Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 07:28:24 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đoàn mật vụ của Ngô Đình Cẩn  (Đọc 16569 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« vào lúc: 22 Tháng Tám, 2017, 10:49:31 pm »

Tác giả: Văn Phan

NXB: Công an nhân dân

thể loại: tài liệu

số hóa: bodoibienphong

LỜI GIỚI THIỆU


Năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, kết thúc cuộc chiến tranh của Mỹ đối với Việt Nam. Từ đó, nhiều nhà quân sự, khoa học nước ta tiến hành các công trình nghiên cứu về chiến lược, chiến thuật, quy mô tổ chức, vận chuyển, ảnh hưởng quốc tế... của cuộc chiến tranh. Họ đã bắt đầu lần lượt cho công bố kết quả nghiên cứu của mình.

Chiếu tranh bí mật, một lĩnh vực đặc biệt phục vụ cho cuộc chiến tranh đó cũng được Bộ Nội vụ và một số nhà khoa học lưu tâm. Gần đây, tác giả Văn Phan có gửi cho Ban hiên tập Nhà xuất bản Công an nhân dân cuốn Đoàn mật vụ của Ngô Đình Cẩn.

Cuốn sách này cũng chưa phải là một công trình nghiên cứu hoàn chỉnh về Đoàn công tác đặc biệt miền Trung - một tổ chức mật vụ nguy hiểm khét tiếng một thời. Song, nó cho ta một bức tranh khái quát về quá trình hình thành, phát triển, diệt vong và di bại của nó đối với cách mạng nước ta.
Cuộc khủng bố, bắt bớ cán bộ cách mạng, dồn dân, lập ấp, lê máy chém đi khắp miền Nam theo luật 10/59 do Mỹ - Diệm tiến hành đã từng làm cách mạng miền Nam gặp vô vàn khó khăn.

Để tiến hành những cuộc bắt bớ, tàn sát, Mỹ Diệm huy động toàn bộ khả năng vật chất và tinh thần, lập ra bộ máy chiến tranh khổng lồ. Một trong những công cụ đắc lực của cuộc chiến tranh đó là Đoàn công tác đặc biệt miền Trung của Ngô Đình Cẩn.

Ở cương vị chóp bu của cơ quan này, Ngô Đình Cẩn biết rất rõ ý đồ của gia đình họ Ngô, đưa ra hàng loạt hoạt động tội ác, nhất là thủ đoạn bắt bớ và sử dụng các phần tử đầu hàng, phản bội trong hàng ngũ cách mạng để chống lại cách mạng.

Năm 1963, Ngô Đình Diệm bị giết, tổ chức này cũng tan rã, song các chế độ Mỹ - ngụy tiếp theo vẫn nghiên cứu các thủ đoạn hoạt động, sử dụng con người của Đoàn công tác đặc biệt miền Trung. Sau khi rút khỏi miền Nam, Mỹ vẫn chưa từ bỏ âm mưu trở lại Việt Nam, CIA lại tiếp tục móc nối với một số phần tử của chế độ cũ chưa chịu cải tạo trong đó có phần tử của Đoàn công tác đặc biệt miền Trung.

Vì vậy, cho in cuốn sách này, Nhà xuất bản Công an nhân dân không chỉ mong muốn cung cấp tới bạn đọc tư liệu ban đầu về âm mưu, tổ chức, hoạt động của Đoàn mật vụ Ngô Đình Cẩn mà còn nhằm nâng cao cảnh giác cách mạng cho cán bộ, nhân dân phát hiện và đấu tranh thắng lợi với hoạt động gián điệp của địch, nhất là hoạt động tình báo của CIA, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội theo tinh thần Nghị quyết Đại hội VI của Đảng.

NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Tám, 2017, 10:58:06 pm gửi bởi bodoibienphong » Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #1 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2017, 10:53:06 pm »

I.HÌNH THÀNH VÀ LŨNG ĐOẠN

Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, Ngô Đình Diệm được Mỹ đưa về làm thủ tướng chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam. Song song với việc Mỹ hất cẳng Pháp, chính quyền Diệm ngay từ những ngày đầu đã lao vào các cuộc đàn áp, thanh toán các lực lượng không ăn cánh để xây dựng chế độ chuyên chế gia đình trị. Tiếp sau việc lật đổ vua Bảo Đại, chính quyền Ngô Đình Diệm thẳng tay đàn áp các đảng phái như Việt Nam Quốc dân đảng, Đại Việt hoặc các nhóm chống đối, gây nên những vụ thảm sát lớn như Hướng Điền, Chợ Được, đập Vĩnh Trinh... ở miền Trung. Họ cũng không chùn tay trong việc sử dụng Quân lực cộng hòa để tấn công tiêu diệt các lực lượng vũ trang của các giáo phái, các thế lực thân Pháp như Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên.

Sau những năm 1955 - 1956 đầy chết chóc và máu lửa trên khắp giải đất miền Nam, tập đoàn gia đình trị của Ngô Đình Diệm đã bước đầu ổn định được bộ máy thống trị, hòng giữ độc quyền làm tay sai cho Mỹ

Từ đây, tất cả mọi cố gắng của họ là nhằm củng cố ách thống trị bằng cách tiêu diệt mọi thế lực đối lập hòng chia sẻ quyền hành mà chủ yếu là tập trung mũi nhọn của toàn bộ sức mạnh chính trị, kinh tế, quân sự vào công việc đàn áp phong trào quần chúng đấu tranh đòi tổng tuyển cử, thống nhất nước nhà theo tinh thần hiệp nghị Giơ-ne-vơ. Bộ máy nhà nước mật vụ đồ sộ của họ được Mỹ đỡ đầu đã điên cuồng khủng bố những người kháng chiến cũ, những đồng bào yêu nước với quy mô toàn miền Nam, hòng nhanh chóng dập tắt ngọn lửa cách mạng, để phô trương sức mạnh Hoa KỲ dưới góc độ một chế độ thực dân kiểu mới.

Mỹ và tất cả bộ máy tuyên truyền vô cùng to lớn của “thế giới tự do” đã không tiếc lời biểu dương, ca ngợi chế độ Việt Nam Cộng hòa của Diệm, tạo cho Diệm một bộ mặt thuận lợi trên trường quốc tế để có thể rảnh tay đàn áp nội bộ. Vì Diệm được Mỹ o bế mà thời gian này khắp thành thị và nông thôn ở miền Nam Việt Nam đã sôi lên trong những chiến dịch “tố Cộng” “diệt cộng” đẫm máu. Cả Mỹ và Diệm đều hy vọng có thể nhanh chóng quét sạch phong trào cách mạng ở miền Nam, trong một thời gian ngắn

Trong bối cảnh có nhiều thuận lợi cho mình đó, Ngô Đình Cẩn người con út của gia đình họ Ngô thường được gắn với hình ảnh “Cậu ấm nhai trầu bỏm bẻm”, xưa nay không ai biết đến, bỗng nổi lên thành một chính khách có tầm cỡ - một nhà chính trị khét tiếng với thành tích diệt Cộng và một năng lực tổ chức mật vụ to lớn có hiệu lực ít ai ngờ!

Tước vị của Cẩn do các ông anh ban tặng, nghe lủng củng và có nhiều mầu sắc cát cứ là: “Cố vấn chính trị tối cao trung, cao nguyên trung phần và hải ngoại”. Người ta tưởng tước vị đó chỉ cốt để làm vì, “hữu danh vô thực”, nhằm mục đích an ủi cậu ấm út ít học hành hay mè nheo tị nạnh, để “cậu” có thể yên tâm lo chăm sóc mẹ già ở xứ Huế thơ mộng cho các ông anh được rảnh tay. Thế nhưng Ngô Đình Cẩn với đầu óc chuyên chế gia đình trị rất mạnh mẽ, đã không chịu yên phận để phó mặc chính sự cho các ông anh học thức. Ngô Đình Cẩn quyết tham chính bằng những hành động thực sự. Dựa vào tước vị - cứ gọi nôm na là - Cố vấn miền Trung và uy thế gia đình trị, Ngô Đình Cẩn đã nắm lấy toàn bộ bộ máy thống trị của cả vùng miền Trung và Cao nguyên Trung phần rộng lớn. Đặc biệt Ngô Đình Cẩn đã xiết chặt trong tay bộ máy công an mật vụ để thao túng, sử dụng như một công cụ của riêng. Cách nắm công việc của Ngô Đình Cẩn rất khác thường. Ông ta không ôm lấy cả bộ máy công an mật vụ đồ sộ để mất công điều hành và tốn tiền chi phí. Ông ta chọn trong bộ máy đó những phần tử tích cực xông xáo, năng động nhất để làm tay chân dưới trướng. Ngay từ đầu, chỉ với những kẻ như Dương Văn Hiếu, Phan Khanh, Lê Văn Dư, Nguyễn Tư Thái và vài người nữa, Ngô Đình Cẩn đã có một công cụ có hiệu lực và chẳng bao lâu ông ta trở thành nhà tâm lý chiến, nhà tổ chức mật vụ, tên đao phủ khét tiếng.
Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #2 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2017, 10:54:54 pm »

Bắt đầu từ những phần tử nòng cốt trong công an mật vụ Thừa Thiên và miền Trung, công việc đánh phá các tổ chức cách mạng của Ngô Đình Cẩn phát triển dần theo hiệu quả và yêu cầu mở rộng địa bàn. Từ năm 1955 đến 1957 cái công cụ này chỉ là một “Đội công tác “hoạt động chủ yếu ở miền Trung. Từ năm 1957 đến 1959 nó thành “Đoàn công tác đặc biệt miền Trung, “hoạt động chủ yếu ở Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ. Từ 1959 đến 1963 nó thành “Cơ quan đặc biệt” đóng trung tâm tại Sài Gòn với hậu cứ vững chắc ở Huế để hoạt động ở Sài Gòn và toàn miền Nam.

Để tiện theo dõi, chúng ta gọi cái công cụ mật vụ đã một thời gây ra vô vàn tội ác đẫm máu cho nhân dân và cán bộ cách mạng miền Nam, do Ngô Đình Cẩn tổ chức và chỉ huy này là “Đoàn công tác”. Trên thực tế, “Đoàn công tác” là một thứ mật vụ được hình thành một cách rất đặc biệt để thực hiện những nhiệm vụ đặc biệt theo một cách tổ chức và chỉ huy đặc biệt, hoạt động trong một hoàn cảnh đặc biệt với những thuận lợi đặc biệt.

Giống như cách tham chính tắt ngang của cha đẻ nó là Ngô Đình Cẩn, “Đoàn công tác” hoàn toàn không có một văn bản nào được chính quyền Việt Nam Cộng hòa cho phép thành lập hay quy định về tổ chức. Nó cũng không hề nằm trong tổ chức thuộc một hệ thống ngành dọc nào. Không có cấp trên và cũng chẳng có chân rết ở cấp dưới, nhưng bất cứ ở ngành nào hay địa bàn nào cần đến nó cũng có thể có mặt. Nó không có những quy định giới hạn hoạt động, không quy định các chế độ hưởng thụ hay điều lệnh kỷ luật thành viên nào!... Ngô Đình Cẩn tự cho đây là một “đoàn thể cách mạng quốc gia”, để không chịu sự chi phối, điều hành của nhà nước và luật pháp, song nó cũng chẳng hề có chính cương điều lệ nào như các đoàn thể, đảng phái khác. Cách thức hoạt động của nó không ra quân sự mà cũng chẳng đơn thuần là dân sự. Nó là một thứ công cụ nửa quốc gia, nửa gia đình... Thật sự nó là một thứ công cụ chuyên chế bất hợp pháp nhưng quyền hành của nó bao trùm lên chính thể, bao trùm lên luật pháp nhờ uy thế của gia đình trị họ Ngô, để bảo vệ chính quyền Diệm-Nhu.

Ngô Đình Cẩn tự đặt ra tổ chức biên chế cũng như mọi chủ trương, chính sách và mục tiêu hành động. Toàn bộ nhân viên của Đoàn công tác đều đồng thời là gia nhân của Cẩn, hành động theo chỉ thị - phần lớn là khẩu lệnh - của Cẩn. Chỉ có một điều vượt ra ngoài khả năng Cẩn đó là kinh phí và phương tiện cho mọi hoạt động to lớn của các Đoàn công tác. Tất nhiên Ngô Đình Cẩn không đủ khả năng và cũng chẳng dại gì tự bỏ tiền ra. Ông ta biết cách áp đặt cho ngành công an cảnh sát của chính quyền được Mỹ tài trợ, phải gánh chịu mọi khoản ngân sách đảm bảo cho Đoàn công tác hoạt động.

Năm 1955, Ngô Đình Cẩn phát hiện ra trong Nha Công an Trung Việt có một tên mật vụ rất sắc sảo đang làm Trưởng ban Khai thác, đó là Dương Văn Hiếu. Qua vài lần tiếp xúc, Hiếu được Cẩn rất ưa thích và tin dùng. Thầy trò Cẩn - Hiếu rất tương đắc trong việc biết dựa vào nhau và triệt để tận dụng nhau. Cẩn cần tay sai, thứ tay sai tin cẩn, khó phân biệt giữa nhân viên cấp dưới và gia nhân cho một lãnh chúa đang tham chính có nhiều mưu đồ và tham vọng. Còn Hiếu, y cần cái ô thần thế để tác oai tác quái vừa kiếm được chức quyền vừa kiếm được nhiều tiền, bất chấp pháp luật và đạo lý.

Ban đầu thầy trò Cẩn tổ chức bắt bớ khủng bố bằng cách gán cho người ta những “tội” về chính trị và hình sự bất chấp sự thật. Có khi cuộc bắt bớ thủ tiêu người chỉ vì Cẩn cần làm kinh tài. Thời gian này viện trợ của Mỹ dành cho chính quyền Diệm còn hạn chế. Ở miền Trung, yêu cầu chi tiêu cho chính quyền và nhất là cho những hoạt động mật vụ để đàn áp nhân dân quá lớn. Ngân quỹ quốc gia đã không đủ lại khó tự ý chi tiêu nên Ngô Đình Cẩn phải tự xoay xở lấy để trang trải. Vốn nặng đầu óc lãnh chúa cát cứ lại hạn chế về học thức nên những hoạt động thiếu tầm nhìn chính trị này của Cẩn vẫn là nỗi khổ tâm, lắm khi gây hậu quả đau đầu cho Tổng thống Diệm và cố vấn Nhu. Thế nhưng những kết quả thu lợi trước mắt đáp ứng được một số nhu cầu cấp thiết làm cho Ngô Đình Cẩn không dễ cảm thông với hai ông anh, thậm chí ông ta còn tiếp tục làm lén, nếu chuyện có vỡ lở sinh hậu quả tai hại thì cũng đã đặt hai ông anh trước chuyện đã rồi!
Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #3 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2017, 10:55:44 pm »

Tay chân của Cẩn nhằm vào các nhà giàu ở Huế, Đà Nẵng vu cho họ là thân Pháp, thân Cộng để tống tiền. Điển hình nhất là vụ chúng bắt ông Nguyễn Văn Yến chủ nhà hàng Mo-ranh ở Huế để chiếm đoạt tiền của và cơ sở kinh doanh này.

Có khi chỉ vì một chút thù vặt mà Cẩn cũng để xẩy ra chuyện rắc rối. Hồi đó chính quyền cho đấu thầu tu sửa điện Thái Hòa - Nguyễn Văn Ấm anh rể Cẩn, và Nguyễn Đắc Phương nhà ở đường Nguyễn Du - Huế, cũng xin đấu thầu. Vì Phương nhận thầu giá hạ hơn nên được chấp nhận. Mất món mồi ngon Cẩn rất hậm hực. Ông ta cho tay chân bắt Phương để trả thù cho anh rể. Trong khi tay chân Cẩn dùng nhục hình để cưỡng bức Phương nhận là gián điệp, chúng đã đánh quá tay làm Phương chết. Ngô Đình Cẩn bảo bọn chúng ném xác Phương từ trên lầu Canh Nông (cạnh hồ Tĩnh Tâm) xuống, nói là Phương đã tự tử.

Nhờ làm được việc và Cẩn ưa dùng, Dương Văn Hiếu được thăng chức Trưởng ty Công an cảnh sát Thừa Thiên - Huế. Thế lực và phạm vi hoạt động của Ban Khai thác nhờ thế mà được mở rộng. Các cơ quan cấp trên thuộc ngành Công an Cảnh sát phải đài thọ mọi phương tiện hoạt động cho Ban này. Hiếu không chịu giới hạn mình trong địa bàn Thừa Thiên. Ban Khai thác của y hoạt động bắt bớ khắp các tỉnh miền Trung với nhãn hiệu “Văn phòng Cố vấn chỉ đạo miền Trung”. Không những Ban này tự bắt người để khai thác mà nó còn có quyền lấy về bất cứ người nào bị các cơ quan mật vụ các cấp ở miền Trung đã bắt để khai thác và tranh công.

Mỹ-Diệm đưa việc “tố Cộng” lên thành quốc sách. Những chiến dịch càn quét “diệt Cộng” liên tiếp diễn ra từ thành thị đến nông thôn. Lực lượng cách mạng hợp pháp và nửa hợp pháp trong quần chúng bị tổn thất khá nặng nề. Nhiều cán bộ và đồng bào yêu nước bị hy sinh hoặc bị bắt. Một số khác bị bật ra khỏi cơ sở, khỏi quần chúng, phải rút lên núi. Nhiều cán bộ phải chuyển vùng hoặc ra công khai tạo điều kiện hợp pháp để bám phong trào, bám quần chúng và địa bàn. Trong tình thế khốc liệt phức tạp đó, nhiều cán bộ cách mạng đã không tránh khỏi sơ hở hoặc bỡ ngỡ trước phương thức hoạt động công khai hợp pháp nên đã để lộ bí mật. Kẻ địch nhân cơ hội đó bủa vây bắt bớ, đánh phá dây chuyền. Hồi ấy, số nhân viên của Hiếu trong Ban Khai thác chỉ hơn chục người. Trong đó có Phan Khanh, Lê Văn Dư, Dương Văn Số, Nguyễn Phẩm, Bạch Văn Toại... là những tên mật vụ nhà nghề khét tiếng gian ác, rất có kinh nghiệm khai thác truy bắt cán bộ và đàn áp quần chúng. Dương Văn Hiếu tung bọn này vào các cuộc “tố Cộng” ngột ngạt không khí truy bức, nhục hình, chết chóc để lần tìm đầu mối săn “cán bộ nằm vùng”.

Trong một cuộc “tố Cộng” căng thẳng đến nghẹt thở ở Nông, quận Phú Lộc -Thừa Thiên, quần chúng bị truy bức ráo riết, nhiều người hoang mang dao động để sơ hở bộc lộ những dấu hiệu chứng tỏ có “Việt Cộng nằm vùng”. Bọn Ban Khai thác đã biết cách nắm lấy cơ hội để lấn dần, dồn đồng bào vào chỗ bí để cuối cùng lộ ra một số cơ sở cách mạng tại địa phương. Đặc biệt tai hại là trong số cơ sở bị lộ đó có đầu mối đường dây liên lạc của Tỉnh ủy Thừa Thiên.

Người cơ sở không may bị lộ này là anh Phước. Phước là giao liên đã đưa anh L.M.Đ. phó bí thư và anh X. chánh văn phòng Tỉnh ủy Thừa Thiên đổi vùng vào Sài Gòn.

Không chịu nổi đòn tra tấn dã man, Phước đã khai báo.
Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #4 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2017, 10:57:24 pm »

Lập tức Phan Khanh, Lê Văn Dư và đồng bọn giải Phước vào Sài Gòn.

Một buổi chiều nặng nề của tháng Mười một năm 1957, các anh Đ., X, bỗng bàng hoàng thấy bọn mật vụ xông vào nhà cùng với bộ mặt tuyệt vọng cúi gằm của Phước.

Sự vỡ lở xảy ra bất ngờ nhanh chóng đã gây ra những tổn thất dây chuyền không lường hết được cho Tỉnh ủy lúc bấy giờ.

Một tỉnh ủy viên khác là Lê Phước Thưởng nhà ở số 105 ngay sau nhà thương Việt Nam tại Đà Nẵng, cũng bị địch ập vào bắt tại nhà.

Đáng tiếc là Lê Phước Thưởng, một phần tử xuất thân từ thầy lang vườn, khi bị bắt đã hoang mang rồi ngay hiệp đầu, nanh vuốt của bọn Khanh, Dư đã biến hắn thành một tên đầu hàng phản bội nguy hiểm. Thưởng đã khai báo nhiều người, trong đó có một trường hợp làm mở đầu cho những tổn thất to lớn cho cơ quan tình báo của ta ở miền Trung. Nguyên hồi đầu Thưởng có một cơ sở tên là Võ Bé ở Đà Nẵng. Tình cờ có một người lui tới nhà Võ Bé, có ý tuyên truyền cách mạng, muốn đưa Bé vào hoạt động bí mật. Bé đã báo cáo lại với Thưởng. Vì nguyên tắc bảo mật của tổ chức, Lê Phước Thưởng khuyên Võ Bé không nên tiếp xúc với cán bộ đó nữa. Nhưng cái “chạm trán” tình cờ đó làm cho Thưởng để ý đến người cán bộ khác tuyến ấy. Nhà anh ta ở cách nhà Thưởng độ 50 mét, ngay chợ Cây Me. Anh ta thường ra vào Sài Gòn mỗi tháng một, hai chuyến bằng tàu thủy hãng “Anh Bạt”. Khi đã trở thành tên phản bội, chuyện tình cờ trên đã trở thành chỗ lập công với giặc của Lê Phước Thưởng.

Đầu tháng 12 năm 1957 người cán bộ lạ mặt ở chợ Cây Me đã bị bắt khi tàu “Anh Bạt” vừa cập bến Sài Gòn.

Đường dây vỡ lở đến đây rẽ ngang, gây tai hại lớn đến một ngành khác quan trọng. Bởi vì anh cán bộ lạ mặt đó là Nguyễn Xuân Bổng, giao liên tình báo Khu 5. Sau hai ngày đêm bị tra tấn chết đi sống lại trong tay chân của Ngô Đình Cẩn, Bổng đã khai ra một số hộp thư, một số cơ sở và tai hại nhất là một số khớp hẹn đầu mối giao liên.

Bọn Khanh, Dư thừa thế lần theo đường dây, cấp tốc truy lùng số cán bộ cách mạng đã nhanh chóng chuyển vùng tránh khủng bố, phần lớn vào Sài Gòn. Các tổ mật vụ của Cẩn liền được tung đi. Một tổ như vậy đã chầu chực sẵn tại sân bay Tân Sơn Nhất để đón lõng. Anh N.V.H. cán bộ phụ trách giao liên tình báo vừa từ Viên Chăn bay tới đã sa ngay vào tay giặc.

Cứ như vậy dây chuyền vỡ lở kéo dài mãi ra.

Đối với bọn mật vụ dưới trướng Ngô Đình Cẩn thì quả là chúng đã đạt được những thành tích to lớn quá sức tưởng tượng. Do công việc phát triển quá nhanh chóng cả về bề rộng lẫn bề sâu nên bộ máy hành chính của Ty Cảnh sát Thừa Thiên và Nha Công an Trung Việt đã không gánh nổi. Từ các đường dây vỡ lở, các cuộc săn lùng cán bộ của bọn mật vụ phải tỏa đi khắp miền Nam nhất là vào Sài Gòn, nơi tập trung các đầu mối và có nhiều cán bộ lánh ẩn. Bọn Khanh, Dư tay chân của Cẩn phải thay nhau chạy ra chạy vào như con thoi trên đường Huế - Sài Gòn gặp nhiều điều bất tiện. Kết quả đánh phá cách mạng vì vậy mà bị hạn chế. Về mặt tổ chức, cái được gọi là “Đội công tác” nằm trong Nha Công an Trung Việt đã tỏ ra bất lực. Song việc hình thành một tổ chức phối hợp trong ngành dọc công an cảnh sát giữa Huế và Sài Gòn là điều Ngô Đình Cẩn và tay chân của ông ta không bao giờ chịu chấp nhận. Và tất nhiên Ngô Đình Cẩn cũng không chịu tự hạn chế mình trong việc lập công.
Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #5 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2017, 10:59:07 pm »

Nắm được ý đồ của Cẩn, bọn Dương Văn Hiếu, Trưởng ty Công an Thừa Thiên đã cùng Lê Khắc Duyệt, Giám đốc Công an Trung Việt bàn nhau lập ra Đoàn công tác đặc biệt để từ miền Trung tung đi truy bắt cán bộ cách mạng ở khắp miền Nam. Như được nối dài tay chân, có một công cụ để phát huy ảnh hưởng của mình vượt giới hạn địa phương, ra tận trung ương ở Sài Gòn, Ngô Đình Cẩn mừng lắm. Ngay lập tức Cẩn giao cho Lê Khắc Duyệt đích thân cầm thư của Cẩn vào Sài Gòn gặp Ngô Đình Nhu để trình bày toàn bộ tình hình thắng lợi cùng với những triển vọng tốt đẹp trong ý đồ của Cẩn để xin lập Đoàn công tác đặc biệt miền Trung.

Có người cho rằng vì quá vui mừng trước những kết quả đánh phá cách mạng của Ngô Đình Cẩn, lại chủ quan cho rằng được sự giúp đỡ to lớn của Mỹ, chế độ Việt Nam Cộng hòa của Diệm có thể nhanh chóng đè bẹp được cách mạng như họ đã từng làm được với các đối thủ là đảng phái hay giáo phái đối lập trước đây nên cố vấn Ngô Đình Nhu và Tổng thống Ngô Đình Diệm đã nhanh chóng chấp nhận kế hoạch của Ngô Đình Cẩn. Dù sao hiện tượng thành lập Đoàn công tác đặc biệt miền Trung với quyền hành tối thượng như vậy cũng làm cho nhiều người phải lấy làm lạ. Người ta không hiểu nổi tại sao những người có tầm cỡ như Tổng thống Diệm, cố vấn Nhu lại có thể bất chấp mọi sự trở ngại về tổ chức nhà nước, pháp luật và công luận - có thể gây hậu quả xấu - mà chấp thuận ngay kế hoạch của ông Cẩn?

Khi đã tạo được sự che chở của những cái ô dù tột đỉnh của bộ máy nhà nước Việt Nam Cộng hòa đó, Lê Khắc Duyệt liền triển khai ngay các hoạt động truy lùng đánh phá cách mạng. Những cánh cửa thâm nghiêm đầy bóng tối của bộ máy mật vụ trung ương đã phải mở rộng để dung nạp thêm một tổ chức mật vụ mới: Đoàn công tác đặc biệt miền Trung của Ngô Đình Cẩn. Những cơ quan đầy quyền lực với những bộ máy được tổ chức đồ sộ như “Sở nghiên cứu chính trị và xã hội” thuộc Phủ Tổng thống của Trần Kim Tuyến, Tổng Nha Công an Cảnh sát của Nguyễn Văn Là, An ninh quân đội của Đỗ Mậu với đủ thứ “cá chìm”, “cá nổi” gần như bị lép vế vì kém hiệu quả. Không những thế, các cơ quan chính ngạch cấp trung ương này còn phải nai lưng ra yểm trợ, phục dịch cho cái cơ quan đặc biệt của Cẩn để bọn này tung hoành lập công vượt mặt họ.

Có bàn đạp vững chắc ở “Thủ đô”, Lê Khắc Duyệt được giao nhiệm vụ làm đại diện cho Ngô Đình Cẩn để liên lạc với Diệm - Nhu. Đi nước cờ này Ngô Đình Cẩn nhằm hai mục đích. Thứ nhất là ông ta giành được sự có mặt tại Phủ Tổng thống để trực tiếp tâng công nhằm phát huy tác dụng với hai ông anh và toàn bộ cơ quan đầu não của chính quyền. Thứ hai là ông ta có thể lấy thế Diệm - Nhu để o ép thao túng các cấp các ngành bên dưới, nhất là trong hệ thống mật vụ. Sau lưng Lê Khắc Duyệt, kẻ ra tay tác oai tác quái lộng hành là Dương Văn Hiếu.

Chính ngay Duyệt, Hiếu và đồng bọn cũng phải khoái chí kêu lên: “Chưa bao giờ mọi công việc đều được giải quyết một cách nhanh chóng triệt để đến như thế”.

Chỉ nội trong tháng 2 năm 1958, mọi việc sắp xếp cho hoạt động của Đoàn công tác đã được làm xong. Ngày 13 tháng 3 năm 1958 Dương Văn Hiếu, Phan Khanh, Lê Văn Dư cùng một lũ tay chân tuyển chọn trong Ty Công an Thừa Thiên, đem theo mấy tên đầu hàng phản bội cách mạng mà chúng gọi là “Cán bộ chuyển hướng” lên đường vào Sài Gòn. Sau hai ngày đi đường bộ, bọn họ tới nơi và tạm đặt trụ sở tại số 331 Bến Vân Đồn, Khánh Hội thuộc quận IV Sài Gòn. Đường vào sào huyệt này vừa nhỏ hẹp lại gồ ghề, sau khi qua Cầu Mống, đi đọc theo kênh Tần Thê, tiến thẳng vào cổng sắt, cách đường phố hơn hai mươi mét. Đây không phải là một công sở hay cơ quan nào mà chỉ là cái kho hàng trống rỗng vốn là cơ sở kinh doanh của Nguyễn Văn Đông cháu Ngô Đình Cẩn. Khu nhà trệt lụp xụp này có bốn phòng nhỏ, một phòng lớn nằm theo hình chữ U. Sàn nhà bằng xi măng lở loét từng mảng rất tồi tàn.

Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #6 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2017, 11:00:50 pm »

Từ đây “Đội công tác” của Ngô Đình Cẩn chuyển sang một thời kỳ hoạt động mới. Những năm 1955-1957, hoạt động của “Đội công tác” mới tập trung vào việc tìm bắt và tiêu diệt các phần tử đối lập, thân Pháp vừa làm chính trị, vừa làm kinh tài, đánh phá các phong trào học sinh và quần chúng tiến bộ đấu tranh đòi dân chủ và hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Tuy mũi nhọn của họ đặc biệt chĩa vào đánh phá cơ sở cách mạng “tố Cộng”, “diệt Cộng” nhưng còn giới hạn trong phạm vi địa phương miền Trung.

Từ đầu năm 1958 trở đi, khi hoạt động được mở rộng tới Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ, quy mô tổ chức và hiệu quả hoạt động của họ đã có một bước phát triển lớn. Không những tên gọi đổi thành “Đoàn công tác đặc biệt miền Trung” mà các phương thức hoạt động, thủ đoạn đánh phá đều có sự phát triển mạnh cả về lượng và chất.

Trước hết có thể thấy ngay rằng ý đồ riêng của Ngô Đình Cẩn trong việc thành lập và bành trướng công cụ mật vụ này là một tham vọng khá lộ liễu. Tuy được các ông anh chia phần xếp chỗ chu đáo rồi nhưng Cẩn chưa hài lòng. Ông ta muốn tạo cơ hội phát triển uy thế của mình lan rộng ra các giới chính trị ở khắp miền Nam, chủ yếu là ở Sài Gòn. Trong chính giới hồi bấy giờ, có người nói Ngô Đình Cẩn tuy thua kém Ngô Đình Nhu về nhiều mặt, riêng mặt lập công bảo vệ chế độ Diệm thì ông ta muốn vượt trội hơn. Ông ta muốn dùng công cụ mật vụ rất hiệu quả này để thọc tay vào chính sự, mong có tiếng nói nặng cân với Tổng thống và chính giới, can thiệp vào sự đổi thay, sắp xếp nhân sự trong các cấp, các ngành.

Tuy nhiên, sự bành trướng của “Đoàn công tác” của Cẩn trước hết trở thành gánh nặng cho các cơ quan mật vụ cảnh sát chính ngạch. Họ khó chịu vì phải yểm trợ, nghĩa là cung phụng mọi mặt về vật chất, phương tiện, lại càng cay cú hơn vì nỗi tay chân của Cẩn hoạt động bao trùm lên đầu bọn họ. Oái oăm hơn là “Đoàn công tác” càng được việc bao nhiêu thì càng nổi bật cái bất lực, vô dụng của bọn họ bấy nhiêu! Ban đầu bọn họ đều tưởng “Đoàn công tác”chỉ làm một số vụ bắt hết số cán bộ ở miền Trung chuyển vào Sài Gòn xong thì sẽ giải tán hoặc sáp nhập vào bộ máy công an mật vụ chính ngạch. Không ngờ tay chân của Ngô Đình Cẩn đắc lực quá, việc đánh phá cách mạng thu được kết quả ngày càng to, hoạt động của chúng ngày càng nổi bật và mở rộng, được Diệm - Nhu tin tưởng tuyệt đối. Sự việc liên quan đến nội trị Dương Văn Hiếu đều được triệu vào phủ Đầu rồng để bàn bạc và nhận lệnh.
Mặc cho giới chính trị, quân sự và an ninh bất mãn, uy thế của Ngô Đình Cẩn ngày càng lên cao trong mọi tầng lớp ở cấp chóp bu tại Sài Gòn. Đến cả Trần Kim Tuyến, Đỗ Mậu, Nguyễn Văn Là rồi cũng thành thất sủng, bị mất chức hoặc ngầm bất mãn. Nhiều nhân vật cao cấp trong chính quyền miền Nam phải tìm cách luồn lụy cầu cạnh Cẩn. Những dịp giỗ tết, sinh nhật, chúc thọ mẹ, con Cẩn, chính giới Sài Gòn đổ xô ra Huế dâng đủ thứ lễ vật hiếm lạ. Các loại xe sang trọng Méc-xê-đét, Ca-đi-lắc, Phan-côn bóng lộn cắn đuôi nhau xếp hàng dài trên các đại lộ của thành phố Sông Hương.

Cậu ấm Cẩn nhai trầu bỏm bẻm, cười ha hả khoái chí vừa nhìn con trăn lột xác mỗi ngày nuốt một rổ trứng gà, vừa ra lệnh bắn người này hay thăng chức cho thằng kia!

Đã đến thế nhưng tham vọng khuếch trương quyền uy của lãnh chúa miền Trung vẫn chưa chịu dừng lại ở Sài Gòn. Năm 1960 nhân khi ở Cần Thơ- “Tây đô” của đồng bằng sông Cửu Long giàu có- xảy ra vụ bê bối nội bộ do an ninh quân đội gây ra. Ngô Đình Cẩn liền chớp lấy thời cơ để lấn tới. Do chỗ không còn tin vào ai khác kể cả bộ máy công an mật vụ và quân đội nên Cẩn và Nhu nhanh chóng thỏa thuận để cho Dương Văn Hiếu cử người đi miền Tây.

Tổ mật vụ này có bảy người gồm cả những tên đã đầu hàng “chuyển hướng” do phụ tá số một của Hiếu là Phan Khanh cầm đầu. Cử cánh tay phải của mình ra đi, Hiếu đã sắp sẵn mưu mô cốt để thỏa mãn tham muốn bành trướng của Ngô Đình Cẩn. Đến Cần Thơ, bọn Phan Khanh nhanh chóng nắm ngay được đầu đuôi sự việc.
Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #7 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2017, 11:01:39 pm »

Nguyên ở đó có một vụ nội gián, vài cơ sở cách mạng bị bắt. Song đối phương cao tay hơn đã làm cho bọn an ninh quân Quân khu 5 bị “leo cây”. Bọn chúng đã lồng lộn truy bắt hơn hai trăm người, phần lớn là thành phần cảnh sát, mật vụ và quân đội “ngụy” ở Cần Thơ và các tỉnh miền Tây. Bắt càng nhiều, an ninh quân đội càng sa đà, mất phương hướng. Chúng điều tra lệch lạc, đánh đập và mớm cung bừa bãi nên những kẻ bị bắt đã khai báo lung tung. Việc bắt bừa theo dây chuyền cứ thế tiếp diễn. Không khí nghi ngờ và nạn trấn áp khủng bố ngột ngạt bao trùm lên nội bộ chính quyền ngụy ở Cần Thơ!

Vớ được cơ hội “đục nước béo cò”, Phan Khanh sai Nguyễn Đình Chơn - một tên phản bội - thảo ngay bản phúc trình làm trầm trọng thêm sự việc. Chúng không tiếc lời chỉ trích vạch tội bọn an ninh quân đội, đề nghị gạt bọn này ra cho chúng thế chân để giải quyết công việc có nghiệp vụ hơn. Chúng xin lập một bộ phận của “Đoàn công tác đặc biệt miền Trung” tại Cần Thơ để tiếp tục khám phá và theo dõi các hoạt động và tổ chức của Việt cộng ở miền Tây Nam Bộ.

Phúc trình được cố vấn Tổng thống Ngô Đình Nhu chấp thuận ngay.

Phan Khanh chốt chặt lãnh địa mới bằng một trụ sở chính thức đặt tại số 2/1 đường Phan Đình Phùng, Cần Thơ. Và chúng chiếm luôn cả trại giam của An ninh quân đội Quân khu 5.

Với tay tới miền Tây Nam Bộ bằng những đội đặc vụ đắc lực như vậy, thực tế Ngô Đình Cẩn đã có thể thao túng cả chính giới của ngụy quyền ở Trung ương và cả các địa phương từ nam sông Bến Hải tới Cà Mau.

Nhưng sự thể là càng cố sức thu tóm quyền hành vào tay gia đình họ Ngô thì chính quyền Ngô Đình Diệm càng bị cô lập. Điều này ngày càng trở thành một nguy cơ thật sự. Có thể Tổng thống Diệm và cố vấn Nhu lo lắng chống đỡ tình trạng đó bằng những đường lối chính trị kinh tế khác nhưng riêng Ngô Đình Cẩn thì vốn hẹp hòi và vũ phu, ông ta dám đương đầu với tình thế bằng cái công cụ bạo lực sẵn có và sở trường của mình. Bởi vậy khối lượng công việc vốn đã đồ sộ lại ngày càng bị chất chồng thêm khiến cho “Đoàn công tác” trở nên lúng túng bị động cho đến diệt vong theo chế độ gia đình trị của Ngô Đình Diệm.

Sau vụ đảo chính không thành của nhóm Nguyễn Chánh Thi, Phan Quang Đán ngày 11 tháng 11 năm 1960, Dương Văn Hiếu được giao thêm nhiệm vụ theo dõi, điều tra khai thác các phe phái đối lập, những người không ăn cánh để ngăn chặn các vụ đảo chính. Ở hướng công tác này, trong thời kỳ đầu, đoàn mật vụ của Ngô Đình Cẩn cũng đã tỏ ra sắc sảo, có hiệu quả. Các nhóm đối lập, tuy cũng là chống Cộng và làm tay sai ngoại bang nhưng không cùng cánh với tập đoàn Ngô Đình Diệm (hoặc do tham vọng của chính họ hay họ là công cụ của Mỹ cốt làm đối trọng để gây sức ép buộc anh em Diệm phải ngoan ngoãn phục tùng Mỹ hơn) đã bị bắt hàng loạt. Các nhóm Phan Quang Đán, Hoàng Cơ Thụy, nhóm “Ca-ra-ven” (tên gọi nhóm Phan Khắc Sửu, Trần Văn Văn, Trần Văn Đỗ v.v... gồm 18 người họp kín tại nhà hàng Ca-ra-ven dưới hình thức nhậu nhẹt để kể tuyên ngôn chống Diệm); nhóm đảo chính tháng 2 năm 1962 (của Quốc dân đảng miền Trung do Nguyễn Văn Lực làm lãnh tụ, có các phi công Phạm Phú Quốc, Nguyễn Văn Cử đã bắn phá dinh Độc lập) v.v... đều bị “Đoàn công tác” bắt và bí mật giam giữ khai thác tại 25 Võ Tánh - Gia Định và ở P.42 trong Sở Thú.
Đoàn công tác còn được giao nhiệm vụ điều tra các vụ tham nhũng nghiêm trọng, bị công luận và dân chúng tố cáo không thể bưng bít được. Họ cũng phải điều tra để giải quyết cả những vụ tranh chấp quyền hành địa vị rất bê bối, thối nát trong quân đội hay chính quyền như các vụ tham nhũng động trời ở Phủ đặc ủy dinh điền; vụ tranh chấp giữa trung tá Bường tỉnh trưởng Bình Tuy với các linh mục Thiên chúa giáo ở các trại dinh điền trong tỉnh này... Và sau này là nhiệm vụ chống Phật giáo, v.v...

Tất cả các công việc thuộc loại an ninh quốc gia này bọn Dương Văn Hiếu đều trực tiếp xin chỉ thị và báo cáo với anh em Nhu - Cẩn để nhận chủ trương và mật lệnh hành động.
Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #8 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2017, 11:03:05 pm »


*
*     *

Do đánh phá phong trào cách mạng thu được hiệu quả, Đoàn công tác đặc biệt miền Trung ngày càng phát huy thanh thế, phình trướng cơ sở và tổ chức.
Sào huyệt gốc của Đoàn là cơ quan đặc biệt đóng ở trại Tòa Khâm (Tòa Khâm sứ Huế cũ) đã biến thành một nhà tù lớn có cơ sở mở rộng, tổ chức chặt chẽ làm nhiệm vụ cải tạo chuyển hướng cán bộ bị bắt - cùng với các cơ sở lao động khổ sai như vườn cam, nhà mát ở Cửa Thuận và đặc biệt là trại giam cấm cố để thủ tiêu những người cộng sản kiên cường không chịu khuất phục, tại Chín hầm (gần lăng Gia Long). Tại Sài Gòn, trụ sở ở 331 Bến Vân Đồn nằm giữa bãi đất trống trải khó bảo vệ, đã có hai cán bộ cách mạng là anh Trương Văn Thành (tức Hòa) và Nguyễn Đức Tịnh vượt ngục. Vì vậy cuối năm 1959 cố vấn Ngô Đình Nhu cho phép Hiếu lấy trại Lê Văn Duyệt là cơ sở quân cảnh (ở cạnh biệt khu Thủ đô) làm sào huyệt của Đoàn. Cơ sở này tuy đã khá rộng nhưng họ còn dùng công binh đến sửa chữa, tu bổ, xây thêm nhà ở, nhà giam. Thế vẫn chưa đủ, Dương Văn Hiếu còn chiếm thêm khu biệt giam P.42 khét tiếng, trong Sở Thú Sài Gòn, vốn là của “Sở nghiên cứu chính trị và xã hội” và lập thêm khu biệt giam tại số 25 đường Võ Tánh, Gia Định.
Ở Cần Thơ có chi nhánh cơ quan đặc biệt đóng tại đường Phan Đình Phùng.

Năm 1962 mở thêm chi nhánh ở Đà Nẵng do Lê Phước Thưởng phụ trách.

Vào thời kỳ phát triển nhất, bộ máy tổ chức và cách hoạt động của Đoàn công tác được những người lãnh đạo (trong đó có một số đầu hàng phản bội góp ý kiến xây dựng) rút kinh nghiệm sắp xếp lại cho phù hợp với hoạt động chiến đấu để ngày càng có hiệu quả hơn.

Về tổ chức, ngoài các văn phòng cố vấn chỉ đạo và các cơ quan danh nghĩa yểm trợ như Nha Công an Trung Việt, “Sở nghiên cứu chính trị xã hội” (Phủ đặc ủy trung ương tình báo), tổ chức trực tiếp thuộc Đoàn công tác đặc biệt miền Trung bao gồm hai hệ thống và các ban.

Hệ thống đánh phá các tổ chức, phong trào cách mạng gồm bọn mật vụ thân tín của Cẩn, có các ban như :

Ban điều tra có nhiệm vụ phát hiện, điều tra, truy tìm tung tích cơ sở và cán bộ cách mạng. Nhân viên ban này thường dựa vào lời khai của người bị bắt và đưa số bị bắt chịu đầu hàng đi đón lõng ở các đầu mối giao thông để chỉ điểm.

Ban hoạt động hoặc hoạt vụ - chịu trách nhiệm đi bắt người theo phát hiện, chỉ điểm ở khắp nơi.

Đó là hai ban chủ yếu của Đoàn công tác làm nhiệm vụ xung kích đánh phá cách mạng. Phan Khanh trực tiếp phụ trách hai ban này và Dương Văn Hiếu luôn đi sát chỉ dạo.

Bên cạnh hai ban này là ban an ninh và các sào huyệt vừa tấn công vừa giam giữ khai thác như P.42, 25 Võ Tánh... Lực lượng vũ trang của đoàn là Đội bảo an để canh gác và chiến đấu do đại úy Đức và trung úy Kính chỉ huy.

Hệ thống “chuyển hướng” cán bộ cách mạng bị bắt, các ban của bệ thống này do hầu hết bọn đầu hàng phản bội phụ trách, được tổ chức như sau:
Ban nghiên cứu có nhiệm vụ nghiên cứu đúc kết các kết quả khai thác từng cán bộ, cơ sở cách mạng bị bắt để lập phiếu trình chính thức báo cáo lên Ngô Đình Cẩn. Ban này thường phân tích, tìm tòi trong các bản cung để đề xuất các nhu cầu khai thác bổ sung hồ sơ người bị bắt và lập phiếu phát hiện để bắt liên tiếp những người liên quan (theo cung xuất). Vì vậy Ban nghiên cứu liên hệ chặt chẽ với hai ban điều tra và hoạt vụ để vạch kế hoạch cho bọn này trực tiếp đánh phá.
Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #9 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2017, 11:06:17 pm »

Ban cải tạo có trách nhiệm khai thác thẩm vấn người bị bắt, thuyết phục dụ dỗ họ đầu hàng, khai báo và chấp nhận chuyển hướng. Bọn này cũng có nhiệm vụ đúc kết, bổ túc kết quả khai thác từng người lập phiếu trình cơ bản đưa lên Dương Văn Hiếu. Phiếu trình này lại được chuyển sang Ban nghiên cứu. Ban nghiên cứu một lần nữa nhận xét, đánh giá, đối chiếu phát hiện mâu thuẫn để cho Ban cải tạo tiếp tục truy bức bắt khai thêm.

Ban tuyên huấn thực hiện tâm lý chiến trong trại giam theo cách của Ngô Đình Cẩn (sẽ nói kỹ ở phần sau). Bọn này mở lớp huấn luyện hàng ngày cưỡng bức nhồi sọ chính trị phản động cho kẻ bị bắt sau khi chúng khai thác xong, chúng bày ra các trò thể thao văn nghệ báo chí bắt bọn đầu hàng công khai nói xấu cách mạng, ca ngợi công ơn gia đình Ngô tổng thống.

Ban quản trị lo tổ chức đời sống và quản lý công việc trong trại giam. Trong đó có các tiêu bản công xa, tiếp phẩm, hỏa thực, căng tin.

Ban hành chính lo về giấy tờ, văn phòng đối nội và đối ngoại của Đoàn. Trong đó có thư ký văn phòng phụ trách việc báo cáo, phúc trình kết quả công việc của các ban, theo dõi việc trình diện và khai báo của số đã được trả tự do, v.v...

Phụ trách toàn bộ hệ thống cán bộ chuyển hướng này là Nguyễn Tư Thái tức Thái Đen.

Để hiểu thêm về ý đồ và các thủ đoạn hoạt động của “Đoàn công tác” sẽ trình bày ở các phần sau, chúng ta cần dừng lại để biết qua mấy khuôn mặt chủ chốt trong ban chỉ đạo của cơ quan mật vụ khét tiếng này.

Nguyễn Tư Thái tức Thái Đen là một người theo đạo Thiên Chúa vào loại cuồng tín, được Nhà Chung nuôi dạy từ bé. Sau Cách mạng tháng 8, Thái ra làm thư ký ủy ban hành chính xã. Trong kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Tư Thái ngầm làm mật báo cho Pháp, bị Việt Minh bắt giam từ năm 1947 đến năm 1951. Sau khi ra tù, Thái Đen trốn vào Huế chính thức làm nhân viên Phòng Nhì. Năm 1954 Thái Đen làm mật vụ trong Nha Công an Trung Việt dưới quyền Dương Văn Hiếu, rồi trở thành tay chân của Ngô Đình Cẩn và hăng hái tham gia hoạt động trong đảng Cần lao nhân vị. Ban đầu Dương Văn Hiếu cắm Thái ở Đà Nẵng. Khi Đoàn công tác phát triển vào Sài Gòn, Lê Văn Dư được điều về làm Trưởng ty Công an cảnh sát Thừa Thiên kiêm phụ trách cơ quan đặc biệt ở Huế thì Thái Đen được cử làm phụ tá cho Dương Văn Hiếu. Thái Đen đảm trách công việc quản trị văn phòng liên lạc, có nhiệm vụ đối ngoại tiếp xúc giao dịch với các cơ quan khác. Tuy nhiên, nhiệm vụ chính của Thái Đen vẫn là trực tiếp làm công việc điều tra khai thác và chỉ huy bắt bớ. Đặc biệt Dương Văn Hiếu giao cho Thái Đen công việc tổ chức đi sâu cấy cơ sở, móc nối nội gián trong các tổ chức cách mạng. Thái Đen còn có nhiều công lao trong việc bố trí mạng lưới những cán bộ và cơ sở đã đầu hàng chuyển hướng mà chúng “trả tự do” để xã hội hóa, trà trộn vào hàng ngũ cách mạng để đánh phá cách mạng theo chiều sâu.

Đằng sau cái bề ngoài có vẻ trầm tĩnh với giọng Huế chậm rãi nhẹ nhàng, bao giờ Thái Đen cũng nghiền ngẫm một thái độ chống Cộng sâu cay quyết liệt theo chú thuyết Cần lao nhân vị.
Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
Trang: 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM