Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 12:55:15 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Câu chuyện về một nền hòa bình bị bỏ lỡ  (Đọc 5870 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« vào lúc: 11 Tháng Chín, 2021, 07:59:20 am »

Tên sách: Câu chuyện về một nền hòa bình bị bỏ lỡ
Tác giả: Jean Sainteny
Người dịch: Lê Kim
Nhà xuất bản: Công an Nhân dân
Năm xuất bản:
Số hoá: giangtvx, nhinrathegioi


LỜI GIỚI THIỆU


Jean Roger Sainteny là một thiếu tá tình báo Pháp, sau khi Nhật Bản tiến hành đảo chính lật đổ chính quyền thực dân Pháp tại Đông Dương ngày 9 tháng 3 năm 1945 được cử đứng đầu mạng lưới tình báo, gián điệp biệt kích, hoạt động tại khu vực biên giới Hoa - Việt và Vịnh Bắc Bộ, đặt trụ sở tại Côn Minh, Trung Quốc.


Sau khi Nhật Bản đầu hàng, Sainteny được Sở Tình báo chiến lược Mỹ ở Côn Minh giúp đỡ, đã tới Hà Nội; đầu năm 1946 được cử làm đại diện chính phủ Pháp trong cuộc đàm phán Pháp - Việt và ngày 6 tháng 3 năm 1946 đã cùng với Chủ tịch Hồ Chí Minh ký tên vào bản Hiệp định Sơ bộ, mở đầu quan hệ giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Pháp.


Do thái độ thiếu thiện chí của các thế lực hiếu chiến Pháp, cuộc chiến tranh Việt - Pháp đã bùng nổ ngày 19 tháng 12 năm 1946, dẫn đến thảm bại của Pháp tại Điện Biên Phủ tháng 7 năm 1954.

Với một sự tiếc nuối rõ rệt, năm 1954 Sainteny đã cho xuất bản cuốn hồi ký nhan đề Câu chuyện về một nên hòa bình bị bỏ lỡ, ghi lại những cảm nghĩ tại Việt Nam giai đoạn 1945 - 1947. Tiếp đó, sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, Sainteny lại cho xuất bản cuốn thứ hai vào năm 1970, nhan đề "Đối diện với Hồ Chí Minh".


Do hai cuốn sách cùng nói về một dòng thời cuộc nên Nhà xuất bản gộp cả hai cuốn trong một tập sách. Cũng xin lưu ý với bạn đọc, tác giả đã từng giữ vị trí quan trọng ở phía bên kia chiến tuyến trong cuộc chiến tranh Pháp - Việt nên không tránh khỏi cách nhìn, phân tích và đánh giá chủ quan, phiến diện. Những đoạn viết có tính chất hằn học, cay cú, xuyên tạc, đượm màu sắc thực dân và phân biệt chủng tộc, Nhà xuất bản đã lược bỏ bớt song vẫn giữ lại một phần để bạn đọc hiểu rõ tâm trạng của thực dân thua trận.

Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.


NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #1 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2021, 08:03:41 am »

QUYỂN MỘT
CÂU CHUYỆN VỀ MỘT NỀN HOÀ BÌNH BỊ BỎ LỠ


I
PHÁI ĐOÀN QUÂN SỰ PHÁP TẠI CÔN MINH


- Báo cáo thiếu tá, "Picardie" đòi một máy phát. "Normandie" vẫn duy trì tốt các bước liên lạc với các đội "Auge", "Bessin", "Boccage" của mình. "Béarn" vẫn chưa "nói" được, nhưng tôi hi vọng sẽ tiếp xúc được vào tối nay. Nếu không, chúng ta chỉ còn một cách là nhờ trạm thu phát của Trung Quốc. Trong trường hợp đó, phải chờ khoảng mười lăm ngày. Còn "Saintonge", "Gascogne", "Poitou", "Berry", "Martinique" và "Maroc" vẫn liên lạc rất đúng hẹn. Tiếp xúc bình thường. Những bức điện họ gửi về đang được giải mã. Lát nữa thiếu tá có thể đọc.

Viên trung úy chào rồi bước ra khỏi phòng làm việc của tôi. Đó là một sĩ quan rất trẻ, bị thương tật rất nặng, được khen thưởng vẻ vang. Ngôn ngữ anh vừa sử dụng để báo cáo có vẻ kỳ cục1 ("Normandie": Mật danh của căn cứ tình báo Pháp đặt ở bờ biển nam tỉnh Quảng Đông Trung Quốc, gần Móng Cái, Việt Nam. Những địa danh tiếp theo: "Picardie", "Auge"... là tên mật các đội tình báo cơ động của Pháp hoạt động tại Quảng Đông, Quảng Tây, Văn Nam, tiếp giáp Việt Nam). Mọi người dễ cảm nhận ngay điều đó khi thấy cuộc nói chuyện này được tiến hành trong khung cảnh một địa điểm ở độ cao cách mặt biển 200 mét, tại miền Nam Trung Quốc. Vân Nam... cách Paris 12.000 kilômét... Côn Minh, trước kia gọi là Vân Nam phủ. Lúc này đang là tháng 4 năm 1945.


Viên sĩ quan này là trưởng ban thông tin liên lạc của Phái đoàn 51 (Mission 5: Tên mật của cơ quan tình báo quân sự Pháp đặt ở Côn Minh). Đó là một trong số những người giúp việc xuất sắc và được yêu quý nhất của tôi. Có thể ví anh ta như một Gavroche2 (Gavroche: Tên một thiếu niên dũng cảm trong tiểu thuyết "Những người khốn khổ" của Victor Hugo) cục cằn, có trái tim vàng, hay phê phán, rất sẵn sàng phục vụ, luôn xung phong tình nguyện. Đó là kiểu mẫu của những thanh niên Pháp trong những năm đen tối. Anh là một anh hùng trong kháng chiến, đã nhảy dù xuống Bretagne3 (Bretagne: Tên một vùng miền Bắc nước Pháp, nơi các điệp viên Pháp từ Luân Đôn thường bí mật nhảy dù xuống nhăm hoạt động chống phát-xít Đức chiếm đóng thời kỳ 1941 - 1944) và được tặng thưởng Huân chương vinh dự4 (Légion d'honneur: Tên một loại huân chương cao quý của Pháp, thời Pháp thuộc thường gọi là "Bắc đẩu bội tinh") từ lúc mới 20 tuổi. Trung úy sống ngay tại nơi làm việc, gọi là "Trung tâm". Không có cái trung tâm thông tin này cùng với trung úy và đồng đội của anh, Phái đoàn 5 coi như thiếu sự sống. Trên đôi vai trẻ của anh còn đặt cả sự tồn tại của tất cả các "phái đoàn" khác hoặc công khai, hoặc bí mật bố trí suốt dọc biên giới Trung Quốc, tiếp giáp Bắc Kỳ, nhằm thu lượm mọi biểu hiện nhỏ nhất về những công việc chuẩn bị, vận chuyển, hoặc tinh thần mệt mỏi của kẻ địch. (Chúng tôi dùng danh từ "phái đoàn" để gọi chung các nhóm tình báo đặt chủ yếu trên lãnh thổ Trung Quốc, dọc theo biên giới tiếp giáp Đông Dương, có nhiệm vụ báo tin về cho Trung tâm, đặt ở Côn Minh. Những nhóm này lấy tên các tỉnh, các vùng hoặc các thuộc địa Pháp làm mật danh).


Mỗi nhóm tình báo này gồm từ hai đến ba sĩ quan Pháp (một trưởng, một phó và một điện báo viên). Họ thường bị các nhà chức trách địa phương của Trung Quốc lúc thì ủng hộ, lúc thì xua đuổi, bị các nhân viên phản gián của Nhật Bản theo dõi, bị các phần tử dân tộc chủ nghĩa người An-nam bám sát. Trong những điều kiện khó khăn nhất, họ vẫn bám trụ tại những địa điểm trong khu vực biên giới là nơi có thể tìm hiểu tình hình trong nội địa Bắc Kỳ hoặc Lào.


Thi thoảng, cũng có một người trong nhóm thâm nhập vào bên trong lãnh thổ địch, nhưng thông thường thì chỉ sử dụng điệp viên người bản xứ hoặc hỏi dò các tay buôn lậu, các nông dân, các nhà buôn qua lại biên giới.

Có thể nói, đây là công việc của những con kiến và những con nhện kết hợp với nhau. Không phải chỉ có việc thu lượm tin tức tình báo là đủ, mà còn phải làm thất bại những mưu mô đánh lừa, những tin tức giả tạo, phải sàng lọc một cách nhanh chóng các tin tức, đó là điều cần thiết nếu ta biết rằng người châu Á rất hay tưởng tượng thường tạo ra những nguồn tin không chính xác, phải đánh hơi và lượm lấy nguồn tin có giá trị, đánh truyền đi để cung cấp cho ban tham mưu Đồng minh đang nóng lòng chờ đợi. Những nhóm này phải chống chọi với mọi kẻ thù: khí hậu, dân chúng, sự cô đơn, những cám dỗ đủ loại. Những nhà chức trách địa phương của Trung Quốc, trước hết đều rất ngập ngừng do dự trong việc dung nạp những sĩ quan tình báo Pháp là những người nhìn thấy quá nhiều, hiểu biết quá nhiều...


Tất cả những mạng lưới này đều nối với Phái đoàn 5 là cơ quan chỉ huy đặt tại Côn Minh. Cơ quan này trực thuộc cơ quan cao hơn đặt tại Calcutta, có mạng lưới phủ khắp Viễn Đông.

Phải giàu trí tưởng tượng lắm mới hình dung được khung cảnh làm việc của Phái đoàn 5. Trụ sở của Phái đoàn được đặt tại một tòa biệt thự sang trọng, mà nếu xây dựng tại mũi Antibes hoặc bờ biển xứ Basque có lẽ sẽ ít ngạc nhiên hơn là nhìn thấy tại đây. Đó là tòa nhà cũ của các giám đốc sở tín dụng giàu có của Pháp, nay biến thành một cái tổ ong tấp nập hoạt động. Tòa biệt thự - tổng hành dinh này ở ngay giữa lòng thành phố, nằm sâu trong một phố nhỏ, lối đi khúc khuỷu và đầy bùn lầy. Chính tại Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam, một tỉnh tự trị giàu có ở miền Nam Trung Quốc, là nơi đặt sở chỉ huy này.


Mỗi ban được tạm thời đặt trong các phòng ngủ hoặc phòng tiếp khách của tòa biệt thự. Nhiều phòng khác đến đêm cũng biến thành phòng ngủ công cộng. Trong khu vườn bên ngoài dần dần được xây thêm những công trình đơn giản theo kiểu Trung Quốc để dùng cho các ban đang ngày càng bành trướng. Những chiếc xe Jeep dùng để liên lạc với các sở chỉ huy Đồng minh ở Côn Minh liên tục ra vào khu vườn có những bông hoa rực rỡ, trong đó có hoa mimosa.


Phòng làm việc và phòng ngủ của tôi cũng đặt chung trong một gian nhà mà tôi chỉ rời khỏi đó mỗi lúc đi ăn. Hai sĩ quan luân phiên thường trực, chuyên trách giải mã các bức điện mật, tuân thủ kỷ luật rất nghiêm là chỉ "đi ra ngoài" để mang tới cho tôi một bức điện khẩn nào đó. Nhiều lần, vào lúc giữa đêm, một trong hai người này đã luồn qua tấm vải màn chống muỗi, đưa cho tôi tờ giấy màu vàng, và tôi đã đọc, ngay khi vừa mới được đánh thức. Đó là các báo cáo về những kết quả nỗ lực của các nhân viên đang tỏa đi tại khu vực biên giới, trong khung cảnh đơn độc, tại vị trí quan sát của mình, điện về cho chúng tôi những tin tình báo.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #2 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2021, 08:04:29 am »

Nằm trên bờ một hồ nước rộng vùng núi cao, Côn Minh vẫn giữ được dáng vẻ thời Trung đại. Cách đường biên giới Bắc Kỳ 270 kilômét theo đường chim bay, Côn Minh là đầu nút tuyến đường sắt Vân Nam, một công trình do Pháp xây dựng, nối liền tỉnh này với cảng Hải Phòng trên bờ Vịnh Bắc Bộ.


Cuộc chiến tranh Trung - Nhật vừa mới đặt Côn Minh lên vị trí hàng đầu của hoạt động chính trị ở châu Á. Tại đây tập trung các ban tham mưu Trung Quốc, Mỹ, Anh, Pháp.

Số dân ở đây vừa mới vượt quá 300.000 người. Những người Trung Hoa ở các tỉnh kéo về, những người Mỹ, người Anh, người Pháp, người An-nam dồn tóới, chen vai thích cánh bên nhau, cùng lợi dụng lẫn nhau, do thám lẫn nhau không chút nể nang.


Trong thời gian gần đây, sân bay Côn Minh đã trở thành một sân bay hoạt động tấp nập nhất thế giới. Suốt ngày đêm liên tục không ngừng, cứ khoảng năm mươi giây lại có một máy bay hạ cánh hoặc cất cánh. Chiếc Skymaster từ New York đang hạ cánh xuống đường băng kép, thì ngay trong lúc đó, chiếc máy bay đi Cairo cũng lăn bánh trên đường băng bên cạnh trước khi cất cánh, như để chứng minh cho những cuộc bay tiếp sức.


Trên những con đường rộng lát đá nằm dọc theo những khu phố hẹp lúc nhúc người là những cỗ xe có lẽ cũng già nua cổ lỗ như thành phố này, do những con ngựa bé nhỏ kéo đi bằng những cặp chân cứng rắn và vững vàng, lăn bánh gập ghềnh giữa những chiếc xe Jeep, xe Com-măng-ca và những chiếc xe ô tô thuộc loại tối tân nhất của nền công nghiệp chiến tranh Mỹ, được nhập vào Vân Nam bằng đường hàng không cũng như mọi vật dụng khác của Đồng minh.


Đường xe lửa Vân Nam là sợi dây liên lạc đường bộ duy nhất từ Côn Minh với thế giới bên ngoài. Đường đất đi qua Miến Điện (Myanmar) cũng không dùng được vì bị ném bom, bị sạt lở, bị cướp phá, cho nên chỉ còn lại một đường hàng không thuộc loại nguy hiểm nhất vì phải bay qua sườn phía Nam rặng núi Himalaya mà các phi công Đồng minh đã gọi đùa là "Hump" (Đó là tên gọi mà những phi công này đã thân mật đặt cho kiểu bay qua dãy núi cao nhất ngăn cách miền Bắc Myanmar với miền Tây Trung Quốc. Để nối liền Trung Quốc với Ấn Độ bằng đường không, các phi công đã phải bay rất cao, trên tuyến đường bay khó khăn, vất vả, lại còn bị máy bay khu trực của Nhật Bản chặn đánh càng thêm nguy hiểm).


Trên sân bay được coi là tâm điểm sống còn của sự tập trung rộng lớn này, thường xuyên có hàng trăm phụ nữ Trung Hoa đi lại nhanh nhẹn giữa những chiếc máy bay đang đỗ dùng nón rơm đội đầu làm rổ rá đựng đất lấp nền cho những đường băng được bằng phẳng.


Là một thành phố có nhiều nét tương phản, Côn Minh còn là trung tâm thần kinh của cuộc đấu tranh đang tới đỉnh cao vào mùa Xuân 1945 tại Đông Nam Á. Tại đây có tổng hành dinh của tướng Hà Ứng Khâm, tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc và các trụ sở của Mỹ có liên quan như CCC (Bộ tư lệnh chiến đấu tại Trung Quốc), AGAS (Cơ quan mặt đất hỗ trợ phi công bị bắn rơi), OSS (Sở phục vụ công tác chiến lược, trung tâm điều khiển các hoạt động tình báo, gián điệp, biệt kích), và Bộ tư lệnh lực lượng không quân 14 của Mỹ...


Bên cạnh lãnh sự quán, người Anh cũng có một phái đoàn quân sự, người An-nam có những tổ chức vận động cách mạng, người Nhật Bản có những gián điệp.

Về phía Pháp, bên cạnh lãnh sự quán luôn giữ vị trí quan trọng hàng đầu, từ hai năm nay còn có Phái đoàn quân sự Pháp gọi tắt là Phái đoàn 5 mà tôi được vinh dự đứng đầu từ giữa tháng 4 năm 1945. Trước đó, đại tá Emblanc là người đầu tiên của Phái đoàn quân sự Pháp đặt tại Côn Minh.


Được đặt ở vị trí sát gần Đông Dương đang bị Nhật chiếm đóng, nhiệm vụ hàng đầu của Phái đoàn là duy trì liên hệ bí mật với đồng đội của chúng tôi ở Đông Dương và nước Pháp tự do. Dần dà, Phái đoàn có thểm thiếu tá hải quân Meynier, đại úy Revol, linh mục Bec, đại úy Rousset, thiếu úy hải quân COSSé, chuẩn úy Đoàn Vinh... Phái đoàn có gặp trở ngại ít nhiều trong việc thực hiện nhiệm vụ, do vị trí không rõ ràng đối với các Đồng minh Mỹ và Trung Quốc, vì vậy họ có phần dè dặt đối với chúng tôi. Hơn nữa, trong nội bộ Phái đoàn cũng có những khuynh hướng khác nhau, phản ánh đúng tình trạng tương tự hồi đó cũng đang chia rẽ như Chính phủ lâm thời của Pháp đặt tại Angiê.


Từ đầu năm 1945, Phái đoàn được bổ sung thêm nhiều thành phần mới. Đó là, các đại úy Borg, Martin, Meistermann, De Nardin, thiếu tá De Montpezat, đại úy hải quân Flichy, các trung úy Emmanuelli, Stephan, Perdriel, Lesseps, Blanchouin, Casnat, Tersầc v.v... đặt dưới sự chỉ huy của trung đoàn trưởng kỵ binh Millon vừa mới chạy thoát khỏi Đông Dương cùng với phó của mình là tiểu đoàn trưởng De Barmon. Những thành phần mới đến này đã tạo cho Phái đoàn 5 một sức bật mới có trọng lượng đối với các ban tham mưu Đồng minh và trở thành một trong những yếu tố hữu hiệu trong cuộc đấu tranh chống Nhật Bản ở khu vực Đông Nam Á.


Những sĩ quan bổ sung này đã được cử đến từ Đông Dương, Bắc Phi và một vài người từ Pháp. Rất nhanh chóng, một tinh thần đoàn kết gắn bó đã làm tiêu tan mọi sự chắp vá, liên kết chặt chẽ mọi người với nhau, động viên các hoạt động của họ.


Nhiệm vụ của họ rất quan trọng vì phải duy trì liên lạc với những người Pháp ở Đông Dương, thu lượm những tin tức tình báo bổ ích cung cấp cho Đồng minh, đảm bảo việc đưa sang Trung Quốc, không phải chỉ có những người Pháp ở Đông Dương đang bị Nhật Bản truy nã mà cả những phi công Mỹ bị bắn rơi trên vùng trời Đông Dương. Những căn cứ đặt suốt dọc đường biên giới giữa Trung Quốc và Bắc Kỳ phải bám trụ tới cùng dù bị hi sinh tổn thất lớn.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #3 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2021, 08:05:16 am »

Kể lại mọi sự kiện thì quá dài, tôi chỉ nêu lên vài trường hợp thuộc loại nhớ đâu kể đấy. Đó là việc đại úy Meistermann đã vượt qua vùng Thượng du Bắc Kỳ đang bị quân Nhật chiếm đóng để tới Hoa Nam, thành lập tại tỉnh Quảng Đông Trung Quốc một chiến khu bất khả xâm phạm tại vùng núi Thập Vạn Đại Sơn1 (Thập Vạn Đại Sơn nằm trong địa phận Quảng Tây chứ không phải Quảng Đông. Sainteny đã nhầm lẫn. - ND) cầm cự suốt nhiều tháng, trở thành một nỗi lo lắng cho quân Nhật và chúng không bao giờ đánh bật được căn cứ này. Nhất là, câu chuyện về sự hy sinh của một phi công Pháp trẻ tuổi là trung úy Coquet đã mạo hiểm lái chiếc máy bay Potez 25 từ Hà Nội bay tới Côn Minh, mang theo phi công Mỹ W. bị Nhật Bản bắn rơi và được quân đội Pháp ở Đông Dương cứu thoát. Đây là loại máy bay đã quá niên hạn sử dụng và riêng việc vượt qua được những ngọn núi cao ở vùng Thượng du Bắc Kỳ đã là một chiến công phi thường. Coquet đã mang tới cho tướng Chennault tư lệnh lực lượng không quân Mỹ số 14 tại Hoa Nam nhiều tin tình báo quý giá. Tướng Chennault là người luôn luôn giúp đỡ chúng tôi trên tinh thần bạn chiến đấu tốt đẹp. Sau đó, Coquet lại chấp nhận quay trở về Đông Dương mang theo các thiết bị vô tuyến cần thiết để duy trì liên lạc thường xuyên giữa lực lượng kháng chiến Pháp ở Bắc Kỳ với lực lượng không quân số 14 của Mỹ, Coquet hiểu rõ hơn ai hết những khó khăn và rủi ro đang chờ đợi. Thời tiết tháng Tư ở Bắc Kỳ là địa ngục đối với các phi công với một chiếc máy bay đã tàn tạ và một thiết bị đo thời tiết đã hỏng, anh bay trở lại vùng châu thổ sông Hồng, chỉ nghĩ đến nhiệm vụ quan trọng mà anh đã nhận. Coquet đã không bay được tới đích. Những cuộc tìm kiếm suốt mấy tháng liền đều không kết quả. Anh đã mất tích.


Cho tới khi Đức và Italia là hai nước trong phe Trục đã bị đánh bại ở châu Âu, Nhật Bản cảm thấy bị quân Đồng minh uy hiếp, lúc đó mới bắt đầu lo ngại về lực lượng kháng chiến Pháp ngay trên lãnh thổ Đông Dương.

Những bí mật của người da trắng ở châu Á thật khó giữ kín. Những vụ nhảy dù xuống Bắc Kỳ, những nhóm kháng chiến được thành lập, nhưng bên cạnh biết bao hành động dũng cảm và tận tụy được thực hiện một cách lặng lẽ, thì những lời ba hoa cũng lan tràn. Những điện báo viên đã bí mật nhảy dù xuống Đông Dương để bắt liên lạc với lực lượng kháng chiến nhằm giúp họ liên lạc với Côn Minh, Calcutta và từ đó liên lạc với nước Pháp tự do đang chiến đấu. Thế nhưng, cuộc đảo chính ngày 9 tháng 3 năm 1945 đã ập đến trước khi những sĩ quan phụ trách điện đài này thiết lập được mạng lưới thông tin. Nhiều người trong số họ đành phải theo đội quân Pháp rút sang Trung Quốc.


Giữa lúc đó, tôi bất ngờ được cử vào ban chỉ huy Phái đoàn 5. Từ hồi đầu năm 1944 tôi đã xung phong tình nguyện sang Đông Dương chiến đấu trong hàng ngũ lực lượng vừa mới được tổ chức. Sau khi Paris được giải phóng, tôi được đặt dưới sự điều khiển của cơ quan tình báo hoạt động bí mật gọi tắt là DGER và lực lượng can thiệp trang bị nhẹ gọi tắt là CLI do tướng Blaizot chỉ huy. Trước kia tôi đã sống nhiều năm ở Đông Dương và có quen biết nhiều, sau khi trở về nước, trong thời gian Pháp bị Đức chiếm đóng, tôi lại tích lũy được kinh nghiệm khá đầy đủ về công tác bí mật. Tôi nghĩ, đây là lúc có thể đóng góp vào việc tổ chức cuộc đấu tranh bí mật đang được tiến hành tổ chức để chống lại Nhật Bản chiếm đóng Đông Dương.


Nhưng, mãi đến tháng 3 năm 1945, tức ngay sau khi xảy ra cuộc đảo chính do Nhật Bản tiến hành vào tối ngày 9, cơ quan tình báo và hành động bí mật (DGER) mới chỉ thị cho tôi đi ngay Calcutta, lúc đó đang là căn cứ trung tâm của DGER trên chiến trường Viễn Đông. Từ Calcutta tôi đã nhận đứợc chỉ thị rõ ràng về nhiệm vụ ở Đông Dương. Có nghĩa là, tôi phải nhảy dù hoặc "thâm nhập" vào Đông Dương, bắt liên lạc với những gì còn tồn tại của lực lượng kháng chiến sau khi bị Nhật Bản đàn áp dữ dội. Chính vì lẽ đó tôi đã rời Paris ra đi dưới một hộ tịch dân sự vừa mới chuyển đổi.


Sự khôn ngoan sơ đẳng buộc tôi phải giấu kín lý lịch thật sự của mình bằng cách ngụy trang hoàn toàn. Tôi đã chính thức được mang tên Sainteny và những sự kiện tiếp theo trong vòng hai năm tới đã biến tôi thành một người khác hẳn hộ tịch cũ.


Trong khi chờ đợi vài giờ ở Cairo để chuyển máy bay, tôi được làm quen với đại tá Passy vừa hoàn thành một chuyến đi thanh tra đến tận Lào, tại đó ông đã tiếp xúc với tướng Sabattier, chỉ huy các đội quân Pháp ở Bắc Đông Dương. Đại tá Passy lúc đó là trưởng DGER cho tôi biết, sau chuyến đi thị sát này ông đang có ý định tiến hành nhiều thay đổi trên các lĩnh vực khác nhau trong Bộ chỉ huy tối cao của DGER tại Viễn Đông và ông đã quyết định giao cho tôi chỉ huy Phái đoàn 5 đặt căn cứ tại Côn Minh. Thế là, đáng lẽ nhảy dù xuống Đông Dương, tôi lại tới Vân Nam cầm đầu Phái đoàn quân sự Pháp, sau khi rời Paris ra đi được mười lăm ngày.


Trong mấy ngày dừng chân tại Calcutta, tôi được thiếu tá Léonard lúc đó là trưởng cơ quan SLFEO1 (SLFEO: Cơ quan liên lạc ở Viễn Đông của Pháp đặt tại Calcutta) phổ biến những chỉ thị và huấn thị cần thiết. Sau đó tôi tới nhiệm sở của mình đặt tại Côn Minh. Phái đoàn 5 lúc này đang do đại tá Flichy tạm quyền chỉ huy thay thiếu tá Milon chuyển đi nơi khác. Flichy đã điều hành công việc nặng nề của Phái đoàn 5 một cách vững chắc, thông minh và có lương tri. Ông nhanh chóng trở thành một người bạn, một người đồng nghiệp hơn là một người phó trực tiếp, một nhân vật số hai không thể thay thế được, của tôi. Sự hợp tác toàn diện là cơ sở để Phái đoàn 5 đạt được một số kết quả đáng tự hào. Mặc dù tác phong cứng rắn, nhưng có lẽ cũng nhờ đó Flichy đã duy trì được những quan hệ tốt đẹp mà những người tiền nhiệm đã thiết lập được với các cơ quan Đồng minh. Khi tới đây, tôi chỉ có việc tiếp tục sự hợp tác với các ban tham mưu Mỹ, Trung Quốc và Anh.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #4 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2021, 08:06:52 am »

Cũng không phải vô ích nếu chứng minh thêm, cơ quan liên lạc của Pháp tại Viễn Đông đã bị phân cách bởi chiến trường của các nước Đồng minh đang hợp tác với nhau trong cuộc chiến tranh chung chống Nhật Bản. Một trong những chiến trường này do đô đốc Anh, huân tước Louis Mountbatten chỉ huy, gồm Ấn Độ, Inđônêxia và Miến Điện. Chiến trường thứ hai dưới quyền chỉ huy của thống chế Tưởng Giới Thạch có tướng Mỹ Wedemeyer trợ lực, bao gồm Trung Quốc và Đông Dương. Lực lượng không quân của tướng Wedemeyer, do các căn cứ đặt quá xa các khu vực chiến trường ở miền nam bán đảo Đông Dương, nên không thể chi viện cho đô đốc Mountbatten ở ngoài tầm hoạt động của máy bay Mỹ. Trên thực tế Đông Dương bị chia thành hai khu vực chiến trường. Chính vì lẽ đó mà chỉ vài tháng sau người ta đã nảy sinh ý định tai hại là chia Đông Dương thành hai miền Nam Bắc vĩ tuyến 16 và giao cho quân đội Trung Quốc tiếp quản miền Bắc sau khi Nhật Bản đầu hàng. Cơ quan liên lạc của Pháp ở Viễn Đông phải phân bố các bộ phận làm việc với các cơ quan tham mưu Đồng minh phụ trách hai khu vực chiến trường này. Giữa các đồng minh trong hai khu vực trên cũng nhanh chóng xuất hiện các quan điểm khác nhau rất nghiêm trọng. Quan điểm đế quốc cổ truyền của Anh vấp phải chủ nghĩa tự do của Mỹ đối với dân chúng trong khu vực trước kia là chiến trường. Những cơ quan liên lạc của Pháp, với những quan điểm thuần nhất, đã nhận được sự tiếp nhận và ủng hộ khác nhau khi tiếp xúc với ban tham mưu của đô đốc Anh Mountbatten hoặc ban tham mưu của tướng Wedemeyer.


Tình hình đó làm cho sở chỉ huy ở Calcutta phải quyết định một cách thụ động nhưng rất có lý là để cho Phái đoàn 5 ở Côn Minh hoạt động một cách độc lập và tự do với quyền hạn ngày càng rộng rãi. Chỉ một mình đại tá Roos trưởng cơ quan liên lạc ở Calcutta là giữ quyền lực tối cao, trên tổng thể nhưng cũng vẫn phải áp dụng một sự mềm dẻo đủ để dự kiến và giải quyết các vấn đề với hai lăng kính rõ rệt, thích ứng với việc hợp tác với Anh hoặc với Mỹ. Cơ quan này đã biết xử sự với một sự may mắn hiếm có.


Phái đoàn 5 gồm khoảng ba chục sĩ quan với nguồn gốc và nguồn đào tạo rất khác nhau. Những thành phần đầu tiên là những sĩ quan đến từ Đông - Dương và Trung Quốc. Số này đông nhất. Sau đó là vài sĩ quan đến từ Pháp hoặc Bắc Phi, tất cả đều tình nguyện đi Viễn Đông và đều sẵn sàng chiến đấu giữa ban ngay hoặc trong bóng tối vì xứ Đông Dương mà nhiều người trong họ mới chỉ nghe nói.


Ngay khi tới Côn Minh vào đầu tháng tư năm 1945, tôi không nghỉ, lập tức tiếp tục những công việc mà những người trước tôi đã phụ trách. Tôi nhớ lại, nhiệm vụ đó là:

1- Phát triển các mạng lưới thông tin và các phương tiện điều tra tin tức tình báo trong lãnh thổ địch.

2- Nối lại và phát triển những cuộc tiếp xúc với những người dân Pháp ở Bắc Kỳ đang bị cô lập từ sau cuộc đảo chính ngày 9 tháng 3 năm 1945 của Nhật Bản.

3- Giúp đỡ những đồng bào người Pháp và những người thuộc các nước Đồng minh chạy sang Trung Quốc trong trường hợp họ gặp nguy hiểm ở Đông Dương.

4- Tham gia vào nỗ lực chiến tranh bằng cách cung cấp tin tức tình báo cho các nước Đồng minh, và thành lập các đội biệt kích nhằm phục vụ Đồng minh bằng các hoạt động tập kích hoặc phá hoại trên lãnh thổ do địch chiếm đóng.

5- Theo dõi các phong trào dân tộc chủ nghĩa Đông Dương và chuẩn bị cho sự quay trở lại Đông Dương của nước Pháp vào một ngày sắp tới.

6- Nhằm phục vụ ý định đó cần phát hiện kịp thời những ý đồ của các nước Đồng minh, nhất là của Trung Quốc có liên quan tới những quyền lợi sở hữu của Pháp trong khu vực Đông Nam Á.

Cuối cùng, Phái đoàn 5 triển khai những nỗ lực không ngừng để nhận được sự chấp nhận của Đồng minh thả dù tiếp tê cho những đơn vị quân đội Pháp đang còn chiến đấu trong vùng Thượng du Bắc Kỳ trên đường rút lui sang Trung Quốc. Phái đoàn cũng hỗ trợ hết sức cho những cố gắng của đại tá Huard, là phó của Blaizot, được giao nhiệm vụ tổ chức ở Côn Minh và các địa điểm khác trong tỉnh Vân Nam. Những trung tâm tiếp nhận các đơn vị quân đội Pháp ở Bắc Đông Dương đã bắt đầu vượt biên giới sang Trung Quốc.


Phạm vi chức trách của Phái đoàn 5 trải rộng từ lãnh thổ Bắc Đông Dương tới cả ba tỉnh rộng lớn của Trung Quốc tiếp giáp với Bắc Kỳ là: Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây.

Để hoàn thành nhiệm vụ nặng nề đó Phái đoàn quân sự Pháp ở Vân Nam có:

1- Một trung tâm chỉ huy thường xuyên tiếp xúc với các cơ quan tham mưu và cơ quan Đồng minh, và liên lạc thường xuyên với cơ quan liên lạc ở Viễn Đông của Pháp đặt tại Calcutta, với sứ quán Pháp và phái đoàn quân sự Pháp đặt tại Trùng Khánh.

2- Các phái đoàn ở khu vực biên giới như: "Picardie" chủ yếu hướng về vùng Cao Bằng và quân khu 2 (gồm có thiếu tá Revol, các trung tá Tersac và Bougier); "Anjou" do đại tá Meistersmann chỉ huy, đặt căn cứ tại Thập Vạn Đại Sơn, một rặng núi ở Quảng Đông cách biên giới Bắc Kỳ và Quân khu 1 vài giờ đi bộ; "Berry" do trung uý Jacqmin chỉ huy đặt tại Hồ Kiều trong vùng Lào Cai; "Poitou" do thiếu tá De Montpezat chỉ huy; "Saintonge" gồm hai điệp báo viên Singenes và Vaziaga; "Languedoc" do đại uý Borg chỉ huy; "Gascogne" do thiếu tá Foropon đứng đầu...


Ngoài ra có những nhóm hoạt động của hải quân Pháp cũng có liên hệ với Phái đoàn 5 nhưng hồi đó chưa phụ thuộc toàn bộ vào phái đoàn. Những nhóm này đặt dưới sự chỉ huy của trung tá hải quân Commentry, gồm các tàu tuần tiễu Frézouls và Crayssac của hải quân cũ và chiếc thuyền buồm Audacieuse, về sau, có thểm nhiều nhóm vệ tinh, trực thuộc thường xuyên và tạm thời với "Martinique". Những nhóm vệ tinh này mang mật danh "Tchad", "Maroc", "Calvados", "Bocage", "Auge", "Bessin", "Dahomey", "Maine", "Mayenne", vv...


Cuối cùng, những đơn vị bị Nhật Bản đánh đuổi, buộc phải rời khỏi Quân khu 1 và vùng Lạng Sơn cùng tập trung lại được ở Phòng Thành, trên bờ biển Quảng Đông, dưới sự chỉ huy của tiểu đoàn trưởng Grinda.

Những binh sĩ cuối cùng được phân bố về các nhóm khác nhau đặt dưới sự chỉ huy của tiểu đoàn trưởng Carbonnel, đại tá Flichy, đại tá Vicaire, đã xây dựng được các khu đồn trú trên đảo Cái Bàn, đảo Vạn Hoa và các đảo nhỏ mang tên Cô Tô, đối diện với bờ biển Bắc Kỳ, kiểm soát được quần đảo Bái Tử Long và vịnh Hạ Long cho tới mùa xuân năm 1946.


Tất cả những nhóm này, cùng được gọi tên chung là phái đoàn, đềụ liên lạc bằng điện đài với sở chỉ huy ở Côn Minh. Từ Côn Minh lại liên lạc nhiều đợt trong ngày với Calcutta và Trùng Khánh. Dĩ nhiên, tất cả những liên lạc vô tuyến với từng phái đoàn hoặc từng căn cứ đều thực hiện bằng mật mã, điều đó làm cho Trùng Khánh lo ngại. Họ không bao giờ cho phép Phái đoàn 5 được chính thức sử dụng "quyền thông tin liên lạc vô tuyến" bằng mạng lưới truyền thống riêng của mình.


Tuy nhiên, do Phái đoàn 5 cũng phục vụ cả ban tham mưu các nước Đồng minh, vì vậy, mặc dù liên tục phải báo động và gặp nhiều rắc rối vô kể, việc thông tin liên lạc của chúng tôi mặc nhiên vẫn cứ được dung túng cho tới tận khi Nhật Bản đầu hàng.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #5 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2021, 09:14:24 am »

II
CUỘC RÚT LUI CỦA ĐỘI QUÂN BẮC KỲ


Những đơn vị thuộc đội quân Pháp ở Bắc Kỳ thực hiện cuộc rút lui từ ngày 9 tháng 3 năm 1945 và những đơn vị tiền tiêu đã tới được biên giới Trung Quốc bằng nhiều đường bắt đầu đi sâu vào lãnh thổ Trung Hoa.

Hàng ngày đều có những máy bay Mỹ từ Szé-Mao bay tới Côn Minh, mang theo những người Pháp bị thương hoặc bị ốm nặng, tiếp nhận được từ biên giới. Một vài đơn vị đã tới thủ phủ tỉnh Vân Nam, và các thị trấn khác bằng đường bộ hoặc đường sắt. Tại đây những doanh trại, những "trung tâm" tiếp nhận đã dành sẵn cho họ, như ở Khai Viễn, Mông Tự,...


Tình trạng những binh sĩ này thật không thể nào tả hết. Những gì họ kể về nỗi thống khổ thật khó tưởng tượng nổi. Cảnh tượng họ vừa trải qua hiện dần trước mắt chúng tôi từ những mẩu chuyện đứt đoạn nghe được hết người này đến người khác. Chuyện kể của họ phù hợp với những bức điện mà chúng tôi đã nhận được từ ngày Nhật Bản tiến hành đảo chính. Quả là một thảm kịch! "Chúng tôi bị tiến đánh từ 10 giờ 30 ngày 9 tháng 3. Tình hình khó khăn. Đề nghị không quân chi viện gấp". Đó là nội dung bức điện từ Lạng Sơn gửi tới Phái đoàn 5 hồi 11 giò 45 ngày 10 tháng 3.


Những bức điện tiếp theo phản ánh sự phát triển của cuộc tiến công của Nhật Bản: Cuộc rút quân của những đơn vị có thể thoát hiểm, những cuộc chiến đấu, những cuộc đụng độ, sự mệt mỏi, những vụ đảo ngũ đầu tiên của đám lính người bản xứ, và đoạn cuối cùng, không tránh khỏi, đó là phải rời bỏ đất Đông Dương, đi sang Trung Quốc.


Với những đơn vị khác, bị chặn đánh trên đường rút thì bức điện đầu tiên cũng là bức điện cuối cùng: "Chúng tôi bị tiến công", là nạn nhân rơi vào những cạm bẫy của Nhật Bản, bị phản bội, bị dồn ép từ mọi phía, bị bao vây, trận chiến đấu cuối cùng này là trận vinh dự, mỗi người là một anh hùng1 (Trái với Sainteny, một số hồi ký khác lại ghi nhận nhiều binh sĩ Pháp khi bị Nhật Bản bao vây đã nhanh chóng đầu hàng, bị đưa về giam giữ trong các trại tập trung sau tháng 8 năm 1945 mới được giải thoát -ND). Tất cả nội dung đã được giải mã ở Côn Minh, được suy đoán thêm giữa những dòng điện mật ngày càng gửi tới Phái đoàn 5 một cách thưa hiếm. Sự kiện này càng khiến chúng tôi phải tăng thêm những cuộc vận động các ban tham mưu Đồng minh, liên tục đề nghị không quân chi viện bằng thả dù, ném bom, trinh sát, cầu xin hàng trăm chuyến mới được ban cho một.


Những nhân viên phi hành đoàn của tướng Mỹ Chennault được cổ vũ bởi tính năng động của cựu tư lệnh đội "Cọp bay" nhưng cũng gặp rất nhiều trở ngại trong các hoạt động do mưa phùn ở Bắc Kỳ đã làm cho chín phần mười các phi vụ không tài nào thực hiện được. Tướng Chennault là người duy nhất có thực tế hiểu biết về lợi ích của Đồng minh trong việc ủng hộ quân đội Pháp đang cố bám vào lãnh thổ Đông Dương và cố chống lại cuộc tiến công của Nhật Bản. Nhưng không may ông đã gặp phải sự chống đối của các ban tham mưu Trung Quốc và Mỹ. Lý do họ không muốn ủng hộ Pháp là một điều khó hiểu tồn tại lâu dài. Vì nhiều lý do khác nhau, những người này còn nhẹ dạ muốn bỏ rơi cả những người lính Pháp dưới sự chỉ huy của các tướng Sabattier, Allessandri đã từng đương đầu với quân đội Nhật Bản trong những điều kiện rất khó khăn về địa hình và thời tiết.


Cuối cùng, những mệnh lệnh từ Washington cũng đã đưa tới... Mặc dù có thiện chí và có lòng mong muốn, tướng Chennault và các trợ tá của ông vẫn phải cúi đầu tuân theo và từ chối yểm hộ đường không cho đội quân Pháp đang rút lui. Sau này, tướng Chennault đã viết trong hồi ký là: "Chính phủ Mỹ lúc đó muốn người Pháp bị xua đuổi khỏi Đông Dương để tạo điều kiện dễ dàng cho việc tách rời Pháp khỏi các thuộc địa của mình... (Tướng Chennault là một trong số rất ít người Mỹ hiểu rõ những nguy hiểm của thái độ chống Pháp do Trùng Khánh thực hiện, liền sau đó đã bị thất sủng. Ngày 7 tháng 8 năm 1945 ông đã phải rời khỏi chức vụ chỉ huy).


Phải tự lực giáp mặt với kẻ địch đông hơn hàng chục lần, đội quân xứ Bắc Kỳ vẫn chiến đấu đến cùng. Ai có thể nói hết được nghị lực phi thường của những con người đã vượt qua mọi thử thách trong cuộc rút quân kéo dài hơn 1600 kilômét trong một vùng có nhiều thù địch, từ dân chúng đến khí hậu, địa hình, thời tiết đặc biệt khó chịu.


Bị kiệt sức, kiết lỵ, sốt rét, rách rưới, đi chân đất, bị tiến công quấy rốỉ bởi các toán quân Nhật Bản, du kích, các băng cướp ở vùng Thượng du, đến khi tới một nước Đồng minh là nơi họ có quyền hi vọng được đối xử tốt thì họ lại bị các nhà chức trách Trung Quốc gây nhiều phiền nhiễu. Sau những thử thách đã phải chịu đựng trên đường rút chạy, những quân nhân này, những chiến sĩ này, lại buộc phải giao nộp vũ khí cho những bạn Đồng minh của họ.


Tuy nhiên, sau khi đạt được thỏa thuận với các ban tham mưu Mỹ và Trung Quốc, Phái đoàn 5 đã kịp cử những sĩ quan tới các địa điểm khác nhau trên đường biên giới Trung Quốc để "dàn xếp sự việc". Hỡi ôi! Nếu các phái viên liên lạc này đã nhận được những lời hứa hẹn rất chính thức từ phía ban tham mưu quân đội Trung Quốc tại Côn Minh, thì họ lại vấp phải sự hoàn toàn khác biệt khi tới gặp các quan chức cấp phủ, huyện hoặc các chỉ huy quân sự địa phương. Những người này luôn luôn tìm ra được một lý lẽ để không hiểu mệnh lệnh công vụ mà các phái viên của chúng tôi cầm trong tay, hoặc họ nói rằng chưa nhận được chỉ thị xác minh của cấp trên. Nhìn chung, họ chỉ làm theo cái đầu của họ, những ý đồ của họ, không cần biết đến phép lịch sự xã giao sơ đẳng mà quân đội của chúng tôi có quyền chờ đợi.


Ví dụ như ở Yên Vũ, các đơn vị của thiếu tá Euziere và của đại úy Damez - Fontaine đều bị các nhà chức trách Trung Hoa tước vũ khí. (Ngàv 28 tháng 5 năm 1945, danh sách thống kê số vũ khí bị tước này được trình bày dưới mắt tôi, gồm 22 tiểu liên Sten, 1 khẩu cối Anh, 3 trung liên Bren, 9 trung liên Hotchkiss, 60 súng trường Mousquetons, 70 súng trường chế tạo tại Đông Dương, 5 súng trường Nga, 1 súng trường Gras, 21 lựu đạn VB, 9 lựu đạn F1, 8 lựu đạn OF, 10.236 viên đạn 8mm, 292 đạn tiểu liên).


Nhiều khi, cả ngựa cũng bị tịch thu cùng với súng đạn. Những khu nhà dành cho những đơn vị này trú quân đều bẩn thỉu và khó mà ở được. Phái đoàn 5 đã phải tới tấp gửi công văn, kháng nghị. Bản thân tôi nhiều lần tới Tổng hành dinh Trung Quốc thương lượng với tướng Hà Ứng Khâm, lúc nào cũng nhận được câu trả lời lịch sự và thông cảm "sẽ gửi ngay những mệnh lệnh chính thức tới biên giới để làm tất cả mọi việc tốt nhất có thể được nhằm tiếp nhận quân đội Pháp".
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #6 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2021, 09:15:59 am »

Nhưng tại thực địa, Bộ chỉ huy địa phương lại phàn nàn về những vụ "mất trật tự" do quân đội Pháp rút lui gây ra trên lãnh thổ Vân Nam. Những lời phàn nàn này không thiếu vẻ khôi hài.

Đã có lần, tôi nhận được công hàm phản kháng từ ban tham mưu quân đội Trung Quốc chuyển đến một cách rất nghiêm chỉnh phàn nàn về chuyện những con ngựa thồ của những đơn vị Pháp trú quân tại thành phố T đã phóng uế làm bẩn đường phố của thành phố này. Những ai đã biết đến sự "sạch sẽ" của các thành phố Trung Quốc hồi đó, hẳn phải cho rằng những con ngựa khốn khổ này đang gây ra những điều bất lịch sự rất đáng làm rùm beng.


Tuy nhiên, kết cục rồi tất cả cũng đi vào ổn định. Đội quân từ Bắc Kỳ rút sang đã được ấn định những khu vực tập trung quân gặp thế nào hay thế đó. Lâu dài về sau, các vũ khí đã được trả lại. Còn những con ngựa thì... lại thuộc về chuyện khác.


Tướng Sabattier qua Côn Minh rất nhanh. Ông còn phải đi Trùng Khánh trình bày tình hình các đơn vị nghĩ rằng có thể nhận được từ tướng Wedemeyer và Bộ tư lệnh Mỹ tác chiến ở Trung Quốc sự giúp đỡ đủ để chấn chỉnh lại quân đội.


Vài hôm sau, tức ngày 7 tháng 6, đại tá Vicaire là một trong những chỉ huy lực lượng kháng chiến của Pháp ở Đông Dương tới Côn Minh cùng với vài người bạn đồng đội. Ông rất gầy, y hệt một bộ xương người. Khi đại tá Vicaire bước vào phòng làm việc, tôi khó khăn lắm mới nhận ra ông, một sĩ quan khỏe mạnh lực lưỡng trước kia, mà nhiều người chúng tôi đã quen biết hồi còn ở Bắc Kỳ. Ông là một trong số rất ít người còn sống sót trong ba cánh quân do Vicaire, Dampierre và Beau-delaire chỉ huy. Những cánh quân này đã tập hợp lại được ở vùng dân tộc Thái rồi được tăng cường thêm một số người từ Calcutta nhảy dù xuống (như Dampierre và đồng đội), định đi xuôi lưu vực sông Đà về Hà Nội và châu thổ sông Hồng để hoạt động phá hoại sau khi những đơn vị cuối cùng ở Bắc Kỳ đã rút hết. Những đội biệt kích này cũng có ý định bám trụ trên lãnh thổ xứ Bắc Kỳ và xây dựng tại đây một chiến khu đánh lại quân đội Nhật Bản. Dự định dũng cảm đó đã bị thất bại, những người tham gia bị tổn thất rất nặng. Đội biệt kích của Dampierre hoàn toàn bị tiêu diệt. Bản thân Dampierre, một anh hùng trong lực lượng kháng chiến Pháp, đã gục ngã trong trận đụng độ cuối cùng, kiệt sức bởi một nỗ lực vượt bậc.


Một số người trong các đội biệt kích nói trên đã chiến đấu trên đất Pháp trong hàng ngũ các lực lượng kháng chiến nội địa. Họ đã nhận ra sai lầm khi nghĩ rằng có thể tổ chức được cuộc kháng chiến ở Đông Dương theo nguyên cách thức như ở Pháp. Trên nguyên tắc, số đông dân chúng Pháp đồng tình với cuộc kháng chiến, các thành phần trong lực lượng kháng chiến trên đất Pháp thường hoạt động tại những vùng thân thuộc quen biết, khí hậu thích hợp, thì đồng đội của họ tại Đông Dương lại thấy chung quanh mình toàn là sự thù địch tổng thể.


Nhưng cũng có điều kỳ lạ, một số nhóm biệt kích, ngoài ba nhóm mà tôi đã nêu ở trên vẫn có thể giữ vững trên lãnh thổ Đông Dương cho tới khi Nhật Bản đầu hàng. Ví dụ như các đội của Legrand, Imfeld, Serres, v.v... đã giữ vững đến cùng ở Lào. Những cố gắng và nghị lực của những chiến sĩ này quả là vượt quá khả năng chiến đấu của con người. Tỷ số thương vong của họ đủ dẫn chứng hùng hồn điều đó.


Tổng số đội quân Pháp - Đông Dương đóng tại Bắc Kỳ vào khoảng 38.000 người, kể cả các cơ sở phục vụ, trong đó có 7.500 binh sĩ người Âu. Số quân Nhật Bản, được tăng cường rất nhiều từ tháng 12 năm 1944 có tới 60.000 người bố trí bao phủ các đồn bốt, đường xá, trung tâm giao thông của chúng tôi.


Sự phát triển không gì cản trở nổi của cuộc chiến tranh Thái Bình Dương, sự căng thẳng không ngừng trong quan hệ Pháp - Nhật ở Đông Dương, sự điên khùng ngày càng lớn của đội quân chiếm đóng đã thúc đẩy phía Nhật Bản thực hiện một mưu đồ tột đỉnh là buộc đô đốc Decoux, toàn quyền Đông Dương phải chấp nhận "phòng thủ chung Đông Dương" và "phối hợp chung trong công tác đối ngoại". Đô đốc từ chối, và cuộc đảo chính bất ngờ đã bùng nổ vào buổi tối ngày 9 tháng 3 năm 1945.


Tướng Sabattier, chỉ huy sư đoàn Bắc Kỳ, đã có được những thông tin có giá trị về cuộc tiến công này. Trong đêm mồng 8 rạng ngày 9, ông đã ra lệnh báo động cho trại lính "Tông"1 (Tên người Pháp gọi một trại lính đóng ở Đồi Thông (Sơn Tây) - ND) (Sơn Tây), điểm tập trung quan trọng của các lực lượng vũ trang Bắc Kỳ. Tuy nhiên, Tư lệnh tối cao các lực lượng toàn Đông Dương lại không kịp thời tiến hành các biện pháp đề phòng, vì vậy hầu như gần hết mọi nơi đã bị bất ngờ.


Các chiến sĩ của quân đội Pháp đã chiến đấu dũng cảm. Thành Hà Nội quân Pháp chỉ chịu thua sau một cuộc kháng cự mà con số bị thương đã lên tới 300, và sau khi kẻ địch đồng ý chấp nhận cho những người phòng thủ được hưởng các điều khoản danh dự của tù binh chiến tranh khi đầu hàng.

Thành Huế cầm cự được hai ngày. Thành Vinh mãi tới 24 tháng 3 mới thất thủ và tại vùng Bassac, ở Nam Kỳ những cuộc chiến đấu kéo dài đến tận ngày 1 tháng 4.

Năm nghìn binh sĩ thuộc đội quân Bắc Kỳ dưới sự chỉ huy của các tướng Sabattier và Allessandri rời khỏi lãnh thổ Đông Dương sau nhiều tuần chiến đấu. Cánh quân sông Hồng đi theo tướng Allessandri (gồm lính lê dương và lính bản xứ) đến Szé-mao Trung Quốc ngày 5 tháng 5, lính lê dương và pháo binh trong binh đoàn Prugnat đến Trung Quốc ngày 31 tháng 3, trung đoàn bộ binh thuộc địa số 9 đi theo đại tá Seguin (binh đoàn sông Lô) vượt biên giới ngày 6 tháng 4 tại vùng Bảo Lạc. Các đơn vị khác ít gặp may mắn hơn. Cánh quân của Capponi bị bao vây ngay sát biên giới Trung Quốc và phải đầu hàng ngày 27 tháng 3. Thành Lạng Sơn là điểm diễn ra những cuộc thảm sát.


Những đơn vị thuộc Quân khu 1 cũng đã vượt qua được biên giới dưới sự chỉ huy của trung tá Lecocq và ông đã tử trận khi chiến đấu chống quân Nhật ở thành Hà Cối.

Phần lớn những đơn vị này tập trung ở Vân Nam hoặc trong vùng Thập Vạn Đại Sơn, chung quanh phái đoàn "Anjou". Ban tham mưu được thành lập lại ở Côn Minh dưới sự chỉ huy của tướng Allessandri. Một số lớn binh sĩ đã bị bắt làm tù binh trước khi có thể chiến đấu. Trong số các sĩ quan tập hợp chung quanh tướng Allessandri có nhiều người biết rất rõ xứ Đông Dương, đặc biệt là những vùng miền Bắc. Nhiều người muốn tiếp tục cuộc chiến đấu và đã ngỏ ý hợp tác chặt chẽ với tôi, tôi đã sốt sắng hoan nghênh.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #7 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2021, 09:18:09 am »

Tướng Allessandri cũng nhanh chóng hiểu rõ nhiệm vụ của Phái đoàn quân sự Pháp và đã tạo mọi cách để Phái đoàn dễ dàng thực hiện nhiệm vụ. Được sự hoàn toàn đồng ý của tướng Allessandri, tất cả các sĩ quan và nhân viên chuyên môn thuộc ngành quân báo đã tới tăng cường cho các ban và các nhóm tình báo của chúng tôi và chúng tôi đã có thể tổ chức được hàng chục đội biệt kích, mỗi đội khoảng một trăm người. Một sự hợp tác hoàn hảo nhanh chóng thiết lập giữa ban tham mưu của tướng Allessandri với Phái đoàn quân sự Pháp. Không còn nghi ngờ gì, nếu những biến cố chiến tranh không ập tới nhanh thì sự hợp tác này còn có thể mang lại nhiều kết quả rất khả quan, chính nhờ vậy mà quân số của Phái đoàn 5 tăng đáng kể. Từng người một, không hề quan tâm thắc mắc đến quân hàm, cấp bậc, ai cũng lao vào công việc, tham gia vào các công tác ngày càng đông, đáp ứng được sự đòi hỏi của ban tham mưu Đồng minh.


Nhiều người xung phong tình nguyện tham gia các đội biệt kích nhảy dù. Một trung tâm huấn luyện đã được Mỹ thành lập tại Côn Minh. Tôi đã đưa được nhiều sĩ quan trẻ vào theo học một khóa và đã được cấp bằng tốt nghiệp môn nhảy dù.


Nhiều lúc phải từ chối và thuyết phục các sĩ quan quá tuổi không quan tâm đến sức khỏe hoặc vết thương, cứ đòi theo học. Trên cơ sở này đã tổ chức được những đơn vị biệt kích đầu tiên dự định phối hợp tác chiến với các lực lượng Đồng minh, đánh phá các trục lộ giao thông và những vùng hậu cứ của Nhật Bản một khi cuộc tiến công lớn được tổ chức trên lãnh thổ Đông Dương, về phần tôi, tôi đã nghĩ ngay đến cách nhanh chóng tiếp xúc với những đồng bào Pháp ở Đông Dương để kịp thời giúp đỡ họ không chậm trễ. Những đơn vị biệt kích nhảy dù này, một khi phát triển khá đông về quân số, thì đến một ngày nào đó có thể giữ một vai trò chủ chốt trong việc nhảy dù xuống các trung tâm dân cư nhằm bảo vệ tính mạng và tài sản của những người Pháp. Tôi tích cực thúc đẩy việc tổ chức những đơn vị biệt kích này.


Sự thiếu thốn các phương tiện vận tải đường không, và nhất là sự ngăn cản của Trung Quốc có thể cản trở chúng tôi vào thời điểm có khả năng đưa các đơn vị biệt kích dù này quay trở lại Bắc Kỳ ngay trong những đợt đầu tiên. Những con người rất quyết tâm, rất có khả năng này, chỉ có thể sử dụng về lâu dài, sau khi tôi đã có ý định ném họ xuống miền bắc Đông Dương. Sau đó nhiều tuần, họ sẽ được chứng minh khả năng bằng cách chủ yếu nhảy dù xuống Lào. Trong thời gian chờ đợi tôi đã phải cho họ chuyển sang Ấn Độ vì ở Trung Quốc chúng tôi gặp phải sự thiếu thiện chí từ Trùng Khánh. Sang tới Ấn Độ, họ đã nhận được sự cộng tác hoàn toàn từ Anh quốc.


Bây giờ, người ta có quyền đặt câu hỏi, và chắc mọi người sẽ tự đặt câu hỏi, nếu hồi giữa tháng 8 năm 1945, có những đội biệt kích như đội Beaudenon ập đến từ giữa vùng trời Hà Nội, thì có thể thay đổi diễn biến của các sự kiện như thế nào1 (Đây là một ý nghĩ rất chủ quan và không thực tế của Sainteny. Bởi vì, theo nhận xét của thiếu tá tình báo Mỹ Patti thì mãi tối ngày 20 tháng 8 năm 1945, máy bay Mỹ bay trên vùng trời Hà Nội vẫn bị Nhật Bản bắn lên dữ dội - ND).


Tôi chưa muốn kết thúc chương này mà chưa kể nốt một cuộc phiêu lưu kỳ lạ nổi bật trong những khung cảnh thảm khốc của hành động xâm chiếm của Nhật Bản tại Bắc Kỳ. Đó là trường hợp của anh lính lê dương Cron, một người "bị chặt đầu vẫn còn sống".


Một hôm, tôi được báo cáo, có một người thoát được khỏi vụ thảm sát ở Lạng Sơn vừa mới tới Côn Minh. Tôi liền cho gọi tới và anh ta đã kể lại cho tôi nghe một cuộc phiêu lưu gian truân của anh: Sau cuộc kháng cự bị thất bại trong thành Lạng Sơn ngày 9 tháng 3 năm 1945, Cron và các bạn chiến đấu bị Nhật bắt làm tù binh và bị lôi đi chém đầu, mọi người phải quỳ gối thẳng hàng theo kiểu Nhật ở trên miệng hào dùng để vùi xác chết. Những con người khốn khổ này, lần lượt từng người một bị một sĩ quan Nhật Bản được vinh dự chỉ định làm đao phủ. Do một phản xạ, nhờ trời, hoặc do tên đao phủ lúc đó đã mệt mỏi, lúc lưỡi gươm vừa giáng xuống gáy thì Cron vụt cúi đầu khiên cho chỉ có phía sau hộp sọ bị chém còn hộp sọ vẫn không bị thương tổn. Dù sao sức mạnh của cú chém cũng làm cho nạn nhân bất tỉnh, toé máu, ngã lăn xuống hố bên cạnh xác của những đồng đội đã chết. Cron không biết rõ anh đã nằm như thế được bao lâu.


Có điều chắc chắn là, cũng như mọi người khác, anh bị lính Nhật đâm liên tiếp bằng lưỡi lê nhằm làm cho những nạn nhân này chết hẳn. Cố nín hơi giả chết, Cron chờ đợi nhiều giờ để thoát ra khỏi đống xác chết của các bạn. Anh đã cố sức bò lên được bò hào và ngay trong đêm hôm đó, mặc dù bị rất nhiều vết thương, đã lết ra khỏi Lạng Sơn để rồi sau đó tìm đường sang Trung Quốc.


Vài tuần sau, Cron có mặt ở Côn Minh, kể lại cuộc phiêu lưu mạo hiểm, vui vẻ để tất cả các phóng viên Đồng minh chụp ảnh. Cron đã gặp tai nạn máy bay khi anh đang bay trở về Pháp, là nơi mọi người cũng đã biết được cuộc phiêu lưu không thể tưởng tượng nổi của anh.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #8 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2021, 05:55:02 pm »

III
KHU DU KÍCH TRONG VỊNH HẠ LONG


Rất nhanh chóng, tôi hướng sự chú ý vào nhóm "Martinique" gồm các thuỷ binh trên ba chiếc tàu nhỏ rất quen thuộc vùng duyên hải Bắc Kỳ và các quần đảo trên vịnh Hạ Long, có khả năng sẵn sàng đáp ứng mọi công tác lớn do chúng tôi giao cho. "Martinique" vừa mới đưa sang Phòng Thành ba chục phụ nữ, trẻ em, vài viên chức, vài người bị thương, trốn thoát khỏi Bắc Kỳ. Phải gấp rút đưa những người này tới Vân Nam để họ thật sự được an toàn và cũng là để giải phóng cho những tàu bè của "Martinique" hoạt động trở lại.


Tôi đề nghị với các cơ quan AGAS của Mỹ giúp đỡ đưa những đồng bào của tôi, trước hết tới Côn Minh. Sau đó, có thể để "Martinique" phục vụ Mỹ tìm những phi công Đồng minh bị máy bay hoặc cao xạ của Nhật Bản bắn rơi xuống vịnh Hạ Long hoặc vùng biển Quảng Đông. Bù lại, tôi đề nghị Đồng minh cung cấp lương thực, vũ khí, phát triển các thành phần trong nhóm mà tôi nghĩ sẽ kết nạp họ vào mạng lưới tình báo, hoạt động chủ yếu hướng vào vùng bờ biển Bắc Kỳ.


Đại tá Mỹ Wichtricht phụ trách AGAS ở Côn Minh là một người thực dụng. Cuộc mặc cả nhanh chóng được ngã giá. Một chiếc thuỷ phi cơ kiểu Catalina từ Ấn Độ bay theo "Hump" (vượt qua dãy núi Himalaya) tới, giao cho chúng tôi sử dụng. Để bay nhanh và bay cao tới mức vượt qua được những núi cao, chiếc Catalina đã phải bỏ lại tất cả vũ khí. Ngày chủ nhật 27 tháng 5, cùng đi với một sĩ quan AGAS, đại tá Wood, trung uý Ettinger thuộc OSS và tiểu đoàn trưởng Gourvest là người được trao nhiệm vụ chỉ huy đám quân Pháp rút lui tập trung tại Phòng Thành, tôi ngồi vào chiếc Catalina và chúng tôi cất cánh từ lúc mới rạng đông.


Chiếc thuỷ phi cơ mang theo đầy xăng để tiếp tế cho hai tàu tuần tiễu của hải quân Pháp là Crayssac và Frezouls đang thiếu chất đốt, phải cắm neo nằm im, có thể rơi vào tay Nhật Bản. Đây là loại máy bay chuyên dùng để phát hiện tàu ngầm, vì vậy những chiếc máy bay vừa có thể hạ cánh trên mặt đất cũng như trên mặt nước này có tầm nhìn sâu đặc biệt. Quang cảnh dưới mặt nước biển lướt đi dưới mắt chúng tôi thật ngoạn mục. Chúng tôi bay qua biên giới Trung Hoa - Đông Dương, cắt ngang vùng trời quân khu 2 của Pháp ở điểm Cao Bằng rồi đến một vùng địa hình nhấp nhô phức tạp giữa Lạng Sơn và Nam Ninh mà chúng tôi nhanh chóng vượt qua theo hướng đông.


Khu vực này thường xuyên có máy bay Nhật tuần tra. Chúng tôi quan sát phía chân trời một cách cảnh giác. Đã tới vùng cửa biển Phòng Thành có nhiều nhánh sông, liền sau đó là vùng duyên hải thấp, phủ đầy phù sa trên bờ vịnh Bắc Bộ. Nước biển dâng cao, sóng đưa dồn dập khiến chúng tôi không quan sát được thật rõ mép bờ biển.


Máy bay bay sà xuống thấp: đây là những bãi đước và những nét vẽ hình học của những lưới vây cá có nhiều tác dụng và cũng đầy tài nghệ khéo léo. Cuối cùng, từ phía bên kia bờ vịnh Bắc Kỳ, phía tây bán đảo Liêu Châu là Bách Hội, một vùng đầy thuyền tam bản và thuyền buồm, những cánh buồm nhiều mầu, mỗi khi mở rộng nom giống như những chiếc quạt giấy. Xa hơn nữa, ở phía nam, giáp bờ biển có hai cột khói bốc lên, đó là hai chiếc tàu bạn đang cắm neo.


Chiếc thuỷ phi cơ lượn vòng khá lâu để tìm một chỗ đáp thích hợp, cách xa đám tàu thuyền này. Việc hạ cánh trên mặt biển tiến hành thuận lợi, máy bay lướt trên mặt nước, giữa đám đông thuyền bè có rất nhiều trẻ con, vạch một đường tiến xuyên qua đám người vừa sống trên biển vừa sống trên đất đang đổ xô về phía chúng tôi, nhanh chóng vây chặt chúng tôi. Máy bay tiếp tục tiến về phía hạm đội nhỏ của Pháp, mọi người đang náo động đến tột cùng. Chúng tôi phải khó nhọc lắm mới lách qua được đám đông quá huyên náo, cố tránh va trạm giữa thuyền với thuỷ phi cơ, và sau đó đã dừng cánh cách những tàu tuần tiếu của Pháp khoảng vài trăm mét. Nhưng vẫn phải giữ gìn không để lộ sự có mặt của chiếc thuỷ phi cơ có trong vùng biển đang bị Nhật Bản kiểm soát. Tôi chỉ thị nghiêm mật: Chiếc Catalina chỉ đậu trên mặt nước một thời gian vừa đủ để chuyển chất đốt sang hai chiếc tàu và nhận những người trên tàu cần đưa về Côn Minh.


Tất cả qua nhanh không trở ngại. Mọi người ngồi chen chúc, tuỳ tiện trong khoang máy bay. Có 27 thường dân chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, vài quân nhân bị thương hoặc ốm nặng cần đưa gấp về Côn Minh ngay trong buổi tối. Còn tôi, tôi ở lại vài ngày với các thuỷ binh. Các sĩ quan Mỹ cũng ở lại Bách Hội và tại địa điểm này chúng tôi đã soạn thảo kế hoạch hoạt động (đã được ghi lại trong cuốn "Hải quân Đông Dương" của Jacques Mordal, nhà xuất bản Amiot-Dumont, từ trang 65 đến trang 80).


Trên tàu, hạm trưởng Commentry đã tiếp đón chúng tôi với thái độ lịch sự và một vẻ hiền từ làm cho ông rất có thiện cảm. Ông là người chỉ huy một đội ngũ không chỉ gồm các sĩ quan bộ binh và hải quân mà còn có cả những người tình nguyện, vốn là thường dân, và những quân nhân thuộc đủ loại binh chủng, mọi nguồn gốc. Ông được mọi người kính nể. Chung quanh ông có các trung tá hải quân Blanchard và Vilar, thiếu tá hải quân Mas, thanh tra hải quân Grasset, cơ trưởng trù bị Lavallée, hoa tiêu cảng Hải Phòng, thanh tra hải quân Haag, tiểu đoàn trưởng Balland, đại uý Fourcade v.v...


Câu chuyện của họ là cả một cuốn tiểu thuyết, có thể tóm tắt như sau:

Ngày 9 tháng 3 năm 1945 họ đang đóng quân tại khu vực giữa Hồng Gai và Móng Cái thì cuộc đảo chính bất ngờ ập đến. Họ lập tức tập chung quanh đại tá hải quân Commentry, tư lệnh lực lượng hải quân Bắc Kỳ, kịp thời cho hai tàu Crayssac và Frézouls nổ máy ra khơi.

Trong khi đó Lavallée cũng tập hợp được trên chiếc thuyền buồm chạy máy Audacieuse của Nha Thương chính Bắc Kỳ một đội ngũ chắp vá nhưng toàn là những người quyết tâm chiến đấu và rất quen thuộc vùng duyên hải Bắc Kỳ. Chiếc thuyền Audacieuse cũng nổ máy ra khơi theo Commentry. Hạm đội bé nhỏ này kiểm tra rất kỹ các đảo trong vịnh Hạ Long để tìm kiếm những người Pháp đang ẩn náu, trốn tránh sự đàn áp của Nhật. Sau đó, hạm đội này tiến hành một cuộc chiến tranh thật sự bằng cách săn lùng những chiếc thuyền buồm buôn lậu đang tiếp tục nghề cổ truyền và lần này tiếp tế cho cả Nhật Bản. Nhiều thuyền buồm khác như Vieux Charler, Belle Poule, L’Etoile và sau đó là Blue Bird, Corsaire, Marguerite II lúc đó đã tiếp xúc được với tư lệnh vùng bờ biển Quảng Đông Trung Quốc và ông tư lệnh này chấp nhận tiếp tế lúc có lúc không cho hạm đội Pháp.


Hạm đội này cũng thiết lập được đường dây liên lạc với các đơn vị bộ binh Pháp, vào khoảng một nghìn người, sau khi chiến đấu tới khả năng cuối cùng tại Móng Cái và Quân khu 1 đã phải rút sang Quảng Đông, tập trung tại vùng Thập Vạn Đại Sơn hoặc tại Phòng Thành và bắt liên lạc với Côn Minh.


Những người trong nhóm "Martinique" luôn luôn cảnh giác, luôn luôn sẵn sàng nổ máy di chuyển - vì Nhật đã biết sự tồn tại của họ - và đã phải buộc phải sống một cuộc sống lang thang trên mặt biển. Những tên cướp biển hiện đại này trong hơn một năm đã viết nên một bản anh hùng ca thật sự.


Tại Bách Hội, các thường dân Pháp đưa đến đây đã được các nhà truyền giáo và các bà sơ trong bệnh viện Pháp tiếp nhận hoặc đưa về lãnh sự quán Pháp. Linh mục Desmazières ngay từ những ngày đầu tiên đã chịu sự điều khiển của đại tá hải quân Commentry và làm hết sức mình để cải thiện số phận của đồng bào chúng tôi.


Sau khi đã giải quyết được các vấn đề công tác và tiếp tục nhận những tin tức tình báo khẩn cấp, chiếc Catalina lại lướt trên mặt biển, tăng thêm tốc độ, cất cánh rồi mất hút về phía bắc vòm trời. Đấy là lúc máy bay nhanh chóng lấy độ cao để vượt những đỉnh núi phía nam Trung Quốc, chở theo ba chục người Pháp suốt hơn hai tháng sống trong hoang mang lo ngại, nay được về với tự do.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #9 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2021, 05:56:01 pm »

Ngay khi vừa đặt chân lên một trong những chiếc tàu tuần tiễu, tôi đã bị Commentry và ban tham mưu của ông đặt ngay lên ghế bị cáo để chất vấn. Đối với họ tôi là người Pháp đầu tiên từ Pháp tới sau nhiều năm gián đoạn, một "người Pháp mới" như ở Đông Dương người ta thường gọi những người tới đây hoặc trở lại sau ngày nước Pháp được giải phóng.


Hàng nghìn vấn đề đang ám ảnh những người này từ nhiều năm nay, hàng nghìn câu hỏi không được trả lời đang mấp máy trên đôi môi họ. Cuối cùng một người đã nêu lên câu hỏi đó với tôi.

Tôi vừa cảm động, vừa rất bối rối nhưng cố không để lộ. Trong vài phút hoặc trong vài giờ nữa, phải lấp cái hố sâu giữa tôi với họ đang tồn tại từ nhiều năm cách biệt.

Có thể nào, chỉ bằng vài từ ngắn gọn thôi để làm cho họ hiểu sự tiến triển chậm chạp giữa chúng tôi và họ trong những năm kinh khủng đã qua. Liệu tôi có thể giải thích cho họ hiểu chúng tôi đã sống ra sao.

Ở Côn Minh, tôi vẫn thường chứng kiến những vấp váp không thể tránh được giữa những người từ Pháp mới tới và những người trong quân đội từ Bắc Kỳ đã rút sang Trung Quốc.

Tôi vẫn thường dự kiến những vấp váp đau đớn phát sinh trong cuộc gặp giữa những người Pháp bấy lâu bị ngăn cách bởi những sự kiện hơn là những định kiến chính trị.

Suốt đêm hôm đó, trên boong tàu nhỏ đã diễn ra một cuộc đàm thoại kéo dài, hoặc chính xác hơn, đó là một cuộc chất vấn trong đó tôi đã cố hết sức giải đáp một cách tốt nhất.

Những con người đang nhiệt tình yêu nước này chỉ muốn được thông cảm và chỉ có một mục đích là: Phục vụ. Cũng như hầu hết người Pháp ở Đông Dương hồi đó, họ đã bị nhiều thông tin xuyên tạc hoặc đúng hơn không được thông tin. Họ chẳng hiểu gì cả, hoặc chỉ có một ý niệm không hoàn chỉnh về những cuộc đấu tranh của chúng tôi, những đau khổ của chúng tôi, và họ phải khó khăn lắm mới hiểu được sự không khoan nhượng mà chúng tôi đã thường bộc lộ quá rõ còn họ thì tổn thương sâu sắc.


Suốt đêm, trên boong chiếc tàu tuần tiễu, dưới ánh trăng vằng vặc, trong khi những chiếc thuyền đánh cá của người Trung Quốc lướt ra khơi sát gần hạm đội nhỏ bé này của Pháp giống như những con bướm đêm khổng lồ, tôi đã giải thích với họ cuộc chiến đấu mà chúng tôi còn tiếp tục trên đất Trung Hoa, tiếp nối với cuộc chiến tranh ở châu Âu dẫn đến sự sụp đổ của Đức và Italia. Tôi chỉ rõ mục đích đưa tôi đến với họ: Đó là tiếp tục cuộc đấu tranh, cùng với các Đồng minh, đóng góp phần khiêm tốn của mình bằng cách tham gia với tất cả những gì còn lại. Nói tóm lại là để khẳng định sự có mặt của Pháp tại khu vực Viễn Đông này, là nơi các Đồng minh đã chiến đấu hầu như hoàn toàn không có chúng ta.


Liệu chúng ta có chấp nhận để các nước Đồng minh ban cho một sự chiếu cố duy nhất là quyền nói chuyện trên tư thế là người chiến thắng đối với những kẻ chiếm đóng xứ sở Đông Dương của chúng ta hay không? Chúng ta phải có mặt ở khắp mọi nơi, ở bất cứ chỗ nào mà nhóm nhỏ nhất trong chúng ta có may mắn được chiến đấu. Sẽ là những tài khoản ghi trong ngân hàng tín dụng của Pháp khi xảy đến thời điểm bắt bọn xâm lược phải trả nợ.


Nhiệm vụ của tôi thật dễ dàng: Tôi đã không phải thuyêt phục đám người này, bởi vì họ đã không ngừng chiến đấu. Tôi chỉ mang đến cho họ một điều, và đó là điều thiết yếu, tức là những phương thức tham gia chiến đấu trong khuôn khổ một kế hoạch chung, bởi vì chúng ta hành động theo những nhu cầu và những chỉ thị của ban tham mưu Đồng minh.


Tôi giải thích với Commentry những gì tôi chờ đợi ở ông, các sĩ quan binh lính của ông. Sự hiểu biết của họ vê các bờ biển Bắc Kỳ rất cần đối với tôi để bồi bổ thêm một đường dây trong mạng lưới mà Phái đoàn 5 đang muốn phải trở lại khắp miền Bắc Đông Dương sau khi tất cả tổ chức tình báo trước đó đã bị Nhật Bản triệt phá từ ngày 9 tháng 3 năm 1945.


Tôi cũng cần đến họ để đáp ứng yêu cầu của AGAS mà nhiệm vụ chủ yếu là cứu vớt những phi công Đồng minh bị bắn rơi trong vịnh Bắc Bộ. Người Mỹ rất chú trọng đến nhiệm vụ này, còn tôi thì lại đang được họ cung cấp lương thực, vũ khí, chất đốt cho các nhóm của mình. Đó là sự chuyển động và liền theo đó là hành động, là cuộc sống mà tôi trình bày với họ, nhưng cũng là một nhiệm vụ phức tạp và nguy hiểm.


Tôi giải thích cho Commentry rõ về tính bấp bênh trong vị trí ở Côn Minh là nơi Phái đoàn 5 đặt trụ sở, nơi tôi là người chỉ huy mà mới chỉ ở cấp thiếu tá và cũng mới chỉ được Trùng Khánh tạm chấp nhận. Ta cần bám chân, phải "cột chặt" mình vào đó và ngày nào cũng phải vượt qua một vật cản mới, bí mật đặt trên đường đi. Tóm lại, muốn "ở đấy" để được người ta dung nạp, thì nhất thiết phải làm việc, phải làm cho các bạn Đồng minh cần đến mình.


Suốt đêm hôm đó, chúng tôi cùng nhau nói chuyện, thảo luận, dự kiến những may mắn, cân nhắc những rủi ro. Rạng đông ập tới trong khi chúng tôi vẫn còn đang hội họp, những chiếc thuyền buồm đánh cá chậm chạp, chỉ còn một số ít đang căng buồm hốiì hả ra khơi. Chưa ai nghĩ đến chuyện đi ngủ.


Và, tôi rất vui khi được nhìn thấy đại tá hải quân Commentry đứng dậy, bình thản nói với tôi:

- Thưa thiếu tá, chúng tôi xin ở dưới quyền ông.

Tôi chưa bao giờ giao nhiệm vụ cho Commentry, nhưng ông hiểu rất rõ, đây là giờ phút không thể nào quên được đối với tôi.

Từ cuộc họp này đã nảy sinh thêm các phái đoàn mang tên "Normandie", "Calvados", "Auge", "Bessin", "Bocage" và nhiều nhóm nữa tạo thành mạng lưới trên biển của Phái đoàn 5. Đó thật sự là những nhóm du kích lấy vịnh Hạ Long kỳ diệu làm sào huyệt ẩn náu, làm chiến trường hoạt động. Tôi chỉ xin nhắc lại vắn tắt để tránh cho họ một sự lãng quên đang bắt đầu bao phủ.


Tôi ở lại Bách Hội bốn ngày để hoàn thành tổ chức các phái đoàn tương lai và để chuẩn bị một bãi đáp máy bay tạm bợ cách thị trấn vài kilômét.

Vài hôm sau, chiếc Catalina bay đến đón tôi.

Commentry cùng đi với tôi đến tận Côn Minh là nơi chúng tôi cần cùng với các Đồng minh ấn định rõ nhiệm vụ cho các nhóm mới được thành lập.

Chuyến bay trở về Côn Minh như một cuộc biểu diễn nhào lộn vì hôm đầu tiên không vượt qua được những dãy núi cao ở biên giới Trung Quốc - Bắc Kỳ, máy bay lại phải quay trở về Bách Hội. Ngày hôm sau chúng tôi mới tới được sân bay Côn Minh. Tất cả những chuyến bay cất cánh, hạ cánh như đàn ong trên sân bay náo nhiệt nay tạm đình chỉ, dành ưu tiên cho chúng tôi, vì tất cả bình chứa trong máy bay Catalina đều không còn một giọt xăng nào.


Từ đó bắt đầu thành lập những đơn vị lưỡng năng hoạt động cả trên bộ lẫn trên biển, lúc đầu tập trung tại Bách Hội sau đó toả rộng tới mớ bòng bong trong vịnh Hạ Long, tại đảo Cái Bàn, đảo Khỉ, đảo Cô Tô... Cần phải có một cây bút viết văn mới kể được hết những bước đường gian truân của họ.
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM