Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 02 Tháng Sáu, 2024, 02:39:59 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hà giang Ký ức của chúng tôi và đồng đội. Phần 17.  (Đọc 184030 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nguyenquuangtri
Thành viên
*
Bài viết: 467


« Trả lời #310 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2014, 09:10:12 pm »

Ngày tháng cứ thay đổi dần, thời gian như không chờ đợi một ai thấm thoắt mà đã hơn 30 năm rồi các bác nhỉ? Những con người hiện tại bây giờ tóc đã bạc dù hoàn cãnh mổi người mổi khác có kẽ giàu sang và nhiều người còn nghèo khổ, nhưng thời gian không ưu ái cho riêng một ai sự già nua cũng như tuổi tác đã hiện rỏ trên mổi khuôn mặt mổi người mà không ai chối cải được.
     Vậy thì hảy tận hưỡng những gì cuộc sống đã đưa đến, và trân trọng quý mến những gì đã xãy ra trong quá khứ,tuổi bây giờ mà tranh cải hay cố chứng minh một điều gì đó e rằng đã quá muộn, bởi một lẽ ký ức mổi người một khác, trên mọi góc độ của mổi người chứng kiến lại khác nhau hoàn toàn. Vậy nên không thể áp đặt hay một sự tỗng kết của các cấp chỉ huy đễ điều khiển ký ức và hướng nó đến cái chung của tập thể lấy khẩu hiệu làm mục đích
   Ký ức của người lính phải kể lại đúng như nó đã xảy ra, không mang tinh thần chủ nghĩa vào hay những câu khẩu hiệu khếch đại những chiến công. Là con người nên bản chất ham sống sợ chết đều gióng nhau , chỉ có điều kiện hoàn cảnh tạo nên nhiều cái chết không gióng nhau. Sự may mắn của người này là rủi ro của người khác không ai tự nguyện đi chết thay ai cả, đừng có nhân sự kiện này mai nhân dịp nọ tỏ vẽ ta đây anh hùng rồi tranh cải nhau gây mất đoàn kết.
      Hãy nên viết lại sự thật mà tận mắt mình chứng kiến, dù có thể nhục nhã thua chạy hay chiến thắng vẽ vang nhưng đó mới chính là ký ức thật sự của mổi một người lính.
         
Logged
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #311 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2014, 05:37:21 am »

Chào các bác, đúng như bác Quangtri nói: Thời gian không chờ đợi ai, kí ức mỗi người mỗi khác, qua trang nhà có người trực tiếp chứng kiến, có người nghe kể lại một trận đánh một chiến dịch nào đó v v. Mỗi thông in, mỗi kí ức của tất cả mọi người giúp ta hiểu toàn cảnh mặt trận Hg hơn phải không các bác cựu? Nhớ ngày này năm 86 khi đơn vị tôi rút ra km 10 đường Quảng bạ để nhận quân và huấn luyện bổ xung (nơi mà các đơn vị bên đông Sông lô thường tập kết khi rút ra). Ngoài giờ huấn luyện thì từ quan đến lính tay xoong, tay đĩa ba ngăn,hoặc chậu,rổ tay chiếc cần câu tự chế không có lưỡi câu mà chỉ buộc con giun vào đầu dây để xuống con suối nhỏ để câu cá bống nằm núp  dưới các hòn đá nhỏ dưới sông. Tiếng cười, tiếng nói râm ran khắp một đoạn suối, nếu nhìn qua ai biết những người lính này mới đây thôi vừa ở nơi đối mặt với kẻ thù, đối mặt với sự sống chết, đang tự mình kiếm thêm tí chất tươi cải thiện vào bữa ăn hàng ngày còn đạm bạccủa người lính chiến.
Logged
c16
Thành viên
*
Bài viết: 733


« Trả lời #312 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2014, 01:33:52 pm »

Nghe hai bác tâm tình thấy thấm thía, kiểm điểm lại, đôi khi c16 tui cũng bị mắc lỗi như hai bác vừa nhắc, hơi "chứng tỏ", chớ thiệt ra không được như vậy, chắc tại mắc bệnh chung, xấu khoe, tốt che.
Không biết mục đích các bác tham gia Diễn đàn ra sao, riêng tui vô đây để được nhắc nhở ôn lại quá khứ tốt đẹp, trao đổi, tìm hiểu, thư giãn, cũng có thể là nhịp cầu nối liên lạc, ngoài ra không mong gì hơn, mà mong cũng chưa chắc được.
Những việc trần trụi, thô ráp có lẽ hấp dẫn lính hơn những câu văn trau chuốt kỹ lưỡng, dĩ nhiên việc không cần nói, ai cũng biết, thì khỏi nói ra cho mang tiếng.
Chuyện các bác phía Bắc chắc còn nhiều, nhưng đường bị "xốc ổ gà" quá, chưa chạy trơn tru được, chúc "xe bon" vui vẻ. Grin
Logged
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #313 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2014, 05:09:00 pm »

Cảm ơn bác c16 đã ghé thăm và chia sẻ, những " ổ gà" như bác nói nó là điều khó tránh khỏi khi lưu thông bác ạ  Grin. Ngay như những thứ rau ngày xưa chỉ có lính nhà ta thường xuyên hát bài ca muôn thửa bây giờ bỗng chốc thành đặc sản như: Rau dớn, măng đắng, tàu bay,thài lài...như bài viết trên trang của báo nào đó. Điều đó chứng tỏ ngày xưa lính ta cũng phong lưu lắm chứ, toàn sài các thứ rau cao cấp, đặc sản cả Grin. Chỉ còn mỗi cái anh mỡ bơ và tương ướt, mắm kem là chưa thấy liệt kê đến.
Logged
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #314 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2014, 06:16:23 pm »

Chào bác pb47vp!
Em chưa thông với chuyện ổ gà của bác đâu ạ,chết cái là vì thiếu minh bạch và lèm nhèm nó đã là cái tính cách sống của nhiều người.,......... nên đường vừa khai trương rât hoàng tráng là đã có ổ gà, Grin...ngắc ngứ không thể giải thích,d ù rằng dân đen cũng rất hiểu và rất mộc mạc chỉ ra được.
Em ở VN khoảng 1 tháng,khoảng 4,5 con lợn lửng chết oan,3 con dê cũng phải chết,vài chú gà 9 cựa giá lúc đó là 350 ngàn ki lô..ngoài ra vô số cá,gà,ngan v..v.. và cả chuối tiễn vua"làng Hoàng Gia-Ninh Bình",cao ngựa trắng nấu với thuốc phiện nguyên chất.Nhưng nó chỉ dừng lại ở chuyện tình cảm,chẳng để ai mắc quai và mình cũng chẳng mắc nợ ai,....nên dễ nói. Grin
Khoe khoang múa mép ở đây thì để làm gì ? Cũng là một trong những người lính từng vào sinh ra tử nhiều lần,nên rất yêu quí "những" chủ đề bàn về cuộc chiến Hà Giang năm xưa.Nhưng nói thật với các bác là em đã thấy tựa đề HG nó nhạt từ phần 9 ,nói ra trong lòng thấy rất chua chát và cảm như mất mát một thứ gì rất quí ....nhiều,nhiều lắm.Và..... mỗi lần thấy các CCB chân chính nói về nhau,tung hê nhau khi tiếng súng đã im gần 30 năm trong khung trời ngồn ngộn nơi phố thị ngày nay....  làm thằng lính trận năm xưa là KH mép tự nhiên méo xệch và nở nụ cười không âm thanh "đa Nghĩa
...em không đạo văn ạ,mà đây gọi là sự giao hàng đầy đủ nhất.
Xin tặng bác pb47vp,tấm hình với con đường nông thôn hạng bét xem bác có thấy ổ gà không nhé.Cho phép chạy 70 km nhưng xướng mà vắng như sánh chủ nhật như thế này bác vẫn vô tư phi trên 120 km/giờ chẳng sợ ổ gà ạ.



Chỉ vài từ trong đoạn commen của bác c16 cũng đủ nói lên những CCB ....vào đây để tìm gì và muốn gì.Có lẽ chẳng phải vì,..vài lời văn chau chuốt và sáo rỗng...he..he ..có khi người viết cứ viết mà hiểu được lại là chuyện khác nữa bác c16 nhỉ?

Trích dẫn
Nhưng tất cả không gì giá trị bằng những kí ức do chính người trong cuộc viết ra . Những ký ức cần phải chân trọng. Có được chân trọng thì ký ưc mới lại tràn về, bằng không ký ức dần dần theo ta xuống mồ mất thôi. Thế thì thật thiệt thòi cho lịch sử

rất đồng ý với ý kiến của bác Như356 và.....
Thưa bác quản lý,lính chiến tụi tôi dễ dị ứng với những bài ca rỗng tuếch ở trang trước.Mượn văn chửi người và phòng người chửi lại,để nó ngứa mắt lắm.
Ở đây toàn hay hầu hết là cựu chiến binh bình thường rất đỗi bình thường nên đề nghị bác xóa béng  đi hay hót đi chỗ khác cho sạch để những CCB bình thường như tôi lấy chỗ đi lại.
và cũng xin xóa luôn bài này cho HG được sạch đẹp.
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Tư, 2014, 01:09:41 am gửi bởi khanhhuyen » Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
NhưC7D2E876F356
Thành viên
*
Bài viết: 741



« Trả lời #315 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2014, 10:42:40 pm »

Hôm nay là ngày chúng tôi được thay quân và rút từ chảo lửa 685 xuống thị xã hà giang, chấm dứt 60 ngày đêm lếm mùi chiến trận. Từ  nơi tận cùng của sự khốc liệt, chúng tôi trở về qua khỏi ngã ba Thanh thủy rồi mới biết là mình còn sống . Quên cả mệt nhọc, chúng tôi cứ bon bon cuốc bộ đến nửa đêm về tới thị xã Hà giang. Chẳng ngại ngùng lúc nửa đêm, chúng tôi vẫn gọi cửa anh chị chủ nhà để cho vào tá túc. Anh chị chủ nhà vội gọi hai con dậy để đón chúng tôi. Anh chi sốt sắng gọi tên từng người chúng tôi như sợ còn thiếu ai đó phải nằm lại chiến trường. Chúng tôi vui mừng báo cáo với anh chị chủ nhà rằng chúng tôi đã về đầy đủ. Không những vậy, chúng tôi còn mang về cho anh chị một người mới nữa đó  là đại phó Nguyễn Viết Toàn. Anh chị chủ nhà cứ ôm lấy chúng tôi mà mừng mừng, tủi tủi vì những lần trước tiễn chúng tôi đi, khi về chắng còn được bao nhiêu( trong đó không có tôi- vì tôi mới tham gia trận đầu).

Trong 60 ngày đó tôi mới thực sự biết thế nào là sự khốc liết của cuộc chiến mà tôi đã trực tiếp đặt chân đến và sờ tay vào. Biết rằng, cuộc chiến tôi từng tham gia chưa thấm vào đâu với các trận trước đó như trận 12/7 hay trận trước tết Ất sứu. Nhưng 60 ngày đó đủ cho tôi cảm nhận được sự khốc liệt như thế nào. Chỉ cần một ngày ở 685 thôi cũng làm cho ta phải nhớ  đến trọn đời. Nhưng thật là tiếc, có những bài hồi ký của những cựu binh đã từng chiến đấu trên 772,685 miêu tả chân thực về cuộc chiến ở đó, nó là một tư liệu vô cùng quý giá( người thực việc thực) để lại cho lịch sử thì lại bị ngay những cựu chiến binh Vỵ xuyên muốn xét lại, làm giảm đi giá trị của cuộc chiến này . Theo tôi nghĩ không một lời lẽ của bất cứ nhà văn dù tài giỏi thế nào có thể lột tả hết sự khốc liệt ở nơi đây đâu các cựu chiến binh ạ.

Ngày tôi ở đơn vị, tôi đọc hầu như hết các bài báo có nói về chiến trường Vị xuyên ( vì tôi làm liên lạc nên báo đến với chỉ huy tôi đều được đọc ké )
Trong báo quân đội nhân dân thời ấy có bài: môt người lính - nhà báo - từng tham gia trận chiến 81 ngày đêm ở thành cổ Quảng trị đã so sánh sự đổ nát ở mặt trận Vỵ xuyên với thành cổ Quảng trị như thế nào. Hay, một nhà báo nước ngoài đến đây nhìn thấy khu chiến đồi đá Vỵ xuyên phải thốt lên rằng " Lò vôi thế kỷ". Rồi bài báo dài kỳ" nhật ký chiến trường Tây bắc Vỵ xuyên " nói về những chiến sĩ chiến đấu trên điểm tựa 1100. Các bác cứ tìm hiểu tư liệu của báo thời kì đó xem.
Nhưng tất cả không gì giá trị bằng những kí ức do chính người trong cuộc viết ra . Những ký ức cần phải chân trọng. Có được chân trọng thì ký ưc mới lại tràn về, bằng không ký ức dần dần theo ta xuống mồ mất thôi. Thế thì thật thiệt thòi cho lịch sử

Xin mạo muội chia sẻ những suy nghĩ với các bác, có điều gì chưa phải các bác bỏ quá cho. Chúc cho ngôi nhà Hà giang sẽ tràn ngập những ký ức
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Tư, 2014, 01:48:07 pm gửi bởi NhưC7D2E876F356 » Logged
nhattan
Thành viên
*
Bài viết: 8


« Trả lời #316 vào lúc: 21 Tháng Tư, 2014, 08:26:49 am »



          HÀ GIANG VÀ NỖI NHỚ

Hà Giang chập chùng núi đá .
Sông Lô nước chảy lững lờ .
Câu ca thủa trước vang vọng .
Thấm đậm tình ca sông Lô ...

Mặt nước mờ sương bao phủ .
Tinh khôi hạt cát dòng Lô ...
Tình xưa một thời , dang dở .
Đọng lại đôi bờ sông Lô .

Năm tháng dài rộng trôi qua .
Núi đá ,dòng Lô ... còn mãi ...
"Trường ca sông Lô" vẫn gọi .
Biên cương khói lửa ...đã xa ...

                       Nhật Tân   4.2014
Logged
thai60
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 833


« Trả lời #317 vào lúc: 21 Tháng Tư, 2014, 06:54:09 pm »

                                  
                          Chào các bác và anh em.

     Thai60 em rất tâm đắc với những tâm tình của các bác Nguyenquangtri,Pb47vp,C16.Cám ơn bác ( hoặc bạn - đọc thơ thấy có vẻ quen người lắm )) Nhattan đã có một bài thơ hay dành cho a/e .Không biết tác giả bài thơ có phải là CCB Hà giang hay không,nhưng 60 em cảm nhận được tình cảm sâu lắng gần gũi mà bác đã dành cho mảnh đất con người nơi đầu nguồn sông Lô một thời trận mạc bi hùng .
 
     Nhân chuyện bác Pb47 liệt kê ra một loạt những loại rau rừng đã từng gắn bó với người lính,nhớ lại cái cảm xúc khi đọc bài của một bác nào đó về những cọng lá su hào héo những ngày chiến đấu,Thai60 lại như được cuốn vào biển Ký ức ngày xưa.
    Vâng ...Ngày xưa...chiến trường...
    Ở Vị xuyên ngày ấy,cứ mỗi khi có ngày lễ,Tết...là lính tráng lại có dịp được tiếp tế thực phẩm tươi sống như lợn,trâu ,rau củ ...Có thể nói,đó là ngày hội của những người lính. Ngoài niềm vui vì có thực phẩm để cải thiện,những người lính còn vui và ấm lòng hơn nữa khi họ cảm nhận được tình cảm của hậu phương,quê hương ,gia đình gửi gắm,dành cho họ.
    Như một quy ước bất thành văn,cứ mỗi khi có chuyến hàng thực phẩm tươi sống đó,lính VT chỗ Thai60 ở Nà cáy lại lập tức lên đường.Chưa biết chỗ mình sẽ được cấp cho món gì,nhưng cứ nghe nói đến thực phẩm là khoái rồi.Khoái vì biết rằng khi tải được vào phía trong,sẽ được nghe lính mình hò la hoan hỉ,khoái vì biết rằng sẽ được ngắm nhìn những ánh mắt,nụ cười rạng rỡ lấp lánh niềm vui,yêu đời trên gương mặt hốc hác xạm đen của đồng đội,khoái vì lúc trở về,chính mình cũng sẽ được thưởng thức những món ăn vật chất nhưng đầy ý nghĩa tinh thần từ hậu phương gửi tới.
    Vậy là,chỉ cần nghe lệnh,lính tráng VT túa ra từ các căn hầm,xuống bãi xe trước cửa hang Phẫu ,ngay cạnh nơi tập kết tử sỹ,nhận hàng. Trái ngược với những lúc nhận vũ khí,không khí những lúc này bao giờ cũng vui tươi,râm ran .Dù cái chỗ nhận hàng ấy nằm đúng vào điểm bắn pháo quen thuộc của địch,chỉ cần một loạt pháo ,cối giã vào là rất dễ có thương vong,nhưng lính ta dường như quên béng ,và nếu có chợt nhớ ra thì cũng ...kệ. Sau khi nhận hàng,gói buộc cẩn thận,xốc balo lên lưng,vai vác thêm cái đòn cáng,võng,dỏng tai nghe tiếng nổ từ đâu đó vọng về,hô nhau tập hợp,và lao đi...
    Thật sự,đó là những chuyến đi vui,và cảm động.
    Những ngày ở chiến trường ấy,trừ những ngày đầu trước trận 12/7/1984 ,thỉnh thoảng lính tráng còn nhận được thư nhà,hay những lá thư kết bạn,hoặc động viên theo phong trào của các trường học ở hậu phương,còn sau đó thì không bao giờ có thư từ gì nữa. Thai60 em ở Nà cáy gần 3 năm ,lại có đồng đội Hoàn ở Tuyên huấn , nên biết rất rõ điều đó.
    Chính vì thiếu thốn thư từ,món ăn tinh thần vô cùng quý báu ấy,nên mỗi hiện vật gì đó tới từ hậu phương,mang hơi hướng quê hương,luôn làm những người lính bọn em cảm động vô cùng.Khi gắp miếng rau xanh,chan tý nước canh ngọt,nghe tiếng lợn réo lên trên trận địa,bọn em như thấy cả quê hương với tình cảm gia đình,làng xóm,phố phường... đang ở kề ngay bên mình,an ủi,động viên,chở che cho mình,gửi gắm lòng tin yêu,phó thác vào mình...
    Do đường xá xa xôi,thời tiết khắc nghiệt,xe cộ hỏng hóc,có những khi,khi lên đến nơi,thực phẩm đã bị hư hỏng,nhưng chỉ cần biết đấy là hàng hóa từ quê hương,lính tráng vẫn cảm động,vẫn vui như Tết.
    Trong mớ kỷ niệm không bao giờ quên về những chuyến hàng ấy,có một chuyện làm Thai60 vô cùng cảm kích.Đấy là vào một đêm cuối năm 1986,đầu năm 1987 gì đó,có 2 xe chở su hào lên,nhưng đã bị thối toàn bộ,nên phải bỏ đi.Lính VT bốc những sọt hàng từ trên xe xuống,thấy nước chay ra tong tỏng,hôi mù,thò tay nắn thử thấy nhũn nhèo nhèo,đành vứt hết những sót hàng đó xuống bãi đất trống bên khe nước phía ngoài Nà cáy.
    Mờ sáng hôm sau,lính B em phải vào hang Dơi cáng thương. Lúc về,đi qua cái đám sọt hàng ấy,nhớ lại những khi phải đi mót từng mầm rau dớn,từng lá rau tàu bay,Thai60 chợt nảy ra một ý.Vậy là,sau khi giao thương binh trong hang Phẫu,60 em rủ thêm 2 chú lính mới bổ sung,quê Bình trị thiên,mang balo ra chỗ đổ su hào đó.Bọn em dỡ những cái nẹp bằng tre ,bốc những củ su hào thối ra,bóp cho phòi hết ruột,gom những cái vỏ ấy lại,mang ra khe nước rửa sạch,mang về hầm,xâu vào dây thép,phơi khô,định để dành nấu canh dần thay rau.
    Chuyện đáng nhớ nhất ấy là khi chúng em dỡ ra,trong nhiều sọt còn có kèm thêm những phong bì thư,bên ngoài đề địa chỉ là nhân dân xã này,huyện nọ của tỉnh Bình trị thiên,gửi tới những người con của quê hương đang chiến đấu ở chiến trường BGPB.Như vậy,đây là chuyến hàng chở từ mãi tận quê hương Bình trị thiên đến tận vùng núi cực Bắc này.Làm gì mà không hỏng hết.Không lá thư nào còn nguyên vẹn,lá thì bị rách mủn,lá thì chữ bị nhòe,thư viết không dài,nhưng đọc những dòng viết còn sót lại ấy,cả 3 thằng bọn em đã khóc òa lên,vì tủi thân,vì nhớ nhà,vì cảm động quá.Vì đã lâu rồi chẳng có ai nhận được một cánh thư nhà,và Tết thì gần đến...ÔI...nghĩa tình hậu phương quân đội mênh mang sâu nặng quá...Cầm trên tay những mảnh giấy nát mủn,đọc những câu " ...các con...các anh...yên tâm...vững lòng...hy sinh...nhớ thương...tin tưởng..." rời rạc ,nhòe nhoẹt vì thấm nước,lũ chúng em đã không kìm được sự yếu đuối trong lòng mình,cứ để cho nước mắt tuôn ra đầy trên mặt.Thai60 em cố gắng kìm mình để khỏi khóc ra tiếng nữa,chỉ nấc lên từng đợt nghẹn ngào,nhưng hai chú lính trẻ kia thì khóc lên thành tiếng,và trong tiếng nức nở ấy cứ thấy hực lên tiếng gọi: Mạ ơi...Mạ ơi ...tha thiết.
    Rồi phút yếu lòng cũng qua đi nhanh chóng,mấy anh em lại ríu rít thằng moi,thằng bóp,thằng rửa...Và chuyện râm ran.Nhưng nước mắt vẫn lóng lánh trên mi mắt và bầu má .
    Đến gần trưa,sau khoảng 3 tiếng hỳ hục,rồi chúng em cũng kiếm được một đống to tướng,3 anh em nhét vào balo,mang về hầm,đương nhiên là cả những lá thư kia.Và gọi thêm lính khác ra khuân về cho bằng hết.
    Rồi những ngày sau,những mảnh thư ấy lần lượt được các chú lính trẻ mang đi các đơn vị phía trên hết,theo những chuyến hàng.Còn những xâu vỏ su hào kia,dù vẫn còn chưa kịp khô hẳn,cũng lần lượt theo bước chân lính VT biến dần vào trong ấy,trên kia.
    Cả những mảnh thư rách nát,cả những vỏ su hào thối mủn...đã trở thành quà quý của lính tráng chiến trường dành tặng hết cho nhau . Quê hương thân yêu chứa chất đầy trong đó...
    
    Viết những dòng hồi ức giản dị này,Thai60 như vẫn còn nghe thao thiết bên tai mình những tiếng gọi MẠ ƠI...MẠ ƠI...của đồng đội ,và tiếng nức nở MẸ ƠI ngay chính trong lòng mình ngày xưa...
 
    Ôi...ngày xưa...đồng đội...chiến trường.../
  
    P/S : Với bài viết kể về nồi canh nấu từ ngọn su su ,Thai60 đã tìm lại được đồng đội Hậu,hy vọng qua bài viết này,sẽ may mắn tìm lại được những đồng đội trẻ quê Bình trị thiên và cả những miền quê khác nữa ở C25 VT E 14 ngày ấy.  
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Tư, 2014, 08:59:43 pm gửi bởi thai60 » Logged
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #318 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2014, 02:05:16 pm »

Xin chào các bác ccb Hà giang , nhân tiện các bác bàn về rau rừng , tôi cũng xin chia sẻ một vài kỷ niệm.
Lúc mới sang Hg , đơn vị gấp rút bước vào huấn luyện, tranh thủ ngày nghỉ bọn tôi hay vào rừng đào măng về cải thiện.Thôi thì đủ : từ măng nứa ,cho tới măng vầu , măng giang ,v.v...
Cực nhất là việc lấy măng giang : bạn phải chui vào bãi giang trong tư thế bò , đầu không ngóc lên được, vì các tay giang đan nhau ,tạo thành một tấm lưới nhằng nhịt , tua tủa gai, không khéo là toạc da như bỡn .Hic .
Nhưng đổi lại : măng giang rất ngon .Bạn tước hết vỏ ,rửa sạch , luộc vừa chín tới , đổ nước đi, luộc tiếp,càng nhiều lần càng tốt.Sau đó thái mỏng , chấm mắm tôm ăn hết ý luôn.
Tuy nhiên ăn mãi cũng chán.Sau bọn tôi chuyển sang hái rau rừng : tàu bay, ngót rừng , rau sam , rau dớn ,v.v...
Rau tàu bay hao hao rau cải cúc,,mùi hăng ,tuy nhiên có thưởng xuyên cũng tốt chán .
Nay những thứ này đã trở thành đặc  sản mất rồi .
Với những người lính biên cương , thì rau rừng mãi là hình ảnh thân thương ...
Thân ái & đoàn kết .
Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #319 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2014, 04:31:52 pm »


 Chào các bác.
Nói chuyện " rau rừng ". Đã là lính chiến thời nào , mặt trận nào , ai cũng ăn rau mọc dại . Nếu chưa phải ăn rau rừng thì chưa phải là lính chiến .

Thiếu chất béo còn dễ chịu chứ thiếu rau thì thèm vô cùng . Thèm đến nỗi mà có bữa được ăn rau muống của dân K mà duccuong nhớ mãi . Do chiến dịch mở , hành tiến liên tục. Hậu cần chỉ đủ cấp đồ khô và gạo là tốt lắm rồi . Thấy ao rau muống của dân , lính đi trước vặt sạch rồi nhưng bọn mình vẫn phải bòn hái do thèm quá. Hái cả gốc rau muống luộc ăn , lấy nước làm canh chứ làm sao có ngọn rau mà ăn. Mùa khô bên K kéo dài 4-5 tháng nên các loại rau rừng cũng không có luôn .

Rau tàu bay có nhiều nhất là do sức sống mãnh liệt của loại cây này . Chính vì vậy lính ta cũng ăn nhiều nhất. Nhưng ăn dài ngày quá thì mùi hăng của nó làm ta ớn , không nuốt nổi.
Thời ở Lò gò bọn mình có một món rau do lính thời đánh Mỹ bày lại . Đó là hái ngọn sắn , luộc hết đắng  (như luộc măng ) rồi xào hay muối chua hoặc chấm nước mắm ăn ngay thì tùy . Cũng là một cách giải quyết thiếu rau . Còn ngâm giá đỗ thì phải có nguồn nước và ở lâu dài mới làm được Grin
Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM