Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 02 Tháng Sáu, 2024, 12:32:38 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hà Giang ký ức của chúng tôi và đồng đội.(phần 19)  (Đọc 171727 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #40 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2014, 08:23:25 am »

Em chào bác Tác !

   Vừa rồi có một số bác CCB Hà giang, nhưng không phải là thành viên của diễn đàn, chỉ theo dõi dạng khách, có nhắn cho em là không xem được ảnh của bác đưa lên. Do bác up ảnh bằng công cụ up ảnh của diễn đàn, còn gọi là up ảnh nội bộ, cho nên chỉ những người là thành viên mới xem được, còn khách không xem được.

   Vậy bác cố gắng tìm cách úp ảnh bằng các tài khoản trung gian như phô tô bucket hoặc Fickr cho mọi người cùng xem.

    Một số bác CCB như Đường Minh Tuấn, Trương Quý Hải, Chiến 356 Phúc Yên, Hưởng F31..v..v.. đã đăng ký, nhưng không hiểu sao rất lâu rồi mà vẫn chưa được cấp nick. Em đã thông báo cho BQT nhưng không thấy hồi âm. Rất tiếc, một số bác không chờ được đã bỏ cuộc...
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
nguyenquuangtri
Thành viên
*
Bài viết: 467


« Trả lời #41 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2014, 09:12:42 am »

Em không rành về địa lý huyện Vị xuyên, nhưng cuộc chiến xảy ra cả hai bờ sông lô bên nào cũng có nhiều đơn vỵ tham gia chiến đấu bên nào cũng ác liệt. Vậy em nghỉ vị trí đặt tượng đài phải nói nên đật ở vị trí nào đấy đễ như khắc ghi chiến công chung của toàn mặt trận, có như vậy sẽ làm cho nhiều người và thế hệ sau này dẽ hình dung ra được cuộc chiến đã xảy ra trước đây toàn diện hơn . Và điều nữa CCB các đơn vị sẽ hài lòng khi trở lại thăm chiến trường xưa, điều chắc chắn khi xây dựng tượng đài sẽ có bia chứng tích ghi đầy đủ thành phần và công lao của nhiều đơn vị.
      Dù sao đi nữa năm nay thực sự đem đến nhiều niềm vui, qua sự cố gắng của nhiều CCB nhất là CCB 356 đã vận động để Đảng và nhà nước quan tâm đến công lao chiến đấu hy sinh để bảo vệ biên giới của những người lính trên mặt trận Hà giang. Rồi đây sẽ có những cuốn sách viết về chiến sự Hà giang, lịch sử sẽ được ghi lại và truyền tiếp cho thế hệ mai sau làm nền tãng giáo giục cho con cháu về những người lính đã cầm súng chiến đấu chống kẽ thù Trung quốc xâm lược trong những năm của thập niên 80.
Logged
nguyentac62
Thành viên
*
Bài viết: 379


« Trả lời #42 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2014, 02:38:55 pm »

Chào các bác và anh em
Em xin tiếp thu y kiến của các bác và anh em,  ảnh bé quá em không thể hiện được, quy hoạch phải toàn bộ các bác ạ, nhưng sẽ tập trung xây dựng tây sông lô trước. chiều em đi lấy bản đồ chưa được. Em muốn xin ý kiến của bác Laoshan và bác ph47 và các bác khác nữa đưa ra ý tưởng của mình, vì mảnh đất đó gắn với các bác quá nhiều kỷ niệm cả buồn lẫn vui... trước hết em tạm đưa ra ý định của mình
Về tây sông lô: Từ Thành phố Hà Giang đi theo quốc lộ 2 đường lên Thanh Thủy đến khoảng Km 7 quy hoạch xây một nhà dừng chân có cả khuôn viên và sa bàn giới thiệu khu di tích lịch sử quân sự - đi tiếp đến ngã 3 rẽ vào Làng Pinh tại ngã 3 sẽ xây dựng một  biểu tượng người lính- vào làng Pinh khôi phục bảo tồn nhà bộ đội cũ, xây dựng một nhà bảo tàng lịch sử quân sự, nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng,nơi nghỉ cho các cựu binh và gia đình, thanh niên cắm trại... đường mở rộng rải nhựa- đi tiếp đến thung lũng coóc nghè xây dựng một cây hương tại chỗ c6 của bác Cương hy sinh 6 đ/c(30/6/1984) - đi tiếp đỉnh coóc nghè dịch sang phải khoảng 60m về phía điểm cao 812 xây dựng 1 tượng đài chiến thắng, Chính đỉnh coóc nghè này xây một nhà đứng chân có cả ống nhòm và thuyết minh giới thiệu lịch sử các trận đánh ở các điểm cao từ 1509 trở xuống- xong đi tiếp là đường hào mùa xuân xuống cọc 6  thác thanh hương đi tiếp về Xín chải Lao chải giới thiệu trận đánh 1800a, 1800b, 1875, đồi tranh.- Xong đi quay lại về điểm cao 468 và sườn đông 600 thắp hương xong đi quay xuống thủy điện vào hang làng lò xong làm đường đi tiếp ra hang rơi- đi tiếp ra đồi đá pháp 1,2,3 đồi đài,đồi cô ích,đồi A6a,b giới thiệu các trận đánh, tại các điểm cao này mỗi điểm cao xây dựng một biểu tượng tạo điểm nhấn cho du khách và để phân biệt các điểm cao - đi tiếp về nà cáy tại trận địa cối 160 hy sinh A/f356 xây dựng 1 cây hương...còn đi tiếp đông sông lo em sẽ nắm thêm cho rõ
Các bác nắm chắc các sự kiện có gì đưa ra thêm cho hợp lý,xong em sẽ vẽ cụ thể.
Một số lãnh đạo nói đi tiếp từ hang làng lò lên hang mán và lên 4 hầm ra 400 xong đi ra đồi a6, nhưng em nghĩ hơi khó vì sẽ liên quan nhiều vấn đề khác...
Hôm qua em vẽ khi lên sườn đông 600 xong đi xuống suối cụt và đi lên hang mán và xuống hang làng lò, nhưng đường chỗ hang mán treo leo lắm khắc phục khó, phức tạp các bác ạ.....
cảm ơn các bác và anh em

            
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Chín, 2014, 09:06:03 pm gửi bởi nguyentac62 » Logged
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #43 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2014, 09:24:01 pm »

 Chào các bác.
 Hiện nay các bác đang tham gia ý kiến về nơi đặt tượng đài và tên đặt cho cuốn sách. Riêng KH từ đầu cũng không quan tâm lắm đến vấn đề này, nhưng tóm tắt từ ý kiến của các bác và đặc biệt là từ bác nguyentac62 nên KH cũng có suy nghĩ thế này:
 Về nơi đặt tượng đài tại bình độ 506 bên sườn 600 thuộc dãy dông điểm cao 1509, KH thấy nó như thế này các bác ạ.
-Thứ nhất khi đặt đài tưởng niệm ở vị trí này các bác có trách nhiệm cùng bác nguyentac62 đều đã nghiên cứu kỹ, về quá khứ, về hiện tại và về tương lại của vị trí này.

a- Về quá khứ theo KH đây là vị trí chống lưng "nó như cái trục của nan hoa xe đạp" cho các dãy điểm cao dọc dường biên giới như 1509, 1545,1668, 1800 và 1250 bên bờ đông của sông Lô. Và đặc biệt là thuộc chân dãy điểm cao 1509 nổi tiếng mà khi nhắc đến cho dù nhiều người không tham chiến ở mặt trận này cũng đã thường được biết đến qua các phương tiện thông tin như báo trí, internet....v...v....1509 cũng là nơi địch châm ngòi chiến tranh biên giới lần thứ 2 dai dẳng và liên tục dù rằng trước đó đã có những cuộc chiến lẻ tẻ xẩy ra trong 1800 Lao Chải vào những năm đầu 1980. Mà đặc biệt nữa là cuộc chiến biên giới lần thứ 2 này hầu như chỉ xẩy ra tại địa danh này đó là Thanh Thủy, Vị Xuyên, Hà Giang. Bên cạnh đó nó cũng chiếm vị trí trung tâm của khu chiến tính từ Lao Chải tây sông Lô sang phần đông sông Lô là dãy Pha Hán. Trong quá khứ thì xung quanh vị trí này cũng có nhiều trận đánh ác liệt với hàng ngàn chiến sĩ của Quân đội nhân dân Việt Nam không hề tiếc xương máu đổ xuống để giữ đất biến cương như 685, 772, 1509...v..v... Ở phía trước, đặc biệt hiện nay bên sườn của 772, 1509, 1400, 1300...v...v. vẫn còn nhiều xương cốt của các Anh hùng Liệt sĩ chưa thể qui tập.

b- Về vấn đề hiện tại theo KH, xét những suy nghĩ ở mục a,..... và trộm nghĩ, các bác có trách nhiệm cũng đã nghĩ đến việc đối trọng với cái tượng đài của quân xâm lược nằm bên sườn bắc của đỉnh 1509, nếu đúng như vậy theo tôi vị trí này là khá cân đối về cả mặt ngang của chiến trường xưa và cả về vấn đề chính trị trong hiện tại và tương lại. Đối trọng là câu trả lời ngầm cho tinh thần của người Việt chúng ta.

c- Về vấn đề tương lai theo KH, các bác ạ ngày hôm nay đất đai còn rộng, dân cư còn ít, nên kinh tế cửa khẩu chưa được phát triển nên các bác nghĩ nó nằm hơi xa quốc lộ 2. Năm 2009 khi KH lần đầu tiên trở về thăm lại chiến trường xưa, khi đấy chỉ có mỗi cửa khẩu và khu thương mại cửa khẩu đang đào đắp để xây dựng. Từ của khẩu xuống khoảng 4 500 mét mới có mấy cái nhà dân dựng bằng cây que làm nhà ở và kinh doanh. Đến năm 2014 KH về thăm lại chiến trường xưa, thì ngay cả đường vào cọc 6 đi Lao Chải tại khu ngã ba Thanh Thủy vào nhà nhà đã san sát, biết đâu một vài năm nữa thì nơi đặt tượng đài có đường đi lại thì dân cư họ lại kéo kín cả vào làm nhà ở thì sao? Cái này nghe khôi hài nhưng không thừa đâu vì dân Việt ta cứ chỗ nào có đường là có phố mà... Grin lúc đó các bác lại kêu toáng đến chính quyền cần ngăn chặn này nọ nữa là đằng khác.

 Khi xã hội phát triển, chắc là ở làng nào, thôn nào, xã nào và thị trấn, thành phố đều có information ở đầu đường để mọi người nhìn vào mà biết những điểm nào bản thân cần tìm, cần đến....nên cũng không phải lo lắm các bác ạ.
-Vấn đề thứ hai theo KH nghĩ việc đặt tượng đài là việc tượng trưng đại diện cho một sự việc mang tính chất lịch sử nên chỉ nên chọn vị trí tương đối đồng đều cho các địa danh của khu chiến sự đã là đủ.

 Tỉ mỉ hơn để giới thiệu khu chiến thì cần có nhà bảo tàng và khi đó bắt buộc không được thiếu địa danh nào, đơn vị nào và những sự kiện nào đã xẩy ra, đã tham gia vào những thời điểm nào?

 Về tên sách, tổng hợp các ý kiến của các bác và đặc biệt là ý kiến của bác nguyenquangtri, KH có ý kiến thế này. Cuộc chiến biên giới phía Bắc lần thứ 2 nổ ra lẻ tẻ từ những năm 1980, 1981 ở 400 Cao Lộc, Lạng sơn, ở 1800, 1750 Lao Chải, Xín Chải, Hà giang đặc biệt rộ lên và quyết liệt là vào tháng 4 năm 1984 ở cả hai mặt trận Vị Xuyên-Hà Giang và 400 Lạng Sơn. Sau đó cuộc chiến này không dừng lại như những cuộc chiến trước ở mặt trận Hà Giang, nó âm ỉ nhưng rất tàn khốc và rất quyết liệt và kéo dài tới đầu những năm 1990 với hàng vạn lượt người tham chiến của cả hai bên trên phạm vi rất hẹp của địa hình hiểm trở của rừng núi, có khi cuộc chiến dành giật từng mét đất được kéo dài quanh năm.

 Cuộc chiến biên giới Việt Trung lần thứ hai, không được cả hai bên tham chiến nhắc đến dù nó rất khốc liệt, dù có hàng ngàn người ngã xuống. Cuộc chiến chỉ được biết đến qua một số trang mạng trước đây và rất hạn chế thông tin. Cuộc chiến đó nó chỉ được âm ỉ nhắc đi nhắc lại trong tâm tưởng những người đã từng một thời tham chiến tại nơi đây. Người dân Việt Nam không được biết đến là đang có cuộc chiến này, thế giới lại càng không thể.!

 Vâng từ những suy nghĩ xin được viết một phần ra đây để được chia sẻ với các bác. KH cũng có ý kiến nên đặt tên cho quyển sách mà bác nguyentac62 đang ấp ủ như thế này, dù biết rằng nó đã muộn.

Chiến tranh biên giới phía bắc.
Hà Giang-Cuộc chiến thầm lặng.

Vâng tại sao lại đặt tên dài và như vậy. Theo KH vế đầu là: Chiến tranh biên giới phía Bắc... Là để phân biệt với những cuộc chiến khác. Có thể ai đó sẽ hỏi tại sao không đặt tên là chiến tranh biên giới phía bắc lần thứ 2... Như các trang mạng đang đăng tải. Theo KH nói đến chiến tranh có nghĩa là một sự việc đã xẩy ra và đồng thời được nhiều người biết đến và quan tâm, vì cuộc chiến này nó không được tuyên bố nên KH chỉ mượn từ chiến tranh để phân biệt nó với từ cuộc chiến chưa đủ ý nghĩ ở vế sau... Cụm từ phía Bắc là để nói đến vị trí của cuộc chiến... và được nhấn mạnh hơn ở cụm từ địa danh là Hà Giang. Vì là cuộc chiến không được ai tuyên bố nên dùng từ ... thầm lặng là phù hợp. Thầm lặng đấu tranh, thầm lặng chiến đấu và nó cũng rất phù hợp khi mà cuộc chiến đó xẩy ra trên đất nước mình là không một người dân nào được biết đến.

KH bận rồi, viết bắt đầu lộn xộn mong các bác bỏ quá.
  
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Chín, 2014, 10:17:00 pm gửi bởi binhyen1960 » Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #44 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2014, 09:52:45 pm »

" ... đi tiếp về Xín chải Lao chải giới thiệu trận đánh 1800a, 1800b, 1875, đồi tranh....-" Trích:nguyentac62

  Trong dự án xây dựng khu di tích,các địa danh cũng cần phải chính xác tuyệt đối,có lẽ bác không thiếu bản đồ vùng này.Xã Lao chải có các địa danh liên quan tới chiến sự (Được coi là chiến trường xưa):cao điểm 1558 A và B,cao điểm 1785,cao điểm 1800,thung lũng (bản) Cáo sào.Xã Xín chải:Đồi thông,đồi tranh,Tả ván...v/v

  Có rất nhiều tài liệu nhầm giữa 2 ngọn đồi có độ cao như nhau là 1558 với 1800,riêng 1800 chỉ có 1.Trên 1800 có điểm phân giới và có mốc của cơ quan địa chất-thủy văn,cao điểm này 1 nửa thuộc về Trung quốc
Logged
trinhvanhuong1964
Thành viên
*
Bài viết: 225


« Trả lời #45 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2014, 11:15:23 pm »

 em chào các bác ccb hà giang và các bạn đọc .còn bác khanhkhuyên và bác thai 60 thì em phải gặp giêng hai bác này  , em mời hai bác  về đầu nguồn sông cái quê em để để ba anh em mình tâm sự  .em rất  buần  hai bài viết của hai bác ở phần 18.   thực sự em muốn đón hai bác suống nhà em chơi , để em ra đồng bẻ một  nồi ngô nếp luộc đãi hai bác , để hai bác bắt tay bỏ qua cho nhau  thì em với vui vẻ ,sang phần 19 này  em xin các bác mấy yêu cầu .thứ nhất là viết bài không ảnh hưởng với đất nước .thứ hai là không động chạm đến ai  .thứ ba là  tôn trọng các bài viết của anh em  .theo em nghĩ  bác nọ chỉ chích bác khia ,đó chính là đánh mất  bao tâm huyết vác bài  hay và có văn hóa của các bác.   hai bác rất quan  trọng đến em ,bác thai 60 đã cứu em lạc ở 673 về  trang nhà .còn  bác khahkhuyn động viên em cố tập viết để lên mạng chia xevới các anh em .em chưa thấy hai bác bắt tay nhau cho nên  em chưa viết tiếp .còn các bác đang thảo luận về đặt đài tưởng niệm  các  anh hùng liệt sĩ là em mừng lắm  .còn em cũng chẳng  thuộc địa hình ở trên đó mấy năm liền chỉ biết nà cáy, 673,812,nậm tẩm  tất cả nhờ các bãc em cũng bân lắm..xin chào ,cacbác
Logged
Zin Ba Cầu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1001



« Trả lời #46 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2014, 01:54:15 pm »

em chào các bác ccb hà giang và các bạn đọc .còn bác khanhkhuyên và bác thai 60 thì em phải gặp giêng hai bác này  , em mời hai bác  về đầu nguồn sông cái quê em để để ba anh em mình tâm sự  .em rất  buần  hai bài viết của hai bác ở phần 18.   thực sự em muốn đón hai bác suống nhà em chơi , để em ra đồng bẻ một  nồi ngô nếp luộc đãi hai bác , để hai bác bắt tay bỏ qua cho nhau  thì em với vui vẻ ,sang phần 19 này  em xin các bác mấy yêu cầu .thứ nhất là viết bài không ảnh hưởng với đất nước .thứ hai là không động chạm đến ai  .thứ ba là  tôn trọng các bài viết của anh em  .theo em nghĩ  bác nọ chỉ chích bác khia ,đó chính là đánh mất  bao tâm huyết vác bài  hay và có văn hóa của các bác.   hai bác rất quan  trọng đến em ,bác thai 60 đã cứu em lạc ở 673 về  trang nhà .còn  bác khahkhuyn động viên em cố tập viết để lên mạng chia xevới các anh em .em chưa thấy hai bác bắt tay nhau cho nên  em chưa viết tiếp .còn các bác đang thảo luận về đặt đài tưởng niệm  các  anh hùng liệt sĩ là em mừng lắm  .còn em cũng chẳng  thuộc địa hình ở trên đó mấy năm liền chỉ biết nà cáy, 673,812,nậm tẩm  tất cả nhờ các bãc em cũng bân lắm..xin chào ,cacbác

Tôi rất thích bài viết của bạn :  Đơn giản, chân tình nhưng rất tình cảm và đầy trách nhiệm của người lính chiến.
  Bạn cứ viết đi cứ bình tĩnh không nên xúc động quá nó sẽ làm cho cái dòng tâm tư của mình bị thiếu đi sự hệ thống, mạch lạc ...  Đừng hiểu lầm và đừng giận tôi với sự sẻ chia này nhé !
Logged
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #47 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2014, 05:06:48 pm »

Cuộc sống của những người lính ngày đó, ngoài sự các liệt của pháo đạn, cuộc sống kham khổ vì thiếu nước và rau xanh, cái giá rét đặc trưng của vùng núi đá. Bên cạnh đó là căn bệnh mà ít bác cựu nào tránh khỏi nếu phải ở lâu trên đó, đó là căn bệnh sốt rét. Cũng có bác đã phải ở lại trên đó mãi mãi về căn bệnh quá ác này,một lần trên đường đi lên phía trước làm nhiệm vụ, ngay cạnh đường chỗ thác nước nơi làm hậu sự của mặt trận, chúng tôi thấy một bác được đưa từ phía trên xuống, quần áo mặc vẫn sạch sẽ, người không có vết thương nào, hỏi mấy bác vận tải thì được biết bác ấy đã hi sinh vì căn bệnh sốt rét. Sau đó có các bác ở viện cấp trên về nghiên cứu xem trên khu vực này có sốt xuất huyết không, kết quả nghiên cứu thế nào tôi cũng không rõ. Không những thế còn những con vắt bé xíu, rồi ruồi vàng và bệnh teo cơ nữa chứ các bác nhỉ?
Logged
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #48 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2014, 07:48:54 pm »

                             

                                      Tổ quốc chúng ta !
Logged
nguyenquuangtri
Thành viên
*
Bài viết: 467


« Trả lời #49 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2014, 07:59:21 pm »

Chào các bác,bác trịnh van huong mọi chuyện đã qua rồi một ngày mới sẽ tốt đẹp hơn .bác không phải áy náy gì nhiều mong bác tiếp tục viết tiếp ký ức của mình để mọi người cùng biết.
    Qua nổi lòng của bác pháo mà cũng là nổi niềm chung của những người lính gắn bó nhiều với mãnh đất Hà giang . Thì những ai từng trải qua mới hiểu được sự gian khổ quá sức chụi đựng của con người, cuộc chiến Hà giang là vậy khác biệt hơn rất nhiều. Điều khác biệt nhất là phía trước thì chiên tranh 20 km sau thi hòa bình thêm nữa cuộc chiến xãy ra khi đất nước khủng hoãng hinh tế ( nói thật thiếu đói trên toàn đất nước)  Quân đội cũng không ngoại lệ, vậy thì như bác pháo mô tả nổi gian khổ còn hơn thế nửa thiếu ăn thiếu và thiếu đủ thứ... Chứ chưa nói đến địa hình hiểm trở gây khó khăn cho sự tiếp tế.
   Bởi vậy dù em tham gia rất ít nhưng qua nhiều hồi ức của các bác em nhận thây mặt trận Hà giang rất khác biệt cũng là chiến tranh nhưng thời điểm và bối cảnh đất nước lúc bấy giờ khác với các cuộc chiến trước đây.
      
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM