Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 03:55:06 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 6  (Đọc 6458 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #140 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2023, 07:14:05 am »

ANH HÙNG NGUYỄN TIỆM
(Liệt sĩ)


Nguyễn Tiệm (tức Nguyễn Văn Phi) sinh năm 1937, dân tộc Kinh, quê ở xã Phước Dinh, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, tham gia cách mạng năm 1960. Khi hy sinh đồng chí là trung úy, đại đội trưởng đại đội 314 biệt động, bộ đội địa phương thị xã Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Nguyễm Tiệm xuất thân trong gia đình nông dân nghèo, từ khi gia nhập quân giải phóng, trưởng thành từ chiến sĩ lên cán bộ đại đội, ở cương vị nào đồng chí cũng thể hiện quyết tâm cao, luôn gương mẫu đi đầu trong những lúc khó khăn gian khổ nhất. Trong chiến đấu và chỉ huy chiến đấu Nguyễn Tiệm luôn dũng cảm mưu trí, xử lý tình huống nhanh, bị thương vẫn không rời vị trí.


Đơn vị đồng chí luôn được giao nhiệm vụ đánh vào bọn chỉ huy đầu não được bảo vệ hết sức cẩn thận. Từ năm 1961 đến đầu năm 1964, Nguyễn Tiệm đã chỉ huy đơn vị diệt 450 tên địch cùng nhiều phương tiện chiến tranh của chúng tại các căn cứ lớn.


Từ tháng 4 năm 1964 đến tháng 3 năm 1967, Nguyễn Tiệm đã chỉ huy đại đội đánh nhiều trận bảo vệ hành lang chiến lược, cơ quan đầu não cấp tỉnh và căn cứ cách mạng của ta. Tiêu biểu nhất là trận đánh vào cứ điểm quân cảnh Mỹ ở số nhà 35 phố Hùng Vương thị xã Phan Rang - nơi địch có cuộc họp rất quan trọng của Bộ chỉ huy hỗn hợp Mỹ - Nam Triều Tiên của 4 tỉnh cực Nam Trung Bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa, Đà Lạt) bàn kế hoạch mở cuộc càn quét dài ngày quy mô lớn. Mặc dù yêu cầu nhiệm vụ rất cao, điều kiện chiến đấu vô cùng khó khăn, nhưng Nguyễn Tiệm đã cùng đơn vị tìm mọi cách chuẩn bị tốt trận đánh. Kết quả đã phá sập được ngôi nhà nơi họp của địch, diệt 120 tên sĩ quan Mỹ và Nam Triều Tiên (có 7 tên từ thiếu tá đến đại tá), ta rút an toàn. Trận đánh đã phá vỡ cuộc càn của địch từ trong trứng, có ảnh hưởng rất lớn, đánh dấu khả năng một đơn vị tinh nhuệ của bộ đội địa phương có thể đánh thắng quân Mỹ và chư hầu.


Tháng 9 năm 1968, Nguyễn Tiệm chỉ huy một tổ 13 đồng chí đánh vào cứ điểm Mỹ trong thị xã Phan Rang diệt 47 tên Mỹ, ngụy, Nam Triều Tiên. Đồng chí bị thương vào đầu và ngực, máu chảy nhiều nhưng vẫn tiếp tục chỉ huy đơn vị đến khi đưa được tất cả anh em rút ra an toàn.


Tháng 1 năm 1969, Nguyễn Tiệm chỉ huy đơn vị đánh vào cơ quan MACV của Mỹ (cơ quan viện trợ Mỹ) tại Phan Rang, đơn vị hoàn thành nhiệm vụ nhưng đồng chí bị thương nặng và đã hy sinh khi về bệnh xá.


Khi còn sống Nguyễn Tiệm hết lòng chăm lo xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt, bản thân sống trung thực, khiêm tốn, giản dị được quần chúng tin phục.


Đồng chí đã được tăng thưởng 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba, 4 huy hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ.


Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Nguyễn Tiệm được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #141 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2023, 07:14:54 am »

ANH HÙNG HUỲNH PHƯỚC
(Liệt sĩ)


Huỳnh Phước (tức Huỳnh Hữu Phước) sinh năm 1949, dân tộc Kinh, quê ở xã Phước Dinh, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, tham gia cách mạng năm 1961, nhập ngũ năm 1962. Khi hy sinh đồng chí là thượng úy tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 200C Đặc công, Quân khu 6, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Huỳnh Phước xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, bản thân phải tự lập rất sớm nên lúc 12 tuổi đồng chí đã đi theo cách mạng. Từ năm 1964 đến năm 1975 Huỳnh Phước đã trực tiếp chiến đấu, trưởng thành từ chiến sĩ lên tiểu đoàn trưởng. Ở cương vị nào đồng chí cũng chiến đấu dũng cảm, mưu trí, đạt hiệu quả cao. Huỳnh Phước đã trải qua 32 trận đánh, bản thân diệt 181 tên địch (có 32 lính Nam Triều Tiên), bắt 9 tên, bắn cháy 1 xe ô tô, bắn rơi 2 máy bay, thu 13 súng.


Đầu năm 1963 (mới 13 tuổi), Huỳnh Phước đã dẫn đường cho bộ đội đánh đồn Phước Hữu, và tham gia chiến đấu. Đồng chí bình tĩnh nhanh nhẹn nhặt lựu đạn của địch ném trả địch diệt 9 tên.


Tháng 7 năm 1965, Huỳnh Phước chỉ huy tiểu đội hỗ trợ đội công tác Thuận Tâm (thuộc huyện Thuận Nam lúc đó) vào ấp ban ngày. Đội bị lọt vào ổ phục kích của địch, đồng chí đã chỉ huy đơn vị chia cắt đội hình địch ra để đánh, diệt được 9 tên, bảo vệ an toàn cho đội công tác. Tháng 2 năm 1965, Huỳnh Phước được giao chỉ huy đại đội đánh vào sân bay Thành Sơn (một trận quyết tử, tổ chức đã phải làm lễ truy điệu trước khi xuất phát). Khắc phục được các hàng rào bố phòng dày đặc của địch thì trời đã gần sáng, đồng chí liền đánh cháy một bồn dầu để gây hoảng loạn cho địch và tạo thuận lợi cho ta. Huỳnh Phước còn phá hủy 1 máy bay lên thẳng và đón đầu bắn rơi 1 máy bay B57 tạo thuận lợi cho đơn vị rút khỏi sân bay. Trên đường về bất ngờ gặp một đại đội lính Nam Triều Tiên đi càn trở về, đồng chí chỉ huy đơn vị chiến đấu diệt 32 tên, bọn còn lại bỏ chạy, ta an toàn.


Tháng 10 năm 1970, Huỳnh Phước được phân công chỉ huy một tổ 4 người đi đánh diệt 1 trung đội bảo an đóng tại núi Sơn Hải. Vừa nổ súng thì địch đưa 1 trung đội khác đến bao vây và bắn bị thương 3 đồng chí. Còn lại một mình, Huỳnh Phước vẫn bình tĩnh dũng cảm chiến đấu bằng các loại súng của đồng đội, diệt 8 tên, bắn cháy 1 xe ô tô làm địch hốt hoảng tháo chạy. Đồng chí thu được 13 khẩu súng, đưa được thương binh về hậu cứ an toàn.


Cũng trong tháng 10 năm 1970, Huỳnh Phước chỉ huy đại đội 314 đánh đồn Từ Tâm. Khi đột nhập gặp một ổ đại liên của địch chống trả quyết liệt, đồng chí đã dẫn một tổ 3 người vòng ra phía sau dùng B40 tiêu diệt tạo thuận lợi cho đơn vị tiến lên phá sạch đồn, diệt 120 tên.


Tháng 2 năm 1975, Huỳnh Phước được giao nhiệm vụ chỉ huy tiểu đoàn tiến công đồn Bảo Đại thuộc quận Hoài Đức. Đồng chí cùng đơn vị giành giật quyết liệt với địch 3 ngày đêm, làm chủ đồn Bảo Đại (đây là một cứ điểm mà các đơn vị chủ lực và địa phương trước đó đã đánh nhiều lần mà không dứt điểm).


Ngày 15 tháng 4 năm 1975, trong trận tấn công vào căn cứ Tân Điền, quận Hàm Tân đồng chí đã anh dũng hy sinh.


Khi còn sống, Huỳnh Phước luôn chăm lo xây dựng đơn vị về mọi mặt, hết lòng thương yêu đồng chí đồng đội, sống giản dị, khiêm tốn, được quần chúng tin cậy.


Đồng chí đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba.


Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Huỳnh Phước được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #142 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2023, 07:15:42 am »

ANH HÙNG SIU BLÊH
(Liệt sĩ)


Siu Blêh sinh năm 1944, dân tộc Gia Rai, quê ở xã Ia Lang, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai (tức xã E3 Khu 5 Gia Lai trong kháng chiến chống Mỹ), tham gia cách mạng năm 1963. Khi hy sinh đồng chí là cán bộ đội công tác của tỉnh Gia Lai, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Siu Blêh xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo ở địa phương có truyền thống yêu nước và cách mạng. Đồng chí đã qua các cương vị đội viên du kích, xã đội trưởng, cán bộ tuyên truyền vũ trang của huyện và cán bộ đội công tác của tỉnh... ở cương vị nào Siu Blêh cũng khắc phục mọi khó khăn gian khổ thể hiện quyết tâm cao, chiến đấu mưu trí dũng cảm, công tác năng động sáng tạo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Từ năm 1963 đến tháng 8 năm 1969, Siu Blêh là du kích rồi xã đội trưởng. Đồng chí đã tham gia đánh 623 trận, tự tay diệt 143 tên địch (có 86 tên Mỹ, 1 đại úy ác ôn) bắt 30 tên, phá hủy 2 xe tăng, 7 xe bọc thép, 6 xe GMC, bắn rơi 6 máy bay.


Ngày 12 tháng 4 năm 1967, một mình Siu Blêh phục kích bắn máy bay bay thấp, chỉ với 2 băng đạn đã bắn rơi tại chỗ 1 máy bay lên thẳng, động viên mạnh mẽ tinh thần toàn đội du kích thi đua bắn máy bay địch. Đến cuối năm đó, đồng chí chỉ huy đội du kích bắn rơi 2 chiếc máy bay đổ quân càn quét, bắn bị thương 1 chiếc khác, đẩy lùi cuộc càn của địch, ta an toàn.


Ngày 15 tháng 7 năm 1968, Siu Blêh được giao nhiệm vụ tổ chức chống địch càn vào xã Lệ Thanh. Địch có 1.200 quân Mỹ và 80 xe tăng yểm trợ nhưng đồng chí vẫn quyết tâm động viên du kích bố trí trận địa hợp lý sẵn sàng đánh địch. Kết quả ngay ngày đầu ta đã phá hủy 4 xe tăng, diệt 39 tên, làm bị thương nhiều tên. Ngày thứ hai, địch thay đổi chiến thuật cho bộ binh đi trước. Siu Blêh đã chỉ huy du kích phục bắn chết ngay 12 tên, làm bị thương 5 tên. Địch hoang mang vì chết nhiều mà không phát hiện được du kích nên đã bỏ chạy không dám càn nữa. Trong trận này riêng Siu Blêh đã diệt 16 tên, phá hủy 2 xe tăng.


Đồng chí còn tích cực xây dựng lực lượng du kích xã, có 2 trung đội và 3 tiểu đội (cả thiếu nhi và nữ cũng tham gia chiến đấu giỏi). Đã tổ chức 6 đợt du kích phối hợp với nhân dân phá ấp chiến lược. Bản thân tích cực tăng gia sản xuất, động viên gia đình mình đóng góp cho kháng chiến 18 gùi lúa.


Từ năm 1969 đến năm 1976 Siu Blêh đảm nhiệm công tác trong đội tuyên truyền vũ trang của huyện và đội công tác tỉnh, đồng chí vừa chỉ huy du kích đánh địch vừa tích cực tiến hành xây dựng cơ sở, tuyên truyền vận động nhân dân dọc đường 19, vùng Mang Yang, tây - nam huyện Chư Prông nổi dậy mở rộng vùng giải phóng, chống âm mưu "tràn ngập lãnh thổ" của địch. Sau ngày giải phóng miền Nam đồng chí vẫn tiếp tục đi khắp các địa bàn xung yếu trong tỉnh tiến hành vận động quần chúng xây dựng cơ sở, truy quét phun rô.


Đồng chí đã hy sinh trên đường đi công tác do bị phun rô phục kích tháng 7 năm 1976.


Đồng chí đã được tặng thưởng 4 bằng khen của tỉnh và danh hiệu Chiến sĩ thi đua năm 1968.


Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Siu Blêh được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #143 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2023, 07:16:10 am »

ANH HÙNG ĐINH VĂN GIÓ
(Liệt sĩ)


Đinh Văn Gió (tức A Gió) sinh năm 1914, dân tộc H’Rê, quê ở xã Nước Lò, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum, tham gia cách mạng năm 1944. Khi hy sinh đồng chí là xã đội trưởng du kích xã Nước Lò, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum, Quân khu 5, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Đinh Văn Gió xuất thân từ gia đình nông dân nghèo, đồng chí đã tham gia đội du kích Ba Tơ, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp lập nhiều thành tích xuất sắc. Đồng chí là người đầu tiên ở Kon Tum dùng tên tẩm thuốc độc để đánh Pháp. Trong trận đánh thác Anao Sơn Hà, diệt tại chỗ 20 tên thu toàn bộ vũ khí. Sau đó chỉ huy du kích nhiều lần chống càn thắng lợi, bắt nhiều tù binh, thu nhiều vũ khí và đồ dùng quân sự. Trong chiến đấu có lần bị thương nặng, Đinh Văn Gió vẫn tiếp tục chỉ huy đánh chiếm 2 đồn địch.


Từ năm 1954, được phân công ở lại miền Nam tiếp tục xây dựng cơ sở bí mật bảo vệ kho vũ khí của ta trên đường Trường Sơn và tổ chức vận chuyển vũ khí chuẩn bị cho các nơi chuyển sang đấu tranh vũ trang, Đinh Văn Gió đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, vượt qua mọi khó khăn gian khổ, bảo đảm an toàn cho các cơ sở, đồng thời tích cực theo dõi nắm tình hình hoạt động của địch, chủ động tổ chức chuyển được toàn bộ kho vũ khí đến nơi an toàn, tránh được cuộc tập kích của địch trong 5 năm. Đến cuối năm 1959, Đinh Văn Gió không may bị địch bắt. Chúng tra tấn cực kỳ dã man (cắt tai, đốt tóc, đập gãy răng, trói người vào xe ô tô kéo lê trên đường...) nhưng đồng chí vẫn kiên quyết không khai báo, bảo vệ cán bộ và vũ khí đến cùng. Đinh Văn Gió hy sinh ngày 5 tháng 11 năm 1959, đồng chí đã nêu cao tấm gương trung thành với cách mạng cho nhân dân toàn tỉnh học tập nói theo.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Kháng chiến hạng nhất, 1 bằng khen của Liên khu 5 và 3 bằng khen của tỉnh.


Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Đinh Văn Gió được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #144 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2023, 07:17:01 am »

ANH HÙNG NGUYỄN HỒNG ĐẠO
(Liệt sĩ)


Nguyễn Hồng Đạo (tức Trần Quang Giáo) sinh năm 19-29, dân tộc Kinh, quê ở xã Cát Hanh, huyện Phù Cát; tỉnh Bình Định, tham gia cách mạng năm 1945, nhập ngũ năm 1947. Khi hy sinh đồng chí là đại úy tiểu đoản trưởng tiểu đoàn 50 bộ đội địa phương tỉnh Bình Định, đảng viên-Đảng Cộng sản Việt Nam.


Nguyễn Hồng Đạo xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, đồng chí đã hoạt động cách mạng từ năm 16 tuổi, tham gia giành chính quyền ở địa phương trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi đồng chí tập kết ra Bắc. Năm 1959 Nguyễn Hồng Đạo xung phong về chiến đấu ở chiến trường Bình Định. Từ đó đến khi hy sinh đồng chí đã trải qua các chức vụ: trung đội trưởng, đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng. Ở cương vị nào Nguyễn Hồng Đạo cũng chiến đấu dũng cảm mưu trí, luôn nhận nhiệm vụ chỉ huy những trận đánh vào các vị trí hiểm yếu của địch hoặc các trận đánh có ý nghĩa then chốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Ngày 23 tháng 9 năm 1960, Nguyễn Hồng Đạo chỉ huy đội vũ trang tuyên truyền 2-9 của tỉnh (mới thành lập được 20 ngày) bí mật tập kích vào trụ sở ngụy quyền xã Hoài Tân, huyện Hoài Nhơn (nằm sát quốc lộ 1). Chỉ 30 phút đã bắt gọn trung đội dân vệ, thu 22 súng. Sau đó tiến hành tuyên truyền giải thích về chủ trương chính sách của cách mạng và phóng thích họ. Trận đánh có ý nghĩa lớn về chính trị, quân sự trong thời kỳ lực lượng cách mạng còn đang bí mật nhen nhóm, đã gây ảnh hưởng sâu rộng ở vùng đồng bằng tỉnh Bình Định và Khu 5.


Đêm 16 tháng 7 năm 1961, Nguyễn Hồng Đạo chỉ huy 2 trung đội phối hợp với bộ đội huyện Hoài Nhơn tập kích vào trụ sở ngụy quyền xã Hoài Sơn (huyện Hoài Nhơn) diệt gọn 1 trung đội và bọn ác ôn chỉ huy tổng đoàn dân vệ, sau đó trụ lại đón đánh quân tăng viện của địch. Kết quả diệt 53 tên, làm bị thương 18 tên, bắt 13 tên, thu 45 súng các loại, ta an toàn. Trận đánh có tác dụng động viên cổ vũ lớn đối với quần chúng ở vùng đồng bằng và ven núi nổi dậy phá ấp chiến lược diệt ác ôn.


Ngày 8 tháng 10 năm 1963, Nguyễn Hồng Đạo chỉ huy đại đội chủ công trong đội hình tiểu đoàn đánh trả cuộc tấn công bằng chiến thuật "thiết xa vận" của địch. Đơn vị đã ngoan cường đánh lui nhiều đợt tiến công, bắn cháy 3 xe bọc thép M113, đánh hỏng nặng 3 chiếc khác, bắn rơi 1 máy bay lên thẳng, diệt và làm bị thương hàng trăm tên địch. Trận đánh này là trận đánh đầu tiên ta đánh bại chiến thuật "thiết xa vận", hạn chế việc địch dựa vào xe bọc thép để càn quét đánh phá địa bàn, gây khí thế cho quần chúng chiến đấu bảo vệ làng xã.


Ngày 12 tháng 2 năm 1965, đồng chí trực tiếp chỉ huy hướng chủ yếu đánh vào trung tâm chi khu Gò Hồi, cùng tiểu đoàn đánh chiếm toàn bộ chi khu, diệt gọn 1 đại đội bảo an và một số dân vệ, biệt kích, tạo thuận lợi cho nhân dân các xã Phước Sơn, Phước Hậu, Cát Chánh và một số xã phía đông huyện An Nhơn nổi dậy giải phóng xã.


Cuối năm 1967, Nguyễn Hồng Đạo cùng tiểu đoàn bám dân xây dựng địa bàn ở khu đông tỉnh Bình Định, chuẩn bị bàn đạp cho Tổng tiến công Xuân 1968. Khi đang đi hoạt động bị địch phục kích đồng chí đã chỉ huy đơn vị đánh trả quyết liệt và anh dũng hy sinh ngày 17 tháng 11 năm 1967.


Khi còn sống Nguyễn Hồng Đạo luôn chăm lo xây dựng đơn vị phát triển về mọi mặt, tiểu đoàn của đồng chí đã được tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng.


Đồng chí sống khiêrn tốn, giản dị; trung thực được quần chúng yêu mến, tin cậy.


Nguyễn Hồng Đạo đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba.


Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Nguyễn Hồng Đạo được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #145 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2023, 07:17:35 am »

ANH HÙNG HUỲNH THỊ ĐÀO
(Liệt sĩ)


Huỳnh Thị Đào sinh năm 1940, dân tộc Kinh, quê ở xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định, tham gia cách mạng năm 1960, nhập ngũ năm 1966. Khi hy sinh đồng chí là thiếu úy, huyện đội phó huyện đội Bình Khê tỉnh Bình Định, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Huỳnh Thị Đào xuất thân trong một gia đình có truyền thống cách mạng, cha là đảng viên, mẹ là cơ sở trung kiên của kháng chiến, bản thân cũng làm cơ sở cho du kích xã từ năm 1960. Năm 1962 Huỳnh Thị Đào vào đội du kích; năm 1964 làm xã đội trưởng, năm 1966 nhập ngũ vào bộ đội huyện Bình Khê làm trung đội trưởng rồi đại đội phó, đại đội trưởng, huyện đội phó. Ở cương vị nào đồng chí cũng nỗ lực phấn đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Huỳnh Thị Đào chiến đấu dũng cảm, mưu trí, bị thương không rời vị trí. Đồng chí đã trực tiếp chiến đấu và chỉ huy chiến đấu 65 trận, bản thân diệt 95 tên (có 24 lính Nam Triều Tiên), phá hủy 3 xe quân sự, đánh xập 12 lô cốt, 4 cầu cống, thu 25 súng các loại.


Cuối tháng 3 năm 1967, Huỳnh Thị Đào chỉ huy 1 tổ phục kích diệt gọn 2 tiểu đội Nam Triều Tiên thu 23 súng, 1 máy thông tin PRC-25.


Ngày 6 tháng 8 năm 1967 Huỳnh Thị Đào chỉ huy 1 tiểu đội nữ phối hợp với du kích phục kích đánh giao thông địch trên đường 19 (đoạn Vườn Soài - Vĩnh Thạnh) diệt 1 trung đội biệt kích, phá hủy 3 xe GMC.


Mùa hè năm 1969, Huỳnh Thị Đào là đại đội trưởng, đồng chí chỉ huy đơn vị phục kích ở khu vực Hòa Mỹ, diệt gọn 1 trung đội bảo an, thu toàn bộ vũ khí.


Trong trận ngày 16 tháng 1 năm 1970, bị thương thủng bụng Huỳnh Thị Đào vẫn vừa cõng thương binh ra khỏi trận địa, vừa bắn yểm hộ cho đồng đội. Khi về đến bệnh xá, vết thương đã bị nhiễm trùng phải mổ, vì người đã quá yếu không thể gây mê được, đồng chí đã động viên các thầy thuốc: "Các đồng chí cứ mổ đi, nếu tôi không qua được thì các đồng chí rút kinh nghiệm để cứu các đồng chí khác". Vết thương quá nặng, đồng chí đã hy sinh trên bàn mổ.


Khi còn sống Huỳnh Thị Đào luôn chăm lo xây dựng đơn vị về mọi mặt, bản thân sống khiêm tốn, giản dị, được quần chúng yêu mến. Gương hy sinh oanh liệt của đồng chí đã được cán bộ, chiến sĩ và quần chúng trong vùng khâm phục, noi theo.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba, 1 danh hiệu Chiến sĩ thi đua năm 1969.


Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Huỳnh Thị Đào được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #146 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2023, 07:18:21 am »

ANH HÙNG NGUYỄN NHÀN
(Liệt sĩ)


Nguyễn Nhàn (tức Nguyễn Ánh) sinh năm 1951, dân tộc Kinh, quê ở xã Hòa Đa, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, tham gia cách mạng năm 1968. Khi hy sinh đồng chí là đội trưởng đội biệt động quận nhì thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, Quân khu 5, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Nguyễn Nhàn xuất thân trong gia đình nông dân nghèo, bản thân làm thợ điện rồi tham gia đội biệt động ở thành phố. Trưởng thành từ chiến sĩ lên đội trưởng đội biệt động. Ở cương vị nào đồng chí cũng chiến đấu dũng cảm mưu trí, đạt hiệu suất chiến đấu cao. Từ năm 1968 đến năm 1970, Nguyễn Nhàn đã tham gia và chỉ huy đơn vị đánh 27 trận trong thành phố Đà Nẵng - là một căn cứ quân sự lớn của địch. Riêng đồng chí đã diệt được 55 tên địch (phần lớn là sĩ quan, ác ôn Mỹ, ngụy), phá hủy 3 xe quân sự.


Khi mới gia nhập đội biệt động được 14 ngày, Nguyễn Nhàn được giao nhiệm vụ diệt tên thiếu tá mật vụ. Tuy nhiệm vụ rất khó khăn vì tên này xảo quyệt lại được bảo vệ rất cẩn mật, đồng chí vẫn vui vẻ nhận và tìm mọi cách thực hiện. Nguyễn Nhàn đã đóng vai thợ điện để vào nhà theo dõi nắm quy luật của hắn.


Đồng chí lợi dụng được lúc sơ hở gài mìn vào xe riêng phá hủy xe, diệt tên này giữa ban ngày.


Ngày 22 tháng 6 năm 1968, sau thời gian theo dõi nắm quy luật một bọn sĩ quan cao cấp tụ tập ở số nhà 69 Hoàng Diệu, đồng chí đã mưu trí dũng cảm vượt các điểm gác của địch đặt mìn nổ chậm, diệt 5 tên cả Mỹ, ngụy.


Trong trận đánh hẻm 10 đường Hoàng Diệu (năm 1968). Sau khi đánh hỏng cột đèn để cắt điện một phường, đồng chí đã chờ đánh bọn đến cứu viện, dùng lựu đạn phá được 2 xe, diệt nhiều địch, khi hết lựu đạn, Nguyễn Nhàn bình tĩnh lấy đá ném bọn gác để lừa địch và rút an toàn.


Năm 1969, địch vây ráp khủng bố hết sức gắt gao, một mình lăn lộn với nhiệm vụ, vừa nắm địch vừa đánh tiếp 3 mục tiêu, đồng chí đã gây được lòng tin của quần chúng trong lúc cách mạng tạm thời khó khăn và làm kẻ địch rung động.


Cùng với việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến đấu, đồng chí còn chăm lo xây dựng lực lượng, đã kết nạp được 14 biệt động là công nhân trong thành phố và xây dựng được 3 cơ sở, 4 trạm giao liên bí mật.


Năm 1970, bị địch bắt và tra tấn dã nam nhưng đồng chí vẫn giữ vững khí tiết cho đến hơi thở cuối cùng.


Đồng chí đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba.


Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Nguyễn Nhàn được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #147 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2023, 07:18:59 am »

ANH HÙNG HỒ TƯƠNG
(Liệt sĩ)


Hồ Tương sinh năm 1930, dân tộc Kinh, quê ở xã Duy Hòa, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, tham gia cách mạng năm 1958. Khi hy sinh đồng chí là xã đội trưởng xã Duy Hòa, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, Quân khu 5, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Hồ Tương xuất thân trong gia đình nông dân nghèo. Từ năm 1958 đến năm 1963 đồng chí làm giao liên và nuôi giấu bảo vệ cán bộ tại nhà. Từ năm 1964 Hồ Tương vào du kích rồi làm xã đội trưởng. Nhận nhiệm vụ gì, ở cương vị nào đồng chí cũng thể hiện quyết tâm cao, tìm mọi biện pháp khắc phục khó khăn để hoàn thành một cách tốt nhất. Thời gian địa phương chưa thành lập du kích, gia đình Hồ Tương là cơ sở cách mạng, bản thân là giao liên, đồng chí vừa làm tốt nhiệm vụ chuyển thư từ tài liệu, nuôi giấu bảo vệ cán bộ vừa mưu trí dũng cảm, một mình cũng tự tạo vũ khí diệt được 21 tên trong hoàn cảnh địch đang kìm kẹp lùng sục gắt gao, gây được thanh thế cho phong trào ở xã. Sau khi tham gia du kích, đồng chí nhanh chóng được giao cương vị chỉ huy, trong chiến đấu luôn thể hiện sự bình tĩnh, dũng cảm, kiên quyết, linh hoạt. Trong thời gian 3 năm (1964 - 1967) Hồ Tương đã chỉ huy 74 trận đánh, đơn vị đã diệt 113 tên (có 63 tên Mỹ, 1 tên ác ôn), bắn cháy 1 máy bay, thu 19 súng, Riêng đồng chí diệt được 79 tên (có 49 tên Mỹ), thu 4 súng trung liên và M79, bắn cháy 1 máy bay. Tính chung 2 thời kỳ, đồng chí đã diệt chẵn 100 tên địch.


Ngày 18 tháng 3 năm 1962, theo dõi nắm chắc quy luật hoạt động của trung đội bảo an bảo vệ đường Cái Mới, đồng chí đã dùng mìn tự tạo đặt trên đường hành quân của chúng và phục chờ sẵn, khi địch trúng mìn, Hồ Tương dùng súng diệt tiếp 12 tên, bọn còn lại hoảng hốt bỏ chạy.


Trận đánh ở bốt Mơ Diếc để mở hành lang cho lực lượng ta, đồng chí đã dùng mìn bố trí ở nơi địch thường lấy nước và tắm, kết hợp với bắn tỉa, trong 3 ngày đã diệt 16 tên buộc chúng phải cụm lại, ta mở được hành lang.


Tháng 8 năm 1964, đồng chí cải trang làm người dân mua lợn luồn được vào ấp chiến lược diệt tên Sanh - ấp trưởng ác ôn khét tiếng - giữa ban ngày làm cho bọn ngụy quyền hoảng sợ bỏ trốn, tạo thời cơ cho nhân dân nổi dậy phá ấp chiến lược trở về làng cũ.


Trong trận ngày 26 tháng 8 năm 1967, sau khi bắn rơi 1 máy bay Mỹ, Hồ Tương tiếp tục chiến đấu và anh dũng hy sinh.


Khi còn sống, đồng chí luôn chăm lo xây dựng phát triển lực lượng du kích xã, bản thân luôn gương mẫu đi đầu mọi công việc được quần chúng yêu mến tin cậy.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba, 3 lần là Chiến sĩ thi đua, 9 bằng khen.


Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Hồ Tương được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #148 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2023, 07:19:57 am »

ANH HÙNG LÊ TỰ NHẤT THỐNG
(Liệt sĩ)


Lê Tự Nhất Thống sinh năm 1954, dân tộc Kinh, quê ở xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, tham gia cách mạng năm 1964. Khi hy sinh, đồng chí là thôn đội trưởng du kích thôn Thanh Quýt, xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, Quân khu 5, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Lê Tự Nhất Thống xuất thân trong một gia đình có truyền thống cách mạng, cha mẹ và anh trai là liệt sĩ. Bản thân đồng chí tham gia cách mạng từ năm 10 tuổi, làm liên lạc và theo dõi nắm tình hình địch, báo cho du kích. Năm 14 tuổi đồng chí vào du kích, năm 16 tuổi làm thôn đội trưởng. Tuy tuổi còn rất trẻ nhưng đồng chí luôn thể hiện quyết tâm cao. Chiến đấu dũng cảm mưu trí, bị thương vẫn tiếp tục đánh địch, đồng chí đã tham gia 33 trận, cùng đơn vị diệt 156 tên địch (có 42 tên Mỹ) làm bị thương 24 tên khác, bắt 2 tên. Riêng đồng chí đã diệt 74 tên (có 19 tên Mỹ, 2 ác ôn), phá hủy 1 xe cày ủi, thu 25 súng các loại, 1 máy thông tin, hơn 100 quả lựu đạn.


Thời kỳ làm liên lạc và trinh sát Lê Tự Nhất Thống đã làm tốt nhiệm vụ, đồng thời mưu trí lừa bọn Mỹ - ngụy lấy được nhiều súng đạn cung cấp cho du kích (gồm 2 khẩu M79, 6 khẩu AR15, 1 khẩu súng ngắn, 26 lựu đạn).


Một lần khi đang giấu súng trong người để tìm diệt địch, bất ngờ gặp 7 tên Mỹ đang tiến đến, đồng chí đã nhanh chóng cởi áo cuốn theo súng rồi đến giếng giả vờ tắm rất tự nhiên. Bọn địch không nghi ngờ, Lê Tự Nhất Thống đã kịp thời lấy súng bắn 1 băng diệt được 6 tên, tên còn lại bỏ chạy, đồng chí rút an toàn (lúc đó là tháng 10 năm 1969, đồng chí 15 tuổi).


Ngày 3 tháng 3 năm 1970, đồng chí chỉ huy 3 du kích tập kích 1 tiểu đội Mỹ, diệt gọn tiểu đội này. Địch cho pháo bắn làm đồng chí và một đồng đội bị thương nhưng đồng chí vẫn bình tĩnh gài lựu đạn vào xác Mỹ rồi cõng thương binh rút an toàn. Hôm sau địch đến lấy xác bị trúng lựu đạn, chết thêm 5 tên.


Ngày 15 tháng 11 năm 1970, sau khi cùng đồng đội theo dõi nắm chắc quy luật hoạt động của 1 tiểu đội Mỹ, Lê Tự Nhất Thống đã dùng mìn và 2 lựu đạn M26 thu được của địch gài sẵn và phục kích chờ địch, xẩm tối địch lọt vào ổ phục kích một số bị mìn chết. Lợi dụng lúc địch hoảng loạn đồng chí ném tiếp lựu đạn và bắn, diệt gọn cả 9 tên, thu 4 súng, 1 máy thông tin và rút an toàn.


Ngày 7 tháng 10 năm 1971 Lê Tự Nhất Thống đã anh dũng hy sinh trong một trận chiến đấu tại xóm Trảng thôn Thanh Quýt xã Điện Thắng quê hương của đồng chí.


Khi còn sống, đồng chí luôn khiêm tốn và có ý thức kỷ luật cao, được quần chúng tin mến.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhất và 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba, 6 lần là Dũng sĩ diệt Mỹ, 10 bằng khen.


Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Lê Tự Nhất Thống được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #149 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2023, 07:20:43 am »

ANH HÙNG LÊ VĂN TRẦM
(Liệt sĩ)


Lê Văn Trầm sinh năm 1915, dân tộc Kinh, quê ở xã Tân Quý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, tham gia cách mạng năm 1945. Khi hy sinh, đồng chí là phó chủ nhiệm hậu cần tỉnh Kiến Tường, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Trong kháng chiến chống Pháp Lê Văn Trầm tham gia công tác ở chính quyền xã, đồng chí đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc vận động quần chúng đấu tranh, xây dựng nhiều cơ sở và chính quyền cách mạng. Năm 1956 đồng chí được điều sang quân đội, phụ trách phòng hậu cần tỉnh đội Kiến Tường. Trên cương vị này trong 13 năm Nguyễn Văn Trầm đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Tổ chức, chỉ huy đảm bảo tốt công tác vận chuyển vũ khí, bảo đảm hậu cần phục vụ yêu cầu chiến đấu của các lực lượng vũ trang tỉnh Kiến Tường.


Ngày 11 tháng 6 năm 1969 trong khi đang điều trị vết thương tại trạm quân y X12 ở Kinh Chuối, xã Tân Ninh, địch dùng máy bay lên thẳng đổ quân bao vây trạm quân y, trước tình thế cấp thiết đó, đồng chí đã dũng cảm, trực tiếp chỉ huy 2 chiến sĩ chiến đấu ngăn chặn và thu hút lực lượng địch về phía mình để trạm quân y tổ chức đưa thương binh rút đi an toàn. Toàn tổ chiến đấu do Lê Văn Trầm chỉ huy đã anh dũng hy sinh, nhưng nhiệm vụ bảo vệ thương binh đã hoàn thành xuất sắc. Trong trận chiến đấu này riêng đồng chí đã diệt được 12 tên địch, bắn bị thương 20 tên khác.


Tấm gương ngời sáng quên mình vì đồng đội, sẵn sàng xả thân vì nhiệm vụ trong tình thế khó khăn hiểm nghèo của đồng chí được cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trong tỉnh mãi mãi nhắc đến, kính trọng và tin yêu.


Đồng chí còn là người cha của 5 liệt sĩ và 2 thương binh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.


Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Lê Văn Trầm được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM