Lược sử quân sự các nước Đông Nam Á

<< < (16/21) > >>

nhinrathegioi:
Ngày 4 tháng 7 năm 1946, Hiệp ước về cơ sở quan hệ giữa Mỹ và Philippin được ký kết, theo đó Mỹ chuyển giao chủ quyền quốc gia đối với quần đảo cho Chính phủ Philippin. Bản Hiệp ước còn có một điều khoản riêng về việc duy trì các căn cứ quân sự Mỹ ở Philippin. Năm 1947, một loạt hiệp ước quân sự được ký kết, trong đó quy định Philippin chuyển cho Mỹ quyền sử dụng 23 khu vực trên lãnh thổ Philippin để bố trí các căn cứ quân sự với thời hạn 99 năm. Theo Hiệp ước về viện trợ quân sự, Quân đội quốc gia Philippin trên thực tế sẽ do các cố vấn Mỹ kiểm soát Các cố vấn quân sự Mỹ có nhiệm vụ biến Quân đội Philippin thành công cụ đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và đấu tranh giai cấp ở Philippin1 (The Daily World. 7.VI. 1975). Thời kỳ đầu giành độc lập Philippin đặc biệt chú trọng phát triển hải quân. Mặc dù hạm đội Philippin - tiền thân của lực lượng hải quân Philippin ra đời năm 1899, nhưng hoạt động cũng như trang bị vũ khí còn quá thô sơ và kém phát triển. Theo sự "cố vấn" của Mỹ, hải quân Philippin được chia thành các đơn vị theo loại chiến hạm hay nhiệm vụ, bao gồm lực lượng sẵn sàng chiến đấu, lực lượng tuần tra, lực lượng phục vụ, lực lượng tàu tiến công, lực lượng không quân của hải quân và lực lượng đặc biệt.


Ngày 7 tháng 10 năm 1947, lực lượng không quân của hải quân hình thành với trang bị ban đầu là 2 máy bay PT-13 và L-5 (đến năm 1951 , hai chiếc máy bay này được cải tạo thành thủy phi cơ để sử dụng trong các hoạt động chống buôn lậu).


Đến năm 1950, với sự giúp đỡ của Mỹ, các lực lượng vũ trang Philippin (AFP) được tổ chức lại gồm các quân chủng lục quân, không quân và hải quân. Sở chỉ huy các lực lượng quốc phòng được đổi tên thành Bộ Tổng hành dinh các lực lượng vũ trang Philippin. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng mới là R. Macxayxay. Nhằm đối phó với các lực lượng ly khai và các phần tử hoạt động nổi dậy dọc bờ biển của quần đảo, R. Macxayxay chỉ thị cho quân đội thành lập ngay lực lượng hải quân đánh bộ với yêu cầu phải có khả năng cơ động cao, hoả lực mạnh. Mặc dù khi mới thành lập chỉ có 1 đại đội với 212 quân nhưng nhờ có kỷ luật sắt kỹ năng chiến đấu tốt và lòng trung thành nên lực lượng này luôn được yêu cầu trợ giúp trong một số lĩnh vực hoặc sự vụ mà các lực lượng khác phải bó tay.


Sau chiến tranh, trong khi nền kinh tế bị tàn phá nặng nề, nhiều vấn đề xã hội chưa được giải quyết, chính quyền địa chủ - tư sản lại thi hành chính sách phản dân chủ khiến cho đông đảo các tầng lớp nhân dân hết sức bất bình và dấy lên phong trào đấu tranh mạnh mẽ. Chính phủ mới thành lập (sau cuộc bầu cử tháng 4 năm 1946) do Rôxát đứng đầu đã thẳng tay đàn áp phong trào, trước hết là phong trào nông dân. Các đơn vị quân đội quốc gia được huy động tham gia bắt bớ nông dân, hủy hoại mùa màng, đốt nhà dân, tra tấn, đánh đập nông dân. Chỗ dựa của quân đội quốc gia trong các hoạt động này là 90 nghìn quân Mỹ, bao gồm cả lục quân, không quân và hải quân.


Năm 1947, tại miền Trung Ludông đã xuất hiện nhiều đội tự vệ của nông dân; các đơn vị chiến đấu của Hukbalahap bắt đầu được tái lập; Bộ Tổng tham mưu Hukbalahap được khôi phục để kiểm soát quá trình tự phát của phong trào nông dân kháng chiến. Trong các cuộc đàm phán với chính phủ, lãnh đạo Liên minh nông dân và Hukbalahap sẵn sàng giải quyết cuộc xung đột bằng biện pháp hoà bình và nộp vũ khí với điều kiện chính phủ tiến hành cải cách nông nghiệp và các cải cách xã hội khác. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán đã không đem lại kết quả Tháng 4 năm 1948, sau khi lên thay Rô xát bị chết, E. Quinnô bề ngoài tiếp tục đàm phán với Hukbalahap nhưng trên thực tế vẫn sử dụng quân đội đàn áp phong trào nông dân và tấn công các lực lượng tiến bộ. Trước tình hình đó, Hukbalahap và Liên minh nông dân buộc phải tiếp tục con đường đấu tranh vũ trang.


Địa bàn căn cứ chủ yếu của cuộc khởi nghĩa vũ trang của nông dân Philippin là các vùng rừng núi miền Trung Ludông (các tỉnh Pampanga, Tarlac, Nueva-exikha, Batangas, Rixan). Trong giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa tháng 8 năm 1948 - tháng 10 năm 1950), Hukbalahap thực hiện chiến thuật du kích chiến như đã từng áp dụng trong những năm kháng chiến chống Nhật chiếm đóng. Năm 1950, Hukbalahap đổi tên thành Quân giải phóng (Hukbông). Nghĩa quân dự định ngày 7 tháng 10 năm 1950 mở cuộc tấn công lớn vào thủ đô Manila nhưng tình báo của Quân đội Chính phủ đã nắm được các văn kiện tác chiến của bộ chỉ huy khởi nghĩa và kịp thời ngăn chặn.


Về phía Quân đội Chính phủ, Bộ trưởng Quốc phòng Macxayxay, người đã từng tham gia kháng chiến chống Nhật, không lạ gì chiến thuật du kích và đã đề ra kế hoạch đàn áp phong trào khởi nghĩa. Dưới sự chỉ huy của Macxayxay, ngày 18 tháng 10 năm 1950, tại Manila, lực lượng quân đội đã bắt các ủy viên Bộ chính trị và 105 cán bộ chủ chốt của Đảng Cộng sản Philippin. Đây là một đòn giáng mạnh vào phong trào khởi nghĩa. Từ đây, lực lượng Quân đội Chính phủ nắm quyền chủ động về quân sự. Kế hoạch dập tắt phong trào khởi nghĩa được Macxayxay bắt đầu bằng việc củng cố quân đội thường trực; lực lượng cảnh sát từng giừ vai trò tích cực trong cuộc chiến với lực lượng Hukbalahap nay được đặt dưới quyền kiểm soát của quân đội. Năm 1951, với việc thành lập 28 cụm chiến đấu tiểu đoàn gồm 22,5 nghìn người, tổng quân số lục quân của Quân đội quốc gia được nâng lên 54 nghìn1 (Lachica E, Huk: Philippine Agrarian Society in Revoit. Manila. 1971, p.131). Mỗi cụm chiến đấu này là một đơn vị cơ động, được trang bị vũ khí hiện đại và có đội ngũ sĩ quan, binh sĩ được huấn luyện kỹ càng. Nòng cốt của các lực lượng này là những đơn vị đã qua chiến đấu ở Triều Tiên1 (Viện Lịch sử quân sự Bộ Quốc phòng Liên Xô, Cuộc đấu tranh vũ trang vì tự do và độc lập của các dân tộc châu Á (bản tiếng Nga), Nxb Nauka, Mátxcơva, 1984, tr.126). Các đơn vị trinh sát được huấn luyện đặc biệt để hoạt động trong điều kiện rừng núi. Ngoài lục quân, Macxayxay còn sử dụng cả không quân, hải quân, các đơn vị phòng thủ bờ biển, 8 nghìn cảnh sát, 20-30 nghìn dân phòng để đàn áp lực lượng khởi nghĩa. Với tổng quân số 100 ngậm binh lính và sĩ quan, so sánh lúc lượng giữa Quân đội Chính phủ và quân du kích là 10:12 (Pomroi U.J, Trong rừng sâu (bản tiếng Nga), Nxb Nauka, Mátxcơva, 1965, tr.105).


Bên cạnh tiềm lực trong nước, viện trợ quân sự và kinh tế của Mỹ đã góp phần nâng cao đáng kể sức mạnh của Quân đội quốc gia Philippin. Tính đến giữa năm 1950, Mỹ đã đưa vào Philippin số vũ khí, trang bị trị giá 136,5 triệu USD3 (Viện Lịch sử quân sự Bộ Quốc phòng Liên Xô, Cuộc đấu tranh vũ trang vì tự do và độc lập của các dân tộc châu Á (bản tiếng Nga), Nxb Nauka, Mátxcơva, 1984, tr.126), bao gồm tàu chiến, tàu tuần tiễu và tàu đổ bộ, máy bay hạng nhẹ T-28 và T-33, máy bay trực thăng. Tháng 6 năm 1950, Philippin được Tổng thống Mỹ Truman đưa vào khu vực "trực tiếp bị đe doạ từ Trung Quốc", do đó phần lớn trong số 250 triệu USD viện trợ tài chính năm 1951 của Mỹ cho Chính phủ Quirinô là dành cho việc thành lập, huấn luyện và trang bị 10 đơn vị cảnh sát cơ động dã chiến chống quân khởi nghĩa4 (SLPRL. Arms Trade Registers: the Arms Trade with the Third World. Stockholm, 1975. p.457).

nhinrathegioi:
Từ tháng 10 năm 1950, Quân đội Chính phủ chuyển sang tấn công trên diện rộng ở miền Trung Ludông, gây thiệt hại nặng nề cho quân khởi nghĩa. Năm 1951, quân chính phủ tiến hành 14 chiến dịch trừng phạt quy mô lớn. Một trong những chiến dịch lớn nhất là chiến dịch "Thanh gươm" tiến hành tháng 2 năm 1951, Macxayxay đã huy động hàng nghìn quân với sự chi viện hoả lực pháo binh và không quân, trong đó có cả một số đơn vị quân Mỹ. Ý đồ tác chiến chiến dịch là sử dụng lực lượng hình thành cánh cung bao vây các khu vực cơ bản của quân du kích, đẩy họ vào rừng núi, sau đó từ hai hướng nam và bắc giáng những đòn quyết định tiêu diệt quân khởi nghĩa. Mặc dù quân Chính phủ không thực hiện được đầy đủ ý đồ đó song lực lượng cơ bản của Quân giải phóng buộc phải rút vào rừng núi sau khi bị tổn thất nặng nề. Kết quả trong năm 1951, quân Chính phủ đã tiêu diệt khoảng 2 nghìn quân du kích và cũng khoảng chừng ấy bị bắt làm tù binh1 (Lachica E., Opcid. p.,131). Quân giải phóng chuyển sang chiến thuật phòng ngự.


Chiến dịch tiến công có quy mô lớn nhất của quân Chính phủ đánh vào Quân giải phóng là "chiến dịch Bốn bông hồng" (tháng 4 năm 1952). Kết quả Quân giải phóng bị tổn thất nặng; nhiều nhà lãnh đạo và chỉ huy bị bắt; nghĩa quân đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt hoàn toàn. Thời kỳ này, quân Chính phủ vận dụng nhiều biện pháp truy kích và tiêu diệt du kích quân như đóng giả làm quân du kích, tuần tiễu, lùng sục, giăng bẫy, phục kích. Quân giải phóng tỏ rõ không đủ sức chống đỡ trước sức tiến công của quân chính quy của Chính phủ được trang bị vũ khí hiện đại. Trong hàng ngũ chỉ huy của Quân giải phóng không có lấy một người cầm quân chuyên nghiệp; nhiều chiến sĩ Huk thậm chí không biết sử dụng hoả khí. Năm 1953, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt; một số nhóm nhỏ các chiến binh Huk còn lại bị đánh bật vào rừng núi các tỉnh miền Trung Ludông nhưng bị chia cắt, không thể liên hệ được với nhau.


Sau khi dập tắt phong trào khởi nghĩa nông dân, nhiệm vụ của Quân đội Philippin được chuyển từ đàn áp phong trào nông dân và chống nổi dậy sang phòng thủ, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Thêm vào đó, những lo ngại hoang tưởng của Mỹ về các cuộc nổi dậy của lực lượng cộng sản, đặc biệt là trước những diễn biến ở Trung Quốc, Triều Tiên và Đông Âu... đã thúc đẩy Mỹ khẩn trương giúp Chính phủ Philippin xây dựng quân đội theo hướng hiện đại hoá.


Theo học thuyết quân sự những năm 50 thế kỷ XX của Quân đội Mỹ, không quân có vai trò quyết định trên chiến trường và chiếm ưu thế so với các quân chủng khác. Chính vì vậy, trong khi giúp Philippin hiện đại hoá quân đội, Mỹ đặc biệt chú trọng đến lực lượng không quân.


Từ năm 1954, không quân Philippin bắt đầu chuyển sang sử dụng máy bay phản lực. Trong chuyến đi thăm các cơ sở không quân ở Mỹ (1954), Chuẩn tướng Pêlagiô Crút (Pelagio Cruz) đã đề xuất với các quan chức không quân Mỹ về việc hiện đại hoá không quân Philippin. Năm 1955, chương trình được Mỹ phê chuẩn và năm sau (1956), Đại tá Gôđốpređô Giulianô, một trong những người anh hùng thuộc phi đội tiêm kích số 6 trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, các thiếu tá Pếttana, Giôde Racuđô và Đại úy Giôde Gin đã đưa những chiếc máy bay phản lực huấn luyện T-33 đợt đầu từ Nhật về căn cứ Các vì căn cứ Ba sa gần đó cần được Mỹ giúp thêm kinh phí cải tạo mới có thể tiếp nhận được máy bay mới. Trên thực tế, trong gần ba thập kỷ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, lực lượng không quân Philippin luôn đứng đầu trong số các lực lượng không quân của các nước ở khu vực Đông Nam Á.


Không quân Philippin được chú trọng tăng cường phát triển cả về trang bị vũ khí và tổ chức biên chế. Đơn vị chiến thuật cơ bản của không quân Philippín là các phi đội được trang bị tương đối hiện đại để có thể hoạt động độc lập trong các vùng chiến sự. Năm 1958, không quân Philippin có thêm một số phi đội tiêm kích F-86F "Sabrejet" từ thời chiến tranh Triều Tiên. Chỉ sau vài lần bay tập và tham gia diễn tập cùng với Tập đoàn không quân Mỹ số 13 ở căn cứ Clác, các phi công người Philippin đã có thể sẵn sàng làm nhiệm vụ chiến đấu. Sự ra đời của các phi đội yểm trợ đường không, tiền thân của lực lượng yểm trợ đường không hỗn hợp trong các thập kỷ sau, đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình xây dựng và hiện đại hoá Quân đội Philippin nói chung và của lực lượng không quân nói riêng.


Trong những năm 60 của thế kỷ XX, lực lượng không quân Philippin đã tiến những bước dài cả về vũ khí, trang bị kỹ thuật và tổ chức lực lượng. Ngoài hệ thống ra đa cảnh giới vùng trời trên toàn bộ quần đảo, không quân Philippin còn có thêm một lực lượng máy bay phản lực siêu âm F-5A/B "Freedom Fighter” trang bị tên lửa AIM-9B. Tuy nhiên, từ máy bay, trang bị kỹ thuật, nhiên liệu cho đến quần áo, mũ bay của phi công đều do Mỹ cung cấp. Ngay cả nhân viên bảo dưỡng cũng do người Mỹ huấn luyện. Do đó, có thể nói lực lượng không quân Philippin trong thời gian này là "không quân Mỹ do người Philippin điều hành". Năm 1962, Tổng thư ký Liên hợp quốc Đắc Hamơcgiôn đề nghị Chính phủ Philippin điều một phi đội máy bay chiến thuật F-86 sang Cônggô làm nhiệm vụ chống lực lượng ly khai ở nước này. Đầu năm 1963, phi đội Linbas của Philippin đã cùng các đơn vị tiêm kích của Thuỵ Điển và Iran kiểm soát vùng trời tỉnh ly khai của Cônggô. Phi đội Linbas đã được Liên hợp quốc tặng huân chương.


Cùng năm đó, lực lượng không quân Philippin đã thực hiện xuất sắc một nhiệm vụ nhân đạo ở tỉnh Tuylíc trên đảo Bai của Inđônêxia; giúp nhân dân ở đây khắc phục hậu quả do hoạt động của núi lửa Gunung Agung. Các nhân viên quân y của không quân Philippin đã cùng một nhóm bác sĩ và y tá của Bộ Y tế tham gia cứu chữa cho hàng nghìn người ở một bệnh viện dã chiến. Bảy thiếc C-47 của không quân Philippin chở nhân viên y tế, thuốc men và lương thực cứu trợ tới Tuylíc.

nhinrathegioi:
Là một quốc gia hải đảo, Chính phủ Philippin rất chú trọng phát triển hải quân, bao gồm lực lượng tàu tiến công, lực lượng phục vụ, lực lượng sẵn sàng chiến đấu, không quân của hải quân, lực lượng tác chiến đặc biệt và hải quân đánh bộ.


Lực lượng tàu tiến công là một trong những thành phần lực lượng được hình thành sớm nhất của hải quân Philippin. Lúc mới thành lập (9.5.1955), lực lượng này còn rất khiêm tốn với 20 chiếc xuồng làm nhiệm vụ chống buôn lậu và được gọi là "đơn vị xuồng nhỏ". Từ đầu những năm 60 của thế kỷ XX, số lượng tàu, xuồng bắt đầu được tăng cường và đến ngày 1 tháng 3 năm 1988 được đổi thành lực lượng tàu tiến công làm nhiệm vụ tác chiến ven biển và bảo đảm an ninh. Năm 1960, lực lượng phục vụ được thành lập với nhiệm vụ chủ yếu là chuẩn bị các tàu trợ thủ và đổ bộ cho hạm đội.


Lực lượng sẵn sàng chiến đấu tuy ra đời muộn hơn (16.11.1964) song lại có vai trò rất quan trọng; đây là lực lượng chủ yếu kiểm soát và huấn luyện các hoạt động tác chiến trên biển đối với tất cả các đơn vị được phối thuộc; đồng thời vạch kế hoạch phát triển, thử nghiệm và đánh giá các quan điểm chiến thuật hải quân.


Không quân của hải quân Philippin được xây dựng trên cơ sở 2 chiếc máy bay PT-13 và L-5 do Mỹ chuyển giao từ năm 1947. Đến năm 1951, hai chiếc máy bay này được cải tạo thành thủy phi cơ để sử dụng cho các hoạt động chống buôn lậu và ngày 16 tháng 9 năm 1975, Quân đội Philippin chính thức thành lập binh chủng không quân của hải quân.


Lực lượng tác chiến đặc biệt là lực lượng tinh nhuệ nhất của hải quân Philippin; được sử dụng trong các hoạt động tác chiến đặc biệt trên biển, trên không và trên bộ (SEAL) như trinh sát, cận chiến, tình báo, đến các hoạt động ngầm dưới nước để yểm trợ cho các hoạt động tác chiến trên biển nói chung.


Hải quân đánh bộ được coi là lực lượng mũi nhọn của hải quân Philippin; được xây dựng đáp ứng yêu cầu cơ động cao, hoả lực mạnh để đối phó với các lực lượng ly khai và các phần tử hoạt động bất hợp pháp dọc bờ biển. Từ chỗ chỉ là một đơn vị cỡ đại đội với 212 binh sĩ, ngày nay hải quân đánh bộ Philippin đã phát triển thành một binh chủng mạnh.


Để tiến hành các hoạt động bảo vệ an ninh vùng biển quốc gia và các hoạt động khác như phục vụ hậu cần, phát triển cộng đồng trong phạm vi khu vực đảm nhiệm, hải quân Philippin được chia thành các bộ tư lệnh tác chiến trên biển phụ trách lực lượng các khu vực, bao gồm Lực lượng hải quân phía Bắc, Lực lượng hải quân Trung tâm, Lực lượng hải quân phía Tây và Lực lượng hải quân phía Nam.


Trong những năm 60 của thế kỷ XX, một trong những hoạt động quân sự nổi bật của Quân đội Philippin là tham gia vào cuộc chiến tranh Việt Nam. Là thành viên của Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO), đồng minh thân cận của Mỹ và dưới áp lực của Mỹ, Philippin dù không muốn vẫn phải chia sẻ trách nhiệm với Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Ngày 20 tháng 7 năm 1964, Quốc hội Philippin thông qua đạo luật cho phép tổng thống nước này tăng viện trợ kinh tế và kỹ thuật cho Việt Nam Cộng hoà. Đạo luật này đã được thực hiện thông qua việc cử sang Nam Việt Nam lực lượng đặc nhiệm, giới hạn nhiệm vụ vào việc thi hành công tác dân sự vụ bao gồm một tiểu đoàn công binh xây dựng, các nhân viên y tế và chuyên gia phát triển nông thôn, 1 tiểu đoàn an ninh, 1 pháo đội dã chiến cùng với các thành phần hậu cần và sở chỉ huy. Lực lượng đặc nhiệm này lên đến con số 2.061 người (năm 1966). Ngoài ra, Mỹ còn sử dụng các căn cứ quân sự ở Philíppin để tiến hành cuộc chiến tranh ở Việt Nam.


Để đổi lại sự trợ giúp của Philippin, ngoài việc cung cấp đầy đủ trang thiết bị đầy đủ cho lực lượng Philippin ở Nam Việt Nam, Mỹ còn phải đưa ra một chương trình viện trợ quân sự lớn cho quân đội nước này, trong đó có khoản cung cấp cho Phihppin 4 tàu tuần tra trên sông phục vụ hoạt động chống buôn lậu của Quân đội Philippin, súng trường M.14 và súng máy cho một tiểu đoàn cảnh sát, trang bị đủ cho 3 tiểu đoàn công binh. Số viện trợ này là phần bổ sung vào lời cam kết trước đây của Mỹ đối với Philippin gồm 1 tàu khu trục hộ tống và một số tàu tuần tra, đồng thời phải cung cấp thêm 1 phi đội F-5 và một số trực thăng cho lực lượng không quân Philippin. Trong thời gian này, Philippin đang được hưởng khoản viện trợ quân sự hàng năm gồm 17 triệu USD thiết bị công binh và khoảng 1,5 triệu USD trợ giúp do Mỹ cung cấp. Philippin dự kiến cuối năm 1967 sẽ thay quân ở Việt Nam, khoảng 600 sĩ quan, binh sĩ sẽ đến Nam Việt Nam vào ngày 20 tháng 9 năm 1967. Tuy nhiên, kế hoạch chưa kịp thực hiện thì những lý do về tài chính, an ninh, chính trị ở trong nước cũng như tình thế cuộc chiến tranh của Mỹ ở Nam Việt Nam đã khiến cho Philippin không những không thể đưa quân sang thêm mà phải rút quân dần về nước. Kế hoạch rút quân được thực hiện từ ngày 25 tháng 11 năm 1969 và kết thúc vào ngày 15 tháng 2 năm 1970.


Ngoài các hoạt động quân sự, đầu những năm 60 của thế kỷ trước, Quân đội Philippin còn được huy động tham gia các chương trình xã hội - kinh tế của đất nước. Giữa những năm sáu mươi, Quân đội Philippin thành lập các trung tâm hành động dân vận nhằm giúp các cộng đồng dân cư ở gần các căn cứ không quân thực hiện các dự án từ phát triển sản xuất lương thực đến xoá nạn mù chữ cho người lớn. Ngoài ra, tất cả các đơn vị chiến thuật của lực lượng không quân đều tham gia các chương trình xã hội nhằm tranh thủ "trái tim và khối óc" dân chúng.

nhinrathegioi:
Từ khi Maccôt lên cầm quyền (1965), Philippin cũng bắt đầu lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội. Mọi nỗ lực cải cách của chính quyền trong lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp đều không đem lại kết quả mà chỉ làm cho sự phân hoá giàu nghèo ngày càng trở nên rõ rệt, dẫn đến một cao trào đấu tranh mới chống chính quyền. Trong bối cảnh đó, Đảng Cộng sản do Hôxê Maria Xixon đứng đầu rnuốn thổi một luồng sinh khí mới cho phong trào du kích tưởng như đã nguội tắt bằng việc tổ chức ra Quân đội nhân dân mới (năm 1969). Quân đội nhân dân mới (NPA) triển khai đấu tranh vũ trang ở miền Trung Ludông và ở nhiều nới khác chống chính phủ. Ở miền Nam, lực lượng Hồi giáo cực đoan cũng nổi dậy chống chính phủ do làn sóng di cư từ miền Bắc, chủ yếu là các tín đồ Thiên chúa giáo đến các vùng đất truyền thống của người Hồi giáo ở phương Nam. Năm 1968, người Hồi giáo thành lập Phong trào độc lập và năm 1969 họ tổ chức ra Mặt trận giải phóng dân tộc Môrô (MNLF) để lãnh đạo cuộc đấu tranh vũ trang chống chính phủ.


Trước tình hình khủng hoảng toàn diện của đất nước, ngày 21 tháng 9 năm 1972, Tổng thống F.Maccôt tiến hành cuộc đảo chính quân sự và thiết lập chế độ độc tài với lý do không thể giải quyết các vấn đề chính trị và kinh tế xã hội nếu như tổng thống không được toàn quyền hành động. Sau đảo chính, Maccôt tuyên bố thiết quân luật, đồng thời bắt giam nhiều lãnh tụ của các đảng đối lập; nhiều tờ báo bị cấm, những tờ báo còn được hoạt động phải đặt dưới sự kiểm soát của chính phủ. Lúc này, quân đội trở thành chỗ dựa chủ yếu của chính phủ và được tăng cường đầu tư. Ngân sách quốc phòng được gia tăng với mức độ chưa từng thấy, từ 800 triệu pêxô năm 1972 lên 4 tỷ vào năm 1986 và cùng với tăng ngân sách, quân số cũng được tăng lên gần gấp đôi, từ 60 nghìn lên 113 nghìn trong cùng thời gian trên1 (Đ.V. Mô-xia-cốp, V.A. Chiu-rin, Lịch sử Đông Nam Á, Sđd, tr.321).


Cũng như Quân đội Inđônêxia dưới thời Xuhacto, các sĩ quan và tướng lĩnh cao cấp được phái về các khu vực để kiểm soát hoạt động của chính quyền địa phương; được cài vào các bộ, các ngành để giám sát việc thực hiện các quyết định của nhà độc tài. Song, giới quân sự Philippin đã không kiểm soát được toàn bộ tình hình đất nước. Mặc dù năm 1981, Maccôt đã bãi bỏ thiết quân luật và phóng thích các đối thủ chính trị bị ông bắt giam năm 1972, song tình hình vẫn không được ổn định. Nạn tham nhũng tràn lan, đời sống khó khăn của đông đảo các tầng lớp nhân dân là những nguyên nhân chủ yếu gây nên làn sóng đấu tranh của các lực lượng đối lập đòi trở lại các chuẩn mực dân chủ.


Mặc dù Quân đội Chính phủ đạt được một số kết quả nhất định trong việc trấn áp những người cộng sản, bắt giam Xixon, song quân số của NPA vẫn gia tăng, gấp đôi so với thời kỳ đảo chính. Phong trào Hồi giáo với sự ủng hộ của nhiều nước Ả rập đã được củng cố cả về lực lượng và tổ chức Nghĩa quân Hồi giáo thường xuyên xung đột với quân Chính phủ làm cho tình hình ở Minđanao và trong cả nước hết sức căng thẳng.


Sau vụ ám sát Benhigô Aquinô, một trong những đối thủ chính trị chính của Maccôt, tình thế suy sụp của chế độ độc tài càng trở nên rõ nét. Với hy vọng củng cố quyền hành chính thống của mình, Maccôt tuyên bố tiến hành tổng tuyển cử trong cả nước. Song, cuộc bầu cử đầu năm 1986 đã đem lại thắng lợi cho các địch thủ chính trị của Maccôt do quả phụ của Benhigô Aquinô, bà Aquinô Coraxôn đứng đầu.


Dưới thời Aquinô Coraxôn (1986-1992), giới quân sự thường xuyên biểu lộ sự bất bình với chính phủ của Tổng thống Aquinô Coraxôn bởi họ bị đẩy xa khỏi quyền lực. Phái quân sự cho rằng phái chính trị cầm quyền đã phản bội họ và "quá nhân nhượng" đối với cộng sản; do vậy, họ đã mưu toan tiến hành hàng loạt cuộc bạo loạn nhằm vào chính phủ của Tổng thống Aquinô, trong đó lớn nhất là các cuộc nổi dậy năm 1987 và 1989 dưới sự chỉ huy của Đại tá Hônaxan và Thiếu tá đanilô Atiênza. Tuy nhiên, lực lượng nổi dậy không có được sự ủng hộ của cả công chúng và quân đội, do đó không thể lật đổ được chính quyền của Tổng thống Aqumô. Mặc dù vậy, các cuộc đảo chính hụt đã gây tổn thất nặng nề cho lực lượng vũ trang Phihppin, đặc biệt đối với không quân. Chẳng hạn, trong cuộc nổi dậy ở Xănglây Phinđơ ngày 2 tháng 12 năm 1989 do thiếu tá đam lô Atiênza chỉ huy, 7 chiếc T-28, 1 trực thăng Sikorsky đã bị bắn rơi cùng với một kho xăng bị phá hủy.


Sau khi Phiđen Ramốt lên cầm quyền (1992), ông bắt đầu đàm phán với Mặt trận dân tộc dân chủ do Đảng Cộng sản lãnh đạo, đề nghị hợp pháp hoá Đảng Cộng sản và tuyên bố ân xá cho những người đã từng lãnh đạo khởi nghĩa. Những đề nghị này đã gây nên sự bất đồng nghiêm trọng trong hàng ngũ những người cộng sản, dẫn đến sự chia rẽ trong đảng; nhiều tổ chức xã hội cũng rút khỏi Mặt trận dân tộc dân chủ. Một mặt tiến hành đàm phán, mặt khác Ra mốt cho quân đội tăng cường các chiến dịch tiến công các căn cứ cơ bản của những người cộng sản. Năm 1993, quân Chính phủ chiếm được đại bản doanh của Đảng Cộng sản ở miền Trung Ludông và bắt nhiều nhà lãnh đạo của phong trào du kích.


Sự chia rẽ về tổ chức, những thất bại trên mặt trận đấu tranh vũ trang đã làm cho tinh thần và lực lượng của NPA suy sụp. Đến năm 1995, quân số của NPA chỉ còn không quá 4-5 nghìn người.


Song song với việc đàm phán với lực lượng cộng sản, năm 1992 Chính phủ cũng tiến hành đàm phán với tổ chức lớn nhất của lực lượng Hồi giáo chống đối là Mặt trận giải phóng dân tộc Môrô, lúc này lực lượng đã có tới 20 nghìn người1 (Các số liệu ở trang này dẫn theo: Đ.V. Mô-xia-cốp, V.A. Chiu-rin, Lịch sử Đông Nam Á, Sđd, tr.383). Tháng 1 năm 1994, hai bên ký thoả thuận ngừng bắn và năm 1996, lãnh tụ Mặt trận giải phóng dân tộc Môrô Nu Mixuari ký với Phiđen Ra mốt bản hoà ước trao quyền tự trị cho 4 tỉnh trên đảo Minđanao, nơi người Mô rô theo đạo Hồi chiếm đa số. Riêng với Mặt trận Hồi giáo giải phóng dân tộc Mô rô phải đến năm 1997 Chính phủ mới ký được hoà ước, theo đó 8 nghìn tay súng Hồi giáo đã nộp vũ khí. Tuy chưa đạt được thoả thuận ngừng bắn với tất cả các nhóm Hồi giáo cực đoan đã tách ra khỏi Mặt trận giải phóng dân tộc Môrô, song đến giữa thập niên chín mươi thế kỷ XX, tình hình chính trị ở miền Nam Phihppin đã tương đối ổn định; ngoại trừ tổ chức Abu Xayap (Abu Sayyaf) vẫn tiếp tục hoạt động khủng bố và bắt giữ con tin.


Thành công lớn nhất của Phiđen Ramốt là đã giải quyết tốt vấn đề lực lượng quân đội chống đối thể chế chính trị được thiết lập từ năm 1986. Cuối tháng 8 năm 1994, sau nhiều lần đàm phán, chính quyền Ramốt đã thuyết phục được đa số binh lính và sĩ quan chống đối hạ vũ khí và đầu hàng quân chính phủ. Một bộ phận đáng kể trong số họ được khôi phục địa vị và trả lương cho cả thời gian họ đứng trong hàng ngũ chống đối. Chính phủ đã ký thoả thuận với những sĩ quan quân đội đã lập ra cái gọi là Liên minh cách mạng dân tộc và thuyết phục họ hoà nhập tổ chức của mình vào đời sống chính trị bằng cách tham gia chiến dịch bầu cử năm 1995.

nhinrathegioi:
Về quan hệ quân sự đối ngoại, từ năm 1991, Phihppin bắt đầu giảm dần sự phụ thuộc vào Mỹ do Thượng viện Philippin ngày 16 tháng 9 năm 1991 đã bỏ phiếu bác bỏ Hiệp định về căn cứ quân sự giữa Philippin và Mỹ. Vào thời điểm này, do chính sách hoà hoãn của Chính phủ với các lực lượng nổi dậy, đồng thời nền kinh tế có những cải thiện đáng kể đã cho phép Chính phủ có thể tập trung nhiều hơn vào nhiệm vụ xây dựng quân đội. Mặt khác, từ thập niên chín mươi, do những thay đổi chính trị - quân sự trên quy mô toàn cầu và khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong nước đã khiến Chính phủ phải tăng cường ngân sách cho các lực lượng vũ trang. So với ngân sách quốc phòng một số nước trong khu vực, ngân sách quốc phòng năm 1995 của Philippin còn rất thấp, chỉ có 26,1 tỷ pê xô (gần 1 tỷ USD). Do vậy, năm 1996, Chính phủ Philippin đã đề ra kế hoạch hiện đại hoá quân đội (hoàn thiện vào năm 2010) với tổng chi phí khoảng 330 tỷ pê xô, tương đương 15 tỷ USD. Với khoản ngân sách này (không nằm trong ngân sách quốc phòng hàng năm), Quân đội Philippin dự tính sẽ mua sắm vũ khí trang bị mới, nâng cấp một số vũ khí hiện có và cải thiện các cơ sở hạ tầng trong thời kỳ 15 năm. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ ở châu Á năm 1997, chiến dịch tấn công của các nhóm Hồi giáo ly khai ở miền Nam cũng như cuộc tấn công của Mỹ vào Apganixtan làm cho chương trình hiện đại hóa khó thực hiện được theo đúng kế hoạch (đến năm 2001 mới chi khoảng 7 tỷ USD).


Trong chương trình hiện đại hóa quân đội, chính quyền Philippin tiếp tục dành ưu tiên phát triển lực lượng hải quân và không quân theo hướng điều chỉnh tổ chức và quân số, giảm quân thường trực, tăng cường quân dự bị; phát triển học thuyết quân sự nhằm hướng tới mục tiêu sẵn sàng phản ứng tự vệ; đẩy mạnh chương trình huấn luyện vào giáo dục quân sự theo hướng nâng cao kỹ năng và đào tạo các quân nhân lành nghề (trong đó có đội ngũ các chuyên gia); đồng thời xây dựng hạ tầng cơ sở thích ứng với những nội dung cơ bản như xây dựng hệ thống thông tin hiện đại, các căn cứ quân sự, các cơ sở hạ tầng về hậu cần, kỹ thuật... Đặc biệt, Philippin rất chú trọng xây dựng các căn cứ hải quân không chỉ nhằm mục đích bảo vệ giao thông đường biển, bảo đảm cho các hoạt động của hải quân mà còn là yếu tố kích thích các hoạt động kinh tế của quốc gia.


Để hiện đại hoá vũ khí trang bị kỹ thuật, từ năm 1991 đến năm 2001, Philippin đã chi khoảng 6 tỷ USD. Hướng mua sắm chủ yếu là của Mỹ, Trung Quốc, Nga và các công ty khác của nước ngoài. Chương trình mua sắm nói trên được soạn thảo dựa trên yêu cầu về an ninh quốc phòng trong bối cảnh chính trị - quân sự mới ở khu vực, trong đó có vấn đề tiêu chuẩn hoá và hợp tác quân sự giữa các nước trong khối ASEAN.


Theo hướng mở rộng hợp tác quân sự với các nước (ngoài Mỹ), ngày 14 tháng 9 năm 1994, Philippin đã ký với Pháp thoả thuận hợp tác quân sự giữa hai nước, mở đường cho Pháp giúp đỡ hiện đại hoá quân đội nước này theo chương trình 15 năm. Nội dung hợp tác bao gồm huấn luyện kỹ thuật quân sự, chuyển giao công nghệ, các cuộc tập trận chung, mua sắm trang bị kỹ thuật, trao đổi các chuyên gia quân sự và đào tạo học viên quân sự. Ngoài ra, Philippin cũng nhận được sự trợ giúp từ Cộng hoà Liên bang Đức.


Tuy nhiên, Philippin vẫn duy trì quan hệ quân sự truyền thống với Mỹ và đó là hướng hợp tác cơ bản. Viện trợ quân sự của Mỹ cho Philippin đã tăng từ 1,9 triệu USD năm 2001 lên đến 400 triệu USD năm 20041 (Tạp chí Quốc phòng Malaixia "ADJ" 10.2004). Philippin tiếp tục mua một số máy bay mới để thay thế máy bay F-5 A/B đã có trong trang bị của không quân Philippin từ hơn 30 năm nay. Sức mạnh của hải quân Philippin cũng tiếp tục được tăng cường bằng việc mua sắm thêm một số tàu tuần tra cỡ nhỏ mang tên lửa của Pháp, còn Mỹ sẽ giúp họ thiết kế pháo hạm cỡ nhỏ. Các công ty đóng tàu của Cộng hoà Liên bang Đức sẽ giúp Philippin đóng tàu nổi và sửa chữa tàu tại chỗ...


Về khả năng tự đảm bảo trang thiết bị kỹ thuật trong nước, Philippin có 4 cơ sở được coi là then chốt của nềil công nghiệp quốc phòng nước này, gồm:


Công ty các hệ thống chính xác chuyên về công nghệ và nghiên cứu đạn dược. Công ty này bắt đầu hoạt động từ năm 1997, có nhiệm vụ sản xuất các mặt hàng chất lượng cao do Philippín tự thiết kế như ngòi nổ cho súng cối 60mm, 81mm, lựu pháo RG-3, súng cối FMS2-A2 và FM-A2, rốc két FRK3, bom nhiên liệu không khí CB-4, đạn  GL-8. Công ty còn làm nhiệm vụ cải tiến, nâng cấp vũ khí 1 trang bị nhằm đáp ứng nhu cầu của hoạt động quân sự.


Công ty phát triển hàng không vũ trụ (PAD) thành lập năm 1973, vẫn là xí nghiệp của nhà nước nhằm phát triển ngành công nghiệp hàng không Philippin với ba yêu cầu: tự lập, an ninh quốc gia, chuyển giao công nghệ. Hướng hoạt động chính là chế tạo và lắp ráp máy bay và phụ tùng, đồng thời là trung tâm dịch vụ máy bay lên thẳng BO-105 của công ty BN Islander. Hiện nay, PAD có khả năng sản xuất và lắp ráp máy bay theo đơn đặt hàng của Đức, Anh; bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa cho một số công ty của Ôxtrâylia, Italia. Năm 1989, PAD hợp tác với một công ty của Italia lắp ráp máy bay phản lực huấn luyện và máy bay chiến đấu S-211, máy bay SF-260 cho không quân Philippin. Ngoài ra, PAD còn hợp tác với Ixraen chế tạo máy bay KFIR, hợp tác với Mỹ cải tiến máy bay F-5 A/B,...1 (Quân đội và trang bị các nước ASEAN... Sđd, tr.14).


Công ty công nghiệp công nghệ hàng không thành lập năm 1989 có nhiệm vụ thiết kế, phát triển và chế tạo hệ thống trang bị pháo cho máy bay S-211; đồng thời cung cấp cấu kiện composite và thực hiện các dịch vụ bảo dưỡng máy bay.


Công ty GKN Defense chuyên thực hiện các dịch vụ kỹ thuật cho lục quân Philippin như chế tạo, sửa chữa, bảo dưỡng xe máy bọc thép, chuyển giao công nghệ. Hoạt động của công ty được khởi đầu bằng sự kiện Quân đội Philippin chọn xe bọc thép SIMBA để chở quân trong các hoạt động bảo đảm an ninh nội địa. GKN đã có các liên kết với Công ty công nghệ xe bọc thép liên doanh châu Á chế tạo và xuất khẩu các phương tiện kỹ thuật tăng thiết giáp.

Navigation

[0] Message Index

[#] Next page

[*] Previous page