Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 02 Tháng Sáu, 2024, 02:26:50 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Người Thăng Long  (Đọc 44805 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #50 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2011, 11:24:53 am »

Chiêu Quốc vương bằng một cách nói hết sức bình thản, nhắc lại cho em nhớ đến cuộc nổi loạn của Vũ Thành vương Trần Quốc Doãn hai mươi nhăm năm về trước.

Bấy giờ vào thời Nguyên Phong, niên hiệu của tiên đế Trần Thái Tông, nhà Nam Tống đang bị quân Thát Đát tung hoành cả một đất nước mênh mông. Phương bắc lại bị triều đình nhà Kim của người Khiết Đan bức bách. Tướng Thát Đát cho một cánh quân từ phía tây đánh vòng xuống phía nam quân Tống. Mũi tiến quân của chúng rõ ràng sẽ phải tràn qua đất Việt ta. Triều đình họp bàn cách chống giặc. Tình thế đất nước lúc đó không khác gì bây giờ cả. Lẽ tất nhiên, tiên đế Trần Thái Tông và Thái sư Trần Thủ Độ cũng đặt ra việc giữ cho bền vững mối đại thống những mong nhờ cậy ở đó để trường sức chống giặc.

- Thế mà em thử nhớ lại coi, trước khi giặc tràn tới. Vũ Thành vương dẫn cả gia quyến và quân bản bộ bỏ trốn ra khỏi biên thuỳ theo quân Tàu của nhà Tống.

Trần Ích Tắc trầm ngâm, hai mi mắt cụp xuống nhìn đăm đăm gương mặt băn khoăn của em.

Vũ Thành vương Trần Quốc Doãn là anh ruột của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn. Năm ấy Vũ Thành vương định vượt biên thuỳ phía bắc nhưng chỉ ít lâu sau, triều đình bắt được Doãn và cả gia quyến. Triều đình nghị tội khép vào đại nghịch và trừng trị thật nặng. Thế rồi giặc tràn đến và cuộc kháng chiến chống giặc Thát lần thứ nhất xảy ra. Tướng giặc Ngột Lương Hợp Thai, vốn dòng Khiết Đan, dẫn một đạo quân thiện chiến bao gồm những tên lính Thát Đát cưỡi ngựa, những tên Ô Man chuyên đánh rừng và quân Hán miệt Xuyên Thục. Giặc tràn vào lộ Quy Hoá. Quân ta cũng dàn trận ngăn giặc từng bước một. Thế giặc mạnh quá, chúng tiến quân qua bãi bằng Binh Lệ, chúng đánh chiếm bến đò Phù Lỗ và tràn xuống Thăng Long. Thế mà quan dân cả nước không nao núng vẫn bình tĩnh chống đánh. Những trận mai phục đánh giập đầu, đánh chẹn hậu, cướp lương, bắt ngựa diễn ra khắp nơi làm cho giặc càng ngày càng khốn quẫn. Giáp tết năm Nguyên Phong thứ bảy vua ta đưa binh thuyền ngược sông Thiên Mạc đánh giải phóng kinh thành. Và sau chiến thắng lẫy lừng ấy, thừa thế quân ta đuổi tràn đi, đuổi luôn thẳng cổ lũ giặc ra khỏi đất nước. Một viên tướng lúc ấy còn trẻ đã lập công to, tiết chế mọi việc quân mạn đông bắc một cách xuất sắc và dũng cảm. Người đó là Trần Quốc Tuấn. Sử sách chép cuộc chiến tranh ấy là chiến thắng thời Nguyên Phong.

Nhắc đến chuyện xưa, Chiêu Văn vương băn khoăn. Ông thấy kiến giải của Chiêu Quốc vương nghiệt ngã và không công bằng với người chi trưởng. Vũ Thành vương làm phản, đó là một sự thực nhưng Hưng Đạo vương lập công lớn cũng là một sự thực nữa. Đã bắc cân thì phải cân cho đầy đủ và trọn vẹn mọi bề. Trong lúc giao việc cho Chiêu Văn vương, Thượng hoàng Thánh Tông đã nói tỉ mỉ tâm sự của mình cho ông nghe. Chiêu Văn vương cho rằng cách nghĩ của Thượng hoàng là đúng. Cách nghĩ của Chiêu Minh vương cũng đáng phục nữa. Đó chính là những người hiểu mình và biết dẹp đi những riêng tư của mình. Muốn thắng giặc thì tông tộc phải đại thống, muốn đại thống thì chi thứ phải làm trước tất cả mọi điều cần thiết để dẫn đến sự tin cẩn giữa hai chi. Hình như Chiêu Quốc vương đọc được những suy nghĩ của em. Ông ta bình thản nói tiếp:

- Ai chẳng mong tông tộc đại thống, thiên hạ đại thống. Nhưng em nên nhớ mối bất hoà trong họ nhà ta đã truyền từ đời ông qua đời cha. Này nhớ tiên đế và Hiển hoàng, anh hoàng Ba và Hưng Đạo vương, Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư và Hưng Vũ vương Trần Quốc Nghiễn, Tá Thiên vương Trần Đức Việp và Chương
Hiến hầu Trần Kiện... Thế là cứ từng đôi một, đôi một giữ nhau từng miếng kể đã bốn đời.

- Chương Hiến hầu là người của chi thứ, đâu phải là người của chi trưởng.

Trước câu thốt lên của Trần Nhật Duật, Trần Ích Tắc chỉ cười nhạt nhìn em. Mãi sau, Chiêu Quốc vương mới nói:

- Chắc vương đệ phải hiểu tại sao tiên đế lại nhường ngôi cho anh hoàng Hai mà không nhường ngôi cho đức ông Tĩnh Quốc?... Là vì phụ hoàng biết chắc người ấy không phải là con của mình rồi.

Đó là một vết nhơ trong gia đình mà Chiêu Văn vương xưa nay vẫn xua đuổi không muốn nghĩ tới. Nó không hợp với tâm hồn bình dị, trong lành của ông. Chiêu Quốc vương nói:

- Không nói tới thì thôi mà đả động đến nó thì phải bàn cho đến cùng kì lí. Vậy thì Nhân Huệ vương phạm tội gì mà bị trừng phạt nghiêm ngặt thế?

Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư vốn là cháu nội của Thái sư Trần Thủ Độ. Thời Nguyên Phong, Trần Khánh Dư đánh giặc có công lớn được Trần Thái Tông yêu quý nhận làm con nuôi. Vì là thiên tử nghĩa nam nên Nhân Huệ vương được giao chức Phiêu kị Thượng tướng quân, tên gọi khác của Điện tiền Nguyên soái. Đó là một chức trọng yếu, cần người thật tin cẩn thân thiết, xưa nay chỉ có các thân vương hoàng tử mới được trao. Nhân một tiệc rượu mo nang, Nhân Huệ vương gặp công chúa Thiên Thuỵ, vợ của Hưng Vũ vương Trần Quốc Nghiễn, là nàng dâu trưởng của Trần Hưng Đạo. Hai bên bằng lòng nhau rồi phải lòng nhau. Việc vỡ lở ra và Trần Thái Tông sai nọc con nuôi trên bờ hồ Dâm Đàm để đánh cho kì chết, nhưng lại dặn dũng thủ đánh nương tay. Dũng thủ bèn đánh chúc mũi côn cho chạm đất cho nên đánh tới một trăm hèo mà Trần Khánh Dư vẫn còn sống. Thế là theo bộ luật Hình Thư, đánh tới một trăm hèo mà chưa chết coi như trời tha, Trần Khánh Dư bị tịch biên gia sản đuổi về làm dân. Bây giờ ông đang làm một nghề lam lũ gì đó ở vùng Chí Linh để sinh sống. Bởi vì ở vùng Chí Linh cha của Trần Khánh Dư là Nhân Thành hầu Trần Phó Duyệt còn để lại một trang trại nhỏ ở đó.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #51 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2011, 11:25:50 am »

Chiêu Văn vương cưỡng lại nho nhỏ:

- Nhưng mà tại Nhân Huệ vương đã bôi xấu cho gia đình đức ông Hưng Đạo.

Chiêu Quốc vương mỉa mai:

- Thế còn đức ông Hưng Đạo thì tô vẽ đẹp đẽ cho nhà Trung Thành vương chắc?

Chiêu Văn vương im lặng nhưng không cho lời Chiêu Quốc vương là đúng cả. Giữa Hưng Đạo vương và công chúa Thiên Thành vốn đã có một lời hẹn ước, vả chăng Hưng Đạo vương không có dã tâm gây chuyện với Trung Thành vương.

- Em còn nhỏ tuổi mới lớn lên nên chưa hiểu hết mọi uẩn khúc đó thôi. Cha sai đánh anh Trần Khánh Dư nhưng lại sai dũng thủ đánh chúc mũi côn xuống cho nên anh ấy mới thoát chết. Chẳng qua chi thứ chúng ta nhường chi trưởng mọi điều chỉ trừ có một...

- Sao cơ?

- Chỉ trừ một khi chi trưởng đòi ngai vàng. Nếu có, trị ngay, trị đến nơi đến chốn. Ví như cả nhà Vũ Thành vương vậy. Còn lần này chính là cơ hội để họ đòi cái đó. Mà như thế là không được.

Vừa lúc đó, Đô Trâu bước vào đình sen đưa trình Chiêu Quốc vương một cái bọc. Trần Ích Tắc đón lấy bọc trao cho Trần Nhật Duật:

- Thôi, đã nhận mệnh vua thì hãy làm cho tròn đạo thần tử. Ta có cái này cho em, may ra giúp em được chút gì nữa cũng hay.

Trần Nhật Duật giở cái bọc ra xem. Đó là một cái áo giáp ngắn không tay kết bằng những vảy đồng thau rất khéo. Chiêu Quốc vương từ biệt ra về. Đứng ở cổng chính vương phủ, Chiêu Văn vương nhìn lơ đãng theo cái kiệu sơn then đang đi xa dần. Ông suy nghĩ miên man...

Không! Oan cừu nên cởi không nên buộc, oan cừu tuy còn nhưng đâu đến nỗi nặng nề như anh ta đã nói. Ta đã gặp trên gác Ngoạn Hoa một bằng chứng rõ ràng. Đó là chậu tùng Yên Tử, tiêu biểu cho đức độ quân tử. Ta lại chẳng kết nghĩa đá vàng với một người thù nghịch cũ là Mai Sơn hầu đó sao? Điều cốt yếu là phải có một mục đích cao cả làm cốt lõi cho tình người. Nhưng vì cớ gì mà lòng ta xốn xang thế này? Có ai đó làm ơn chỉ cho ta khúc nhôi ấy? Thốt nhiên Trần Nhật Duật nhớ đến nỗi lo lắng của bà nhũ mẫu về ông. Chao ôi những bà mẹ, những bà mẹ hiền có sự mẫn cảm cực kì linh diệu! Mẹ đã nhiều năm bú mớm cho con, nâng giấc con những lúc con ươn, chăm bẵm con những lúc con chơi nhởi, hồi hộp chờ những thành tựu của con và lo lắng trước cho những thất bại của con. Mẹ, chỉ những bà mẹ mới nhìn thấy những gì chưa xảy ra trong đời một đứa con...

Trần Nhật Duật trở lại đình sen. Ông nghĩ về mình và bây giờ ông hiểu rằng có những cái tưởng như chẳng có gì bí hiểm nhưng định hình chúng cho được cũng không phải là dễ dàng. Lòng dạ con người thật là một cõi bao la vô định.

Lại một cơn heo may nhẹ, bức tranh Lưu Linh gõ trục vào ván vách. Còn ở trên sập là cái bọc áo giáp ngắn, loại giáp mặc sát người, kín đáo mà nhẹ nhõm.

Hai ngày sau, Trần Nhật Duật đã xuôi thuyền đến Vạn Kiếp, ấp phong của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn. Các con của Hưng Đạo vương cũng đều ở thái ấp này cả mặc dù họ đều được phong vương và phong ấp ở nơi khác. Trần Nhật Duật đến Vạn Kiếp để tuyên chiếu mật của Thượng hoàng giao trọng trách cho đức ông Hưng Đạo phải giúp Chiêu Văn vương sắp xếp việc canh phòng tuần sát, làm nhà cửa và biện lương cho một cuộc triều hội bí mật sẽ diễn ra trên miền đất phong của mình. Mật chiếu cũng tuyên giao cho Trần Quốc Tuấn việc truyền báo cho các đức ông chi Vạn Kiếp biết mà giúp sức và về dự cuộc triều hội.

Trần Nhật Duật khi tuyên chiếu, nhận thấy vầng trán dạn dày của Trần Quốc Tuấn nhuốm bâng khuâng. Những ý nghĩ gì đang chuyển vần trong khối óc trí lự kia?

Trần Nhật Duật được Trần Quốc Tuấn đưa đi xem cảnh thái ấp. Phong cảnh Vạn Kiếp đẹp một vẻ hùng tráng. Ba bề núi, một mặt sông. Thái ấp nằm lọt giữa vùng sông núi ấy. Trần Quốc Tuấn đã lập một khu nhà dựa lưng vào núi Phượng Hoàng. Vài chục năm trước đạo sĩ Huyền Vân đã đến đây lập cái quán tre trúc lợp cỏ đặt tên là quán Lệ Kỳ. Phong cảnh đất này quả xứng đáng với người muốn lánh đời để tu tiên. Đứng ngay trên thềm chính đường của thái ấp, người ta có thể nhìn thấy hai ngọn núi nhỏ nằm sát bờ sông như hai đồn binh thiên nhiên canh giữ cho thái ấp. Tô Nghĩa Đông có lần đến chơi thái ấp, nhìn thấy hai quả núi đó, khen thế núi đẹp, đặt tên chúng là núi Nam Tào, Bắc Đẩu nhưng người Vạn Kiếp không thích những cái tên nhuốm màu sắc phong thuỷ đó. Họ vẫn cứ gọi núi đó là núi Thuốc.

- Trên ấy, đám trẻ ấp này có trồng được vài giống thuốc quý.

Trần Quốc Tuấn cắt nghĩa cái tên núi Thuốc cho em nghe. Ông chỉ ra xa:

- Cái bãi mờ mờ xa kia là hòn Châu. Sáu đầu sông như sáu con rồng quay đầu lại vờn hòn Châu ấy.

Trần Nhật Duật nhìn cái doi bãi xa tít tắp một màu xanh non. Sông Lục Đầu mênh mông. Vòm trời Lục Đầu đầy mây mùa thu trôi giạt bềnh bồng. Trên cánh đồng nhỏ trước cửa thái ấp, những chấm cò trắng đỗ la liệt, những gia nô đang gặt gấp vụ mùa. Đã lâu lắm, Trần Nhật Duật mới được đằm mình vào cảnh sống một thái ấp đồng quê vụ mùa. Trần Quốc Tuấn rủ em:

- Ta xuống đồng xem đi.

Ý ông muốn cho Trần Nhật Duật hiểu cảnh một nắng hai sương của nhà nông. Điều đó thật có lợi cho một người quyền quý quen sống thị thành như Chiêu Văn vương. Hai đức ông đi qua khu nào trong thái ấp cũng thấy gia nô tíu tít làm việc.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #52 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2011, 11:26:28 am »

Hương lúa phơi được nắng bốc lên phảng phất như mùi cốm. Những đàn gà lăn xả vào mổ lấy mổ để những hạt thóc mẩy. Tiếng lúa rót vào cót, tiếng cối xay, tiếng chày giã chân thậm thịch, tiếng những suy thất phụ (2) chuyện trò với nhau vui vẻ trong nhà bếp... gợi lên cảm giác phong túc của một trang trại trù phú. Lần nào được sống trong không khí này, Trần Nhật Duật cũng tự hứa sẽ về làm như vậy trong thái ấp của ông nhưng sau thì không lần nào thực hiện được lời hứa. Quả thật việc nông trang khó quá đối với ông.
Từ cánh đồng, Trần Quốc Tuấn lại đưa Trần Nhật Duật về hậu đường. Ở đây ông có một căn phòng biệt lập, sáng, mát, và yên ắng. Cửa sổ căn phòng trổ ra một cái sân nhỏ chung quanh bày những chậu cây cảnh chăm chút kĩ lưỡng. Kể ra với một người quen sống với núi sông hùng vĩ thiên nhiên mà chơi cây cảnh thì cũng thật kì lạ. Nhưng thực ra Trần Quốc Tuấn muốn dùng những lúc xén cây, tỉa cây trải qua nhiều năm liền để rèn luyện đức tính kiên nhẫn của mình. Kế cái sân nhỏ là một thửa vườn trồng cúc. Rất nhiều giống cúc khác nhau. Một kiến thức chợt thoáng qua trong trí Trần Nhật Duật: Cúc là giống hoa cần được chăm sóc tưới tắm, bắt sâu, diệt muỗi hàng ngày. Người ta thường dặn nhau hễ ai còn phải xa nhà vài ngày thì đừng có mà trồng cúc. Đó là thứ hoa dành riêng cho những người già ít đi xa và những cao sĩ ở ẩn. Vườn cúc là vườn của ẩn sĩ...

Vườn cúc của Trần Quốc Tuấn đã trồng tỉa để đón vụ hoa tết Nguyên Đán. Những luống cúc non lên mơn mởn, chồi nào cũng mập mạp. Tuy chưa tới tuổi trồng cúc nhưng Trần Nhật Duật cũng là người sành hoa. Ông nhận ra các loại cúc gấm, cúc giấu hương, cúc móng ưng, cúc đeo ngọc, cúc lù, cúc vàng bông to, cúc tơ trời... Những khóm cúc này hứa hẹn một yến tiệc hương sắc vài tháng tới.

Bên kia vườn cúc là một dãy nhà trúc vàng lợp lá thông non nhã thú. Đó là nhà sách của Trần Quốc Tuấn. Nửa đời người xa lánh kinh đô, xa lánh công danh phú quý, Trần Quốc Tuấn đã bỏ bao công sức, bao tiền của để chuốc lấy những pho sách quý báu các loại chứa vào đó. Tuy Trần Quốc Tuấn không nói ra nhưng Trần Nhật Duật cũng hiểu rằng nơi ấy, Trần Quốc Tuấn đã bao phen ngồi trầm tư nghiền ngẫm việc đời, việc người. Ở đấy biết bao tư tưởng đến với Trần Quốc Tuấn, biết bao kiến thức được lật phải lật trái để rồi được xếp thứ tự sau vầng trán ưu tư kia.

Trần Nhật Duật bước xuống vườn cúc. Trần Quốc Tuấn im lặng dẫn em đến nhà sách. Ở chái đầu nhà, Trần Quốc Tuấn dành làm chỗ ngủ và chỗ làm việc cho một cậu bé mười lăm tuổi. Người thư nhi này tên là Trương Hán Siêu giữ việc coi sóc nhà sách và ghi chép những điều kín nhẹm riêng tư của Trần Quốc Tuấn. Chái nhà sách đầu kia là chỗ nghỉ đêm và học tập của người con trai thứ ba của Hưng Đạo vương. Lúc này trong chái nhà, Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng đang đọc bộ sách Nam Bắc phiên giới địa đồ, một bộ trước tác đã ngót hai trăm năm, từ thời vua Lý Anh Tông. Đây là bộ sách chép về hình thế sông, núi và kể ra phong tục cùng sản vật các vùng trong đất nước.

Thấy cha dẫn chú đi tới, Trần Quốc Tảng vội buông sách, sửa lại khăn áo ra lạy chào. Là hàng cháu nhưng Trần Quốc Tảng còn hơn Trần Nhật Duật hai tuổi. Hai người đã nhiều năm theo học ở Quốc Tử viện và Giảng Võ đường. Về mặt kiến văn, Trần Nhật Duật rất phục Trần Quốc Tảng. Chiêu Văn vương còn coi Hưng Nhượng vương là người khác thường vì con người này hầu như không đếm xỉa tới mọi thú vui quen thuộc của thế nhân. Cũng chỉ một người có nết lạ đáng chú ý như thế là Hưng Ninh vương Trần Tung. Hàng năm Trần Quốc Tảng hay bỏ đi chơi lang thang khắp nơi ít nhất vài ba tháng. Mỗi lần đi đều ăn mặc như người dân thường, ăn uống trong những quán bên đường, chen vai thích cánh với dân chúng xem hội, nghe hát xẩm, trò chuyện với mọi người trên một chuyến đò. Những chuyến đi như thế mở rộng kiến văn của chàng và cũng làm cho Trần Quốc Tảng thấu rõ tình người. Cha chàng coi chàng là một người hiểu biết người, biết cách xử thế quyền biến và có những người bạn tri kỉ trong đủ mọi hạng người. Nhưng những lần lang thang sông hồ cũng làm cho dung mạo của chàng thêm phong trần và có khi làm cho con người tiều tuỵ đi nhiều. Đến nỗi có lần một người lính gia đồng vương phủ Hưng Đạo đã ngáng giáo không cho Hưng Nhượng vương vào, thậm chí còn quát tháo nạt nộ chỉ vì sau những ngày lang thang trong bộ quần áo dân thường, ăn uống thất thường Trần Quốc Tảng chẳng còn mấy tí phong độ của một bậc vương giả.

Những cuộc gặp gỡ chuyện trò với Trần Quốc Tảng bao giờ cũng đem lại cho Trần Nhật Duật những bất ngờ hết sức thú vị. Có khi là chuyện hèm của một làng, có khi là tính nết của một giống hoa, có khi là một suy nghĩ thoạt mới nghe tưởng như kì quặc nhưng lúc nghĩ kĩ mới thấy nó mới lạ và sâu sắc, có khi là một vần thơ thoát tục nhuốm mùi thiền, có khi là một phương thuốc gia truyền chữa bệnh hiểm nghèo... Những bất ngờ ấy đến với Trần Nhật Duật qua cách kể bình thường và dung dị của Trần Quốc Tảng. Mấy năm gần đây, những cuộc nói chuyện giữa hai người đã sang một bước mới. Trần Quốc Tảng hay dẫn dắt Trần Nhật Duật đến những địa hạt hết sức rối rắm của lí học, tâm học. Đó là cuộc bàn luận không kết thúc và sau đó cả hai người chia tay ra đi thường vẫn mang theo những vấn đề chưa có kiến giải. Tuy vậy, Trần Nhật Duật biết rằng Trần Quốc Tảng rất ghét các đạo sĩ cung Cảnh Linh và các sư phái Mật Tông ở chùa Chân Phúc. Các đạo sĩ và thiền sư này rất có thế lực trong triều và mặc dù vậy, họ vẫn kiêng sợ Hưng Nhượng vương. Nghe đâu trong đôi ba cuộc khẩu chiến, Hưng Nhượng vương bằng cách nói lạnh lẽo mỉa mai và rất thông minh, đã đẩy các đạo sĩ và thiền sư ấy lâm vào cảnh tự mình lại cãi nhau với mình một cách hăng hái và hung hãn...
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #53 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2011, 11:27:13 am »

Trần Quốc Tuấn nói với Chiêu Văn vương:

- Em sẽ đi thăm thú thế đất quanh vùng và chọn nơi họp. Cháu Ba sẽ đưa chú đi.

Ông bảo Trần Quốc Tảng:

- Con sẽ theo hầu chú! Chú chịu mệnh vua về đó.

Trần Quốc Tảng chắp tay nghiêm chỉnh vâng lời cha.

Tối hôm ấy, Trần Quốc Tuấn thết Chiêu Văn vương một bữa tiệc bằng toàn các sản vật đồng quê trong vùng. Đó là một bữa ăn hết sức thân mật giữa hai người nhưng cả bốn con trai của Hưng Đạo vương đều ngồi hầu rượu cha và chú. Chiêu Văn vương nắc nỏm khen món nhệch om béo và ngọt thịt hơn lươn đồng nước ngọt. Ông khen cả món sò huyết nướng và món chả rươi bùi béo. Trần Quốc Tảng nói:

- Bẩm chú, rươi cuối mùa không thật ngậy cho lắm nhưng lại thơm hơn.

Trần Nhật Duật cười:

- Đó là lẽ bù trừ của thiên nhiên đó thôi.

Ông ít khi uống một bữa rượu thoải mái thế này, kể cả những lúc uống tay đôi với một người tri kỉ ở phủ đệ kinh thành. Hình như những bữa đó ở Thăng Long đã bị cái ồn ào của kẻ chợ chen vào, chúng bị thêm vào một chút gì phù phiếm của nghi lễ và giàu sang...

Đêm khuya, Trần Nhật Duật ngắm trăng muộn chiếu qua cửa sổ căn phòng Trần Quốc Tuấn dành cho ông. Trần Nhật Duật không sao ngủ được, lòng bâng khuâng thậm chí không tập trung tâm trí để nghĩ về một vấn đề gì. Khối núi Phượng Hoàng đen lạnh, tiếng nước Lục Đầu thầm thào, hương phấn thông và hơi đá núi tạo thành một khung cảnh vừa xa lạ vừa thân thiết khiến cho ông suy nghĩ miên man...

Liền trong mấy ngày Trần Quốc Tảng đưa Trần Nhật Duật đi quanh vùng sáu đầu sông. Hai đức ông chỉ đem theo mươi người hộ vệ. Tất cả đều cưỡi ngựa, những con ngựa béo mượt trong tàu ngựa của Thái ấp Vạn Kiếp. Từ ngòi Chiêu đến sông Phượng Hoàng qua những cánh rừng tre, rừng trúc đầy vắt, từ núi Phao, núi Lừng xuống bãi lầy Đan Hội, từ Khê Cầu qua Phong Cốc, Cổ Đô, Trần Nhật Duật phóng ngựa về bến đò Đại Than. Trần Quốc Tảng đã hứa với chú là về đây sẽ sửa một bữa chén thật lạ để chú thưởng thức gỏi cá đầy phong vị sông nước mênh mang vùng sông Lục Đầu.

Họ về đến Đại Than vào một buổi chiều vàng, nắng hanh còn le lói nhưng không gian đã sớm lạnh lẽo. Từ ngôi chùa Phả Lại tít mù xa, tiếng chuông thu không thong thả buông lẩn vào gió thu. Giữ đúng lệ của con nhà tướng, Trần Nhật Duật vẫn dẫn đầu đoàn người ngựa xuống bãi sông. Ai nấy đều tắm và tắm chải luôn thể cho ngựa. Sau đó họ cùng thay quần áo sạch.

Trần Quốc Tảng đưa chú đến một cái bè vó cắm ở mé trên bến Đại Than. Chủ cái bè vó là một ông già thấp nhỏ, vẻ rụt rè, có một đôi mắt gấp gay đã kém tinh tường. Đó là cụ Uẩn, người làm nghề kiếm cá và chở đò ngang qua bến Đại Than. Theo lời Trần Quốc Tảng thì ông cụ giỏi võ lắm, những người lính trong đội quân gia đồng thái ấp Vạn Kiếp rất quý ông cụ. Họ thường đến xin ông cụ chỉ giáo cho những đường kiếm hiểm hóc và nghe cụ kể chuyện chinh chiến thời trai trẻ. Họ coi ông cụ là thầy. Đối với cụ Uẩn, Trần Quốc Tảng là người chịu ơn. Nghe đâu, trong một lần đi săn, Trần Quốc Tảng ngã ngựa sái xương hông. Lính gia đồng mời cụ Uẩn đến thái ấp Vạn Kiếp chữa cho đức ông Hưng Nhượng. Bằng thủ thuật bí truyền trong chốn giang hồ, ông cụ đã nắn cho Trần Quốc Tảng khỏi sái. Sau đó Hưng Nhượng vương thưởng gì ông cụ cũng không nhận, ngoài ba chén rượu uống suông. Từ đó, Hưng Nhượng vương mỗi lần có dịp thường ghé thăm ông cụ và lần nào cũng được ông cụ thết món gỏi cá.

Cụ Uẩn đăm đăm ngắm Chiêu Văn vương. Đức ông hoàng Sáu hồ hởi bảo ông cụ:

- Kính chào ông lão, tôi ở kinh thành về Hải Đông qua đây ghé thăm ông lão.

- Kính lạy đức ông, kẻ dân hèn này được hai đức ông đến thăm thật quá đỗi lo lắng và mừng rỡ.

Ông cụ mời hai đức ông xuống bè vó. Chiếc bè có một khoang nhỏ mui lá rất sạch sẽ. Hai chiếc chiếu cói đan lấy rất khéo trải gần kín khoang. Một lưỡi đòng, một thanh quất chuôi đồng thau giắt trên mui mái. Mặc dầu đã được Trần Quốc Tảng kể qua lai lịch ông già độc thân này, Trần Nhật Duật vẫn tò mò ngắm ông cụ và có cảm tưởng như được gặp một bậc du hiệp kì tài. Cụ Uẩn pha trà Yên Tử mời hai đức ông uống.

- Bẩm trà núi đá hái tiết sương giáng!

Đã cuối tháng mười trăng mọc muộn. Đêm ấy Trần Nhật Duật được ăn một bữa gỏi cá kì lạ nhớ đời. Mỗi người một cái vó con nhỏ xíu. Họ tự bắt lấy những con cá chép thả trong chiếc chậu da lươn để giữa mâm, những con cá chép bằng ngón tay út đã được cụ Uẩn nuôi bằng nước vo gạo nếp. Rượu là thứ rượu cất bằng quả kim anh Yên Tử hâm nóng trên hoả lò than đặt ngay cạnh mâm.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #54 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2011, 11:28:05 am »

Rượu say, họ ngủ ngay trong khoang bè vó. Gió sông ào ạt thổi bên ngoài mui mái, nước vỗ lóc bóc đầu bè. Càng về khuya, thiên nhiên càng thuộc về côn trùng và muông thú, chim chóc. Tiếng chim vỗ cánh lưng trời, tiếng dế nỉ non, tiếng phì của rái cá ở vụng nhỏ cuối bè... Trước khi ngủ thiếp đi, Trần Nhật Duật thoáng nhớ một lần Trần Quốc Tảng nói về cái dung dị thoát phàm của những đêm đất lạ. Trong thiên nhiên trong lành, người ta chợt thấy cũng có những điều nhân loại bày đặt ra thành vô nghĩa và một câu hỏi tự nảy ra: Thế nào là có nghĩa đối với một con người?

Sáng hôm sau cụ Uẩn hạ chiếc thuyền con vẫn úp trên mui mái bè xuống nước để đưa hai đức ông đi thăm thú trên sông. Cụ chống thuyền dọc theo soi Tiểu Than xuống soi Đại Than. Đây chính là cái bãi giữa Lục Đầu giang mà Trần Quốc Tuấn gọi là hòn Châu có sáu rồng vờn. Cái bãi rất rộng, bốn bề là nước. Trên bãi lau sậy um tùm, mùa này chim mùa từ phương bắc tránh rét bay xuống phương nam đậu lại nghỉ cánh, nào ngỗng trắng xám, nào sâm cầm, sít chân đỏ mỏ đỏ, vịt trời... hàng vạn con.

Cụ Uẩn kéo thuyền ghếch mũi lên bãi soi. Hai đức ông nhanh nhẹn nhảy lên cạn đi vào trong soi. Đây thật là nơi tốt nhất để làm chỗ họp sắp tới: bãi Bình Than.

Trần Nhật Duật tính toán rất nhanh những việc cần làm để có một nhà rạp thật lớn chứa đủ vài trăm người. Ông lập tức cùng Trần Quốc Tảng về Vạn Kiếp. Những mệnh lệnh liên tiếp ban ra.

Hàng loạt bến thuyền dành cho quân thuỷ của vương hầu được dọn dẹp chờ thuyền chiến vào đậu.

Những người lính hoả đầu vận chuyển gạo, cá khô đến lập kho ở hai ven sông.

Những đội tuần sát được phái đi các làng ven sông Lục Đầu để xét hỏi những người lạ mặt khả nghi.

Một đô lính trạo nhi gia đồng của Hưng Vũ vương Trần Quốc Nghiễn được lệnh đi dắt mấy bè gỗ và tre luồng từ phủ Lạng Giang về Đại Than.

Những người lính khác được lệnh phát quang bãi Bình Than. Họ làm một nhà rạp rất lớn mái lá gồi ở giữa bãi. Họ làm thêm những dãy nhà thay quần áo, nhà mộc dục để tắm rửa, ở cuối bãi là nhà bếp. Những suy thất phụ khiêng đến Bình Than những chiếc nồi đồng ba mươi, những chiếc chảo cực lớn và những chiếc chum đựng mỡ. Họ lấy đất thó nặn đầu rau bắc bếp rồi dùng thuyền nhỏ chuyên chở đến kho thực phẩm các loại hạt khô như đậu, ngô, vừng, lạc... Theo lệnh Trần Nhật Duật, quan trấn thủ lộ Lạng Giang ra lệnh ngừng tạm thời việc khai thác lâm sản. Những người lái bè, những người buôn củ nâu, trầu vỏ, lá gồi... phải hàng ngày đến trình diện ở dinh trấn thủ. Cũng theo lệnh Trần Nhật Duật, viên tướng chỉ huy quân thuỷ ở cửa Vân Đồn rải thuyền chiến tuần sát đường biển từ Vân Đồn về các cửa Nam Triệu, cửa Lục... Viên tướng ấy cũng ra lệnh nghiêm cấm lái buôn nước ngoài vào quá cửa Vân Đồn.

Trần Nhật Duật còn cho triệu các viên chỉ huy lính tuyển phong xưa nay chuyên đảm nhận việc giữ gìn trật tự, pháp luật ở mấy phủ huyện chung quanh đến và đặt ra cho họ nhiệm vụ là phải lưu tâm tới những kẻ lưu manh du đãng, buộc chúng phải ở nhà ban đêm, còn những kẻ chuyên đi buôn sang Trung Quốc thì phải lên sung vào các đội tu tạo sửa chữa các dinh thự.

Tất cả các công việc chuẩn bị cho cuộc triều hội đã được đốc thúc làm rất nhanh chóng. Trần Nhật Duật như muốn thử sức mình, đã tỏ ra linh hoạt và quả quyết vô cùng. Lần này là lần đầu tiên Trần Nhật Duật không có Hoàng Mãnh bên cạnh. Nhưng cũng là lần đầu tiên ông làm việc công có một người chỉ giáo rất ít lời nhưng cực kì thâm thuý: Trần Quốc Tuấn. Đức ông Hưng Đạo thẳng thắn bảo em: “Tất cả những gì anh nói với chú thì chú cứ xem xét, nếu thấy phải làm thì làm còn nếu có cách nào hay hơn thì tuỳ chú. Con người ta phải quả đoán. Anh mong rằng chú cũng được cái tính ấy như em hoàng Ba.”

Trần Nhật Duật làm hết mình. Người ta thấy đức ông hoàng Sáu có mặt khắp nơi, thông minh, tháo vát, tự tin. Đức ông quên bẵng chiếc áo giáp ngắn mang từ Thăng Long về. Chỉ đến hôm các việc lớn đã xong xuôi, duy còn việc cho lính giăng màn lụa và thảo sớ dâng vua công việc hoàn tất, Trần Nhật Duật mới chợt trông thấy cái bọc áo giáp. Bấy giờ trời đã tối và ông đang cùng với Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng bàn soạn về ý tứ sẽ viết trong mật sớ tại căn phòng cuối thái ấp Vạn Kiếp.

Trần Nhật Duật cầm cái áo giáp lên đưa cho Trần Quốc Tảng xem. Trần Quốc Tảng vốn có kiến văn rộng rãi và đi giang hồ cũng nhiều. Hưng Nhượng vương cầm xem cái áo và nói về nơi ra đời của nó:

- Loại áo của bọn Tuốc! Bọn này học được thuật đúc áo giáp của những thương nhân Nhã Điển.

Trần Quốc Tảng khen cái áo tốt, Trần Nhật Duật nói:

- Cháu hay đi chơi lang thang một mình thì cầm lấy nó mà dùng.

Trần Quốc Tảng ngẩng nhìn chú và kín đáo nhìn rất lâu.

..............

Chú thích:

(1)Trích thơ Trương Nhược Hư. Bài Xuân giang hoa nguyệt dạ.

Dịch:

Mảnh mây trắng bông lông bay mãi

Rừng phong xanh trên bãi gợi sầu

Thuyền ai lơ lửng canh thâu

Trên lầu trăng dõi đất nào nhớ nhau

(2) Suy thất phụ là những đàn bà nô tì làm việc trong bếp.

Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #55 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2011, 11:29:28 am »

Chương 9

Chiêu Minh Vương Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải vào nội cung phò hai vua ra điện Thiên An. Các vương hầu và các quan văn võ tung hô vạn tuế.

Sau một mùa thu xét án tích lưu tồn trong một năm, Thượng hoàng Thánh Tông sai thiết triều một buổi cuối mùa để mừng đất nước phong tục thuần hậu. Mùa thu vốn mát mẻ. Các án tích trong một năm đã xử xong, những án nào nặng thường lưu đến mùa thu để phúc lại với lẽ trời mát, người xử án trong người thư thái hơn, họ sẽ xem xét kĩ lưỡng có lí có tình hơn. Vụ thu thẩm năm nay đã được đương kim hoàng đế Nhân Tông giao cho Thái sư Trần Quang Khải chỉ huy các quan Học sĩ cung Quan Triều và các Ngự sử của Thẩm Hình viện phúc lại các án. Án tích nặng không nhiều, việc phúc lại làm cũng chu đáo. Trần Quang Khải đã tâu vua giảm đẳng phần lớn và nhà vua đã chuẩn cho. Vì thế có buổi triều hội hôm nay để mừng đất nước bằng yên, hoà vui.

Sau khi tuyên chiếu giảm đẳng xong, các quan mừng rỡ tung hô chúc hai vua sống lâu một lần nữa. Thánh Tông sai ban cho Trần Quang Khải và các quan Học sĩ, quan Ngự sử phúc án mỗi người ba chén rượu ngon. Trần Quang Khải còn được ban thưởng thẻ phù chạm mây, các ông Học sĩ thì được mỗi vị một đồng tiền bằng bạc. Vua tôi cùng mừng rỡ. Thánh Tông phán:

- Triều đình không phải dùng hình phạt là một điều đáng vui.

Sau đó đương kim hoàng đế Nhân Tông sai bày cuộc đánh phết trên thềm điện Thiên An và sai quan Điện
tiền Nguyên soái Trần Bình Trọng mở cửa hoàng thành cho trăm họ vào xem luôn thể. Đây cũng là cách để tuyên xa đức trạch của triều thịnh trị, cho nghĩa vua tôi thuần phác thêm.

Hất quả phết vốn là một trò chơi thượng võ đã có trên một nghìn năm nay và được trăm họ ham thích. Các vua chúa triều trước - triều Lý - cũng ưa chuộng, các vua nhà Lý và các hoàng tử hay cho các quan đánh phết làm vui và cũng nhiều lần đánh phết với các quan. Từ thời Trần Thái Tông, Hiển hoàng Trần Liễu lại càng thích trò vui này vì tính chất thượng võ rất hợp với họ Đông A. Triều đình hay mở cuộc đánh phết, các vương hầu đua nhau, thay nhau vào chơi.

Ông giám cuộc hất phết lần này chính là Thượng tướng Trần Quang Khải. Dưới sự điều khiển của ông, lính túc vệ đô Củng Thần nhanh chóng dựng hai cầu môn ở hai đầu sân thềm điện Thiên An. Sân thềm này vốn rất rộng, xưa nay các buổi triều đông đảo hàng nghìn người mà vẫn rộng rãi.

Những bộ cửa cầu môn bằng gỗ sơn son đã dựng xong, mỗi cửa sừng sững cao hơn một trượng. Lính Củng Thần bày hai cái giá trước thềm. Giá này là giá cờ. Mỗi quả phết lọt vào cầu môn sẽ được cắm một lá cờ vào giá của bên thắng quả đó.

Trần Quang Khải bưng một cái khay trên để một quả phết tròn bằng da nhồi lông, sơn đỏ đến quỳ tâu Nhân Tông:

- Tâu bệ hạ, sâu cầu đã bày xong, thần thỉnh mệnh bệ hạ chọn hai tướng của hai đội phết.

Trần Nhân Tông vốn là vị vua trẻ, thượng võ. Làm chủ những cuộc vui chơi vũ dũng thế này rất hợp với lòng ham muốn của nhà vua. Trần Nhân Tông không thích những trận cầu, trận phết chơi uể oải hoặc mềm yếu, vì vậy nhà vua chọn tướng đội phết áo xanh là Tá Thiên vương Đức Việp, em ruột mình. Để đội phết áo đỏ đủ sức chọi được với đội phết áo xanh, Nhân Tông chọn tướng cho đội này là Chiêu Quốc vương Trần Ích Tắc. Đức ông Chiêu Quốc xưa nay nổi tiếng là người vô địch hai môn phết và cầu ở kinh thành.
Để trận phết thêm phần hào hứng, Nhân Tông ra lệnh cuộc chơi này là cưỡi ngựa hất phết. Nhà vua cho phép hai bên được chọn ngựa trong tàu ngự hoặc dùng ngựa riêng của mình tuỳ ý. Một lát sau, hai đội phết đã sửa soạn xong chờ cuộc đấu. Mỗi đội phết gồm mười hai người cả tướng. Mỗi đội mặc một màu áo và thắt một màu thắt lưng. Đội áo xanh thắt lưng hoả hoàng, đội áo đỏ thắt lưng thâm. Hai đội dàn hai hàng trước điện Thiên An. Họ cưỡi những con ngựa cực kì lực lưỡng. Những vó trước các con ngựa đều buộc những miếng đệm bông dày nong gân tre bên trong để che giữ xương ống. Trần Ích Tắc, trên lưng con Hồng Long Câu, nghiêng đầu kiêu hãnh ngắm đội đối thủ. Một chút khinh thị loé lên trong đôi mắt đẹp của Chiêu Quốc vương.

Theo lệnh của Trần Quang Khải, người ta đưa những chiếc gậy tre đực đầu quằm đến cho các đấu thủ. Hai đội quay ngựa về dàn trước cửa cầu môn của đội mình.

Đội trống đồng và nhạc quân cũng đã chỉnh đốn xong ở mé trái điện Thiên An. Trần Quang Khải tâu vua xin cho cuộc hất phết bắt đầu. Trần Nhân Tông hai tay nâng quả phết sơn đỏ lên khỏi đầu, đi ra tận đầu thềm điện Thiên An miệng hô lớn:

- Bớ tráng sĩ hai đội!

Hai đội phết đồng thanh náo nức dạ ran lên.

- Trước là để tỏ tráng chí Đông A, sau để vui chung bốn bể, này bắt đầu này!
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #56 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2011, 11:30:52 am »

Nhân Tông ném quả phết son xuống giữa sân. Nhạc quân nổi lên hùng tráng. Những kị sĩ cho ngựa phi nước đại. Những chiếc gậy quắm dựng cao lên trong tư thế sẵn sàng vụt quả phết. Trận phết bắt đầu.

Không khí sân đấu phết náo nức. Những người dân kinh thành đứng bên kia hồ Dưỡng Ngư cất tiếng hò dậy đất.

Danh tiếng vô địch của Chiêu Quốc vương Trần Ích Tắc quả không ngoa. Con Hồng Long Câu cũng đáng là một con ngựa quý. Một mình Trần Ích Tắc chơi giỏi bằng mấy người. Chiếc gậy quằm trong tay Ích Tắc khéo léo dắt quả phết như lẩn vào giữa bốn vó ngựa. Nhiều lần Ích Tắc và đội áo đỏ lừa quả phết tới sát cầu môn đội áo xanh nhưng Tá Thiên vương Đức Việp và đội áo xanh ra sức xông xáo cản phá. Họ bày ngựa thành hàng dày đặc trước cầu môn. Ngựa đôi bên va ức, va hông vào nhau, tiếng hò hét của tráng sĩ hai đội, của người xem cùng dậy lên.

Đội áo xanh chống trả rất dũng cảm nhưng Trần Ích Tắc đã dùng một mẹo rất khéo. Chiêu Quốc vương từ xa lừa quả phết đến bằng tay phải. Đội áo xanh dẫn ngựa cản mé phải của Trần Ích Tắc nhưng khi gần đến nơi, Ích Tắc gạt quả phết qua bụng ngựa sang mé trái và chuyển gậy sang tay trái quật quả phết bay vút qua cầu môn của đội áo xanh.

Một thắng! Trống đồng và nhạc quân nổi bài mừng. Người ta cắm một lá cờ vào giá cờ của đội áo đỏ.
Tráng sĩ của hai đội lại trở về cầu môn của mình bắt đầu chơi tiếp.

Chừng một khắc, đội áo xanh thua liền ba quả. Loáng thoáng đã có kị sĩ phải thay những con ngựa mệt quá. Sau quả thua thứ ba, bên áo xanh đã đen lại đen rấp: Trong một cuộc va ngựa rất mạnh giữa Tá Thiên vương Đức Việp và Chiêu Quốc vương, con Hồng Long Câu xô con ngựa của Tá Thiên vương xiêu đi làm cho Trần Đức Việp ngã xuống sân.

Theo lệ đấu, người ngã ngựa không được chơi tiếp nhưng đội có quyền cử người thay cho đủ mười hai người. Nếu là một cầu thủ thường thì tướng chọn người thay. Nếu người ngã là tướng thì người giám cuộc sẽ chọn tướng mới. Thế là Trần Quang Khải tiến đến tâu Nhân Tông xin cử tướng mới cho đội áo xanh.

Chỉ thấy Nhân Tông im lặng nhưng đôi mắt nhà vua rực sáng lên. Nhân Tông truyền nội giám:

- Lấy cho ta chiếc áo xanh và sai đóng yên ngự mã.

Thế là nhà vua thân làm tướng đội áo xanh một phần vì máu Đông A thượng võ, một phần vì muốn giữ thể diện cho thế hệ mình.

Đội áo đỏ cũng thay một người. Trần Ích Tắc biết Nhân Tông là tay đánh phết rất giỏi nên không dám khinh thường. Ích Tắc cũng phải chọn một cầu thủ trẻ: Chương Hiến hầu Trần Kiện.

Trận phết lại tiếp tục. Đội áo xanh từ lúc được nhà vua thân làm tướng đã tỏ ra dũng mãnh hơn trước. Họ cho người chạy chéo qua chéo lại làm rối loạn thế trận của đội áo đỏ. Quả phết bay vun vút từ sân đội này sang sân đội kia. Nhân Tông có cách dẫn phết ngay trước đầu ngựa của mình. Cách dẫn phết này làm các kị sĩ áo đỏ bối rối không đoán được ý nhà vua sẽ đánh quả phết đi bằng tay trái hay bằng tay phải.

Sức nhanh của con ngựa làm Nhân Tông say sưa. Con ngựa trắng của nhà vua vốn là con ngựa nhất tàu ngựa ngự. Nó ngửa mặt hất bờm xông thẳng vào con Hồng Long Câu. Mặc dù thấp hơn Hồng Long Câu đến nửa gang, con ngựa của Nhân Tông cứ hung hăng xông vào, nó vừa hí gằn vừa nhăn răng ra doạ. Khi hai con ngựa díu vào nhau, con ngựa trắng cạp luôn vào cổ con Hồng Long Câu. Nhân Tông nhanh như cắt thúc gót, con ngựa trắng chồm lên mở một đường phi. Nhân Tông vung gậy phết dứ, con Hồng Long Câu giật mình giạt sang một bên. Thế là chiếc gậy phết vụt mạnh một cái, trái phết bay như một vệt lửa mờ qua cửa cầu môn.

Đây là quả phết thắng cuộc của hoàng đế nên trống đồng và nhạc quân nổi bài đại hạ tưng bừng. Cuộc đấu tạm ngừng. Thượng hoàng Thánh Tông sai ban rượu cho cả hai đội. Thượng tướng quân Trần Quang Khải tâu vua:

- Tâu bệ hạ, trái cầu vừa rồi thật bất ngờ. Ngay Chiêu Quốc mà cũng không lường trước được.

- Chỉ là đúng thời thôi. Chú Ba thường nói đúng thời còn hơn kì tài là gì.

- Tâu bệ hạ, bậc kì tài mới hành động đúng thời được.

Chúa tôi cùng mừng rỡ uống rượu với nhau. Chiêu Quốc vương Trần Ích Tắc cũng dâng chén rượu mừng thay mặt cho cả hai đội cầu. Nhân Tông uống cạn chén rượu rồi ném chén ra lệnh:

- Lên ngựa! Đánh tiếp!

Liếc nhìn quanh, Trần Quang Khải tâu khẽ:

- Bệ hạ đừng để cho cuộc đấu kéo dài.

Nhân Tông khẽ gật đầu. Nhà vua xắn cao hai ống tay áo. Thị mã dâng cương con ngựa ngự. Nhân Tông lên ngựa, giơ cái gậy phết lên cao, cười nói với Trần Quang Khải:

- Chú Chiêu Minh sai giục trống đi. Đánh xong trận phết này ta cho miễn triều bảy ngày.

Hai đội phết lại lăn xả vào nhau tiếp tục cuộc đấu. Tiếng hò la của kị sĩ của các vương hầu và trăm quan của binh lính tứ sương, của trăm họ đứng bên kia hồ Dưỡng Ngư cùng nổi lên vang dậy. Không khí náo động tưởng như tất cả mọi người có mặt đều bị cuốn hút vào trận đấu. Nhưng Bảo Nghĩa hầu Trần Bình Trọng đến gần Trần Quang Khải khẽ trình: “Bẩm đức ông, bọn tay chân của thằng Đạt Lỗ Hoa Xích đã lẻn vào trà trộn trong đám đông. Có nên đuổi cổ chúng ra không?” Trần Quang Khải mỉm cười: “Không cần. Tướng quân hãy sắp sẵn tiền thưởng để tung hê cho dân mừng Quan gia sức khoẻ đi!”

Trận phết tới xế chiều thì xong. Đội áo đỏ thắng chật vật đội áo xanh, bên chín cờ bên tám. Nhân Tông mặt đẫm mồ hôi, mắt sáng như bốc lửa bảo Trần Quang Khải:

- Quan Thái sư cho ban phát gạo rượu để binh lính uống vui, cho ban tiền để dân dự phần mừng rỡ nhé.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #57 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2011, 11:31:54 am »

Nhân Tông sai mở tiệc ở điện Thiên An cho các vương hầu dự. Trần Bình Trọng sai lính tung tiền thưởng cho dân. Ai nấy reo mừng ran cả khu hoàng cung.

Đầu canh một tiệc bắt đầu. Cuối canh hai tiệc triệt. Ai nấy chuếnh choáng. Nhân Tông sai quây màn dài ở ngay đình lan, đem chăn gối vào đấy để vua tôi ngủ chung. Thượng hoàng hài lòng nói với các vương hầu bằng vai với mình về thế thứ:

- Thiên hạ là của chung cả họ. Thằng nhỏ ở ngôi đứng ra gánh vác việc công. Các chú các bác hãy giúp cháu.

Thánh Tông, Nhân Tông và các vương hầu dan tay đưa nhau vào đình lan đi ngủ. Hoàng thành và kinh sư im lặng dần trong giấc ngủ say.

Nhưng đầu canh ba, Trần Bình Trọng vào đình lan đánh thức mọi người dậy. Thượng hoàng nói một câu ngắn:

- Có việc lớn phải bàn. Việc lại phải bàn kín ở nơi xa. Các khanh ra bến Đông ngay, ta đã sai sắp thuyền ở đó rồi.

Nửa trống canh sau, những chiếc thuyền không thắp đèn thắp đuốc im lặng và âm thầm rời bến. Bảo Nghĩa hầu Trần Bình Trọng sai treo một cái biển “miễn triều” lên trên vọng lâu cửa Đại Hưng. Binh lính tứ sương được lệnh: Nội bất xuất ngoại bất nhập. Trong không được ra, ngoài không được vào. Hoàng cung sẽ im lìm một nửa tuần trăng nữa.

Trần Ích Tắc trằn trọc, ruột gan bồn chồn. Việc rời Thăng Long bất chợt này rõ ràng được bàn trước và được sắp xếp có lớp lang hẳn hoi. Ấy thế mà Trần Ích Tắc không được hay biết chi hết, ngay việc tạt qua về vương phủ lấy một vài vật tuỳ thân cũng không được phép. Đây là lần đầu tiên trong đời Trần Ích Tắc không được hỏi han về việc nước, trong khi đó Bảo Nghĩa hầu Trần Bình Trọng không phải là thân vương mà vẫn được trao mệnh.

Con thuyền xuôi nước, được gió, trôi bềnh bồng như lướt trong mơ. Nước sông Thiên Đức mùa này cạn, lắng nghe thấy tiếng đất lở hai ven sông. Đoàn thuyền đã qua ngã ba Cơ Xá lâu rồi. Đèn đuốc trên các thuyền đã được lệnh thắp lên. Những đốm sáng trong đêm cuối thu giăng giăng trông như lửa chài mùa cá ở vụng biển Tức Mạc. Trần Ích Tắc suy nghĩ miên man. Nhớ lại năm xưa khi được phong vương, mở phủ ở kinh thành, Trần Ích Tắc là người trọng yếu của chi thứ họ Đông A. Những lần Chiêu Minh vương phò vua ngự giá thân chinh phía nam đất nước, Chiêu Quốc vương thường được cử làm hoàng tử lưu thủ kinh thành. Uy quyền, tài năng của Chiêu Quốc vương gắn liền với ngôi báu của chi thứ, Trần Ích Tắc không bằng lòng trước sự phục hồi quyền thế của chi Vạn Kiếp, mặc dù cho đến nay các chức vụ trọng yếu vẫn nằm trong tay những người của chi thứ. Nhưng dù sao cũng đã đến lúc Trần Ích Tắc phải nghĩ về mình và về nhân tài của chi trưởng.

Cuối canh tư, có lệnh của Thượng hoàng Thánh Tông triệu Trần Ích Tắc đến chầu hầu. Một chiếc thuyền con đưa Trần Ích Tắc từ chiếc thuyền lầu đến chiếc thuyền Long Phụng của Thượng hoàng. Khi lên thuyền vua, Trần Ích Tắc thấy Chiêu Minh vương Trần Quang Khải đã có mặt rồi, ông đang chuyện trò với Thánh Tông và Nhân Tông. Tá Thiên vương Trần Đức Việp và Chương Hiến thượng vị hầu Trần Kiện cắp kiếm đứng ở hai đầu thuyền.

Thánh Tông bảo Ích Tắc:

- Em Năm ngồi xuống đây. Ta có việc muốn bàn với em.

Thánh Tông sai ban bánh trái cho Trần Quang Khải và Trần Ích Tắc. Sau vài tuần trà nước, Thánh Tông trầm ngâm giờ lâu mới nói:

- Theo ta đoán định, giặc sẽ cất quân đánh nước ta vào một ngày gần đây. Chúng là lũ tàn bạo chưa từng thấy ở thế gian này. Đã thế chúng lại sẵn ý nghĩ chúng là “thiên triều”, giời cho chúng quyền đè nén các nước chung quanh. Ở nước ta, vận nước phải trao vào tay người xứng đáng mới mong xã tắc được vẹn toàn. Cha con ta đức mỏng, lạm giữ ngôi báu đã vài chục năm nay, may nhờ tổ tông để phúc nên một tấc đất cũng chưa suy suyển. Nhưng đến bây giờ, ta có ý định muốn trả lại ngôi báu cho chi trưởng để hợp với vương đạo. Các em nghĩ thế nào?

Câu hỏi của Thánh Tông thật minh bạch buộc Chiêu Minh vương và Chiêu Quốc vương cùng phải suy nghĩ. Những điều gì vụt loé lên rồi tắt đi trong hai tâm hồn này? Đôi mắt Chiêu Quốc vương vụt rực sáng. Đôi mắt đầy dục vọng ấy cụp mi xuống. Ngôi vua phải về ngành trưởng, xưa nay lẽ ấy thường tình. Nhưng nếu ngai vàng về tay chi trưởng, Trần Ích Tắc sẽ không còn là bậc thân vương tôn quý nữa. Nghĩ đến cái nước mỗi khi triều hội, phải quỳ sau bao nhiêu người, Chiêu Quốc vương đã thấy khó chịu rồi.

Người trả lời trước lại là Chiêu Minh vương:

- Thưa anh, việc nước không phải là việc riêng của họ ta. Bây giờ xã tắc gặp lúc nguy nan, đặt việc nhường ngôi ra, em e ngại lòng dân li tán. Sau này lúc đất nước vững bền rồi, anh muốn làm cho hợp với vương đạo thì lúc đó sẽ hay.

Chiêu Quốc vương bật cười:

- Thế nước nguy nan, hoàng huynh mới phải đặt ra việc nhường ngôi chứ thế nước bền thì còn nói chuyện gì nữa.

Chiêu Minh vương nghiêm sắc mặt:

- Không phải đến lúc này hoàng huynh mới nghĩ đến việc đó. Ta đã được hoàng huynh hỏi một lần rồi và ta cũng đã trả lời như vậy.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #58 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2011, 11:33:57 am »

Chiêu Quốc vương mỉm cười lạnh lẽo. Đức ông hoàng Năm tin chắc rằng mình hiểu bụng hai anh mình. Họ lo chống trả với giặc và mong ước được sự ra tay phò giúp của chi trưởng. Nhưng nếu thực chỉ muốn thế thì hà tất phải đặt việc trả lại ngôi cho thêm rắc rối. Hay là lòng họ vẫn lo chi trưởng đặt ra việc trao nhường ngôi báu vào dịp này. Xưa nay, sử sách đã từng chép lại những chuyện giống như thế rồi. Nào là “lên ngôi cửu ngũ cho yên bụng dân trăm họ”, nào là “trước hết phải chính danh sau mới xuất quân”.

- Tôi e rằng nếu ta không đặt việc này ra thì các bác chi Vạn Kiếp cũng đặt ra thôi. - Trần Ích Tắc liếc nhìn Thánh Tông rất nhanh.

Trần Quang Khải lưỡng lự:

- Cũng có thể có người... có người nghĩ thế nhưng chắc đức ông Hưng Đạo...

Chiêu Quốc vương cướp lời:

- Nếu chi Vạn Kiếp muốn được trao ngôi thì người mong muốn nhất phải là đức ông Hưng Đạo. Thưa anh, ta nên đem việc ấy ra hỏi mọi người. - Chiêu Quốc vương thoáng mỉm cười: - Ai nấy sẽ can rằng không nên làm việc đó bây giờ. Thế là ta sẽ cử các đức ông chi Vạn Kiếp giữ các chức vụ quan trọng... trừ... quyền Thượng tướng và quyền Tiết chế ba quân.

Chiêu Minh vương gạt đi:

- Không được! Cách đó chẳng che được mắt ai cả. Nói một đằng làm một nẻo chỉ tổ làm tăng thêm mối nghi kị mà thôi. Bây giờ mối đại thống cũng khá vững rồi. Việc nhường ngôi chẳng cần phải đặt ra. Em xin anh cứ đem việc nước ra hỏi cả họ, cứ nói cho mọi người thấy rõ cái lẽ đất nước lâm nguy kẻ thất phu cũng có trách nhiệm. Sau đó việc cử tướng thì chiểu đúng phép tiến hiền.

Chiêu Quốc vương tò mò nhìn anh, hỏi gặng:

- Kể cả chức Thượng tướng và chức Tiết chế hay sao?

Trần Quang Khải sửng sốt nhìn lại Trần Ích Tắc:

- Đã nói tiến hiền thì sao lại còn phân biệt nữa?

Trần Ích Tắc im lặng. Đức ông hoàng Năm không tin những sự việc ấy sẽ diễn ra xuôi sẻ như vậy. Chi thứ trả quyền cho chi trưởng, đức ông hoàng Ba nhượng chức Thượng tướng cho một đức ông chi Vạn Kiếp, rồi chức Tiết chế chư quân cũng về tay một người chi trưởng hoặc chi út. Việc nước đang lúc ngổn ngang, quân quyền nắm trong tay hà tất phải đòi ngôi báu mà ngôi báu rớt vào tay cứ như lá thu rụng xuống gốc.
Từ một ngách sâu nào đó trong lòng Trần Ích Tắc, một thèm muốn bùng lên rất nhanh thành một khát vọng. Là một trong hai người cột trụ của chi thứ, Trần Ích Tắc phải được trao một trong hai chức Thượng tướng quân và Tiết chế. Trần Ích Tắc khẽ rùng mình. Chinh chiến... chinh chiến... trong lúc đất nước nghiêng ngửa ấy, mũi tên ngọn giáo chưa biết sống chết thế nào, nhưng có khi chỉ một mẹo nhỏ mà ngôi báu cũng rơi vào tay hà huống chức Thượng tướng hoặc chức Tiết chế. Trần Ích Tắc chợt thấy mồ hôi chảy buồn buồn dọc lưng. Y vội xua đuổi những ý nghĩ đó đi. Bản tính vốn kiêu sa, tự phụ, Trần Ích Tắc như một vì sao đã sáng nhưng vẫn khát vọng cả cái sáng của những vì sao khác. Và cái nhầm lẫn của y là y có cái sáng của một vì sao nhưng y cứ ngỡ đó là cái sáng và cái đức của vầng mặt trời.

- Như vậy, không cần và cũng chẳng nên đặt việc nhượng ngôi ra nữa nhé?

Thánh Tông gặng hỏi hai em. Trần Ích Tắc lạnh lùng:

- Đấy là nói về chi thứ chúng ta. Nếu đức ông Hưng Đạo, đức ông Tĩnh Quốc cáo ốm không đến Bình Than triều hội thì chính lại do người Vạn Kiếp muốn có việc ấy.

Chiêu Minh vương chau mày:

- Nếu họ đặt ra, hoặc ta đặt ra cũng đều là cái không hay cho đất nước. Họ Đông A chưa hết phúc, đâu đã đến nỗi ấy.

Chiêu Quốc vương biết mình đã quá lời bèn nói lấp liếm cho qua chuyện:

- Đó là nói phòng xa thế thôi. Vậy chứ anh hoàng Ba đã nghĩ xong kế đánh giữ rồi chứ?

- Không, đó là việc lớn quốc gia, còn phải chờ tất cả vương hầu cùng bàn bạc.

Bấy giờ trời đã sáng. Đoàn thuyền đang đi men vùng bãi dâu Tiêu Xá rộng mênh mông. Những vườn dâu cuối mùa loáng thoáng lá già xanh thẫm. Những người con gái đất lề quan họ len lỏi giữa các luống, cố hái cho đủ lá nuôi lứa tằm muộn cuối năm. Hai cánh đồng, người gặt, người gánh lúa về các thôn làng thấp thoáng sau những luỹ tre xanh.

Trần Thánh Tông cùng hai em và con ra mũi thuyền ngắm cảnh. Vốn là người có hồn thơ phong phú, Thượng hoàng khuây dần nỗi ưu tư. Vẻ mặt người dần tươi tỉnh.

Gần trưa, quang cảnh ven sông nhộn nhịp hơn. Đã gần tới Bình Than. Từ trên mũi thuyền Long Phụng vua tôi nhìn thấy những người lính thông hiệu phi ngựa như bay. Những trạm nêu kéo cờ hiệu “Vua đến” để truyền tin về Vạn Kiếp. Hai bên sông nhân dân trăm họ kéo nhau lên đê cao xem hai vua ngự giá sang đông. Tiếng reo hò chúc tụng vang dội. Trăm họ vừa được loa truyền báo cho biết tin hai vua qua thăm phủ An Bang để lễ tổ ở Vạn Kiếp và vãn cảnh chùa Yên Tử mới trùng tu xong.

Cách Bình Than năm dặm sông, đoàn thuyền vua gặp đoàn thuyền của chi Vạn Kiếp đi đón giá. Tiếng pháo mừng nổ liên hồi, tiếng trống đồng trầm hùng, tiếng quân tướng hò reo làm náo động cảnh sông. Người ta thấy đứng trên mũi thuyền đi đầu có đức ông Hưng Đạo mặc áo tía chống một cây gậy nom như một ông tiên. Sau Hưng Đạo vương là Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật vóc dáng thanh mảnh như một văn nhân tài tử. Trên các mũi thuyền đi sau thấy đủ mặt các đức ông chi Vạn Kiếp.

Hai đoàn thuyền nhập làm một cùng thuận nước xuôi về Bình Than. Đó là vùng sáu đầu sông vờn hòn châu mà sử sách ngàn đời đã và sẽ chép bằng những chữ vàng về hào khí Việt Nam thời Đông A.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #59 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2011, 08:16:11 pm »

Chương 10

Cũng vào những ngày này, tuyết trắng phau bay xuống đầy kinh thành Đại Đô nước Nguyên. Các tướng khiếp tiết, loại thân vệ, đã mặc quần áo chiến may bằng lông thú xứ lạnh. Họ dàn quân túc vệ ngoài cửa hoàng thành mười dặm để đón hoàng tử Thoát Hoan đi hành hương về. Lúc đó trên vọng lâu cửa cấm cung, Hốt Tất Liệt hoàng đế triều nhà Nguyên của “thiên quốc”, đứng nhìn con trai đang dẫn đoàn người ngựa phi đến trong một cơn lốc bụi tuyết mịt mù. Hốt Tất Liệt cảm thấy bằng lòng về mình, vì đã theo đúng lời di huấn của cha là phải gìn giữ sao cho chất máu thảo nguyên vũ dũng vẫn tiếp tục lưu thông trong huyết quản, mặc dù triều Nguyên đã lập nên ở vùng đất trồng trọt phì nhiêu từ bao đời nay đã có một nền văn minh cao.

- Ta, con của Tô Lui, cháu của Thành Cát Tư Hãn, vị đại hãn đầu tiên của chín tộc Thát Đát chúa tể thiên hạ, hiện nay đang trị vì đất Trung Quốc rộng bao la, người đông như kiến. Ta vẫn làm tròn lời di huấn của ông cha ta.

Một niềm tự hào dân lên nóng tai Hốt Tất Liệt. Nguyên chúa tự hào về đứa con trai của mình. Đúng là một chàng trai anh hùng như con chim ưng trên thảo nguyên. Hốt Tất Liệt nhớ lại một câu nói đầy lo âu của ông nội. Lần ấy trước đây vài chục năm, Thành Cát Tư Hãn thân chinh đánh nước Khôresmơ. Kinh thành Mécvơ của nước này trở thành một bãi hoang tàn. Bảy mươi vạn người Mécvơ bị chặt đầu cùng với quốc vưong Khôresmơ. Nhưng hoàng tử Khôresmơ trốn thoát, lấy dân binh chống lại. Kì lạ thay, cậu bé mười bảy tuổi ấy đã liên tiếp đánh thắng các cánh quân Thát Đát thiện chiến. Có trận quân Thát Đát bị diệt hơn một tu man. Mỗi tu man là một vạn quân. Thành Cát Tư Hãn nổi giận, thề sẽ bắt sống cậu bé cứng cổ, đem dựng nêu treo chết mòn trên thảo nguyên để làm gương cho những kẻ dám chống lại mình. Thành Cát Tư Hãn huy động một lực lượng rất lớn, tiến quân thận trọng, dồn cậu bé về phía biển Ba Tư. Quân Khôresmơ mòn mỏi dần. Cuối cùng, cậu bé chỉ còn hơn một trăm lính hộ thân, cậu bị vây trên một mỏm núi vách dựng đứng trên mặt biển. Thành Cát Tư Hãn ra lệnh cho binh lính bẻ đầu mũi tên rồi mới bắn, mục đích là bắn cho cậu bé đau mà bắt sống cậu ta. Quân Thành Cát Tư Hãn từ từ tiến lên núi. Quân Khôresmơ cũng từ từ rút lên núi. Sau lưng họ là biển sâu xanh thẳm.

Chắc chắn là bắt được kẻ thù, Thành Cát Tư Hãn đã nghĩ đến những câu hỏi trước lúc hành tội hoàng tử Khôresmơ. Nhưng đúng lúc đó, cậu bé cứng cổ gọi tên Thành Cát Tư Hãn và mắng lớn:

- Hỡi này kẻ bạo ngược! Thượng đế sẽ trừng phạt mày! Còn ta đây, mày đừng hòng làm nhục được ta. Xem đây!

Từ mỏm đá cheo leo, cậu bé thúc ngựa nhảy xuống vụng biển xanh. Cậu bé rơi rất lâu mới xuống tới mặt nước, trong khi rơi cậu bé vẫn lớn tiếng chửi mắng bọn cướp nước. Thành Cát Tư Hãn đứng trên mỏm đá cậu bé vừa đứng, sững sờ nhìn xuống biển. Đại Hãn lẩm bẩm:

- Con người như vậy xứng đáng có kẻ hầu người hạ.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM