Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:43:46 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chỉ có một Nguyễn Sơn - Vị lưỡng tướng quốc  (Đọc 48122 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2009, 06:12:15 pm »



Tên sách: Chỉ có một Nguyễn Sơn vị lưỡng tướng quốc
Tác giả: Hà Anh
Nhà xuất bản: Thanh Hoá
Năm xuất bản: 2006
Số hoá: ptlinh, chuongxedap
 

LỜI CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP
NGUYÊN TỔNG TƯ LỆNH QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
VỀ TƯỚNG NGUYỄN SƠN



Anh Nguyễn Sơn lúc 16 tuổi đã tham gia phong trào Thanh niên cách mạng đồng minh hội và được vinh hạnh học tập tại trường Võ bị Hoàng Phố nổi tiếng của Trung Quốc. Khi anh về nước thì quân Pháp đã xâm lược miền Nam nước ta. Trong cuộc họp, Bác Hồ, anh Trường Chinh và tôi yêu cầu anh Nguyễn Sơn vào Nam phụ trách Ủy ban kháng chiến miền Nam Việt Nam (nơi diễn ra chiến sự ác liệt giữa ta và địch). Đây là một chức vụ cực kỳ quan trọng thể hiện lòng tin của Đảng và Chính phủ đối với anh.

Anh Nguyễn Sơn là tướng lĩnh có công với quân đội ta. Đặc biệt anh đã từng tham gia cuộc chiến tranh cách mạng lâu dài ở Trung Quốc. Anh là vị tướng nước ngoài duy nhất của Hồng Quân Trung Hoa. Các đồng chí láng giềng khi nhắc đến anh đều có một tình cảm tôn trọng và sâu nặng. Năm 1993, tôi sang thăm Trung Quốc đã gặp vợ con anh Sơn, tôi rất vui và yên lòng khi thấy những đứa con bên đó cũng như những đứa con bên này đều đã thực hiện được những điều mà cha anh mong đợi, cần cù phấn đấu, học tập và công tác với tinh thần lạc quan.

Tướng Nguyễn Sơn là một chiến sĩ cộng sản của Trung Quốc và Việt Nam, là người có khí phách dũng cảm, cũng là một vị tướng tài không chỉ ở lĩnh vực quân sự mà còn ở các lĩnh vực văn hoá nghệ thuật. Anh luôn rất coi trọng đào tạo cán bộ. Trong phong trào luyện quân tại Quân khu 4 anh đã rất thành công khi đưa ra một hình thức huấn luyện “Đại hội Tập” được Bộ quốc phòng áp dụng trong toàn quân và nhân dân.

Có thể nói Cách mạng tháng Tám vừa mới thành công, cách mạng Trung Hoa còn chưa giành được thắng lợi, Đảng và nhân dân ta đã phát huy tinh thần tự lực cánh sinh, độc lập tự chủ, kiên quyết đấu tranh bảo vệ chính quyền non trẻ trong điều kiện bị bao vây đầy khó khăn phức tạp. Dưới sự lãnh đạo của Bác Hồ và Đảng toàn dân đoàn kết xây dựng lực lượng chính trị, vũ trang, xây dựng từ dân quân đến sư đoàn chủ lực đầu tiên. Chúng ta đã nêu cao tinh thần tự lực tự cường, đã đứng vững và lớn mạnh, đặt nền móng vững chãi cho việc tiếp thu và sử dụng có hiệu quả sự viện trợ hết lòng của các nước anh em, đặc biệt là Trung Quốc.

Năm 1949 có một tài liệu của Pháp công bố, Pháp đã buộc phải thừa nhận: “Dùng lực lượng quân sự không thể thắng nổi Việt Minh”.

Anh Sơn về nước giữa những ngày khó khăn đó. Trong các cuộc thảo luận anh đã đưa nhiều ý kiến sâu sắc về bồi dưỡng cán bộ tác chiến, xây dựng bộ đội chủ lực, đặc biệt là xây dựng lực lượng dân quân. Anh phát biểu sôi nổi đã thu hút được sự chú ý của mọi người. Trong quan hệ bạn bè anh tôn trọng đồng chí, đồng đội. Anh thường tâm sự với mọi người thâu đêm, suối sáng làm cho ai cũng có cảm giác thoải mái và quyến rũ.

Sau khi công hiến hết mình cho miền Nam, mùa hè năm 1950 anh đã nhận công tác của Bác Hồ để đi Bắc Kinh. Trong thời gian kháng Mỹ viện Triều anh đã mang bệnh nặng. Mặc dù đã được nhà nước Trung Quốc hết lòng cứu chữa thậm chí gửi sổ y bạ đi hội chẩn ở Liên Xô nhưng bệnh tình anh không thể qua nổi. Đảng đã đón anh về nước để chữa bệnh theo yêu cầu của anh. Anh đã từ trần trong niềm thương tiếc vô hạn của người thân, bạn bè, chiến sỹ trên mảnh đất quê hương mình.

Mặc dù mất sớm nhưng anh đã để lại hình ảnh của một người cộng sản suốt đời cung cúc tận tuỵ cho sự nghiệp cách mạng nước ta và nước bạn. Hình ảnh một đồng chí - một người bạn chiến đấu thân thiết hết sức chân thành vẫn sáng chói. Anh mãi mãi được ghi nhớ trong trang sử cách mạng Việt Nam và khắc sâu trong mỗi trái tim chúng ta.
 
Hà Nội, tháng 06 năm 2000
Đại tướng Võ Nguyễn Giáp ký



Trích lời đề tựa của Đại Tướng đã viết cho cuốn “Nguyễn Sơn vị tướng huyền thoại” của Minh Quang - tháng 6/2000. Nhà xuất bản trẻ - 161B Lý Chiến Thắng TPHCM
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Mười, 2020, 09:42:54 pm gửi bởi Giangtvx » Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #1 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2009, 09:34:36 pm »


LỜI TÁC GIẢ VÀ BẠN BÈ
cùng là sinh viên thuộc trường Võ bị I Nguyễn Sơn
(Trường Lục Quân Trung học Quảng Ngãi 1946)


Tướng Nguyễn Sơn sinh năm 1908 tên thật là Vũ Nguyên Bắc quê tại thôn Kiêu Kỵ huyện Gia Lâm ngoại thành Hà Nội (nơi đây có nghề sơn mài dát vàng). Sau 23 năm chiến đấu trong quân đội Hồng quân Trung Hoa, ông đã tham gia nhiều trận đánh chống quân Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch. Năm 28 tuổi ông đã là Sư đoàn trưởng lại là dân biểu Quốc hội qua 2 nhiệm kỳ. Khi quân Pháp có dã tâm chiếm Nam Bộ để thôn tính Việt Nam lần thứ 2 ông được Mao chủ tịch chấp thuận về nước nhà tham gia chống ngoại xâm.

Đầu tháng 1/1946 Bác Hồ phong Nguyễn Sơn là Chủ tịch Ủy ban kháng chiến miền Nam Việt Nam. Ông đến Quảng Ngãi rồi lập tức lên đóng đại bản doanh tại An Khê.

Tôi cũng là người đầu tiên lên mặt trận An Khê phụ trách về quân giới tại mặt trận An Khê. Tôi lại có may mắn được gặp gỡ và nói chuyện với ông tại bờ suối An Khê. Ông cũng là trí thức tiểu tư sản, tôi cũng thế nên hai người dễ thông cảm nhau. Ông đã cho tôi biết về hoàn cảnh gia đình của ông ở Việt Nam và bên Trung Quốc.

Sau khi chỉ đạo các lực lượng chiến đấu tại An Khê phần đất gần quân khu 15. Ông lập giới tuyến phòng ngự chống địch bung ra từ Buôn Ma Thuột, ông dời đại bản doanh về Bồng Sơn. Ông dành thời gian vào mặt trận Khánh Hoà, Phan Rang để ổn định chiến trường quân khu 6. Khi trở về ông lại dời đại bản doanh về Quảng Ngãi và xúc tiến việc thành lập trường Lục quân Trung học Quảng Ngãi với nhận xét quân đội ta lúc ấy rất non kém và thiếu nhiều cán bộ có năng lực chỉ huy trong chiến đấu nên vì thế phải có trường đào tạo cấp tốc. Tôi cũng đã đăng ký và thi đậu vào học trường này, có thể nói tôi có nửa năm làm việc dưới quyền Tướng Nguyễn Sơn cộng với thời gian học trường lục quân là một năm.

Rất nhiều sách nói về Nguyễn Sơn đúng cũng có, sai cũng có. Ở đây tôi xin được tổng hợp cuộc đời và sự nghiệp của ông qua con mắt nhận xét của một sinh viên là học trò của ông cùng với sự tham khảo của các bạn đồng học, chúng tôi nhận thấy trình độ có hạn chưa nói lên được tất cả những điểm ưu việt qua 30 chục năm chinh chiến đã rèn luyện ông thành con người thép với ý chí tấn công quyết chiến quyết thắng, không lùi bước trước kẻ địch, ông lại còn muốn lời văn, câu thơ, khúc nhạc, tiếng ca phải vang lên theo những bước chiến sĩ tiến lên tiêu diệt quân thù. Ông là nhà hùng biện, nhà thơ, nhà văn, soạn giả kiêm kịch sĩ nổi tiếng của ban kịch đầu tiên nước Cộng hoà nhân dân Trung Quốc. Do lối sống hài hoà nhiều khi hài hước dí dỏm đã thuyết phục một số lớn văn nghệ sĩ, số học giả có tiếng trong nước, những người thuộc chế độ cũ kể cả những sĩ quan phát xít và ngoại quốc cùng theo ông làm cách mạng.

Học trò của Thầy thành đạt rất nhiều, cán bộ tại các trường Võ bị I, Võ bị II, Trường quân chính đại đội, các lớp Trung đoàn, trường Thiếu sinh quân và trường Văn học kể ra có trên 5000 học viên trong vòng năm năm khi thầy hoạt động tại Việt Nam. Riêng các sinh viên trường Võ bị I khi nhập học có 480 sinh viên, đợt đầu loại 50 sinh viên do trình độ kém, sức khoẻ kém, hoặc thiếu kỷ luật. Đợt cuối 430 sinh viên được phân công hoạt động về các đơn vị ở ba miền đất nước.

Sau 30 năm kháng chiến thành công các sinh viên Võ bị I họp mặt chỉ còn 120 người (bảo vệ Thủ đô 40 sinh viên hy sinh). Trên 300 sinh viên đã được phủ quốc kỳ trên thân xác họ tại các chiến dịch Đông Xuân, Biên giới, Thượng Lào, Khe Sanh, Quảng Trị, Khánh Hoà, Đồng Tháp Mười, Trường Sơn, Điện Biên Phủ v.v...

Trong vinh quang cũng có những đau xót. Trong cuộc trường kỳ kháng chiến gian khổ chống Pháp, chống Mỹ sự hy sinh tính mạng của cải là đương nhiên. Đa số sinh viên chúng tôi nằm trong thành phần địa chủ, tiểu tư sản, trí thức nên qua những đợt chỉnh phong, chỉnh đảng, cải cách ruộng đất một số cũng bị lao đao dao động nhưng cuối cùng đều khắc phục khó khăn noi gương thầy đeo đuổi kháng chiến đến ngày thành công.

Số sinh viên thành đạt có thể kể ra: Trung tướng Phan Quang Tiệp và trên 20 Thiếu tướng như Hồ Đệ, Lê Văn Kiện, Hồ Quang Hóa, Vũ Hắc Thông, Tống Trần Thuật, Lê Trung Ngôn, Dương Bá Nuôi, Y Block,... và trên 50 chục Đại tá. Ngoài ra, có 3 Đại sứ: Nguyễn Khắc Huỳnh, Tô Anh, Vũ Hắc Bồng, Nhà văn dã sử nổi tiếng Thái Vũ, hoạ sĩ Vũ Anh, v. v...

Về phía trường Thiếu sinh quân và các lớp văn hoá khác đều cũng có những người đã thành đạt làm: Bộ trưởng, Ủy viên Trung ương, Tiến sĩ, Bác sĩ, Kỹ sư... chúng tôi mong rằng các bạn ở thế hệ sau tìm hiểu và noi gương chiến đấu của Thầy về mọi lĩnh vực.

Tôi nghĩ không những Thầy đã củng cố các Quân khu 4, 5, 6, 15 trở nên vững mạnh mà theo tôi công lớn nhất của Thầy lại là thực hiện nhiệm vụ do Bác Hồ giao cho khi qua Trung Quốc liên lạc mật thiết với các lãnh tụ để nhận được sự yểm trợ tối đa về vũ khí, về hóa chất... kể cả công lao của đoàn Cố vấn Trung Quốc sang giúp đỡ Việt Nam tận tình. Đây cũng là bằng chứng hùng hồn đánh bật những luận điệu cho là thầy Sơn qua Trung Quốc vì bất mãn địa vị.

Trong lần kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường Lục quân trung học Quảng Ngãi, thiếu tướng Lê Văn Kiện, Tư lệnh Tăng, Thiết Giáp là sinh viên Đại đội 1 đã đại diện cho toàn trường làm 2 câu đối mô tả tình quân dân cá nước. Ông trân trọng tặng Bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi Đỗ Minh Toại để tỏ sự biết ơn Tỉnh ủy, Ủy ban, Mặt trận Tổ quốc cùng các đoàn thể và nhân dân đã giúp mọi phương diện cho trường Lục quân.

“Quảng Ngãi dựng xây công đức lớn
Lục quân nhớ mãi cội nguồn xưa”.


Đồng chí Toại đã cho khắc hai câu thơ lên bia kỷ niệm của nhà trường. Khi tướng Nguyễn Sơn qua Trung Quốc đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chúc ông “Mã đáo công thành” trong công cuộc kháng Mỹ viện Triều. Quả thật ông đã đem chuông đi đánh xứ người như đại tướng mong muốn. Khi rời Liên khu tư bao nhiêu văn nghệ sĩ và đồng bào tiễn đưa ông. Họ đã khóc trong niềm thương nhớ kính mến. Phải chăng đấy là “triệu bất tường”.

Sau cái chết còn son trẻ của ông, bà Trần Kiếm Qua và bà Lê Hằng Huân đã gặp nhiều cực khổ trong vấn đề nuôi con khôn lớn thành tài. Khi đại tá Chúc, sĩ quan dưới quyền ông, đã đến thăm gia đình bà, ông đã phải khóc vì thấy những đứa con bé tí chập chững đã sớm mất cha. Theo di chúc của ông, bà Huân đã trao số tiền chính phủ Trung Quốc trao tặng Nguyễn Sơn tặng lại nhà nước Việt Nam.

Đấy gia đình Tướng Nguyễn Sơn đã thừa hưởng cung cách con người của Nguyễn Sơn là thế, là thẳng thắn, kiên cường, không vụ lợi, không khuất phục, không dua nịnh, cương quyết, tự lực, dũng cảm vượt qua các trở ngại của cuộc sống, tranh đấu cho hoà bình, cho tự do và công bằng, bác ái của nhân loại như ông. Ngay như các cán bộ văn nghệ dưới quyền cũng noi theo ông không khuất phục trước cường quyền, không bị lôi cuốn trước sự sai trái, sống trong sạch đúng lương tâm con người.

Giờ đây tượng Thầy đã có chỗ trong hội khoa học lịch sử Việt Nam. Tại núi Hồng Lĩnh nhân dân đã lập đền thờ thầy quanh năm khói hương nghi ngút. Chính phủ 2 nước Trung - Việt nhất là Chủ tịch Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh, Chu Đức... và các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta như: Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Lê Đức Anh, Trần Đức Lương, Võ Văn Kiệt, Nông Đức Mạnh khi viếng thăm Trung Quốc đã ưu ái chú ý đến gia đình hai bên. Các vị đã thăm viếng và tạo điều kiện để các vợ con Thầy được sum họp trong tình hữu nghị Trung - Việt bền vững. Vong hồn thầy chắc đã hài lòng vì mong ước về gia đình của thầy đã đạt được. Các con cháu Thầy ở Trung Quốc như: Hàn Phong đã trưởng thành là một học giả có tiếng vang được báo chí Trung Quốc khen ngợi. Tiểu Việt cũng là một Tổng giám đốc của Công ty liên doanh với Việt Nam. Tại nước nhà các con như: Thanh Hà, Nguyễn Cương đều là Trung tá và cũng là Giám đốc công ty liên doanh Hồng Đạt hoạt động giữa 2 nước Trung Việt và Châu Á. Cô Mai Lâm sống theo gương bố năm xưa cũng xông vào chiến trường miền Nam với tiếng hát của mình thúc dục miền Nam chiến thắng. Các cháu Vũ Tuấn là giáo sư, Vũ Kỳ Lân là nhà văn, Vũ Ký, cục trưởng trong Bộ Ngoại giao Việt Nam. Nói chung con cháu của thầy đều là những người thành đạt trong cuộc sống tự lập, họ tự đi lên bằng hai chân họ. Họ đang dắt tay nhau, hiên ngang đi trên hai con đường thênh thang có tên Nguyễn Sơn tại Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Đây chỉ là những mẩu chuyện nhỏ gợi nhớ đầy tình cảm thương mến đối với Thầy, nó chưa có thể là tác phẩm diễn tả đúng mức cuộc sống oai hùng của Thầy tại hai nước. Vì trình độ có hạn, tôi không đủ lời để nhận xét đánh giá và phê phán thầy tôi: một vị tướng có trình độ rất cao, chỉ có cấp trên của ông mới đánh giá đúng. Tôi mong những bạn là học trò của Thầy, những vị là bạn của ông, những nhà Khoa học, Nhà Văn hóa Nghệ thuật sẽ góp nhiều ý hay, tư liệu chính xác để tác phẩm viết về cuộc đời và sự nghiệp tướng Nguyễn Sơn khi tái bản được hoàn chỉnh hơn.

Xin trân trọng cám ơn quí vị, quí bạn.


Hà Anh (Nguyễn Quốc Tài)
Sinh viên số 229 - Trung đội 2 - Đại đội 3
Trường Võ bị I (Lục quân Trung học Quảng Ngãi)
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #2 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2009, 09:36:44 pm »


Ý KIẾN CỦA BAN ĐẠI DIỆN TOÀN QUỐC,
BAN ĐẠI DIỆN PHÍA BẮC, PHÍA NAM CỦA TRUỜNG VÕ BỊ I (LỤC QUÂN TRUNG HỌC QUẢNG NGÃI) CÙNG MỘT SỐ SINH VIÊN


1- Thiếu tướng Hồ Đệ nguyên phụ trách Tiểu đoàn pháo binh 954/E34 chiến đấu tại chiến trường Điện Biên Phủ sau là Tham mưu trưởng Quân đoàn III. Ông là sinh viên Đại đội 3 làm Đại diện ban liên lạc toàn quốc của trường.

… Thầy Sơn đã để lại cho sinh viên chúng ta một kho kinh điển về quân sự, chính trị, văn hoá. Từ phép luyện quân, nuôi quân đến cầm quân... thầy trao cho chúng ta những căn bản về phát triển quân đội và văn hóa nghệ thuật. Những tư tưởng đi trước đã làm Quân khu 4 nổi tiếng một thời về mọi mặt.

Thầy để lại cho chúng ta một gương sáng về chiến sĩ quốc tế phục vụ vô tư cho nhân loại: cương quyết, kiên trì chiến đấu dũng cảm bất kỳ nơi nào có bọn đế quốc xâm lăng. Tuy nhiên, thầy rất mềm dẻo đối xử với mọi tầng lớp dân chúng và cán bộ các cấp. Thời gian dài tuy chiến đấu tại nước ngoài thầy vẫn luôn nghĩ phải làm gì cho tổ quốc của thầy. Quả đúng là tư tưởng của vô sản quốc tế. Sự cống hiến của thầy rất to lớn với hai dân tộc. Thầy là tượng trưng sự thắt chặt bền chắc tình hữu nghị giữa hai nước Trung Quốc và Việt Nam. Chúng tôi sung sướng được là học trò của thầy và cũng ngậm ngùi tiếc thương khi sức thầy còn có thể làm được nhiều nữa...


2- Đại tá Trần Đình Mai nguyên Vụ trưởng vụ I Tổng cục Mỏ địa chất (sinh viên đại đội 3).

… Thiếu tướng Nguyễn Sơn vị tướng đa tài huyền thoại như gần đây nhiều sách đã viết. Cũng như hàng trăm đồng môn khác chúng tôi thật vinh hạnh có được một người thầy, một biểu tượng tài năng ngời sáng: Trí, Dũng quả đoán, tình huynh đệ chan hoà, bình dị hiếm có. Thầy mất đi đã để lại vốn quý về quân sự, chính trị văn hoá nghệ thuật và chúng ta cũng mất đi một nhân tài hết lòng vì quốc tế vô sản và vì sự tồn vong của đất nước Việt Nam.

Sinh viên Hà Anh thuộc Đại đội 3 đã có may mắn sống bên thầy từ khi thầy nhận chức chủ tịch Uỷ ban kháng chiến miền Nam Việt Nam trong một năm. Với hai năm sưu tầm, anh đã đi từ nam ra bắc hay miền trung và cao nguyên, những nơi có dấu vết tướng Nguyễn Sơn đã hoạt động để lượm nhặt những tư liệu về một người thầy và cũng là một vị tướng lỗi lạc, oai hùng. Có những chuyện anh đã làm chúng ta xúc động khi tưởng nhớ tới thầy và các bạn đồng môn đã hy sinh làm rạng rỡ trường Lục quân trung học Quảng Ngãi nay là Võ bị I.


3- Thiếu tướng Võ Hắc Thông đại diện Ban liên lạc trường Lục quân trung học (nhóm A miền Bắc) là sinh viên Đại đội II của nhà trường. Ông đã phụ trách tổng kết chiến tranh của Cục Dân quân Bộ quốc phòng:

… Tôi là một trong số mười sinh viên được nhà trường chọn để đi theo thầy Sơn ra miền Bắc lập trường Võ bị II. Sau hôm khai giảng với trên 300 sinh viên, tối hôm ấy thầy Sơn triệu tập những sinh viên có giấy giới thiệu về sinh hoạt Đảng đều được mời đến họp tại văn phòng của thầy. Riêng nhóm sinh viên trường Võ bị Trần Quốc Tuấn thì chưa ai là đảng viên cả.

Ngồi trên chiếc chiếu dưới ngọn đèn dầu, thầy Sơn nhắc lại cương lĩnh của Đảng và năm bước công tác. Việc này chứng tỏ thầy rất chú trọng việc tổ chức và phát triển Đảng trong nhà trường. Một chuyện gây ấn tượng cho chúng tôi là thầy đã kể những sự gian khổ mà thầy đã trải qua trong cuộc vạn lý trường chinh để tiến lên phía Bắc lập căn cứ địa. Suốt dọc đường chống máy bay địch truy kích, chống đói, rét, bệnh tật với tinh thần sắt đá chiến đấu cho giai cấp vô sản, thầy đã chiến thắng trong chiến đấu góp phần quan trọng cho công cuộc thành công của cách mạng nước bạn. Những hình ảnh ấy đã động viên chúng tôi khi về công tác tại vòng đai thủ đô trong buổi đầu gặp nhiều khó khăn gian khổ nhưng chúng tôi đã vượt qua được. Có thể nói công tác tổ chức Đảng đối với thầy rất quan trọng. Trong khóa đó các sinh viên chúng tôi đã cố gắng tuyên truyền vận động và hai tháng sau chúng tôi đã phát triển được trên 50 chục đảng viên...

… Bằng việc làm trong những hành động cụ thể, bằng lý luận chuyên sâu, bằng lời nói có sức thuyết phục lòng người, bằng kho kinh nghiệm tích lũy nhiều năm trong sách vở và thực tế tại các chiến trường, với nguồn vốn dồi dào và nhiều khía cạnh phong phú trên mọi lĩnh vực với cuộc sống đầy sóng gió, trắc trở, oan trái trong cách mạng và đời thường đã hun đúc nên một vị tướng vừa kiên nghị, cứng rắn, vừa mềm dẻo đầy tình đồng chí, đồng đội, tình người đã cảm hoá cán bộ, chiến sĩ, nhân dân trong cuộc kháng chiến trường kỳ.

Một vị tướng văn võ song toàn mà sinh viên Hà Anh mô tả như là một thiên tài. Tôi cho là không quá đáng và đây có thể là bài học cho những thế hệ sau này noi theo.


4- Thiếu tướng Hồ Quang Hóa sinh viên Đại đội II trong Ban đại diện trường LQTH (nhóm C tại phía Nam). Ông cũng là sĩ quan đã lấy khẩu cung đầu tiên của tù binh là Thiếu tướng Đe Castrie tư lệnh tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của Pháp.

… Nguyễn Sơn là một vị tướng khẳng khái dũng mãnh, oai phong nhưng rất chan hoà với cán bộ dưới quyền và dân chúng. Giới Văn nghệ sĩ rất thích ông vì lòng rộng rãi thương yêu giúp đỡ họ. Ông cũng là người sâu sắc, luôn có tư tưởng đúng đắn trong các môn thi ca, kịch nghệ, văn chương. Tôi đã đọc bản thảo của Hà Anh cũng là học trò thầy Sơn đã được sống gần thầy từ mặt trận An Khê, Hà Anh đã có một phần nào hiểu biết hơn các bạn khác. Việc người ta đồn thầy nhiều vợ, theo tôi thầy không phải là người đèo bồng, nhăng nhít. Các vợ đến với thầy đều có khoảng cách hợp lý, cho phép thầy có vợ nữa.

Thầy là người rất thương vợ, thương con không kể cả bên Tàu hay bên ta. Thầy chỉ có 5 năm để chỉ huy quân đội phía Nam trong hoàn cảnh khốc liệt với hai bàn tay trắng thầy đã tạo một đội ngũ cán bộ tin cẩn có trình độ dũng cảm quyết theo thầy ra sức chiến đấu xây dựng quân đội.

Năm năm đầy trí tuệ và mồ hôi thầy đã làm cho các quân khu 4, 5, 6, 15 từ yếu ớt trở nên vững mạnh. Thầy chú tâm dốc toàn lực đào tạo lực lượng dân quân các quân khu để có trình độ tự chiến đấu mặt đối mặt với quân thù. Thầy đã tạo một hậu bị quân với hậu cần dồi dào tiếp ứng cho các đơn vị trực chiến tại quân khu 4 về quân trang, quân lương, quân dụng, vũ khí...

Như Hà Anh nhận xét: du kích chiến là phương pháp tối ưu của các nước yếu chống đế quốc xâm lược cho nên thầy Sơn chú trọng rất nhiều về đào luyện dân quân. Cuộc đời thầy đầy lửa và ánh sáng để các sĩ quan noi theo trên đường xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Chúng ta phải coi đây là “tinh thần Nguyễn Sơn”. Tinh thần sắt đá khắc phục mọi gian khổ khó khăn quyết vươn lên tới đích công cuộc giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #3 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2009, 10:22:18 pm »


Vào truyện...


1

Nắng chiều đỏ rực làm nổi bật dãy núi xanh thẫm bao bọc chung quanh đồi An Khê… Từ phía tây nam có bóng ngựa đang phi từ xa xuống thung lũng. Bụi đất cuồn cuộn ở phía sau lưng. Nguyễn Sơn từ trên lầu đi xuống, với một sĩ quan Nhật. Trong lúc đó hết giờ làm việc ba chúng tôi ngồi chơi trên ghế xi măng đặt hai bên cửa toà lầu. Thỉnh thoảng chúng tôi nghe những loạt súng văng vẳng từ rừng xa vọng về. Ông Sơn tay cầm ống nhòm vừa ra giữa sân thì người phi ngựa đã dừng trước mặt ông cách ba thước. Người cưỡi ngựa đứng nghiêm và giơ tay chào:

- Tôi, Nam Long1, trung đoàn trưởng trung đoàn tiền tuyến xin báo cáo: Trung đoàn đã nhận được tin từ mặt trận cho biết, địch đã lọt vào vòng phục kích của ta tại Bô Keo, quân ta đã tiêu diệt 2 xe tăng địch. Trước hỏa lực trây đơ2 và “Ép em” 3 của ta bắn dữ dội, địch đã quay xe chạy thoát. Ta lấy được 4 khẩu súng máy liên thanh gắn trên xe4, 2 súng lục, 2 thông sông5, 4 tên chết, 2 tên chạy thoát vào rừng. Hết!!

- Lực lượng chúng bao nhiêu? - Tướng Nguyễn Sơn hỏi.

- Khoảng hơn Trung đội, 2 xe tăng bị cháy, 2 xe “đốt” chở lính quay đầu chạy. - Trung đoàn trưởng Nam Long trả lời.

Với giọng sang sảng, tướng Nguyễn Sơn nói tiếp:

- Phải cảnh giác đề phòng, không phải chúng chạy luôn đâu. Chúng sẽ quay trở lại với lực lượng lớn hơn. Đồng chí hãy tổ chức ngay mạng lưới trinh sát cách mặt trận 2 cây số để nắm địch tình đồng thời tổ chức thông tin về chỉ huy sở. Tăng cường thêm chướng ngại vật đốn một số cây cho đổ ngang đường. Đồng chí thông báo khẩn cấp vào 12 giờ trưa mai, các cán bộ đại đội về họp tại đây! Đồng chí rõ chưa?

- Rõ! Tuân lệnh!


Lúc ấy hơn 5 giờ rưỡi. Chúng tôi, nhìn cảnh núi rừng lần đầu tiên mới được thấy. Khi mục kích những việc xảy ra trước mặt chúng tôi ngắm ông Long, thân hình vạm vỡ, hơi lùn. Ông đội mũ nỉ to vành, bên mũ cắm một lông ngỗng dài. Trên vai ông có một hàng đạn nhỏ dài kéo xuống thắt lưng xệ bên phải với bao da đựng cây côn đui6. Vòng dây dù cột liền với súng được luồn qua cầu vai tạo thành một kiểu trang trí đẹp mắt. Trông ông Long giống những chàng trai “cô bồi” 7 Chicagô trong phim găng-tơ8 thường chiếu tại các rạp chiếu bóng lúc bấy giờ.

Khi ông Long đi khuất vào cánh rừng. Nguyễn Sơn còn nói với sĩ quan Nhật này vài câu sau đó cùng đi thẳng đến mép rừng.

Ánh chiều mờ dần và tối hẳn. Chúng tôi bước vào nhà thì mâm cơm đã dọn sẵn ở nhà sau. Chiều nay thầy Tố đi công tác nên còn lại 3 chúng tôi bên mâm cơm.

Hồi sáng, thầy Tố có dặn chúng tôi đừng gọi bằng “thầy” nữa vì đi làm cách mạng, đi kháng chiến ở chung với đồng đội chúng ta chỉ xưng hô là đồng chí mà thôi.

Chúng tôi ngạc nhiên sao lại có 2 lính Nhật trong quân đội cách mạng. Sau những lần gặp ông Sơn ở dưới thung lũng sau nhà lầu, ông đã kể: khi tôi được Bác Hồ giao trọng trách chỉ huy kháng chiến tại miền Nam, tôi đã ở Huế hai ngày trước khi nhận nhiệm vụ. Tôi cũng đã thấy vũ khí của quân đội ta rất nghèo nàn. Một phân đội chỉ có một số súng Nga, một số súng Nhật, một số súng Pháp, thậm chí có người chỉ có lựu đạn và mã tấu. Hiện giờ tôi biết nguồn súng của Nhật rất dồi dào. Để họ giao cho quân đội đồng minh nhưng thực tế là quân ô hợp của tướng Lư Hán dưới quyền Tưởng Giới Thạch là Thống chế quân đội quốc dân đảng thì thật rất uổng. Do đó tôi đàng hoàng xin gặp vị tướng Nhật chỉ huy miền trung tại Huế. Vị tướng này thấy tôi mặc quần tây đen, áo sơ mi cộc tay, da mặt đen sạm nhưng cử chỉ đĩnh đạc. Tôi tự xưng là người chỉ huy các lực lượng yêu nước từ Trung Bộ vào đến Nam Bộ. Tôi kêu gọi các sĩ quan Nhật ủng hộ tôi chống thực dân Pháp. Lúc đầu hai bên nói tiếng Trung Quốc nhưng có đoạn khó họ lại phải bút đàm với tôi. Sĩ quan nói chuyện với tôi là Ykawa Tham mưu trưởng quân đội Nhật Bản ở Việt Nam. Ông này đang trực tiếp phụ trách quân Nhật tại Miền Trung. Ykawa có vẻ trầm ngâm nghĩ ngợi. Sau đó tôi bảo bọn họ: Các ông thấy đây là việc làm tốt đẹp cho nhân dân Việt Nam thì các ông đi theo chúng tôi. Tôi nói với giọng tự nhiên và chân thành. Các sĩ quan đã tiễn đưa tôi ra tận cổng...


Trở vào bàn, Ykawa ngồi suy tư... Ông nhìn từng chiếc lá vàng rơi ngoài sân lúc cuối đông. Ông đã chứng kiến bọn lính Tàu khi tiếp nhận vũ khí từ tay quân đội Nhật tại Thái Nguyên. Bọn này đã hoảng sợ bỏ chạy khi nghe vị chỉ huy Nhật hô nghiêm và giao súng. Hình ảnh ấy đã làm ông cảm thấy nhục nhã khi phải giao súng cho bọn ô hợp này. Ông suy nghĩ tại sao ta không theo Việt Minh và giao khí giới cho họ vì họ cũng là bộ phận của đồng minh thắng trận, hơn nữa mình lại được tiếng tham dự cuộc kháng chiến chống Pháp của họ. Đây cũng là ý tưởng cao đẹp...

Cả tuần bàn bạc, sau đó họ nhất định kéo một số sĩ quan vào Phú Phong thuộc tỉnh Bình Định.

Ông Sơn nhận được tin liền mời hai người là Ykawa (tên Việt Nam là Nhất Cử) và Minh Ngọc được đi thẳng lên An Khê gặp ông. Còn các sĩ quan khác vẫn ở lại Phú Phong nghỉ ngơi. Họ lên ở với ông 4 ngày trên nhà lầu là trụ sở của ông Sơn. Sau đó Nguyễn Sơn phái Ykawa cùng theo phái đoàn đồng chí Lê Văn Hiến đi thanh tra mặt trận Buôn Ma Thuột và Pleiku.

Do cảm nhận sự chân thành và bộc lộ lòng yêu nước tha thiết của Nguyễn Sơn, Ykawa đã ra lệnh cho số sĩ quan Nhật theo cách mạng. Họ đã đi mở các kho vũ khí từ Huế vào tới Phú Yên, đèo Cả giao súng cho quân đội ta đủ trang bị gần một trung đoàn.
_________________________________________
1. Nam Long, sau này là Trung tướng.
2. Tiếng Pháp Trây đơ (treige deux) súng liên thanh nặng 13 ly 2
3. “Ép em” tiếng Pháp là Fusil Miltrailleur (liên thanh nhẹ)
4. 2 liên thanh gắn trên xe là Fusil jumelé có nghĩa là 2 súng máy gắn liền nhau.
5. Thông sông: liên thanh nhẹ. Tiếng Anh là thompson
6. Côn đui tiếng Pháp Colt.douze (súng lục với 12 viên đạn)
7. Cô bồi tiếng Anh: Cowboy: là kẻ chăn ngựa.
8. Găng-tơ tiếng Anh: Ganster: là kẻ cướp.

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #4 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2009, 10:26:52 pm »


2

Sáng hôm sau, thầy Tố trở về Văn phòng lúc 9 giờ sáng. Thầy nhận được lệnh tham dự buổi họp của Uỷ ban đồng thời coi sóc việc chuẩn bị cơm chiều và đồ giải khát cho cuộc họp trên 30 cán bộ từ mặt trận về.

Trước 1 giờ trưa cán bộ các cấp đã tập trung đông đảo trên lầu. Thầy giao cho anh Quảng ghi chép, theo dõi hội nghị còn thầy lo đôn đốc “hoả đầu quân” 1 phục vụ cơm chiều.

Đồng chí Nguyễn Sơn lên tiếng: Nhân danh người phụ trách các đơn vị miền Nam Việt Nam tôi xin chào các đồng chí chỉ huy đơn vị. Khi tới Quảng Ngãi tôi cũng đã tìm hiểu một phần nào về tình hình diễn biến tại miền Nam Việt Nam. Tôi phải lập tức lên gặp các đồng chí để cùng đề ra kế hoạch đối phó gấp rút với địch. Như các đồng chí đã biết, đất nước ta dài nhưng khoảng giữa lại rất mỏng manh. Địch có thể uy hiếp ta từ vùng cao nguyên xuống 4 tỉnh miền trung (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên). Kể cả chúng đổ bộ mặt biển.

Tỉnh Buôn Ma Thuột là điểm chiến lược giữa ta và địch vì nó tiếp giáp nước Lào, nước Thái Lan (vùng ba biên giới).

Trước ngày toàn quốc kháng chiến (19/12). Ngày 14/10/1945, quân Pháp đổ bộ lên Hòn Cau đánh chiếm thị xã Nha Trang tháng 11/1945, 1 vạn quân của sư đoàn Thiết giáp số 2, Trung đoàn bộ binh thuộc địa số 5 (5c RIC) 2 và chiến hạm Richclieu phối hợp máy bay, xe tăng tấn công các tỉnh Nam Trung Bộ.

Ngày 18/11/1945, cánh quân cơ giới lên Bù Đốp theo đường 14 tiến chiếm Buôn Ma Thuột. Phía ta, đơn vị giải phóng quân từ Khánh Hoà lên phối hợp với quân địa phương bảo vệ Buôn Ma Thuột.

Ngày 30/11/1945, Pháp chia 2 mũi tập kích vào thị xã Buôn Ma Thuột. Một đại đội ta bị tập kích đã tan rã chung với một phái đoàn đi kiểm tra mặt trận.

Do sự chống trả quyết liệt của số đơn vị ta nên quân Pháp tạm thời rút lui.

Ngày 2/12/1945, ta đã tăng cường thêm đơn vị của Thu Sơn và Nguyễn Đôn bảo vệ đường 14 về Buôn Ma Thuột.

Ngày 5/12/1945, binh đoàn bộ binh cơ giới Pháp có pháo binh, cơ giới yểm trợ đã tấn công vào Buôn Ma Thuột. Ta đánh mìn nổ cầu Sêrêpôk nhưng vẫn không ngăn cản được sự tấn công của địch. Mất Buôn Ma Thuột ta phải rút ra ngoài chờ chi viện của cánh quân ba biên giới (lúc đó ta đã mất phòng tuyến CADA và phòng tuyến Phượng Hoàng3.

Trước tình hình trên chứng tỏ quân dân Buôn Ma Thuột không chống cự nổi lực lượng mạnh mẽ của địch. Qua hoạt động trên ta có nặng về chiến đấu chính quy. Chưa nắm được tương quan lực lượng giữa ta và địch để đối phó với mọi tình huống. Một phần cũng vì quân đội ta chưa được huấn luyện tốt: kinh nghiệm chiến đấu còn ít.

Sau thắng lợi của trận Bô Keo tôi mong các đồng chí chỉ huy đơn vị uyển chuyển vận dụng du kích chiến để tránh mũi nhọn của địch, nên đánh vào lưng và đuôi địch. Không nên háo thắng mà phải vận động đánh vào chỗ yếu của địch. Địch tập trung thì ta phân tán vì ta không đủ lực lượng gấp ba địch nên phải phối hợp với dân quân thực hiện đánh tỉa và gài lựu đạn tiêu hao địch.

Yêu cầu của chiến trường Buôn Ma Thuột là bằng mọi cách không cho địch nống ra chiếm các vùng phụ cận. Huy động du kích bắn tỉa để chúng không thực hiện xây lô cốt chung quanh thị xã. Chúng ta khống chế được Buôn Ma Thuột thì vùng đồng bằng mới mong được an toàn.

Ủy ban kháng chiến miền Nam Việt Nam sẽ cố gắng mở lớp đào tạo một số sĩ quan để cung cấp cho các mặt trận Tây Nguyên và đồng bằng. Trong cuộc trường kỳ kháng chiến, phía địch mạnh, ta yếu ta phải dùng trí hơn là dùng sức, vì vậy lực lượng vũ trang tuyên truyền cùng địch vận phải cố hoạt động để làm yếu địch và xây dựng cơ sở quần chúng là rất cần thiết.

Bộ chỉ huy miền Nam sẽ dời về đồng bằng vì An Khê là vị trí tuyến đầu để tạm thời giải quyết những diễn biến về quân sự, chính trị trước mắt tại quân khu 5 và quân khu 15.

Trước khi chấm dứt cuộc họp, đồng chí Nguyễn Sơn nhấn mạnh: củng cố tinh thần quân đội quyết dành độc lập tự do, phải tổ chức sâu rộng các đoàn thể người Kinh, người Thượng cùng sát cánh với quân đội để chống Pháp đến cùng. Chúng ta phải chống tư tưởng sợ địch cũng như khinh địch. Đánh giá đúng giữa địch và ta để tập trung lực lượng hoặc phân tán lực lượng đánh du kích. Các đồng chí về kê khai các cấp chỉ huy cấp trung, đại đội có thành tích chiến đấu hoặc có trình độ học lực ngang trung học (lớp 9) để sau này Ủy ban sẽ mở trường huấn luyện quân sự chính quy cho các cấp.

Trước mắt, ta phải tập luyện binh sĩ bắn giỏi, học tập cách gài lựu đạn, đặt mìn phá xe cơ giới, sử dụng mìn định hướng, nếu thiếu mìn thì bó 2 quả lựu đạn làm một gói để chống. Lấy khúc cây cột lại để vào dưới xích xe địch khi xe tăng chúng tấn công. Ta cho nổ, xích đứt, xe tăng sẽ dừng lại. Phải xây dựng hầm chông, bãi chông v v… Tìm những chiến sĩ xuất sắc để tăng cường các đội bắn tỉa làm tiêu hao và làm hoang mang tinh thần địch.
________________________________________
1. Hoả đầu quân: là cán bộ cấp dưỡng bây giờ.
2. RIC tiếng Pháp Régiment Infanterie Colonial.
3. Trích lịch sử đảng bộ và nhân dân thị xã Buôn Ma Thuột xuất bản 7/1992.
    - Ngày 20/12/1945 ta phản công chiếm thị xã Buôn Ma Thuột hướng Bắc từ đường 14 vào do Lê Thanh chỉ huy Đại đội Nghệ An. Hướng Đông đánh theo đường 12, đánh đồn có Đại đội Bắc Sơn, 2 trung đội Nghệ An, trung đội Thuận Hoá do đ/c Nam Long chỉ huy. Hướng Nam do lực lượng tỉnh đảm nhiệm. Ta pháo kích và tấn công dữ dội. Pháp phải co cụm tại khu vực Bungalow. Ta tiêu diệt 400 địch. Sau đó dịch phản công mạnh mẽ, ta bỏ thị xã và rút về cây số 19 (Hà Đông) để củng cố lực lượng, xây dựng phòng tuyến. Ngày 21/1/1946 địch tập trung toàn lực tấn công phòng tuyến CADA. Phòng tuyến ta vỡ ngày 25/1/1946 phòng tuyến Môxắk, Phượng Hoàng cũng bị vỡ luôn.

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #5 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2009, 10:33:15 pm »


3

Buổi họp một số cán bộ tiếp giáp khu 15 được kết thúc. Đồng chí Tố mời tôi và Huệ cùng ăn chung bữa cơm này.

Đêm đó tôi trằn trọc không ngủ được, tôi lại nghĩ đến thầy Tố. Thầy xuất thân là thầy ký làm việc tại Tòa sứ Quảng Ngãi. Tôi không biết thầy có tham gia công tác bí mật thời tiền khởi nghĩa trong hàng ngũ công chức không? Hồi đó tôi làm trinh sát trong thành nội Quảng Ngãi đôi khi có đưa thơ cho thầy Trọng và thầy Tố. Cha tôi làm Giám đốc bưu điện tỉnh1.

Khi dân chúng đang sục sôi đứng lên diệt phát xít Nhật, Quảng Ngãi là tỉnh có cao trào cách mạng mạnh mẽ so với các tỉnh miền Trung. Vài năm trước đây bọn thực dân Pháp đã xâu dây kẽm vào tay hàng chục người chúng nghi là chính trị phạm2. Chúng đánh cho họ chạy xuống nước và chết tại sông Trà Khúc. Ở Ba La, Vạn Tường tại bãi cát này chúng đã chặt đầu hoặc chôn sống nhiều chiến sĩ. Dân chúng khi đi ngang qua vùng bãi cát này còn nghe dưới lớp cát có tiếng kêu “ri - ri” 3 của người chưa chết.

Khắp thôn xóm trong huyện, nhiều nông dân đã bị chết trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh năm 1930 đến Nam kỳ khởi nghĩa năm 1940. Các nhà tù Gi Lăng, Ba Tơ đều chật ních những chính trị phạm. Dân chúng Quãng Ngãi nơm nớp lo sợ và nhiều người đã căm thù trước hành động dã man của bọn chúng. Họ đã tìm đường lên núi theo cách mạng.

Ngọn cờ đỏ sao vàng đã phất cao tại tỉnh Quảng Ngãi. Những chủ sở làm cho Tây đều bị bắt giam hoặc bị xử tử. Các tên mật thám và cảnh sát ác ôn bị hành quyết. Riêng cha tôi, ông đã chống lại thằng Phó công sứ Dubois, ông đã lên án nó tại Toà sứ Trung kỳ về tội nó đánh đập ức hiếp dân. Một tháng sau nó đã bị khiển trách và bị đổi đi nơi khác. Chuyện đó đa số người trong tỉnh đều biết sự ngay thẳng, không khuất phục của cha tôi mà người ta tại thị xã thường gọi là “ông chủ dây thép cứng đầu”. Vì thế cha tôi không bị tù và còn được xem là nhân sĩ yêu nước trong tỉnh. Tôi cũng được tổ chức giao cho việc theo dõi những hành động, số quân và di chuyển của bọn Nhật đóng tại nhà dây thép (bưu điện).

Cách mạng tháng 8 tỉnh Quảng Ngãi thành công, tôi được phụ trách đội Thiếu niên xung phong của thị xã. Đội này thường đi tuyên truyền tham gia diễn hành và ca hát4.

Trong không khí hăng say cách mạng tôi không còn tâm trí để tiếp tục học tập. Tôi nghiêng về dạy cho đội các bài hát cách mạng, hoặc tập quân sự, tập diễn hành.

Trong giấc ngủ, tôi nghe tiếng trống, tiếng kèn, tiếng hô 1, 2, 1 của các chiến sĩ từ chiến khu ra, cùng các chị em du kích Ba Tơ mặc đồ soóc xanh5, đầu húi cua đi đều trông rất nhịp nhàng, oai dũng với tiếng hát hùng hồn.

Tại thị xã luôn tưng bừng, nhộn nhịp.

Độc lập rồi! Tự do rồi!

Ta đã đuổi Pháp, đuổi Nhật thoát ách nô lệ ngoại bang! Còn gì sung sướng cho bằng! Đi khắp nơi đâu đâu cũng nghe tiếng hát, tiếng trống, tiếng sáo vang lừng...

Đài phát thanh6 vang vang loan tin khắp phố phường: Bọn thực dân Pháp đã núp sau bọn đồng minh Anh, Ấn chúng tiến vào Sài Gòn và bắt đầu cuộc lấn chiếm đến các tỉnh miền đông, miền tây. Các mặt trận được quân dân ta dựng lên như mặt trận Cầu Bông, Thị Nghè, Cây Mai, Bà Điểm, Bình Điền, Bình Chánh v.v... đều lần lượt tan vỡ. Chúng đi đến đâu nhà cửa bị đốt, con trai bị bắn, con gái bị hãm hiếp. Biết bao cảnh tang thương trong khói lửa.

Nghe lời Bác Hồ kêu gọi, toàn dân đứng lên diệt thù. Ai có gươm dùng gươm, ai có súng cầm súng quyết tiến ra mặt trận. Tại bắc bộ, trung bộ phát động phong trào Nam Tiến. Các đoàn học sinh, sinh viên nhập ngũ nườm nượp tiến vào nam diệt giặc xâm lược.

Rồi Tiếp Phòng Quân cũng vậy7, tôi đã lác mắt trước bước chân các chiến sĩ mặc bộ ka ki và đội ca lô vàng, giầy cao cổ đen. Hết đoàn này lại đoàn khác nhộn nhịp đi qua thị xã Quảng Ngãi làm tôi đứng xem không biết chán. Tôi lại liên tưởng tới tại rạp Cinêma8 các cán bộ uỷ ban nhân dân tỉnh hô hào tòng quân. Trong đầu óc tôi đã nẩy ra sự quyết tâm “phải đi giết giặc”. Lòng tôi luôn nôn nao, chân tôi không ngừng bước khi đến trụ sở thị xã, hoặc đến ban âm nhạc tỉnh đoàn để học hát. Lúc ấy tôi lại khâm phục thầy Thiều nghiện hút á phiện, thân thể gầy còm vẫn dạy cho đoàn hát và thổi sáo suốt ngày không biết mệt. Tôi lại nhớ bài Quân Tiền phong từ trung ương gửi vào không đánh dấu nên thầy và chúng tôi đã hát: Quân Tiền phong “theo cơ đồ sáo vang” thay vì phải hát “cờ đỏ sao vàng”...

Ngoài giờ học ở trường, tôi lăn vào huấn luyện cho các em những buổi tối. Đội Thiếu niên xung phong chỉ có gần 40 người. Tất cả đều đồng phục, quần xanh cụt, áo trắng cụt, đầu đội mũ calô9. Đội tôi được đánh giá là đội hạng nhất trong toàn thị xã về hát và diễn hành. Các em phần đông là con công chức nên đầy vẻ khôi ngô, tuấn tú dễ thương.
________________________________________
1. Giám đốc Bưu điện: (Receveur des Postes Télegraphe et Téléphpne)
2. Chính trị phạm: Những người yêu nước hoặc những cán bộ cách mạng hô hào tổ chức dân chúng đứng lên đánh đổ thực dân Pháp đang cai trị nước ta. Họ bị chính quyền Pháp bắt bỏ tù.
3. Bọn thực dân Pháp bắt đồng bào tình nghi là hoạt động cách mạng, chúng chôn sống dưới cát nên đồng bào đi qua chỗ chôn vẫn còn nghe tiếng ri ri.
4. Trong đội thiếu niên xung phong có em Trương Quang Lục, sau này là Nhạc sĩ nổi tiếng và một số em thành đạt là kỹ sư, bác sĩ...
5. Soóc: tiếng Anh là Short là quần cụt hay quần đùi.
6. Đài phát thanh Tiếng nói Nam Bộ thuộc phòng Nam bộ do Nhạc sĩ Huỳnh Văn Tiểng trong nhóm Hoàng Mai Lưu (Hoàng là Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ, Lưu Hữu Phước). Đài này do đ/c Tiểng phụ tránh cùng với đ/c Cao Hồng Lĩnh...
7. Tiếp Phòng Quân là một lực lượng quân đội Việt Nam được đóng chung với quân Pháp có nhiệm vụ cùng quân Pháp giải quyết những việc đụng chạm giữa nhau trước ngày toàn quốc kháng chiến.
8. Ci nê ma: tiếng Pháp Cinema là rạp chiếu bóng.
9. Calô: Tiếng Pháp là calot loại mũ vải đầu trước và sau hơi nhọn.

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #6 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2009, 10:37:10 pm »


4

Chiều hôm đó. Quảng, bạn học trong đội hướng đạo sinh lại gặp tôi tại sân bóng rổ nằm trong chu vi nhà dây thép1. Quảng bảo:

- Mày đi bộ đội không? Trưa mai đi liền.

Tôi ngừng tung bóng và hỏi.

- Đi chứ, nhưng bằng cách nào?

- Không lo, thầy Tố2 bảo trưa mai sẽ có ô tô chở chúng mình lúc 12 giờ

- Được! Tao sẽ đúng hẹn đến nhà mày và cùng đi với mày.

Tối hôm đó tôi nhét vào túi xách 2 bộ đồ và áo lạnh, phu la3 1 cuốn sổ và vài đồ linh tinh.

Ba tôi hỏi:

- Con xếp quần áo đi đâu?

- Con chuẩn bị đi cắm trại ở núi Thiên Ấn 2 ngày.

Đêm hôm đó tôi trằn trọc không ngủ được. Những bước chân du kích Ba Tơ, những hình bóng trẻ, khoẻ của nữ dân quân, những tiếng súng lách cách lên đạn đã dấy lên sự sôi sục trong huyết quản làm tôi nôn nao như muốn thét lên. Chợt tôi vừng thức dậy viết lên giấy vài lời: “Kính chúc bố mẹ mạnh khoẻ, con tòng quân vào nam đánh giặc, nếu thuận tiện con sẽ gửi thư. Con rất yêu quý bố mẹ nhưng nếu đánh đuổi bọn giặc Pháp giành lấy Độc lập, Tự do lại càng quý hơn. Kính mong bố mẹ hiểu cho nỗi lòng của con khi đất nước còn bị đe doạ bởi quân thù”.

Tôi đặt tờ giấy lên giường và đè chân bình mực lên trên.

Sáu giờ sáng, tôi gửi ba lô ở nhà bạn Quảng và lại trụ sở Thiếu niên xung phong để từ giã các em. Có một số các em khóc: “Anh đi rồi ai dạy quân sự và dạy hát cho bọn em”? Tôi trả lời:

- Phòng tuyên truyền thị xã sẽ cử người phụ trách, các em đừng lo. Nếu gặp khó khăn hãy liên lạc với giáo sư Hồ Văn Điềm4 sẽ được hướng dẫn công tác.

Tình cảm giữa các em và tôi rất thắm thiết. Tôi đã lo cho các em từng li từng tý về học tập lẫn giải trí và giải khát khi biểu tình.

Tôi phải kết thúc và giải tán nhanh các em để chuẩn bị lên đường. Nếu còn kéo dài tôi sợ sẽ ra đi không nổi.


Chiều hôm đó ba chúng tôi ra đi ô tô đến tỉnh Bình Định.

Trong thành cổ ở đấy đang bị các dân quân đập phá - Cơm chiều vừa xong chúng tôi lại lên ô tô cùng với một số chiến sĩ ở trạm lên bổ sung mặt trận An Khê. Xe qua Phú Phong nơi có nhà máy dệt lớn nhất miền Trung. Nửa đêm xe đã đến An Khê. Chúng tôi được bố trí một góc trong căn lầu. Anh Nguyễn Tố tiếp đón chúng tôi niềm nở. Anh phân công liền:

- Huệ phụ trách kế toán tài chính có nhiệm vụ giữ và xuất tiền, Quảng lo văn phòng nhận và thảo công văn, Tài phụ trách quân khí nhận vũ khí hư hỏng và cung cấp vũ khí đạn dược cho các đơn vị - Ưu tiên đơn vị đang bám gần địch.

Tôi ngạc nhiên:

- Thưa anh! Phòng quân nhu của mình chỉ có ba người!

- Mới đầu thành lập, tạm thời có bấy nhiêu sau này theo yêu cầu công tác sẽ phát triển thêm người (thầy Tố đã nói đúng, chúng tôi từ 4 người, 2 tháng sau đã phát triển gần năm chục chiến sĩ)

Dưới lầu là phòng quân nhu chúng tôi, trên lầu là văn phòng Ủy ban kháng chiến miền Nam Việt Nam với một người thư ký cùng ông Sơn và hai người Nhật.
__________________________________
1. Dây thép: Là nhà bưu điện bây giờ.
2. Thầy Tố: trước cách mạng là Thư ký toà bố (Sécrétaire de Résidence)
3. Phu La tiếng Pháp: Foulard là khăn quàng cổ.
4. GS Hồ Văn Điềm dạy trường Cẩm Bàng phụ trách tổ chức tráng sinh hướng đạo tại Quảng Ngãi. Sau này ông là Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Quân khu 5.

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #7 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2009, 10:39:04 pm »


5

Càng đến ngày giáp tết, gió rừng càng lạnh buốt. Mỗi đêm ông Sơn thường trằn trọc có khi 2, 3 giờ sáng mới chợp mắt. Trong đầu óc ông đầy ắp những kế hoạch, những phương án cho các đơn vị các nơi nhận lệnh để thực hiện. Ông ngồi dậy khoác chiếc áo dạ từ Trung Quốc mang về. Nó là trang phục chính quy của Hồng quân Trung Hoa nhưng khi về nước ông ít dùng đến và áo này chỉ để khoác vào những đêm giá lạnh.

Hơn 20 năm chiến đấu ở Hải ngoại. Lúc gặp lại người thân trong gia đình đã làm ông xúc động. Ông nhớ lại những phút hàn huyên giữa mọi người trong gia tộc. Ông hỏi anh Bảo con bác hai:

- Nhà mình có ai nghiện thuốc phiện không nhỉ?

- Không ạ!

- Có ai làm việc cho bọn dưới kia không?

(Ông chỉ vào trụ sở bọn phản động quốc dân đảng1 ở cuối phố Quán Thánh).

- Không ạ!

Ông vui mừng hiện ra mặt vì bọn này dựa vào Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch đã lập ra một đảng gọi là Quốc dân đảng để quấy rối và muốn cướp chính quyền nhà nước ta.

Ông lại hỏi thăm các chú, các bác, các bà chị dâu, em dâu. Ông vỗ ngực oang oang:

- Thế là gia đình ta toàn là những công dân tốt, các bác các anh chị tôi họ Vũ nhưng không giống tên Vũ Hồng Khanh phản loạn. Nào chúng ta vỗ tay mừng cho cuộc hội ngộ gia đình quí báu này. Tất cả vỗ tay vang lên...

Ở một đêm khác ông lại nhớ đến Kiếm Qua người vợ tiến bộ, kiên cường, khí phách. Một sinh viên có tầm hiểu biết sâu sắc về văn học cổ đại trung quốc, một phụ nữ có đầu óc tân tiến, một người vợ tâm đầu ý hợp, ông thường mơ thấy trong giấc ngủ.

Cây rừng vẫn rải lá xào xạc. Núi rừng vẫn mờ sương, gió vẫn thổi lùa từ dưới nhà lên lầu tạo một không khí lạnh lẽo. Đấy là những đêm cô đơn cuối năm của ông tại núi đồi An Khê.


Giữa đêm 30 Tết mịt mùng của núi rừng tôi nghĩ đến Ủy ban kháng chiến miền Nam lúc đầu lèo tèo vài ba người như chúng tôi quả thật đầy rẫy khó khăn. Nguyễn Sơn đã dám mời những người Nhật kể cả thầy ký toà sứ “Tố” của chúng tôi. Sau này ông Sơn lại lôi kéo một số trí thức làm cho Pháp cho Nhật vào tham gia kháng chiến chống bọn thực dân xâm lược Pháp. Ông quả là có đầu óc khoa học trong việc sử dụng người. Cách tiếp cận của ông như đá nam châm có sức hút mạnh mẽ thuyết phục mọi người đi làm theo cách mạng.

Như Bác Hồ nói: “Cây cong, thợ khéo vẫn sử dụng được” huống chi ông lại tìm ra những người tài giỏi đi theo ông làm cách mạng.
_______________________________________
1. Đảng quốc dân Đảng là một tổ chức phản động đứng đầu là Cường Đế và các phụ tá là Võ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam...
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #8 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2009, 10:55:38 pm »


6

Tối hôm qua thầy Tố đã giới thiệu sơ khởi với chúng tôi và có những điểm tôi còn nhớ rõ - đồng chí Chủ tịch Nguyễn Sơn nguyên là Sư đoàn Trưởng của Bát lộ quân thuộc Tư lệnh Nhiếp Vĩnh Trăn chỉ huy. Ông là người sinh tại thôn Kiêu Kỵ thuộc huyện Gia Lâm. Sống trong gia đình địa chủ, cha ông làm thầu khoán xây cất nhà cửa ở Hà Nội và vùng ngoại ô. Mỗi tuần ông cụ trở về làng, ông mang theo một bị đựng đầy bạc giấy. Ông Sơn được học trường Bưởi1 năm 1939. Nhân dịp nghỉ hè, ông đã qua Pháp cùng với cha ông trong thời gian nửa tháng. Bên bờ sông Seine ông đã làm quen người thợ chụp ảnh. Đó chính là Bác Hồ. Bác đã chỉ cho ông những nơi danh lam thắng cảnh của kinh đô Balê2 hoa lệ. Nào là viện bảo tàng Mỹ thuật Louvre, nào là tháp Eiffel, xóm Monmarte có người Việt Nam và số hoạ sĩ các nước tụ tập hành nghề v.v... Thấy ông thông minh, từ nước nhà qua chơi, Bác đã dần dần gieo cho ông đầu óc ghét thực dân Pháp nên cuộc đời ông đã có chuyển biến, “Phải cứu vãn người Việt Nam nghèo khổ dưới ách nô lệ của bọn thực dân Pháp”.

Tên thật của ông là Vũ Nguyên Bác nhưng khi ông bắt đầu hoạt động cách mạng trong đội quân du kích Trung Hoa thì ông lấy tên là Hồng Thủy.

Buổi đầu Bác Hồ đặt cho các đồng chí hoạt động tại Quảng Châu lấy dòng họ Lý để bảo đảm bí mật. Tên ông là Lý Anh Tự, tên đồng chí Trần Phú là Lý Quý, tên đồng chí Phạm Văn Đồng là Lý Tống và một học sinh là Lý Tự Trọng, tên Bác Hồ là Lý Thụy. Năm 17 tuổi tại đây ông được đi học trường Hoàng Phố.

Việc Nguyễn Sơn hoạt động cách mạng tại Trung Hoa đã gặp rất nhiều khó khăn. Lúc đầu Tôn Trung Sơn là vị lãnh tụ Đảng Tân Dân chủ, Tưởng Giới Thạch chỉ huy quân sự. Bên Cộng sản có Bác Cổ (Tần Bang Hiến) Lý Duy Đức: Trưởng ban Tổ chức, Trương Văn Thiên - Trưởng ban Tuyên truyền, Chu Đức - Chủ tịch Hội đồng quân sự, Tổng tư lệnh Hồng quân, Chu Ân Lai - Chính uỷ, Lưu Bá Thừa - Tổng tham mưu trưởng, Vương Gia Tường - Tổng cục chính trị, cố vấn quân sự Lý Đức (là người Đức tên là Otto Braun), Mao Trạch Đông rất có công trong xây dựng căn cứ địa nhưng bị cô lập và không được phân công trong hàng lãnh đạo. Tôn Trung Sơn chủ trương Quốc - Cộng kết liên để diệt phát xít Nhật nên có một số cán bộ Hồng quân hoạt động chung trong hàng ngũ Quốc dân Đảng.

Năm 1934, Tưởng Giới Thạch với ác tâm đã chủ trương “yên trong mới dẹp ngoài”. Vì chúng cho là lực lượng quân đội Nhật ít ỏi ở vài tỉnh nên chúng trở mặt chống lại Hồng quân và mở cuộc tàn sát đẫm máu.

Nguyễn Sơn tức giận trước sự phản bội với hành động dã man tàn bạo của bọn chúng đối với các đồng chí mình, ông rời bỏ hàng ngũ bọn chúng. Ông tổ chức dân chúng chống lại. Cuộc khởi nghĩa Quảng Châu do Hồng quân tổ chức bắt đầu. Khi quân ông tấn công vào thị xã ông thấy trên tường viết chữ Cộng sản là Hồng Thủy.

Ông tức tối bèn lấy tên mình là Hồng Thủy3 với ý nghĩa nước lũ sẽ cuốn hết bọn Tưởng ra ngoài biển Đông.


Mùa thu 1934, quân Tưởng tiếp tục tấn công Hồng quân. Khu Xô Viết bị thu hẹp. Hội nghị Tuân Nghĩa chấm dứt chủ trương mạo hiểm chính qui của Ottoman, đã làm lực lượng Hồng quân hao mòn phân nửa. Mao Trạch Đông đã phê phán gay gắt lối “phòng ngự tiêu cực”. Sau đó hội nghị bầu Mao Trạch Đông làm ủy viên thường trực bộ chính trị vì chủ trương đúng đắn của ông4. Chu Đức, Chu Ân Lai chỉ huy quân sự. Mao thực hiện vạn lý trường chinh tiến lên Thiểm Tây thành lập căn cứ địa. Nguyễn Sơn đã nằm trong cánh quân của Trương Quốc Đào.

Đào ỷ y trong tay nắm số quân lớn nên chống lại chủ trương Mao. Y muốn tách ra nhưng bị phát hiện. Lúc ấy ông Sơn đã tranh đấu quyết liệt với Đào và bị Đào quy là gián điệp quốc tế. Ông bị Đào khai trừ ra khỏi đảng và suýt bị thiệt mạng, nếu không có các tướng Trần Canh, Lưu Bá Thừa can thiệp. Ba lần ông bị khai trừ đảng nhưng sau đấy đều được cấp trên xét và lại được phục hồi đảng tịch cả 3 lần.

Nguyễn Sơn đã ba lần vượt qua núi tuyết5 theo sự phân công của cấp trên. Có lần thua trận trước lực lượng địch mạnh gấp mười lần. Các binh sĩ thuộc đơn vị ông đều bị hy sinh hết chỉ còn lại một mình ông thoát chết. Ông sống lang thang đói rách. Ông phải chăn cừu thuê để có cơm ăn và lần lần đi về căn cứ địa.

Anh Tố nói tiếp.

- Nguyễn Sơn rất nghiêm khắc với những việc sai trái ông quyết đoán mau, nhưng ông lại sống rất hài hoà với đồng đội, đồng bào. Ông có con mắt tinh đời hễ giao công việc cho người nào ông biết chắc người ấy sẽ làm được - Sau này các đồng chí sẽ biết thành tích của ông. Tạm thời, chúng ta được biết lai lịch của thủ trưởng Nguyễn Sơn là như thế. Tôi mong các đồng chí phải làm việc chăm chỉ, nghiêm túc và vượt mọi khó khăn trong buổi ban đầu.
_______________________________________
1. Trường Bưởi là trường trung học công lập. Hồi ấy thường gọi là Lycée Protectorat (trường bảo hộ của Nam triều)
2. Balê (tiếng Pháp: Paris)
3. Hồng thủy có nghĩa là cơn lũ lớn tàn phá nhà cửa và các sinh vật. Bọn quốc dân đảng đặt tên cho những người cộng sản là hồng thủy, là thú dữ cộng vợ, cộng chồng.
4. Xem phụ trang nói về sự sai lầm của cấp lãnh đạo Hồng quân.
5. Núi tuyết (Miêu Sơn), cao hiểm trở khi hành quân lên đỉnh không được ngồi nghỉ. Nếu ngồi xuống sẽ không thể đứng lên được vì người đóng thành băng.

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #9 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2009, 11:03:25 pm »


7

Chúng tôi đã ăn khoanh bánh tét1 gọi là đón xuân tại An Khê. Tiếng súng từ xa dội lại thay tiếng pháo. Khí trời lành lạnh gió thổi vào nhà rát mặt. May là tôi đã đem chiếc áo bludông bằng nỉ nên cũng chống lại sự lạnh lẽo phần nào2.

Mỗi buổi sáng lúc 5 giờ Nguyễn Sơn đã chạy ra giữa sân hô “tập họp”: Dáng ông mờ đen lẫn trong sương mù. Đám văn phòng chúng tôi và một số sĩ quan Nhật vội vã chạy ra xếp thành hàng. Ông thổi một hơi còi dài lập tức đơn vị cảnh vệ cũng đã chạy đến xếp hàng ba sau chúng tôi với đầy đủ súng lớn nhỏ.

“Chạy đều… chạy!” Nguyễn Sơn hô to. Ông chạy trước và dẫn anh em chạy sau - Lâu lâu ông lại lách qua một bên đôn đốc đội hình phải ngay hàng - Nhóm quân nhu chúng tôi đều mang ba lô chạy theo nhóm văn phòng và cần vụ3. Ông vẫn băng mình qua suối, có khi leo lên ngọn đồi - hoặc nhảy qua dòng suối nhỏ - Tôi tính nhẩm cuộc chạy vòng vo cũng khoảng 4 cây số.

Chạy một hồi lâu mới thấy ánh sáng ban mai hừng lên một màu hồng trên dãy núi. Sương mù dần tan. Lúc đầu chúng tôi còn thấy lạnh nhưng khi chấm dút cuộc chạy chúng tôi lại thấy nóng toàn thân.

Huệ nói: Chưa quen chạy! Mệt quá!

Khi giải tán, ba chúng tôi ngồi nghỉ tại ghế đá dài đặt trước lầu ủy ban, Nguyễn Sơn lại gần chúng tôi, ông hỏi:

- Chạy có mệt lắm không?

- Thưa mệt ạ!

Ông liếc nhìn chúng tôi, người thì mặc quần dài trắng, áo vàng, người quần cụt áo xanh. Mặt ai cũng trắng trẻo đúng vẻ thư sinh. Anh em mới vào bộ đội nên chưa nhận được quân phục.

Ông cười và nói tiếp:

- Mấy cậu học sinh tiểu tư sản này chưa quen với sinh hoạt quân đội! Cố gắng lên! Bây giờ các cậu đã là chiến sĩ mà đã là quân đội phải luôn tập tành để tạo ra sức khoẻ phục vụ đất nước, luôn luôn ở tư thế sẵn sàng chiến đấu. Các cậu phải luôn chuẩn bị tinh thần khắc phục khó khăn gian khổ - Thế đã hiểu rõ chưa!

Ba chúng tôi đồng thanh hô:

- Rõ!

- Các đồng chí đi xuống suối tắm đi.

Nói xong ông quay lại đi lên lầu. Ở dưới nhà, sau khi tắm và ăn cháo chúng tôi quây quần trên bàn và chuẩn bị sổ sách cho chuyên môn của mình. Giữa lúc này đồng chí Tố đi xuống đơn vị đã về.

Lúc 5 giờ chiều hôm ấy khi ánh nắng đã bắt đầu hạ xuống và sáng lên ở đỉnh núi xung quanh. Tôi lững thững xuống đèo, men theo đường mòn tôi gặp một đoạn suối xa chỗ chúng tôi tắm. Tôi thấy ông Sơn đang ngồi trên tảng đá tay cầm ống điếu, miệng phả từng chùm khói thuốc. Thấy ông trầm ngâm tôi chào và nói:

- Trông Chủ tịch giống nhạc sĩ Mozart và cảnh trước mặt giống trong phim Symphonie Pastoral.

Thấy tôi nói pha tiếng Pháp ông khoái chí:

- Đồng chí học lớp mấy?

- Tôi lên quatrième anneé4, vừa mới học xong vở kịch của Sếc-Pia5 thì đi kháng chiến.

Ông nói:

- Ở Hà nội tôi cũng học đến thế - Đồng chí ngồi xuống đây nói chuyện chơi!

Tôi nói:

- Đây cảnh đẹp thật! Hoa trắng hoa đỏ chen nhau mọc trùm lên những mảng đá xám, giống như tranh vẽ.

- Đồng chí quan sát đúng đấy! Ông nói tiếp:

- Cảnh này giống thôn Thạch Từ vùng Ngũ Hành Sơn tỉnh Sơn Tây bên Trung Quốc. Lúc ấy tôi đã có vợ tên là Trần Kiếm Qua. Vợ tôi phụ trách mẫu giáo phân khu Tấn Sát Ký bên Trung Quốc. Chúng tôi vì công tác nên ở xa cách nhau khoảng 5 cây số thỉnh thoảng chúng tôi gặp nhau và cảnh này đã làm tôi nhớ đến nước bạn. Ông ngừng lại một phút, rồi nói tiếp:

- Lúc ấy Tưởng Giới Thạch trở mặt không liên minh với Hồng Quân để đánh phát xít Nhật. Chúng quyết tâm tiêu diệt Cộng sản trước. Chúng huy động một triệu quân để đánh vào căn cứ Hồng Quân hòng tiêu diệt toàn bộ - Ta chỉ có hai chục vạn quân nên buộc phải rút lui - Vợ tôi đang có thai phải di tản theo Bát lộ quân. Hành quân biết bao vất vả. Vợ tôi sinh con dọc đường thiếu sữa phải nhờ đồng bào nuôi. Tôi đặt tên con tôi là Phong Ba, nhưng 6 tháng sau nó đã chết vì sưng phổi - Tiếc rằng suốt thời gian rút lui tôi không có mặt ở bên vợ tôi vì tôi bị phân công ở đơn vị khác cách xa đơn vị vợ tôi.

Ông rít một hơi thuốc dài và từ từ nhả làn khói ra trước mắt. Ông nhìn đăm đăm ra suối. Tôi biết ông buồn vì mất con, tôi hỏi luôn.

- Thế Chủ tịch còn cậu nào nữa không?

- Có! Sau đấy vợ tôi sinh 2 cháu trai tên Hàn Phong và Tiểu Việt - Khi tôi về Việt Nam cháu lớn mới 1 tuổi, cháu nhỏ đang trong bụng mẹ.

Tôi hỏi tiếp:

- Đây là người vợ đầu tiên?

- Không! Đây là người vợ thứ 2, vì người vợ đầu tiên là cô Diệm ở Hà Nội đã chết6 và tôi ở với cô chỉ 1 năm, cô đã có được 1 đứa con gái. Khi nhận được tin Bác Hồ cho người đưa tôi đi Trung Quốc học tôi mừng quá, tôi phải kiếm cách dứt tình với vợ để ra đi.

Ông lại nhả thêm một làn khói dầy đặc.

Trong buổi hoàng hôn, sương đêm dần trắng xoá núi đồi. Khí trời lạnh lẽo ập đến. Ông đứng lên nói:

- Chúng ta về đi, đồng chí chuẩn bị mai hành quân dời địa điểm - Tôi đáp:

- Tôi nghe rõ!

Tôi bước từng bước sau lưng Tư lệnh. Tôi ngạc nhiên sao ông lại dễ dàng thổ lộ tâm tình của ông. Phải chăng ông cũng là nhà trí thức nên dễ cảm thông với tôi cũng là trí thức.

Hôm sau khi chấm dứt cuộc chạy buổi sáng chúng tôi ăn cháo xong thì ô tô lớn đã đậu trước cửa văn phòng - Anh Tố huy động anh em ra xe. Đi dọc đường xe ghé Phú Phong rước thêm 5 người thuộc bộ phận tiếp tân và y tế cùng bốn người sĩ quan Nhật Bản đồng lên xe chạy thẳng về Bồng Sơn. Gần đến nơi tôi nhìn dọc đường những hàng dừa cao đầy quả, bóng tàn cây dừa làm rợp mát dọc đường. Khi xe ngừng trước toà lầu có lô cốt chúng tôi xuống xe và biết đây là đồn của bọn lính Pháp trước kia đã đóng quân. Chúng bỏ lại khi thất trận trước sự tấn công của quân đội phát xít Nhật.
______________________________________
1. Bánh tét: lại bánh nếp miền Trung gói tròn và dài khoảng gần 2 tấc.
2. Bludông (tiếng Pháp Blouson là áo khoác)
3. Cần vụ: Nấu bếp, quản lý gạo nước. Hồi đó còn có danh từ “hoả đầu quân”.
4. Quatrième ammé (năm thứ tư thành chung chương trình Pháp) tương đương lớp 10 bây giờ.
5. Secpia tiếng Anh: Shakesper là một văn sĩ nổi tiếng của Anh.
6. Thực ra là sau 5 năm ông đi thì cô lấy chồng khác.

Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM