Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 06:11:06 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Thăm dò
Câu hỏi: Có đồng nhất Lý Phục Man với Phạm Tu được không? (Trân trọng cám ơn các thành viên đã tham gia bỏ phiếu)
Chưa đủ cơ sở để đồng nhất - 7 (58.3%)
Có cơ sở khoa học để đồng nhất - 0 (0%)
Không có cơ sở để đồng nhất - 5 (41.7%)
Tổng số phiếu: 12

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man  (Đọc 65569 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thapbut
Thành viên
*
Bài viết: 158


WWW
« vào lúc: 07 Tháng Chín, 2009, 05:09:54 am »

Theo bài đăng của UyenNhi05
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=4682.msg69530#msg69530

Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Vua bấy giờ làm chức giám quân ở châu Cửu Đức, nhân liên kết với hào kiệt mấy châu, đều hưởng ứng. Có Triệu Túc tù trưởng ở Chu Niên phục tài đức của vua, bèn dẫn đầu đem quân theo” (2). Phạm Tu (3) (có đền thờ ở Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội) cũng là một tướng tài của Lý Bí ngay từ buổi đầu khởi nghĩa.
 
Các sách Đại Việt sử ký toàn thư, Việt điện u linh, Đại Nam nhất thông chí và thần tích, bi ký, truyền thuyết ở làng Giá tức làng Cổ Sở (Yên Sở, Thanh Trì, Hà Nội) đều phản ánh Phạm Tu (có sách chép là Lý Phục Man) đã cùng dân làng tham gia cuộc khởi nghĩa giải phóng đất nước. Về sau nhân dân mở hội Giá để nhớ lại sự kiện đó.
 
Trong lễ “niêm quân” của ngày hội cho thấy, không phải chỉ Phạm Tu tham gia cuộc khởi nghĩa, mà đông đảo dân làng Giá đã vùng dậy với người anh hùng của quê hương góp phần tạo nên thắng lợi của sự nghiệp cứu nước do Lý Bí lãnh đạo.
 
Lý Bí, khi đã lên ngôi, đánh giá rất cao công lao của Phạm Tu và gả con gái cho ông. 

Sử cũ không chép rõ Lý Bí đã chiếm được các quận huyện, đánh đuổi bọn quan lại Trung Hoa như thế nào. Chỉ biết rằng, đó là cuộc khởi nghĩa rộng lớn, đã liên kết được đông đảo các hào kiệt và dân chúng các châu, nhanh chóng giành thắng lợi. Lý Bí đã không gặp phải sức kháng cự mạnh mẽ của bọn quan lại đô hộ. Sử cho biết, nghe tin Lý Bí nổi dậy, vũ lâm hầu Tiêu Tư sợ hãi, không dám chống cự, vội sai người đem vàng bạc của cải đút lót cho Lý Bí rồi chạy trốn về Việt châu (bắc Hợp Phố) và Quảng châu (4).


(1). Lương thư, q.8.
(2). Đại Việt sử ký toàn thu, Sđd, T.1, tr.179.

(3). Về nhân vật Phạm Tu, hiện vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau.  Phạm Tu có phải là Lý Phục Man không? Kết quả nghiên cứu còn tồn tại ba quan niệm: là một người, là hai người và hoài nghi chưa kết luận. Do sử sách ghi chép không rõ ràng và những tư liệu thu thập được cho đến nay đều có thể khai thác, theo những góc độ khác nhau để chứng minh cho những quan niệm trên.

(4). Lương thư, q.3, t.11b; Trần thư, q.8, t.1a; Tư trị thông giám, q 158, t. 13a. Lương thư chép: Tiêu Tư chạy trốn về (Hợp Phố). Một số sách khác chép: Tiêu Tư chạy về Quảng Châu.


----------------------------------------------
Nay chúng tôi có một số bài viết liên quan,

mời quý vị xem blog:

Kết nối các dòng họ Phạm ở Việt Nam
http://hopham.blogspot.com/

Không đồng nhất Tả tướng Phạm Tu với Phò mã Lý Phục Man
http://hopham.blogspot.com/2009/04/khong-ong-nhat-ta-tuong-pham-tu-voi-pho.html

Điều rút ra từ công trình nghiên cứu của GS Nguyễn Văn Huyên
http://hopham.blogspot.com/2009/04/ieu-rut-ra-tu-cong-trinh-nghien-cuu-cua.html

Điều đặc biệt ở 1 sự kiện lịch sử (trong 1000 sự kiện lịch sử của Thăng Long-Hà Nội) nêu cơ bản về một nhân vật lịch sử
http://hopham.blogspot.com/2009/09/ha-noi-trong-nghin-nam-bac-thuoc-va.html

Trân trọng

Tháp Bút
------------------------------
 Không cần thiết phải dùng phông chữ to quá như vậy khi đã tô đỏ nó, bạn ạ!

« Sửa lần cuối: 07 Tháng Chín, 2009, 05:08:41 pm gửi bởi dongadoan » Logged
thapbut
Thành viên
*
Bài viết: 158


WWW
« Trả lời #1 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2009, 12:22:37 pm »

Gia Thông Đại Vương Lý Phục Man

Đại Vương người làng Cổ Sở, sau đổi là An Sở, thuộc huyện Đan Phượng, Hà Tây ngày nay [1], sống vào khoảng cuối thời nước ta thuộc Lương (540) [2], có công theo giúp Lý Nam Đế, lập được nhiều chiến công hiển hách.
Đại Vương khi còn trẻ tuổi còn có sức phi thường, đã từng trị được voi dữ, lại tinh thông võ nghệ và cưỡi ngựa, bắn cung cũng thật giỏi. Tư cách, đức độ của Đại Vương lại thực hơn người, nên đi đến đâu mọi người cũng mến phục.
Khi ấy dân ta sống dưới ách thống trị của ngoại bang, phải chịu trăm bề điêu đứng. Các anh hùng hào kiệt muốn liên kết với nhau để chống lại, lúc đầu thường phải dấu họ tên để khỏi bị bọn giặc giết hại.
Năm 541, Lý Bí đang làm chức giám quân ở Cửu Đức (vị trí huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh bây giờ) đã liên kết với các hào kiệt phất cờ khởi nghĩa. Đại Vương theo giúp Lý Bí ngay từ lúc bấy giờ, và lập được nhiều công lớn.
Sau khi chiếm Cửu Đức, Lý Bí đem quân ra đánh thành Long Biên. Thứ sử Giao Châu lúc bấy giờ là Tiền Tư phải bỏ chạy về Quảng Châu.
Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi xưng là Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, rồi dựng điện Vạn Thọ làm nơi triều hội và phong tước hiệu cho các quan.
Sau khi nhận tước hiệu, Đại Vương lại cầm quân ra trấn thủ biên giới ở miền Đỗ Động. Đây là nơi xa xôi, hiểm trở, các băng trộm cướp thường nổi lên cướp bóc, làm cho dân tình điêu đứng. Đại vương thi hành chính sách vừa nghiêm khắc vừa khoan hòa, nên chẳng bao lâu miền ấy đã ổn định. Các kẻ hùng trưởng đều phải nín hơi, bọn trộm cướp phải về thuần phục và dân chúng thì yên vui, chăm lo làm ăn sinh sống.
Quân Lâm Ấp (tức Chiêm Thành) vào cướp quân Nhật Nam, tiến vào tận châu Cửu Đức. Lý Nam Đế triệu hồi Đại Vương về Kinh, giao cho cầm binh chống giặc.[3]
Đại Vương dẫn quân đi, đánh tan quân Lâm Ấp. Khi tin thắng trận báo về Kinh đô , Lý Nam Đế bảo các quan: "Thật tre già mới biết đao sắc, đất nước có gian nguy mới biết người tài giỏi. Đỗ Động tướng quân thật là bậc hào kiệt, dẫu danh tướng đời xưa cũng không hơn được, nên ta cần phải trọng thưởng để nêu gương".
Khi Đại Vương về triều, nhà vua cho đổi họ Ngài thành họ Lý, theo họ nhà vua. Tên của Ngài cũng đổi thành Phục Man, tức là người đã có công khuất phục được các "rợ" ở miền biên giới.
Nhân có nàng công chúa đến tuổi gả chồng, Lý Nam Đế cho làm lễ thành hôn với Lý Phục Man, và thăng cho Ngài lên chức Thái úy, đứng đầu các quan võ. [4]
Lý Thái Úy đã chẳng phụ lòng mong mỏi của nhà vua. Khi xử đoán các việc, Ngài luôn luôn theo lẽ công bằng, còn bản thân thì thanh liêm, chính trực. Những kẻ lộng quyền phải vào khuôn phép, người có công được ban thưởng, còn ai oán trái thì được minh xét tỏ tường. Trong triều ngoại nội vì thế, ai cũng kính phục, gọi Ngài là Phục Man tướng quân.
Dẫu sao thì chính thể của triều đại Lý Nam Đế cũng mới là chính thể độc lập đầu tiên, vì vậy nhiều thứ hãy còn bỡ ngỡ, chưa vào quy củ. Vì vậy, những vùng ở xa Kinh đô , nhất là ở nơi biên giới, các hào trưởng, tù trưởng thường hay xưng hùng xưng bá, không chịu phục tùng chính quyền trung ương. Bất đắc dĩ, Lý Nam Đế lại phải phái Lý Thái Úy lên giữ đất Đường Lâm, là vùng nổi tiếng cứng đầu, cứng cổ nhất lúc bấy giờ. Kể từ khi Thái Úy đến tri nhậm, vùng đất ấy lại được yên ổn.
Cuối mùa hạ [5] năm 545, nhà Lương sai Trần Bá Tiên đem đại binh đi đánh Giao Châu. Lý Nam Đế đem ba vạn quân ra chống lại, nhưng vì quân số ít hơn, lại trang bị kém nên đã bị thua ở Châu Diên, rồi ở cửa sông Tô Lịch. Nhà vua phải rút về thành Gia Ninh. Quân Lương đuổi theo vây thành.
Sang đầu năm sau, năm 546, Trần Bá Tiên đánh lấy được thành Gia Ninh. Lý Nam Đế chạy vào đất của người Lạo ở Tân Xương. Quân Lương đóng ở cửa sông Gia Ninh.
Đầu tháng 8 năm ấy, sau khi củng cố lực lượng, Lý Nam Đế định tổ chức một cuộc phản công lớn với hai vạn quân và rất nhiều thuyền bè, đang tập trung ở hồ Điển Triệt (Lập Thạch, Vĩnh Phú).
Lừa lúc đêm tối, nước sông Cái dâng lên cao, đổ tràn vào hồ trong mùa mưa bão, Trần Bá Tiên cho thuyền theo dòng nước vào đánh quân của Lý Nam Đế.
Do bị bất ngờ, quân Lý Nam Đế bị tan vỡ, phải rút sâu vào động Khuất Lạo. Tại đây, Lý Nam Đế lại tiếp tục củng cố lực lượng, rồi giao toàn bộ thủy binh cho Triệu Quang Phục tiến đánh thủy binh của Trần Bá Tiên.
Triệu Quang Phục là một tướng trẻ tài năng và có nhiều mưu lược, đã chỉ huy thủy binh là những người Việt thông thạo sông nước, đánh nhau với Trần Bá Tiên nhiều trận, chưa phân thắng bại. Nhận thấy quân địch đông hơn, Triệu Quang Phục rút về phòng ngự ở đầm Dạ Trạch, rồi sau đó phản công, giết tướng giặc Dương Sằn và xây dựng lại nền độc lập nước nhà.
Còn đây lại nói về Lý Nam Đế và Lý Thái Úy. Sau khi giao thủy binh cho Triệu Quang Phục, Lý Nam Đế ở lại động Khuất Lạo, với quân sĩ phần lớn là người Di, Lạo. Và Lý Thái Úy, từ khi quân Lương sang xâm lấn, đã mang quân từ Đường Lâm về Kinh để cùng nhà vua chống giặc. Sau mấy trận thất bại, Thái Úy cũng về với nhà vua ở động Khuất Lạo và nắm giữ binh quyền phần lớn là người Di, Lạo đó.
Sang năm sau, năm 547, Lý Nam Đế mất, do tuổi cao [6] sức yếu, lại ở miền lam chướng, và cả nỗi lo phiền. Thái Úy một mặt lo mai táng cho Lý Nam Đế, mặt khác cũng sai quân sĩ phòng ngự ở những nơi hiểm yếu. Tuy nhiên, sự phản trắc lại xảy ra ở một hướng khác.
Ấy là những người lính Di, Lạo mà từ trước đến bấy giờ, hầu như họ chỉ là thần dân của một giang sơn riêng vậy. Khi Lý Nam Đế có đông đảo quân lính người Việt thì theo họ, còn bây giờ, quân lính người Việt đã rút đi (theo Triệu Quang Phục) và Lý Nam Đế cũng đã mất, thì họ không chịu theo nữa.
Lý Thái Úy tuy hiểu rất rõ tình thế này, nhưng một mặt phải chịu mệnh vua, không thể từ chối mà không ở lại, mặt khác, nếu có lo đối phó lại họ thì cũng không đủ lực lượng, vì số người Việt ở lại còn rất ít. Vì thế, Ngài chẳng có kế sách gì hơn là phải chịu nương theo số phận đưa đẩy, để chờ cơ hội khác.
Vào một đêm, Ngài đã đi ngủ, bỗng thấy xung quanh nhà lửa sáng rực trời, quân Di Lạo lũ lượt kéo đến vây bọc. Ngài cùng các gia tướng đánh phá vòng vây chạy ra. Quân Di Lạo đuổi theo, rồi vốn quen thung thổ, đã chặn hết các lối. Lý Thái Úy cùng gia tướng chiến đấu cho đến lúc sức cùng lực kiệt. Và khi bị thương, biết chạy cũng vô ích, Ngài bèn trở ngược kiếm, đâm thẳng vào ngực mình.
Quân Di Lạo dầu sao thì cũng không phải là giặc nước, như quan quân nhà Lương. Điều đơn giản là họ chỉ muốn sống cuộc sống theo cách quen thuộc của họ, không muốn có người ngoại tộc chen vào. Vì vậy, sau khi khi Lý Thái Úy mất, họ không tìm cách trả thù, tức là họ vẫn để nguyên thi thể của Ngài ở đây mà không vứt bỏ hoặc hủy hoại.
Chính vì vậy, khi nhận được tin này, người nhà đã từ Cổ Sở, ngược đường lặn lội lên, mang linh cữu của Ngài về quê nhà mai táng. Phần mộ của Ngài về quê nhà mai táng. Phần mộ của Ngài được đặt ở cạnh bến Ngọc Tần, đó cũng là tên con sông nhỏ đã chảy qua vùng này.
Gần 500 năm sau, khi Lý Thái Tổ từ Hoa Lư dời đô ra Thăng Long, đã dùng thuyền đi quan sát các vùng phụ cận. Đến bến Cổ Sở, thấy phong cảnh núi sông đẹp đẽ, nhà vua lên bờ, rồi đi dạo trong vùng. Đến bữa dùng cơm, trước khi ăn, ngài rót một chén rượu rồi tưới xuống đất mà khấn rằng: "Trẫm xem nơi này non nước kỳ tú, phong vật dồi dào. vậy, nếu có người thiêng liêng ở cõi âm, hãy trở về nhận chén rượu này Trẫm tặng!"
Đêm ấy, nhà vua sai lập hành tại để nghỉ lại trong vùng. Đang trong giấc ngủ, Ngài mộng thấy một người cao lớn, mặt mũi phương phi, ăn mặc trang nghiêm, đến thi lễ trước mặt mà nói rằng:
- Thưa Bệ hạ. Tôi người làng này, họ Lý, tên Phục Man, làm tướng giúp Lý Nam Đế. Khi đương thời được vua giao giữ hai đất Đỗ Động và Đường Lâm, được mọi nhà tin yêu. Khi tôi chết được đức Thượng đế khen thưởng cho giữ chức vụ như cũ. Từ đó đến nay, tôi thường đem lính âm binh đến phù trợ cho các triều đại của ta chống giặc mau chóng thành công. Tuy khi tôi chết, dân làng đã lập miếu thờ, vì vậy tôi được phảng phất trong khoảng trời mây, lúc có giặc thì hiển ứng chống đánh, nhưng dân làng vẫn sợ bọn giặc vào cướp phá đền. Nay bệ hạ loan giá tới đây, có lòng tưởng nhớ, vậy tôi xin đến bái kiến.
Nói đoạn, Lý Phục Man liền ngâm tiếp bốn câu thơ:
Thiên hạ toàn mông muội
Cô vị ẩn thanh danh
Trung thiên yết nhật nguyệt
Quang diệu thị chân hình.
 (Dịch nghĩa:
 (Lúc) Thiên hạ toàn mờ tối
Nên phải tạm ẩn tăm, tiếng
(Nay) Giữa trời đã thấy mặt trời, mặt trăng
Ấy là lúc hình hài được sáng tỏ).
Ngâm xong, Lý Phục Man liền biến mất. Lý Thái Tổ tỉnh mộng, hôm sau nói lại câu chuyện và đọc mấy câu thơ cho mấy viên quan đi theo nghe rồi hỏi ý kiến mọi người. Ngự sử đại phu Lương Nhậm Văn nói:
- Muôn tâu Bệ hạ! Hạ thần trộm nghĩ Lý Tướng quân muốn được dựng tượng thờ để dân chúng cũng thấy mặt.
Lý Thái Tổ gật đầu khen phải, rồi xuống chiếu phục lập Phục Man làm phúc thần cai quản một vùng. Lại sai dựng miếu đàng hoàng hơn trước. Trong đền, sai tạc một bức tượng giống như hình dáng nhà vua đã thấy trong mộng.
Đền xây xong, tượng tạc xong, dân chúng trong vùng và các nơi về trảy hội đông như mắc cửi. Từ đấy trở đi, hương khói không lúc nào dứt, và được các đời truyền tụng là một ngôi đền rất mực linh thiêng.
Trong thời Nguyên Phong (1251 - 1257) tức là sau đến gần 250 năm, vào đời Trần Thái Tông, quân Mông Cổ sang xâm lấn. Khi kỵ binh của chúng qua địa phận làng Cổ Sở, ngựa đều phải phục xuống, không thể tiến lên được. Dân làng tin là có thần âm phù, nên cùng nhau cầm vũ khí xông ra đánh, giết, được rất nhiều giặc.
Khi giặc tan, nhà vua xuống chiếu phong thần là "Chứng an quốc công" và ban cho làng Cổ Sở là "Chứng an hộ xá".
Đến năm Trùng Hưng thứ nhất (1285) giặc Nguyên Mông lại sang lần thứ hai, đi đến đâu chúng cũng đốt phá tan tành. Ấy mà làng này, sau khi giặc tan vẫn nguyên lành, không một vật gì bị phạm tới. Dường như có bàn tay của thần Lý Phục Man ngăn trở quân giặc vậy. Vua Trần Nhân Tông thấy thế liền tấn phong Ngài lên thêm một bậc là "Chứng An Vương". Năm thứ tư, gia phong hai chữ "Minh Ứng". Năm Hưng Long thứ 21, lại gia phong hai chữ "Tả Quốc".
Apollon
Nguồn: http://www.olympiavn.org/forum/index.php?topic=824.15
 
Phần chú thích do Tháp Bút thực hiện:

[1] Yên Sở, Hoài Đức, Hà Nội
[2] Đầu thế kỷ thứ 6
[3] Lúc này Lý Phục Man giữ mạn phía nam. Khi đó Lâm Ấp xâm lấn, Lý Nam Đế phải cử Tả tướng Phạm Tu đứng đầu Ban Võ đem quân vào phá tan quân Lâm Ấp ở Cửu Đức. (Đại Việt sử ký đã ghi việc Phạm Tu đánh tan quân Lâm Ấp). Như vậy tướng biên ải là Lý Phục Man cầm cự với giặc, khi Phạm Tu đem đại quân vào mới đánh tan được quân Lâm Ấp xâm lấn.
[4] Lý Phục Man là Thiếu úy (theo cuốn “TỪ ĐIỂN NHÂN VẬT LỊCH SỬ VIỆT NAM” do Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh chủ biên, Phan Đại Doãn; Nxb Giáo dục in năm 2006 và bachkhoatoanthu.gov.vn), và lúc đó không thể đứng đầu quan võ. Việc Lý Phục Man đứng đầu Ban Võ có thể xảy ra sau khi Phạm Tu đã hy sinh năm 545.
[5] Cuối mùa xuân, đầu mùa hè
[6] Lý Bí (503-548), không thể là tuổi cao vì lúc đó Lý Nam Đế khoảng 45 tuổi, và nhiều tài liệu cho là ông mất 548 do Di Lạo làm phản. Do vậy có thể cả Lý Nam Đế và Lý Phục Man cùng bị Di Lạo cho “thác hư lên trời”.
 
Một số vấn đề dễ gây nên việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man:
-         Cùng đánh Lâm Ấp ở phía Nam
-         Việc cho Lý Phục Man cũng là Thái úy và đứng đầu Ban Võ trước năm 545. Trong khi đó thực tế chính Phạm Tu là Thái úy, Trưởng Ban Võ Nhà nước Vạn Xuân.
-         Và câu ca trong THIÊN NAM NGỮ LỤC:
“Vua cùng Tả tướng Phạm Tu,
Vào Khuất Liêu động thác hư lên trời”
Trong khi đó Phạm Tu mất năm 545 ở chiến thành cửa sông Tô. Lý Nam Đế mất năm 548 ở động Khuất Lạo.
Phạm Tu là Đô Hồ Đại vương còn Lý Phục Man là Gia Thông Đại vương. Điều chúng ta nhận thấy là các vương hầu của nước ta được đặt tên hiếm có trường hợp trùng tên và đặc biệt chưa bao giờ thấy có một người nào lại có hai tên cho cùng một tước. Rõ ràng Gia Thông Đại vương và Đô Hồ Đại vương là hai người hoàn toàn khác nhau.
 
Tham khảo thông tin:
Từ trang web bachkhoatoanthu.gov.vn Bản quyền thuộc Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách Khoa Việt Nam mà Tổng biên tập là GS.TS. Hà Học Trạc:
Lý Phục Man: Danh tướng của Lý Bí, sống vào thế kỉ 6. Không rõ tên thật. Quê ở làng Cổ Sở (Hoài Đức, Hà Tây). Tương truyền là người giỏi võ nghệ, theo Lý Bí khởi nghĩa chống quân Lương (Trung Quốc), lập nhiều chiến công. Nhà Tiền Lý (544 - 555) thành lập, ông được cử trông coi vùng đất phía nam, đánh tan cuộc xâm lấn của Chămpa. Sau đó được gả công chúa Lý Nương, ban cho ông họ Lý và chức Thiếu uý, được gọi là Phục Man tướng quân. Trở về quê quản lĩnh vùng đất Đỗ Động, Đường Lâm (Hà Tây). Nhà Lương xâm lược, ông hi sinh trong chiến đấu. Dân làng thương nhớ dựng đền thờ ông.

Theo cuốn “TỪ ĐIỂN NHÂN VẬT LỊCH SỬ VIỆT NAM” do Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh chủ biên, Phan Đại Doãn; Nxb Giáo dục in năm 2006 có viết về Lý Phục Man (xin được trích điểm khác phần dẫn ở trên) và Phạm Tu:

Lý Phục Man (?-545)

… Quân Lâm Ấp quấy phá biên giới, ông cùng Phạm Tu đánh lui,…ông có công khuất phục các thủ lĩnh dân tộc ít người trong vùng, nên nhân đó vua Lý ban cho hiệu là Phục Man …

Phạm Tu (476-545)
Danh tướng của cuộc khởi nghĩa Lý Bí, Hào trưởng địa phương. Ông là người Thanh Đàm (Thanh Trì-Hà Nội). Hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Lý Bí năm 542, ông cùng Triệu Túc, Tinh Thiều lập nhiều chiến công, đánh đổ chế độ đô hộ của nhà Lương, giải phóng đất nước. Lý Bí lên ngôi vua, phong ông chức Thái uý, cùng Triệu Túc trông coi việc binh. Khi quân Lâm Ấp quấy phá phương Nam, ông được cử đem quân vào giúp Lý Phục Man đánh bại quân Chăm. Truyền rằng bấy giờ ông đã 68 tuổi. Lý Nam Đế rất quý trọng ông.
Năm 545, quân Lương do Trần Bá Tiên, Dương Phiêu chỉ huy kéo sang xâm lược. Ông lại được đem quân chặn giặc ở mạn Đông Bắc. Giặc đến, ông đem quân chống cự nhưng chẳng may bị thua. Ông hy sinh giữa trận tiền. Nhân dân đã lập đền thờ tại quê ông để mãi mãi ghi nhớ công lao người anh hùng.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Chín, 2009, 08:27:12 pm gửi bởi thapbut » Logged
thapbut
Thành viên
*
Bài viết: 158


WWW
« Trả lời #2 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2009, 04:09:17 pm »

Đại tướng Thái úy Phạm Tu - Lý Phục Man
Vị anh hùng kiệt xuất triều Tiền Lý Nam Đế


Thật hiếm có một nhân vật lịch sử nào mà lai lịch cùng những chiến công lẫy lừng và sự hy sinh oanh liệt của ông lại được bàn luận sôi nổi lâu dài, dai dẳng và phức tạp cho đến ngày nay vẫn chưa ngã ngũ. Đó là Đại tướng quân, Thái úy - Lý Phục Man. Trọng tâm của những vấn đề trao đổi, luận bàn, tranh cãi là việc nhận diện, nhậnchân Thái úy Phạm Tu - Lý Phục man là một nhân vật lịch sử hay là hai người khác nhau. Từ đó, nhiều vấn đề quan trọng khác liên quan mật thiết đến nhân vật lịch sử này như tên họ, quê quán, năm sinh, năm mất đến những chiến tích lẫy lừng trong chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, những trọng trách chức vụ được giao phó, ban tặng, cả thời điểm, địa điểm của sự hy sinh...của người con trung liệt của thế kỷ 6 sau công nguyên cũng có rất nhiều ý kiến bộn bề, những nhận định trái ngược nhau.

Sở dĩ việc "nhận chân, nhận diện" Phạm Tu - Lý Phục Man trở nên vừa khó khăn, mơ hồ, vừa mâu thuẫn, phức tạp vì cuộc khởi nghĩa Lý Bí, triều đình vạn Xuân, trong đó có nhân vật lịch sử đặc biệt  này cách ta khá xa- gần một ngàn năm trăm năm, lại là thời kỳ, như cố giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên đã viết trong cuốn "Góp phần nghiên cứu một vị Thành hoàng Việt Nam Lý Phục Man", còn chìm trong bóng tối khó hiểu nhất của lịch sử Việt Nam "một thời kỳ ngắn ngủi chỉ độ nửa thế kỷ nhưng biết bao biến động: hai lần chống quân xâm lược nhà Lương, nhiều lần chinh phạt quân Lâm ấp phía Nam xâm phạm bừ cõi biên cương, trải 4 đời vua rồi nội chiến ác liệt, thanh toán trừ khử lẫn nhau sau đó lại chìm trong vòng Bắc thuộc gần năm trăm năm nữa với bao nỗi thống khổ ngu dốt". Do vậy, sử liệu gốc về cuộc khởi nghĩa Lý Bí cùng triều đình Vạn Xuân, đặc biệt vềPhạm Tu - Lý Phục Man thật hết sức hiếm hoi.

Về chính sử, quyển "Đại Việt sử lược" là bộ sử cổ nhất của nước ta không nói gì về Phạm Tu - Lý Phục Man. Mãi đến quyển "Đại việt sử ký" của Lê Văn Hưu (1239-1322) đời Trần, ra đời sau triều tiền Lý Nam Đế gần tám trăm năm là cuốn sử biên niên bằng chữ Hán được coi là bộ quốc sử đầu tiên của Việt nam, cũng bị thất lạc từ lâu. Mãi đến thời Lê, Ngô Sĩ Liên tham khảo "Đại Việt sử ký" để soạn ra bộ "Đại Việt sử ký toàn thư" được khắc in và công bố lần đầu tiên vào năm Đinh sửu, niên hiệu Chính Hòa thứ 18 , triều Lê Hy Tông tức là năm 1697, sau nhà Tiền Lý Nam Đế gần một ngàn hai trăm năm. Bộ Quốc sử này cũng chỉ ghi mấy dòng về Phạm Tu "Mùa hạ năm Quý hợi 543, tháng 4 vua Lâm ấp cướp phá quận Nhật Nam, vua Lý Nam Đế sai tướng là Phạm Tu đánh tan ở Cửu Đức". Sau khi khởi nghĩa thắng lợi, Lý Bí lên ngôi hoàng đế, tháng giêng năm Giáp Tý 544, xưng là Nam Việt đế thiết lập triều đình Vạn Xuân lại có một câu "lấy Triệu Túc làm Thái phó, bọn Tinh Thiều, Phạm Tu làm tướng văn, tướng võ". Cả bộ quốc sử "Đại việt sử ký toàn thư" chỉ ghi có vậy về tướng quân Phạm Tu.

Cũng phải kể đến cả hai quyển sách cổ nữa có nói đến vị tướng võ của thời Tiền Lý Nam Đế. Đó là quyển "Việt điện u linh" và "Lĩnh Nam trích quái". Như tên gọi "Lĩnh Nam trích quái" là chọn lựa những chuyện quái dị ở đất Lĩnh Nam - là những huyền sử những chuyện cổ tích dân gian do Trần Thế Pháp biên soạn vào cuối đời Trần. Vũ Quỳnh và Kiều Phú biên soạn lại và hiệu đính vào năm 1492-1493. "Việt điện u linh" cũng là một tập ghi lại những huyền sử và chuyện cổ dân gian, những chuyện u linh ở đất Việt, chép lại những " hình tích các vị thần khí thế rừng rực lúc đương thời, anh linh tỏa rộng đến đời sau" do quan Phụng ngự Lý Tế Xuyên, biên soạn vào năm 1329. Hai cuốn sách này có nói đến Lý Phục Man nhưng chủ yếu nói về sự thiêng liêng linh ứng sau khi Tướng quân đã mất: "Thần ở trên không đem quỉ binh án trở, thảy đều có công..." Cả hai quyển dã sử này cùng xuất hiện sau triều tiền Lý Nam Đế tám, chín trăm năm.

Có lẽ do đặc thù triều đại Lý Nam Đế quá xa xôi, nguồn sử liệu cũ hầu như không có nên cả quốc sử và chuyện cổ dân gian viết về Phạm Tu - Lý Phục Man lại được viết sau đó trên dưới một ngàn năm nên hầu như mỗi sách viết về một nhân vật lịch sử: "Đại Việt sử ký toàn thư" nói về Phạm Tu còn "Việt điện u linh" và "Lĩnh Nam trích quái" lại chỉ nói đến Lý Phục Man nên sau này, cuốn "Lịch sử Việt Nam" tập I, Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp in năm 1983 trang 441 mới phân rõ thành hai người, hai vị tướng tài danh của Lý Nam Đế: Phạm Tu đứng đầu ban võ, quê ở Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội và Lý Phục Man quê ở Yên Sở, Hoài Đức, Hà Tây (nay là Hà Nội). Từ đây, nhiều cuốn sách, bài báo nói về Phạm Tu - Lý Phục Man mới có sự không đồng nhất, chia tách thành 2 vị tướng võ của triều Tiền Lý: Phạm Tu đứng đầu ban võ (như Bộ trưởng bộ quốc phòng), còn Lý Phục Man là "tướng quân khu" chỉ giữ vùng biên viễn Đỗ Động, Đường Lâm! Có thể kể đến một số bài viết về Phạm Tu - Lý Phục Man là hai nhân vật khác nhau trong các tác phẩm "Từ điển văn hóa Việt Nam", "Thành hoàng Việt Nam", "Đại tướng Việt Nam" và cả "Hà Nội nghìn xưa", "Danh nhân Hà Nội" nữa. Ngoài ra, cũng cần phải nói thêm, mấy năm trước đây, dòng họ Phạm ở Thanh Liệt, Thanh Trì và một số nơi khác, khẳng định Thái úy Phạm Tu là người làng Thanh Liệt, nên đã tôn ông là Thượng Thủy Tổ dòng họ Phạm, với những chiến công to lớn đánh Lâm ấp (Chiêm Thành) và hy sinh tại cửa sông Tô Lịch trong trận kịch chiến với Trần Bá Tiên. Bài viết này đã được in trong các tập nội san dòng họ Phạm và đăng trên mạng Internet, được sửa lại ngày 23/04/2009. Cũng mới đây, báo Quân đội nhân dân số cuối tuần ra ngày thứ bảy 04/04/2009, tác giả Chí Nhân có bài viết khẳng định ngay từ tiêu đề của bài "Phạm Tu không phải là Lý Phục Man". Tác giả cũng thừa nhận "do tư liệu về giai đoạn này còn lại không nhiều nên chúng tôi suy luận từ những gì còn lại với mục đích tìm ra điều chân thực". Do vậy Chí Nhân đã phải dùng phương pháp "phản chứng tạm giả thiết", giả dụ "Phạm Tu- Lý Phục Man là một người thì tại sao nhà nước Vạn Xuân lại cử người đứng đầu ban võ, đi trấn ải biên cảnh phía tây Đỗ Động - Đường Lâm". Cũng không thể Phạm Tu - Lý Phục Man là một người vì "Phạm Tu hơn Lý Phục Man đến 27 tuổi. Nếu sớm nhất, năm 542, Lý Bí gả công chúa cho Phạm Tu thì lúc này Phạm Tu đã 67 tuổi, đáng tuổi ông của công chúa sao?" Cứ cho là giả dụ thì lập luận này cũng thiếu thuyết phục, vì trước khi về triều đứng đầu ban võ, Phạm Tu đã trấn giữ miền biên cảnh phía tây này thì sao? Thêm nữa nói Phạm Tu là một lão tướng , năm 542 đã 67 tuổi là cũng chỉ căn cứ vào bản thần phả Đình Ngoại  xã Thanh Liệt mới được chép lại, độ tin cậy rất hạn chế.

Có thể quan điểm tách rời Phạm Tu-Lý Phục Man là hai nhân vật lịch sử riêng rẽ của dòng họ Phạm ở Thanh Liệt là căn cứ vào một "khám phá" gây nhiều tranh cãi của nhà sử học Lê Văn Lan. Trong bài viết "Phát hiện sử học mới về Lão tướng quân Phạm Tu" cũng đăng trên báo Quân đội Nhân dân cuối tuần số ra ngày 06/12/1998. Mặc dầu nhà sử học họ Lê reo lên là "phát hiện sử học mới " là "may thay gần đây đã có những công phu để bắt được sóng tín hiệu mới rất có giá trị về lão tướng quân Phạm Tu"  nhưng oái ăm thay, "cũ người mới ta", những gì được coi là mới ở đây đã được nhiều nhà sử học nghiên cứu, xem xét từ trước đó 16 năm rồi. Đó là cuộc khảo sát, nghiên cứu khá công phu của giáo sư Phan Huy Lê, chủ tịch Hội khoa học Lịch sử Việt Nam cùng với Đại tá Phó viện trưởng Viện sử học Quân đội Phan Huy Thiệp, Tiến sĩ sử học quân đội Nguyễn Anh cùng đông đảo các cộng sự tại Thanh Liệt, Thanh Trì từ giữa năm 1982 của thế kỷ trước. Kết quả cuộc khảo sát này đã được thông báo tại cuộc hội thảo về Phạm Tu - Lý Phục Man tại xã Yên Sở, Hoài Đức, Hà Tây, ngày 25/12/1982. Sau đó, giáo sư Phan Huy Lê cho đăng bài "Kẻ Giá một làng chiến đấu" trên tạp chí Dân tộc học số 46 tháng 2/1985 trong đó có nói đến cuộc khảo sát của giáo sư và đồng nghiệp tại Thanh Liệt năm 1982. Kết quả của những cuộc khảo sát này cho thấy:

•-         Bản Thần phả của Đình Ngoại xã Thanh Liệt có tiêu đề "Cảm ứng cư sĩ Phạm Tu Thụy Đô hồ Đại vương Thượng đẳng thần sử tích" mới được chép lại tại đền Hùng (Phú Thọ) năm Bảo Đại thứ 9 (1934) mà "chép lại một cách sơ sài, không cẩn thận, có chữ còn để trống hay bỏ sót". Đây có lẽ là sự tích một vị cư sĩ ở ẩn, một phật tử tu tại gia (cư sĩ), sau khi mất có sự linh ứng (cảm ứng) nên được phong tên thụy là Đô hồ, quan võ trông coi hồ nước của địa phương này đó là hồ Thanh đàm. Thật kỳ lạ, sau này có người lại giải thích chữ "đô" gốc Hán (trong sắc phong) thành chữ "đô" tiếng Việt trong "đô vật"  rồi lại chuyển Phạm Tu thành Phạm Đô Tu, một tên riêng rất xa lạ với nhân vật lịch sử Phạm Tu, đã được Ngô Sĩ Liên viết trong Đại Việt sử ký toàn thư.

•-         Tấm bài vị ở đây cũng đã rõ "Bản thổ Tiền Lý Triều Long biên hầu, Đô hồ Đại vương Thần vị" Vị thành hoàng ở đây được phong tặng tước hầu, vị thần trông coi hồ nước - Về sắc phong của các triều đại ban tặng cho Đô hồ đại vương ở đây có 13 đạo, cổ nhất là đạo sắc của vua Lê Cảnh Hưng năm thứ nhất (1740) và gần nhất là của vua Khải Định, nhà Nguyễn (1916-1925). Nội dung chủ yếu của các đạo sắc phong này là nói về sự linh ứng của Thần, trong đó, đặc biệt có vài ba đạo sắc đời vua Minh Mệnh, năm thứ 5 (1824) ban tặng "Thủy thần phán quan" - ban cho Thần coi sóc mặt nước. Đạo sắc đời vua Tự Đức thứ 3 (1850) tặng mỹ tự "Trường trạm" nghĩa là giữ nước luôn trong trẻo, đời vua Duy Tân ban   tặng mỹ tự "Linh Thuý" nghĩa là giữ mặt nước luôn trong trẻo, không pha tạp...Rõ ràng đó là những chữ đẹp phong cho một vị Thần trông giữ hồ nước.

•-         Tấm bia đá trong đình nói là tấm bia có từ đời Lương (?) Trung quốc (thế kỷ thứ 6) thực ra chỉ là một tấm bia hậu dựng năm Giáp Thìn (1904) đời vua Thành Thái nhà Nguyễn, thờ cụ Phạm Tế, quê gốc Thanh Hóa, thiên cư ra Thanh Liệt mới được dăm sáu đời nay.

•-         Bức tranh thờ nói là chân dung Phạm Tu là một tấm hình vẽ trên một mảnh lụa đã cũ, một người dân ở Thanh Liệt là cụ Nhiêu Cỏn mới vẽ lại trên một tờ giấy tây. Đoàn khảo sát năm 1982 đã gặp người vẽ lại tấm hình và được xác nhận là đúng.

•-         Đình ngoại thờ  Đô hồ đại vương  là một ngôi đình có qui mô khá khiêm tốn, được tọa lạc ngay bờ hồ, ven làng, cũng mới được tân tạo thời Lê Hiển Tông (1740 - 1786) đến nay mới có vài trăm năm. Việc bài trí, trần thiết cũng còn sơ sài, đến cỗ kiệu rước cũng không có, phải dùng kiệu ở Định nội mỗi khi rước hội. Nếu quả thật danh tướng Phạm Tu quê ở Thanh Liệt thì nhân dân địa phương chẳng lẽ lại bỏ quên người con trung liệt của quê hương tới 12 thế kỷ sau mới lập ngôi đền thờ quá khiêm tốn đến vậy? Cả các vương triều phong kiến xưa hình như cũng lẵng quên vị khai cuốc công thần nhà Tiền Lý nên đến tận đời Lê Cảnh Hưng mới dựng đình thờ? Ai cũng biết, đại danh nho Chu Văn An (1292 -  1370) đời Trần, người làng Thanh Liệt sống sau Phạm Tu bảy tám trăm năm lại không hề có một dòng lưu bút nào về người anh hùng kiệt  xuất của đất nước, vị tiền bối lỗi lạc cùng quê hương

•-         Một điều quan trọng nữa cần chú ý là nếu Phạm Tu là Đô hồ đại vương ở Thanh Liệt thì sao cả một vùng rộng lớn xung quanh nơi này nói riêng và cả miền Bắc Việt Nam nói chung, nơi được ảnh hưởng trực tiếp của cuộc khởi nghĩa Lý Bí hầu như không nơi nào lập đền thờ. Cuốn Linh thần Việt Nam của giáo sư Vũ Ngọc Khánh và Phạm Minh Thảo, nhà xuất bản VHTT năm 2002 chỉ tìm được 3 địa phương có thờ Đô hồ đại vương. Tuy nhiên chưa xác định được Đô Hồ Đại vương có phải là Phạm Tu hay không!

•-         Vấn đề cuối cùng cần làm rõ là theo tài liệu của dòng họ Phạm ở Thanh Liệt thì Phạm Tu là một lão tướng. Năm 542 cuộc khởi nghĩa Lý Bí nổi dậy, lúc đó ông đã 67 tuổi. Mặc dầu được mô tả là một đô vật thời trai trẻ nhưng với một người già cả, trước khi cuộc khởi nghĩa nổ ra, không hề có hành trạng gì, liệu có đủ tài sức để đối đầu với bọn giặc Lương? Cũng theo tài liệu này , năm 543, vua Lâm ấp lẫn chiếm bờ cõi phía nam, tướng biên ải là Lý Phục Man không chặn được giặc, vua lại phải sai lão tướng Phạm Tu đem đại binh vào nam mới đánh tan được quân Chiêm tại Cửu đức. Sau cuộc trường chinh này, trở ra, vị lão tướng lại phải đương đầu với quân Lương của Trần Bá Tiên ở cửa sông Tô Lịch và hy sinh tại đây. Ba năm trời, một ông lão 70 tuổi vụt đứng dậy xung trận, đánh Bắc dẹp Nam bấy nhiêu công tích liệu có đủ cơ sở để tin cậy?

Từ những suy nghĩ, phân tích trên đây có thể kết luận Thái úy Phạm Tu, một nhân vật lịch sử có nhiều chiến công oanh liệt, vị đại công thần triều Tiền Lý không phải người làng Thanh Liệt, đình Ngoại làng Thanh Liệt không phải là nơi thờ ông mà là thờ một vị thủy thần cai quản hồ Thanh đàm xưa. Phải chăng đó là vị thủy thần học trò của danh sư Chu Văn An đời Trần vì nặng ân nghĩa thầy và thương dân hạn hán đã trộm mệnh trời vung bút nghiên làm mưa chống hạn cho dân, cam chịu tội với Ngọc hoàng thượng đế như câu chuyện dân gian còn truyền tụng?*(còn tiếp)

Nguyễn Thế Dũng

http://nguyenthedung.vnweblogs.com/
Logged
thapbut
Thành viên
*
Bài viết: 158


WWW
« Trả lời #3 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2009, 04:20:12 pm »

1. Từ trang web bachkhoatoanthu.gov.vn (Bản quyền thuộc Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn “Từ điển Bách Khoa Việt Nam” mà Tổngbiên tập là GS.TS. Hà Học Trạc), chúng tôi tìm hai nhân vật lịch sử nêu trên thì mới thấy có Lý Phục Man, được viết như sau:

“Lý Phục Man: Danh tướng của Lý Bí, sống vào thế kỉ 6. Không rõ tên thật. Quê ở làng Cổ Sở (Hoài Đức, Hà Tây). Tương truyền là người giỏi võ nghệ, theo Lý Bí khởi nghĩa chống quân Lương (Trung Quốc), lập nhiều chiến công. Nhà Tiền Lý (544 - 555) thành lập, ông được cử trông coi vùng đất phía nam, đánh tan cuộc xâm lấn của Chămpa. Sau đó được gả công chúa Lý Nương, ban cho ông họ Lý và chức Thiếu uý, được gọi là Phục Man tướng quân. Trở về quê quản lĩnh vùng đất Đỗ Động, Đường Lâm (Hà Tây). Nhà Lương xâm lược, ông hi sinh trong chiến đấu. Dân làng thương nhớ dựng đền thờ ông”.


Một cách hiểu về tên gọi Phục Man của vị tướng trẻ không rõ họ tên người Cổ Sở thời Lý Nam Đế:

2. Theo cuốn “TỪ ĐIỂN NHÂN VẬT LỊCH SỬ VIỆT NAM” (do Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn biên soạn; Nxb Giáo dục in năm 2006) có viết về Lý Phục Man (xin được trích điểm khác phần dẫn ở trên) và về Lão tướng Phạm Tu:

“Lý Phục Man (?-545) [TB: Một số tài liệu cho rằng Lý Phục Man mất năm 548]. … Quân Lâm Ấp quấy phá biên giới, ông cùng Phạm Tu đánh lui,…ông có công khuất phục các thủ lĩnh dân tộc ít người trong vùng [TB: Gần đây có tin vùng quê Lý Phục Man có 70 giếng cổ kiểu Chăm, có thể do tù tinh Chăm bấy giờ xây dựng. Từ thông tin này chúng tôi có suy nghĩ là Lý Phục Man đã thu phục các tù binh Chăm ở ngay tại các trại ở vùng ông cai quản, trong đó có quê ông? Bằng chứng có thể là cách giếng cổ do các tù binh Chăm làm theo các chống chọi khô hạn trên đất họ (miền Trung nay) mà không phải phụ thuộc vào nước ao chuôm vốn nổi rên mặt nên hạn là hết mà không sạch], nên nhân đó vua Lý ban cho hiệu là Phục Man …”

« Sửa lần cuối: 10 Tháng Chín, 2009, 12:58:34 am gửi bởi thapbut » Logged
thapbut
Thành viên
*
Bài viết: 158


WWW
« Trả lời #4 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2009, 12:36:04 am »

Đại tướng Thái úy Phạm Tu - Lý Phục Man
Vị anh hùng kiệt xuất triều Tiền Lý Nam Đế (tiếp theo)

Dường như quan điểm tách rời Phạm Tu và Lý Phục Man là hai người khác nhau gặp không ít khó khăn lúng túng nên lại xuất hiện một quan điểm, nhận định khác" Phạm Tu - Lý Phục Man là một người, một vị tướng tài của nhà Tiền Lý nhưng quê ông lại ở Thanh Liệt, Thanh Trì. Trong bài "Phạm Tu và nhà nước Vạn Xuân", báo Hà nội mới ra ngày 11/09/1982, Đàm Hưng viết "Phạm Tu người Thanh liệt, có nhiều công đánh Lương dẹp Chiêm" "Vì thế ông được Lý Nam Đế phong chức Phục Man tướng công và cho đổi họ. Vì thế dân gian gọi Phạm Tu là Lý Phục Man". Gần như thống nhất với quan điểm đồng nhất hai danh xưng Phạm Tu và Lý Phục Man là một người nhưng vẫn cho rằng ông là người Thanh Liệt, một lão tướng quân đã chiến đấu hi sinh tại Tô lịch Giang Thành (Phim "Danh nhân đất Việt" trình chiếu trên VTV1 Đài truyền hình Việt nam).

Dù sao, việc đồng nhất Pham Tu - Lý Phục Man là một người cũng đã được đề cập đến song vấn đề quan trọng là quê quán, tuổi tác và sự hy sinh của vị tướng quân này vẫn chưa sáng tỏ. Như đã trình bày ở trên, rõ ràng Phạm Tu  - Lý Phục Man không phải là người làng Thanh Liệt, ông không phải là một lão tướng. Xin được nhắc lại kết luận của giáo sư Phan Huy Lê sau khi khảo sát, nghiên cứu kỹ lưỡng về Thành hoàng làng Thanh Liệt và Đình ngoại ở đây "Khách quan mà xét, dấu tích Phạm Tu ở Thanh Liệt không được rõ ràng lắm..." và "chưa có cứ liệu gì đáng tin cậy chứng tỏ Phạm Tu quê ở làng này" (Tạp chí Dân tộc học số 46 tháng 2/1985). Cũng tại bài viết "Kẻ Giá một làng chiến đấu" này, giáo sư Phan Huy Lê kết luận "Trong khi đó, dấu tích của Lý Phục Man ở làng Giá lại rất rõ nét. Ở đây, ngoài đình quán, với đồ thờ, câu đối, truyền thuyết dân gian, hội Giá hàng năm nổi tiếng khắp vùng, còn có 5 tấm bia đá ở Quán Giá cùng một số tư liệu khác và nhiều di tích về quê quán, mồ mả Lý Phục Man".

Tuy nhiên, để khẳng định rõ ràng hơn, cuốn "Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam", Nhà xuất bản Khoa học xã hội in năm 1991 trang 774 đã viết "Phạm Tu quê ở làng Giá, thuộc xã Yên Sở, Huyện Hoài Đức, Hà nội. Ông được vua Lý phong chức Phục Man tướng công, đổi theo họ vua là Lý nên cũng gọi là Lý Tu hay Lý Phục Man,  lại được vua gả công chúa Phương Dung cho. Mộ và đền thờ ông nay hãy còn di tích tại quê hương ở làng Giá"(1)[1]

Thật vậy, thử đi sâu phân tích và cụ thể hóa những nhận định, đánh giá của giáo sư Phan Huy Lê và tác giả "Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam" sẽ thấy vụt sáng lên con người và sự  nghiệp vĩ đại của Thái úy, Đại tướng quân Phạm Tu - Lý Phục Man người con quang vinh của làng Giá, Yên Sở, Hoài Đức, Hà Nội.

Làng Giá xưa là một làng cổ, cạnh đó có di chỉ khảo cổ Vinh quang có niên đại trên dưới 3200 năm, tên chữ của làng là Cổ Sở, sau chia thành 2 xã là Yên Sở và Đắc Sở, thuộc huyện Hoài Đức, Hà Nội. Năm 1956 xã Đắc Sở lại tách thôn Yên Thái hợp cùng thôn Tiền Lệ để thành xã Tiền Yên. Từ một làng Giá trở thành 3 làng Giá. Cổ sở là một làng đông dân, trù phú, làm ruộng, trồng dâu nuôi tằm dệt lụa. Xưa có đường giao thông thủy bộ thuận tiện: đường bộ từ Thăng Long lên xứ Đoài, đường thủy là dòng sông Hát (sông Đáy) thuyền bè lên ngược về xuôi. Do vậy, Cổ sở là địa bàn chiến lược trọng yếu bảo vệ kinh thành Đông Đô - Thăng Long. Trạng Bùng Phùng Khắc Hoan (1528 -1613) đã tặng làng này đôi câu đối "Cổ sở danh tam hiểm , Đoài phương tĩnh nhất khu" . Nơi đây đã ghi dấu tích nhiều cuộc chiến đấu oanh liệt của dân tộc ta chống ngoại xâm. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đầu thế kỷ 1, cuộc khởi nghĩa Lý Bí thế kỷ 6, ba lần kháng chiến đánh Nguyên Mông đời Trần, cuộc kháng chiến mười năm chống quân Minh...

Địa linh ắt sản sinh nhân kiệt "Khí bẩm tú kỳ, gian sinh tuấn dị".

 Theo lời truyền tụng từ xưa đến nay tại các làng Giá và vùng lân cận cùng các văn bản chép tay bằng chữ Hán như "An Sở Thần tứ kỳ" hoặc "An Sở linh thần từ sự tích ký"... hiện vẫn còn lưu giữ trong nhân dân thì Thái úy Phạm Tu - Lý Phục Man được sinh ra vào ngày 10.3 năm Giáp Ngọ (514) trong một gia đình nông dân nghèo ở xóm Lã xá, giáp Cảo tây, làng Cổ sở. Cha là Phạm Tôn, mẹ là Lý Thị Điều (?). Hai ông bà luống tuổi, muộn đường sinh  nở nên hết lòng tu nhân tích đức, ngày đêm đến chấp tác tại ngôi chùa gần nhà là chùa Bến, tên chữ là chùa Ngọc Tân, tâm thành cầu nguyện sau đó sinh hạ được một người con trai khôi ngô tuấn tú, đặt tên là Phạm Tu. Chàng thiếu niên nghèo nhưng đã có sức khỏe hơn người, ngày ngày đi chăn trâu cắt cỏ, thường cùng chúng bạn chia quân đánh trận, lấy tàu lá chuối làm cờ. Ngày nay, mảnh đất chôn nhau cắt rốn Phạm Tu vẫn còn, trên đó dựng ngôi đền thờ song thân ông, nay nhân dân đều gọi ngôi đền là chùa - chùa Lựa. Chùa nhưng không có tượng phật vì song thân Phạm Tu gần như suốt cả cuộc đời phục vụ nương náu cửa từ bi và sinh hạ được vị Thánh nên nhân dân tôn hai vị là Phật và nơi thờ gọi là chùa. Lớn lên, chàng thanh niên họ Phạm có sức khỏe phi thường, có "tài nghệ tuyệt nhân", cưỡi ngựa bắn cung rất giỏi, lại có tài thuần phục voi dữ "năng bác huấn tượng sự". Sống trong cảnh lầm than, đói khổ lại chứng kiến bao sự bất công, tàn bạo của bọn phong kiến xâm lược nhà Lương (Trung Quốc) đối với nhân dân ta, chàng trai họ Phạm sớm có tinh thần bất khuất, ý chí căm thù bọn cướp nước sâu sắc. Ông đã đứng lên kêu gọi trai tráng trong vùng dựng cờ đại nghĩa chống quân Lương.Tài thao lược, chí anh hùng của chàng thanh niên Cổ sở đã thu hút hàng trăm , hàng ngàn trai tráng trong vùng tụ hội, ngày đêm tập luyện nung nấu ý chí quyết tâm diệt giặc. Đội dân binh ngày càng đông đúc, lại đánh đâu thắng đấy, cả vùng Đỗ Động Đường Lâm dần sạch bóng quân thù.

Cùng buổi ấy,có Lý Bí (1[2]) người đất Thái Bình, con nhà hào trưởng, vốn làm Giám quân cho nhà Lương nhận thấy thứ sử Tiêu Tư cùng bọn cướp nước tàn bạo, hà khắc nên năm Tân dậu 541 ông đã dựng cờ khởi nghĩa. Phục tài đức của Lý Bí, Phạm Tu tự nguyện đem toàn bộ số dân binh dưới quyền về hợp sức cùng Lý Bí. Thấy Phạm Tu là người "hiên ngang khí vũ, chân đại trượng phu, khả đương phương diện, hứa tòng nhung sự" sẽ lập nhiều kỳ công nên trọng dụng và giao cho giữ đất Đỗ Động - Đường Lâm và phong làm Đại tướng quân. Thanh thế quân khởi nghĩa lớn mạnh chiến thắng vang dội, thứ sử Tiêu Tư chống không nổi bỏ chạy về Quảng Châu. Lý Bí đem quân chiếm giữ Châu Thành (tức Long Biên).

Năm Quí Hợi, 543, tháng 4, vua Lâm ấp cướp quận Nhật Nam, Lý Bí hội ý, các quần thần đều thưa: "Phi Đỗ động tướng quân, bất khả liễu thử tặc - Không thể ai khác ngoài Đỗ động tướng quân mới thắng được giặc này". Nghe lời trăm quan, Lý Bí cử Phạm Tu "Sử tổng soái chư tướng vãng ngự Lâm ấp" - đứng đầu chư tướng đại phá quân Chiêm. Thắng lợi trở về, vua trọng thưởng: siêu thăng Thái úy, "tham nghị mạc phủ", đứng đầu hàng quan võ, ban tặng hai chữ Phục Man vì có công hàng phục quân man di ở phương Bắc và Lâm ấp ở phương Nam "Nãi dĩ đa phục man chi công", cho đổi họ vua là Lý "Tứ danh Phục Man, tứ tính Lý Thị" lại gả công chúa Phương Dung cho Phạm Tu. Từ đó, mọi người tôn kính gọi là Phục Man Tướng công.

Năm sau, năm Giáp tý 544, mùa Xuân, Lý Bí nhân thắng lợi đuổi hết xâm lược Phương Bắc, dẹp yên bọn lấn chiếm Chiêm Thành đã lên ngôi Hoàng đế, tức là Nam Việt đế, lập triều đình trăm quan, dựng quốc hiệu là Vạn Xuân, dựng điện Vạn Thọ làm nơi triều hội, lấy Triệu Túc làm Thái phó, Tinh thiều đứng đầu ban văn, Phạm Tu - Lý Phục Man đứng đầu ban võ, "nghi thị bách liêu, thiên tư trung liệt" thanh liêm, ngay thẳng giữa triều trung, không dung tha kẻ có tội "đàn hặc quyền hãnh".

Mùa hạ tháng 6 năm Ất Sửu (545) vua nhà Lương sai Dương Phiêu và Trần Bá Tiên đem đại binh sang cướp nước ta lần nữa, Vua Lý Nam Đế cho 3 vạn quân chống cự bị thua ở Chu Diên, lại thua ở cửa sông Tô Lịch. Lý Nam đế chạy về giữ thành Gia Ninh, quân Lương đuổi theo vây đánh.

Tháng giêng năm Bính Dần (546) Bá Tiên tiến đánh lấy được Gia Ninh. Vua tôi nhà Lý phải chạy vào đất người Lạo ở Tân Xương. Đến tháng 8, Lý Nam Đế đem 2 vạn quân từ đất Lạo ra đóng ở Hồ Điển Triệt (Lập thạch Vĩnh Phúc). Trần Bá Tiên không dám tiến đánh, ém quân chờ thời cơ. Một đêm mưa lớn, nước hồ dâng cao 7 thước. Bá Tiên đốc thúc quân bản bộ chèo thuyền theo dòng nước tiến đánh. Vua Lý cùng các tướng Phạm Tu, Triệu Quang Phục bất ngờ phải lui vào giữ Động Khuất lão, xây dựng lực lượng đánh lại Trần Bá Tiên. Đầu năm Đinh Mão sau nhiều trận giao  chiến không thành, nhận thấy khó khăn nên Lý Nam Đế,một mặt giao cho Triệu Quang Phục (con trai Triệu Túc) lui quân về giữ đầm Dạ Trạch (Chu Diên) lợi dụng địa hình sình lầy hiểm trở xây dựng lực lượng chiến đấu, mặt khác giao cho Phạm Tu củng cố lực lượng "Cẩn thủ doanh đồn yếu xứ", bảo vệ nhà vua và quần thần. Lý Nam Đế do lam khí nặng nề, âu lo về việc nước bị bệnh mất tại đây. Lý Tướng công một mặt lo mai táng cho Lý Nam Đế, mặt khác cho quân phòng ngự những nơi hiểm yếu. Sau đó, được tin quân Lương của Trần Bá Tiên tiến đánh vùng Khuất Lão, Phạm Tu - Lý Phục Man đem quân chặn đánh . Đang đêm "Hốt dạ gian, hỏa tiễn tứ nhiễu" tên lửa của giặc vây bắn tứ phía. Không ngờ trong đội quân của Phạm Tu có một bộ phận người Di Lạo bội phản, họ đã câu kết với quân Lương quay vũ khí đánh lại "Man binh thủy hối,nhân tâm nham hiểm..." Bị bao vây tứ phía, "thiên mệnh nan kham" - mệnh trời không cưỡng lại được, Thái úy quyết chiến, mở đường phá vây, "giải vi nhi xuất", không may Tướng công bị trọng thương,một vết chém khá sâu ở cổ. Tướng công được hai vị tùy tướng là Trương Hống, Trương Hát yểm trợ, mở đường máu đưa về quê hương - làng Giá cổ sở. Trên đường trở về quê qua một làng gặp một người đàn bà, Tướng công hỏi: "Liệu ta có sống được không?" Người đàn bà đó sợ hãi không dám thưa. Từ đó, làng này có tên là làng Thị Cấm. Đi một đoạn nữa, gặp một người đàn bà khác, Tướng công lại hỏi câu trên. Người này chỉ cười, từ đó làng này có tên là làng Hòe Thị. Về đến cánh đồng làng, có một cái cống đá qua đường, dưới có một dòng nước chảy, ngựa khát nước, dậm chân  dừng lại. Vết chân ngựa lõm xuống thành một lỗ thủng, cổ yếm ngựa tỳ vào mặt đá nay vẫn còn vết hằn sâu. Vì thế, cống đá này có tên Lũng cục (chân bị ngậm giữ lại, co quắp) nhân đân ở đây quen gọi là cống Lùng cục (phiến đá lớn mặt cầu nay vẫn nằm trên cánh đồng Ganh) Về đến bến Mã Tân gặp lão bà bán hàng nước, Tướng công hỏi: "Ta bị chém thế này, liệu có sống được không?" Bà cụ kính cẩn thưa "Dạ thưa, tôi đã hơn tám mươi tuổi chưa từng thấy ai như thế mà sống được, chỉ có Thánh thì mới sống được mà thôi". Tướng công cho ngựa phi xuống đường, qua chùa Ngọc Tân, đến bến Hồ Mã, Người ngã xuống thác về trời. Các tùy tướng cùng quân sĩ đi cùng và nhân dân vô cùng tiếc thương, chôn cất Tướng công gần một ao sen, nhân dân vẫn gọi là Khu Mả Thánh. Trải qua nhiều năm tháng, cây cối mọc lên um tùm, tươi tốt thành một khu rừng rộng lớn tới hơn ba chục mẫu, đó là khu rừng Cấm. Đoạn đường ngựa chiến đưa Tướng công về bến Hồ Mã, xưa nay vẫn gọi là  "Đường cái chân ngựa". Bà cụ bán nước sau này cũng được nhân dân tri ân lập đền thờ tại chính nơi cụ ngồi bán hàng vì dân làng cho là chính bà cụ già này là người đầu tiên phong Thánh cho Tướng công. Theo lệ làng, mỗi khi vào hội rước Giá, qua đây, đoàn dừng lại vào thắp hương và tiến hành tế tại đây vào ngày vãn hội để tỏ lòng tri ân. Nay vẫn còn bài văn tế Cụ bà bán hàng này.

Phía bắc rừng Cấm, vào thập niên 60 của  thế kỷ trước, vẫn còn 3 khoảnh đất rộng, bằng phẳng, không trồng cấy gì, chỉ để cỏ chăn thả trâu bò. Nhân dân gọi là 3 khoảnh "vạn" tương truyền là 3 giọt máu khi Tướng công bị thương chạy về quê nhỏ xuống, rất thiêng nên không trồng hoa màu được. Điều đáng chú ý nữa, do Tướng công bị trọng thương bởi đao, kiếm quân thù nên từ xưa đến nay, trong đền Giá thờ Tướng công cũng như đồ tự khí rước hội, không bao giờ có bài trí, sử dụng đao kiếm , giáo gươm.  Hai vị tùy tướng họ Trương mở đường máu đưa Tướng công về quê cũng được dân làng dựng tượng thờ hai bên tả, hữu đền Trung. Từ xưa đến nay, người dân vào đền lễ Thánh xong, bao giờ cũng đứng chếch sang bên phải lễ 1 lễ, dập đầu 3 lần xuống chiếu rồi mới đứng lên vái. Đó là biểu hiện lòng biết ơn của dân làng đối với 2 vị tùy tướng Trương Hống và Trương Hát (hai vị tùy tướng sau này tiếp tục đánh giặc, lập được nhiều công lớn nên cũng được nhiều làng xã vùng Bắc Ninh, Bắc Giang.. thờ làm Thành hoàng).(còn nữa)

Nguyễn Thế Dũng

Logged
thapbut
Thành viên
*
Bài viết: 158


WWW
« Trả lời #5 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2009, 12:40:47 am »


Dường như quan điểm tách rời Phạm Tu và Lý Phục Man là hai người khác nhau gặp không ít khó khăn lúng túng nên lại xuất hiện một quan điểm, nhận định khác" Phạm Tu - Lý Phục Man là một người, một vị tướng tài của nhà Tiền Lý nhưng quê ông lại ở Thanh Liệt, Thanh Trì. Trong bài "Phạm Tu và nhà nước Vạn Xuân", báo Hà nội mới ra ngày 11/09/1982, Đàm Hưng viết "Phạm Tu người Thanh liệt, có nhiều công đánh Lương dẹp Chiêm" "Vì thế ông được Lý Nam Đế phong chức Phục Man tướng công và cho đổi họ. Vì thế dân gian gọi Phạm Tu là Lý Phục Man". Gần như thống nhất với quan điểm đồng nhất hai danh xưng Phạm Tu và Lý Phục Man là một người nhưng vẫn cho rằng ông là người Thanh Liệt, một lão tướng quân đã chiến đấu hi sinh tại Tô lịch Giang Thành (Phim "Danh nhân đất Việt" trình chiếu trên VTV1 Đài truyền hình Việt nam).



Ban biên tập, phamcau@gmail.com
(2007-04-01 11:57:04)
Trưa ngày Chủ nhật, 07 tháng 01 năm 2007, trong mục “Danh nhân đất Việt” trên kênh VTV1 của Đài Truyền hình Việt Nam đã phát đi một Chương trình giới thiệu “Người thày muôn đời - Chu Văn An”. Trong Chương trình có giới thiệu cẳ Đình Ngoài xã Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội - nơi thờ phụng Danh tướng Phạm Tu (Thế kỷ thứ V). Người giới thiệu Chương trình này đã nói: “ quê hương của cụ Chu Văn An và của Lão tướng Phạm Tu, đều ở Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội”. Chương trình này đã được VTV1 phát lại vào 2 giờ chiều thứ 2, ngày 8 tháng 1 năm 2007.

Như vậy là VTV1 của Đài Truyền hình Việt Nam đã cải chính một thông tin sai phát trên kênh VTV1 ngày 21 tháng 8 năm 2006 rằng “Quê hương của Lão tướng Phạm Tu là ở Sấu Giá, Hoài Đức, Hà Tây”.

Hoan nghênh việc làm này của VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam !.
HL
nguồn tin: http://hophamvietnam.org/1/
Logged
thapbut
Thành viên
*
Bài viết: 158


WWW
« Trả lời #6 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2009, 12:47:29 am »

Cũng mới đây, báo Quân đội nhân dân số cuối tuần ra ngày thứ bảy 04/04/2009, tác giả Chí Nhân có bài viết khẳng định ngay từ tiêu đề của bài "Phạm Tu không phải là Lý Phục Man".

Tác giả cũng thừa nhận "do tư liệu về giai đoạn này còn lại không nhiều nên chúng tôi suy luận từ những gì còn lại với mục đích tìm ra điều chân thực".

Do vậy Chí Nhân đã phải dùng phương pháp "phản chứng tạm giả thiết",

giả dụ "Phạm Tu- Lý Phục Man là một người thì tại sao nhà nước Vạn Xuân lại cử người đứng đầu ban võ, đi trấn ải biên cảnh phía tây Đỗ Động - Đường Lâm".

Cũng không thể Phạm Tu - Lý Phục Man là một người vì "Phạm Tu hơn Lý Phục Man đến 27 tuổi. Nếu sớm nhất, năm 542, Lý Bí gả công chúa cho Phạm Tu thì lúc này Phạm Tu đã 67 tuổi, đáng tuổi ông của công chúa sao?"

Cứ cho là giả dụ thì lập luận này cũng thiếu thuyết phục, vì trước khi về triều đứng đầu ban võ, Phạm Tu đã trấn giữ miền biên cảnh phía tây này thì sao?

Thêm nữa nói Phạm Tu là một lão tướng , năm 542 đã 67 tuổi là cũng chỉ căn cứ vào bản thần phả Đình Ngoại  xã Thanh Liệt mới được chép lại, độ tin cậy rất hạn chế.


Bác Dũng đưa ra cách nói thế này không ổn:
Cứ cho là giả dụ thì lập luận này cũng thiếu thuyết phục, vì trước khi về triều đứng đầu ban võ, Phạm Tu đã trấn giữ miền biên cảnh phía tây này thì sao?

Vì theo GS Trần Quốc Vượng:
Cơ cấu triều đình mới, hẳn còn sơ sài, nhưng ngoài hoàng đế đứng đầu, bên dưới đã có hai ban văn võ. Tinh Thiều làm tướng văn, Phạm Tu làm tướng võ, Triệu Túc làm thái phó, Lý Phục Man được cử làm tướng quân coi giữ một miền biên cảnh, từ Đỗ Động (Thanh Oai, Hà Sơn Bình) đến Đường Lâm (Ba Vì) "để phòng ngừa Di Lão" Triều đình Vạn Xuân là mô hình, lần đầu tiên, được Việt Nam thâu hóa và áp dụng của một cơ cấu nhà nước mới, theo chế độ tập quyền trung ương. Lý Nam Đế cho xây một đài Vạn Xuân để làm nơi văn võ bá quan triều hội.

http://dactrung.net/truyen/noidung.aspx?BaiID=kshzAniz4%2FYUfed9EIvb7A%3D%3D

Bác Dũng còn viết:
Thêm nữa nói Phạm Tu là một lão tướng , năm 542 đã 67 tuổi là cũng chỉ căn cứ vào bản thần phả Đình Ngoại  xã Thanh Liệt mới được chép lại, độ tin cậy rất hạn chế.

Không nên bảo độ tin cậy rất hạn chế vì tất cả các tài liệu chúng tôi xem đều thống nhất năm sinh của Phạm Tu là năm 476.

Ở trên bác Dũng gõ
"Phạm Tu hơn Lý Phục Man đến 27 tuổi. Nếu sớm nhất, năm 542, Lý Bí gả công chúa cho Phạm Tu thì lúc này Phạm Tu đã 67 tuổi, đáng tuổi ông của công chúa sao?"

Là sai nội dung bài báo:
Để làm rõ điều này chúng ta xét năm sinh của Lý Bí là 503; của Phạm Tu là 476; như vậy Phạm Tu hơn Lý Bí 27 tuổi.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Chín, 2009, 01:50:48 pm gửi bởi thapbut » Logged
thapbut
Thành viên
*
Bài viết: 158


WWW
« Trả lời #7 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2009, 01:38:12 am »


Phía bắc rừng Cấm, vào thập niên 60 của  thế kỷ trước, vẫn còn 3 khoảnh đất rộng, bằng phẳng, không trồng cấy gì, chỉ để cỏ chăn thả trâu bò. Nhân dân gọi là 3 khoảnh "vạn" tương truyền là 3 giọt máu khi Tướng công bị thương chạy về quê nhỏ xuống, rất thiêng nên không trồng hoa màu được. Điều đáng chú ý nữa, do Tướng công bị trọng thương bởi đao, kiếm quân thù nên từ xưa đến nay, trong đền Giá thờ Tướng công cũng như đồ tự khí rước hội, không bao giờ có bài trí, sử dụng đao kiếm , giáo gươm.  Hai vị tùy tướng họ Trương mở đường máu đưa Tướng công về quê cũng được dân làng dựng tượng thờ hai bên tả, hữu đền Trung. Từ xưa đến nay, người dân vào đền lễ Thánh xong, bao giờ cũng đứng chếch sang bên phải lễ 1 lễ, dập đầu 3 lần xuống chiếu rồi mới đứng lên vái. Đó là biểu hiện lòng biết ơn của dân làng đối với 2 vị tùy tướng Trương Hống và Trương Hát (hai vị tùy tướng sau này tiếp tục đánh giặc, lập được nhiều công lớn nên cũng được nhiều làng xã vùng Bắc Ninh, Bắc Giang.. thờ làm Thành hoàng).





Tướng quân Trương Hống, Trương Hát (15/06/2007)
Trương Hống, Trương Hát người làng Vân Mẫu, huyện Quế Dương (sau là Võ Giàng) quận Vũ Ninh, xứ Kinh Bắc (nay là thôn Vân Mẫu, xã Vân Dương, huyện Quế Võ), là học trò của Tiên sinh Lã Thị người hương Chu Minh, lộ Bắc Giang (tức xã Hương Mạc, huyện Từ Sơn ngày nay).   


Căn cứ sử sách ghi chép sơ sài thì các ông sinh vào đầu thế kỷ 6 (504?) trong vòng 1.000 năm Bắc thuộc tăm tối.Anh em học đến đâu lầu thông kinh sử đến đấy, ngày ngày chăm đọc binh thư, siêng rèn võ nghệ.Gặp khi nước nhà lâm nạn, nhà Lương bên Tàu, đời vua Đại Đồng năm thứ bảy, sai bọn Trần Bá Tiên và Dương Phiêu đem đại binh sang đánh nước ta, tàn nhiễu muôn dân, đau lòng trăm họ, hại người cướp của, phá hủy cửa nhà.Vua nước ta đem quân ra đánh nhưng quân Lương thế mạnh, Triệu Việt Vương liền rời bỏ kinh thành rút quân về đóng ở đầm Dạ Trạch, phủ Khoái Châu đất Hưng Yên, dựa vào bốn phía đầm lầy, thủy thế hiểm trở để tính kế lâu dài. Triều đình truyền hịch kể tội nhà Lương, bố cáo muôn dân, ai có tài hãy ra giúp nước. Khi ấy hai ông Trương Hống, Trương Hát đã trưởng thành, đang thời sung sức, nghe có hịch chiêu tài, anh em bàn nhau xin lệnh thầy, dụng kế lập thân, về quê mộ quân để đi giúp nước.Lã Tiên sinh khen ngợi tinh thần trung quân ái quốc của học trò và tình nguyện đi theo giúp việc quân cơ.Trong buổi hội bàn, thầy trò lo lắng, quê hương mấy làng quanh đây là đất hiền lành, nghèo túng, vả lại gia tư bấn bách, không gạo, không tiền, người đi theo không có.May sao có Trương Đạm Nương là em gái trổ tài nội trợ đi vận động làng Ngà hộ muối (nay làng này còn mang tên làng Muối), làng Ngườm hộ gạo (Ngườm tức là làng Nghiêm Xá, vùng đó có câu “gạo Nghiêm Xá-cá Thất Gian”), làng Dạm Gấu giúp người (Dạm Gấu tức là làng Đa Cấu, trước đây nổi tiếng đất nghịch), làng Vát giúp rèn khí giới (Vát là làng Việt Vân, có nghề rèn nổi tiếng, tục ngữ: “Liềm thợ Rào, dao thợ Vát”).Lã mưu sỹ chọn ngày lành làm lễ bái yết thần linh, tôn Trương Hống làm chánh tướng, Trương Hát làm phó tướng, tế cờ ra quân, ngày đêm luyện tập (nay còn hai xứ đồng gọi là Bãi Kiếm và bãi Phất Cờ). Sau này các ông đến địa phận làng Tiên Tảo, huyện Kim Hoa, phủ Đa Phúc, lộ Bắc Giang thấy đất có thế ỷ giốc, tiến thoái lưỡng tiện có thể dụng binh liền cho quân hạ trại, làm tờ chiêu dụ nhân dân. Tờ rằng: “Đất nước Vạn Xuân ta đang thanh bình, càn nguyên hanh thái, bỗng đâu giặc Lương xâm lấn, xã tắc đảo điên, muôn dân khốn khổ. Bọn Hống-Hát chúng tôi xuất thân con nhà lam lũ, được học võ nghệ, có chút mưu cơ, dám đem sức lực người bản xứ, dấy binh cuốc cầy, địch cùng lang sói ngoại bang, giúp Triệu Việt Vương giữ an bờ cõi, dám mong chư vị bàn dân hưởng ứng nghĩa quân thì lấy làm may lắm”.Phụ lão làng ấy tiếp tờ, thấy các ông dung dị khác thường, uy nghi đường bệ, thi đua nhau cho con cháu đi theo làm quân sỹ. Rồi tiếng đồn khắp hạt ấy rằng có tướng tài mộ quân, đinh tráng các nơi tấp nập kéo đến và được hơn ba trăm người, phiên chế thành cơ đội, cắt cai ký chỉ huy, lập đại bản doanh ở làng Tiên Tảo, ngày đêm ra sức luyện rèn và sai sứ báo về Dạ Trạch.Triệu Quang Phục được tin cũng sai sứ lên phong Trương Hống làm thượng tướng quân, Trương Hát làm phó tướng quân, Lã tiên sinh làm quân sư, Trương Lừng, Trương Lẫy làm tỳ tướng, Đạm Nương làm hậu binh lương và lo kế sách phản công.Đúng kỳ thúc giáp, hai phía cùng truyền lệnh quân cơ, tỏa binh tiếp trận, quân Triệu Quang Phục ở Dạ Trạch tiến lên, quân Hống-Hát ở Tiên Tảo kéo xuống, thủy bộ bốn mặt giáp công, xung đột tung hoành đánh rất dữ dội.Quân Lương không sao chống cự nổi, đại bại rã rời, số chạy dẵm đạp lên nhau, chết hại nhiều vô kể, số bị bắt mặt mày tái mét, run rẩy van xin, chánh tướng Trần Bá Tiên tử trận, phó tướng Dương Phiêu phải thu nhặt tàn quân rút về Bắc quốc.Dẹp xong giặc rồi, khải hoàn tấu tiệp, Triệu Việt Vương kéo quân về Long Biên sang sửa đô thành, khao thưởng tướng sỹ, úy lạo muôn dân, trong nước đã yên, thiên hạ thái bình, càn khôn phẳng lặng, trăm họ làm ăn vui vẻ.Vua Triệu phong thực ấp cho hai anh em họ Trương ở Kinh Bắc, Trương Hống ở làng Tiên Tảo, huyện Kim Anh, Trương Hát ở làng Tam Lư, huyện Đông Ngàn là nơi dấy binh cũ.

Nguồn tin: http://www.baobacninh.com.vn/?category_id=12607&id=54680&page=news_detail&portal=baobacninh

Gặp khi nước nhà lâm nạn, nhà Lương bên Tàu, đời vua Đại Đồng năm thứ bảy, sai bọn Trần Bá Tiên và Dương Phiêu đem đại binh sang đánh nước ta, tàn nhiễu muôn dân, đau lòng trăm họ, hại người cướp của, phá hủy cửa nhà.Vua nước ta đem quân ra đánh nhưng quân Lương thế mạnh, Triệu Việt Vương liền rời bỏ kinh thành rút quân về đóng ở đầm Dạ Trạch, phủ Khoái Châu đất Hưng Yên, dựa vào bốn phía đầm lầy, thủy thế hiểm trở để tính kế lâu dài.

Năm Đại Đồng thứ bảy là năm 541, thông tin này có lẽ chưa chuẩn xác vì Tiêu Tư bị đuổi về nước năm 542, sau đó Trần Bá Tiên mới đem quân sang.
Logged
thapbut
Thành viên
*
Bài viết: 158


WWW
« Trả lời #8 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2009, 01:42:39 am »

Xem ra hai ông Trương Hống, Trương Hát tham gia chống quân Lương cùng Triệu Việt Vương bắt đầu từ năm 547? Vào năm 548, không rõ hai ông đưa Lý Phục Man chạy khỏi động Khuất Liêu thế nào? 

Năm 546, sau khi Lý Nam Đế phải lui về động Khuất Lạo, đã ủy thác cho ông giữ việc nước, điều quân đi đánh Trần Bá Tiên của nhà Lương.

Năm 547, tháng giêng, ông lui về giữ đầm Dạ Trạch (bãi Màn Trò, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên). Đầm này rộng, cỏ cây um tùm, bụi rậm che kín, ở giữa có nền đất cao có thể ở được, bốn mặt bùn lầy, người ngựa khó đi, chỉ có thể dùng thuyền độc mộc nhỏ chống sào đi lướt trên cỏ nước mới có thể vào được. Nếu không quen biết đường đi thì lạc không biết là đâu, lỡ rơi xuống nước liền bị rắn độc cắn chết. Quang Phục thuộc rõ đường đi lối lại, đem hơn 2 vạn người vào đóng ở nền đất trong đầm,Ông dùng chiến thuật du kích, ban ngày tuyệt không để khói lửa và dấu người, ban đêm dùng thuyền độc mộc đem quân ra đánh doanh trại của quân Bá Tiên cướp hết lương thực vũ khí, giết và bắt sống rất nhiều, lấy được lương thực để làm kế cầm cự lâu dài. Bá Tiên không đánh được. Người trong nước gọi ông là Dạ Trạch Vương (夜澤王). Bãi ấy gọi là "bãi Tự Nhiên", đầm ấy là "đầm Nhất Dạ", ngày nay vẫn còn tên gọi cũ.

Năm 550, Trần Bá Tiên mưu tính cầm cự lâu ngày để làm cho quân của ông lương hết, quân mệt mỏi thì có thể phá được. Gặp lúc nhà Lương có loạn Hầu Cảnh, gọi Trần Bá Tiên về (sau này Trần Bá Tiên cướp ngôi vua của nhà Lương năm 557.), ủy cho tì tướng là Dương Sàn ở lại. Ông tung quân ra đánh. Sàn chống cự, thua chết. Quân Lương tan vỡ chạy về Bắc. Ông vào thành Long Biên ở.


Một câu hỏi đặt ra: Lý Phục Man tài giỏi mà làm trưởng ban Võ của nhà nước Vạn Xuân và lại là phò mã, sao Lý Nam Đế không giao hết quyền cho ông mà lại trao quyền cho Triệu Quang Phục? Hay Lý Nam Đế giữ Lý Phục Man bên cạnh để bảo vệ ông và gia quyến trong đó có Phương Dung công chúa? Có phải việc trao quyền này tuy chọn được người tài chống giặc thắng lợi nhưng là nguyên nhân của việc tranh chấp quyền lực Lý-Triệu sau này?
Dẫu sao Thái phó Triệu Túc (cha của Triệu Quang Phục) đã mất, nên Lý Nam Đế giao quyền cho Triệu Quang Phục. Triệu Quang Phục về đầm Dạ Trạch là miền quê ông, quả là rồng về với biển, ông ở miền trung du không thuận lợi bằng. Nhưng nếu Triệu Quang Phục làm Thái úy, Lý Phục Man nắm quyền Quốc vương thì cục diện sẽ ra sao?

Công thần triều Lý Nam Đế thế hệ thứ nhất có Triệu Túc, Phạm Tu, Tinh Thiều.
Sau đó là thế hệ thứ 2 có Triệu Quang Phục, Lý Phục Man, Trương Hống, Trương Hát,... Như vậy Lý Phục Man đương nhiên phải xếp sau Triệu Quang Phục và cùng là lớp trẻ thế hệ thứ 2, nếu ngài Phục Man không đoản mệnh thì cũng vào hàng Thái phó, Thái úy của Triệu Việt Vương hay Hậu Lý Nam Đế
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Chín, 2009, 03:59:24 am gửi bởi thapbut » Logged
thapbut
Thành viên
*
Bài viết: 158


WWW
« Trả lời #9 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2009, 01:56:43 am »

Bia số 1


KHẮC BIA GHI LẠI SỰ TÍCH ĐỀN THIÊNG

 

Phụng biên sự tích đền thiêng ở Vân Mẫu.

Thân mẫu của Thần là người xã Vân Mẫu, huyện Quế Dương. Năm 22 tuổi, bà nằm mơ thấy mình giao hòa với thần nhân, thế rồi mang thai. Sau sinh hạ được 4 trai, 1 gái. Đến khi các con khôn lớn mới đặt tên: Người con trưởng là Trương Hống, thứ hai là Trương Hát, thứ ba là Trương Lừng, thứ tư là Trương Lẫy, còn người con gái tên là Mỹ Đạm công chúa. Đến năm anh em ngài 18 tuổi, vào ngày 15 tháng 4 năm Kỷ Hợi thì Thân mẫu của Thần qua đời. Năm các ngài lên 20 tuổi, được Triệu Việt Vương phong làm Thượng tướng. Ai nấy đều tài sức hơn người, lập nhiều công tích. Ngài Đệ tam, Đệ tứ thường được giữ làm Bản bộ Thần tướng. Sau họ Triệu bị họ khác thay thế, hai ông mai danh ẩn tích ở núi Phù Lan. Lý Nam Đế nhiều lần vời mà không đến. Anh em ông bảo nhau rằng: “Kẻ trung thần không thờ hai vua”. Sau đó cùng lên thuyền chèo ra giữa dòng sông Nguyệt Đức, chỉ lên trời mà tự thề, rồi dìm thuyền tự tận bỏ hết dấu vết. Đệ nhất Trương ở vùng Hương La, Đệ nhị Trương ở vùng Phượng Nhãn. Sau nhà Triệu phục hưng, vua nhà Lương sai tướng sang xâm chiếm nước Nam. Triệu vương bỏ chạy rồi đem quân đến đóng ở đầm Dạ Trạch, nửa đêm mộng thấy hai vị thần nhân đến nói rằng: "Anh em thần là tướng nhà Triệu, xin giúp vua quét sạch giặc Lương". Ngày hôm sau, quân Triệu quyết chiến với quân Lương, quân Lương đại bại. Vua Triệu phục quốc, bèn gia tặng cho hai ngài làm Thượng đẳng thần, và ban sắc cho dân sở tại phụng thờ. Đến năm Thiên Phúc (980) đời Lê Đại Hành, nước Tống lại sai tướng sang xâm lược nước ta, nhà Lê không thể chống cự được, bèn mật cầu trăm thần sông núi. Đêm ấy nằm mơ thấy một vị thần mặc áo trắng từ hướng nam sông Bình Giang đi tới, một vị thần mặc áo đỏ từ phía dưới sông Nguyệt Đức đi lên, có dáng như cùng xông vào đánh giặc. Đêm ngày 21 tháng 10, quân Tống đã vượt qua sông Nguyệt Giang hẹn quyết chiến cùng nhà Lê, bỗng nghe trên không trung sông Như Nguyệt, có tiếng ngâm bài thơ:

                Sông núi nước Nam, vua Nam ở
                Điều đó đă định ở sách trời
                Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
                Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.

Quân Tống tan vỡ. Vua Lê đem quân khải hoàn, ban thưởng công cho các thần: Đệ nhất Trương là Khước Địch Đại vương, Đệ nhị Trương là Uy Địch Đại vương, lại ban sắc cho dân thôn men theo hai bên bờ sông phụng thờ.

Từ thời Thiệu Trị triều ta trở về trước bản xã phụng thờ Đệ nhất vị Đại vương. Đến năm Thiệu Trị thứ 5, thứ 6 (1845, 1846) thě bản xã lại xin duệ hiệu của Đệ nhị vị Đại vương miếu thần ở huyện Phượng Nhãn về cùng phụng thờ. Trải qua các triều đế vương đều có sắc phong, ban cho mỹ tự. Đến năm thứ 33 (1880) đời Tự Đức phong thêm mỹ tự cho các ngài: Hiệp thuận Trác vĩ. Bản xã cung kính chép sắc văn phụng thờ, hương hoả muôn đời không dứt vậy.

Ngày mùng 9 tháng Mạnh hạ (tháng 4) năm Ất Tỵ

niên hiệu Thành Thái thứ 17 (1905).

Bản xã phụng khắc.

nguồn tin:http://www.giaphahongodapcau.com/biadinhlang.php

Năm Kỷ Hợi, các vị họ Trương 18 tuổi. Năm Tân Sửu các vị 20 tuổi, (năm này là 521 hay 581 đều khó mà tham gia đánh quân Lương từ 542 đến 550)?

Do đó có thể năm 543 là năm Quý Hợi, các vị họ Trương 18 tuổi. Đến 545 (năm Đại Đồng thứ 11) là lúc quân Lương do Trần Bá Tiên chỉ huy đánh Vạn Xuân, các vị 20 tuổi làm tướng của Triệu Quang Phục đánh quân Lương?

« Sửa lần cuối: 10 Tháng Chín, 2009, 02:31:26 am gửi bởi thapbut » Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM