Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:32:13 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sự nghiệp và tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh  (Đọc 8247 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« vào lúc: 12 Tháng Năm, 2020, 09:52:13 pm »

Tên sách: Sự nghiệp và tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Nhà xuất bản: Quân đội nhân dân
Năm xuất bản: 2004
Số hóa: macbupda


Chỉ đạo thực hiện
và chịu trách nhiệm xuất bản:

Ban Thường vụ Thành ủy

Biên soạn:
   NGUYỄN CÔNG BẰNG      Phần mở đầu

   NGUYỄN THẾ SANG      Chương I

   PHẠM TIẾN THỌ         Chương II

   NGUYỄN GIA NÙNG      Phần cuối

● Biên tập:
   NGUYỄN QUỐC NINH
   NGUYỄN TẤN QUYẾT
   TRẦN XỦN
   PHẠM TIẾN THỌ


● Sửa bản in:
   PHẠM TIẾN THỌ
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #1 vào lúc: 12 Tháng Năm, 2020, 09:54:04 pm »

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Năm 1990, vào dịp thế giới trân trọng kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn - Nhà xuất bản đã cho ra mắt bạn đọc cuốn sách “Sự nghiệp và tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh” và cuốn “Hồ Chí Minh - Biên niên những sự kiện và tư liệu về quân sự”, do Viện Lịch sử quân sự Việt Nam biên soạn.

Từ đó đến nay, việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh được xúc tiến mạnh mẽ và đã có những thành tựu bước đầu. Hai cuốn sách trên đã được đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước hoan nghênh. Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đã tổ chức cho toàn quân học tập.

Để tiếp tục thúc đẩy quá trình nghiên cứu và truyền bá sâu rộng tư tưởng Hồ Chí Minh, nhân kỷ niệm những ngày lễ lớn trong hai năm 2004-2005, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân phối hợp với Viện Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức tái bản hai cuốn sách này.

Sự nghiệp và tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần đưa Cách mạng tháng Tám thành công, kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thắng lợi, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; quân và dân ta đã quán triệt và vận dụng xuất sắc tư tưởng của Người. Nhưng luận giải cho được những nguồn gốc và nội dung của tư tưởng ấy để tiếp tục vận dụng ở một tầm cao mới là cả một quá trinh, cần có sự nỗ lực nghiên cứu của nhiều thế hệ.

Lần tái bản này chúng tôi chỉ sửa chữa, bổ sung những chỗ thật cần thiết.

Cuốn sách gồm ba phần:

- Phần thứ nhất: Sự nghiệp và tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Phần thứ hai: Hồ Chí Minh - Biên niên những sự kiện và tư liệu về quân sự.

- Phần thứ ba: Thế giới ca ngợi sự nghiệp và tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Xin cám ơn sự công tác nhiệt tinh của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Viện Hồ Chí Minh và các nhà khoa học đã giúp đỡ chúng tôi trong lần tái bản này và mong nhận được ý kiến đóng góp của các đồng chí và các bạn.


NHÀ XUẤT BẢN
                                                                                                                                                                                 
QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #2 vào lúc: 12 Tháng Năm, 2020, 09:56:58 pm »

Phần thứ nhất

SỰ NGHIỆP VÀ TƯ TƯỞNG QUÂN SỰ
CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN

Chủ tịch:
Thượng tướng TRẦN VĂN QUANG

Các ủy viên:
Thượng tướng, GS HOÀNG MINH THẢO
Thượng tướng ĐẶNG VŨ HIỆP
Trung tướng, PGS, PTS HOÀNG PHƯƠNG
Trung tướng, PGS ĐỖ TRÌNH
Trung tướng, PGS LÊ XUÂN LỰU
Thiếu tướng ĐOÀN HUYÊN
Thiếu tướng ĐOÀN CHƯƠNG


NGHIÊN CỨU BIÊN SOẠN

Đại tá PHẠM CHÍ NHÂN (Chủ biên)
Đại tá HOÀNG CƠ QUẢNG
Đại tá NGUYỄN XUÂN DUNG
Đại tá NGUYỄN HUY TOÀN
Thiếu tá NGUYỄN MINH ĐỨC
Đại úy LÊ VĂN THÁI


LỜI GIỚI THIỆU

Hơn nửa thế kỷ qua, trong đấu tranh giải phóng dân tộc, tiến lên chủ nghĩa xã hội, dân tộc Việt Nam ta đã xây dựng một nền khoa học và nghệ thuật quân sự mới. Đó là nền khoa học và nghệ thuật quân sự Việt Nam hiện đại, kết hợp sáng tạo truyền thống quân sự của dân tộc với học thuyết quân sự của chủ nghĩa Mác - Lênin và tinh hoa quân sự kim, cổ, đông, tây. Hạt nhân của nền khoa học và nghệ thuật quân sự ấy là tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tư tưởng quân sự của Bác Hồ là một bộ phận trong hệ tư tưởng cách mạng của Người, là cơ sở tư tưởng của đường lối quân sự của Đảng ta, phản ánh những vấn đề có tính quy luật trong đấu tranh vũ trang và xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng ở một nước thuộc địa chống chủ nghĩa đế quốc. Kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, “lấy dân chúng (công nông) làm gốc”, phát huy cao độ trí thông minh và lòng dũng cảm của nhân dân trong chiến tranh chính nghĩa, tư tưởng quân sự ấy chính là tư tưởng quân sự của nhân dân “một nước nhỏ mà đã anh dũng đánh thắng hai đế quốc to”. Nội dung cơ bản của tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh là tư tưởng chiến tranh nhân dân Việt Nam trong thời đại mới: toàn dân đánh giặc có lực lượng vũ trang làm nòng cốt, lấy nhỏ thắng lớn, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông, lấy nhân nghĩa thắng bạo tàn, “kiên quyết không ngừng thế tiến công”, tạo nên sức mạnh tổng hợp đánh thắng quân xâm lược trong thời đại mới.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của Đảng và của dân tộc, chiến sĩ cách mạng lỗi lạc của phong trào giải phóng dân tộc và phong trào cộng sản quốc tế, vị anh hùng giải phóng dân tộc. nhờ chiến lược thiên tài của chiến tranh cách mạng Việt Nam. Tư tưởng quân sự của Người là một di sản quý báu có ý nghĩa dân tộc và quốc tế to lớn.

Nhân kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Bác Hồ (19-5-1890 - 19-5-1990), chấp hành chỉ thị của Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Bộ Quốc phòng tổ chức biên soạn cuốn “Sự nghiệp và tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Đây là một công trình khoa học được biên soạn công phu, nghiêm túc, có nhiều tư liệu quý. Bằng phương pháp lịch sử, cuốn sách tái hiện được những hoạt động lý luận và thực tiễn về quân sự trong cuộc đời cách mạng của Người. Tuy chưa, nói được đầy đủ tính tổng hợp và chưa có điều kiện phân tích sâu, cuốn sách đã nêu được quá trình hình thành và phát triền tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhất là ở những bước ngoặt lịch sử của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, cuốn sách rất có ích đối với việc nghiên cứu khoa học quân sự.

Tôi hoan nghênh cố gắng của tập thể các tác giả và trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.

Nghiên cứu về sự nghiệp và tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một công tác khoa học lớn. Mong rằng sẽ có nhiều công trình khoa học khác nữa nghiên cứu về những cống hiến của Người vào kho tàng lý luận quân sự của chủ nghĩa Mác - Lênin và nền khoa học và nghệ thuật quân sự Việt Nam hiện đại.


Đại tướng VÕ NGUYÊN GIÁP
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #3 vào lúc: 12 Tháng Năm, 2020, 10:14:39 pm »

Chương I
TỪ LÝ LUẬN VỂ CÁCH MẠNG THUỘC ĐỊA
ĐẾN NHỮNG QUAN ĐIỂM QUÂN SỰ ĐẦU TIÊN
(1911 -1938)

“Cuộc xâm chiếm Đông Dương bắt đầu từ năm 1858 mãi đến 1909 mới kết thúc. Chính trong thời kỳ này, khi nhà ái quốc Đề Thám chết thì công cuộc chống Pháp có tổ chức và có vũ trang chấm dứt”(1).

Sau 50 năm đánh chiếm và bình định, đến đầu thế kỷ XX. đế quốc Pháp đẩy mạnh chính sách khai thác thuộc địa Đông Dương. Đó là chính sách cướp bóc trắng trợn của chủ nghĩa thực dân, kết hợp chặt chẽ thủ đoạn bóc lột của chủ nghĩa tư bản với các hình thức bóc lột dã man thời trung cổ. Là một dân tộc anh hùng bất khuất, có lịch sử chống ngoại xâm oanh liệt, đến đây người Việt Nam phải sống trong cảnh căm hờn, khổ nhục của một dân tộc mất nước.

Trải qua nửa thế kỷ đấu tranh liên tục nhưng liên tiếp bị thất bại cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam bộc lộ rõ sự khủng hoảng về đường lối và tổ chức lãnh đạo. Lịch sử đề ra cho những người Việt Nam yêu nước lúc này là phải tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, đáp ứng nguyện vọng giải phóng của dân tộc. phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.

Trong đêm trường nô lệ, xã hội Việt Nam “đen tối như không có đường ra”(1). Chủ tịch Hồ Chí Minh rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước. Trải qua lao động, học tập và hoạt động ở nhiều nước, tư tưởng cách mạng của Người hình thành, từng bước tác động đến tiến trình cách mạng Việt Nam, nhất là ở những bước ngoặt lịch sử, Người trở thành lãnh tụ tối cao của dân tộc, nhà chiến lược cách mạng thiên tài, nhà chiến lược quân sự lỗi lạc của chiến tranh cách mạng Việt Nam, chiến sĩ xuất sắc của phong trào cách mạng thế giới.

I. TƯ DUY CỦA NHÀ YÊU NƯỚC TIẾN BỘ

Sinh ra trong một gia đình nhà Nho yêu nước nguồn gốc nông dân lao động, khi còn niên thiếu, Chủ tịch Hồ Chí Minh với tên là Nguyễn Sinh Cung, đã được giáo dục ý thức lao động, nếp sống trong sạch, giản dị và đạo lý làm người.

Quê hương Người bên dãy núi Hồng và dòng sông Lam. Đây là nơi đã sinh ra nhiều bậc vĩ nhân tiêu biểu cho phẩm chất, tinh hoa Việt Nam và là một cái nôi của phong trào yêu nước đương thời.

Những cảnh đồng bào bị hành hạ tàn nhẫn vì thiếu tiền nộp tô nộp thuế, hoặc bị bắt đi phu làm đường và những gương hy sinh lẫm liệt của các chiến sĩ Cần Vương ngay tại xóm làng đã khiến Nguyễn Sinh Cung căm hờn quân cướp nước và lũ tay sai bán nước. Những buổi đàm luận về thời cuộc của các sĩ phu yêu nước tại nhà cụ phó bảng Nguyễn Sinh sắc, thân sinh ra Người, hoặc tại nhà cụ cử nhân Vương Thúc Quý, thầy học của Người, đã sớm khơi dậy cho Nguyễn Sinh Cung tinh thần yêu nước thương nòi, Các cuộc khởi nghĩa Hương Khê, Yên Thế, các phong trào Đông Du, Duy Tân, Đông kinh nghĩa thục, cũng như cuộc vận động cải lương ở Trung Quốc, sự phát triển của Nhật Bản, cuộc chiến tranh Nga - Nhật đều tác động đến người thiếu niên yêu nước.

Khi còn ở gia đình, Nguyễn Sinh Cung đã “sớm hiểu biết”(3), “rất đau xót trước cành thống khổ của đồng bào”(4), (có chí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào”(15) và “đã tham gia công tác bí mật”(6) nhận việc liên lạc cho các văn thân yêu nước ở quê hương.

Nguyễn Sinh Cung khâm phục các cụ Phan Đình Phùng. Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Hoàng Hoa Thám, “nhưng không hoàn toàn tán thành cách làm của một người nào”(7). Phan Bội Châu hy vọng Nhật giúp đỡ để đánh Pháp là rất nguy hiểm, chẳng khác gì “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”; Phan Châu Trinh yêu cầu thực dân Pháp thực hiện cải lương là sai lầm, chàng khác gì “xin giặc rủ lòng thương”. Lúc này, tiếng súng của nghĩa quân Yên Thế còn đang sôi động, tư tưởng bạo lực vũ trang đang day dứt bao người Việt Nam nặng lòng vì nước vì dân. Nguyễn Sinh Cung cho rằng “trực tiếp đấu tranh chống Pháp” như Hoàng Hoa Thám là “thực tế hơn”, nhưng cụ còn nặng “cốt cách phong kiến”(8).

Chính giữa lúc thực dân Pháp đàn áp các phong trào yêu nước và đặt được bộ máy thống trị của chúng trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, Lào và Campuchia, Nguyễn Sinh Cung đã nhìn thấy những nhược điểm của các phong trào yêu nước đương thời và tán thành trực tiếp chống thực dân Pháp là thực tế hơn cả.

Năm 16 tuổi, Nguyễn Sinh Cung theo cha vào Huế. Người được đổi tên là Nguyễn Tất Thành, học tại trường tiểu học Đông Ba, rồi vào trường Quốc học. Thực dân Pháp mở trường Quốc học Huế nhằm đào tạo một lớp tay chân người bản xứ. Nhưng chính tại trường này, Nguyền Tất Thành đã tích lũy một vốn kiến thức cần thiết và đã đọc một số sách, báo truyền bá tư tưởng “tự do, bình đẳng, bác ái” của cách mạng tư sản Pháp.

Ngày 5-6-1911, lấy tên là Văn Ba, làm phụ bếp cho tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin, Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng sang phương Tây.

Với việc người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành sang các nước phương Tây để tìm đường “trực tiếp đấu tranh chống Pháp”, báo hiệu cách mạng Việt Nam vượt ra khỏi tư duy hạn chế của các sĩ phu phong kiến và nhà cách mạng có xu hướng tư sản, để vươn tới trào lưu cách mạng mới của thời đại.


(1) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.2, Nxb Sự thật, H. 1981, tr. 157.
(2) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.8, Nxb Sự thật, H. 1981, tr. 585.
(3), (4), (5), (6), (7), (8) Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb. Sự thật, H. 1975, tr. 12-13.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #4 vào lúc: 12 Tháng Năm, 2020, 10:17:13 pm »

*
*   *

Những năm đi qua nhiều nơi trên thế giới, hòa mình vào cuộc sống lao động và đấu tranh của nhân dân nhiều nước châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ, Nguyễn Tất Thành đã nhìn thấy sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc đối với các dân tộc thuộc địa và với chính nhân dân nước chúng, ở đâu, người dân mất nước cũng thống khổ như nhau. Ở đâu, tư bản đế quốc cũng độc ác như nhau. “Vậy là, dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản”(1).

Năm 1914, chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.

Từ Luân Đôn, Nguyễn Tất Thành theo dõi cuộc chiến tranh thế giới và những vấn đề chính trị, xã hội do cuộc chiến tranh ấy đặt ra. Với tầm nhìn bước đầu được mở rộng, trước khi cuộc chiến bùng nổ, trong thư gửi Phan Châu Trinh ở Pa-ri, Nguyễn Tất Thành đã dự kiến một “cơn giông sấm động”(2) sắp diễn ra. Khi cuộc chiến bắt đầu, Nguyễn Tất Thành lại gửi thư đến Phan Châu Trinh, nói rõ: “Năm nước lớn đang đánh nhau. Chín nước đã vào vòng chiến... Số mệnh sẽ con danh cho chúng nhiều bất ngờ... tình hình châu Á sẽ có chuyển biến”. Ngay từ lúc này. Nguyễn Tất Thành đã tiên đoán những biến lớn từ cuộc chiến tranh thế giới mà loài người đang gặp phải.

Năm 1917. Nguyễn Tất Thành rời Luân Đôn đến Pa-ri giữa lúc nước Pháp ngạt thở vì khói lửa chiến tranh. Lúc này, ở Pháp đã có gần 10 vạn người Việt Nam, chủ yếu là binh lính và công nhân. Nhà yêu nước Phan Châu Trinh cũng đang bị thực dân Pháp quản chế tại Pa-ri. Gặp cụ Phan Cháu Trinh, cụ Phan Văn Trường và nhiều Việt kiểu khác, Nguyễn Tất Thành nêu câu hỏi: “Trong khi vua Duy Tân nổi dậy ở Huế, nhân dân Thái Nguyên và nhiều nơi khác khởi nghĩa, thì chúng ta phải làm gì chứ?”(3).

“Phải làm gì?”. Đó chính là câu hỏi mà lịch sử đặt ra cho những người Việt Nam yêu nước trước “cơn giông sấm động” đang lay chuyển toàn thế giới.

Lúc này, Nguyễn Tất Thành là một người yêu nước quyết tâm hy sinh tất cả vì Tổ quốc, nhưng còn ít hiểu biết về chính trị. Người tham dự nhiều cuộc mít tinh do Đảng xã hội Pháp tổ chức tại Pa-ri. Người tham gia Đảng xã hội Pháp vì thấy đây là tổ chức duy nhất ở Pháp có những người tỏ ra đồng tình với công cuộc giải phóng thuộc địa. Được sự giúp đỡ của một số nhà cách mạng Pháp, Nguyễn Tất Thành học làm báo. Trên lĩnh vực này, Nguyễn Tất Thành dùng các bài báo của mình để làm cho nhân dân Pháp hiểu sự bất công của chế độ thực dân ở Việt Nam.

Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 làm chấn động thế giới. Những tin tức đầu tiên về chính quyền Xô-viết và báo cáo của đoàn đại biểu Đảng xã hội Pháp đi thăm nước Nga Xô-viết đến với Nguyễn Tất Thành. Mặc dù còn biết rất ít về Cách mạng tháng Mười, nhưng Người hăng hái tham gia cuộc vận động quyên góp giúp nhân dân Nga vượt qua nạn đói, phân phát truyền đơn của Đảng xã hội Pháp phản đối việc can thiệp quân sự của các nước đế quốc và của Chính phủ Pháp vào nước Nga cách mạng, tham gia cuộc vận động bảo vệ những thủy thủ Pháp phản chiến trên biển Đen.

Vừa hoạt động thực tế, vừa ra sức trau dồi kiến thức, Nguyễn Tất Thành tìm hiểu nền văn hóa châu Âu, đặc biệt là nền văn hóa Pháp. Người đọc một số tác phẩm tiêu biểu của Các Mác và Ph.Ăng-ghen, tìm hiểu cách mạng Pháp, Công xã Pa-ri, cách mạng Nga. Với tinh thận học tập không mệt mỏi và ý chí phấn đấu kiên cường, vượt qua những thử thách của cảnh nghèo túng, Nguyễn Tất Thành trong quá trình tìm đường cứu nước đã từ chủ nghĩa yêu nước hướng tới đỉnh cao của trí tuệ thời đại là chủ nghĩa Mác - Lênin.


(1) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.1, Nxb Sự thật, H. 1980, tr. 212 và 478.
(2) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.1, Nxb Sự thật, H. 1980, tr. 212 và 478.
(3) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.1, Nxb Sự thật, H. 1980, tr. 212 và 478.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #5 vào lúc: 12 Tháng Năm, 2020, 10:19:31 pm »

*
*   *

Tháng 11 năm 1918, chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.

Đầu năm 1919, các nước đế quốc thắng trận họp ở Véc-xay (Pháp). Tổng thống Mỹ Uyn-xơn đến Hội nghị với “Kế hoạch 14 điểm”, rêu rao quyền dân tộc tự quyết nhằm lôi kéo nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc, tranh giành ảnh hưởng các đế quốc khác.

Nguyễn Tất Thành lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, thay mặt những người Việt Nam yêu nước gửi đến Hội nghị Véc-xay bản “Yêu sách của nhân dân Việt Nam”, gồm tám điểm, yêu cầu Chính phủ Pháp và các cường quốc thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và bình đẳng của nhân dân Việt Nam. Bản yêu sách ấy được gửi đến các đoàn đại biểu Đồng minh, các nghị sĩ Quốc hội Pháp, đồng thời đăng trên báo Nhân đạo, cơ quan của cánh tả Đảng xã hội Pháp và trên nhiều báo khác ở Pháp. Bản yêu sách cũng được in thành truyền đơn phân phát trong các cuộc mít tinh của nhân dân Pháp, phát cho Việt kiều, cho binh lính người Việt ở Pháp và được gửi về nước.

Đây là tiếng nói chính nghĩa của đại biểu đầu tiên cho phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam trên diễn đàn quốc tế, Cuộc đấu tranh của Nguyễn Ái Quốc đánh dấu một giai đoạn mới trong phong trào giải phóng dân tộc, có tiếng vang trong nhân dân Pháp, nhân dân các nước thuộc địa Pháp và trong nhân dân Việt Nam. Ý thức dân tộc theo một nội dung mới của nhân dân Việt Nam được thức tỉnh, tạo tiền đề cho việc tập hợp lực lượng mới chống đế quốc. Người Việt Nam yêu nước nhắc đến Nguyễn Ái Quốc với lòng kính yêu trân trọng, tự hào và tin tưởng. Yêu sách của Nguyễn Ái Quốc cũng như yêu sách của các đoàn đại biểu Ấn Độ, Triều Tiên, Trung Quốc tại Hội nghị Véc-xay đều “không có kết quả gì hết”(1). Qua thực tế, Nguyễn Ái Quốc hiểu rằng những lời tuyên bố về tự do dân chủ của các nhà chính trị tư bản đế quốc thật ra chỉ là những lời đường mật để lừa bịp các dân tộc, “rằng” chủ nghĩa Uyn-xơn “chỉ là một trò bịp bợm lớn”(2). Người rút ra kết luận: “Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình, trông cậy vào lực lượng của bản thân mình”(3).


(1), (2) Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb. Sự thật, H. 1975, tr. 12.
(3) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.2, Nxb Sự thật, H. 1980, tr. 162.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #6 vào lúc: 12 Tháng Năm, 2020, 10:23:30 pm »

II. CHUẨN BỊ CƠ SỞ TƯ TƯỞNG CHO ĐƯỜNG LỐI
VÀ PHƯƠNG PHÁP CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRONG THỜI ĐẠI MỚI

Tháng 3 năm 1919, Quốc tế cộng sản tức Quốc tế III, bộ tham mưu cách mạng của vô sản và các dân tộc bị áp bức toàn thế giới được thành lập tại Mát-xcơ-va. Đây là một thắng lợi của phong trào cộng sản và công nhân thế giới. Quốc tế cộng sản đóng vai trò to lớn trong việc vạch trần chủ nghĩa cơ hội, xây dựng và củng cố các đảng cộng sản, phát triển phong trào cách mạng trên thế giới.

Tháng 7 năm 1920, báo Nhân đạo đăng toàn văn các văn kiện Đại hội lần thứ II của Quốc tế cộng sản, trong đó có: “Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I. Lênin.

Cũng như các đảng xã hội khác ở châu Âu lúc bấy giờ, trong Đảng xã hội Pháp đã nổ ra cuộc tranh luận gay gắt xung quanh vấn đề: xin gia nhập Quốc tế III hay ở lại Quốc tế II? Điều mà Nguyễn Ái Quốc muốn biết hơn cả - và cũng là điều mà người ta không thảo luận tại các cuộc họp, là: vậy thì Quốc tế nào bênh vực nhân dân các nước thuộc địa? Trong một cuộc họp, Nguyễn Ái Quốc đã nêu câu hỏi ấy lên. Có người trả lời: Đó là Quốc tế III chứ không phải Quốc tế II. Và một người nữa đưa cho Nguyễn Ái Quốc đọc Luận cương của V.I.Lênin về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa.

Đây là lần đầu tiên Nguyễn Ái Quốc đọc một tác phẩm của V.I.Lênin.

Luận cương của V.I.Lênin để ra chính sách của Quốc tế cộng sản là giúp đỡ các dân tộc bị áp bức ở các nước thuộc địa và phụ thuộc trong cuộc đấu tranh để tự giải phóng, thực hiện khẩu hiệu: “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại” cùng chống chủ nghĩa đế quốc.

Trong Luận cương, V.I.Lênin cho rằng, nếu trước kia phong trào giải phóng dân tộc kết thúc với việc giai cấp tư sản lên nắm chính quyền, thì trong thời đại tổng khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản, phong trào này được sự lãnh đạo của giai cấp vô sản, đứng đầu là đảng cộng sản, khi gặp điều kiện thuận lợi, có thể đi tới việc thiết lập một chính quyền thực sự nhân dân. Trong trường hợp này, các nước thuộc địa còn những quan hệ tiền tư bản chủ nghĩa có khả năng với sự giúp sức của giai cấp vô sản đã chiến thắng ở nước tiên tiến, thực hiện bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.

Thấy được sự thức tỉnh của các dân tộc thuộc địa phương Đông, và hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc tuy còn rất mạnh nhưng sẽ sụp đổ trước những đòn tiến công của phong trào giải phóng dân tộc, V.I.Lênin cho rằng đứng về mặt triển vọng lịch sử mà nói thì sự giải phóng các dân tộc thuộc địa là hoàn toàn có thể thực hiện được trong thực tế. V.I.Lênin tin rằng, nhân dân các nước thuộc địa sẽ vùng lên với tư cách là những người tham gia một cách độc lập vào quá trình lịch sử, là những người sáng tạo ra cuộc sống mới.

Luận cương của V.I.Lênin về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa soi sáng con đường giải phóng của các dân tộc bị áp bức trong thời đại mới, đáp ứng nguyện vọng tha thiết nhất cửa Nguyễn Ái Quốc là độc lập cho Tổ quốc và tự do cho đồng bào. Nguyễn Ái Quốc “rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng”(1).

Đại hội lần thứ XVIII của Đảng xã hội Pháp họp tại Tua tháng 12 năm 1920. Là đại biểu của thuộc địa Đông Dương, tại Đại hội, Nguyễn Ái Quốc cùng phái đa số do Mác-xen Ca-sanh lãnh đạo bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế III và Người trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

Từ chủ nghĩa yêu nước, Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Lênin và trở thành người cộng sản đầu tiên của Việt Nam. Tiếp nhận Luận cương của V.I.Lênin về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc đã hướng sự nghiệp giải phóng dân tộc của Việt Nam vào con đường cách mạng vô sản, gắn phong trào cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng thế giới, mở đường cho cách mạng Việt Nam ra khỏi cuộc khủng hoảng đường lối kéo dài hơn nửa thế kỷ.

“Đông Dương” là nhan đề hai bài báo Nguyễn Ái Quốc viết sau khi trở thành người cộng sản, Tạp chí Cộng sản, cơ quan lý luận - chính trị của Đảng Cộng sản Pháp đã đăng hai bài này trong hai số líên tiếp, tháng 4 và tháng 5 năm 1921.

Hai bài báo “Đông Dương” xác định phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam vá cách mạng ở các nước thuộc địa và phụ thuộc trong thời đại mới mở đầu bằng Cách mạng tháng Mười. Phương hướng ấy giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa, đưa cách mạng giải phóng dân tộc vào quỹ đạo của cách mạng vô sản. Nguyễn Ái Quốc viết: “Chế độ cộng sản có áp dụng được ở châu Á nói chung và ở Đông Dương nói riêng không? Đây là vấn đề mà chúng ta đang quan tâm hiện nay. Trả lời câu hỏi đó, chúng ta có thể khẳng định rằng: có”(2).

Phát triển những luận điểm của Các Mác và V.I.Lênin về tính chủ động của cách mạng giải phóng dân tộc, Nguyễn Ái Quốc nêu lên dự kiến về khả năng cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có thể giành thắng lợi trước khi giai cấp vô sản ở “chính quốc” lên nắm chính quyền và tác động trở lại của nó đối với cách mạng ở “chính quốc”. Người viết: “Ngày mà hàng trăm triệu nhân dân châu Á bị tàn sát và áp bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của bọn thực dân lòng tham không đáy, họ sẽ hình thành một lực lượng khổng lồ và trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn”(3).

Nguyễn Ái Quốc tin tưởng cách mạng Đông Dương nhất định sẽ bùng nổ. Người phê phán hai quan điểm sai lầm: quan điểm cho rằng người Đông Dương đã sẵn sàng làm cách mạng và quan điểm cho rằng người Đông Dương không muốn làm cách mạng và đã bằng lòng với chế độ đương thời. Người khẳng định nhân dân Đông Dương không chết, nhân dân Đông Dương vẫn sống, sống mãi mãi. Sự đầu độc có hệ thống của bọn thực dân không thể làm tê liệt tư tưởng cách mạng của người Đông Dương. Trào lưu cách mạng thế giới, Cách mạng tháng Mười Nga và phong trào cách mạng các nước khác như những luồng gió đang thổi đến thúc giục họ. Nguyễn Ái Quốc viết: “... người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm, khi thời cơ đến”(4). Người xác định: “Bộ phận ưu tú có nhiệm vụ phải thúc đẩy cho thời cơ đó mưu đến. Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi: Chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi”.

Hai bài báo “Đông Dương” đề cập những vấn đề và mục tiêu và động lực của cách mạng Việt Nam, về thời cơ và tính tiến công của phong trào cách mạng quần chúng, về liên minh khu vực và liên minh trên phạm vi toàn thế giới của cách mạng Việt Nam. Hai bài báo ấy vạch rõ triển vọng của phong trào cách mạng tại ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia và đề ra nhiệm vụ trước mắt của những người cộng sản là “gieo hạt giống của công cuộc giải phóng”, “thúc đẩy thời cơ” chuẩn bị cho cuộc “bùng nổ” có tính chất quần chúng ở Đông Dương

Như vậy là dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, đến năm 1921 quan điểm của Nguyễn Ái Quốc về cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới và về bạo lực cách mạng của quần chúng đã được khẳng định.


(1) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.8, Nxb Sự thật, H. 1989, tr. 700.
(2), (3) Viện lịch sử Đảng: Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiểu sử và sự nghiệp, Nxb Sự thật, H, 1987, tr. 35, 36.
(4) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.1, Nxb Sự thật, H. 1980, tr. 10.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #7 vào lúc: 12 Tháng Năm, 2020, 10:29:09 pm »

*
*   *

Trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc tích cực cho mục tiêu giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.

Phụ trách Tiểu ban nghiên cứu về Đông Dương trong Ban nghiên cứu thuộc địa của Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc góp phần đấu tranh xây dựng chủ trương chính sách của Đảng Cộng sản Pháp đối với các dân tộc thuộc địa, làm cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động Pháp hiểu rõ vấn đề thuộc địa.

Là người sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc cùng một số nhà yêu nước của nhiều nước thuộc địa kêu gọi các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại đấu tranh tự giải phóng.

Là chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ báo Người cùng khổ (Le Pa ria), là người sáng lập tờ báo Việt Nam hồn và là người phụ trách mục viết về các thuộc địa trên báo Nhân đạo, Nguyễn Ái Quốc tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam và các thuộc địa khác. Với nội dung súc tích, lời văn giản dị, các bài báo của Nguyễn Ái Quốc đầy tính chiến đấu, chĩa mũi nhọn vào bon thực dân đế quốc trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, xã hội. Người tố cáo chính sách áp bức bóc lột, vô cùng làn bạo của bọn thống trị Pháp ở Việt Nam: “Chưa có bao giờ, ở một nước nào mà người ta lại vi phạm mọi quyền làm người một cách dã man, độc ác trắng trợn đến thế”(1). Người mô tả nỗi thống khổ của nhân dân các dân tộc thuộc địa châu Á, châu Phi, châu Mỹ La-tinh và cho rằng: “Chế độ thực dân, tự bản thân nó, đã là một hành động bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu”(2). Mỗi bài báo của Nguyễn Ái Quốc như một lời tuyên chiến của các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân.

Nhiều bài báo của Nguyễn Ái Quốc được dành riêng để phân tích và ca ngợi những cuộc bãi công, biểu tình và nổi dậy vũ  trang nổ ra ở nhiều nước thuộc địa. Cuộc bãi công tự phát của 600 thợ nhuộm Chợ Lớn (Việt Nam) tháng 11 năm 1922 được Người đánh giá là một dấu hiệu “nô lệ thức tỉnh”(3) chứng tỏ giai cấp công nhân “bắt đầu giác ngộ về lực lượng và giá trị của mình”(4). Cuộc bạo động ở Đahômây (nay là Bênanh) nổ ra tháng 2 năm 1923. một tháng sau Người đã có bài tường thuật trên báo Nhân đạo, nhận xét: trong các thuộc địa, công nhân đã bắt đầu hiểu thế nào là đấu tranh giai cấp”(5). Từ những cuộc đấu tranh manh mún tự phát, chưa có tổ chức ở nhiều nước thuộc địa và phụ thuộc, Nguyễn Ái Quốc nhận định: dân bản xứ không chịu nhục được nữa đã vùng lên, các cuộc khởi nghĩa đã nổ ra, những người cộng sản đừng quên nhiệm vụ “giác ngộ họ, giáo dục họ về ý thức tổ chức và về phương pháp tổ chức”(6).

Nguyễn Ái Quốc chủ trương tuyên truyền cho giai cấp công nhân và nhân dân các thuộc địa hiểu ràng có đoàn kết chặt chẽ với giai cấp công nhân và nhân dân bị áp bức ở châu Âu thì mới giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh tự giải phóng. Người không gán phong trào cách mạng của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc vào một hình thức hoặc một phương pháp đấu tranh duy nhất nào. Người thừa nhận những hình thức đấu tranh khác nhau, từ đấu tranh kinh tế, đấu tranh chính trị đến bạo động vũ trang. Người không “nghĩ ra” những hình thức đấu tranh ấy mà chỉ đặt vấn đề khái quát, hướng dẫn, tố chức, làm cho những hình thức đấu tranh của các giai cấp cách mạng ở các nước thuộc địa đang xuất hiện một cách tự phát trở thành tự giác.

Nguyễn Ái Quốc quan tâm nghiên cứu thủ đoạn thống trị bằng quân sự của chủ nghĩa đế quốc. Người chứng minh rằng, chủ nghĩa đế quốc đánh vào nhân dân các thuộc địa và vào chính nhân dân nước chúng một thứ thuế mà Người gọi là “thuế máu”. Nguyễn Ái Quốc viết: “Ngày nay, chủ nghĩa đế quốc đã tiến tới một trình độ hoàn bị gần như là khoa học. Nó dùng những người vô sản da trắng để chinh phục những người vô sản thuộc địa. Sau đó nó lại tung những người vô sản ở các thuộc địa này đi đánh những người vô sản ở một thuộc địa khác. Sau hết, nó dựa vào những người vô sản ở các thuộc địa để thống trị những người vô sản da trắng”(7). Nghiên cứu cơ cấu quân đội của đế quốc Pháp. Nguyễn Ái Quốc vạch rõ: “Non một nửa quân đội Pháp là người bản xứ...”(8) trong tổng số 150 trung đoàn của quân đội Pháp có 10 trung đoàn người da trắng ở các thuộc địa, nghĩa là những người “nửa bản xứ”, 30 trung đoàn người châu Phi và 39 trung đoàn người bản xứ ở các thuộc địa khác. “Lo lắng vì giai cấp công nhân ở chính quốc đã thức tỉnh, chủ nghĩa tư bản Pháp tìm cách dùng các thuộc địa để củng cố nền thống trị đang lâm nguy của nó. Nó bòn rút ở đó cả nguyên liệu cho các nhà máy của nó, lẫn nhân lực để chống lại cách mạng”(9); “... người lính bản xứ có thể ngoan ngoãn và mù quáng bước vào chỗ mà người lính Pháp, giác ngộ hơn, có thể từ chối không chịu bước. Nguy hiểm là ở chỗ đó”(10). Người kêu gọi giai cấp công nhân ở cả chính quốc và thuộc địa hãy hành động, “làm cho binh lính bản xứ hiểu rằng cả công nhân ở chính quốc lẫn binh lính ở thuộc địa đều cùng bị chung một bọn chủ áp bức và bóc lột, do đó, họ đều là anh em cùng một giai cấp và khi tới lúc phải chiến đấu, thì cả hai bên đều phải cùng đánh bọn chủ chung của mình, chứ anh em không nên đánh lẫn nhau”(11).

Với quan điểm giai cấp, quan điểm nhân đạo và tinh thần quốc tế vô sản Nguyễn Ái Quốc phân tích sâu sắc bản chất của chủ nghĩa đế quốc, vạch trần cái “khoa học” thống trị thâm độc của chúng, nêu lên quan điểm về vận động binh sĩ địch trong đấu tranh cách mạng.

Trong những năm Nguyễn Ái Quốc hoạt động cách mạng ở Pháp, cụ Phan Châu Trinh bị quản chế tại Pa-ri. Phan Châu Trinh chủ trương bất bạo động, dựa vào Pháp để thực hiện cải cách dân chủ, đánh đổ nền quân chủ, gây dựng dân quyền tự do. Nguyễn Ái Quốc thường đến thăm và đàm luận với Phan Châu Trinh. Ngày 18 tháng 2 năm 1922, Phan Châu Trinh gửi thư cho Nguyễn Ái Quốc, một mặt nói rõ sự khác nhau giữa cụ và Nguyễn Ái Quốc về đường lối và phương pháp cứu nước; mặt khác, tự thày mình “như cây đã già”, “như hoa sắp tàn” và tỏ ý vui mừng thấy Nguyễn Ái Quốc “như cây đương lộc”, “nghị lực có thừa, miệt mài học tập, lý thuyết tinh thông”. Phan Châu Trinh khuyên Nguyễn Ái Quốc sớm về nước hoạt động và tỏ ý tin tưởng rằng “cái chủ nghĩa của ông Mã Khắc Tư và ông Lý Ninh mà Nguyễn Ái Quốc tôn thờ sẽ mau chóng sâu gốc bền rễ trong đám dân tình chí sĩ nước ta và sẽ thành công”(12).

Đây coi như là lời ủy thác sứ mệnh cứu nước của thế hệ tiền bối cho nhà cách mạng ưu tú nhất của thế hệ tiếp sau: Nguyễn Ái Quốc.


(1) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.1, Nxb Sự thật, H. 1980, tr. 444, 65.
(3), (4), (6) Sách đã dẫn, tr. 446.
(5) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.1, Nxb Sự thật, H. 1980, tr. 129.
(7), (8), (9), (10), (11) Hồ Chí Minh. Toàn tập, t. 1, Nxb Sự thật. H. 1980, tr. 245. 131. 119. 150.
(12) Lịch sử Việt Nam, t.2, Nxb Khoa học xã hội, H. 19S5. tr. 207.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #8 vào lúc: 12 Tháng Năm, 2020, 10:42:38 pm »

*
*   *

Mùa hè 1923, Nguyễn Ái Quốc bí mật rời nước Pháp.

Trong thư để lại cho các đồng chí của mình, Nguyễn Ái Quốc nói rõ Người sẽ “trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do độc lập”(1).

Ngày 30 tháng 6 năm 1923, với tư cách đại biểu thuộc địa dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế cộng sản, bằng đường biển Nguyễn Ái Quốc lên bến càng Pê-trô-grát, lần đầu tiên đến Liên bang Xô - viết.

Đại hội lần thứ V của Quốc tế cộng sàn phải hoãn lại vì V.I.Lênin ốm nặng, Nguyễn Ái Quốc làm việc tại Bộ phương Đông của Quốc tế cộng sản, học tập tại trường Đại học phương Đông, đi thăm nhiều nơi ở Liên Xô.

Trong những năm ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực hoạt động cho phong trào công nhân Pháp; ngược lại, Đảng cộng sản Pháp và giai cấp công nhân Pháp đã đào luyện Người thành chiến sĩ quốc tế. Một năm ở Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc lại có điều kiện bổ sung kiến thức về xây dựng đảng kiểu mới của giai cấp công nhân, xây dựng tổ chức cách mạng của quần chúng, kinh nghiệm cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Người tham dự Đại hội Quốc tế nông dân, Đại hội Quốc tế thanh niên cộng sản, Đại hội Quốc tế phụ nữ cộng sản, Đại hội Quốc tế cứu tế đỏ và Đại hội lần thứ V của Quốc tế cộng sản. Người viết nhiều bài trên tạp chí Thư tín quốc tế, đúc kết tình hình đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, thực dân tại các nước thuộc địa. Với kinh nghiệm phong phú, nhiệt tình sôi động, Nguyễn Ái Quốc đã trở thành nhà hoạt động cách mạng có uy tín trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Gặp Người, trong thời gian này. nhà thơ Liên Xô Ô-xíp Man-đen-xtam viết: “Từ Nguyễn Ái Quốc tỏa ra một nền văn hóa, không phải văn hóa châu Âu, mà có lẽ là nền văn hóa của tương lai”(2)...

Tại Đại hội Quốc tế nông dân (10-1923), Nguyễn Ái Quốc đã đề cập một vân đề mới mẻ đối với những người cộng sản: thực hiện cách mạng bạo lực của quần chúng ở các nước thuộc địa, nơi mà quần chúng đại đa số là nông dân và ở đó nhiệm vụ trước mắt là đấu tranh chống ách thống trị của chủ nghĩa thực dân và những tàn tích của chế độ phong kiến. Nguyễn Ái Quốc nhận định: “Chỉ với lực lượng riêng của chính mình, nông dân không bao giờ có thể trút bỏ được gánh nặng đang đè nén họ, sống tản mát trong các làng mạc, họ có thể nổi dậy và tiến hành đấu tranh, nhưng một mình họ thì không thể chiếm được bộ máy nhà nước và giữ được bộ máy đó... Trong thời đại hiện nay, giai cấp công nhân là giai cấp độc nhất và duy nhất có sứ mệnh lịch sử là lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi cuối cùng, bằng cách liên minh với giai cấp nông dân”(3). Ngay từ lúc này, Nguyễn Ái Quốc đã thấy rằng phong trào cách mạng thế giới phải cảnh giác với khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa nguy hiểm bắt nguồn từ sự thổi phồng quá đáng vai trò của nông dân. Người nói: “Những trào lưu cơ hội chủ nghĩa, nịnh nông dân, coi nông dân là một lực lượng chủ yếu, là động lực duy nhất của cách mạng, là đội ngũ cách mạng nhất, đều chỉ đi tới chủ nghĩa phiêu lưu, chủ nghĩa cực đoan, vô chính phủ và đi tới chỗ phản bội chủ nghĩa Mác - Lênin mà thôi”(4).

Tại Đại hội lần thứ V của Quốc tế cộng sản (7-1924), Nguyễn Ái Quốc đã kiến nghị về nhiệm vụ của các Đảng cộng sân châu Âu đối với cách mạng ở các nước thuộc địa đấu tranh cho sự hình thành một “mặt trận thống nhất của nhân dân chính quốc và thuộc địa”(5) chống chủ nghĩa đế quốc.

Người lên án quan điểm: “không cần liên minh trực tiếp với phong trào giải phóng ở các nước thuộc địa, giai cấp vô sản châu Âu cũng có thể thắng lợi được”(6) và khẳng định “cách mạng ở phương Tây muốn thắng lợi thì nó phải liên hệ chặt chẽ với phong trào giải phóng chống chủ nghĩa đế quốc ở các nước thuộc địa và các nước bị nô dịch”(7) vấn đề dân tộc là “một bộ phận của vấn đề chung về cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản”(8). Nguyễn Ái Quốc vạch rõ chừng nào các Đảng cộng sản châu Âu chưa thi hành một chính sách thật tích cực trong vấn đề thuộc địa, thậm chí chưa để cập đến quần chúng các nước thuộc địa, thì toàn bộ chương trình rộng lớn của các đảng đó vẫn không có hiệu quả gì. Về cuộc đấu tranh cách mạng ở các nước thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc vạch rõ: “Trong tất cả các thuộc địa của Pháp, nạn nghèo đói đều tăng, sự phẫn uất ngày càng lên cao. Sự nổi dậy của nông dân bản xứ đã chín muồi. Trong nhiều nước thuộc địa họ đã vài lần nổi dậy, nhưng lần nào cũng bị dìm trong máu. Nếu hiện nay nông dân vẫn còn ở trong tình trạng tiêu cực, thì nguyên nhân là vì họ còn thiếu tổ chức, thiếu người lãnh đạo”(9). Người đề nghị Quốc tế cộng sản giúp đỡ nông dân các dân tộc thuộc địa tổ chức lại, “cung cấp cán bộ lãnh đạo cho họ và chỉ cho họ con đường đi tới cách mạng và giải phóng”(10). Những kiến nghị của Nguyễn Ái Quốc đã được Ban Chấp hành Quốc tế cộng sản chấp nhận.

Lúc này, Nguyễn Ái Quốc đã nghĩ đến đấu tranh vũ trang ở Việt Nam. Họa sĩ người Thụy Điển E-rích Giô-han-xơ gặp Nguyễn Ái Quốc tại Mát-xcơ-va thời gian này kể lại: “Nguyễn Ái Quốc đã suy nghĩ về sự giải phóng nước Việt Nam bằng khởi nghĩa vũ trang. Nguyễn cho rằng, việc giải phóng đất nước không thể thực hiện bằng cải cách dần dần hay thông qua một sự giải phóng giội từ trên xuống: Nguyễn thấy một cuộc đảo chính đơn giản không thể thực hiện được sự nghiệp giải phóng. Nguyễn nói chuyện rất say sưa về việc tổ chức càng nhiều, càng tốt những nhóm vũ trang của nông dân và công nhân Việt Nam. Đó là tế bào hợp thành hạt nhân của cuộc khởi nghĩa mà Nguyễn tin chắc rằng sẽ nổ ra”(11).

Trong thời gian ở Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc đã hoàn chỉnh tác phẩm nổi tiếng “Bản án chế độ thực dân Pháp”.

Nguyễn Ái Quốc nghiên cứu và biên soạn tác phẩm này trong những năm ở Pháp; một số nội dung đã được công bố trên báo Nhân đạo và báo Người cùng khổ. Năm 1925, tác phẩm được Thư điếm lao động ở Pa-ri xuất bản.

Bằng những dẫn chứng cụ thể, xác thực, lấy từ nhiều nguồn tư liệu, kể cả các sách báo và số liệu thống kê trong các thư viện và kho lưu trữ của nước Pháp, bằng cách diễn đạt sinh động, đầy sức thuyết phục, “Bản án chế độ thực dân Pháp” đặt trước nhân loại những tội ác không thể tưởng tượng được của đế quốc Pháp ở Đông Dương và các thuộc địa khác. Tác phẩm trình bày quan điểm của Nguyễn Ái Quốc về bạo lực cách mạng tại các nước thuộc địa ở thời đại mới, chỉ ra con đường đấu tranh nhằm tiêu diệt chủ nghĩa thực dân, đế quốc từ phía các thuộc địa của chúng.

Nguyễn Ái Quốc viết: “Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa. Nếu muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi, thì cái vòi còn lại kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản, con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt lại sẽ mọc ra”(12). Với luận điểm nổi tiếng này, nhất là với hình tượng độc đáo phải cắt đứt cả hai cái vòi con đỉa thực dân đế quốc, Nguyễn Ái Quốc đã phát triển lý luận của Các Mác và V.I.Lênin về đoàn kết và phối hợp đấu tranh giữa các dân tộc thuộc địa với giai cấp vô sản các nước tư bản đế quốc, cụ thể hóa khẩu hiệu chiến lược do V.I.Lênin đề ra đầu thế kỷ XX: “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại!”.

“Bản án chế độ thực dân Pháp” vạch rõ: “Chủ nghĩa đế quốc hiện đại đặt nền móng trên sự bóc lột hàng triệu người lao động ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa. Bởi thế, nó chỉ tan rã hoàn toàn và vĩnh viễn khi nào chúng ta phá bỏ được nền móng đó của lâu đài đế quốc chủ nghĩa”(13). Ở miền Cận Đông và Viễn Đông, các nước thuộc địa có diện tích trên 15 triệu ki-lô-mét vuông với số dân hơn 1.200 triệu người. Dân số của họ làm cho họ có sức mạnh. Họ có sẵn trong bản thân một sức mạnh vô cùng to lớn. Khối liên minh các dân tộc thuộc địa phương Đông “sẽ là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản”(14).

Quán triệt quan điểm của Các Mác: “Sự giải phóng của giai cấp công nhân phải do bản thân giai cấp công nhân làm lấy”(15), Nguyễn Ái Quốc khẳng định công cuộc giải phóng các dân tộc thuộc địa có thể thực hiện bằng nỗ lực bản thân các dân tộc thuộc địa.

Chỉ rõ đối tượng của cách mạng Việt Nam là thực dân Pháp, “Bản án chế độ thực dân Pháp” vạch trần những luận điệu giả dối về “khai hóa văn minh” của bọn thực dân, cổ vũ thanh niên Việt Nam đứng lên chống lại bạo lực phản cách mạng của kẻ thù, chuẩn bị cơ sở tư tưởng cho đường lối và phương pháp cách mạng Việt Nam trong thời đại mới.


(1) Hồ Chí Minh. Toàn tập, t. 1, Nxb Sự thật. H. 1980, tr. 174.
(2) Viện Lịch sử Đảng: Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiểu sử và sự nghiệp, Nxb Sự thật. H. 19S7, tr 49.
(3), (4), (5), (6), (7), (8) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.1, Nxb Sự thật, H- 1950. tr. 157-158, 222, 217.
(9), (10) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.1. H. 1980, tr. 230, 231.
(11) Báo Nhân dân, ngày 16-5-1980.
(12) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.1. H. 1980, tr. 454.
(13) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.1. H. 1980, tr. 463.
(14) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.1. H. 1980, tr. 459.
(15) C.Mác - Ph.Ăng-ghen, Tuyển tập, t. 3, Nxb Sự thật, H. 1982, tr. 23.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Năm, 2020, 08:51:39 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #9 vào lúc: 12 Tháng Năm, 2020, 10:55:50 pm »

III. THÀNH LẬP ĐẢNG, XÂY DỰNG CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ CỦA ĐẢNG
TRONG CÁCH MẠNG DÂN TỘC DÂN CHỦ

Cuối năm 1924, với cương vị ủy viên Bộ phương Đông, Cục trưởng Cục phương Nam của Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc).

Người viết một loạt bài báo đăng trên tạp chí Thư tín quốc tế, phác họa viễn cảnh quân sự ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương. Đó là các bài: “Đông Dương và Thái Bình Dương”, “Các nước đế quốc và Trung Quốc”, “Những vấn đề châu Á”...

Với tầm nhìn chiến lược, Nguyễn Ái Quốc sớm thấy rằng Thái Bình Dương và các nước thuộc địa xung quanh Thái Bình Dương đã trở thành một trung tâm mà bọn đế quốc tham lam đều nhòm ngó. Vì vậy, khu vực này “tương lai có thể trở thành một lò lửa của chiến tranh thế giới mới mà giai cấp vô sản sẽ phải nai lưng ra gánh”(1).

Người vạch trần âm mưu quân sự của các chính phủ tư bản đế quốc. Là cường quốc duy nhất ở châu Á kình địch với các đế quốc Anh. Mỹ, Nhật Bản đã cắt đứt liên minh với Anh, đề xướng việc thành lập “khối liên Á”. Anh cũng cắt đứt quan hệ hạn bè với Nhật Bản. bắt tay với “chú Sam” chặt chẽ hơn, khởi công xây dựng căn cứ hải quân Xin-ga-po. Mỹ chi tiêu hàng trăm triệu đô la, tăng cường hải quân, tổ chức những cuộc diễn tập lớn ở Thái Bình Dương. Đó chính là những lời đáp thiết thực của Anh, Mỹ đối với việc Nhật có ý định thành lập “khối liên Á”. Nguyễn Ái Quốc nhận định: “Những hành động đế quốc chủ nghĩa ấy không những chỉ nguy cho riêng vận mệnh của giai cấp vô sản Đông Dương và Thái Bình Dương, nó còn nguy cho cả vận mệnh của giai cấp vô sản quốc tế nữa”(2).

Phân tích nguy cơ chiến tranh ở Trung Quốc đầu những năm 20, Nguyễn Ái Quốc viết: “Nhìn vào bản đồ Trung Quốc. ta thấy rằng hầu hết các hải cảng quan trọng, hầu hết các vị trí chiến lược, hầu hết các trung tâm sản xuất hiện đại, đều bị nước ngoài chiếm đóng. Song bản đồ vẫn chưa nói được hết. Bản đồ vẫn chưa chỉ rõ được ảnh hưởng của tư bản nước ngoài lan rộng tới đâu, cũng chưa chỉ rõ được tầm đại bác của bọn đánh thuê của nước ngoài có thể bắn tới tận đâu”(3).

Phân tích bản chất của chủ nghĩa đế quốc, Nguyễn Ái Quốc viết: “Hiện nay, tất cả sinh lực của chủ nghĩa tư bản quốc tế đều lấy ở các xứ thuộc địa”(4). “Việc tranh giành thuộc địa ngày càng trở nên gay gắt hơn. Bọn đế quốc ngày càng trở nên điên cuồng hơn; những cuộc xung đột chính trị ngày càng trở nên không thể tránh khỏi”(5).

“Thế nào rồi cũng có ngày nước Nga cách mạng phải đọ sức với chủ nghĩa tư bản đó. Cho nên các đồng chí Nga cần phải biết rõ tất cả lực lượng và tất cả các mánh khóe trực tiếp hay gián tiếp của đối thủ của mình”(6), “... vấn đề Thái Bình Dương là vấn đề mà tất cả mọi người vô sản nói chung đều phải quan tâm đến”(7).

Những dự đoán của Nguyễn Ái Quốc về quân sự ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương trong những năm đầu của thập kỷ 20 chính xác như những lời tiên tri. Những dự đoán ấy dựa trên cơ sở phân tích bân chất xâm lược và hiếu chiến không thay đổi của chủ nghĩa đế quốc như V.I.Lênin từng chỉ rõ: “Những cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa là điều tuyệt đối không thể tránh được, chừng nào mà chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất vẫn còn tồn tại”(8).


(1), (2), (3), (4) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.1. H. 1980, tr. 242, 247, 281, 241.
(5), (6), (7) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.1. H. 1980, tr. 247, 241, 242.
(8) V.I.Lênin: Toàn tập, t. 27, Nxb Tiến bộ, M. 1980, tr. 389.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM