Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 04:17:18 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Anh Ngạn  (Đọc 50332 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2009, 07:45:06 am »

Tên sách: Anh Ngạn (Kí sự về khu Tả Ngạn sông Hồng những năm 1951-1954)
Tác giả: Bút Ngữ
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm xuất bản: 2000
Số hóa: macbupda

BÚT NGỮ

Quê: Thái Bình

Hội viên Hội nhà văn Việt Nam

Hội viên Hội nhà báo Việt Nam


TÁC PHẨM CHÍNH

Đêm về sáng, truyện kí lịch sử, 1973.

Pháo đài đồng bằng, tiểu thuyết, 1979.

Chuyện xóm chài, tập truyện, 1983.

Cao nguyên mưa nắng, tiểu thuyết, 1983.

Những ngày nước cường, tập truyện, 1985.

Vị sứ thần trẻ, tập truyện lịch sử, 1988.

Người đi đày trên đại dương, tiểu thuyết lịch sử, 1991.

Người thời loạn, tiểu thuyết lịch sử, 1996.

Vua Ba Vành, truyện lịch sử, 1997.

Bà Chúa Ngừ, truyện lịch sử, 1999.

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp rồi đế quốc Mỹ xâm lược của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã kết thúc thắng lợi vẻ vang.

Những kí ức về chiến tranh, về một thời oanh liệt đang lùi xa đối với mỗi con người, mỗi thế hệ, mỗi vùng quê cách mạng… Việt Nam. Vậy mà những gì ta hiểu biết về cuộc chiến tranh nhân dân vĩ đại ấy qua sử sách ghi lại quả thực còn rất ít ỏi. Cho dù đã có một số lượng không nhỏ những cuốn sách tổng kết lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp, lịch sử Đảng bộ địa phương, những tác phẩm văn học nghệ thuật viết về cuộc chiến tranh cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân ta ở góc độ này hay góc độ khác, nhưng vẫn còn là quá nhỏ bé so với những gì mà Đảng ta, dân tộc ta đã trải qua.

Cuốn sách mà bạn đọc đang có trong tay của nhà văn Bút Ngữ đã phác họa một phần sự thật sinh động về cuộc sống kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta sẽ là một sự bổ sung mang ý nghĩa thiết thực.

Với ngót 90 mẩu chuyện kí về người thật việc thật, là người trong cuộc, nhà văn Bút Ngữ đã ghi nhớ lại những gì mắt thấy tai nghe về những năm tháng hoạt động của Anh Ngạn (tức đồng chí Đỗ Mười - Bí thư Khu ủy Tả Ngạn sông Hồng, chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính khu và chính ủy Bộ tư lệnh khu Tả Ngạn sông Hồng), cùng cộng sự lúc bấy giờ, về cuộc kháng chiến gian lao và anh dũng, bất khuất và kiên cường của quân và dân khu Tả Ngạn sông Hồng thời kì 1951-1955, không chỉ có đánh Pháp, diệt ác, phá tề, trừ gian mà còn phải luồn càn, nhịn đói, khát, nằm hầm, tăng gia sản xuất cải thiện đời sống. Không chỉ là tiền tuyến mà còn là hậu phương, vừa tiêu hao sinh lực địch vừa tích cực chi viện sức người, sức của, phối hợp chặt chẽ với chiến trường Tây Bắc… Tất cả những công việc bộn bề cụ thể đó được thể hiện ra một cách sinh động qua từng trang sách, cho phép ta cảm nhận rõ hơn sức mạnh của thế trận chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện tiến công kẻ thù ở một vùng địch hậu thuộc đồng bằng Bắc Bộ.

Sức mạnh đã góp phần làm cho kẻ địch nhanh chóng bị thất bại hoàn toàn. Sức mạnh ấy là công lao phấn đấu, hi sinh vô bờ bến của đồng bào, chiến sĩ cả nước nói chung, của quân và dân khu Tả Ngạn sông Hồng nói riêng, là kết quả vận dụng sáng tạo đường lối kháng chiến, kiến quốc đúng đắn của Đảng ta, của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nhân dịp cuốn sách ra mắt bạn đọc, Nhà xuất bản và tác giả xin chân thành cảm ơn đồng chí Vũ Trọng Nam, đồng chí Trần Hoàn và nhiều đồng chí khác đã đọc, cho những ý kiến quý báu và góp phần thúc đẩy việc xuất bản cuốn sách này.

Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách Anh Ngạn (Kí sự về khu Tả Ngạn sông Hồng những năm 1951-1954) và mong nhận được nhận xét góp ý của bạn đọc.

Tháng 9 năm 2000
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Giêng, 2010, 10:31:31 am gửi bởi hoacuc » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #1 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2009, 07:47:31 am »

LỜI TÁC GIẢ

Trong 70 năm đấu tranh cách mạng của Đảng và nhân dân ta, có tới 45 năm phải chiến đấu chống thực dân Pháp rồi đế quốc Mỹ xâm lược. Bao nhiêu người con ưu tú đã ngã xuống hoặc mất đi một phần cơ thể và tâm lực, để có 25 năm gần đây hòa bình, xây dựng. Dẫu đã có không ít tác phẩm văn học nghệ thuật nói về sự nghiệp cao cả đó, ta vẫn chưa thấy chưa tương xứng. Tậy kí sự này xin góp phần nhỏ bé bù đắp cho sự thiếu hụt đó.

Anh Vũ Trọng Nam, người cùng quê với tôi, huyện Vũ Thư (Thái Bình). Vào những năm 1951-1955, anh là thư kí của đồng chí Đỗ Mười, bí thư Ban Cán sự Tả Ngạn, bí thư Khu ủy Tả Ngạn… Anh Nam ghi nhớ được nhiều con người và sự kiện tiêu biểu của những năm kháng chiến chống thực dân Pháp đầy gian khổ. Trong những người đáng nhớ ấy có đồng chí Đỗ Mười (anh Ngạn) cùng một số đồng chí cộng sự.

Những năm tháng kể trên, tôi là chiến sĩ bảo vệ cơ quan huyện Vũ Tiên, rồi làm cán bộ Ty Tuyên truyền Văn nghệ Thái Bình, viết tin bài cổ vũ kháng chiến. Khi đó, cơ quan Khu Tả Ngạn đóng ở vùng căn cứ Tiên - Duyên - Hưng, tôi có điều kiện qua lại vùng ấy, nên có nhiều cảm xúc và ghi nhớ. Bây giờ, tôi được anh Vũ Trọng Nam kể cho những chuyện sinh động, để viết tập kí sự với những người thật, việc thật này.

Tôi cũng được một số đồng chí hoạt động cùng thời với đồng chí Đỗ Mười cung cấp nhiều tư liệu, qua lời kể hoặc trang viết phong phú.

Đồng thời, tôi còn được nghiên cứu nhiều “tư liệu lưu trữ về khu Tả Ngạn”, được đọc các tập “Lịch sử Đảng bộ” hoặc “Lịch sử kháng chiến chống Pháp” của các tỉnh Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, của thị xã Hải Dương, Kiến An và các tập sử Đại đội 320, Trung đoàn 42 cùng một số sách khác có nội dung tương tự. Tư liệu lưu trữ và các tập sách ấy đã giúp tôi tham khảo, đối chiếu, trích thuật với tinh thần kế thừa và phát huy. Tôi chân thành cảm ơn các đồng chí cán bộ cơ quan lưu trữ, và các đồng chí biên soạn, biên tập các tập sách kể trên.

Tôi chân thành cảm ơn anh Vũ Trọng Nam và các đồng chí lão thành đã cho tôi tư liệu và cỗ vũ tôi viết.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #2 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2009, 07:49:27 am »

SAU HAI TRÂN CÀN ÁC LIỆT

Cuối năm 1951 đầu năm 1952, ở một xóm trại, giáp giới hai huyện Duyên Hà, Quỳnh Côi (Thái Bình), có nhóm người đến trọ. Người nào cũng áo vải quần nâu, có dáng như dân công đắp ụ trên đê sông Luộc hoặc phá đường 39. Ông trưởng xóm bảo: “Đấy là tổ cán bộ hộ đê”. Dân xóm thì thào bàn tán: “”Xóm mình hẻo lánh, chả cán bộ nào đến trọ. Chỉ có dân công hay… bộ đội huyện”. Một anh thương binh về làng tỏ ra thông thạo: “Tôi đã để ý, cái ông cao to, tóc dày húi gọn, lông mày nét mác ấy, thoạt tưởng là dân công, nhưng nhìn kĩ thấy có tướng quân sự, xoàng nhất cũng cấp tiểu đoàn!”. Ông trưởng xóm gạt ngay: “Cậu ở bộ đội về, thấy ai cũng nghĩ là bộ đội! Thế cái anh nhỏ nhắn, trẻ măng, da trắng như trứng gà bóc ấy, cấp gì?”. Anh thương binh giải thích ngay: “Anh ta có thể là quan văn. Đơn vị tôi có ông chính trị viên là dân thành phố, da trắng môi hồng, đóng kịch giả nữ rất kháu. Kháu đến nỗi nhìn lên sân khấu, lính cũng phải mê. Gái trong xóm nhiều cô nhìn trộm. Cô ả con nhà giàu, mỗi ngày một lần kiếm cớ đến nhà ông ấy trọ, đứng ngoài sân nhưng đưa con mắt vào nhà. Ông ta sợ cô ả “phải lòng”, cho đơn vị chuyển vội sang làng khác”.

Ông trưởng xóm không tranh cãi nữa, chỉ lừ mắt bảo: “Thôi, biết vậy!”. Sau đó ông kể lại cho tôi (Vũ Trọng Nam) hay, lại còn nhìn trộm tôi, cười tủm tỉm.

Gió bấc ào ào. Bờ tre xào xạc giũ lá vàng xuống những mái nhà rạ thấp bé, lụp xụp. Cái xóm trại heo hắt bên sông này xa đường xã, đường huyện, nên nhà cửa còn sót sau trận càn “Trái Quít” (Măngđarin) tháng 10 vừa qua. Trận càn nổ ra tại khu căn cứ du kích Tiên - Duyên - Hưng này nhằm vây gọn và “cất vó”, tóm hết cơ quan chỉ huy Mặt trận 5, bộ phận quan trọng của các ban lãnh đạo bốn tỉnh Tả Ngạn sông Hồng, cùng Trung đoàn 42, hai đại đội của liên tỉnh Hải - Kiến, ba đại đội của Hưng Yên và một số đại đội bộ đội ba huyện sở tại.

Sau nười ngày lùng sục, bốn GM (binh đoàn cơ động) có máy bay đại bác phối chiến, không “cất vó” được cơ quan, đơn vị kể trên. Nhưng chúng đã bắt gần 10.000 người, có 16 tỉnh ủy và huyện ủy viên; một chủ nhiệm chính trị Mặt trận 5. Hơn 70 bộ đội địa phương hi sinh, 2.000 dân bị thương hoặc bị sát hại. Trâu, bò trong vùng mất hai phần ba. Giặc lập thêm ở đây 10 đồn bốt mới, xây lô cốt boongke và hầm giao thông liên hoàn. Lập lại 251 ban tề gần khắp ba huyện. Giặc đã biến khu căn cứ mạnh của ta thành vùng chiếm đóng của chúng. Đây là trận càn lớn nhất, khốc hại nhất trên cả chiến trường Đông Dương năm 1951.

Tôi dự thảo xong bản chỉ thị về giải quyết hậu quả và ổn định tình hình sau trận càn “Trái Quít” kể trên (và trận càn “Trái Chanh” (Xitơrông) trước đó một tuần, ở địa bàn bên cạnh là Hưng Yên, Hải Dương). Bản dự thảo này là kết quả thâm nhập thực tế của anh em chúng tôi xuống mấy xã vừa nhanh chóng phá tề sau trận càn và căn cứ vào báo cáo của các tỉnh. Bản chỉ thị nhận định tình hình và nhắc lại những nhiệm vụ cần kíp trước mắt như đã đề ra trong “Kế hoạch hoạt động quân sự sau hai trận càn lớn”, rồi nhấn mạnh: “Bằng mọi cách hướng dẫn nhân dân phục hồi sản xuất và bảo đảm đời sống”. Việc thứ hai này tôi viết khá kĩ, vì thấy vụ mùa vừa gặt bị hại nhiều. Trong khi giặc càn, có nhiều ruộng chúng rải hàng ngang lội xuống tìm người để bắt, dẫm nát lúa khi đang có đòng. Bom và đại bác phá lúa không ít. Thóc vụ trước cất giấu ở trong nhà cũng bị giặc đốt. Sau gặt màu, dân phải còng lưng cuốc đất phơi ải, thay cho số lớn trâu, bò bị giặc giết. Thời tiết hanh khô, có triệu chứng hạn nặng đối với vụ chiêm. Cống Đào Thành, nguồn nước quan trọng lấy từ sông Luộc cho cả vùng này, bị giặc đóng cửa và xây đồn bên cạnh kiềm giữ. Mất vụ chiêm, dân vùng này sẽ đói to…

Tôi đưa bản dự thảo sang nhà bên cạnh, cách một mảnh vườn. Anh Ngạn ngồi ổ rơm trải dưới nền nhà. Chiếc chõng tre xinh xắn do người chủ nhà khéo tay làm ra để đặt mâm cơm khi ăn, chúng tôi mượn để anh làm bàn viết. Trời mùa đông âm u, anh phải ngồi sát cửa lấy ánh sáng làm việc.

Thấy tôi sang, anh chìa tay đón bản dự thảo, ra ý đang mong rồi bảo tôi:

- Chú Nam nhắc cậu nào đem ngay cái này sang văn phòng đánh máy, gửi gấp nhá!

Tôi tưởng dự thảo đã kĩ, anh chỉ đọc qua là được. Không ngờ anh cầm bút sửa và viêt thêm. Anh thường không bằng lòng ngay với các dự thảo đưa duyệt, mà góp ý cho tôi sửa. Khi cần, anh tự sửa vào bản dự thảo.

Tôi ra sân ngắm mảnh vườn vừa được ông chủ cuốc lên và kéo luống, đặt dây khoai lang. Ông nói: “Anh Ngạn giục làm gấp, để ra giêng, khoai có lá, hái làm rau. Tháng ba, khoai có củ khi lúa chiêm chưa trỗ, ăn đỡ đói”.

Tôi ngó chiếc đồng hồ “Nicờle vừa nghe vừa lắc” ở cổ tay rồi vội đến chỗ anh Lê, đội trưởng bảo vệ kiêm liên lạc, bảo anh cử một người sang văn phòng ngay. Có người nhưng anh Ngạn vẫn còn sửa bản thảo. Tôi đi đi lại lại trước sân và anh ho khan để anh biết là chúng tôi đã sẵn sàng. Anh vẫn mải miết đưa ngòi bút trên trang giấy. Một lúc sau anh ngước nhìn tôi: - Mình sửa rõ ràng đây, không phải chép lại, đưa đánh máy ngay!

Tôi đọc lướt những chỗ anh sửa. Có đoạn: cán bộ, đảng viên phải đến tận những nhà có thân nhân là liệt sĩ, thương binh, có người bị giết, bị thương, bị địch bắt, tìm hiểu khó khăn cụ thể, rồi ra sức vận động nhân dân giúp đỡ nhau. Bát gạo, củ khoai đỡ đói. Bó rơm trải ổ đỡ rét. Ngày công cuốc ruộng để đất khỏi khô. Luống rau, luống khoai trồng gấp để giêng hai có thứ ăn ngay. Ráo riết vận động các nhà giàu hoãn tô, hoãn nợ vụ mùa 1951 và cho nông dân vay thêm, nông hội đứng ra bảo đảm. Cán bộ Dân Chính Đảng các cấp mỗi tháng nhịn ăn một bữa để giúp dân. Quyết không để người nào đói lả.

Các đoạn khác cũng cụ thể, chi tiết như thế. Nhiều đoạn rất tỉ mỉ, không phải trích rút từ sách vỡ, mà từ đời sống thực tế, từ trải nghiệm bản thân.

Văn phòng Mặt trận 5 gọn nhẹ, kín đáo đặt ở xóm bên, cách cánh đồng không rộng. Ở đâycó hai người. Trưởng văn phòng quán xuyến nhiều việc và chú đánh máy kiêm giao thông liên lạc. Có một máy chữ cũ kĩ, không dấu, rơi mất chữ K phải dùng chữ R để thay. Kính gửi thành Rính gửi; khó khăn thành Rhó khăn… Ban Cán sự Tả Ngạn có công văn thường nhờ bên đó đánh máy.

Người ít của kém, nhưng tinh thần cao, anh em làm việc tố. Sán hôm sau bản đánh máy đã được đưa sang để xin chữ kí. Anh Ngạn vừa kí vừa bỏ tôi: - Ra chỉ thị là một việc. Viếc tiếp theo là kiểm tra, đôn đốc thực hiên. Không thì mọi điều suy tính có thể chỉ nằm trên giấy, hoặc chỉ vào cuộc sống được phần nào.

Nhìn theo người liên lạc mải miết đi tắt qua cánh đồng khô khốc, anh Ngạn thấy cả những người cuốc đất, phần nhiều luống tuổi và đàn bà. Thanh niên một phần bị giặc bắt, phần khác tòng quân hoặc vào du kích, đang canh gác hoặc sẵn sàng chiến đấu ở nơi giáp làng tề, gần đồn giặc. Anh cúi đầu đi đi lại lại trong sân. Tôi hiểu anh đang lo về cánh đồng khô hạn rộng mênh mông kia. Người nông dân lo cháy ruột trong phạm vi phần ruộng của mình, anh phải lo cả cánh đồng. Không chỉ cánh đồng của xã này mà còn của cả tỉnh, cả vùng Tả Ngạn sông Hồng…
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #3 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2009, 07:51:31 am »

LÀM VIỆC VỚI CHỈ HUY TRƯỞNG MẶT TRẬN 5

Đúng giờ hẹn, anh Ngạn ra cửa đón một người hơi thấp và đậm, quần áo nâu bạc màu, khăn mặt cũ vắt vai, tắt cánh đồng vội vã bước. Đó là anh Dương Hữu Miên, chỉ huy trưởng Mặt trận 5, sang báo cáo tình hình quân sự.

Hai anh ngồi trên ổ rơm. Tôi ngồi một góc sát cửa để ghi chép. Anh Miên đã mấy lần làm việc với bí thư Ban Cán sự, hiểu rằng không được nói chung chung, nói dài. Nói gọn nhưng phải đủ ý, có minh chứng rõ ràng. Anh báo cáo hoạt động của ta trong mấy tuần qua:

- Trong khi địch càn “Trái Quít”, Tiểu đoàn 38 (Thái Bình) đã thọc sâu vào vùng địch chiếm, tề ác, vệ sĩ hung hăng, nhiều nguy hiểm, diệt và bức rút 15 đồn, mở khu du kích hiếm hoi ở bắc huyện Tiền Hải, nối liền với khu du kích bắc huyện Kiến Xương và nam huyện Thái Ninh.

- Ngay trong trận “Trái Quít”, các Đại đội 20, 22, 27 (Hưng Yên) vừa luồn càn từ Tiên - Duyên - Hưng về, đã cùng bộ đội và du kích hai huyện Khoái Châu, Kim Động diệt bảy đồn địch, mở khu du kích ở tây huyện Kim Động và nam huyện Khoái Châu. Trung đoàn 42 vừa luồn sang Hưng Yên cũng đã đánh địch ở Đoàn Đào, nhưng có kẻ hoang mang ra hàng, khiến địch kịp tránh, rồi gọi máy bay, đại bác đánh tiêu hao quân ta. Chỉ bốn ngày sau trận “Trái Quít”, Trung đoàn đã cho Tiểu đoàn 648 trở lại Duyên Hà, cùng các phân đội của tiểu đoàn 698 ém tại chỗ, đánh một số trận. Riêng trận Cầu Nại, ta đánh tan một tiểu đoàn địch, bắt nhiều tù binh, có một quan hai… Ta hi sinh một tiểu đoàn phó…

Anh Ngạn lắng nghe rồi nêu câu hỏi:

- Trận này ta có ưu, khuyết điểm gì?

- Thưa anh, có thể nói đây là hai trận càn lớn kể từ cuối năm 1949 đến nay(1), địch càn liên tiếp trong vòng nửa tháng, với mục đích tìm diệt cơ quan đầu não và bộ đội chủ lực ta. Nhìn lại trận “Trái Chanh” (trước “Trái Quít” một tuần), địch dùng ba GM, gần 10.000 quân, do tướng Đờ Bécsu chỉ huy, càn quét khu du kích nam Hưng Yên. Chúng muốn “cất vó” toàn bộ lực lượng ta ở nơi đó. Nhắm lúc quân ta tập trung học tập, rút kinh nghiệm chiến đấu, địch bí mật hành quân tới, diễn thế bao vây. Tại ba địa điểm gần nhau thuộc bắc huyện Phù Cừ, ta có ba đại đội bộ đội tỉnh và một đại đội huyện. Trước tình huống bất lợi, quân ta do tỉnh đội trưởng Võ An Đông chỉ đạo tại chỗ, hình thành ba trận địa, cùng du kích xã và nhân dân kiên quyết chống địch.

Địch chia ba mũi. Mũi thứ nhất vừa đến đầu làng Ngũ Lão đã bị Đại đội 27 (Hưng Yên) phục kích ráo riết. Địch bị bại, vội lùi xa và mất tác dụng.

Mũi thứ hai được đại bác ở đồn La Tiên bắn dọn đường, địch tiến  vào các làng Long Cầu, Phú Mãn, Đại đội 22 (Hưng Yên) cùng bộ đội huyện Phú Cừ và du kích xã đánh chặn quyết liệt, đẩy lùi tám đợt “xung phong” của địch. Địch gọi tám máy bay cùng đại bác bắn phá dữ dội. Quân ta bám chặt công sự, được nhân dân tiếp tế cơm nước, đánh đến chiều và đêm tối. Anh em giải quyết hậu quả rồi luồn ra ngoài.

Tại các làng Phan Xá, Tống Xá, mũi thứ ba của địch tiến vào. Đại đội 20 (Hưng Yên) cùng du kích chờ địch tiến gần chục mét rồi nổ súng. Địch tán loạn, một số bị chết và bị bắt. Ta đẩy lùi bảy đợt “xung phong” của địch. Chúng gọi máy bay, đại bác bắn phá. Đồng bào tiếp tế cơm nước cho bộ đội, góp phần bắt giữ tù binh, thu chiến lợi phẩm. Đêm xuống, quân ta luồn càn theo kế hoạch. Dân đưa thuyền đò ra, chặt cây chuối làm phao bơi cho bội đội vượt sông Luộc sang bắc Thái Bình. Kết quả một ngày và nửa đêm chiến đấu, ta loại khỏi vòng chiến gần 1.010 tên địch, bắt sống 25 tên Âu - Phi, lần đầu tiên ở đồng bằng Bắc Bộ, địch chết và bị bắt nhiều Âu - Phi ngay trong một trận. Ta hi sinh 19 đồng chí, có một trung đội trưởng; một số đồng bào ta thương vong, cháy nhà, mất của…

Thế rồi ba ngày sau (1-10-1951) địch mở càn “Trái Quít”. Trước đó nữa tháng, Bộ tư lệnh Liên khu III đã có điện cho Trung đoàn 42: “Đè phòng địch càn quét Tiên - Duyên - Hưng”. Ban chỉ huy Mặt trận Thái Bình (gồm đại điện tỉnh đội Thái Bình và Trung đoàn 42) liền chỉ thị cho các huyện đội trong khu căn cứ: “Khẩn trương phân tán bộ đội huyện về nắm dân quân du kích, phối hợp với Trung đoàn 42 và bộ đội Hưng Yên, Hải - Kiến chuẩn bị chống càn”.

Địch có bốn GM, dưới quyền chỉ huy của tướng Đờ Linarét. Máy bay trinh sát, chỉ điẻm. Khoảng 30 khẩu pháo, có cả loại 105 li, nã dồn dập vào những nơi nghi có quân ta, vào những làng chiến đấu như Nguyên Xá, Phong Châu, Phú Châu. Đạn phá dưới đất hoặc nổ trên không, sát thương lớn. Máy bay ném bom dồn đuổi quân ta vào nơi chúng định “cất vó”. Quân bộ kéo vào làng, đào hầm, phá hào. Chúng kéo thành hàng ngang đi trên cánh đồng lúa tốt, nhằm càn bắt người của ta…

Trận càn ngày càng ác liệt. Địch có ý vây gọn và “cất mẻ vó lớn”. Nắm được tình hình, Bộ tổng tư lệnh chỉ thị cho Ban chỉ huy Trung đoàn 42; “Rút ra ngoài vòng vây, đánh vào vị trí pháo và những chỗ sơ hở của địch!”. Song lúc này địch đã vây chặt. Bộ đội ta vừa đánh vừa tìm lối vượt sông Luộc sang Hưng Yên. Địch không “cất vó được các cơ quan lãnh đạo và bộ đội chủ lực, bộ đội tỉnh… Ta đánh trong vòng càn hơn 40 trận, loại 1.800 tên địch. Đó là ưu điểm.

Còn khuyết điểm, tuy chưa tổng kết nhưng sơ bộ có thể thấy: “Một là, do phán đoán sai nên đã dùng hai tiểu đoàn chặn đánh một mũi tiểu đoàn của địch ở sông Trà Lý, là mũi không tiếp chiến mà chỉ dồn người của ta và khu bị càn sang Thư Trì. Trong khi đó, địch tập trung lực lượng lớn đánh mạnh từ phía bến Hiệp xuống, từ Đông Các và thị xã Thái Bình lên, khóa chặt đường từ khu bị càn sang huyện Quỳnh Côi và qua sông Luộc. Vì thế khi ta định luồn qua hai đường này đã bị chặn đứng suốt hai ngày đêm, rồi mới tìm được lối rút, may mà trót lọt. Hai là, trong khi địch có số quân đông hơn, có phi pháo hiệp đồng, với sức mạnh áp đảo, mà ta đánh trong vòng càn tới ngót môt tuần là điều bất lợi. Ba là, chỉ đạo các vùng khác đánh địch chia lửa với vùng bị càn không kịp thời, nên tác dụng trực tiếp đỡ đòn còn ít.


(1)Là thời gian xảy ra sự kiện do tác giả kể lại, không phải la thời gian cuốn sách này được xuất bản - BT.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #4 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2009, 07:55:23 am »

Anh Ngạn chăm chú nghe nhằm rút kinh nghiệm cho những trận sau, “Trái Quýt” nổ ra khi anh chưa vào đây. Mặt trận 5 khi ấy, anh Miên, chỉ huy trưởng, anh Khai, chính ủy, cùng anh Đặng Tính, bí thư Đảng ủy Mặt trận. Bây giờ người chịu trách nhiệm ở đây là anh. Anh nói:

- Từ giữa năm 1949 đến nay là hai năm rưỡi, địch chuyển hướng chiến lược. Bỏ kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”, tướng Rơve, tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp tìm cách quay về phòng ngự đi đối với tiến công ra vùng tự do của ta. Điểm cơ bản của kế hoạch mới này là ra sức giữ vững Bắc Bộ, với các biện pháp: tăng quân cho vùng này (anh mở bản đồ ra, vừa nói vừa chỉ), mở rộng đánh chiếm trung du và đồng bằng, trong đó chúng nhằm vào Tả Ngạn sông Hồng, vùng đông người, nhiều gạo, muối. Tôi còn nhớ khi mở cuộc càn “Cái Thùng” (Tonnô) đánh chiếm Thái Bình, tướng Cacpăngchiê, tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đong Dương, tuyên bố: “Trận đánh này là trận gạo, trận muối”. Y nói chưa đủ, gạo, muối và lính ngụy nữa mới đúng theo âm mưu “Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt”. Sau đó, viên tướng này làm ăn không được, phải về vườn. Cuối 1950, Đờ Lát san thay, cũng khẳng định: “Bắc Bộ là chiến trường chính, đồng bằng sông Hồng là cái “cốt lõi” của toàn cuộc chiến trường Đông Dương”. Viên tướng già đời, thạo nghề này được coi là tướng tài của nước Pháp, đã dành cho đồng bằng sông Hồng phần lớn vốn liếng mà y có trong tay: 54% tổng số lính bộ và lính dù, 50% pháo binh, 42% xe cơ giới, thiết giáp, 71% công binh, 40% lực lượng vận tải trên toàn Đông Dương. Y đã cử hai viên tướng, mở hai trận càn lớn “Trái Chanh”, “Trái Quýt” và sáu trận càn khác ở vùng Tả Ngạn này, đủ thấy y rất cay cú với chúng ta…

Anh Ngạn nhìn thẳng vào đồng chí chỉ huy Mặt trận 5, rồi tiếp với ý nhấn mạnh: - Mở “Trái Chanh”, “Trái Quýt” là địch tung ra ngón đòn mới, món võ cao siêu hơn. Song chúng không đạt ý muốn. Ta bảo vệ được lực lượng và biết thêm cách đánh của địch, giảm nỗi lo về quân GM và phi pháo, tin thêm ở sức mình, sẵn sàng chống càn với mức độ ác liệt hơn… Từ thời điểm diễn ra hai trận càn này mà nhìn lại chặng đường kháng chiến vừa qua, ta thấy có những bước tiến đáng kể. năm ngoái (năm 1950), địch chỉ cần dựa vào các đồn tỉnh, đồn huyện, đồn tổng, đồn làng, thậm chí đồn xóm (ở Hưng Yên có làng ba đồn); chúng chỉ dụng bọn lính liên hiệp, lính hương, tổng dũng, lính vệ sĩ vào việc đi càn. Bọn đó túm năm túm ba, kéo nhau đi càn từ một, hai làng đến một vài xã. Càn liên miên hết ngà này sang ngày khác. Có xã đi càn 40 trận một tháng  như Thanh Long (Yên Mỹ), Trường Chinh (Phù Cừ)…, có huyện bị càn liền từ một đến hai tháng như Khoái Châu, Mỹ Hào… Bọn đó giết người không ghê tay một đợt tàn sát 3.000 dân ở Đa Lộc, Cựu Thụy; một trận càn bắn 200 người ở Văn Nhuệ (Ân Thi). Viên thầy tu ở làng Thi (Ân Thi) có vệ sĩ đi càn các làng bên, vơ vét cả chổi cùn rế rách, gây hằn thù lương giáo. Bốt Đớm cỏ tên chỉ huy Pháp giết người, mổ bụng, moi gan, khiến dân phải kêu than: “Ngày ngày ra đứng bờ đê. Trong sang bốt Đởm mà ghê cả người”… Nhưng cái thế mạnh tạm thời đó, những trò hung hãn đó bị quân dân ta đẩy lùi dần. Giặc ở các đồn bốt to, nhỏ đó không dám rủ nhau đi càn nữa. Nhiều đồn làng, đồn tổng, đồn vệ sĩ bị nhổ hoặc co lại. Những đồn liên hiệp “đàn anh đàn chị” có quan Pháp chỉ huy, phải xây boongke, hầm ngầm, thủ thân vi đại. Hơn nửa năm nay (năm 1951) địch phải dùng quân GM “chủ lực, cơ động”, mở những trận càn có đặt tên hẳn hoi: “Sứa Biển”, “Thằn Lằn”, “Mũi Lao” hoặc Miraben, Vitáp… số quân từ một đến hai GM. Đến trận “Trái Chanh” chúng dùng ba GM, “Trái Quýt” dùng tới bốn GM. Tính chất ác liệt hơn, quy mô lớn hơn. Có máy bay, đại bác phối hợp, hòng lấy lại thế mạnh đã mất… Về phái ta, điều tất nhiên là phải chống càn với quyết tâm cao, với ý chí mới. Lúc đầu anh em có sợ quân GM, sợ phi pháo, nhưng thực tế lâm trận cho thấy: đánh được và còn đánh thắng, bước đầu rút ra những kinh nghiệm thiết thực, dũng cảm đánh trong vòng càn; mưu trí luồn ra ngoài vòng càn; tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu hoặc sơ hở; vùng không bị càn kịp thời đánh mạnh, chia lửa với vùng bị càn, mở vùng du kích mới; nhân dân tiêp tế cơm nước, giúp đỡ thuyền đò, cho bộ đội cơ động đánh hoặc tránh địch… Chiến tranh du kích, kháng chiến toàn dân toàn diện là thế… Sắp tới ta phải sẵn sàng chống những trận càn như “Trái Quýt” hoặc lớn hơn. Củng cố, bổ sung ba thứ quân nhằm tăng cả số lượng và chất lượng; mà tốt các việc nhằm ổn định tình hình hơn hai trận càn, tìm cách chống hạn cấy bằng được vụ chiêm, quân cũng như dân, có ăn no mới đánh được giặc. Bộ chỉ huy các anh cần lập kế hoạch hoạt động Đông - Xuân 1951-1952 trên cơ sở địch tình, ta tình trong vùng, và phối hợp với chiến trường chính toàn quốc chắc chắn sẽ mở.

Thấy anh Ngạn hạ giọng nói nhỏ, tôi hiểu là đã xong phần việc của mình. Tôi rời góc ổ ấm, ra sân.

Ngay sau đó, anh Miên cũng ra, anh úp cái nón cũ lên đầu, quay lại cười nhìn tôi, rồi vào làng trong. Anh Ngạn bảo tôi: - Ông Miên xuýt bị “cất vó” trong trận giặc vây đêm, quét sớm ở Cổ Tiết đấy,. Anh em bảo ông ấy “gan lì cóc tía”! Sau đó không lâu tôi biết thêm: anh Miên quê ở Hưng Yên. Trước Cách mạng Tháng Tám, anh là phó quản lính khố xanh, loại lính không được nhà cầm quyền Pháp thừa nhận như lính khố đỏ, phân biệt đối xử. Do đó khi được Mặt trận Việt Minh tuyên truyền cách mạng, lính khố xanh nhanh chóng giác ngộ. sau cuộc đảo chính Nhật hất cẳng Pháp, anh Miên chỉ huy đội bảo an binh ở tỉnh lị Thái Bình. Được cán bộ ta vận động, anh chuyển ra hơn 50 khẩu súng trường rồi theo cách mạng. Vóc người to khỏe nhưng tính tình hiền hâu. Về đội ngũ ta, anh trở thành cán bộ năng động, góp phần tích cực vào việc huấn luyện chiến sĩ, đào tạo cán bộ. tháng11-1946, anh là trung đoàn phó một đơn vị, sau này là Trung đoàn 42. Khi ấy, trong một trận đánh đáng ghi nhớ, anh trực tiếp chỉ huy một tiểu đoàn tại trại Sao Vàng (Hải Phòng), đánh lui quân Pháp mặc dù thế chúng khá mạnh. Năm 1947, anh là trung đoàn trưởng, chỉ huy một bộ phận của đơn vị mình, phối hợp với các đơn vị bạn, đánh vào một số vị trí ở nội thành Hải Phòng, khiến giặc đang càn ở Đông Triều, Chí Linh, phải rút bảy tiểu đoàn về đối phó. Sau trận đó, Hải Phòng cùng Trung đoàn 42 được Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng cờ Trung Dũng. Rồi anh được điều lên làm chỉ huy trưởng Mặt trận 5 cho đến lúc này…
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #5 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2009, 07:56:48 am »

VÌ SAO LẬP BAN CÁN SỰ TẢ NGẠN?

Nhân lúc anh Ngạn đọc tài liệu, tôi thư thả sang nhà bên trò chuyện với anh Trịnh Quang Thứ. Tôi hỏi:

- Ông ở làng Thanh Xá, Hưng Yên, làm thế nào lại trở thành người bảo vệ anh Ngạn?

Thứ thủ thỉ đáp:

- Là vì mấy lần anh Ngạn đến Hưng Yên, đội bảo vệ cơ quan tỉnh đều cử tôi đi theo. Chả biết thế nào, một hôm anh bảo tôi: - Cậu đi với mình nhá! Tôi vốn có tính thích đi xa, ưa việc lạ, được cấp trên tín nhiệm là tôi đi.

Vẫn giọng đều đều, Thứ kể tiếp: “Tôi nghe loáng thoáng, biết là anh Ngạn từ căn cứ Liên khu III sang đây làm việc với các anh ở tỉnh ủy Hưng Yên đã mấy lần rồi. Nghe nói anh đến cả Thái Bình làm việc với cơ quan Mặt trận 5. Cậu bảo vệ anh từ khu III sang nửa kín nửa hở nói: lần này anh sẽ sang công tác bên Tả Ngạn. Cậu ta có vợ mới đẻ, phải ở gần nhà giúp đỡ nên không muốn đi xa. Có lẽ vì thế mà anh Ngạn chọn tôi. Hôm ấy tôi cùng anh từ Hưng Yên sang căn cứ liên khu, chờ anh thu xếp công việc để trở lại Tả Ngạn nhận nhiệm vụ mới. Khi anh làm việc với lãnh đạo khu, tôi ra ngoài quan sát tình hình vừa ngắm cảnh núi non, hang động. Ở đây ó cái hang Na, to và sâu, có thể chửa cả một cuộc họp, một lớp học, và gì gì nữa sâu mãi phía trong. Có ông nào đó dùng chổi đót chấm vôi viết lên mé cửa hang hai chữ “Đại thọ”. Nghĩa là ở hang này thì sống trăm tuổi, chả sợ bom đạn bắn phá. Tôi nghĩ bụng: Thế mà anh Ngạn rời đây sang Tả Ngạn, nơi giặc càn quét liên miên, máu chảy xương tan bất cứ lúc nào.

Thu xếp công việc xong, anh Ngạn bảo tôi lên đường. Cùng đi có anh Dũng cận thị, chúng tôi gọi là Dũng (kính), nhà báo Hồng Hà. Chia tay người bảo vệ cũ, anh Ngạn dặn dò: - Cậu bận vợ yếu, con thơ, ở lại và làm công tác vừa giúp đỡ gia đình cho tốt nhá! Cậu bảo vệ nhìn anh, vẻ nhớ nhung, tần ngần…

Cơ quan Giao thông liên lạc tỉnh Hà Nam nhận nhiệm vụ đưa anh Ngạn và chúng tôi qua cả một vùng địch hậu đen tối, qua các con đường liên huyện bị địch chiếm; qua những vùng tề, có cả tề ác, rồi vượt quốc lộ 1 đầy hiểm nguy, đồn bốt, tháp canh rải dày. Lại phải qua ba con sông sâu và rộng, trong đó có sông Hồng… Tới huyện Thanh Liêm, gần đường 1, tôi đề nghị trưởng trạm giao liên xin một trung đội bộ đội huyện, bảo vệ khi đoàn chúng tôi vượt đường. Anh em nhận nhiệm vụ, tuy có mấy chú tân binh sợ sệt. các đồng chí giao liên bám đường dày kinh nghiệm, nắm được các quy luật tuần tra, phục kích của địch, đưa chúng tôi qua đường trót lọt.

Đêm sau, trên đường ra bờ sông Hồng, bỗng bị giao liên bảo ngừng chân. Có giặc ở đồn gần đó bất thình lình ra phục kích. Bọn này táo tợn bám gần bến đò. Ta kịp phát hiện chúng, báo những người qua sông ngừng lại. Trời tối mịt, đứng gần không thấy rõ mặt nhau. Ta không xa địch bao nhiêu, không may có ai ho một tiếng là lộ. Tôi hỏi chị giao liên: “Lui lại được không?”. Chị thì thầm: “Bên kia có mật hiệu sang được. Không nên lui”. Tôi nói: “Không lui hẳn, nhưng phải xa địch một quãng nữa”. Chị bảo: “Thế thì tạm lánh vào một cái xóm nhỏ kia”. Tôi không yên tâm: “Có cơ sở tốt không?” - “Có! Cả hầm bí mật nữa, nhưng chỉ đủ cho hai người”. Tôi nghĩ chỉ cần giấu được anh Ngạn và anh Hồng Hà. Còn tôi và Dũng (kính) chạy dài.

Chị giao liên quen thung thổ, gan dạ và nhanh nhẹn, đưa chúng tôi theo một rãnh tiêu nước và xóm nhỏ. Phía ngoài, gần chỗ phục kích, có các anh bộ đội bảo vệ đường dây… Một lúc thật lâu, nhận được mật hiệu, chị giao liên nhanh chóng đưa chúng tôi ra bến. Một chiếc thuyền nhỏ, vừa kịp từ bên kia sông sang đón. Bước xuống thuyền vẫn còn phấp phỏng. Tôi ra lòng thuyền, lấy ống phao luồng, đưa cho anh Ngạn và anh Hồng Hà. Sẵn sàng nhảy nhẹ xuống sông khi có sự cố”.

Nghe đồng chí Thứ nói, tôi nghĩ về anh Ngạn. Thế là anh san nhận nhiệm vụ bí thư Ban Cán sự Tả Ngạn đúng vào thời điểm rất gay cấn. Hai trận càn “Trái Chanh”, “Trái Quýt” đã gây bao nhiêu đảo lộn ở nơi anh đến nhận trọng trách. Nạn đói do địch phá và do hạn hán cũng đặt trước anh một  việc khá nặng nề. Đây là những vấn đề sinh tử cần được nắm bắt nhanh, để có chủ trương đối phó kịp thời, chắc trúng. Không thể chờ sự chỉ đạo của liên khu qua sông sâu, đường hiểm mà phải có bộ máy tại chỗ. Tôi chợt nhớ đã được đọc một bản nghị quyết ghi tháng 8-1950 của Liên khu ủy III, về việc thành lập phân Liên khu ủy Tả Ngạn. Lí do: “- Từ khi địch chiếm Tả Ngạn, Liên khu ủy không theo dõi, nghiên cứu kĩ được tình hình từng tỉnh, để chỉ đạo và phổ biến kinh nghiệm được kịp thời; - Vì giao thông liên lạc khó khăn, sự chỉ đạo của liên khu bị chậm, không phối hợp được mọi hoạt động giữa các tỉnh; - Cần có một cơ quan thay mặt Liên khu ủy trực tiếp liên lạc với Trung ương để nhận chỉ thị và tổ chức thực hiện”. Tôi cũng hiểu anh Ngạn sang đây là để thực hiện nghị quyết trên. Anh từ căn cứ liên khu qua lại Tả Ngạn nhiều lần chẳng mấy ai biết. Chỉ nghe truyền khẩu từ Liên khu III và Việt Bắc rằng mỗi chuyến anh từ Tả Ngạn ra vùng tự do đem theo nhiều tình hình ta và địch, cụ thể, sâu sắc, cùng những biện pháp đối phó, giải quyết sát thực, đúng đắn. Có thể do cuối năm 1949 đầu năm 1950, địch mở hai trận càn lớn: trận  “Con Quay” (Điabơlô) chiếm gần hết hai tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, đóng 515 đồn bốt, tháp canh; và trận “Cái Thùng (Tonnô) chiếm 85% đất tỉnh Thái Bình, đóng hơn 100 đồn bốt, mà nghị quyết kể trên chưa có điều kiện thực hiện. Và do đó, Bộ chỉ huy Mặt trận 5 với sự đi sát lãnh đạo của anh Ngạn vẫn phải lo đối phó tình hình trước mắt. Khi ấy vùng này đen tối tới mức địch nắm thế chủ động cả ngày đêm. Chúng rêu rao: “Phen này ông đánh chữ O. Việt Minh du kích mày bò đi đâu?”. Chúng tuyên bố: “Bắt sống Trung đoàn 64 đưa về Hà Nội”, “Bắt sống Trung đoàn 42 đưa về Hải Phòng”. Ta lúng túng trong thế bị động. Trung đoàn 42 giải tán trường quân chính; công binh xưởng chôn giấu dụng cụ và súng nặng. Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh Thái Bình và chính ủy Trung đoàn 42 lên Việt Bắc xin tăng viện rồi khó trở lại. Tiểu đoàn 124 (thuộc 42) bị giặc vây ở Cổ Tiết (Quỳnh Côi) phải chôn giấu vũ khí nặng, rồi tìm lối thoát khỏi vòng vây. Mất hết địa bàn, không thể tập trung. Tiểu đoàn này cũng như các tiểu đoàn khác phải phân tán thành từng tổ, từng tiểu đội vào sống trong dân. Ban ngày trà trộn với dân làm ruộng ngoài đồng, tránh địch bắt bớ, hoặc nằm hầm bí mật dưới gò đống, bam đêm vào làng công tác. Ăn đói, ở hầm, dầm chân dưới nước, da lở ngữa, sức khỏe giảm sút, ốm đau nhiều. Chỉ mới qua một tháng, Đại đội 50 đã hi sinh và bị bắt gần 50 người. Cả Tiểu đoàn mất 100 đồng chí. Các đơn vị khác của Trung đoàn 42, 64 cũng đều phải phân tán, sống trong lòng dân như thế.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #6 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2009, 07:59:31 am »

Tỉnh Hưng Yên có 360 làng, địch chiếm đóng gần hết. Cơ quan tỉnh, huyện mất cả đất đứng. Bốt Đởm, đồn La Tiến giết hàng trăm, hàng nghìn nhân dân và du kích. Chúng xâu hàng loạt bàn tay vào dây thép, rồi xả liên thanh vào người, chết từng đống. Treo đá vào cổ đẩy xuống sông Luộc. Xẻo thịt, cắt đầu, chôn sống, treo cổ  lên cành cây. Đốt rơm rạ tống vào hầm bí mật cho chết ngạt… Nông dân đi cày phải treo cờ trắng vào sừng trâu để khỏi bị giặc bắn. Có người không dám chứa cán bộ, bộ đội trong nhà. Đảng viên bị tàn sát, có chi bộ chỉ còn ba, bốn đồng chí, có tổ Đảng bị tiêu diệt gần hết. Du kích chôn giấu mìn, lựu đạn, có người lẩn vào vùng tề. Một số cán bộ, đảng viên chạy dài hoặc đầu hàng địch… bọn phản động được đà lấn tới. Vệ sĩ nhà thờ Cao Xá thường xuyên kéo ra đốt phá năm xã chung quanh, không sót một túp lều, một cái bát ăn cơm. Nhiều nơi chỉ một tiểu đội chúng cũng vây đêm, quét sớm, thấy người là bắn chết, không phân biệt trẻ già. Chúng mở “Chiến dịch tầm thanh, trừ cán, diệt cộng” (tìm thanh niên, từ cán bộ, diệt cộng sản) gây không khí ngột ngạt, khó thở…

Ở các tỉnh Thái Bình, Hải Dương, Kiến An, thành phố Hải Phòng cũng đen tối gần như vậy.

Trước tình hình cùng cực kể trên, Liên khu ủy III đã ra nghị quyết, chỉ rõ: “Công tác lãnh đạo phải nhằm vào Tả Ngạn… Giữ được Tả Ngạn là giữ được kho nhân lực, vật lực, là tổng động viên được nhân dân, phá được âm mưu bắt ngụy binh và âm mưu chia rẽ lương giáo của địch…”.

Cán bộ, bộ đội chủ lực không nề gian khổ, hiểm nguy, len lỏi về làng bám đất bám dân, phục hồi từng cơ sở, dìu dắt, củng cố lại từng nhóm du kích, từng tổ bộ đội huyện, tỉnh. Tạo thời cơ tiến lên phá tề, trừ gian, chống giặc, giữ làng. Mở được các khu du kích nhỏ, dăm ba xã hoặc một phần huyện ở Hải Dương, Hưng Yên và Mặt trận 5… Song, cuối năm 1951 địch lại càn “Trái Chanh”, Trái Quýt”, anh Ngạn chính thức sang đây với nhiệm vụ nặng nề hơn.

Khu Tả Ngạn bằng một nửa đồng bằng Bắc Bộ. Nó gần như một hình tam giác cân đáy giáp biển, đỉnh giáp thủ đô Hà Nội. Một cạnh được kép lại bằng dòng sông Hồng. Cạnh kia gần như được khép lại bởi đường 5, đường sắt. Đáy có cảng Hải Phòng và sân bay Cát Bi, tầm cỡ nhất nhì Đông Dương. Đỉnh có sân bay Gia Lâm, tầm cỡ quốc gia. Khu này đông người lắm của vào hạng A, B trong nước, là nguồn lực to lớn, cực kì quan trọng cho kháng chiến, nuôi cả địa phương và góp phần nuôi một số nơi khác.

Nằm trong các khung tam giác đó là các tỉnh Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Kiến An, và thành phố Hải Phòng. Giặc Pháp dùng lực lượng khá lớn chiếm đóng khu này, để khai thác kho người kho của ở đây đánh lên trung du, Việt Bắc. Có lúc chúng đã chiếm gần 90% đất đai của khu, đẩy cơ quan tỉnh Hưng Yên sang vùng núi Hà Nam, đẩy cơ quan tỉnh Hải Dương ra nơi giáp giới Quảng Yên. Các cơ quan và bộ đội tỉnh Hải - Kiến, Thái Bình chạy vòng quanh trong vùng đất bằng, chằng chịt sông ngòi, ló ra khỏi lũi tre xanh là bị lộ. Tàu chiến, ca nô diễu quanh bờ biển, dọc sông Hồng, vào khắp các sông Luộc, sông Trà Lý… nội địa. Máy bay các loại ở hai sân bay trong khu sẵn sàng cất cánh đến ném bom bất cứ nơi nào… Anh Ngạn về đây cùng hơn ba triệu quân dân đánh giặc trừ gian, chống càn to nhỏ, nhằm giành giật vùng đất chiến lược này với địch. Sóng to, bão lớn hết đợt này đến đợt khác, tôi không hiểu anh sẽ chèo lái con thuyền vượt biển rộng, khơi xa như thế nào???

Khi ấy, tôi ít tuổi nhất trong bộ phận. Người chỉ khoảng 37, 38 cân, nhưng có sức bật của tuổi trẻ cộng với ý chí chiến đấu của người đảng viên, nên bất chấp khó khăn thiếu thốn. Tôi đang là chánh văn phòng tỉnh ủy Thái Bình thì được điều lên đây. Tôi lo việc mới không đơn giản. Làm thư kí, ý của lãnh đạo mà viết ra giấy là việc của mình. Lời không đạt ý là mình không tròn trách nhiệm.

Đoán được tâm trạng của tôi, anh dành một lúc lâu hỏi han về gia đình và quá trình công tác của tôi. Rồi anh bảo: - Làm thư kí tưởng dễ mà khó. Nó không có vai trò lãnh đạo nhưng lại quan trọng, bởi phải thể hiện được ý của lãnh đạo trên văn bản. Vì vậy nghe và ghi phải tinh tường, viết ra văn bản phải chính xác. Đừng lẫn ý kiến của lãnh đạo với ý nghĩ của thư kí. Đứng nghe loáng thoáng, ghi sót, viết không hết ý, hoặc chữ nhiều ý ít, lai rai dài dòng… Nam đã từng làm văn phòng của tỉnh, có sức học khá lại có mong muốn làm nhiệm vụ. Vừa làm vừa học sẽ tiến dần dần. Biết lo là tốt. Một người hay lo bằng một kho người hay làm. Hay làm mà chẳng hay lo. Làm khốn làm khổ làm cho nhọc mình. Đúng không?

Tôi hỏi anh: - Làm thư kí có được phát biểu ý kiến trong cuộc hợp lãnh đạo không? Anh bảo: - Sao lại không, nhưng thấy thật sự giúp ích cho cuộc họp, mà mọi người chưa nghĩ tới, chưa nói ra. Anh nhấn mạnh: - Là thư kí thì điều gì cũng được biết, kể cả điều bí mật. Vì vậy phải khiêm tốn, trung thực, bảo đảm nguyên tắc. Có những điều ghi mà không nói, lại có những điều chỉ nhớ mà không ghi, hoặc chi ghi bằng kí hiệu của riêng mình.

Thực tế cho thấy tôi làm được, nhưng vất vả gấp mấy lần so với làm việc ở tỉnh, chứ không chỉ gấp hai. Anh Ngạn không nhữmg làm việc với Bộ chỉ huy Mặt trận 5 mà còn làm việc trực tiếp với từng ban chuyên môn như chính trị, tham mưu, quân báo, tác chiến…, làm việc với tỉnh ủy, ủy ban bốn tỉnh… Có khi anh đến với họ ở làng này, làng kia, qua những cánh đồng rộng. Có khi họ đến nơi anh làm việc. Tôi liên hệ với họ, hẹn giờ luân phiên làm việc, được anh đồng ý, rồi tôi nhớ ngày giờ, nhắc trước với anh. Nhắc là theo nhiệm vụ, chứ việc đã được anh ghi sổ tay thì anh không quên. Trong khi làm việc có vấn đề gì phải tranh luận, anh muốn làm rõ và tăng sức thuyết phục, anh nói kĩ, chẳng xem đồng hồ nên làm quá giờ. Tất nhiên tôi phải tìm cách nhắc anh. Có khi anh nghe tôi và “giảm cường độ”, có khi anh thấy cần phải nói hết ý, đạt ý anh cứ nói. Anh muốn cho thắc mắc này, vướng víu kia được giải tỏa, tháo gỡ, rõ ràng, thoái mái. Vì thế anh em say sưa nghe, khiến anh càng như được kích thích. Chúng tôi bảo nhau: nếu thấy gần hết giờ thì đừng nêu những vấn đề phải tranh luận, dành lúc khác, kẻo anh giải thích cho đến lúc nguội cả cơm canh.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #7 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2009, 08:00:40 am »

BÍ THƯ BAN CÁN SỰ XUỐNG XÃ HỌP

Một số xã quanh đây lẻ tẻ, êm gọn phá tề. Có một loại tề khi giặc càn ác liệt rồi ép lập ra, phần nhiều là những người được ta chỉ đạo hoặc khống chế, giặc rút thì mặc nhiên, không hoạt động. Các đội bảo an giả hiệu trở lại thành dân quân chính thống. Kế hoạch giải quyết hậu quả và ổn định tình hình sau trận càn được thực hiện từ dễ tới khó, từ nơi còn tới nơi vỡ cơ sở… Khu du kích từng bước, từng bước được phục hồi. Chúng tôi được anh Ngạn giao nhiệm vụ liên hệ với cơ quan lãnh đạo tỉnh, huyện, cũng ở quanh đây, tổ chức để anh xuống họp với một chi bộ. Lúc này chi bộ lãnh đạo một xã.

Từ nhà ra đi, anh Ngạn quảy một túm rọ đánh cá trê, mùi bùn đất thoang thoảng. Áo vải, quần nâu vê gọn lưng ống chân. Chiếc khăn vuông đen buộc túm ở cổ cho đỡ gió. Mái tóc vuốt gọn bằng mười ngón tay, rồi chụp lên một cái nó lá cũ kĩ. Tôi đi sau mấy bước, trông anh hệt như nông dân.

Đi trước chúng tôi dăm bước là đồng chí Thứ, vai bên phải đeo cái bị rách xễ ngang sườn, trong đó có khẩu tiểu liên tuyn. Khi cần, Thứ thò tay vạo bị là đạn tới đích. Đi đầu dẫn đường là đồng chí Lê.

Qua một cánh đồng rộng thì trời tối. Mưa lâm thâm, gió rét. Anh Ngạn lúc này 34 tuổi, người cao, sức khỏe, xem ra anh chưa phải bận tâm về giá rét. Đồng chí Thứ cũng vậy, với tuổi 25, Thứ chưa biết rét. Tôi 22 tuổi, vóc người nhỏ nhắn, có vài cái áo tôi mặc hết, vẫn thấy như gió bấc thấm vào da thịt.

Qua vài cánh đồng nữa, anh Lê đưa chúng tôi vòa một xóm trại lưa thưa dăm bảy nóc nhà. Cái nhà ở ngay rìa trại, thấp nhỏ được chọn làm nơi họp. Trừ một gian buòng, còn hai gian ngoài trải rạ để anh em ngồi. Bí thư chi bộ đưa anh Ngạn và chúng tôi vào một góc ổ. Đây là cuộc họp thường kì. Riêng bí thư chi bộ biết có cán bộ cấp trên về dự, không rõ tỉnh hay huyện, cũng không giới thiệu là ai.

Cuộc họp chỉ có một ngọn đèn nhỏ, vừa đủ để bí thư đọc tài liệu và thư kí cuộc họp ghi chép. Chả mấy người biết có cán bộ trên về dự. Trước lúc vào họp, các đảng viên có chuyện gì đều đem đến đây nói. Một giọng không vui, không buồn:

- Con nghé nhà bà Khiển bị đạn chữa mãi không khỏi, cho “lên đĩa” rồi!

Một giọng lo lắng: - Hoài nhỉ! Chết hết trâu nghé thì người phải kéo cày ngửa ngực, trật vai.

Một giọng hể hả: - A, nghe nói mấy anh tề bên Me, Nại đem sổ sách lên trả đồn, viện cớ “Việt Minh bắt nghỉ, tề thật lòng với đồn nhưng không được!”. Xếp đồn tưởng bở, an ủi tề: - Tạm chịu vậy. Quân Giem về lại lập tề! Tề ra ngõ bảo nhau: - Có lập cái con khẹc!

Một giọng khinh bỉ: - Bọn xếp đồn chỉ hí hửng khi quân Giem về. Sau đấy lại sợ như chó cụp đuôi, nằm ru rú trong đồn!

Một đảng viên luống tuổi lắng nghe rồi nói sang chuyện khác: - Chiêm này hanh khô, được ải, nhưng đồn Đào Thành không cho mở cống, không có nước cấy lúa. Mất màu đói to!

Tôi thấy anh Ngạn lắng nghe tất cả và ngẫm nghĩ.

Cuộc họp phổ biến việc tiếp tục giải quyết hậu quả trận càn. Bản chỉ thị mà tôi dự thảo và anh Ngạn bổ sung, tới cuộc họp này chỉ còn giữ được những ý chính, qua ghi chép ở sổ tay bí thư chi bộ. Các đảng viên dựa vào những ý đó, bàn bạc tiến hành công việc cụ thể cần làm. Bỏ qua ý nghĩa, tầm quan trọng, họ nhớ những việc cần làm, tỉ mỉ, thiết thực mà anh Ngạn bổ sung trong chỉ thị hôm qua.

Họp xong, mọi người ra về, anh Ngạn ở lại hội ý với bí thư chi bộ: “Tờ Thông tin của tỉnh có về đến đây không?” - “Dạ… thỉnh thoảng mới có ạ!” - “Tin viết những gì? Đồng chí có đọc không?” - “Có tin chống càn, tin chiến thắng, nhưng chậm, chúng tôi đã biết rồi!” - “Có tin về sản xuất, giảm tô không?” - “Có, nhưng ít ạ!”.

Anh Ngạn đặt bàn tay rộng vào vai bí thư chi bộ: - Các đồng chí họp bàn những việc thiết thực như vậy là tốt. Đảng viên nhận ra việc cần làm và hướng dẫn nhân dân cùng làm. Nhiệm vụ quan trọng bây giờ là đánh giặc, chống càn, bảo vệ nhân dân… Trong việc bảo vệ dân thì bậc nhất là bảo vệ con người, đúng rồi, nhưng bảo vệ sản xuất, làm ra và giữ lấy thóc gạo, ngô khoai… cũng quan trọng không kém. Đúng không đồng chí? Ở đây có ruộng đất vắng chủ tạm chia cho dân nghèo không? Địa chủ có giảm tô theo quy định không?... Phải vận dụng chỉ thị, nghị quyết của trên, biến những điều ghi trên giấy, bàn trong cuộc hop thành việc làm. Chi bộ phải lãnh đạo du kích luyện tập quân sự, khi giặc đến thì phối hợp với bộ đội hoặc tự lực chiến đấu; đảng viên phải anh dũng đi đầu. Đúng không?

Ra về, trờ tối mịt, không ánh sao. Tôi quảy túm rọ để anh Ngạn đi cho thoải mái. Anh Ngạn hỏi tôi:

- Qua cuộc họp, Nam thấy gì?

- Thấy chị thị từ trên xuống xã lâu quá, lại bị rơi rụng nhiều.

Anh bảo:

- Còn phải viết thành bài, gọn, rõ, đưa vào tờ Thông tin của tỉnh, huyện, in đá, in bột gửi về các xóm kịp thời. Ai biết chữ thì đọc mà làm. Cán bộ văn hóa kém, ghi chép không đủ thì dựa vào bản tin mà truyền đạt tới dân.

Ngừng một lát, anh tiếp: “Còn vấn đề cực kì quan trọng là nước tưới vụ chiêm… Cái cống Đào Thành…”. Anh nói rồi lầm lũi bước thấp bước cao trên cánh đồng khô khốc. Tôi biết khi anh không nói là anh nghĩ. Cái đầu của anh chỉ nghỉ khi anh ngủ. Mà có đêm anh chỉ ngủ ba, bốn giờ.

Đêm về khuya lất phất mưa, trời càng tối. Tôi chẳng còn nghĩ gì ngoài việc đi khéo cho khỏi ngã. Bất chợt tôi nghe anh nói: - Từ nay Nam thu xếp công việc, mỗi tháng ta xuống họp với chi bộ xã một lần nhá.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #8 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2009, 08:01:51 am »

PHÁC TẢ CHÂN DUNG BÍ THƯ

Vài tháng đầu, anh Ngạn chỉ có một bộ phận nhỏ giúp việc: anh Dũng (kính), anh Lê, anh Thứ và tôi. Nhà báo Hồng Hà ở lại một thời gian rồi về liên khu. Anh viết bài “Sông Hồng đỏ máu” tố cáo tội ác giặc và biểu dương tinh thần chiến đấu của quân dân Tả Ngạn. Bài đăng báo Nhân dân và đọc trên Đài tiếng nói Việt Nam. Anh Ngạn có cái khăn vải đen, khi thì quấn cổ đi đêm cho khỏi ho, khi thì bọc mấy mấy tập sách: “Trường kì kháng chiến nhất định thắng lợi” của đồng chí Trường Chinh. Tiểu thuyết “Tỉnh ủy bí mật” dịch của Liên Xô. Nhà xuất bản Văn nghệ in ở Việt Bắc, trên giấy bản. Sách “Chiến thuật du kích” dịch của Trung Quốc… Anh được trang bị một khẩu súng lục Bơrôninh, thỉnh thoảng vẫn tập ngắm, nhưng không bắn đạn, e lộ bí mật. Còn cái đồng hồ tàng tàng anh bỏ túi nhưng chẳng mấy khi xem giờ. Tư trang có hai bộ quần áo nâu nửa mạc, bộ mặc, bộ để thay. Chiếc màn “dã ngoại” nhuộm màu rêu, túm nóc treo lên xà nhà như dây vó lộ ngược, treo và tháo đều nhanh. Chiếc chăn vải thô nhộm nâu; anh cao người, to vóc nên đắp kín cổ thì hở chân. Không nhớ ai đã giúp cạp thêm bằng vải đen cho dài rộng hơn. Khi rét anh không nằm màn, lồng vào chăn đắp cho ấm. Tiết đại hàn, nằm một mình rét khó ngủ, anh san ổ nằm chung, tuy biết chúng tôi hay giãy đạp và ngáy to. Anh bảo mình nằm với các cậu cho dễ ngủ.

Bốn người chúng tôi nằm hai bên, anh nằm giữa. Anh quay ngang cái chăn để chúng tôi có chút phần. Nhưng chỉ được hai người, tôi và Dũng (kính). Lê và Thứ nằm ngoài cùng, hết phần. Các cậu cố dúi bàn chân vào chân cho đỡ buốt.

Sau đó, cấp dưỡng Nghị đến, nằm chưa ngủ được, ông giở trò đố vui. Những câu đó xoay quanh nghề nghiệp của ông:

Một đàn cò trắng phau phau
Ăn no tắm mát, rủ nhau đi nằm


Đố là gì? Thứ nói ngay: - Là những chiếc bát, dễ thế mà cũng đố. Anh Ngạn bảo: - Những đấy là bát sứ nhà giàu mới trắng phau phau, chứ nhà nghèo chỉ có bát sành đen nhiẻm.

Chúng tôi khúc khích cười. Nghị lại đó:

Còn duyên ong bướm đi về
Hết duyên dùi đục treo kề một bên.


Chúng tôi bí không giải được. Nghị tỏ ra thích thú: - Là cây mướp. Quả mướp già có giống cái dùi đục không? Cả ổ cùng cưới. Thế là ngủ tít lúc nào. Mặc kệ bên ngoài gió bấc mưa dầm rả rích.

Anh Dũng (kính) làm việc với anh Ngạn khá lâu và nhiều hiểu biết. Anh kể cho tôi nghe đôi nét về bí thư Ban Cán sự. Rằng ngày 2-2-1917, có một người con trai sinh ra ở làng Đông Phù, huyện Thanh Trì (Hà Đông) Bố mẹ nghèo, làm ruộng kiếm ăn là chính. Rồi mẹ chết sớm, bốn anh chị em sống với người mẹ kế. Người con lớn (nay là anh Ngạn) phụ việc với gia đình. Khi ấy ông Phạm Gia, người cùng làng, hoạt động cách mạng bị thực dân Pháp bắt đưa ra Côn Đảo. Năm 1936, có tiếng nói của phong trào Bình Dân Pháp, chúng phải tha tù chính trị. Nhờ vậy, ông Gia về làng mở xưởng sơn mài, anh Ngạn vào học nghề rồi được ông Gia giác ngộ cách mạng. Vừa làm thợ sơn vừa hoạt động cách mạng, gan dạ, hăng hái. Nhà anh là nơi nhiều cán bộ bí mật qua lại. Người em trái bị mật thám bắt, không đủ chứng cứ buộc tội, chúng phải tha. Vợ anh cũng giác ngộ cách mạng, nuôi giấu cán bộ của xứ và tỉnh. Hôm anh bị bắt, chị trốn được. Mặc dù anh bị giam cầm, cán bộ vẫn bí mật qua lại nhà anh, vấn được chị nuôi giấu cẩn thận. Ở quê anh có tổ chức Đảng Cộng sản khá sớm, ông chú và bà cô anh đều hoạt động cách mạng. Anh tham gia cách mạng từ khi 19 tuỏi (năm 1936), vào Đảng khi 22 tuổi (năm 1939). Anh len lỏi vào các làng xóm, vận động quần chúng, tổ chức lực lượng cách mạng, tứ huyện Thanh Trì sang Thường Tín… Khi thực dân Pháp khủng bố ác liệt, anh bị bắt vào tù 10 năm. Đến khi Nhật hất cẳng Pháp (tháng 3-1945) anh vượt ngục Hỏa Lò ra tiếp tục hoạt động, rồi tham gia tổ chức lãnh đạo khung ở tỉnh nhà. Cách mạng tháng Tám thành công, anh được cử làm bí thư tỉnh ủy Hà Đông, rồi bí thư tỉnh ủy Hà Nam. Hồi đầu kháng chiến chống Pháp, anh làm bí thư tỉnh ủy kiêm chủ tịch Ủy ban Kháng chiến tỉnh Nam Định. Năm 33 tuổi anh là phó bí thư Liên khu ủy, phó chủ tịch Ủy ban Kháng chiến hành chính kiêm chính ủy và tư lệnh trưởng Liên khu III cho đến lúc này anh sang Tả Ngạn.

Anh Dũng (kính) làm việc một thời gian ngắn tại vùng Tả Ngạn nhiều biến động này. Thấy Dũng mắt cận thị đi lại đêm hôm khó khăn, anh Ngạn bảo Dũng về làm việc bên Liên khu III. Hôm chia tay với Dũng có mấy điểm đáng nhớ. Anh Triệu đánh rọ được mấy con cá trê, đem về nấu dưa chua. Bấy giờ có khẩu hiệu “uống rượu là uống máu đồng bào” nghe nặng nề, nhưng giúp những người nấu rượu lậu bỏ nghề, nhiều người nghiện chừa được. Vì thế chúng tôi chỉ có nồi cơm vượt tiểu chuẩn so với ngày thường và nồi canh cá. Anh em ăn ngon lành, trò chuyện rôm rả. Chẳng ai có vật gì làm kỉ niệm. Anh Ngạn tự tay gấp chiếc chăn nâu cạp đen đặt vào bị cói tặng Dũng. Anh bảo ở căn cứ bên ấy gần núi, rét hơn bên này.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #9 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2009, 08:02:39 am »

VƯỢT SÔNG SÂU, ĐƯỜNG HIỂM

Anh Thứ theo anh Ngạn sang họp Liên khu ủy. Trên đường về nghe đồng chí Nguyễn Phú Hộ, phụ trách giao thông liên lạc huyện Thanh Liêm kể: “Chúng tôi được tỉnh giao nhiệm vụ đưa “khách” vượt đường 21 sang trạm giao liên Bình Lục. Đồng chí Hải, bí thư Thanh Liêm đưa “khách” tới trạm, yêu cầu tổ chức chuyến vượt này. Đồng chí nói: - Đã giao cho huyện đội ém quân ở hai đầu, nhằm ngăn địch ở hai đồn gần đó, tạo một đoạn đường có thể vượt qua ở thôn Bằng Khê. Đồng chí Hộ trực tiếp đưa “khách” qua đường!

Nghe xong, tôi liền trình bày: - Suốt tuần qua, địch rải quân phục kích ban đêm ở đoạn đường mà ta dự định vượt. Nếu theo phương án của bí thư huyện thì chỉ có thể xảy ra đụng độ giữa quân ta với địch, vỡ kế hoạch vượt đường.

“Khách”- anh Ngạn nhìn tôi như động viên: - Thế thì tìm cách khác! Tôi vốn có một phương án dự phòng, thấy nay là lúc cần thực hiện. Tôi báo cáo: - Đường 21, đoạn cách đồn Cầu Ghéo 200 mét không có đường nhánh tỏa hai bên, là đoạn độc đạo. Dân không qua lại vì ngại gần đồn. Lúc này nước hai bên cánh đồng lên to, không thuyền đò nào tới đoạn đó. Ngày và đêm, một bọn địch thường ở đồn Cầu Ghéo kéo ra phục kích từ thôn Hoàng Xá đến thôn Yên Việt. Trước thực địa như trên, địch có phần chủ quan, sơ hở. Ta có thể bất ngờ vượt đường ở đoạn này!

Đồng chí cán bộ huyện đội có mặt ở đây, tỏ ra nhất trí với tôi: nếu đụng độ giữa quân ta và địch thì không thể vượt đường, mà có thể thương vong… Bí thư huyện dè dặt, vì thấy dự định của tôi táo bạo, và vì gần đồn địch quá. Có người đế vào: - Hai đầu đường có giặc, hai bên đồng nước sâu, hết lối tiến thoái!

Anh Ngạn lắng nghe anh em bàn bạc. Tôi tưởng anh ngả về hai ý kiến trên. Nhưng không, anh quả quyết: “Chọn phương án của trưởng trạm, nó táo bạo nhưng có yếu tố bất ngờ. Chỉ cần tổ chức thực hiện bí mật, chu đáo!”.

Thế là tôi cùng đồng chí Phiệt trạm C phối hợp thực hiện. Kế hoạch chi tiết vạch ra: - Phiệt chịu trách nhiệm đưa anh Ngạn và đồng chí bảo vệ tới gốc đa chùa Mai Lĩnh vào lúc nhá nhem tối, chờ đó. Tôi cử một nhóm nữ chèo thuyền, giả làm dân đi sản xuất, lên thôn Yên Việt nằm tình hình địch. Đến giờ hẹn, nếu an toàn thì phát tín hiệu. Một nhóm nam mượn ba chiếc thuyền câu tốt, mỗi thuyền đủ chở hai người, rồi chờ sự điều khiển của tôi.

Tôi nhờ bà cụ Tắc (cơ sở của trạm) lên Hoàng Xá, báo đồng chí Thọ và tổ giao liên ở đó mượn một chiếc thuyền cỡ vừa và tốt, khoảng bảy giờ tối chờ sẵn ở dưới cây đa “ông Đán” và theo dõi hoạt động địch ở khu vực đó.

Gần tối, tôi ngồi khuất dưới bụi tre đầu làng Mai Lĩnh quan sát, thấy một bọn địch, như mọi khi, từ đồn Cầu Ghéo lên thôn Yên Việt, không tên nào ở lại đoạn đường gần đồn. Tôi liền cử hai đồng chí nam đưa một thuyền câu lên gần đường 21, giấu thuyền vào bụi niễng rậm rạp, rồi lên bám đường. Mỗi người bám một điểm ở hai đầu đoạn đường mà ta sẽ vượt, nếu an toàn thì phát tín hiệu.

Tôi và đồng chí Tạo, mỗi người đưa một thuyền câu tới gốc đa chùa Mai Lĩnh. Anh Ngạn và đồng chí bảo vệ đã chờ tại đó. Thuyện của Tạo chở đồng chí bảo vệ đi trước một đoạn. Thuyền tôi chở anh Ngạn đi sau.

Thấy hai đồng chí bám đường 21 phát tín hiệu an toàn, thuyền Tạo nhanh chóng bơi áp sát vệ đường. Tạo và đồng chí bảo vệ khiêng thuyền qua đường thả xuống đồng nước bên kia. Vừa lúc ấy, thuyền tôi chở anh Ngạn áp vệ đường. Tôi vội vã khom lưng cõng thuyền. Anh Ngạn bảo: “khiêng cho nhẹ”. Rồi anh cùng tôi khiêng thuyền qua đường, thả xuống đồng nước bên kia… Hai con thuyền ra sức bơi nhằm hướng thôn Hoàng Xá. Tới cây đa “ông Đán” thì nhóm đồng chí Thọ đã sẵn sàng chờ. Tôi mời anh Ngạn lên chiếc thuyền cỡ vừa cho nhóm giao liên chở đi. Tôi và Thọ bơi thuyền câu bảo vê.

Sau vài giờ thuyền đi trong đêm mờ, trên cánh đồng chiêm trũng, tới trạm Đôn Thu (Bình Lục) là chín giờ tối. Anh em đón “khách” vào trạm. Anh Ngạn hài lòng về chuyến vượt đường mạo hiểm nhưng thành công, anh bảo đồng chí bảo vệ chi tiền cho nhóm chúng tôi mua một con vịt nấu cháo bồi dưỡng. Anh thân mật chuyện trò với chúng tôi, động viên làm tốt “nhiệm vụ bảo vệ đường dây là bảo vệ mạch máu của kháng chiến”. Anh ghi vào sổ tay của tôi dòng kỉ niệm: “Một trạm trưởng mưu trí, táo bạo và dũng cảm!”.

Anh em đường dây chúng tôi đón đưa không ít đồng chí lãnh đạo khu, tỉnh qua lại. Trong số đó, anh Ngạn qua lại nhiều hơn. Dẫu anh cải trang mỗi lúc một khác, chúng tôi vẫn nhớ từng cử chỉ, giọng nói, quyết tâm cao của anh: tích cực tìm lối để qua, bao vây giặc để vượt sông, thông bến”.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM