Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:42:01 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Liệt sĩ Chu Trí Tấn  (Đọc 2686 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2021, 05:39:33 pm »

- Tên sách: Liệt sĩ Chu Trí Tấn
- Tác giả: Đại tá Đỗ Sâm
- Nhà xuất bản: Quân đội nhân dân
- Năm xuất bản: 2015
- Số hóa: giangtvx, quansuvn


Thay lời giới thiệu

Kính thưa quý vị độc giả!

Cách đây 40 năm, năm 1975, tôi cùng một số giáo viên trường Sĩ quan pháo binh đến xã An Khánh, huyện Hoài Đức thăm đồng chí Chu Trí Xiển, Chủ nhiệm Chính trị nhà trường. Chúng tôi được biết từ trước cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945, ông Chu Trí Xiển đã là một cán bộ Việt Minh rồi là bí thư Đảng ủy xã.


Ông Chu Trí Xiển giới thiệu với chúng tôi Tiến sĩ Chu Trí Thắng, con trai duy nhất của liệt sĩ Chu Trí Tấn. Ông Chu Trí Tấn đã bị giặc Pháp sát hại khi vừa 26 tuổi đời, khi đang ở cương vị Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính xã An Khánh, huyện ủy viên huyện Hoài Đức.


Vợ ông, bà Nguyễn Thị Quyết, lúc ấy là Chủ tịch Hội Phụ nữ xã An Khánh huyện Hoài Đức, đã từ chối những lời đề nghị "đi bước nữa" của nhiều người, chịu sống cảnh mẹ góa con côi, tần tảo nuôi người con trai duy nhất Chu Trí Thắng từ tuổi lên 2 đến khi thành đạt là một Tiến sĩ, Vụ trưởng Vụ Quan hệ Quốc tế Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.


Thế rồi đến tháng 12 năm 1975, Chu Trí Thắng đã yêu rồi lấy em ruột vợ tôi. Khi đã trờ thành con rể gia đình, Thắng tâm sự với tôi muốn có một tập sách viết về cha mình, liệt sĩ Chu Trí Tấn. Tôi đã khuyên khích động viên Thắng nên triển khai ngay, càng sớm càng tốt việc làm hiếu nghĩa, bổ ích này.    Sau đó tôi đi công tác liên tục, lúc thì ở Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ; lúc thì sang Lào, Cam-pu-chia; lúc thì sang chơi với các con, cháu ở một số nước ngoài...; Chu Trí Thắng thì cũng còn quá nhiều việc phải làm nên chưa thực hiện được ý tưởng viết về liệt sĩ Chu Trí Tấn.


Đầu tháng 7 năm 2013, Tiến sĩ Chu Trí Thắng đến thăm tôi, đề nghị tôi viết một cuốn sách về liệt sĩ Chu Trí Tấn mà Thắng đã nói chuyện với tôi từ trên 30 năm trước đây. Chu Trí Thắng giới thiệu với tôi một tập tư liệu gồm nhiều sách đã xuất bản, nhiều giấy xác nhận những cống hiến khi sinh thời và nhiều tấm ảnh về ông Chu Trí Tấn cùng đồng đội thời gian ông còn hoạt động trước đây.


Chu Trí Thắng đã cùng người con trai của mình là Chu Thành Long - một sinh viên trường Đại học Munich tại Cộng hòa Liên bang Đức đang nghỉ phép ở nhà, đưa tôi về thăm quê hương An Khánh của gia đình anh. Chúng tôi gặp nhiều nhân chứng ở An Khánh, xã Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, đã cung cấp cho chúng tôi nhiều tài liệu tham khảo, nhiều tấm ảnh lịch sử và bút tích giá trị khác nói về ông Chu Trí Tấn từ khi còn là một công nhân dệt tại làng Vạn Phúc những ngày đầu làm cách mạng rồi là Chủ tịch xã An Khánh, huyện ủy viên huyện Hoài Đức cho đến cái đêm định mệnh khi ông bị địch bắn ngã và hy sinh.


Sau đó, 19 giờ tối 26 tháng 7 năm 2013, nhân kỷ niệm lần thứ 66 ngày thương binh liệt sĩ, đang xem vô tuyến truyền hình giới thiệu những hình ảnh anh dũng hy sinh của các liệt sĩ, quá xúc động, Chu Trí Thắng đã đột ngột vĩnh viễn ra đi về cõi vĩnh hằng vì một chứng bệnh tim mạch nguy hiểm.


Thưa quý vị độc giả,

Không phải là một nhà văn, cũng không phải là một nhà báo nhưng với trách nhiệm của một người thân trong gia đình có lòng khâm phục, tôn trọng những cống hiến, đóng góp cho phong trào cách mạng ở địa phương của liệt sĩ Chu Trí Tấn, nghĩ đến lòng hiếu thảo của Tiến sĩ Chu Trí Thẳng cùng gia đình, tôi nhận lời và bắt đầu viết cuốn sách "Liệt sĩ Chu Trí Tấn".


Nhân dịp cả nước đang đẩy mạnh thực hiện "Học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", Nhà xuất bản Quân đội nhân dân đã nhận xuất bản tập sách của tôi.


Tuy bản thảo tác giả đã rất cố gắng trong quá trình sưu tầm, biên soạn; song cuốn sách khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong được quý vị độc giả lượng thứ và góp ý kiến, phê bình.


Xin trân trọng cảm ơn Nhà xuất bản Quân đội nhân dân; cảm ơn bà con quê hương Ngãi Cầu, An Khánh; cảm ơn những nhân chứng đã giúp đỡ tôi hoàn thành cuốn sách.

TÁC GIẢ
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #1 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2021, 05:41:02 pm »

CHU TRÍ TẤN QUÊ HƯƠNG VÀ GIA ĐÌNH


Chu Trí Tấn sinh năm Ất Sửu (1925) trong một gia đình nhà nho thuộc tầng lớp trung lưu tại xóm Chợ, Ngãi Cầu, tổng Yên Lũng, thuộc phủ Hoài Đức tỉnh Hà Đông, nay thuộc địa phận thôn Ngãi Cầu, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.


Trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, địa bàn phía nam huyện Hoài Đức thuộc vùng vành đai phía tây của Hà Nội, tiếp giáp với đường quốc lộ 6 và đường 11A nên có một vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong ý đồ phòng thủ từ xa của thực dân Pháp.


Từ thị xã Hà Đông ngày đó, giặc Pháp và tay sai mở tuyến tiếp vận theo đường tỉnh lộ 72 về đê Thanh Quang để thành lập tuyến phòng thủ sông Đáy (còn gọi là Tuyến phòng thủ III) bảo vệ vùng cửa ngõ phía tây Hà Nội.


Theo tuyến đường này, trong suốt 9 năm kháng chiến chông Pháp, địch đã mở nhiều cuộc càn quét nhằm tìm diệt cán bộ và du kích Việt Minh. Chúng thiết lập một hệ thống đồn bốt liên hoàn dọc tuyến đường này, dựng lên chính quyền tề ngụy tay sai cùng với các toán lính ác ôn gầy ra nhiều tội ác với nhân dân và cách mạng.


An Khánh ngày đó có tên gọi là tổng Yên Lũng thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông. Sau đó, tổng Yên Lũng được sáp nhập với tổng Thượng Ốc thành một xã lớn đặt tên là xã An Thượng, với tên gọi lịch sử là Liên xã An Khánh - An Thượng, gồm tổng cộng 10 làng.


Cụ thân sinh ra ông là cụ Chu Trí Dần, một nhà nho hay chữ có gian nhà nằm sát vệ đường cái nên gia đình cụ thuộc hàng sung túc trong làng, có của ăn của để. Trên mảnh đất tổ tiên để lại, cụ xây được một căn nhà theo kiến trúc của những gia đình nho giáo truyền thống ở vùng quê đồng bằng Bắc Bộ thời đó. Năm 1921, người vợ của cụ Dần qua đời để lại cho cụ một cậu con trai mới 8 tuổi, Chu Trí Nghĩa. Thời gian sau, cụ Dần lấy cụ Nguyễn Thị Lộc, một gia đình nhà nho người ở thôn Phú Vinh và một năm sau cụ Lộc sinh ra Chu Trí Tấn, người con đẻ duy nhất của hai cụ.


Năm 1927, cụ Chu Trí Dần qua đời. Cụ bà Nguyễn Thị Lộc một tay chăm lo cho hai anh em Nghĩa, Tấn, sớm tối cùng nhau học hành nên người để giữ lấy truyền thống nho giáo và nền nếp gia phong của gia đình. Mồ côi cha từ năm hai tuổi, Chu Trí Tấn lớn lên trong sự thiếu thốn tình cảm và sự quan tâm chăm sóc của người cha. Bù lại, anh nghe lời mẹ nên cố học cho thành tài và cũng để nối tiếp truyền thống của tổ tiên dòng họ Chu, những người đã đến khai hoang lập ấp ở nơi này từ thời Hậu Lê. Ngày đó, Ngãi Cầu được đặt tên là Nghĩa Kiều Trang, thôn Bạc thuộc Sơn Tây Trấn.


Để nối nghiệp tổ tiên, mẹ anh để anh ở nhà học chữ Nho rồi sau xin cho anh vào học trường tiểu học đầu tiên của xã An Khánh được lập ra bên cạnh đình Ngãi Cầu.


Trường tiểu học sơ học Pháp - Việt đầu tiên của xã An Khánh được lập ra bên cạnh đình làng Ngãi Cầu, mở ra được vài năm thì cũng đến tuổi ông Tấn đi học. Trước khi vào học lớp tiểu học ở trường làng Ngãi Cầu, mẹ ông gửi ông đi học chữ Nho ở nhà ông giáo Duật hai năm. Là góa phụ, năm đó mẹ ông phải mướn người cắp tráp mang theo một mâm xôi gà, dắt ông lên đình có lời xin phép với làng rồi ông mới được theo học.


Ông thi lấy bằng Sơ học yếu lược ở trường làng rồi học tiếp lên lớp Nhì, rồi lớp Nhất ở trường Phủ Hoài Đức. Năm 15 tuổi, ông lên Hà Nội thi tốt nghiệp, qua được vòng thi vấn đáp với giáo viên người Pháp và lấy được bằng Tiểu học yếu lược Xéc-ti-phi-ca (Certificat). Ngày đó ở thị xã Hà Đông đã có một sô' trường tư thục dạy bổ túc hướng nghiệp do Giáo hội Thiên Chúa giáo xây dựng. Xuất thân nho giáo từ một làng quê thuần nông theo đạo Phật nên ông không lên Hà Đông học mà quyết định theo học lớp sư phạm bổ túc trong trường công ở Đại Mỗ, định rằng sau này sẽ về làng mở lớp làm một ông giáo dạy các lớp sơ học.


Một năm sau, ông khăn gói đến xã Đại Mỗ chuẩn bị học tiếp lớp sư phạm bổ túc. Chuẩn bị ghi danh nhập học thì ông được một bà cô ruột lấy chồng ở làng La Phù giới thiệu về một xưởng dệt lớn nhất nhì làng Vạn Phúc thời đó để trông coi và tập làm kế toán, ghi chép sổ sách thu chi cho dần biết việc. Khi đó, phát xít Nhật đã nhảy vào Đông Dương nên nghề dệt ở làng Vạn Phúc, sau một thời gian bị đình đốn kể từ khi Đại chiến thế giối thứ hai nổ ra đến lúc này đã dần khôi phục lại. Ngày đó, đại bộ phận thợ thủ công làm thuê ở khu vực thị xã Hà Đông đều quê ở Hoài Đức. Làng Vạn Phúc thời kỳ phồn vinh nhất có tới 1.500 khung dệt.


Từ năm 1938, Chi bộ Đảng Cộng sản Đông Dương đã được thành lập ở Vạn Phúc. Đây cũng là cái nôi của phong trào cách mạng ở phủ Hoài Đức ngày đó. Điển hình là cuộc biểu dương lực lượng của hơn 200 thợ thủ công và quần chúng nhân dân đòi "giảm sưu - hoãn thuế" ngày 7 tháng 2 năm 1937; phá tan âm mưu của tên Hoàng Trọng Phu (tổng đốc Hà Đông) đưa tên Đại sứ đặc nhiệm Xu-tin Gô-đa (Justin Godart), phái viên của Chính phủ mặt trận nhân dân Pháp về thăm làng Vạn Phúc. Cuộc biểu tình tháng 6 năm 1939 tại làng Vạn Phúc có tới 3.000 người tham gia phản đối bọn hào lý định đem bán số đất công của làng. Ngày 12 tháng 7 năm 1939, tên quan Pháp Cút-xô (Cousseau), giám đốc Sở địa chính Bắc Kỳ cùng chính quyền tay sai tỉnh Hà Đông về Vạn Phúc để thu hồi đinh điền (ruộng công cấp cho các xuất đinh) theo cái chính sách gọi là "Quản thủ điền thổ". Chúng gặp cuộc biểu tình gồm hơn 3.000 dân làng Vạn Phúc và rất nhiều thợ dệt thuê từ nơi khác kéo đến nên đành phải chịu thua bỏ về.


Một ngày hè năm 1942, Chu Trí Tấn được nghỉ học về làng vài ngày trong dịp chuẩn bị vào vụ mùa sau ngày giáp hạt. Vừa về đến đầu làng, ông thấy người dân đi làm đồng về lao xao rằng có mấy ông thầy Đội ở tỉnh về mới bắt được vụ in báo lậu ở bên xã An Thọ. Hôm sau đem chuyện kể với một người trong họ là ông Chu Trí Xiển, ông Tấn được ông Xiển giải thích cho hiểu báo Sao Vàng là gì, Mặt trận Việt Minh với chủ trương đánh Pháp đuổi Nhật ra sao...


Được giác ngộ tư tưởng cách mạng, ông như được cởi tấm lòng nung nấu bây lâu nay. Ông cùng ông Xiển liên kết một số anh em có chung bầu nhiệt huyết yêu nước ở Ngãi Cầu thành lập Hội Thanh niên Cứu quốc của xã.

Đây chính là đoàn thể yêu nước đầu tiên của xã Ngãi Cầu trực thuộc Mặt trận Việt Minh vùng La - Mỗ (La Khê, La Cả và Tây Mỗ, Đại Mỗ).


Hai ông trực tiếp nhận sự chỉ đạo của Mặt trận Việt Minh qua đồng chí ứng ở La Nội và đồng chí Đoàn Hưng Nông. Vốn là người cao to, lại biết chút ít võ nghệ và mê cung kiếm từ bé, ông Tấn được giao chỉ đạo anh em tập luyện võ nghệ, bàn bạc những vấn đề sơ khai về quân sự. Đây chính là tiền thân của Đội tự vệ cứu quốc đầu tiên tại Ngãi Cầu dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Mặt trận Việt Minh những ngày tiền khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945. Ông Xiển được giao phụ trách về mảng tư tưởng, dạy bảo anh em biết về lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của cha ông.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #2 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2021, 05:41:44 pm »

Ngày 27 tháng 5 năm 1942, được chỉ điểm báo tin, bọn mật thám của Pháp từ Hà Nội đã ập vào phá vỡ cơ sở in báo Sao Vàng của Tỉnh ủy Hà Đông đặt ở xã An Thọ, bắt đồng chí Nguyễn Văn Thêm là Tỉnh ủy viên phụ trách cơ sở in báo1 (Tư liệu lịch sử của xã An Khánh (Chu Trí Xiển, Chu Công Thau, Chu Danh Bích).


Có được cơ sở đầu tiên tại Ngãi Cầu, Mặt trận Việt Minh giao cho hai ông làm nhiệm vụ cảnh giới và bố trí địa điểm để một đồng chí ở trên về diễn thuyết cho bà con trong làng. Ngay mùa thu năm đó, buổi sáng chợ phiên Ngãi Cầu bỗng xuất hiện một lá cờ đỏ búa liềm treo trên đầu cổng Tam quan chùa Phổ Quang (chùa Ngãi Cầu). Một người đứng lên diễn thuyết kêu gọi bà con đứng lên đánh Pháp đuổi Nhật, ủng hộ Mặt trận Việt Minh. Ở hai bên vệ đường đối diện nhau, ông Xiển và ông Tấn mỗi người đứng một đầu: ông Tấn đứng canh ở cửa Quán Ngãi Cầu, ông Xiển đứng đối diện. Thấy đám đông tụ dưới lá cờ đỏ búa liềm, lính trương tuần liền chạy tới. Hai ông làm động tác ra hiệu cho đồng chí tuyên truyền viên rút lui, luồn qua lùm cây um tùm nơi vườn chùa rồi chạy về phía cánh đồng Thượng Ốc an toàn. Buổi diễn thuyết tuy chỉ chớp nhoáng nhưng đã khiến dân làng khắp hang cùng ngõ hẻm bàn tán xôn xao. Hầu hết người dân khi đó còn chưa hiểu thế nào là Việt Minh. Họ còn phải lo cho cái ăn cái mặc trong thời buổi khó khăn vận hạn của đất nước như thế này, khi mà quê hương đang còn phải chịu ách "một cổ ba tròng": thực dân Pháp, phát xít Nhật và bọn địa chủ phong kiến. Nhưng chừng ấy cũng đủ làm người dân trong xã trông mong vào một cuộc vật đổi sao rời.


Tháng Chạp năm 1942, qua mai mối theo đúng tục lệ làng quê Bắc Bộ thời đó, ông Chu Trí Tấn kết hôn với bà Nguyễn Thị Quyết người thôn Phú Vinh xã An Khánh, cùng thôn với cụ Lộc mẹ ông. Bà Quyết sinh ra trong một gia đình nhà nho truyền thống hiếu học có tiếng trong vùng. Cụ thân sinh ra bà là cụ Nguyễn Ngọc Anh, làm nghề bốc thuốc bắc trị bệnh cứu người. Sau lễ bái tơ hồng thành gia lập thất, hai vợ chồng ông ở cùng với vợ chồng người anh là ông Chu Trí Nghĩa. Cưới xong, ông định ra Giêng sang năm sẽ đem vợ lên Vạn Phúc làm cùng.


Nhưng rồi một biến cố đột ngột đã lái số phận hai vợ chồng ông theo hướng khác. Tại hội làng Đông Lao vào rằm tháng Giêng năm 1943, ông Tấn cùng ông Xiển và một vài anh em khác trong Hội Thanh niên cứu quốc của xã là ông Chu Trí Lưu, ông Chu Trí Phượng, ông Bùi Hữu Hòa, ông Chu Công Lục tìm cách vận động bà con chống sưu cao thuế nặng. Hương lý của làng Đông Lao tố cáo; các ông bị tên tri huyện Dương Kỳ Xương bắt giam tại nhà lao phủ Hoài Đức gần một tháng. Không có chứng cớ rõ ràng, hắn cảnh cáo các ông rồi thả cho về. Sau đó, ông bị chủ xưởng dệt bắt thôi việc, ông có ý định về hẳn nơi chôn rau cắt rốn để làm ăn sinh sống.


Bước vào năm 1943, ruộng đồng bắt đầu bị phát xít Nhật bắt nhổ hoa màu, phá lúa để trồng đay và thầu dầu. Ở nhiều nơi chúng còn lấy thóc dùng thay than để chạy tàu hỏa. Sau cơi trầu ra mắt với làng để xin xuất trai đinh từ năm ngoái, mới cấy được một vụ thì nay xuất ruộng đinh của ông giáp với cánh đồng của tổng Thượng Ốc và cả một phần đất trại cha ông để lại cũng bị quan phủ sức giấy về cho bọn hào lý bắt phải trồng đay. Hàng hóa khan hiếm, sinh hoạt đắt đỏ nên nghề dệt, thêu bị đình đốn. Trước cảnh đời sống người dân muôn vàn khổ cực vì hết gạo, cảnh hà lạm ăn chặn của bọn tổng lý mỗi lúc thu mua thóc tạ càng khiến ông và nhiều trai tráng trong vùng thêm căm thù bọn phát xít, bọn thực dân xâm lược, núp sau chúng là bọn cường hào ác bá. Ông lại lên làng Vạn Phúc để xin đi dệt thuê với tiền công rẻ mạt, chưa đến 20 cent tiền Đông Dương (bằng khoảng hơn 40 đồng tiền Việt Nam khi đó). Là người cao to khỏe mạnh, lại biết chữ Quốc ngữ, ông được nhận ngay vào xưởng dệt. Ông làm thuê ở Vạn Phúc như thế, cốt cũng chỉ mong được tiếp tục giao lưu với các anh em trong Hội thanh niên cứu quốc làng Vạn Phúc, nơi có phong trào yêu nước lớn mạnh bậc nhất của tỉnh Hà Đông, ông cố gắng giữ lửa và tiếp tục tuyên truyền vận động xây dựng Hội Thanh niên cứu quốc của xã. Ngày 1 tháng 5 năm 1943, ông cùng anh em thợ thuyền làm thuê ở Vạn Phúc tham gia lễ kỷ niệm 1 tháng 5 lớn nhất từ trước tới nay tại đây do Mặt trận Việt Minh tổ chức. Buổi lễ diễn ra công khai ngay tại làng Vạn Phúc, tới hơn 3.000 người tham dự, cùng hô vang khẩu hiệu: "Quyết không để một đồng xu, một hạt thóc rơi vào tay giặc".


Ngay sau ngày rằm tháng Tám năm 1943, ông bị một viên Hương chưởng ở làng Vạn Phúc nghi ngờ tham gia phong trào của Việt Minh, chủ xưởng dệt đành phải miễn cưỡng cho ông nghỉ việc về quê để tránh phiền hà rắc rối. Rời xa khung dệt, ông lại về làng. Cuối năm 1943, để có điều kiện cùng anh em yêu nước trong xã Ngãi Cầu tiếp tục hoạt động cách mạng, ông đã đổi khu đất trại rộng 1,3 mẫu mà cha ông để lại để lấy một mảnh đất rộng một sào bên vệ đường 72 cách chùa Phổ Quang chỉ vài chục mét ở xóm Chợ, Ngãi Cầu. Ông dựng năm gian nhà lá làm nơi hai vợ chồng ông sớm tối có nhau, rồi nhờ ông Phó Phùng về dạy nghề cho hai vợ chồng để mở hiệu may. Từ đây, nơi ở của hai vợ chồng ông vừa là cửa hiệu nhận hàng tơ từ Vạn Phúc về để may áo, thêu ren lại vừa là hội quán của các thành viên cốt cán trong Hội Thanh niên cứu quốc của xã. Cuộc sống đơn sơ dưới mái nhà tre vách nứa dựng tạm, với chiếc máy khâu và mấy gánh hàng tơ Vạn Phúc, nhưng đầy ắp niềm vui hân hoan có anh em bè bạn chung bầu nhiệt huyết cách mạng, hàng ngày vẫn cùng ông và ông Xiển, ông Lưu qua lại kín đáo bàn bạc công việc. Được tận mắt chứng kiến đời sống khổ cực của anh em thợ thuyền đi dệt thuê ở làng Vạn Phúc dưới ách bóc lột thậm tệ của bọn thực dân phong kiến, Chu Trí Tấn cùng bao thanh niên yêu nước khác thời đó đã nhận rõ con đường duy nhất để giải phóng dân tộc chỉ có thể là con đường cách mạng.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #3 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2021, 05:44:48 pm »

CON ĐƯỜNG ĐẾN VỚI CÁCH MẠNG



Đại tá Chu Trí Xiển, một đảng viên 65 năm tuổi Đảng nguyên bí thư chi bộ xã An Khánh nói với chúng tôi:

"Đầu năm 1942, khi nghỉ phép về quê Ngãi Cầu, anh Chu Trí Tấn được giới thiệu về Mặt trận Việt Minh với chủ trương đánh Pháp đuổi Nhật. Anh đã cùng một số anh em yêu nước Ngãi Cầu thành lập Hội Thanh niên cứu quốc, đoàn thể Việt Minh đầu tiên của xã. Vốn người cao to, lại biết chút ít võ nghệ và mê cung kiếm từ bé, anh Tấn được giao hướng dẫn anh em tập luyện võ nghệ, học quân sự. Tôi phụ trách công tác giáo dục về lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của cha ông.


Trong phiên chợ Ngãi Cầu, anh Tấn và tôi được giao nhiệm vụ cảnh giới để bảo đảm cho một đồng chí cấp trên về diễn thuyết, kêu gọi bà con trong làng đứng lên đánh Pháp đuổi Nhật, ủng hộ Việt Minh.


Bọn trương tuần xã thấy đám đông tụ tập dưới lá cờ đỏ búa liềm trên đầu cổng Tam quan chùa Phổ Quang, liền chạy tới.


Chúng tôi làm ám hiệu cho đồng chí tuyên truyền viên luồn qua một lùm cây um tùm ở vườn chùa, chạy về cánh đồng phía tổng Thượng Ốc an toàn.  Nhưng rồi một biến cố đột ngột đã đến với gia đình anh Chu Trí Tấn.


Tại hội làng Đông Lao vào dịp rằm tháng Giêng năm Quý Mùi (1943), hai anh em chúng tôi cùng với một số anh em trong Hội Thanh niên cứu quốc xã là anh Hòa, anh Phượng, anh Chu Trí Lưu tìm cách vận động bà con chống sưu cao thuế nặng.


Sau khi được bọn hương lý làng Đông Lao mật báo cho biết tin này, tên tri huyện Dương Kỳ Xương đã cho bắt chúng tôi đưa vào giam tại nhà lao Hoài Đức.

Gần một tháng sau, không có chứng cớ rõ ràng, chúng tôi được ra tù.

Anh Tấn lại lên làng Vạn Phúc xin đi dệt thuê tại một xưởng dệt. Thời gian này, Vạn Phúc đã có Hội Thanh niên cứu quốc, là nơi có phong trào yêu nước lớn mạnh bậc nhất tỉnh Hà Đông. Ngày 1 tháng 5 năm 1943, anh Chu Trí Tấn cùng anh em công nhân dệt Vạn Phúc đã tham gia buổi lễ kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động công khai lớn nhất từ trước tới nay. Sau đó, anh bị chủ xưởng dệt theo lệnh trên ép phải nghỉ việc. Anh về quê Ngãi Cầu cùng vợ mở một cửa hàng may. Cửa hàng của anh chị còn là nơi họp kín của một số thành viên cốt cán trong Hội Thanh niên cứu quốc An Khánh thời đó.


Từ cuối năm 1944 đến đầu 1945, nạn đói ở An Khánh cũng như các làng quê khác ở đồng bằng Bắc Bộ diễn ra rất nghiêm trọng.


Trước tình hình cấp bách đó, thực hiện chủ trương của Mặt trận Việt Minh, các anh Tấn, Lưu, Phượng và tôi đã vận động bà con trong xã góp công góp của để cứu đói cho dân làng, cử người đến các hộ vận động sẻ bớt thóc phải bán cho phát xít Nhật để cứu các hộ đang bị đói.


Những ngày tháng 8 năm 1945, dân làng Ngãi Cầu xôn xao lo lắng vì nước sông Đáy dâng cao, đê Đông Lao có khả năng bị vỡ. Anh Tấn đã cùng một số thanh niên kêu gọi sự đoàn kết giúp đỡ của các địa phương lân cận.


Anh Thạc dẫn đầu anh em tự vệ xã Tây Mỗ cùng đoàn tự vệ Ngãi Cầu do các anh Tấn, Thau và tôi dẫn đầu quần chít ống, áo nâu, bụng thắt lưng da, phấp phới cờ đỏ búa liềm, tiến thẳng về đê Thanh Quang rồi vòng về Đông Lao, vừa đi vừa kêu gọi dân làng đi hộ đê.


Ngày 16 tháng 8 năm 1945, cả làng Vạn Phúc khởi nghĩa. Đêm 17 tháng 8 năm 1945 tại làng Vạn Phúc, Xứ ủy Bắc Kỳ họp và quyết định phát lệnh tổng khởi nghĩa ở Thủ đô Hà Nội.


Vốn có mối quen biết từ ngày đi làm trên Vạn Phúc với tự vệ Tây Mỗ nên ngay từ trước ngày 19 tháng 8 năm 1945, anh Tấn và tôi cùng một số anh em khác đã vận động anh em Tây Mỗ đến giúp sức đội tự vệ Ngãi Cầu nổi dậy giành chính quyền. Sáng ngày 19 tháng 8, khi nước vẫn còn chưa rút hết, vẫn là đoàn hộ đê mấy hôm trước cùng anh em tự vệ Tây Mỗ do anh Thạc dẫn đầu đã mang theo cờ đỏ búa liềm tiến về Ngãi Cầu.


Trước khí thế cách mạng của nhân dân và áp lực của lực lượng tự vệ xã được anh em Tây Mỗ giúp sức, bộ máy chính quyền hương lý và đám quân bảo an bấy lâu nay vốn chỉ quen làm tay sai cho giặc đã tan rã nhanh chóng. Tự vệ xã đi tịch thu sổ sách bọn hương lý kỳ hào, canh gác bảo vệ nghiêm ngặt và thi hành lệnh giới nghiêm.


Ngày hôm sau, 20 tháng 8 năm 1945, giữa đình làng Ngãi Cầu, Hội Thanh niên cứu quốc xã Ngãi Cầu trịnh trọng tuyên bố thành lập Chính quyền cách mạng lâm thời ở xã giải tán vô điều kiện bộ máy chính quyền thực dân phong kiến trong xã.


Anh Chu Trí Lưu được cấp trên cử làm Chủ tịch Ủy ban cách mạng lâm thời, anh Chu Trí Tấn làm Phó chủ tịch Ủy ban cách mạng lâm thời khi vừa ở tuổi 20 tuổi.

Cùng ngày, chính quyên cách mạng lâm thời ở bốn làng còn lại của tổng Yên Lũng (tên đơn vị hành chính xã An Khánh) cũng được thành lập. Chính quyền cách mạng lâm thời đã thực sự trở về tay nhân dân cả năm làng của tổng Yên Lũng.


Sau ngày Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945, hai mươi vạn quân Tưởng kéo vào miền Bắc nước ta dưới danh nghĩa đồng minh. Bám theo sau chúng là một loạt các tổ chức tay sai phản động như Việt Quốc và Việt Cách. Phía nam là 6 vạn quân Anh kéo theo sau là quân đội thực dân Pháp với âm mưu cướp nước ta một lần nữa.


Ngày 23 tháng 9 năm 1945, Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn - Gia Định. Chính quyền cách mạng non trẻ của ta phải đối diện với muôn vàn khó khăn, thù trong giặc ngoài.


Trên địa bàn xã An Khánh khi đó tuy không có quân Tưởng chiếm đóng nhưng hậu quả để lại do nạn đói Ất Dậu năm 1945, rồi hậu quả trận lụt do vỡ đê Đông Lao hồi tháng Tám thực sự rất nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó, nhiệm vụ xây dựng củng cố chính quyền cùng với lực lượng vũ trang non trẻ của xã được đặt ra rất cấp bách.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #4 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2021, 05:46:26 pm »

Là phó chủ tịch lâm thời, ngoài việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng các hội đoàn cơ sở theo sự chỉ đạo của hai đồng chí Nguyễn Văn Bủng và Bùi Xuân Lãng trên huyện cử về, anh Tấn trực tiếp chỉ đạo tổ chức xây dựng lực lượng tự vệ xã. Hàng ngày chúng tôi ra đình làng dùng loa đôn đốc chỉ đạo anh em tự vệ tập võ, tập vật ở sân chùa Phổ Quang và sân Quán (khoảng sân rộng nằm cạnh chùa Phổ Quang) diễn tập quân sự, tạo khí thế cách mạng, khơi dậy lòng yêu nước cho thanh niên và nhân dân toàn xã.


Buổi đầu cách mạng, khí tài đạn dược hầu như chẳng có gì ngoài gậy gộc giáo mác và một khẩu súng trường do một lính ngụy tình nguyện nộp.


Phối hợp với lực lượng an ninh của huyện do hai đồng chí Bủng và Lãng cử xuống, lực lượng tự vệ Ngãi Cầu đã làm tốt công tác bảo vệ trị an ngay từ những ngày đầu thành lập. Nhiều phần tử phản động của Việt Quốc, Việt Cách từ Vân Côn về xã thám thính đã bị trấn áp.


Đến đầu tháng 4 năm 1946, anh Chu Trí Tân được bầu vào Hội đồng nhân dân Ngãi Cầu. Là người có kinh nghiệm trong lĩnh vực quân sự, anh được chỉ định làm ủy viên quân sự. Anh Đỗ Đồng Vụ làm Chủ tịch Ủy ban Hành chính xã. Hai anh Đỗ Đồng Chật và Nguyễn Viết Hồ cùng giữ chức Phó chủ tịch. Tôi giữ vị trí ủy viên phụ trách thanh niên và văn hóa xã hội.


Các vị trí trong ủy ban cách mạng lâm thời cũ giải thể nhường chỗ cho bộ máy quản lý hành chính mới được thành lập.


Sau cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân, anh Tấn ra Hà Đông học lớp huấn luyện khóa 3 cho các ủy viên quân sự ở Trường quân chính Hà Đông. Tháng 10 năm 1946, anh Chu Trí Tấn được chỉ định là Chủ tịch Ủy ban bảo vệ Ngãi Cầu, địa phương có lực lượng tự vệ mạnh nhất trong năm làng ở An Khánh". Từ cuối năm 1944 đến đầu 1945, nạn đói ở xã An Khánh cũng như các làng quê khác ở đồng bằng Bắc Bộ diễn ra rất nghiêm trọng. Nạn đói năm Ất Dậu (1945) ở xã An Khánh đã có 504 người chết vì đói và dịch (riêng Ngãi Cầu có 234 người chết), đó là chưa kể người dân ở các tỉnh khác đi ăn xin chết gục trên địa bàn của tổng.


Trước tình hình cấp bách đó, các đoàn thể của Mặt trận Việt Minh đã tích cực vận động dân làng tham gia cứu giúp những hộ dân bị đói. Với truyền thống lá lành đùm lá rách, các ông Xiển, Tấn, Lưu, Phượng đã vận động các anh em trong hội cùng góp công góp của để cứu đói cho dân làng, cử người đến các hộ vận động xẻ bớt thóc đề-pô1 (Thóc đề-pô là thóc tạ mà các xã phải bán rẻ cho phát xít Nhật) phải bán cho Nhật để dành lại cho các hộ đang bị đói. Với mối quen biết sẵn có từ khi đi làm ở làng Vạn Phúc, ông đã bắt mối với một số thanh niên yêu nước đi dệt về qua đưa hàng cho hiệu may nhà ông. Dưới danh nghĩa là người phu đi quẩy gánh hàng tơ, nhưng lại kẹp ở trong gánh tơ khi thì là tờ báo Cứu quốc, hay báo Sao Vàng, khi lại là truyền đơn cách mạng. Là người hay chữ nên mỗi khi có đồng chí cốt cán trong Hội Thanh niên cứu quôc đến, ông lại gọi vào trong đọc báo cứu quốc cho nghe và nhất quán với anh em về chủ trương của Mặt trận Việt Minh một khi thời cơ đến. Đây chính là ngọn bấc nhỏ để giữ đốm lửa nhỏ ở xã Ngãi Cầu, rồi bất thình lình bùng cháy cho hoạt động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền sau này.


Sau ngày Nhật đảo chính Pháp, Hội Thanh niên cứu quốc của xã đã tăng cường tuyên truyền đường lối của Mặt trận Việt Minh cho bà con trong làng: "Nhật đảo chính Pháp và hành động của chúng ta". Được sự chỉ đạo của đồng chí Ứng, cán bộ Việt Minh ở Chi bộ La Nội, ông Xiển, ông Tấn cùng nhiều anh em khác đã tích cực vận động bà con đoàn kết dưới ngọn cờ của Việt Minh, chủ động bám sát tình hình chờ thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.


Được đồng chí Ứng giao nhiệm vụ phụ trách về mảng luyện tập quân sự, ông Tấn đã vận động, bắt mối với một số bạn bè thời còn làm cùng ở xưởng dệt Vạn Phúc, nhờ họ giới thiệu ông đi các nơi khác vốn có lực lượng tự vệ mạnh hơn. Ông cùng anh em trong Đội tự vệ cứu quốc Ngãi Cầu đến một số nơi có các đội tự vệ mạnh như Vạn Phúc, La Nội, Tây Mỗ để giao lưu học hỏi làm quen với hỏa khí, cùng diễn tập để học hỏi kinh nghiệm về quân sự. Đây chính là nền tảng của trung đội dân quân tự vệ đầu tiên của xã Ngãi Cầu do xã thành lập và xây dựng, là lực lượng bán vũ trang đầu tiên của xã ngay sau ngày toàn quốc kháng chiến 19 tháng 12 năm 1946, mặc dù khi đó vũ khí của các ông chỉ toàn là giáo mác, gậy gộc và bầu nhiệt huyết trong tim.


Những ngày giữa tháng 8 năm 1945 tại Ngãi Cầu, dân làng xôn xao lo lắng vì nước sông Đáy dâng cao, đê Đông Lao khả năng bị vỡ. Những ngày này đúng 30 năm trước, tháng 7 âm lịch năm 1915, đê Liên Mạc (còn gọi là đê Hoàng Mạc) từng bị vỡ, cảnh tượng khủng khiếp vẫn chưa phai, ông Xiển, ông Tấn cùng anh em tự vệ sang Tây Mỗ ngỏ lời nhờ ông Thạc cử người tăng cường sang Đông Lao để hộ đê. Sáng ngày 15 tháng 8 năm 1945 (mùng 8-7 âm lịch), ông Thạc dẫn đầu một đoàn quần chúng vùng La - Mỗ, quần chít ống, áo nâu, bụng thắt lưng da, phấp phới cờ đỏ búa liềm, tiến thẳng về đê Thanh Quang rồi vòng về Đông Lao, vừa đi vừa kêu gọi dân làng đi hộ đê. Trong đoàn người gia nhập với Hội Thanh niên cứu quốc Ngãi Cầu đi hộ đê Đông Lao năm 1945 ấy, xuất hiện một thanh niên 18 tuổi, người cùng làng Ngãi Cầu, đó là ông Chu Công Thau, người mà sau này đã trở thành một người đồng chí trung kiên và cũng là người anh em đồng hao vối ông Chu Trí Tấn.  Khí thế đông đảo là vậy, nhưng sức người có hạn. Sẩm tối ngày 15 tháng 8, đê Đông Lao vỡ, nước ngập khắp cánh đồng, mùa màng mất trắng. Cái đói lại một lần nữa thử thách lòng yêu nước của người dân xã An Khánh ngay giữa những tháng ngày cách mạng sục sôi này.


Ngày 16 tháng 8 năm 1945, cả làng Vạn Phúc khởi nghĩa. Đêm 17 tháng 8 năm 1945 tại làng Vạn Phúc, Xứ ủy Bắc Kỳ họp và quyết định phát lệnh tổng khởi nghĩa ở Thủ đô Hà Nội.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #5 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2021, 05:47:53 pm »

Thời kỳ đi làm trên Vạn Phúc, anh Tấn đã quen với nhiều anh em tự vệ Tây Mỗ nên ngay từ trước ngày 19 tháng 8, ông Xiển và ông Tấn đã vận động anh em Tây Mỗ đến giúp sức đội tự vệ Ngãi Cầu nổi dậy giành chính quyền. Sáng ngày 19 tháng 8, khi nước vẫn còn chưa rút hết, vẫn là đoàn hộ đê mấy hôm trước cùng anh em tự vệ Tây Mỗ do ông Thạc dẫn đầu tiến về xã Ngãi Cầu. Ông Thạc hôm đó mặc áo sơ mi trắng cộc tay, quần soóc xanh, đội mũ cối, dẫn đầu đoàn người với cờ đỏ búa liềm, rất nhiều quần chúng tham gia hưởng ứng.


Trước khí thế cách mạng của nhân dân và áp lực của lực lượng tự vệ xã được anh em Tây Mỗ giúp sức, bộ máy chính quyền, hương lý, bảo an bấy lâu nay vốn chỉ quen làm tay sai cho giặc đã tan rã nhanh chóng. Tự vệ xã đi tịch thu triện bạ sổ sách bọn hương lý kỳ hào, canh gác bảo vệ nghiêm ngặt và thi hành lệnh giới nghiêm.


Ngày hôm sau, 20 tháng 8 năm 1945, giữa đình làng Ngãi Cầu, Hội Thanh niên cứu quốc xã Ngãi Cầu trịnh trọng tuyên bố thành lập Chính quyền cách mạng lâm thời, giải tán vô điều kiện bộ máy chính quyền thực dân phong kiến trong xã. Nước vẫn còn ngập trắng cánh đồng đến từng thôn xóm, dân làng bì bõm lội nước ra đình chờ mong một luồng gió mới. Các cụ bô lão, Hội đồng tộc biểu, đại diện cho các chi họ cùng với dân làng đến tham dự. Sau nhiều cuộc thảo luận về việc tiến cử, căn cứ vào uy tín, năng lực và trình độ học vấn, dân làng đã cử ông Chu Trí Lưu (sinh năm 1922) làm Chủ tịch Ủy ban cách mạng lâm thời, ông Chu Trí Tấn làm Phó chủ tịch Ủy ban cách mạng lâm thời trong niềm hân hoan phấn khởi tột độ của nhân dân trong xã. Ông Chu Trí Xiển khi đó là Bí thư Xã bộ Việt Minh xã Ngãi Cầu. Cả ba ông đều là những thành viên cốt cán của Hội Thanh niên cứu quốc Ngãi Cầu từ những ngày tiền khỏi nghĩa. Năm ấy, ông Chu Trí Tấn vừa tròn 20 tuổi.


Cùng ngày, chính quyền cách mạng lâm thời ở cả bốn xã còn lại của tổng Yên Lũng (tên đơn vị hành chính của xã An Khánh ngày đó) cũng được thành lập. Chính quyền cách mạng lâm thời đã thực sự trở về tay nhân dân cả 5 thôn của xã An Khánh. Xây dựng lực lượng vũ trang đầu tiên của xã Ngãi Cầu.


Trên địa bàn xã An Khánh khi đó, do hậu quả nạn đói năm 1945 để lại, do vỡ đê Đông Lao, nhiệm vụ xây dựng, củng cố chính quyền cùng lực lượng vũ trang non trẻ của xã thật vô cùng trọng đại.


Là Phó chủ tịch lâm thời, ngoài việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng các hội đoàn cơ sở theo sự chỉ đạo của hai đồng chí Nguyễn Văn Bủng và Bùi Xuân Lãng (hai cán hộ của Mặt trận Việt Minh trên huyện cử về), ông Tấn còn trực tiếp chỉ đạo xây dựng và huấn luyện lực lượng tự vệ của xã. Hàng ngày ông và ông Xiển ra đình làng dùng loa cuộn bằng sắt tây đôn đốc chỉ đạo anh em tự vệ tập võ, tập vật ở sân chùa Phổ Quang và Quán1 (Quán Ngãi Cầu: là một khoảng sân rộng nằm cạnh chùa Phổ Quang. Theo truyền thuyết đây là nơi ra đời của 4 vị Thành hoàng làng, là nơi diễn ra các nghi lễ của tín ngưỡng Thành hoàng), diễn tập quân sự, tập cách đâm lê, ném lựu đạn, đi đều mốt hai mốt từ Quán lên đê Thanh Quang rồi quay ngược trở lại. Những cuộc tập dượt ban đầu này đơn sơ là vậy nhưng tạo khí thế cách mạng hừng hực, khơi dậy lòng yêu nước cho thanh niên trong xã với truyền thống thượng võ "trăm họ đều là binh" của quê hương Hà Tây từ ngàn xưa mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng.


Đầu cách mạng, khí tài đạn dược hầu như chẳng có gì ngoài gậy gộc giáo mác. Vũ khí của lực lượng bảo an chế độ cũ bị bọn hương lý tẩu tán hết hòng phá hoại chính quyền cách mạng non trẻ của xã. Lực lượng tự vệ được trang bị chủ yếu vẫn là đao kiếm, mã tấu. Ông cùng đại diện Hội Thanh niên cứu quốc đến một hộ trong làng có con đi lính khố đỏ ở Tông (Sơn Tây) và vận động họ giao nộp vũ khí. Vậy là khi đó chỉ có duy nhất một khẩu súng trường trưng thu được, nhưng lại không có đạn. Anh em tập luyện chỉ được học cách ngắm bắn, cách lên đạn, giật chốt tiếp đạn, cách tháo súng bảo quản lau chùi để khi có đạn thật còn không bị kẹt.


Phối hợp với lực lượng an ninh của huyện cử xuống, do hai đồng chí Bủng và Lãng chỉ huy, lực lượng tự vệ xã Ngãi Cầu đã làm tốt công tác bảo vệ trị an ngay từ những ngày đầu thành lập. Nhiều phần tử phản động của Việt quốc, Việt cách từ Vân Côn về xã thám thính, manh nha gây dựng cơ sỏ đã bị ta vô hiệu hóa. Ngãi Cầu là một trong số ít các xã trong phủ Hoài Đức không có nhà thờ công giáo, một xã thuần theo Phật giáo. Ngay từ những năm 30, nhân dân trong xã nhiều lần đấu tranh chống lại bọn thực dân mang theo cha cố người Pháp do người làng dắt mối đòi mở ấp lập nhà thờ Thiên Chúa giáo. Mọi âm mưu đòi xây nhà thờ của giặc Pháp đều bị dân làng kiên quyết đấu tranh phản đối, mặc cho bị đe dọa đàn áp. Đây chính là nền tảng cho sự đoàn kết toàn dân ở trong xã, tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng tự vệ bảo đảm trật tự trị an những ngày đầu lập quốc.


Song song với luyện tập quân sự, ông cùng đội ngũ cán bộ xã vận động anh em tự vệ xã học chữ Quốc ngữ để diệt giặc dốt. Cho tới năm 1945, Ngãi Cầu chỉ có vài ba người có trình độ Tiểu học Yếu lược (Xéc-ti-phi-ca) như ông. Công tác nâng cao trình độ văn hóa cho các đồng chí của mình, cho đến khi ông rút vào hoạt động bí mật, vẫn được ông đặc biệt coi trọng. Như bà Nguyễn Thị Sái, làm công tác giao thông (giao liên) cho ông Tấn từ năm 1947, là người được ông trực tiếp giác ngộ cách mạng và đào tạo nghiệp vụ. Ngay từ những ngày đầu được giác ngộ, ông đã kiên trì vận động bà và em ruột bà Sái là ông Nguyễn Huy Tấn (thường gọi là ông Tấn "con") học cho được chữ Quốc ngữ để cùng đi hoạt động cách mạng.


Ngay trong đợt bầu cử Quốc hội đầu tiên, ngày 6 tháng 1 năm 1946, tự vệ xã Ngãi Cầu không những đã hoàn thành xuất sắc việc bảo vệ an ninh cho cuộc bầu cử, mà còn tự mình kẻ vẽ những khẩu hiệu bằng chữ Quốc ngữ. Nhiều vị trí thức từ nơi khác trong phủ Hoài Đức tới chơi, thường ngày vẫn hay tự hào rằng: "Nhất Mỗ, Nhị La, thứ ba Canh, Cót" thì nay lại được chứng kiến những trai làng Ngãi Cầu trước đây chỉ mới là những nông dân cày thuê cuốc mướn mà nay lại viết được cả chữ Quốc ngữ, trước đây vốn mũ ni che tai với cách mạng, thì nay họ đã có những biến chuyển nhất định về tư tưởng. Đó là kết quả sau khóa học xóa mù chữ đầu tiên sau ngày 2 tháng 9 năm 1945 của Ban bình dân học vụ của xã do ông Chu Trí Tấn chủ trì.


Sau thắng lợi ban đầu, tự vệ xã tiếp tục luyện tập quân sự và chuẩn bị sẵn sàng bảo vệ trị an, chống gián điệp cho các sự kiện lớn trong xã. Và đến đầu tháng 4 năm 1946, cùng với chính quyền cách mạng ở các xã và tỉnh trên toàn quốc, cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân đầu tiên ở xã Ngãi Cầu để thành lập Ủy ban hành chính thay cho Ủy ban cách mạng lâm thời đã diễn ra tốt đẹp. Ông Chu Trí Tấn được bầu vào Hội đồng nhân dân xã Ngãi Cầu. Là người có kinh nghiệm tổ chức về quân sự và an ninh, ông được chỉ định làm ủy viên ủy ban phụ trách quân sự và an ninh, gọi tắt là ủy viên quân sự. Người đồng chí và cũng là người giác ngộ cho ông vào cách mạng, ông Chu Trí Xiển giữ vị trí ủy viên phụ trách công tác thanh niên và văn hóa xã hội. Ông Đỗ Đồng Vụ làm Chủ tịch Ủy ban Hành chính xã. Hai ông Đỗ Đồng Chật và Nguyễn Viết Hồ đồng giữ chức Phó chủ tịch.


Đồng thời, 15 đại biểu của Hội đồng nhân dân xã Ngãi Cầu bầu ra 5 ủy viên Ủy ban Hành chính xã Ngãi Cầu. Năm vị trí ủy viên đó là: Chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên quân sự, ủy viên thư ký, ủy viên thanh niên. Các vị trí trong Ủy ban cách mạng lâm thời sau ngày 19 tháng 8 tự động được giải thể nhường chỗ cho bộ máy quản lý hành chính mới được thành lập.


Ngay sau cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân, ông được cử đi học lớp huấn luyện cho ủy viên quân sự các cấp, khóa 2 Trường Quân chính Hà Đông, tổ chức tại Ba Thá (Ứng Hòa, Hà Đông). Sau đó, ông cũng được cử ra thị xã Hà Đông học lớp chính trị ngắn ngày tại rạp Thiên Xuân Đài ở thị xã Hà Đông (đến giữa năm 2008 là trụ sở của đoàn cải lương Hoa Mai, tỉnh Hà Tây củ). Lớp học này đã từng được các đồng chí Trường Chinh và Lê Đức Thọ về giảng dạy và bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ.


Dịp kỷ niệm tròn một năm ngày quốc khánh 2-9 năm đó, tự vệ Ngãi Cầu lần đầu tiên tổ chức diễn tập quân sự với các đội tự vệ khác ở xã An Khánh, lập các tô chiến đấu ba người một nhóm, diễn tập tiến công theo đội hình thê đội 1 và thê đội 2 phối hợp. Lần đầu tiên tự vệ xã được đồng loạt bắn đạn thật do Mặt trận Việt Minh cung cấp. Tiếng chiêng trống, hò reo, cờ đỏ sao vàng tràn ngập bãi tập trên cánh đồng Hũ, tạo khí thê cách mạng ngất trời, khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân trong toàn xã. Vụ khoai tháng 5 năm 1946 rất tốt do có phù sa sau lũ bồi đắp, vụ mùa có khá hơn, nạn đói đã bớt dần, người dân được giác ngộ, hăng hái ủng hộ cách mạng.


Trong những lần học tập được biết chiến tranh trong làng quê một khi xảy ra nhiều khả năng sẽ là chiến tranh du kích, ông Tấn tổ chức cho anh em diễn tập động tác đội ngũ, động tác chiến đấu cá nhân cấp tiếu đội, với các hình thức tác chiến theo tổ ba người, gọn nhẹ, cơ động, tránh được thương vong lớn. Mô hình tác chiến theo kiểu này cũng như các tổ Đảng ba người một nhóm ở xã Ngãi Cầu cũng là hình thức đấu tranh xuyên suốt mà ông tích cực chỉ đạo cho anh em cấp dưới nghiêm túc thực hiện trong suốt cuộc chiến tranh gian khổ sau này.


Từ sau khi ta ký Tạm ước Phông-ten-nơ-blô ngày 14 tháng 9 năm 1946, dã tâm xâm lược đất nước ta của thực dân Pháp ngày càng lộ rõ. Huyện chỉ đạo cho Ủy ban Hành chính các xã khẩn trương chuẩn bị mọi mặt cho cuộc trường kỳ kháng chiến cứu nước.


Theo chỉ đạo của huyện ủy, tháng 10 năm 1946, các xã đều thành lập ủy ban bảo vệ làm cơ quan trực tiếp chỉ huy lực lượng công an và dân quân tự vệ của từng xã. Đồng chí ủy viên quân sự Chu Trí Tấn được xã Ngãi Cầu chỉ định kiêm nhiệm vị trí Chủ tịch Ủy ban bảo vệ. Ở cả bốn xã còn lại, các đồng chí Chủ tịch Ủy ban Hành chính kiêm nhiệm chức vụ Chủ tịch Ủy ban bảo vệ của xã. Ngãi Cầu có vị trí then chốt án ngữ đường 72 và có lực lượng tự vệ mạnh nhất trong số năm thôn ở An Khánh.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #6 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2021, 05:49:50 pm »

AN KHÁNH - NGÃI CẦU NHỮNG NGÀY ĐẦU KHÁNG CHIẾN



Đêm 19 tháng 12 năm 1946, theo sự chỉ đạo mặt trận Việt Minh, toàn xã An Khánh phát động tiêu thổ kháng chiến. Thôn Ngãi Cầu có vị trí chiến lược, nằm án ngữ trên con đường tỉnh lộ 72 hướng về đê sông Đáy. Ông Chu Trí Tấn cùng Ủy ban bảo vệ xã huy động dân quân du kích và anh em công an phối hợp với nhân dân Ngãi Cầu mang theo cuốc xẻng đào giao thông hào, đắp ụ chiến đấu bằng cây cọc, dóng tre, đất đá; huy động tối đa nhân lực vật lực dựng lên một hệ thông công sự vật cản liên hoàn trong nỗ lực ngăn chặn bước tiến của giặc Pháp, đặc biệt là xe cơ giới, cả năm thôn trong xã An Khánh đều thành lập trung đội dân quân tự vệ. Ngãi Cầu có trung đội tự vệ mạnh nhất do ông Tấn trực tiếp chỉ huy xây dựng; biên chế 6 người một tiểu đội (hai tổ chiến đấu 3 người lập thành một tiểu đội), 3 tiểu đội lập thành trung đội tự vệ Ngãi Cầu, Trung đội tự vệ Ngãi Cầu thường xuyên diễn tập quân sự và làm công tác vận động thanh niên tòng quân, gây khí thế cách mạng rất sôi nổi trong vùng. Phong trào quyên góp cho "Hũ gạo nuôi quân", "Quỹ mua sắm vũ khí" được đẩy mạnh hơn bao giờ hết.


Thực hiện Thông tư 16, ngày 31 tháng 12 năm 1946 của Khu ủy, Tỉnh ủy Hà Đông đã nhanh chóng chỉ đạo các cấp chuyển Ủy ban bảo vệ thành Ủy ban kháng chiến, ở 4 xã của An Khánh là An Thọ, Yên Lũng, Vân Lũng, Phú Vinh, các đồng chí Chủ tịch Ủy ban hành chính kiêm nhiệm vị trí Chủ tịch Ủy ban kháng chiến. Riêng ở xã Ngãi Cầu, Chủ tịch Ủy ban kháng chiến là ông Chu Trí Tấn. Lực lượng bán vũ trang ở địa phương (tự vệ cứu quốc, tự vệ chiến đấu, dân quân tự vệ...) được gấp rút chuyển thành dân quân du kích.


Thời gian này ở An Khánh cũng đã có những cán bộ hoang mang dao động về tư tưởng và lập trường cách mạng, ở Ủy ban xã Phú Vinh, ông chủ tịch Ủy ban Hành chính xã và Thư ký Ủy ban đã bỏ nhiệm vụ. Người dân xì xào bàn tán, nhiều anh em tự vệ tâm trạng rối bời nhưng ở Ngãi Cầu thì không có hiện tượng đó.


Ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến, một số cơ quan của Trung ương đã được chuyển về địa bàn thôn An Thọ thuộc An Khánh, trong đó có Trường Huấn luyện Thiếu sinh quân. Người em vợ của ông Tấn là ông Nguyễn Ngọc Tần đã xin theo học Trường Huấn luyện Thiếu sinh quân ngay từ khi cơ quan mới chuyển về xã.


Ông Nguyễn Ngọc Tần là con trai duy nhất trong gia đình, đã tham gia khởi nghĩa cướp chính quyền từ những ngày đầu Cách mạng Tháng Tám. Đến khi Trường Huấn luyện Thiếu sinh quân phải rút sang vùng tự do để tránh giặc Pháp, ông cũng đi theo và đến năm 1948, ông trở về hoạt động tại khu vực Liên huyện Hoài Đức - Đan Phượng.


Cũng ở xã An Thọ thời gian này còn có Báo Cứu quốc và gần như toàn bộ máy móc trong xưởng in của báo được Trung ương chuyển về.


Cũng từ đây, những bản ấn loát đầu tiên in "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh" được in ra và phân phát cho các Ủy ban Hành chính và Ủy ban kháng chiến ở An Khánh.


Nhận được những bản ấn loát đầu tiên của Ngụyễn Ngọc Tần mang từ Phú Vinh xuống, ông Tấn phấn khởi cùng ông Xiển tập hợp dân làng ra đình dùng chiếc loa cuộn bằng sắt tây đọc to lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hiện nay bản sao chép từ bản gốc vẫn được lưu tại một số gia đình trong xã An Khánh. Khí thế cách mạng ở Ngãi Cầu những ngày đầu tiên thật sôi nổi, xuất phát chung là từ truyền thống yêu nước ngàn đời nay của dân tộc ta. Ở đây, chúng ta tất nhiên không xét đến một bộ phận không nhỏ những đối tượng, khi mà quyền lợi của họ gắn liền với chế độ thực dân phong kiến cũ, hoặc do tư tưởng, định kiến hẹp hòi ích kỷ. Họ quay lưng với cách mạng, đi ngược lại hoàn toàn với đường lối kháng chiến cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng viết trong thư gửi đồng bào Nam Bộ tháng 6 năm 1946: "Năm ngón tay cũng có ngón ngắn, ngón dài. Nhưng ngắn dài đều hợp lại nơi bàn tay. Trong mấy chục triệu người, cũng có người thế này, thế khác...".


Ngày 18 tháng 2 năm 1947, trận đánh kìm chân giặc Pháp ở Hà Nội kết thúc. Các đơn vị Vệ quốc đoàn bắt đầu rút ra khỏi Hà Nội. Trên địa bàn xã An Khánh khi đó có nhiều đơn vị của Trung đoàn Liên khu I (khi đó đã đổi tên thành Trung đoàn Thủ đô) về đóng quân. Nhân dân An Khánh đã tích cực giúp đỡ mọi mặt về nơi ăn chốn ở, thể hiện tình quân dân thắm thiết, một truyền thống quý báu của dân tộc mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng.


Khoảng 5 giờ 30 phút sáng ngày 2 tháng 3 năm 1947, giặc Pháp nổ súng đánh chiếm thị xã Hà Đông và một phần các huyện Hoài Đức, Thanh Trì, Chương Mỹ, Quốc Oai. Nhân dân An Khánh đã sớm bước vào cuộc kháng chiến cứu nước theo lời hiệu triệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh.


Sang đến ngày 3 tháng 3, giặc Pháp từ Phùng tiến đến đê Thanh Quang, lần đầu tiên quân và dân An Khánh phải trực tiếp đối mặt với quân xâm lược. Quân địch cho máy bay do thám phát hiện được khu giao thông hào cày nát đường 72 đoạn từ chùa Tổng qua lối rẽ về An Thọ về đến cây số 8 đầu làng. Ngoài ra, chúng cũng đánh hơi thấy sự có mặt của một số đơn vị Vệ quốc đoàn đang ém quân trong khu vực, sẵn sàng sử dụng lợi thế địa hình địa đạo ở khu giao thông hào rất bất lợi cho cơ giới để nghênh chiến. Địch chủ động đánh vào xã Ngãi Cầu theo thế gọng kìm bằng lực lượng cơ giới mạnh để phá thế phòng thủ bằng giao thông hào của ta. Một mũi quân Pháp từ cầu Diễn xuống chốt chặn ở Đại Mỗ, một mũi khác từ Phùng tiến theo đê sông Đáy xuống Mai Lĩnh đánh vào Tân Trượng (huyện Chương Mỹ). Khi đến đê Thanh Quang, một mũi quân địch tách ra, từ đấy đổ dốc theo đường 72 đánh thẳng vào xã Ngãi Cầu. Cùng lúc, mũi chốt sẵn ở Đại Mỗ xé lẻ một đơn vị tiến về hướng Ngãi Cầu để hỗ trợ cho đồng bọn.


Đứng trước khả năng bị đánh thọc vào sau lưng do chốt ở hướng Thanh Quang chưa kịp bố trí công sự đủ mạnh để có thể cản được xe tăng, sau khi thống nhất ý kiến với các đơn vị Vệ quốc đoàn, ông Tấn đã chỉ huy toàn bộ trung đội dân quân tự vệ của xã rút lui để bảo toàn lực lượng, tránh thương vong cho dân chúng. Đồng thời, vận động nhân dân trong xã tạm thời di tản, tránh va chạm với đội hình cơ giới của giặc. Không chạm trán với lực lượng nào của ta, giặc dùng súng máy đặt trên xe thiết giáp bắn bừa bãi vào nhà dân hai bên đường 72. Do được di tản kịp thời, trận này quân và dân ta hầu như không có thương vong nào đáng kể. Hội nghị quân sự toàn tỉnh Hà Đông lần thứ nhất họp tại huyện Chương Mỹ ngày 12 tháng 1 năm 1947 đã đề ra chỉ thị: "Nhiệm vụ chính lúc này là bảo toàn lực lượng để kháng chiến lâu dài. Do đó, phải tránh mũi dùi chủ lực của địch để hảo toàn lực lượng và duy trì sức chiến đấu của ta. Đồng thời, phát động chiến tranh du kích, không cho địch phát triển vị trí và tiến quân mau lẹ"1 (Hà Tây - Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954, Nxb Quân đội nhân dân, H. 1998).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #7 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2021, 05:50:44 pm »

Đây mới chỉ là trận thử lửa đầu tiên với giặc Pháp ở trong địa bàn xã. Nhưng khi hai cánh quân Pháp hợp nhau bên những hố giao thông hào và ụ chiến đấu chống xe tăng nơi quân dân Ngãi Cầu ngày đêm xây dựng từ ngày đầu toàn quốc kháng chiến.


Thời gian này, một số cán bộ xã Ngãi Cầu đã mang cờ trắng ra đầu hàng, đem theo cả con dấu của ủy ban xã rồi chạy về thị xã Hà Đông theo giặc. Tuy vậy, một số cán bộ trung kiên vẫn còn bám trụ lại nhiệm sở cùng với Ủy ban kháng chiến do ông Chu Trí Tấn làm chủ tịch.


Sau cuộc tiến công này, địch lập Phòng tuyến II: Chèm - Cầu Diễn - Cầu Đôi - thị xã Hà Đông - Văn Điển để bảo vệ Hà Nội. Quân và dân An Khánh chính thức ở trên tuyến đầu chống giặc.


Địch nhiều lần dùng máy bay để do thám, rồi gọi pháo mặt đất từ thị xã Hà Đông, Cầu Diễn và Phú Đô bắn vào vùng ven Hoài Đức. Sau mỗi cuộc bắn phá bằng phi pháo như vậy, địch lại dùng bộ binh cơ giới tiến hành sục sạo thăm dò lực lượng của ta trong khu vực, trong đó có các thôn của An Khánh. Do phải đối đầu với một lực lượng cơ giới rất mạnh của địch, trong khi vũ khí của du kích còn rất thiếu thốn, Ủy ban kháng chiến cả năm xã ở An Khánh đã thống nhất: "Tạm thời chưa đối đầu trực diện với địch. Mục tiêu trước mắt vẫn là vận động nhân dân sơ tán khỏi khu vực giặc càn quét, tránh thương vong".


Rút kinh nghiệm từ trận càn lần trước, quân và dân Ngãi Cầu đã đẩy mạnh việc đào hào chữ chi trên khắp đường 72, suốt từ Thanh Quang tới tận chùa Tổng.


Ngày đó, chiếm được Hà Đông, giặc Pháp đã manh nha lấn ra vùng ven, cho quân đóng chốt ngay tại một số đình chùa án ngữ các vị trí quan trọng. Theo sự vận động của Mặt trận Việt Minh, để tránh việc địch sử dụng chùa Tổng làm căn cứ đứng chân lâu dài uy hiếp vùng Nam Hoài Đức, dân quân du kích đã tiến hành tháo dỡ chùa Tổng, một sự hy sinh to lớn về di sản văn hóa của nhân dân trong vùng. Trong suốt những năm kháng chiến sau này, dù càn qua càn lại chùa Tổng rất nhiều lần nhưng giặc chưa bao giờ đứng chân được tại đây.


Cùng thời gian này, thực hiện chủ trương "tiêu thổ kháng chiến", quân dân nhiều xã trên hai huyện Đan Phượng và Hoài Đức cũng phải tiến hành vận động tháo dỡ một số chùa. Ở làng Hạ Mỗ, nhân dân tiến hành tháo dỡ miếu Hàm Rồng, ở Phúc Thọ (Sơn Tây), cũng có tổng cộng 40 ngôi đình chùa được tháo dỡ1 (Hà Tây - Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp, Nxb Quân đội nhân dân, H. 1998).


Ngày 4 tháng 5 năm 1947 từ mờ sáng, hai tiểu đội địch có xe tăng yểm trợ từ Cầu Đôi (Phú Đô) tiến xuống Đại Mỗ, theo đường 72 qua Tây Mỗ rồi đánh về hướng chùa Tổng. Trước tình hình đó, du kích các thôn của An Khánh đã phối hợp với Trung đội 406 Vệ quốc đoàn dựa vào hệ thống giao thông hào sẵn có, ẩn nấp vào sau từng lũy tre, bờ ngòi, vừa đánh vừa lui, kéo địch vào sâu trong hệ thống công sự chằng chịt của ta để phân tán địch, đánh tỉa nhằm làm tiêu hao sinh lực địch. Trung đội 406 với kinh nghiệm đánh xe tăng sẵn có, sử dụng cả "bom xăng" làm rối loạn đội hình thiết giáp của địch. Trận đánh kéo dài hơn một giờ thì địch phải rút lui cùng xe tăng. Đây cũng là lần đầu tiên du kích xã Ngãi Cầu được đánh địch trực diện, qua thực tế chiến đâu đã rút ra nhiều kinh nghiệm.


Sau khi trực tiếp chỉ huy du kích xã Ngãi Cầu đánh trận này, ông Chu Trí Tấn đã vinh dự được đồng chí Huyện đội trưởng Tốn giới thiệu kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Ngày 19 tháng 5 năm 1947, đồng chí Tốn về nhà ông Chu Phó Thuật ở xã Ngãi Cầu, chính thức giới thiệu kết nạp ông Chu Trí Xiển, Chu Trí Tấn và Chu Phó Kế vào Đảng. Chi bộ đầu tiên của xã Ngãi Cầu đã được thành lập từ đấy.


Sau trận đánh giáp mặt đầu tiên với bộ đội và du kích xã, địch vẫn chưa đủ sức tiến sâu tổng lực vào Ngãi Cầu mà chỉ lởn vởn đến chùa Tổng rồi gọi lựu pháo bắn không hạn chế vào Ngãi Cầu và tổng Sông gây cho nhân dân các thôn ở An Khánh nhiều thiệt hại.


Tháng 7 năm 1947, ông Tấn đến dự hội nghị của Liên quận huyện tổ chức tại nhà cụ Phó Nga, xã Đại Phú, Quốc Oai, Sơn Tây. Cuộc họp có đại biểu của Ủy ban kháng chiến 10 xã từ An Khánh (tổng Yên Lũng cũ) và An Thượng (tổng Thượng Ốc cũ). Hội nghị quyết định hợp nhất hai tổng Yên Lũng và Thượng Ốc thành một xã lớn, đặt tên là xã An Thượng gồm 10 làng của hai tổng này. Cấp trên điều đồng chí Hoàng Quốc Thân ngưòi thôn An Hạ, cán bộ Liên quận huyện IV (Liên huyện Đan Phượng và Hoài Đức), trực tiếp làm Bí thư chi bộ xã An Thượng.


Hội nghị này cũng quyết định hợp nhất Ủy ban kháng chiến với Ủy ban Hành chính thành Ủy ban kháng chiến hành chính, lấy nhiệm vụ lãnh đạo toàn dân, toàn quân kháng chiến làm trọng tâm then chốt trong thời kỳ mới. Ông Chu Trí Tấn được đề bạt làm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính của xã mới được thành lập.


Đến đầu tháng 8 năm 1947, tại hội nghị hợp nhất và thành lập Chi bộ Liên xã An Khánh - An Thượng tổ chức tại xã Viên Nội, huyện Ứng Hòa, ông Chu Trí Tấn được cấp trên chỉ định làm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính Liên xã An Khánh - An Thượng. Khi đó, xét về trình độ văn hóa, ông Tấn là người đứng đầu ở trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong số 5 làng của xã An Khánh ngày đó. Từ đây, ông Tấn có nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo công cuộc kháng chiến cũng như các hoạt động chiến tranh du kích ngay trong lòng địch ở hai xã An Khánh và An Thượng, một địa bàn then chốt với dân số cả 10 làng tổng cộng gần 2,5 vạn người, tính theo số nhân khẩu trước năm 1945. Từ tháng 10 năm 1947 đến tháng 11 năm 1950, ông Xiển làm Bí thư chi bộ Liên xã An Khánh - An Thượng. Vào thời điểm này, Ngãi Cầu là chi bộ có số đảng viên đông nhất trong số 10 làng của Liên xã An Khánh - An Thượng mới thành lập, 3 đảng viên của Chi bộ Ngãi Cầu trên tổng số 9 đảng viên. Các chi bộ còn lại: Đào Nguyên có 2 đảng viên; Yên Lũng, Vân Lũng, Phú Vinh, An Hạ mỗi nơi có 1 đảng viên.


Tháng 9 năm 1947, địch tập trung cho chiến dịch Việt Bắc. Ta có nhiều thuận lợi để phát triển cơ sở ở Liên xã An Khánh - An Thượng. Trong thời gian có chiến dịch Việt Bắc, dân quân du kích xã đã tích cực tham gia vận chuyển lương thực trên địa bàn, tiếp nhận qua các xã để chuyển về nơi quy định của huyện.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #8 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2021, 08:21:24 pm »

NẰM HẦM ĐÁNH GIẶC VÙNG ĐỊCH HẬU


Tranh thủ thời gian địch tập trung cho chiến dịch Việt Bắc với ý đồ đánh nhanh thắng nhanh, thực hiện chủ trương của Chi bộ đảng, ông Tấn chỉ đạo quân dân xã chủ động đào hầm cá nhân tạo thành một mạng lưới hầm hào bám chặt vào thắt lưng địch, chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc kháng chiến trường kỳ. Hầm được đào tại bất cứ nơi nào có thể đào được: bờ ao, ngoài vườn, bụi tre, trong bếp, ngoài đồng, có hầm còn được đào ngay tại vườn chùa Phổ Quang (chùa Ngãi cầu), dưới điện Tam bảo nhà chùa. Hệ thống 4 căn hầm tại chùa Phổ Quang (1 nằm cạnh bụi tre vườn chùa cạnh Quán Ngãi Cầu và 3 trong gian nhà chính) bắt đầu được đào ngay từ những ngày đầu toàn quốc kháng chiến.


Cùng với việc hình thành các nhóm chiến đấu 3 người theo từng thê đội từ khi ông bắt đầu xây dựng trung đội tự vệ Ngãi Cầu, các nhóm 3 người một hầm trú ẩn cũng được ông chỉ đạo sát sao xuống từng cấp dưới, hạn chế đến mức tối đa không để quá 3 người một hầm tránh thương vong lớn. Việc tiết lộ hầm bí mật cho một người thứ tư ở ngoài nhóm biết, ngoại trừ gia đình cơ sở ở nơi đào hầm, là điều cực kỳ tối kỵ. Ngoài ra, ông khuyến khích du kích xã đào các hố cá nhân, một người một hầm, tự cung tự cấp. Những khi nguy cấp mỗi người có thể tản xuống các hố cá nhân dự phòng để bà con cơ sở che giấu.


Đối với hầm cho 3 người, đầu tiên là tranh thủ đào nông thật nhanh đủ chỗ cho một người chui xuống trước để người còn lại ở trên đậy nắp hầm. Người ở dưới dùng cái lẹm (một loại cuốc nhỏ, lưỡi khoằm) khoét rộng thêm ra đủ chỗ cho người nằm ngủ, rồi có thể khoét thêm ngách phụ và đặc biệt quan trọng là lỗ thông hơi. Đào xong, đêm đến mới được lên khỏi hầm đi đổ đất. Đổ đất cũng phải bí mật không để ai biết. Ở Ngãi Cầu, đất được đổ nhiều ở bìa đất ngoài cánh đồng Hũ. Người ở trên đi gom tre vụn, tre ngâm với mấy tấm phên nứa cũ đem xuống hầm để người ở dưới rào vách hầm, thống nhất là không được chặt tre tươi ở bụi tre trong xóm đề phòng địch phát hiện rồi truy bức gia đình cơ sở.


Để có được một căn hầm cho tổ 3 người như vậy là cả một quá trình bí mật, mất rất nhiều công sức. Nếu một khi bị chỉ điểm thì hầm mất, người cũng mất theo luôn. Còn nhớ trận càn ngày 12 tháng 7 năm 1949 vào thôn Gio Quang xã Hữu Hưng1 (Năm 1964 xã Hữu Hưng tách thành hai xã Tây Mỗ và Đại Mỗ như hiện nay, làng Giao Quang thuộc xã Đại Mỗ), được chỉ điểm báo tin, giặc phát hiện được hai căn hầm cỡ lớn nằm bên bờ tây sông Nhuệ. Trong vòng 6 giờ đồng hồ, tổng cộng có 25 cán bộ chiến sĩ xã Hữu Hưng đã hy sinh và 7 người bị giặc bắt ngay tại miệng hai căn hầm này. Một thiệt hại quá lớn cho Hữu Hưng, một ngày tang thương, để lại ngày giỗ chung cho biết bao gia đình!.


Nói về công việc trú ẩn dưới những hầm cá nhân trong vùng địch tạm chiếm ngày đó, mà cán bộ và du kích thời đó hay gọi là "nằm hầm", thật khó có thể diễn tả hết được sự khó khăn gian khổ này. Chỉ có thể nói rằng khi lòng căm thù giặc, tinh thần yêu nước quật cường được khơi dậy thì sức chịu đựng của con người là vô hạn, đến mức có thể làm được những điều ngoài sức tưởng tượng của quân giặc ngoại xâm đến từ bất cứ một đế quốc nào.


Trao đổi với chúng tôi, ông Trương Văn Thư, người du kích từng trực tiếp hoạt động với "ông Chủ tịch Tấn", nhớ lại: "Gặp trận giặc vây, phải nằm hầm với một chị giao thông (làm giao liên), địch ở trên lấy que thuốn tìm hầm, lấy cuốc gõ nhưng may mà không trúng nắp hầm. Hầm đó chưa thuốn được thêm lỗ thông hơi nên bí hơi lắm. Thấy ầm ầm ồ trên, chị này lại lo quá thở gấp, mất hết cả khí thở cho các anh khác. Có khi chưa chết vì giặc mà đã chết vì ngạt thở. Khối anh chết vì nằm hầm ngạt thở đấy...


Mỗi trận bị giặc vây như vậy là lại rút ra kinh nghiệm. Đã đi hoạt động cách mạng là xác định đối mặt với cái chết rồi...".


Nhiều hầm trú ẩn ngoài trời được đào gần bờ ao hoặc sông để khoét thêm một ngạch nhỏ thoát nước phòng khi trời mưa. Xã An Khánh không có sông lớn nào chảy qua nên ngày đó nhiều hầm được đào ở gần bờ ao. Địch biết việc này nên sục sạo quanh bờ ao khá kỹ mỗi trận càn. Hầm xa bờ ao không có ngạch thoát nước, nằm lộ thiên ngoài trời là người du kích còn phải chiến đâu với cả thiên nhiên mỗi khi trời mưa xuống, mưa trút nước ào ào như ai đó lấy chày đập lở cả vách hầm, rồi cả rắn rết theo nước mưa chui vào trong hầm. Nằm hầm gặp trận sốt rét ác tính mà hầm lại ngập nước thì như cơm đang sôi mà đun thêm lửa. Con số thương vong ngoài vòng chiến đấu, trong đó có nằm hầm, là không hề nhỏ. Những gian khổ này, chỉ mong thế hệ mai sau hiểu thấu được một phần, cũng là quý lắm rồi!


Ông Thư cho biết: "Ông Tấn là người tổ chức, trực tiếp chỉ huy du kích và công an xã phục kích quấy rối giặc, đi đánh bốt, gọi là quấy bốt, theo thế trận chiến tranh cài răng lược, đánh bốt Thanh Quang nhiều lần lắm, làm địch mất ăn mất ngủ. Làm công tác bám cơ sở, bám địch trong vùng tạm chiếm là phải cực kỳ gan dạ, nghĩa là anh vừa làm cán bộ, mà lại vừa phải làm lính chiến đấu.


Ngoài ra, ông Tấn cùng lãnh đạo xã còn tổ chức cho lực lượng an ninh và dân quân du kích xã chúng tôi vận chuyển vũ khí trang thiết bị, lương thực từ đường dây trung ương qua địa phương An Khánh về các nơi đã được quy định của huyện.


Tôi ăn cái Tết cuối cùng với ông Tấn là hôm mùng 6 tháng Giêng năm Canh Dần. Khi tôi ở tù về thì dân làng nói ông Tấn đã đi mất rồi...".
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #9 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2021, 08:22:23 pm »

Đến giữa tháng 8 năm 1947, địch huy động một lực lượng cơ giới mạnh từ Đại Mỗ qua chùa Tổng tiến thẳng về Ngãi Cầu, hòng giải tỏa bằng được hệ thống hào chống tăng hình chữ chi chằng chịt đã ngăn cản chúng mở thông tuyến đường 72 lên Thanh Quang suốt nửa năm qua. Thiếu thốn về vũ khí đạn dược, du kích Ngãi Cầu cùng bộ đội chỉ tổ chức đánh địch lẻ tẻ, đêm đêm lợi dụng bờ thấp có địa hình địa vật che chắn hai bên đường đánh quấy rối, cản trở chúng san ủi hệ thống công sự. Địch phải rất vất vả mất cả tuần lễ mới cho xe cơ giới vượt qua được hệ thống giao thông hào kéo dài đến gần cây số 8 đầu làng (nơi hiện nay là Phòng khám đa khoa thôn Ngãi Cầu). Sau khi không còn công sự để che chắn nữa, ông Tấn buộc phải cho du kích rút lui và hướng dẫn nhân dân sơ tán.


Sáng ngày 27 tháng 8 năm 1947, sau khi đã san ủi được hệ thống giao thông hào cho xe cơ giới vượt qua, lần đầu tiên địch càn sâu vào làng đã bắn chết 4 người dân vô tội, đều là phụ nữ. Chúng rút đi vào khoảng 8 giờ tối cùng ngày. Cũng trong trận càn đó, địch bắt được một đồng chí ở nơi khác đem lên chùa Tổng tra tấn đến chết, vứt xác ra vệ đường cái rồi rút đi. Đêm hôm đó, ông Tấn cử bà Bùi Thị Kim (thường gọi là Kim Sàng), giả làm người chăn trâu đi về hướng chùa Tổng. Bà đuổi con trâu đi trước, cầm roi đi sau, thẳng về chùa Tổng để xác định chỗ liệt sĩ này nằm. Xong xuôi, bà về báo cho ông Tấn và anh em du kích biết tình hình. Mờ sáng, du kích xã ra lấy thừng buộc vào chân liệt sĩ này kéo thử để đề phòng địch gài mìn, rồi đem thi hài liệt sĩ này về an toàn để mai táng.


Vậy là, giặc Pháp rốt cuộc cũng đã mở thông được một đầu của tuyến đường 72 dẫn về đầu làng Ngãi Cầu. Chúng vẫn chưa cắm chốt trực tiếp ở đây, nhưng đã cắm được chốt ở hai hướng Thanh Quang và Đại Mỗ. Chúng lập Phòng tuyến III, còn gọi là Phòng tuyến sông Đáy, gồm các chốt: Phùng, Thanh Quang, Mai Lĩnh, Thạch Bích, Khúc Thủy, chùa Thông, hình thành tuyến phòng thủ liên hoàn để bảo vệ thị xã Hà Đông và Hà Nội, tạo được thế đứng chân trên địa bàn Hoài Đức. Kể từ cuối năm 1947, các làng của Liên xã An Khánh - An Thượng hoàn toàn nằm trong vùng kiểm soát của giặc Pháp.


Đến thời điểm này, sau hai trận đầu đánh trực diện với giặc, lực lượng lãnh đạo trong Ủy ban kháng chiến hành chính xã Ngãi Cầu còn bám trụ lại tiếp tục công tác chẳng còn được mấy người ngoài ông Xiển, ông Tấn, ông Kế, ông Thân, ông Lục... Vũ khí trang bị cho trung đội tự vệ thì rất thiếu thốn, đạn dược đã cạn. Anh em tự vệ bảo ban nhau lấy chùa Phổ Quang và Quán vừa làm nơi tập kết, luyện tập quân sự, vừa làm nơi ẩn nấp che mắt địch vì nơi đó cây cối um tùm rậm rạp, cơ động ra phía sau lợi dụng địa hình địa vật rất thuận lợi.


Tháng 12 năm 1947, bộ binh cơ giới địch từ Đại Mỗ theo đường 72 lại càn về làng Ngãi Cầu. Lúc này, đoạn đường từ chùa Tổng đến đình làng Ngãi Cầu đã gần như bị chúng giải tỏa, giao thông hào bị lấp, xe cơ giới có thể qua lại, dù tương đối chậm chạp. Qua chùa Phổ Quang, đến cống Tây thì chúng lại gặp phải hào sâu do du kích xã đào, không thể nào qua được. Địch cho xe tăng quay ngược xuống cửa đình rồi vòng thẳng qua cổng Tắt, chạy dọc theo vệ làng đến thẳng cống Lão thì vướng ngòi nước chảy đành phải quay lại không dám qua. Đến chiều hôm đó, địch tức tối dùng xe tăng kéo đổ tam quan chùa Phổ Quang rồi vào làng bắt dân đem gạch vôi của tam quan chùa để lấp đoạn hào sâu tới một mét do dân quân du kích đào ở trên đường 72 chỗ cống Tây để xe địch đi thông lên được đê Thanh Quang. (Cống Tây là một điểm trên đường 72, đoạn qua xóm Chợ về hướng Thanh Quang mà du kích Ngãi Cầu thường xuyên đào hào để chặn xe tăng địch).


Kể từ lúc này, Hoài Đức nói chung và Liên xã An Khánh - An Thượng nói riêng nằm sâu trong vành đai khép kín của giặc. Những vị trí đồn bốt được đặt vào những nơi trọng yếu để đối phó hòng tiêu diệt du kích và cán bộ Việt Minh. Các bốt trọng yếu trong khu vực gồm có: Bốt Phùng, bốt Giá, bốt Thanh Quang, bốt Mai Lĩnh, bốt Ro Lộ. Các bốt này đều có lính Âu - Phi và lính ngụy do một tên quan Pháp chỉ huy, hay gọi là "sếp bốt".


Sau khi thất bại trong chiến dịch Việt Bắc, từ cuối 1947 đầu 1948, giặc Pháp ráo riết bình định, sử dụng những tên tay sai đã từng làm việc cho Pháp cùng những hộ địa chủ đi ngược lại đường lối kháng chiến của dân tộc làm thành phần cốt cán để dựng lên bộ máy tề ngụy tay sai cùng lực lượng hương dũng1 (Hương dũng là lực lượng bán vũ trang tay sai đắc lực cho giặc Pháp) ở các làng phục vụ cho chiến lược "Dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh". Với những đốì tượng này, thì tư tưởng và mục tiêu cho quyền lợi cá nhân của chúng đều đi ngược lại lợi ích chung của cả dân tộc. Chúng gồm đủ mọi thành phần, những tên chỉ điểm, mật vụ, lưu manh, lính đánh thuê... chung quy lại đều là tay sai đắc lực cho thực dân Pháp xâm lược. Chúng điên cuồng chống phá cách mạng, thường xuyên tiếp tay, chỉ điểm cho giặc Pháp bắt giết cán bộ của ta. Đầu năm 1948, ông Tấn nhận được chỉ thị của huyện về thực hiện công tác Tổng phá tề trừ gian, phá thế kìm kẹp của giặc, ông chỉ đạo Ban binh vận của xã, đến 90% là phụ nữ, gồm các bà như bà Nhớn, bà Sái, bà Thuyết... bí mật đến từng thôn xóm, âm thầm vận động bà con thống nhất ngày giờ đồng loạt vùng lên. Một ngày giáp hạt năm 1948, khi địch không ngờ nhất, thì nhân dân cả 10 làng đồng loạt trống mõ nổi dậy tổng phá tề trừ gian, xé giấy lát-xê-pát-xê1 (Tiếng Pháp: Laissez passer). Đây là một loại giấy thông hành do địch cấp cho người dân để ngăn chặn cán bộ ta về bám cơ sở. Ngay trong đợt nổi dậy này, quân và dân trong xã đã xử lý 3 tên lý trưởng ở ba làng: Ngãi Cầu, Vân Lũng và Phú Vinh. Bị giáng một đòn mạnh, bộ máy tề ngụy lung lay. Các nhân viên hội tề không dám ở lại làng mà phải ở tạm Hà Đông hoặc bốt Thanh Quang vì sợ du kích bắt hoặc tiêu diệt, thỉnh thoảng mới về làng xem xét các mặt để báo cáo với quan trên.


Song với sức mạnh hung bạo của quân xâm lược, giặc Pháp cũng đã dần dần củng cố lại bộ máy tề ngụy hòng đối chọi lại thế trận chiến tranh nhân dân của ta. Giặc tăng cường lính và vũ trang mạnh hơn cho bốt Thanh Quang, xây dựng thành một bốt mạnh, án ngữ tại ngã ba đường, làm điểm tựa kiểm soát cả một vùng rộng lớn. Từ bốt này, chúng thường xuyên mở những cuộc hành quân càn quét vào từng thôn xóm, có mật thám chỉ điểm, lùng bắt cán bộ ta, gây rất nhiều khó khăn cho cách mạng.


Để đáp trả, dưới sự lãnh đạo của chi bộ đảng, ông Tấn đã chỉ đạo du kích xã lập tổ 3 người luân phiên nhau quấy rối địch về ban đêm. Các hình thức quấy phá, làm gián đoạn đường giao thông của địch như tiến hành đào phá mặt đường, đặt mìn muỗi, cắt dây điện thoại của địch trên đường 72 theo phương châm "làm chủ ban đêm, tiến lên làm chủ ban ngày".
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM