Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 04:28:57 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc  (Đọc 342933 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
heavenshield92
Thành viên
*
Bài viết: 331



« Trả lời #170 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2010, 12:23:14 pm »

Lực lượng không quân của Mỹ bước vào bầu trời Việt Nam dưới chính sách quốc phòng chú trọng phòng thủ bằng sức mạnh hạt nhân vốn đã kéo dài suốt thật niên 50 cùng với những suy đoán rằng thời kỳ của dogfight đã kết thúc. Chính vì vậy, cả máy bay của không quân lẫn hải quân đều không được thiết kế để cận chiến trên không hoặc đối phó với những chiếc máy bay có khả năng này. Ví dụ như F-105 được thiết kế hết sức kém cơ động nhưng có tải trọng cao, mục đích là để ném bom hạt nhân tầm rất thấp ở tốc độ gần tốc độ âm thanh. Những chiếc F-4 lại được thiết kế như 1 dàn phóng tên lửa công nghệ cao biết bay. Tầm nhìn phía sau rất hạn hẹp, động cơ J-79 tạo ra khói mù mịt ngay cả khi không bật afterburner khiến F-4 trở thành 1 cái bia di động rất dễ nhìn thấy cho cả phi công MiG và pháo phòng không Bắc Việt. Theo bản báo cáo của không quân, có thể nhìn thấy được F-4 từ khoảng cách đến 45 km tuỳ theo thời tiết và góc nhìn nhờ cái đuôi khói đen đặc trưng. Dù có động cơ mạnh và tải nhẹ, nhưng độ linh động của F-4 chỉ tương đương với MiG-21 và kém hơn MiG-17. Trong một bản báo cáo được giải mật của không quân, trong đó so sánh khả năng của F-4C và MiG-21, các chuyên gia quân sự đã viết rằng: “F-4C chỉ chiếm được lợi thế khi tấn công ở tầm xa (dùng tên lửa dẫn đường bằng radar-hvshield) và là người bắn trước”. Nói cách khác, nếu F-4 bị MiG kéo vào cận chiến, có nhiều khả năng F-4 sẽ là kẻ bị hạ. Chưa đủ tồi tệ, nhưng phiên bản đầu tiên của F-4 còn không có nổi 1 khẩu pháo gắn trong để tự vệ. Vấn đề thiếu pháo trở nên trầm trọng khi tên lửa AIM-9B có tầm bắn tối thiểu là 600m.  Vậy nên F-4 có ở ngay sau đít MiG nhưng khoảng cách ngắn hơn 600m thì F-4 chỉ có thể...  nhìn. Điều này tạo nên một nghịch lý cười ra nước mắt, những chiếc F-105 mà đáng lẽ ra F-4 phải bảo vệ lắm khi “cứu bồ” cho F-4 bằng khẩu pháo 20mm của mình. Các kỹ sư Mỹ nghĩ ra biện pháp tạm thời là dùng cannon pod (cái này em không tìm ra thuật ngữ tương đương) kiểu SUU-16 gắn vào giá chính giữa máy bay. Nhưng việc này làm giảm độ linh động và tăng độ tiêu hao nhiên liệu vì cannon pod có độ cản không khí lớn. Vấn đề vẫn chưa xong ở đó, F-4 không được thiết kế để dùng pháo nên cũng chẳng có thiết bị ngắm cho pháo. Thành thử các phi công đành phải bắn “đoán”. Những chiếc F-4D sau này dùng cannon pod SUU-23 có thiết bị ngắm. Dù chỉ là biện pháp tạm thời, những chiếc máy bay kiểu này cũng hạ được 10 MiG từ 1965-1968.
Nói rằng F-4 có lợi thế khi phóng tên lửa từ tầm xa không có nghĩa là tên lửa hoạt động tốt. Những tên lửa AIM-7E có radar dẫn đường bán chủ động được F-4 mang theo có hiệu quả rất thấp. Trong 224 quả bắn từ đầu cuộc chiến năm 65 cho đến tháng 3 năm 68, chỉ có 20 quả trúng mục tiêu, tức 8.9%. Hiệu quả thấp như vậy là do radar của máy bay không thể chỉ dẫn cho tên lửa liên tục vì bản thân máy bay phải cơ động liên tục để tránh MiG và pháo cao xạ cùng tên lửa phòng không các kiểu. Các phi công cũng không quen với loại tên lửa này, lỗi của phi công chiếm 33% các trường hợp tên lửa chệch mục tiêu. Giới chức không quân khá đau đầu khi loại tên lửa thế hệ đầu AIM-4 Falcon cũng còn trúng mục tiêu 4 quả trong số 43 quả bắn đi, tức 10.7%. AIM-9B cũng chẳng khá khẩm gì hơn, trong số 175 quả phóng đi chỉ 25 quả trúng mục tiêu, tức 16%. Hiệu quả quá thấp của những loại tên lửa này có chung từ một lí do: chúng không được thiết kế để hạ các máy bay chiến đấu linh động mà để tiêu diệt các máy bay ném bom chiến lược tầm cao. Các phi công cũng được huấn luyện để phóng tên lửa vào các mục tiêu này. Thực tế họ đối diện hoàn toàn khác hẳn.
(còn tiếp)
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Sáu, 2010, 02:52:27 am gửi bởi heavenshield92 » Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #171 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2010, 04:18:00 pm »

Theo LS dẫn đường KQ:

Ngày 5 tháng 11 năm 1966, kíp trực Ban Dẫn đường Quân chủng dẫn chính. Từ sân bay Nội Bài đôi bay MiG-21 thứ nhất: Bùi Đình Kình và Đồng Văn Song cất cánh lúc 14 giờ 30 phút , đôi bay thứ hai: Lê Trọng Huyên-Trần Thiện Lương cất cánh sau 4 phút. Đôi bay thứ nhất được dẫn vào tiếp cận trên đoạn Hàm Yên-văn Yên, phát hiện EB-66, 10km có F-4 yểm hộ. Nhưng không thấy hết đội hình của chúng, nên khi vào công kích, ta chưa kịp bắn thì đã bị địch ở phía sau bắn lên, đôi thứ nhất phải nhảy dù. Còn đôi bay thứ hai, do bị dẫn vào quá lạc hậu (cách phía sau địch quá xa), không quan sát, phát hiện được địch, nên đã không yểm hộ được cho đôi bay thứ nhất.

Theo Clashes:

Ngày 05/11/66, biên đội Opal gồm 4 F-4C đang hộ tống 1 EB-66 yểm trợ khu vực Route Package VI. F-4 phát hiện mục tiêu trên radar cách đó khoảng 22 dặm đang đổi hướng và tiếp cận. Ngay sau đó Opal 1 thấy 1 MiG-21 bên phải. MiG bỏ qua Opal 1 và ngoặt gấp vào phía sau EB-66 và bắn 1 quả Atoll. Opal 1 báo động và chiếc EB-66 bổ nhào gấp về bên phải. Quả Atoll trượt nhưng MiG tiếp tục bám đuôi EB-66 còn Opal 1 bám theo MiG. Chiếc MiG-21 thứ 2 xuất hiện và bám theo Opal và Opal 2 bám theo chiếc MiG thứ 2. Trận đánh lúc này thành 1 chuỗi: EB-66, MiG-21, Opal 1, MiG-21, Opal 2 bay theo vòng xoắn xuống thấp và ở cự ly gần. MiG giảm lực đẩy để giữ ở sau chiếc EB-66 bay chậm, trong khi Opal 1 và Opal 2 cố gắng cơ động để giữ ở sau MiG và đủ cự ly tối thiểu để bắn tên lửa.

Opal 1 định bắn 1 quả AIM-7 nhưng động cơ tên lửa hỏng. Opal 1 định bật công tắc chuyển sang AIM-9 nhưng thay vào đó lại vô hiệu hóa (disarmed) hệ thống nên lại chuyển về AIM-7 và bắn quả AIM-7 thứ 2. Tên lửa bay vọt qua MiG nhưng không nổ, MiG tiếp tục bám theo EB-66. Opal 1 lúc này ở gần chiếc MiG đến mức anh ta bay cạnh với cánh nằm chồng lên nhau nhằm buộc phi công BVN phải tách ra. MiG tách ra nhưng ngay lập tức vòng trở lại chiếc EB-66. Opal 1 một lần nữa tụt lại phía sau để tăng cự ly giãn cách, radar lock hoàn toàn và bắn quả AIM-7 thứ 3 bay sát MiG nhưng lại không nổ. Khi EB-66 bay vào một đám mây mỏng ở độ cao 9000ft, Opal 1 yêu cầu họ ngặt sang trái. CHiếc EB-66 làm vậy và kéo cao.

Chiếc MiG đầu tiên bỏ qua EB-66 và tiếp tục bay vòng xoắn xuống thấp. Opal 1 bám theo bắn quả AIM-7 cuối cùng, ban đầu có vẻ trượt và nổ phía trước chiếc MiG. Đột nhiên chiếc MiG thất tốc rất nhanh, rõ ràng là vì động cơ tắt do mảnh vỡ và khói từ vụ nổ của quả AIM-7 và phi công nhảy dù.

Trong khi đó, chiếc MiG thứ 2 từ bỏ tấn công Opal 1 và kéo cao, vẫn ở trước mặt Opal 2. Opal 2 cơ động theo, kéo cần lái thu về hết cỡ để giữ máy bay ngoài cự ly tối thiểu của AIM-9 và bắn 1 quả AIM-9 nổ gần đuôi chiếc MiG. Trong khi đang cơ động để tăng tốc trở lại, Opal 2 thấy chiếc MiG với buồng lái trống không và phi công đang nhảy dù.

Trong trận đánh này, khi F-4 bắn rơi MiG, cả 2 chiếc đều ở quá gần MiG đến mức họ phải thực hiện 1 loạt thao tác bay xoắn ốc để giữ cự ly đủ xa cho tên lửa. Rõ ràng lúc này MiG đã hiểu rằng F-4 không có cannon và không thể bắn vào họ ở cự ly gần, và đã có sự thay đổi đáng kể trong bình luận của các phi công KQ sau trận đánh. Nếu như đầu chiến tranh các phi công F-4 bị chia rẽ thfi từ tháng 5/66 trở đi, tất cả đều cho rằng F-4 cần có cannon. Điều này phản ánh sự gia tăng các trận đụng độ với MiG-21 và thực tế là F-4 rất khó tấn công thành công những chiếc MiG-17 bay thấp và có thể ngoặt gấp bằng những quả tên lửa không đáng tin cậy.

Đến tháng 10/66 MiG đã hoàn thiện cách đánh sẽ được giữ cho đến hết Rolling Thunder. Từ thời điểm này, MiG-17 chiến đấu ở độ cao thấp còn MiG-21 ở độ cao lớn, và khi máy bay Mỹ phóng tên lửa, chiến thuật của họ (nếu nhìn thấy tên lửa) là ngoặt gấp và bổ nhào thấp. MiG có vẻ cũng hiểu rõ nhiệm vụ chính của mình là ngăn cản việc ném bom, khi cuộc tấn công của họ buộc 1 phi đội không kích phải vứt bỏ bom, MiG sẽ ngừng và chuyển sang các phi đội mang bom khác. Để chống lại chiến thuật này, các phi đội ném bom bắt đầu thả thùng dầu phụ trước khi gặp MiG, hy vọng MiG sẽ nhầm chúng với bom.


Theo USAF F-4 MiG Killers, F-4C 63-7541 mật danh Opal 1 do thiếu tá James E. Tuck và trung úy John J. Rabeni, Jr lái và F-4C 63-7535 mật danh Opal 2 do trung úy Wilbur J. Latham, Jr và trung úy Klaus J. Klaus lái. Cả 2 chiếc đều thuộc không đoàn 480, phi đoàn 366 KQ Mỹ ở căn cứ Đà Nẵng.



2 tổ bay Mỹ trong trận đánh ngày 05/11/66



Opal 1



Opal 2
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Ba, 2012, 10:03:40 am gửi bởi Tunguska » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Mèo Sạch Thỉu
Thành viên
*
Bài viết: 45


« Trả lời #172 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2010, 10:15:50 pm »

Lực lượng không quân của Mỹ bước vào bầu trời Việt Nam dưới chính sách quốc phòng chú trọng phòng thủ bằng sức mạnh hạt nhân vốn đã kéo dài suốt thật niên 50 cùng với những suy đoán rằng thời kỳ của dogfight đã kết thúc. Chính vì vậy, cả máy bay của không quân lẫn hải quân đều không được thiết kế để cận chiến trên không hoặc đối phó với những chiếc máy bay có khả năng này. Ví dụ như F-105 được thiết kế hết sức kém cơ động nhưng có tải trọng cao, mục đích là để ném bom hạt nhân tầm rất thấp ở tốc độ gần tốc độ âm thanh. Những chiếc F-4 lại được thiết kế như 1 dàn phóng tên lửa công nghệ cao biết bay. Tầm nhìn phía sau rất hạn hẹp, động cơ J-79 tạo ra khói mù mịt ngay cả khi không bật afterburner khiến F-4 trở thành 1 cái bia di động rất dễ nhìn thấy cho cả phi công MiG và pháo phòng không Bắc Việt. Theo bản báo cáo của không quân, có thể nhìn thấy được F-4 từ khoảng cách đến 45 km tuỳ theo thời tiết và góc nhìn nhờ cái đuôi khói đen đặc trưng. Dù có động cơ mạnh và tải nhẹ, nhưng độ linh động của F-4 chỉ tương đương với MiG-21 và kém hơn MiG-17. Trong một bản báo cáo được giải mật của không quân, trong đó so sánh khả năng của F-4C và MiG-21, các chuyên gia quân sự đã viết rằng: “F-4C chỉ chiếm được lợi thế khi tấn công ở tầm xa (dùng tên lửa dẫn đường bằng radar-hvshield) và là người bắn trước”. Nói cách khác, nếu F-4 bị MiG kéo vào cận chiến, có nhiều khả năng F-4 sẽ là kẻ bị hạ. Chưa đủ tồi tệ, nhưng phiên bản đầu tiên của F-4 còn không có nổi 1 khẩu pháo gắn trong để tự vệ. Vấn đề thiếu pháo trở nên trầm trọng khi tên lửa AIM-9B có tầm bắn tối thiểu là 600m.  Vậy nên F-4 có ở ngay sau đít MiG nhưng khoảng cách ngắn hơn 600m thì F-4 chỉ có thể...  nhìn. Điều này tạo nên một nghịch lý cười ra nước mắt, những chiếc F-105 mà đáng lẽ ra F-4 phải bảo vệ lắm khi “cứu bồ” cho F-4 bằng khẩu pháo 20mm của mình. Các kỹ sư Mỹ nghĩ ra biện pháp tạm thời là dùng cannon pod (cái này em không tìm ra thuật ngữ tương đương) kiểu SUU-16 gắn vào giá chính giữa máy bay. Nhưng việc này làm giảm độ linh động và tăng độ tiêu hao nhiên liệu vì cannon pod có độ cản không khí lớn. Vấn đề vẫn chưa xong ở đó, F-4 không được thiết kế để dùng pháo nên cũng chẳng có thiết bị ngắm cho pháo. Thành thử các phi công đành phải bắn “đoán”. Những chiếc F-4D sau này dùng cannon pod SUU-23 có thiết bị ngắm. Dù chỉ là biện pháp tạm thời, những chiếc máy bay kiểu này cũng hạ được 10 MiG từ 1965-1968.
Nói rằng F-4 có lợi thế khi phóng tên lửa từ tầm xa không có nghĩa là tên lửa hoạt động tốt. Những tên lửa AIM-7E có radar dẫn đường bán chủ động được F-4 mang theo có hiệu quả rất thấp. Trong 224 quả bắn từ đầu cuộc chiến năm 65 cho đến tháng 3 năm 68, chỉ có 20 quả trúng mục tiêu, tức 8.9%. Hiệu quả thấp như vậy là do radar của máy bay không thể chỉ dẫn cho tên lửa liên tục vì bản thân máy bay phải cơ động liên tục để tránh MiG và pháo cao xạ cùng tên lửa phòng không các kiểu. Các phi công cũng không quen với loại tên lửa này, lỗi của phi công chiếm 33% các trường hợp tên lửa chệch mục tiêu. Giới chức không quân khá đau đầu khi loại tên lửa thế hệ đầu AIM-4 Falcon cũng còn trúng mục tiêu 4 quả trong số 43 quả bắn đi, tức 10.7%. AIM-9B cũng chẳng khá khẩm gì hơn, trong số 175 quả phóng đi chỉ 25 quả trúng mục tiêu, tức 16%. Hiệu quả quá thấp của những loại tên lửa này có chung từ một lí do: chúng không được thiết kế để hạ các máy bay chiến đấu linh động mà để tiêu diệt các máy bay ném bom chiến lược tầm cao. Các phi công cũng được huấn luyện để phóng tên lửa vào các mục tiêu này. Thực tế họ đối diện hoàn toàn khác hẳn.
(còn tiếp)

Vậy theo bác thì không chiến ngoài tầm nhìn BVR, liệu Mig21 có lợi thế hơn chăng và tỉ lệ bắn hạ lẫn nhau theo số liệu của hai bên là ntn ... Các số liệu của bác đưa ra theo em mang tính cực đoan .. không từ cái nhìn hai chiều ..
Logged
tientt82
Thành viên
*
Bài viết: 290


30/4 | 7/5 | 9/5


« Trả lời #173 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2010, 12:58:59 am »

Bác Mèo Sạch Thỉu thử nêu 1 vài lập luận để chứng minh ý kiến của bác đi

Cá nhân em thấy bài bác heavenshield thuyết phục
Trong thời gian đối đầu F-4; Mig-21 là máy bay dogfight thuần túy

http://www.quansuvn.net/index.php/topic,3290.msg78563.html#msg78563
Logged

Chúng ta sẽ không lùi ; vì đằng sau là Mátxcơva ...
nkp
Thành viên
*
Bài viết: 80


« Trả lời #174 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2010, 10:36:38 am »

Theo USAF F-4 MiG Killers, F-4C 63-7541 mật danh Opal 1 do thiếu tá James E. Tuck và trung úy John J. Rabeni, Jr lái và F-4C 63-7535 mật danh Opal 2 do trung úy Wilbur J. Latham, Jr và trung úy Klaus J. Klaus lái. Cả 2 chiếc đều thuộc không đoàn 480, phi đoàn 366 KQ Mỹ ở căn cứ Đà Nẵng.
(còn tiếp)
Phi Đoàn 480, thuộc Không Đoàn 366, thì đúng hơn. Tình Thân, NKP.
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #175 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2010, 11:16:19 am »

Theo LS e923: Ngày 4 tháng 12 năm 1966, hai biên đội MIG-17 do Huyền, Cung, Mai, Kỷ và Trung – Dỵ - Dung - Sỹ cất cánh đánh địch trên vùng trời Bắc Ninh, Vĩnh Phú . Kết quả ta bắn rơi một máy bay F-105.

Phía Mỹ không ghi nhận tổn thất nào về máy bay trong ngày 04/12/1966.

Theo Aces&Aerial Victories:

Ngày 04/12/1966, thiếu tá Roy S. Dickey thuộc không đoàn 388 ở căn cứ Korat bay cùng biên đội 4 F-105 có nhiệm vụ không kích nhà ga ở phía bắc HN khoảng 2 dặm. Khi tới nơi, biên đội thấy 4 chiếc MiG-17 ở ngay phía trên mục tiêu, thấp hơn độ cao của họ vài ngàn ft. Sau khi ném bom, Dickey thấy MiG ở hướng 2h đang tấn công số 3. Dickey đang ở cách phía sau khoảng 2000ft và hơi cao hơn vị trí 4h so với chiếc MiG. Anh ta bắt đầu khai hỏa canon 20mm khi tiếp cận tới cự ly 700ft. Dickey ngừng bắn khi thấy cánh chiếc MiG bốc cháy. Toàn bộ phần thân phía sau cockpit chìm trong lửa. Chiếc MiG lộn về bên phải và bắt đầu lộn xoáy. Lần cuối cùng Dickey nhìn thấy chiếc MiG đang lao xoáy về bên phải ở 3500ft.

Trong lúc đó 1 chiếc MiG khác bắt đầu khai hỏa vào Dickey từ hướng 6h. Dickey nhanh chóng bổ nhào, cải bằng ở 50ft và mất dấu chiếc MiG này.


Theo USAF F-4&F-105 MiG Killers, F-105D 62-4278 mật danh Eglin 4 thuộc phi đoàn 469, không đoàn 388 KQ Mỹ ở căn cứ Korat (TL). Đây là kill cuối cùng của KQ Mỹ trong năm 1966.


Như vậy ta claim 1 F-105, Mỹ claim 1 MiG-17. Không bên nào có xác nhận của đối phương.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Tám, 2010, 11:21:43 am gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #176 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2010, 11:27:24 am »

Theo LS dẫn đường KQ:

Ngày 5 tháng 12 năm 1966, ngay từ sáng địch đã cho trinh sát điện tử RB-66 (Bản can trận đánh) có tiêm kích yểm hộ từ Sầm Nưa vào hoạt động tại khu vực Chợ Đồn-nghĩa Lộ. Theo quy luật, cường kích của chúng sẽ bay theo đường Mộc Châu - Yên Bái - Tuyên Quang, rồi men theo triền phía tây Tam Đảo xuống đánh các mục tiêu phía bắc, sát Hà Nội. Thủ trưởng trực chỉ huy Quân chủng Nguyễn Văn Tiên quyết định cho MiG-21 đánh, đồng thời yêu cầu MIG-17 phải sẵn sàng. Kíp trực ban dẫn đường Quân chủng chịu trách nhiệm dẫn chính: Nguyễn Văn Chuyên, Phạm Từ Tịnh tại sở chỉ huy, Lê Thành Chơn trên hiện sóng. 8 giờ 55 phút địch gần đến Sơn Dương, sở chỉ huy cho đôi bay MiG-21: Nguyễn Đăng Kính và Bùi Đức Nhu cất cánh từ Nội Bài, hướng xuất kích 310 độ và lên độ cao 3.000m. Địch qua Sơn Dương, không vòng phải như ta dự tính mà vòng trái quay ra. 8 giờ 58 phút, chúng đột ngột vòng trái, quay xuống. Ta cho ngay MiG-21 vòng phải 2 lần 180 độ tại Lập Thạch. Khi địch bay xuống gần đến Lập Thạch thì MiG-21 được dẫn vào tiếp địch. 9 giờ 02 phút, phi công Nguyễn Đăng Kính phát hiện F-105, 5km và hạ ngay 1 chiếc với tốc độ chênh lệch khi phóng tên lửa lên tới 300km/h. Tốp cường kích vứt bom, vòng phải quay ra. MiG-21 vòng lên Sơn Dương đuổi theo, rồi mới thoát ly về. 8 giờ 58 phút, Sở chỉ huy Quân chủng cho biên đội MIG-17: Hồ Văn Quỳ, Nguyễn Thái Hôn, Nguyễn Văn Bảy và Võ Văn Mẫn cũng cất cánh từ Nội Bài và được dẫn vào khu vực Vĩnh Yên - Phúc Yên, độ cao 1.000m, sẵn sàng đánh địch xuống thấp, nhưng bị MiG-21 đánh, chúng đã quay ra hết.

Đây cũng là trận đánh mà các kíp trực ban dẫn đường đã thực hiện dẫn thành công 2 tốp cùng làm nhiệm vụ đánh địch trên một hướng, tại 2 khu chiến cách nhau 20km, chênh lệch độ cao 2.000m và gián cánh thời gian chỉ khoảng 2 phút.


Theo LS e921 thì trận này ta bắn rơi 2 F-105D, chiếc thứ 1 bị bắn rơi trong trận đánh buổi sáng (không rõ người bắn, theo LS dẫn đường KQ ở trên là Nguyễn Đăng Kính), chiếc thứ 2 do Vũ Ngọc Đỉnh bắn rơi trong trận đánh buổi chiều. Cả 2 chiếc đều bị hạ bằng tên lửa.


Vũ Ngọc Đỉnh (trái) và Nguyễn Đăng Kính (phải)

Theo VN Air Losses, Mỹ công nhận bị MiG bắn rơi 1 F-105 trong ngày 05/12/1966, nhưng lại là MiG-17. F-105D 62-4331 do thiếu tá Burriss Nelson Begley lái thuộc phi đoàn 421, không đoàn 388 KQ Mỹ ở căn cứ Korat (TL) làm nhiệm vụ Iron Hand đã bị MiG-17 tấn công ở độ cao 10.000ft (~300m) khu vực phía bắc Thud Ridge (dãy Tam Đảo). Begley bị trúng đạn vào đuôi và bốc cháy, đâm xuống đất cách tây nam dãy núi khoảng 25 dặm. Phi công chết.

Như vậy ta claim 2 F-105D, Mỹ công nhận 1 nhưng nguyên nhân thì khác nhau. Điều này đặt ra câu hỏi là liệu có phải ở đây có yếu tố chênh lệch múi giờ và chiếc F bị bắn rơi này có phải thực ra là ở trong trận 04/12 hay không?
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Tám, 2010, 11:41:34 am gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #177 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2010, 12:43:33 pm »

Theo VN Air Losses: ngày 08/12/1966 biên đội 4 F-105D đi đầu trong đội hình không kích bị MiG-17 tấn công cách Thái Nguyên 15 dặm về phía tây bắc. F-105D 59-1725 thuộc phi đoàn 354, không đoàn 355 KQ Mỹ ở căn cứ Takhli (TL) do trung tá Donald Henry Asire, phi đoàn trưởng lái bị 1 chiếc MiG-17 truy đuổi ráo riết. Asire được cho là đã bị chiếc MiG này bắn rơi, mặc dù theo Ken Bell trong 100 Mission North thì Asire buộc phải hạ độ cao do MiG tấn công, mất điều khiển và đâm xuống đất khi chỉ thả được 1 thùng dầu phụ treo trên cánh. Phi công chết.

Dù là trường hợp nào thì chiếc F-105D cũng được tính là 1 kill cho KQNDVN.

Theo MiG-21 Units thì ngày 08/12/1966 có 2 F-105D bị bắn rơi (trong đó có chiếc của Asire), Mỹ chỉ ghi nhận mất 1 F-105D trong ngày này. Tài liệu VN không đề cập đến trận đánh.


Lưu ý: có nguồn tin cho rằng có thể người lái chiếc MiG-17 trong trận đánh này là thượng úy Vadim Petrovich Shchbakov của KQ LX. Shchbakov được cho là đã bắn rơi 6 máy bay Mỹ trong năm 1966.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Tám, 2010, 09:06:55 am gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #178 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2010, 01:02:27 pm »

Theo LS e923: Ngày 13 tháng 12 năm 1966, biên đội MIG-17 gồm 4 chiếc của ta hiệp đồng tác chiến cùng 1 biên đội 4 chiếc MiG-21 của Trung đoàn không quân 921. Kết quả biên đội MIG-17 bắn rơi một chiếc F-105 của địch.

Theo VN Air Losses, Mỹ không có tổn thất nào do MiG trong ngày này. Có 1 F-105D thuộc phi đoàn 421, không đoàn 388 KQ Mỹ ở căn cứ Korat (TL) bị bắn rơi nhưng là do SAM.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #179 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2010, 01:31:41 pm »

Theo LS f371:

Được sự hỗ trợ trực tiếp của Sở chỉ huy Quân chủng, chiều ngày 14 tháng 12 năm 1966, Trung đoàn 921 cho biên đội bốn chiếc MIG-21 cất cánh. Được dẫn tới khu chờ, chỉ vòng lượn có ba lần, biên đội đã phát hiện được 20 chiếc F-105 đang bay theo đội hình bàn tay xoè, hướng về phía Hà Nội. Đang ở thế có lợi, từ độ cao hơn địch, biên đội lao vào công kích ngay.

Trận đánh diễn ra chỉ trong 2 phút 30 giây, ba chiếc F-105D bị bắn rơi tại khu vực bắc dãy núi Tam Đảo, số còn lại hoảng loạn vội quăng bom tháo chạy. Biên đội trở về hạ cánh an toàn.

Trận đánh thắng này đã khẳng định thêm về chủ trương sử dụng MIG-21 đánh chặn từ xa là đúng đắn. Phát huy khí thế chiến thắng, MIG-21 liên tiếp lập công. Chỉ trong 13 ngày đầu của tháng 12 (từ ngày 2 đến ngày 14), MIG-21 đã bắn rơi 4 chiếc máy bay Mỹ, cản phá nhiều đợt tiến công của địch vào thủ đô Hà Nội. Điều quan trọng là đã hình thành được cách đánh thích hợp cho MIG-21, đó là cách đánh thọc sâu vào đội hình lớn của địch, đánh nhanh, rút nhanh, khiến chúng không kịp ứng phó. MIG-17 cũng đánh thắng liên tục, mấy trận thắng trong tháng 12 năm 1966 của MIG-17 đã buộc địch phải tìm đủ mọi cách để đối phó lại. Từ chủ động chọn mục tiêu, thời gian và lực lượng trong mỗi trận đánh và đợt đánh phá, chúng buộc phải đề phòng, tăng thêm lực lượng và tìm cách đối phó lại với MIG của ta. Từ chủ quan, ngạo mạn, phi công Mỹ đã không còn coi thường phi công ta. Bọn chúng đã gọi vùng trời Việt Trì, Tam Đảo (Vĩnh Phú) là "Thung lũng MIG". Nhiều tên rất sợ khi phải bay vào vùng này. Nhiều đợt vào đánh phá các mục tiêu ở Hà Nội và khu vực xung quanh, chúng đã chọn đường bay khác.


Theo MiG-21 Units, 1 trong 3 phi công claim bắn rơi F-105 là Đồng Văn Đe.

VN Air Losses xác nhận bị MiG bắn rơi 1 F-105D ngày 14/12/1966. F-105D 60-0502 thuộc phi đoàn 357, không đoàn 355 KQ Mỹ ở căn cứ Takhli (TL) do đại úy R. B. Cooley lái thuộc đội hình vào không kích ga Yên Viên đã bị MiG-21 tấn công ở tây nam HN 40 dặm. Cooley bị trúng tên lửa K-13 khi đang bay ở độ cao 7000ft, nhảy dù và sau đó được trực thăng cứu.

Clashes mô tả 1 trận đánh ngày 12/12, nhưng căn cứ vào diễn biến thì có lẽ ngày tháng bị nhầm, chính là trận 14/12 (ngày 12/12 cả 2 bên đều không ghi nhận gì):

Ngày 12/12 (14/12?), biên đội Fosdick gồm 4 F-105D làm nhiệm vụ đánh ga Yên Viên gần HN. Sau khi ném bom, biên đội rời khu vực và leo cao lên phía trên mây theo đội hình hàng ngang. Ngay sau khi cải bằng, 2 MiG-21 tấn công từ phía sau. F bật tăng lực cố chạy thoát và hạ thấp bay vào trong mây. Khi xuống dưới mây F bắt đầu bị cao xạ bắn mạnh. Sau khi né tránh nhiều lần và tới được dãy núi phía tây nam HN, biên đội 1 lần nữa leo lên phía trên mây. Vài giây sau Fosdick 2 thấy 1 MiG-21 bay bên cạnh và đang chuyển hướng tấn công Fosdick 4. Fosdick 2 cảnh báo, Fosdick 4 bổ nhào xuống mây với chiếc MiG đuổi theo sau. Sau đó, Fosdick 4 xuất hiện trở lại mà không thấy chiếc MiG.

Khi SAM và cao xạ giảm xuống, F bắt đầu leo cao và tản ra để cảnh giới MiG. Fosdick 2 nhìn lại phía sau và thấy 2 MiG-21, 1 tấn công Fosdick 1, 1 tấn công Fosdick 3. Trước khi Fosdick 2 kịp cảnh báo, chiếc MiG thứ 2 bắn 1 quả Atoll làm gãy đuôi Fosdick 3, chiếc MiG chuyển hướng và biến mất.

Khi Fosdick 3 nhảy dù, Fosdick 2 quay lại tấn công chiếc MiG đang bám đuôi Fosdick 1. MiG ngừng tấn công và bổ nhào với F đuổi theo sau. Fosdick 2 đang để chế độ ngắm không đối đất bắn 1 loạt 350 viên canon 20mm từ cự ly vài trăm ft nhưng không trúng. Fosdick 2 ngừng tấn công khi tới gần mặt đất và quay lại chỗ dù của Fosdick 3. Fosdick 2 lập tức bị 1 MiG-21 khác tấn công, F bật tăng lực và chạy thoát.

Fosdick 3 là F-105 đầu tiên bị MiG-21 bắn rơi sau nhiều lần MiG-21 tấn công F-105 từ phía sau. Tốc độ của F không giúp tự vệ được như mong đợi; F có tốc độ cực đại lớn hơn MiG-21 nhưng để đạt được nó F phải bật tăng lực hoàn toàn và chỉ dùng được trong vài phút. F phải đợi đến khi bị tấn công mới dùng tăng lực được, và nếu MiG-21 có thể vào gần trước khi F thấy, ưu thế vận tốc của MiG sẽ giúp vào được tầm tên lửa trước khi F đạt tới vận tốc cực đại. Khi MiG phóng tên lửa, F sẽ ở trong tình trạng "Catch-22": nếu ngoặt để tránh tên lửa, anh ta sẽ để MiG vào tới tầm canon; nếu tiếp tục bay, anh ta sẽ bị đầu dò nhiệt khóa và bắn trúng.


Clashes còn mô tả 1 trận khác ngày 14/12:

Ngày 14/12/1966, 2 MiG-21 tấn công 4 F-105 từ phía sau và trên cao. F-105 nhìn thấy ngay khi MiG vào đến tầm bắn, MiG bắn 2 Atoll khi tiếp cận nhưng trượt và tên lửa nổ phía sau. MiG tiếp tục dùng canon bắn vào F-105 đi cuối nhưng cũng trượt. Khi F-105 tìm cách truy đuổi, MiG đơn giản là vòng lại và tăng tốc vào trong mây. Viên phi công F-105 bị tên lửa và canon bắn bình luận rằng anh ta "may mắn là vẫn còn sống".

Như vậy ta claim 3 F-105D, Mỹ công nhận 1. Đây cũng là chiếc F-105 duy nhất bị bắn rơi trong ngày 14/12/1966.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM