Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 02 Tháng Sáu, 2024, 02:58:42 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức Sư đoàn 3 Sao Vàng - Tập 3  (Đọc 34656 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2017, 04:52:02 am »


        Chúng tôi họp nhận định: địch đã núng thế, ta phải đẩy mạnh tiến công chính trị, tổ chức khênh người chết vào cổng đồn đòi đền mạng. Địch hứa sẽ báo cáo với cấp trên và yêu cầu đồng bào lùi ra. Được thể, ta càng bao vây sát hơn, đưa lực lượng du kích, bộ đội huyện lên phía trước để hỗ trợ cho đồng bào yên tâm. Địch im lặng. Ta trương khẩu hiệu đòi chúng rút khỏi Gò Cớ, không muốn đổ máu, trả đất cho dân. Chúng tôi thảo bức thư lấy danh nghĩa Bí thư huyện ủy Phù Mỹ gửi tên Xuân, trung úy, đồn trưởng Gò Cớ. Nội dung đại ý: Thuận theo yêu cầu của nhân dân thì sẽ rút lui an toàn. Nếu ngoan cố sẽ bị trừng trị. Phần kết có đoạn: “Ông là người chỉ huy cao nhất đồn này, phải có trách nhiệm với tính mạng của binh sỹ và chính bản thân ông. Phải thức thời, không nên chết vô nghĩa, khổ vợ con, người đời nguyền rủa. Nhận thư, mời ông ra gặp đại diện Mặt trận giải phóng huyện Phù Mỹ. Khi đi không mang theo vũ khí. Quân giải phóng sẽ bảo đảm an toàn tính mạng cho ông.”

        Tối hậu thư vừa gửi trực tiếp vừa được phát lên loa để tranh thủ binh sỹ. Ngày thứ 7, tên Xuân cử một chuẩn úy và một trung sỹ xuống gặp ta. Ta không đồng ý và yêu cầu chỉ gặp trung úy Xuân. Tên Xuân phải chấp nhận và mang theo 7 tên lính có vũ khí đi kèm. Đồng bào đấu tranh phản đối tên Xuân không làm đúng yêu cầu tối hậu thư. Xuân buộc phải đi một mình, không có lính đi kèm. Cuộc nói chuyện bắt đầu. Phía ta, đồng chí Trần Thị Nhung, phó ban Binh vận huyện Phũ Mỹ, đồng chí Đinh Râu, Đảng ủy viên xã Mỹ Đức và một đại diện của nhân dân. Mở đầu, cô Nhung thông báo tin chiến thắng trong Quân khu và vùng đông tỉnh Bình Định, phong trào nổi dậy của các xã trong huyện Phú Mỹ. Sau đó nói rõ rằng: Mặt trận giải phóng và bà con không muốn đổ máu thêm nữa... Tên Xuân mặt cúi gầm, đắn đo, căng thẳng, lúc đầu còn viện cớ trì hoãn nhưng bị cô Nhung bắt thóp dồn tiếp mấy câu: “Không còn cơ hội nữa đâu. Không nên trông chờ quân viện. Quận Phù Mỹ cũng đang bị uy hiếp, chỉ có mình cứu lấy mình thôi.” Cuối cùng tên Xuân nhận lời rút khỏi Gò Cớ, trả đất cho dân.

        Mấy ngày sau, một cuộc hội nghị “đầu bờ” được chúng tôi gấp rút tổ chức cho cán bộ các cấp trong tỉnh Bình Định. Tất nhiên có tham dự của cán bộ Sư đoàn 3. Vấn đề rút ra đã được hội nghị đúc kết là:

        - Ba mũi giáp công là phải giáp công trong hành động cụ thể ở cơ sở, ở các chốt điểm địch, nơi trận tiến công xảy ra chứ không phải giáp công trên giấy, càng không phải chỉ giáp công ở 3 người đứng đầu của 3 mũi tiến công.

        - Lực lượng giáp công ở mỗi mục tiêu phải được chuẩn bị chu đáo, trên cơ sở dự kiến các tình huống có thể xảy ra. Phải kiên định quyết tâm và ý chí khi có tình huống khó khăn và chuẩn bị sẵn lực lượng để giải quyết tình huống đó.

        Trong lực lượng phải tổ chức từng đội hình chặt chẽ, gồm: đội hình trực tiếp đấu tranh, đội hình bao vây uy hiếp, hỗ trợ, đội hình dự bị và lực lượng phục vụ bảo đảm phía sau. Đội hình trực tiếp phải trang bị lý lẽ. Đội hình bao vây trang bị gậy gộc, dao, cuốc và có bộ phận được trang bị vũ khí.

        - Về chỉ huy phải tổ chức Ban Chỉ huy hỗn hợp gồm cán bộ phụ trách đấu tranh chính trị, cán bộ phụ trách công tác binh vận và cán bộ đại diện các lực lượng vũ trang (dân quân du kích, bộ đội huyện, tỉnh và bộ đội chủ lực, nếu cần).

        Từ bài học đó mà trong Xuân Hè 1971, ở huyện Phù Mỹ chúng ta đã bức hàng, bức rút 56 chốt điểm của địch, giải phóng gần hai vạn đồng bào thoát khỏi ách kìm kẹp của địch, trở về làng cũ làm ăn.

        Những kinh nghiệm đó còn được phát huy cao độ trong chiến dịch Xuân, năm 1972, quân dân tỉnh Bình Định, có Sư đoàn 3 làm nòng cốt đã tiến công và nổi dậy, tiêu diệt 80% chốt điểm địch (quân chủ lực chỉ diệt 20%), nêu ngọn cờ đầu của Khu V và toàn miền Nam về tiến công và nổi dậy, bằng kết hợp 3 mũi giáp công, giải phóng hoàn toàn Bắc Bình Định.

Hà Nội, tháng 9 năm 2000       
N.N.K.       
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2017, 04:57:08 am »


NHỮNG BỨC THƯ CUỐI ĐỜI

Thiếu tướng Lê Huẩn                       
Nguyên Phó Chính ủy Sư đoàn 3 – Sao Vàng       

        Đồng chí Lê Huẩn, nguyên Chính uỷ Trung đoàn 2, Chính uỷ Trung đoàn 12, Phó Chính uỷ Sư đoàn 3- Sao Vàng, Chính uỷ Lữ đoàn 52, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy tỉnh Phú Khánh (Phú Yên, Khánh Hoà hiện nay), Tư lệnh Mặt trận 579 Quân khu V ở Campuchia rồi nghỉ hưu và qua đời tháng 4-2004.

        Cuộc đời anh, như anh nói, đã ở nhiều đơn vị, làm nhiều cương vị khác nhau, nhưng không ở đâu bằng Sư đoàn 3 – Sao Vàng. Khắc sâu trong anh tình đồng đội, tình quân dân không thể nào quên. Những năm cuối đời, do bị trọng bệnh, anh không thể đi được các nơi để thăm đồng đội, anh đã gửi lòng mình qua những bức thư chan chứa tình người đối với Sư đoàn và cán bộ Sư đoàn một thời gian khó hy sinh.

        Xin trân trọng giới thiệu 2 bức thư anh gửi cho đồng chí Đồng Sĩ Tài, một cán bộ cũ của sư đoàn để mỗi chúng ta cùng suy ngẫm:

        Nha Trang, ngày 28-2-2003

        Anh Tài thân mến!

        Tôi nhận được thư anh ngày 20-2-2003 do cháu Hồng Hạnh gửi đến. Mừng quá vì lâu rồi không nhận được tin tức về anh. Năm 1998 tôi ra chữa bệnh ở Quân y viện 108. Anh Phụ và anh Tích đến thăm mới biết được anh đã về hưu ở Thái Bình, nhưng do sức khoẻ và điều kiện không cho phép nên không đến thăm anh được. Những lần Sư đoàn tổ chức gặp mặt, tôi chỉ nghe thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, không có giấy mời cụ thể nên tôi không đi.

        Rất mừng vì biết được anh chị vẫn mạnh khoẻ, các cháu đã trưởng thành. Nhớ anh em cũ ở Trung đoàn 12 và Sư đoàn 3 nhưng xa xôi quá không làm sao đi thăm được. Hôm nay viết thư này thăm anh, chúc anh chị và các cháu mạnh khoẻ, hạnh phúc. Nếu gặp anh em cũ ở Thái Bình cho tôi gửi lời hỏi thăm.

        Anh chị em Sư 3 về nghỉ và công tác ở Khánh Hoà có 150 đồng chí (đông nhất là ở Nha Trang) đã thành lập ban liên lạc bạn chiến đấu Sư đoàn 3 – Sao Vàng từ năm 1993, sinh hoạt tình nghĩa. Năm 2001 có mời anh chị em cũ của Sư đoàn ở Bình Định, Vũng Tàu và TP Hồ Chí Minh đến dự. Cảm động lắm. Anh Lê Chí Thuận (Nẹt), nguyên Sư đoàn phó và anh Đặng Hoà (Vân) nguyên Chính uỷ Sư đoàn cũng ra dự. Anh Nguyễn Văn Hồng, nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 6, Trung đoàn 12 (nguyên Đại tá, Phó Quân đoàn trưởng Quân đoàn 4) đang nghỉ hưu tại TP Hồ Chí Minh về dự và gặp riêng một buổi với anh chị em Trung đoàn 12 để hồi tưởng những năm tháng chiến đấu ở đường 19, vùng núi Bình Khê, Vĩnh Thạnh và những năm phòng ngự trên địa bàn Hoài Ân, Hoài Nhơn. Nhớ và nhắc những đồng chí cũ, hỏi nhiều về anh nhưng không biết anh đang ở đâu. Lần này tôi sẽ báo cho anh chị em địa chỉ của anh.

        Anh Trần Trọng Sơn, nguyên Phó Sư trưởng Sư đoàn 3 đã từ trần năm 1996. Chị Lành, vợ anh Sơn qua đời trước đó 1 năm. Anh Lê Thái bị tai biến mạch máu não liệt một tay một chân, đi lại phải có người dìu. Anh Mai Tân, chính uỷ Sư đoàn nay ở Quy Nhơn bị bệnh Pakitson 5 năm nay. Anh Quang, Sư trưởng mất từ năm 1995. Còn anh Trần Bá Khuê (Sư trưởng) và anh Dương Minh Ngọ (Phó Chính uỷ sư đoàn) qua đời chắc các anh đã biết.

        Về phần tôi, cuộc sống gia đình tương đối ổn định. Các cháu (1 trai, 1 gái) đã trưởng thành và có gia đình riêng. Hai vợ chồng “son” chúng tôi ở với nhau. Tôi nghỉ 13 năm rồi, địa phương giao làm Bí thư chi bộ 5 năm và làm ban chấp hành CCB phường 7 năm. Gần đây do sức khoẻ kém nên tôi nghỉ. Nhưng tỉnh uỷ, CCB tỉnh và thành phố luôn kéo làm hết việc này đến việc khác, càng mệt hơn.

        Từ năm 1999 đến nay, sức khỏe xuống hẳn. Đầu năm bị liệt toàn thân không nói được, phải vào TP Hồ Chí Minh mổ não, nằm viện 6 tháng. Rất may hồi phục tốt. Năm 2001 bị nhồi máu cơ tim suýt chết. Nay tim vẫn chưa bình thường, phải cố giữ gìn và cầm cự với nó. Có điều tôi vẫn lạc quan vì nếu chết ở tuổi này cũng là đại thọ rồi. Năm nay tôi đã 78 tuổi, sống hơn 3/4 thế kỷ 20 và sống những năm đầu thế kỷ 21. Cuộc đời đã nếm trải, chứng kiến thế nào là tủi nhục của người dân nô lệ bị mất nước, được sống và tham gia những sự kiện trọng đại của dân tộc: Cách mạng 8 năm 1945, tham gia 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (30 năm), làm nghĩa vụ quốc tế cứu nhân dân Campuchia khỏi nạn diệt chủng. Ngày nay đang chứng kiến sự đổi mới của đất nước... Nhìn lại cuộc đời tôi thấy thật hạnh phúc.

        Đáng tự hào nhất là trong những biến cố của lịch sử, trong những giờ phút nghiêm trọng của đất nước, bản thân mình luôn sẵn sàng có mặt ở những nơi đầu sóng ngọn gió. Tài năng có thể thiếu nhưng lòng trung kiên với Đảng, với đất nước thì không lúc nào suy suyển. Một cuộc sống như vậy bây giờ phải nhắm mắt xuôi tay thì có gì phải ân hận. Còn hai năm nữa tôi tròn 60 năm tuổi Đảng. Trong những năm Chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu, trong nước ta có người bộc lộ tư tưởng cơ hội, dao động. Có người hỏi tôi: Anh có ân hận cho những năm tháng làm người Đảng viên Cộng sản? Tôi đã trả lời: Tôi thấy mình thật hạnh phúc và tự hào là một Đảng viên Cộng sản đã làm tròn nghĩa vụ với Tổ quốc. Và tôi đã ứng khẩu mấy câu thơ:

                                       Kiếp sau nếu được làm người
                                       Vẫn đi theo Đảng trọn đời sắt son
                                       Có hạnh phúc nào cao hơn
                                       Được làm người Cộng Sản vẹn toàn với non sông.

        Anh Tài thân mến, hồi còn ở đơn vị, tôi với anh hay trao đổi những vấn đề về thời sự và công tác tư tưởng vì anh là nhà chính trị có thời gian làm công tác tuyên huấn Trung đoàn, Sư đoàn, có khả năng sáng tạo, còn tôi có thời gian là Chính uỷ trung đoàn, Phó Chính uỷ Sư đoàn...

        Tôi tự nhủ tôi và tôi cũng mong anh một điều là: dù hoàn cảnh nào, môi trường nào cũng không được để cho tình cảm Cách mạng của chúng ta nguội lạnh, đừng để lòng ta nguội lạnh.

        Thư đã dài, một lần nữa mong anh khoẻ và vui. Cho tôi gửi lời thăm anh em Sư đoàn 3 cũ ở Thái Bình, nhất là anh Viêng, anh Duyên ở Trung đoàn 12.

        Nhớ anh!

        Thân.


Lê Huẩn.       
 
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2017, 05:01:01 am »


        Nha Trang, 20-4-2003.

        Anh Tài thân mến!

        Tôi nhận được thư của anh ngày 23-3-2003 nhưng đến hôm nay mới viết cho anh được. Chậm là vì quả tim của tôi nó lại trở chứng, sinh “đỏng đảnh” với cơ thể nên phải vào bệnh viện để “chỉnh huấn” cho nó một thời gian. Vừa về nhà là viết ngay cho anh đây.

        Đọc thư anh, biết Thái Bình đã tổ chức Ban liên lạc Bạn chiến đấu Sư đoàn và Trung đoàn 12, sinh hoạt đông đảo, tôi mừng quá. Rất nhớ bạn bè đồng đội, nhất là những đồng chí ở Trung đoàn 12 trước đây. Ước gì có điều kiện mà dự cuộc họp mặt các anh em ở Thái Bình cho thoả nỗi nhớ mong sau hơn 30 năm xa cách. Ước là vậy nhưng thật khó thực hiện vì xa xôi và vì sức khoẻ. Tôi nhờ anh gửi lời thăm hỏi ân cần và nỗi nhớ thương tha thiết của tôi đến các đồng chí Sư đoàn 3 cũ và Trung đoàn 12. Những người bạn, những người đồng chí đã từng cùng nhau chiến đấu với kẻ thù trong những năm tháng gian khổ ác liệt, hy sinh vì nền tự do của Tổ quốc. Kính chúc các đồng chí luôn mạnh khoẻ, luôn tự hào về những năm đã sống, rất xứng đáng, rất tốt đẹp trong cuộc đời mỗi người, đóng góp phần mình vào sự nghiệp của Tổ quốc.

        Anh Tài thân mến!

        Gần đến ngày 30-4, trong lòng tôi thấy rất rạo rực. Nhớ lại những ngày tháng sôi nổi, hào hùng trong chiến cuộc Đông Xuân 1974-1975. Mới đó mà đã gần 30 năm rồi, nhớ các đồng chí đã hy sinh, từ trần, nhớ những đồng chí thân thiết nay mỗi người ở một chân trời góc bể... Muốn gặp để thăm nhau cũng không dễ dàng gì.

        Cách đây không lâu, tôi có về lại Hoài Ân, Phù Mỹ và Bình Khê. Sau gần 30 năm giải phóng, quê hương thay đổi nhiều lắm. Nơi nào thôn xóm cũng đông đúc dân cư, đường sá mở rộng, đồng lúa bát ngát, cây trái xanh tươi, mua bán trù phú. Đời sống nhân dân khá lên nhiều lắm. Những dấu tích chiến tranh (hố bom, hố đạn) ở đồi Du Tự, núi Bụt, núi Chéo, cao điểm 174 v.v... (ở Hoài Ân) bị che phủ một màu xanh cây cối. Có cả bia tưởng niệm của những bạn chiến đấu Sư đoàn khắc ghi chiến công đồng đội ở đồi Dư Tự. Tôi đến những nơi Trung đoàn 12 ở năm xưa, như: suối Quéo, M6, suối Nước Tấn .... (Vĩnh Thạnh). Di tích còn đó nhưng đường đi vì dân đã xuống hết vùng thấp, cánh đồng Thuận Ninh bây giờ là hồ chứa nước của công trình thuỷ lợi Đông Bình Khê - Nam Phù Cát.

        Nhiều đồng chí lãnh đạo chủ chốt các huyện và tỉnh Bình Định gặp tôi đều nói: Đảng bộ và nhân dân Bình Định còn nợ Sư đoàn 3 – Sao Vàng nhiều lắm, phải trả nhiều thế hệ cũng chưa hết, gần 2 vạn cán bộ, chiến sỹ Sư đoàn đã nằm lại trên đất Bình Định. Và máu của hàng vạn người khác của Sư đoàn đã đổ ra ở đó. Tôi nghĩ, ý thức này cần phải nuôi dưỡng trong các thế hệ lãnh đạo của Bình Định từ nay về sau và phải cho dân biết về tinh thần đó. Có điều đáng nói là phải giáo dục thế nào cho thế hệ trẻ Sư đoàn để cán bộ, chiến sỹ hôm nay, ngày mai biết tôn trọng, nhớ ơn đồng bào, đồng chí ở chiến trường xưa.

        Chắc anh còn giữ trong ký ức về chiến dịch cắt đường 19 của Trung đoàn 12 năm 1972. Cách đây mấy tháng, có một đoàn làm phim và viết sử của Hàn Quốc qua Việt Nam để xây dựng bộ phim về quân đội Hàn Quốc chiến đấu ở Việt Nam. Đoàn này có gặp tôi để tìm hiểu những trận đánh trên đường 19 đầu năm 1972 mà họ cũng gọi là các trận đánh ở “Cây Rui”. Theo họ nói: trong lịch sử quân đội Hàn Quốc có ghi: đây là những trận đánh đẫm máu nhất của quân Nam Hàn trong những năm ở chiến trường Việt Nam. Trung đoàn 24 của Sư đoàn Mãnh Hổ bị loại khỏi vòng chiến đấu với 1150 tên chết và bị thương (Ký sự lịch sử Sư đoàn viết là diệt trên 700 tên và 2 tên bị bắt sống). Tôi đã trao đổi với họ để họ hiểu rõ hơn những trận đánh này và cũng nói cho họ biết những tội ác của quân Nam Hàn trên chiến trường Bình Định. Rất tiếc là cái bia quân đội Nam Hàn dựng ở đèo An Khê đã bị đập vỡ, không còn dấu tích.

        Điều tôi day dứt nhất là một sự kiện có ý nghĩa lịch sử lớn lao như vậy, một sự kiện anh hùng như vậy mà nay không được lưu lại để cho mọi người biết. Một trung đoàn thiếu của ta đã hiên ngang đứng trên một đoạn đường chiến lược làm nhiệm vụ một hướng chiến dịch của Quân khu, chặn đứng sự lưu thông của địch gần một tháng trời, loại khỏi vòng chiến đấu một Trung đoàn thuộc Sư đoàn con cưng quân đội Nam Hàn có sự chi viện tối đa của không quân, pháo binh và xe tăng, xe bọc thép. Đã có hàng trăm cán bộ, chiến sỹ anh hùng của chúng ta đổ máu và ngã xuống ở đấy. Vậy mà đến nay không còn lại dấu tích gì! Có thể sự kiện lịch sử ấy sẽ bị quên lãng. Tôi đã nhiều lần trực tiếp bàn với các đồng chí lãnh đạo tỉnh Bình Định về xây dựng tượng đài kỷ niệm ở cây Rui nhưng vẫn chưa được đáp ứng. Tôi rất buồn và xót xa nhớ những cán bộ, Đảng viên Cộng sản trung kiên của Tiểu đoàn 6 đã nhẹ nhàng hiến dâng mạng sống của mình ở xung quanh Cây Rui như Chính trị viên Đại đội 3 Hoàng Sinh Tùng, tham mưu trưởng Tiểu đoàn 6 Nguyễn Hữu Thông, Đại đội trưởng Nguyễn Hữu Tài v.v... Không biết sau này còn có ai nhớ và nhắc đến nữa không! Nếu không làm một cái gì đó để ghi dấu sự kiện lịch sử ấy có lẽ chúng ta, những con người đang sống sẽ có lỗi với sự hi sinh của những đồng chí đó, chúng ta còn mắc nợ nhiều đối với các đồng chí đó.

        Về phần tôi, còn 3 năm nữa là tròn 80 tuổi đời và 60 tuổi Đảng. Tôi nghĩ tôi là người rất hạnh phúc vì đã sống qua hai Thế kỷ, đời trải qua nhiều sự kiện lịch sử to lớn của Đất nước ....

         Anh Tài ạ, nhiều lúc tôi nghĩ mình cũng đa năng. Hai mươi ba tuổi làm Bí thư huyện uỷ rồi vào quân đội, làm cán bộ chính trị, sau đó lại làm cán bộ quân sự, chỉ huy hàng Quân đoàn (lúc làm Tư lệnh mặt trận 579 ở Campuchia), chẳng mấy khi được học ở trường lớp, cứ cắn răng làm tới, vừa làm vừa học, thế rồi cũng làm được. Làm có ưu, có khuyết, trình độ năng lực có lúc bất cập với nhiệm vụ, nhưng lòng trung với Đảng, tận hiếu với dân thì không bao giờ thiếu. Tôi luôn khắc sâu trong tâm khảm là từ một học sinh nghèo, Cách mạng đã rèn tôi trở thành một cán bộ cao cấp, một vị Tướng. Thật không có vinh dự nào lớn hơn.

        Được biết anh chị mạnh khỏe, gia đình hạnh phúc, tôi rất mừng. Chúc anh luôn sống lạc quan, thảnh thơi trong những năm tháng cuối của cuộc đời. Tôi đã đọc bài thơ của anh. Thơ hay đấy, có tình cảm và gây ấn tượng.

        Xa nhau lâu quá, muốn nói mãi mà vẫn không hết chuyện. Chuyện chẳng đầu, chẳng đuôi, anh cố đọc cho vui nhé.

        Nhớ anh nhiều!

        Thân!


Lê Huẩn.       
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2017, 05:08:56 am »


        Đại tá Đinh Bá Lộc ( còn gọi Đinh Bá Tòng ),

        Nguyên Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chính trị viên Tỉnh đội tỉnh Bình Định.

        Ông là người đã gắn bó với Sư đoàn 3- Sao Vàng trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Tình cảm đó đã được ghi đậm nét trong bộ Hồi ký của ông. Xin trích đăng một số truyện ông viêt về cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn trong cuốn Hồi ký ấy.

TRẬN HUYẾT CHIẾN Ở PHƯƠNG DANH NAM

        Nhiệm vụ cơ bản của Trung đoàn 12 trong Tổng tiến công Xuân Mậu Thân là phải kéo cho được chủ lực địch và ghìm chân chúng ở ngoài thị xã Quy Nhơn để cho lực lượng vũ trang địa phương và quần chúng tiến công, nổi dậy cướp chính quyền ở nội thị.

        Những trận đánh mở đầu của trung đoàn ở Gò Trạm, Đập Đá và Sơn Lại Sứ (núi Bà) trong tháng 12 năm 1967 với tư tưởng “Đánh nhanh, rút nhanh” nên chưa tạo được sức ép mạnh để kéo chủ lực địch ra. Trong khi đó giờ G của chiến dịch Tổng tiến công đã tới gần.

        Ban chỉ huy Mặt trận Nam Bình Định họp quyết định phải đánh lại thị trấn Đập Đá và trụ đứng ban ngày tại đó, khống chế đường số I, chẹn yết hầu thị xã Quy Nhơn. Chỉ có như vậy mới buộc chúng đưa quân ra giải toả, tạo điều kiện cho đặc công, biệt động và bộ đội tỉnh đưa lực lượng vào Quy Nhơn.

        Lực lượng sử dụng vào trận đánh Đập Đá lần 2 gồm Tiểu đoàn 6, Trung đoàn 12 và 1 Trung đội bộ binh huyện An Nhơn. Đây là trận đánh dự kiến sẽ hết sức ác liệt. Cán bộ chiến sỹ đều quàng khăn đỏ Ngô Mây (một anh hùng liệt sỹ thời chống Pháp của tỉnh Bình Định) thề dưới cờ Tổ quốc: “Sẵn sàng quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh!”

        Đêm 18 tháng 1 năm 1968 (trước Tổng tiến công Mậu Thân 13 ngày), Trung đoàn 12 xuất quân. Trung đoàn trưởng Nguyễn Duy Hồng và Chính uỷ Trung đoàn Nguyễn Văn Vợi trực tiếp đến động viên. Quân số Tỉểu đoàn lúc đó, mỗi Đại đội chỉ có 30 tay súng do đồng chí Cừ (Chính trị viên Tiểu đoàn) và đồng chí Sen (Tiểu đoàn phó) chỉ huy, Trung đội của Huyện có 20 tay súng, do đồng chí Trợ , chính trị viên chỉ huy.

        Một giờ sáng ngày 19 tháng 1 năm 1968, Tiểu đoàn tiêu diệt gọn 2 Trung đội dân vệ tại trị trấn Đập Đá và phát triển chiếm lĩnh thôn Phương Danh Nam xây dựng trận địa. Phương Danh Nam là một thôn lớn, nằm phía Tây đường số 1, có nhiều cây cối. Đặc biệt có những luỹ tre già, cơ sở Cánh mạng của ta đã đào những hầm bí mật. Cán bộ Tiểu đoàn, Đại đội, Trung đội tranh thủ đi khảo sát địa thế, dự kiến hướng tấn công của địch, đặt ra các yêu cầu xây dựng tuyến phòng ngự của ta. Thực tế lúc đó bộ đội chưa được học chiến thuật phòng ngự trận địa, chỉ có phòng ngự chống càn. Chống càn thì đánh vừa phải, tiêu hao được địch là rút. Do yêu cầu nhiệm vụ chính trị lần này, Tiểu đoàn phải bám trụ đánh địch từ 5 đến 7 ngày. Đánh giữa đồng bằng và giữa vùng đất có nhiều căn cứ địch xung quanh. Biết chắc sẽ rất ác liệt, sẽ phải hy sinh nhưng không một ai tỏ ra dao động. Để dân khỏi liên luỵ, cán bộ ta đã vận động bà con sơ tán qua các thôn bên cạnh để tránh bom đạn. Trước hết là người già, trẻ em. Nhiều chị em phụ nữ kiên quyết ở lại giúp bộ đội nấu cơm nước và chăm sóc thương binh khi chiến đấu xẩy ra.

        Đúng như dự đoán, 8 giờ sáng ngày 19 tháng 1 năm 1968, bọn địch tưởng rằng trận đánh đêm qua chỉ là bộ đội địa phương nên cho hai Đại đội bảo an của quận An Nhơn kéo đến. Lập tức bị Tiểu đoàn xuất kích đánh tan tác. Chiều hôm đó, tên quận trưởng trực tiếp chỉ huy bọn tàn quân và tăng thêm 2 Đại đội bảo an khác, nhưng cũng bị đánh thiệt hại nặng phải rút lui.Sức mạnh của ta đã bộc lộ. Mất Đập Đá, thị trấn Bình Định bị uy hiếp trực tiếp, Thị xã Quy Nhơn bị đe doạ. Ngày hôm sau (20-1), tên Tỉnh trưởng tỉnh Bình Định đi trực thăng tới khu chiến khảo sát. Hắn khẳng định “Quân của Sư đoàn Sao Vàng đã đến đây”. Thời đó, tiếng tăm Sư đoàn Sao Vàng là nỗi ám ảnh kinh hoàng của quân nguỵ, vì qua 2 mùa khô 1966, 1967, Sư đoàn Kỵ binh không vận Mỹ và Sư đoàn Mãnh Hổ Nam Triều Tiên đã không “tìm diệt” được họ mà còn bị họ tiêu diệt lại. Với sự khẳng định trên, tên Tỉnh trưởng cầu cứu Bộ Tư lệnh vùng II chiến thuật xin quân Nam Triều Tiên chi viện.

        Nắm được tin tức tình báo nội tuyến về điều động lực lượng của địch, Ban chỉ huy Trung đoàn 12 chỉ thị cho Tiểu đoàn 6 phải tích cực củng cố công sự, xốc lại quân số, sẵn sàng đối mặt với quân Nam Hàn.

        Mờ sáng ngày 21 tháng 1, địch cho 1 Trung đoàn Nam Triều Tiên có 32 xe tăng, xe bọc thép kéo đến. Mở đầu là những trận ném bom dữ dội xuống làng Phương Danh Nam, tiếp đó, các trận địa pháo từ Mỹ Long (xã Cát Thắng), chợ Gồm, Gò Trạm và pháo từ hạm đội ngoài biển Quy Nhơn bắn dồn dập hàng tiếng đồng hồ. Làng Phương Danh Nam chìm trong khói bụi và lửa cháy. Bộ đội ta vừa kịp tu sửa lại công sự thì 2 Tiểu đoàn bộ binh Nam Hàn có 2 chi đội xe tăng dẫn đầu, đột kích 2 hướng vào thôn Phương Danh. Chúng ngạo mạn dàn hàng ngang, những tưởng bộ đội ta đã bị nghiền nát sau 2 tiếng đồng hồ bom pháo dội xuống. Chiến sỹ ta được lệnh để cho chúng vào thật gần mới bất ngờ nổ súng. Mấy chiếc xe tăng đi đầu đã bị B40, B41 của ta bắn cháy. Bọn chỉ huy thúc lính xông lên. Từ trong các công sự, hào giao thông đã sụt lở, bộ đội ta đồng loạt nổ súng. Xác địch nằm phơi ở rìa làng, không kéo ra được. Từ đó, địch lặp đi lặp lại điệp khúc: Dùng bom pháo bắn phá rồi cho xe tăng dẫn bộ binh xông vào. Suốt ngày chúng tiến công hàng chục lần nhưng vẫn không vào được trận địa ta.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2017, 05:09:35 am »


        Mặt trời vừa xuống núi, địch tăng thêm quân hình thành thế bao vây vòng trong, vòng ngoài. Máy bay C130 thả đèn dù, bắn pháo sáng tầng cao, tầng thấp sáng rực. Bộ đội ta cũng tranh thủ xây dựng công sự kiên cố hơn. Đào hầm chứa thương binh, sửa chữa vũ khí... Cán bộ đi quan sát thế vây của địch để dự kiến hướng tiến công ngày hôm sau.

        Ngày 22 và 23 tháng 1, địch dồn toàn bộ Trung đoàn Nam Triều Tiên và 1 liên đoàn bảo an phối hợp tiến công. Cường độ bom, pháo cao hơn. Thôn Phương Danh Nam bị cày nát, bị san bằng, nóng bỏng khói đạn. Cây cối gãy gục, nhà cửa đổ sập, đất bị xới thành bùn (chúng ném bom quá nhiều, nước từ ngoài ruộng ngấm vào, dềnh lên thành ao, thành vũng trong từng hố bom). Bộ đội ta bị tổn thất nặng, quân số hao hụt dần, nhưng vẫn bám giữ trận địa. Thương binh không thể đưa ra ngoài, được chị em dân quân du kích giúp đỡ chuyển xuống hầm bí mật hoặc đưa xuống các hầm do bộ đội ta mới đào.

        Để giảm áp lực của địch đối với Tiểu đoàn 6, Ban chỉ huy Trung đoàn 12 cho Tiểu đoàn 5 đánh lên Bàng Châu, Cầu Xi-ta trên đường số I, nhằm thu hút địch. Nhưng bọn Nam Triều Tiên không để ý, cứ bám riết lấy Phương Danh Nam. Từ Sở chỉ huy Trung đoàn ở núi Bà nhìn xuống, chúng tôi ứa nước mắt khi nghĩ đến kết cục trận đánh, ứa nước mắt nghĩ đến lòng dũng cảm hy sinh của các chiến sỹ.

        Ngày 24-1, ngày thứ 6 ở Phương Danh Nam, hầu hết bộ đội ta đều bị thương. Địch mở đợt tiến công tổng lực. Cả Tiểu đoàn chỉ còn 1 quả đạn B40, Đại đội trưởng Đại đội 3 Vũ Đăng Cộng đã bị thưong gãy một cánh tay. Anh bảo xạ thủ B40 đặt súng chống tăng lên vai, chờ cho xe tăng địch vào cách 20 mét mới nổ súng. Địch biết thế trận của ta đã suy giảm nên chúng vẫn thúc xe tăng và bộ binh tràn lên. Những cuộc hỗn chiến giữa bộ đội ta và bộ binh địch diễn ra khốc liệt khắp thôn Danh Nam. Những đồng chí bị thương nặng thì lắp đạn cho đồng chí bị thương nhẹ chiến đấu. Đồng chí này hy sinh, đông chí khác thay. Súng hết đạn thì dùng lưỡi lê, báng súng. Ở góc phía Tây thôn, bọn địch ỷ thế đông, quây lấy các chiến sỹ ta để bắt sống. Nhưng các đội viên Quyết tử của Tiểu đoàn đã đứng dậy dùng cuốc xẻng và báng súng đánh giáp lá cà với địch cho đến khi hy sinh tới người cuối cùng.

        Hôm đó mặc dù đã chiếm được đa phần thôn Phương Danh nhưng địch không dám ở lại mà lùi ra xa, dùng dây thép gai rải quanh làng. Cho xe tăng chốt chặn các ngõ ngách tạo vòng vây thứ 2. Ngoài cùng là vòng vây của bọn bộ binh. Chúng bắn pháo cầm canh vào thôn để không cho bộ đội ta làm công sự (chúng vẫn không biết lực lượng ta ở trong thôn còn bao nhiêu). Đèn dù pháo sáng thả dày đặc, sáng như ban ngày, có thể thấy được bất cứ di động nào trong làng. Chúng định vây chặt để sáng hôm sau quét mẻ lưới cuối cùng.

        Nhưng đêm đó, Tiểu đoàn chỉ còn 7 đồng chí, do đồng chí Chúc, trợ lý tác chiến (người Thanh Hoá) đã lách khỏi 3 vòng vây của địch trở về. Tất cả các liệt sỹ đều phải nằm lại, hoá thân vào mảnh đất Phương Danh Nam đẫm máu.

        Ngày hôm sau, địch vẫn tiếp tục ném bom, bắn pháo hàng tiếng đồng hồ rồi cho xe tăng dàn hàng ngang dẫn đầu bộ binh tràn vào làng. Chúng lồng lộn chạy ngang, chạy dọc chà nát tất cả. Không có một tiếng súng kháng cự nào của ta nhưng bọn lính Nam Hàn đã chứng kiến hàng trăm cán bộ, chiến sỹ Tiểu đoàn 6 hy sinh trong mọi tư thế: đầu, mình, tay, chân quấn đầy băng mà vẫn ôm chặt súng, mắt mở trừng trừng nhìn thẳng về phía trước, biểu lộ ý chí bất khuất, khiến chúng kinh sợ, vội vàng tuyên bố “Đã hoàn tất quân vụ” và nhanh chóng rút lui, giao cho địa phương quân và chính quyền sở tại giải quyết hậu chiến.

        Trận Phương Danh Nam của Tiểu đoàn 6 và bộ đội huyện An Nhơn là tấm gương sáng chói về tinh thần dũng cảm và đức hy sinh cao cả của cán bộ, chiến sỹ Sư đoàn Sao Vàng nói riêng, của quân Giải phóng miền Nam nói chung. Họ đã hy sinh nhưng đã hoàn thành được nhiệm vụ vẻ vang mà Bộ chỉ huy Mặt trận Bình Định đặt ra là thu hút kìm chân phần lớn chủ lực địch ở cánh Nam, tạo điều kiện cho quân dân Khu Đông Bình Định tiến công và nổi dậy tại thị xã Quy Nhơn, gây tiếng vang lớn trong mùa xuân năm 1968.

        Liên tục mấy ngày sau đó, bọn địch bắt tù chính trị và nhân dân quanh vùng đến gom thi hài các liệt sỹ ta, mai táng chung một ngôi mộ tại làng Phương Danh Nam. Với lòng kính trọng và biết ơn, nhân dân ta, từ già đến trẻ, đã gọi đó là Mộ Tổ. Hễ có dịp đi qua, bất kỳ lúc nào cũng tìm cách đắp một hòn đất, hòn đá, thắp một cây nhang để bày tỏ tấm lòng mình. Những gia đình có người tham gia nguỵ quân, nguỵ quyền cũng không bỏ qua tục lệ đó.

        Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bình Định và huyện An Nhơn đã cho xây lại ngôi mộ, xây dựng bia, khắc tên 153 liệt sỹ đã ngã xuống trong trận huyết chiến ở thôn Phương Danh Nam. Vào ngày rằm và mồng một hàng tháng, bà con thường đến thắp hương. Riêng ngày 24 tháng 1 và rằm tháng 7 hàng năm được đồng bào xem là ngày giỗ các liệt sỹ. Hương hoa, lễ vật tuỳ tâm, bà con kính cẩn đặt lên Bia tưởng niệm để tri ân hương hồn những liệt sỹ trận vong. Đó là một nét đẹp trong văn hoá tâm linh, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc đối với thế hệ trẻ ở huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định hôm nay và mai sau.

Quy Nhơn, tháng 9 năm 2005       
Đ.B.L.                         
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2017, 10:21:32 am »

       
TRẬN MỞ ĐẦU CỦA SƯ ĐOÀN SAO VÀNG Ở NÚI BÀ, KHU ĐÔNG

        Mặt trận Quy Nhơn là trọng điểm của chiến dịch Xuân Mậu Thân (1968) ở chiến trường Bình Định. Đồng chí Nguyễn Xuân Hữu, Thường vụ Khu uỷ 5 xuống chỉ đạo trực tiếp. Ban chỉ đạo chiến dịch quyết định điều Trung đoàn 12 (Sư đoàn Sao Vàng) tăng cường cho chiến trường Khu Đông. Nhiệm vụ trước mắt của Trung đoàn là đánh địch dọc Quốc lộ I- đoạn phía Bắc thị xã Quy Nhơn, thu hút chủ lực nguỵ và quân Nam Hàn (Nam Triều Tiên) cho lực lượng tỉnh mở hành lang, làm bàn đạp tiến công vào nội thị. Sau đó, tuỳ tình hình, Trung đoàn sẽ là một mũi tiến công quan trọng vào Quy Nhơn.

        Là Trung đoàn chủ lực trong đội hình Sư đoàn, thường đứng chân các dãy núi phía Tây của tỉnh Bình Định, nay phải xuống vùng sâu, địa bàn đồng bằng, tác chiến độc lập, cán bộ chiến sỹ Trung đoàn 12 không khỏi bỡ ngỡ. Nơi đây, qua 2 mùa khô, quân Nam Triều Tiên (ta thường gọi là Nam Hàn hoặc Đại Hàn) đã thực hiện chính sách đốt sạch, phá sạch, tàn sát hàng ngàn dân vô tội, biến vùng đồng bằng trù phú, đông đúc dân cư trở thành vùng trắng, cây cỏ hoang tàn. Hàng ngày, máy bay do thám các loại của địch quần lượn chỉ điểm. Hễ phát hiện bóng người là gọi bom, pháo dội tới và đổ quân bao vây bắt sống. Đường vận chuyển vũ khí từ phía Tây xuống bị địch dùng rào kẽm gai hoặc bãi mìn và quân phục kích ngăn chặn. Một con vật hoang đi qua cũng bị tiêu diệt. Lực lượng của ta hoạt động ở đây không chỉ chịu đựng ác liệt, hy sinh mà còn thiếu thốn mọi bề. Đó là những khó khăn mà Trung đoàn 12 phải vượt qua.

        Để vào được Khu Đông, Trung đoàn đã phải dùng trinh sát, công binh mở đường qua các bãi mìn bố phòng của địch. Chỉ một lối nhỏ đủ một người đi. Bước lệch ra ngoài là giẫm phải mìn địch. Đi từng phân đội, đi làm nhiều đêm, nhiều đợt, không được để lại dấu vết vì ban ngày địch đi kiểm tra.

        Cuối tháng 11 năm 1967, Trung đoàn vào tới núi Bà. Đó là một dãy núi lớn ở phía Đông đường số 1, sát biển Đông, thuộc địa phận huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Từ lâu, núi Bà là căn cứ của chiến trường Khu Đông gồm nam Phù Cát, đông An Nhơn và bắc thị xã Quy Nhơn. Vừa đến nơi dừng chân, Trung đoàn đã quyết định chọn 2 mục tiêu: Gò Trạm và thị trấn Đập Đá. Đánh 2 mục tiêu này nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, tạo khí thế và niềm tin cho đơn vị, thăm dò sự phản ứng của địch ở chiến trường mới, rút kinh nghiệm cho các trận tới. Trung đoàn giao cho Tiểu đoàn 6 chuẩn bị mục tiêu Gò Trạm, Tiểu đoàn 5 chuẩn bị mục tiêu Đập Đá.

        Là cán bộ chỉ huy bộ đội tỉnh nhiều năm, lại là thành viên Ban chỉ đạo Mặt trận Quy Nhơn, tôi được phân công giúp đỡ Trung đoàn chuẩn bị chiến trường đánh thắng trận đầu. Gò Trạm nằm phía Nam quận lỵ Phù Cát hơn 1km. Địch xây dựng tại đây một trung tâm huấn luyện Hạ sỹ quan cho Vùng Chiến thuật II (Vùng Chiến thuật tương đương như Quân khu). Diện tích căn cứ gần 10 ha. Học viên có lúc đến hàng ngàn tên. Hệ thống phòng thủ kiên cố, có 1 trận địa pháo 105 ly 4 khẩu, do 1 tiểu đoàn bảo vệ. Thị trấn Đập Đá nằm sát Quốc lộ 1, có 2 Trung đội dân vệ và bọn chính quyền quận khét tiếng phản động, kìm kẹp nhân dân khắc nghiệt.

        Cả 2 mục tiêu trên từ lâu chưa bị ta đánh nên rất chủ quan, hống hách.

        Phương án đánh Gò Trạm, Trung đoàn trưởng Nguyễn Duy Hồng xác định: Căn cứ rộng, quân địch đông nhưng ô hợp. Ta tổ chức đánh 2 mũi từ hướng Đông Nam (hướng địch sơ hở) tiêu diệt bọn học viên. Còn lại dùng hoả lực DKZ, cối 82 đánh vào Sở chỉ huy và trận địa pháo. Đánh nhanh, rút nhanh, qua sông Chánh Mẫn về đứng chân ở xã Nhơn Phong (nam Phù Cát). Tại Đập Đá, địch luôn di động, dân đông, do đó phải nhờ cơ sở địa phương dẫn đường, tổ chức 2 mũi, bí mật rê quân gặp địch ở đâu, tác chiến tại đó. Ai gặp địch trước đánh trước, không phải chờ nhau. Đánh xong rút về nơi quy định. Mật danh Gò Trạm là 01, Đập Đá là 02.

        Đêm 4 tháng 12 năm 1967, từ vị trí tập kết, các đơn vị xuất quân. 23 giờ, Sở chỉ huy Trung đoàn nhận báo cáo “01 đã đến vị trí tạm dừng. Tình hình thuận lợi, đang làm công tác tổ chức”. Anh Hồng, Trung đoàn trưởng nhắc 01: “Phải nổ súng đúng giờ G”, 02 báo cáo: “Đã vào tới ngoại vi thị trấn. Cơ sở cho biết, địch đang tập trung tại trụ sở”. Anh Hồng chỉ thị cho 02 “Phải sau giờ G+1 mới nổ súng, không được nổ súng trước 01”.

        Đúng giờ G (01 giờ ngày 05 tháng 12 năm 1967), ta tiến công Gò Trạm. Cối 82, ĐKZ 75 và các hoả lực đi cùng bộ binh của ta nổ dồn dập. Bọn địch hoảng loạn kêu la. Ở Đập Đá, các chiến sỹ Tiểu đoàn 5 nổ súng giòn giã. Các trận đánh chỉ diễn ra khoảng nửa tiếng đồng hồ. Ta chủ động lui quân, địch chưa kịp hoàn hồn thì bộ đội đã biến mất. Sáng hôm sau, cơ sở 2 nơi báo cáo: Tại Gò Trạm, địch thiệt hại 150 tên. Bọn học viên hoang mang, một số tên đào ngũ hoặc bỏ về đơn vị, không theo học nữa. Ở Đập Đá, 2 Trung đội dân vệ bị thiệt hại nặng, ta bắt một số tên, giao cho địa phương.

        Cùng đêm đó, Đại đội vũ trang huyện Phù Cát đánh tan 2 Trung đội dân vệ ở Nam quận lỵ, phối hợp với Gò Trạm.

        Ba trận đánh đều thắng lợi. Ta thương vong không đáng kể. Mọi người phấn khởi, nhân dân lan truyền tin tức: Bộ đội chủ lực đã về vùng Đông. Nguỵ quân, nguỵ quyền lo sợ. Trung đoàn 12 đã khẳng định được vai trò của mình trên địa bàn mới. Nhưng những thử thách mới đang chờ họ ở phía trước.

Quy Nhơn, tháng 01- 2005.        
Đ.B.L.                     
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Ba, 2017, 10:27:39 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2017, 10:27:05 am »


VỤ THẢM SÁT Ở THÔN KIM TÀI

           Trong Tổng tiến công năm Mậu Thân (1968), mỗi lần ra quân đánh những trận quyết liệt, các chiến sỹ Trung đoàn 12 (Sư đoàn 3-Sao Vàng), cổ quàng khăn đỏ, tập hợp trên nền nhà bỏ hoang ở thôn Kim Tài (xã Nhơn Phong, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định) làm lễ tuyên thệ “Cảm tử để trả thù cho nhân dân Kim Tài”. Đây là một hình thức công tác chính trị tư tưởng của bộ đội ta thời bấy giờ. Tội ác của địch được các nhân chứng tố cáo. Cán bộ chính trị luận tội, lên án và phát động lòng căm thù địch trong cán bộ, chiến sỹ để hăng hái xung trận.

           Thiết nghĩ, những cán bộ, chiến sỹ của Sư đoàn hôm nay và mai sau nên biết tội ác dã man của kẻ thù để góp phần luận giải vì sao chúng ta phải tiến hành chiến tranh Cách mạng.

        Câu chuyện mà tôi viết lại đây là từ lời kể của một con người đã sống sót trong vụ thảm sát của bọn lính Nam Hàn tại thôn Kim Tài.

        Chị là Phan Thị Năm, sinh năm 1940 ở thôn Tam Hoà, xã Nhơn Phong, huyện An Nhơn. Chị sinh được 3 con. Con lớn 6 tuổi, con giữa 4 tuổi và con nhỏ nhất mới 10 tháng tuổi. Chồng chị là Lê Đình Sơn, cán bộ thông tin-văn hoá thôn, đã bị địch bắt. Chị tần tảo nuôi mẹ chồng và nuôi con. Chị kể:

        Mờ sáng ngày 9 tháng 1 năm 1966, các trận địa pháo địch bắn tới Núi Đất suốt nửa tiếng đồng hồ. Sau đó, máy bay phản lực đến ném bom dọn bãi. Dứt bom, từng đàn trực thăng chở quân đến đổ quân xuống Núi Đất. Tám giờ, bộ binh Nam Hàn tràn xuống thôn Liêm Lợi. Bọn lính Bảo An từ thị trấn Đập Đá kéo vào thôn Thanh Danh và Thanh Giang. Tiếng súng nổ loạn xạ khắp thôn xóm. Chị Năm đưa mẹ chồng và 3 con xuống hầm tránh đạn. Tới 10 giờ, tiếng súng im dần, chị tranh thủ vào nhà nấu cơm. Cơm vừa chín thì quân Nam Hàn xộc vào nhà, đá hết nồi niêu, đập phá mọi đồ dùng gia đình. Chúng bắt mẹ chồng, 2 em chồng và 4 mẹ con chị ra dấu hỏi “vi si?” (Việt Cộng đâu?). Chị lắc đầu. Nó đánh báng súng ngang hông, chị đau quá kêu lên 2 tiếng “Trời ơi!”, hai con lớn chạy tới ôm mẹ. Một tên khác đạp chị ngã sấp. Tưởng chị chết, cả nhà vật vã kêu khóc. Chúng lao tới lôi mọi người ra và dựng chị dây. Nó ra dấu bảo đi. Chị bước tới nồi cơm bị vỡ, bốc nắm cơm cho các con. Nó đá nắm cơm tung tóe rồi lấy dây trói chị cùng mẹ chồng, 2 em chồng và 2 con lớn. Con nhỏ chị bế trên tay, nó giật ra để trói tay nhưng chị cố ôm chặt con nên nó trói lỏng hơn. Chúng dồn tất cả đến nhà ông Trạc ở thôn Kim Tài. Ở đó đã có khoảng bốn chục người, hầu hết là người già, phụ nữ, trẻ con. Trong nhà có giường tủ, bàn thờ và người chật kín. Tất cả đều bị buộc vào nhau. Bảy người nhà chị bị tống vào vách ngăn phía sau.

        Bọn Nam Hàn mặt hằm hằm, mắt trợn tròn, không có lông mày, trông rất man rợ. Chúng ra dấu bảo mọi người ngồi im. Ai cũng tưởng chúng nhốt vào đây, chờ lục soát xong sẽ thả. Không ngờ, một lát sau mấy tên lính xách ba bốn can xăng tưới vào nhà, đóng chặt cửa rồi ném lựu đạn vào. Lựu đạn nổ, căn nhà bốc cháy đùng đùng. Bà con kêu la thất thanh, trẻ con kêu cha kêu mẹ xé lòng. Lửa cháy càng to, tiếng kêu càng lịm dần. Chị Năm 2 chân bị bỏng, nhờ tay bế con chúng trói lỏng nên chị gỡ ra được. Trong nhà khói mịt mù, ngộp thở, chị quờ quạng mò tìm người thân, thấy 2 con và 2 em chỉ thoi thóp, mắt mở trưng trừng, chị gào lên: “Con ơi, em ơi”. Vuốt mắt cho con, cho em xong, thấy mẹ chồng đang còn quằn quại, bà cố gắng hỏi: “Con có sao không?”, chị lẩm bẩm trong miệng nói không ra tiếng vì lửa và khói. Chị vội cởi trói cho mẹ chồng rồi một tay bồng con, một tay kéo mẹ chồng trườn xuống nhà dưới. Nhìn ra sân thấy chúng bắn chị Cao Thị Thảnh khi chị bò ra. Ông Hạt và chị Năm bị thương cũng bò xuống nhà dưới. Lửa khói ngợp, ông Hạt trốn chạy ra vườn, chị Năm bị thương nặng lại còn con nhỏ và mẹ chồng nên không chạy theo được, đành tụt xuống căn hầm tránh pháo. Bỗng nghe đánh “Rầm” một tiếng và khói lửa mịt mù. Thì ra, nhà dưới cháy bị sập, xà ngang rơi ngay nóc hầm. Chị cố kéo mẹ chồng lên nhưng bà đã tắt thở. Vuốt mắt mẹ, chị bế con lăn ra ngoài bất tỉnh. Khi tỉnh lại, thấy mình còn sống, đứa con chị cũng còn sống. Chị ôm con bò ra vườn chuối, xuống hầm trú ẩn ngoài vườn. Một chân bị thương mất nhiều máu, chân kia bị bỏng rộp nóng rát. Khát nước đến đắng họng, chị nằm thiếp trong hầm suốt đêm. Gần sáng, con chị khóc đòi bú, chị giật mình tỉnh dậy. Một tên lính Nam Hàn đứng trên nóc hầm chĩa súng xuống hét to mấy tiếng gì đó rồi ra dấu bảo chị bước lên. Chị ráng trườn lên, hắn dùng báng súng đánh vào lưng, bắt chị đứng dậy. Hai chân chị đã tê dại không thể đứng nổi. Chúng kéo lê chị, đau quá chị lại ngất lịm. Tên lính thấy vậy bỏ đi. Khi  tỉnh dậy, chị thấy bên cạnh là xác 2 đồng chí du kích.

        Năm 2001, sau 35 năm, tôi trở về thôn Tam Hoà thăm chị Năm. Tuy đã cao tuổi nhưng chị vẫn nhớ rõ về vụ thảm sát của lính Nam Hàn ở thôn Kim Tài. Chị nói: “Trong số 38 người bị thảm sát hôm đó, riêng thôn Kim Tài có 23 (6 trẻ em và 17 phụ nữ), 15 nạn nhân nữa là các thôn trong xã. Mối hận thù này phải nhắc con cháu không thể nào quên”.

        Tôi xúc động trước tấm lòng chị và xin phép ra thắp hương nơi tạc bia ghi tên những người vô tội đã bị kẻ thù tàn sát.

Quy Nhơn, tháng 1 năm 2005       

Đ.B.L.                     
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2017, 10:32:22 am »


CƠ QUAN CHỈ HUY TRUNG ĐOÀN CŨNG VÀO TRẬN

        Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đối tượng tác chiến là quân Mỹ và quân chư hầu của Mỹ, có khả năng cơ động bằng máy bay, trực thăng nên không bao giờ có chiến tuyến nhất định. Chúng có thể đánh phía trước, đánh phía sau và đánh từ trên xuống v.v... Thực tế đó đặt ra cho các đơn vị phục vụ và cơ quan đều phải sẵn sàng chiến đấu và biết cách chiến đấu để đánh địch, bảo vệ mình. Trận tử chiến của Trung đoàn bộ, Trung đoàn 12 là một tấm gương về tinh thần đó.

        Đầu tháng 6 năm 1968, Trung đoàn 12 được lệnh rời khỏi khu Đông về phía Tây huyện Phù Cát, Phù Mỹ nhận nhiệm vụ mới. Lúc đó Trung đoàn bộ đứng chân ở phía Nam hòn Vọng Phu (núi Bà) thuộc xã Cát Chánh (nay là Cát Hải). Nơi đây có nhiều hang, gộp đá lớn nhỏ kế tiếp chồng lên nhau. Cây cối chỉ có loại gai quýt và dây leo, trong quân sự chỉ có giá trị che khuất, còn che đỡ phải nhờ những hang đá. Dưới hang đá thật kỳ lạ, trời ban là luôn có nước chảy. Trú quân tại đây, yếu tố bí mật đặt lên hàng đầu vì khả năng cơ động lực lượng khó khăn do đồi núi trống trải. Cơ động trong hang chỉ lên xuống dọc từng con suối, cơ động ngang phải qua đồi trọc.

        Lần đó, do một cán bộ đại đội đặc công đi chiêu hồi (bỏ đơn vị vào vùng địch) nên vị trí đóng quân của cơ quan bị lộ. Lập tức, chúng dùng một Trung đoàn Nam Triều Tiên đổ xuống núi Bà. Sáng ngày 20-6-1968, sau hàng tiếng đồng hồ ném bom, bắn pháo rồi trực thăng vũ trang đến phóng rốc két dọn bãi, từng đàn máy bay chở quân đổ xuống xung quanh hòn Vọng Phu. Tới 10 giờ, chúng chia làm nhiều cánh quân tiến vào nơi ở của Trung đoàn bộ, Trung đoàn 12. Như con thú đã đánh hơi thấy mùi, bọn chỉ huy địch thúc lính bò vào các hang đá. Đại đội trinh sát, Trung đội vệ binh của Trung đoàn thoắt ẩn thoắt hiện qua các gộp đá dùng M79, tiểu liên, lựu đạn diệt từng tốp địch, lấy xác địch chất ở cửa hang. Bọn chỉ huy địch cho lính bắn hoả tiễn M72 và thả lựu đạn xuống hang để kéo xác đồng bọn. Chiến sỹ ta tìm lối ra khác, tập kích sau lưng chúng. Cuộc chiến giằng co suốt ngày. Địch không dám ném bom, bắn pháo vào vì xác đồng bọn còn ở cửa hang. Đánh tay đôi bằng súng bộ binh, dù chúng lợi thế về quân số, vũ khí vẫn không thể diệt được ta.

        Ngày thứ 2, chúng tăng quân, hình thành thế vây Trung đoàn bộ. Cán bộ, chiến sỹ sát bên nhau rời khỏi hang, bám các gộp đá phía ngoài chờ cho địch vào gần mới nổ súng. Bất chấp xác đồng bọn, chúng giãn quân ra và gọi trực thăng đến phóng rốc két vào các hang đá, sau đó cho từng toán nhỏ bò vào dùng lựu đạn hoá học (lựu đạn cay) ném xuống hang. Từ dưới hang nhìn lên, mấy chiến sỹ trinh sát đã bắn gục địch khi chúng chưa kịp thả lựu đạn và mù cay. Bọn chỉ huy vẫn thúc lính xông lên. Một số tên đã vào được hang. Hang hẹp, tối, các chiến sỹ trinh sát và vệ binh đã dùng lưỡi lê, dao găm và cả võ thuật quật ngã từng tên. Sau đó tụt xuống sâu, chuyển qua hang khác. Một ngày nữa trôi qua. Địch vẫn bủa vây 4 phía, chúng cẩu máy phát điện đặt tại đèo Chánh Hy để phục vụ đèn pha chiếu sáng cả vùng ruộng phía đông núi Bà. Mấy chiếc Bo bo chạy dọc bờ biển canh chừng ta rút ra phía biển.

        Đêm hôm đó, ban chỉ huy Trung đoàn đang họp bàn tìm cách phá vòng vây thì nhận được điện của Sư đoàn ra lệnh phải đưa đơn vị chuyển gấp ra huyện Phù Mỹ để đánh địch, phối hợp chiến trường chung. Tinh thần và khí thế “Tổng tiến công” lúc bấy giờ vẫn còn nóng bỏng nên ý thức hợp đồng tác chiến luôn hết sức nghiêm túc trong mỗi cán bộ, chiến sỹ. Thường vụ Đảng uỷ Trung đoàn họp chớp nhoáng và quyết định: ra lệnh cho các tiểu đoàn bộ binh, các đại đội hoả lực chủ động rút khỏi khu chiến về tập kết tại Đèo Bồng, chân điểm cao 500 (tây Phù Mỹ). Trung đoàn trưởng Nguyễn Duy Hồng và chính uỷ Nguyễn Văn Vợi cùng Trưởng tiểu ban tác chiến, tiểu ban trinh sát, tổ chức gọn nhẹ, vượt khỏi vòng vây địch để kịp về Phù Mỹ chỉ huy đơn vị. Phó trung đoàn trưởng Nguyễn Duy Thương, Phó chính uỷ Dương Minh Ngọ, chủ nhiệm chính trị Hoàng Hữu Phĩa sẽ ở lại chỉ huy cán bộ, chiến sỹ các cơ quan và đơn vị trực thuộc tiếp tục đánh địch rồi tìm cách về hậu cứ sau. Người ở lại và người ra đi ôm nhau từ biệt. Những giọt nước mắt lặng lẽ chảy trên má.

        Ngày thứ 3, địch đánh thẳng vào khu vực cơ quan tham mưu và cơ quan chính trị Trung đoàn. Các chiến sỹ vệ binh, trinh sát lần lượt hi sinh. Tham mưu trưởng Hoàng Xuân Dĩnh bị một mảnh lựu đạn địch, gãy cánh tay phải, anh chuyển súng ngắn sang tay trái bắn chết 2 tên địch trước khi chúng bu vào bắt sống. Phó tham mưu trưởng Trọng vừa nhô lên ném trái lựu đạn vào toán địch phía trước thì bị một loạt đạn của địch ở phía bên phải bắn sang. Anh hi sinh trong tư thế vươn ra phía trước. Ở khu vực cơ quan chính trị, sau khi trợ lý thanh niên Hà Văn Quỳ và nhân viên văn thư Nguyễn Xuân Trạch xông ra dùng súng Các-bin và CKC chiến đấu hi sinh, toàn cơ quan chỉ huy còn súng ngắn, lựu đạn. Trưởng tiểu ban bảo vệ Nguyễn Xuân Viên và trưởng tiểu ban cán bộ Cao Xuân Bấm chỉ huy anh chị em bám chắc cửa hang chiến đấu đến cùng, quyết không để địch bắt. Các anh lần lượt hi sinh, tiếp đó là trợ lý tổ chức Trần Xuân Ba,  Nguyễn Công Sô, trợ lý bảo vệ Nguyễn Uông, súng ngắn hết đạn đã dùng lựu đạn diệt địch. Thi thể các đồng chí nằm rải rác quanh các gộp đá trước cửa hang.

        Địch chiếm được nơi trú chân của cơ quan Trung đoàn nhưng không thu được bất cứ tài liệu quan trọng nào. Tất cả đều đã được thiêu huỷ khi mọi người hạ quyết tâm tử chiến với kẻ thù. Thường ngày họ luôn tới các đơn vị động viên bộ đội sẵn sàng “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, và lúc này, chính họ đang thực hiện lời thề đó. Đó là phẩm chất cao quý của người cán bộ Trung đoàn 12 nói riêng và của đội ngũ cán bộ trong và ngoài quân đội thời chống Mỹ, cứu nước. Nói và làm, làm và nói, không phân biệt trên dưới, khi lâm trận là cùng nhau gánh vác, chia sẻ.

        Gần một năm đánh giặc ở khu đông tỉnh Binh Định, Trung đoàn 12 đã tỏ rõ khí chất “Kiên cường trụ bám, độc lập tác chiến, tự lực tự cường”. Đó là nét đặc sắc tạo nên truyền thống của Trung đoàn và của Sư đoàn Sao Vàng. Trung đoàn được tặng Huân chương Quân công hạng Ba. Tiểu đoàn 5 được nhận lá cờ “Đơn vị diệt nhiều quân Nam Triều Tiên nhất” do Quốc hội Chính phủ và nhân dân Bắc Triều Tiên tặng.

Quy Nhơn, tháng 9 năm 2005       
Đ.B.L.                       
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2017, 10:36:36 am »


LẠI TIẾP TỤC “TỔNG TIẾN CÔNG”

        Các đơn vị đánh vào thị xã Quy Nhơn trong Tết Mậu Thân vừa rút ra thì nhận được điện của cấp trên: “ chiến  dịch Mậu Thân là một giai đoạn liên tục tiến công không được dừng lại”.  Ban chỉ huy Mặt trận nghiên cứu kỹ bức điện và nhận thức rằng “ chiến dịch phải đánh nhiều đợt nối tiếp nhau trong một thời gian dài. Kết thúc chiến dịch là do cấp trên quyết định, không phụ thuộc vào tình hình cụ thể của một đơn vị nào.”

        Từ nhận thức đó, mặc dù hai tháng qua, các đơn vị liên tục quần lộn đánh địch, quân số tổn thất không có bổ sung nhưng chúng tôi phải chấp hành mệnh lệnh cấp trên để phối hợp với toàn miền. Cái khó lúc này là không còn yếu tố bí mật, bất ngờ và quân số, vũ khí thiếu hụt. Nhưng “quân lệnh như sơn”, phải quán triệt tinh thần đó tới từng cán bộ, chiến sỹ, động viên anh em tiếp tục chiến đấu. Bộ Tư lệnh Sư đoàn 3 Sao Vàng cử đồng chí Nguyễn Huyền (tức Nguyễn Đình Trọng), Phó chính ủy Sư đoàn xuống Khu Đông. Cùng đi có Tiểu đoàn 300 đặc công của Quân khu 5. Sự có mặt của chỉ huy Sư đoàn và lực lượng đặc công đã tăng thêm niềm tin và phấn khởi trong cán bộ, chiến sỹ Trung đoàn 12. Họ lại hào hứng vào trận.

        Đợt tiến công này, cả Trung đoàn ra quân. Tiểu đoàn đặc công đánh căn cứ Xuân Mỹ trên núi Kỳ Sơn và trận địa pháo tại ngã ba Quán Cây Xoài ( xã Phước Thuận). Đây là những mục tiêu do bọn Nam Triều Tiên chiếm giữ, Tiểu đoàn 4 đánh các vị trí ngoại vi quận lỵ Tuy Phước. Tiểu đoàn 5 bố trí tại xã Phước Sơn, sẵn sàng đánh địch hành quân giải toả. Hỏa lực của trung đoàn tập kích, khống chế các trận địa pháo địch ở Gò Bồi ( Phước Hòa) và Mỹ Long ( Cát Thắng). Tiểu đoàn 6 làm lực lượng dự bị. Sở chỉ huy trung đoàn ( tiền phương) đặt tại xã Phước Sơn có đồng chí Huyền (phó chính ủy Sư đoàn) tham gia.

        Việc tổ chức cho các đơn vị hành quân giữa vùng đồng bằng nhiều sông, rạch khá vất vả, chỉ đi được vào ban đêm. Ban ngày ém quân trong các làng hoang. Cỏ, cây dại rậm rạp nhưng thấp bé, trực thăng tuần tiễu của địch có thể bay đến bất cứ lúc nào. Nếu sơ hở để lộ dấu vết là bom, pháo và chúng đổ quân vào đánh ngay. Bộ phận đánh các mục tiêu sát thị xã Quy Nhơn phải vượt sông Gò Bồi, dùng thuyền chèo trên đầm Thị Nại vào trú quân dưới tán lá sú, vẹt ở mé đầm. Bộ đội mắc võng giữa các cành của những cây mắm, ăn cơm vắt, nhai gạo rang. Khi có máy bay địch đi lùng là phải ngâm mình xuống nước

        Ban lãnh đạo Mặt trận đã chỉ thị cho cơ sở ta ở xã Phước Sơn tích cực giúp đỡ các đơn vị. Ở Khu Đông, thời gian này xã Phước Sơn là xã còn dân và có cơ sở mạnh nhất. Bao nhiêu lần địch xúc tát vào vùng chúng kiểm soát, đồng bào vẫn đấu tranh quay trở về thôn xóm. Lần này, những tưởng sau Tết Mậu Thân, các lực lượng vũ trang đã rút lên núi nhưng lại được báo bộ đội chủ lực Sao Vàng trở về, nhân dân vui mừng lo sắm cơm nước chào đón. Các mẹ, các chị che đèn rọi từng chiến sĩ khen ngợi: “ Tuổi trẻ, thư sinh thế này mà đánh giặc thật anh dũng, kiên cường.”

        23 giờ ngày 22 tháng 4 năm 1968, cơm nước xong, các đơn vị hành quân tiếp cận căn cứ địch. Đúng 1 giờ ngày 23 tháng 4 năm 1968, đặc công đánh chiếm trận địa pháo quán Cây Xoài. Chỉ có tiếng đạn B40, B41 và thủ pháo, lựu đạn...Sau 30 phút, 5 khẩu pháo 105 ly của địch bị phá hủy, 15 xe quân sự bị đốt cháy. Một đại đội quân Nam Triều Tiên gian ác phải đền mạng. Cùng thời gian đó, cứ điểm Xuân Mỹ ở núi Kỳ Sơn cũng bị tiến công. Nhưng do nghiên cứu địa hình gấp gáp, không phát hiện hết các hàng rào phòng thủ nên ta đột nhập được ba hàng rào, còn hai hàng rào nữa đã đến giờ nổ súng. Ban chỉ huy tiểu đoàn quyết định cường tập để thực hiện mệnh lệnh hiệp đồng chiến đấu. Cường tập mà không có pháo binh chi viện nên bộ đội ta không thể nào vượt qua lưới đạn dày đặc của địch. Hơn 50 cán bộ,chiến sỹ đã hy sinh ngay trên hàng rào. Trận đánh thất bại. Một sự mất mát to lớn đối với ta, vì đây là những chiến sỹ đặc công ưu tú. Họ sẵn sàng đánh đổi cả tính mạng mình vì sự nghiệp cách mạng nói chung, vì phong trào cách mạng của tỉnh Bình Định nói riêng. Suốt ngày hôm đó (23-4), bọn Nam Triều Tiên đã dùng xe chở thi haì của 56 cán bộ chiến sỹ đặc công chôn chung ở ba đoạn hào dưới chân núi Kỳ Sơn. Sau ngày đất nước thống nhất, chính quyền và nhân dân Tuy Phước đã quy tập hài cốt anh em vào nghĩa trang liệt sỹ.

        Trở lại với đêm 22 rạng 23- 4- 1968, phối hợp với Tiểu đoàn 300 đặc công, các chiến sỹ Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 12 đánh vào các chốt địch ở ngoại vi quận lỵ Tuy Phước. Đại đội hỏa lực của Trung đoàn và các Tiểu đoàn, pháo kích vào trung tâm quận lỵ Tuy Phước. Lửa cháy ngút trời. Các trận địa pháo địch ở Mỹ Long, Gò Bồi bị pháo ta kìm chặt, không phản ứng được. Hoàn thành nhiệm vụ trong đêm, bộ đội rút về các vị trí quy định, sẵn sàng đánh địch phản kích.

        8h ngày 24- 4-1968, địch cho máy bay phản lực ném bom vào thôn Kỳ Sơn. Trực thăng vũ trang đến bắn phá dọn đường cho hai chi đoàn xe M113 và hai tiểu đoàn quân Nam Triều Tiên hành quân bộ từ quận lỵ Tuy Phước xuống. Đồng thời dùng trực thăng đổ một tiểu đoàn khác xuống núi Kỳ Sơn. Tiểu đoàn 4 bắn cháy bốn chiếc. Đoàn xe tăng địch đến đầu thôn Kỳ Sơn bị Tiểu đoàn 5 bắn cháy ba chiếc. Đội hình địch dừng lại, không dám tiến công bằng bộ binh, chỉ dùng bom, pháo đánh suốt ngày vào trận địa ta. Phó chính ủy Sư đoàn cùng Ban chỉ huy Trung đoàn 12 nhận định: ngày 25 địch sẽ tăng lực lượng bộ binh và xe tăng mới tiến công. Ta không thể trụ đánh như Tiểu đoàn 6 ở Phương Danh Nam trước đây, phải khẩn trương đưa bộ phận hậu cần và thương binh về núi Bà. Các đại đội bộ binh tổ chức gọn nhẹ ở lại, dựa vào công sự đánh theo hình thức chống càn. Đánh xong, rút xuống hầm bí mật do địa phương đã chuẩn bị.

        Đúng như dự đoán, sáng 25- 4- 1968, địch dùng gần 100 xe tăng và xe các loại, đổ thêm lính bảo an cùng với một Trung đoàn quân Nam Hàn ào ạt đánh vào xã Phước Sơn. Ta quần đánh suốt ngày với địch, sau đó rút vào hầm bí mật. Tiểu đoàn 5 hy sinh năm đồng chí. Đồng chí Nguyễn Đình Trọng ( Huyền) phó chính ủy Sư đoàn Sao Vàng và đồng chí Quý tham mưu phó Trung đoàn 12 đã hy sinh do xe tăng địch đè sập hầm bí mật.

        Tối hôm đó, các đơn vị được lệnh rút khỏi khu vực tác chiến. Địch đoán hướng lui quân của ta là núi Bà nên dùng máy bay, pháo binh bắn chặn và đổ quân mai phục mọi con đường. Các chiến sỹ Tiểu đoàn 5 được giúp đỡ của địa phương và che chở của nhân dân, đã đi sâu vào vùng địch kiểm soát ở tận chân đèo Cù Mông, 15 ngày sau mới về tới núi Bà.

Quy Nhơn, tháng 9 – 2005       
Đ.B.L.                   
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2017, 10:47:43 am »


HỎI CUNG TƯỚNG NGỤY SÀI GÒN - Nguyễn Vĩnh Nghi

        Thiếu tướng Lê Phi Long,
        Nguyên trưởng Phòng Tác chiến Bộ Tư lệnh Cánh quân Duyên Hải.


        Sau khi phần lớn Tây Nguyên được giải phóng, ngày 25 tháng 3 năm 1975, một cơ quan chiến dịch gọn nhẹ gồm cán bộ của 3 Tổng cục vừa được hình thành bắt đầu hành quân từ Hà Nội vào chiến trường bằng cả 2 phương tiện máy bay và ô tô. Tôi ở Bộ Tổng Tham mưu với đồng chí Lê Trọng Tấn, may mắn được tham gia cuộc hành quân cấp tốc này với cương vị là Trưởng Phòng Tác chiến Mặt trận.

        Ngày 4 tháng 4 năm 1975, Quân ủy Trung ương ra nghị quyết số 74 do đồng chí Võ Nguyên Giáp, Bí thư Quân ủy Trung ương ký, nói rõ: “ Giao nhiệm vụ cho đồng chí Lê Trọng Tấn và đồng chí Lê Quang Hòa chỉ huy Quân đoàn 2 (trừ Sư đoàn 324 ở lại bảo vệ Huế, Đà Nẵng) và Sư đoàn 3 của Quân khu 5 cùng các đơn vị binh khí kỹ thuật do Bộ Tổng Tham mưu điều động hành quân cấp tốc theo đường ven biển về đông nam Sài Gòn để cùng các lực lượng tại chỗ hoàn thành nhiệm vụ ở chiến trường trọng điểm”. Với tinh thần đó, cánh quân này được gọi là Cánh quân Duyên Hải, có nhiệm vụ cơ động và tác chiến dọc theo vùng duyên hải miền Trung, giải phóng các tỉnh ven biển trước khi tiến vào khu vực tập kết tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

        Sáng ngày 7 tháng 4 năm 1975, sau 2 ngày chuẩn bị, Cánh quân Duyên Hải xuất phát từ Đà Nẵng bắt đầu cuộc hành quân thần tốc tiến về phía Nam và ngày 14 tháng 4 năm 1975 đánh chiếm Phan Rang, tuyến phòng thủ từ xa của quân đội Sài Gòn. Lực lượng địch ở Phan Rang gồm Lữ đoàn 2 dù, Sư đoàn 2 bộ binh mới phục hồi, Liên đoàn 31 biệt động, Sư đoàn 6 không quân ở Thành Sơn có hơn 100 máy bay các loại, cùng các đơn vị địa phương quân của Tiểu khu Ninh Thuận, quân số tổng cộng khoảng hơn một vạn tên do Bộ Tư lệnh tiền phương Quân đoàn 3 Ngụy chỉ huy, đứng đầu là trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi.

        Năm giờ sáng ngày 14 tháng 4 năm 1975, quân ta bắt đầu tấn công Phan Rang, đến khoảng 10 giờ ngày 16 tháng 4 thì hoàn toàn làm chủ thị xã Phan Rang và sân bay Thành Sơn, bắt sống trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang, cố vấn Mỹ Javel Lewis cùng nhiều sĩ quan khác của quân ngụy Sài Gòn. Nhận được báo cáo về quân ta đã bắt sống tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, đồng chí Lê Trọng Tấn rất mừng. Là tướng vừa ở Tổng Hành dinh ra trận, vốn có tầm nhìn chiến lược, trung tướng Lê Trọng Tấn liền gọi tôi tới giao nhiệm vụ đi hỏi cung ngay 2 viên tướng ngụy. Trước khi đi, Tư lệnh bảo tôi: “ Đối với tù binh cấp tướng như Nghi và Sang, đồng chí chỉ cần tìm hiểu 2 vấn đề: một là có khả năng Tổng thống Thiệu bị lật đổ không. Thiệu đổ thì ai lên thay? Hai là, nếu quân ta đánh vào Sài Gòn thì Mỹ có can thiệp không?”. Rồi ông vui vẻ nói đùa: “ Cậu có mái đầu bạc xem ra có vẻ lão tướng. Làm việc này thuận lợi đấy”.

        Sau khi nhận được lệnh đó, tôi liên lạc ngay với đơn vị đang giam giữ Nghi, Sang và tên cố vấn Mỹ. Đơn vị cho tôi biết là ba người đang ở trước mặt và họ đòi được đối xử tử tế. Tôi ra lệnh dẫn họ về một ngôi nhà tại Suối Dầu, cạnh quốc lộ I, giao lại cho đơn vị cảnh vệ của Mặt trận để tôi trực tiếp xuống hỏi cung. Vệ binh dẫn họ về lúc trời đã tối vì giữa đường xe bị hỏng máy. Trên xe, ngoài 2 viên tướng ngụy còn có một người Mỹ trạc 30 tuổi, từ đầu chí cuối ngồi im lặng, làm như không biết tiếng Việt nên quân ta hỏi gì cũng không trả lời. Nhưng khi màn đêm buông xuống, anh ta sợ quân du kích từ trong rừng ra sẽ xử anh ta nên anh ta lân la lại gần đồng chí lái xe và nói một câu rất chuẩn tiếng Việt: “Tôi có thể phụ giúp các ông việc gì nào?”. Với tay nghề thành thạo, sau 15 phút sửa chữa, anh ta đã làm cho chiếc xe nổ máy và đoàn người lại lên đường.

        Khi 3 tù binh đã về tới trại giam tạm thời ở Suối Dầu, nam Diên Khánh (Khánh Hòa), tôi chỉ thị cho đơn vị cảnh vệ ở đấy tổ chức canh gác cẩn thận, cho tù binh ăn uống, tắm giặt tử tế, chờ sáng ngày mai sẽ hỏi cung.. 8 giờ sáng ngày 17 tháng 4, cuộc hỏi cung bắt đầu. Giúp việc tôi có đồng chí Mẫn, cán bộ Cục Quân báo và đồng chí Hà Thúc Đại, cán bộ Cục Địch vận. Hai đồng chí này phụ trách ghi cung và giúp tôi về mặt nghiệp vụ.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM