Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 06:33:45 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lạc trong đời thường - phần II.  (Đọc 85941 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #140 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2013, 08:16:16 am »



     Từ 2 bài viết trên ta rút ra được bài học gì Huh; ta thử nhé...

     
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #141 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2013, 10:37:32 am »

Bác xuanxoan: dân gian có câu "Cá không ăn muối cá ươn".
Các bác ấy cho người lãnh đạo ăn gói xôi ngon nhưng hơi thiếu. Thiếu gì nhỉ. À thiếu lạp xường, hi hi. Có lẽ thế nên chưa được lọt tai.
Nhưng em cho rằng cũng sẽ không còn cách khác. Vậy cứ cứu đi, cứu đến bao giờ không còn cách nào nữa thì quay về làm lại từ đấu.  Còn có bài học gì hay em mời bác chia sẻ cho mọi người hiểu.
Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #142 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2013, 03:38:16 pm »


...Nhưng em cho rằng cũng sẽ không còn cách khác. Vậy cứ cứu đi, cứu đến bao giờ không còn cách nào nữa thì quay về làm lại từ đấu.

Cứu ai, ai cứu bây giờ?
Nhẽ bác bất động sản nên "vui vẻ chết..." được rồi. Mặc dù cơ quan quản lý như Bộ Xây dựng đưa ra đề xuất hỗ trợ như giãn, giảm thuế nhưng dường như giải cứu bây giờ là nhiệm vụ bất khả thi.

Về mặt chiến lược, nhà nước cũng không thể chấp nhận việc giải cứu theo nhẽ thông thường bằng việc tung tiền của dân ra để bù đắp sai lầm cho những nhà đầu tư BĐS, vốn đã “ăn đủ” trong giai đoạn BĐS tăng trưởng, nay gặp khó khăn vì chính sự tham lam của họ. Theo Ủy ban Kinh tế, nếu nhà nước vào cuộc giải cứu, không khác gì cổ súy cho thói làm ăn bừa bãi, vô trách nhiệm, có lời thì lặng lẽ hưởng, rủi gặp lỗ thì đã có nhà nước “lo”. Chính điều này sẽ tiếp tục tạo nên mầm mống cho các cuộc khủng hoảng nợ xấu trong tương lai.
 
Để giải quyết vấn đề của thị trường BĐS và nợ xấu BĐS năm 2013, Ủy ban Kinh tế cho rằng Chính phủ cần đưa ra một thông điệp rõ ràng: “Không có một sự giải cứu nào hết!”


Nguồn: http://songmoi.vn/kinh-te-thi-truong/bds-can-mot-thong-diep-ro-rang-khong-co-su-giai-cuu-nao-het
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #143 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2013, 04:10:15 pm »

Hi hi, phải cứu chứ, không cứu BDS thì cứu bác này:

Dự thảo của Bộ Công thương tạo đất diễn cho bài ca tăng giá điện

08/03/2013 - 11:27
Dự thảo cơ chế quản lý và điều chỉnh giá điện do Bộ Công Thương công bố ngày 5/3 nếu thực sự được thông qua sẽ mở rộng quyền tăng giá điện mà lại “thu hẹp” quyết sách giảm giá của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).



Dự thảo nêu rõ, nếu các thông số đầu vào làm giá bán điện bình quân tại thời điểm tính toán thấp hơn từ 5% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành, EVN quyết định giảm giá bán điện tương ứng, song chỉ cần giá thông số đầu vào cao hơn từ 2-5% là EVN đã có quyền quyết định tăng giá. Chỉ khi nào quá 5% hoặc vượt ngoài khung giá thì EVN phải báo cáo Bộ Công Thương và gửi Bộ Tài chính để thẩm định giá còn Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét, phê duyệt. Không thấy nhắc đến việc bắt buộc công khai chi phí các yếu tố đầu vào cho sản xuất điện.
 
Trong khi ấy, theo Quyết định 24 của Chính phủ đang được áp dụng hiện nay dù còn nhiều bất cập dẫn đến chuyện Bộ Công thương phải có văn bản mới, giá phải biến động đến mức 5% thì EVN mới được điều chỉnh (cho cả tăng và giảm). Tuy nhiên, bất chấp việc ông Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Nam Hải nhấn mạnh với báo giới hồi năm 2012 rằng "điều chỉnh" có nghĩa là cũng có khả năng có giảm giá điện chứ không phải lúc nào cũng tăng giá, nguyên tắc chưa từng áp dụng cho cái gọi là “giảm giá”. Dù thực chất, theo lời TS Lê Đăng Doanh trên tờ Pháp luật TP.HCM, chưa thấy chưa khi nào EVN đề xuất giảm giá điện, mặc dù có thời điểm giá nguyên liệu đầu vào giảm, con số 5% công bằng cho cả tăng và giảm cũng không có nhiều ý nghĩa. Nhưng việc thiên lệch một cách quá rõ ràng càng khiến cho sự bất bình đẳng trong cách tính giá điện được bộc lộ rõ mà chưa một đại diện nào của Bộ Công thương đứng ra giải thích. Chỉ một lời thông báo: Mới là dự thảo, hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp.
 
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, TS Trần Đình Long - Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam – cho rằng con số 2%-5% là quá hẹp, tạo điều kiện cho EVN có thể nhiều lần tăng giá bán trong một năm, liên tục và gây mất ổn định thị trường. Chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Minh Phong nhận định dự thảo mới chỉ tạo điều kiện cho EVN tha hồ khó, chứ chưa chú ý đến lợi ích của người dân và xã hội.
 
Trong các thông số đầu vào cơ bản thì giá nhiên liệu tính toán đóng vai trò khá lớn, bao gồm giá than được lấy bằng giá than trong nước cho phát điện tại điểm giao hàng do Vinacomin công bố; giá khí cho nhà máy điện Cà Mau do Tổng công ty Khí Việt Nam tính theo giá dầu quốc tế; giá khí từ các nguồn khí khác (Nam Côn Sơn và Cửu Long) do Thủ tướng Chính phủ quy định tại thời điểm tính toán giá bán điện theo hợp đồng; giá dầu xác định theo giá dầu bán lẻ của thị trường trong nước do Petrolimex công bố. Cũng giống như EVN, các công ty này cũng liên tục kêu khó kể khổ với những yếu tố bất lợi đầy khách quan. Chuyện tăng giá các yếu tố đầu vào này chỉ còn là vấn đề thời gian.
 
Dự thảo lần này cũng không nhắc đến quỹ bình ổn giá điện như trong Quyết định 24. Thực ra, chuyện có cái quỹ này hay không cũng không quan trọng, bởi độ minh bạch của quỹ này vẫn chưa được làm rõ. Mà có quỹ rồi giá nhiên liệu vẫn cứ tăng vô tư. Chỉ cần nhìn vào giá xăng dầu tăng mạnh giảm yếu trong thời gian qua cũng đủ thấy tác dụng to lớn của cái quỹ này.
 
Xét đến cùng thì quỹ bình ổn là từ tiền người dân đóng mà mới có, chứ không có chuyện doanh nghiệp bỏ ra một đồng nào để san sẻ. GS Trần Đình Long đã chỉ ra, nếu giá điện được tính toán một cách công khai, minh bạch thì cái quỹ này có thì cũng chỉ là vẽ thêm chuyện. Song ông cũng lo ngại rằng, với điều kiện ở Việt Nam, không có quỹ bình ổn thì giá điện còn tăng chóng mặt hơn nữa. Thay vì một lúc tăng 5.000 đồng chẳng hạn, vì đã kịp tăng giá thành bán điện thêm 2.000 nhờ “quỹ bình ổn” nên lúc sau sẽ tăng 3.000 đồng. Dù chung quy lại người dân vẫn cứ phải chịu tăng giá 5.000 đồng, nhưng nhờ vận dụng linh hoạt cơ chế “chia nhỏ” như chương trình download IDM, “độ sóc” về tâm lý người dân có được giảm đi chút xíu nhưng hoàn toàn không “xi nhê” gì với lạm phát. Lạm phát thì làm gì có tâm lý chứ!
 
Ngoài hành lang quy phạm pháp luật, EVN còn cho ra thông báo sản lượng điện có xu hướng giảm mạnh, lượng điện mua ngoài đang gia tăng. Tình hình nguồn điện căng thẳng tại miền Nam do chuẩn bị bước vào mùa khô với việc EVN buộc phải huy động nguồn điện dầu FO và DO có giá thành cao hơn so với nhiệt điện than, khí cũng được điểm vào cho bề dày khó khăn. Đây chính là một trong những thông báo quen thuộc trước mỗi đợt tăng giá điện. Từ năm 2013 này, người dân sẽ được nghe nhiều hơn bởi cứ 3 tháng EVN sẽ phải tính toán lại giá điện một lần theo đúng Quyết định 24, tạo tiền đề 4 lần nhảy giá “khiêm tốn” chứ không chỉ có 2 lần (tháng 7 và 12) như năm 2012 (theo lời ông Đinh Quang Tri - Phó Tổng Giám đốc EVN, đồng thời là người đã khẳng định tăng giá điện không ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế - khi trả lời phỏng vấn Thanh niên).
 
Cũng theo dự thảo, Bộ Công Thương kiểm tra, giám sát còn Bộ Tài chính theo dõi và phối hợp việc thực hiện điều chỉnh giá bán điện. Song rất ít khi người dân được báo cáo đầy đủ về sự liên minh nhịp nhàng này.
 
Mới đây, một bản thỏa thuận cùng nhau hợp tác trong lĩnh vực năng lượng và truyền thông hứa hẹn tạo điều kiện tốt giúp các tập đoàn tận dụng và khai thác thế mạnh của nhau giữa ba ông lớn PVN, Vinacomin và EVN đã được ký kết. Song sự thống nhất, nhịp nhàng và hòa thuận sau một hồi buộc tội nhau giữa các DNNN đã không giúp giải tỏa nỗi lo tăng giá mà ngược lại, cái bắt tay của ba đại gia độc quyền dấy lên nghi ngại về một phương thức độc quyền liên kết. Theo TS Lê Đăng Doanh, việc quản lý và kiểm soát độc quyền ở Việt Nam rất kém. Nếu ba tập đoàn bắt tay lại càng hùng mạnh hơn nữa thì việc quản lý độc quyền càng kém nữa.

 
Lục Dương

http://songmoi.vn/kinh-te-thi-truong/du-thao-cua-bo-cong-thuong-tao-dat-dien-cho-bai-ca-tang-gia-dien
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #144 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2013, 04:56:37 pm »

Các bác ở SCIC nghiện uống sữa:

SCIC: Trốn nghiệp vụ điều tiết, đem tiền đi gửi tiết kiệm

07/03/2013 - 17:26
Kết quả báo cáo các khoản thu của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) năm 2012 cho thấy, trên 40% doanh thu của siêu Tổng công ty này có được từ việc… gửi tiền tiết kiệm. Phần còn lại có tới gần 50% là doanh thu từ cổ tức thông qua việc đầu tư cổ phiếu Vinamilk. Cơ cấu doanh thu của SCIC cho thấy công ty khá thành công trên góc độ bảo toàn vốn, nhưng hoàn toàn mờ nhạt với vai trò tham gia điều tiết nền kinh tế.



Báo cáo hoạt động năm 2012 của SCIC cho thấy, tổng vốn đầu tư của SCIC khoảng 14.000 tỉ đồng, giá trị thị trường ước đạt 50.000 tỉ đồng. Tuy nhiên khi nhìn vào doanh mục đầu tư, SCIC dường như chỉ thích “uống sữa” khi bỏ tiền sở hữu tới 375 triệu cổ phiếu của Vinamilk (mã gia chứng khoán VNM). Tính đến hết phiên giao dịch ngày 3/7, giá cổ phiếu VNM ở mức 105.000 đồng/cổ phiếu. Như vậy, tổng giá trị vổ phiếu VNM do SCIC nắm giữ khoảng 39.300 tỉ đồng.
 
Việc SCIC chọn VNM như một nơi trú ẩn trên thị trường chứng khoán vào thời điểm này được hiểu như một quyết định an toàn bởi đây là một trong những mã chứng khoán “lành” nhất từ khi hình thành TTCK cho tới nay. Điều này dường như đi ngược với mục đích hình thành của SCIC, khi tổ chức này được kỳ vọng đại diện cho nhà nước tham gia vào các doanh nghiệp dưới hình thức đầu tư, nhằm tăng cường vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc của thị trường. SCIC co cụm lại đúng vào thời điểm mà các doanh nghiệp cần nhất sự hỗ trợ về vốn, về quản trị, về chiến lược…, để vượt qua giai đoạn khó khăn này. Rất có thể, sự an toàn của SCIC được trả giá bằng sự ra đi của hàng loạt doanh nghiệp khác.
 
Tuy nhiên, sự “cẩn trọng” của SCIC không chỉ dừng ở đó, trong báo cáo của Tổng công ty này thể hiện một nguồn thu chính xuất phát từ nghiệp vụ: gửi tiền ngân hàng lấy lãi. Báo cáo cho thấy doanh thu tài chính năm 2012 của SCIC chịu ảnh hưởng từ lãi suất tiền gửi biến động mạnh theo chiều hướng giảm, về 8%/năm so với mặt bằng 14%/năm của năm ngoái. Do đó, việc mang 19.600 tỉ đồng đi gửi ngân hàng của SCIC chỉ mang về khoản lời 1.568 tỉ đồng. Riêng tại Vietinbank, SCIC gửi tới 4.227 tỉ đồng năm 2011, con số này của năm 2010 còn lớn hơn, lên tới 7.199 tỉ đồng.
 
Theo như tuyên bố của SCIC, tổng vốn đầu tư lên tới 9.300 tỉ đồng dưới nhiều hình thức như: mua cổ phiếu, trái phiếu của các doanh nghiệp; góp vốn thành lập doanh nghiệp mới; đầu tư tăng vốn tại các doanh nghiệp có lợi thế trong sản xuất kinh doanh với vai trò cổ đông nhà nước; đầu tư dự án trong các lĩnh vực như năng lượng, cơ sở hạ tầng, công nghệ cao... Nhưng thực tế lại cho thấy, với 96% tiền lời của SCIC xuất phát từ tiền lời gửi ngân hàng và tiền cổ tức thì SCIC đã có một năm “nằm yên, thở khẽ”, mà nhẽ ra, đây phải là thời điểm để SCIC nhảy vào thị trường, thông qua các công cụ về tài chính và quản trị làm đòn bẩy cho các doanh nghiệp vượt khó.
 
Với những động thái trên, SCIC đang hoạt động như một công ty đại chúng chứ không phải là công cụ điều tiết nền kinh tế của nhà nước. Cũng như vậy, hiện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang thực hiện nghiệp vụ nhập vàng nguyên liệu, đúc vàng SJC và bán ra thị trường, hưởng chênh lệch cao từ sự chênh lệch giá vàng giữa thị trường trong nước và thị trường thế giới, không thể hiện rõ ràng vai trò điều tiết thị trường như một trong những vai trò chính của tổ chức này.
 
Thực tế hoạt động của hai tổ chức tài chính lớn của Nhà nước đã phần nào lý giải hiện tượng nhiễu loạn giá trên thị trường vàng, và sự bế tắc của nhiều doanh nghiệp niêm yết nói riêng, cũng như phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam nói chung trong giai đoạn kinh tế khó khăn hiện nay.
 
 
Trường Giang

http://songmoi.vn/kinh-te-kinh-doanh/scic-tron-nghiep-vu-dieu-tiet-dem-tien-di-gui-tiet-kiem
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #145 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2013, 06:27:09 pm »



      Tổng cục Du lịch quảng bá cho du lịch Trung Quốc?

      Trích tư liệu từ Báo Thanh niên, báo mới..

     Tham gia một hội chợ du lịch lớn nhất thế giới đang diễn ra ở Đức để quảng bá du lịch Việt Nam cho du khách quốc tế nhưng ngay trong gian hàng trưng bày, giới thiệu của Tổng cục Du lịch Việt Nam lại treo một bức ảnh giới thiệu địa danh du lịch nổi tiếng của Trung Quốc - Tổng cục trưởng tổng cụ du lịch Viẹt Nam to như cây súng làm trưởng đoàn...hu ..hu..ý thức chính trị của Tổng cục trưởng Du lịch còn thua cả ông quét rác ...vì còn biết nhắm mắt vì...xấu hổ khi s...mông.

     Chức quyền càng cao thế này mà lạc đường sang tận Trung quốc mới lạ...
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Ba, 2013, 06:38:48 pm gửi bởi xuanxoan » Logged
abc987
Thành viên
*
Bài viết: 37


« Trả lời #146 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2013, 06:48:52 pm »



      Tổng cục Du lịch quảng bá cho du lịch Trung Quốc?

      Trích tư liệu từ Báo Thanh niên, báo mới..

     Tham gia một hội chợ du lịch lớn nhất thế giới đang diễn ra ở Đức để quảng bá du lịch Việt Nam cho du khách quốc tế nhưng ngay trong gian hàng trưng bày, giới thiệu của Tổng cục Du lịch Việt Nam lại treo một bức ảnh giới thiệu địa danh du lịch nổi tiếng của Trung Quốc - Tổng cục trưởng tổng cụ du lịch Viẹt Nam to như cây súng làm trưởng đoàn...hu ..hu..ý thức chính trị của Tổng cục trưởng Du lịch còn thua cả ông quét rác ...vì còn biết nhắm mắt vì...xấu hổ khi s...mông.

     Chức quyền càng cao thế này mà lạc đường sang tận Trung quốc mới lạ...
[/Chắc ông Tổng cục trưởng tổng cục du lịch này là người Trung Quốc đây mà!!!!!!! Hoặc là đã ôm một mớ Nhân dân tệ rồi
Thật là xấu hổ cho bọn cõng rắn cắn gà nhà Huh
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #147 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2013, 07:34:23 pm »

http://vnmedia.vn/VN/doi-thoai/van-de-hom-nay/426_772392/nguyen_tbt_le_kha_phieu_noi_ve_hoang_sa_va_truong_sa.html

Sáng 24/2, nhân chuyến thăm và làm việc tại miền Trung, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã đến thăm Bảo tàng Đà Nẵng, nơi đang lưu giữ và trưng bày nhiều tư liệu quý về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Từ những tấm bản đồ quý

Trong gần một tiếng rưỡi đồng hồ tham quan Bảo tàng Đà Nẵng, nguyên TBT đã dành nhiều thời gian lắng nghe Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, Phó Viện trưởng Viên Nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng giới thiệu cặn kẽ về 3 cuốn atlas (tập bản đồ) rất quý do nhà nước Trung Quốc qua các thời kỳ xuất bản, được Việt kiều Trần Thắng (hiện sống tại Mỹ) sưu tầm, hiến tặng và giới thiệu cho TP Đà Nẵng mua lại.

Đó các cuốn atlas "Trung Quốc địa đồ" do phái bộ The China Inland Mission có trụ sở ở Thượng Hải, London, Philadelphia, Toronto và Melburn xuất bản năm 1908 bằng tiếng Anh với sự trợ giúp của Tổng cục Bưu chính của nhà Thanh (Trung Quốc); "Trung Hoa bưu chính dư đồ" do Tổng cục Bưu chính thuộc Bộ Giao thông của Trung Hoa dân quốc xuất bản lần đầu năm 1919 ở Nam Kinh bằng 3 thứ tiếng Trung - Anh - Pháp; và "Trung Hoa bưu chính dư đồ" do Tổng cục Bưu chính thuộc Bộ Giao thông của Trung Hoa dân quốc tái bản (và có bổ sung) tại Nam Kinh năm 1933, cũng in bằng 3 thứ tiếng Trung - Anh - Pháp.

"Đây là những tài liệu chính thống do hai triều đại nối tiếp nhau của nhà nước Trung Quốc (là nhà Thanh và Trung Hoa dân quốc) phát hành vào nhiều thời điểm lịch sử khác nhau, thể hiện rằng Trung Quốc luôn thừa nhận cương vực phía Nam của họ chỉ giới hạn đến đảo Hải Nam, còn Hoàng Sa và Trường Sa thì chưa bao giờ thuộc về chủ quyền của họ.

Điều này khẳng định những tuyên bố Trung Quốc về việc có "chủ quyền lịch sử" hay "vùng nước lịch sử" đối với Hoàng Sa, Trường Sa là hoàn toàn không có cơ sở. Do vậy những cuốn atlas này rất có giá trị trong việc phản biện những đòi hỏi chủ quyền phi pháp của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam!" - TS Trần Đức Anh Sơn nói.

Nguyên TBT Lê Khả Phiêu tỏ ra rất vui với việc UBND TP Đà Nẵng đã chi 3.000USD mua lại cuốn atlas "Trung Hoa bưu chính dư đồ" 1933 mà trước đó Việt kiều Trần Thắng đã mua từ một người Đài Loan có gốc ở Trung Quốc đại lục chỉ sau 2 tuần cuốn atlas này đến New York. Trong khi đó, TS Trần Đức Anh Sơn cho biết thêm, theo thông tin anh Trần Thắng vừa báo về thì hiện có một số người Trung Quốc đang lùng sục khắp nước Mỹ và nhiều nơi trên thế giới để thu hồi cho bằng hết những tấm atlas như vừa nêu trên!

Đến những câu chuyện rành rành trong sử sách

Với những tư liệu mới phát hiện có liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa vừa được UBND huyện đảo Hoàng Sa phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức triển lãm tại Bảo tàng Đà Nẵng trong suốt một tháng vừa qua, TS Trần Đức Anh Sơn khẳng định, chính quyền của Trung Quốc liên tục qua các thời kỳ đã điều chỉnh địa giới và luôn luôn cập nhật vào bản đồ của họ. Trong quá trình đó cho đến năm 1933, Hoàng Sa và Trường Sa chưa bao giờ được người Trung Quốc đưa vào lãnh thổ của họ.

"Điều đó cũng hoàn toàn phù hợp với hai câu chuyện lịch sử sau đây: Chuyện thứ nhất là Tổng đốc Lưỡng Quảng Phúc Khang An có lần tâu lên vua Càn Long (nhà Thanh) đề nghị cho người ra chiếm Tây Sa và Nam Sa (tức Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam) để lo một số công việc bảo đảm phên dậu phía Nam của Trung Hoa. Nhưng vua Càn Long trả lời "việc đó không quan trọng, cái đó không phải là việc chính, cái đó của nước khác, vua không quan tâm".

Chuyện thứ hai là vào năm 1909, có một tàu buôn của người Pháp bị mắc cạn tại khu vực quần đảo Hoàng Sa và bị ngư dân Trung Quốc ra ăn cướp hàng hoá trên tàu. Ông Philips, chỉ huy tàu, yêu cầu Tổng đốc Lưỡng Quảng của Trung Quốc giải quyết vụ việc, trả lại hàng hoá cho tàu của mình. Nhưng vị Tổng đốc Lưỡng Quảng này trả lời: "Hòn đảo đó là thuộc Việt Nam, ông đi tìm mấy người Việt Nam mà hỏi chứ chúng tôi không có trách nhiệm gì cả!".

Những câu chuyện này được sử sách ghi lại rất rõ ràng, đầy đủ. Như vậy là về tư liệu cũng như về lịch sử, Trung Quốc vốn không quan tâm đến Hoàng Sa, Trường Sa vì không thuộc lãnh thổ của họ. Nhưng sau khi xuất hiện "đường lưỡi bò" 9 đoạn hoàn toàn không có một cơ sở pháp lý nào ở thời Trung Hoa Dân Quốc năm 1949 thì chính quyền Trung Quốc lại bám vào đó để đòi hỏi chủ quyền phi lý cho đến nay!" - TS Trần Đức Anh Sơn nói. 

Con cháu phải luôn nhớ lời dặn của Vua Lê Thánh Tông

Sau khi tham quan Bảo tàng Đà Nẵng, nguyên TBT Lê Khả Phiêu đã dành rất nhiều tâm huyết, cân nhắc từng chi tiết để ghi những dòng cảm tưởng kín cả hai trang giấy. Các cán bộ đi theo ông cho biết, hiếm có vị lãnh đạo nào khi đến thăm một nơi nào đó lại viết cảm tưởng nhiều đến như vậy. Trong đó, nguyên TBT Lê Khả Phiêu nhận xét Bảo tàng Đà Nẵng đã sưu tập được rất nhiều hiện vật, tư liệu phong phú về cuộc đấu tranh dũng cảm, bền bĩ của nhân dân và lực lượng vũ trang Đà Nẵng qua các thời kỳ.

Ông nhận xét: "Đà Nẵng đã và đang toả sáng là một trong những TP phát triển toàn diện nhiều lĩnh vực như xây dựng các khu kinh tế trọng điểm có chất lượng, nhất là xây dựng và quản lý đô thị, cải cách hành chính, vấn đề giải quyết dân sinh, mối quan hệ nhà nước và nhân dân có nhiều đổi mới tiến bộ. Dân tin Đảng, yêu cán bộ".

Đặc biệt, nguyên TBT Lê Khả Phiêu nhấn mạnh: "Đà Nẵng vừa có rừng, đặc biệt là vùng biển rộng lớn có từ ngàn xưa như Hoàng Sa, Trường Sa... Đây là vùng lãnh thổ thiêng liêng của Tổ Quốc". Từ đó ông yêu cầu nhân dân Đà Nẵng cũng như nhân dân cả nước "phải luôn luôn nhớ lời dặn của Vua Lê Thánh Tông trong sắc dụ năm 1473 gửi viên quan trấn thủ biên giới Lê Cảnh Huy" được trưng bày tại Bảo tàng Đà Nẵng mà ông đã dừng lại rất lâu để xem, suy ngẫm và ghi vào sổ cảm tưởng:

"Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần... Nếu dám đem một thước, một tấc đất nào của Thái tổ làm mồi cho giặc thì tội phải tru di...". Lời Vua dặn từ năm 1473, đã hàng mấy trăm năm, con cháu ngày nay phải cùng nhau giữ gìn bằng được!".


(theo báo Bưu điện)

Thế còn atlat của ta:
http://moitruongxanhhcm.org.vn/index.php/Toa-dam/ban-do-hoang-sa-truong-sa-chua-xuat-ban-nan-long-nha-khoa-hoc.html

Sau bài “Bản đồ Hoàng Sa, Trường Sa: Chưa xuất bản vì... không có kinh phí”, nhiều nhà khoa học đã lên tiếng vì sự chậm trễ này.

GS.TSKH Lê Đức Tố, Đại học Quốc gia Hà Nội, Chủ nhiệm Chương trình Khoa học và Công nghệ biển phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội (KC09/06-10): Chậm xuất bản sẽ khó về sau

Tôi đã từng tham gia hội đồng phản biện đề tài này nên biết được Viện KH-CN Việt Nam đã chi một số tiền khiêm tốn nhằm xuất bản tập bản đồ Hoàng Sa, Trường Sa. Tuy nhiên, nếu Bộ KH-CN quan tâm hơn thì việc xuất bản tập bản đồ trên sẽ được đẩy mạnh. Được biết, ở các nước, một khi đã chi tiền cho nghiên cứu thì kết quả nghiên cứu bao giờ cũng được xuất bản để phổ biến cho mọi người biết. Đây cũng là cách để xã hội kiểm tra hoạt động nghiên cứu khoa học có sử dụng kinh phí Nhà nước. Tiếc là chúng ta không làm được điều đó. Nhiều đề tài nghiệm thu rồi để đó, về sau phải làm lại mà cũng sẽ không được như trước. Việc atlas Trường Sa, Hoàng Sa chưa được xuất bản không phải là chuyện hy hữu.

Chúng ta rất cần những thông tin như bản đồ về Trường Sa và Hoàng Sa. Và cũng cần xuất bản cả bằng tiếng Anh để phổ biến ra cộng đồng quốc tế. Trước đó, khi bàn chuyện xuất bản rộng rãi tập bản đồ này, có quan điểm cho rằng tài liệu này chưa đủ. Nhưng trên thế giới, tài liệu về điều tra cơ bản không bao giờ là đủ. Công trình nghiên cứu vào mỗi thời điểm có một giá trị nhất định, để giai đoạn sau sẽ kế thừa tốt hơn. Trên thế giới, atlas được làm 10 năm một lần. Chậm xuất bản sẽ rất khó cho việc cập nhật thêm về sau hoặc để thời gian kéo dài sẽ mất công nhiều và tốn kém nhiều hơn.

PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam: Cần sớm công bố

Không riêng gì tập bản đồ về Trường Sa và Hoàng Sa cần sớm công bố tới cộng đồng trong nước và quốc tế, nhiều kết quả nghiên cứu khác về biển cũng phảiđược công bố. Riêng về tập bản đồ về Trường Sa và Hoàng Sa, xét bối cảnh hiện nay, việc chậm công bố cũng cần phải được xem xét nguyên nhân sâu xa từ đâu nhằm tìm hướng tháo gỡ.

TS Dư Văn Toán, Viện Nghiên cứu quản lý biển và hải đảo, Bộ Tài nguyên và Môi trường: Lãng phí vô cùng!

Tôi có nghe thông tin về câu chuyện chậm xuất bản tập bản đồ về Trường Sa và Hoàng Sa. Tôi nghĩ không riêng gì tư liệu này này mà một bộ cơ sở dữ liệu chuẩn quốc gia về biển cũng rất cần thiết cho các nhà khoa học trẻ đi giao lưu quốc tế. Việc không làm đến nơi đến chốn vừa gây lãng phí tiền của nhà nước, vừa làm nản lòng nhà khoa học. Riêng chương trình nghiên cứu về biển trong những năm qua đã được thực hiện đến 7-8 lần, mỗi đợt có tới hơn 20 công trình, thế nhưng số đề tài có thể có ứng dụng vào thực tế cũng rất ít.

Hiện tại, ở Việt Nam không có ai đánh giá các công trình đã nghiên cứu trước đó. Mới đây, Vụ KH-CN (Bộ TN-MT) muốn có đánh giá lại để biết được với biển, các nhà khoa học đã nghiên cứu được gì, nên làm tiếp thế nào; cái gì cần đưa vào nghiên cứu tiếp; cái gì đưa vào ứng dụng… nhưng cũng chưa ai đánh giá được! Mỗi chương trình nghiên cứu đầu tư vài chục tỉ đồng cũng không phải ít tiền, song nếu cứ để đó thì thực sự là lãng phí. Việc xuất bản các tư liệu đã nghiên cứu như bản đồ Hoàng Sa, Trường Sa cũng là cách để giới khoa học hệ thống lại, biết được hướng nghiên cứu để có tiêu chí lựa chọn, tránh chồng chéo. Tôi nghĩ nên có hội đồng độc lập, đa ngành để làm công tác hệ thống hóa lại các công trình, đề tài đã nghiên cứu.

TS Nghiêm Xuân Minh, Vụ trưởng Vụ Khoa học tự nhiên, Bộ KH-CN: "Bộ không thể giải quyết việc riêng lẻ"
Hiện Bộ KH-CN chưa nhận được bản đề xuất kinh phí xin xuất bản tập bản đồ về Trường Sa và Hoàng Sa. Nếu Viện Địa chất và địa vật lý biển đề xuất sử dụng ngân sách Nhà nước phải đưa vào kế hoạch năm, sau đó Viện KH-CN Việt Nam tập hợp và trình lên. Bộ KH-CN không thể giải quyết từng việc riêng lẻ.

Theo Báo Đất Việt
Logged
ledvu
Thành viên
*
Bài viết: 212



« Trả lời #148 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2013, 10:01:59 pm »

Vụ Đoàn văn Vươn hay Văn Lãng Hưng Yên chắc không tới mức độ như vầy:


Ảnh ngày 5/3/2013 tại làng Shangpu tỉnh Guangdong ( Quảng Đông?) bạo động chống giải tỏa để lấy đất cho giới kinh doanh.
Chỉ khổ cho những người dân thấp cổ bé miệng, nhà cửa, ruộng vườn, mồ mả ông bà tổ tiên phải di dời để cho 1 nhóm thiểu số ngày càng giàu lên.
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #149 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2013, 08:12:59 am »


     Một thế giới đa cực, một thế có nhiều tôn giáo, một thế giới mấy mầu da, một thế giới đủ loại chữ viết, một thế gới dấn thân cho khoa học, cho tự do dân chủ...đó là thế giới loài người đang sống. Một thế giới người máy là thế giới máy móc, thế thôi.

    Chuyện Bộ Công thương tạo đất diễn cho bài ca tăng giá điện như bà bán cá; hình ảnh Tổng cục trưởng Du lịch làm trưởng đoàn quảng bá cho du lịch Trung Quốc tại hội chợ thế giới tại Đức lòi cái đuôi cán bộ của lá cờ 6 sao; chuyện SCIC bỏ chức năng điều tiết, đem tiền đi gửi tiết kiệm trình độ còn thua mấy anh nông dân còn biết đầu tư giống má, phân bón cho mùa sau...kiểu cán bộ cấp hàm to như cây súng có mấy chục nghìn tỷ đồng chỉ biết đem tiền thuế dân gửi ngân hàng kiếm lãi...đấy là tư duy kinh tế - chính trị của mấy cái đầu bã đậu do mua quan bán chức hoặc COCC mà có chức vụ quyền hạn...chắc chẵng nhiều lắm đâu trong dân số Việt Nam bạn ạ...thôi ta cứ từ từ đợi chúng lòi cái đầu chuột nào ra ta lại băm cho chúng biết sợ mấy thằng lính binh bét chứ hỉ..

   
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Ba, 2013, 08:18:59 am gửi bởi xuanxoan » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM