Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:23:12 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nam Kỳ Khởi Nghĩa, 23 tháng Mười Một năm 1940  (Đọc 94656 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« vào lúc: 19 Tháng Mười, 2010, 08:10:09 am »



Nam Kỳ Khởi Nghĩa, 23 tháng Mười Một năm 1940
Tác giả: TRẦN GIANG; Tựa của Giáo sư TRẦN VĂN GIÀU
Nhà xuất bản: Chính trị quốc gia
Năm xuất bản: 1996
Số hóa: macbupda

NAM KỲ KHỞI NGHĨA
23 THÁNG MƯỜI MỘT NĂM 1940

Xin kính dâng công trình nghiên cứu này tới vong linh đồng bào, chiến sĩ đã chiến đấu kiên cường và hy sinh anh dũng vì độc lập, tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân, trong cuộc KHỞI NGHĨA NAM KỲ năm 1940-1941

Tác giả


Biểu tượng do nghĩa quân vẽ bằng mực tím, địch bắt được
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Tám, 2020, 10:05:32 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #1 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2010, 08:10:35 am »

Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #2 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2010, 08:11:55 am »

LỜI TỰA

Của Giáo sư TRẦN VĂN GIÀU

NAM KỲ KHỞI NGHĨA nổ ra ngày 23 tháng 11 năm 1940.

Đến nay, cuối năm 1995 sự kiện lịch sử lớn ấy đã tròn 55 tuổi, mà tiếng gọi của nó như hãy còn vang trong lòng của mỗi người chúng ta.

NAM KỲ KHỞI NGHĨA thất bại, bị thực dân Pháp nhận chìm trong máu, mà NAM KỲ KHỞI NGHĨA là tiếng còi báo hiệu tổng khởi nghĩa Tháng Tám toàn thắng không đầy năm năm sau. Những người tiếp nối sự kiện vinh quang có bao giờ quên được những đàn anh đi trước đã lót đường cách mạng giải phóng dân tộc bằng chính tấm thân mình!

Máu đồng chí, đồng bào đổ càng nhiêu thì tình đồng chí, nghia đồng bào càng sâu nặng. Tôi xin được quan niệm quyển sách NAM KỲ KHỞI NGHĨA của nhà nghiên cứu lịch sử TRẦN GIANG là một cách hay nhất nói lên tình sâu nghĩa nặng của chúng ta, những người đang xây dựng quê hương, đối với những đồng chí đồng bào đã anh dũng hy sinh năm 1940.

*
*   *

Mãi đến 55 năm sau ngày 23 tháng 11 năm 1940, chúng ta mới ra đời một cuốn sách lớn về NAM KỲ KHỞI NGHĨA. Trễ quá. Khuyết điểm của các nhà sử. Nhưng trễ còn hơn không. Vả lại, nửa thế kỷ qua, tuy chưa có một quyển sử NAM KỲ KHỞI NGHĨA xứng đáng với tầm quan trọng của biến cố, song báo chí, sách mỏng tuyên dương, nhắc nhở, nghiên cứu trên cả nước, nếu kể hết cũng đến số trăm bài như thường niên thắp nén hương cho liệt sĩ, nhằm gợi nhớ, gợi thương, nhằm biến cái thất bại tạm thời ra cái thành công vĩnh cửu. Riêng anh TRẦN GIANG lặng lẽ và công phu để rất nhiêu thời giờ đi vào các kho lưu trữ của Pháp, của Việt Nam, của Trung ương, của địa phương, phát hiện cho đến gần cạn những tư liệu quý giá giống như vàng để rương trấp, nhờ vậy mà hôm nay Anh TRẦN GIANG có thể cống hiến cho độc giả đang khao khát một quyển “NAM KỲ KHỞI NGHĨA”.

“NAM KỲ KHỞI NGHĨA” của Giang đúng là một quyển lịch sử, không phải chỉ là một bài bình luận dài. Theo tôi đánh giá, “NAM KỲ KHỞI NGHĨA”, chủ yếu không phải là một nỗ lực để rút ra sự kiện năm khởi nghĩa 1940 những bài học kinh nghiệm cách mạng. Bài học kinh nghiệm đó rất phong phú, nhiều người và nhiều lần trước đã nghiên cứu khá kỹ rồi, bắt đầu từ đồng chí TRƯỜNG CHINH. Đến nay, nếu có gì thêm nữa, tưởng cũng không nhiều lắm, cũng không khác mấy.

Về phần người được Trần Giang giao cho nhiệm vụ giới thiệu quyển sách, tôi nhận định rằng đặc điểm số 1, giá trị nổi bật, đóng góp lớn nhất của ” NAM KỲ KHỞI NGHĨA” là thành tựu trong việc thu thập, thẩm tra, chọn lựa và sắp xếp những tư liệu bấy lâu nay nằm chờ trên những kệ dài hàng trăm mét, liên quan gần hay xa đến đề tài mà Trần Giang quan tâm, tư liệu đó, quý thay, lại là những tư liệu gốc, nói chung không phải là những tư liệu đã qua nhiều tay “chế biến”. Trong tư liệu ấy, việc có ngày tháng, người có tên tuổi. Bạn đọc nào đó có thể chê một số là “tủn mủn”; một tư liệu này kể lại anh nghĩa quân vật ngã tên hương quản, lấy một súng hai nòng; một tư liệu khác kể một ngồi chùa làm lựu đạn từ những hộp chao… Vâng “tủn mủn” thật nếu so với 30 năm sau, 40 năm sau khi Giải phóng quân,Vệ quốc quân diệt từng căn cứ tiểu đoàn, trung đoàn của pháp, Mỹ. Nhưng 55 trước đây, nghĩa quân chỉ có tầm vông trong tay mà giật được một súng hai nòng là quan trọng lắm, là dũng cảm lắm! Xin đừng coi thường vài đoạn ngắn trong một bài ca vọng cổ tìm thấy trong túi dết của nghĩa quân ở căn cứ Mớp Xanh - Bo Bo (Thủ Thừa), bởi vì nó là bằng cớ sống rất hiếm nói lên được tâm hồn của những người chiến sĩ đã thất trận mà không thất vọng nản chí; gọi đó là “tủn mủn” sao? Là độc giả, trái lại, tôi tiếc rằng sách “NAM KỲ KHỞI NGHĨA” còn ít quá thứ “tủn mùn” ấy. Nếu tôi có trách gì anh Trần Giang, thì tôi tiếc rằng Trần Giang đôi gối còn cứng mà hình như thiếu đi đó đi đây để nghe, để chép những số việc, số người lâu ngày quá đã bị quên như những phút cuối cùng của đồng chí Bình người làng Tân Phú Trung (Hóc Môn), của đồng chí Giác - chồng chị Mười Thập - ở chợ Bưng (Mỹ Tho); và vô vàn những sự thật trăm phần trăm của thời 1940, khởi nghĩa Nam Kỳ, nếu góp lại một số, chỉ một số thôi, thì những “sự thật - huyên thoại” đó có thừa khả năng làm cho những người đọc sách trẻ tuổi bình thường, trở thành chiến sĩ anh hùng! Nhng đòi hỏi anh Giang đến mức đó, sao được? Quyển “NAM KỲ KHỞI NGHĨA” cũng đã hấp dẫn rồi, tuy rằng cái văn của các nhà sử, gồm cả cái văn của người giới thiệu, thường là khô khan như ruộng sau Tết!

Trong số “tư liệu” quý giá mà, lần này Trần Giang phát hiện, có cái quả là vô giá. Đó là quyết định của Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên dương công đức, đại nghĩa của chiến sĩ Nam Kỳ 1940. Tuyên dương ngay trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống pháp. Mãi cho đến nay, quyết định ấy của Cụ Hồ chưa được biết rộng rãi. Muôn người đã chết năm 1940, triệu người đang sống bây giờ, nhất là đồng bào Nam Bộ, xiết bao cảm mến tấm lòng ưu ái của Cụ Hồ bao giờ cũng thiết tha với Miền Nam Tổ Quốc. Hãy nhắc mãi câu tâm huyết của Cụ Hồ

“Nam bộ là thịt của thịt Việt Nam, là máu của máu Việt Nam. Sông có thể cạn, múi có thể mòn, sông chân lý đó không bao giờ thay đổi”.

Tôi đề nghị đưa quyết định này của Cụ Hồ lên trang đầu của sách NAM KỲ KHỞI NGHĨA.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #3 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2010, 08:13:35 am »

*
*   *

Về những bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ thất bại, thì Trần Giang tiếp tục những đồng chí đi trước đã viết trên sách báo, đã giảng ở các lớp huấn luyện cán bộ, không có gì trái, cũng không có gì thêm nhiều; tất cả anh em chúng ta đều nghiên cứu trên lập trường chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đều phê bình, tự phê bình một cách xây dựng. Góp ý thì, ở chỗ này Trần Giang sẽ thỏa mãn độc giả hơn nữa nếu anh trích lục các bài đả phá của thực dân và việt gian lúc ấy, bạn đọc sẽ biết thêm tâm trạng của bọn này trong và sau cuộc khởi nghĩa, cũng là tư liệu lịch sử cả. Riêng tụi tôi, mấy trăm tù ở trại giam Tà Lài bị bắt nhốt sau khi chiến tranh thế giới nổ ra, chúng tôi không quên nổi lời tuyên bố của viên chủ tỉnh Maurice Larivière mấy tuần sau khi khởi nghĩa Nam Kỳ bị Pháp nhận chìm trong máu. Hắn tập trung tất cả chúng tôi lại. Đứng trên dốc, tay trên bao súng lục, sau lưng có một trung đội bảo an mút cơ tông lên đạn, hắn nói giọng hùng hổ:

- Hãy nghe đây! Thừa lúc nước Pháp thua trận ở châu Âu và mắc kẹt ở biên giới Thái, đảng của các người đã nổi lên định giết hết người Pháp trên đất Nam Kỳ, mà làm không được. Người Pháp đã không bị tiêu diệt mà chính đảng của các người bị tiêu diệt hoàn toàn. May lắm thì mươi mười lăm năm nữa, đảng của các người mới có thể ngóc đầu dậy Bây giờ các người phải trả lời cho bản chức câu hỏi này: hỏi vậy ở Tà Lài các người có đồng tình với anh em đồng chí của các người vừa mới nổi lơạn không? Hãy trả lời ngay!

Như thường lệ, đã được toàn thể anh em bầu ra, tôi có trách nhiệm trả lời cho câu hỏi gài bẫy của thằng chủ tỉnh. Tính rằng sẽ có đại biến đẫm máu, tôi sẽ tay ra hiệu cho non già 400 trại viên đứng giãn ra, tôi chọn một tảng đá cao gần bằng chỗ đứng của thằng chủ tỉnh, với ý thức rằng, nếu lát nữa hắn nổ súng thì tôi thà đổ xuống chứ không chịu ngã ngang. Tôi thong thả nói, đồng chí Văn(1) dịch cho anh em:

- Ông chủ tỉnh hỏi vậy chúng tôi ở Tà Lài đồng tình hay phảin đối cuộc khởi nghĩa vừa xảy ra ở Nam Kỳ. Ông ơi, nước Việt Nam của tôi bị Pháp cai trị mấy chục năm nay cũng giống như nước Pháp yêu quí của ông bị Đức xâm chiếm thống trị bây giờ. Chắc ông cũng như tôi đều được tin phấn khởi là nhân dân Pháp kiên cường không cam chịu mang ách Đức Hitler, nhân dân Pháp không chịu đầu hàng, mà trái lại đã anh dũng cầm súng tiếp tục đánh quân phát xít xâm lược tàn bạo. Tuy ông chủ tỉnh không nói ra, nhưng tôi biết chắc lòng ông khâm phục và đồng tình với những người Pháp kháng chiến đó. Vậy thì, thưa ông chủ tỉnh, chắc ông thừa hiểu rằng ở xó rừng Biên Hòa này, cũng như ông thôi, chúng tôi tự nhiên thông cảm với đồng bào chúng tôi ở Nam Kỳ trong biến cố tháng 11 vừa qua.

Tôi trông thấy Larivière nãy giờ tay phải để trên vỏ súng lục, bây giờ bỏ tay xuống. Tôi nói tiếp:

- Còn như ông chủ tỉnh bảo rằng mươi mười lăm năm nữa đảng chúng tôi mới có thể ngóc đầu dậy nổi, thì ông ơi, ai mà biết trước cho đúng, nhưng ông, tôi, tất cả chúng ta hôm nay chắc còn sống, chúng ta sẽ thấy là trong 10, 15 năm hay trong 5 năm thôi, nước Pháp yêu quý của ông và nước Việt Nam yêu quý của tôi sẽ được hoàn toàn giải phóng.

Chủ tỉnh Larivière đột nhiên làm “đờ mi tua”, xoay lưng đi về trụ sở, toán lính bảo an xuống cò, theo sau lặng lẽ.

Mấy trăm anh em chúng tôi thoát nạn, cười thút thít, ai về trại nấy, bàn bàn luận luận về cuộc “thiệt chiến” nguy hiểm. Đảng ủy trại giam họp rút khởi nghĩa buổi đối đầu vừa xong và để hết tâm trí tiếp tục nghiên cứu nguyên nhân thát bại của Nam Kỳ khởi nghĩa qua hàng chục báo cáo tỉ mỉ của những đồng chí mới bị bát đưa lên trại giam Tà Lài. Có lẽ lần này là lần thứ nhất, không phải qua tư liệu lưu trữ mà qua tự thuật của mấy chục cán bộ hoạt động đã trực tiếp nghe thấy, tham gia nổi dậy, cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ được phân tích, được hội thảo, được tạm thời kết luận với mục đích được tuyên bố là giáo dục chính trị, giải đáp thắc mắc hoang mang gây ra bởi cuộc thất bại nặng, và với mục đích không được hở môi là trang bị tư tưởng cho số đồng chí đang chuẩn bị vượt Tà Lài, cuộc vượt đó sẽ được thực hiện vào đầu năm 1941. Cho đến nay, 1995, hãy còn sống các anh Năm Đông, anh Tô Ký, anh Tào Ty, anh Ba Nhâm v.v… làm nhân chứng rằng kết luận sơ bộ của Đảng ủy Tà Lài và kết luận trong sách không của Trần Giang, về căn bản là giống nhau.

Một trong những nguyên nhân thành công của Nam bộ ngày 24, 25 tháng Tám năm 1945, bắt nguồn từ kinh nghiệm thất bại của Nam Kỳ Khởi Nghĩa tháng 11 năm 1940. Người đi trước lấy thân mình lót đường cho người tới sau là thế. Thất bại - mẹ thành công là thế.

Ngày 22 tháng 12 năm 1995


(1) Đồng chí Trần Văn Kiệt đã đi học ở Liên Xô về, bí danh Rémy. Khi có sức lệnh 20-1-1940, Pháp đã lùng sục, nhưng mãi đến 13-7-1940, mới bắt được đ/c Kiệt ở Vĩnh Long và nhốt vào trại Tà Lài (T.G).
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Mười Một, 2010, 09:28:40 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #4 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2010, 08:15:26 am »

PHẦN THỨ NHẤT

NHỮNG TIỀN ĐỀ
CỦA CUỘC KHỞI NGHĨA NAM KỲ

I.- CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI VÀ NHỮNG CHÍNH SÁCH PHẢN ĐỘNG CỦA ĐẾ QUỐC PHÁP

Ngày 1-9-1939, phát xít Đức tiến công Ba Lan. Chiến tranh thế giới thứ hai chính thức bùng nổ như hậu quả tất yếu của quá trình phát triển mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản thế giới, xuất hiện ngay sau Hội nghị phân chia quả thực không đều, không đáp ứng tham muốn của nhiều nước ở Versailles năm 1920. Tuy nhiên có khác với cuộc chiến tranh thứ nhất, lần này có Liên Xô, Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, ra đời từ tháng 11-1917.

Đế quốc Pháp là một bên tham chiến, cho nên trong chính sách đối nội, ngay sau khi nhảy vào cuộc chiến, vin cớ Đảng cộng sản Pháp ủng hộ Liên Xô ký hiệp ước không xâm lược với phát xít Đức, ngày 26-9-1939 Tổng thống Pháp Albert Lebrun ký sắc lệnh giải tán Đản cộng sản Pháp và đàn áp những người tiến bộ.

Đông Dương là thuộc địa giàu có của Pháp, tạo cho đế quốc Pháp có vị trí mạnh ở châu Á. Pháp lo lắng số phận của Đông Dương, nhất là từ năm 937, phát xít Nhật mở rộng việc đánh chiếm Trung Quốc. Tháng 10-1938, Nhật chiếm Quảng Châu. Tháng 2, tháng 3-1949, Nhật chiếm Trường Sa và đảo Hải Nam, án ngữ vịnh Bắc Kỳ.

Việc phòng thủ Đông dương khẩn trương hơn và Pháp ủng hộ Tưởng Giới Thạch, tạo điều kiện cho hàng tiếp tế của Mỹ qua cảng Hải Phòng, bằng đường sắt đi Côn Minh. Tất nhiên, Pháp có lợi trong thỏa thuận này.

Việc bảo vệ chủ quyền thống trị Đông Dương bằng quân sự đã dẫn tới tháng 7-1939, có quyết định Georges Catroux, một viên tướng sang làm toàn quyền thay cho Brévié. Thế là Pháp quay trở lại thời kỳ cai quản Đông Dương bằng các đô đốc, tướng lĩnh. Có điều khác trước là lần này từ Catroux, Decoux cho đến Henri Navarre năm 1954, tất cả cuốn gói ra về, Pháp mất hẳng thuộc địa Đông Dương.

Ngày 2-9-1939, G. Catroux đặt chân đến Đông Dương. Bọn cai trị thuộc địa thực thi ngay hàng loạt chính sách phản động.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #5 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2010, 08:20:15 am »

1. Đánh vào Đảng cộng sản cùng những tổ chức Đảng và những người có tư tưởng chống phát xít.

Hai ngày sau khi ở chính quốc ban hành sắc lệnh giải tán đảng cộng sản, ngày 28-9-1939 Toàn quyền Đông Dương ký nghị định đánh vào đảng và các tổ chức quần chúng do đảng lãnh đạo, nội dung như sau:

“Cấm tất thảy mọi hoạt động trực tiếp hay gián tiếp tuyên truyền các khẩu hiệu của quốc tế cộng sản hay những tổ chức do quốc tế cộng sản kiểm soát.

Giải tán tất cả các hội ái hữu, tổ chức hay cá nhân nào có liên hệ với đảng cộng sản, những tổ chức có hay không có liên hệ với đảng cộng sản mà hoạt động theo khẩu hiệu của Đệ tam quốc tế cũng bị giải tán. Nếu cần thiết quan tổng trưởng bộ Nội vụ sẽ ký nghị định tịch thu tài sản của các tổ chức bị giải tán đó.

Cấm tất cả những ấn phẩm, phát hành tặng hay bán hoặc trưng bày, những ấn phẩm hay tranh vẽ, nói chung là cấm tất cả những tài liệu tuyên truyền của Đệ tam quốc tế hay của các tổ chức có liên quan với Đệ tam quốc tế.

Không kể rằng họ sẽ bị xử tội theo sắc lệnh ngày 29-7-1939, những ai phạm điều nói trên đây sẽ bị kết án từ 1 đến 5 năm tù và bị phạt từ 1000 đến 5000 quan. Tòa án có thể tùy theo những tội trong điều khoản 42 luật hình sự mà kết án”.

Ngày 17-11-1939, Catroux lại ra tiếp nghị định tịch thu và phát mại tài sản của Đảng cộng sản Đông Dương:

G. Catroux tuyên bố:

“Lần này chúng tôi không chờ cho mụn độc phát triển. Phải mổ nó trước khi nó phát triển. Chúng tôi đã đánh toàn diện và mau lẹ vào các tổ chức cộng sản. Chống cộng là một cuộc đấu tranh hàng ngày. Trong cuộc đấu tranh này, phải tiêu diệt cộng sản thì xứ Đông Dương mới được yên ổn và mới trung thành với nước Pháp. Chúng tôi không có quyền không thắng. Tình thế chiến tranh bắt buộc chúng tôi phải hành động không chút thương tiếc nào”(1).

Đối chiếu với danh sách tù chính trị được ân xá hồi 1936 và đảng viên, quần chúng hoạt động thời kỳ công khai, chúng ra sức lùng bắt, ở cả thành thị và thôn quê, đặc biệt ở các thành thị lớn như Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Huế… Chỉ tính tháng 9-1939, Pháp đã lùng bắt khoảng 2000 cán bộ, đảng viên trong cả nước, riêng Nam Kỳ 800(2).

Những đồng chí bị bắt hầu như rơi vào tình trạng quen hoạt động công khai, chần chừ, ngại rút vào bí mật. Nhiều đồng chí nhậy bén trước thời cuộc, nắm được tinh thần chỉ đạo của Trung ương đã kịp thời rút vào hoạt động bí mật. Chính Pháp cũng thừa nhận điều đó:

“Đảng cộng sản Đông Dương đã ra lệnh cho những người lãnh đạo quan trọng nhất lẩn trốn”(3).

Đó là điện báo của mật thám cấp dưới, còn đích thân Thống đốc Nam kỳ gửi điện số 417c báo cáo với Toàn quyền Đông Dương ngày 20-9-1939 như sau:

“Tất cả những người cộng sản cảm thấy bị theo dõi rất chặt chẽ đã cảnh giác đi ẩn náu. Veber”(4).

8 ngày sau, y lại điện tiếp:

“Giới chiến sĩ cộng sản đã kịp thời lẩn trốn trước những biện pháp giải tán đảng chính quốc”(5).

Hàng loạt tổ chức quần chúng tiến bộ của Đảng, các tờ báo của Đảng và có khuynh hướng tiến bộ bị đóng cửa, bị kiểm kê, bị tịch thu tài sản theo sắc lệnh của Tổng thống Pháp.


(1) Tuyên bố của Toàn quyền G. Catroux trước Hội đồng chính phủ Đông Dương ngày 4-1-1940. Dẫn lại của Giáo sư Trần Văn Giàu trong Thành công của chủ nghĩa Mác Lê nin Tư tưởng Hồ Chí Minh. NXB Thành phố Hồ Chí Minh 1993, tr.465-466.
(2) Sách đã dẫn, như trên, tr.472.
(3) Điện của chánh cảnh sát Sài Gòn số 3255 ngày 30-8-1939 RICARDONI gửi tổng nha mật thám Hà Nội. Nguyên văn: “Leparti communiste indochinois aurait donné l’ordre de se cacher à ses plus importans dirigeants”.
(4) “Tous communistes se sentant étroitemnt surveillé font preuve réserve, la conseillent et se dissimulent stop Veber”
Báo cáo gửi Toàn quyền Đông Dương. Hồ Sơ IIA. 45/205. Trung tâm Lưu trữ Trung ương 2, tại Thành phố Hồ Chí Minh.
(5) T.O. NQ 432c 28.9.39
Goucoch à Gougal
“Mileux communistes militants se dissimulaien déjà avant mesures dissolution parti métrôple Veber”.
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Mười, 2010, 08:45:30 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #6 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2010, 08:23:48 am »

Riêng ở Nam Kỳ, Thống đốc ra liên tục một loạt nghị định giải tán các hội, cấm các báo chí như sau:


(1) Có hội viên tham gia bãi công năm 1936-1937 (Chú thích của Pháp)
(2) Hồ sơ: Báo cáo gửi Toàn quyền Đông Dương bằng điện văn.
     IIA. 45/205 (5) TT.L.T.T.Ư.2 tại TP Hồ Chính Minh.
     (T) Báo của Trốt kít.

Để mở rộng phạm vi khủng bố đàn áp, ngăn ngừa những người hoạt động chống đối chính quyền cai trị của chúng, ngày 20-1-1940, Tổng thống cộng hòa Pháp ban hành sắc lệnh thực hiện trên toàn bộ lãnh thổ Đông Dương đố với những người mà chúng cho là nguy hiểm cho phòng vệ quốc gia hoặc an ninh công cộng, đều bị xử lý bằng một trong ba hình thức như sau:

- Buộc phải ở một trung tâm chỉ định, thực chất là quản thúc.

- Bị tống khứ khỏi nơi cư trú (vì chúng sợ hoạt động ở địa phương).

- Bị giam giữ trong những thể thức (formalités) quân sự đặc biệt, tức là giam trong các trại (thường gọi là căng) đặc biệt của những người lao động.

Chúng đã lập hàng loạt căng ở khắp nước ta, nhưng căng Bắc Mê, Nghĩa Lộ, Chợ Chu, Đá Vân ở Bắc Kỳ, căng Đaklay, Đakmin ở Trung Kỳ. Riêng ở Nam Kỳ Pháp lập các căng Bà Rá, Tà Lài (sau vụ vượt ngục của một số đảng viên cộng sản khỏi Tà Lài thì chúng hủy bỏ căng này), căng Bặc Liêu, Rạch Giá, căng Tân An dành cho một số người ốm sau chuyến sang Tây Ninh…

Nay tại nhà tù Côn Đảo, thực hiện sắc lệnh này, Pháp cũng mở một căng để giam tù chính trị lẽ ra đến hạn phải tha, nhưng không cho về mà chuyển ngay vào căng.

Ở đất liền, chúng cũng thực hiện như thế. Trường hợp đồng chí Trần Văn Giàu bị Pháp kết tội ngày 25-6-1935, 5 năm tù và 10 năm quản thúc, ngày 23-4-40, được tha, nhưng chúng không cho về, mà ném ngay vào căng Tà Lài…

Thực hiện Sắc lệnh 20-1-1940, tính cho đến ngày 31-12-40, không kể những người bị bắt vì tham gia khởi nghĩa, Pháp đã bắt:

246 người giam tại căng những người lao động tà Lài (Biên Hòa), trong đó có 18 nữ giam ở căng Bà Rá; buộc 145 người phải ở một số trung tâm tỉnh lỵ chỉ định; buộc 78 người phải xa nơi cư trú.

Cộng: 487 người(1).

Sau cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, sang năm 1941, Pháp đã tận dụng săc lệnh này, bắt nhiều người hơn nữa.


(1) Báo cáo số 736/API ngày 14-1-1941 của Thống đốc Nam Kỳ. HS. IIA. 45/204(2).
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Mười, 2010, 08:48:01 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #7 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2010, 08:29:06 am »

2. Thi hành lệnh tổng động viên.

Ngay trong ngay nổ ra chiến tranh thế giới, bọn cai trị Đông Dương đã ban hành lệnh tổng động viên nhằm “cung cấp cho mẫu quốc tiềm lực tối đa của Đông Dương về quân đội nhân lực, các sản phẩmnguyên liệu(1).

Catroux nói: “Dù có tham gia trực tiếp hay không vào cuộc chiến, Đông Dương cũng không được có phương hướng riêng của nền kinh tế mà tài chính của mình mà phải quy tụ nó vào những mục đích do mẫu quốc chỉ định. Đông Dương phải sát nhập hệ thống mậu dịch của mình vào hệ thống của mẫu quốc, phát triển sản xuất của mình vì lợi ích của mẫu quốc, cung cấp những sản phẩm của đất đai và trong lòng đất mà nước Pháp đòi hỏi.

Đồng thời, Đông Dương phải để cho nước Pháp sử dụng nhân lực của mình, hoặc làm trong các công binh xưởng, hoặc cung cấp những quân số quan trọng được tổ chức và biên chế để điều đến các chiến trường phương tây”(2).

Đúng như ý của Catroux, ngày 12-9-1939, hai nghìn lính Đông Dương có học thức (instruits) được cấp tốc rời cảng Sài Gòn sang Pháp. Số người này sẽ được đưa vào các xí nghiệp quốc phòng đào tạo thành kỹ thuật viên và cho vào các trường quân sự để luyện tập thành bộ khung sĩ quan, hạ sĩ quan dự bị trẻ cho các đợt tăng quân sắp tới.

Tiếp đó đợt tăng viện thứ hai, Đông Dương phải gửi khoảng 65000 quân chia thành 65 đơn vị (détachements), mỗi đơn vị khoảng 1000 người không học thức (non instruits) lần lượt sang Pháp thứ tự như sau:

Tháng 1-1941: 5 đơn vị

Tháng 2-1941: 5 đơn vị

Tháng 3-1941: 5 đơn vị

Tháng 4-1941: 5 đơn vị

Tháng 5-1941: 5 đơn vị

Tháng 6-1941: 10 đơn vị

Tháng 7-1941: 10 đơn vị

Tháng 8-1941: 10 đơn vị

Tháng 9-1941: 10 đơn vị

Tháng 10-1941: 10 đơn vị

Trong lần tăng viện thứ hai, Nam kỳ phải gửi 7500 người. Ngoài ra, có khả năng phải cung cấp, thêm, nếu có biến cố đòi hỏi(3).

Do đó, một làn sóng kéo dài bắt lính diễn ra ồ ạt ở Nam Kỳ.

Việc tổng động viên bắt lính gây ra nhiêu hậu quả tai hại. Ở hãng thuốc lá BASTO Sài Gòn, do giám đốc và kỹ sư trưởng bị động viên, máy phải ngưng việc: 400 công nhân mất việc làm(4).

Nhân dân phản ứng gay gắt việc bắt lính của Pháp. Có hành động chống đối tự phát. Ngày 17-10-39, một ngời làm công ở An Đông xã (Gia Định) tự chém vào tay trái của mình. Đưa đến nhà thương Lalung Bonnaire (Chợ Lớn), anh ta thuyên bố tuần trước người anh đã bị bắt lính, nay còn anh là người duy nhất nuôi mẹ già, cho nên anh làm như thế để khỏi phải đi lính(5).

Trước chinh sách bắt lính phản động của Pháp, Đảng ta nêu các khẩu hệu chống bắt lính “không một người lính đi chết thay cho đế quốc Pháp”. Khẩu hiệu ấy phù hợp ý dân. Một phong trào phản đối trò bắt thăm lấy lính nổ ra khắp các tỉnh Nam Kỳ.

Trong một đợt tuyển lính không chuyên (O.N.S) ngày 21-10-1939, dân các làng An Lộc Đông, Xuân Hòa, Xuân Thới Sơn, Tân Xuân, Tân Phú Trung (Gia Định), dưới sự hướng dẫn của chi bộ địa phương, từ chối không điền vào tờ khai để tiến hành bắt thăm lấy lính, rồi cùng nhau hô to “Không đi làm bia đỡ đạn trong một cuộc chiến tranh phục vụ cho quyền lợi của người điên”(6).

Ở Rạch Giá, 40% dân chúng lẩn tránh vào vùng đồng sâu đi tới rất khó khăn, không cho tề làng đến gặp tận nhà, ghi tên vào bản danh sách bắt thăm lấy lính. Còn dân làng Tri Tôn dọc kênh trốn tránh vào rừng khi thấy bọn sen đầm, cảnh sát đi lùng sục(7).

Hầu như ai ai cũng ghét việc động viên bắt lính. Công chức người Việt lo mất lương nếu bị gọi nhập ngũ, vì chỉ còn được phụ cấp phục vụ quân đội. Địa chủ, nhà buôn, nhà côn kỹ nghệ đều tỏ vẻ không thích thú gì khi bị gọi vào lính.


(1) G. Catroux: Deux actes du drame indochinois Ed. Plon, Parí 1959. p.7.
(2) Phát biểu của Catroux trong buổi khai mạc Đại hội đồng kinh tế và tài chính Đông Dương tháng 11-1939. Dẫn theo Lịch sử Việt Nam tập II, NXB KHXH Hà Nội, 1985, tr.305.
(3) Báo cáo chính trị tháng 1-1940 số 174c/API ngày 1-2-1940 của thống đốc Nam Kỳ Veber gửi Toàn quyền Đông Dương. H.S. IIA. 45/204 TT.LT. TƯ 2 tại TP.HCM.
(4) Báo cáo hàng ngày bằng điện của mất thám Pháp Hồ sơ : Về tình trạng tinh thần của dân chúng. H.S. IIA. 45/205 (1).
(5) Báo cáo hàng ngày của mật thám Pháp. Hồ sơ : Về tình trạng tinh thần của dân chúng.
H.S.IIA.45/205 (1) TT.LT2.TP.HCM.
(6) Báo cáo số 4096 ngày 21-10-1939 của mật thám Pháp. Hồ sơ: Như trên.
(7) Báo cáo số 4242s ngày 21-10-1939 của mật thám Pháp. Hồ sơ: Như trên.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Mười Một, 2010, 02:42:53 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #8 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2010, 08:32:17 am »

Khắp các tỉnh đều có những cuộc biểu tình chống bắt lính. Lớn nhất là những cuộc nổ ra ở Mỹ Tho. Vào tháng 3-40, Pháp bắt được một số lính cho lên xe chở về Sài Gòn. Hàng trăm bà mẹ, trẻ em và người già đổ ra đường, từ thành phố Mỹ Tho đến ngã tư Trung Lương, kêu gào đòi tha chồng con về với gia đình. Nhiều người nằm lăn ra đường cản xe địch không cho chạy, gây ra cảnh lộn xộn huyên náo. Trong khi đó, một số các bà, các mẹ tranh thủ giải thích cho những người chỉ huy, làm cho họ lúng túng. Cảnh sát được lệnh đến giải tán, bà con lại tranh thủ giải thích cho họ thấy tình cảnh khó khăn cỉa gia đình neo đơn…

Sang tháng 4, lại có một cuộc biểu tình khoảng gần 4 nghìn người của một số xã thuộc quận Châu thành kéo vào thành phố Mỹ Tho giương cao khẩu hiệu và hô to:

- Chống bắt lính!

- Tăng tiền lương cho lính!

Hốt hoảng trước khí thế đấu tranh chống bắt lính, chủ tỉnh vội báo động và huy động toàn bộ cảnh sát, mã tà, mật thám tới đàn áp. Quần chúng biểu tình kháng cự mãnh liệt. Có thể nói đây là những cuộc đấu tranh chống lấy lính lớn nhất lúc đó.

Bọn cai trị còn sử dụng lệnh trưng dụng theo sắc lệnh tổng động viên để bắt công nhân hết hợp đồng đòi về địa phương phải ở lại làm việc, như trường hợp 82 công nhân Bắc Kỳ làm ở đồn điền cao su Trảng Bom (Biên Hòa). Anh chị em công nhân kiên quyết phản đối, chúng đưa ra tòa kết án ngày 31-5-1940, 81 người 3 tháng tù, 1 người 2 tháng tù(1).

Cùng với việc động viên bắt lính, Pháp tăng thêm sưu thuế, trưng dụng phương tiện giao thông (ghe đò, xe thổ mộ (cả xe và ngựa), ô tô…), mở quốc trái, lạc quyên, chợ phiên…

Việc trưng dụng xe đò dẫn tới việc tăng cước phí vận tải; chủ phương tiện mất nguồn sinh sống nuôi gia đình. Ngày 14-9-1939, hàng trăm tài xế xe bị trưng dụng đóng ở trường học Chợ Đũi ttừ chối không đến doanh trại đường Lagrandière ăn cơm. Chúng cho rằng Triều Cái (quê ở Quy Đệ - Nam Định) là người câm đầu xúi dục, cho lệnh bắt luôn. Sự viêc càng gây bực tức, xúc động trong anh em lái xe đang đóng ở đại đội lái xe thuộc sư đoàn bộ binh Nam Kỳ - Cao Miên. Chính viên Sư đoàn trưởng DERENDINGER phải báo cáo rằng: “Sự hiện diện của những người tài sế bị trưng dụng ấy, phần lớn là người Sài Gòn - Chợ Lớn là mối nguy hiểm cho kỷ luật tốt của doanh trại”(2).

Bọn cầm quyền Đông Dương thực thi chính sách kinh tế thời chiến gọi là kinh tế chỉ huy, kiểm soát gắt gao xuất nhập khẩu, kiểm soát sản xuất và phân phối, định giá một cách độc đoán. Trong vòng tám tháng đầu năm 1940, đế quốc Pháp đã vơ vét của Đông Dương đưa về Pháp 37.955 tấn nguyên liệu, cùng thời gian này năm trước chỉ lấy 15.093 tấn.

Những chính sách phản động về kinh tế gây tác động dây chuyền rất tai hại. Sở giao dịch lúa gạo (Bourse duriz) đóng cửa. Ngân hàng Đông Dương hạn chế chỉ cho rút 500 đồng mỗi tháng(3).

Nhiều hãng buôn lớn như Denis Fréres, Charner… tích trữ hàng hóa, không cấp tín dụng cho các hãng nhỏ. Nhiều nhà máy xay lúa ở Chợ Lớn đóng cửa vì không có đơn đặt hàng. Nhiều xí nghiệp dãn thợ, kể cả người Âu giúp việc cũng bị sa thải.

Người ta đổ xô đến các tiệm cầm đồ (mont de piété) để rút vàng bạc đá quý. Những người giàu có sợ bị ném bom chạy về miệt vườn. Địa chủ, công chức cao cấp, nhà giàu có con đang học các trường Đồng Nai, Châu Thành, Lê Bá Cang… cũng rút con đưa về nông thôn(4).

Giá cả các mặt hàng đều tăng tác động đến đời sống của tất cả các lớp nhân dân chỉ trừ tư sản mại bản và lớp người đầu cơ tích trữ…

Báo Công Nông Thương viết: “Gần đây ai cũng phàn nàn sinh hoạt đắt đỏ. Nếu lấy con số căn cứ là 100 vào tháng 9 tây 1939 thì giá hàng hóa lẻ vào tháng 12 tây tăng tới 145% ở Sài Gòn và 166% ở Hà Nội. Thế là giá hàng hai nơi trong vòng ba tháng đã tăng lên gấp rưỡi, mà công xá thì không được tăng như vậy, nhiều nơi công xá vẫn như trước”(5).

Những cải tiện do luật xã hội được ban hành ở nước ta sau khi Mặt trận nhân dân Pháp lên cầm quyền, mà gia cấp công nhân và người lao động được hưởng, như thế là đều bị thủ tiêu. Nghị định của Toàn quyền Đông Dương đã tăng giờ làm việc của công nhân từ 60 lên 72 giờ một tuần, tiền lương bị giảm, cộng thêm bị sa thải mất việc.

Pháp cũng quan tâm xây dựng lực lượng phản động như cho ra đời và nâng đỡ “đảng trật tự xã hội Đông Dương”, Hội cựu chiến binh thực chất là các tổ chức phát xít. Pháp còn quan tâm, tìm mọi cách lợi dụng và nắm những người đứng đầu một số tôn giáo…

Có thể nói tất cả những chính sách phản động trên đây Pháp thực thi cho chiến tranh thế giới nổ ra đã làm cho mâu thuẫn giữa dân tộc ta với đế quốc Pháp vốn đã có càng thêm gay gắt, đặt dân tộc ta đứng trước thảm họa chưa từng có, không còn con đường nào khác ngoài con đường đấu tranh để sinh tồn.


(1) Báo cáo điện tín số 3078s của mật thám Sài Gòn cho Tổng Nha Mật thám Hà Nội ngày 28-5-1940. Hồ sơ : IIA.45/293 (2).
(2) Báo cáo của Sư đoàn trưởng Derindinger số 112/2 ngày 18-9-1939. H.S. IIA. 45/205 (1).
(3) Báo cáo của chánh mật thám Ricardoni số 3255 ngày 30-8-1939. Hồ sơ : Như trên.
(4) Báo cáo của mật thám Pháp số 5-9-939. Hồ sơ: Như trên.
(5) Báo Công Nông Thương Hà Nội, số ra ngày 19-3-1940.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #9 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2010, 08:39:19 am »

II. - SỰ CHUYỂN HƯỚNG CHỈ ĐẠO CHIẾN LƯỢC, SÁCH LƯỢC VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐẤU TRANH CỦA ĐẢNG.

Tình hình chiến tranh và những chính sách phản động của bọn cai trị Đông Dương đặt ra cho Đảng ta phải có những nhận xét mới về thời cuộc, phải kịp thời có sự chuyển hướng về chỉ đạo chiến lược, thảy đổi về sách lược và phương pháp đấu tranh, trong điều kiện hoàn toàn đứt liên lạc với Quốc tế cộng sản.

Ngày 29 tháng 9 năm 1939, Trung ương Đảng đóng ngay tại thành phố Sài Gòn đã ra Thông cáo gửi cho tất cả các cấp cán bộ Đảng trong cả nước, chỉ rõ:

“… Mấy năm gầy đây, Đảng ta còn ở thời kỳ đấu tranh thế thủ, ủng hộ các quyền tự do dân chủ đơn sơ của quần chúng và đòi các quyền tự do dân chủ rộng rãi. Nhưng hiện hay tình hình đã thay đổi nhiều. Hoàn cảnh Đông Dương sẽ tiến bước đến vấn đề giải phóng dân tộc, hoàn toàn vấn đề ấy mau hay chậm là thùy theo tình hình thế giới và năng lực của các đồng chí”.

Về tổ chức và các hình thức đấu tranh, Thông cáo nhắc nhở “Hiện thời tình hình quốc tế đã cho chúng ta thấy rõ vấn đề dân tộc giải phóng sẽ đi đến chỗ kết quả, thế thì chúng ta còn dại gì mà chui vào nhà tù”. Chúng ta phải “chọn người nào trung thành, hăng hái, có giác ngộ chính trị thì tổ chức vào hội bí mật… Những hội viên này phải hoàn toàn bí mật… Còn sự lấy nguyện vọng và biểu tình thì phải đình. Như thế không phải chủ trương không tranh dấu. Hiện giờ ta không thể đưa lực lượng của Đản bày tỏ cho bọn thống trị biết… Tuy thế mặc dầu nếu nơi nào quần chúng thúc dục và say mê đấu tranh thì Đảng phải lãnh dạo”(1).

Như vậy, trước sự biến chuyển của tình hình, Đảng đã vạch ra những nét phác họa đầu tiên cơ bản cho việc chuyển hướng đấu tranh cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Nhiệm vụ giải phóng dân tộc đã nổi lên và trách nhiệm đó, Đảng ta phải gánh vác.

Hai tháng sau, tại xã Tân Thới Nhất (Bà Điểm - Gia Định), Trung ương Đảng đã họơ Hội nghị từ ngày 6 đến ngày 8-11-1939, do đồng chí Nguyễn Văn Cừ chủ trì.

Hội nghị phân tích tình hình thế giới nhận định rằng trong thời kỳ đế quốc vì sự phát triển không đều của chủ nghĩa đế quốc vì sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản, các đế quốc thiếu nguyên liệu, thiếu thị trường phải đánh nhau để chia lại thế giới.

Giữa chúng bộc lộ mâu thuẫn gay gắt không thể điều hòa được, nhưng chúng đều có âm mưu xoay cuộc chiến chĩa vào Liên Xô… Chiến tranh sẽ phát triển, phát xít Nhật sẽ mở rộng chiến tranh ở Viễn Đông. Trật tự cũ lại lay chuyển tận gốc. Các nước thuộc địa, hết thảy dân tộc bị áp bức sẽ vùng dậy đấu tranh liều sống chết với đế quốc xâm lược để cởi vất cái ách tôi đòi.

Về tình hình trong nước, Hội nghị nhận định rằng hai nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam chống đế quốc và chống phong kiến Đảng đề ra năm 1930 là đúng. Nhưng trong điều kiện chiến tranh thế giới đã nổ ra và bọn cai trị thực hiện chế độ phát xít vô cùng tàn bạo, bọn phát ít Nhật lăm le nhảy vào Đông Dương xâm chiếm, đời sống của toàn thể dân tộc ta bị chà đạp nghiêm trọng, thì ”bước đường sinh tồn của các dân tộc Đông Dương không có con đường nào khác hơn là con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả ách ngoại xâm, vô luận da trắng hay da vàng để tranh lấy giải phóng dân tộc”. Hội nghị nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc “tất cả mọi vấn đề của cách mạng cả vấn đề điền địa, cũng phải nhằm vào mục đích ấy mà giải quyết”.

Để tập trung mọi lực lượng phục vụ nhiệm vụ chủ yếu là chống chiến tranh đế quốc, giành độc lập dân tộc, Hội nghị chủ trương tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruông đất mà thay bằng khẩu hiệu tịch kỳ ruộng đất của đế quốc pháp và những địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc.

Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương, thay cho Mặt trận dân chủ Đông dương, dựa trên cơ sở liên minh công nông, đoàn kết tất cả các tầng lớp, các giai cấp, các dân tộc ở Đông Dương, chĩa mũi nhọn vào kẻ thù chủ yếu của dân tộc là chủ nghĩa đế quốc và tay sai của chúng.

Khẩu hiệu lập chính phủ xô viết công nông đề ra từ năm 1930 nay cũng thay bằng khẩu hiệu lập “Chính phủ liên bang cộng hòa dân chủ Đông Dương”.

Các hình thức đấu tranh cần được thay đổi cho phù hợp với nhiệm vụ mới và phải chuẩn bị “bước tới làm nhiệm vụ giải phóng dân tộc”. “Song phải hết sức tránh những cuộc đấu tranh non, tranh đấu vô phương pháp, vô chuẩn bị, vì như thế tức là đưa quần chúng đén chỗ tự sát uổng mạng”.

Các hình thức đấu tranh cần được thay đổi cho phù hợp với nhiệm vụ mới và phải chuẩn bị “bước tới làm nhiệm vụ giải phóng dân tộc”. “Song phải hết sức tránh những cuộc đấu tranh non, tranh đấu vô phương pháp, vô chuẩn bị, vì như thế tức là đưa quần chúng đén chỗ tự sát uổng mạng”.

Hội nghị chú trọng đặc biệt đến công tác xây dựng Đảng, đề ra những nguyên tắc và biện pháp cụ thể nhằm củng cố Đảng về mọi mặt như: phải liên hệ mật thiết với quần chúng, phải vũ trang lý luận cách mạng, phải khôi phục hệ thống tổ chức và liên lạc Trung Nam Bắc, phải lựa chọn cán bộ, kiểm soát việc thực hiện nghị quyết, phải chống nạn khiêu khích mật thám, phải thực hiện tự phê bình và đấu tranh trên hai mặt trận chống “tả” khuynh và hữu khuynh, đặc biệt chú trọng thống nhất ý chí và hành động trong toàn Đảng(2).

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11-1939 đánh dấu bước chuyển hướng đúng đắn về chỉ đạo chiến lược, về sách lược và phương pháp đấu tranh của Đảng, mở đầu cho thời kỳ đấu tranh mới của cách mạng nước ta.

Nghị quyết được phổi biến trong cả nước, nhưng Nam kỳ tiếp thu sớm nhất và nó có tác động lớn đến cuộc khởi nghĩa Nam kỳ. Sau này chúng ta sẽ thấy về chiến lược, sách lược và những khẩu hiệu đấu tranh, tập họp lực lượng đấu tranh của Nghị quyết Hội nghị trung ương này in đậm dấu ấn vào cuộc khởi nghĩa.

Cũng trong tháng 11 năm 1939, Đảng cộng sản Đông dương phát lời kêu gọi “Dân tộc chúng ta đương ở vào tình thế một còn một mất. Dòng dõi tinh anh của Trưng Vương, Triệu Ẩu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Phan Đình Phùng… dân tộc Việt Nam hãy mau đoàn kết lại, thống nhất Trung Nam Bắc, liên hiệp với Miên, Lào và tất cả các dân tộc thiểu số khác, dưới ngọn cờ Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương, kẻ xuất công, người xuất của, ra sức đấu tranh chống đế quốc chiến tranh và giải phóng các dân tộc Đông Dương khỏi ách đế quốc.

Chỉ có đấu tranh giải phóng các dân tộc mới thật sự là chiến tranh vì công lý, vì tự do”(3).


(1) Thông cáo cho các cán bộ. Văn kiện Đảng tập III (1939-1945), Nhà Xuất bản Sự thật, 1963, tr.21-29.
(2) Những chỗ có ngoặc kép là những đoạn trích trong Nghị quyết của Hội nghị T.Ư. tháng 11-1930. Xem Văn kiện Đảng đã dẫn trên.
(3) Tuyên ngôn của Đảng cộng sản Đông Dương. Novembre 1939. Văn kiện Đảng đã dẫn trên, tr.96.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM