Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 04:34:49 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Việt Nam thế kỷ XX - Những sự kiện quân sự  (Đọc 57282 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« vào lúc: 24 Tháng Hai, 2016, 06:30:04 pm »



        - Tên sách: Việt Nam thế kỷ XX-Những sự kiện quân sự
        - Nhà xuất bản: Quân đội Nhân dân
        - Năm xuất bản: 2001
        - Số hoá: Giangtvx

THAM GIA BIÊN SOẠN:

        Đại tá PGS, TS TRỊNH VƯƠNG HỒNG
        và Đại tá TS LÊ ĐINH SỸ (Chủ biên)
        Thượng tá TS DƯƠNG ĐÌNH LẬP
        Thượng tá TRẦN MINH CAO
        Thượng tá VŨ TRỌNG HOAN
        Thượng tá NGUYỄN TRỌNG DINH
        Trung tá, Th.s HOÀNG THỊ THẢO
        Trung úy LÊ QUÝ THI
        Cử nhân TRUÔNG MAI HUƠNG


HOÀN CHỈNH BẢN THAO:
        Thượng tá TS DƯƠNG ĐÌNH LẬP

LỚI NÓI ĐẨU

        Thế kỷ XX trên đất nước Việt Nam đả diễn ra nhiều sự kiện lịch sử lớn, đánh dấu những bước ngoặt quan trọng: Mở đầu là Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập đảm nhận sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam đấu tranh giải phóng dân tộc; sự ra đời của Quần đội nhản dân Việt Nam; Tổng khởi nghĩa tháng Tám thành công; khảng chiến chống thực dấn Pháp và chống Mỹ, cứu nước thắng lợi; chiến đấu bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo đường lối đổi mới của Đảng, góp phần tạo nên vị thế mới cho đất nước bước vào thế kỷ XXI.

        Để góp phần vào việc phác thảo bức tranh toàn cảnh của Việt Nam trong thế kỷ XX - thế kỷ đã diễn ra biết bao nhiêu sự kiện quân sự lớn, nhỏ; phản ánh cuộc đấu tranh chống ngoại xâm lâu dài, gian khổ, ác liệt và chiến thắng rất vẻ vang; những sự kiện thể hiện bước phát triển mới trên lĩnh vực hoạt động quân sự của quân và dân ta trong những năm xây dựng và bảo vệ Tô quốc xã hội chủ nghĩa, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức biên soạn cuốn "Việt Nam thế ký XX - Những sự kiện quân sự".

        Cuốn sách này là sự kế tục cuốn "Việt Nam- Những sự kiện quân sự thế kỷ XIX", do Viện Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức biên soạn và đã được xuất bản năm 1999. Ghi chép lại những sự kiện đã diễn ra thuộc lĩnh vực quân sự tức là hoạt động đặc biệt của xã hội về đấu tranh vũ trang, chiến tranh, quân đội và các hoạt động khác liên quan đến quân sự là một việc khó khăn, phức tạp; đòi hỏi nhiều công phu nghiên cứu, sưu tầm tư liệu. Các tác giả đã cố gắng thu thập, đối chiếu, so sánh sử liệu nhiều nguồn, từ chính sử đến các hồ sơ lưu trữ, sách, tạp chí và hệ thống hóa các sự kiện.

        Những sự kiện được ghi chép trong cuốn sách phần lớn không đặt tên. Đối vói các sự kiện lớn, tiêu biểu được đặt tên, viết đủ các yếu tố: thời gian, địa điểm, nội dung, ý nghĩa và tác dụng của nó. Với các sự kiện không đặt tiêu đề thì viết thẳng nội dung, ít phân tích, đánh giá ý nghĩa, tác dụng từng sự kiện. Tất cả được .để cập phản ảnh hết sức phong phú, đa dạng, có sự kiện chung, có sự kiện xảy ra ở một cơ quan, đơn vị, địa phương, ở một thời điểm nhất định, nhưng đểu có vai trò lịch sử quân sự dân tộc.

        Các phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược trong những năm 1858 - 1940 tuy gặp khó khăn và tạm thời thất bại, nhưng phản ảnh ỷ chí chiến đấu kiên cường, tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân ta. Từ năm 1941 trở đi, hầu hết những sự kiện được đề cập đều thể hiện cuộc đấu tranh của dân tộc diễn ra vô cùng gian khổ, quyết liệt; tiêu biểu là khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám; tiếp đó là kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi; khảng chiến chống Mỹ cứu nước toàn thắng thống nhất Tổ quốc; cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyển toàn vẹn lãnh thổ; cuộc đấu tranh làm thất bại âm mưu phả hoại nhiều mặt của đế quốc Mỹ và các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

        Đối với một số sự kiện chưa thể tra cứu đầy đủ tư liệu các tác giả thận trọng mô tả tóm tắt. Bên cạnh đó cũng có một số sự kiện được ghi mang tính thông tin.

        Với cách thể hiện các loại sự kiện như vậy, chúng tôi nghĩ rằng cuốn "Việt Nam thế ký XX - Những sự kiện quân sự" là một công cu tra cứu bổ ích, có tác dụng phục vụ việc nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử quân sự giai đoạn này. Mặc dù các tác giả đã có nhiều cố gắng sưu tẩm tư liệu, so sánh, đối chiếu và có ý thức ghi chép các sự kiện một cách khách quan, cân đối, hài hòa trên các mặt hoạt động qussn sự, nhưng cuốn sách chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam rất mong nhận được ỷ kiến đóng góp, phê binh, bổ sung tư liệu của các cơ quan, đơn vị, nhà nghiên cứu cùng bạn đọc để sửa chữa, bổ sung cho lần xuất bản sau có chất lượng tốt hơn.

        Nhân dịp cuốn "Việt Nam thế kỷ XX - Những sự kiện quân sự" được xuất bản, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam xin chân thành cảm ơn các cơ quan, đơn vị, các nhà khoa học trong và ngoài quân đội cùng Nhà xuất bản Quân đội nhân dân đã nhiệt tình cộng tác, giúp đỡ cho cuốn sách được ra mắt bạn đọc.

VIỆN LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM        
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Hai, 2021, 10:35:24 am gửi bởi ptlinh » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2016, 09:19:26 am »

       
Năm 1901

        Những năm cuối thế kỷ XIX, hoạt động quân sự của dân tộc ta có nội dung chủ yếu là đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược, tiêu biểu như phong trào Cần Vương, phong trào nông dân Yên Thế và phong trào đấu tranh của các dân tộc ít người. Bước sang thế kỷ XX, các hoạt động quân sự đó vẫn tiếp diễn, liên tục khắp cả nước, thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất vì nền độc lập của nhân dân ta.

        Tháng 1

        Đồng bào Xê Đăng dưới sự lãnh đạo của tù trưởng I Rê khởi nghĩa chống Pháp ở Kon Tum. Nghĩa quân Xê Đăng mở rộng địa bàn hoạt động, phối hợp với nghĩa quân người Lào trên cao nguyên Bô Lô Ven tiến công quân Pháp đóng ở ngã ba sông Đắc Psi và sông Pô Kô. Khởi nghĩa lan rộng về phía tây và phía bắc biên giới Việt-Lào, khiến cho quân Phập đối phó lúng túng và chịu nhiều thiệt hại. Cuộc khởi nghĩa kéo dài đến năm 1902 thì bị dập tắt.

        27 tháng 5

        Nghĩa quân Xê Đăng tiến công đồn Đắc Tô (Kon Tum), diệt tên đồn trưởng Rô-be (Robert), phá huỷ các công sự và nhà ở của binh lính trong đồn, đánh bại âm mưu bắt dân phu xây đồn của Pháp.

        10 tháng 6

        Nghĩa quân Xê Đăng bao vây tiến công quấy phá đồn địch ở Đâc Rơ Lây. Cuộc bao vây của nghĩa quân kéo dài trong 10 tháng. Cùng thời gian này, nghĩa quân tiến công đồn Kôn Kô Tu và liên tục phục kích các toán quân Pháp trên đường hành quân, gây cho chúng một số thiệt hại về người và vũ khí.

        15 tháng 8

        Nghĩa quân Xê Đăng (Kon Tum) tiến công đồn Nong Pôi, diệt tên giám binh Hăng-ri (Henri). Tiếp đó, nghĩa quân tổ chức phục kích quân Pháp ở Kapeu, diệt tên giám binh Si-cơ-rơ (Sicre) cùng một số lính.

        Tháng 10

        Thực dân Pháp thành lập Ban Điện báo viên quân sự toàn Đông Dương (Section de Télégraphistes militaires).

        Trong năm 1901

        Đồng bào Dao, dưới sự chỉ huy của Triệu Tiến Kiên và Triệu Tài Lộc khởi nghĩa chống Pháp ở vùng Bác Quang (Hà Giang). Nghĩa quân tiến công đồn Năm Lốp (Bắc Quang) và Bác Hà (Lào Cai) gây cho địch một số thiệt hại. Trong trận này, Triệu Tiến Kiên đã anh dũng hy sinh.
       
Năm 1902
       Tháng 1

        Đồng bào Gia Rai vùng Thăng Mo (Bình Định) nổi dậy chống Pháp. Nhiều tên tay sai của Pháp đi về các địa phương thu thuế, bắt phu, bắt lính đã bị nghĩa quân trừng tri Thực dân Pháp tổ chức các đội quân tuần tiễu lùng bắt nghĩa quân. Cuộc chiến đấu của nghĩa quân tiếp tục được duy trì lan rộng ra khắp tỉnh Plây Ku, vùng tây nam tỉnh Kon Tum và phía bắc tinh Đắc Lắc, kéo dài đến năm 1904.

        31 tháng 10

        Tổng thống Pháp ra sắc lệnh thành lập Hội đồng phòng thủ (Conseil de défense) ở mỗi thuộc địa của Pháp. Nhiệm vụ của Hội đồng phòng thủ là nghiên cứu những vấn đề thuộc về tổ chức quân đội, về bảo vệ thuộc địa theo yêu Cầu của Bộ trưởng Bộ Thuộc địa hoặc Toàn quyền trực tiếp cai trị xứ thuộc địa đó. Thành phần Hội đồng phòng thủ gồm: Toàn quyền (chủ tịch Hội đồng); Tổng chỉ huy tối cao lực lượng chiếm đóng thuộc địa (phó chủ tịch Hội đồng); ba ủy viên hội đồng là Tư lệnh bộ binh, Tư lệnh pháo binh và Tổng tham mưu trưởng quân đội đóng chiếm thuộc địa. Từ đây, Hội đồng phòng thủ Đồng Dương được thành lập.

       6 tháng 12

        Nghĩa quân vùng Trê Lương Pê (Phan Rang) bố trí chông, bẫy và tổ chức phục kích quân Pháp đi càn tại địa phương, diệt một lính khố xanh, làm bị thương giám binh Ca-ni-vây (Canivey) và một số binh lính.
       
        Năm 1903
      Tháng 9

        Người Hơ Rê dưới sự lãnh đạo của Tia Cao khởi nghĩa chống Pháp ờ vùng Huấn Phong (Quảng Ngải). Giám binh Ha-ghê (Haguet) đưa quân đến đàn áp. Nghĩa quân chiến đấu quyết liệt ở Mang Giang, Lang Mút, Mu Lang..., gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2016, 11:59:26 am »

Năm 1904

        Tháng 3

        Nghĩa quân người Thượng (Quảng Nam) phục kích một toán lính khố xanh ở gần đồn Mang Ta, diệt một lính và một cai, thu vũ khí của chúng.

        Tháng 4

        Nghĩa quân Gia Rai (Plây Ku) dưới sự chỉ huy của tù trưởng Pơ Tao Pui phục kích, diệt tên công sứ Ô-đăng-đan (Odendhal) và một số tên tay sai, khi chúng đi khảo sát điều tra, chuẩn bị cho cuộc đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ở đây.

        5 tháng 5

        Toàn quyền Đông Dương ra nghị định lệnh cho lực lượng vũ trang các cấp phải sẵn sàng điều quân hỗ trợ giới cầm quyền dân sự khi cần. Nghị định quy định một số nguyên tắc cơ bản như sau:

        1. Đối với dân sự: Các thống đốc, thống sứ, khâm sứ, công sứ, quan cai trị tỉnh, giám đốc nhà tù Côn Đảo, giám đốc sở tư pháp, các viên chánh án, các viên quan tòa hòa giải, các viên chánh cẩm có quyền đề nghị bên quân sự hỗ trợ, điều động lực lượng giải tán đám đông; đàn áp hay giữ gìn trật tự. Trường hợp khẩn cấp có thề sử dụng điện tín hoặc điên thoại báo cho bên quân sự biết về đối tượng cùa việc điều quân.

        2 Đối với bên quân sự: Chỉ được hành động khi nhận được công văn của bên dân sự. Người trực tiếp chỉ huy lực lượng quân sự được hành động độc lập đối với giới cầm quyền dân sự. Trường hợp quan trọng, người chỉ huy có thể hội bàn với bên dân sự, song quyết định thuộc về phía quân sự Khi phối hợp hành động giữa lực lượng cảnh sát và lực lượng quân đội, quyền chỉ huy chung thuộc về quân đội.

        Tháng 5

        Thành lập Duy Tân hội. Phan Bội Châu cùng Cường Để, Nguyễn Hàm và hơn 20 nghĩa sĩ họp tại nhà riêng của Nguyễn Hàm ở Quảng Nam quyết định thành lập một tổ chức bí mật mang tên là Duy Tân hội. Mục đích chính của hội là đánh Pháp, giành lại độc lập cho Tổ quốc. Nhiệm vụ trước mắt là phát triển thế lực hội về người và tài chính; xúc tiến việc chuẩn bị bạo động và xuất dương cầu viện.

        Nhiệm vụ xuất dương được giao cho Phan Bội Châu, Nguyễn Hàm đảm nhiệm. Các sĩ phu khác tổ chức phát triển bạo động trong nước nhằm gây thanh thế về ngoại giao.

        Tháng 10

        Đồng bào Dao ở Yên Bái dưới sự chỉ huy của các thủ lĩnh Lý Văn Minh, Triệu Tất Tiến... tiến công các đồn Pháp ở Trái Hút, Bảo Hà, Lục Yên Châu, gây cho địch một số thiệt hại.

        1 tháng 11

        - Tống thống Pháp ra sác lệnh bắt thanh niên ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ từ 22 tuổi đến 28 tuổi phải đi lính cho Pháp.

        Thời hạn tại ngũ là 5 năm, hết hạn có thể xin ở lại. Hạn tại ngủ tối đa là 20 năm.

        - Tổng thống Pháp ban bố sắc lệnh tổ chức lực lượng quân dự bị người bản xứ ở Đông Dương (Réserves Indigenes en Indochine). Lực lượng này mỗi năm phải luyện tập tối đa 15 ngày và được động viên từng khoá hay toàn bộ khi cần thiết.

        5 tháng 11

        Tống thống Pháp ra sắc lệnh thành lập những trung đội công binh người bản xứ toàn Đông Dương.

       Trong năm 1904

        Tại Bình Định, nông dân ở Châu Vao (Đak Jơ Pan) nổi dậy đấu tranh, không cho các chủ đồn điền Đờ-li-nhông (Delignon) và Pa-ri (Paris) lấy 500 mẫu đất để lập đồn điền trồng dâu nuôi tằm. Khâm sứ Trung Kỳ phải cử giám binh, 5 tên đội và 1 đơn vị lính khố xanh đến đàn áp.

Năm 1905

        Tháng 1

        Đồng bào Ba Na nổi dậy chống Pháp ở vùng Kon Chơ Răk (Plây Ku). Địch phải điều 150 lính khố xanh đến đàn áp. Chúng dụ dỗ và dùng vũ lực uy hiếp tù trưởng Khuôn của 8 làng xưng quanh Plây Ku hàng phục, nhưng tù trưởng Tai - người Gia Rai, thủ lĩnh của 21 làng ờ Plây Bring nhất định không theo địch. Người Gia Rai triệt để thi hành bất hợp tác với địch, không bán lương thực cho chúng. Giặc phai rút lui, dọc đường bị nghĩa quân phục kích.

        Tháng 2

        Tại Buôn Ma Thuột, đồng bào Ê Đê dưới sự chỉ huy của tù trưởng A Ma Dơ Hao chiến đấu chống lại cuộc tiến công của quân pháp vào căn cứ. Dựa vào công sự nghĩa quân chiến đấu dũng cảm, gây cho địch một số thiệt hại. Sau hơn ba tháng chiến đấu, nghĩa quân gặp khó khăn, A Ma Dơ Hao cùng 400 người phải rút vào rừng. Địch truy đuổi, đến tháng 6 năm 1905 £ Ma Dơ Hao bị bắt. Cuộc đấu tranh chống bắt phu của đồng bào Ê Đê bắt đầu từ năm 1901 đến đây bị dập tắt.

        26 tháng 4

        Thi hành sắc lệnh về thành lập những trung đội công binh người bản xứ toàn Đông Dương (5-11-1904) của Tổng thống Pháp, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập hai trung đội công binh người Việt Nam: một trung đội ở Bắc Kỳ và một trung đội ở Nam Kỳ.

        Tháng 6

        Đồng bào Kà Tu ở các làng A Sơ, A Yeung, A Bác tiến công đồn An Điềm (Đại Lộc, Quảng Nam). Địch huy động 50 lính, tên dội Phê-rê (Feref) chỉ huy kéo đến càn quét 3 làng. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt; nghĩa quân dùng bẫy chông, tên nỏ và giáo mác chặn đánh, làm Phê-rê và một số linh bị thương.

        Cuối tháng 7

        Ba thanh niên Việt Nam (gồm Nguyễn Thức Canh, Nguyên Điển, Lê Khiết) được Phan Bội Châu đưa sang Nhật du học mở đầu phong trào Đông Du của Duy Tân hội (đến năm 1908 số người được đưa sang khoảng 200). Học sinh Việt Nam được vào học trường Chấn Vũ quân sự Học hiệu, Đông Á Đồng Văn thư viện và một số trường khác. Nội dung chú trọng nhất là học tập quân sự (học vào các buổi chiều) nhằm đào tạo những người có trình độ quân sự cần thiết để đánh Pháp, cứu nước. Một số học sinh được đào tạo trong phong trào Đông Du đã góp phần chuẩn bị cho bạo động vũ trang sau này (Lương Lập Nham là linh hồn của cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên 1917, Hoàng Trọng Mậu là một yếu nhân của Việt Nam Quang phục hội...).

Năm 1906

        Tháng 6

        Đồng bào dân tộc ít người vùng A Xôc, A Bắc thuộc Phan Rang xây dựng căn cứ chống Pháp. Nghĩa quân tiến công đồn An Diêm, gây cho địch một số thiệt hại. Giặc Pháp huy động binh lính đến đàn áp, nghĩa quân phục kích, diệt viên thiếu úy và một số binh lính địch.

       Tháng 12

        Phan Bội Châu từ Nhật trở về nước, đến Phồn Xương (Bắc Giang) gặp Hoàng Hoa Thám. Sau khi hội đàm, hai nhà yêu nước thống nhất: Hoàng Hoa Thám tham gia Duy Tân hội, dụng nạp nghĩa sĩ Trung Kỳ và ứng viện khi Trung Kỳ khởi nghĩa. Nếu Yên Thế tác chiến, Trung Kỳ ứng viện và giúp đỡ về quân số và vũ khí khi cần thiết. Kết quả bước đầu đồn Tú Nghệ được xây dựng ở Yên Thế và đón một số nghĩa sĩ Trung Kỳ, trong đó có Tùng Nham, Hoàng Hành đen để hợp tác với nghĩa quân Hoàng Hoa Thám chống Pháp. Tiếc rằng sau này, 500 khẩu súng do Phan Bội Châu mua ở Nhật chuyển về chưa tới nơi thì nghĩa quân Hoàng Hoa Thám bị địch đàn áp phái lánh sang Phúc Yên, Vĩnh Yên Phan Bội Châu tặng lại Đảng cách mạng Trung Hoa.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2016, 04:11:51 pm »

       
Năm 1907
        26 tháng 1

        Nghĩa quân người Ba Na ở Plây Ku kiên cường đánh chặn cuộc tiến công của quân Pháp vào căn cứ Kôn Klot. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, bằng tên nỏ, nghĩa quân đã đánh lui được nhiều đợt tiến công của địch, diệt và làm bị thương một số tên, trong dó có chủ đồn điền Pa-ri.

        Tháng 4

        Hàng nghìn nghĩa quân Hơ Rê nổi dậy ở gần đồn Đức Phổ (Quảng Ngãi). Địch huy động binh lính đến đàn áp, nghĩa quân đánh trả quyết liệt, diệt một tên đội và làm bị thương một số tên khác. Sau trận này, địch phải tăng cường lực lượng bảo vệ đồn Đức Phổ.

        Tháng 8

        Nhân dân vùng miền núi tỉnh Phú Yên dưới sự lãnh đạo của Ma Lai nổi dậy chống Pháp. Nghĩa quân thường tiến công các đồn trại của quân địch gây cho chúng một số thiệt hại. Thực dân Pháp huy động binh lính đàn áp. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt ở các buôn Hwing, Plây Bông, nghĩa quân dùng tên tẩm thuốc độc tiêu diệt được 1 lính, 1 cai. Địch tập trung quân càn quét một số buôn làng, nghĩa quân gặp khó khăn và tan rã.

        Tháng 12

        Đồng bào Ba Na vùng miền núi tỉnh Bình Định dùng chông cắm ở những vị trí xung yêu quanh làng. Một đội quân địch gần 60 tên do Ghê-nô (Guenot), đại diện công sứ Bình Định chỉ huy cùng hai đội khố xanh Pơ-lê-ga (Plégat) và Vác-nây (Varney) tiến vào làng đã bị nghĩa quân chặn đánh, buộc phải rút quân.

Năm 1908

        Tháng 2

        Bùng nổ phong trào chống sưu thuế của nông dân Trung Kỳ. Phong trào bắt đầu ở Đại Lộc (Quảng Nam) với hơn 200 nông dân tham gia kéo đến huyện ly xin định lại số ngày đi "xâu". Yêu sách không được giải quyết, đoàn biểu tình kéo lên tỉnh, Công sứ Sác-lơ (Charles) cho quân đàn áp, bắt 6 đại biếu của đoàn biểu tình. Từ các địa phương, hàng nghìn người kéo đến vây quanh toà sứ đấu tranh đòi giảm ngày đi phu, giảm sưu thuế. Đoàn người biểu tình toả đi các nơi bao vây dinh tống đốc, các phủ lỵ, huyện lỵ và trừng trị bọn cường hào gian ác. Từ Quảng Nam, phong trào lan nhanh sang các tinh Quảng Ngải, Bình Định. Phú Yên, Thừa Thiên, Hà Tĩnh. Thực chất đây là cuộc bạo động của nông dân kết hợp giữa đấu tranh chính trị và bạo động vũ trang diễn ra ngay càng quyết liệt., vượt ra ngoài ý muốn của các phu yêu nước có xu hướng dân chủ tư sản khi khởi xướng. Thực dân Pháp phải huy động cả quân đội Bắc Kỳ vào đàn áp Tháng 5 năm 1908, phong trào "xin xâu, chống thuế" ờ Trung Kỳ bị dập tắt.

        17 tháng 4

        Những người biểu tình ở Quảng Ngãi bao vây tên Thất Tân (một lính tập được phong hàm thất phẩm); đồng thời bắt 4 lính khố xanh, 2 lính dõng và 1 lý trưởng bảo vệ gia đình tuần vũ Nguyễn Thân (đại thần triều đình Huế, tay sai đắc lực của Pháp), giết tên Đinh Văn Kỷ - con nuôi công sứ Đô-đê.

        27 tháng 6

        Vụ Hà thành đầu độc. Đây là vụ đầu độc sĩ quan, binh lính Pháp, do binh lính người Việt trong quân đội Pháp thực hiện theo chủ trương của các sĩ phu yêu nước, phối hợp với nghĩa quân Yên Thế nhằm đánh chiếm thành Hà Nội. Sau hai lần hoãn (15-11-1907, 16-5-1908). 20 giờ ngày 27 tháng 6, anh em bồi bếp và binh lính người Việt thuộc trung đội Công nhân pháo thủ Hà Nội (Compagnie cTOuvriers d’ Artillerie) tổ chức đầu độc binh lính Pháp đóng trong thành bàng cà độc dược. Toàn bộ binh lính Pháp (khoảng 250 tên) thuộc trung đoàn pháo binh 4 và trung đoàn bộ binh 9 thuộc địa đóng trong thành Hà Nội đã bị ngộ độc. Anh em chưa kịp bắn súng báo hiệu cho các cánh quân bên ngoài (khoảng 600 nghĩa quân) biết, thì đã bị thực dân Pháp tước hết vũ khi và bát giam. Do tổ chức thiếu chặt chẽ, ý định bị lộ, trước đó viên cố đạo tại nhà thờ Hà Nội đã mật báo cho bọn Pháp biết vụ bạo động có thể xảy ra đêm 27 tháng 6 nám 1908. Do vậy thực dân Pháp đã đề phòng và khi được tin binh lính bị ngộ độc, chúng đã cấp cứu dễ dàng bởi thuốc độc thuộc loại nhẹ, ít tác dụng và lập tức bắt giam toàn bộ binh lính người Việt trong thành.

        Cuộc mưu chiếm thành Hà Nội không thành, nhưng đã gây chấn động làm xôn xao dư luận lúc ấy. Bọn sĩ quan, binh lính Pháp hoang mang. Đây là cuộc vùng dậy đầu tiên của binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp, đánh dấu sự thất bại trong chính sách "dùng người Việt trị người Việt" của thực dân Pháp.

        28 tháng 8

        Tổng thống Pháp ra sác lệnh bắt thanh niên Nam Kỳ gia nhập lực lượng quân đội chính quy. Các địa phương tổ chức bắt lính theo hình thức rút thăm (khác với Trung Kỳ và Bác Kỳ tiến hành bắt lính bằng hình thức cưỡng bức, chỉ định của chính quyền từ cấp xã).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 29 Tháng Hai, 2016, 12:06:27 pm »

        
Năm 1909

        26 tháng 1

        Thực dân Pháp mở cuộc tiến công quy mô lớn vào căn cứ Yên Thế (Bắc Giang) của nghĩa quân Đề Thám. Trước ảnh hưởng ngày một lớn mạnh của Đề Thám, thực dân Pháp mở chiến dịch tiến công nhằm tiêu diệt nghĩa quân, phá tan khu căn cứ, dập tắt cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Địch huy động 15.000 quân chính quy và lính khố xanh của các tỉnh Bắc Giang, Phúc Yên, Thái Nguyên, chia thành nhiều cánh bao vây nghĩa quân. Quân Pháp chủ trương tiến công trong sự tuyệt đối bi mật để Đề Thám không trốn thoát và không có thời gian tập hợp lại lực lượng. Đề Thám cùng các tướng cả Trong Ca Dinh, cả Huỳnh chỉ huy gần 200 nghĩa quân thiện chiến kiên cường chiến đấu suốt 13 tháng (29-1-1909 - 28-2-1910) trên các địa bàn Vĩnh Yên, Tam Đảo, Phúc Yên, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Yên Thế, làm thất bại nhiều cuộc càn quét bao vây của quân Pháp ở rừng Phe (1-2), Sơn Quả (11-2), Đồn Đệm (21-3), Hiền Lương (25-7) ... Âm mưu nhanh chóng tiêu diệt lực lượng nghĩa quân của thực dân Pháp bị thất bại.

        26 tháng 3

        Cả Trọng - một tướng giỏi của nghĩa quân Yên Thế qua đời. Ông bị thương đêm 25 tháng 3, khi cùng Hoàng Hoa Thám và một số tướng sĩ nghĩa quân trên đường hành quân từ Trại Trẽ đến Giản Ngoại (Bắc Giang). Đây là một tổn thất nặng đối với nghĩa quân Yên Thế.

        26 tháng 5

        * Sau đợt tiến công thứ nhất (21-1-1909 - 1-5-1909) vào khu căn cứ Yên Thế thất bại, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định tách vùng Thượng Yên Thế để thành lập phủ Yên Thế (chúng gọi là "phủ tự trị") nhằm đàn áp cuộc khởi nghĩa Yên Thế nhanh hơn. Thiếu tá Bô-ni-pha-xi (Bonifacy) trực tiếp cai quản phủ Yên Thế.

        * Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập một lực lượng hỗ trợ cảnh sát gọi là những đoàn "dân dũng" tại các bản, làng, xã thuộc các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hải Ninh và ở các đạo quan binh. Số lượng "dân dũng" của từng tỉnh, đạo quan binh, do Thống sứ Bắc Kỳ quy định. Đoàn trưởng các bản làng, xã do công sứ chủ tỉnh chỉ định. Nhiệm vụ của "dân dũng” là: giữ gìn trật tự, an ninh địa phương, truy lùng, bát giữ và áp giải "tội phạm"... "Dân dũng" được trang bị một số súng kiểu 1874, không được trả lương, khi cần chính quyền sẽ điều động hỗ trợ lực lượng cảnh sát, hoặc canh gác các đồn bốt ở ngoài địa phương, thay thế lính khố xanh hoặc lính cơ. Trong trường hợp này, "dân dũng" được chính quyền cấp một số tiền do thống sứ quy định.

        30 tháng 7

        Lê Hoan - Tổng đốc Hải Dương được thực dân Pháp phong khâm sai chỉ huy một đạo quân gồm 400 lính nguy đàn áp cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Nhiệm vụ của đạo quân Lê Hoan là khủng bố, tách nhân dân ra khỏi lực lượng kháng chiến; phát hiện và truy bắt nghĩa quân hoặc vây, giữ, báo cho Pháp đưa quân đến tiến công tiêu diệt nghĩa quân.

        2 tháng 8

        Khởi nghĩa của đồng bào Mường (Hoà Bình). Đêm 2 rạng ngày 3 tháng 8, đồng bào Mường dưới sự chỉ huy của Tổng Kiêm và Đốc Bang nổi dậy tiến công tỉnh ly Hoà Bình. Nghĩa quân đánh chiếm trại lính khố xanh, giết chết giám binh Se-nhô (Chaigneau) và một số binh lính; tiếp đó chiếm các công sở, giải phóng 40 tù nhân; phá kho súng, thu 172 khẩu và 35.000 viên đạn. Sau khi làm chủ tỉnh ly, 10 giờ 30 phút ngày 3 tháng 8, nghĩa quân chủ động rút về Mông Hoá (huyện Kỳ Sơn) và tiếp tục tiến công địch, mờ rộng địa bàn hoạt động lan rộng sang các tỉnh Sơn Tây, Phú Thọ. Thống sứ Bắc Kỳ và Tổng tư lệnh lực lượng quân đội Pháp đóng ớ Bắc Kỳ phải huy động lính lê dương từ Việt Trì đến đàn áp nghĩa quân. Chúng cũng phải phái lĩnh khố đỏ đóng dọc đường số 6 để ngăn nghĩa quân tràn về Hà Đông. Cuộc khởi nghia của đồng bào Mường (Hoà Bình) kéo dài đến tháng 1 năm 1910 thì tan rã.

        26 tháng 9

        Nghĩa quân đồng bào Mường do Tổng Kiêm chỉ huy tiến đánh đồn Hoà Lạc (Sơn Tây). Quân Pháp kéo đến ứng cứu, bao vây hòng tiêu diệt nghĩa quân. Sau hai ngày chiến đấu gây cho địch một số thiệt hại, nghĩa quân chuyến về Ba vì liếp tục hoạt động.

        5 tháng 10

        Chiến thắng núi Sáng của nghĩa quân Yên Thế. Núi Sáng (còn gọi là núi Lang hay núi Láng) thuộc huyện Lập Thạch (Vĩnh Yên). Từ đầu tháng 8 năm 1909, đại bộ phận nghĩa quân Yên Thế đã chuyến đến núi Sáng xây dựng căn cứ tiếp tục chống Pháp. Sau một thời gian truy lùng và phát hiện nghĩa quân ở núi Sáng, một lực lượng lớn quân Pháp do thiếu tá Bô-ni-pha-xi (Bonifacy) chỉ huy cùng quân của khâm sai Lê Hoan chia thành hai cánh bao vây nhằm tiêu diệt bằng được nghĩa quân. Dưới sự chỉ huy của Đề Thám, nghĩa quân chờ địch đến gần mới nổ súng. Cuộc chiến đấu bắt đầu từ 1 giờ 45 phút kéo dài đến 7 giờ 30 phút, nghĩa quân đấy lùi nhiều đợt tiến công của địch, diệt 52 tên, trong đó có 1 trung úy và 22 lính Âu. Để tránh bị bao vây trong thế địch đông quân, sáng ngày 6 tháng 10 lợi dụng trời mưa, Đề Thám cùng nghĩa quân rút khỏi núi Sáng tiến về Tam Đao, Thái Nguyên, tiếp tục hoạt động. Đây là trận quân Pháp bị thiệt hại nặng nề nhất kể từ khi chúng mở cuộc tiến công càn quét tiêu diệt nghĩa quân Yên Thế.

        Trong năm 1909

        * Cai Khạt cùng những người bị thực dân Pháp giam cầm ở nhà tù Sơn La nổi dậy phá ngục, đánh chiếm trại lính, dinh chánh sứ và kho bạc. Địch tập trung quân đàn áp, một số người chạy thoát sang Lào, một số bị bắt và bị sát hại, trong đó có Cai Khạt.

        * Đồng bào Xê Đăng nổi dậy tiến công đồn Đắc Xút và Đắc Tô (Kon Tum), giết tên đồn trưởng Giuyn Va-lăng-xông.
       
Năm 1910


        22 tháng 2

        Tổng thống Pháp ra sắc lệnh quy định: Tất cả thanh niên Việt Nam, sau khi mãn hạn đi lính thường trực phải chuyển sang lực lượng quân dự bị 15 năm (kể cả thời gian tại ngũ) mới được giải ngủ. Hàng năm, lực lượng quân dự bị phải tập trung luyện tập 15 ngày. Khi có lệnh động viên, sẽ gọi ra từng phần, hoặc toàn bộ và sẽ biên chế vào các binh chủng trước đây đã tham gia.

        Tháng 7

        Đồng bào Xê Đăng ở Trà Mỹ, huyện Tiên Phước (Quảng Nam) nổi dậy chống các cuộc càn quét của quân Pháp, không cho chúng vào làng. Nhiều cuộc chiến đấu đã diễn ra ở Đoc To và Kong Tong, gây cho địch một số thiệt hại, trong đó có 2 viên đội bị thương.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2016, 12:22:53 pm »

        
Năm 1911

        10 tháng 2

        Đồng bào Hơ Mông dưới sự lãnh đạo của Chiong Nui Tchang (Giang Quay Bảo) tự xưng là vua Hơ Mông khởi nghĩa chống Pháp ở Hà Giang. Mở đầu là cuộc biểu tình của 400 người Hơ Mông ở Ngai Bản Sui, sau đó lan rộng khắp vùng thu hút được cả người Hơ Mông ở bên kia biên giới Việt-Trung tham gia. Lúc này lực lượng nghĩa quân lên tới hàng nghìn người, chia làm nhiều toán với hàng trăm khẩu súng. Nghĩa quân tiến đánh các đồn Ma Lin, Tiên Phong và Hen Tông. Trong khi đó, quần chúng tiến hành biểu tình đòi được tự do trồng cây thuốc phiện và vận chuyển muối.
Thực dân Pháp huy động lực lượng từ Yên Bái, Cao Bằng tới đàn áo. Ngày 22 tháng 4 năm 1912, Chiong Nui Tchang bị bắt. Cuộc khởi nghĩa của đồng bào Hơ Mông tan rã sau 14 tháng tồn tại.

        Tháng 11

        Nghĩa quân Hơ Rê, dưới sự chỉ huy của Tổng Ren chống lại cuộc càn quét của quân Pháp vào căn cứ ở vùng Thượng An Lão (Quảng Ngãi). Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt. Nghĩa quân chờ địch đến gần mới bắn, diệt viên đội khố xanh Trần Lưu, làm bị thương một viên đội người Pháp.

        20 tháng 12

        Chinh phủ Pháp ra sắc lệnh cho phép chính quyền thực dân ở Đông Dương được quyền trưng dụng một phần hoặc toàn bộ các tuyến đường sắt vào việc vận chuyển quân đội, quân trang, quân dụng khi có chiến tranh hoặc khi đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân. Trong thời gian trưng dụng, giới cầm quyền quân sự chỉ đạo việc vận chuyến trên các tuyến đường đó.

Năm 1912

        Tháng 1

        Bùng nổ cuộc khởi nghĩa của người Mơ Nông ở Tây Nguyên, do Nơ Trang Lơng lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa thu hút đông đảo đồng bào các dân tộc Tây Nguyên tham gia. Nghĩa quân hoạt động mạnh trong các năm 1914, 1915: tiến công nhiều đồn, đánh lui nhiều đợt càn của địch, làm chủ vùng cao nguyên Mơ Nông. Năm 1916 thực dân Pháp tập trung quân bao vây, triệt đường tiếp tế muối, gạo của nghĩa quân. Một số thủ lĩnh không chịu đựng nổi khó khăn, gian khổ, dao động ra hàng giặc. Tuy vậy, cuộc khởi nghĩa vẫn kéo dài đến năm 1935 - khi Nơ Trang Lơng bị bát mới tan rã.

        Đầu tháng 2

        Thành lập Việt Nam Quang Phục hội. Mục đích là "Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hoà dân chủ Việt Nam". Hội trưởng là Cường Để, Tổng lý hội là Phan Bội Châu. Cơ quan lãnh đạo gồm 3 bộ: Bộ Tổng vụ, Bộ Bình nghị, Bộ Chấp hành. Việt Nam Quang Phục hội tổ chức lực lượng vũ trang mang tên Quang Phục quân. Phần lớn đội quân này được tuyển mộ từ các dân tộc miền núi ở gần biên giới Trung - Việt. Quang phục quân tổ chức thành bộ binh, pháo binh... Quân lính được biên chế thành Ngũ, Thập, Cai, Đội, Cơ, Vệ, Doanh, Trấn, Quận... Phần lớn vũ khí mua của Trung Quốc, Nhật Bản, một số ít do một số "binh công xưởng" của hội chế tạo thêm. Hội chủ trương tổ chức những vụ bạo động nhằm gây thanh thế trong nước.

        17 tháng 7

        Khâm sứ Trung Kỳ ra nghị định ban cấp phẩm hàm cho các công chức và binh lính người Việt phục vụ tại các công sở của Pháp ở Trung Kỳ. Điểm 4 của nghị định quy định ngạch võ: Phó quản được cấp "tòng tứ phẩm"; binh lính được cấp "tòng tứ phẩm".

Năm 1913

        10 tháng 2

        Hoàng Hoa Thám (Đề Thám) hy sinh. Hơn 13 tháng kiên cường, mưu trí chống lại cuộc tiến công quy mô lớn của quân Pháp và tay sai, các tướng giỏi của Đề Thám lần lượt hy sinh hoặc sa vào tay giặc. Sau chiến thảng núi Sáng (5-10-1909) của nông dân Yên Thế chống thực dân Pháp, Đề Thám rút về vùng rừng núi Tam Đảo, Thái Nguyên tiếp tục hoạt động. Sau đó, ông bí mật trở về Yên Thế với ý đồ khôi phục và phát triển phong trào. Đến ngày 10 tháng 2, Đề Thám đã bị những tên tay sai của Lương Tam Kỳ trà trộn vào đội ngũ nghĩa quân ám hại. Cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế chống thực dân Pháp sau gần 30 năm hoạt động, đến đây chấm dứt.

        27 tháng 3

        Hàng trăm nông dân do Phan xích Long, Nguyễn Văn Trí, Nguyễn Văn Hiệp khởi xướng biểu tình tuần hành chống Pháp tại Sài Gòn - Chợ Lớn. Kế hoạch cướp chính quyền của đoàn biểu tình không thực hiện được. Trước đó 2 ngày, thực dân Pháp phát hiện những dấu hiệu của phong trào (truyền đơn và bom), chúng bắt Phan xích Long, đồng thời chuẩn bị lực lượng đối phó. Hơn 100 nghĩa sĩ bị bắt và đưa ra toà xét xử, trong đó có 34 người bị kết án. Phan Xích Long bị đi đày ở Guy-an.

        13 tháng 4

        Phạm Văn Tráng - chiến sĩ cảm tử tình nguyện của Việt Nam Quang Phục hội dùng tạc đạn giết chết tuần phủ Thái Bình là Nguyễn Duy Hàn. Sự kiện này gây chấn động dư luận trong nước, làm cho bọn tay sai hoang mang lo sợ. Ngày 7 tháng 5, Phạm Văn Tráng bị thực dân Pháp bãt khi trên đường trở lại Trung Quốc nhận vũ khí.

        26 tháng 4

        Nguyễn Khắc Cần (chiến sĩ Việt Nam Quang Phục hội) cùng Nguyễn Văn Tuý (công nhân Nhà máy xe lửa Gia Lâm) ném tạc đạn vào khách sạn Hà Nội tại đường Pôn-be (phố Tràng Tiền, Hà Nội ngày nay) lúc 19 giờ 30 phút, giết 2 thiếu tá Pháp là Sa-puy và Mông-gơ-răng, làm bị thương 12 tên khác. Sau sự kiện này, thực dân Pháp tiến hành khủng bố bắt nhiều yếu nhân của Việt Nam Quang phục hội và các hội viên cảm tử hoạt động trong nước và nước ngoài, bị tù đày, sát hại, một số bị kết án vẳng mặt.

        Trong năm 1913

        Bùng nổ phong trào chống Pháp của đồng bào Dao, đo Triệu Tài Lộc và Triệu Tiến Tiên lãnh đạo ở vùng Lục Yên Châu (Yên Bái). Triệu Tiến Tiên được tôn là Vua người Dao. Phong trào đấu tranh với các khẩu hiệu: Chống đi phu, chống nộp thuế cho thực dân Pháp; đánh đuổi quân Pháp lấy lại đất nước; làm cho người Dao được tự do, sung sướng, không bị áp bức, khổ sở. Nhiều người đã tình nguyện tham gia phong trào, họ mang theo súng hoả mai, giáo mác và lương thực. Đến tháng 9 năm 1914, lực lượng nghĩa quân lên tới hơn 1.500 người. Nghĩa quân tiến đánh nhiều đồn Pháp ở Luc Yên Châu, Trái Hút, Bảo Hà, Phố Ràng... Cuộc khởi nghĩa lan sang cả Tuyên Quang, thực dân Pháp tập trung quân đàn áp, cuộc khởi nghĩa tan rã.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2016, 01:15:34 pm »

       
Năm 1914

        1 tháng 8

        Chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ. Chính quyền thuộc địa Pháp ở Đông Dương tìm mọi cách huy động sức người, sức của của nhân dân Việt Nam và toàn Đông Dương để phục vụ cho cuộc chiến tranh ở chính quốc. Trong 4 năm (1914-1918) thực dân Pháp đá huy động 97.903 thanh niên Đông Dương (hầu hết là Việt Nam) nhập ngũ làm lính chiến đấu và lính thợ cho Pháp tại chiến trường châu Âu.

        2 tháng 8

        Bằng kế trá hàng, nghĩa quân Mơ Nông do Nơ Trang Lơng chi huy, đã bất ngờ tiến công diệt tên giám binh ang-ri Mét, đồn trưởng đồn Bu Mê Ra và hàng chục lính khố xanh, nghĩa quân thu được nhiều chiến lợi phẩm.
Tiếp đó ngày 4 tháng 8, nghĩa quân cải trang binh lính địch, đột nhập đồn Bu Mê Ra, tiêu diệt toàn bộ số lính trong đồn và phóng hoả đốt đồn. Hai trận thắng liên tiếp đã làm cho thanh thế Nơ Trang Lơng và nghĩa quân lan rộng khắp vùng nam Tây Nguyên, lực lượng nghĩa quân ngày càng phát triển.

        Tháng 9

        Chi bộ Việt Nam Quang Phục hội ở Vân Nam (Trung Quốc) vạch kế hoạch đánh chiếm Hà Nội. Đỗ Chân Thiết (Đỗ Cơ Quang) - một thanh niên yêu nước, hội viên Việt Nam Quang Phục hội, từng học trường quân sự Nam Kinh đã vận động được hơn 50 Việt kiều và một số nhân viên của Công ty Xe lửa Vân Nam tham gia Quang Phục hội, thành lập chi bộ Việt Nam Quang Phục hội ở Vân Nam. Đỗ Chân Thiết và chi hội Vân Nam chủ trương dựa vào giao thông trên đường sắt Vân Nam - Hải Phòng để ngầm liên kết với binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp ở Hà Nội đánh chiếm thành. Kế hoạch chưa kịp thực hiện đã bị lộ, do tên Nguyễn Hác Sơn phản bội báo với Pháp. Đỗ Chân Thiết cùng 58 người khác bị địch bắt và bị xử tử ở Hà Khẩu. Kế hoạch dựa vào ngoại công, nội ứng đánh chiếm Hà Nội của chi hội Việt Nam Quang Phục hội ở Vân Nam không thành.

        20 tháng 10

        Được một nhóm chiến sĩ cách mạng Việt Nam từ Xiêm (Thái Lan) và Trung Quốc trở về hoạt động trong nước tuyên truyền vận động, hơn 200 đồng bào Dao, dưới sự chỉ huy của Trương Nhị tiến công đồn Lục An Châu và đồn Trái Hút, gây cho địch một số thiệt hại. Thừa tháng, nghĩa quân tiến về thị xã Yên Bái. Địch huy động lực lượng đàn áp, nghĩa quân tan rã.

        10 tháng 11

        Khởi nghĩa của nhân dân Tây Bắc. Dưới sự lãnh đạo của Lương Bảo Định, Bạch Cầm Chân, Lương Văn No, Cầm Văn Tư, đồng bào Tây Bắc vùng lên đánh Pháp. Nghĩa quân tiến công đồn Sầm Nưa, giết tên Lăm-be (Lambert), phá huỷ các công sở, kho tàng, thu 120 khẩu súng và nhiều đạn dược. Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng lan rộng khắp Lai Châu và vùng bắc Thượng Lào. Lực lượng nghĩa quân ngày càng phát triển và liên tiếp tiến đánh quân Pháp ở thị xã Lai Châu, đột nhập Phong Sa Lỳ, chiếm Mộc Pha... và chặn đánh nhiều cuộc truy quét của quân địch, gây cho chúng một số thiệt hại. Trước những hoạt động mạnh mẽ của nghĩa quân, toàn quyền Ru-mơ (Roume) phải thành lập một binh đoàn gồm hơn 2.000 quân, chia làm hai cánh truy kích nghĩa quân ở cả hai phía bắc và nam vùng Tây Bắc. Đến tháng 3 năm 1916, cuộc khởi nghĩa tan rã sau 16 tháng tồn tại.

        11 tháng 12

        Nghĩa quân Tây Bắc tiến công bao vây thị xã Sơn La. Địch phải huy động một đơn vị lính khố đỏ, dưới sự chỉ huy của trung úy Mông-xô từ Yên Bái vượt qua sông Hồng và sông Đà sang giải vây. Sau một thời gian chiến đấu quyết liệt ở phía bắc thị xã Sơn La, nghĩa quân bí mật rút vào rừng tiếp tục hoạt động.

        21 tháng 12

        Đồng bào Mường ở Tạ Khoa và bản Văn (Sơn La), do Mùi Văn Plôi lãnh đạo đã nổi dậy chiếm trạm bưu điện và giết tên trưởng trạm người Pháp, cắt đứt đường liên lạc bằng điện thoại giữa Sơn La -Yên Bái và Hà Nội.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #7 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2016, 12:00:42 pm »

       
Năm 1915

        Đêm 6 tháng 1

        Một số hội viên Quang Phục hội gồm Tổng Chế, Nguyễn Văn Dậu, Nguyễn Văn Nguyên tuyên truyền phát động nhân dân nổi dậy chống Pháp ở Phú Thọ. Đông đảo quần chúng nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng, đóng góp lương thực và tham gia nghĩa quân. Đêm 6 tháng 1, những người lãnh đạo quyết định đánh tỉnh ly Phú Thọ. Khoảng 150 nghĩa quân, dưới sự chỉ huy của Hoàng Văn Khoa, Bang Hạnh bao vây đánh trại lính khố xanh. Binh lính địch trong trại bắn tỉa dữ dội. Sau vài giờ chiến đấu, gây cho địch một số thiệt hại, nghĩa quân rút lui. Thực dân Pháp đàn áp dã man, bắt 238 người, trong đó đưa ra xét xử tử hình 28 người và tù chung thân 12 người.

        14 tháng 1

        * Nghĩa quân Nơ Trang Lơng (Tây Nguyên) chặn đánh đạo quân Pháp càn quét, đàn áp đồng bào Mơ Nông, diệt tên Tơ-run-phô phó sứ tỉnh Krachiê và một số binh lính, thu toàn bộ vũ khí, buộc chúng phải rút về châu thổ Krachiê. Nghĩa quân làm chủ cả vùng cao nguyên Mơ Nông rộng lớn.

        * Một số người lảnh đạo Quang Phục hội ở Trung Quốc chủ trương vượt biên giới đánh Móng Cái, Lạng Sơn và Hà Khẩu. Kế hoạch được vạch ra là: Nguyễn Mạnh Hiếu chỉ huy đội thứ nhất tiến qua Đông Hưng đánh Móng Cái; Nguyễn Thượng Hiền chỉ huy đội thứ hai tiến qua Long Châu đánh vào Lạng Sơn; Hoàng Trọng Mậu chỉ huy đội thứ ba đánh Hà Khẩu. Trong quá trình chuẩn bị, do bất đồng ý kiến giữa những người lãnh đạo, nên việc thực hiện gặp khó khăn. Chỉ có kế hoạch đánh Lạng Sơn được thực hiện, nhưng cũng không gây thiệt hại cho địch.

        13 tháng 4

        Pháp và Trung Quốc ký hiệp ước phối hợp đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc, đặc biệt là tại vùng biên giới Việt - Trung. Theo hiệp ước. nhà cầm quyền Trung Quốc phải đàn áp, bát giữ và giao trả cho giới cầm quyền Pháp hoặc trục xuất tất cả những người cách mạng Việt Nam hoạt động trên đất Trung Quốc về nước. Nhà cầm quyền Pháp cũng làm như vậy đối với các nhà cách mạng Trung Quốc hoạt động trên đất Việt Nam. Pháp và Trung Quốc phải tăng cường kiểm soát chặt chẽ vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc, ngăn chặn mọi hoạt động buôn bán, vận chuyển vũ khí trái phép qua vùng biên giới.

        26 tháng 6

        Tổng thống Pháp ra sắc lệnh tổ chức và sử dụng lực lượng cảnh sát đặc biệt toàn Đông Dương. Nội dung sắc lệnh có một số điểm chính sau đây:

        1. Tất cả binh lính người bản xứ tại ngũ không nằm trong lực lượng chính quy, đều thuộc lực lượng cảnh sát đặc biệt.

        2. Đối với Việt Nam, binh lính người Việt không nằm trong lực lượng quân đội chính quy thuộc quyền chỉ đạo tối cao của Thống đốc (Nam Kỳ), Thống sứ (Bắc Kỳ) và Khâm sứ (Trung Kỳ).

        Số binh lính này cũng được tuyển như binh lính chính quy. Toàn quyền Đông Dương quy định số lượng cần tuyển từng "kỳ"; Thống đốc, Thống sứ và Khâm sứ quy định số lượng cần tuyển từng tinh. Quân của tỉnh nào, dĩ) công sứ, hoặc quan chủ tỉnh hay tư lệnh đạo quan binh nơi đó trực tiếp chỉ đạo. Lực lượng này còn gọi là địa phương quân.

        4. Thời bình, địa phương quân bao đảm trật tự an ninh trong tỉnh hoặc đạo; canh giữ các công sở, các tuyến đường giao thông; canh gác trại giam, áp giải tội phạm; áp tải các chuyến hàng của nhà nước. Trường hợp cần thiết, giới cầm quyền quân sự có thể điều động đi đàn áp các cuộc khởi nghĩa ở tỉnh khác. Khi chiến tranh xảy ra, theo đề nghị của chính quyền quân sự, toàn quyền Đông Dương có thể ra nghị định chuyển từng phần hoặc chuyển toàn bộ lực lượng địa phương quân sang thuộc quyền chỉ huy trực tiếp của chính quyền quân sự. Cấp bậc của địa phương quân được chuyển ngang sang cấp bậc của quân chính quy. Địa phương quân và quân chính quy đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau. Khi tình trạng khẩn cấp đã qua, theo đề nghị của tổng chỉ huy lực lượng quân chính quy, toàn quyền Đông Dương quyết định chuyển giao lực lượng địa phương quân từ quân sự sang chính quyền dân sự như trước.

        28 tháng 9

        Phá ngục Lao Bảo ở Quảng Trị. Khoảng 200 tù nhân ở ngục Lao Bảo (nơi giam giữ những người tham gia các phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, chống thuế...), dưới sự chỉ huy của Liêu Thanh (hội viên Quang Phục hội) và Hồ Bá Kiện (yếu nhân của Duy Tân hội), nổi dậy giết lính canh, phá nhà lao, thu vũ khí, đốt bốt gác rồi rút vào rừng. Nghĩa quân mang 29 khẩu súng và 5.000 viên đạn thu được của giặc tiến theo đường Lang Con - Lao Bảo lên phía tây bắc Sê Pôn rồi lập căn cứ ở một làng thuộc vùng Ban Ta Cha, tinh Xa Van Na Khét (Lào). Chiều ngày 28, Pháp cử giám binh Phê-rê và thiếu úy Pa-ga-ni dẫn 80 lính ở Huế và 40 lính ở Quảng Trị truy kích nghĩa quân. Chúng bao vây vùng Ban Ta Cha, nghĩa quân dựa vào địa thế hiểm trờ kiên quyết đánh trà địch. Do lực lượng ít, sức lực của nghĩa quân suy kiệt do bị cầm tù lâu, sau hơn một tháng chiến đấu, nghĩa quân tan vỡ. Một số đả anh dũng hy sinh, trong đó có cả Liêu Thanh và Hồ Bá Kiện, một số bị bắt, chỉ còn số ít thoát khỏi vòng vây địch cũng tự giải tán.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #8 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2016, 10:07:50 am »

        
Năm 1916

11 tháng 1

        Toàn quyền Đông Dương ra nghị định động viên toàn bộ lực lượng quân dự bị người Việt Nam ở Nam Kỳ, các khóa tuyển từ năm 1907 đến 1912, để đưa sang Pháp. Tiếp đó ngày 16, ra quyết định bắt lính người Việt Nam đưa sang chiến trường Pháp. Thực dân Pháp tổ chức được 2 tiếu đoàn lính chiến và điều 2.250 lính thợ cùng 40 phiên dịch đưa vào làm việc tại các công binh xưởng bên Pháp.

        22 tháng 1

        Thực dấn Pháp và Chính phủ Nam Triều mở đợt bắt lính người Việt đưa sang chiến trường Pháp. Riêng tại Trung Kỳ, từ ngày 22 tháng 1 đến 30 tháng 3, chúng đã tập trung 5.000 lính chiến đấu và hơn 13.000 lính thợ đưa sang Pháp.

        23 tháng 1

        Hơn 200 người, do Lê Văn Hổ, Phạm Văn Hậu, Nguyễn Văn Liên dấn đầu, kéo tới đánh phá trụ sở mộ binh của Pháp tại tỉnh Biên Hòa. Bọn hội tề chạy toán loạn. Nhiều lính khố xanh canh giữ, nhất là bọn áp giải "lính tình nguyện" đã bị thương. Nhờ đó, nhiều người bị bắt đi lính được giải thoát.

        Tháng 1

        Phong trào Hội Kín ở Mỹ Tho tích cực chế bom bằng đồng tại các vùng Long Hưng, Dương Diên, Thới Sơn và lưu hành các tài liệu của nhóm "Nghĩa Hòa" và "Phản Pháp, phục Nam" nhằm mục đích chống lại việc mộ binh của Pháp tại Nam Kỳ.

        Đêm 2 rạng 3 tháng 2

        Hơn 200 hội viên Hội Kín tập trung ở Mỏ Cày, vũ trang bằng giáo mác, dao, gậy, mang theo trống và cờ đỏ "Nghĩa Hòa”, bao vây trụ sở mộ binh trong vùng, bắt giết "ban chức dịch" gian ác, nhằm giải phóng cho số thanh niên từ các nơi bị áp giải về giam giữ chờ ngày đưa xuống tàu sang Pháp làm "bia đỡ đạn" cho chúng.

        15 tháng 2

        Bạo động phá khám lớn Sài Gòn. Lực lượng vũ trang bạo động được huy động từ nghĩa quân Hội Kín các tỉnh lân cận Sài Gòn. Ngày 14 tháng 2, nhiều toán quân Hội Kín đã tập kết tại các địa điểm ở Sài Gòn. Theo kế hoạch, 3 giờ sáng ngày 15 tháng 2, khoảng 300 người trang bị vũ khí thô sơ đi thuyền tới bến sông Sài Gòn và đổ bộ lên bờ, chia thành 3 nhóm tiến vào trung tâm thành phố. Trên đường tuần hành, 1 trong 3 nhóm đã chặn một ô tô của Pháp và hô lớn "Giết chết lũ Pháp". Hai nhóm kia kéo vào đánh phá khám lớn Sài Gòn. Khoảng 60 người tách ra tiến về khu Chợ Lớn. Thực dân Pháp huy động lực lượng lớn cảnh sát đến đàn áp. Nghĩa quân bị thiệt hại nặng: một số chết, một số bị thương, phần lớn bị bắt giữ, số ít còn lại quay xuống thuyền rút lui. Sau vụ bạo động, Tòa đề hình Sài Gòn đã xử án từ hình: Nguyễn Hữu Trí, nhà sư Cao Văn Long và gần 100 án đi đày tù chung thân và tù có hạn.

       Tháng 2

        * Thái Phiên - một thành viên của Quang Phục hội tập hợp các nhà yêu nước Quảng Nam, Quảng Ngãi tại Huế bàn kế hoạch phát động khởi nghĩa. Hội nghị quyết định khởi nghĩa vào giữa tháng 5 từ Quảng Bình trở vào. Do công việc chuẩn bị khởi nghĩa bị lộ, thực dân Pháp đã kịp thời đối phó.

        * Tại Bà Rịa, nhóm Hội Kín của Nguyễn Văn Huệ đeo bùa ghi 4 chữ "Bản sơn kỳ lương" và ký tên Mã Vãng (đạo hiệu nhà sư Cao Văn Long) vũ trang tiến công đồn Pháp ở Ô Cấp. Cùng thời gian, tại Tây Ninh nhóm Hội Kín của Vương Văn Lê, Nguyễn Văn Thạch, Lê Văn Hà nổi dậy làm chủ vùng Tân Triều Tây thuộc Bình Lợi, Gia Bình, Gia Lộc.

        27 tháng 3

        Toàn quyền Đông Dương ra nghị định tách một phân địa bàn của đạo quan binh 4 Lai Châu để thành lập đạo quan binh 5 Thượng Lào trực thuộc Tòa Khâm sứ Pháp ở Lào.

        3 tháng 5

        Vụ mưu khởi nghĩa chống Pháp do 2 sĩ phu Thái Phiên và Trần Cao Vân lãnh đạo dưới danh nghĩa vua Duy Tân nổ ra ở Huế. Cuộc khởi nghĩa có quan hệ mật thiết với Việt Nam Quang Phục hội ở các tỉnh nam Trung Kỳ. Lực lượng khởi nghĩa phần lớn là những binh lính người Việt sắp bị đưa sang chiến trường châu Âu. Ở Quảng Nam, Quảng Ngãi có hàng nghìn người, Huế 2.500 người, Đà Nẵng 1.500 người tham gia cuộc khởi nghĩa. Nhân dân ở nhiều địa phương thành lập đội nghĩa binh, rèn vũ khí, mua sắm quân nhu, quyên góp tiền gạo chuẩn bị khởi nghĩa. Khí thế chuẩn bị khởi nghĩa diễn ra mạnh mẽ khi có sự tham gia trực tiếp của vua Duy Tân. Tại Quảng Ngãi xuất hiện nhiều tốp nghĩa quân, vũ trang bằng giáo, mác sẵn sàng chiến đấu. Quảng Nam, khoảng 250-300 nghĩa quân, chia làm hai nhóm tiến công một đội lính địch tại Tam Kỳ rồi rút lui an toàn. Xung quanh khu vực cảng Đà Nẵng và Hội An cũng xuất hiện nhiều tốp nghĩa quân; riêng tại Huế có khoảng 50 nghĩa binh (có cả vua Duy Tân) từ Quảng Nam, Quảng Ngãi đến để vận động, tổ chức chuẩn bị tấn công tiểu đoàn thứ 16 của địch, cướp vũ khí của chúng. Trong khi đó, ở quanh thành Huế, nhiều tốp nghĩa quân, mỗi tốp khoảng 50-80 người, sẵn sàng chờ lệnh tiến công thành Huế. Ngày 3 tháng 5 năm 1916, Thái Phiên và Trần Cao Vân được vua Duy Tân giao viết chiếu kêu gọi nhân dân khởi nghĩa. Các lực lượng khởi nghĩa đã sẵn sàng nhưng vì tuyên truyền không chu đáo, tổ chức không chặt chẽ, thống nhất, nên bại lộ. Tên Trang Quang Trử phản bội đã báo với giặc.

        Ở Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, thực dân Pháp đóng chặt cửa các trại lính, tước vũ khí binh lính người Việt, ra lệnh giới nghiêm và lùng bắt những người yêu nước. Ngày 6 tháng 5, vua Duy Tân bị thực dân Pháp bắt tại ngôi chùa cạnh núi Ngủ Long, cách Huế 5km; Thái Phiên, Trần Cao Vân, Phạm Hồng Chương... đều bị hy sinh. Nghĩa binh ờ các tỉnh Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi nổi dậy, nhưng thiếu người lãnh đạo, nên tan rã nhanh chóng.

        3 tháng 7

        * Đội Phấn (tức Hồ Sĩ Phấn, giữ chức đội trong lực lượng lmh bản địa) bị thực dân Pháp xử tử tại Nghệ An. Tháng 10 năm 1909. Đội Phấn từng tham gia cuộc khởi nghĩa ở Hà Tĩnh nhưng không thành. Ngày 16 tháng 2 năm 1910, Tòa án thực dân Pháp tuyên án xử tử vẳng mặt Đội Phấn, trong lúc ông đang hoạt động chống Pháp dưới sự chi huy của Đặng Thái Thân, Am Võ. Ngày 1 tháng 5 năm 1916, Đội Phấn bị bắt tại Nghệ An và bị xử tử ngày 3 tháng 7 năm 1916.

        * Nghĩa quân Việt Nam Quang Phục hội tiến công đồn Bát Xát (Lào Cai). Địch tập trung lực lượng đối phó, nghĩa quân phải rút lui.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #9 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2016, 08:08:33 am »

       
Năm 1917

        15 tháng 5

        Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thiết lập một lực lượng cảnh sát người Việt ở Nam Kỳ, gọi là dân vệ hoặc thủ bộ. Mục đích: Bảo đảm trật tự an ninh trong từng tỉnh, đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân, canh giữ tù nhân, áp giải các chuyến tù, truy bát người phạm pháp. Dân vệ đóng tại các tinh lỵ hoặc ngoài tính lỵ do quan chủ tỉnh trực tiếp chỉ đạo, điều hành.

        27 tháng 6

        Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập sở tình báo và An ninh Trung ương Đông Dương (gọi là sở mật thám Đông Dương). Nhiệm vụ chính là tổng hợp, nghiên cứu tất cả các tin tức tình báo liên quan trật tự an ninh của liên bang Đông Dương, về đối nội củng như đối ngoại; đào tạo, chi đạo và kiếm soát về mặt kỹ thuật đối với tất cả các cơ quan tình báo ở Đông Dương. Theo nghị định mỗi xứ thuộc liên bang Đông Dương còn được thiết lập một cơ quan mang tên cảnh sát an ninh, có nhiệm vụ theo dõi, ngăn ngừa tất cả các hành động chống đối chính quyền thực dân ở cấp xứ; điều tra, truy lùng, đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân.

        9 tháng 7

        Những chiếc máy bay quân sự đầu tiên của thực dân Pháp được chở bằng tàu biển "Me-nam" cập cảng Hải Phòng.

        11 tháng 7

        Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thiết lập sở Hàng không Đông Dương tại Bắc Kỳ, đặt dưới sự chỉ đạo của Toàn quyền Đông Dương, sở có nhiệm vụ tổ chức trường huấn luyện ở Sơn Tây, nghiên cứu các tuyến đường hàng không, thiết lập sân bay, đặt quy chế sử dụng máy bay trong các hoạt động quân sự, dân sự ở Đông Dương. Theo nghị định, phi đội đầu tiên gọi là "phi đội Bắc Kỳ" được thành lập phục vụ yêu cầu quân sự.

        Đêm 30 tháng 8

        Khởi nghĩa của binh lính người Việt đóng ở Thái Nguyên. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là Đội Cấn (tức Trịnh Văn Cấn) và Lương Ngọc Quyến, được giác ngộ theo chủ trương đấu tranh vũ trang của Việt Nam Quang Phục hội. 23 giờ ngày 30 tháng 8, Đội Cấn chỉ huy 131 binh lính nổi dậy giết giám binh Pháp, giải phóng tù chính trị, đánh chiếm các công sở, bao vây trại binh Pháp, làm chủ tỉnh ly Thái Nguyên và treo cờ "Nam binh phục quốc". Hàng trăm tù chính trị vừa được giải thoát cùng đông đảo nông dân ngoại thị, công nhân mỏ than Phấn Mễ và công chức đã tình nguyện tham gia nghĩa quân bảo vệ tỉnh ly Thái Nguyên. Ngày 31 tháng 8, Pháp điều hàng nghìn quân có pháo binh, tàu chiến yểm trợ từ Hà Nội và nhiều nơi khác tới đàn áp. Nghĩa quân dũng cảm chiến đấu, đánh lui nhiều đợt tiến công của địch, diệt hàng trăm tên. Do lực lượng quá chênh lệch và Lương Ngọc Quyến hy sinh, ngày 5 tháng 9, Đội Cấn rút quân khỏi tỉnh ly, phân tán thành nhiều bộ phận tiếp tục hoạt động ở các vùng Thái Nguyên, Tam Đảo, Vĩnh Yên... Đến ngày 21 tháng 12, tại căn cứ núi Pháo (Thái Nguyên), Đội Cấn chỉ còn khoảng vài chục nghĩa quân. Quân Pháp được tăng viện, tiếp tục bao vây tấn công. Ngày 10 tháng 1 năm 1918, trong một trận đánh không cân sức, Đội Cấn bị thương và ông đã tự sát. Cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên kết thúc.
Logged

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM