Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 12:58:09 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Tiểu đoàn Bộ binh 1 anh hùng - (R20 - Quảng Đà)  (Đọc 63501 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« Trả lời #80 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2013, 09:26:39 am »


CHƯƠNG BỐN
PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG ANH HÙNG,
HOÀN THÀNH XUẤT SẮC NHIỆM VỤ
TRONG GIAI ĐOẠN MỚI (1975 – 2005)


I- RA SỨC XÂY DỰNG, CỦNG CỐ ĐƠN VỊ THAM GIA TRUY QUÉT TÀN QUÂN ĐỊCH, GIỮ GÌN AN NINH CHÍNH TRỊ - TRẬT TỰ XÃ HỘI ĐỊA BÀN ĐƯỢC PHÂN CÔNG.

         - Tham gia truy quét tàn quân địch sau ngày giải phóng:

         Ngày 29.03.1975, thành phố Đà Nẵng được hoàn toàn giải phóng. Sau hơn 20 năm vượt qua muôn vàn gian khổ, chiến đấu, hy sinh; chính quyền thành phố đã thuộc về tay nhân dân.

         Để nhanh chóng thiết lập lại trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ thành quả cách mạng, bảo đảm cuộc sống cho nhân dân trong điều kiện thành phố vừa được giải phóng. Đảng ủy – Bộ tư lệnh Quân khu 5 quyết định thành lập Ủy ban quân quản thành phố Đà Nẵng do đồng chí Hồ Nghinh - Ủy viên Thường vụ Khu ủy 5 làm trưởng ban và các đồng chí trong Ủy ban: Trần Thận – bí thư Đặc khu ủy Quảng Đà; Nguyễn Chánh – Phó tư lệnh Quân khu 5; Nguyễn Bá Phát – Phó Tư lệnh Hải quân; Phạm Đức Nam – Phó bí thư Đặc khu ủy, Chủ tịch UBND các mạng Quảng Đà; Phan Hoan – Chỉ huy trưởng Mặt trận Quảng Đà.

         Ngay sau khi được thành lập, ngày 30.03.1975, Ủy ban quân quản thành phố ra mệnh lệnh:

         - Tuyên bố giải tán bộ máy Ngụy quân, Ngụy quyền và các đảng phái phản động, thành lập UBND cách mạng lâm thời xã, phường và Ủy ban quân quản các quận, huyện.

         - Ra lệnh giới nghiêm toàn thành phố từ 18 giờ chiều ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau.

         - Nhanh chóng thu nộp vũ khí, đạn dược, trang bị, thực hiện xong trước ngày 31.03.1975.

         - Tất cả sĩ quan, binh lính, nhân viên Ngụy quyền các cấp phải trình diện vào ngày 31.03.1975.

         - Tuyên truyền, phát huy chiến thắng Đà Nẵng và các chiến trường; tuyên truyền chính sách của Mặt trận và nhiệm vụ của nhân dân.

         - Tổ chức tổng vệ sinh đường phố và các khu dân cư.

         - Giải tỏa số dân bị dồn vào thành phố, cung cấp phương tiện vận chuyển lương thực, thực phẩm để bà con trở về quê cũ.

         - Huy động mọi nguồn lực để tham gia giải phóng Sài Gòn và quần đảo Hoàng Sa.
Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« Trả lời #81 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2013, 09:27:29 am »

         Chấp hành mệnh lệnh của Ủy ban quân quản thành phố, Đảng ủy – Bộ chỉ huy Mặt trận Quảng Đà đã đề ra các chủ trương, biện pháp nhằm tập trung mọi lực lượng, phương tiện tiến hành truy quét tàn quân địch. Đưa bộ đội vào đứng chân ở các khu dân cư, địa bàn trọng điểm để làm công tác dân vận, phát động quần chúng xây dựng cơ sở nòng cốt; kết hợp chặt chẽ với an ninh vũ trang làm tốt công tác trị an.
Thực hiện nhiệm vụ của Bộ chỉ huy Mặt trận giao; sau khi hoàn thành các mục tiêu được phân công trong chiến dịch giải phóng  Đà Nẵng, các Tiểu đoàn 1, 3 và 76 về làm nhiệm vụ Quân quản và truy quét địch tại các khu vực Tam Tòa, Đức Lợi, Thanh Bồ, Tùng Sơn, An Ngãi, Hòa Thanh, Hòa Vinh. Riêng Tiểu đoàn 1 đảm nhiệm các phường Thanh Bình, Thuận Phước, Hải Châu 1, Hải Châu 2 (trọng điểm là khu vực chợ Tam Thuận, bãi biển Thanh Bình).

         Những ngày đầu giải phóng, tình hình an ninh trật tự của thành phố Đà Nẵng chưa thật ổn định. Sau sự thất bại, hoảng loạn; ngụy quân, ngụy quyền chỉ mới tan rã về tổ chức; tư tưởng, lập trường chống cộng vẫn còn tồn tại trong số sĩ quan, ác ôn, đảng phái phản động, bọn cực đoan đội lốt tôn giáo… chúng đang tìm mọi cách lẩn trốn, móc nối chờ thời cơ hoạt động chống phá; đồng thời tiến hành các hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc đường lối chủ trương, chính sách của chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam, gây tâm lý hoang mang, lo sợ trong xã hội. Mặt khác, hậu quả của cuộc chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa thực dân mới để lại rất nặng nề; đồn bót, bom đạn nằm rải rác khắp các địa bàn, luôn đe dọa tính mạng và cuộc sống của nhân dân.

         Ngày 03.04.1975, sau khi cơ động về đóng quân tại trung tâm tuyển mộ nhập ngũ (nay là 87 Lý Tự Trọng) và khách sạn Đống Đa (khách sạn Đà Nẵng); Vừa tạm ổn định nơi ăn, ở; Tiểu đoàn triển khai ngay việc củng cố, kiện toàn tổ chức biên chế, vũ khí trang bị. Đảng ủy tiểu đoàn họp bàn chủ trương lãnh đạo đơn vị hoàn thành nhiệm vụ, yêu cầu đặt ra là: Cấp ủy, chỉ huy các cấp tăng cường lãnh đạo, quản lý giáo dục cán bộ, chiến sĩ thuộc quyền, nhận thức đúng đặc điểm tình hình của nhiệm vụ mới. Chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh của cấp trên, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị bạn và lực lượng liên quan, thực hiện tốt nhiệm vụ quân quản, vận động nhân dân chấp hành chính sách của Mặt trận, tham gia truy quét tàn quân địch, góp phần giữ vững an ninh trật tự địa bàn được phân công.
Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« Trả lời #82 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2013, 09:28:20 am »


         Bước vào thực hiện nhiệm vụ quân quản, quân số của tiểu đoàn có 390 đồng chí, gồm 4 đại đội và các phân đội trực thuộc. Ban chỉ huy tiểu đoàn có các đồng chí: Lê Ngọc Bảy – Thượng úy – Tiểu đoàn trưởng; Phạm Xuân Quý – Thượng úy – Chính trị viên; Trần Trung Nga – Trung úy – Tiểu đoàn phó. Đại đội 1: đồng chí Đường – Đại đội trưởng; đồng chí Duân – Chính trị viên. Đại đội 2: đồng chí Xoàng – Đại đội trưởng; đồng chí Ngọc – Chính trị viên. Đại đội 3: đồng chí Phú – Đại đội trưởng; đồng chí Khiêm – Chính trị viên. Đại đội 4: đồng chí Long – Đại đội trưởng; đồng chí Chí – Chính trị viên.

         Ngày 15.04.1975, đơn vị được trung đoàn bổ sung 95 thanh niên tình nguyện nhập ngũ, phần lớn là con em của nhân dân lao động thành phố, sinh ra và lớn lên dưới chết độ cũ, chưa hiểu biết nhiều về cách mạng. Để chiến sĩ mới nhanh chóng thích nghi với môi trường quân đội, yên tâm tư tưởng, xác định tốt nhiệm vụ. Tiểu đoàn tiến hành công tác giáo dục chính trị kết hợp với huấn luyện quân sự tạo điều kiện cho chiến sĩ mới tham gia các hoạt động của đơn vị. Chỉ trong thời gian ngắn, được đứng trong đội hình Tiểu đoàn R20 anh hùng, được công tác bên cạnh những cán bộ, chiến sĩ một thời lừng lẫy chiến công, được sống trong tình cảm chan hòa anh em ruột thịt, tất cả chiến sĩ mới đều phấn khởi tự hào, nhiều đồng chí đã hòa nhập được với môi trường quân đội, hăng hái nhận và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

         Những ngày đầu tháng 4, Tiểu đoàn bộ binh 1 vinh dự được đón Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Tổng tư lệnh Quân đội về thăm đơn vị. Đại tướng đã biểu dương và căn dặn cán bộ, chiến sĩ “Các đồng chí chiến đấu rất giỏi, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, nhưng chuyển sang giai đoạn mới cũng không kém phần giain khổ, khó khăn, vẫn có thể còn phải đổ máu. Vì vậy, các đồng chí cần phải cố gắng nhiều hơn nữa”.

         Mặc dù Đại tướng bộn bề công việc vẫn trực tiếp đến thăm, động viên căn dặn đồng thời quán triệt quyết tâm Đảng ủy tiểu đoàn đã đề ra; toàn tiểu đoàn đã dấy lên phong trào thi đua sôi nổi, do vậy chỉ trong thời gian từ 30.03 đến ngày 15.06.1975 vừa củng cố, kiện toàn kết hợp với huấn luyện chiến sĩ mới, vừa triển khai thực hiện nhiệm vụ quân quản. Tiểu đoàn bộ binh 1 đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân vận động và bắt giữ hàng trăm sĩ quan cấp tá, cấp úy của địch không ra trình diện và ngăn chặn một tàu địch tổ chức vượt biển trốn chạy ra nước ngoài tại bãi biển Thanh Bình.

         Cũng trong thời gian này, các đơn vị bạn trên địa bàn thành phố đã tham gia truy bắt được 4622 ngụy quân, trong đó có 1 đại tá, 6 trung tá, 196 thiếu tá, 174 đại úy, 962 ngụy quyền các cấp, 478 cảnh sát, 406 người thuộc các đảng phái phản động.
Kết hợp với bắt giữ tàn quân địch lẩn trốn, Tiểu đoàn bộ binh 1 cùng với các đơn vị của Mặt trận Quảng Đà, Quân khu đã thu gom được: 50353 khẩu súng các loại, trong đó có 35 pháo 105 ly, 8 pháo 155 ly, 12000 tấn đạn, quân trang, quân dụng do địch bỏ lại khi tháo chạy, giao cho các cơ quan chuyên ngành kỹ thuật của trên quản lý, sử dụng.

         Kết thúc nhiệm vụ quân quản, cuối tháng 6 cán bộ, chiến sĩ tiểu đoàn vui mừng được đón đồng chí Song Hào – Trung tướng – Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đến thăm đơn vị, đồng chí đã biểu dương thành tích mà tiểu đoàn đạt được trong 3 tháng làm nhiệm vụ truy quét tàn quân địch; và nhắc nhở: Nhiệm vụ tiếp theo của Tiểu đoàn bộ binh 1 là rất nặng nề, cán bộ, chiến sĩ phải an tâm tư tưởng nỗ lực phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ của Đảng và Quân đội giao phó.
Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« Trả lời #83 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2013, 09:29:04 am »


         Sau các đợt tuyên truyền vận động truy quét của các lực lượng vũ trang và nhân dân, hầu hết sĩ quan, binh lính ngụy và ngụy quyền các cấp ra trình diện, khai báo, giao nộp vũ khí, chịu sự quản lý cải tạo của chính quyền cách mạng; nhưng với bản chất ngoan cố, lòng hận thù trước sự thất bại thảm hại, một số ngụy quân, ngụy quyền, ác ôn vẫn không chịu ra trình diện, lẩn tránh ở những nơi chính quyền cách mạng chưa quản lý, kiểm soát hết được, tiếp tục móc nối, liên lạc với bọn phản động lưu vong ở nước ngoài, nhen nhóm các tổ chức phản động. Ngoài ra, tình hình vượt biên, vượt biển, nhất là dọc tuyến ven biển từ chân đèo Hải Vân đến Sơn Trà, Non Nước, Điện Ngọc, Điện Dương (Điện Bàn) diễn ra khá phức tạp.
 
         Từ cuối năm 1975 và nhiều năm sau này tiểu đoàn liên tục được trên giao nhiệm vụ tham gia truy quét địch ở bán đảo Sơn Trà, đèo Hải Vân, các xã Tây Hòa Vang. Phối hợp bắt giữ bọn tội phạm, giải tán bọn gây rối ở ga Đà Nẵng, Thanh Bồ, Tam Thuận, Đức Lợi, Công viên 29.3. Một trong những đợt công tác có thời gian dài ngày, thể hiện ý chí quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ của tiểu đoàn là: Tháng 10.1997, sau khi nhận được tin báo một số tên Quốc dân đảng tụ tập ở khu vực núi Ba Viên (Hòa Vang) có những biểu hiện chuẩn bị hoạt động chống phá chính quyền. Được lệnh của Chỉ huy trưởng – Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, tiểu đoàn nhanh chóng tổ chức lực lượng trinh sát và xây dựng phương án truy quét, đồng chí Phạm Ngọc Huân – Tiểu đoàn phó được phân công trực tiếp chỉ huy Đại đội 1 và Đại đội 2 hành quân lên Ba Viên. Sau nhiều ngày không quản ngại khó khăn, dù phải đi bộ, vượt qua nhiều đèo dốc, lực lượng của tiểu đoàn đã triển khai đội hình vây bắt được 7 tên, giao về cho các ngành chức năng của thành phố xử lý.

         Ngoài ra, trong những năm từ năm 1976 – 1982, lực lượng vũ trang thành phố, trong đó có Tiểu đoàn bộ binh 1 đã phối hợp với công an, biên phòng mở nhiều đợt truy quét bọn phản động, tội phạm, bắt 19 tên trong tổ chức “Việt Nam dân tộc cách mạng Đảng”, 78 tên trong “Mặt trận quốc gia giải phóng Việt Nam”; 278 tên trong “Lực lượng dân quân phục quốc”; 42 tên trong “Mặt trận Bảo quốc”; 83 tên trong “Hắc Long đoàn”; 19 tên trong “Biệt đoàn Quảng Đà”, xóa sổ 7 nhóm phản động khác ở các xã, vùng núi Tây Bắc Hòa Vang như: Hòa Phú, Hòa Ninh, Hòa Bắc, Hòa Liên. Ngăn chặn hàng trăm vụ vượt biên, vượt biển, bắt giữ hàng ngàn người vượt biên trái phép.

         Hoạt động truy quét tàn quân địch và bọn tội phạm của Tiểu đoàn bộ binh 1 những năm đầu sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng góp phần giữ vững tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, huyện Hòa Vang, tạo điều kiện để chính quyền cách mạng các cấp chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« Trả lời #84 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2013, 11:12:56 am »



- Khắc phục khó khăn, tích cực xây dựng, củng cố đơn vị, tham gia giúp nhân dân vùng Tây Điện Bàn ổn định đời sống:


* Xây dựng, củng cố đơn vị, sẵn sằng nhận nhiệm vụ:

   Sau ngày thành phố Đà Nẵng hoàn toàn giải phóng, các đơn vị chủ lực của Bộ và Quân khu lần lượt cơ động vào phía Nam tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng Sài Gòn và các đảo, quần đảo ở biển Đông, bàn giao địa bàn cho lực lượng vũ trang địa phương và các đơn vị hậu cần – kỹ thuật của trên tiếp quản.

   Lực lượng vũ trang Mặt trận Quảng Đà hoạt động trên địa bàn Đà Nẵng – Hòa Vang hầu hết về đứng chân ở các căn cứ doanh trại của ngụy quân. Cụ thể: Trung đoàn 97, sau khi tham gia giải phóng khu Đông Đà Nẵng đã triển khai bố trí theo mệnh lệnh cấp trên. Riêng Tiểu đoàn 4 đóng tại khu vực Bắc Mỹ An và sân bay Nước Mặn, sau đó nhận lệnh cơ động ra phòng thủ đào Cù Lao Chàm (xã Tân Hiệp, thị xã Hội An), Tiểu đoàn 91 đặc công đóng tại ngã ba Cai Lang. Tiểu đoàn 89 đặc công đóng tại trại Tây Sơn (Nam ngã ba Huế), Tiểu đoàn 35 đặc công đóng tại khu công binh An Hải. Đại đội thông tin đóng tại khu nhân lực 1 Ngụy (nay là 36 Trần Phú). Đại đội công binh (Hải Vân) đóng tại trại Nguyễn Công Trứ, đường Khải Định (nay là đường Ông Ích Khiêm). Bệnh xã 78 đóng tại đường Nguyễn Thị Giang (nay là 156 Nguyễn Thị Minh Khai). Bộ chỉ huy Mặt trận Quảng Đà đóng tại Quân vụ thị trấn (nay là 38 Trần Phú).

   Cũng như các đơn vị thuộc Mặt trận Quảng Đà, tháng 06.1975, chấp hành kế hoạch điều chỉnh lực lượng của trên, Tiểu đoàn bộ binh 1 theo đội hình của Trung đoàn 96 về đứng chân tại trung tâm huấn luyện Hòa Cầm.
Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« Trả lời #85 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2013, 11:13:18 am »


   Như vậy, sau gần 3 tháng đóng quân ở thành phố; điều kiện sinh hoạt của tiểu đoàn khá ổn định; về căn cứ Hòa Cầm, là nơi từng là trung tâm huấn luyện tân binh Ngụy, nhưng doanh trại rất tạm bợ, nhà ở được xây dựng chủ yếu bằng khung sắt lắp ghép; mái, vách đều lợp tôn nên rất nóng; nhà ở ngổn ngang, xơ xác do hậu quả của cuộc rút chạy vô tổ chức của địch khi quân ta vào giải phóng thành phố. Mặt khác về mùa khô điều kiện nước sinh hoạt ở đây rất khó khăn, bộ đội phải ra dân, hoặc ra sông Túy Loan (cách doanh trại gần 2 km) để tắm giặt.

   Về nơi ở mới, vấn đề đặt ra không phải là những khó khăn trước mắt về điều kiện sinh hoạt của đơn vị, mà chính là tình hình tư tưởng của một số cán bộ, chiến sĩ của tiểu đoàn có những diễn biến thiếu tích cực. Ngoài số chiến sĩ mới vừa được bổ sung, đa số cán bộ, chiến sĩ đều có nguyện vọng được nghỉ phép, một số muốn chuyển ngành, ra quân hoặc đi học.

   Trước tình hình đó, tiểu đoàn tiến hành ngay đợt sinh hoạt chính trị, nhằm động viên cán bộ, chiến sĩ tiếp tục phát huy những thành tích đạt được, vượt qua những khó khăn, trở ngại, ra sức xây dựng đơn vị, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ trên giao. Về nội dung đợt sinh hoạt, trước hết tiểu đoàn tiến hành tổng kết phong trào thi đua “lập công dâng Bác” dịp ngày 19.05 đồng thời động viên khen thưởng những tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tham gia chiến dịch giải phóng thành phố, làm nhiệm vụ quân quản và truy quét tàn quân địch; phê bình nhắc nhở những cá nhân, tập thể có những thiếu sót, nhược điểm trong công tác đồng thời phát động phong trào thi đua đột kích chào mừng kỷ niệm 30 năm Quốc khành 2/9.

   Song song với việc củng cố tình hình đơn vị, Tiểu đoàn tập trung sửa chữa doanh trại, bảo đảm đủ nơi ăn, ở sinh hoạt cho bộ đội, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, tạo mọi điều kiện đưa bộ đội vào nề nếp chính quy. Chấp hành nghiêm kỷ luật của quân đội và các chế độ quy định chung của trung đoàn để ra.
Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« Trả lời #86 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2013, 11:13:54 am »


* Giúp nhân dân các xã của huyện Điện Bàn xây dựng nhà cửa, khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống:


   Đóng quân tại Hòa Cầm gần một tháng, vừa ổn định nơi ăn, ở và bắt tay vào huấn luyện. Cuối tháng 7.1975, tiểu đoàn được trên giao nhiệm vụ về các xã vùng Tây huyện Điện Bàn giúp nhân dân xây dựng nhà ở, ổn định đời sống sau những năm chiến tranh.

   Về với các xã vùng Tây Điện Bàn, nơi một thời chiến tranh tiểu đoàn đã lăn lộn chiến đấu, được dân dưỡng nuôi, chở che, đùm bọc. Những chiến công mà tiểu đoàn đã viết nên ở Văn Quật, Bồ Mưng, Xuân Diệm… không chỉ được đổi bằng sự hy sinh của lớp lớp cán bộ, chiến sĩ mà trong đó có phần xương máu của nhân dân các địa phương.

   Với quyết tâm phải hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trung đoàn giao, góp phần giảm bớt khó khăn của nhân dân vùng giải phóng. Thường vụ Đảng ủy tiểu đoàn xác định: Cấp ủy, chỉ huy các cấp phải động viên mọi cán bộ, chiến sĩ khắc phục khó khăn, yên tâm tư tưởng, tham gia lao động với chất lượng và hiệu quả cao nhất.

   Tiểu đoàn tiến hành phân công và giao nhiệm vụ cho các đơn vị: Đồng chí Duân – chính trị viên đại đội, phụ trách Đại đội 1 giúp nhân dân xã Điện Văn; đồng chí Cũng – đại đội trưởng phụ trách Đại đội 2 về giúp nhân dân xã Điện Thái; đồng chí Phú – đại đội trưởng, phụ trách đại đội 3 giúp nhân dân xã Điện Phước; Ban chỉ huy tiểu đoàn, Đại đội 4 và các phân đội thông tin, trinh sát, hậu cần về xã Điện Thọ.

   Tháng 8.1975, tiểu đoàn hành quân về huyện Điện Bàn đến các xã được phân công các bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn một lần nữa chứng kiến sự tàn khốc, ác liệt của bom đạn Mỹ và sự chịu đựng gian khổ của nhân dân. Dọc đường 100 từ tháp Bàng An (Điện An) đến Phong Thử (Điện Thọ) chỉ thấy lác đác những bóng cây, nhà cửa hầu như không còn. Nhân dân phải dựng lều, căn bạt ở tạm trên nền nhà cũ ngổn ngang đổ nát. Một số gia đình phải ăn, ở dưới những chiếc hầm kèo tránh bom đạn còn lại sau chiến tranh. Nhiều gia đình vừa về lại quê cũ sau thời gian bị ép buộc vào các khu dồn, hoặc tản mác ở các địa phương trong tỉnh.

   Được sự thống nhất của chính quyền địa phương và theo yêu cầu của nhân dân, vừa đến nơi, đơn vị phân công mỗi nhà từ 3 đến 5 chiến sĩ ở để trực tiếp giúp gia đình.

   Sau 5 ngày giúp dân đắp nền chuẩn bị cất nhà, một thực tế đặt ra là một số gia đình không có vật liệu để làm nhà, đời sống quá khó khăn, trong số này chủ yếu là bà con trụ bám lại quê hương trong chiến tranh. Đảng ủy tiểu đoàn phải triệu tập cuộc họp bất thường và hạ quyết tâm: Bằng mọi cách, mọi biện pháp phải có vật liệu để giúp đỡ bà con có nhà ở. Đồng chí Trần Trung Nga – tiểu đoàn phó được phân công phụ trách 50 cán bộ, chiến sĩ của tiểu đoàn, hành quân lên sông Bung, Thạnh Mỹ (nay thuộc huyện Nam Giang) để chặt tre, nứa, kết bè xuôi sông Vu Gia về Điện Thái, phân phối cho các đơn vị. Đồng chí Phạm Xuân Quý – chính trị viên tiểu đoàn phụ trách 30 đồng chí hành quân về 2 xã Điện Phương và Điện Minh vận động nhân dân ủng hộ tre, giúp đồng bào các xã vùng Tây làm nhà (2 xã này ít bị tàn phá trong chiến tranh). Khai thác vật liệu đến đâu, tổ chức vận chuyển ngay trong ngày bằng xe bò, xe kéo. Ngoài, ra căn cứ vào nhiệm vụ, các đại đội chủ động khai thác nguồn tại chỗ, vận động các gia đình có vật liệu ủng hộ.
Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« Trả lời #87 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2013, 11:14:37 am »

   Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở các xã vùng Tây, toàn tiểu đoàn hành quân về giúp nhân dân 2 xã Điện Thắng, Điện Hòa là những địa phương cũng rất khó khăn về đời sống. Do vật liệu được khai thác tại chỗ, nên. Trong thời gian 10 ngày đơn vị đã giúp bà con dựng xong 15 căm nhà; đắp được 20 nền nhà khác, giúp nhân dân phát dọn hàng chục ha đất sản xuất.

   Như vậy, sau hơn 2 tháng, tiểu đoàn đã giúp nhân dân các địa phương làm mới 159 căn nhà (trong đó có 50 căn do đơn vị tổ chức lực lượng tìm kiếm vật liệu và vận động nhân dân ở các xã Điện Phương, Điện Minh, Điện Thắng đóng góp) vận chuyển và đắp hàng ngàn khối đất nền nhà, 10.000 cây tre, nứa… Quá trình lao động, các đơn vị đã chủ động phối hợp với địa phương tổ chức hàng chục đêm sinh hoạt giao lưu văn hoă, văn nghệ với thanh niên địa phương.

   Kết thúc đợt công tác, về lại đơn vị, tiểu đoàn đã tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm; biểu dương khen thưởng các tập thể và cá nhân đã chủ động, sáng tạo và có nhiều cố gắng trong lao động giúp dân. Về tập thể có Đại đội 1, Đại đội 3; cá nhân có các đồng chí: Trần Trung Nga – Tiểu đoàn phó; Lê Anh Duân – Chính trị viên Đại đội 1; đồng chí Kiên – Chính trị viên Đại đội 3; đồng chí Lê Thành Huynh – Trung đội trưởng Đại đội 2; đồng chí Hồi – Trung đội trưởng Đại đội 3 và 46 chiến sĩ trong tiểu đoàn.

   Kết quả đợt công tác này tuy chưa lớn, nhưng góp phần đáng kể giúp nhân dân các địa phương giảm bớt một phần khó khăn, tạo điều kiện để nhân dân nhanh chóng ổn định cuộc sống, sau những năm dài gian khổ đưới chế độ Mỹ - Ngụy. Một lần nữa tiểu đoàn đã ghi tiếp vào truyền thống của mình những thành tích mới, thành tích của “đội quân công tác”. Một trong ba nhiệm vụ lớn mà Đảng và Quân đội đã giao cho.

*
*   *

   Tháng 01.1976, Trung đoàn 96 được Quân khu điều về đứng chân ở Chu Lai (Núi Thành) để nhận nhiệm vụ làm kinh tế. Tiểu đoàn bộ binh 1 được tách ra trực thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, tiếp tục xây dựng, huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu.

   Tiểu đoàn về đứng chân tại đơn vị 1 Quảng Trị (thay Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 96), quân số trên 400 đồng chí, đội ngũ cán bộ tiểu đoàn, đại đội có sự thay đổi. Đồng chí Đinh Phước Châu được trên điều về làm chính trị viên phó tiểu đoàn, đồng chí Võ Thành Nhơn, giữ chức Đại đội trưởng Đại đội 1 (thay đồng chí Đường), đồng chí Hoàng Kiến Minh (thay đồng chí Ngọc đi học), giữ chức chính trị viên Đại đội 2. Năm 1976, đồng chí Trần Trung Nga – Tiểu đoàn phó được giải quyết chính sách, đồng chí Nguyễn Hữu Duyên về thay, Đại đội 1 đồng chí Phạm Thanh Mai về thay đồng chí Võ Thành Nhơn – Đại đội trưởng.

   Trong các năm từ 1976 – 1978 được sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy – Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, cùng với sự chủ động sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ huy của cấp ủy và người chỉ huy các cấp của tiểu đoàn; đồng thời chú trọng tổng kết rút kinh nghiệm và liên tục phát động các phong trào thi đua như: “Nếp sống đẹp, kỷ luật nghiêm”, “chăn vuông góc, tóc ba phân”, “quân phục chỉnh tề, đi, về báo cáo”, “Nhìn quân kỷ biết tác phong”,v.v… Vì vậy, Tiểu đoàn bộ binh 1 luôn là đơn vị dẫn đầu trong phong trào thi đua quyết thắng của các lực lượng vũ trang Quảng Nam – Đà Nẵng; Năm 1976, được Quân khu đánh giá là đơn vị có ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức sẵn sàng chiến đấu và chấp hành điều lệnh nhất Quân khu. Trong hai năm 1977 – 1978, tiểu đoàn được Cục chính trị Quân khu khen thưởng đơn vị dẫn đầu phong trào Đoàn. Đồng chí Nguyễn Thành Đức – Chính trị viên phó (Đại đội 2) đi báo cáo kết quả xây dựng chi đoàn ở Đại đội tại Trường quân chính Quân khu 5 (1977), báo cáo kinh nghiệm tiến hành công tác Đảng – công tác chính trị ở Đại đội bộ binh (1978). Với những thành tích đó, tiểu đoàn được đồng chí Huỳnh Hữu Anh – Phó tư lệnh Quân khu, hai lần về kiểm tra thực tế và khen ngợi. Mồng 1 tết (1977) một lần nữa tiểu đoàn được đón Đại tướng Võ Nguyên Giáp về thăm. Đại tướng đã khen ngợi: Các đồng chí có thành tích trong xây dựng, huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu, cán bộ, chiến sĩ chấp hành nghiêm, đội ngũ cán bộ vững vàng… cần tiếp tục phát huy.

*
*   *
Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« Trả lời #88 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2013, 11:15:55 am »


   II- TỔ QUỐC GỌI, TIỂU ĐOÀN LÊN ĐƯỜNG CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ BIÊN GIỚI TÂY NAM VÀ LÀM NGHĨA VỤ QUỐC TẾ:


   1- Tham gia cuộc tổng tiến công giải phóng hoàn toàn Cam pu chia:

   Ngày 30.04.1975, miền Nam hoàn toàn được giải phóng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta bước vào một kỷ nguyên mới: Độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, cả nước đi lên xây dựng CNXH. Nhiệm vụ trước mắt của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta lúc này là tập trung hàn gắn vết thương chiến tranh, nhanh chóng khôi phục sản xuất và phát triển kinh tế… Nhưng cũng trong thời điểm này đất nước ta lại đứng trước nguy cơ một cuộc chiến tranh mới: Cuộc chiến tranh xâm lấn biên giới Tây Nam Tổ quốc do tập đoàn phản động Pôn Pốt – Iêng xa – ry gây ra.

   Ngay từ đầu năm 1977, Khơ me đỏ (Pôn – Pốt) đã tăng cường lực lượng quân sự, áp sát biên giới Tây Nam, tiến hành hàng loạt hoạt động gây hấn, xâm lấn lãnh thổ nước ta với quy mô ngày càng lớn.
Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
fantomasft
Thành viên
*
Bài viết: 468


Con nhà lính... Tính nhà binh...


« Trả lời #89 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2013, 02:26:22 pm »


   Chấp hành chỉ thị của Quân ủy Trung ương và mệnh lệnh của Bộ quốc phòng, lực lượng vũ trang các Quân khu phía Nam đã tổ chức lực lượng tại chỗ chiến đấu ngăn chặn địch khiêu khích, lấn chiếm biên giới, kết hợp vowischinsh quyền địa phương đấu tranh để giải quyết tranh chấp biên giới bằng thương lượng hòa bình… Mặt khác, Bộ quốc phòng đã kịp thời tổ chức lực lượng, điều chỉnh đội hinh một số đơn vị theo thế chiến lược mới.

   Đầu tháng 12 năm 1978, thực hiện chỉ thị của Tư lệnh Quân khu 5, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng giao nhiệm vụ tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và làm nghĩa vụ quốc tế ở Cam pu chia.

   Biên chế, tổ chức của tiểu đoàn đến thời điểm này gồm: 3 đại đội bộ binh (1, 2, 3, tiểu đoàn có 5 chi bộ, có chi ủy) và Đại đội 4 trợ chiến, tiểu đội trinh sát, trung đội thông tin và tiểu đoàn bộ. Quân số tiểu đoàn hơn 600 đồng chí. Đồng chí Lê Ngọc Bảy – tiểu đoàn trưởng; đồng chí Phạm Xuân Quý – chính trị viên; Phạm Ngọc Huân – tiểu đoàn phó sau đó đồng chí Trần Dung về thay, đồng chí Nguyễn Thành Đức – Chính trị viên phó Đại đội 2, được bổ nhiệm chính trị viên phó Tiểu đoàn.

   Về tổ chức Đảng và đội ngũ Đảng viên, toàn tiểu đoàn có 5 chi bộ, trong đó có 4 chi bộ đại đội, 1 chi bộ tiểu đoàn bộ, chi bộ có chi ủy 5. Tổng số Đảng viên của tiểu đoàn có 50, chiếm tỷ lệ lãnh đạo 8,7%.

   Trong năm 1978, tình hình mọi mặt của đơn vị chưa thật sự ổn định, quân số biến động nhiều, phần lớn chiến sĩ mới nhập ngũ tháng 8 năm 1978 là sinh viên năm thứ hai Đại học bách khoa Đà Nẵng và nhân viên thuộc các cơ quan doanh nghiệp Nhà nước, trong khi đó một số cán bộ, chiến sĩ có biểu hiện chưa an tâm tư tưởng. Tình hình trên ảnh hưởng nhất định đến chất lượng của đơn vị.

   Quán triệt nhiệm vụ trên giao. Đảng ủy tiểu đoàn ra nghị quyết chuyên đề lãnh đạo đơn vị, tập trung làm rõ mặt mạnh cơ bản của tiểu đoàn: Đội ngũ cán bộ hầu hết đã trải qua chiến đấu và sẵn sàng nhận nhiệm vụ, số chiến sĩ mới có trình độ học vấn được huấn luyện khá cơ bản…., những mặt yếu của đơn vị không lớn, có thể nhanh chóng khắc phục trong thời gian ngắn. Đảng ủy xác định, được trên giao nhiệm vụ tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc là vinh dự và trách nhiệm của tiểu đoàn. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ dù phải chiến đấu trong điều kiện khó khăn, gian khổ, nhiều mất mát hy sinh, nhưng tiểu đoàn vẫn xuất sắc vượt qua và trở thành đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Ngày nay, đất nước thống nhất, cả nước là hậu phương; tiểu đoàn được sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy – BCH quân sự tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, sự giúp đỡ, tạo điều kiện cho cấp ủy, chính quyền các ban ngành, đoàn thể, địa phương, do vậy, đơn vị có đủ điều kiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ trên giao.
Logged

Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM