Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:38:45 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sự mù quáng của tướng Đờ Gôn đối với cuộc chiến ở Đông Dương  (Đọc 31101 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #10 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2009, 09:07:26 am »

HỒ CHÍ MINH, NGƯỜI DẪN ĐƯỜNG SÁNG SUỐT

Trong những năm 20 của thế kỉ XX, một bộ phận quan trọng của những phần tử ưu tú đã chuyển qua một xu hướng quốc gia cực đoan, trong khi ấy đã lan truyền trên toàn châu Á những xu hướng chống chế độ thuộc đia do ảnh hưởng cuộc Cách mạng Nga. Trong thời điểm sục sôi này, đã xuất hiện một nhân vật đặc biệt, đó là Nguyễn Sinh Cung. Sinh năm 1890 (cùng tuổi với Đờ Gôn), ông là con một vị quan nhỏ ở xứ Bắc Việt Nam. Người thanh niên này đã được qua học bốn năm ở Trường Quốc học Huế, cho đến năm 1911, với danh nghĩa là phụ bếp, ông xuống tàu Latútsơ Tơrêvin (Latouche-Tréville) thuộc hãng Sácgiơ Rêuyni (Chargeurs Réunis). Tàu đã đỗ ở nhiều cảng châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Ông đến Pari khi nhận được tin ông không được nhập học Trường Thuộc địa. Ông đi qua Đức, qua Anh trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ nhất. Ông phải làm nhiều nghề, trong đó có nghề chụp ảnh. Ông quan tâm đến vấn đề quyền lợi của các nước thuộc đại và khám phá ra chủ nghĩa Mác. Từ đây ống lấy tên là Nguyễn Ái Quốc (Người yêu nước). Ông bắt tay vào học ngoại ngữ, và ông nói được tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc và tất nhiên là cả tiếng Pháp, cùng phương ngữ An Nam. Năm 1919, theo tinh thần của Hội nghị Vécxây, ông thảo ra bản “Yên sách cảu nhân dân An Nam”. Ông đã gửi cho Clêmăngxô, Loidơ Gioócgiơ và Uynxơn (Clemeceau, Lloyrd George, Wilson). Các ông này không để tâm đến. Năm 1920, ông sáng lập và điều hành tờ “Le Paria” (Người cùng khổ), tham gia biểu tình ngày 1-5, tham dự Hội nghị Tua (Tours), dự ngày thành lập Đảng Cộng sản Pháp bên cạnh Mácxen Casanh, Pôn Vayăng, Cutuyariê (Marcel Cachin, Paul Vaillant-Couturier). Ở Mátxcơva, năm 1924, trong Hội nghị của Đệ tam Quốc tế, ông được nhiều người chú ý về bài diễn văn của mình là đại diễn của các nước thuộc địa. Hành trình của ông chuyển qua Xibêri, Quang Đông, Hồng Kông và ở đây ngày 3-2, ông thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Mười lăm ngày sau, từ Thái Lan, ông trở về nước vào lúc xảy ra vụ bạo động nổi dậy ở Yên Bái. Ông qua Hồng Kông, ở đó ông bị cảnh sát Anh bắt giữ. Từ nhà tù, ông tìm cách chuyển qua bệnh viện. Ông giả vờ bị chết và trốn khỏi nhà tù. Ông sang Mátxcơva, tìm cách đi học. Sau đó ông trở lại Trung Hoa trong những năm 1938-1940. Năm 1941, ông trở về nước, sau 30 năm xa cách - ông lấy tên là Hồ Chí Minh (là người sáng suốt).

Ngày 19-5-1941, ông thành lập một tổ chức cách mạng để giải phóng dân tộc lấy tên là: Việt Nam độc lập Đồng minh, gọi tắt là Việt Minh. Mục đích của Việt Minh là đánh đuổi Nhật, Pháp, giành lại độc lập dân tộc, tiếp theo là xây dựng một nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 29-8-1942, ông bị bắt giam, ngày mang gông, đêm bị cùm chân, bị đưa từ nhà tù này sang nhà tù khác. Ngày 10-9-1943, Hồ Chí Minh được trả lại tự do.

Nói về Hồ Chí Minh, Xanhtơny (Saiteny) đã viết:

“Kiến thức rộng, trí thông minh, sức hoạt động ngoài sức tưởng tượng, sự cuồng tín, đầu óc tuyệt đối chí công, vô tư, đã làm cho Hồ Chí Minh có một uy tín và lòng tin tuyệt đối trong nhân dân. Một đièu đáng tiếc là nước Pháp đã đánh giá thấp khả năng của con người này, và không hiểu giá trị của con người này, súc mạnh mà ông có. Hồ Chí Minh nói: “Nếu chúng tôi đề nghị các ngài cho rút lui các quan cai trị của các ngài, thì trái lại, chúng tôi lại cần đến những giáo sư, những kĩ sư, những vốn liếng của các ngài để xây dựng một nước Việt Nam độc lập và giàu mạnh”.

Ông Hồ muốn nước của ông có độc lập, nhưng ông muốn nền độc lập ấy nhận từ tay người Pháp. Đấy là điểm tế nhị tìm ra trong con người Á Đông của ông”
.

Tháng 4-1946, sau một năm cùng chung sống, vua Bảo Đại đã nói lên những cảm nghĩ của mình về Hồ Chí Minh:

“Những ai gần ông Hồ, đều bị ông chinh phục, người Mỹ, Xanhtơni và cả tôi. Sau khi tôi biết rõ lai lịch của ông Hồ, quan hệ giữa hai chúng tôi trở nên dễ dang hơn. Tôi biét rõ trướcmặt tôi là một chiến sĩ mácxít, dạn dày, đã qua 30 năm lăn lộn, gắn bó với Đảng, một chiến sĩ đầy mưu trí. Có thể chịu đựng mọi khó khăn, áp dụng mọi bài bản. Ông Hồ hiểu sâu con người, biết những nhược điểm của nó, và coi thường nó. Kiên nhẫn đến tột đỉnh.

Ông Hồ bám sát việc thực hiện các mục tiêu công việc của mình. Ông có tài làm “diễn viên”, nhưng rất quyết đoán khi giờ quyết định đến. Ông rất tế nhị, rất thông minh”
.

Đô đốc Đácgiăngliơ thì nói: “Đây là một con người tuyệt đối đạo đức, không thể trách ông Hồ về tham nhũng hay bất cứ một sự đồi bại nào. Ông hiểu cái gì mình muốn. Sức mạnh lớn của ông là sự trung thành tuyệt đối. Trước mắt, ông Hồ chỉ là người hoạt động bí mật, nhưng thời gian sẽ ủng hộ ông”.

Mặc cho những cảnh cáo trên, vào những năm 30 của thế kỉ XX, đối với người Pháp là những năm lên cơn sốt về làm ăn, về thực hiện các chương trình, năm của những ngày vui chơi nghỉ mát ở Đà Lạt, ở Tam Đảo, nam của những hội họp Bugatti trên đường quốc lộ, năm của những cuộc săn hổ báo. Tóm lại là những ngày huy hoàng của chế độ thuộc địa, nhưng lại là những ngày cuối cùng. Philíp Hêđuy nhắc lại lời của tướng Buyrê (Buhrer), Tổng chỉ huy quân đội Dông Dương trong những năm 1936 và 1938, ông đã nói: “Tôi lo ngại về Đông Dương. Tôi tin là những sĩ quan bản xứ sẽ trung thành với chúng ta, vì lẽ chúng ta đã quan tâm đến họ, chúng ta đã cho họ có những địa vị tương xứng với đẳng cấp của họ, chúng ta đã thân thiết với họ thực sự. Trái lại, những quan chức của chúng ta lại có đầu óc phân biệt đẳng cấp. Đối với họ, chỉ những bằng cấp phát cho dân da trắng mới có giá trị, còn bằng cấp phát cho dân da vàng, dan đen, thì không có giá trị gì. Bởi vậy, những thày giáo dạy ở trường Anbe Xarô (Albert Sarraut) và các trường khác đều là những tên giám thị. Giới trí thức Việt Nam nổi dậy chúng ta, đó là điều nghiêm trọng sau này”.

Năm 1936, thắng lợi của Mặt trận Bình dân Pháp đem đến tia hi vọng của một cuộc giải phóng, nhưng tiếp theo là một thất vọng lớn vì lẽ chính phủ cánh tả, do nhưng cách bầu bán dân chủ, có nguy cơ trở thành lực lượng nắm chính quyền.

Trong khi những người quốc gia và những người cách mạng bị giam hay bị tù đày đang nung nấu một ý chí trả thù, thì Hòn Ngọc của Đế chế đang đi dần vào một dạng thử thách khác.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #11 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2009, 07:47:48 am »

7
MỘT SỰ CÂN BẰNG TẠM THỜI
Trò chơi mèo chuột Nhật - Pháp

Tình hình Đông Dương trở nên đáng lo ngại trong tháng 6-1940. Chính quốc vừa bị thua trận ở châu Âu. Quân Nhật lợi dụng thời cơ xuất hiện và buộc nhà cầmquyền Pháp không được vận chuyển vật liệu chiến tranh của Mỹ đổ bộ xuống Hải Phòng để đưa sang Trung Quốc. Nước Nhật tin chắc rằng nước Anh cũng sẽ thất bại sau thất bại của Pháp. Họ nối quan hệ thân thiện với Đức quốc xã của Hítle (Hitler), với Italia của Mútxôlini (Musolini) và đã cùng nhau kí một hiệp ước tay ba vào ngày 27-9-1940. Áp lực của quân đội Nhật bắt đầu thực hiện từ ngày 19-6-1940. Tướng Gioócgiơ Catơru (Georges Catroux), toàn quyền Đông Dương được một năm, đã chấp nhận sự hiện diện của quân đội Nhật hoàng để phong tỏa đường tiếp tế vũ khí và phương tiện chiến tranh của Mỹ cho Tàu Tưởng qua đường sắt Hải Phòng - Vân Nam. Tướng Catơru bị chính phủ Vichy phê bình kịch liệt, ông đã biện bạch bằng bức điện gửi ngày 23-6 như sau:

“Khi người ta bị thua, không có máy bay, không có pháo binh cao xạ, không có tàu ngầm để tìm cách bảo vệ tài sản của mình, mà không phải đánh nhau thì người ta phải thương lượng. Đó là điều mà tôi đã phải làm. Tôi nhận mọi trách nhiệm. Tôi còn phải làm nữa. Ngài nói là tôi phải xin ý kiến của ngài. Tôi thì đang ở cách xa ngài đến 4.000 dặm, trong khi ngài không có cách gì để cứu được tôi”.

Câu trả lời đầy thông minh, nói lên một thực tế bi thảm. Xứ Đông Dương đã bị cô lập hoàn toàn, chỉ có ba hay bốn sư đoàn trang bị không đầy đủ, làm thế nào đương đầu với áp lực to lớn của quân đội Nhật được. Quân Anh được cầu cứu, đã trả lời: “không”; còn quân đội Mỹ thì tuyên bố không thể can thiệp được, Vichy lấy làm tức giận tướng Catơru, đã tuyên bố cách chức ông ngày 25-6. Tướng Catơru sang Luân Đôn vào tháng 9, dưới quyền chỉ huy của Đờ Gôn, mà sau này ông sẽ là một cố vấn thân cận(1). Ông bị đột ngột thay thế bằng Đô đốc hạm đội Giăng Đờcu (Jean Decoux), chỉ huy các lực lượng hải quân Pháp ở Viễn Đông đang đóng ở Thượng Hải và ở Sài Gòn. Vị Toàn quyền mới - Giăng Đờcu, phải đối đầu với một áp lực của quân đội Nhật mỗi ngày một mạnh hơn. Việc này làm cho chính phủ Vichy phải chấp nhận một số nhượng bộ. Đờcu là một con người khắc khổ, nghiêm khắc với bản thân và đối với nhiều người khác. Ông bố trí các sĩ quan hải quân ở các vị trí then chốt (kinh tế, thông tin, ban liên lạc Pháp - Nhật), vì vây ông bị cắt quan hệ với chung quanh. Bên cạnh đô đóc, Clôđơ Boadănggiơ (Claude Boisanger) được điều đến (tháng 11-1941), ông sẽ là một cố vấn tinh anh có nhiều kinh nghiệm, ông này có xu hướng đồng minh. Ông đã đóng vai trò quan trọng, đã hướng các quyết định theo những nhận thức của mình. Bởi vậy cho nên một mặt phải chịu sự giám sát của Nhật, một mặt phải trung thành với Pháp, ngày 31-4-1944(*), Toàn quyền Đờcu gửi cho Đờ Gôn một bức điện, với sự đồng ý của hai đại diện Pháp ở Nhật và ở Trung Quốc (có thể gọi là tay ba), trong đó ông trình bày rất rõ và giả thuyết quân đội Nhật ở Đông Dương sẽ bị lật đổ, khi mà nước Nhật bị đánh ngay cả trên đất họ. Để đạt được mục tiêu ấy, nước Pháp và Đồng minh phải tránh những giải pháp về quân sự hay ngoại giao để có thể gây nên sự nghi ngờ của Nhật với Đông Dương. Đờ Gôn không trả lời bức điện trên, trái lại có những hành động ngược lại.

Trong khi chờ đợi, một tối hậu thư đầu tiên của Nhật gửi cho Đại sứ quán Pháp tại Tôkyô, hai bên đã đi đến một thỏa hiệp kí ngày 30-8-1940 được Nhật công nhận chủ quyền của Pháp ở Đông Dương, đổi lại bằng một số điều kiện thuận lợi về quân sự cho quân Nhật ở Bắc Kỳ như: quân Nhật muốn dùng xứ này thành một điểm đi lại để chuyển quân sang Trung Quốc. Một thỏa hiệp chi tiết sẽ được kí.

Vichy tìm cách kéo dài các cuộc thương lượng, quân Nhật không kiên trì chờ đợi, nên ngày 23-9, đã vượt qua ải Đồng Đăng. Số quân ít ỏi của Pháp chống đỡ một cách dũng cảm ở Lạng Sơn, nhưng chẳng mấy chốc đoàn quân cơ giới Nhật tràn ngập. Sự mở màn không hay này có ý nghĩa quyết định đến thái độ của người dân Đông Dương khi tướng Đờ Gôn kêu gọi họ đứng dậy kháng chiến. Đến tháng 10-1940, xảy ra một sự đảo ngược với quân đội Nhật: các tù binh Pháp được trả tự do, đổi lại sự hợp tác quân sự giữa Pháp và Nhật khi có tự tấn công của quân đội Tàu Tưởng; ở thời điểm chờ đội ấy, phương án có lợi hơn là chỉ có Pháp là lực lượng bảo vệ…

Ngày 14-7-1941, quân đội Nhật lại gửi một tối hậu thư thứ hai cho Vichy. Việc này đi đến một hiệp định kí kết với đô đốc Đáclăng (Darlan), trong đó Nhật công nhận chủ quyên và toàn vẹn lãnh thổ của Pháp ở Đông Dương, quân đội Nhật thì được quyền đi lại dễ dàng trên cả Đông Dương. Vì vậy mà quân đội Nhật phong tỏa xứ Nam Kỳ, và ngày 7-12, sau khi mở cuộc tấn công quy mô lớn vào hạm đội Mỹ ở Trân Châu Cảng, chúng đã tung ra 75.000 quân đánh vào Xingapo, vào Mã Lai (thuộc Anh) vào Inđônêxia nhằm thực hiện chủ nghĩa Đại Đông Á của chúng. Ý định trên được thực hiện tiếp mấy tháng sau; Đông Dwong dựa vào vị trí địa lí của nó, đã trở thành một bàn đạp, nơi đứng chân hậu phương chiến lược của quân đội Nhật để đi vào Đông Nam Á. Tình hình trên đã thúc giục Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc Pháp phải tuyên chiến với nước Nhật. Lời tuyên chiến chỉ là tượng trưng, bởi tướng Đờ Gôn không có thực lực trên đất nước này. Vì những lí trên, ông kêu gọi một cách tuyệt vọng nhân dân Đông Dương nỏi dậy kháng chiến chống kẻ xam lược! Trong khi ấy, ở vùng rừng núi Việt Bắc, một người có tên là Võ Nguyên Giáp - một trong những cộng sự của Hồ Chí Minh, đã thành lập những đơn vị vũ trang tuyên truyền hoạt động chống đế quốc Pháp và chống phátxít Nhật.

Năm 1942, Đông Dương đứng vào hàng thứ hai trong ý đồ của tướng Đờ Gôn, vì lẽ ông ít nắm được những tin tức, thêm nữa có nhiều diễn biến quan trọng hơn đã xảy đến với nước Pháp tự do: Ở đảo Mađagátxca, đất trung thành với Vichy, xảy ra một cuộc đổ bộ của quân Anh lên đảo để bảo vệ con đường sang Ấn Độ. Quân Anh chiến đấu ở đây cho đến tháng 11, sau đấy họ trả lại đảo Mađagátxca cho nước Pháp. Tướng Lơgiăngtilom (Legentihomme) được chỉ định làm Cao ủy Pháp quốc ở Ấn Độ Dương. Vị tướng này đã phát hiện ra hoàng tử Vĩnh San.

Ở Niu Dilân, đại úy hải quân Đácgăngliơ được phong chức Cao ủy Thái Bình Dương, nhưng trong thời gian đó, ông đã gây nên sự hiềm khích trong giới công chức và trong nhân dân, nên đã phải rời khỏi đỏa một cách không lấy gì vẻ vang lắm(2).

Còn ở Bắc Phi, ngày 8-11, quân Mỹ đổ bộ xuống Casablanca, Angiê và Oran, mà không có một lời báo cho Đờ Gôn, theo Sớcsin (Churchll) dự đoán rằng nếu có một chút tham gia của lực lượng Đờ Gôn, thì cuộc đổ bộ sẽ không an toàn. Cuộc đổ bộ ấy mở ra mặt trận thứ ba theo yêu cầu của Xtalin, trong khi quân phátxít Đức đã đến bờ sông Vônga, ngoại ô của một trung tâm đường sắt quan trọng, đó là Xtalingrát.


(1)Catơru là bạn cùng ở tù với Đờ Gôn trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.
(*)Tháng 4 chỉ có 30 ngày.
(2)Hăngri Lôrăngti (Henri Laurenti) tuyên bố cho Ginbe Pilơn (Gilbert Pilleul), trong cuộc hội thảo năm 1981 Tướng Đờ Gôn và Đông Dương. Sự bổ nhiệm trên là một tính toán sai lầm. Phải nói rằng Đờ Gôn đã đặt lên bảng một vị đô đốc, một con người rất cứng nhắc, tính tình thất thường, để làm một công việc mà ông đã làm mọi nơi, như ở Cuven Calêđôni (Nouvelle - Calédonie), ở Taihiti, một việc mà đòi hỏi phải có ở một con người cứng rắn.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #12 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2009, 07:52:27 am »

8
NHỮNG TIỀN ĐỀ
Tôi xin thề một ngày nào đó tôi sẽ đưa
con thuyền Đông Dương trở về bến

Tháng 10-1940, nhận được một in mật báo từ Sài Gòn, tướng Đờ Gôn viết: “Dưới mắt tôi, (…) Đông Dương xuất hiện như một con tàu lớn bị hư hỏng mà tôi không đến cấp cứu được trước khi tập hợp những phương tiện cứu hộ. Nhìn chiếc tàu xa dần trong sương mù, tôi xin thề một ngày nào đó tôi sẽ đưa con thuyền Đông Dương trở về bến”.

Ngày 14-6-1943, ở Angiê, một vị tướng tham mưu của tướng Girô (Giraud), tổng chỉ huy lực lượng quân đội Pháp ở Bắc Phi, có cơ hội trình bày với tướng Đờ Gôn những kinh nghiệm của ông về Đông Dương và những điều kiện mà chúng ta có thể hi vọng để trở lại mảnh đất này. Đó là tướng Sư trưởng Rôgiê Blaidô (Roger Blaizot), trưởng thành từ các lực lượng bộ binh thuộc địa. Ông đã nhiều lần phục vụ ở hải ngoại, đặc biệt ở Hà Nội năm 1936, ông là tham mưu trưởng của tướng Buyrê (Buhrer). Ở đây ông đã có được những hiểu biết sâu sắc đặc biệt của xứ này. Trong cuộc đổ bộ của quân Mỹ xuống Bắc Phi, tháng 11-1942, Blaidô là chỉ huy đánh vào điểm tựa Đaca (Dakar), ông đã thương lượng và lôi kéo được lực lượng AOF về nước Pháp tự do(1). Đầu năm 1943, ông được điều sang Angiê, được giao nhiệm vụ củng cố lại các lực lượng ở thuộc địa, ông cũng nhận nhiệm vụ thành lập Sư đoàn 9 bộ binh thuộc địa.

Một cuộc bàn luận lần thứ hai về Đông Dương đã xảy ra vào tháng 8 ở Angiê. Ngày 18-9-1943, tướng Đờ Gôn và tướng Girô đã gửi cho Sơsin (Churchill), Rudơven và Xtalin một giác thư khuyên nên dùng “một lực lượng quân Pháp vào giải phóng Đông Dương”. Song song, Đờ Gôn phân công hai vị quan cao cấp của phủ toàn quyền ơ Angiê là Lêông Pinhông (Léon Pignon) và Hăngri Lôrăngti (Henri Laurentie), dự thảo một văn bản nói lên ý định của nước Pháp muốn “cho Đông Dương một quy chế nằm trong Liên hiệp Pháp”. Bản tuyên bố của tướng Đờ Gôn, được công bố ở Bradavin ngày 8-12-1943, nội dung bản tuyên bố nói: 5 nước của Liên bang Đông Dương nằm trong Liên hiệp Pháp sẽ được hưởng tự do riêng. Theo ông Lôrăngti, bản tuyên bố này đã được ông Hồ Chí Minh hoan nghênh.

Tướng Blaidô, được phong lên chỉ huy binh đoàn theo quyết định của Hội đồng Quốc phòng ngày 4-10-1943, ông được chỉ định là Tổng chỉ huy các lực lượng viễn chinh Pháp ở Trung cận Đông, có quân số là hai lữ đoàn bộ binh. Một lữ đang đóng ở Mađagátxca (ở đây đã có sẵn một số vũ khí của Anh để lại sau cuộc đổ bộ năm 1942). Lữ thứ hai, gồm các lực lượng của Bắc Phi. Blaidô tập trung thời gian để xây dựng lực lượng FEFEO.

Từ tháng 1 đến tháng 10-1944, những khó khăn gặp phải rất khác nhau, trước tiên là sự gia ơn nhỏ giọt cho việc thành lập những đơn vị ưu tiên để đổ bộ lên đất Pháp, tiếp theo là sự do dự trong việc phân công của các nước Đồng minh trên mặt trận Đông Nam Á; tiếp nữa là việc lấn quyền với tổ chức tình báo Pháp, mà vai trò của DGER(2) điều hành Giắccơ Suxten (Jacques Soustelle). Tổ chức này càng tỏ ra rất hẹp hòi và ích kỉ.

MỘT SỰ HÀN GẮN KHÔNG THỰC HIỆN ĐƯỢC

Tháng 6-1944 đã diễn ramột sự kiện mà ít người biết đến: đó là sự không nhất trí trong việc thực hiện ý đồ sát lại gần nhau của hai vị tướng Đờ Gôn và đô đốc Đờcu. Đờ Gôn thì muốn giải thích cho Đờcu biết những ý định của nước Pháp tự do về Đông Dương, và muốn Đờcu đồng tình với mình trong việc hành động chống lại quân đội Nhật. Ông đã giao mọt ủy nhiệm thư tự tay viết cho Phrăngxoa đờ Lănglátđơ (Francois de Langlade). Ngày 5-7, Lănglátđơ đã nhảy dù xuống Bắc Kỳ và được tướng Moócđăng (Mordant), nguyên là Tổng chỉ huy quân sự, đã nghỉ hưu gần một tháng. Moóđăng đã cản không cho Lănglátđơ gặp Đờcu, hủy lá thư hủy nhiệm, và khuyên giao lại cho Đờcu quyền điều khiến cuộc kháng chiến. Bức thông điệp “tay ba” kể trên trở lại Pari. Lúc trở về, Lănglátđơ báo cáo lại tình hình. Đờ Gôn đành phải trở lại gặp Đờcu. Cuộc gặp gỡ bí mật đã diễn ra ở Hà Nội vào tháng 11. Tướng Đờcu viết:

“Người đối diện với tôi không cho biết điều gì cụ thể, ông đó tránh nói đến sứ mệnh lần trước của ông ở Đông Dương. Ông ta tuyên bố là chính phủ lâm thời tán thành đường lối tri mà tôi đã áp dụng cho đến bây giờ đối với quân Nhật và không có gì phàn nàn với tôi. Và cũng nhừo vậy mà tôi không bị một cái án 26 tháng tù treo”.

Moócđăng đã là Tổng đại diện của Ủy ban hành động cho việc giải phóng Đông Dương. Sự dối trá trên đã đưa đến: Đờ Gôn không thực hiện được sự liên kết với Đờcu (đô đốc 4 sao) trong nhiệm vụ chung mà ông mong muốn, trái lại đã buộc ông phải trao trách nhiệm cho một người mà tính tình trái ngược hẳn với mình. Ông này đã điều hành công cuộc kháng chiến ở Bắc Kỳ, với một sự vụng về và những sở hở, đã đưa đến hậu quả là sự đàn áp tàn bạo của quân Nhật ở Lạng Sơn trong cuộc đảo chính 7 tháng sau đó.

Trong tháng 9, tất cả các cơ quan, các bộ, các phòng làm việc và nhân viên đều từ Angiê về Pari. Tướng Blaidô được tin ông sẽ được phái đi Xri Lanca làm đại diện bên cạnh đô đốc bá tước Mubaten, Tổng chỉ huy quân đội Anh ở vùng Đông Nam Á. Ngày 20-9, trong một cuộc gặp gỡ, Đờ Gôn giao cho Blaidô một bức thư gửi đặc biệt cho đô đốc. Blaidô không hiểu đối với ông đây là một cuộc tiếp xúc với cơ quan tham mưu của Bộ chỉ huy Đông Nam Á (SEAC) hay là  việc đặt một phái đoàn thường trú. Ngày 4-10, Blaidô lên đường không mọt lời chỉ đạo của thủ tướng chính phủ và cả của Ủy ban hành động quốc phòng. Một cách dễ hiểu, ông nghĩ, đây là mọt cách loại trừ một đặc phái viên mà người ta không thích. Việc này xảy ra 11 tháng sau.

Ngày 26-10, tướng Blaidô đến Xri Lanca trên chiếc tuần dương hạ Đuymông Đuyếcvin (Dumont d’Urville), là một trong những chiến hạm đã đánh chìm những tàu chiến Siam hồi năm 1940, ông xin gặp ngay đô đốc Mubaten và đã chuyển giao lá thư của tướng Đờ Gôn. Những dấu hiệu tự nhiên về sự quan tâm của đô đốc là những dấu hiệu tốt lành cho tương lai. Điều đó được xác minh. Một chi tiết là sự báo hiệu làm cho người Pháp phải chú ý đến. Đó là những lá cờ của bốn nước Đồng minh trong tổ chức SEAC gồm: Anh, Trung Quốc, Hà Lan và Mỹ. Đến tháng 11, lá cờ Pháp được bổ sung. Trong hai tháng cuối của năm 1944, nhiệm vụ của phái đoàn là tìm những viện trợ về người và của. Việc này được chấp nhận một cách khó khăn. Trong khi ấy lực lượng DGER vẫn tiếp tục phong tỏa đặc biệt trong phạm vi vận chuyển bằng đường không và đường thông tin.

Blaidô trở về Pari vào trung tuần tháng 1-1945 để báo cáo công việc cho chính phủ, làm sáng tỏ quan điểm của mình và để chấp nhận được những phương tiện yêu cầu từ mấy tháng nay. Tướng Blai do được Anphôngsơ Giuanh (Alphonse Juin), Tổng tham mưu trưởng của Bộ Quốc phòng, sau đấy được tướng Đờ Gôn tiếp. Hai ông này tỏ ra tán thành đề xuất của Blaidô trong kế hoạch trở lại Đông Dương bằng một trận đánh phối hợp với SEAC. Điểm đổ bộ vào Đông Dương phải gần với các căn cứ của Anh, nó sẽ là một đầu cầu cho một lực lượng lớn của Pháp dưới sự bảo trợ của quân Anh. Có mọt kế hoạch khác đề xuất bởi Moócđăng và Aymê (Aymé) (là hai tướng chỉ huy cao cấp mới): theo kế hoạch này thì “thực hiện duy trì kéo dài càng lâu càng tốt sự chiếm đóng của quân đội Pháp ở đồng bằng Bắc Bộ, các thành phố lớn và dùng những lực lượng nhỏ đánh chiếm những vùng hiểm trở tạo nên những chiến khu”.

Trong cuộc hợp của Hội đồng Quốc phòng ngày 30-1-1945, tướng Blaidô nhấn mạnh đến sự cần thiết phải thành lập không chậm trễ đạo quân viễn chinh. Việc này có ý nghĩa làm cho Đồng minh thêm lòng tin cậy và đáp lại yêu cầu của đô đốc Mubaten thành lập một Bộ chỉ huy Pháp thống nhất. Suxten đánh giá thấp những ý kiến trên và không đưa đến một quyết định nào trước sự thất vọng của tướng Blaidô. Đến tháng 9-1944, tướng Kêních (Koenig) đã có nhận xét: “Đừng quên rằng, nhân danh là Tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang nọi địa, đến tháng 6 gần đây, tôi chỉ nhận được của Đồng minh những tiếp viện cần thiết sau khi đã làm tê liệt toàn bộ lực lượng DGER”.

Trên đường về, với sự khẩn khoản yêu cầu của chính phủ, ông ghé thăm và kiểm tra lữ đoàn ở Mađagátxca, và ngày 30-3-1945 ông về đến Sri Lanca. Ông lấy làm lo ngại về sự đảo lộn tình hình ở Đông Dương sau cuộc đảo chính của Nhật ngày 9-3. Ông đứng trước tình thế xảy ra một sự tranh giành ảnh hưởng do tên đại tá Đơravin (Dewawrin), hay Pasi (Passy) là tổng thư kí mới của DGER tiến hành. Tên này có âm mưu nắm quyền điều hàn kể cả Calcutta, và thay thế ông bên cạnh Bubaten. Việc gì đã xảy đến?

Ông Ăngđrê Xanh - Mlơ (Adré Saint - Mleux) phát hiện là tòa đại sứ Nhật ở Sài Gòn đã hé mở cho biết là vào cuối năm 1944, nước Nhật sẽ bắt buộc phải xem lại đường lối chính trị của họ đối với Đong Dương, khi mà quân đội Mỹ trở lại Philíppin.

Từ ngày 25-1-1945, tướng Giuanh, bằng một bức điện, đã báo động cho các cấp chỉ huy quân sự ở Đông Dương về cuộc đảo chính có thể xảy đến. Ngày 2-2, tướng Mắc Áctua (Mac Arthur) đã đến trước Manille và ngày 23, đô đốc Đờcu lo lắng trước sự diễn biến của tình hình đã gửi một bức điện tối mật cho Bộ Thuộc địa.

“Tôi chỉ nhận được những bức điện không có dấu, không ghi nơi gửi, không kí tên, tôi đoán đây là những chỉ thị cần thiết của chính phủ giao trách nhiệm cho tôi, gửi đặc biệt cho riêng tôi, tôi coi có giá trị như trước đây có chữ kí của Bộ trưởng Bộ Thuộc địa hay của Thủ tướng Chính phủ. Tôi rất hiểu sự có ích của phong trào kháng chiến, nhưng bị bao vây bởi những hiệp định hiện hành, bởi trách nhiệm nặng nề trong việc duy trì trật tự và các quan hệ ngoại giao... Tôi khẩn khoản mong được cấp trên cho những thông tin đang song song diễn biến… Sự thiếu cân đối trong việc tổ chức kháng chiến có thể làm cho tôi rát bị phiền trong việc làm yên lòng mọi người và đoàn kết những người Pháp. Nó có thể có một ảnh hưởng lớn đến sự trật tự bên ngoài. Việc loại bỏ quân đội Nhật ra khỏi xứ Đông Dương chỉ là vấn đề thời gian.Cho nên vì quyền lợi nước Pháp, những sáng kiến quá sớm có thể đưa đến một cuộc đảo chính, làm đảo lộn mọi tình thế, không thể tiến hành mà không cho tôi biết”.

Ở Pari, bức điện của ông bị coi như một bức thư chết.


(1)Theo quyết định của tướng Đờ Gôn “Nước Pháp tự do” sẽ gọi là “Nước Pháp chiến đấu” kể từ ngày 14-7-1943.
(2)DGER: tên của Tổng nha nghiên cứu và khảo sát. Sau này đổi thành: Cơ quan tình báo đối ngoại và phản gián (SDECE). Cuối cùng lấy tên là Tổng nha tình báo đối ngoại (DGSE).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #13 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2009, 08:05:53 am »

9
CUỘC MÚA KIẾM
“Tôi luôn tin là Ngài có thể điều khiển cuộc kháng chiến”

Những ngày đầu của tháng 3-1945, những tin không vui dồn dập đến với cac nước thuộc khối trục tay ba. Những cánh quân Đồng minh Âu châu, hồng quân Liên Xô khép chặt vòng vây nước Đức. Nước Italia đang trên bờ vực phải đầu hàng. Hạm đội Mỹ áp sát nước Nhật. Lực lượng không quân Nhật nhỏ bé trở nên bất lực trước những trận không kích dữ dội của không quân Mỹ - Anh vào Ôkinaoa (Okinawa), vòa quần đảo Marian (Mariannes). Mác Áctua đánh chiếm Manile, ở Đông Dương, dù được thả xuống Lạng Sơn, ở Hà Nội những bàn tán bí mật của những người kháng chiến không qua được mắt của Kempetai, một tổ chức do thám của Nhật. Giờ phút phải nghĩ lại đường lối chính trị của mình đã đến, nghĩa là quân đội Nhật phải bảo vệ hậu phương của mình. Ngày 9-3, một tối hậu thư được gửi đến đô đốc Đờcu, buộc quân đội Pháp phải được giải giáp, hạn trong hai tiếng phải thi hành. Trước thời hạn cuối, tất cả các đồn lũy của quân đội Pháp đều bị bao vây trên toàn cõi Đông Dương. Trong khi ấy, thì đô đốc Đờcu, tướng Aymê và một số sĩ quan cao cấp bị bắt giam trong lâu đài Nôrôđôm ở Sài Gòn. Tại Hà Nội, tướng Moócđăng, người chỉ huy các lực lượng thì chạy trống vào một nhà bác sĩ, cuối cùng rệu rã đến tột độ, phải ra đầu hàng quân Nhật.

Chiều ngày 10-3, vua Bảo Đại vừa qua hai ngày đi săn về nhận xét thấy có những biến động bất bình thường của quân đội Nhật xung quanh Hoàng thành Huế. Hôm sau, viên đại sứ của Nhật hoàng xin yết kiến nhà vua. Cuộc gặp gỡ diễn ra thân mật, đại sứ Yokoyama nói bằng tiến Pháp với nhà vua và tuyên bố:

“Kính tâu Hoàng đế, nước Nhật chúng tôi buộc phải nắm vững trong tay xứ Đông Dương vì những hoạt động lật đổ của các lực lượng kháng chiến Pháp đang tiến hành ngấm ngần. Lực lượng này nhận những vũ khí và có ý định làm cản trở các cuộc hành quân của quân đội Nhật. Chúng tôi bắt buộc phải tiến hành mổ xẻ cái ung nhọt này, mặc dù đất nước chúng tôi đã có những cam kết duy trì chủ quyền của nước Pháp. Nhưng nước Nhật chúng tôi luôn giữ tình hữu nghị với các nước và các dân tộc ở Đông Dương.

Thưa Hoàng đế, đêm hôm qua chúng tôi đã chấm dứt chủ quyền của nước Pháp với nước ngài. Tôi được ủy nhiệm trao cho Hoàng đế nền độc lập của nước Việt Nam”.

Với sự đồng ý của quân đội Nhật, ngày 12, Bảo Đại ban hành bản tuyên bố sau:

“Dựa theo tình hình thế giới và tình hình châu Á nói riêng, Chính phủ nước Việt Nam tuyên bố công khai là từ ngày hôm nay, hiệp ước là thuộc địa của nước Pháp (kể từ 1884) bị hủy bỏ và đất nước Việt Nam giành lại quyền độc lập của mình”.

Ông vua trẻ Nôrôđôm Xihanúc (Norodom Sihanouk) nước Campuchia và ông vua già  Xixavang Vông (Sisavang - Vong) của nước Lào phải đành chịu từ bỏ những hiệp định ràng buộc họ với nước Pháp và buộc phải gia nhập vào khối Đại Đông Á. Những người Việt Nam thì ở thế chờ đợi. “Trời đã bỏ rơi người Pháp” họ nói vậy, họ nghĩ như là một định mệnh đã đến, “một đòn chí mạng” đã đánh vào uy tín người Pháp. Ở Nam Bộ sự bất ngờ gần như là hoàn toàn, quân đội Pháp bị giải giáp nhanh chóng. Ở Trung Bộ và ở Bắc Bộ, một số quân Pháp tránh được âm mưu của địch, chạy trốn được vào vùng rừng núi hoặc chạy được sang Trung Quốc. Một số đơn vị chống cự anh dũng, nhưng đều bị đè bẹp và bị tàn sát một cách man rợ. 50 năm sau, hình ảnh về sự tàn bạo của quân đội Nhật còn để lại sự công phẫn.

SỰ LẠM THU CỦA QUÂN ĐỘI NHẬT

Tại Đồng Đăng, đại úy Annốt (Annosse) chống cự với quân Nhật suốt ba ngày liền. Tên sĩ quan Nhật khen lòng dũng cảm của ông, rồi ra lệnh chặt đầu Annốt trước hàng quân. Tối đến, 52 người khác bị lính Nhật chỉ định một cách may rủi, chúng ra lệnh lột hết quần áo, bắt quỳ gối bên cạnh những cái hố rồi đều cho cùng chung số phận chôn sống, xử trảm. Trong những người trên, có một người, đó là y tá Phécnăng Crông (Fernand Cron). Như một tia chớp, anh nhào sớm hơn theo mũi kiếm của tên đao phủ vào đống xác người. Lưỡi kiếm chỉ sạt qua bắp thịt ở cổ anh. Khi trời tối, bọn sát nhân đã đi xa, anh kêu se sẽ. Không một tiếng trả lời. Anh ngoi ra từ đống bùng nhùng, nào là xác chết, nào là máu mê, với một sức mạnh phi thường. Anh sờ gày, tìm ra vết thương. Bằng hai tay anh ôm lấy đầu, mò theo một đường mòn đi lên núi. Anh cắm đầu chạy. Anh đến một ngôi làng thổ dân miên núi. Dân làng chăm sóc anh theo khả năng của họ, họ giấu anh vào một cái hang trong vài ngày. Anh tiếp tục cuộc chạy trốn vu vơ. Bắt gặp một đại đội của đại úy Misen (Michel), thuộc trung đoàn 3 Bắc Kỳ, đang tìm đường chạy sang Trung Quốc, anh ta xin nhập đoàn quân ấy.

Ở Lạng Sơn, quan sứ Camin Ôphen (Camille Auphelle) và tướng Êmin Lơmôngniê (Émlile Lemonnier)(1) bị bắt sau một sự lừa dối. Hai ông từ chối không chịu kí vào lời kêu gọi binh sĩ đồn trú ở các bốt ra hàng. Chúng đưa hai ông đến cạnh một cái hố và dùng kiếm chặt đầu. Ngày 18-11-1946, trong một cuộc đào bới ở một hố chon người cạnh hang Kỳ Lừa thuộc thành phố, xác của Lơmônggiê được tìm thấy, hai cánh tay bị trói và còn có cả phù hiệu cấp tướng. Ngoài ra, còn đại tá Rôbe (Robert), một sĩ quan kiên cường dũng cảm, xứng đáng là một vị chỉ huy kháng chiến, điều mà bọn Nhật biết trước, cũng chịu chung số phận ở cạnh một cái chùa giữa thành phố. Bọn Nhật kết liễu các thương binh bằng lưỡi lê, chúng dùng bọn lĩnh đông để đi khiêng xác. Trong một số phố, để lấy cung hay làm nhục, lính Nhật dùng những cực hình như: dìm xuống nước, tra điện, đánh đập, nhốt nhiều người trong một cái lòng gỗ, bắt quỳ, không cho cựa quậy, nhúc nhích, trong 12 tiếng dưới trời nắng chói, bên  cạnh những hố phân hôi thối.

Ngày 10-3-1945, hôm sau ngày đảo chính, Đờ Gôn đã điện cho Moócđăng:

“Tôi có những yếu tố để tin tưởng là ngài có thể điều hành công cuộc kháng chiến kéo dài cho đến khi những hoạt động bên ngoài của Đồng minh phối hợp đưa chúng ta đến thắng lợi”.

Và qua đài truyền thanh, ông đã công bố cho cả nước:

“Sự thật là chưa bao giờ Liên bang Đông Dương tỏ ra dám đối đầu với kẻ thù từ phương Bắc như bây giờ, cũng như dám quả đoán tự tìm cho mình, với sự giúp đơ của mẫu quốc, những điều kiện để phát triển về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đạo đức, nơi đây là tiền đồ lớn của nó. Từ đây bức màn đã mở toang. Chính phủ Pháp sẽ thông tin liên tục những đường đi nước bước trong việc thực hiện ý đồ này”.

Những cầu nguyện cũ kĩ, những lời tốt đẹp đã đi trước bản Tuyên bố của chính phủ lâm thời về Đông Dương (24-3-1945). Theo Hăngri Lôrăngti, người phác thảo bản tuyên bố này còn thoáng hơn bản tuyên bố ngày 8-12-1943. Đối với văn bản này, phe Đồng minh không quan tâm, nhưng với Hồ Chí Minh đó là một tia hi vọng về độc lập. Trái lại, phái đoàn đại diện người Việt ở Pari, tỏ ra lo ngại. Họ không nhầm, vì băn bản này có hai điều dẫn đến những kết luận tai hại: đó là sự từ chối cho độc lập và thống nhất của nước Việt Nam mới. Trên đất Việt Nam, những đại diện của ba kỳ (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ) không tìm ra lối thoát. Đảng của ông Hồ Chí Minh, lúc ấy đã trở thành lực lượng chính đối đầu với quân đội Nhật, vì quân Pháp đã bị loại trừ hết rồi.

Sự thiệt hại về quân sự lên đến 2.700(2) người Pháp và những người sống sót còn lại là dân thường và quân nhân sau những trận khủng bố của quân đội Nhật, đều bị tập trung vào các trại giam tù binh khủng khiếp, như trại Hòa Binh hay còn gọi là “trại chết mòn” vì nó nằm trong vùng nước độc. Những gia đình Pháp được tập hợp lại trong những thành phố đều bị dồn 4-5 người vào một phòng. Những ý thức về bạo lực, về hải ngoại, về giành độc lập được khuyến khích trên các báo và đài phát thnh. Tình trạng trên kéo dài 7 tháng ở Nam Kỳ và đến một năm ở Bắc Kỳ.

Về đội quân rút sang Trung Quốc, xin kể hai sự kiện mà ít người biết đến;

• Philíp Hêđuy đã kể rằng đai úy Gôsê (Gaucher) của trung đoàn 5 lê dương, ngày 1-4 đến thung lũng Điện Biên Phủ, nơi đây có quân Nhật. Sau một cuộc chạm trán mạnh và tự thấy lường sức không chống cự được mặc cho có sự viện trợ của một đại đội của 5e RIC(3), ông phải tính chuyện rút qua đất Lào gần đấy. Chín năm sau (13-3-1945) cùng viên sĩ quan ấy, nay đã là trung tá và chỉ huy trưởng lữ đoàn 13 lê dương (của Bir Hakiem), bị tử trận ở nơi này, trong đồi A1 (Béatrice)(*) cùng với 450 lính lê dương.

• Sự kiện thứ hai:Kể lại về vụ thảm sát ngày 4-4 của quân Nhật, với các thương binh còn nằm lại ở Điện Biên, số thương binh này không sơ tán được vì máy bay hỏng, nó chuyên dùng để đưa đón một phái đoàn của DGER, trong đó có Pusi (Pussy) và Lănglátđơ. Theo ông Giắccơ đờ Phôlanh (Jacques de Folin), phái đoàn này do Đờ Gôn gửi đến, có ý nghĩa với tướng Sabachiê, lúc ấy đang ở thế khó khăn, là chuyển một mệnh lệnh: “cố giữ một mẩu đất dù nhỏ để làm chỗ xuất phải cho cuộc vận động chính trị đối với toàn cõi Đông Dương”.

Dù sao, những cố gắng của tướng Blaidô cũng đi đến những kết quả nhất định. Ngày 30-4, ông được mới đến dự hai cuộc gặp gỡ: một với nguyên soái Tưởng Giới Thạch, hai với viên tướng Mỹ Oétđơmây (Wendemeyer) - chỉ huy các lực lượng Mỹ ỏ Trung Quốc. Những cuộc thương lượng đã đi đến kết quả là: các lực lượng quân sự Pháp chạy trốn sang Trung Quốc được đón tiếp tử tế và sẽ được tạo điều kiện thuận lợi cho việc trở về. Quân số gồm 4.000 người.

Ngày 25-4, trước khi lên đường đi Trùng Khánh, tướng Blaidô nhận được lệnh của Đờ Gôn về việc thay đổi nhiệm vụ chỉ huy của ông: tướng Blaidô bị tước một phần lớn nhiệm vụ, phải nhường quyền cho tướng Sabachiê đang bị cô lập và đang gặp nhiều khó khăn. Sabachiê được phong làm Tổng đại diện của Chính phủ Pháp ở Đông Dương kiêm Tổng chỉ huy. Tướng Blaidô buộc phải bỏ chuyến đi, và những bạn “nô lệ vong quốc”, như người Trung Quốc hay chế giễu. Bọn này sau đấy phải lang thang gần suốt một năm. Bị bạc đãi nhưng là những con người đầy thử thách. Đến tháng 4-1946, Blaidô mới trở về Bắc Kỳ. Tháng 6 năm áy, tướng Lơcléc đổ bộ xuống Điện Biên để úy lạo những người thoát nạn, mà đứng đầu là đại tá Kilisini (Quilichini) từ Pháp sang theo đường Côn Minh, có mặt từ tháng 10-1945, là một cựu chiến binh thuộc 2èDB(4) từ Camơrun (Cameroun) về. Lơcléc với con mắt tinh đời liếc nhìn những đỉnh núi bao quanh, ông thốt lên: “Mảnh đất đáng nguyền rủa này!”.


(1)Đại lộ ở Pari giữa đường Luvrơ (Louvre) và Giácđanh đề Tuylơdi (Jardin des Tuilesies), mang tên ông. Ông là người chỉ huy Lữ đoàn số 3 của Sư đoàn Đong Dương, là đơn vị có 460 người bị sát hại sau khi đầu hàng…
(2)Gồm 1 cấp tướng, 9 đại tá, 20 trung tá, 60 đại úy, 91 trung úy và thiếu ủy, 690 hạ sĩ quan trong số này phần lớn bị sát hại bằng lưỡi gươm, lưỡi lê hay lưỡi cuốc theo cách thông thường mà quân Nhật hay dùng trong năm 1945. Về phần thiệt hại, Brêhêrê kể lại một câu mà tướng Đờ Gôn nói với một sĩ quan: “nước Pháp đã mất trong cuộc kháng chiến 100.000 người, không thể cho phép xứ Đông Dương được giải phóng mà đối phương không phải trả giá với số 10.000 người của họ…”.
(3)5e RIC: 5e Régiment ìnanterie colonial - Trung đoàn bộ binh thuộc địa số 5.
(*)Đúng ra là Him Lam.
(4)2èDB: 2è Division blondée - Sư thiết giáp số 2.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #14 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2009, 08:14:11 am »

10
SỰ TRỞ MẶT TÀN BẠO
Qua Ấn Độ Dương hay Thái Bình Dương?

Vào giờ này, tháng 6-1945, tiếng vọng của những chiến hạm ở Xiry (Syrie) và Libăng đã đến tận Kandy. Cũng nên nói một vài lời để giải thích sự chấn động của những sự việc trên đối với Trung Đông. Tướng Đờ Gôn hiểu những nước này, vì ông đã có hai năm ở đây (từ tháng 11-1929 đến tháng 10-1931).Sự xa cách của nó đối với Pari đã là nguyên nhân của một bức thư trơ tráo gửi tháng 1-1928 cho thống chế Pêtanh (Pétain) về việc soạn thảo một công trình. Sự tỉnh ngộ qua lại của hai con người ngày càng tăng lên trong những năm tháng gần đây.

Một năm sau khi Đờ Gôn với bộ tham mưu của các lực lượng ở phía Đông, quan tư Đờ Gôn viết: “Ở đây có những dân tộc không bao giờ thỏa mãn bất cứ điều gì, thỏa mãn với bất cứ ai, nhưng họ lại cúi đầu chịu khuất phục trước sức mạnh, dù chỉ mới chớm xuất hiện”.

Mười lăm năm sau, sự mất tín nhiệm của người Pháp hồi tháng 6-1940, cộng với những cuộc tranh chấp cốt nhục năm 1941, những khoác lá năm 1944-1945, đã đưa người Xyri nổi dậy và đuổi người Pháp ra khỏi nước họ. Đờ Gôn đã dùng sức mạnh để can thiệp.

Người Anh tức giận khi thấy chúng ta áp dụng một đường lối cứng rắn có thể làm hại đến quyền lợi của họ. Ngày 5-5-1945, ông Sớcsin viết một bức thư gửi tướng Đờ Gôn: “Nếu ngài tăng cường lực lượng trong lúc này, thì các nước Arập lâu nay tin vào những lời hứa thương lượng của ngài, có thể nghĩ rằng ngài đang chuẩn bị một sự thu xếp bằng bạo lực. Việc này có thể làm tổn hại đến quan hệ mà ngài và tôi đang thiết lập với họ”.

Với đầu óc luôn thực dụng, ngày 1-6-1945, quân Anh tiến vào Đamát (Damas) và Bâyrút (Beyrouth), dồn quân Pháp vào các doanh trại, cho chúng ta một bài học đau đớn và chạm vào lòng tự ái. Tướng Đờ Gôn rất tức giận, ngày 4-6-1945, ông tuyên bố với đại sứ của Anh quốc là: “Chúng tôi chưa đến mức độ, theo tôi nhận thức, phải tuyên chiến với nước ngài, nhưng vì các ngài đã sỉ nhục nước Pháp và phản bội lại châu Âu. Việc này không thể nào quên được”.

Pôn Muýt (Paul Mus) nói: Những người Đông Dương “theo dõi chăm chú những sự kiện xảy ra ở Xyri, họ để tâm nghiên cứu những vận mệnh của trời đất”.

Sự kiện quan trọng trên, bị che giấu ở mẫu quốc, đã đưa đến cho Đờ Gôn một sự đảo lộn hoàn toàn. Lợi dụng cơ hội tướng Giuanh sang Mỹ dự một hội nghị ở Xan Phrranxixcô (San Francisco), ông giao cho ông này đề nghị với tướng Mácsan (Marshall) cho đặt dưới quyền chỉ huy của Mỹ, trong cuộc hành binh ở Viễn Đông, một binh đoàn gồm hai sư đoàn do tướng Lơcléc chỉ huy. Hai sư đoàn này là hai sư dành cho SEAC của tướng Mubaten: Sư 9è DIC(1) (đóng ở Đức) và sư 1ère DICEO(2) với quân số tính theo lí thuyết và tản mạn. Quân Mỹ đồng ý. Nhưng theo đại tá Guylơbông (Guillebon), tham mưu trưởng của Lơcléc, hồi tháng 7, ông đến Oasinhtơn để có những tiếp xúc ban đầu, ông đã lường hết những khó khăn trong việc cải tổ và điều động hai sư đoàn trang bị theo kiểu châu Âu, vượt Đại Tây Dương, để đi tác chiến trong rừng núi xa xăm. Dù sao, quân Mỹ đã từ chối một kiến nghị của quân Anh: họ muốn thắng quân Nhật. Đô đốc Mubaten và bộ tham mưu của ông không hở một lời cho tướng Blaidô biết. Họ lấy làm phiền lòng và lúng túng trước sự thay đổi bất ngờ của Chính phủ Pháp trong việc quy định giới hạn hoạt động chiến trường của SEAC, luôn phải thay đổi.

Trong thời gian ấy, trung đoàn 5e RIC, đơn vị ứng chiến nhẹ, bao gồm những đơn vị commăngđô (commandos) được huấn luyện để chiến đấu ở rừng núi, được điều đi trước khi đại quân đến Đông Dương. Ngày 8-5-1945, 5e RIC rời căn cứ huấn luyện Djidjelli ở Angiêri xuống tàu. Tướng Blaidô có ghi chú là: sau khi đơn vị cuối cùng được chuyển qua, quân du kích Kabyles, tổ chức do Đảng Tuyên ngôn Messali Hadj, đã phá sập chiếc cầu trên con đường độc đạo đi đến Bougie (Bejaia), là nơi đã diễn ra nhiều điều quá khích với người Âu. Đó là những dấu hiệu ban đầu của những cái mà người ta sẽ gọi là “sự kiện Angiêri”, cái xứ Angiêri mà sau này sẽ nói đến từ chuyện một trại tù, sau sự thất bại của trại tập trung Điện Biên Phủ.

Một tháng sau khi chuyển giao trách nhiệm của tướng Xabachiê, ông này đã gây nên một sự tranh cãi kịch liệt giữa viên tướng Mỹ Oétđơmây và đô đốc Anh Mubaten. Sự lựa chọn đã không đúng lúc, tướng Blaidô nhận xét: “Sự thành công của chúng ta xa dần hằng ngày trước những tranh giành cá nhân, và trước sự thiếu chắc chắn của chúng ta. Và xa hơn, sự thực chứng mình là người Anh không muốn bị ràng buộc, trước những cử chỉ được áp dụng của DGER, họ trở nên ngập ngừng”.


(1)9è DIC: 9è Division d’ìnanterie coloniale - Sư bộ binh thuộc địa số 9.
(2)1ère DICEO: 1ère Division d’ìnanterie coloniale Extrême Orient - Sư bộ binh thuộc địa Viễn Đông số 1.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #15 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2009, 08:29:41 am »

XABACHIÊ BỊ TRIỆU HỒI VỀ NƯỚC

Ngày 12-6, tứng chỉ huy lữ đoàn Mácxen Alếchxăngđri (Marcel Alessandri), người đã cùng đơn vị của mình qua Trung Quốc hồi tháng 4, được lệnh thay tướng Xabachiê bị gọi về nước. Vài ngày sau khi về Pháp, ông được tướng Đờ Gôn tiếp ở phố Xanh Đôminích (Saint Dominique). Sau đây là lời Ivơ Brêhêhê (Yves Bréhehet) kể lại:

Đờ Gôn có một uy tín lớn(1): ”Là cứu tinh của nước Pháp”.

Trung úy Guy đưa ông vào.

“Tướng Đờ Gôn mời ông ngồi…”.

Cuộc gặp gỡ như một cuộc kể chuyện đơn phương của vị Tổng đại diện của nước Pháp ở Đông Dương hơn là một cuộc trao đổi. Vị chỉ huy GPRF hút hết điếu thuốc này qua điều khác(2). Ông lắng nghe không mệt mỏi câu chuyện kể về những gì đã xảy ra ở Đông Dương mà không hề bộc lộ một thái độ, một hành động phản ứng nào trên khuôn mặt.

Vừa nói Xabachiê vừa theo dõi đối tác của mình. Hai người đối diện, điều mà mọi người chú ý là cặp mắt của người đối mặt. Hai mắt của Đờ Gôn không nhấp nháy mà lờ đờ, hai tròng mắt đè nặng bởi hai mí mắt dày cộp.

Cái gì đang được che giấu đằng sau cái mặt nạ không nao núng này? Đây là ý nghĩ của vị tướng. Người ta có thể tưởng tượng là một giấc mơ huyền ảo, kéo dài trong đêm, đang trùm lên cặp mắt của tướng Đờ Gôn. Thực tế là Đờ Gôn đang nghe, không như một máy ghi âm, mà với tinh thần và suy nghĩ sâu sắc. Tướng Xabachiê không rõ thời gian tướng Đờ Gôn không cho phép mình nói. Xabachiê vội đi vào phần quan trọng của câu chuyện. Tự nhiên, lần đầu tiên, với một giộng trầm và không thay đổi, Đờ Gôn ngắt lời ông để hỏi về những vụ tàn sát của quân Nhật trong ngày 9-3-1945, Đờ Gôn nói một cách chểnh mảng là ông đã được tin về vụ tấn công này. Về vấn đề này, Xabachiê tỏ vẻ ít quan tâm. Tiếp theo, đã là một cựu sĩ quan tình báo, ông phân tích: Ngày 5-3-1945, những đài vô tuyến của Bộ tham mưu Ôxtrâylia báo là đã bắt được một tin của Nhật về vụ tấn công này. Tùy viên quân sự Pháp ở Ôxtrâylia, đại tá Rơnuýtchxi (Renucci), lập tức chuyển tin về Pari. Pari không chuyển tin này! Mặc dù, theo tướng Gianh đã tuyên bố là đã chuyển tin cho người có trách nhiệm. Vì vậy, mà Đờ Gôn biết việc này.

Khi Xabachiê nói đến một phần những sai lầm về tổ chức kháng chiến ở Đông Dương, vị lãnh đạo GPRF, vừa cười vừa đưa tay mời ông lướt qua chi tiết. Đờ Gôn không có một chút thái độ cảm ơn đến những người đã chiến đấu và chịu cực nhục, đến những người đã bị tàn sát, bị giết bởi quân Nhật. Đây là một chính khách. Những chuyện nhỏ nhặt của con người, đều dưới tầm quan tâm của nhà chính trị lớn…

Ở Trung Hoa, Xabachiê bị kẹp giữa các thế lực Mỹ - Tàu Tưởng và Anh chỉ vì cái DGER, và ông đã lên án nhè nhẹ. Đờ Gôn trả lời là ông quen với những khó khăn tương tự và ông tinh là tình hình đối với việc này sẽ được dần dần sáng tỏ.

Để két thúc, Xabachiê bắt đầu đi vào xem xét triển vọng tương lại. Đã gần ba giờ ông ở trong phòng của tướng Đờ Gôn. Bóng chiều đã về với Pari, ông phải đi đến kết luận:

- Chúng ta không nên tự đánh lừa về sự trung thành của các nước Đông Dương, đang bị tuyên truyền một cách khôn khéo xu hướng  muốn loại chúng ta và cả rời khỏi liên bang. Một khi chủ quyền nước Pháp được lập lại, sẽ cần thiết phải mời trở lại những người có trình độ am hiểu về Đông Dương và kể cả người dân nữa. Lần này ông tự bào chữa cho mình. Thế là kết thúc. Đờ Gôn đứng dậy tiễn ông và nói:

- Hội đồng liên bộ sẽ nhóm họp, ông có thể giải thích cho họ tất cả những vấn đề này. Phải nói những gì mà ông đã làm cho nước Pháp. Xin cảm ơn ông.

Hai ngày sau, trước một hội đồng gồm 7 bộ trưởng, tướng Giuanh (Juin) và Giám đốc DGER, tướng Xabachiê lập lại câu chuyện của ông. Trong khi chờ đợi những huấn thị của Đờ Gôn, Xabachiê dồn cho các vị bộ trưởng những ghi chú, những quan điểm mà ông phỏng đoán sẽ nhận được khi ông trở về cương vị là Tổng đại diện.

Ngày 10-8, Xabachiê nhận được một bức thư viết tay cảu André Diethelm, Bộ trưởng Bộ Chiến tranh:

“ngài Xabachiê thân mến!

Sau những diễn biến của những sự kiện ở Viễn Đông, Chính phủ đã quyết định chỉ định một vị toàn quyền Đông Dương, đồng thời ngài thôi giữ chức Tổng đại diện. Nhân dịp bóa tin cho ngài về quyết định này, toi xin gửi lời cảm ơn về những đức tính cao đẹp mà ngài đã thể hiện và xin bảo đảm với ngài sẽ đặc biệt quan tâm, khi bổ nhiệm ngài vào một cương vị mới. Xin tin ở lời tôi”
.

Tướng Xabachiê được tặng thưởng Huân chương Bắc đẩu bội tinh với những lời tuyên dương khích lệ. Cuối đời, ông dành thời gian để tán gẫu ở Hội đồng Quốc phòng tối cao và viết hồi ký.

Cũng trong thời gian này, Bộ Tham mưu của đô đốc Mubaten có tin là tướng Lơcléc được chỉ định làm chỉ huy một binh đoàn gồm hai sư đoàn. Đô đốc tỏ là hoài nghi. Tướng Blaidô ngỏ ý xin phép trở lại Pari để tìm hiểu những lời giải thích về những sự việc trên. Ngày 15-6, trong một buổi dạ hội “Rangoon Victory Parade” mừng ngày chiếm lại tỉnh này từ tay quân Nhật, đô đốc Mugbaten giao cho tướng Blaiô một bức thư nói về sự nghi ngờ của Mỹ trong việc tiếp nhận sự tăng viện của Pháp. Đổi lại, ông tuyên bố chấp nhập kế hoạch của Blaidô, và tham gia đóng góp bằng hai sư đoàn với điều kiện là phía Pháp cũng có hai sư đoàn tham chiến. Tất cả đều đặt dưới sự chỉ huy của Pháp. Ông tỏ sự hi vọng sẽ thấy Đông Dương nằm trong vùng ảnh hưởng của ông sau Hiệp định Pốtxđam.

BLAIDÔ BỊ RA RÌA

Ngày 22-6, Blaidô bay về Páp, qua Karachi, Le Caire, Maltes và Louere. Ông đén Pari,theo lời ông viết: “đang diễn ra một cuộc đấu tranh giành những vị trí cao trong Bộ Quốc phòng giữa các chức sắc cao của FFI”(3). Những cuộc thăm hỏi và gặp gỡ với tướng Gianh, với các bộ trưởng Bộ Hải ngoại, Bộ Ngoại giao, Bộ Chiến tranh, Bộ Không quân đều rất chán nản. Ở đâu ông cũng gặp sự thờ ơ với Đông Dương. Cuộc găp gỡ với tướng Đờ Gôn lại càng làm cho ông thêm chán nản. Ông trình bày kế hoạch của mình, để giành lại chủ động, phải dùng vũ lực với sự giúp đỡ của quân Anh, với bốn sư đoàn trong đó có hai sư của Pháp đã chỉ định. Đờ Gôn gạt sự trình bày, nói rằng: “tất cả đèu là ý của Mubaten, không có gì chững mình là có sự đồng tình của Chính phủ Anh. Thêm nữa trong lúc này chúng ta không thích thú gì trong việc tìm sự giúp đỡ của Anh”. Một tờ tình đánh máy ngay chiều hôm ấy được gửi cho tướng Gianh, tiếp theo là một cuộc xin gặp gỡ. Ông này tỏ ra không bằng lòng về sự khẩn khoản trên, trả lời lại là nước Pháp không thể kham nỏi sự cố gắng trên,vì còn phải có một lực lượng chiếm đóng quan trọng ở Đức, một quân số tạm đủ cho Bắc Phi. Theo nhận xét và tuyên bố của Blaidô việc gửi nhiều sư đoàn qua Đức mà không gửi hai sư đoàn qua Đông Dương sẽ đi đến để mất xứ này hay phải làm một cuộc chiến tranh kéo dài và tốn kém. Gianh trả lời: “Tôi thích Bắc Phi hơn Đông Dương”. Blaidô trả lời: “Trong khi chơi trò chơi làm mất Đông Dương thì nước Pháp mất cả Bắc Phi”. Trong cuộc họp Hội đồng Quốc phòng tiếp theo, đã có dự kiến gửi qua Đông Dương hai sư đoàn cộng với 5e RIC và lữ đoàn Mađagátxca. Về hình thức, người ta có vẻ đồng ý với Blaidô, nhưng trong cuộc gặp gỡ tay ba với Gianh, ông này khuyên Blaidô nên trở lại Xri Lanca.

Vài ngày sau, tại Hội nghị Pốtxđam(4), ba nước lớn đã quyết định chia Đông Dương làm đôi từ vĩ tuyến 16 tức là từ phía nam (Đà Nẵng) với mục đích để giải giáp quân Nhật. Phía Nam đặt dưới quyền quân đội Anh, phía Bắc dưới quyền quân đội Tưởng Giới Thạch, đẻ trả công đã tạo điều kiện thuận lợi cho Xtalin ở Mãn Châu thuộc Trung Hoa.

Ngày 16-8, Đờ Gôn gửi thư cho Bialdô(5). Nội dung bắc thư có đoạn:

“Ngài Blaidô thâm mến.

Sự kết thúc cuộc chiến tranh với Nhật, đặt ra một vấn đề mới là việc tổ chức chỉ huy của nước Pháp ở vùng Viễn Đông. Bây giờ chỉ còn là việc chỉ huy các lực lượng ở Đông Dương, và sự chỉ huy ấy nên giao cho những người đã quen với việc sử dụng những đơn vị giúp cho chúng ta trở lại với mảnh đất của chúng ta. Vì lẽ ấy mà tôi quyết định chuyển ngài qua một nhiệm vụ mới. Chức vụ này, sẽ xứng đáng với ngài và tin là ngài sẽ bằng lòng.

Cho phép tôi được cảm ơn và khen ngợi ngài trong việc hoàn thành những nhiệm vụ khó khăn và tế nhị. Nếu chúng ta đạt được mục đích lấy lại Đông Dương là nhờ các Đồng minh với những hoạt động cá nhân của ngài đã đóng phần quan trọng. Thân ái.


Đờ Gôn

Vì lợi ích chung, Blaidô chịu nhẫn nhục không trả lời những phê bình, những lời vu không và từ chối không cho ra một văn bản nào. Chỉ có đô đốc Mubaten đã gửi cho một bức thư ca ngời những công việc ở Xrri Lanca, của vị chỉ huy FEFEO.

“Blaidô và Xabachiê, là hai vị tướng chỉ huy, trưởng thành từ đạo quân thuộc địa, là những người am hiểu chiến trường Đông Dương lại không được sử dụng, hai chiếc ghế bị bỏ trống…”(*).


(1)Sau những sự kiện nghiêm trọng của ngày 9-3-1945, chỉ có Đờ Gôn là người còn giữ uy thế lừng lẫy của mình mới dám đưa ra đường lối chính trị với Đông Dương bằng lời tuyên bố ở Bradavin. Nhưng quyết định sau đấy trong quý II năm 1945 đã nói lên ông đã không nhất quán với những lời tuyên bố trướcđây.
(2)Philíp đờ Gôn (Philippe de Gaulle) đã việt trong tập Hồi kí phụ của ông là “Cha tôi thôi hút thuốc lá từ năm 1947 vì sợ ung thư…”.
(3)FFI: Force francaise intesrieure - lực lượng Pháp nội địa.
(4)Hội nghị những người đứng đầu ba nước lớn, họp ở Pốtxđam, gần Béclin, từ ngày 17-7 đến ngày 2-8-1945.
(5)Đờ Gôn tham gia khóa học 1901-1912 của Trường quân sự đặc biệt Xanh-Xia. Chỉ có thủ khoa lớp là Anphôngxơ Gianh, còn dám xưng hô “mày tao” với Đờ Gôn. Rôgiê Blai dô (1891-1981) tham dự khóa sau (1910-1913).
(*)Sau này Blaidô còn trở lại Đông Dương làm Tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp từ tháng 2-1948 đến tháng 9-1949.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #16 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2009, 08:37:03 am »

11
MỘT SAI LẦM TẤT YẾU…
Thưa ngài đô đốc, ngày hãy nhận hết quyền lực!

Mùa hè năm 1945, những diễn biến đến dồn dập. Đờ Gôn viết: “Từ 15-6, tôi đã quyết định sự hình thành đoàn quân viễn chinh. Tướng Lơcéc sẽ là người chỉ huy. Tôi đã bỏ qua nguyện vọng của ông ta trong vấn đề này:

- Cho tôi qua Marốc, Lơcléc đề nghị khẩn khoản.

- Ông qua Đông Dương, tôi nói, vì ở đây khó khăn hơn.

Sau đấy, Lơcléc phải lo việc tổ chức các đơn vị của mình. Việc đặt các đơn vị bộ binh, hải quân ở tư thế sẵn sàng, trong khuôn khổ của một binh đoàn phục vụ chiến trường Viễn Đông, là một việc rất công phu. Những người tình nguyện vào 2eDB không đông lắm. Đơn vị bộ binh 2eDB dưới quyền chỉ huy của trung tá Mátsu (Massu) theo Đácgiăngliơ, nay chỉ còn là một đơn vị nhỏ bé. Thêm nữa, đối với người Mỹ, viêc đưa một binh đoàn quân đội Pháp đi vòng quanh quả đất trong lúc này chưa có gì là vội vàng, vì người Pháp chưa cần nó để đánh Nhật, và việc quân đội Pháp đến Đông Dương không làm cho họ vui lòng lắm. Quả bom nguyên tử thả ngày 6-8 trên đảo Hirôsima (Hiroshima) chấm dứt những trù trừ tránh né: đã đến lúc chấm dứt những vận động khéo léo để đưa quân đội Pháp vào chiến trường Thái Bình Dương. Con đường ngắn nhất để trở lại đông Dương hình như là đã được vạch sẵn: đó là đường qua Ấn Độ Dương và qua Mubaten.

Chiều ngày 7-8-1945, Gaxtông Paliuxki (Gaston Palewski), chánh văn phòng thông tin cho phó đô đốc Đácgiăngliơ, lời mong muốn của người đứng đầu chính phủ là bổ nhiệm ông làm Toàn quyền Đông Dương. Vừa bất ngờ, vừa cảm thấy hạnh phúc, phó đô đốc tự cho mình một kỉ luật của nội tâm, đó là để một đêm suy nghĩ. Ngày hôm sau, ông gửi thư cho Paliuxki, trong thư có đoạn: “Tôi nhận thấy thật là lớn lao và khó khăn, vì lợi ích của tổ quốc, về nhiệm vụ sẽ được giao. Việc này buộc tôi không thể từ chối, nếu quốc trưởng tin cậy đến tôi”. Sau đấy ông đi nghỉ mấy ngày với các anh em họ ở Mans. Dạo chơi trên đồng ruộng, qua các rừng thông, ông mơ màng suy nghĩ: “Chính ở Viễn Đông, nơi tôi chưa bao giờ được ở. Trong những năm 1941, 1942,  1943, lúc ấy tôi là Cao ủy của nước Pháp ở Thái Bình Dương, mà tổng hành dinh thì đóng ở Mumêa (Mouméa), tôi chỉ có thể thình thoảng liếc mắt về phía Đông Dương”. Đúng vậy, ngày 9-7-1941, Đácgiăngliơ được tấn phong nhưng đến 5-11, ông mới đến Numêa và ngày 23-9-1942, ông rời Numêa để không bao giờ trở lại, trong sự không luyến tiếc của mọi người.

Ngày 13-8-1945, Đờ Gôn tiếp Đácgiăngliơ, chấp nhận nguyện vọng và giao cho Đácgiăngliơ chức vụ Cao ủy, một chức vụ trức thuộc thủ tướng chính phủ. Ông cũng chỉ định người chỉ huy quân sự: tướng Lơcléc (binh đoàn trưởng, hơn Đácgiăngliơ một sao) và mong muốn cả hai cùng hơp tác vạch ra một chương trình hành động phối hợp được hai nhiệm vụ. Đô đốc viết:

“Chiều thứ tư 15-8, tướng Đờ Gôn hẹn gặp tôi để nói rõ trách nhiệm của Cao ủy là thế nào. Mọi việc xong xuôi. Tôi lên đường qua Đông Dương, và bắt tay vào việc. Buổi chiều, tướng Lơcléc đã gặp tôi. Chúng tôi đã quen nhau từ tháng 10-1940 ở Đuala (Doula) và chúng tôi đã gặp nhau nhiều lần. Mong muốn của ông ta là được giữ chức Tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang Pháp ở Viễn Đông. Tôi đề nghị ông lập một phương án để tôi xem xét”.

Lơcléc giấu sự ngạc nhiên của mình và bắt tay vào làm việc, với sự thỏa thuận của Đácgiăngkiơ, ông tự dành cho mình những quyền hành của một Tổng tư lệnh. Ông nghĩ là những phương tiện quân sự ít ỏi hiện có, nên đặt dưới quyền của một người chỉ huy mà thôi. Ngày 14, Lănglátđơ, Tổng Thư kí của Hội đồng Đông Dương, trình bày phương án trên với tướng Đờ Gôn. Đờ Gôn bác bỏ phương án đó. Ông không muốn cho Lơcléc cái danh nghĩa ấy và quyền hành ấy.

Ngày hôm sau (15-8), ngày mà Nhật đầu hành, bản phương án được Đácgiăngliơ trực tiếp trình bày với Đờ Gôn. Đô đốc viết:

“Đờ Gôn đứng trong phòng làm viêc của mình, theo dõi bản báo cáo. Ông đến ngồi ghế của bàn làm việc, tay cầm bút, ông nói:

- Ngìa Đô đốc Đácgiăngliơ, tôi muốn rằng ông là Tổng chỉ huy, là người viết các thông tư chỉ thị.

- Thưa ông, sứ mệnh làm Cao ủy đối với riêng tôi nó đã quá nặng.

- Không cần, tôi đề phòng những tranh chấp vè quyền lực bằng cách tập trung tất cả quyền hành vào tay Cao ủy.

Trên những văn bản trình lên ông, ông phải tự tay sửa chữa, bỏ chữ này thêm chứ kia. Có thể làm thay đổi cả bản gốc. Tôi tránh gây chuyên và suy nghĩ. Tôi được nghe đọc lại biên bản. Tôi đành chấp nhận ý của Đờ Gôn và hỏi qua chuyện khác.

- Tôi phải chấp hành lệnh của ngài về Đô đốc Đờcu như thế nào.

Tôi được trả lời tức khắc và ngắn gọn:

- Ông có trách nhiệm, bằng máy bay và không chậm trễ, đưa ông ta về Pari, các đô đốc Đờcu, Bêrănggiê (Bérenger), tướng Aymê. Tướng Moócđăng cũng phải đưa về Pháp bằng đường không. Chú ý đến vai trò của các ông này trong kháng chiến”.

Tiếp theo là thống kê các lực lượng mỏng manh đặt dưới quyền chỉ huy của hai ông. Một quyết định ngoài sức tưởng tượng! Phó đô đốc Cao ủy vừa là Tổng chỉ huy nắm trong tay mọi quyền lực. Để tỏ ra có sự phân biệt, Đờ Gôn không tiếp Lơcléc, mà cũng từ ngày 18-7, ông không có dịp gặp. Ông phong cho Đácgiăngliơ lên chức đô đốc 4 sao, nghĩa là tương đương với Lơcléc.

Đácgiăngliơ chỉ còn việc là xin phép nhà thờ(1), ông viết tiếp: “Để đạt được mục đích trên, thứ hai ngày 20-8, đức cha Rôngali (Roncalli) đã tiếp tôi rất lịch sự và nhận từ tay tôi lá đơn có tờ trình. Ông tỏ sự thông cảm và duyệt y dễ dàng”.

Ngày 16-9, Đờ Gôn bổ sung vào thông tư gửi cho Đácgiăngliơ bằng một bức thư, ông nhấn mạnh: “Nếu phía Đồng minh có cho ông những công việc tốt, ông phải cương quyết từ chối. Chúng ta không có giải quyết việc cho người của chúng ta qua sự gợi ý của người ngoại quốc…”.

Người của chúng ta: đó là cách nhìn cũ kĩ của con người “của thời đại đế chế”, một cách nhìn tối nguy hiểm và không thích ứng.

Để kết thúc, ngày 27-9, sứ thần tòa thánh cho phép đức cha R. P. Lui đờ la Trinitê (R.P. Loúi de la Trinité) nhờ ơn đặc biệt cảu thánh thần, được ra khỏi bức tường của sine die(2)”.


(1)Gioócgiơ, Luxiơ, Mari, Tiơry Đácgiăngliơ (1889-1964) gia nhập Trường Hàng hải năm 1907. Trung úy  hải quân năm 1919, ông theo đạo năm 1920, theo dòng Cácmơ đêsô (Carmes déchaux). Năm 1939, ông được phong Đức cha, cùng lúc ông bị huy động vào quân đội… Ông sang Anh vào tháng 7-1940. Đến 23-9-1940, ông thất bại trong nhiệm vụ là đại biểu quốc hội ở Đaca trong việc liên kết AOF với nước Pháp. Đến tháng 11-1940, ông được đặt dưới quyền của tướng Đờ Gôn trong chiến dịch Gabon. Trừ thời gian ở Muven - Calêđôni, thời gian còn lại ông ở bên cạnh tướng Đờ Gôn.
(2)Sine die: không thời hạn.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #17 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2009, 08:47:07 am »

12
MẶT SAU CỦA NHỮNG TẤM BẢN ĐỒ
Phải ghìm chân Lơcléc lại

Trước khi tiếp tục, cần phải nhắc lại một số việc để chứng mình và làm sáng tỏ sự kì quặc của việc tướng Lơcléc lệ thuộc vào Đácgiăngliơ.

Đácgiăngliơ từ câu chuyện phiêu lưu ở Đaca hồi tháng 9-1940, đã dành cho cá nhân Đờ Gôn một sự sùng bái gần như vĩnh viễn. Còn Lơcléc, thì luôn dành tình cảm sâu sắc với người cầm đầu nước Pháp tự do, nhưngk hong kiêng nể những lời phê phán với tướng Đờ Gôn khi cần đến. Cá tính này là do cái tính “chân thật có khi đến tàn bạo”. Những diễn biến ban đầu xảy ra từ tháng 10-1940, sau cuộc hội quân ở Camơrun, Lơcléc được điều đi càn quét xứ Gabon. Đếntháng 1-1941, trong một bức thư gửi về nói rõ sự thiếu hiệp đồng của các tổ chức chính quyền khác nhau ở Sát, ông kết luận: ”Không phải là từ Luân Đôn mà người ta có thể điều hành những công việc như thế này…”.

Ngày 25-8-1944, Đờ Gôn đang đứng đợi tướng Vôn Sôntít (Von Choltz) ở ga Môngpácnátxxơ (Motparnase), ông định gọi Philíp (Philippe), con trai của ông đang ở gần đấy, Lơclec cắt ngang: “Trung úy Đờ Gôn, có việc cần anh đấy”(1).

Tháng 12-1944, đã xảy ra một chuyện rắc rối giữa Đờ Lát và Lơcléc, đó là đánh vào cái thứ còn lại, trong việc này, Đờ Gôn bắt buộc phải tham chiến. Vấn đề là: Ngày 19-11, Binh đoàn số 1 đã chiếm được Mulhouse, ngày 23, sư 2èDB chiếm được Strabourg. Mặc dù thời tiết xấu, cánh đồng bị ngập lụt, tướng Lơcléc đã tung các đơn vị của ông vào cánh đồng vùng Alsace, hướng về Colmar. Ngày 29-11, các đơn vị đến cách thành phố 40 km về phía Bác, trong khi ấy ở 20 km về phía Nam, đã có hai sư đoàn: một của Mỹ, một là 5èDB của tướng Vécnơgiun (Vernejoul). Việc chiếm được Colmar chỉ còn là ngày giờ. Bỗng nhiên từ bộ chỉ huy của tướng Đờ Lát đã có lệnh đình cuộc tấn công trong cánh đồng Alsace và chuyển sư 5èDB thành đơn vị dự binh của binh đoàn. Đó là một chuyện kì quặc. Lơcléc viết một bức thư cho tướng Môngsabe (Montsabert) (chỉ huy binh đoàn, trong đó có sư 5èDB), chạy về sở chỉ huy, và van xin. Khong có cách gì khác, Magia Đétxtrơm (Maja Drestrem) kể lại rằng:

“Tôi vừa đến gặp Môngsabe (tướng Lơcléc nói). Tôi không đồng ý với lệnh của ông ta, đáng ra ông nên theo hướng của tôi, và tung một sư bộ binh theo hướng của đồng bằng. Ông này muốn tấn công Colmar theo hướng từ núi Vosges với quân Bắc Phi của ông. Ông sẽ để nằm lại đây nhiều sinh mệnh, trong khi ấy có thể đột nhập theo hướng của tôi dọc theo bờ sông, một cách dễ dàng, dọc theo vùng đồng bằng và Colmar từ phải rút lui”. Ông nói thêm: “Tướng Đờ Lát khong thích các sư thiết giáp. Ông thường nói: “thiết giáp!” “thiết giáp!”. Ông không biết sử dụng nó, phá hoại sức chiến đấu của nó bằng cách sử dụng xé nhỏ nó ra…”.

Vì sao, vâng, vì sao hôm 29-11 tướng Đờ Lát lại thay đổi một cách đột ngột hướng tấn công của binh đoàn của ông từ hướng Nam - Bắc theo hưóng đồng bằng, thành hướng Tây - Đông từ núi xuống?

Lệnh tác chiến số 75 của tướng Môgsale có thể đưa đến mọt cách giải thích: “Về mặt tinh thần, sẽ có lợi nếu Binh đoàn số 1 (1ère Armée) đi đầu vào được Colmar”. Và Đờ Lát đã nói: “Lơcléc là người giải phóng  được Pari và Strasbourg thì Binh đoàn số 1 đã giải phóng Colmar”. Ngày 30-11, tướng Đờ Lát ra lệnh cho binh đoàn của ông bỏ hướng tấn công về phía Bắc qua Xécnây (Cernay), chuyển qua tấn công theo hướng Tây qua Câysơbéc (Káyerberg)… Trong hai tháng, đã diễn ra một cuộc đẫm máu trong đổ nát giữa mùa đông giá lạnh, trong khi ấy vào cuối tháng 11-1944, quân Đức đang ở tình trạng rệu rã”.

Chúng ta tiếp tục tóm tắt lại. Trong khi người ta muốn sáp nhập 2èDB với Binh đoàn số 1, thì tướng Lơcléc đề nghị, hoặc cho ông cùng quân Mỹ tiến thẳng vào nước Đức, hoặc làm nổ tung sư đoàn của ông ở những nơi ác liệt nhất, để lập lại trật tự và làm yên lòng dân. Sau khi ở Mátxcơva(2) về, Đờ Gôn thoái thác. Ngày 24-12, Lơcléc tiếp Đờ Gôn, sau khi hai ông dự một buổi lễ tại nhà thờ vào nửa đêm, ở sở chỉ huy của ông. Magia Đétxtrơm tiếp tục kể:

Đờ Gôn là con người dễ thương. Theo dư luận, ông không bằng lòng lắm về cử chỉ cứng rắn của Lơcléc đối với Đờ Lát, và trong dịp viếng thăm này, ông không do dự nói về người bạn hồi năm 1940, đã phóng bằng xe đạp qua nước Pháp, để tìm gặp ông ta ở Luân Đôn: “Những gì quá đáng đều là vô ích”, điều này, làm cho Đờ Gôn bớt cay đắng…

Năm ngày sau, khi mà sư đoàn của ông phải rút khỏi Anxát (Alsace), vào vùng Sácgiơminơ (Sarreguemines), để chặn cuộc tấn công của quân Đức trong cuộc phản công của tướng Rundstedt vào vùng Ácdennơ (Ardennes), Lơcléc được biết cuộc rút lui một bộ phận của toàn chiến tuyến, và tiếp theo, quân Mỹ cũng rút khỏi Xtraxbua. Lập tức ông điện cho Đờ Gôn: “Nếu lệnh ấy được ban hành chính thức, chúng ta chỉ còn một việc làm là cả sư đoàn phải qua vùng Anxát, và bị tiêu diệt đến người cuối cùng để bảo vệ danh dự của người Pháp”. May thay, ngày hôm trước Đờ Gôn đã thực hiện được việc hoãn sơ tán khỏi thành phố.


(1)Thuộc Trung đoàn thủy binh lục chiến của 2èDB, nhiệm vụ của ông lúc ấy là tiếp nhận sự đầu hàng của quân Đức đang ẩn nấp trong nhà Quốc hội…
(2)Đờ Gôn muốn dựa vào nước Nga để được công nhận là nước Pháp là một cường quốc chiến thắng. Ông đã sang gặp Xtalin để kí một Hiệp ước hữu nghị và tương trợ. Những đoạn phim thời sự chiếu lại ông mặc áo bành tô cổ lông thú, vừa bắt tay từ biệt những Đồng minh của mình, vừa hô: “Nước Nga Xôviết muôn năm!”.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Tám, 2009, 09:17:21 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #18 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2009, 08:57:51 am »

Đến tháng giêng, một sự việc mới xảy đến với Binh đoàn số 1. Trở về Anxát, sư 2èDB tham dự những trận đánh ác liệt cách 20 km về phía Bắc - Đông của Clomar. Chúng ta đọc lại những lời kể của Magia Đétxtrơm:

“Sau khi chiếm được Grussenheim, một làng mà ông phải trả giá bằng 10 ngày đánh nhau với địch ở giữa Bacara và Xtraxbua (Baccarat và Strasbourg), Lơcléc quyết định cố giữ. Trước Môngsabe (Montsabert), ông ủng hộ các sĩ quan của ông trong việc từ chối việc tấn công vào làng, tiếp theo đó là làng Ensenhem (Elsenhein), và một lực lượng bộ binh đã bị mệt mỏi, không có pháo binh, không có không quân yểm hộ. Với một giọng bình tĩnh, ông nói:

- Khi một cấp dưới nói với tôi là mệnh lệnh tôi ban ra là một sự ngu ngốc, tôi nghĩ ngay đến những lí lẽ mà anh ta sẽ trình bày…

Tướng Môngsabe hỏi: Ông muốn nói là tôi đã ra những mệnh lệnh ngu ngốc phải không?

- Đúng là vậy.

- Ông có dám trả lời bằng văn bản không?

- Vâng, nếu ngài muốn.

Lơcléc lệnh cho viên sĩ quan tùy tùng tìm ngay một máy chữ. Ông đọc kháng lệnh, kí, rồi bỏ đi.

Ngày 11-1, ông không do dự trong việc tự bào chữa bằng cách viết trả lời một bức thư cho tướng Đờ Gôn, về việc ông này đã làm cho Lơléc bực tức với câu: “Những gì quá đáng đều là vô ích”… Không chỉ là ý riêng của tôi, tất cả cái gì mà ông đã làm được dù là lớn, dù là vô ích, trong bốn năm qua, đều là quá đáng và bất hợp lí, Ví dụ như ông đã quyết định coi con người chiến thắng ở Vécđun (Verdun) là một kẻ phản bội tổ quốc. Tiếp theo, tôi chỉ nói đến điuè gì mà tôi đã thấy: Cuộc viễn chinh đánh vào Gabon là không hợp lí. Cuộc hành binh ở vùng sa mạc Sahara, ở Bớc Hakin (Bir Hakeim), những thủ đoạn dùng để chống lại một số đồng minh để bảo vệ những quyền lợi của Pháp trong vùng đất của nước Pháp tự do… tất cả những việc ấy đều bất hợp lí…”.

Ngày 2-2,ở Manxơhem (Molsheim), sau cuộc họp các cấp tướng chỉ huy sư đoàn, Lơcléc xin có một cuộc gặp đặc biệt với tướng Đờ Lát. Ông khẳng định mong muốn của  ông được sáp nhập vào Binh đoàn XVe của Mỹ. Đờ Lát nổi giận: “Anh có một tính kiêu ngạo không tưởng thượng được, một tính tình hết sức khó chiỵ… anh đang tìm những cái lợi bằng cách đi với quân Mỹ…”.

Sự thực là, ngoài những khác nhau về quan điểm chiến thuật của hai vị tướng, còn xảy ra  một vấn đề nữa, là vấn đề cung cấp và vấn đề chăm sóc thương binh, bệnh binh. Những dự trù về dụng cụ y tế không ngang nhau trong vấn đề chăm sóc bệnh nhân của hai đơn vị lớn, là điều đáng chú ý. Tướng Lơcléc: Nếu có chỗ trội hơn là vì tôi quan tâm đến các binh sĩ của tôi, và tôi có dự phòng nhiều hơn”. Cuối cùng sự tranh chấp dịu dần, Lơcléc hơi buồn khi có người đêm đến cho ông một thông tin làm ông mất lòng: tướng Đờ Gôn nói là vị chỉ huy 2eDB khó nắm được(1).

Có lần, Sư 2èDB được điều về nghỉ ở vùng Satôru (Chatearoux), trong khi ấy, ngày 22-3, Binh đoàn số 1 vượt sông Ranh (Ghin). Một bộ phận của sư đoàn được điều đến để giúp cho việc tiêu diệt một ổ đề kháng ở Roayan (Royan), với mục đích là giải phóng cảng Boócđô (Bordeux). Từ 15 đến 17-4 đã diễn ra ba ngày chiến đấu ác liệt. Trận đánh bằng lựu đạn đã gây thương vong lớn. Lơlcéc luôn bên cạnh các chiến binh của ông. Ông bình tĩnh đứng cạnh chiếc xe Jeep, đạn pháo vây quanh ông. Một quan tư tử trận bên cạnh ông, may mắn ông không việc gì.

Ngày 29-4, ông gửi một bức thư cho Mátsu: “Cái cớ mà tướng Đờ Gôn không muốn bỏ… và chúng ta có rộng rãi thời gian để vào đến nước Đức. Có khi ngồi riêng một mình, ông càu nhàu: “Như ở Pho - Lami (Fort Lamy), tướng Đờ Gôn coi tao như một con chó trong một trò hề, trong khi ấy thì lại làm thân với tên toàn quyền”.

Sự mâu thuẫn cuối cùng: Ngày 18-7, Đờ Gôn có ý định giao cho Lơcléc một trách nhiệm ở Pari, như công cụ bạo lực để đàn áp quần chúng khi cần thiết. Lơléc có thái độ phản ứng cương quyết, và viết cho Đờ Gôn bức thư: “Ngài muốn tôi nhận làm chủ tịch quân quản thành phố Pari và chỉ huy các lực lượng can thiệp khi cần thiết. Tôi hoàn toàn không muốn. Tôi muốn nhận một nhiệm vụ trong đế chế hay ở hải ngoại”.

Vậy thì, tướng Đờ Gôn có muốn sử dụng con người mãnh liệt này không? Dùng một đại đội trưởng để thành một quân đoàn trưởng (như Đácgiăngliơ, ở nơi khác), hay sử dụng vận may và nghị lực của con người này, để bằng bạo lực đem con tàu trở lại Đông Dương đang chìm trong mây mù!

Phải chăng ông muốn chơi cho đô đốc một dịp may thi thố cái tài ngoại giao của mình hay lợi dụng sự trung thành của ông này để thực hiện một đường lối chính trị, một ý đồ sàng lọc khi cần thiết. Nhưng, việc giao cho một kị binh, bị khóa tay, con người đã từng tung hoành chiến trận giải phóng vùng Camơrun ở Bavierơ (Bavière) với kết quả mà nhiều người biết việc cho một anh lính thủy đánh bộ không có kinh nghiệm về quân sự, thêm nữa lại là cấp dưới của anh ta trong chiến dịch Gabon hồi tháng 10-1940. Đó là một cách chia để trị, đồng thời để phạm vào một sự bất công và là phạm vào một sai lầm trên mặt phát huy hiệu quả công tác.

Việc đặt tướng Lơcléc phụ thuộc vào đô đốc Đácgiăngliơ, có nghĩa là vị tướng chỉ huy cao cấp chỉ có quyền hành với các đơn vị bộ binh, ngoài ra mọi việc đều phải xin chỉ thị của Đô đốc Tổng chỉ huy khi phải huy động đến lực lượng hải quân hay không quân.

Ông Ăngđrê Xanh - Mlơ (André Saint - Mleux) đã viết về vấn đề này như sau:

“Tướng Đờ Gôn muốn hạn chế tướng Lơcléc trong nhiệm vụ đơn thuần quân sự ở Đông Dương. Trước ngày chiến thắng ở Âu châu, tháng 6-1945, ông đã từ chối giao cho Lơcléc chức vụ toàn quyền ở xứ Marốc mà tướng Lơcléc này mong muốn. Tám tháng sau, vào tháng 3-1946, sau khi Lơléc đã vào Hà Nội, đã gửi Lcơléc này một bức thư hàm ý: Để việc chính trị cho người khác(2), ngài không thạo về việc này. Đây là một lĩnh vực mà người ta dễ đánh lừa ngài.

Trong hồi kí chiến tranh, Đờ Gôn có tâm sự:

Tôi tin ở Đácgiăngliơ. Tầm vóc, tâm hồn, tính cuonwg nghị của ông có thể đưa ông vượt lên trên mọi âm mưu thủ đoạn. Tài lãnh đạo của ông có thể đưa đến những hiệu quả tốt đẹp. Tài ngoại giao của ông sẽ có đất dụng võ”.

Nhà sử học Giăng Misen Gaila (Jean Michel Gaillard), tác giả kịch bản của một cuốn phim truyền hình được đặt tên là “Lơcléc, một giấc mơ về Đông Dương”, đã công bố trong một buổi nói chuyện trước khi phát sóng truyền hình phim(3): “Đờ Gôn đã bóp nghẹt Lơléc về quân sự, hai người tài ba ngang nhau. Cả hai đều là những nhà quân sự kiêm chính trị, chỉ khác là lúc lâm sự Đờ Gôn không có một tích anh hùng nào”.

Ngày 25-8-1945, mặc dù không có một báo hiệu nào, đã mở màn cho tướng Lơcléc một tương lai đen tối chưa từng có.


(1)Có lẽ tính từ ‘cứng đầu, cứng cổ”, là chữ mà ông đã nói lên cuối tháng 11-1947 với Clốtđơ Guy (Claude Guy), người sĩ quan cần vệ của ông trong những năm 1946-1949.
(2)Ám chỉ về cuộc gặp gỡ, ngày 24-3-1946 ở vịnh Hạ Long giữa Hồ Chí Minh và Đácgiăngliơ.
(3)Cuốn phim ấy được chiếu ngày 14-7-2003, ở Rạp France 2.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #19 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2009, 09:05:49 am »

13
KÉO DÀI SỰ SAI LẦM LÀ MỘT ĐIỀU KÌ CỤC
Với Lơcléc, con đường đi đến nhục hình

Với Đácgiăngliơ, người nắm những bí mật của những ngày đen tối, con người thích xun xoe, cố chấp đã chiến bại trước Đaca tại Mumêa, ít kinh nghiệm chiến đấu, nhưng lại được may mắn vượt lên trước Lơléc; là vị tướng đã chiến thắng giải phóng Pari và Strasbourg, con người cục mịnh nhưng hăng hái, có kinh nghiệm chiến đấu, đã gặp nhiều may mắn và đã liên tiếp thành công từ tháng 7-1940 đến tháng 7-1945.

Tướng Đờ Gôn đã quên chăng những điều ông viết năm 1932 tỏng cuốn hồi kí Lưỡi kiếm của mình:

“Những người làm chính trị hay người lĩnh, những con người tuyệt đối trung thành với tổ quốc ấy thường không phải là những con người mềm dẻo. Những lãnh tụ thường phải có cái dấu ấn riêng của con người lãnh tụ. Phải thấy là một sai lầm trong tính toán khi cúng ta gạt ra ngoài việc quyền lực những con người mà chúng ta cho là kẻ khó tính. Có khi vì những sự khéo léo trong giao tiếp ban đầu mà chúng ta đã mất những vốn quý khi thời cơ lớn đến”.

Nhiều người lấy làm ngạc nghiên, và cũng như ông Pie Lơphrăng (Pierre Lefranc), một người sùng bái Đờ Gôn lại không hiểu cội nguồn của sự việc.

Giăng Lactuya (Jean Lacouture) bình luận quyết định này như sau: “Mâu thuẫn giữa Đácgiăngliơ và Lơcléc bắt nguồn ngay từ những lần gặp gỡ ban đầu, không phải là do họ trái ngược nhau về quan đểêm chính trị hay ở nhận thức chiến lược quân sự, mà do ở sự xung khắc về xúc cảm và về lí tính. Lơcléc thì nóng nảy, thích sáng sủa và lộng lẫy. Còn Đácgiăngliơ thì tính toán thận trọng, nhỏ nhặt và trịnh trọng. Đem anh này cưỡi lên đầu anh kia, thì trước sau cũng xảy ra sự đổ vỡ”.

Hai sự bổ nhiệm trên, làm nhiều người ngạc nhiên, bắt nguồn từ … một việc làm độc đoán. Ngày 15-8 đối với Đờ Gôn không thể là ngày dễ quân, con người tốt số “người đã gửi cuộc đời mình vào đất thánh - mẹ Maria”. Ngyà 17-8, tưởng tượng đến sự thất vọng của Lơcléc, Đờ Gôn hỏi dò đô đốc: “Lơcléc có yên tâm không?”, Đácgiăngliơ trả lời là sáng nay, ông vừa gặp Lơcléc, và với tinh thần của một người kháng chiến và cũng vì để phục vụ nước Pháp, mọi việc có vẻ êm”. Đờ Gôn nói: “Thế thì tốt”(1).

Mọi việc đã xong xuôi, kể cả việc gia đình (ông chỉ gặp được gia đình hai tuần từ năm 1939), cuộc lên đường của Lơcléc đã được xác định vào sáng 18-8 tại sân bay Buốcgiê (Bourget). Lơcléc chỉ có một ít thời gian cho xe về Têli (Tailly) ở Picácđi (Picardie) để đón bà Ôtơclốc (Hauteclocque) chiều ngày 17-8.

Trưa ngày 18-8-1945, Lơcléc lên đường, không một ai nhắc đến tiếng Việt Nam, dù là nửa tiếng Việt Minh, và chắc chắn cả đến tên tướng Blaidô. Ông không biết tin gì về sự phân chia xứ Đông Dương theo quyết định của Hội nghị Pốtxđam, và lệnh của tướng Mác Áctua không được làm bất cứ việc gì trên vùng đất mà quân Nhật chiếm đóng trước khi cùng làm lễ chính thức đầu hàng. Như trước đây hồn năm 1940, ở Sát (Tchad), ông đi vào vùng đất lạ, trong vài tuần, ông phải tự quyết định mọi việc. Điều ấy không làm ông lo nghĩ.

Lơcléc và cả Bộ tham mưu của ông, đi trên hai chiếc C47 (Dakota), trong điều kiện tiện nghi tương đối cho một chuyến đi dài. Một cựu chiến binh của 2eDB, đại tá Giắccơ Uây (Jacques Well), đã kể lại cho Guy Pơđrôngcini (Guy Pedroncini) trong một cuộc Hội thảo lấy tên là :”Lơcléc và Đông Dương” năm 1990, là phái đoàn của tướng Lơcléc không được thông tin gì về việc đảo chính ngày 9-3 của Nhật. Trên máy bay tướng Locléc đọc Hồi kí của Pôn Đume.

Viên chánh văn phong xác nhận là Lơcléc lên đường không có tài liệu gì, một giấy tờ gì, hay là một bản tổng kết trong tay. Ông chỉ có một bức thư của Đô đốc, đề ngày hôm trước, viết một cách vội vàng, bao gồm những chỉ thị hướng dẫn lỗi thời so với thực tế. Trong thư người đọc có thể cảm thấy ý tứ của một ý thức hằn học và ghen tức có từ thời xảy ra sự kiện Gabon.

Đi trong chuyến máy bay có một đại úy sĩ quan dự bị tên là Pôn Muýt. Anh ta là đặc phái viên của tướng Đờ Gôn được phái sang với lực lượng kháng chiến Đông Dương hồi tháng 2. Anh này mất công giải thích cho mọi người biết là dân Đông Dương không mong đợi gì sự trở về của chúng ta và từ sau ngày 9-3 có những báo hiệu về sự không muốn chấp nhận một chế độ thuộc địa dưới bất cứ hình thức nào.

Trong cuộc dừng chân ở Karachi, Mubaten gửi điện yêu cầu Lơcléc đến gặp ông ở Xri Lanca. Mubaten thông báo cho Lơcléc biết về việc Đồng minh trong Hội nghị Pốtxđam đã quyết định chia đôi xứ Đông Dương và việc cấm đổ bộ xuống Sài Gòn. Lơcléc và Bộ tham mưu của ông ta phải dừng chân lại ở Canđi (Kandy) trong một nhà nghỉ của FEFEO.

Ngày 20-8, lần thứ hai, Đờ Gôn bay qua Mỹ, theo lời mời của Tơruman (Truman) Tổng thống mới của nước Mỹ. Tổng thống Rudơven tiếp Đờ Gôn ở Oasinhtơn từ ngày 6 đến ngày 10-7-1944. Tướng Pếccốp (Pechkoff), đại sứ của Ủy ban giải phóng dân tộc Pháp ở Trung Quốc từ tháng 6-1943, đã giục Đờ Gôn nói cho biết những chi tiết về ý định của Mỹ về Đông Dương. Đờ Gôn trả lời: “Tình trạng về những quan hệ của chúng ta và sự không ăn ý của chúng ta so với những sắp đặt của Tổng thống làm cho sự tranh luận về những vấn đề trên trở nên không đúng lúc”.

Sự cách biệt giữa ông và Rudơven đã bộc lộ trong vài tháng sau; tháng 3-1945, ở Angiê, Đờ Gôn từ chối không gặp Rudơvên khi từ Yalta(2) về, và ra chỉ thị cho Đông Dương giữ thái độ trung lập khi có sự đổ bộ của quân Mỹ, ngược với thái độ là đón tiếp và giúp đỡ. Việc này làm cho Đờcu rất phẫn nộ.

Trước khi mất, ngày 12-4-1945, Tổng thống Rudơven vẫn tiếp tục theo đuổi ý định cũ, ông khẳng định lại quan điểm cho vị đại sứ của mình ở Trung Quốc là không giúp gì cho nước Pháp. Một số nàh ngoại giao Mỹ nói với đại sứ của Pháp ở Đơgiăng (Dejan): “Nếu Rudơven không bị chết trước những sự kiện xảy ra tại Hội nghị Xan Phranxixcô, thì các ngài không đặt được chân lên đất Đông Dương”. Tổng thống kế nhiệm là Tơruman đã không thực hiện những ý đồ cũ của Rudơven. Tơruman suy nghĩ lại và đã thay đổi toàn bộ.

Trong chuyến đi chính thức qua Oasinhtơn lần hai, tướng Đờ Gôn có hai cuộc gặp gỡ với Tổng thống mới. Lần này Đờ Gôn và Tơruman bàn về Đông Dương và bàn một cách chung chung về vấn đề độc lập cho các nước thuộc địa. Theo ông Magia Đétxtrơm, Đờ Gôn đã khẳng định trong một cuộc đối thoại với Tổng thống Tơruman:

“Thế kỉ X X là thế kỉ trả lại độc lập cho các nước trước đây bị làm thuiộc địa trên thời gian này. Những diễm phúc này chưa ban cho những nước nào chống lại phương Tây”. Sau đó, Tơruman nói lên sự đồng tình là chính phủ của ông không phản đối việc nhà cầm quyền và quân đội Pháp rở lại Đông Dương.

Ngày 26-8, trong một cuộc họp báo ở Niu Oóc, Đờ Gôn đã tuyên bố với các nhà báo những gì mà ông đã bàn với Tơruman:

“Thái độ của nước Pháp ở Đông Dương rất giản đơn. Nước Pháp có ý định khôi phục lại chủ  quyền ở Đông Dương”.

Tổng thống Tơruman sau này đã có cơ hội chứng kiến những khó khăn và phức tạp của tình thế nước Pháp.


(1)Tính đố kị của Đờ Gôn được nhiều người công nhận. Có phải là một tính bẩm sinh hay là ảnh hưởng của Philíp Pôtanh, là một hình tượng của ông trong thời kì đầu của năm 1920… Những người trung thành với thống chế hay nhắc là họ có một nguyên tắc là sự đố kị với người hơn mình là biểu hiện của những người cứng rắn… Bởi vậy, năm 1961, Đừo Gôn có ý nghĩ muốn giải tán đội quân lê dương. Métxmơ đã kịch liệt pahnr đối chủ trương này. Vài năm sau đến lượt với Tổ chức bảo vệ sức khỏe của quân đội. Người đứng đầu tổ chức này thời kì ấy là tướng quân y Pêsô - Báckê (Petchot - Baccqué), năm 1995, kể lại là đã mất rất nhiều công sức mới thuyết phục nổi việc từ bỏ ý định ấy.
(2)Đờ Gôn không tham dự hội nghị: Ông đã báo tin cho Gioócgiơ Biđôn là ông từ chối không đến dự. Trong bức thư trả lời cho Tổng thống Hoa Kỳ, ông lưu ý là phải xin phép quá giang qua Angiê, là một thành phố của Pháp.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM