Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 09:14:53 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi Ký Sihanouk  (Đọc 32605 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2008, 01:58:42 pm »

Hồi Ký Sihanouk

Lời giới thiệu

Quốc vương Campuchia Norodom Sihanouk là một người rất yêu văn học nghệ thuật, ông đã viết sáu cuốn sách có tính chất hồi ký kể lại nhiều thăng trầm trong cuộc đời hoạt động gắn bó với lịch sử Vương quốc Campuchia. Đặc biệt, hai cuốn “CIA chống Campuchia” và “Người tù của Khmer Đỏ” thuật lại những biên cố to lớn xảy ra trên đất Campuchia từ 1970 đến 1979, mở đầu bằng cuộc đảo chính do Cục Tình báo trung ương Mỹ chủ mưu và kết thúc bằng sự sụp đổ của Khmer Đỏ. Tất cả những cuốn sách nói trên đều viết bằng tiếng Pháp.

Cuốn “CIA chống Campuchia” khi dịch sang tiếng Anh đã chuyển đầu đề thành “Cuộc chiến tranh của tôi với CIA” (My war with the CIA).

Do những hồi ký này đều cùng bắt nguồn từ một dòng lịch sử nhưng lại xuất bản theo từng thời điểm khác nhau nên có nhiều đoạn trùng lặp. Vì vậy Nhà xuất bản và người dịch xin phép được lược bỏ một số đoạn giống nhau và sắp xếp lại trình tự một số chương để bạn đọc dễ theo dõi. Đầu đề chung của sách này dịch sang tiếng Việt mang tên “Từ cuộc chiến chống CIA đến người tù của Khmer Đỏ”. Những đầu đề nhỏ là của người dịch.

Rất mong bạn đọc sẽ tìm thấy trong cuốn sách này những tư liệu lịch sử quý giá, không chỉ tố cáo những tội ác của CIA và Khmer Đỏ mà còn ghi nhận những quan hệ tốt đẹp giữa Campuchia với Trung Quốc và Việt Nam mà Xamđec Norodom Sihanouk, với tư cách là một nhân chứng, đã thể hiện bằng những hồi tưởng chân thành, xúc động.

Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.


NXB Công an nhân dân


Logged
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #1 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2008, 02:02:24 pm »

Từ cuộc chiến chống CIA đến người tù của Khơ Me Đỏ
Cuộc đảo chính do CIA chủ mưu.


Sáng 13 tháng 3 năm 1970, khi tôi đang chuẩn bị đáp máy bay rời Paris đi Matxcơva, một cố vấn thân cận cùng ngồi trong xe trên đường ra sân bay đã nói vui:

- Kính thưa Xamđec, ta không nên xuất hành vào ngày hôm nay, vì là ngày 13, lại cũng là thứ Sáu, một ngày rất xấu!

Vì không mê tín dị đoan nên tôi chỉ cười đáp lại và vẫn cứ đi gặp các vị lãnh đạo Liên Xô đúng như chương trình đã định. Năm ngày sau, giữa lúc tôi đang ở Matxcơva, bọn Lon Nol, Sirik Matak ở nhà đã truất phế tôi. Thứ Sáu ngày 13 quả là một ngày rất xấu?

Trở lại ngày 13 tháng 3 năm 1970, khi tôi bay tới Matxcơva đã thấy Chủ tịch Xô-viết tối cao Pôtgorny chờ đón tại sân bay nhưng không có nghi lễ vì chúng tôi đã thoả thuận, đây chỉ là chuyến đi bình thường với tư cách cá nhân, không phải là một chuyến thăm chính thức. Sau khi chào đón tôi, Chủ tịch Pôtgorny nói thêm:

- Thưa Xamđec, ngài có thể nghỉ lại Matxcơva đêm nay nếu ngài muốn, nhưng sáng mai nên quay trở về Phnompenh. Chúng tôi rất tin tưởng ở ngài, Hoàng thân Sihanouk. Nhân dân Campuchia đang cần có một vị Quốc trưởng như ngài, vì vậy ngài nên quay trở lại ngay đất nước mình để trực tiếp nắm giữ vận mệnh Campuchia. Ngài hãy lưu tâm, đừng để Campuchia rơi vào tay bọn Lon Nol, Sirik Matak, đừng để Campuchia bị lôi cuốn vào các mưu đồ của đế quốc Mỹ, đừng để bọn Lon Nol, Sirik Matak gây khó khăn cho nhân dân miền Nam Việt Nam đang dũng cảm chiến đấu giải phóng đất nước mình.

Tôi trả lời, sẽ nghiên cứu rất nghiêm chỉnh mọi vấn đề có liên quan đến tình hình hiện nay.

Đúng là từ đầu tháng 3, giữa lúc đang còn dưỡng bệnh ở Pháp, tôi đã được tin trong nước đã xảy ra những vụ biểu tình chống người Việt ở tỉnh Vây Riêng, và cũng đã được báo cáo, chính Lon Nol lúc đó đang giữ chức Thủ tướng là kẻ chủ mưu. Đến ngày 11-3-1970 tôi lại được tin một đám người nói là sinh viên và học sinh trung học đã tiến công Đại sứ quán Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam. Sau đó vài giờ, bọn này tiến công cả Đại sứ quán Việt Nam dân chủ cộng hoà ở Phnompenh. Sau đó, tôi nhận được thêm chứng cớ đây chính là hành động của binh lính mặc thường phục, dưới sự đạo diễn của Lon Nol và cả của em trai ông ta là đại tá tham mưu trưởng cũng mang tên là Lon Nol. Đây không phải là những cuộc biểu tình “bột phát” như báo chí phương Tây và vô tuyến truyền hình Mỹ đã đưa tin. Bởi vì những biểu ngữ đều viết bằng tiếng Anh, điều hiếm thấy trong nước tôi khi có cuộc biểu tình tuần hành trên đường phố.

Các phóng viên báo chí, quay phim, chụp ảnh đều được báo trước, theo kịch bản đã dàn sẵn.

Ngay khi biết tin các sứ quán nói trên bị tiến công, từ Paris tôi đã gửi một bức điện tới Mẫu hậu, mẹ tôi, tức Thái hậu Sisowath Kôssamắc Nearireath, là vợ goá của Cựu vương Norodom Xuramarit thân sinh ra tôi, trong đó tôi cực lực lên án những cá nhân đã đặt lợi ích riêng của bản thân và đồng bọn lên trên tương lai của đất nước và vận mệnh của dân tộc. Tôi cũng đã cảnh báo với Thái hậu về một âm mưu đảo chính của cánh hữu, đồng thời báo tin tôi sẽ trở về đương đầu với bọn chủ mưu. Ngày 10-3-1970, tôi cũng đã phát biểu trên Đài Truyền hình Pháp, vạch rõ các thế lực cánh hữu ở trong nước đang lợi dụng sự vắng mặt của tôi để cố tìm cách thay đổi đường lối chính trị của Campuchia, lôi kéo Campuchia vào quỹ đạo của Mỹ. Tôi cũng khẳng định Cục Tình báo trung ương Mỹ gọi tắt là CIA đã có liên hệ chặt chẽ với cánh hữu Campuchia. Tôi nói: “Nguy cơ của cuộc đảo chính có tránh được hay không, tất cả phụ thuộc vào quân đội Campuchia”.

Tôi nói như vậy là vì, thật tình lúc đó tôi mới chỉ nghĩ tới Sirik Matak đang giữ chức Phó Thủ tướng là kẻ chủ mưu. Lúc bấy giờ tôi hãy còn hoàn toàn tin cậy ở Lon Nol, và nghĩ rằng Lon Nol sẽ huy động quân đội dập tắt mọi âm mưu lật đổ. Tôi nghi ngờ Sirik Matak, vì biết rằng sau khi Campuchia lập lại quan hệ ngoại giao với Mỹ vào năm 1969, Sirik Matak đã có những cuộc tiếp xúc rất thân mật với sứ quán Mỹ ở Phnompenh. Trong bài phát biểu truyền hình từ Paris, tôi đã báo trước, nếu tôi bị lật đổ, tình hình Campuchia sẽ rất đen tối.

Sau khi tôi gửi điện trình bày tình hình với Mẫu hậu, lại bùng nổ thêm những cuộc biểu tình và những hành động tiến công cộng đồng người Việt ở Campuchia, kể cả việc đập phá những nhà thờ đạo Thiên Chúa là một việc rất xa lạ với nền văn hoá Phật giáo và những truyền thống từ bi độ lượng của đất nước Campuchia chúng tôi. Một lần nữa, tôi lại nhận được những báo cáo rất đáng tin cậy cho biết, những vụ đập phá này hoàn toàn do binh lính mặc thường phục giả làm dân thường tiến hành. Tôi tự hỏi: phải chăng cả Lon Nol nữa cũng đang trở mặt, quay lại chống tôi? Tôi không muốn tin vào điều đó. Bởi vì trong suốt cả phần lớn cuộc đời Lon Nol đều rất gắn bó với tôi, và tôi cũng luôn luôn coi Lon Nol như cánh tay phải của mình.

Lon Nol luôn tuyên bố trung thành tận tuỵ với tôi, mà bản thân tôi cũng thấy những lời nói ấy quá cường điệu. Tôi vẫn còn nhớ, cách đây vài tuần, chính Lon Nol đã nhắc lại những điều đó khi yết kiến tôi tại Pháp.

Cái lý do mà bọn gây rối đưa ra bào chữa cho vụ đập phá các sứ quán Việt Nam là sự có mặt của quân đội Việt Cộng và Việt Minh trên lãnh thổ Campuchia tại các khu vực biên giới. Nhưng Lon Nol thừa biết hơn ai hết là nếu thi thoảng có một số đơn vị quân giải phóng của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam qua lại những vùng đất của Campuchia, thì họ cũng chẳng làm điều gì hại cho chúng tôi cả. Hơn nữa, dù ở đâu thì mục tiêu của họ cũng là nhằm vào Sài Gòn chứ không phải Phnompenh. Các chiến sĩ Quân giải phóng chiến đấu để giải phóng đất nước của họ, chứ không phải để xâm lược đất nước chúng tôi. Từ nhiều năm nay, chúng tôi đã biết nhưng vẫn không có phản ứng gì trước sự qua lại của Quân giải phóng, cũng như trước kia Marôc và Tuynidi vẫn từng để cho Quân giải phóng An-giê-ri qua lại trên lãnh thổ của hai nước này thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Vả lại, các chiến sĩ kháng chiến người Việt dù qua lại trên lãnh thổ Campuchia nhưng không hề quấy rối nhân dân chúng tôi tại các khu vực biên giới. Họ chỉ mua những thứ cần thiết và đều trả tiền sòng phẳng. Họ không hề đụng chạm đến phụ nữ nước tôi Chính Lon Nol khi đưa quân lính của chế độ Sài Gòn vào đất Campuchia mới gây tác hại cho nhân dân trong một cuộc chiến tranh khác hẳn tính chất.

Nhân dân chúng tôi không hề bị xúc phạm vì sự có mặt tạm thời và không thường xuyên của “Việt Cộng” mà chính là bom và đạn pháo của Mỹ đã gây thiệt hại cho chúng tôi. Người ta không bao giờ nhìn thấy có Việt Cộng tại những khu vực Mỹ thường ném bom thường xuyên và ác liệt.

Những xác chết tìm thấy sau những trận bom ở Vây Riêng và những khu vực khác ở vùng biên giới đều là xác những nông dân Campuchia, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Điều này đã được ghi nhận trong phần lớn các bản báo cáo của Uỷ ban Quốc tế kiểm soát và giám sát đình chiến lập ra sau Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương năm 1954, sau khi tới điều tra tại chỗ. Người Mỹ tại Nam Việt Nam, với hơn một triệu quân trong tay, trong đó 500.000 là lính Mỹ, đã bất lực không khoá chặt được biên giới của phía họ, thì Campuchia với 300.000 quân làm sao nổi việc này. Chính Lon Nol cũng đã từng đồng ý với quan điểm này của tôi, nhưng nay lại phủ nhận. Nếu bây giờ Lon Nol lại lợi dụng cái gọi là sự có mặt của Việt Cộng trên lãnh thổ Campuchia làm lý do để thay đổi đường lối chính trị và thách thức tôi, thì quả là có một chuyện gì đó nghiêm trọng đang xảy ra. Đó là điều tôi nghĩ tới nên tôi đã trả lời Chủ tịch Pôtgorny là tôi có ý định tiếp tục chuyến thăm Matxcơva rồi sau đó sẽ đi Bắc Kinh như đã định.

Dù sao, tôi cũng cần có thời gian để tìm hiểu cái gì đã xảy ra ở Phnompenh.

Sau này, có người cho rằng nếu lúc đó tôi trở về Campuchia ngay, có thể tôi đã kịp thời nắm lại được quyền lực trong tay. Đó cũng chỉ là dự đoán. Lúc này tôi đang cần ở lại Matxcơva nhằm thảo luận với các nhà cầm quyền Xô-viết về một hiệp định viện trợ quân sự. Các lực lượng Mỹ-nguỵ ở Nam Việt Nam đến từ phía Đông và bọn phản động Khơme Xơrây do CIA vũ trang đến từ các căn cứ của chúng trên đất Thái Lan từ phía Tây đang ngày càng thâm nhập thường xuyên vào lãnh thổ chúng tôi. Những vụ vi phạm vùng trời Campuchia diễn ra hằng ngày. Một sự de doạ thật sự đang uy hiếp nhân dân Campuchia. Từ năm 1963 tôi đã từ chối nhận viện trợ quân sự của Mỹ và cũng từ đó đến nay các thiết bị quân sự không được thay thế, thiếu thốn đủ mọi thứ, nhất là các phương tiện vận tải Các sĩ quan quân đội của chúng tôi đang nôn nóng đề nghị nối lại viện trợ quân sự Mỹ. Nhưng tôi muốn hướng về Liên Xô. Tôi dự định sẽ đề nghị Liên Xô cử tới Campuchia một phái đoàn viện trợ quân sự như kiểu phái đoàn MAAG mà Mỹ đã áp dụng ở Sài Gòn. Phái đoàn Liên Xô này sẽ tới Phnompenh thẩm định những nhu cầu về quân sự của chúng tôi và huấn luyện cho quân đội chúng tôi sử dụng các vũ khí Liên Xô. Sau vài cuộc đàm phán, người Nga đã chấp nhận đáp ứng mọi yêu cầu của chúng tôi. Nhưng lúc đó đã quá muộn.

Trước khi tôi rời Matxcơva lên đường đi Bắc Kinh, Thủ tướng Kossyghin đã mở tiệc chiêu đã tôi rất trọng thể tại điện Kremli. Sau bữa tiệc, chúng tôi vừa uống cà-phê vừa thảo luận về tình hình Campuchia. ông Kossyghin nói:

- Ngài cần tìm mọi cách ngăn Lon Nol và Sirik Matak, đừng để chúng đâm dao găm vào lưng Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Đây là thời điểm rất khó khăn cho các đồng chí Việt Nam của chúng tôi đang chiến đấu giải phóng tổ quốc. Ngài hãy cố tìm cách loại bỏ Lon Nol và Sirik Matak. Ngài đã từng biểu thị tinh thần chống đế quốc Mỹ, đã từng thể hiện sự ủng hộ quý báu đối với Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Ngài đã giữ một vai trò rất vẻ vang. Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng ngài.

Tôi hứa với ông Kossyghin là sự ủng hộ của tôi đối với sự nghiệp của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trong cuộc đấu tranh vì độc lập của họ sẽ không bao giờ giảm sút. Liền sau đó, tôi nhận được một bức điện của Thủ tướng Chu Ân Lai bày tỏ sự lo ngại về những sự kiện vừa qua tại Phnompenh, ngày 17 tháng 3 sau cuộc thảo luận với Thủ tướng Kossyghin, tôi gửi một bức điện trình Mẫu hậu, trong đó tôi viết:

“Phe xã hội chủ nghĩa cho rằng những sự kiện vừa qua ở Campuchia là một nguy cơ trực tiếp đánh vào cán cân lực lượng giữa Mỹ và hệ thống xã hội chủ nghĩa. Thủ tướng Chu Ân Lai vừa thông báo cho biết sự lo ngại của Trung Quốc trước tình hình diễn biến ở Campuchia, nhưng vẫn giữ thái độ bình tĩnh trước việc sứ quán Trung Quốc tại Phnompenh bị khiêu khích. Các vị lãnh đạo Liên Xô cũng cho biết, họ cho rằng chính sách hiện nay của cánh hữu ở Phnompenh là cực kỳ nguy hiểm đối với tương lai của đất nước Campuchia. Người Nga đã nói với con họ sẵn sàng giúp mọi việc để khôi phục lại trật tự và nền trung lập của Campuchia. Con đã cám ơn họ và trả lời rằng con tự dành cho mình quyền hành động theo lương tri của một người Campuchia, vì lơi ích lâu dài của đất nước và nhân dân Campuchia. Con cũng xin được nhấn mạnh một nhận xét của ông Kossyghin mà con cho là rất có ý nghĩa. Ông Kossyghin đã nói với con: “Những đồng chí Việt Nam của chúng tôi là những người có trí nhớ tốt. Họ sẽ không bao giờ quên sự ủng hộ của ngài trong thời điểm rất khó khăn của cuộc đấu tranh của họ, cũng như họ sẽ không quên hành động của các thế lực cực hữu Campuchia đã gây cho họ thêm khó khăn trong giai đoạn quyết định của cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ. Nếu cánh hữu ở Campuchia cứ tiếp tục những cuộc tiến công như vậy chống lại đồng minh của chúng tôi ở Miền Nam Việt Nam, tôi cho rằng cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Campuchia sẽ không tránh khỏi. Con mong rằng những người có trách nhiệm dừng chơi các trò phù thuỷ hiện nay ở Phnompenh hãy nghiền ngẫm kỹ những lời tuyên bố này”.

Sau đó tôi được biết tin, Thái hậu mẹ tôi đã cho gọi Lon Nol và Sirik Matak tới và bảo họ phải ngừng ngay những hành động bạo lực chống Việt Nam. Họ tránh né bằng cách đề nghị cử một phái đoàn đi Bắc Kinh gặp tôi để thương lượng. Thái hậu đã thay mặt tôi thẳng thừng bác bỏ kiến nghị này, bởi vì không có vấn đề gì cần phải đàm phán cả mà là phải ngừng ngay những hành động đi chệch Hiến pháp trung lập của Campuchia đã từng giữ cho Campuchia khỏi lao vào một cuộc chiến tranh. Thái hậu cũng tỏ vẻ rất bất bình trước việc đập phá các sứ quán Việt Nam ở Phnompenh, đòi Lon Nol, Sirik Matak phải xin lỗi bằng văn bản và bồi thường những thiệt hại đã gây ra.

Sau khi gửi điện về nước, tôi lại tiếp tục thảo luận với các nhà lãnh đạo Xô-viết về tình hình Campuchia và những hậu quả có thể xảy ra giữa Campuchia và Việt Nam. Đây cũng là lần đầu tiên, tôi được gặp và trực tiếp thảo luận với ông Leonit Brznev, Bí thư thứ nhất Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Tôi cũng được biết tin, tại Phnompenh một số sĩ quan mà tôi cho là trung thành đã bị bắt giữ vì dính líu vào một âm mưu chống Lon Nol và Sirik Matak. Cuộc khủng hoảng ở Campuchia đang trầm trọng đúng như tôi nghĩ. Chiều ngày 18-3-1970 tôi lên đường đi Bắc Kinh. Trên đường ra sân bay, Thủ tướng Kossyghin ngồi cùng xe ngoảnh về phía tôi, nói:
- Quốc hội của ngài vừa mới quyết định tước bỏ mọi quyền lực của ngài. Thế là thế nào?

Tôi trả lời:
- Thế là tôi đã bị truất phế.

Ông Kossyghin hỏi:
- Ngài định làm gì bây giờ?

Tôi đáp:
- Tôi sẽ chiến đấu chống lại. Nhất định như vậy.

Lúc đó, ông Kossyghin mới nói thêm:
- Ngài có thể tin vào sự ủng hộ của Liên Xô cho tới thắng lợi cuối cùng. Khi ngài còn nắm giữ quyền lực ở Phnompenh, Trung Quốc đã giúp đỡ ngài. Còn bây giờ, mọi việc đã thay đổi, ngài hãy coi thử Trung Quốc sẽ làm gì.

Tôi cám ơn và nói:
- Tôi đi Bắc Kinh để tìm sự giúp đỡ của bạn cũ là Chu Ân Lai rồi sẽ quay trở lại Matxcơva.

Ông Kossyghin nói tiếp:
- Ngài muốn làm gì, xin tuỳ ý. Trong mọi trường hợp, ngài vẫn có thể tin cậy vào chúng tôi.

Sau đó, tôi báo cho những người Campuchia cùng đi theo là tôi đã bị truất phế; nhưng do Matxcơva và Bắc Kinh không có ý công nhận chế độ mới ở Campuchia nên tôi có ý định tổ chức một cuộc kháng chiến chống lại bọn tiếm quyền.

Chủ tịch Xô-viết tối cao Liên xô Pôtgorny đã dành chiếc chuyên cơ của ông cho tôi sử dụng.

Đây là một chiếc máy bay rất tiện nghi và rộng rãi, có thể làm việc ngay trong khi đang bay, khiến tôi rất vui mừng. Thế là mọi việc đã rõ.

Những nghi ngờ của tôi đã trở thành sự thật hiển nhiên. Lon Nol đã lộ mặt phản bội. Thà đó là Sirik Matak thì tôi không ngạc nhiên lắm, nhưng đây lại là cả Lon Nol. Bởi vì từ thủa nhỏ Sirik Matak đã thù ghét tôi. Hắn nghĩ rằng, đáng lẽ người nối ngôi vua, leo lên ngai vàng phải là ông bác hắn, tức Hoàng thân Sisowath Mônirét, chứ không phải là tôi. Tôi cũng biết, Sirik Matak đã từng có quan hệ mật thiết với CIA từ hồi làm đại sứ ở Nhật Bản và ở Philippin. Đến nay, Sirik Matak lôi kéo được cả Lon Nol thì quá là một cú “sốc” đối với tôi, và nếu còn có nhiều tên nữa theo hắn thì thật là tệ hại
Logged
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #2 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2008, 02:04:01 pm »

Sau khi máy bay cất cánh, tôi thảo luận với Pen Nouth người từng nhiều lần giữ chức Thủ tướng trong chính phủ Vương quốc Campuchia và những người cùng đi về quyết định ra lời kêu gọi kháng chiến đối với nhân dân trong nước. Vợ tôi là Monic, lúc này cũng vừa mới an ủi số người thân trong gia đình, nói với tôi:

- Ông đã làm việc quá nhiều rồi. Ông đã cống hiến cả cuộc đời cho đất nước. Vậy mà bây giờ họ lại truất phế ông. Tôi nghĩ có lẽ ta nên rút lui, sang Pháp nghỉ ngơi còn hơn...

Tôi nói ngay:

- Không! Tình hình tồi tệ hiện nay không phải lúc để ta đi trốn. Lịch sử sẽ lên án ta, nếu ta để cho đất nước Campuchia trở thành một nhà nước độc tài quân sự, và hơn thế nữa, còn là một thuộc địa. Trong suốt cả cuộc đời, ta đã từng ước mơ một nền độc lập cho đất nước. Ta đã giành giật được độc lập từ tay Pháp không phải để rồi nay lại vứt bỏ. Chế độ Hoàng gia không được tránh né cuộc đấu tranh này. Nhất định đế quốc Mỹ sẽ thất bại trên toàn cõi Đông Dương. Ta phải tham gia vào cuộc đấu tranh chống Mỹ. Nhất định Mỹ sẽ bị đánh bại bởi những người Việt Nam và Khmer Đỏ. Pathét Lào cũng sẽ giành được nước Lào. Trách nhiệm của Hoàng gia là phải ở lại cùng với nhân dân Campuchia.

Monic hiểu ra ngay. Chúng tôi cùng ngồi vào bàn làm việc. Monic ngồi bên cạnh tôi. Pen Nouth ngồi trước mặt tôi. Trong lúc máy bay tiếp tục bay trên độ cao mười ngàn mét qua vùng trời Siberi, tôi bắt đầu soạn thảo bản Tuyên bố và Lời kêu gọi kháng chiến, nay đã trở thành những văn kiện lịch sử Trong suốt chuyến bay đêm, không ai trong chúng tôi chợp mắt ngủ vì mọi người đều hồi hộp, xúc động. Monic, Xamđec Pen Nouth và tôi làm việc không nghỉ để hoàn thành bản Tuyên bố kháng chiến. Nhưng đến ngày 23-3-1970 văn bản này vẫn chưa công bố vì chúng tôi còn theo dõi tình hình diễn biến ở Campuchia trước khi khởi sự. Khi máy bay hạ cánh xuống sân bay Bắc Kinh, phần lớn các văn kiện đã được chúng tôi thảo xong.

Tôi vừa bước xuống chân cầu thang máy bay đã được Thủ tướng Chu Ân Lai ôm hôn nồng nhiệt.

Ông đã hiểu biết tôi khá rõ, nên không hoài nghi gì về việc tôi sẽ phát động kháng chiến, và ông đã huy động toàn bộ đoàn ngoại giao chào đón tôi tại sân bay. Ông nói với tôi: “Ngài vẫn là Quốc trưởng duy nhất của Campuchia, chúng tôi không công nhận bất cứ ai khác”. Ông cùng cho biết, ông đã chỉ thị cho Tân Hoa xã công bố trên toàn bộ báo chí danh sách tất cả các vị đại sứ và đại biện lâm thời ra đón tôi, để nhấn mạnh tôi vẫn là Quốc trưởng Campuchia. Có tới 41 nước cử đại diện đi đón tôi tại Bắc Kinh hôm đó.

Cùng ngồi trên xe rời khỏi sân bay, ông Chu Ân Lai nói:

- Tôi đã thảo luận tình hình với Mao Chủ tịch. Tôi chỉ xin hỏi ngài một câu thôi: “Ngài có ý định chiến đấu không?”.

Tôi đáp ngay:

- Tôi sẽ chiến đấu tới cùng!

Ông Chu Ân Lai nói tiếp:

- Thế thì chúng tôi hoàn toàn ủng hộ ngài.

Nhưng sau đó ông lại khuyên tôi suy nghĩ thêm hai mươi bốn giờ nữa cho thật chín chắn, vì “con đường kháng chiến sẽ lâu dài khó khăn và rất nhiều trở ngại trước khi đi tới thắng lợi cuối cùng”. Tôi đáp:

- Suy nghĩ của tôi cũng giống như ý nghĩ của tất cả những người Khơme yêu nước. Họ sẽ đi cùng với tôi và chúng tôi sẽ sát cánh chiến đấu chống chủ nghĩa đế quốc và bọn tay sai.

Tôi cũng khẳng định lại với Chu Ân Lai quyết tâm này vào ngày hôm sau, đúng như ông yêu cầu.

Báo chí phương Tây hồi đó viết rằng sau khi xảy ra cuộc đảo chính của Lon Nol, Trung Quốc đã do dự nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần trước khi đi đến quyết định ủng hộ tôi kháng chiến. Nhưng sự thật là chỉ hai mươi bốn giờ sau khi tôi chính thức hạ quyết tâm kháng chiến, tôi đã công khai tuyên bố trên báo chí Trung Quốc chuyện này rồi. Nếu không được Trung Quốc đảm bảo ủng hộ thì sao tôi có thể công bố quyết tâm kháng chiến được?

Sự thật là trong hai ngày 20 và 21-3 tôi đã công khai tuyên bố kháng chiến và chính thức đọc bản tuyên bố kháng chiến ngày 23-3-1970.

Tôi tới Bắc Kinh hôm trước thì hôm sau Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng từ Hà Nội tới Bắc Kinh. Ông chào mừng tôi nồng nhiệt và nói to: “Thế là từ bây giờ chúng ta cùng là bạn chiến đấu rồi! Chúng tôi rất tự hào được nhìn thấy ngài đứng trong một chiến hào cùng với chúng tôi”.

Hồi đó, báo chí phương Tây loan tin, ông Phạm Văn Đồng đã “thương lượng” với tôi do ông Chu Ân Lai “đứng làm trung gian dàn xếp”. Thật là một sự xuyên tạc. Chúng tôi đã từng đoàn kết nhất trí với nhau trong nhiều vấn đề, và những hoàn cảnh hiện nay lại càng gắn bó chúng tôi chặt chẽ hơn nữa.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng bắt đầu ngay câu chuyện bằng việc hỏi tôi:

- Chúng tôi có thể giúp đỡ ngài như thế nào?

Tôi nói:

- Trung Quốc đã hứa giúp chúng tôi vũ khí. Chúng tôi không thiếu người chiến đấu nhưng đang rất cần huấn luyện viên quân sự, chúng tôi thiếu cán bộ quân sự có kinh nghiệm chiến đấu. Việt Nam có những cán bộ quân sự giỏi nhất thế giới về kiểu chiến tranh mà chúng tôi sẽ tiến hành.

Ông Phạm Văn Đồng trả lời ngay:

- Tôi sẽ nói với Tướng Giáp gứi tới giúp các ngài những cán bộ xuất sắc.

Tiếp đó, chúng tôi thảo luận kỹ về các biện pháp tốt nhất nhằm phối hợp cuộc đấu tranh giữa nhân dân các nước Đông Dương. Chính qua cuộc thảo luận này tôi nẩy ra ý định tổ chức một cuộc hội nghị cấp cao nhân dân các nước Đông Dương, và sau đó trong hai ngày 24 và 25-4-1970 hội nghị này được tiến hành tại miền Nam Trung Quốc, trong khu vực tiếp giáp với Đông Dương. Mục đích chính của hội nghị này là phối hợp cuộc kháng chiến của nhân dàn ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia trên bán đảo Đông Dương.

Sau cuộc hội nghị nhân dân Đông Dương, tôi còn được thảo luận lâu tới hai giờ với Chủ tịch Mao Trạch Đông trước khi Chủ tịch tới Thiên An Môn dự lễ kỷ niệm ngày Quốc tế lao động 1-5-1970. Ông Mao hỏi tôi rất lâu về Lon Nol mà ông đã được gặp hồi năm ngoái khi Lon Nol được cử tới Trung Quốc dự lễ kỷ niệm 20 năm thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Ông cho biết, hồi đó Lon Nol chưa gây một ấn tượng gì lớn. Nay ông muốn biết tất cả những gì vừa xảy ra ở Phnompenh và vai trò của tôi trong các vấn đề của Campuchia. Ông Mao nói với tôi:

- Tôi thích bắt tay một ông Hoàng yêu nước như ngài hơn là những nguyên thủ quốc gia thường tự nhận là “những người con của nhân dân” nhưng không làm gì cho dân cả. Ngài đã giữ một vai trò rất đáng ca ngợi. Ngài xứng đáng trở thành một đảng viên cộng sản.

 

Đó là lời biểu dương to lớn nhất mà ông Mao dành cho tôi. Ông tiếp tục nói:

- Ngài cần những gì, cứ nói với chúng tôi. Chúng tôi có cái gì, các ngài cũng có cái đó. Tất cả những gì chúng tôi tặng các ngài không thấm vào đâu so với sự cống hiến của ngài trên cương vị lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân Campuchia.

Ngay trong những ngày đầu tiên khi tôi tới Bắc Kinh, Thủ tướng Chu Ân Lai và Thủ tướng Phạm Văn Đồng đều khẳng định với tôi là sau ngày thắng lợi, Campuchia sẽ là một nước độc lập, có chủ quyền, trung lập và tự do. Ông Chu Ân Lai nói:

- Nước Campuchia không phải là Trung Quốc. Trung Quốc là một nước cộng sản. Campuchia vẫn là một nước trung lập.

Chính phủ Trung Quốc đã luôn luôn tôn trọng tính độc lập trong suy nghĩ và hành động của tôi, chủ nghĩa bảo hoàng, chủ nghĩa dân tộc, tín ngưỡng tôn giáo và phẩm tước của tôi. Trung Quốc đã giúp tôi một khoản viện trợ tài chính lớn, nhưng do tôn trọng tôi nên đã coi đây là một khoản cho vay dài hạn, ba mươi năm sau khi hoàn toàn chiến thắng mới phải thanh toán. Trong khi đó, đại sứ Pháp ở Bắc Kinh chuyển cho tôi một thông điệp của chính phủ Pháp, cho biết nếu tôi rút lui sang Pháp thì chính phủ Pháp sẽ dành cho tôi một toà biệt thự, một xe ô tô và một người lái hoàn toàn do tôi tuỳ ý sử dụng. Tôi cám ơn và nói:

- Chính phủ Trung Quốc cũng vừa mới cung cấp cho tôi những thứ đó và đó mới chỉ là sơ bộ bước đầu. Bước tiếp theo chính là sự ủng hộ hoàn toàn sự nghiệp đấu tranh của chúng tôi. Tôi đã nhận sự viện trợ kép này của Trung Quốc và xin từ chối sự giúp đỡ chỉ đơn độc có một khoản của Pháp.

Sau khi đại sứ Pháp cáo từ, tôi bất giác nhớ lại một câu chuyện đã xảy ra tại Pháp, lúc tôi đang điều trị và dưỡng bệnh trên đất nước này. Một hôm, tướng Nhiek Tiêu Long là người đã từng nhiều lần giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia mời tôi đi ăn hiệu. Khi chúng tôi vừa ngồi vào bàn ăn, chợt nghe thấy một người Pháp ngồi ở bàn gần đó nói với bạn:

- Này, nhìn kìa, Bảo Đại đấy? Hắn ta mới béo tốt đẫy đà làm sao, cứ như một ông quan cai trị Thổ Nhĩ Kỳ. Chính chúng mình phải đóng thuế để nuôi béo hắn đấy!

Họ đã nhầm tôi với Bảo Đại. Nhưng đó cũng là những lời cảnh cáo nếu tôi nhận sự “giúp đỡ” của Pháp, sang nương nhờ trên đất Pháp. Còn ở Bắc Kinh, khi tôi đi dạo trên đường phổ, mọi người đều nhận ra tôi ngay và nhiều người đã nói với tôi: “Ngài đang cống hiến lớn lao cho đất nước. Ngài đã giúp đỡ nhân dân Việt Nam anh hùng và bây giờ nhân dân Campuchia cũng đang kháng chiến dưới sự lãnh đạo của ngài”. Tôi thích nghe những lời đó hơn được tưởng nhầm là Bảo Đại trong số những người giàu có đang nghỉ mát ở vùng bờ biển miền Nam nước Pháp.

Trong số các nhà ngoại giao đến chào khi tôi tới Bắc Kinh có cả đại sứ Campuchia là May Valentin. Khi tôi bảo ông ta gửi đến văn phòng của tôi vừa mới thiết lập ở Bắc Kinh một số đồ dùng cần thiết như máy chữ, máy sao chụp nhân bản, ông ta đã làm nhưng vài hôm sau lại cho người đến lấy mang đi. Đồng thời ông ta còn báo tin vừa mới nhận được một bức điện quan trọng của Lon Nol đòi tôi phải ngừng ngay các hoạt động và chấm dứt không được tiếp tục ra các thông cáo. Tôi lập tức triệu tập cộng đồng người Campuchia chung quanh tôi, đọc cho họ nghe bức điện của Lon Nol trước sự có mặt của viên đại sứ. Sau khi đọc xong Valentin hỏi tôi:

- Ngài định trả lời Lon Nol như thế nào ạ?

Tôi đáp: “Như thế này này?”. Nói xong, tôi xé nát bức điện, ngay trước mặt viên đại sứ. Valentin cúi nhặt những mẩu giấy vụn rồi bước ra khỏi phòng. Nhưng liền sau đó, hắn tịch thu luôn hai hòm quà mà tôi thường vẫn dùng làm tặng phẩm trong những chuyến đi thăm chính thức.

Từ ngày 5 đến ngày 7-4-1970, Thủ tướng Chu Ân Lai thăm chính thức Triều Tiên.

Trong các bài diễn văn cũng như trong bản Tuyên bố chung, Thủ tướng Chu Ân Lai và Chủ tịch, Nguyên soái Kim Nhật Thành đều bầy tỏ sự ủng hộ hoàn toàn Mật trận dân tộc thống nhất Campuchia, gọi tắt là FUNC (được thành lập ngay sau khi tôi ra lời kêu gọi kháng chiến) và người đứng đầu là tôi.

Một tháng sau, Chính phủ đoàn kết dân tộc Vương quốc Campuchia được thành lập tại Bắc Kinh, trong đó có ba Bộ chính là Quốc phòng, Ngoại giao, Thông tin đặt trụ sở ngay trong vùng giải phóng trên đất Campuchia. Lập tức, chính phủ này được ngay hai mươi nước công nhận nhưng Liên Xô và phần lớn các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đều chưa bầy tỏ thái độ dứt khoát, kể cả Anbani, Rumani, Nam Tư. Người ta chê trách tôi là quá phụ thuộc vào Trung Quốc, bởi vì một nửa số Bộ của chính phủ đều đặt trụ sở trên đất Trung Quốc. Nhưng trên thực tế lại có một nửa số Bộ được cắm rễ ngay trên lãnh thổ Campuchia. Ý nghĩ đầu tiên của tôi là chỉ ở lại thăm Bắc Kinh một thời gian ngắn để đảm bảo có được sự viện trợ cụ thể của Trung Quốc trên văn bản rồi sẽ lại đi Matxcơva. Tôi rất khâm phục thái độ của Việt Nam lúc đó đã giữ được cán cân thăng bằng trong các quan hệ giữa Trung Quốc và Liên Xô, đặt Trung Quốc trên một đĩa cân và Liên Xô trên một đĩa cân khác. Đối với Campuchia chúng tôi trong lúc này bàn cân hãy còn nghiêng về một phía. Trung Quốc không phản đối việc Liên Xô ủng hộ sự nghiệp của chúng tôi, và điều đó có thể còn dẫn đến đôi chút cải thiện trong quan hê Xô-Trung. Nhưng chúng tôi còn có thể làm gì được nữa? Chúng tôi rất hài lòng vì Trung Quốc tôn trọng chủ quyền dân tộc và độc lập tư tưởng của tôi, nhưng chúng tôi càng vui hơn nếu cả hai nước lớn nhất trong phe xã hội chủ nghĩa là Liên Xô và Trung Quốc cùng sát cánh với chúng tôi. Có hai nước này là chúng tôi có được tất cả các nước khác.

Thủ tướng Kossyghin đã nhấn mạnh rất nhiều đến việc tôi cần ngăn cản bọn Lon Nol và Sirik Matak thọc dao găm vào lưng Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Trên thực tế, chúng tôi đã cố làm hết sức mình để tiến công phá vỡ sự liên minh giữa Lon Nol, Sirik Matak với các lực lượng Sài Gòn và lực lượng không quân Mỹ từ lúc chúng tôi chưa có được một sự viện trợ nào từ bên ngoài.

Liên Xô còn đòi hỏi gì ở chúng tôi hơn nữa? Cho tới lúc này Liên Xô vẫn duy trì sứ quán của họ ở Phnompenh, duy trì những quan hệ ngoại giao với cái chế độ phản bội. Họ còn gửi những trang bị y tế để những binh lính Lon Nol bị chúng tôi loại khỏi vòng chiến có thể chữa trị. Tháng 10-1971, Liên Xô còn gia hạn hiệp định thương mại với cái chế độ mà chính Thủ tướng Kossyghin đã nói với tôi là không bao giờ “tha thứ” cho chúng. Bây giờ, chúng tôi đang đứng hẳn về phía Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Các lực lượng vũ trang của chúng tôi và của Mặt trận đang chiến đấu bên cạnh nhau.

Trong công hàm ngày 15-1-1971 gửi ông Kossyghin, tôi đã nhắc ông về lời cảnh cáo của chính phủ Liên Xô đối với chế độ Lon Nol ngày 24-5-1970, tức hai tháng sau khi xảy ra đảo chính, trong đó Liên Xô đòi Campuchia phải quay trở lại con đường “hoà bình, trung lập phải từ bỏ việc gia nhập các thế lực xâm lược và trở thành một bàn đạp chiến tranh uy hiếp các nước láng giềng”. Trong công hàm này, tôi đã chứng minh Lon Nol đang thực tế đi ngược lại những lời khuyên của chính phủ Xô-viết, vẫn “thọc dao găm vào lưng” nhân dân Việt Nam đang chiến đấu chống đế quốc Mỹ để giải phóng miền Nam Việt Nam trong những hoàn cảnh khó khăn hơn. Cũng trong công hàm này tôi đề nghị Liên Xô “cắt đứt ngay mọi quan hệ ngoại giao với các chế độ Cộng hoà phản Hiến pháp, phản dân tộc, phản nhân dân, thân đế quốc và phát xít”. Tôi yêu cầu chính phủ Liên Xô “chính thức công nhận Chính phủ đoàn kết dân tộc Vương quốc Campuchia”. Tôi còn nhấn mạnh để Liên Xô gây áp lực với chính phủ Mỹ, đòi Mỹ chấm dứt can thiệp vũ trang của Mỹ và chính quyền Sài Gòn vào Campuchia; đề nghị Liên Xô viện trợ quân sự cho các lực lượng vũ trang nhân dân Campuchia, đừng chờ đến ngày chúng tôi toàn thắng mới công nhận Chính phủ của chúng tôi.

Tôi đánh giá cao thái độ của ông Raun Roa, Bộ trưởng Ngoại giao Cuba trong khi tiếp đại sứ Campuchia tại Cuba sau khi xảy ra đảo chính ở Phnompenh. Ông Raun Roa hỏi viên đại sứ:

- Thế nào, ông sẽ chiến đấu bên cạnh Hoàng thân Sihanouk chứ?

- Không. Ông ta bị đuổi đi rồi. Bây giờ, tất cả mọi người đều chống Sihanouk.

- Thế thì anh đi ra khỏi phòng tôi ngay? Anh đừng làm ô uế nơi này nữa. Tôi cho anh hai mươi bốn giờ để rời khỏi La Habana. Anh không phải chỉ là một tên đã phản bội Sihanouk, mà còn là một điều sỉ nhục đối với nhân dân Campuchia. Không! Tôi không thèm bắt tay anh. Tôi rất buồn vì đã trót bắt tay anh khi anh mới bước vào đây.

Các quan chức Xô-viết ở Bình Nhưỡng biện bạch với Bộ Ngoại giao Triều Tiên rằng sẽ là sai lầm nếu họ rút các nhân viên ngoại giao ra khỏi Phnompenh vì một khi đã rút về thì khó quay trở lại. Chuyện này đến tai Chủ tịch Kim Nhật Thành ông nói: “Thà rút ra khỏi nước Campuchia không có Sihanouk, còn hơn là ở lại đó với Lon Nol”.

Logged
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #3 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2008, 02:06:43 pm »

Cuộc đảo chính ở Campuchia đã được tổ chức như thế nào? Những yếu tố chủ yếu của cuộc đảo chính này là gì? Câu trả lời đúng đắn và đầy đủ sẽ là một bài học quan trọng sống còn, không chỉ đối với riêng Campuchia, mà còn là lời cảnh báo đối với tất cả những nhà lãnh đạo đang bảo vệ chủ quyền đất nước và phẩm giá dân tộc chống những kẻ thù bên trong và bên ngoài. Tôi xin cố gắng giải đáp như sau:

Đầu tháng 9-1969, tôi đáp máy bay đi Hà Nội dự lễ tang Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đặt nền móng và là lãnh tụ kính yêu đấu tranh cho độc lập của Việt Nam.

Từ lâu, tôi đã rất ngưỡng mộ “Bác” Hồ.

Người không chỉ thuộc về Việt Nam, mà là cả Đông Dương, cả châu Á và có thể là cả thế giới, bởi vì Người luôn luôn bảo vệ những quyền lợi của các dân tộc bị áp bức ở các thuộc địa cũng như quyền lợi của những người da đen ở Mỹ. Đối với riêng tôi, Người cũng là “đồng chí”. Người đã gửi cho tôi những bức thư trìu mến và tôi cũng đã luôn ước mong được gặp Người, nhất là trong những năm gần đây tôi thường đề nghị có cơ hội đi thăm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hà Nội.

Nhưng các bạn Việt Nam nói, Mỹ đang ném bom miền Bắc Việt Nam, một chuyến đi thăm như vậy là rất nguy hiểm đối với tôi. Tôi đáp lại: “Thì đây chính là dịp để tôi biểu thị tình đoàn kết với Việt Nam”. Các bạn Việt Nam vẫn khẳng định: “Ngài là Quốc trưởng Campuchia và cũng là người bạn lớn của Việt Nam. Chúng tôi phải chịu trách nhiệm trước nhân dân nước Ngài, nếu xảy ra rủi ro đối với Ngài vì những trận nêm bom của Mỹ”. Và thế là mãi mãi tôi không bao giờ được gặp Chủ tịch Hồ nữa.

Lúc máy bay cất cánh tôi nghĩ thật là đau đớn và mỉa mai xiết bao, chuyến đi thăm đầu tiên của tôi tới nước Việt Nam dân chủ cộng hoà lại là để dự lễ tang Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Sau này tôi mới được biết, lúc máy bay vừa mới cất cánh thì Sirik Matak đã vội triệu tập đồng bọn, trong đó có Lon Nol ở ngay tại sân bay, nhận định đây là thời cơ tốt nhất để truất phế tôi. Sirik Matak nói giữa lúc Việt Cộng và Việt Minh đang chiếm đóng trái phép lãnh thổ Campuchia thế mà “tên phản quốc Sihanouk” lại đi Hà Nội dự lễ tang “quan thầy” và còn chỉ thị làm lễ cầu siêu cho “ông chủ của hắn” ở Phnompenh thì đúng là cơ hội may mắn vô cùng để làm đảo chính truất phế Sihanouk. Sirik Matak nói, nếu tiến hành đảo chính ngay trong lúc này thì tôi sẽ không dám quay về nước nữa.

Tuy nhiên, Lon Nol lại chưa sẵn sàng hành động. Vợ Lon Nol vừa mới chết, Lon Nol đang phải lo việc chôn cất. Vốn là một kẻ cực kỳ mê tín dị đoan, Lon Nol nghĩ khởi sự giữa lúc đang có tang thì sẽ xúi quẩy. Sau này, tôi còn được những nguồn tin từ Mỹ cho biết, từ một tháng trước CIA đã thông báo cho bọn tay chân Lon Nol biết, CIA sẵn sàng ủng hộ một cuộc đảo chính lật đổ tôi. Lúc tôi bay đi Hà Nội, CIA đã nhắc lại với Lon Nol lời cam kết ủng hộ này, chỉ cần Lon Nol và Sirik Matak ấn định các chi tiết hành động và thời gian cụ thể trong kế hoạch đảo chính có cả hành động ám sát tôi nếu tôi có mặt ở Campuchia.

Thêm một chứng cứ nữa. Ngày 12-1-1971 tờ Thời đại của Australia đăng bài của giáo sư Australia Mintơn Ôxbơn, chuyên gia về các vấn đề châu Á thuật lại cuộc tiếp xúc giữa ông với Sơn Thái Nguyên là em trai Sơn Ngọc Thành  trong thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng Đông Dương hồi chiến tranh thế giới thứ hai, Sơn Ngọc Thành đã từng làm bù nhìn cho Nhật Bản, sau đó lại cầm đầu nhóm phản động Khơme Xơrây do CIA nuôi dưỡng. Sơn Thái Nguyên đã nói với giáo sư Mintơn Ôxbơn là anh trai hắn “dù sống lưu vong nhiều năm tại nước ngoài vẫn nung nấu ý đồ hạ bệ Sihanouk” và “Lon Nol đã có nhiều cuộc tiếp xúc bí mật với Sơn Ngọc Thành hồi tháng 9-1969”, trong những cuộc tiếp xúc này, đã “thảo luận về việc lật đổ Sihanouk”. Tuy nhiên, cho tới lúc đó Lon Nol vẫn chưa sẵn sàng hành động vì sau khi chôn cất vợ Lon Nol lại phải đi Pháp điều trị vết thương xảy ra do đụng độ xe hơi với tướng Nhiek Tiêu Long, một đối thủ của Lon Nol tại Campuchia.

Lon Nol đã chọn một bệnh viện tư của Mỹ ở tỉnh Nơi-y trên sông Xen gần thủ đô Paris của Pháp để chữa trị, một sự trùng hợp rất kỳ lạ là, sau khi Lon Nol vừa mới nhập viện, cũng có một số người Mỹ nữa đến điều trị, nhưng trong số họ không ai bị thương hoặc bị bệnh cả, mà lộ rõ mặt là những chuyên gia về đảo chính của CIA. Chính các sinh viên Campuchia ở Pháp đã phát hiện ra điều này. Hồi đó, trong cộng đồng người Campuchia ở Pháp người ta công khai bàn tán với nhau là ai muốn kiếm tiền một cách dễ dàng nhất thì hãy đến bệnh viện thăm Thủ tướng Lon Nol miễn là chịu khó nghe những lời Thủ tướng nói. Đại sứ Kinh Konf là sĩ quan tuỳ tùng của Lon Nol đã trao cho mỗi người đến thăm và nghe Thủ tướng chỉ thị một số tiền là 500 phăng, đồng thời còn căn dặn họ trong tương lai cần vâng lời và biết ơn Thủ tướng Lon Nol vì ngài sẽ còn hào phóng hơn nữa.

Từ đại bản doanh nguỵ trang dưới vỏ bọc bệnh viện, hằng ngày Lon Nol gọi điện về Campuchia cho Sirik Matak và đồng bọn trao đổi ý kiến về âm mưu tiến hành đảo chính. Trên tờ Người bảo vệ xuất bản ở Anh, trong các số ra ngày 14, 18-8 và 18-9-1971, nhà báo T. D. Ônman đã thuật lại những cuộc hỏi chuyện Sơn Ngọc Thành và một số đồng bọn, cho biết “cuộc đảo chính đã được chuẩn bị từ lâu” và “Lon Nol đã điều khiển chính phủ bằng điện thoại từ Paris, trong đó có cả những chỉ thị xúc tiến kế hoạch đảo chính”. Rất rõ ràng, những huấn thị lật đổ tôi đã được phát đi từ một bệnh viện Mỹ ở bên Pháp dưới sự điều khiển của Lon Nol và quan thầy CIA.

Trong những tháng trước khi Lon Nol đi Paris lại xảy ra một sự kiện nữa rất đáng chú ý. Đó là, một số lính Khơme Xơrây đặt căn cứ tại Thái Lan đã “đào ngũ”. Như tôi đã viết ở phần trên, CIA đã tuyển mộ, huấn luyện. trang bị, nuôi dưỡng đám binh lính phản động này. Việc chúng “đào ngũ” chỉ có nghĩa là chúng theo lệnh của CIA giả vờ rời bỏ hàng ngũ Khơme Xơrây, về “đầu hàng” các lực lượng vũ trang Hoàng gia Campuchia để làm nội ứng cho âm mưu phản loạn sau này. Đại tá Lon Nol là em trai Thủ tướng Lon Nol lúc đó giữ chức vụ Tổng tham mưu trưởng đã cho phép những tên lính “đào ngũ” này được tập hợp lại trong tỉnh Battambang tiếp giáp với Thái Lan và còn kết nạp cả một số tên vào những đơn vị quân đội đóng tại thủ đô Phnompenh cũng như trong lực lượng quân cảnh Campuchia.

Thời kỳ đó, tôi đã chỉ thị trích trong Quỹ cứu tế Quốc gia một triệu đồng Riên (theo thời giá, một đô la Mỹ đổi được 35 Riên Campuchia) nhằm trợ cấp cho đám lính Khơme Xơrây đào ngũ hàng loạt trở về quê quán làm ăn, đồng thời cũng nhằm khuyến khích những tên khác tiếp tục đào ngũ trở về quê hương sinh sống bình thường. Điều kỳ lạ ]à bọn chúng đã trả lại tiền và nói rằng chúng trở về nước vì yêu nước chứ không phải vì tiền. Vậy mà ngoài khẩu súng ra thì chúng chỉ có hai bàn tay trắng. Sau này tôi mới rõ số tiền thưởng cho chúng chẳng thấm gì so với số tiền chúng được CIA trả thù lao. Tuy không có tiền trợ cấp của chính phủ Hoàng gia Campuchia chúng vẫn có tiền ăn tiêu thoải mái, bởi vì chúng là lính đánh thuê cho ông chủ giầu có hơn tôi rất nhiêu. Chúng từ chối tiền thưởng tôi để dễ khiến tôi mắc lừa lòng yêu nước của chúng.

Lại thêm một chuyện đáng suy nghĩ nữa: Trong một buổi đến thăm Hà Nội, Thủ tướng Phạm Văn Đồng là một nhân vật rất thông minh, nhạy cảm, một người tôi đánh giá cao về chủ nghĩa yêu nước và lòng nhân hậu, cho tôi biết một chuyện làm tôi rất ngạc nhiên. Vào thời kỳ này, Trung Quốc thường mua gạo của chúng tôi bằng đồng đô-la rồi từ Campuchia gạo được chuyển luôn sang miền Nam Việt Nam viện trợ cho Mặt trận dân tộc giải phóng. Số gạo này được vận chuyển bằng xe tải của Quân đội Campuchia tới khu vực biên giới để trao cho Mặt trận dân tộc giải phóng. Trung Quốc đã ứng trước cho Lon Nol một số tiền rất hậu hĩnh để gạo được chuyển tới tay Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trong nửa cuối năm 1969.

Nhưng theo ông Phạm Văn Đồng thì Mặt trận dân tộc giải phóng chưa nhận được gì, kể cả gạo lẫn thuốc men là thứ rất cần. Tôi hứa sẽ trực tiếp giải quyết việc này. Trước đó nhiều năm việc mua bán chuyển vận như thế này vẫn được tiến hành chu đáo thế mà nay lại trục trặc. Đó là điều tôi rất khó hiểu. Các bạn Việt Nam ở miền Nam cũng rất ngạc nhiên không nhận được hàng đưa tới. Từ tháng 5-1969, cơ quan đại diện của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã được nâng lên cáp sứ quán. Campuchia là một trong những nước đầu tiên đã chính thức công nhận Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam từ tháng 6-1969 ngay sau khi chính phủ này thành lập.

Sau đó ít lâu chúng tôi cũng đã đón tiếp ông Huỳnh Tấn Phát, Thủ tướng Chính phủ cách mạng miền Nam Việt Nam sang thăm chính thức Campuchia và nhân dịp này hai bên đã ký một Hiệp định thương mại. Thế mà bây giờ Campuchia lại có vẻ như lừa bịp bạn hàng của mình.

Lon Nol bắt đầu giữ chức Thủ tướng từ tháng 6-1969 và ngay từ khi nhậm chức đã đặt điều kiện phải cho hắn có toàn quyền điều hành chính phủ. Sau khi hỏi lại chính phủ về việc chuyển gạo cho Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, tôi chỉ nhận được những câu trả lời rất mơ hồ. Sau khi dự lễ tang Chủ tịch Hồ Chí Minh tôi trở về nước thì Lon Nol lại được cử đi dự lễ kỷ niệm hai mươi năm thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa thay tôi vì vào thời điểm này Công chúa Margaret của nước Anh đang ở thăm Campuchia. Lúc này Lon Nol chưa lộ mặt phản bội, vẫn được tiếp đón trọng thể, được ngồi trên lễ đài Thiên An Môn bên cạnh Chủ tịch Mao Trạch Đông trong buổi diễu binh ngày 1-10-1969.

Ông Phạm Văn Đổng lúc đó cũng có mặt ở Bắc Kinh đã nêu vấn đề với ông Chu Ân Lai là Mặt trận dân tộc giải phóng không nhận được gạo và thuốc men của Trung Quốc qua đường Campuchia nhưng Lon Nol không chịu cam kết sẽ chuyển giao số hàng nói trên. Được biết chuyện này, tôi đã chỉ thị cho Lon Nol phải giao ngay hàng tới Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, nếu thất thoát phải bồi thường. Nhưng, cho tới khi đi Pháp chữa bệnh, Lon Nol vẫn không thực hiện.

Trong thời gian Lon Nol vắng mặt, Sirik Matak là người được Lon Nol chọn làm Phó Thủ tướng đảm nhiệm chức vụ Quyền Thủ tướng. Lợi dụng chức quyền này Sirik Matak đã gửi một thông tri tới các Bộ, các Vụ, qui định tất cả các báo cáo đều phải gửi tới Quyền Thủ tướng, không được trực tiếp gửi lên Quốc trưởng, người nào không tuân theo qui tắc sẽ bị “trừng phạt nặng”. Rõ ràng, cả Lon Nol lẫn Sirik Matak sau khi được CIA hứa hẹn ủng hộ đã ngày càng tỏ ra lộng hành, giải quyết mọi việc theo kiểu “chuyện đã rồi” không chịu báo cáo trước với tôi.

Nội các do Lon Nol và Sirik Matak thành lập tháng 8-1969 cũng thay đổi rất nhiều, gồm toàn thành phần đại diện cho giới tư sản mại bản, địa chủ và những thế lực có quan hệ với nước ngoài. Ngay sau khi tổ chức xong chính phủ, Lon Nol tuyên bố ngừng quốc hữu hoá. Vì vậy, từ ngày 25-11-1969 Bộ trưởng Kinh tế Ốp Kim Ang và Bộ trưởng Thương mại Prôm Tho đã chuyển giao lại việc xuất - nhập cảng từ Nhà nước quản lý cho tư nhân, việc sản xuất thuốc chữa bệnh và nhiều mặt hàng quan trọng do Nhà nước giữ độc quyền cũng chuyển cho các chủ ngân hàng tư nhân trong và ngoài nước. Sau này tôi mới được biết Sirik Matak đã làm việc này để tạo điều kiện thuận lợi tiến công tôi. Theo nhà báo Ônman trong những bài viết về Campuchia thì “Nhóm chống Sihanouk chuẩn bị cơ hội chờ đến tháng 12-1969 khi Quốc hội họp tại Phnompenh sẽ gạt bỏ Sihanouk. Nhiều nguồn tin cho biết Lon Nol đã huy động bốn ngàn quân và cảnh sát tay chân của hắn tới Phnompenh gây sức ép. Rất có thể, Sihanouk cảm thấy ít được ủng hộ sẽ phải để mặc cho Quốc hội bỏ phiếu tán thành chính sách kinh tế của Sirik Matak hơn là giải tán chính phủ để tổ chức bầu Quốc hội mới”. Phần cuối này do Ônman dự báo đã không xảy ra vì Lon Nol đang còn phải điều trị tại Pháp.

Trong thời gian Quốc hội họp, những phần tử cực đoan của Khơme Xơrây, còn gọi là “Khơme Xanh” đã lọt được vào doanh trại Phnompenh do đại tá Lon Nol (em trai Thủ tướng Lon Nol chỉ huy), chính lực lượng an ninh của tôi đã báo cho tôi biết việc này. Trong khi đó Khmer Đỏ cũng huy động lực lượng quần chúng trong Quốc hội bảo vệ chính sách kinh tế do tôi đã đề ra và chính sách này đã được đa số nghị sĩ ủng hộ. Trong phiên bỏ phiếu nhất định số đông sẽ chống lại chính sách kinh tế của Sirik Matak. Chính vì sợ bị lộ mặt nên phái Khơme Xơrây đã phải ngả theo đa số. Thế là chính sách kinh tế của Sirik Matak đã bị Quốc hội bác bỏ. Báo chí hồi đó đã viết nhiều về kỳ họp này của Quốc hội Campuchia. Đó cũng là kỳ họp cuối cùng thể hiện được tinh thần công khai dân chủ đề ra từ ngày Campuchia giành được độc lập, đồng thời cũng mở đầu cho thời kỳ Sirik Matak tiến công huỷ bỏ cách thức bỏ phiếu có tính dân chủ này.

Sau khi Quốc hội bế mạc vài ngày, tôi vào bệnh viện Phnompenh điều trị rồi đến ngày 7-1-1970 lại cùng với vợ tôi và một số tuỳ tùng trong đó có Xamđec Pen Nouth đi Pháp chữa trị tiếp tại bệnh viện đa khoa của bác sĩ Pháp Pa tê, là nơi cứ hai năm một lần tôi lại tới. Tôi cần phải đến đây để theo một thời gian biểu điều trị, đồng thời cũng để hoàn toàn nghỉ ngơi tĩnh dưỡng. Tôi nghĩ thời gian này cũng để Sirik Matak nghiền ngẫm rút ra bài học về sự thất bại trong mưu toan thay đổi chính sách kinh tế do tôi đề ra. Tôi cũng có ý định sau khi điều trị xong sẽ đi thăm Paris, Matxcơva, Bắc Kinh để xin viện trợ kinh tế, tài chính và quân sự rồi quay về nước trên cơ sở sung sức, sẵn sàng đóng góp thêm một nỗ lực mới nhằm lập lại trật tự trong nền kinh tế bằng nội lực cộng với sự giúp đỡ của các nước bạn. Tôi hoàn toàn tin chắc rằng chỉ vài tháng nữa Sirik Matak sẽ hoàn toàn lộ mặt trong việc gây tác hại bởi các hoạt động tài chính đen tối và nhân dân Campuchia sẽ vui mừng quay trở lại đường lối kinh tế cũ đã thực hiện nhiều năm từ ngày độc lập.

Tôi tuyệt đối không biết gì về âm mưu bí mật đã nhen nhóm và đang tiếp tục hình thành trong bệnh viện Mỹ ở Nơi-y, nơi Lon Nol điều trị cũng như cuộc tiếp xúc giữa Sơn Ngọc Thành và Lon Nol tại Phnompenh trong thời gian tôi đi Hà Nội hồi tháng 9-1969. Bộ trưởng An ninh của tôi lúc đó là đại tá Xôxten Phécnanđê có biết về âm mưu lật đổ tôi nhưng lúc đó đã không báo cáo cho tôi biết. Về vấn đề này, nhà báo Ônman sau đó mới tiết lộ rằng ông ta đã được “nhiều nhân vật chức vụ cao ở Phnompenh cho biết, từ sáu tháng trước khi xảy ra vụ đảo chính (ngày 18-3-1970) Lon Nol, Sirik Matak và nhiều quan chức cấp cao trong Bộ Tổng tham mưu và trong Quốc hội âm mưu lật đổ Sihanouk bằng vũ lực và nếu cần sẽ ám sát cả Sihanouk”.
Logged
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #4 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2008, 02:08:41 pm »

Ngày 18-2-1970, Lon Nol trở về nước với bản dự thảo kế hoạch hành động được thực hiện đúng một tháng sau. Ngay khi về tới Phnompenh, Lon Nol tiến hành một chuyến đi thị sát tất cả các doanh trại khu vực biên giới, tới đâu cũng hô hào các binh sĩ chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc đụng đầu lớn với “kẻ thù truyền kiếp là Việt Nam”. Hành động của hắn không chỉ dừng lại đây. Ônman tiết lộ thêm: “Giai đoạn cuối cùng trong việc chuẩn bị lật đổ Sihanouk là một loạt cuộc họp bí mật giữa một số nhân vật cấp cao tại Phnompenh trong những tháng đầu năm 1970, một số cuộc họp được tổ chức trong nhà riêng của Lon Nol và Sirik Matak, một số nữa được tiến hành trên xe ô tô để tránh bị cảnh sát mật của Sihanouk theo dõi”. Sau này tôi được báo cáo chính Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục Campuchia là Chan Xô khum đã được Lon Nol và Sirik Matak chỉ thị phải tổ chức những cuộc biểu tình chống Việt Nam trong tỉnh Vây Riêng “là nơi có cộng sản thâm nhập” và sau đó, ở cả thủ đô Phnompenh. Chan Xôkhum đã cho in trước những truyền đơn và áp phích để chuẩn bị sẵn cho những cuộc biểu tình mà sau đó được gọi là biểu tình “bột phát”. Theo lệnh của Chan Xôkhum, ngày 9-3-1970 bắt đầu có những cuộc biểu tình nhỏ, gồm chủ yếu là một số ít giáo viên và học sinh trong tỉnh lỵ Vây Riêng và khoảng năm hoặc sáu thị trấn nữa trong vùng Mỏ Vẹt cũng thuộc tỉnh Vây Riêng. Đó là những cuộc tập dượt để chuẩn bị cho cuộc biểu tình “gây ấn tượng” dự định tổ chức tại Phnompenh ngày 11-3-1970.

Bọn chúng đã lừa bịp các sinh viên trung thành với tôi, nói rằng những cuộc biểu tình này nhằm mục đích “tăng cường uy thế của Quốc trưởng Sihanouk” trong những cuộc đàm phán sắp tới ở Matxcơva và Bắc Kinh. Lon Nol lúc này đã trực tiếp nắm Bộ Thông tin, kiểm soát báo chí và đài phát thanh, soạn thảo sẵn những bài tường thuật coi những cuộc biểu mình này là “sự bùng nổ niềm căm phân của dân chúng”.

Chính thượng nghị sĩ Mỹ Maicơ Menphin, người bạn tốt của Campuchia đã cho lưu trữ những bài báo của Ônman trong tập hồ sơ lưu trữ của Quốc hội Mỹ và đã có nhận định như sau: “Tiếp theo những cuộc biểu tình nhỏ ở Vây Riêng ngày 8-3-1970, những người chủ mưu còn chỉ thị tổ chúc những cuộc biểu tình lớn hơn ở Phnompenh. Chính phủ (do Lon Nol đứng đầu) đã đẩy các sinh viên đi biểu tình và các sĩ quan trong Hội Liên hiệp thanh niên do chính phủ lập ra đã dùng loa phóng thanh lôi kéo các sinh viên tới tụ tập trước cổng các sứ quán cộng sán. Việc đập phá các sứ quán là do Bộ Tổng tham mưu Campuchia tổ chức, được thực hiện bởi các sĩ quan và cảnh sát của Lon Nol, mặc thường phục, tiến hành”.

Cũng cần nói thêm, trong những đội ngũ biểu tình này không chỉ có quân đội và cảnh sát mà còn có cả những lính biệt kích do CIA tuyển mộ trong số các dân tộc ít người của Campuchia rồi đưa về

Phnompenh khoảng một tháng trước khi xảy ra đảo chính. Ônman tiếp tục viết: “Những cuộc biểu tình ngày 11-3-1970 chỉ là phần đầu trong kế hoạch lật đổ Sihanouk. Những người trong cuộc cho biết trong chương trình hành động có hai cuộc biểu tình. Cuộc biểu tình ngày 11-3 nhằm tạo ra cuộc khủng hoảng chính trị. Cuộc biểu tình tiếp theo vào ngày 16 tạo cớ để truất phế Sihanouk. Tuy nhiên những cuộc biểu tình chống Sihanouk tiến hành trong ngày 16-3-1970 đã gặp thất bại vì bị những người trung thành với Sihanouk bao vây phản đối ngay trước trụ sở Quốc hội. Cảnh sát Phnompenh lúc đó hãy còn trung thành với Sihanouk đã bắt giữ khoảng hai mươi tên khiêu khích giữa lúc chúng đang rải truyền đơn chống Sihanouk trên đoạn đường tiến về phía trụ sở Quốc hội. Trong khi đó những phần tử chống Sihanouk đang tập hợp trong Quốc hội, trong đó có In Tam lúc đó đang giữ chức Bộ trưởng Nội vụ nóng lòng chờ đoàn biểu tình kéo đến tạo sức ép sẽ thúc đẩy Quốc hội tuyên bố “truất phế Sihanouk”.

Có thể nói rằng, tình cảm chân thật của nhân dân Campuchia đối với tôi lúc đó đã làm thất bại mưu toan của bọn chống đối định lật đổ tôi ngay trong ngày 16-3. Lực lượng đông đảo những người ủng hộ tôi đã làm khiếp sợ bọn âm mưu đảo chính. Tại tỉnh Compuông Chàm, hai tên phản động đang diễn thuyết hô hào lật đổ tôi đã bị nhân dân đánh chết. Một tên em trai của Lon Nol cũng bị giết chết trong thời điểm đó. Chính vì vậy cho nên, trong ngày 16-3 đã diễn ra nhiều cuộc biểu tình chống đối lẫn nhau giữa những người trung thành với tôi và những kẻ đi theo bọn đảo chính, gây hoang mang trong các nghị sĩ đang họp tại toà nhà Quốc hội. Có những người đã ngả theo bọn Lon Nol - Sirik Matak nhưng lại khiếp hãi trước sự phẫn nộ của nhân dân, có những người không muốn theo bọn Lon Nol - Sirik Matak nhưng lại tiếc số đô-la tiền thưởng. Suốt ngày hôm đó đã diễn ra cảnh hỗn độn giữa nhiều khuynh hướng khiến cho bọn chủ mưu không thực hiện được đòn quyết định như đã dự tính.

Tối 16-3 lại có một cuộc họp nữa tại nhà riêng của Sirik Matak. Nhiều tên phát biểu: “Chúng ta đã đi quá xa rồi, không thể lùi lại được nữa”. Lon Nol quyết định sử dụng lực lượng quân đội trong tay hắn để bắt giữ Ban chỉ huy lực lượng an ninh ở Phnompenh vẫn còn trung thành với tôi. Nguồn tin này được cấp tốc báo cáo với thiếu tá Bua Ho cảnh sát trưởng Phnompenh. Bua Ho báo cáo lại với đại tá Um Manorin và cùng đi tới kết luận là dùng các lực lượng trung thành bắt giữ Lon Nol, Sirik Matak ngay trước khi chúng khởi sự.

Nhưng đã quá muộn. Ngay trong đêm hôm đó, đại tá Manorin bị bao vây quản thúc ngay tại nhà riêng. Trước đó, Lon Nol cũng đã được Sơn Ngọc Thành hứa sẽ huy động lực lượng vũ trang Khơme Xơrây và những đơn vị lính biệt kích người miền núi do CIA huấn luyện cùng với lực lượng quân đội chế độ Sài Gòn hỗ trợ khi cần thiết. Đó là những yếu tố thúc đẩy Lon Nol hành động gấp.

Từ đêm 16 đến hết ngày 17-3 Lon Nol sử dụng quân đội để bắt giữ không phải chỉ có đại tá Manorin, thiếu tá Bua Ho mà cả đại tá Hua Truôc đang giữ chức tỉnh trưởng Kirirom một tỉnh miền núi có ý nghĩa chiến lược của Campuchia; đại tá Trau Xamrach, Tư lệnh binh chủng lính dù; và khoảng mười lăm nhân vật quan trọng khác trong đó có tỉnh trưởng Kandal, một tỉnh sát gần Phnompenh. Tư lệnh binh chủng thông tin đã bị giết vì không chịu để chúng bắt giữ.

Sau khi nghe tin xảy ra những vụ đập phá các sứ quán Việt Nam ở Phnompenh, tôi đã quyết định bay ngay về nước trong ngày 18-3.

Nhưng hôm đó Lon Nol tuyên bố đóng cửa sân bay, đồng thời còn thiết lập các lớp rào kẽm gai suốt dọc đường từ sân bay về trung tâm thủ đô. Trong nội đô tại các ngã tư đường phố đều bố trí các ổ súng máy. Xe tăng và xe bọc thép tuần tiễu trên các ngả đường. Với lực lượng và kiểu cách bố trí này, Lon Nol cố tình cản trở những người dân Phnompenh biểu tình phản đối chúng như đã từng làm trong ngày 16-3, đồng thời cũng để uy hiếp số nghị sĩ dè dặt trong Quốc hội. Nhà báo Ônman ghi nhận: “Chỉ sau khi quân đội của Lon Nol đã bắt giữ chính quyền dân sự ở Phnompenh và bố trí xe tăng bao vây toà nhà Quốc hội, lúc đó cuộc bỏ phiếu truất phế Sihanouk mới tiến hành”. Dưới sự đạo diễn của Sirik Matak và trước sự uy hiếp của Lon Nol, Quốc hội đã bắt đầu bằng việc bỏ phiếu bãi bỏ Hiến pháp cũ để “mở ra một kỷ nguyên mới của nền cộng hoà tự do dân chủ nhưng lại tán thành một chế độ độc tài quân sự và cuối cùng mới truất phế tôi bằng một cuộc “bỏ phiếu kín”, những người ký vào lá phiếu “đồng ý” hay “không đồng ý” truất phế tôi đều phải viết phiếu dưới sự giám sát của tay chân Lon Nol trước khi bỏ phiếu vào thùng. Trước sự bao vây uy hiếp của quân đội ở bên ngoài và cả bên trong trụ sở Quốc hội và sau những vụ bắt giữ liên tục xảy ra trong ngày hôm trước, không lấy gì làm lạ khi Quốc hội Campuchia “nhất trí” truất phế tôi.

Bọn đảo chính đã chọn Cheng Heng thay tôi làm Quốc trưởng Campuchia. Cheng Heng là một đại điền chủ, lúc đó đang giữ chức Chủ tịch Quốc hội, bắt đầu sự nghiệp công danh bằng chức vụ giám đốc nhà tù trung ương hồi Pháp thuộc, và kinh nghiệm hành chính cũng chỉ có thế. Đưa Cheng Heng lên ghế Quốc trưởng có nghĩa là tạo ra một tên bù nhìn vô giá trị, không gây được phiền toái gì cho các quan thầy ở bên trong cũng như bên ngoài đất nước.

Còn một sự kiện nữa mà hồi xảy ra đảo chính tôi rất ít để ý nhưng lâu dần mới thấy được tính chất. Đó là một Bá tước người Pháp tên là Bômông, một chủ trại rất giầu, có nhiều trang trại trong vùng Chup, gần biên giới tiếp giáp với Nam Việt Nam, luôn luôn tỏ ra muốn cầu thân với chúng tôi.

Trước khi qua đời, cha tôi vẫn thường dặn tôi cần duy trì những quan hệ thân hữu với ông ta, không lần nào tôi đi Pháp mà ông ta không mời tôi đến chơi. Nhưng hồi đầu năm 1970 khi tôi đi Pháp dưỡng bệnh, tôi không có tin tức gì về Bá tước Bômông cả. Ông ta đang ốm đau chăng? Sau đó tôi được biết, ông không có mặt ở nước Pháp. Nhưng rồi lại có tin ông “vẫn đang ở Pháp”, nhưng không mời tôi đến thăm nhà. Dần dà tôi càng hiểu rõ thêm nguyên nhân sự lánh mặt này. Hồi nửa đầu năm 1969, Xamđec Pen Nouth lúc đó đang giữ chức Thủ tướng đã hạn chế lợi nhuận của các mặt hàng xuất sang Pháp, nhằm bảo vệ nguồn vốn của Campuchia. Vì vậy một phần lợi nhuận của các đồn điền nước ngoài trong việc xuất nông sản đã bị giữ lại Campuchia làm nguồn vốn tái đầu tư. Bá tước Bômông đã than phiền với Sirik Matak và được Sirik Matak huênh hoang báo tin sắp tới Sihanouk sẽ bị loại bỏ và Sirik Matak sẽ là người điều hành đất nước. Lúc đó, Bá tước sẽ được đảm bảo tất cả các lợi nhuận từ việc xuất cảng đều được đưa về nước hết, vậy cần gì phải cầu cạnh Sihanouk là người sắp bị rơi vào quên lãng.

Điều rất mỉa mai là chỉ sau đó hai tháng, các đồn điền của Bá tước Bômông đều bị những ông bạn đồng minh của Lon Nol - Sirik Matak tàn phá. Máy bay Mỹ liên tiếp ném bom các đồn điền cao su của Bômông ở Campuchia, chế độ Sài Gòn cũng thích thú khi thấy cao su trong vùng kiểm soát của họ ở miền Nam Việt Nam khỏi lo bị cao su của Bômông trong vùng đồn điền Chup cạnh tranh. Sự có mặt tạm thời của các lực lượng vũ trang Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, cùng với những căn cứ tạm thời và những tuyến tiếp tế của họ xuyên qua lãnh thổ Campuchia chỉ là cái cớ xuyên tạc để bọn Lon Nol làm đảo chính. Bởi vì, chính Lon Nol trước đó cũng đã ký nhiều thoả thuận với Mặt trận dân tộc giải phóng liên quan đến việc này.

Chỉ mới vài ngày sau khi tiến hành đảo chính Lon Nol đã công khai hợp tác với Mỹ và chế độ Sài Gòn, mở đầu bằng việc trao đổi tin tức tình báo, tiếp đó là cùng phối hợp quân sự trong những cuộc hành quân chống lại Mặt trận dân tộc giải phóng tại các khu vực biên giới. Trước kia Mỹ và chế độ Sài Gòn đã nhiều năm gây sức ép để tôi cùng phối hợp chiến đấu chống Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam nhưng đều bị tôi từ chối. Tôi không muốn phụ thuộc vào Washington vì hai lý do.

Trước hết, đi với Mỹ, có nghĩa là từ bỏ đường lối trung lập của Campuchia. Thứ hai, cũng như đại đa số nhân dân Campuchia tôi thành thật có thiện cảm với những người Việt Nam kháng chiến đang tiến hành một cuộc đấu tranh kiên cường chống Mỹ xâm lược. Càng tiếp xúc với những người lãnh đạo Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Việt Nam dân chủ cộng hoà, tôi càng đánh giá cao lòng yêu nước, tinh thần hy sinh phấn đấu và những tính cách nhân vănm nhân bản của họ.

Chính vì những lẽ đó, để biểu lộ sự ngưỡng mộ, tôi đã chỉ thị tổ chức lê cầu siêu Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ba ngày theo nghi lễ quốc tang. Giữa lúc bọn Lon Nol điên cuồng phản đối sự “cắm chân của Việt Cộng trên lãnh thổ Campuchia”, tôi đã tổ chức lễ truy điệu cố Chủ tịch Hồ Chí Minh không kém chút nào so với nghi lễ dành cho vị đứng đâu đất nước chúng tôi. Một trăm vị chức sắc tôn giáo đã đọc kinh cầu nguyện ngay trong Chính điện của Hoàng cung, nơi đặt ngai vàng, trước các quan chức cấp cao nhất trong Hoàng gia, trong khi Đài Phát thanh Phnompenh cử nhạc tưởng niệm.

Cũng cần phải nói thật, tôi không muốn Campuchia trở thành một nước cộng sản. Trước kia, dưới sức ép của Lon Nol mà sau này tôi mới biết rõ là hắn muốn tôi tập trung chú ý vào việc đề phòng lực lượng cánh tả để che giấu âm mưu thật sự của lực lượng cực hữu đôi khi tôi đã tỏ ra quá cứng rắn đối với Khmer Đỏ, nhất là khi tôi cho rằng những hoạt động của Khmer Đỏ có thể tổn hại đến đường lối trung lập độc lập của Campuchia. Điều Lon Nol và Sirik Matak lo ngại nhất là nếu tôi trở về ngay sau khi đảo chính, tôi có thể tập hợp dân chúng và các lực lượng vũ trang chống lại chúng. Vì vậy, với tính chất khủng bố không thương tiếc, Lon Nol đã đe doạ tịch thu máy bay, bắt giữ toàn bộ nhân viên phi hành của bất cứ công ty hàng không nào dám đưa tôi và những người đi theo trở về Campuchia, một lời đe doạ vi phạm các luật pháp Quốc tế trong lịch sự ngành hàng không dân sự. Hơn nữa, như Ônman tiết lộ, Lon Nol còn ra lệnh ám sát tôi nếu tôi trở về được Phnompenh.

Cũng trong ngày 18-3-1970, khi vừa sẩm tối, xa lộ từ bến cảng Sihanouk Vin đến Phnompenh bị cấm lưu thông đối với các xe dân sự điều chưa hề xảy ra trước đó. Trên đường giao thông, mọi người chỉ nhìn thấy từng đoàn xe quân sự qua lại suốt đêm. Trong ngày xảy ra đảo chính, các phóng viên phương Tây đều nhìn thấy lực lượng quân đội bao vây trụ sở Quốc hội toàn bằng súng Mỹ M.16 mới toanh, loại súng này trước kia quân đội Campuchia không có. Thượng nghị sĩ Mai-cơ Graven thuộc Đảng Dân chủ bang Alaska đã nhận xét: “Chính Mỹ đã nuôi dưỡng, huấn luyện những phần tử đối lập nhằm lật đổ Sihanouk. Chính phủ Mỹ từng tiến hành những hoạt động ngấm ngầm ở Campuchia, phải biết rõ về công cuộc chuẩn bị cho cuộc đảo chính này”.

Logged
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #5 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2008, 02:13:45 pm »

Bàn tay phá hoại của CIA

 
Phản ứng đầu tiên của tôi khi nhận được những tin tức gây rối loạn ở Phnompenh là nghĩ ngay đến bàn tay của Cục Tình báo trung ương Mỹ, gọi tắt là CIA. Trong bài phát biểu trên Đài Truyền hình Pháp ngày 14-3-1970, tôi đã nêu lên ý nghĩ này, đến khi tới Bắc Kinh tôi lại nhắc lại một lần nữa. Dĩ nhiên lúc đó tôi chưa có những bằng chứng cụ thể mà mãi sau này mới có những tư liệu, tài liệu đầy đủ. Nhưng CIA đã từng gây ra quá nhiều vụ phá hoại lật đổ ở Campuchia tới mức tôi nghĩ ngay rằng vụ đảo chính ngày 18-3-1970 chỉ là kết quả logic của một chuỗi âm mưu trong quá khứ.

Thử thách đầu tiên của tôi đối với những hoạt động can thiệp của CIA bắt đầu từ cuối năm 1955 khi Alen Đa-lét là trùm CIA tới thăm Phnompenh.

Anh trai Alen Đa-lét là Giôn Phôxtơ Đa-lét hồi đang làm Ngoại trưởng Mỹ cũng đã đến Campuchia xin gặp tôi ngỏ ý muốn mời Campuchia gia nhập khối Liên minh quân sự Đông Nam Á, gọi tắt là SEATO do Mỹ cầm đầu. Tôi từ chối, vì gia nhập SEATO có nghĩa là đi ngược lại đường lối trung lập mà Campuchia cam kết tại Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương năm 1954 và tại Hội nghị Băng đung - Inđônêxia tháng 4-1955 tôi đã khẳng định.

Tôi không chủ trương tham gia SEATO vì tôi nhận xét đây là một khối liên minh quân sự xâm lược chống lại các nước láng giềng trong khu vực, là những nước mà Campuchia không cùng một hệ tư tưởng nhưng vẫn duy trì những quan hệ hữu nghị.

Tôi đã giải thích rất rõ với Giôn Phôxtơ Đa-lét, một con người ngạo mạn, cay cú, nhưng ông ta vẫn chưa nghe ra. Bây giờ, em trai Ngoại trưởng Phôxtơ Đa-lét là Giám đốc Cục Tình báo trung ương Mỹ CIA Alen Đa-lét lại tới đây, vác theo một cặp hồ sơ đầy những tài liệu nói rằng Campuchia đang là nạn nhân đứng trước “nguy cơ xâm lược của cộng sản”, cách độc nhất để cứu sống chế độ quân chủ Campuchia, đất nước Campuchia, và cứu sống cả bản thân cá nhân tôi là chấp nhận sự che chở của khối SEATO. Những tài liệu do Alen Đa-lét đưa ra không phù hợp với những nguồn tin tôi thu lượm được. Tôi đã trả lời Alen Đa-lét như đã nói với Phôxtơ Đa-lét, Campuchia không gia nhập SEATO. Nền trung lập và đạo Phật của Campuchia là đủ rồi. Trùm tình báo Mỹ không còn cách nào khác là lại xếp những tư liệu dẫn chứng vào trong cặp rồi ra về.

Đại sứ Mỹ tại Campuchia hồi đó là Rôbớt Mác Clintốc, mà các cơ quan an ninh của Campuchia đã xác nhận đó là một nhân viên CIA, lúc này cũng đang hết sức gây sức ép, không chỉ đối với tôi, mà cả với mẹ tôi, với cha tôi. Đại sứ Mỹ Mác Clintốc phát triển thêm những lý lẽ mà trước đó, trùm CIA Alen Đa-lét đã nói với tôi, tức là “Trung Quốc có ý định nuốt chửng Campuchia; một quốc gia dù có trung lập đi nữa, cũng không thể nào chống chọi được với chủ nghĩa cộng sản toàn cầu; Quốc hội Mỹ sẽ cắt viện trợ đối với những nước nào đi theo đường lối trung lập... Không tham gia cuộc thập tự chinh chống cộng sản cùng với Mỹ, có nghĩa là chống lại Mỹ...”. Lý luận cho rằng “trung lập là một thái độ vô đạo đức và nguy hiểm” còn được Ngoại trưởng Mỹ Phôxtơ Đa-lét nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Mãi tới năm 1958 khi gặp lại tôi, ông ta vẫn còn đe doạ: “Campuchia không thể đi theo đường lối trung lập được. Các ngài phải chọn lấy một trong hai con đường: hoặc là đi theo thế giới tự do, hoặc là đi theo cộng sản”.

Ngày 31-1-1956 tôi tới Manila theo lời mời của Chính phủ Philippin, được đón tiếp rất nồng nhiệt. Các đường phố đều treo đầy cờ, hoa, người dân đứng đầy đường, những người đứng ở cửa sổ tung hoa đón chào tôi. Tôi cảm thấy có một cái gì đó hơi quá đáng trong cuộc đón tiếp này.

Nhưng, ai là người chẳng bị quyến rũ vì sự lộng lẫy và nhiệt tình như vậy? Ngày hôm sau, tôi mới rõ lý do. Buổi sáng sau khi tắm tôi bắt đầu đọc báo và phát hiện ngay bài xã luận trên tờ Thời báo Manila dòng chữ: “Chuyến viếng thăm của Hoàng thân Sihanouk tới Manila có thể kết thúc bằng việc tuyên bố Campuchia gia nhập SEATO... Chuyến thăm này đã được chuẩn bị rất chu đáo và là một phần trong chiến dịch vận động nước Campuchia trung lập gia nhập cuộc đấu tranh của phương Tây chống phương Đông”. Tôi lặng người đi một lát, cảm thấy đắng cay chua chát khi nhận rõ tất cả những đoá hoa, ban nhạc và các nữ nghệ sĩ được huy động đón chào tôi chỉ là một cái bẫy lôi cuốn nhưng xảo trá, đó là sự tiếp nối, bằng những thủ đoạn êm ái, dê chịu, tiếp theo những sức ép chính trị thô bạo mà anh em Đa-lét đã đối xử với tôi, có thêm đại sứ Mỹ Mác Clintốc cũng tham gia.

Trong bài diễn văn đầu tiên đọc tại Manila, tôi kiên quyết bảo vệ lập trường trung lập nhưng cũng tránh không công kích SEATO, vì vậy đã được vỗ tay hoan nghênh. Một số thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ còn ngỏ ý sẽ xem xét lại chính sách của Philippin dưới ánh sáng phong trào không liên kết.

Trước khi đọc bài diễn văn này tôi có nhận lời tới thăm thượng nghị sĩ Manglapút mà tôi đã có dịp quen thân trong Hội nghị Băng đung. Cũng như tôi, ông say mê âm nhạc, việc tôi đến thăm mang cho ông một sự hãnh diện bởi vì ông đã tích cực hoạt động, vận động để tôi tới thăm chính thức Philippin mà ông tin chắc rằng trong chuyến thăm này tôi sẽ chính thức nhận cái “ô bảo hộ” của SEATO. Nhưng tôi kiên quyết từ chối khiến cho buổi đàm thoại tối hôm đó giữa tôi và ông trở nên trái ngược nhau một cách tệ hại. Theo chương trình đã ấn định, tôi còn phải đến thăm căn cứ quân sự Mớcphi, nơi đặt trụ sở Bộ Tham mưu quân đội, tham dự lễ duyệt binh và đọc một bài diễn văn. Trước khi đi thăm Philippin, tôi có quen một người tên là Phrăngxoa Barúc tự xưng là một “nhà doanh nghiệp” gốc Libăng đang làm ăn sinh sống tại Phnompenh từ nhiều tháng nay, nhưng nhiều người cho rằng anh ta còn làm nhiều việc nữa chứ chẳng riêng gì kinh doanh buôn bán. Tôi rất ngạc nhiên khi đến Manila cũng thấy người lái buôn này có mặt ở đó. Anh ta nói, đến Philippin vì công việc buôn bán, nhưng lại ngỏ ý với tôi trong bài diễn văn đọc tại Mớcphi cần “hạ bớt giọng cứng rắn đôi chút” với bài đã đọc tại Manila, trước Quốc hội Philippin. Phrăngxoa Barúc còn nói, anh ta đã được những người rất thân cận với chính phủ Philippin gợi ý soạn thảo một bài diễn văn mà anh nghĩ rằng rất dễ được hoan nghênh. Liền sau đó, anh ta đưa cho tôi bản thảo bài diễn văn này, viết ngay trên tập giấy có sẵn ở nhà nghỉ Manila.

Tôi nhận tờ giấy này và nói sẽ dùng để tham khảo. Sau đó, một số nhân viên tháp tùng tôi, báo cáo với tôi là nhìn thấy một thư ký của toà đại sứ Mỹ tại Manila tới khách sạn Manila “đọc” cho Phrăngxoa Barúc viết bài diễn văn trong quầy bar ở khách sạn để rồi chuyển cho tôi khi tôi tới doanh trại Mớcphi. Chính vì vậy cho nên, tôi đã cẩn thận trao cho Câu lạc bộ báo chí Philippin toàn văn bài nói chính thức của tôi, đề phòng báo chí lẫn lộn với bản dự thảo của Phrăngxoa Barúc. Sau thất bại trong “sứ mệnh tại Manila” Phrăngxoa Barúc đã bị CIA gọi về Mỹ. Sau đó tôi được tin thêm, tên tay sai này của CIA đã chết.
Sau khi trở về Phnompenh tôi trở thành mục tiêu công kích của báo chí Thái Lan và Nam Việt Nam, hồi đó đang còn phụ thuộc vào Mỹ. Họ lên án tôi đang “mở đường cho Trung Quốc xâm lược Thái Lan và Nam Việt Nam”, kêu gọi Thái Lan và chế độ Sài Gòn phải “áp dụng các biện pháp phòng vệ”.
Đại sứ Mỹ Mác Clintốc ở Phnompenh phụ hoạ ngay với những luận điệu này bằng những lời lẽ đe doạ. Bên kia biên giới Campuchia, CIA đã cắm chân vững chắc ở Thái Lan, Đại sứ Mỹ tại Băng cốc năm 1954 là Uyliam Đônôvan đã từng giữ chức Giám đốc Sở Tình báo chiến lược OSS, tiền thân của CIA, kế tục Đônôvan là Giôn Pơriphôi cũng là một quan chức hàng đầu của CIA, đã từng trực tiếp tổ chức cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Goatemala Arbenxơ, khi thấy Goatemala đi chệch quỹ đạo Mỹ. Sau khi tôi từ Philippin về nước, Thái Lan và Nam Việt Nam cùng phối hợp bao vây phong toả kinh tế Campuchia, gây cho chúng tôi rất nhiều khó khăn vì giao thông đường thuỷ của Campuchia với bên ngoài phải qua bến cảng Sài Gòn, đường sắt thông với nước ngoài phải qua Thái Lan. Để tăng cường thêm hiệu quả của việc bao vây kinh tế, máy bay quân sự của Thái Lan và Sài Gòn thường xuyên vi phạm sâu vùng trời Campuchia, biệt kích do CIA tổ chức, huấn luyện đột nhập sâu vào lãnh thổ Campuchia ở các khu vực biên giới. Không còn là sự uy hiếp đe doạ nữa, mà thật sự là những cuộc thăm dò chuẩn bị cho đảo chính, theo kiểu đã làm ở Goatemala.

Tháng 4-1955, các thành viên khối quân sự SEATO họp tại Băng cốc đã quyết định đặt Nam Việt Nam, Lào, Campuchia dưới sự che chở của SEATO mà không cần hỏi ý kiến trước.
Campuchia chỉ còn biết lên tiếng phản đối và tôi đã báo cho đại sứ Mỹ Mác Clintốc ở Phnompenh biết “chúng tôi không cần sự che chở mà chúng tôi không tự nguyện yêu cầu”, mặc dù tôi biết rõ, sự từ chối này sẽ dẫn đến những hậu quả xấu cho Campuchia. Tháng 3-1956, nhân dịp tiếp nhà báo Liên Xô Xuri Grisencô và nhà báo Australia Uynphrét Bớcsét tôi đã giải thích, nếu Mỹ thật sự là một nước dân chủ thì chính phủ Mỹ cần phải tôn trọng lập trường trung lập của chúng tôi.

Trong phiên họp Quốc hội vừa qua tôi đã nêu ý kiến với các đại biểu dự họp: nếu ai tán thành Campuchia gia nhập SEATO, xin hãy giơ tay tỏ rõ thái độ. Không một người nào giơ tay cả. Tôi lại nêu ý kiến, ai từ chối gia nhập bất cứ một khối liên minh quân sự nào, xin giơ tay cho biết chính kiến.

Tất cả mọi người đều giơ tay. Sau khi Quốc hội Campuchia kết thúc kỳ họp khoá 3 được vài tuần, quân đội Thái Lan liền xâm lấn lãnh thổ, chiếm ngôi đền Preat Vihia của chúng tôi. Đường biên giới giữa Campuchia với Thái Lan và Nam Việt Nam luôn luôn đóng chặt, không còn giao lưu qua lại nữa.

Logged
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #6 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2008, 02:17:37 pm »

Khi tiến hành Hội nghị Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, Mỹ vẫn viện trợ 80% chi phí chiến tranh cho Pháp. Chính phủ Pháp trích một phần viện trợ này nhằm duy trì quân đội và bộ máy cai trị của Pháp ở Campuchia. Sau khi chiến tranh kết thúc, Mỹ ngừng chuyển tiền cho Pháp và ngỏ ý viện trợ trực tiếp cho chúng tôi. Ý kiến do Mỹ đưa ra là quân đội Campuchia cần phải hiện đại hoá và phát triển thêm để có thể gánh vác nhiệm vụ chung là cùng bảo vệ thế giới tự do.

Ngoại trưởng Mỹ Đa-lét một lần nữa lại dựng lên bóng ma của “sự xâm lược hiển nhiên của cộng sản” để chứng minh Campuchia cần phải có một đội quân vững mạnh do Mỹ chi tiền, đồng thời Mỹ cũng sẽ viện trợ tài chính cho Campuchia trên các lĩnh vực khác.

Đúng là chúng tôi cần có quân đội riêng, không phụ thuộc vào Pháp. Nhưng lúc đó chúng tôi cũng còn cần phải xây dựng hạ tầng cơ sở bị hư hỏng vì chiến tranh, xây dựng các tuyến giao thông với nước ngoài không phụ thuộc vào các nước láng giềng, sửa chữa cầu cống... Ngoài ra còn phải nâng cao thêm đời sống vật chất của nhân dân lên một mức tối thiểu, đặc biệt là phải cải tiến lĩnh vực giáo dục, y tế. Vì vậy tôi đã chấp nhận viện trợ Mỹ nhưng liền sau đó đã sớm phát hiện, viện trợ tài chính của Mỹ đã đẻ ra nạn tham nhũng ở Campuchia. Chỉ trong vòng hai năm và chỉ bằng một cách là vận hành, điều khiển đồng đô-la, Mỹ đã thành công trong việc tạo ra một lực lượng nội ứng ngay trong lòng đất nước chúng tôi, một đạo quân thứ năm về chính trị nhằm huỷ hoại nền trung lập và buộc chúng tôi chấp nhận cái ô bảo hộ của SEATO. Mỹ hứa thưởng công không tiếc tiền cho những kẻ tay sai nào làm được điều đó. Tiền Mỹ ban thưởng cứ như là “của trời cho” và cũng từ trên trời hàng chục tấn bom B.52 được ném xuống. Nhưng cần gì đếm xỉa đến bom B.52 miễn là đồng đô-la cứ rơi như mưa từ trên trời xuống.

Quả là tôi không thể nào để mắt được tới lĩnh vực kinh tế, trong khi có những kẻ lại che giấu tôi những việc làm đen tối của họ. Đến cuối năm 1956 bùng nổ cuộc khủng hoảng nội các, mà nguyên nhân là sự phẫn nộ trước tệ nạn tham nhũng tràn lan khắp mọi nơi mà không bị trừng phạt cùng với tệ nạn buôn bán ngoại tệ và chợ đen, chính phủ bị đổ, mặc dù tôi cố gắng cứu vãn. Tôi có bằng chứng để nói rằng sứ quán Mỹ và bọn giầu có nhất trong giới tư sản mại bản đã gây ra cuộc khủng hoảng này. Ngay sau khi chính phủ sụp đổ, đã có nhiều tin đồn về cuộc đảo chính sẽ xảy ra nhưng lúc đó Mỹ chưa tìm được một tên tay sai thật đắc lực để thực hiện mưu đồ này. Phản ứng của tôi là triệu tập kỳ họp Quốc hội khoá 4, và kỳ họp này chỉ thảo luận một việc là ghi vào Hiến pháp đường lối trung lập. Trong bài diễn văn khai mạc, tôi nhìn thẳng vào đại sứ Mỹ hồi đó là Các Xtrôm và nói, theo những nguồn tin tình báo mà tôi thu lượm được thì “một cuộc bạo loạn lật đổ do nước ngoài giúp đỡ tài chính đang được chuẩn bị”. Tôi nhắc đến “những nhà chính trị và những tên đầy tham vọng đang tụ tập lại thành từng nhóm và cũng đang xâu xé lẫn nhau nhằm tranh giành quyền lực phục vụ cho lợi ích của một cường quốc ngoại bang”. Tôi cảnh báo, “các nước ngoài đó không cho không bao giờ, nhất là khi sự hào phóng của họ lại dành cho những tên tham vọng quay lưng lại với những lợi ích của dân tộc”.
Ngày nay, khi đọc lại bài diễn văn này, tôi càng thấy vẫn còn nguyên tính thời sự sau khi bùng nổ cuộc đảo chính ngày 18-3-1970.

Tháng 6-1958, tôi lại bị một cú “sốc” nữa.

Quân đội Sài Gòn chiếm tỉnh Xtung Treng ở miền Đông Bắc Campuchia. Binh lính Sài Gòn đã tiến sâu vào đất Xtung Treng hơn mười kilômét và có ý định ở lại đây lâu dài bằng cách cắm lại những cột mốc biên giới tiếp giáp với Nam Việt Nam. Điều cay đắng là tôi không được huy động quân đội để xua đuổi đám quân này chỉ vì tôi đang tiếp nhận viện trợ quân sụ của Mỹ. Đại sứ Mỹ hồi đó là Các Xtrôm nói thẳng với tôi là “viện trợ quân sự của Mỹ chỉ được dùng để chống lại sự xâm lược của cộng sản, chứ không được phép, bằng bất cứ cách nào. sử dụng để chống lại các đồng minh của Mỹ nhất là các thành viên SEATO”. Tôi đành đề nghị Xtrôm, dùng ảnh hưởng của mình đối với Ngô Đình Diệm, gây sức ép để Diệm rút quân. Đại sứ Mỹ trả lời, Mỹ không muốn can thiệp vào việc tranh chấp giữa hai nước láng giềng vì những nước này đều là bạn của Mỹ. Sao lại gọi là việc tranh chấp được. Làm gì có chuyện tranh chấp lãnh thổ? Đây chính là sự xâm lược rất rõ ràng, hiển nhiên.

Tôi nói, tôi không còn cách lựa chọn nào khác là ra lệnh báo động cho toàn quân. Phản ứng của đương kim đại sứ Xtrôm giống hệt như cựu đại sứ Mác Clintốc trước kia: Mỹ sẽ cắt ngay viện trợ nếu có một viên đạn bắn vào toán quân đang được Mỹ che chở. Ngay cả dùng xe tải do Mỹ viện trợ cũng không được phép. Tôi đã giải thích rất nhiều với ông Xtrôm là tôi không nhìn thấy một chút đe doạ xâm lược nào từ phía cộng sản, ngược lại càng ngày chúng tôi càng bị Nam Việt Nam và Thái Lan uy hiếp, nhưng ông ta vẫn không chịu hiểu. Khi tôi đặt vấn đề sẽ buộc phải đi tìm nguồn viện trợ từ các nước khác (ngầm hiểu là Trung Quốc) đại sứ Mỹ đã gạt phắt bằng cách nói rằng nước được Mỹ viện trợ phải cam kết từ chối bất cứ sự viện trợ nào của bất cứ nước nào trong phe xã hội chủ nghĩa.

Chúng tôi đã chấp nhận viện trợ Mỹ chỉ vì một lý do duy nhất là để đảm bảo việc bảo vệ các đường biên giới. Nhưng các điều khoản viện trợ của Mỹ đã trói chặt chân tay chúng tôi trong khi biên giới của chúng tôi bị xâm phạm, lãnh thổ của chúng tôi bị chiếm đóng. Rồi sự việc còn đi tới đâu nữa? Vấn đề khẩn cấp đặt ra là chúng tôi phải làm chủ hơn nữa trên đất nước của mình, đặc biệt là trong lĩnh vực quốc phòng, chúng tôi phải áp dụng một chính sách hợp với logic và lẽ phải, hợp với lợi ích sống còn của dân tộc, với tư cách là một giống nòi, một dân tộc, một đất nước tự do, độc lập.

Tháng 8-1958, tôi đi thăm Trung Quốc lần thứ hai. Quân đội Sài Gòn vẫn tiếp tục chiếm đóng lãnh thổ của chúng tôi. Tôi đã nói chuyện rất lâu với Chủ tịch Mao Trạch Đông xoay quanh vấn đề này. Sau chuyến thăm này, hai nước Campuchia và Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với nhau. Trung Quốc nhận lời giúp Campuchia xây dựng một số xí nghiệp. Dĩ nhiên, sự kiện này làm cho CIA càng thêm tức tối và sự cay cú này càng bộc lộ rõ rệt hơn cả chuyến thăm Trung Quốc lần thứ nhất của tôi năm 1956, Sơn Ngọc Thành được CIA chọn làm con chủ bài trong âm mưu lật đổ tôi, ráo riết củng cố tăng cường các căn cứ của bọn phản động vũ trang Khơme Xơrây trên đất Thái Lan và Nam Việt Nam. Cũng xin nói rõ thêm, trong thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng Campuchia, Sơn Ngọc Thành đã được Nhật chọn làm Thủ tướng bù nhìn kiêm Bộ trưởng Ngoại giao. Sau khi Nhật bại trận, quân Pháp tiến vào Campuchia dưới sự che chở của quân Anh, Sơn Ngọc Thành đã bị Pháp bắt, tuyên án tử hình vì tội phản bội. Chính tôi đã đề nghị với người Pháp tha cho Thành tội chết, và cho phép Thành sống lưu vong ở nước ngoài. Nhưng Thành vẫn nung nấu ý đồ triệt hạ tôi. Thật là logic vì lúc này Thành lại phục vụ CIA, được CIA cho cầm đầu các lực lượng vũ trang Khơme Xơrây do CIA nuôi dưỡng, huấn luyện, trang bị vũ khí, tập trung tại các khu vực biên giới Nam Việt Nam và Thái Lan tiếp giáp với Campuchia.

Tháng 9-1958, khoảng một tháng sau khi tôi từ Bắc Kinh trở về Phnompenh, khối SEATO lại họp ở Băng cốc. Ba tháng sau cuộc họp này của SEATO, đến lượt Sơn Ngọc Thành tới Băng cốc gặp các quan thầy CIA và trong cuộc họp do CIA triệu tập còn có cả Ngô Trọng Hiếu  là Tổng lãnh sự của chế độ Sài Gòn tại Phnompenh.

Những tin tức tiết lộ sau đó cho biết cuộc họp đã thông qua nghị quyết ba điểm:
1- Sử dụng nguồn tài chính của Mỹ để thành lập một đảng đối lập ở Campuchia nhằm phá hoại đường lối trung lập của Campuchia.

2- Tiến hành các hoạt động gây rối loạn như bắt cóc, cướp của giết người, kết hợp với những tin đồn về một cuộc xâm lăng sắp tới của cộng sản.

3- Tổ chức những nhóm vũ trang bí mật ngay trong nội địa Campuchia sẵn sàng khởi sự vào giờ G, ngày N.
Sơn Ngọc Thành được phân công nắm các lực lượng vũ trang tập trung ở khu vực biên giới Thái Lan tiếp giáp với Campuchia đã được CIA chi 1 triệu đô la vào việc tuyển mộ, nuôi dưỡng, huấn luyện, trang bị vũ khí. Ngô Trọng Hiếu có nhiệm vụ nắm các lực lượng vũ trang tập trung ở khu vực biên giới Nam Việt Nam tiếp giáp với Campuchia.

Tướng Đáp Chuôn  lúc đó là Tư lệnh các lực lượng vũ trang Campuchia trong khu vực từ Xiêm Riệp  đến Compuông Thom, (vốn là một sĩ quan nổi tiếng trung thành chính trực chưa bao giờ bị nghi ngờ) cùng với Sam Sary  phụ trách việc lật đổ ở trong nước. Một điệp viên CIA tên là Vichto Maxaô Matsui (một người Mỹ gốc Nhật Bản) giữ nhiệm vụ liên lạc với ba nhóm vũ trang nói trên và chuyển giao vũ khí, phương tiện, tài chính cho những nhóm này. Năm 1958, tôi dẫn đầu đoàn đại biểu Campuchia đi dự khoá họp Liên hợp quốc tại New York rồi sau đó đi Washington gặp Tổng thống Mỹ Ai-xen-hao. Khi tôi quay trở về New York, các nhân viên trong đoàn đại biểu Campuchia báo cáo với tôi, một thành viên trong đoàn là Xlát Pêu có nhiều cuộc tiếp xúc mờ ám với người Mỹ, có khi trò chuyện với nhau ngay trong phòng ngủ của Xlát Pêu tại khách sạn, và không bao giờ Xlát Pêu cho biết về nội dung những cuộc nói chuyện bí mật này.

Xlát Pêu quen thân với Vichto Matsui và là em trai tướng Đáp Chuôn. Chính tướng Đáp Chuôn đã dùng ảnh hưởng của mình để vận động cho Xlát Pêu trúng cử đại biểu Quốc hội tỉnh Xiêm Riệp và tạo điều kiện cho Xlát Pêu đi vào con đường hoạt động chính trị. Cũng vẫn Đáp Chuôn đã giúp Xlát Pêu đi Ấn Độ học tiếng Anh. Rất có thể CIA đã bắt mối với Xlát Pêu ở Ấn Độ trước khi Xlát Pêu được cử làm một thành viên trong đoàn đại biểu Campuchia đi dự cuộc họp Liên Hợp Quốc và CIA đã dùng Xlát Pêu làm sợi dây liên lạc với Matsui, Ngô Trọng Hiếu, Đáp Chuôn.

Tất cả sự việc sau đó đã diễn ra đúng như kịch bản đã soạn thảo tại Băng cốc. Đầu năm 1959, Sam Sary gửi tôi một “bức thư ngỏ” đề nghị cho phép thành lập một đảng chính trị. Cùng lúc này hàng ngàn truyền đơn được tán phát tại thủ đô Phnompenh, quảng cáo cho các đảng chính trị mà Sam Sary sắp thành lập, nói rằng đảng này sẽ đẩy mạnh đấu tranh đỏi chính phủ áp dụng một “chủ nghĩa trung lập thân phương Tây” chứ không phải trung lập một cách độc lập và đơn độc. Những tờ truyền đơn này cũng tuôn ra những luận điệu mị dân đã phá chế độ quân chủ lập hiến mà mới đọc qua đã thấy “sặc mùi” giọng lưỡi quen thuộc của Sơn Ngọc Thành. Rõ ràng đây không phải là chuyện tổ chức một đảng chính trị mới mà là gieo rắc sự hoài nghi và gây rối loạn. Cũng trong thời điểm này, nạn khủng bố, cướp bóc cũng lan tràn, nhiều trẻ em con các quan chức cấp cao bị bắt cóc.

Sơn Ngọc Thành còn đe doạ nhân dân vùng Battambang là ba tiểu đoàn Khơme Xơrây và nhiều toán biệt kích dưới quyền hắn đang từ các căn cứ đặt trong các tỉnh Tây Ninh và Kiến Tường ở Nam Việt Nam đang thâm nhập vào nội địa Campuchia. Trong khi đó, Đáp Chuôn lặng lẽ bố trí quân tại những địa điểm chiến lược trong khu vực các tỉnh Xiêm Riệp và Cômpuông Thom và còn bí mật đưa được một số tay chân vào đội quân cảnh vệ ở Hoàng cung việc này không khó khăn lắm vì lúc đó tôi rất tin cậy hắn.

Nhìn chung, các cơ quan an ninh của chúng tôi hồi đó vẫn hoạt động khá tốt, và chúng tôi còn còn may mắn được các nước bạn cung cấp cho nhiều tin tức quan trọng thông qua các quan hệ ngoại giao hữu nghị. Vì vậy, chúng tôi thu lượm được những thông tin không phải chỉ từ các cơ quan an ninh của mình. mà còn từ các sứ quán Trung Quốc và Pháp. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những tin tình báo, chưa có chứng cớ cụ thể để tiến hành bắt giữ.

Dù sao, trong bài diễn văn đọc tại Cômpuông Chàm ngày 13-1-1959 tôi cũng nói bóng gió rằng chúng tôi đã phát hiện được một âm mưu nhằm mục đích thủ tiêu tôi, để chiếm chính quyền và thay vào đó bằng một chế độ thân Mỹ, chấm dứt nền trung lập của Campuchia.

Trên thực tế, còn phải làm rất nhiều việc nữa để phanh phui toàn bộ mưu đồ phản loạn trước ánh sáng. Dù sao mấy lời cảnh báo của tôi trong bài diễn văn cũng làm cho bọn cầm đầu đang ẩn náu tại Sài Gòn và Băng cốc chột dạ, bớt hung hăng đôi chút. Sau đó một tuần, khi đã có đủ chứng cứ, tôi hạ lệnh bắt giữ toàn bộ bọn âm mưu phan loạn đang có mặt tại Phnompenh. Nhiều tên bị tóm gọn, riêng Sam Sary chạy thoát. Sau này tôi mới biết, hắn đã được Matsui, Ngô Trọng Hiếu và cả Lon Nol kịp báo tin và đã vội vã tháo chạy. Quân đội Campuchia cũng đã được điều động tới các khu vực biên giới làm thất bại phần lớn mưu đồ tiến công vũ trang của bọn phản loạn.

Đầu tháng 2-1959, tôi được báo cáo có nhiều sự kiện đáng ngờ vừa xảy ra tại Xiêm Riệp. Ngô Trọng Hiếu là tổng lãnh sự của Ngô Đình Diệm tại Phnompenh đã tới Xiêm Riệp gặp Đáp Chuôn rồi lại bay đi Sài Gòn. Ngày 7-2, có hai người Đài Loan nói là làm việc cho hãng phim Kam Wah đã từ Hồng Công tới Xiêm Riệp, mang theo nhiều hòm to chở các dụng cụ và nghỉ ngay tại tư dinh tướng Đáp Chuôn. Cũng trong ngày hôm đó, một vị thượng khách là đô đốc Mỹ Hari Phen cũng tới thăm Đáp Chuôn. Xiêm Riệp là nơi có khu đền Ăngco nổi tiếng, thường vẫn có nhiều du khách tới tham quan các di tích lịch sử của Campuchia nhưng chưa bao giờ người ta thấy có những vị khách quan trọng tới đây dồn dập trong hai tuần đầu tháng. Sau đô đốc Mỹ Hari Phen là tướng Mỹ Laotơn Colin đang phụ trách việc huấn luyện cho quân đội Ngô Đình Diệm tại Nam Việt Nam cũng từ Sài Gòn tới Xiêm Riệp. Điều đặc biệt là tướng Lênxđên một điệp viên cao cấp nhẵn mặt quen tên của CIA cũng tới đây. Cuối cùng là đô đốc Mỹ Hôpút là tư lệnh lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương sau khi chiêm ngưỡng khu đền Ăngco cũng đến nhà tướng Đáp Chuôn uống rượu Uýt-ki. Sự việc ngày càng sáng tỏ, hai người Đài Loan thật ra là hai người Việt Nam đóng giả làm người Hoa, các hòm dụng cụ quay phim thật ra là hai máy thu phát tin, được cất giấu trong rừng gần khu đền Ăngco. Còn tướng Đáp Chuôn thì đột nhiên bố trí nhiều vọng gác rào suốt tuyến đường từ Phnompenh đến Xiêm Riệp nhằm theo dõi việc điều động quân đội từ thủ đô đến biên giới.

Nhưng, đến ngày 21-2-1959 khi tôi quyết định cho hành quân lên Xiêm Riệp bắt Đáp Chuôn thì chính những binh lính tại các vọng gác do Đáp Chuôn bố trí đã sốt sắng dẫn đường cho lực lượng vây bắt tiến vào tư dinh của hắn mà không cần phải nổ một phát súng nào và bản thân Đáp Chuôn cũng không hay biết gì cả. Lúc này Đáp Chuôn đang bình thản đi dạo trong vườn.

Logged
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #7 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2008, 02:21:04 pm »

Thấy nhiều binh lính không thuộc Quân khu do hắn chỉ huy ập vào nhà hắn vội vàng chạy trốn nhưng đã bị bắn bị thương và bị bắt giữ. Vào thời điểm này tôi chưa có chút nghi ngờ gì về Lon Nol nên đã giao cho Lon Nol lúc đó là Tổng tham mưu trưởng trông nom việc chữa trị cho Đáp Chuôn, chờ khi hắn bình phục sẽ lấy khẩu cung. Thật ra, lúc đó Đáp Chuôn chỉ bị thương nhẹ và sau khi bị bắt đã đề nghị xin gặp cấp trên để nói rõ sự thật. Lon Nol đã báo cáo với tôi là Đáp Chuôn bị thương rất nặng rồi thủ tiêu luôn Đáp Chuôn để bịt đầu mối.

Tuy nhiên vẫn còn hai tên phụ trách điện đài đang ẩn náu trong nhà Đáp Chuôn bị vây bắt. Hai tên này mang hộ chiếu do chế độ Sài Gòn cấp nhưng không có thị thực nhập cảnh vào Campuchia. Tang vật bị tịch thu ngoài điện đài còn có cuốn sổ ghi rõ nội dung các buổi liên lạc giữa Đáp Chuôn với các ông chủ của hắn ở Sài Gòn và Băng cốc, 270 ki lô vàng thoi dùng để trả công cho bọn điệp viên và lính biệt kích cũng bị thu giữ. Vai trò của Matsui, Ngô Trọng Hiếu và Xlát Pêu đã bị vạch trần qua những tang chứng và tài liệu văn bản. Matsui và Ngô Trọng Hiếu vì là người nước ngoài nên đã bị trục xuất khỏi Campuchia. Xlát Pêu bị xử bắn vì tội phản quốc. Hai tên phụ trách điện đài cũng bị kết án tử hình vì tội làm gián điệp.
Toàn bộ hồ sơ vụ án được trao cho đại sứ Mỹ Xtrôm.

Ngày 26-3-1959 tôi trực tiếp dẫn hai mươi nhà ngoại giao trong đó có đại diện Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc, Anh, Pháp lên Xiêm Riệp vào tận tư dinh của Đáp Chuôn nhìn tận mắt các tang vật bị tịch thu đang trưng bầy để họ tự rút ra những nhận xét. Họ đã nhìn thấy đủ loại vũ khí và thiết bị do thám của Mỹ không nằm trong danh sách “viện trợ quân sự” cho chính phủ Campuchia.

Âm mưu gây bạo loạn của Đáp Chuôn chỉ là một trong nhiều biến động xảy ra tại Campuchia năm 1959. Ngày 31-8, tức sáu tháng sau khi vụ Đáp Chuôn bị dập tắt tôi chuẩn bị tới vấn an cha mẹ tôi tại chính điện như thường lệ. Hôm đó tôi đến chậm vì còn phải dặn dò công việc với Thủ tướng lúc đó là Xon Xan  đang chuẩn bị dẫn đầu đoàn đại biểu Campuchia dự họp tại Liên Hợp Quốc. Thủ tướng đề nghị xin được tới chào hai vị thân sinh ra tôi. Trước đó, Mẫu hậu mẹ tôi vừa nhận được một hộp quà gửi qua đường bưu điện.

Thường thường, những loại quà biếu như thế này Mẫu hậu vẫn triệu tập đông đủ toàn gia đình tới chính điện rồi mới cho mở để cùng chia vui với mọi người. Nhưng hôm đó, do sắp tiếp đón Thủ tướng Xon Xan tại chính điện, nên Mẫu hậu cho mở ngay gói quà đó tại tiền sảnh. Thủ tướng Xon Xan đang tới cổng điện thì nghe thấy một tiếng nổ lớn phát ra từ phía trong. Hoàng thân Vakrivan phụ trách lễ tân bị chết ngay tại chỗ vì chính tay ông đã mở bưu kiện. Sức nổ còn khoét lõm nền nhà, giết chết thêm một quan thị vệ và hai người nữa đứng gần đó. Cuộc điều tra cho biết, một quả bom nhỏ đã được cất giấu trong chiếc hộp sơn mài dùng làm quà kính dâng lên Mẫu hậu. Sau đó, những tin tức thu lượm được còn cho biết thêm, chủ mưu vụ nổ bom này là Sam Sary lúc đó đang ở Sài Gòn cùng với Sơn Ngọc Thành. Chúng đã gửi bưu kiện chứa chất nổ mạnh này từ một căn cứ Mỹ ở miền Nam Việt Nam tới Phnompenh.

Nhằm loại trừ tôi, bọn giết người đã không ngần ngại âm mưu giết cả những người thân của tôi trong cùng một lúc bằng kỹ thuật do CIA cung cấp Thời kỳ đó, có một tờ báo Ấn Độ đã sao chụp bức thư do Sam Sary gửi Etmun Kenlốc là một chuyên viên cao cấp CIA công tác tại sứ quán Mỹ ở Phnompenh và cho đăng trên báo trong số tháng 1-1960. Sam Sary ngỏ ý trong thư “rất lấy làm tiếc” vì âm mưu gây bạo loạn lật đổ ngày 3 1-8-1959 bị thất bại. Hắn cho rằng phải dùng đến thủ đoạn mưu sát mới đạt mục đích. Sam Sary còn nói, hắn hoàn toàn đồng ý với quan điểm của Uyliam Trembơn (hồi đó đang làm đại sứ Mỹ ở Campuchia thay Xtrôm) và còn khoe “rất tin tưởng vào sự giúp đỡ và hợp tác của ngài đại sứ”. Có thể nói, tất cả những âm mưu ám sát tôi, hoặc gây bạo loạn trên đất nước tôi đều có ghi dấu ấn của CIA. Từ năm 1954 cho tới khi tôi cắt đứt quan hệ ngoại giao với Mỹ vào năm 1964, cũng là lúc không còn sứ quán Mỹ ở Phnompenh nữa, ít ra cũng đã có tới hai mươi bẩy điệp viên CIA đóng giả làm các nhà ngoại giao Mỹ bị lộ mặt tại Campuchia, chưa kể đồng bọn và tay sai của chúng tại Sài Gòn và Băng cốc. Cuộc đảo chính ngày 18-3-1970 của Lon Nol cũng không nằm ngoài kế hoạch lật đổ do CIA chỉ đạo. Cũng phải thừa nhận rằng, tôi đã may mắn lắm mới thoát chết, kể cả chết về thể xác cũng như chết về chính trị trước ý đồ độc ác quyết tâm loại trừ tôi. Xin được tiếp tục nêu lên một số dẫn chứng nữa:

Cuối năm 1959, CIA đã thuê tiền tên Rát Vat do Sơn Ngọc Thành tuyển mộ bí mật từ Nam Việt Nam lẻn về Campuchia tìm cách giết hại tôi, theo bài bản do CIA chỉ dẫn. Rát Vat đã trà trộn vào đám đông dân chúng thường nô nức đón chào tôi khi tôi đi thăm các địa phương trong nước. Nhưng do quá hồi hộp, Rát Vat đã biểu lộ một số cử chỉ đáng nghi và đã bị cảnh sát giữ lại để khám xét, tịch thu một quả lựu đạn và một khẩu súng ngắn giấu trong người. Rát Vát thú nhận, hắn đã được lệnh ám sát tôi để bù lại vụ thất bại không đạt mục đích của qua bom giấu trong bưu kiện dâng Mẫu hậu.

Ám sát cá nhân là một thủ đoạn độc ác và quen thuộc của CIA. Ngày 1-4-1963 tại nước láng giềng với Campuchia, Bộ trưởng Ngoại giao Lào thuộc phái trung lập đã bị tay chân CIA bắn chết bằng một loạt đạn súng ngắn ngay trước cổng nhà. Bà vợ ông cũng bị thương nặng. Đúng một tháng sau vụ ám sát Ngoại trưởng Lào Kinim Phônxêna, Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa tới thăm Campuchia. Sau lễ đón tiếp rất trọng thể tại sân bay, Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ và tôi cùng ngồi chung với nhau trong một chiếc ô tô trên đường về Hoàng cung, hai bên đường có rất đông người Campuchia và người Hoa mang cờ hai nước vẫy chào nồng nhiệt, kèm theo những tiếng hoan hô nhiệt hệt. Phía sau chúng tôi là một đoàn xe chở phái đoàn Trung Quốc đi theo Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ trong chuyến thăm chính thức Campuchia, các thành viên chính phủ Campuchia và nhiều quan chức khác. Nếu sự việc xảy ra đúng như kế hoạch của CIA thì tới một điểm đã được chọn, đoàn xe chính phủ và cả đoàn người chào đón đứng hai bên đường sẽ bị tan xác, biến thành những mảnh vụn. Thế nhưng, ngay trước khi tôi mời Chủ tịch Lưu lên xe, tôi đã được báo cáo, toàn bộ bọn tay sai CIA đã bị bắt giữ và đưa về trại giam, đúng như kế hoạch của chúng tôi.

Một tuần trước khi Chủ tịch Trung Quốc tới thăm chính thức Campuchia, có hai người nước ngoài tới thuê một căn hộ ở bên lề đường từ thủ đô tới sân bay, gần khách sạn Nakri Bopha nổi tiếng do người Việt Nam quản lý. Người lớn tuổi là một sĩ quan Quốc dân đảng đến từ Đài Loan. Liền sau khi thuê được nhà, hai tên này đào một đường hầm từ nơi ở đến đoạn đường dẫn tới sân bay, đặt một quả bom cực mạnh do CIA cung cấp. Chính Trung Quốc đã báo cho lực lượng an ninh của chúng tôi đề phòng theo dõi, ngay sau khi hai tên tay sai CIA này vừa bay từ Đài Loan tới Phnompenh.

Cảnh sát Campuchia đã tóm gọn chúng rất đúng lúc, cùng với tất cả bom, mìn, dụng cụ phá hoại và các giấy tờ giả mạo. Bọn chúng đã khai báo tất cả những quan hệ với CIA, đã bị xử án theo pháp luật và bị kết án tử hình. Nhưng tôi đã can thiệp, không để cho chúng bị xử bắn. Không phải tôi ân xá cho chúng mà là vì lúc đó Campuchia đang có những quan hệ căng thẳng với các nước láng giềng, tôi không muốn gây rắc rối thêm. Vả lại chính Lon Nol cũng đề nghị giảm án cho chúng. Tôi biết rõ Lon Nol là nhân vật rất cứng rắn thường chủ trương xử bắn đối với những kẻ phạm tội nặng, vậy mà lúc này lại tỏ thái độ khoan hồng rất đáng ngạc nhiên. Dù sao hồi đó tôi cũng chưa nghi ngờ gì về Lon Nol. Và đến cuộc đảo chính 18-3-1970 Lon Nol lại lộ rõ nguyên hình là kẻ thảm sát những người rơi vào tay hắn.

Cũng trong năm 1963, một viên thanh tra Sở Thuế quan phát hiện ra trong số một loạt các hòm gửi từ nước ngoài tới sứ quán Mỹ tại Campuchia, có một hòm bị hư hỏng, để lộ các vật dụng đáng ngờ chứa đựng ở bên trong, đề nghị tôi cho mở hòm để kiểm tra. Mặc dù qui chế ngoại giao cho phép sứ quán Mỹ được hưởng sự miễn trừ đối với tất cả các thứ gửi tới sứ quán, nhưng do chiếc hòm đã bị vỡ ít nhiều, tôi đã cho phép được tiến hành khám xét.

Tất cả mọi chiếc hòm đều chứa đầy vũ khí. Theo điều tra của cơ quan an ninh, đây là những vũ khí chuẩn bị phát cho bọn phản loạn đã bí mật nằm chờ ngay trong nội địa Campuchia.

Năm 1963 không phải chỉ là một năm xấu đối với Campuchia và Lào mà cũng là năm mà Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu ở miền Nam Việt Nam đều bị giết hại bởi bàn tay CIA. Cuối năm 1963 tình hình có vẻ lắng dịu đôi chút. Tuy nhiên nếu những vụ phá hoại lật đổ trong nội địa Campuchia tạm ngừng thì tại các khu vực biên giới tiếp giáp với Thái Lan và Nam Việt Nam vẫn tiếp tục căng thẳng, CIA vẫn tiếp tục tuyển mộ, huấn luyện bọn biệt kích Khơme Xơrây chuẩn bị tung vào nội địa Campuchia. Tháng 11-1963 các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam tiêu diệt được một trong nhiều căn cứ của bọn Khơme Xơrây đặt tại Hiệp Hoà, tỉnh Cần Thơ. Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ đã chuyển cho tôi nhiều tài liệu tịch thu được tại căn cứ này xác minh CIA đang xúc tiến tổ chức trong lòng đất nước Campuchia những đội phá hoại ngầm. Các sách giáo khoa cho CIA biên soạn dạy bọn này các kỹ thuật ám sát, phá hoại, gây rối loạn kể cả bỏ thuốc độc xuống các giếng nước. Từ các đài phát thanh đặt tại Nam Việt Nam và Thái Lan, Sơn Ngọc Thành liên tục thoá mạ cá nhân tôi, bài xích chế độ quân chủ, đường lối trung lập và kêu gọi dân chúng nối bên lật đổ tôi.

Tôi quyết định cắt đứt nốt viện trợ kinh tế như đã cắt đứt viện trợ quân sự của Mỹ, vì cả viện trợ kinh tế của Mỹ cũng có rất nhiều ràng buộc, bắt chúng tôi phải phụ thuộc vào Mỹ.

Quốc hội Campuchia đã thông qua với đa số áp đảo cắt đứt hoàn toàn mọi viện trợ của Mỹ. Dựa trên những quyết định của Quốc hội ngày 20-11 chính phủ Campuchia gửi chính phủ Mỹ một công hàm vạch rõ: “Phẩm chất cơ bản của Campuchia không cho phép Campuchia tiếp tục nhận viện trợ Mỹ bất kể dưới hình thức nào trên toàn bộ các lĩnh vực quân sự, kinh tê, kỹ thuật, văn hoá”, mặc dù việc này gây cho chúng tôi rất nhiều khó khăn và tôi đã phải gánh chịu nhiều chỉ trích trên lĩnh vực điều hành kinh tế. Tôi đã giải thích: “Thà chúng ta cùng chết bên nhau một cách dũng cảm vẻ vang còn hơn là bị chết dần mòn vì nghẹt thở, và thối nát bởi viện trợ Mỹ”. Bởi vì việc phân phối đồng đô-la thường đi kèm những tệ nạn về xã hội và chính trị. Năm 1965 càng khó khăn hơn đối với Campuchia vì hai lý do. Một là, từ tháng 2-1965 Mỹ bắt đầu mở rộng ném bom tới miền Bắc Việt Nam. Tháng 3 năm đó, các đơn vị chiến đấu của Mỹ đổ bộ vào miền Nam Việt Nam, trực tiếp tiến hành chiến tranh. Hai là trước tình hình đó tôi phải cảnh giác hơn bao giờ hết, không để chiến tranh lan rộng tới Campuchia. Chúng tôi kịch liệt lên án cuộc xâm lược của Mỹ đối với Việt Nam và tố cáo Mỹ tổ chức đạo quân ngầm trong nội địa Campuchia để chuẩn bị cho mưu đồ phá hoại và lật đổ. Mặt khác chúng tôi cũng tăng cường những quan hệ với các nhà lãnh đạo Mặt trận dân tộc giải phóng đang tiến hành cuộc kháng chiến ở miền Nam Việt Nam.

Trong những ngày đầu tháng 5-1965, máy bay Mỹ ném bom vùng Mỏ Vẹt của Campuchia tiếp giáp với Nam Việt Nam, làm nhiều người dân Campuchia bị chết và bị thương.

Sau nhiều bước thảo luận lâu với Xamđec Pen Nouth, chúng tôi đi tới kết luận là, nếu muốn còn giữ được một hạt nhân về phẩm giá của Campuchia thì chỉ có một con đường là cắt đứt nốt quan hệ ngoại giao với Mỹ. Quyết định lịch sử này đã được đưa ra vào ngày 3-5-1965.
 
Logged
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #8 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2008, 07:50:29 am »

Trên bước đường đấu tranh gay go phức tạp

 
Ngay từ khi lên ngôi vua tôi đã nghĩ đến vấn đề độc lập của Campuchia. Tôi được chọn làm Vua ngày 25-4-1941 sau khi cụ tôi là Quốc vương Sisowath Monivong băng hà. Lúc đó tôi mới mười tám tuổi, đang học ban tú tài khoa Triết trường Trung học Chasseloup Laubat của Pháp tại Sài Gòn và đang về nước nghỉ hè. Tôi chưa bao giờ nghĩ, và mẹ tôi cũng không khi nào nghĩ rằng tôi sẽ nối ngôi cụ nội. Tôi cho rằng, người ta sẽ chọn cha tôi là Hoàng tử Norodom Xuramarit, hoặc ông trẻ tôi là Hoàng thân Sisowath Mônirét. Theo thông tục, việc chọn người kế vị sau khi vua băng hà là công việc của Hội đồng ngôi vua, gồm các vị đứng đầu hai phái Đại thừa và Tiểu thừa đạo Phật, vị đứng đầu đạo Bà-la-môn, vị Chủ tịch Hội đồng Hoàng gia và một vài thành viên chính phủ. Đây là lần đầu tiên Hội đồng này lại do Khâm sứ Pháp là Tibađô chủ toạ. Chính ông Tibađô đã quyết định tôi sẽ lên ngôi vua chứ không phải là Hoàng thân Mônirét, mặc dù Hoàng thân là con trai cả Vua Monivong, đáng lẽ phải nối ngôi vua cha mới đúng. Quả là nếu người Pháp không can thiệp vào công việc nội bộ của chúng tôi thì việc nối ngôi ở Campuchia cũng như tại các nước theo chế độ quân chủ vẫn theo truyền thống cha truyền con nối.

Quốc vương Ang Dương, người châm mồi lửa yêu nước chống thực dân từ thế kỷ 19, có hai con trai là Norodom và Sisowath. Năm 1860, vua Ang Dương băng hà, con trai cả là Thái tử Norodom đã nối ngôi theo đúng tục lệ đặt ra từ lâu đời. Triều đại Norodom tương ứng với thời kỳ thực dân Pháp đánh chiếm thuộc địa. Nhà vua đã chống lại một cách tuyệt vọng. Năm 1904 Vua Norodom qua đời, người con trai đầu là Thái tử Yucantor vì tham gia kháng chiến đã bị thực dân lên án phải trốn đi biệt xứ, đáng lẽ người con thứ hai là Hoàng tử Xutharôt phải được nói ngôi mới đúng. Nhưng người Pháp lại chọn Hoàng tử Sisowath là em trai vua Norodom lên nối ngôi. Đó là một hành động rõ ràng trái với truyền thống, gây bất bình cho dòng Norodom cũng như trong nhân dân. Vì vậy, khi vua Sisowath từ trần vào năm 1927 người Pháp lại phải quay về với tập tục truyền thống, tức là chọn con trai cả của vua Sisowath là Thái tử Sisowath Monivong đặt lên ngai vàng. Nhưng dư luận vẫn không hài lòng vì nhân dân đều muốn chọn dòng họ Norodom có truyền thống yêu nước. Người Pháp buộc phải chọn cơ hội để làm yên lòng dân. Sau khi vua Monivong qua đời, người Pháp đứng trước hai sự lựa chọn, hoặc là con trai cả của Cựu vương Norodom tức Thái tử Xutharôt lúc đó đã bẩy mươi chín tuổi, hoặc là con trai của Thái tử Xutharôt là Hoàng tử Xuramarit, ông thân sinh ra tôi.

Nhưng tại sao người Pháp lại chọn tôi? Chắc hẳn vì cha tôi thuộc dòng họ Norodom và mẹ tôi thuộc dòng họ Sisowath. Hai dòng họ này kết hợp với nhau, tức là triệt được nguồn tranh giành, bất mãn. Hơn nữa lúc đó tôi đang còn rất trẻ, lại hiền lành, chăm học. Người Pháp nghĩ rằng tôi sẽ dễ bảo, dễ uốn nắn hơn ông trẻ tôi là Môniret đã từng phục vụ trong đội quân Lê Dương của Pháp, nổi tiếng là một tay cứng rắn. Theo nhận xét của nhà văn Đức Claodơ Mê-nét người Pháp chọn tôi làm vua có lẽ vì nghĩ rằng tôi sẽ là một chú “cừu non”, nhưng rồi sau đó đi ngược những hy vọng của Pháp tôi lại trở thành một “con cọp”. Thật vậy, trong vấn đề đòi độc lập cho Campuchia, tôi đúng là một con cọp, nhưng lúc đặt lên ngai vàng mới chỉ là một con hổ bé con.

Cuộc đụng đầu dữ dội giữa tôi với thực dân Pháp mở đầu bằng việc tôi muốn giành độc lập cho cá nhân tôi. Đó là lúc Khâm sứ Pháp Gióoc-giơ Gôchiê muốn đứng làm chủ hôn, ép tôi kết duyên với một cô gái con quan nhà giàu, do ông ta chọn mặc dù tôi chống lại quyết liệt. Đây là lần đầu tiên tôi bị cưỡng ép tước đoạt quyền tự do cá nhân. Sự việc này đã ghi lại trong tôi một kỷ niệm cay đắng.
Thời kỳ đó Đô đốc Đơ-cu đang giữ chức Toàn quyền Đông Dương. Đối với Đô đốc Đơ-cu, tôi lại biết ơn vì ông thường khuyên tôi nên đi thăm các địa phương trên đất nước Campuchia để tìm hiểu tình hình.
Tôi đã nghe theo lời ông đã đi đến cả những vùng chỉ có thể tới được bằng cách ngồi trên lưng voi. Đó là những dịp tôi được tiếp xúc với nông dân, ngư dân, được khám phá những cảnh tươi đẹp của đất nước. Kết quả của sự khảo sát này đi ngược lại ý định của Toàn quyền Đơ-cu, bởi vì càng hiểu biết người dân và những vấn đề của dân tôi càng bất bình với luật pháp thuộc địa và càng quyết tâm một ngày nào đó phải giành bằng được độc lập cho Campuchia.

Thời kỳ đó, Campuchia là một xứ bảo hộ của Pháp. Tôi đã phát hiện ra tất cả sự mỉa mai của từ “bảo hộ” này khi chính quyền Pháp dâng Campuchia cho Nhật, hồi tháng 12-1941. Nếu những người Pháp dường như lúc đó cũng bắn vài ba phát đạn để tự bảo vệ thì họ lại chẳng bắn một phát súng nào để bảo vệ Cung điện Hoàng gia Campuchia. Trong những năm đầu tiên chiếm đóng Campuchia, người Nhật vẫn cai trị qua hệ thống thực dân của Pháp mà họ đã duy trì. Vì vậy, tôi chẳng có quan hệ gì với đạo quân chiếm đóng.

Đến ngày 9-3-1945, người Nhật làm đảo chính hất căng Pháp, tự nắm lấy quyền cai trị trong tay, lúc đó họ mới báo cho tôi là Campuchia đã được độc lập trong những cuộc tiếp xúc đầu tiên với tôi. Lúc đó tôi đã hết sức ngạc nhiên sửng sốt chẳng khác gì trước kia người Pháp báo đã chọn tôi làm Vua, hồi bốn năm trước. Và tôi cũng phát hiện được ngay là người Nhật đã đòi tôi phải trả giá cho sự độc lập này bằng cách huy động tất cả mọi nguồn nhân lực, của cải phục vụ cho Nhật Bản.

Quả là lúc đó tôi không có ý định phục tùng nhưng tôi đã quyết định lợi dụng qui chế mới này để dành độc lập cho Campuchia. Vì vậy, tôi đã đề nghị với Bộ Tổng chỉ huy quân đội Nhật Bản tuyên bố rõ ràng bằng văn bản để nền độc lập của Campuchia có cơ sở pháp lý. Thế là bắt đầu một loạt cuộc đàm phán thương lượng đi lại giữa Tokyo và Phnompenh, cuối cùng tôi đã tránh được cho Campuchia thoát khỏi chiến tranh và có được văn bản “độc lập” trong túi để sau này tiếp tục đấu tranh với Pháp. Trong khoảng thời gian đàm phán kéo dài năm tháng, Sơn Ngọc Thành được người Nhật đưa từ Tôkyô về nước đặt lên. ghế Thủ tướng và không ngừng quấy rối tôi. Điều mà Thành thèm khát chính là tham vọng uy quyền cá nhân. Chính vì vậy cho nên khi Pháp quay trở lại Đông Dương với sự giúp đỡ của Anh hồi tháng 9-1945, Sơn Ngọc Thành đã bị Pháp bắt giữ kết án tử hình về các tội ác và phản bội (nhưng sau đó Thành đã được tôi giải thoát, sống lưu vong ở nước ngoài).

Người Pháp sau khi trở lại Đông Dương với sự giúp đỡ của Anh quốc hồi tháng 9-1945 đã yêu cầu tôi cử một phái đoàn tới gặp Đô đốc Đácgiăngliơ vừa được cử làm Cao uỷ Đông Dương.
Không cần phải là một nhà tiên tri cũng có thế đoán biết cuộc tiếp xúc này có liên quan đến những vấn đề gì. Tôi đã trả lời bằng một công hàm ngày 28-9-1945 như sau:

“Đề nghị Đô đốc vui lòng cho biết đoàn đại biểu do chúng tôi chỉ định có được coi là những đại diện của một quốc gia độc lập hay không. Campuchia đã được độc lập từ ngày 9-3-1945. Chúng tôi sẵn sàng đàm phán với Pháp và thiết lập với Pháp những quan hệ hữu nghị trên các lĩnh vực chính trị, kinh tê, văn hoá. Những quan hệ này phải được xác định trên thực chất là không uy hiếp nền độc lập của đất nước chúng tôi”.

Công hàm này không được trả lời. Cuộc tiếp kiến Đô đốc Đácgiăngliơ cũng không có. Sau đó ít lâu, người Pháp giải thích rõ là họ chỉ dự định nối lại những quan hệ với Campuchia dựa trên các điều khoản đã ghi trong Hiệp ước Bảo hộ năm 1863, là bản hiệp ước đã áp đặt đối với Campuchia sau khi Pháp gửi tối hậu thư cho cụ nội tôi là Quốc vương Norodom buộc phải chấp nhận trong vòng hai mươi bốn giờ. Một pháo hạm của Pháp đã tiến sâu vào sông Mê công, cắm neo ngay trước mặt Hoàng cung, chờ đợi Nhà vua trả lời.

Sau khi đã chấp nhận bản Hiệp ước Bảo hộ năm 1863, Quốc vương Norodom lại còn phải ký nhận thêm bản Thoả thuận năm 1884, một bản thoả thuận rất nhục nhã, áp đặt bằng các thủ đoạn còn tàn bạo hơn nữa đối với Campuchia.

Nếu hiểu theo nghĩa đàm phán mà người Pháp đề nghị với tôi thì có lẽ phải thương lượng ngay từ đầu, từ các điều khoản áp đặt trong Hiệp ước Bảo hộ năm 1863 mới đúng.

Nhiều người hoài nghi cho rằng tôi đã cường điệu khi nói đến những điều sỉ nhục đối với nhân dân Campuchia trải qua những triều đại trước đây. Những kẻ thù địch với tôi thì lại mỉa mai chế giễu, gọi tôi là “quá khích”, là “bốc đồng” khi nói về các vấn đề có liên quan đến phẩm giá dân tộc và cá nhân tôi. Nhưng, chỉ cần nêu lên một thí dụ có thật, đã xảy ra trong triều đại trước, để trả lời họ.

Năm 1900, Quốc vương Norodom đã cử Thái tử Yucantor đi Pháp mang theo một bản kháng nghị tới chính phủ Pháp. Người Pháp đã tiếp đón Thái tử rất long trọng, dâng biếu nhiều món quà quý giá với hi vọng Thái tử sẽ không làm theo lời Vua căn dặn, sẽ thay bản kháng nghị bằng bài diễn văn đa tạ nước Pháp. Thái tử cám ơn Pháp về sự đón tiếp nhưng lại nói thêm, ở Campuchia, nhân dân đang bị đối xử tồi tệ.
Trong bài diễn văn đọc trước chính phủ Pháp, Thái tử Yucantor nói:

“Tôi xin trân trọng chuyển tới nước Pháp những lời chào mừng của Quốc vương cha tôi đồng thời cũng xin được nói thẳng ra đây những nỗi đau của đất nước.

Chính phủ Pháp hiểu rõ hơn ai hết họ đã dùng những biện pháp nào để đạt được mục đích quyền lực của Triều đình Campuchia phải chuyển giao sang tay người Pháp vào năm 1887. Trước đó, tức là năm 1884, Hoàng cung đã bị quân đội Pháp tiến công, binh lính Pháp đã dí lưỡi lê vào cổ họng Quốc vương, đe doạ đưa đi đầy biệt xử nếu không quy thuận. Đến năm 1887 một lần nữa Pháp lại sử dụng vũ lực uy hiếp. Toàn quyền Đông Dương hồi đó là ông Đume (Doumer) dù ít tàn bạo hơn người tiền nhiệm, nhưng vẫn không kém phần tàn nhẫn, đã buộc Campuchia phải tuần tự nhường cho Pháp quyền chỉ đạo về hành chính, kinh tế và lãnh thổ.

Thống sứ Pháp hồi đó là ông Vecnêvin (Verneville) và cả người tình của ông ta là Mi Mun đã tỏ ra rất quá quắt mọi người dân đều biết rõ sụ lộng hành của nhân vật này. Thống sứ Vecnêvin rất căm ghét Quốc vương Norodom vì Nhà vua thường kháng nghị chống lại sụ áp bức bóc lột của Pháp đối với nhân dân Campuchia. Ông ta đã vu cáo Nhà vua bị điên, đã bắt giam và sau khi đe doạ chặt đầu đã quyết định đưa Vua đi đầy ở Côn Đảo. Toàn quyền Đume đã can thiệp để cứu sống Quốc vương, nhưng đổi lại đã buộc Quốc vương phải sửa lại các điều khoản trong Hiệp ước 1884 một cách có lợi cho Pháp nhiều hơn nữa. Từ đó trở đi cả Triều đình lẫn nhân dân Campuchia đều phải hoàn toàn phụ thuộc vào Thống sứ pháp.
Logged
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #9 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2008, 07:52:49 am »

Chính nhân dân Campuchia là người đầu tiên phái trả giá cho sự việc này. Nông dân là tầng lớp đau đớn nhất vì phải chuyển giao nhiều đất đai cho quan Thống sứ Pháp. Trên lý thuyết cổ truyền, toàn bộ đất đai Campuchia là thuộc về nhà vua. Trên thực tế, ruộng đất thuộc về người dân đang cày cấy trên đó. Điều này cũng phù hợp với lời răn của đạo Phật với Triều đình. Hiển nhiên, đất đai là thuộc về Trời Phật, Trời Phật lại uỷ thác cho Vua và Nhà vua là người quyết định trao cho những ai có thể chăm sóc đất đai, ruộng vườn.

Nhưng người Pháp đã ban hành luật sở hữu tư nhân, và chính người Pháp đã chiếm đoạt những vùng đất đai rộng lớn của Campuchia đế lập đồn điền. Chính do người Pháp mà nhân dân Campuchia bị bần cùng hoá. Chính bằng bạo lực và vũ khí, người Pháp đã tước đoạt của nhân dân Campuchia quyền lợi khai thác ruộng đất mà các triều đình trước kia đã ban hành bằng các đạo luật”.
Trong khi đọc bản kháng nghị, Thái tử Yucantor đã nêu lên rất nhiều dẫn chứng cụ thể tố cáo sự đàn áp dã man của Pháp đối với nhân dân Campuchia và nhấn mạnh:

“Những cuộc đàn áp, bắt bớ, lưu đầy, giam giũ trong ngục tối, chặt đầu mà lại có thể được gọi là những biện pháp chính trị được hay sao? Sự thù hằn, điên khùng của các quan chức người Pháp, đặc biệt là khi họ bị ảnh hưởng bởi rượu cồn, thuốc phiện và cả những lời quyên rũ của những người tình bản xử đã gieo rắc sự khủng bố tràn lan trong nhân dân Campuchia. Cả tự do đến mạng sống của họ đều bị thử thách nêu họ dám kêu ca, phàn nàn”.

Thái tử Yucantor cũng thông báo với chính phủ Pháp là Thống sứ Pháp tại Campuchia đã đe doạ bắt giữ khi Thái tử nhận lệnh vua cha mang bản kháng nghị tới Pháp. Thái tử nói: “Họ đe doạ tôi, bởi vì họ sợ tôi nói lên sự thật mà có lẽ sẽ có người nghe ra”. Thái tử cũng cho biết, vua cha rất đau buồn vì những điều xỉ nhục và bạo lực mà nhân dân Campuchia đang gánh chịu. Quốc vương đã nói: “Có lẽ ta đến chết vì phiền muộn mất?”.

Có thể, có người nghĩ rằng, chính phủ Pháp là một nước được coi là tinh tế trong thế giới phương Tây có lẽ sẽ mủi lòng, xúc động trước bản tường trình dũng cảm và cao thượng về những sự việc đang diễn ra trên mảnh đất tận cùng của đế quốc Pháp. Phản ứng của chính phủ Pháp hồi đó như thế nào? Họ đã hạ lệnh bắt giam Thái tử Yucantor nhưng Thái tử đã may mắn trốn được sang nước Anh rồi từ Anh tìm đường trở về Xiêm (nay là Thái Lan) rồi ba mươi bốn năm sau đã qua đời trên đất nước này. Nếu còn được sống thêm, hẳn là Thái tử sẽ được nối ngôi vua vì bốn năm sau đó vua cha tạ thế. Một năm trước khi qua đời, vua Norodom cho xây chùa Bạc ngay trong khuôn viên Hoàng cung, tự thân trông nom việc xây dựng. Từ ngày buộc phải ký bản Thoả thuận 1884 Đức vua không ra khỏi Hoàng cung nữa. Sau khi chùa Bạc hoàn thành việc xây dựng, Nhà vua thỉnh cầu Đức Phật ngự trị trong chùa để chứng kiến niềm tuyệt vọng của mình và để chứng giám việc tụng kinh niệm phật do chính Vua đảm nhiệm. Đức Vua căn dặn gìn giữ ngôi chùa cho con cháu về sau là những thế hệ “có thể sẽ giành được nền độc lập và sự vinh quang cho Campuchia”.

Mọi người dễ dàng hiểu ngay tôi đã phẫn nộ như thế nào khi phát hiện thấy bản kháng nghị do Thái tử Yucantor tuyên đọc trước Chính phủ Pháp, được cất giữ cẩn thận trong tập Hồ sơ lưu trữ của Hoàng gia Campuchia. Tôi đã đọc lại bản kháng nghị này vào tháng 9-1945 khi người Pháp cũng đang gây sức ép để thiết lập lại hệ thống thuộc địa một cách thản nhiên, coi như không có chuyện gì xảy ra trong quá khứ. Cũng không lấy gì làm lạ, khi ngay từ lúc được chọn để nối ngôi cụ nội tôi năm 1941 tôi đã thề sẽ đấu tranh cho sự nghiệp thiêng liêng mà cụ khởi xướng. Tôi đã tích cực với mọi khả năng có thể của mình để giành lại độc lập nhất là từ khi Pháp âm mưu chiếm lại toàn bộ Đông Dương năm 1945. Có điều tôi đã tránh không đấu tranh vũ trang để không phải đổ máu. Dĩ nhiên, nhiều đồng bào của tôi không muốn đi theo con đường này và một số đã sát cánh chiến đấu bên cạnh Mặt trận Việt Minh của Hồ Chí Minh.
Hồi đó, do sự giáo dục từ thời thơ ấu và do thuộc dòng dõi Hoàng tộc tôi không muốn đi theo Việt Minh. Nhưng bây giờ tôi lại rất vui mừng khi nhận thấy nhiều đồng bào của tôi đã học được nhiều kinh nghiệm chiến đấu du kích trong hàng ngũ Việt Minh. Họ đã xây dựng được một số căn cứ kháng chiến ở trong nước và chính những căn cứ này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển phong trào kháng chiến sau cuộc đảo chính 18-3-1970. Còn tôi, tôi đã mở đầu cuộc đấu tranh bằng các biện pháp hợp pháp, hợp hiến mà tôi có được.

Năm 1946 và tiếp đó là năm 1948 tôi được theo học các khoá quân sự của trường Ky binh Xômuya ở Pháp. Tướng Lănglat là hiệu trưởng, đồng thời cũng là giáo viên chủ nhiệm của tôi. Sau khi phát hiện thấy tôi bắt đầu đi khá gần đến các vấn đề độc lập của đất nước, Chính phủ Pháp liền cử Tướng Lănglát làm Tổng tư lệnh quân đội Pháp ở Đông Dương để chế ngự tôi. Chắc hẳn, hồi đó chính phủ Pháp nghĩ rằng tôi đã là học trò ngoan của Tướng Lănglát ở trường Cao đẳng quân sự Xômuya sẽ tiếp tục dễ bảo khi trở về làm Vua và sẽ lại phục tùng Lănglát. Nhưng tôi lại nghĩ dù cho Tướng Lănglát có làm Vua ở Xômuya đi nữa, thì tôi cũng là Vua ở Campuchia. Năm 1949, tôi chuyển tới chính phủ Pháp bản kiến nghị, yêu cầu:

1. Trao quyền tự trị cho Campuchia.

2. Cho Campuchia được thiết lập quan hệ với các cường quốc chủ yếu và có đại diện ở Liên Hợp Quốc.

3. Nhanh chóng tuần tự thu hẹp các khu vực quân sự của Pháp ở Campuchia, để quân đội Campuchia thay thế dần quân đội Pháp.

4. Tổng đại xá cho tất cả những người kháng chiến.

5. Khoan hồng, tiến tới trả lại tự do và ân xá cho các tù chính trị và những người bị lưu đầy, trong đó có Sơn Ngọc Thành.

Cuối cùng những kiến nghị của tôi đã được ghi nhận trong bản Thoả thuận mới. Campuchia được tham dự Hội nghị quốc tế Xan Phranxitcô tháng 9-1951. Đây là lần đầu tiên, Campuchia được coi như một thực thể tách rời Pháp, được đặt bút ký vào bản Hiệp định Hoà bình đối với Nhật Bản, cùng với bốn mươi bẩy quốc gia khác trên thế giới. Tuy nhiên, tôi cũng như nhân dân Campuchia vẫn chưa thật sự hài lòng với bản Thoả thuận ký năm 1949 với Pháp. Dù đây là một bước tiến dài, chúng tôi vẫn còn xa mới đi được tới đích cuối cùng là: Độc lập vô điều kiện. Trong thông điệp gửi nhân dân Campuchia ngày 15-6-1952, tôi hứa trong vòng ba năm nữa sẽ giành được độc lập hoàn toàn. Trên thực tế, vấn đề còn lại chỉ là đấu tranh đòi Pháp phải trao trả nốt cho Campuchia một số quyền lực mà người Pháp vẫn muốn nắm giữ tới cùng hằng mọi giá vin vào lý do cần phải tiếp tục chiến tranh chống Việt Minh. Tôi đã trình bầy dứt khoát rõ ràng với Pháp: Tôi không muốn Việt Minh có mặt trên lãnh thổ Campuchia. Còn Việt Minh làm gì trên đất Việt Nam thì tôi tuyệt đối không can thiệp. Vì vậy tôi từ chối việc sử dụng Campuchia làm bàn đạp quân sự tiến đánh Việt Minh. Một lần nữa, tôi lại nài Pháp trao trả độc lập cho Campuchia.

Ngày 25-3-1953 tôi được Tống thống Pháp Ôriôn mời ăn cơm trưa. Trước khi đi tôi đã được thông báo, chính phủ Pháp đã chăm chú nghiên cứu lập hồ sơ về Campuchia do tôi vừa chuyển tới. Tôi rất phấn khởi như được động viên thêm. Tuy nhiên, cuộc thảo luận trong bữa ăn hoàn toàn không đạt được chút kết quả nào. Cuối cùng Tổng thống Pháp đã cố tình gợi ý là ông rất mừng nếu tôi rời khỏi Pháp càng sớm càng tốt. Thậm chí, trong bản Thông cáo chung người ta còn ghi một câu: “Quốc vương Sihanouk nên trở về Phnompenh trong vài ngày tới”. Bộ trưởng Bộ các nước liên kết với Pháp là ông Lơtuốcnô thân chinh tới gặp tôi để khẳng định những lời thỉnh cầu của tôi nhằm giành độc lập cho Campuchia là “không thích hợp trong lúc này”.

Dù sao, tôi cũng còn may mắn hơn ông cụ trẻ của tôi là Thái tử Yucantor hồi nửa thế kỷ trước, tức là đã được rút lui an toàn. Nhưng tôi vẫn không chịu để cho Pháp đối xử như vậy. Tôi quyết định quay sang cầu cạnh Mỹ giúp đỡ. Tôi nghĩ có lẽ tại Mỹ là nước tự coi là thành trì của tự do, đối lập với mọi âm mưu thực dân hoá Đông Dương, tôi sẽ tìm được sự thông cảm và có được sự ủng hộ mà tôi đang cần. Bộ trưởng Lơtuốcnô đánh hơi thấy những dự định sắp tới của tôi, đã thông qua ông chú thân Pháp của tôi là Hoàng thân Sisowath Mônirét báo cho tôi biết, chiếc “ngai vàng” của tôi sẽ bị đe doạ nếu tôi phát đi những lời “tuyên bố phiêu lưu chống Pháp” ở nước ngoài. Lúc này, cuộc tranh cãi giữa tôi với chính phủ Pháp đang xoay quanh vấn đề “Campuchia cần phải tham gia cùng với Pháp trong cuộc chiến tranh chống Việt Minh” (là vấn đề tôi đã từ chối thẳng thừng) và về việc Campuchia cần có mặt trong khối Liên hiệp Pháp.
Tôi đã nói thẳng với Tổng thống Pháp Ôriôn:

“Nước Pháp không có lý do gì để bận tâm đến số phận của tôi cũng như ngôi vua, cũng không cần phải quan tâm đến vận mệnh của nền quân chủ Campuchia. Chỉ cần chính phủ Pháp trao trả độc lập cho Campuchia đơn giản thế thôi. Sau đó, dù Pháp có hoàn toàn bỏ rơi Campuchia cũng được”.

Trong thời điểm quyết định này của lịch sử Campuchia và cũng là thời điểm quyết định những quan hệ giữa Campuchia với Pháp, tôi buộc phải lựa chọn giữa việc theo Pháp hay theo đồng bào của tôi. Tất nhiên là tôi phải theo đồng bào Campuchia của tôi Tôi không hiểu tại sao nước Pháp vừa mới thoát khỏi sự chiếm đóng của phát xít Đức hồi đó lại có thể dửng dưng trước những khát vọng tự do, độc lập của Campuchia cũng như của nhân dân toàn Đông Dương. Nhất là thái độ thản nhiên này lại xuất phát từ một Tổng thống thuộc Đảng Xã hội Pháp, là điều làm cho tôi càng khó hiểu. Người ta đang đe doạ là tôi có thể sẽ “mất ngôi vua” nếu đi quá xa trong cuộc đấu tranh giành độc lập.

Nhưng làm thế nào mà người ta tước đoạt được cái mà người ta không có?

Ngày 13-4-1953 tôi bay đi Mỹ, qua Canada, mang theo một bản giác thư trong đó yêu cầu Mỹ ủng hộ nền độc lập của các nước Đông Dương, trước hết là Campuchia. Tôi nhấn mạnh rằng Campuchia chưa thể nào tham gia vào các hoạt động dân chủ chừng nào chưa được độc lập thật sự và hoàn toàn. Các nước khác ở Đông Dương cũng vậy. Đó cũng là chủ đề mà tôi thảo luận trong cuộc đàm thoại kéo dài suốt một giờ với Ngoại trưởng Mỹ Đa-lét. Phản ứng của ông Đa-lét quả là cay đắng đối với tôi ông ta tuyên bố: “Các ông trước hết phải đánh bại chủ nghĩa cộng sản trong khu vực của mình đã. Lúc đó chúng tôi sẽ gây sức ép để Pháp phải làm cái gì cần làm”. Thế thì còn nói gì nữa! Ý đồ rõ ràng của Mỹ là sự cấp bách phải tiêu diệt Việt Minh, và Campuchia phải đóng góp phần quan trọng vào đó. Ông Đa-lét nói tiếp:

“Kẻ thù chung của chúng ta là Việt Minh. Campuchia các ông phải hiểu rằng nếu Việt Minh không bị tiêu diệt thì họ có thể sẽ quét sạch nền quân chủ của Campuchia, cả nền văn hoá ngàn năm và nền dân chủ Khơme nữa. Chừng nào nguy cơ tai hại đối với chúng ta đó chưa bị gạt bỏ thì chúng tôi không thể làm điều gì để Pháp nản lòng vì hiện Pháp đang chịu nhiều hy sinh to lớn ở Đông Dương để bảo vệ nền tự do chung của chúng ta. Chiến tranh đang bước vào thời điểm quyết định. Chúng tôi phải chiến thắng. Hơn bao giờ hết chúng ta phải đoàn kết phối hợp chặt chẽ mọi lực lượng, mọi phương tiện của chúng ta chứ không phải để cãi vã, gây chia rẽ. Bất đồng giữa các ông với Pháp sẽ có lợi cho kẻ thù chung. Nếu không có quân đội Pháp đóng trên đất Campuchia, đất nước các ông sẽ bị bọn Đỏ thôn tính, nền độc lập của Campuchia cũng bị tan biến hoàn toàn”.

Tôi đã trả lời Ngoại trưởng Mỹ Đa-lét giống như những điều đã nói với Tổng thống Pháp Ôriôn, là không nên quá quan tâm vào những chuyện nội bộ của chúng tôi. Bây giờ nhớ lại những lời tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Đa-lét năm 1953, đối chiếu với thực tế năm 1970, quả là nực cười: Ai là người đã quét sạch nền văn minh truyền thống của Campuchia, nếu không phải là những người kế tục sự nghiệp của ông Giôn Phôxtơ Đa-lét trong học thuyết “dùng người châu Á đánh người châu Á”. Tôi không cùng chung hệ tư tưởng với Việt Minh, nhưng tôi có thiện cảm với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Nếu đã tự nhận là một người Campuchia yêu nước thì làm sao có thể nghĩ khác được? Chúng tôi cùng chung mục đích, nhưng chỉ khác nhau về con đường đấu tranh để đạt tới mục đích đó. Tôi đã cố giải thích cho ông Đa-lét rõ, nhưng ông không chịu nghe, lại còn bác bỏ bằng cách trả lời: “Thôi, Hoàng thân hãy quay về đi và hãy giúp tướng Pháp Nava chiến thắng cộng sản!”. Về cái gọi là “sự đe doạ của cộng sản”, tôi đã trả lời phỏng vấn đăng trên tờ Thời báo New York, số ra ngày 19-4-1953: “Trong những năm gần đây, giới trí thức Campuchia ngày càng nhận rõ cộng sản Việt Minh chỉ chiến đấu để giành độc lập cho nước họ”. Tôi cũng nói thêm người Campuchia nhận thức rõ vấn đề, không muốn “chết vì nước Pháp và giúp Pháp ở lại Campuchia”. Điều mà tôi không đạt được khi trình bầy với ông Ôriôn và ông Đa-lét đã có tiếng vang sau khi bầy tỏ trên tờ Thời báo New York.

Bốn ngày sau khi báo phát hành, Chính phủ Pháp đề nghị Campuchia cử một phái đoàn tới Paris thảo luận tiếp những vấn đề đang treo lơ lửng.

Lúc đó, tôi đang trên đường từ Mỹ trở về Campuchia, đã ghé lại Nhật Bản chờ đón kết quả cuộc đàm phán. Đúng lúc này tôi lại nhận được một bức điện của ông Đa-lét đề nghị tôi “cố gắng hợp tác với Pháp trên tinh thần hoà hợp cao nhất” và Mỹ sẽ làm tất cả mọi việc tuỳ theo khả năng nhằm tăng cường viện trợ cho Campuchia để cùng ngăn chặn sự xâm lăng của cộng sản”. Bức điện đó đã làm cho tôi suy nghĩ: Campuchia chỉ có thể dựa vào chính sức mình để giành độc lập. Lúc đó, tôi đã thoáng nghĩ tới đấu tranh vũ trang. Những kẻ gièm pha bài xích tôi thường xuyên tạc là trong quá trình đấu tranh tôi đã được Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai tẩy não. Nhưng trên thực tế chính Vanh-xăng Ôriôn, Giôn Phôxtơ Đa-lét và sau này thêm cả Risớt Nixon mới thật sự là các giáo viên phản diện huấn luyện chính trị cho tôi. Cũng đúng vào lúc tôi đe doạ sẽ đấu tranh vũ trang và được nửa triệu người Campuchia hưởng ứng lời kêu gọi, khi đó Pháp mới chịu đàm phán nghiêm chỉnh.

Logged
Trang: 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM