tôi luyện hun đúc từ chiến tranh mà đi ra. Trong thế kỷ 20 từ giữa thập kỷ 40 đất nước VN chúng ta đã trải qua nhiều biến động lịch sử chung của khu vực và thế giới, cũng từ đó QDNDVN được sinh ra từ giáo mác gậy tầm vông đi lên như ngày hôm nay. Một quá trình dài với nhiều khó khăn gian khổ ấy đã đào tạo lên những người lính VN dày dạn kinh nghiệm trận mạc mà chúng ta vẫn quen gọi đó là truyền thống. Truyền thống ấy được lưu truyền từ thế hệ lính này đến thế hệ lính khác thay nhau bảo vệ gìn giữ tổ quốc VN này. Và sang thế hệ lính như BY, @hyvong đã làm lên một trang sử mới cho tổ quốc VN khi là những người lính QTN VN làm nhiệm vụ Quốc tế trên đất bạn, một đội quân VN đầu tiên trong lịch sử chiến tranh đã chiến đấu bên ngoài lãnh thổ VN.

 Quân đội Thái Lan thì liền 2 thế kỷ gần như không có chiến tranh lớn, ít nhiều họ chịu sự lép vế khi có biến động xảy ra, dù tránh được đất nước xảy ra chiến tranh nhưng phải chịu những thiệt hại khác từ đường lối đối ngoại hay bang giao, mời bạn tham khảo thêm phần này.

 Trong lịch sử lập quốc của mình, Thái Lan từng là một nước lớn theo chủ nghĩa Đại Thái, lấn át các quốc gia láng giềng khi có thể, nhưng Thái Lan luôn có chính sách ngoại giao khéo léo đối với các cường quốc Tây Âu và Nhật Bản trong thời cận và hiện đại. Thái Lan luôn biết tận dụng vị thế địa lí để làm trái độn giữa các cường quốc. Nhờ thế Thái Lan đã tránh được các cuộc xâm lược và được hưởng thời gian độc lập, hòa bình tương đối lâu dài trong thời kỳ đế quốc thực dân xâm chiếm thuộc địa và trong Thế chiến thứ hai.

Thái Lan đã kí hiệp ước hữu nghị và thương mại với Anh năm 1826 và với Mỹ năm 1833, Hiệp ước trao đổi biên giới các tỉnh phía Bắc Malaysia hiện tại năm 1909, nhờ đó thoát khỏi ách thuộc địa của các nước đế quốc lúc bấy giờ đang tranh giành nhau vùng Đông Nam Á. Thái Lan cũng đã kí hiệp định phân định biên giới sông Mekong với Pháp và tránh né xung đột với thực dân Pháp vào cuối thế kỷ 19.

Trong Thế chiến thứ hai, Thái Lan là đồng minh lỏng lẻo của Nhật Bản, cho Nhật đi qua đất Thái tiến đánh Malaysia, Myanmar. Lợi dụng thế suy yếu của nước Pháp (bị Đức quốc xã xâm chiếm) và sức mạnh hải quân khá hiện đại Thái Lan đã gây chiến với Pháp để tranh giành lãnh thổ Đông Dương. Sau khi bị hải quân Pháp bất ngờ tiến công đánh bại cùng với sự suy yếu của quân đội phát xít Nhật vào cuối thế chiến, Thái Lan làm đảo chính vào ngày ngày 1 tháng 8 năm 1944 và ngay lập tức chuyển nước Thái từ một đồng minh lỏng lẻo của Nhật trong một đêm trở thành đồng minh của Mỹ và tiếp tục giữ được độc lập và hòa bình.

Sau thế chiến, Thái Lan bị đối xử như một quốc gia đối địch bởi Anh và Pháp, mặc dù Mỹ đã can thiệp để giảm nhẹ các điều khoản trừng phạt Thái Lan. Thái Lan không bị lực lượng Đồng Minh chiếm đóng, nhưng phải trả lại các lãnh thổ mà họ đã chiếm đóng trong thời gian chiến tranh cho Anh và Pháp. Thời kỳ hậu chiến cũng là thời kỳ Thái Lan thắt chặt quan hệ với Hoa Kỳ, như để bảo trợ Thái Lan khỏi nguy cơ chủ nghĩa cộng sản lan truyền từ các quốc gia lân bang.


 Văn thì phải ôn, võ thì phải thường xuyên luyện. Văn ôn võ luyện thì người lính khi ra đấu trường mới có và mang hết tài năng để thi đấu được. Ở thập kỷ 80 của thế kỷ 20, QDNDVN được ví như một "võ sỹ" thường xuyên lên đài thi đấu mặc dù chúng ta bị bao vây trên mọi lĩnh vực song người lính vẫn là những "võ sỹ" ngoan cường và dũng mãnh. Thời điểm đó có thể TL sẽ được Mỹ và phương Tây ủng hộ về nhiều mặt, song đứa trẻ ít kinh nghiệm chiến đấu với bản tính nhút nhát đến tự ty ấy chắc chắn không đủ bản lĩnh và dũng cảm để đương đầu với một "võ sỹ". Vì vậy nếu chúng ta mang QD của 2 nước ra so sánh thì phía TL có thể sẽ có nhiều hỏa lực mạnh hơn do được nhiều nước giàu có trên thế giới khi đó cung cấp, nhưng tinh thần và kinh nghiệm chiến đấu thì chắc chắn họ không thể bằng, thực tế chiến trường đã chứng minh người lính VN từng chịu đựng được cường độ căng thẳng ác liệt rất lớn, nhưng với họ chắc điều đó không quen bởi họ quen ôm gái và nhảy đầm mất rồi. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
ba gai
Thành viên

Bài viết: 1


« Trả lời #174 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2012, 10:55:33 pm »


 Văn thì phải ôn, võ thì phải thường xuyên luyện. Văn ôn võ luyện thì người lính khi ra đấu trường mới có và mang hết tài năng để thi đấu được. Ở thập kỷ 80 của thế kỷ 20, QDNDVN được ví như một "võ sỹ" thường xuyên lên đài thi đấu mặc dù chúng ta bị bao vây trên mọi lĩnh vực song người lính vẫn là những "võ sỹ" ngoan cường và dũng mãnh. Thời điểm đó có thể TL sẽ được Mỹ và phương Tây ủng hộ về nhiều mặt, song đứa trẻ ít kinh nghiệm chiến đấu với bản tính nhút nhát đến tự ty ấy chắc chắn không đủ bản lĩnh và dũng cảm để đương đầu với một "võ sỹ". Vì vậy nếu chúng ta mang QD của 2 nước ra so sánh thì phía TL có thể sẽ có nhiều hỏa lực mạnh hơn do được nhiều nước giàu có trên thế giới khi đó cung cấp, nhưng tinh thần và kinh nghiệm chiến đấu thì chắc chắn họ không thể bằng, thực tế chiến trường đã chứng minh người lính VN từng chịu đựng được cường độ căng thẳng ác liệt rất lớn, nhưng với họ chắc điều đó không quen bởi họ quen ôm gái và nhảy đầm mất rồi. Grin

    hehe... bác binhyen rất chính xác. Về quân sự thời điểm đó ta là võ sĩ số 1. Quân đội Thái không là cây đinh gì với chúng ta.
   Thằng Thái thừa biết điểm yếu của mình nên đối sách nó rất láo cá: về quân sự nó đưa Pốt hứng đòn, vừa được bảo vệ biên giới không công, vừa lấy tiếng lại gom được một đống tiền cò viện trợ của các nước phương Tây. Nỗ lực của Thái lúc bấy giờ là tập trung mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế và đã thành công. Tốc độ tăng trưởng lúc ấy của Thái thuộc loại cao nhất thế giới (từ 1985 đến 1995) với tốc độ tăng trưởng trung bình 9% mỗi năm.
   Kinh tế mình giờ thua xa thằng Thái cũng chính từ thời điểm này.
   Nói nó hay thì tức. Nói nó là thằng cơ hội chắc dễ chịu hơn  Grin
  
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Tư, 2012, 11:08:18 pm gửi bởi ba gai » Logged
kimlong86
Thành viên
*
Bài viết: 69


« Trả lời #175 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2012, 06:44:13 am »

  Cám ơn Bác bagai và Binhyen 1960 đã cho chúng em biết về thực lực của quân đội Thái Lan.Những năm
79-80 nếu mà Thái Lan mà gây hấn và khiêu khích chúng ta thì có lẽ bây giờ ae mình đã bước qua một trang
sử mới phải không các bác.Các năm sau đó có những đ/v truy quét pốt vào sâu trong đất Thái cả 10 cs,
mà Thái không phát hiện ra,chứng tỏ quân đội họ lơ là và bảo vệ biên giới không cao bằng Quân Đội NDVN.
  Ngày đó các anh còn nói chỉ cần khoảng nửa ngày hành quân bằng cơ giới tính từ cửa khẩu poipet,thì đến trưa bộ đội ta có thể ăn trưa ở Băng-cốc,đánh chiếm thì dễ,giữ vững được M mới khó phải không các bác?
Logged
vanson307
Thành viên
*
Bài viết: 388


« Trả lời #176 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2012, 10:20:53 am »

  Kính các Bác cựu, do tập đoàn Pon pot- Ieng xa ri láo quá mình mới phải tấn công đánh lại chứ đánh Thái lan lại là một chuyện khác hẳn. Em cứ thích ở nhà Em thôi.
Logged
trungdung1965
Thành viên
*
Bài viết: 192


« Trả lời #177 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2012, 10:44:29 am »

Năm 85 ,khi E3 của F9 vào thế chân cho E209  trở về đội hình F7 ,cứ của E3 nằm dọc theo con suối biên giới thái k ,lính biên phòng thái lan thời điểm đó không dám đụng trực tiếp với ta ,chúng rút sâu vào nội địa ,giở trò dụ dổ bộ đội VN ta đào ngủ theo chúng ,ban đêm chúng rải truyền đơn bằng tiếng việt ,kêu gọi ta bỏ ngủ theo chúng ,sẻ có người hướng dẩn nếu ta bỏ đơn vị ,vì lúc đó ta và chúng chỉ cách có con suối ,thời gian đó củng có một số anh em xác định tư tưỡng không được tốt nên hoang mang ,ban chỉ huy E bộ kịp thời chấn chỉnh đội ngủ cán bộ các cấp và xây dựng quán triệt tư tưởng  kịp thời nên không xảy ra trường hợp đáng tiếc nhiều ,cũng có 1 vài trường hợp nhỏ xảy ra ,thời gian từ 85 đến 86 khi E3 đóng chân tại đây thì quân đội thái cũng như pốt không dám quấy nhiểu ,nhưng từ khi E3 rút ra phum chùa ,bàn giao lại cho E 10 F179 của bạn chốt giữ thì bọn thái lan và pốt đánh phá liên miên ,có lần phải nhờ E1 giải vây ,như bác BY nói ,đúng là quân đội thái lan chỉ giỏi bắt nạt trẻ con mà thôi ,,,
Logged
pháo75
Thành viên
*
Bài viết: 67


« Trả lời #178 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2012, 01:39:07 pm »

Ngày xưa tụi thái lan giúp pon pốt chống lại các bác ,ngày nay tụi nó lại tự đánh nhau để giành ngôi đền ,hết tình luôn .
Logged
E1BINHGIA
Thành viên
*
Bài viết: 136


« Trả lời #179 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2012, 05:03:22 pm »

Vào cuối năm 86 lính pa ra và được sự hổ trợ của quân đội thái đả tổ chức tấn công các cứ điểm mà E10 và các tiểu đoàn lính địa phương và dân quân của bạn đảm nhiệm ,khi còn non trẻ ,có trận chúng đánh căng quá ,lúc đó E1 phải điều D1 lên chi viện ,sau này E10 được tăng cường thêm D28 và D14 đặc công thuộc F 179 lên để chốt giữ ,,,
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM