Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 03:36:26 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sự mù quáng của tướng Đờ Gôn đối với cuộc chiến ở Đông Dương  (Đọc 31165 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #20 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2009, 09:13:31 am »

14
MẶT TRÁI CỦA BỨC TRANH
Khi đức vua Bảo Đại trở nên mơ mộng

Trong giờ phút quyết định này, xin nhường lời cho Hoàng đề Bảo Đại.

Chỉ đến ngày 16-8, ông đại sứ Nhật mới cho tôi biết chỉ dụ của Nhật hoàng ra lệnh ngừng bắn. Nhà ngoại giao già rưng rưng nước mắt nói với tôi: Phái quân sự của chúng tôi đã thất trận, thưa Hoàng đế, đối với nước Việt Nam là một ngày trọng đại. Theo sự thỏa thuận của chúng tôi thì xứ Nam Kỳ từ nay thuộc quyền của đức vua.

Tôi cũng tự thấy xúc đồng. Điều mà tổ tiên tôi chưa làm được, thì ngày nay, tôi đã đạt được. Nước Việt Nam đã thống nhất và độc lập. Những hi sinh của dân tộc tôi đã không vô ích.

- Thưa ngài đại sứ, một trang lịch sử mới đã đến vối Việt Nam nhờ ở nước Nhật. Tôi nhờ ngài chuyển đến cho Bộ chỉ huy tối cao là mọi điều hành với đất nước tôi, từ nay chấm dứt và các quan chức từ giờ phút này phải thôi việc. Tôi đã có người đại diện ở Hà Nội. Người mà tôi chỉ định vào Sài Gòn sẽ rời Huế ngay ngày mai. Ngay ngày mai, để tỏ rõ tính dứt khoát của nền độc lập. Đối với các nguyên thủ quốc tế, tôi đã gửi một bức điện cho Tổng thống Rudơven, cho vua Gioócgiơ VI (George VI), cho nguyên soái Tưởng Giới Thạch, cho tướng Đờ Gôn. Mặc cho những quyết định của Hội nghị Pốtxđam mà vị đại sứ Yokoyama đã cho tôi biết, tôi không gửi điện cho Xtalin. Tôi đã xác định lập trường của mình. Trong bức điện gửi cho Đờ Gôn, tôi cố giữ một thái độ cảnh giác nhẹ nhàng.

Tôi xin gửi đến nhân dân Pháp, đất nước của tuổi trẻ tôi(1), tôi cũng gửi đến vị Chủ tịch và đồng thời là người giải phóng nước Pháp, tôi muốn nói đến tình bạn lớn hơn là với danh nghĩa là một nguyên thủ quốc gia. Các ông đã quá chịu đựng trong bốn năm để có thể hiểu là nước Việt Nam, một dân tộc không muốn và không thể chịu một sự xâm chiếm nào, một sự cai trị ngoại bang nào. Các ông sẽ càng hiểu hơn, nếu các ông đã thấy những gì đã xảy ra ở đây. Ngay cả nếu các ông đạt được việc đặt lại nền cai trị của nước Pháp, nền cai trị ấy sẽ không nghe theo. Mỗi làng sẽ là một ổ đề kháng, mỗi công tác cũ sẽ là một kẻ thù, và những công chức cũ, những người Pháp cai trị cũ của các ông sẽ tìm cách thoát khỏi bầu không khí nghẹt thở này.

Tôi, mong ngài hiểu rằng cách duy nhất để bảo vệ quyền lời và ảnh hưởng của nước Pháp là công nhận một cách thẳng thắn nền độc lập của Việt Nam và từ bỏ một ý đồ lập lại chủ quyền và sự thống trị của nước Pháp dưới bất cứ hình thức nào. Chúng ta sẽ dễ dàng hiểu nhau và trở thành những người bạn nếu các ông từ bỏ ý đồ trở thành những người thày của chúng tôi.

Tôi kêu gọi chủ nghĩa lí tưởng nổi tiếng của nhân dân Pháp, và sự sáng xuốt của ngài, người giải phóng nước Pháp, tôi hi vọng là hòa bình và hạnh phúc đang đến với các dân tộc trên thế giới, cũng sẽ đến với những người dân bản xứ hay ngoại quốc ở xứ Đông Dương… Chúng ta trở lại bài viết của Bảo Đại:

Nhiều tin không hay đến với tôi. Ở Hà Nội diễn ra những sự kiện quan trọng. Sau khi Nhật đầu hàng, quân của Võ Nguyên Giáp đã xuất hiện ở thành phố. Dưới con mắt thản nhiên của bọn Nhật, họ đã mở cửa các nhà tù, họ được tăng thêm một số người cứng rắn và không nhân nhượng. Ngày 17-8, một cuộc míttinh đã đượcthực hiện trước Nhà hát lớn. Mọi người đều hô to khẩu hiệu “Độc lập và kéo cờ đỏ sao vàng. Cờ nhà vua bị hạ. Chiều 22-8, Giám độc Sở Bưu điện Huế chuyển cho tôi một bứcđiện với nội dung: Trước nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân Việt Nam, sẵn sàng cho mọi hi sinh để bảo vệ nền độc lập của đất nước, chúng tôi trân trọng đề nghị Hoàng đế hãy làm một nhiệm vụ lịch sử, đó là thoái vị. Kí tến là đại diện của Ủy ban những người yêu nước.

Sau đấy tôi đã gửi cho Ủy ban những người yêu nuốc ở Hà Nội bức điện: ‘Trả lời lời kêu gọi của các ông, tôi sẵn sàng rút lui để bảo vệ sự thống nhất của đất nước. Tôi đề nghị quý Ủy ban cử đại biểu vào Huế trong thời gian sớm nhất để nhận sự bàn giao”.

Sáng ngày 25-8, hai đặc phái viên được cử vào hoàng cung, mang theo một ủy nhiệm thư có chữ kí (không rõ). Và lần đầu tiên tôi được nghe nói đến tên con người Hồ Chí Minh đáng kính trọng. Tôi đưa bản tuyên ngôn thoái vị.

Chiều hôm ấy, đã diễn ra một buổi lễ, Đức vua đã ra mộ biểu dụ cuối cùng ngày 25-8-1945, trong biểu dụ ngài kêu gọi các tổ chức, các đảng phái, các tầng lớp xã hội và cả hoàng gia đoàn kết lại ủng hộ chính phủ dân chủ để bảo vệ nền độc lập của đất nước:

Tôi đọc xong bản tuyên ngôn trong sự im lặng tuyệt đối. Mọi người như bị bàng hoàng. Họ đứng như những bức tượng đá. Với một động tác hơi ngượng nghịu, tôi nhanh chóng đưa ấn tín, biểu tượng quyền lực cho vị đặc phái viên đang bị cảm xúc mà tôi tin chưa bao giờ có trong đời.

Từ ngày hôm ấy, lá cờ Việt Minh thay cho lá cờ vua Gia Long, được treo lên cột cờ lớn trước Ngọ môn…

Ngyà 28-8, Ủy ban khởi nghĩa được thay thế bằng một Chính phủ lâm thời, mà Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, Phạm Văn Đồng phụ trách tài chính, Võ Nguyên Giáp phụ trách nội vụ. Ngày 2-9, ông Hồ Chí Minh trong bộ kaki theo kiểu Mao, chân đi dép cao su, trước một cuộc míttinh lớn ở địa điểm Ba Đình, đọc bản Tuyên ngôn Độc lập và tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, ông Hồ Chí Minh trích dẫn một đoạn trong bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ năm 1776: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng” tiếp theo là cáo trạng buộc tội chế độ thực dân Pháp:

“Toàn dân Việt Nam, trên dưới một lòng kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp…

Nước Việt Nam có quyền hướng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

Kết thúc bài diễn văn, ông Hồ Chí Minh hỏi: “Đồng bào có nghe rõ không? - Có!”. Lời hô hưởng ứng của quần chúng vang lên. Ông nhường lời cho Võ Nguyên Giáp, trong khi ấy hai chiếc phi cơ Mỹ lượn thấp trên không như vẫy chào một sự kiện quan trọng…


(1)Ông Hoàng Vĩnh Thụy (1913-1997) khi lên ngôi lấy niên hiệu là Bảo Đại. Ông chưa bao giờ rời Huế, ông ở Pháp từ năm 1922 đến năm 1932. Ông được vua cha là Khải Định giử gắm cho ông bà Sáclơ (Charles) nguyên khâm sứ Pháp tại tRung Kỳ ở lại Pari, trên đại lộ Đờ La Buốcđome (De la Bourdonnais), chàng thanh niên này thấy bao sự huy hoàng trước mắt ông… Tháng 11-1925, vua cha mất, nhưng bà nội là Hoàng thái hậu đã bảo vệ ngôi vàng cho ông. Ông học hảnh rất tốt (trong một cuộc thi đấu giải Tennis ông được vào chung kết ở trường Lacane Giắccơ Đamat (Lakanai Jacques Dalnas), sau này là thành phố Chaban… Ông dự lớp Khóa học “po”. Ông đi du lịch ở Pháp, ở Bắc Phi… Năm 1930, ông được gặp Môhamét V (Mohamed V) tại Rabat và trong dịp Hội chợ thuộc địa năm 1931, ông được gặp thống chế Liôtây. Ông là vị vua cuối cùng của triều Nhà Nguyễn. Ông mất tại Pari, tháng 7-1997.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #21 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2009, 07:02:05 am »

15
“NHỮNG NGƯỜI PHÁP CỦA NĂM 1945”
Kiêu ngạo, cố chấp, thấm đậm bởi những thắng lợi gần nhất

Ngày 3-9-1945, sau khi rời khỏi khách sạn Mêtrôpôn (Métropole), Phrăngxoa Mixốpphơ (Francois Missoffe)(1), đi một cách bất ngờ vào nhà khách Chính phủ cũ, ông may mắn được gặp Chính phủ mới trong hành lang. Ông kể lại:

Tôi còn giữ một kỉ niệm đẹp đẽ về cuộc gặp gỡ. Cụ Hồ Chí Minh gặp tôi, nói: “Cách anh là người Pháp mới, những người hiểu chúng tôi hơn. Các anh là người của Đờ Gôn, và các anh có Bradavin”. Tiếp theo ông nói với tôi về Bradavin, về bài diễn văn của tướng Đờ Gôn nói về vấn đề thuộc địa.

… Ngày 30-11-1944, trong cái thành phố của châu Phi gần đường xích đạo ấy, tướng Đờ Gôn đã đọc trước một cử tọa gồm những toàn quyền và khâm sứ, những lời mà ông Hồ Chí Minh còn nhớ:

“Vì cuộc chiến tranh này có cái được, có cái thua, không hơn, không kém, sẽ đi đến phải suy nghĩ về bản thân con người, việc làm mọi người đều được ngẩng đầu lên, nhìn về phía trước và hỏi số phận của mình sẽ di đến đâu…
Ở châu Phi thuộc Pháp, cũng có ở các vùng khác mà người dân sống dưới lá cờ của chúng ta, có những tiến bộ nào không đáng gọi là tiến bộ, nếu những người dân ấy, trên quê hương của họ, mà họ không được hưởng những quyền lợi về vất chất và tinh thần, hay trình độ của họ không được nâng lên để có thể quản lí lấy đất nước mình. Nhiệm vụ nước Pháp là phải làm cho họ đạt được những nguyện vọng trên…”.

Những lời bay bướm đầy trữ tình này hé mở cho các nước phụ thuộc chúng ta ở hải ngoại một hứa hẹn về nền độc lập trong một tương lai gần và có khả năng thực thi. Phải chăng những lời tốt đẹp ấy được nói ra từ một con người đã đứng lên kêu gọi đồng bào của ông đứng dậy kháng chiến từ ngày 18-6-1940. Phải chăng cũng là con người ấy mà trước đài vô tuyến bí mật ở Hà Nội, những người dân Việt Nam đã hoan hô khi có tin Pari được giải phóng. Đáng tiếc thay, khi bản tuyên bố ấy được ban hành, thì đồng thời có lệnh chính thứ phải lập lại nền thống trị của nước Pháp ở Đông Dương…

Đờ Gôn, rất tự tin, chỉ có một chính kiến: “Phải đánh tan mọi sức kháng cự của đối phương trước khi thương lượng, trước khi đạt được mục đích chính trị” vì nước Pháp đã đưa ra hai lời tuyên bố mà ông cho là đã thoáng. Ông phạm sai lầm trên hai mặt: một là ông không hiểu gì về ý chí chống xâm lược từ lâu của người dân Việt Nam; hai là lòng quyết tâm của ông Hồ Chí Minh, được tôi luyện từ bé, được củng cố thêm qua cuộc đời chu du khắp đó đây của ông và bởi những đảo lộn của thời cuộc. Ông tính toán là trong òng 3 đến 5 năm, ông sẽ giành lại được độc lập. Vì vậy Giăng Xanhtơini - Trưởng phái đoàn quân sự Pháp ở Trung Hoa, đã đưa tin này về Pháp trong tháng 7. Ông có cảm tưởng là ở Pari, người ta không quan tâm đến việc cấp bách cần phải có những quyết định… đến sự quan trọng phải có, những nỗ lực phải làm. Ông không thể nào gặp được Đờ Gôn trong thời gian hai tuần ông ở Pari.

Trong tháng 8, ở Pari, người ta bịa ra những chuyện và người ta tỏ ra đồng tình với việc cần thiết phải trở lại Đông Dương cả về mặt quân sự lẫn dân sự. Cán chân rết của DGER đặt tại Calcutta ngày 22-8, đã cho thả dù hai đoàn xuống Việt Nam. Mỗi đoàn gồm ba người, trong đó có một đại diện của lực lượng kháng chiến. Pie Métxmơ (Pierre Messmer) trong đoàn vào phía Bắc, Giăng Xêđin (Jean Cédile) trong đoàn vào phía Nam. Ông này đến Sài Gòn một cách dễ dàng, tạo nên một không khí tự mãn cho nhiều người Pháp tự do; ông từ chối không cho phóng thích 1.500 sĩ quan và lính Pháp bị Nhật giam giữ ở trại Máctanh đề Palie (Martin des Pallières), từ ngày 2 đến ngày 20-9, thêm nữa, ông còn dọa truy tố họ khi họ trở về Pháp.

Về phía ông, và theo những thỏa thuận ở Pốtxđam, đô đốc Mubaten đã gửi quân qua Sài Gòn. Ngày 12-9, tướng Graxây (Gracey), người Ecosse, nói tiếng Pháp, đến Sài Gòn với đội tiền trạm của Sư 20e người Ấn Độ, và một đại đội của 5eRIC.

Trước sự cấu kết của quân Anh - Pháp, Việt Minh đã đánh thiệt hại đoàn quân Âu bảo vệ sân bay. Những tin đồn về các vụ tàn sát buộc Graxây phải ra lệnh thiết quân luật và kêu gọi sự giúp đỡ cảu quân Pháp. Tối ngày 20-9, lính biệt kích của 5eRIC và một số người Pháp có quyết tâm, đã đánh chiếm kho kĩ thuật hỏa pháo, chiêm lại những vũ khí đạn dược mà quân Việt Minh chiếm đoạt được của quân Nhật. Sáng hôm sau, những tù binh ở trại Máctanh đề Palie, được trang bị lại, chiếm những điểm chiến lược quan trọng của thành phố, dưới con mắt vô tư của lính Nhật. Phrăngxoa Clêrê (Francois Cléret), lúc ấy là trung tá thày thuốc được chứng kiến, đã kể lại:

Đối với chúng tôi, những người tại mặt trận, ở đây không phải là một cuộc chiến tranh chiếm đất, chiến tranh thuộc địa hay tôn giáo. Giản đơn là, bị đau khổ, bị huy hiếp, chúng tôi chiến đấu là đeẻ bảo vệ thần xác của chúng tôi, và ở Sài Gòn, là để bảo vệ vợ con chúng tôi. Cao ủy Xêđin nói đây là “một cuộc đảo chính ở Sài Gòn” gây nên bởi một số quân nhân nổi dậy, đi đến buộc chúng tôi phải thả hơn 1.000 tù binh Việt Minh…

Trước đó, ngày 2-9, ở Tôkyô và ngày 10-9 ở Xingapo, tướng Lơcléc thay mặt nước Pháp, tham dự lễ kí đầu hàng của quân đội Nhật. Trong những ngày sống trở lại Canđi, trong không khí êm ả của câu lạc bộ người Anh, đối với Lơcléc thật là khó chịu. Ông không nhận được một tin tức gì từ Pari, chí ít là một bức điện ghi: “ông cứ việc…”.

Lơcléc trở nên lo lắng. Sự tiếp xúc với Đácgiăngliơ bắt đầu bằng một cái thư rất khô khan: “Ngài Đô đốc, ngài có hứa với tôi cùng cộng tác. Nhưng đã một tháng nay tôi đến Xri Lanca, tôi chưa làm được một việc gì. Nếu tôi bị thất bại, nước Pháp sẽ biết lí do vì sao?”.

Mubaten luôn nói với những ai là người Pháp có mặt: “Thế nào!, các anh không nghĩ là xứ Đông Dwong đang bị bao vây bới những nước mà chúng ta đều đã hứa hẹn cho độc lập như: Ấn Độ, Mianma… Còn các anh thì muốn duy trì một thuộc địa cách xa 12.000 km, trong tay chỉ là những phương tiện lạc hậu. Thế là không biết tình hình thế giới đã thay đổi, các anh sẽ không thành công đâu! Nhưng, vì các anh đã hạ quyết tâm, đấy là việc của các anh, chúng tôi không ngăn cản các anh”.

Trong thời gian ở Xri Lanca, Locléc sống trong một tình trạng căng thẳng. Đại tá Uây (Well) kể lại:

Một hôm, tướng Lơcléc hỏi có ai cùng đi bộ về nơi nghỉ với ông không? Tôi nhận lời mời. Nhưng chưa bao giờ ông kín miệng như hôm ấy, ông khong nói một lời. Tôi tìm cách gơi chuyện về một vấn  đề vu vơ; cũng không cạy được một lời. Đột nhiên sau nửa tiếng, ông túm lấy tôi và nói:

“Đờ Gôn sẽ sắp mất Đông Dương như đã mất Xyri trước đây”.

Sự li hôn giữa Pari và Canđi có vẻ như đã rất lớn. Không khí được làm dịu đi khi Mubaten quyết định đưa ra ý kiến để đoàn quân viễn chinh Pháp lên đường.

Sau khi đọc những bức điện từ Pari gửi về, ông ý thức được trách nhiệm của mình trước tình hình của chính phủ trung ương. Lơcléc quyết định, không chậm trễ, giử một đặc phái viên - Đại tá Uây về Pháp. Ông này kể lại:

“Tình hình Đông Dương trở nên nghiêm trọng. Xu thế của những người An Nam trở nên sâu sắc và bộc lộ rõ rệt. Nước Pháp không thể cố gắng làm những gì để trở lại Việt Nam  như xưa. Chí ít, nếu có thể, chúng ta đi vào cái bối cảnh chung hiện nay ở Đông Nam Á. Chúng ta phải bổ sung vào những thông điệp đã ban hành, bằng những lời hứa hẹn chung chung về độc lập, cũng không cần nói rõ từ độc lập. Nhưng lời hứa hẹn phải vượt xa tầm của những lời tuyên bố của ngày 24-3”.

Tướng Đờ Gôn, nghe và không ngắt lời tôi… trả lời là một đề nghị như trên rất khó được chấp nhận. Ông không muốn để người ta nói đến việc ông phải ra một tuyên bố mới về tương lai của xứ Đông Dương, một tuyên bố khác sẽ làm yếu đi thế của nước Pháp. Đậm nét hơn nữa, ông nói thêm: “Mà anh biết đấy! Nếu chỉ có những người như Lơcléc, thì chúng ta sẽ mất Đông Dương”. Đó là những lời mà Lơcléc cũng đã nói với tôi về Đờ Gôn cách đây ba tuần, ở Canđi, trên đường mà tôi và ông cùng đi(2).


(1)Thuộc vào đơn vị DGER, Mixốpphơ bắt liên lạc với đoàn của Giăng Xanhtơni ở Trung Quốc vào tháng 4-1945 và cùng ông này về Hà Nội ngày 20-8 trong một chiếc phi cơ quân sự của Mỹ.
(2)Môrítxơ Anbo (Maurice Allord) đã viết là cuối năm 1944, những dự án về cải tổ cho Bắc Phi bị bỏ rơi và những vụ định giao cho tướng Catơru, như làm cao ủy trong những vấn đề hồi giáo, đều bị bác bỏ. Tháng 12-1943, Đờ Gôn đã tuyên bố ở Côngxtăngtin (Constantine): “Sau cuộc chiến tranh này, cái được thường là do yếu tố con người, nên mọi người đều phải có trách nhiệm tạo dựng trong từng nước mình một sự thăng bằng trong sinh sống của các con người… Thực tế là ông đã không thừa nhận những chuyển biến trong khối đế chế của nước Pháp. Nước Xyri, xứ Đông Dương và xứ Angiêri là những minh chứng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #22 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2009, 07:05:23 am »

16
KẺ MƯU SĨ VÀ ÔNG TƯỚNG
Những lời tâm sự và những khích lệ

Về phía ông, ngài Cao ủy mới dành một ít thì giờ nghiên cứu tấm bản đồ bán đảo Đông Dương. Ngày 5-9, ông rời Pari đi Săngđơnago (Chardernagor), một vùng đất thuộc Pháp. Khi ông lên đường, tướng Đờ Gôn gửi cho ông một bức điện lên máy bay: “Ngài Đô đốc, chúng ta còn cả một miếng mồi lớn cần phải thu về, một ván bài lớn phải chơi. Đó là việc của ngài. Hãy tiến lên! Hãy tin ở tình bạn của chúng ta”.

Ngày 8-9, được tin Đô đốc đến Xri Lanca, Lơcléc viết cho ông một bưc thư để nói rõ quan điểm của mình: Ông muốn được nắm quyền hành bao gồm của lục quân, hải quân, không quân, vì lẽ trong nhữn buổi ban đầu này, ông là người nhận tất cả mọi gánh nặng về trách nhiệm. Ông cũng đề nghị Đô đốc dùng hết quyền lực của mình để huy động mọi luu sẽ sử dụng ở Đông Dương phải được sẵn sàng tại chỗ. Ngày hôm sau, Đô đốc trả lời bằng văn bản: “…Tôi đã ở dưới quyền của ông trong những năm 1940, để tiến hành chiến tranh ở Gabon, một ngẫu nhiên đã làm tôi hôm nay trở thành người chỉ huy của ông để cùng nhau hoàn thành mọt nhiệm vụ khó khăn và quan trọng. Quyền hành chính và quân sự trong giai đoạn này tập trung vào trong tay một người. Những nhị định của chính phủ về việc thành lập và tổ chức của Cao ủy, cũng nhưng những công văn chỉ thị do tướng Đờ Gôn đã kí đều xác nhận điều này. Tôi nhận tất cả mọi trách nhiệm. Đấy là nhiệm vụ rõ ràng của tôi”. Tiếp theo là những quy định giới hạn về hành động và đặc quyền của tướng Lơcléc.

Ngày 16-9, Đờ Gôn với ý thức cảnh giác, ông gửi điện động viên vị Cao ủy: “Ngài Đô đốc kính mến, Ngài không được và không được tạo cơ hội cho bất cứ một cách mạng kết nào với các đại diện từ phía Việt Minh nếu không chúng ta sẽ chứng kiến lại những điều hèn hạ đã xảy ra với  người Anh ở Xyri… Tôi sẽ làm mọi việc để nhanh chóng chuyển đi những phương tiện về người và vật chất. Tạm biệt ông bạn thân. Nhiệm vụ của bạn thật là nặng nề. Tôi biết. Nhưng tôi tin là bạn sẽ vượt trên tất cả. Hãy tin ở tình bạn trung thành và đáng tin cậy của tôi”.

Vị “sĩ quan của Lơcléc” ấy là quan tư Mirambô (Mỉambeau), cũng mang đến cho “sếp” của ông một bức thư của Đờ Gôn. Magia Đétxtrơm kể lại như sau:

Ông này ngạc nhiên vì sao Lơcléc chậm có mặt ở Sài Gòn. Lơcléc cũng ngạc nhiên vì không hiểu biết tình hình Đông Dương. Khi ông được biết Mirambô bị Đờ Gôn mắng nhiếc, ông không giấu được nỗi tức giận. Ông gửi một báo cáo mới về tình hình, bản báo cáo gây nên một phản ứng bất ngờ: “Tôi hện với tướng Lơcléc sẽ có một cuộc gặp gỡ ở Hà Nội”. Rõ ràng là vị đứng đầu chính phủ lâm thời rất bạo gan, hẹn đến Hà Nội ư! Đến cả Lơcléc cũng chưa tin là mình có thể đứng vững ở Sài Gòn. Tất nhiên nếu không có sự giúp đỡ của quân Anh. Ở Canđi, người độc nhất có thể hiểu và giúp đỡ Lơcléc chỉ có Mubaten (…). Ông này được Lơcléc thuyết phục, vì vậy mà quân Anh được lệnh ở lại Sài Gòn.

Ngày 29-9, một lệnh mới của Đờ Gôn gửi đến:

Rất cần thiết là tướng Lơcléc phải có mặt không chậm trễ ở Sài Gòn và ở lại đó. Mọi chậm trễ sẽ bỏ ngỏ trận địa cho quân Anh. Giả dụ, coi như họ không xấu bụng thì họ cũng không phải là người dại dột”.

Ngày 5-10, để trấn an Đờ Gôn, Đácgiăngliơ điện:

Thư của ngài gửi ngày 16-9, đến cùng lúc Lơcléc lên đường về Sài Gòn. Hôm nay đại bộ phận của 5eRIC cũng vừa đến… Bức thư của ngài là một bằng chứng bổ ích về ý nghĩ sáng suốt, năng động, cứng rắn và là một việc rất tốt. Đối với Đồng minh, ngài hãy yên tâm là chúng tôi luôn mở to mắt. Với tuóng Lơcléec, những quan hệ đều đặt trên một nền tảng vững chắc và qua lại hiểu biết lẫn nhau, mỗi chúng tôi đều giữ đúng trách nhiệm và vị trí của mình. Xin cảm ơn ngài và ngài có thể yên tâm là chúng tôi luôn nghĩ đế những cực nhọc không ngừng của ngài”.

Ngày 3-10, Mubaten để cho Lơcléc lên đường. Ông này lên máy bay cùng với một số sĩ quan, qua Săngđơnago, để đi gặp Đácgiăngliơ. Trong dịp này ông được làm quen với Giăng Xanhtơny, Cao ủy mới của nền cộng hòa ở Bắc Kỳ. Chiều thứ tư, ngày 5-10, máy bay của ông hạ cánh xuống Sài Gòn. Tướng Graxây (Gracey) ra đón Lơcléc và hai người lên xe về dinh Nôrôđôm, đi giữa hai hàng rào danh dự: một bên là quân Ấn Độ, một bên là quân Nhật.

Cuộc tiếp xúc ban đầu với kiều dân Pháp ở trong thành phố không kém phần long trọng. Một trận mưa dông lớn xảy đến làm ngập các đường phố và tắm đầm đìa đám đông người tụ tập trước dinh của Chính phủ. Magia Đétxtrơm kể lại như sau:

Áo quần ướt đầm dính vào da. Một số cởi trần, thân hình gầy còm, nhăn nheo, mặt hốc hác. Đồng bào bị khổ cực qua bao năm tháng, không biết cơn ác mộng của họ bao giờ mới chấm dứt. Họ bị nhục nhã về vụ thất trận của mẫu quốc năm 1940, bị khổ cực dưới thời Nhật chiếm đóng, và thời quân Việt Minh nổi dậy. Họ không thể hiểu ông tướng mới đến kia là ai? Đó là con người đã chiến thắng vinh quang ở nơi cách xa đến 12.000 km. Họ lao lên xe của ông, bì bõm, nước cao đến 30 phân. Lơcléc ra lệnh cho xe dừng lại. Mở cửa, bắt tay một số người, không nghĩ gì đến trời mưa đang trút xuống, giày ông bị ướt đầm. Ông đến Sài Gòn trong cảnh tiều tụy.

Bên cạnh lễ đón tiếp long trọng, Lơcléc phát hiện không khí nổi dậy về phía người Việt Nam mà ông đã cảm thấy từ Xri Lanca. Những truyền đơn viết có tính răn đe đang được lưu hành nưh:

THỐNG BÁO CHO MỌI NGƯỜI PHÁP BIẾT:
“Người Việt Nam biết tôn trọng nền tự do của mình và bảo vệ nền độc lập của mình”.

“Họ không giữ hằn thù về nhữg tội ác đã gây ra trên đất họ. Họ sẽ để cho chúng ta yên ổn đến khi chúng ta lên tàu về nước. Chỉ với điều kiện là các anh biết kiềm chế tham vọng của mình, từ bỏ thiên hướng trở lại xâm chiếm Việt Nam như xưa”.

Đừng làm ra vẻ là kẻ chiến thắng, khi anh đã là kẻ chiến bại ở khắp nơi. Và nếu anh được phép còn ở lại đây, thì phải xử sự và hành động như những kẻ chiến bại.

Người Việt Nam không có cái tính hay trả thù. Nhưng họ có trí nhớ tốt. Họ không thể tha thứ cho những người mà họ đã khoan dung, nay muốn trở lại tiếp tục những tội ác lên đầu họ.

“Hãy biết phục thiện, rồi anh sẽ được hưởng sự yên bình mà anh có nhiệm vụ là cho anh được xứng đáng. Một hành động nhỏ, một cử chỉ và ý thức của anh đối với người dân Đông Dương sẽ đưa đến những hậu quả mà không ai có thể đoán trước được sự nghiêm trọng”.


Ngày 11-10, Đờ Gôn gửi cho Đácgiăngliơ những chỉ thị bổ sung cho phép một quyền tự trị rộng hơn, nằm trong Liên hiệp Pháp, nhưng ông nhấn mạnh là mối quan hệ mới trong liên bang với những ảnh hưởng của nó về luật pháp và về hành động là vấn đề đặt ngoài mọi tranh luận… Phải chăng ông đã quan tâm đến bức điện của Lơcléc mà Đại tá Uây đã mang đến cho ông… Đến năm 1950, Bảo Đại còn ghi:

Mặc dù có những lời tuyên bố trịnh trọng ở nghị viện, mặc dù chỉ cần có một quyết định quốc gia, người ta luôn nói đến việc nhuộm vàng quyết định Pháp. Ở đây không phải là một mâu thuẫn trái ngược độc nhất của những gì người ta nói ở Pari và người ta làm ở Sài Gòn. Đối với nhiều người Pháp, mục đích cần đạt đến, trong khuôn khổ những văn bản được kí kết, trước sau vẫn là sự lập lại nền thống trị của nước Pháp ở Đông Dương.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #23 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2009, 07:07:24 am »

Còn về phía Đô đốc Đờcu, từ ngày 7-5, quân Nhật  giam giữ ông trong một đồn điền cao su sát biên giới Campuchia. Cao ủy Xêđin, vẫn để cho quân Nhật giam giữ ông trong thời gian từ ngày 22-8 đến ngày 30-9. Ngày 11-10, Xêđin cho một máy bay đưa Đờcu về Pháp. Dù sao trong những chặng dừng chân ở Rănggun (Rangoon), một tiểu đội lính Anh có súng ống đã bố trí chào danh dự, nhưng khi đến Calcutta, Sơlumbécgiê (Schlumberger) - sĩ quan hầu cận cảu Đácgiăngliơ, từ chối không bắt tay ông ta...

Đến tháng 10, Lơcléc lấy làm nóng ruột chờ đợi quân tiếp viện; với một lực lượng nhỏ nhoi mà ông có trong tay, ông không đủ sức để đánh nhau với một số du kích xung quanh Sài Gòn, nói chi đến việc bình định vùng xa gần 100 km quanh thành phố. Ông phát điên lên vì sự chậm trể của quân tiếp viện. Ngày 20-10, trung đoàn Mátsu đến, ngày 15-11, sư 9eDIC mới đến, đó là những lí do vì sao ông không thấy phấn khởi khi thấy vị Cao ủy “đổ bộ” xuống Sài Gòn. Ngày 26-10, Đácgiăngliơ gửi một bức điện riêng cho Đờ Gôn:

Thời tiết xấu ở Bengale làm tôi phải đến Sài Gòn chậm mất ba ngày.

Có cần phải nói thêm đến việc tội phải gạt sang một bên những bắt bẻ về sự có mặt của tôi và của tướng Lơcléc. Sự kiện chỉ muốn có một mình tôi đã trở nên quá mệt mỏi. Ông đã nêu lên hàng ngàn sáng kiến để nói lên là có trật tự trong sự chỉ huy, tôi phải có mặt. Lơcléc đang ở tư thế sẵn sàng cho một giấc mơ xâm chiếm lại thuộc địa. Theo tôi ta nên từ bỏ giấc mơ ấy, chúng ta đến đây không phải để nhận vòng hoa chiến thắng của những trận đánh ác liệt với quân thù. Chúng ta có nhiệm vụ lập lại trật tự một cách cương quyết cho một dân tộc anh em. Dân tộc này có một số xa rời chúng ta vì sự cấu kết với người Nhật và một số phần tử quốc gia cực đoan. Sài Gòn được giải tỏa, Campuchia vẫn giữ tình bạn, mặc dầu có những bất đồng mà tôi chưa có cách giải quyết.

Cuối cùng, tôi xin tạm ngừng. Thưa Tổng thống xin hãy giúp tôi trong việc hoàn thành một sự mệnh quan trọng, đó là đem những vinh dự  lại cho những lời hứa của nước Pháp. Ở đây thật là khó khăn. Nhưng nếu tôi đạt được sự đoàn kết giữa phái quân sự và phái dân sự, với lòng tin, sự bình tĩnh, sự quyết tâm, và lòng kiên nhẫn tôi sẽ gạt những bèo bọt đi và giải phóng cho mặt biển.

Ngày 30-10, máy bay của Đô đốc hạ cánh xuống Sài Gòn.

Để gỡ rối cho một tình hình rối ren, nhất là lại xa lạ với các câu lạc bộ Pari, những chuyên gia về Đông Dương, không phải là thiếu. Có một bộ máy cai trị cao cấp, nó vừa mới được chuyển về Pháp sau sự kiện quân sự. Có ông Pôn Muýt mà tướng Đờ Gôn đã quen biết, nhưng bề ngoài người ta thấy ông không được nghe theo, và cả với ông Pie Métxmơ, con người mà ngày 22-8-1945, được thả dù xuống Bắc Kỳ. Ông này bị Việt Minh bắt được. Nhưng lập tức “sau hai tháng bị giam, ông tìm cách trốn thoát, khôn gặp bất cứ một hành động cảm tình hay thương hại, ở đây cũng chỉ có căm thù”. Ngày 25-10, ông về đến Hà Nội thì kiệt sức. Người ta chuyển ông về Sài Gòn.

Ông kể lại câu chuyện phiêu lưu của ông cho Đácgiăngliơ nghe. Ngày 8-11, ông được máy bay hồng thập tự chở ông về Pháp. Trước kh về ông có gặp Đô đốc và kể lại:

Khi tôi vào phòng làm việc của Đácgiăngliơ, ông đứng dậy và ôm lấy tôi. Chúng tôi gặp nhau từ năm 1940, ở Đaca (Dakar) và ở Librơvin (Libreville). Ông mặc bộ quân phục màu trắng với các sĩ quan hải quân, phục vụ ở vùng nhiệt đới, ông rất lịch sự mời tôi ngồi. Phút cảm đông đã qua, ông trở lại với nét mặt thày tu: màu da xanh nhợt, mũi mỏng thín, đôi môi cắn chỉ, đôi mắt sắc lạnh lùng, giọng nói nhè nhẹ, chính xác từng chữ, có khi sắc như dao cạo.

Tôi kể cho ông nghe cầu chuyện phiêu lưu của tôi, tôi nhấn mạnh đến những kết luận mà tôi có với miền Bắc Việt Nam. Trong khi kể chuyện tôi cảm thấy sự tức tối của ông, tiếp theo là sự giận dữ. Bàn tay phải của ông đặt nắm trên mặt bàn lướn bằng gỗ màu xám, ông nắm chặt lại; đôi môi ông mím như biến bất. Ông ngắt lời tôi để nói, với một giọng người chỉ huy, về đường lối chính trị của ông: tóm tắt chỉ là sự áp dụng, một cách rõ ràng và giản đơn bản tuyên bố ngày 24-3 mà tôi phân tích đã lỗi thời. Đô đốc Đácgiăngliơ quan tâm một cách đặc biệt đến Liên bang Đong Dương, điều khiển bởi những bộ trưởng dưới quyền của một toàn quyền, tất cả chiỵ trách nhiệm trước ông. Dưới mắt ông đó là bánh xe chủ yếu của hiến pháp tương lai của Đông Dương. Theo tôi nghĩ, với Hồ Chí Minh đây là trở ngại chính của nền độc lập và thống nhất của nước Việt Nam.

Đô đốc Đácgiăngliơ trong tờ Tin tức Đông Dương, luôn dài dòng khi nói đến những diễn biến ở nơi này, không nhắc lại bản báo cáo rầy rà kia. Métxmơ tiếp tục kể:

Tôi ra khỏi phòng của Đô đốc Cao ủy, lòng đầy lo nghĩ và thất vọng. Ngay chiều hôm ấy, buổi gặp gỡ với Lơcléc làm tôi phấn hứng. Từ cuộc gặp đầu tiên của chúng tôi ở Camơrun (Camẻoun), tháng 10-1940, nhìn bề ngoài ông không có nhiều thay đổi, nhưng những chiến thắng vĩ đại của ông ở Libi, ở Pari, ở Xtraxbua (Strasbourg) đã làm tăng sự tự tin và lòng thanh thản, những điểm trên không làm mất đi tính giản dị của ông. Ở giờ này, sự suy nghĩ của ông là: Khi nào và bằng cách nào đặt chân được lên phía bắc vĩ tuyến 16, là đường ranh giới chia đôi vùng chiếm đóng của Anh và của Tưởng Giới Thạch, theo quy định của Hiệp ước Pốtxđam. Ông hỏi tôi về vấn đè này và đồng thời cho gọi viên đại tá phụ trách Phòng II.

- Với những phương tiện mà ông có trong tay, thưa đại tướng, tôi không thấy bằng cách nào, đại tướng có thể thực hiện được. Nếu phải đánh nhau, đại tướng phải đánh với cả quân Tàu Tưởng, với cả quân của Chính phủ Hồ Chí Minh. Như vậy là đánh cả cộng sản và cả Quốc dân đẩng.

- Tôi hiểu, vì vậy phải có một sự thỏa hiệp với Hồ Chí Minh.

- Có phải bản tuyên ngôn ngày 24-3 không thể là chỗ dựa cho cuộc thương lượng không?

- Chúng ta sẽ tìm một cái khác. Một cách bình tĩnh, Lơcléc kết luận.

Tôi từ biệt ông, tinh thần phấn khởi, nhưng bối rối khi nghĩ đến sự bất đồng ý kiến: một bên, ông đại tướng thì thực dụng, một bên thì ông đô đốc độc đoán.

Về phía Đờ Gôn, mọi người coi ông như một người vừa thông minh vừa mơ mộng, hão huyền. Năm 1941, trước mặt Lơcléc, ở Sát, ông đã tiên đoán sự thấp bại của quân Anh ở Aicập; tháng 11-1942, ông ngạc nhiên về sự đổ bộ của quân Mỹ vào Bắc Phi, không ngờ sự đổ bộ là bước ngoặt của cuộc chiến tranh; tháng 1-1943, trong Hội nghị Anpha (Anfa), ông tuyên bố trước Bộ tham mưu của tướng Giro (Giraud) là phải tìm chỗ dựa vào nước Nga(1), làm đối tượng cho sự hằn thù của Rudơven đối với ông; năm 1944, ông không cảm thấy sự nổi dậy ở Xyri; cuối cùng đến năm 1945, từ đầu tháng 3, ông không biết và không nắm bắt được sự đảo lộn về tình hình ở Viễn Đông, ông không rút được bài học về nguyên nhân và kết quả của những nổi dậy ngày 8-5 ở Sêtíp (Sétif), ở Guyenna (Gueinna), ở Angiêri.

Trở lại với tình hình Đông Dương, Đờo Gôn không muốn để cho ông Hồ Chí Minh ở tầm cỡ là một nguyên thủ quốc gia, lí do ông là một lãnh tụ cộng sản. Đó là một điểu khó hiểu thêm vào đường lối chính trị của ông trong năm 1945, trong khi đã hai năm nay, ông ve vãn Xtalin bằng cách công tác với những người cộng sản Pháp, ông giao cho họ 5 ghế bộ trưởng quan trọng: Môrítxơ Tôrê (Maurice Thorez)(2), Bộ trưởng Quốc gia phụ trách việc công cộng, Phrăngxoa Biu (Francois Billoux), Bộ Kinh tế quốc gia, Sáclơ Tilông (Charles Tillon), Bộ trưởng Bộ trang bị vũ khí, Mácxen Pôn (Marcel Paul), Bộ trưởng Bộ Sản xuất công nghiệp, và Ambroidơ Croada (Ambroise Croizat), Bộ trưởng Bộ Lao động.

… Ông Hồ Chí Minh tìm mọi cách, bằng sức thuyết phục của mình để đi đến mục đích cuối cùng một cách hòa bình: sự thống nhất của ba miền, và độc lập…


(1)Ngày 28-11-1943, Giắccơ đờ Phôlanh (Jacque de Folin) đã viết tịa Têhêrăng: “người Pháp đã có tội trong việc cộng tác với quân Đức, họ không nên trở lại Đông Dương”, “Rudơven đã đồng tình, Đờ Gôn đã tự tạo nên những ảo tưởng để được ăn tối cùng Xtalin. Đờ Gôn phải dùng đến một cái “muỗng cán dài””.
(2)Ông là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Pháp từ năm 1930 đến năm 1961 (BT).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #24 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2009, 07:10:21 am »

17
HOÀNG TỬ VĨNH SAN
Con bài kéo cánh biến mất ở châu Phi trong một tai nạn máy bay

Mấy tháng nay, Đờ Gôn ấp ủ nuôi một điều bí mật. Tướng Lơgiăngtilom, Cao ủy của nước Pháp tự do ở Mađagátxca năm 1943, báo tin bằng điện tín cho Luân Đôn, về sự có mặt của một viên sĩ quan hải quân Đông Dương trên chiến hạm Lêôpát (Léopard). Đó là Hoàng tử Vĩnh San. Trong thời gian bị đày ở đảo Rêuyniông (Rénuion), ông tỏ ra thích thú về nghề vô tuyến điện, và trong thời gian chiến tranh ông đã bắt liên lạc với FNFL(1). Trên chiến hạm, ông được phong chức Thiếu úy(2) và phục vụ như một điện tín viên. Trong bức điện, Lơgiăngtilom nói ông hoàng này có thể có tác dụng.

Tháng 3-1945, do quen biết Vĩnh San ở Mađagátxca, đại úy Boaxiơ (Boissieu), đã được điều về chăm sóc Hoàng tử này… Người ta cho ông theo một lớp học đào tạo sĩ quan và bổ nhiệm ông vào một đơn vị để chiến đấu với quân Đức trong những trận cuối cùng. Tháng 9-1945, ông được phong chức đại úy, tiểu đoàn trưởng. Ở thời điểm ấy, Boaxiơ nhận được ở Vĩnh San một tài liệu gọi là một di chúc chính trị, trong ấy bao gồm những ý kiếb về tương lai, mà ông Hoàng để tâm làm việc từ tháng 5-1945: Độc lập tuyệt đối, đồng minh với Pháp trong khuôn khổ của Liên bang Đông Dương, trong ấy có người Campuchia và Lào. Ông Hoàng mong muốn là “mọi người Việt Nam đều phải có ý thức về xây dựng đất nước mình”. Vậy, nội dung của bản tuyên ngôn ngày 24-3-1945 có làm cho ông quan tâm đến không? Văn phòng Bộ Thuộc địa không muốn nói đến chữ ”Độc lập”, chữ “tinh thần quốc gia”, họ khong muốn có sự tồn tại của một đất nước, một Tổ quốc Việt Nam. Vĩnh San tâm sự với Boaxiơ, đó là điều đáng lo ngại. Bản tuyên ngôn làm cho những ai quan tâm dến nó, đều có ý nghĩ là tổ quốc của họ vẫn bị nước Pháp xỏ mũi, giật dây. Bản di chúc của ông Hoàng kết thúc bằng hai câu: “Tôi tin là tôi đã hoàn thành nhiệm vụ của một công dân Việt Nam, khi nào tôi làm cho người nông dân Lạng Sơn, Huế, Cà Mau, có được cái ý thức tất cả mọi người đều là anh em ruột thịt một nhà. Bất cứ là sự đoàn kết ấy đặt dưới quyền của một chế độ cộng sản, xã hội, quân chủ, hay độc tài nào. Điều quan trọng là cứu được dân tốc tôi thoát khỏi nạn bị chia cắt…”.

Trước đấy ngày 8-4, lời tuyên bố của một phái đoàn người Đông Dương ở Pari, đã chỉ trích mạnh mẽ đường lối chính trị của Đờ Gôn là điều lệ tương lai của nước họ. Những câu chữ sau sẽ có ý nghĩa gì: “… có một chính phủ riêng, chủ trì bởi một quan toàn quyền, với những Bộ trưởng, người Pháp hay người Đông Dương, tất cả đều ở dưới quyền của tôi…”.

Tất cả những lời chỉ trích trên có thức tỉnh được Đờ Gôn khay không? Vào cuối năm 1945, việc chiếm trở lại đất Nam Kỳ, ông có thấy là khó khăn ngoài dự kiếm không? Còn ông Hoàng kia, có phải là một yếu tố để đưa đến hững thành công của nước Pháp không? Ngày 14-12, hai người đã gặp nhau. Ông nghị sĩ Têbô (Thébaut), Chánh văn phòng cua Phủ toàn quyền đảo Rêuyniông kể lại: Trong buổi gặp gỡ, việc đầu tiên là tướng Đờ Gôn muốn biết về con người mà người ta giới thiệu cho ông, xem khả năng có thể giải quyết được cái mớ bòng bong Đông Dương hay không? Với Vĩnh San, điều quan trọng là ông được trở lại vị trí của mình trong nước, trên ngai vàng hay trên một cương vị nào đó. Trong câu chuyện, Đờ Gôn ngỏ ý muốn mời ông trở lại Đông Dương trong một chuyến đi vào những ngày đầu của tháng 3. Để biết việc ông có mặt, có làm phiền gì ông Hoàng không? Hoàng tử đã trả lời cho Boaxiơ: Tôi không cần làm lễ phong chức, lễ lên ngôi, tôi chưa từ ngôi bao giờ, tôi về nhà tôi như tướng Đờ Gôn về nhà ông ấy ở Bayeux… Nếu người dân Đông Dương không muốn có vua, nếu họ muốn có nền cộng hòa, chúng ta sẽ thay hiến pháp.

Ngày 24-12, ông đi Rêuyniông để gặp lại gia đình. Đến giữa Pho - Lami (Fort - Lamy) và Băngguy (Bangui), máy bay bị một luồng gió xoáy. Viên phi công bị lạc đường, xăng cạn, định hạ cánh xuống một mảnh ruộng ở giữa rừng, máy bay bị đâm nhào, tất cả hành khách trong chuyến đi đều bị chết. Vài ngày sau, Đờ Gôn nhận xét trước mặt Boaxiơ: “Nước Pháp không gặp may trong lúc này”. Một câu nói, nói lên sự bất lực của ông, trong công việc ông không có gì mới trong cách nghĩ, tính ích kỉ về quyền lực, khiến ông khôngthèm đếm xỉa đến nguyện vọng của các dân tộc thuộc địa. Phải chăng sự may mắn đã không mỉm cười với nhân dân Việt Nam, có thể đã làm cho họ mất một vị Hoàng đế, người này có thể tố giác những lạm dụng của nền cai trrị Pháp và ông đã phải trả giá bằng 30 năm tù đày!

Quả nhiên, đến tháng 4-1987, việc rước bình tro của Vĩnh San về nước đã gây một xúc động, nói lên tình cảm của nhân dân đối với ông. Tình cảm này bắt nguồn từ ý chí thống nhất Nam Bắc của ông, một nguyện vọng đã làm thất bại mọi âm mưu thương lượng của Pháp, mà đặc biệt là Hội nghị Phôngtennơblô (từ tháng 6 đến tháng 9-1946). Sự thống nhất ba kỳ, có nghĩa là loại bỏ chê độ thuộc địa ở Nam Kỳ, chế độ quy định bởi sự sáp nhập Nam Kỳvào nước Pháp năm 1862…

Đờ Gôn từ thơ ấu đến tuổi trẻ sống trong niềm hi vọng là sẽ trả được mối thù lớn, đó là lấy lại mảnh đất mà Bítxmác (Bismarck) chiếm đoạt. Và ông, cũng như bao người Pháp khác của thời ấy luôn ngoảnh mặt về con đường xanh xanh của vùng Vôgiơ (Vosges), tất cả đều không hiểu hay không muốn hiểu trong suốt năm 1945, là vùng đất Nam Bộ đã trở thành vùng Anxát - Loren (Alsace - Lorraine) đối với Việt Nam. Đi từ những nguyên tắc giống nhau, từ Hoàng tử Vĩnh San, Bảo Đại, đến ông Hồ Chí Minh, họ đều có chung một ý nhĩ về đất nước Việt Nam của họ. Tại sao họ có thể từ chối được việc giải phóng vùng đồng bằng sông Mê Kông và mũi Cà Mau, đối với họ là vùng sông Ranh, là Nhà thờ Straxbua, ở thời điểm mà mệnh trời đã thuận lợi đối với họ.


(1)FNFL: Front National Francis de libération - Mặt trận dân tộc giải phóng Pháp.
(2)Tương đương với chức quan trong Bộ binh.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #25 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2009, 07:15:38 am »

18
ĐỘNG LỰC CỦA CHIẾN TRANH
Điều dại đột cuối cùng:Đồng bạc với giá 17 phrăng

Chính phủ do tướng Đờ Gôn điều khiển kết thúc năm 1945 bằng một biện pháp tài chính tồi tệ: đó là sự định giá lại đồng bạc Đông Dương.

Từ năm 1930, tỉ giả đồng tiền vàng ở Pháp không còn nữa. Tỉ giá hối đoái đồng bạc Đông Dương, liên quan đến đồng phrăng của Pháp, được quy định là 10 phrăng. Nhưng đến 25-12 xảy ra một vụ mất giá đồng phrăng. Lập tức, một nghị định của Bộ Tài chính đưa tỉ giá đồng bạc Đông Dương lên 17 phrăng. Ông Pie Métxmơ viết: “Những lí do về tâm lí nhiều hơn là về kĩ thuật, quyết định của Bộ Tài chính không thuyết phục được tôi”. Hình như người ta áp dụng biện pháp trên với mục đích làm tăng những hoạt động thương mại giữa Pháp và Đông Dương. Rơnê Plơven (René Pleven) và Gioócgiơ Biđôn (Georges Bidault), là những người sùng bài Đờ Gôn từ đầu, là Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, không bao giờ giải thích được vấn đề này một cách rõ ràng. Trái lại, Plơven, khi lên làm thủ thướng (11-1951), ông cho xếp hàng lời đề nghị giải thích với Vanhxăng Ôriôn (Vicent Auriol), lúc ấy là Tổng thống Pháp. Ông Métxmơ viết tiếp: “Không có một ai giải thích được cho việc định giá lại đồng bạc Đông Dương, mà sau đây là sự dẫn chứng tức thời: Trên thị trường tự do Hồng Kông, trị giá đồng bạc Đông Dương tụt thấp hơn 10 phrăng so với trước. “Nói một cách khác sẽ có một việc hấp dẫn là: Lấy đồng bạc Đông Dương mà sức mua thấp, (trị giá 6 đến 8 phrăng hàng hóa) đem qua pháp đổi lấy 17 phrăng ở mẫu quốc. Cách tính toán này áp dụng cho cả với đồng đôla. Một đô la trị giá 350 phrăng ở Pari và 50 đồng ở Sài Gòn. Nếu bán ở Sài Gòn 1 đồng mua ở Pari, thì 50 đồng sau chuyển đổi sẽ thành 850 phrăng! Bài toán sẽ là: gửi tiền Đông Dương qua Pháp, đưa đôla và vàng về Đông Dương. Trong hoạt động này, sức tưởng tượng của mấy anh chàng nghèo cũng như bọn con phe thì vô cùng tận. Những món lãi như vậy giúp cho việc trả công cho một số trung gian trong ấy có Việt Minh. Công việc chỉ là một cách kiếm tiền với ít rủi ro nhất. Giắccơ Đétxpuých (Jacques Despuech) diễn tả rất rõ những hoạt động này: Sự chuyển đổi đồng bạc Đông Dương trở nên rất giản đơn. Mọi người Đông Dương không phân biệt chủng tộc, với việc mua một vé trị giá 10 đồng, được phép chuyển một số tiền là 5.000 phrăng. Trước những cửa thu đổi tiền của bưu điện, những hàng người nối đuôi nhau vô tận, nói lên sự kém hiệu quả của một điều lệnh được ban hành. Tuy vậy cũng có những con người khờ dại hoặc lơ đễnh đến ngày về không có một xu dính túi… Có người tốt bụng nói: “Người ta không có quyền từ chối việc chuyển tiền, ông có thể có 1 triệu đồng. Nếu người ta cho phép ông, tôi sẽ cho ông 15%”. Anh điên này không làm sai. Dưới con mắt của luật pháp, anh này làm đúng vì lẽ M.Pinhông (M.Pignon), Cao ủy năm 1948, tuyên bố sau một sự việc xảy ra với một nhân vật chính trị: “Theo luật pháp thì không có gì phạm tội trong việc chuyển tiền Đông Dương”. Không có một luật pháp nào lên án dưới bất cứ hình thức nào việc chuyển đổi đồng bạc Đông Dương sang tiền phrăng của chính quốc.

Phải đợi đến năm 1953, tỉ giả hối đoái tuột xuống một tỉ suất không hấp dẫn, lúc ấy việc buôn bán mới chấm dứt. Trong khi ấy, cách làm ăn trên đã làm giàu kho bạc của phía Việt Minh, họ lợi dụng để mua vũ khí. Kết quả của những sự đổi tiền nhỏ nhặt đã biến thành những viên đạn, những quả lựu đạn, nó giết chết những binh lính trong vài tháng sau.

Vòng quay của đồng bạc Đông Dương của bọn nhà giàu dựa trên những số tiền lớn, đòi hỏi nhiều khôn khéo. Đồng đôla không bao giờ vào Đông Dương. Tất cả chuyển đổi qua đường ngân hàng. Giắccơ Đétxpuých tiếptục nói: “Bọn nhà giàu không dại gì mà để cho người ta túm được chúng nó”. Một chuyên gia về tài chính đặt câu hỏi: Liệu việc đặt đồng bạc Đông Dương trị giá lên 17 phrăng là một việc làm cố ý để làm giàu cho một số tập đoàn. Chỉ cần đặt ở Pari một xí nghiệp để xuất nhập khẩu có chi nhánh ở Sài Gòn. Từ nước Pháp gửi đến những háo đơn ghi sẵn để chứng minh cho một yêu cầu chuyển đổi. Tất nhiên, số lượng và giá cả hợp lí. Một khi sự chuyển đổi được Ngân hàng hối đoái Đông Dương chấp nhận, đồng bạc chuyển thành đồng phrăng. Việc hàng hóa đến Sài Gòn không có gì là quan trọng; có khi chỉ là máy công cụ vứt đi. Đồng phrăng chuyển vào tài khoản đánh số ở Thụy Sĩ, chuyển thành đôla, chuyển tiếp qua một tài khoản ở Hồng Kông. Sau một vụ chuyển đổi thành đồng bạc Đông Dương, đồng bạc lại quay về Đông Dương. Việc quay vòng trên mất hai tháng và vòng quay lại tiếp tục.

Khi mà vàng hay đồng đôla, sự nguy hiểm lại càng lớn. Giắccơ Đétxpuých kể: Đây là trường hợp của cô  Bôlae (Bollaert), quen việc đi lại trên những chuyến đi Hồng Kông - Sài Gòn. Một hòm, một viên hải quan trẻ yêu cầu cô mở xem vali. Sự gây tai tiếng bị dập tắt bởi ông bố cô là Cao ủy. Và sau đấy chú hải quan trẻ bị điều đi nơi khác vì lí do sức khỏe. Trong một danh sách dài, xuất hiện cả tên của hai nghị sĩ Pôn Giacôbi (Paul Giaccobi), Bộ trưởng Bộ thuộc địa và Ăngđrê Điathêm (André Diethelm) - Bộ trưởng Bộ Chiến tranh. Đức vua Bảo Đại cũng không vắng mặt trong danh sách đó.

Bởi vậy, cái quyết định kém suy nghĩ này đã gây nên hai tổn thất: người dân Pháp đóng thuế, người lính Pháp ở Đông Dương. Giắccơ Đétxpuých, với danh nghĩa là người trích dẫn, đã trích trong “Công báo kinh tế Đông Dương” của tuần 1 năm 1952, những con số sau:

Chính thức và công khai, sự gánh vác hằng năm của nước Pháp với Đông Dương (trong ấy có phần duy trì đội quân viễn chinh) tính theo con số tỉ phrăng là:

Năm          1945         1946         1947         1948         1949          1950          1951
Tỉ phrăng   3              27            53             89            130           201            308

Đây là một phần ba ngân quỹ quốc gia của nước Pháp. Dự kiến ngân sách có thể lên đến 535 tỉ cho năm 1952. Và cứ thế tăng cho những năm 1953, 1954, 1955. Tất cả dự kiến chi phí có thể lên đến 2.385 tỉ phrăng.

Năm 1935, người ta có cảm giác là Đông Dương có dầu mỏ, nhưng phó giáo sư Sáclơ Rôbơcanh (Charles Robequain) viết: “Rất nhiều thăm dò dầu khí cho đến nay chưa cho chúng ta những hứa hẹn về việc khai thác có ích”. Sự khôi phục lại nền thống trị của nước Pháp đi đến một con đường cong là làm không công.

Sau đây là những con số nói lên việc mua bán đồng bạc Đông Dương đã đưa đến cho việc tăng cường trang bị cho quân đội Việt Minh như thế nào:

Sự trang bị cho một trung đoàn của Sư đoàn 304

 
Trong năm 1948                                            Cuối năm 1951
Quân số: 1.800 người                                     Quân số: 3.600 người
180 súng tiển liên                                          600 tiểu liên
700 súng trường                                            900 súng trường
10 trung liên                                                 60 trung liên
2 đại liên                                                      18 đại liên
2 súng cối                                                    24 súng cối
1 cannon 25                                                 9 bazoka
2 đại bác 75                                                 9 súng không giật
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #26 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2009, 07:21:25 am »

19
SỰ RÚT LUI BỎ CUỘC
Từ trưa ngày 20-1-1946: các anh hãy tự mà liệu lấy!

Ngày 19-1-1946, các thành viên của Chính phủ được báo tin là sẽ có một cuộc họp đặc biệt của Hội đồng Chính phủ vào sáng chủ nhật, ngày 20-1. Vào lúc 12 giờ trưa, trong phòng trưng bày trang bị của Bộ Quốc phòng, đường Xanh Đôminíc (Saint Đominique), không phải ở Khách sạn Matinhôn (Matignon).

Đúng 12 giờ, Đờ Gôn đến, trong bộ quân phục, ông bắt tay mọi người, vẫn để mọi người đứng yên, và theo ông, Tăngguy Prigiăng (Tanguy Prigent), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, kể lại với Giăng Lactuya (Jean Lacouture), Đờ Gôn tuyên bố:

“Thưa các ngài, tôi xin mời các ngài đến để báo tin là tôi quyết định rút lui. Tôi coi như sứ mệnh của tôi đã hoàn thành. Nước Pháp đã được giải phóng và đã dự lễ chiến thắng cuối cùng. Nó đã đến bên bờ sông Ranh. Đế chế Pháp được giải phóng và được bảo vệ, chúng ta đã trở lại Đông Dương… Ba đảng đang tiếp tục đấu nhau… đối với tôi đây là một tai họa cho nước Pháp và tôi, tôi không muốn tham gia vào cuộc đấu tranh giữa các phe phái này…”.

Và lập tức, ông rời phòng họp. Tăngguy Prigiăng kết thúc lời phát biểu và thái độ ra đi của ông bằng suy nghĩ như sau: “Lời phát biểu của tướng Đờ Gôn và thái độ ra đi của ông được coi như một cuộc rút lui, từ bỏ trách nhiệm, xét theo tình trạng nước Pháp trong lúc bấy giờ”.

Theo ông Ôlivơ Gihsa (Oliver Guichard): “Đây là một cuộc ra đi rất tàn nhẫn, rất bất ngờ và kém chính trị nhất”. Người bạn trung thành Pie Lơphrăng nói: Đây là một sai lầm. Có phải người ta thấy ở đây ngôi sao của ông bị lu mờ như hồi tháng 9-1940 trước Đaca, và cũng đã xảy ra tương tự ở Baden ngày 29-5-1968. Dù sao, Giăng Lactuya tiếp tục phát biểu: “Đờ Gôn nhận thấy ba vấn đề chủ yếu (Đức, Nhật, Đông Dương) tai họa đề đến với ông. Những dự kiếm của ông về kiểm soát bờ trái sông Ranh đã vấp phải sự chống đối ngày càng tăng của phía Đồng minh người Anh. Ở vùng Cận Đông, Luân Đôn muốn đặt một cuộc rút lui của quân Nhật, để cho lá cờ của nước Anh được tung bay từ Cairo đến Bátđa (Bagđa). Mọi thứ bất hạnh đánh vào những quan điểm của Đờ Gôn mà ông cho là ông bị phản bội”.

Về ba vấn đề chủ yếu, dưới mắt Đờ Gôn, Đông Dương hồi tháng 1-1946 từ xa tỏ ra xuất sắc, nhưng có lẽ là nơi mà ông ít quan tâm đến nhất. Đối với đất nước xa xăm này, ông gần như hoàn toàn không có hiểu biết, ông tưởng đã làm cho nó cái điều cần thiết nhất, đó là bổ nhiệm vị Đô đốc Đácgiăngliơ. Ông Lôrăngti (Laurentie) đã viết: “Tâm địa của Đờ Gôn không gắn bó với Đông Dương cũng như với những mảnh đất khác. Đông Dương không nằm trong lòng ông”. Theo ông Métxmơ: đúng vậy ông không có những cảm xúc về thuộc địa, mà quỷ nào đã xúi giục ông bám lấy những ý kiến cổ hủ và không chấp nhận bất cứ một biến chuyển nào sau những đảo lộn của thế giới do chiến tranh gây ra. Phải chăng đây là một lối hành động của những con người quen chỉ huy từ xa. Dù sao, những thương lượng với Việt Minh, “bàn đến cả Đông Dương”. Nhưng từ đó, không có một cuộc họp nào được tiến hành, không có một chỉ thị nào của Chủ tịch Chính phủ gửi cho Cao ủy.

Cuội tháng 12, nhũng cuộc thương lượng ở Hà Nội kéo dài. Đô đốc thảo một báo cáo dài gửi cho tướng Đờ Gôn, khẩn khoản xin những ý kiếm chỉ đạo về việc đám phán luôn bị húc vào những quan điểm về độc lập và thống nhất của ba kỳ. Ông đề nghị hai công tác: hoặc độc lập trong Liên hiệp Pháp, hoặc độc lập trong liên bang Đông Dương và xin phép cho nói đến chữ “độc lập”. Ngày 7-1, Pôn Muýt, người mang báo cáo về, xin gặp Đờ Gôn. Đờ Gôn cầm bản báo cáo đọc, đặt nó lên bàn rồi nói một cách giản đơn: “Chúng ta trở lại đông Dương vì chúng ta là kẻ mạnh hơn”.

Một câu nói mơ hồ, nói với một đối tượng như Pôn Muýt(1), chứng tỏ sự kém hiểu biết về tình hình của con người mà nước Pháp đang đặt tất cả niềm hi vọng.

Ngày 15-1, một sứ giả khác, tướng Vanluy (Valluy) , chỉ huy sư 9eDIC rời Sài Gòn về Pari, vào lúc Đờ Gôn cũng rời ghế trách nhiệm. Ông mang theo một thông điệp của Cao ủy nói về một số điều kiện để nước Pháp trở lại Bắc Kỳ… Hồ Chí Minh cần tranh thủ thời gian để tổ chức một lực lượng có đủ sức đánh nhau với quân Pháp, đó là điều cần thiết với ông…

Đối với một cựu chiến binh nước Pháp tự do, đó là một cú sốc mạnh. Để làm an ủi lòng mọi người, Lơcléc phải gửi một thông điệp qua đài vô tuyến đến mọi đơn vị. Nhiệm vụ vẫn còn đấy, nhưng đối với những con người lâu nay đặt sự tin tưởng vào tổ quốc qua con người thần thoại, đó là ngày 18-6, thì lòng tin đã bị sa sút. Cộng thêm vào nỗi đau buồn là những cựu chiến binh của Sát năm xưa lịa mất thêm hai chiến hữu đó là truy úy Vinhơ (Vigneux) và Godi (Gozzi). Đạt được kết quả trên, ta phải trả giá bằng 600 sinh mạng và 1.000 ngươi bị thương, Lơcléc đã kết luận bằng câu: ‘Nhờ ở sự nỗ lự, sự hi sinh của các bạn, nhờ ở những hoạt động ấy, các bạn đã phục vụ tốt cho sứ mệnh đới với xứ Đông Dương này”.

Ngày 24-1, Đô đốc Cao ủy Đácgiăngliơ nhận được một bức điện riêng của tướng Đờ Gôn:

“Cái quyết định có tính chất thời sự mà tôi vừa mới làm bằng cách rời bỏ mọi chức vụ của tôi, chỉ có ý nghĩa càng làm tăng thêm trách nhiệm của ngài. Tôi đề nghị ngài vẫn triệt để hoàn thành mọi nhiệm vụ. Tôi cũng đề nghị như vậy với tướng Lơcléc. Xin ahi ông nhận ở đây tình bạn thân thiết của tôi”.

Đối với Đácgiăngliơ, việc phục hồi chủ quyền nước Pháp trên mảnh đất Đông Dương chưa bao gờ là một nhiệm vụ cấp bách như bây giờ. Trong tháng 10, 11 vừa qua, khi Đácgiăngliơ ít nhiều có một số ý kiến thoáng, thì Lơcléc chủ trương mở một số cuộc hành quân hòng đem lại thế mạnh cho đàm phán. Nhưng trái lại, những khó khăn gặp phải ở miền Nam, cộng với những tin không vui của miền Bắc đã đưa dần vị chỉ huy bộ binh vào xu hướng thương lượng.

Vị Đô đốc càng thêm bối rối khi ông Tổng thống mới, Phêlixơ Guanh (Félix Gouin), quyết định Gioócgiơ Biđôn (Georges Bidault) làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Mariuýt Mutê (Marus Moutett) làm Bộ trưởng Bộ Hải ngoại, ông này chắc chắn không bao giờ có thể có quan hệ tốt với vị Cao ủy Đácgiăngliơ.

Magia Đétxtrơm đã kể chi tiết về một số sự kiện đã xảy ra trong những ngày cuối tháng 1-1946.

Lơcléc đã chộn một đường lối ngoại giao làm cho quân Tàu Tưởng phải rút khỏi vùng Bắc Bộ, đó là một điều tốt đẹp. Xalăng (Salan) và Crêpanh (Crépin) ở Trùng Khánh, Xanhtơny ở Hà Nội, thừa cơ tiến lên. Từ 8-2, người ta đã biết cuộc rút lui của quân Tàu Tưởng sẽ tiến hành từ ngày 1 đến 15 tháng 3. Tướng Xalăng, Crêpanh ở Trùng Khánh trở về Hà Nội. Ông ngạc nhiên trước thái độ của ông Hồ Chí Minh: Dù cho cả thế giới có chống lại chúng tôi, chúng tôi cũng quyết không trở lại đời nô lệ. Nước Pháp là một nước tự do. Mong rằng nước Pháp mới sẽ để lại cho chúng tôi sự tự do. Chúng ta đã làm cho quân Tàu Tưởng cắn câu, nhưng đối với Hồ Chí Minh, với Võ Nguyên Giáp, điều ấy không phải là dễ. Bị cảm xúc mạnh mẽ trước thái độ cứng rắn của đối phương, Xalăng quyết định vào Sài Gòn để gặp và báo cáo tình hình cho Đácgiăngliơ và Lơcléc.

Ông Đô đốc Hải quân biểu lộ thái độ đứng về phía dùng bạo lực.

Ông giật nảy người khi Xalăng gợi ý dùng không khéo từ “độc lập” trong một số công báo, mặc dù không loại trừ việc tổ chức đổ bộ. Lơcléc tán đồng với Xalăng.

Ngày 13-2, Đô đốc bay về Pari để bàn luận với chính phủ mới, ông bàn giao công việc cho người thay thế là Locléc. Ngay sau ngày hôm ấy, Lơcléc gửi cho Chính phủ Pháp một bức điện dài…

Bức điện gửi đến Pari trước khi Đô đốc về đến thủ đô, chứng tỏ sự quan hệ trao đổi đưa hai vị đứng đầu Đông Dương gần như không có hay có khi còn là đối địch. Tất nhiên, vị Đô đốc là một con người quá đáng. Sự ngờ vực của ông đối với Lơcléc lại càng làm cho tình trạng ấy tăng gấp bội. Về phía Lơcléc, ông cho tình trạng tự nhiên của ông phát triển như hồi ở Duala (Douala) hay ở Kuphra (Koufra). Sự khác nhau về đánh giá tình hình của hai người bắt nguồn từ: một bên là một con người làm việc trong điều kiện đầy đủ tiện nghi của một dinh toàn quyền, lại thường xuyên lên hệ với những người dân sự; còn trái lại ông kia thì luôn ở mặt trận, đâu sóng ngọn gió, trên đồng ruộng, trong rừng rậm, hay trên đường cía. Quan điểm của hai ông không thể dung hòa được.

Đờ Gôn, tạm thời rút về dinh “đờ Mácli” (de Marly). Ông tiếp Đácgiăngliơ ngày hôm sau khi ông này về đến Pari, trước cuộc họp Hội đồng liên bộ. Sau khi liếc qua mọi tình hình, ông tuyên bố: Tôi lấy làm bằng lòng về cách cư xử của ngài trong vấn đề Đông Dương. Tôi đánh giá được tính phức tạp của nó trên nhiều mặt. Tôi mong ngài tiếp tục nhiệm vụ mà tháng 8 năm ngoái tôi đã giao cho ngài. Tôi muốn rặng sự ngự trị của nước Pháp ở miền Bắc phải được ổn định một chác chắc chắn trước khi có bất cứ sự tiếp xúc nào với Chính phủ Hà Nội.

Rõ ràng là sự kém hiểu biết về Đông Dương của tướng Đờ Gôn đã trở thành một thảm họa.


(1)Năm 1939 các bức tường đều đầy biểu ngữ với những lời tuyên bố: “Chúng ta đã chiến thắng vì chúng ta là kẻ mạnh hơn! Hãy kí vào phiếu cho công việc vũ trang”. Trên phông tấm bản đồ thế giới, đâu là Đức hãy bôi đen.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #27 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2009, 07:22:33 am »

20
CUỐI CÙNG LÀ HÀ NỘI
Lơcléc không phí công

Đácgiăngliơ có mặt ở Pari, Lơcléc một mình ở lại Đông Dương. Ổng gửi liên tiếp điện này đến điện khác, ông giục Xanhtơny và Xalăng nhanh chóng kết thúc việc đàm phán vì có một lí do cấp bách. Đó là luật của “thủy triều”! Dòng nước triều chỉ cho phép các tàu chiến ngược dòng sông vào cảnh Hải Phòng, những ngày 4, 5 và 6-3. Nếu chậm sẽ phải đợi mất nhiều tuần lễ mới lên được. Ngày 20-2-1946, Hội đồng liên bộ họp về Đông Dương, sau khi nghe trình bày của Đô đốc Đácgiăngliơ, cho phép hạm đội Hải quân lên đường đi hải Phòng. Tất cả tàu bè đều bị trưng dụng, trong đó chiếc Vilơ đờ Xtraxbua (Ville de Strasbourg) đang chuẩn bị đi Pháp, phải ngừng lại và ngày 1-3 quân đội đã có thể xuống tàu.

Ngày 27-2, Đácgiăngliơ từ Pari về Sài Gòn, ông theo dõi cuộc đàm phán qua báo cáo giữa hai cuộc họp. Đàm phán diễn ra quyết liệt… Sớm ngày 6-3, đoàn tàu từ từ đi vào cảng Hải Phòng. Từ bờ, những tràng liên thanh bắn ra, tiếp theo là một loạt đại bác của quân Tàu Tưởng bắn đến. Tôn trọng những điều đã cam kết, đoàn tàu không kháng cự lại, tiếp tục cuộc hành trình hướng về cảng. Nhưng sau chừng 40 phút, Lơcléc ra lệnh nổ súng. Những loạt đạn đầu bắn ra làm câm hẳn hỏa lực quân Tàu Tưởng. Về phía Pháp, 34 người thiệt mạng. Vài giờ sau ông Hồ và Xanhtơny, Xalăng kí kết một thỏa hiệp. Ngày hôm sau, tướng Lơcléc gặp tướng Giáp và nắm tay chào theo kiểu cộng sản. Một hàng rào dan hdự đón ông Giáp ở trên cầu thang. Ông Giáp khen ngợi Lơcléc đã giải phóng thủ đô Pari; bày tỏ quan điểm muốn hợp tác với nước Pháp trong một khuôn khổ mới và nhấn mạnh nước Việt Nam chỉ mong muốn được áp dụng luật các dân tộc có quyền tự giải quyết công việc của mình theo tinh thần của Cách mạng Pháp.

Người Việt Nam được công nhận: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một nước tự do, có chính phủ, có quốc hội, có quân đội, có nền tài chính riêng, nằm trong Liên bang Đông Dươg và trong khối Liên hiệp Pháp. Sự thống nhất đất nước sẽ thông qua một cuộc trưng cầu dân ý ở ba kỳ và quân đội Pháp sẽ rút lui sau 5 năm. Trước đây 6 tháng, nước Pháp ở tình trạng khó khăn. 15 ngàn lính Pháp cộng với 10 ngàn lính Việt Nam làm thành một lực lượng thay thế, và trên cơ sở này chúng ta có thể ngồi bàn về sự duy trì quyền lợi về văn hóa, kinh tế của chugns ta. Một tuần lễ sau đấy, quân đội Pháp và Bộ Tham mưu quân đội Tàu Tưởng kí một thỏa hiệp cho phép Lơcléc được rời cảng Hải Phòng lên Hà Nội, cùng đi có một đơn vị cơ giới gồm 1.200 người của Sư 9eDIC và trung đoàn Mátsu. Những điều kí kết với phía Việt Minh cũng đã giải quyết được những vấn đề cơ bản. Tránh được sự cắt quan hệ và sự rút lui của Chính phủ Việt Nam vào chiến khu. Ông Hồ Chí Minh  nhấn mạnh là quân đội Pháp sẽ được đón tiếp với tình hữu nghị.

Nhưng với tướng Lơcléc, sự vui mừng về sự thành công của cuộc thập tự chinh vừa mới đạt được, bị ám ảnh bởi nỗi lo âu là ông Đô đốc gây ra ở Sài Gòn “vụ thành lập Chính phủ tự trị Nam Kỳ”, một sáng kiến có thể đi đến tai họa là tạo nên sự rút lui của Chính phủ Việt Nam và mở màn cho một giai đoạn thù địch. Ngày hôm sau, ông đã báo động cho Đácgiăngliơ biết về sự việc trên.

Magia Đétxtrơm kể về việc quân Pháp vào Hà Nội:

Ngày 18-3, cuối cùng đoàn quân lên đường… và cái cầu Đume (cầu Long Biên) xuất hiện trước mắt họ… Lập tức khi những người lính Pháp đầu tiên xuất hiện, một số người dân Hà Nội bộc lộ sự vui mừng như một sự bùng nổ. Những ai đã chứng kiến ngày giải phóng Pari, cũng thấy ở đây những giờ phút tương tự. Đoàn xe chậm chạp tiến vào Sở Cảnh sát của nước Cộng hòa Pháp. Lơcléc xuất hiện, cùng với Xalăng, với Cao ủy Xanhtơny, ở bao lơn. Một cách giản dị, ông thốt lên: “Hà Nội, đoạn cuối của cuộc chiến tranh giải phóng…” và quay lại phía Xalăng ông nói tiếp: “Tôi vừa mới hoàn thiện lời cầu nguyện của thánh Koufra”.

“… Một lát sau, Lơcléc đến Phủ Chủ tịch để gặp Chủ tịch của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một hàng danh dự Việt Minh, bồng súng chào. Chỷ tịch Hồ Chí Minh tiếp ông một cách lịch sự. Từ chiếc ghế trong phòng, ông đứng dậy gặp tướng Lơcléc, ông bắt tay lâu, và mời ngồi cạnh ông. Hai con người, gầy gần ngang nhau, ngồi lọt thỏm vào chiếc ghế bành tô được bọc một lớp nệm xám. Ông Hồ tỏ ra ưu ái nhưng cương nghị. Sau khi tỏ ý muốn có sự cộng tác giữa đôi bên, ông lưu ý là trong trường hợp nước Pháp thiếu thiện chí, ông sẽ sẵn sàng thực hiện chính sách vườn không nhà trống và chịu hi sinh 1-2 triệu người. Những diễn biến sau này chứng minh những lời trên không phải là những lời trống rỗng. Trong khi chờ đợi, hai ông vừa cười, gọi mấy lấy sâm banh. Hai ông đều không phải là người nát rượu.

Ông Hồ ngồi bên cạnh ông Lơcléc, nhấm nháp, môi dính vào miệng cốc như cho có lệ. Buổi tiếp diễn ra trong vòng 45 phút”.

Cuộc gặp gỡ đầu tiên của Hồ Chí Minh và Lơcléc đạt kết quả tốt đẹp. Lơcléc hứa hẹn chơi đẹp: và thống nhất lấy Pari làm điểm họp cho hội nghị sau này. Quả nhiên, ông Métxmơ, sau thời gian bị giam giữ, và với kinh nghiệm bản thân, đã nói lại rằng với người Á Đông việc nói hai lời không bao giờ không bị trừng phạt, và ông tiên đoán trước việc chiếm lại xứ Bắc Kỳ là không thực hiện được. Métxmơ kể tiếp như sau:

Với một cử chỉ như thách thức và dũng cảm, Lơcléc đề nghị cho một đơn vị lính Việt Nam canh giữ bản doanh của ông. Ở đây ông biểu lộ lòng tin của ông vào sự ngay thẳng của dân tộc Việt Nam, lòng tin vào các cấp lãnh đạo Hà Nội.

Theo thứ tự các lễ nghi, sẽ tổ chức một cuộc duyệt binh vào ngày 22-3. Lơcléc đặt thành mọt sự quan tâm với mục đích biểu dương lực lượng quân đội Pháp. Ông chấp nhận sự có mặt của quân đội Việt Nam còn mới mẻ. Trong ngày mang tính đầy nhà binh này, ông mời tướng Giáp đứng cạnh ông.

Lễ nghi bắt đầu bằng việc gắn Huân chương Chiến công vòa quân kì của Trung đoàn 9eRIC. Tướng Giáp chào cờ, như thường lệ, ông nắm tay dưới ngang vại. Cuộc diễu binh bắt đầu. Quân đội Việt Nam chừng một tiểu đoàn, trong quân phục màu đen, vừa đánh nhịp bước vừa hô vang các khẩu hiệu, thỉnh thoảng họ giẫm chân tại chỗ, tay vung cao vũ khí. Cuộc duyệt binh kép gây nên một cảm tưởng lắng dịu. Lơcléc cảm thấy cần thiết phải rút kinh nghiệm của ngày lịch sử ấy. Ông ra một nhật lệnh đầy ý nghĩa:”Lịch sử đã sang trang, tương lai sẽ là sự cộng tác thẳng thắn của hai quân đội Việt - Pháp”.

Chiều hôm ấy, tướng Giáp đế dự tiệc với tướng Lư Hán. Ngày hôm sau, ôngđi cùng Xanhtơny đến gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh... Ông phải đóng vai trò là Tổng đại diện… Nhưng cuối cùng mọi việc muốn đi đến kết thúc, đều phải dựa vào cuộc hợp giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đácgiăngliơ, diễ ra ngày hôm sau trên chiến hạm Êmin Béctanh (Émile Bertin).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #28 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2009, 07:24:30 am »

Trước khi gợi lại câu chuyện trên, chúng ta hãy nghe Đại tá - thày thuốc Giăng Băngđêritê (Jean Bendéritter) lúc ấy là đại úy kể lại những ngày bất hạnh của kiều dân Pháp ở Bắc Kỳ. Câu chuyện của ông bắt đầu chừng 15 ngày sau khi Xanhtơny đến Hà Nội vào khoảng đầu tháng 9-1945:

Tôi không tả nổi sự xúc động và sự vui mừng của tôi khi ngày hôm sau tôi được nhìn thấy vợ và các con của tôi, ở thời điểm ấy, những quân nhân Pháp đều là tù binh, bị giam giữ trong các trại giam do quân Nhật canh gác, ở thành nội của Hà Nội. Các gia đình được đến thăm 2-3 lần mỗi tuần. Lương thực gần như bình thường. Chúng tôi lúc ấy có một đài vô tuyến, nhờ vậy chúng tôi luôn nắm được tin tức thế giới. Chúng tôi đến rụng rời khi biết tin là chính phủ của chúng tôi ở Pháp hoàn toàn không hiểu tí gì về tình hình Đông Dương. Những mệnh lệnh mà chúng tôi nhận được đều lệch lạc. Ví như “phải chiếm lại các đồn lũy”. Trái lại những tin tức từ Pháp làm cho chúng tôi bối rối. Chúng tôi được biết tổ quốc đang bị đau khổ vì chiến tranh. Những tàn phá ở khắp nước Pháp đòi hỏi một sự nỗ lực lớn để xây dựng lại. Chúng tôi không hiểu rằng, trong hoàn cảnh trên, một trong những biện pháp đầu tiên, đó là ban hành luật làm việc 40 giờ. Vè phía tôi, tôi nghĩ là người Pháp không hiểu biết gì về tình hình Việt Nam… Chúng ta tìm ra được thuốc pénicilline… Những bạn của tôi, những người bị giam giữ ở trại Hòa Bình (vùng có nhiều sốt rét) kể lại cho tôi những đau khổ của họ: Công việc khổ sai nặng nhọc, sự đánh đập, thức ăn thiếu và tồi, điều kiện vệ sinh tồi tệ. Những người bị kiết lị đều bị nhốt vào trong một cái cũi, bọn giám ngục mỗi ngày cho họ một nắm cơm và một gáo nước. Chúng để như vậy không có sự chăm sóc cho đến chết. Quan tư thày thuốc, C. từ Sài Gòn đến. Ông này có tham gia chiến dịch đổ bộ vào nước Pháp, cùng với Lơcléc. Ông tự cao, vì tự cho mình là dân kháng chiến. Trong bộ quân phục diện, béo phị, ông không làm gì hơn là lến lớp về vệ sinh và lòng dũng cảm của người lính. Đêm 9-3 trong quá trình rút lui riêng tiểu đoàn tôi mất 115 trên 300. Chúng tôi lúc ấy gày còm, suy dinh dưỡng, đa số bị kiết lị hay sốt rét. Chúng tôi khinh bỉ anh chàng ấy, sau đấy anh ta chuồn mất, không quay đầu lại… Tôi được chỉ định làm quân y trưởng của trung đoàn 9èRIC, tập hợp những người tù binh của các trại tập trung sống sót ngày 9-3. Mỗi buổi sáng tôi vào thành để khám bệnh. Thỉnh toảng tôi thấy vài người Pháp vừa chạy đến vừa kêu la: “đừng đi ngõ ấy, họ tìm đánh người Tây đấy”. Được tin, họ quay lại để đi đườngk hác, tình trạng trên kéo dài đến sáu tháng, với cấp trên cũng như với cấp dưới. Cho đến gày 6-3, khi quân của tướng Lơcléc đổ bộ xuống Hải Phòng… Cuộc sống của chúng tôi trở lại ít nhiều yên ổn hơn. Một thời gian sau, Đô đốc Đácgiăliơ được tướng Đờ Gôn phái sang thay ông Đờcu. Ông ra một thông báo gửi các Pháp kiều ở Bắc Kỳ yêu cầu ở nguyên tại chỗ để giữ sự có mặt của nước Pháp. Quả nhiên, người Mỹ vì hiềm khích với nước Pháp, và để làm vừa lòng người Trung Quốc, đề nghị hồi hương tất cả người Pháp ở Bắc Kỳ, mỗi người được mang theo 5 kilô. Ông Đô đốc này thuốc phái Đờ Gôn, coi chúng tôi như những kẻ phản bội, vì lẽ về chính thức, chúng tôi không quan hệ với Đờ Gôn. Người ta đã quên đi rằng, trong bí mật, sự quan hệ ấy được thực hiện bởi những cấp quân sự, những cấp chính quyền, và với tất cả dân chúng. Nếu việc ấy mà công khai, thì không đợi đến năm 1945, mà từ năm 1942 hay năm 1943 quân Nhật đã làm cuộc đảo chính với tất cả những tác hại có thể đưa đến. Bởi vậy cho nên, bản thông điệp còn có nghĩa; Các anh bị ràng buộc với bao sự bất công mà nhân dân Đông Dương phải chịu đựng(1), và bản thông điệp kết thúc bằng câu: “Khi các anh đã chịu đựng, thì nước Pháp ở xa sẽ mở rộng hai bàn tay đón tiếp các anh. Nếu chúng tôi không bị khổ cực, nuế chúng tôi không có gì để được tha thứ. Họ sẽ nhạo báng những bà vợ góa chồng, những trẻ mồ côi, những người đã chết, và tất cả chúng tôi mà cuộc sống, trong nhiều tháng, đã mong manh như treo trên sợi chỉ, chúng tôi đã mất hết tất cả trừ danh dự. Đó là tiếng la ó phản đối. Điều đó nói lên là Đờ Gôn và chính phủ trung ương đã không hiểu rõ những gì đã xảy ra ở Đông Dương… Với một số đơn vị của quân viễn chinh đóng ở Hà Nội, lúc đầu quan hệ giữa chúng tôi và họ không có gì là tốt đẹp, ít nhiều họ bị ảnh hưởng của tư tưởng của tướng Đờ Gôn của họ. Để tự đề cao với người Việt Nam, có khi họ nói: “Chúng tôi không phải như những người Pháp kia ở Đông Dương lâu ngày, chúng tôi không phải là thực dân như họ”.

Nhưng đối với người Việt Nam, những lập luận trên không có nghiã lí gì với họ. Họ muốn đuổi người Pháp, dù là Pháp hay Pháp cũ. Bởi vậy khi một số người của quân đội viễn chinh bị giết, họ hiểu ngay là luận điểm trên không có tác dụng. đều đáng buồn cười là trở nên cứng rắn hơn trong sự đánh giá và cư xử của họ với dân bản xứ… Khi tướng Giuanh đến Việt Nam, ông tập hợp các sĩ quan, ông lướt qua một số tình hình. Cả ông, cả tướng Lơcléc, đuề không bao giờ có thái độ thiện chí với những người cũ ở Đông Dương, cũng như một số phận từ kiêu ngạo của quân đội viễn chinh.

Một sĩ quan hậu cần, Bécnácđini (Bernardini), thoát chết từ Hòa Bình, cho chúng tôi một kết luận chua chát: “Họ chiến đấu dưới ngọn cờ của nước Pháp nhưng không có Huy hiệu chữ thập Loren (Lorraine), vì vậy mà họ trở thành những tên tội phạm”.

Băngđêritê và gia đình, sau 45 ngày đi đường, ngày 15-8-1946, hồi hương bằng tàu thủy, về đến cảng Tulông (Toulon). Ông kể lại:

Chỉ đến gnày hôm sau tôi và gia đình mới được xuống tàu. Thành phố còn ngổn ngang những nhà bị phá hoại, vết tích còn lại của những trận đanh quân giải phóng. Điều làm chúng toi ngạc nhiên hơn cả là chúng tôi bị coi nhưng những kẻ tình nghi, những kẻ bị ruồng bỏ. Nhiều gia đình được tin chúng toi trở về, họ ra đón. Sau khi ôm hôn người trong gia đình, chúng tôi bị dồ vào sau một rào chắc. Và để gảnh giác, người ta phân công một số tù binh Đức canh gác chúng tôi. Được coi như những tội phạm chiến tranh, người ta hỏi khẩu cung rất dài về những hoạt động của chúng tôi trong thời kì chiến tranh. Mỗi người có một hồ sơ. Riêng bộ máy chọn lọc của Đờ Gon làm việc rất tốt. Những hành lí nghèo nàn của chúng tôi bị nhà đoan khám xét. Những gói từ thiện của Hội Hồng thập tự cho chúng tôi (có vài đồ hộp…) không làm dịu đượccảm tưởng như bị xối một gáo nước lã lên đầu của chính quyền nước Pháp tự do. Trong khi ấy chúng tôi về nước với tinh thần tràn ngập niềm vui và hi vọng ở tương lai.


(1)Ám chỉ việc trao đổi bí mật của Alếchxăngđrơ Varen (Alexadre Varên) với đô đốc trong ngày 23-8-1945.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #29 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2009, 07:27:38 am »

21
SỰ THỜ Ơ KIÊU NGẠO
Sự coi thường với Hội nghị Phôngtennơblô

Được sự cổ vũ của tướng Đờ Gôn trong cuộc họp ở Mácly (Marly) cùng các văn bản, ban hành của chính phủ trung ương, Đácgiăngliơ tự đặt cho mình nhiệm vụ phục hồi lại sự thống trị của nước Pháp ở Đông Dương. Ông lập mưu định đánh lừa Hồ Chí Minh: Ông viết cho Xanhtơny là ông muốn có một cuộc gặp gỡ với Chủ tịch Hồ Chí Minh và hi vọng rằng cuộc họp chính thức này sẽ có một kết quả khả quan như mong muốn.

Cuộc gặp gỡ được quyết định vào ngày 24-3 tại vịnh hạ Long trên chiến hạm Êmin Béctanh. Đô đốc kể lại:

Ngày chủ nhật 24-3-1946, dưới một bầu trờ mây phủ kín, biển lặng, gó đông hiu hiu thổi.

Lễ nhà thờ bắt đầu từ 8 giờ trên bãi biển ở phía sau. Tôi đến tham dự, tất nhiên là ở hàng đầu. Tôi cảm thấy dễ chịu và đáng ghi lại những giây phút quan trọng của buổi lễ cầu kinh cho vận mệnh tương lai của xứ Đông Dương này.

Vào lúc 9 giờ 35, vị Chủ tịch lên tàu từ phía đuôi, đón chào bằng 21 phát đạn đại bác. Đáp lại lời chúc mừng của tôi, ông nói: “Thưa Cao ủy, xin chúc cho quan hệ giữa hai dân tộc chúng ta mãi mãi là tình hữu nghị”. Ẩn ý của ông là hai dân tộc phải luôn ở tư thế bình đẳng.

Hai vị đứng đầu đã có những phút đối diện, đối thoại trực tiếp.

Tiếp theo là xem duyệt binh các chiến hạm. Trong cuộc tiếp xúc tiếp theo, Đô đốc cảm thấy có nhiều khúc mắc lớn về đối phương của mình khi nhắc đến lời tuyên bố ngày 24-3-1945 nói về Liên bang Đông Dương. Những cố gắng để thuyết phục của ông đã trở nên vô ích.

Sau bữa cơm, đến dự có tướng Lơcléc, và một số người có mặt. Tiếp theo lại xem duyệt binh của các chiến hạm. Đô đốc kể tiếp:

Các chiến hạm diễu qua trong một đội hình tuyệt đẹp trước chiếc Êmin Béctanh, tuần dương hạm Tuốcvin (Tourville) dẫn đầu, lá cờ lệnh của phó Đô đốc Batê (Battet) phấp phới bay trước gió. Chiến hạm lượt qua mặt chúng tôi cach chừng 100 thước, hãnh diện và kiêu hùng. Chiếc cuối cùng lướt qua và xa dần trên biển cả. Vào khoảng 15 giờ, tàu Êmin Béctanh của chúng tôi nhổ neo lên đường về đảo Noócuây (Norway). Nó theo luồng lạch sâu đi vào vịnh Hạ Long. Tôi tranh thủ thời gian đi thăm chiến hạm trên boong tàu cùng với các khách quý Việt Nam và Pháp. Sau đấy 15 giờ 30, hội nghị lại tiếp tục cuộc đàm phán lần thứ ba. Ngoài Chủ tịch Hồ Chí Minh có ông Nguyễn Tường Tam, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Hoàng Minh Giám, người tâm phúc của ông Chủ tịch, Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Về phía Pháp có Cao ủy Xanhtơny, Chánh Văn phòng Lôggiô (Longeaux). Tôi giải thích cho mọi người hiểu vì sao tôi có sáng kiến mới(1) này để thúc đẩy tốt hơn mối quan hệ giữa hai dân tộc… Đúng 16 giờ 50, ban tham mưu và thủy thủ đoàn của chiến hạm, hàng ngũ chỉnh tề xếp thành hai hàng danh dự, để tiễn khách. Các khách quý của tôi rời tàu Êmin Béctanh vào lúc 17 giờ, với 21 phát đại bác để tiễn biệt.

Đô đóc Đácgiăngliơ tự giải thích trong những ngày sau; …từ ngày 15 đến ngày 19-3, tôi phải nhân nhượng trong việc tổ chức một chuyến đi của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua Pari. Nếu không mọi đổ vỡ có thể xảy đến. Cho đến ngày 26-3, chúng tôi vẫn nắm quyền chủ động, và tình thế vẫn yên tĩnh. Nói chuyện về Hồ Chí Minh, Đácgiăngliơ kết luận: Ông không có dáng là một nguyên thủ quốc gia, mà là một lãnh tụ cách mạng. Thông minh, hiểu biết nhiều, ông biết tự thu nhỏ mình, khiêm tốn… chiều người. Ông nhạy cảm với mọi thái độ. Sự đón tiếp long trọng ở vịnh Hạ Long và cuộc duyệt bỉnh của hải quân Pháp làm ông thích thú. Khi ông ngỏ lời cảm ơn, ông tỏ ra thành thật và xin lỗi đã làm tôi bận rộn”…

Ngày hôm sau Chủ tịch Hồ Chí Minh viết cho Đácgiăngliơ một bức thư tỏ lời cảm ơn chân thành và mong muốn có một sự hợp tác chặt chẽ giữa nước Pháp và nước Việt Nam. Nhưng cũng ngày hôm ấy, trên chiếc thủy phi cơ về Hà Nội, ông Hồ nói riêng với tướng Lơcléc và tướng Xalăng: Ông ta muốn kéo tôi. Trái lại tôi sẽ kéo ông ấy. Ông Hồ nói: Ông Đô đốc muốn làm tôi dao động vì những chiếc chiến hạm của ông, ông ta đã lầm.

Ngày 1-4, Lơcléc đã viết cho Đácgiăngliơ: Ngài Đô đốc, cho phép tôi được nói, ngài đã dùng những phương pháp tương tự với những đối tác là người Pháp, nghĩa là trong thảo luận, người ta luôn đồng tình với nhau, nhưng khi gửi điện tín, hay khi đọc bức điện gửi về Pari, người ta thấy là những chi tiết về cách viết, những cách hạn chế, những ý nghĩa đã bị thay đổi sâu sắc. Cách làm trên đối với người Pháp đã có những tác hại xấu, với con người cách mạng như ông Hồ Chí Minh thì lại càng tác hại lớn hơn… Tôi đề nghị điểm đàm phán tiếp theo là Đà Lạt, một địa danh không có trong Hiệp định sơ bộ 6-3, trong ấy chỉ nói đến Hà Nội, Sài Gòn, Pari…

Magia Đétxtrơm kể lại:

Tướng Lơcléc phát biểu là ông muốn có một thái độ thẳng thắn với người Việt Nam. Thái độ mơ hồ của Cao ủy là ông lo ngại. Ông muốn có những kiến nghị rõ ràng làm theo các đièu khoản của Hiệp định sơ bộ 6-3.

Từ ngày 4 đến ngày 7-4, Lơcléc ở lại Hà Nội. Tình hình diễ biến thuận lợi. Quân Tàu Tưởng đang rút lui dần. Tướng Xalăng được chỉ định đi dự Hội nghị trù bị ở Đà Lạt, một cuộ họp mà không ai tin sẽ có kết quả.

Lơcléc tỏ ra tức giận, mệt mỏi. Ông biết trước sau vị Đô đốc cũng sẽ đến Hà Nội và một cuộc va chạm sẽ xảy ra giữa hai người.

Ngày 17-4, Đácgiăngliơ đến Hà Nội.Ông không kìm nổi sự tức giận khi thây quân đội Pháp và quân đội Việt Nam đóng cùng chung một doanh trại, ngay cả cùng chung canh gác, bảo vệ trật tự. Mỗi khi có cơ hội, Đô đốc đều tỏ ra bực tức về thái độ bị động và bất động cảu quân đội Pháp ở Hà Nội. Ông nói: Tôi lấy làm ngạc nhiên, đúng vậy, tôi lấy làm ngạc nhiên, là nước Pháp ở Đông Dương đang có một đội quân viễn chinh hùng mạnh, thế mà những cấp chỉ huy của nó chỉ thiéc điều đình hơn là thích chiến đấu.

Gặp những người hay cộng tác với Lơcléc, Đácgiăngliơ đều phàn nàn sự nhượng bộ của Lơcléc trước ông Hồ Chí Minh. Ông coi như một sự biểu hiện của đầu hàng. Đácgiăngliơ bộc lộ là ông sẽ áp dụng một đường lối cứng rắn hơn đường lối của Lơcléc. Ông này từ khi đặt chân lên đất Đông Dương, đã tỏ ra đứng ở hai đầu của hai cực. Ông tỏ ra lơ lửng đối với việc phải bỏ rơi Đông Dương, và cả với phái chủ trương phải đàn áp không thương tiếc đối với mọi bạo loạn.

Vào giữa tháng 4-1946, tướng Giuanh có nhiệm vụ qua Trung Quốc vì một chuyến công du hữu nghị. Đô đốc Đácgiăngliơ phái tướng Xalăng sang Calcutta đẻ đón chào trên bước dừng chân của vị Đại tướng. Lơcléc bị lãng quên, bất chấp là không có lệnh, ông tìm đến gặp phái đoàn của tướng Giuanh.

Ngày chủ nhật 14-4, tướng Giuanh mời Lơcléc và Xalăng cùng dùng cơm. Trong bữa ăn, tướng Ôboinô (Aubouyneau), thay mặt Đô đốc, đến xin gặp riêng tướng Giuanh. Tướng Lơcléc và tướng Xalăng buộc phải tạm cáo lui. Ôbainô ở lại trao đổi với tướng Giuanh gần một tiếng. Sau khi Ôbainô ra về, tướng Giuanh lại cho mời hai khách quý trở lại. Ông mời hai tướng ngồi hai bên, trên một chiếc ghế salon. Vấn đề tướng Giuanh nói tiếp có nhiều tế nhị. Đô đốc Cao ủy vừa viết cho chính phủ trung ương một bức thư: trong ấy ông phàn nàn là Lơcléc và Xalăng không chịu phục tùng mình. Ông đề nghị hồi chức hai ông trên. Tướng Giuanh đề ngị Ôbainô chỉ đưa bản báo cáo cho chính phủ trung ướng sau khi đã gặp Đờ Gôn, vì ông này giữ quan hệ rất gần gũi với Đô đốc Cao ủy.

Khi biết được có sự vận động này, Lơcléc tức giận kêu lên: Xalăng mà còn bị đánh, mặc dù ông này luôn hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc. Xalăng đang xin trở lại nước Pháp, ông ấy sẽ lên đường sau Hội nghị trù bị Đà Lạt. Riêng tôi, tôi cũng không muốn ở dưới quyền con người này. Đácgiăngliơ không có trí thông minh, lòng ngay thẳng, sự trung thực tối thiểu. Ông ta không dám nói thẳng với tôi trước mặt. Ông dùng một Đô đốc mang thư có dấu ấn… Tôi đã hoàn thành nhiệm vụ với đất nước tôi. Tôi cũng sẽ ra đi thôi…

Tướng Giuanh báo  cho Lơcléc là ông ta muốn bổ nhiệm Lơcléc sau khi ông từ Đông Dương trở về, giữ chức Tổng thanh tra quân đội Pháp ở Bắc Phi. Tướng Giuanh cũng đề nghị hai tướng tiếp tục ở lại cho đến hết Hội nghị trù bị Đà Lạt.

Hội nghị mà ông Đácgiăngliơ bày ra là để ông ta công bố sự ra đời của nước Cộng hòa tự trị Nam Kỳ. Nền cộng hòa này sẽ được công bố ngày 1-6-1946 ở Sài Gòn, tại công viên Pinhô đờ Bêhen (Pigneaux de Béhaine). Ông Hồ Chí Minh vừa đến Pari, được tin này, ông nóin gay với Xanhtơny: “Việc nước Pháp công bố nhận Chính phủ Nam Kỳ tự trị, làm cho Hiệp định sơ bộ (6-4) trở nên vô ích”.


(1)Nhận xét của Đácgiăngliơ: “Cái sáng kiến đề xuất, trong việc giao một nhiệm vụ đi Pari đã nhấn mạnh ý định của tôi muốn đưa Lơcléc thoát khỏi ngõ cụt mà ông đang chui vào để làm việc trên, mới sắp xếp đã thực hiện để vị thống soái tối cao không dính vào các cuộc hội thảo của tôi với Hồ Chí Minh. Đácgiăngliơ khong nói đén ý định của ông muốn tổ chức một hội nghị ở Đà Lạt để quyết định số phận của xứ Nam Kỳ. Nhưng tranh cãi bắt đầu hôm 19-4 kết thúc bằng một thất bại ngày 5-5.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM