Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 02 Tháng Sáu, 2024, 02:24:15 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc tiến công chiến lược năm 1972: Quảng Trị-Bắc Tây Nguyên-Đông Nam Bộ (P2)  (Đọc 33041 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #60 vào lúc: 15 Tháng Mười, 2012, 08:18:21 am »

nào, quay về với chủ đề chính nhé, tiếp tục mạch 1015 với bác chủ nhàGrin

- ý kiến cá nhân của chú thế nào về cách đánh trong ngày hôm trước và hai ngày sau của trung đoàn? có điểm gì khác biệt và phương thức đối phó của VNCH? công tác trinh sát bám địch ra sao trong quá trình theo dõi lính dù rút?
Logged

Nguyễn Đại
Thành viên
*
Bài viết: 11


« Trả lời #61 vào lúc: 15 Tháng Mười, 2012, 10:10:52 am »

 Bác quangcan cho tôi hỏi một chút.
  Vì sao sau khi đánh tan sư 22 VNCH ở Dakto-Tân cảnh, quân ta không chớp thời cơ tấn công thật nhanh để dứt điểm TX Kontum khi quân đối phương đang hoảng loạn ,bối rối,.Đến khi sư 23 lên thì có vẻ muộn vì địch quân đã có sự chuẩn bị ...Vì khinh địch hay vì không đủ lực lượng?
   
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Mười, 2012, 11:13:14 am gửi bởi Nguyễn Đại » Logged
hoamuatrang
Thành viên
*
Bài viết: 8


« Trả lời #62 vào lúc: 15 Tháng Mười, 2012, 12:05:16 pm »


Không bạn ạ, chỉ trùng khu vực, trùng trong dãy phòng tuyến phía Tây Kon Tum mà thôi.
- Chư Tan Kra là đỉnh 1198, trận này năm 1968, bạn có thể xem bản đồ, hình ảnh, ... chi tiết ở : đây.. Trận Chư Tan Kra là của lính mũ sắt Hà Nội thuộc E209A
- Trận 1015 của chú Luân là năm 1972, là của  E64 F320A.
[/quote]


Cháu cảm ơn chú Quangcan, Cháu đã xem lại trận đánh Chư Tan Kra chú gửi rồi, cháu đã lầm lẫn sự kiện lịch sử quá xa. Cảm ơn chú nhiều
Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #63 vào lúc: 15 Tháng Mười, 2012, 03:02:56 pm »

chúng ta đã kiệt sức vì bóc vỏ rồi . Dù sao thì Cũng làm được " Mùa hè đỏ lửa " đó .
KHi đánh đến đường ngang ( TX kon tum ) sư đoàn 320 không còn cả gạo cả đạn nữa ...
[/quot

 Bác NTL Nói đúng. - Vì ở xa hậu phương. Lực lượng ta chỉ có bằng ấy (lại hao hụt nhiều sau khí dồn sức "bóc vỏ" vòng ngoài). Khi đanh vào thị xã (thiếu đủ thứ) nên không giữ nổi...! Rồi mùa mưa ập đến (đường xá, tiếp tế chưa làm xong: Nhân lực, đạn, gạo không có...). Ngay trước trận đánh Tân cảnh (tháng 4/1972) các đơn vị vẫn phải ăn bo bo, sắn khô, để chiến đấu.     
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #64 vào lúc: 15 Tháng Mười, 2012, 04:28:49 pm »

Bác quangcan cho tôi hỏi một chút.
  Vì sao sau khi đánh tan sư 22 VNCH ở Dakto-Tân cảnh, quân ta không chớp thời cơ tấn công thật nhanh để dứt điểm TX Kontum khi quân đối phương đang hoảng loạn ,bối rối,.Đến khi sư 23 lên thì có vẻ muộn vì địch quân đã có sự chuẩn bị ...Vì khinh địch hay vì không đủ lực lượng?


chúng ta đã kiệt sức vì bóc vỏ rồi . Dù sao thì Cũng làm được " Mùa hè đỏ lửa " đó .
KHi đánh đến đường ngang ( TX kon tum ) sư đoàn 320 không còn cả gạo cả đạn nữa ...

 Bác NTL Nói đúng. - Vì ở xa hậu phương. Lực lượng ta chỉ có bằng ấy (lại hao hụt nhiều sau khí dồn sức "bóc vỏ" vòng ngoài). Khi đanh vào thị xã (thiếu đủ thứ) nên không giữ nổi...! Rồi mùa mưa ập đến (đường xá, tiếp tế chưa làm xong: Nhân lực, đạn, gạo không có...). Ngay trước trận đánh Tân cảnh (tháng 4/1972) các đơn vị vẫn phải ăn bo bo, sắn khô, để chiến đấu. ..

Hì! Tôi đi đặt câu hỏi lại bị bác "ném ngược"  Grin , thôi cũng được, cho vui. Đánh thị xã Kon Tum thì chủ công là sư đoàn 2 của Cụ Chơn và cụ đã viết thế này:
Trích dẫn
...Sau chiến thắng Đắc Tô - Tân Cảnh, Sư đoàn 2 cùng các đơn vị đánh vào Kon Tum. Trận đánh này sau bao nhiêu năm nhìn lại có những ý kiến đánh giá khác nhau, chủ yếu là tìm ra nguyên nhân không thành công của nó. Nguyễn Chơn cũng có những suy nghĩ của mình, nhưng không phải lúc nào anh cũng muốn nói ra những suy nghĩ ấy.  Trước hết, anh muốn rút ra những bài học cho chính mình, chủ yếu là việc nắm thời cơ. Khi ta giành được thắng lợi ở Đắc Tô - Tân Cảnh, lực lượng địch ở Kon Tum chỉ còn 2 tiểu đoàn chủ lực và một số đại đội bảo an. Sư đoàn lính dù thiếu đã bị Tổng hành dinh ngụy điều đi ứng cứu cho các mặt trận khác. Sư đoàn 23 và liên đoàn biệt động 6 vừa từ Nam Bộ ra phải rải quân đối phó trên đường 14. Đây là thời cơ thuận lợi cho ta phát triển tiến công nhanh chóng giải phóng thị xã Kon Tum. Nhưng Bộ tư lệnh chiến dịch chủ trương dừng lại, chuyển một phần lực lượng để đánh diệt cứ điểm Plei-cần, mở đường đưa xe, pháo vào chiến đấu. Lợi dụng cơ hội này, địch tranh thủ củng cố thế trận của chúng ở Kon Tum. Thời cơ đánh nhanh, giải quyết nhanh thị xã Kon Tum mất đi chỉ sau mấy ngày. Bộ Tư lệnh chiến dịch buộc phải chủ trương trước mắt tiêu diệt một bộ phận sinh lực của sư đoàn 23 ở vùng ven, sau đó mới tiến công địch trong thị xã. Phải mất 12 ngày, Sư đoàn 320 và Trung đoàn 28 mới phá vỡ được một khu vực phòng thủ của địch ở tây bắc thị xã. Địch thay đổi Tư lệnh Quân đoàn 2. Nguyễn Văn Toàn thay Ngô Du và thay đổi luôn thủ đoạn chiến đấu: Xây nhiều cứ điểm nhỏ, có công sự vững chắc, liên kết với nhau chặt chẽ để chống đỡ các đợt tấn công của ta; sử dụng tối đa hoạt động của không quân, pháo binh, nhất là máy bay B52 gây không ít khó khăn cho các hoạt động của ta.  Do phòng ngự bằng nhiều công sự liên hoàn vững chắc trên phạm vi rộng, nên ta không triệt được việc địch tiếp tế bằng đường không. Địch bị vây hãm, nhưng chưa tới mức kiệt quệ.

          Bộ Tư lệnh Mặt trận chủ trương vừa kiên quyết đánh vào thị xã, vừa đánh địch vòng ngoài để tiêu diệt toàn bộ quân địch. Theo phương án, Sư đoàn 320 đánh theo trục nam - bắc qua cầu Lôi Hổ phát triển vào sở chỉ huy sư đoàn 23 ngụy và tỉnh đường. Sư đoàn 2 đánh theo trục bắc - nam, mục tiêu chủ yếu là biệt khu 24.

          Đêm 25 tháng 5, Sư đoàn 2 có Đại đội 209 của Thị đội Kon Tum tăng cường đảm nhiệm tiến công từ hướng đông cùng một đại đội xe tăng. Chỉ sau 40 phút chiến đấu, Tiểu đoàn 60 Trung đoàn Ba Gia và Tiểu đoàn 6 Trung đoàn 141 đã chiếm được phía nam sân bay và một phân khu hành chính, làm chủ khu vực phía đông thị xã.

          Ngày 26 tháng 5, các tiểu đoàn 40 và 90 của Trung đoàn Ba Gia cùng tiểu đoàn công binh, tiểu đoàn đặc công của sư đoàn đánh vào sở chỉ huy sư đoàn 23 và trung đoàn 44 ngụy ở biệt khu 24. Sau 3 giờ chiến đấu, ta làm chủ 2/3 biệt khu, trong đó có khu hậu cần và bãi giữ xe cơ giới. Địch tràn ra ngoại vi thị xã bị Trung đoàn 141 chặn đánh.
  
          Tuy Sư đoàn 2 đánh chiếm được gần nửa thị xã, nhưng các đơn vị có nhiệm vụ tấn công ở phía nam vẫn không phát triển được. Lợi dụng tình thế đó, địch tập trung xe tăng và bộ bính liên tiếp phản kích, giành giật với ta từng căn nhà góc phố.

          Sức tấn công của quân ta ngày càng giảm. Địch tập trung máy bay, pháo binh, cả đạn pháo có chất độc hoá học đánh phá quyết liệt vào các khu vực ta chiếm được. Ở ngoại vi, địch dùng máy bay B52 với mật độ bom dày đánh cả ngày và đêm, gây cho ta nhiều tổn thất, việc bảo đảm hậu cần ngày càng khó khăn. Xe tăng, pháo binh không cơ động được do đường lầy lội, sông, suối nước lớn.

          Đến đầu tháng 6 năm 1972, Bộ chỉ huy chiến dịch tăng cường cho Sư đoàn 2 Trung đoàn 66 nhằm tiến công để nối liền các khu đã chiếm thành một tuyến liên hoàn. Nhưng đến lúc này thì đã muộn. Địch không hất ta ra khỏi thị xã. Ta cũng không mở rộng được địa bàn chiến đấu. Đêm ngày 5 tháng 6, xét thấy khả năng giải phóng Kon Tum không còn nữa, Bộ Tư lệnh Mặt trận quyết định cho Sư đoàn rút khỏi khu chiến.....

Chúng ta đều nghe nhiều về vụ này, tranh luận ác liệt, cụ Chơn "đập bàn đập ghế" xin giải quyết ngay Kon Tum từ giữa tháng 4/1972 cơ,  Grin. Vậy tại sao BCH chiến dịch lại không đồng ý?

Xin lưu ý yếu tố:
1. Cụ Chơn là F trưởng F2 thiếu thời điểm đó. Ý kiến của F trưởng đơn vị chủ công lại bị gạt đi?

2. F2 đánh Nam Lào trong 1971, hành quân về B3 và được giao ngay nhiệm vụ chủ công đánh Đăk Tô - Tân Cảnh và dứt điểm Kon Tum theo kế hoạch đã vạch ra từ đầu. Phải tin tưởng như thế nào thì BCH chiến dịch, BTL B3 mới giao chủ công cho một đơn vị mới vào, mới đánh, mới biết chiến trường B3 như F2/ sư đoàn 2 chứ nhỉ,  Grin

3. Tại thời điểm giữa tháng 3/1972, theo lệnh của Quân ủy TW, cuộc tiến công chiến lược trên hướng Trị - Thiên - hướng tấn công chính trong năm 1972 sau một số lần thay đổi kế hoạch tác chiến đã nổ ra. Các mặt ảnh hưởng của nó đến chiến cuộc, chiến thuật tại B3 Tây Nguyên?

Mời các bác,  Grin
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #65 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2012, 11:17:46 am »

@ Quangcan :
Về ý kiến của Quang , hai đợt tấn công trong trận 1015 có gì khác nhau không ? thì ý mình thấy thế này :
1 , Ngày đầu tiên 12/4/72 : Pháo binh ta bắn từ 6giờ sáng . Chỉ sau 20 phút bộ binh ta đã xung phong . Điều này thấy rằng
Bộ đội rất quyết tâm , nôn nóng tiêu diệt địch . Sau khi choáng váng vì pháo địch phản kích dữ dội và bộ đội chỉ chiếm được một số vị trí rồi bị chặn lại và chịu bom phá của địch . CHứng tỏ pháo của ta chưa đủ phá huỷ công sự và các hoả điểm quan trọng của địch .
2 . Suốt đêm 12/4 Bộ đội ta cả hai mũi đều thương vong nhưng nằm cách địch 100- 150 m làm công sư hầm hào và chịu trận trong suốt ngày 13/4 . Đặc biệt mũi D8 nằm ở vị trí dốc đứng địch dồn hoả lực đánh xuống rất thuận tiện . Nếu theo lệnh sư đoàn cho giãn đội hình trong ngày 13/4 thì hi sinh còn lớn hơn ,vì thế quyết đinh cho bộ đội nằm lại và tổ chức độtt phá bằng hoả lực bản thân trong ngày là tiết kiệm được sương máu .
Sáng 14/4 pháo binh cấp trên bắn phá dữ dội 30 phút rồi bộ đội ta tiếp tục mở cửa thuận lợi nhưng trận đánh kéo dài suốt ngày hết đêm 14 /4 chững tỏ địch vẫn còn mạnh như thế nào .
Tóm lại : Tuy đã biết là khó khăn nhưng ta không lường hết sự khó khăn trong đọt phá công sự vững chắc đến thế . Chỉ nghĩ rằng hầm hào công sự cũ của Mỹ mà địch mới đổ quân xuống 1 tuần không thể củng cố hoàn thiện đến vậy .
Việc tổ chức cho D2 E 48 đón lõng là ý kiến đề nghị của E trưởng 64 chập tối 14/4 nên trong đêm Sư trưởng KIM TUẤN lệnh cho D2 48 hành quân . Đi đêm , đường xa nhưng may mắn là đến kịp vị trí nên hững trọn số quân chạy về Ngọc DI ốc nhưng lại sơ xuất để sổng mất ba chục tên chạy thoát . Đáng tiếc trong số chạy thoát có tên Mễ tiểu đoàn phó lên thay Nguyễn Đình Bảo vào tối 12/4 khi Trung tá Bảo tử trận . THáng 6/72 Mễ lại là tiểu đoàn trưởng dẫn Song Kiếm trấn ải ra đánh Mỹ Chánh với E 66 304 trên đất Quảng trị
     Toàn bộ hơn ba trăm quân tử trận trên 1015 địch không lấy xác mà huỷ trận địa bằng bom cháy và bom phá .

Ồ, thế chứng tỏ ta chỉ "vây" mà không thực hành "lấn" rồi; trong việc điều nghiên đánh địch trên cao điểm với công sự vững chắc, được yểm hộ tối đa bởi phi pháo +B52 thì bài học của F304 ở Khe Sanh còn sờ sờ ra đó đấy thôi. Địch phát hiện ta từ xa, ta lại vội vàng lao lên đánh dứt điểm là không ổn. Địch thiện chiến có công sự vững chắc, thế thì chắc chắn toàn bộ lực lượng pháo sư đoàn, hỏa lực trung đoàn ngay từ đầu phải bộc lộ hết rồi. Thế thì ăn bom và pháo tọa độ là đúng. Không có hỏa lực bắn phá, hỗ trợ, bộ binh xung phong dứt điểm sao nổi đây? Đánh ngược lên đỉnh, góc bắn không có, lại bị địch từ các điểm cao xung quanh lướt sườn, không tổ chức cho bộ đội đào công sự ngay từ đầu và xây dựng kế hoạch trận địa dũi, lấn để tấn, triệt thì hỏng thật,  Angry.

Điều đáng buồn hơn nữa là hệ quả này kéo theo một loạt diễn biến xấu khác. Ta không còn lực lượng dự bị chiến dịch nữa các bác ạ. Trước khi vào trận, bản thân F320A dù mới vào và đang làm quen chiến trường mà cũng phải đi tải đạn, tải gạo cho chiến dịch (B3 huy động toàn bộ quân số các trường/ lớp huấn luyện đi phục vụ chiến dịch). Ta đều thấy, dự tính của BCH chiến dịch và F là để E52 đánh 1049, E 64 đánh 1015 và E48 vừa tiếp tục tải đạn, gạo vừa làm nhiệm vụ dự bị chiến thuật. Khi 2 trung đoàn trên đột phá được dãy phòng thủ phía tây này thì  sẽ tung E48 lao xuống, vượt sông áp sát và phối hợp với trung đoàn 24/ E24 đang cắt đường 14. Như vậy , nếu từ đầu BCH chiến dịch coi F320A là đơn vị khêu ngòi, điểm hỏa kéo lực lượng địch ra bớt tây Kon Tum; rồi E24 và E95 cắt đường; E66 đánh các cứ điểm ngoại vi để tạo điều kiện cho F2 thực hiện nhiệm vụ chính đập nát toàn bộ cứ điểm Đăk Tô 1, 2 - Tân Cảnh thì em đoán các cụ còn có kế hoạch 2: tùy thời cơ đưa E48 đột phá lao xuống giải phóng Plei Cu theo hướng bắc nam. Lúc đấy thì chả biết hướng nào chính, hướng nào chủ công nữa. Tiếc là ta phải tung lực lượng dự bị vào quá sớm, D1 E48 vào giúp E52, D3 giúp E64 còn D2 thì đưa đi đón lõng.

Thực sự ra, không lường hết được chiến cuộc thay đổi từng ngày và những khó khăn ta gặp phải tại chiến trường nên khi đánh Kon Tum 1972 ta tiêu hao nhiều quá: cả về quân số lẫn vũ khí hỏa lực, điều đặc biệt là phải tung lực lượng dự bị vào sớm hơn dự định để đảm bảo thế chiến trường. Vậy, khi F2 thiếu (E1, E141) được tăng cường E66 giải quyết xong Đăk Tô - Tân Cảnh thì BCH chiến dịch đứng trước ngã ba đường:

- nếu thọc sâu quyết đánh thị xã Kom Tum thì không có lực lượng đủ trên tất cả các binh chủng
VD: khi E66 đánh Tân Cảnh có 9 xe tăng + 3 pháo tự hành dẫn bộ binh đột phá; có đại đội B72 giúp mở cửa mở; có pháo E40 và E675 bắn phá căn cứ diệt hỏa lực, diệt tăng địch ra bịt cửa mở. Sau đó, thì ngay lập tức điều 4 tăng vận động từ Tân Cảnh lên tăng cường giúp E1 đánh Đăk Tô. Diệt xong được Đăk Tô thì hết tăng. E1 đánh Đăk Tô cũng phải tung lực lượng dự bị là D40 vào để dứt điểm trận đánh.

- ta không có đủ về hậu cần chiến dịch:
VD: bác nguyentrongluan và bác bob đã nêu ở trên, còn ngay cả ở F2 khi đánh xong Đăk Tô, cũng chỉ còn 2 ngày gạo. Chưa tính và kể các loại đạn hỏa lực ra sao,  Undecided

- phối hợp binh chủng không tốt nên để lại nhiều hệ quả không đáng có:
F320A, rồi cả D297 tăng + pháo tự hành, trung đoàn 675 pháo binh đều mới vào chiến trường từ đầu năm 1972; không có thời gian làm quen và hiểu cách đánh của B3 lắm. Bản thân F2 thiếu khi tham gia Lam Sơn 719 có một trận đánh hiệp đồng với thiết giáp mà thôi (trận Itu - Bản Nhíc). Ngay từ đầu, đánh tại đồng bằng, bứt các cứ điểm lớn trên lộ chính, ta buộc phải bộc lộ toàn bộ hỏa lực chiến dịch: pháo, cối, lưới lửa phòng không. Vì vậy, khi địch tung tăng ra phản kích, phát huy được sức mạnh của B52 hủy diệt và pháo tọa độ thì hỏa lực ta giảm sút ghê gớm.

- phải giải quyết vấn đề dân:
Khi ta đánh lớn, dân xuôi nam chạy hết về thị xã Kon Tum; nếu ta đánh Kom Tum ngay thì phải giải quyết dân sao đây?

- một yếu tố xác đáng nữa khi đánh Kon Tum ngay:
giả sử, từ giữa tháng 4, BCH chiến dịch đồng ý để E66 giữ Đăk Tô - Tân Cảnh và cùng E28 kiềm chế các cứ điểm ngoại vi khác xung quanh như Plei Cần; cho F2 thiếu tổ chức thọc sâu ngay theo đường 14 đánh Kon Tum, phối hợp với E24 đánh thốc từ dưới lên trong điều kiện cơ hội địch đang hoang mang, dao động, có ý định bỏ thị xã; phối hợp là E48 thọc xuống từ hướng tây. Bộ đội đã trải qua tổn thất tại giai đoạn 1 (em gọi thế) thì không đủ lực lượng tiến xuống phía nam và giải quyết các vị trí ngoại vi VNCH đặt trên đường 14 và bên ngoài thị xã. Hơn thế nữa, ta phải đối mặt với lực lượng phản kích và tái chiếm khi chả đời nào VNCH để mất thị xã.

Một số thông tin cho thấy ở giữa tháng 5, khi ta tổ chức xong lực lượng và hậu cần để đánh Kon Tum, một số tài liệu viết xe tăng ta ầm ầm chạy trên đường 14 tiến về thị xã. Nghe rất hoành tráng nhưng để đánh thì chỉ còn một đại đội xe tăng. Thực tế chiến trường cho thấy VNCH phản kích dữ dội và làm tiêu hao lực lượng ta nhiều, nếu đánh ngay, có thể chiếm được thị xã, nhưng liệu có giữ và chống tái chiếm được; Hoàn toàn vét hết lực lượng dự bị và không thể còn hỏa lực đột phá.

Đấy, đánh ở đồng bằng nó khác với đánh ở rừng núi nó thế đấy. Nhất là khi lúc này mùa mưa Tây Nguyên sắp đến, đồng thời mũi tấn công chiến lược tại Quảng trị đã vào tháng 6 cao trào, hậu cần dồn vào đó chứ đi đâu được bây giờ.

Bài học Kon Tum 1972 có nhiều điều cần rút kinh nghiệm lắm đấy các bác ạ. Các phản ứng của cụ Chơn, cụ Kim Tuấn vẫn còn "nóng hổi" cho đến ngày hôm nay,  Grin. Cụ Chơn có tiếng hồi đó là có nhiều quyết định "cực táo bạo" cơ mà, tiếc là đề xuất của Cụ thời điểm đó bị gạt đi, nếu không ta sẽ được hiểu, phân tích và đánh giá đề xuất đó có bao nhiêu cơ hội thành công.  Grin
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Mười, 2012, 06:17:53 pm gửi bởi Tunguska » Logged

qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #66 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2012, 11:37:39 am »

Chà, quangcan phân tích rất hay. Nhưng có lẽ kinh nghiệm phải trả giá mới có được. Và quan trọng là tương quan lực lượng giữa 2 bên. Kinh nghiệm này có lẽ ảnh hưởng lớn đến suy nghĩ của Bộ thống soái tối cao khi bố trí binh lực cho mùa xuân 75 ở hướng Ban Mê Thuột. 
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #67 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2012, 11:55:13 am »

Chà, quangcan phân tích rất hay. Nhưng có lẽ kinh nghiệm phải trả giá mới có được. Và quan trọng là tương quan lực lượng giữa 2 bên. Kinh nghiệm này có lẽ ảnh hưởng lớn đến suy nghĩ của Bộ thống soái tối cao khi bố trí binh lực cho mùa xuân 75 ở hướng Ban Mê Thuột. 

Vâng bác. Nhưng nếu nói đến thành công của Kon Tum 1972 thì cũng có những mặt vô cùng tốt ngay trong năm 1972: cả về cấp chiến lược, cấp chiến thuật; không chỉ thu được nhiều kinh nghiệm quý mà còn có nhiều trận lập công xuất sắc đấy,  Grin
Logged

Nguyễn Đại
Thành viên
*
Bài viết: 11


« Trả lời #68 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2012, 12:54:41 pm »

  Bác quangcan phân tích khá hay như một sĩ quan tham mưu có tầm nhìn vậy.Tôi có một số thắc mắc về chiến dịch nghi binh vào năm 1975 ở Tây nguyên chắc nhờ bác giải đáp giúp,có lẽ bên topic khác cho tiện.
  Cũng cám ơn bác Luân và bác bob có phản hồi.Cũng nói thêm là cháu có một ông chú cũng thuộc E 64 ,đơn vị của bác Luân đấy ạ,cũng tham gia các trận đánh ở Kon tum 1972.Tuy nhiên cháu chưa có dịp hỏi cặn kẽ,trừ những lúc ngồi chơi nghe kể vắn tắt....
Logged
HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #69 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2012, 01:20:35 pm »

Chà, quangcan phân tích rất hay. Nhưng có lẽ kinh nghiệm phải trả giá mới có được. Và quan trọng là tương quan lực lượng giữa 2 bên. Kinh nghiệm này có lẽ ảnh hưởng lớn đến suy nghĩ của Bộ thống soái tối cao khi bố trí binh lực cho mùa xuân 75 ở hướng Ban Mê Thuột. 
Quangcan quá rành về chiến lược chiến thuật ! Em bổ xung thêm ý kiến riêng về ý của bác @qtdc : em cũng cho rằng chiến dịch Bắc TN 72 này là bài học cho chiến dịch TN 75. Thường với lối đánh công kiên tiêu diệt địch trong công sự vững chắc  kết hợp vận động chiến cắt đường diệt viện phải có quân số áp đảo ít ra gấp 4 lần, chính vậy mà năm 75, để đánh Ban Mê Thuột, ta dùng 12 trung đoàn đánh một trung đoàn địch, mà lúc đó B52 không còn, không quân và pháo binh  địch đã hạn chế nhiều so với trước 73, khi mà Thiệu hô hào quân đội SG "đánh kiểu con nhà nghèo". Trong năm 75 bộ TL B3 đã rút kinh nghiệm năm 72, đặt chiến dịch TN làm 2 phần cụ thể là giai đoạn 1 chiếm BMT; giai đoạn 2 là phản tái chiếm.
Quangcan kể tiếp, cả mấy trận lập công xuất sắc nhé, chiến dịch TN 72 này tớ lờ mờ quá. Thanks trước !
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM