Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:04:57 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngọn lửa chiến tranh lạnh - Tập 2  (Đọc 136836 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #10 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2009, 12:21:52 pm »

Trong điểm thứ 8, Lốt nói, "Tướng Hakin cho rằng trước khi thúc giục các tướng lĩnh hành động, ta nên yêu cầu Ngô Đình Diệm từ bỏ Ngô Đình Nhu. Nhưng tôi tin chắc điều này sẽ không mang lại kết quả như mong muốn, mà còn có thể gây ra tác dụng phụ cực kỳ nghiêm trọng, làm cho các tướng lĩnh cảm thấy đây là biểu hiện phía Mỹ muốn dây dưa và chưa có quyết định dứt khoát..." Cuối cùng, Lốt nói: "ngoài điểm thứ 8 ra, tướng Hakin đồng ý với bức điện báo này".

Uỷ ban an ninh quốc gia lập tức họp ở Oasinhtơn, cuộc tranh luận gay gắt kéo dài suốt một ngày, cuối cùng quyết định giao cho đại sứ Lốt quyền tối hậu.

Cùng lúc đó, trong những trường hợp công khai, Tổng thống Kennơđi đã giải thích lý do vì sao mà theo ông Việt Nam có tầm quan trọng. Ông nói: "Chúng ta tuyệt nhiên không mong muốn tình hình Trung Quốc lại tái diễn một lần nữa, vì đó có lẽ là một sự kiện mang tính chất hủy diệt mà chúng ta đã chịu đựng trong thế kỷ này".

Ba tháng trước, Việt Nam vì trương ra ngọn cờ cấm Phật giáo đã dẫn tới một tình hình hết sức đáng buồn. Tình trạng này nếu cứ tiếp tục kéo dài, sẽ không thể có một ngọn cờ nào khác khả dĩ có thể tập hợp được dân chúng. Kennơđi đã tính tới việc tìm cách rút khỏi Việt Nam, nhưng đồng thời lại muốn mạo hiểm một phen lớn hơn nữa. òng ta đã gửi cho Lốt một bức điện:

“Tôi tán thành với tất cả những tin tức tôi nhận được ngày hôm nay qua nhiều người khác. Tôi muốn nhấn mạnh, trong những nguồn tin đó đều có sự ủng hộ hết sức của tôi. Chúng tôi sẽ tận dụng mọi khả năng giúp ông hoàn thành một cách thắng lợi nhiệm vụ trong hành động này. Hành động của các tướng lĩnh lần này, trước khi nhận được những tín hiệu bắt đầu tôi phải bảo lưu quyền đưa ra những chỉ thị trước khi có sự thay đổi hoặc chấn chỉnh. Tôi hoàn toàn hiểu rõ nhận định của ông đưa ra về hậu quả của việc chấn chỉnh này, nhưng kinh nghiệm cho tôi hay rằng, thất bại càng mang tính chất huỷ diệt hơn là thái độ do dự bề ngoài. Đương nhiên là tôi phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về sự thay đổi đó, cũng như tôi phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hành động này và hậu quả của nó”

Tổng thống Kennơđi lần đầu tiên bộc lộ rõ thái độ qua hãng truyền thanh Côlômbia, Kennơđi tuyên bố Mỹ sẽ tiếp tục ủng hộ Nam Việt Nam, nhưng nói thêm: "Tôi cho rằng, trừ phi được dân chúng ủng hộ, nếu không cuộc chiến tranh này sẽ không thắng được. Theo tôi, trong hai tháng vừa qua, Chính phủ đã để mất mối liên lạc với dân chúng".

Chính phủ Mỹ rõ ràng tỏ ra đã không còn đủ kiên nhẫn và mất hết tin tưởng vào Ngô Đình Diệm. Điều này khiến các tướng lĩnh Nam Việt Nam cảm thấy được cổ vũ mạnh mẽ.

Ngày 2 tháng 10, Tổng thống Kennơđi đã đồng ý với chính sách phải có một sự chấn chỉnh quan trọng. Chính sách này là kết quả của cuộc tranh luận kịch liệt suốt một tháng nay. Viện trợ cho Ngô Đình Diệm chỉ kéo dài đến cuối năm. Khi đó, Mỹ sẽ tuyên bố rút 1.000 cố vấn Mỹ, viện trợ quân sự chỉ giao cho các tướng lĩnh chống lại Ngô Đình Diệm. Đồng thời, Kennơđi chỉ thị cho Lốt không cần phải hành động thêm nữa để ủng hộ đảo chính, nhưng phải tiếp tục tìm kiếm người lãnh đạo thay thế.

Thời gian cứ nhích dần nhích dẩn từng ngày trong khi Oasinhtơn lại rơi vào thế hỗn loạn căng thẳng. Ngày 30 tháng 10, Tư lệnh quân Mỹ tướng Hakin gửi về Oasinhtơn một bức điện với những lời lẽ khá quyết liệt, chứng tỏ ông không tin vào các tướng lĩnh, cũng không tin vào Lốt. Bức điện viết:

“…

Tướng Trần Văn Đôn nếu không phải là đang nói dối thì cũng là gác chân trên cả hai thuyền với hy vọng đứng giữa kiếm lời. Ông ta nói với Cônen, đảo chính sẽ làm vào trước ngày 2 tháng 11, nhưng ông ta lại nói với tôi rằng ông ta hoàn toàn chưa vạch ra kế hoạch đảo chính gì cả...”

Hakin nói, nếu quả thật có một cuộc đảo chính đang được xúc tiến, đại sứ cũng chẳng hề nói cho ông ta biết đã nhận được những tin tức tình báo gì về kế hoạch. Đại sứ Lốt thì cãi: "Chúng tôi hoàn toàn không biết, họ giữ hết sức bí mật và tôi thực sự khâm phục họ về chuyện này. Mãi tới tối hôm trước đó, tôi mới được cho biết toàn bộ kế hoạch".

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #11 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2009, 12:22:08 pm »

Nhà Trắng hết sức lo lắng giữa Bộ quốc tế với Quốc vụ viện có sự chia rẽ. Cùng ngày Hakin gửi điện về Oasinhtơn, Lốt cũng nhận được một bức điện, yêu cầu ông can ngăn các tướng lĩnh, trừ phi ông tuyệt đối nắm chắc đảo chính sẽ thành công. Bức điện khẩn thứ hai viết:

“Chúng ta không thể chấp nhận một kết quả là: chúng ta không có sức mạnh để đẩy lùi hoặc thủ tiêu cuộc đảo chính.”

Nhưng Lốt trả lời rằng đã muộn, chuyện này do người Việt Nam quyết định. Lốt nói: "Họ không muốn chúng ta nhúng tay, cũng không cần chúng ta giúp vạch kế hoạch, càng không cần cung cấp vũ khí và trang bị. Họ muốn họ tự làm, muốn người Việt Nam tự lo chuyện đó. Oasinhtơn nói rằng họ sẽ không nhúng tay vào, vậy thì cứ đừng ngoài"

Tên đã lắp vào cung, không thể không bắn. 1 giờ 30 chiều ngày 1 tháng 11, theo kế hoạch đã định, các tướng lĩnh Nam Việt Nam đã làm đảo chính quân sự lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm.

Trong vòng 3 tiếng đồng hồ, trừ Phủ Tổng thống, mọi sự kháng cự đều bị đập tan. 4 giờ chiều, sau hai lần Ngô Đình Diệm cự tuyệt đầu hàng, quân đội làm binh biến bắt đầu nã pháo vào Phủ Tổng thống. Lúc này, Ngô Đình Diệm gọi điện thoại cho Lốt, ông ta muốn biết người Mỹ có thái độ như thế nào trước những sự việc đang xảy ra ở bên ngoài. Câu trả lời của Lốt khiến ông ta thất vọng:

- Tôi không nhận được chỉ thị, lúc này ở Oasinhtơn là 4 giờ sáng, tôi không có cách nào liên hệ được với Oasinhtơn. 

Ngô Đình Diệm hỏi:

- Ngài phải biết chính sách của các ngài thế nào chứ?

Lốt trả lời:

- Tôi không nắm được chính sách của chúng tôi trong những trường hợp cụ thể, thêm nữa, tôi rất lo lắng cho sự an toàn của ông. Tôi đã thu xếp đưa ông đi khỏi cái quốc gia này để ông được an toàn. Nếu ông không muốn như vậy, tôi sẽ có một cách dàn xếp khác để ông có thể trở thành người đứng đầu Nhà nước về mặt danh nghĩa, ông vẫn có thể ở đó giữ một vị cương vị danh dự, như vậy tương đối mà nói cũng rất an toàn.

Ngô Đình Diệm:

- Tôi không muốn làm như vậy, tôi muốn lập lại trật tự và bây giờ tôi đi lập lại trật tự.

Đó là câu nói cuối cùng mà Ngô Đình Diệm muốn nói với một người Mỹ vốn là bạn của ông ta.

Ngay trong đêm hôm đó, Ngô Đình Diệm cùng với em trai là Ngô Đình Nhu theo đường hầm trốn ra khỏi Phủ Tổng thống đang bị bao vây. Chiều hôm sau, hai người bị quân đảo chính bắt được ở Chợ Lớn. Khu vực có nhiều người Hoa kiều cư trú, và sau đó đã bị bắn chết.

Ở Oasinhtơn, Tổng thống Kennơđi đang sự họp với Uỷ ban an ninh quốc gia, một trợ lý của Tổng thống bước vào đem theo bức điện mới phát đi từ Sài Gòn, Kennơđi nhận được tin về cái chết của Ngô Đình Diệm. Không khí vắng lặng bao trùm phòng họp. Kennơđi rõ ràng là bị xúc động mạnh, ông ta đứng lên, không nói với ai một câu nào, lẳng lặng bước ra khỏi phòng họp, đứng ngây người ra ở ngoài đó một lúc lâu.

- Ngô Đình Diệm đã đấu tranh với cộng sản suốt 9 năm, lẽ ra ông phải được hưởng một kết cục tốt hơn là bị ám sát. - Kennơđi đã nói như vậy với các trợ lý đang ngồi im phăng phắc khi ông ta quay trở vào phòng họp.

Không có người Mỹ nâng đỡ chắc Ngô Đình Diệm không thể nào ngồi vào được ngai vàng. Tổng thống không được người Mỹ ngầm cho phép, chắc Ngô Đình Diệm cũng không thể mất quyền toi mạng nhanh đến thế. "Thành dã túc hà, bại dã túc hà", thành công cũng ở đó mà thất bại cũng ở đó, số phận đáng thương của những tên bù nhìn thực ra đã được định sẵn ngay từ đầu.

Nhưng bóng đen của sự kiện này cũng khó tiêu tan. Trong tâm trí mọi người. Ních sơn khi gặp Tổng thống Ayyubi Khan ở Pakixtan, cũng lại nhắc đến chuyện Ngô Đình Diệm bị sát hại:

- Tôi không thể nói rằng, ngay từ đầu có lẽ các ngài đã không nên ủng hộ Ngô Đình Diệm. Nhưng lâu nay, rõ ràng các ngài đã ủng hộ ông ta, chuyện này ở châu Á ai ai cũng biết. Cho dù thái độ của họ có tán thành hay không, chắc chắn họ đều có suy nghĩ về chuyện này. Tiếp đó, đột nhiên các ngài không ủng hộ ông ta nữa, và Ngô Đình Diệm đã chết.

Ayyubi Khan lắc đầu tiếp tục nói với Ních sơn

- Đối với nhiều nhà lãnh đạo châu Á mà nói, việc mưu sát Ngô Đình Diệm nói lên ba điều: chơi với nước Mỹ rất nguy hiểm; giữ trung lập vẫn hay hơn; có khi làm một đối thủ lại có lợi! Sự tín nhiệm giống như một sợi chỉ mỏng manh, đứt một cái rất khó nối lại.

Người Mỹ chọn Ngô Đình Diệm rồi sau lại quẳng ông ta đi, một kết cục như vậy đối với Ngô Đình Diệm mà nói, có lẽ không công bằng. Nhưng người Mỹ chọn Ngô Đình Diệm nhằm mục đích thông qua ông ta khống chế miền Nam Việt Nam, dùng miền Nam Việt Nam làm bàn đạp, chống lại phong trào độc lập dân tộc, dã tâm của độc tài Ngô Đình Diệm và dã tâm làm sen đầm quốc tế của người Mỹ phù hợp nhau, lợi dụng lẫn nhau, và tất nhiên chỉ có thể dẫn tới một kết cục như vậy. Cuộc đảo chính đẫm máu do Nhà Trắng đạo diễn đã kết thúc, nhưng vấn đề Việt Nam vẫn ám ảnh tâm hồn người Mỹ như một con quỉ dữ.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #12 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2009, 04:29:03 pm »

IV. MỸ BƯỚC VÀO TRẠNG THÁI CHIẾN TRANH BÍ MẬT

Tổng thống Giôn sơn muốn làm cứu tinh

Ngày 22 tháng 11 năm 1963, Tổng thống Mỹ Jon.F.Kennơđi bị ám sát chết. Phó Tổng thống Lin đơn B. Giôn sơn vội vã tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 36 của Hoa Kỳ.

Lin đơn Giôn sơn ra đời tại một trang trại nhỏ đất đai cằn cỗi ở bang Tếch dát. Thời niên thiếu ông đã sống và lớn lên ở đây, cho nên về thể xác cũng như tinh thần, ông đúng là một người Tếch dát- cao to, mạnh mẽ, hào phóng. Giônsơn dồi dào sức lực, nhưng nôn nóng ngạo mạn. Ông ta tin chắc mình có thể làm thay đổi số phận nước Mỹ và chính bởi niềm tin đó chi phối, nên từ một học viên quân sự ông đã vươn lên tới vị trí một Tổng thống.

Giôn sơn và Kennơđi chỉ giống nhau ở chỗ họ đều có những kế hoạch vĩ đại của mình, nhưng ý tưởng cũng như tính cách của mỗi người lại khác nhau rất xa. Nếu như nói mục tiêu theo đuổi của Kennơđi là trở thành một thánh Môise (Một nhân vật trong truyền thuyết của người Israen, trở thành một nhân vật trong kinh thánh, một nhà đại tiên tri và nắm luật pháp (ND)) của thế giới này, một người hùng có thể đạp lên những con sóng dữ của Hồng Hải, thì Giôn sơn lại mong muốn làm một cứu tinh ở trong nước, trở thành một cứu tinh có thể san bằng hố sâu ngăn cách giữa người da trắng với người da đen.

Việt Nam không phải là một bộ phận trong kế hoạch cải cách của Giôn sơn, nhưng cuối cùng lại trở thành vấn đề hàng đầu của ông ta: cơn ác mộng mà ông phải loại trừ trước khi ông thực hiện mộng tưởng của mình.

Và thế là, bắt đầu từ giờ phút Giôn sơn tuyên thệ nhậm chức, vấn đề Việt Nam luôn luôn ám ảnh ông ta như một thứ ôn dịch. Ông nhận ra rằng vấn đề Việt Nam không còn là vấn đề trừu tượng như trong tưởng tượng trước đây, bản thân ông không thể không cân nhắc lợi hại khi bị lôi cuốn về mặt quân sự.

Cũng như Kennơđi, Giôn sơn thường xuyên hình dung ra tình hình phe cộng sản đang lấn tới một cách đáng sợ, và ông xem Việt Nam như là một bằng chứng chứng tỏ quyết tâm đối kháng của ông, trước thế giới tự do.

Mấy năm trước đây, Giôn sơn kịch liệt phản đối việc Mỹ trực tiếp bị lôi cuốn vào chiến tranh, chủ trương đứng ra ngăn chặn với tư cách một nước thứ ba. Nhưng vị trí của ông giờ đây khác rồi.

Trước yêu cầu kiên quyết của Bộ trưởng Quốc phòng Mắc Namara và Quốc vụ khanh Đin Raxcơ, chỉ 48 giờ sau khi nhậm chức. Tổng thống Giôn sơn đã tuyên bố, Mỹ tiếp tục viện trợ quân sự cho Chính phủ quân sự Sài Gòn - tập đoàn thống trị mới được thành lập sau khi lật đổ Ngô Đình Diệm. Thời đại quyết sách và phương thức quyết sách của Giôn sơn bắt đầu từ đây.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #13 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2009, 04:30:00 pm »

Bản liệt kê những mục tiêu công kích

Khi lật đổ Ngô Đình Diệm, Nguyễn Khánh chẳng qua chỉ là một nhân vật thứ yếu, trong cơn hỗn loạn tranh giành nhau sau này giữa các tướng lĩnh mới nổi lên, tự phong là Thủ tướng, thâu tóm mọi quyền hành trong tay.

Tháng 2 năm 1964, khi tiếp các nhà báo, Nguyễn Khánh ngông cuồng tuyên bố, nếu được Mỹ toàn lực ủng hộ, miền Nam sẽ tấn công miền Bắc. Oasinhtơn im lặng trước tuyên bố của ông ta. Một vài tuần sau đó, du kích Việt Cộng ở miền Nam mở rộng thế tiến công, áp sát Sài Gòn và bắt đầu tập kích vào các cơ sở thiết bị và quân đội

Vấn đề Việt Nam gây sự chú ý trên toàn cầu. Tổng thống Pháp Đờ Gôn kêu gọi tìm kiếm phương án giải quyết trung lập như ở Lào. Thân vương Campuchia Xihanúc cũng tuyên bố, nếu thái độ trung lập của Campuchia được tôn trọng, ông sẽ tiếp tục nhận viện trợ quân sự và viện trợ kinh tế của Mỹ để bảo đảm sự ổn định trong khu vực. Khi đó Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mắc Namara công khai phản ứng, nói rằng Việt Nam khác, tình thế của nó nghiêm trọng hơn vì liên quan đến sự cân bằng của thế giới tự do. Nam Việt Nam "quan trọng như vậy đối với nền an ninh của Đông Nam Á cũng như đối với nền an ninh của thế giới tự do, ngoài áp dụng mọi biện pháp cần thiết mà chúng tôi có thể có để ngăn chặn thắng lợi của cộng sản, tôi cho rằng không có sự lựa chọn nào khác". Khi Mắc Namara tung ra những lời lẽ như vậy, Pháp tuyên bố họ đang thiết lập quan hệ ngoại giao với Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.

Đến tháng 3, Mắc Namara lần thứ năm sang Nam Việt Nam điều tra. Ông ta phát hiện thấy chính luận điệu trung lập đã khiến tình thế càng trở nên nghiêm trọng. Từ Sài Gòn, Mắc Namara gửi điện cho Tổng thống Giôn sơn nói: "Tâm lý trung lập nguy hiểm đang thịnh hành". Điện trả lời của Giôn sơn nhấn mạnh: "Chúng ta cần phải ngăn chặn luận điệu trung lập bằng mọi cách có thể ở tất cả những nơi mà chúng ta vươn tới được". Phương thức được áp dụng ngay là tăng lực lượng cố vấn Mỹ từ 16.000 người lên 23.000 người. .

Trợ lý Quốc vụ khanh Uyliam Bânđi phụ trách Đông Nam Á chịu trách nhiệm xử lý các tin tức tình báo cung cấp tại chỗ. Theo các nguồn tin này, "Bắc Việt đang bắt đầu tập trung nỗ lực cho việc khống chế đối với Nam Việt, cuối cùng tiến tới chỗ thiết lập sự khống chế đối với toàn bộ Đông Dương. Chính sách trung lập có thể ngăn chặn rõ rệt được Bắc Việt một lần nữa trừ phi có những hành động quân sự, nếu không nó chỉ trở thành một thứ ảo tưởng". Tin tình báo của Bânđi còn cho biết, từ đầu năm 1964, Bắc Việt bắt đầu vận chuyển vũ khí và đưa cán bộ vào miền Nam Việt Nam. Rõ ràng là khi đó họ đang thắng trong cuộc chiến tranh này.

Trung tuần tháng ba, từ Việt Nam trở về, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mắc Namara tuyên bố, Nam Việt Nam đang đứng bên bờ vực của sự tan rã. Ngày 17 tháng 3, tại Uỷ ban an ninh quốc gia, Mắc Namara ra đề nghị từ bỏ hoàn toàn kế hoạch rút quân từng phần của Kennơđi; Nam Việt Nam phải bắt đầu tiến hành tổng động viên, quân đội mới đó được tiếp nhận những trang thiết bị hiện đại nhất của Mỹ phải tăng cường các hoạt động bí mật đối với miền Bắc. Cuối cùng, Mắc Namara đề nghị vạch một kế hoạch cụ thể đưa chiến tranh ra miền Bắc. Tất cả những đề nghị đó của Mắc Namara đều nhận được sự ủng hộ.

Lầu Năm Góc đã vạch ra một kế hoạch oanh tạc hai giai đoạn.

Giai đoạn một, không quân Mỹ sẽ được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu suốt 72 tiếng đồng hồ để bất cứ lúc nào cũng có thể cất cánh đi công kích "trả đũa" các căn cứ quân sự Bắc Việt và các căn cứ du kích ở Lào và Campuchia.

Giai đoạn hai, tình trạng sẵn sàng chiến đấu kéo dài suốt 30 ngày, Mỹ bắt đầu tiến hành công khai hóa từng bước kế hoạch gây áp lực quân sự" - nói một cách khác, tiến hành ném bom miền Bắc.

Tổng thống Giôn sơn không hề do dự cho phép chiến lược ném bom bước vào giai đoạn tính toán cụ thể. Những nhân vật đứng đầu Lầu Năm Góc nhận được sự động viên cổ vũ mạnh mẽ, họ chẳng những tin tưởng việc ném bom miền Bắc là cần thiết, hơn thế nữa còn cho rằng việc làm đó nên tiến hành sớm hơn nữa.

Trong 60 ngày sau khi có lệnh của Giôn sơn, Hội đồng Tham mưu trưởng đã đưa ra một bản danh sách khổng lồ những "mục tiêu cần công kích", công việc này có sự hợp tác của Bộ tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ ở Hônululu. Chỉ trong 30 ngày, Bộ tư lệnh Thái Bình Dương đã lần lượt đưa ra kế hoạch hậu cần và chiến lược.

Kế hoạch hành động 32-64 đã tính toán cụ thể số lượng máy bay cần thiết cho từng giai đoạn của kế hoạch oanh tạc, đã phân tích những phản ứng có thể xảy ra từ phía phe cộng sản, đặc biệt là từ phía Trung Quốc, nhưng nó không bình luận gì về việc những phản ứng đó liệu có trở thành nhân tố có ảnh hưởng mà chỉ quan tâm đến số lượng quân nhu Mỹ có thể cần tới.

Điều hết sức có ý nghĩa là, trong những yêu cầu đó của Mỹ bao gồm cả việc sử dụng bộ binh. Hônululu đã đi trước Oasinhtơn một bước.
Ở Hônôlulu, Hội đồng Tham mưu trưởng cuối cùng đã thay đổi trật tự các mục tiêu cần công kích, bước thứ nhất tập trung vào những căn cứ quân sự mà Bắc Việt dùng để thẩm thấu vào miền Nam. Theo tính toán, cùng với việc gia tăng cường độ ném bom và oanh kích của hạm đội Bẩy phía tây Thái Bình Dương, tất cả những công trình do Bắc Việt xây dựng để tiến hành chiến tranh ở miền Nam sẽ bị tiêu diệt nội trong 12 ngày

Trung tuần tháng 5, kế hoạch đã xong xuôi, được trình lên Tổng thống. Giôn sơn phải có sự cân nhắc về kế hoạch này. Những vấn đề ông cần cân nhắc bao gồm cả những chuyện làm thế nào đối phó lại với phản ứng của Quốc hội, của dư luận Mỹ, của dư luận các nước đồng minh và của cả Hà Nội khi bắt đầu thực thi kế hoạch.

Trên chiến trường, hành động hai bước sắp được tiến hành đã chứng tỏ quyết tâm của Mỹ trước Hà Nội và công chúng Mỹ. Trong quân đội Nam Việt Nam, Mỹ đã có một viên tư lệnh mới rất lợi hại, đó là tướng Uyliam Oétmôlen. Đại sứ Cabốt Lốt lỗi thời đã được thay thế bằng Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng tướng Tay lo. Trên biển, hành động 34-A được tăng cường. 34-A là mật hiệu tần thủy lôi tuần tra của Nam Việt Nam tiến hành tập kích bí mật vào bờ biển Bắc Việt, hành động, này đã bắt đầu từ 5 tháng trước. Những vụ tập kích qui mô đó - pháo kích, bắt cóc, ám sát - là một sự khiêu khích trắng trợn, là nguyên nhân dẫn tới cuộc chiến tranh toàn diện.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #14 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2009, 04:32:29 pm »

V. TỔNG THỐNG GIÔNSƠN ĐI TỚI CHIẾN TRANH

Chưa thấy ánh sáng ở cuối đường hầm

Đầu năm 1964, lục quân Nam Việt Nam có 19,2 vạn người, phiên chế thành 9 sư đoàn, 1 lữ đoàn nhảy dù và 4 tiểu đoàn biệt động. Ngoài ra còn một lữ đoàn độc lập lính thủy đánh bộ, lữ đoàn này cùng với lữ đoàn nhảy dù là lực lượng tổng dự bị do Bộ Tổng Tham mưu trực tiếp nắm. Không quân Nam Việt Nam có 190 máy bay, chủ yếu là máy bay huấn luyện T28 được trang bị lại, Mỹ điều thêm sang 140 máy bay (chủ yếu là máy bay chiến đấu) và 248 máy bay trực thăng. Hải quân Nam Việt Nam có một số tàu đổ bộ, tàu tuần tra và tàu quét mìn. Ngoài ra còn có một lực lượng vũ trang địa phương đông tới 181 nghìn người.

Bộ tư lệnh Mỹ ở Việt Nam lúc đầu chỉ cung cấp cố vấn cho cấp tỉnh và các đơn vị từ Trung đoàn trở lên, nhiệm vụ của họ không chỉ lo việc chỉ huy chiến đấu mà còn bao gồm những công việc khác của quân đội như biên chế dự toán, huấn luyện, tổ chức trường học, hậu cần v.v... Tới lúc này, tức là bắt đầu từ năm 1964, cố vấn Mỹ đã được đưa xuống tới cấp huyện và đơn vị tiểu đoàn, ngoài công việc tư vấn, huấn luyện, trang bị và phát triển quân đội địa phương, còn chịu trách nhiệm chi viện chiến đấu chủ yếu bằng máy bay trực thăng.

Đồng thời với việc ráo riết chuẩn bị chiến tranh, Lầu Năm Góc, Quốc vụ viện Mỹ sau một hồi tranh cãi ầm ỹ, đã kiến nghị với Tổng thống Giôn sơn, cùng lúc với việc thực thi kế hoạch chiến tranh bằng không quân nên tiến hành đối thoại với Hà Nội. Theo họ, việc làm này chỉ có lợi mà chẳng thiệt gì cả.

Một, nếu thông qua việc đối thoại mà không phải sử dụng đến thực lực vẫn đạt được mục tiêu ngăn chặn cộng sản thì đó quả là một điều tuyệt vời;

Hai, thông qua đối thoại, đánh giá về khả năng chiến tranh của Bắc Việt.

Ngày 28 tháng 5, trong cuộc gặp Thủ tướng Canađa Piasơn, Tổng thống Giôn sơn hy vọng Canađa có thể đóng vai trò sứ giả giữa Oasinhtơn và Hà Nội. Ngài Thủ tướng Canađa theo kế hành sự.

Và thế là, J.B.Xibớtnơ vị đại diện cao cấp trong Uỷ ban giám sát quốc tế vừa mới được Canađa bổ nhiệm, người có trách nhiệm qua lại giữa Hà Nội và Sài Gòn theo định kỳ - vội vã bay ra Hà Nội thực hiện ý định của người Mỹ, để Hà Nội lựa chọn giữa "củ cà rốt" và "chiếc gậy” của "chú Sam" đưa ra.

Ngày 18 tháng 6 năm 1964, Thủ tướng Bắc Việt Phạm Văn Đồng đã tiếp kiến Xibớtnơ tại phòng khách lớn trong dinh Toàn quyền Pháp trước đây. Sau khi truyền đạt đầy đủ thái độ của Chính phủ Mỹ, Xibơtnơ nói: "Tham vọng của Hoa Ký là có giới hạn nhưng sự kiên nhẫn của Hoa Kỳ đã trở nên hết sức mỏng manh".

Ông ta tỏ ra lo lắng sẽ có sự leo thang chiến tranh, và theo ông ta, sự leo thang này chẳng có lợi cho ai, nhưng nếu tình hình đó xảy ra thật, miền Bắc sẽ phải gánh chịu sự tàn phá lớn nhất".

Xibơtnơ nêu câu hỏi:

- Hà Nội có thông điệp gì muốn chuyển cho người Mỹ?

- Không! Không - Phạm Văn Đồng trả lời - Lúc này thì không

Hai người tiếp tục nói chuyện với nhau cả tiếng đồng hồ.

Xibớtnơ đã từng gặp gỡ nhiều nhân vật cao cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam ở Mátxcơva, nhưng theo ông ta, xét trên bất cứ tiêu chuẩn nào, Phạm Văn Đồng đều tỏ ra là một nhà lãnh đạo xuất sắc. Phạm Văn Đồng lúc này 58 tuổi tóc đã ngả mầu, những năm tháng sống trong nhà tù của thực dân Pháp trước đây đã khiến đôi mắt của ông bị kém đi nhiều, nhưng ánh mắt hiền hòa tao nhã cũng như giọng cười sảng khoái đầy ý nghĩa đã khiến ông trẻ lại tới 10 tuổi. Trong những người Việt Nam, ông được coi là "người cháu mà Cụ Hồ yêu quí nhất". Từ 40 năm trước đây, ông luôn được gần gũi Hồ Chí Minh; ông đã có tới 20 năm làm công tác ngoại giao và là người phát ngôn của Chính phủ. Ông nói với Xibớtnơ, ông sẽ "giải thích về vấn đề được nêu ra", và bây giờ, đến lượt Xibớtnơ, sắm vai người nghe.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói rõ quan điểm chung của Hà Nội: 

- Chúng ta phải học tập để cùng tồn tại trong hoà bình, phải tìm ra một giải pháp cho vấn đề đã làm tổn hại chúng ta, nhưng đó phải là một giải pháp đúng đắn đó là: Mỹ phải rút đi; phải để công việc của miền Nam Việt Nam cho người Nam Việt Nam giải quyết. Việc này cần có sự tham gia của Mặt trận Dân tộc Giải phóng, không có nhóm nào có thể đại diện cho quyền lợi của quảng đại quần chúng miền Nam Việt Nam như Mặt trận Dân tộc Giải phóng!

Cần có một giải pháp đúng đắn cho vấn đề thống nhất nước Việt Nam. Chúng tôi muốn thống nhất đất nước một cách hoà bình, không có áp lực bên ngoài. Chúng tôi muốn có thương lượng quanh bàn hội nghị một cách thành thật, thoả mãn yêu cầu của nhau với các sự thu xếp thuận lợi cho cả hai bên. Chúng tôi không vội vã. Chúng tôi muốn nói chuyện, nhưng chúng tôi sẽ chờ đợi cho. đến khi miền Nam Việt Nam sẵn sàng. Tôi biết đó là điều khó chấp nhận đối với Hoa Kỳ...

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #15 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2009, 04:32:47 pm »

Phạm Văn Đồng tiếp tục nói với vị sứ giả Canađa:

- Tôi thấy rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục viện trợ cho chính quyền Nam Việt Nam. Họ có thể đưa thêm nhiều nhân viên quân sự vào nữa. Tôi rất đau lòng khi thấy chiến tranh sẽ tiếp diễn, mở rộng và tăng cường. Dù sao, nhân dân Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục chiến đấu và nhất định sẽ thắng - Thủ tướng nhoài người ra phía trước. - Xin thứ lỗi cho tôi nói điều này, các ông ở phương Tây, các ông không thể hiểu, hoàn toàn không thể hiểu, sức mạnh của một dân tộc khi họ đã quyết tâm đứng lên vì độc lập và tự do của Tổ quốc. Cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam Việt Nam chúng tôi vượt xa mọi sự tưởng tượng. Họ làm cho cả chính chúng tôi phải ngạc nhiên.

Phạm Văn Đồng muốn Xibớtnơ hình dung về tình hình gần đây ở miền Nam Việt Nam: .

- Ông hãy nhìn lại tình hình miền Nam từ sau khi Diệm bị ám sát. Phong trào đấu tranh của nhân dân đã phát triển mạnh như một dòng thác lũ. Triển vọng cho Hoa Kỳ là không có lối ra. Tăng cường quân sự cho Nguyễn Khánh sẽ chẳng giúp được gì. Nhân dân miền Nam Việt Nam đã quá rõ bộ mặt của chúng. Cần có một Chính phủ liên hợp dân tộc. Chính phủ liên hợp dân tộc ở Lào là một ví dụ. Chúng tôi không có quân ở Lào, nhưng Hoa Kỳ đã can thiệp vào Lào. Hàng ngày máy bay Mỹ từ hướng Lào sang xâm phạm vùng trời chúng tôi. Những đơn vị biệt kích đã thâm nhập lãnh thổ chúng tôi để tiến hành phá hoại. Nếu Hoa Kỳ tăng cường chiến tranh ở miền Nam Việt Nam thì sẽ là một cuộc chiến đấu quyết liệt đến cùng. Hoa Kỳ không bao giờ có thể giành được thắng lợi trong bất cứ tình huống nào.

Phạm Văn Đồng giọng tỏ ra thú vị, nói tiếp:

- Cho tôi dẫn câu nói của nhà báo Mỹ Oantơ Líp man: “Mỹ chưa thấy ánh sáng ở cuối đường hầm". Chính phủ của tôi chưa thể đưa ra một đề nghị cụ thể, nhưng đó là quan điểm của chúng tôi. 

- Cảm ơn Ngài, thưa ngài Thủ tướng. Ngài đã nói quan điểm của Chính phủ Ngài, tôi sẽ truyền đạt trung thành những ý kiến đó.

Phạm Văn Đồng:

- Ông có thể không tin những điều tôi nói, nhưng tôi bảo đảm với ông những gì tôi nói đều xuất phát từ lòng chân thành và thẳng thắn.

Xibớtnơ hỏi Phạm Văn Đồng rằng hiện ông ta có thể nêu "mấy câu hỏi cá nhân" và nói luôn: .

- Như Ngài vừa nói, có phải một điều kiện để lập lại hoà bình là trước hết miền Nam Việt Nam phải trung lập không?

- Không - Phạm Văn Đồng ngắt lời sứ giả - Tôi không nói đến vấn đề trung lập như là bước đầu tiên. Miền Nam Việt Nam trung lập bao nhiêu là do nhân dân miền Nam quyết định. Tôi không dự đoán! 

Xibớtnơ:

- Mặt trận Dân tộc Giải phóng là đại diện cho một lực lượng ở miền Nam Việt Nam nhưng không phải là tất cả và cũng không phải là đa số. Tôi hoan nghênh Mặt trận sẽ được tham gia vào một Chính phủ liên hiệp sẽ xuất hiện, nhưng tôi sợ rằng việc liên hiệp sẽ sớm mở đường cho Mặt trận tiếp quản Nam Việt Nam, điều này đã xảy ra ở một vài nước khác.

Phạm Văn Đồng:

- Sự lo lắng này hoàn toàn không có căn cứ nào cả.

- Thưa Thủ tướng, liệu Ngài có hiểu trách nhiệm của Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam không chỉ có quan hệ đến Đông Nam Á mà còn quan hệ đến các hoạt động lật đổ của du kích ở toàn bộ châu Á, châu Phi và châu Mỹ la-tinh?

- Có chứ! Chúng tôi hiểu điều này. - Phạm Văn Đồng trả lời - Chúng tôi hiểu rằng, đối với người Mỹ, mất miền Nam Việt Nam có thể sẽ dẫn tới phản ứng dây chuyền với Mặt trận Dân tộc Giải phóng ở miền Nam Việt Nam và những người ủng hộ Mặt trận mà nói, tình hình có thể cũng sẽ như thế.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #16 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2009, 04:32:55 pm »

Phạm Văn Đồng có ý định chuyển câu chuyện sang hướng khác:

- Tôi vui mừng qua thông điệp của Hoa Kỳ thấy Hoa Kỳ không có ý định đánh chúng tôi.

Xibớtnơ nói ngay:

- Hoa Kỳ không muốn đưa chiến tranh ra Bắc Việt nhưng sẽ buộc làm việc đó nếu bị đẩy đi quá xa. Sự kiên nhẫn của Hoa Kỳ không phải là không có giới hạn.

Giọng chậm rãi, Phạm Văn Đồng nói:

- Nếu chiến tranh bị đẩy ra miền Bắc Việt Nam, miền Bắc sẽ chiến đấu. Chúng tôi có các bạn bè của chúng tôi. Ông biết đấy, chúng tôi là một nước xã hội chủ nghĩa, là một thành viên trong cộng đồng xã hội chủ nghĩa. Nhân dân chúng tôi sẽ đứng lên tự vệ. Chúng tôi không có hành động gì đẩy Hoa Kỳ đi vào con đường đó, chúng tới không khiêu khích Hoa Kỳ.

Sứ giả Xibớtnơ xin cáo từ, Phạm Văn Đồng nói thêm:

- Tôi chờ đợi có cuộc nói chuyện thêm nữa với ông. Lần sau ông sẽ gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lần này Người đi nghỉ. Người có gửi lời chào ông

Hai hôm sau, ngày 20 tháng 6, Xibớtnơ về tới Sài Gòn. Ông ta đã gửi hai bức điện dài về Ốtaoa, thông qua Ốtaoa truyền đạt lại cho Chính phủ Mỹ. Bức điện thứ nhất trình bày khái quát cuộc hội đàm suốt 70 phút giữa ông ta với Phạm Văn Đồng; bức điện thứ hai, ông dẫn nguyên văn hầu như không sót một chữ những câu nói của Phạm Văn Đồng mà ông đã ghi được.

Ngày 22 tháng 6, ông gửi về một bản báo cáo trong đó ông phân tích trạng thái tinh thần của Bắc Việt và nêu những nhận xét cá nhân. Theo Xibớtnơ, việc mở rộng chiến tranh sẽ là nguy hiểm và không thể thành công.

Trong bức điện đầu tiên, ông đã báo cáo nội dung và tinh thần cơ bản của cuộc hội đàm, nêu rõ Phạm Văn Đồng "trước sau đều tỏ ra bình tĩnh và thành thực, tỏ ra hiểu rõ tính chất nghiêm trọng của những vấn đề được đem ra thảo luận và không có gì gì tỏ ra hung hăng và hiếu chiến".

Cuối bức điện, Xibớtnơ nói: "Tôi hoan nghênh các vị (Bộ Ngoại giao) và Chính phủ Mỹ có thể đưa ra kiến nghị về những điểm cần thảo luận kỹ hơn lẩn sau khi tôi ra Hà Nội".

Những bức điện của Xibớtnơ đều được Quốc vụ viện Mỹ kịp thời chuyển cho Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn. Chính phủ Mỹ hầu như đã có ba tuần lễ cân nhắc về bức điện báo của Xibớtnơ để quyết định xem liệu có thể đưa ra kiến nghị hòa bình cụ thể cho cuộc gặp gỡ tới Nhưng ba tuần lễ trôi qua Oasinhtơn vẫn chẳng công khai đưa ra được một đề nghị gì.

Sự việc tiếp tục diễn biến theo hướng tiến tới một cuộc chiến tranh không tránh khỏi.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #17 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2009, 04:34:04 pm »

Sự kiện "Vịnh Bắc Bộ" .

Khoảng nửa đêm ngày 31 tháng 7 năm 1 964, một tốp pháo hạm của quân ngụy ở Nam Việt Nam rời cảng Đà Nẵng phóng nhanh ra khơi nhằm hướng hai đảo Bắc Việt cách vĩ tuyến 19 sáu mươi hải lý đánh phá. Trong lúc đó, về phía đông nam 100 hải lý là khu trục hạm Mỹ "Ma đốc" đang tiến vào vịnh Bắc Bộ. Nó nhận được lệnh sẽ dừng lại tại một địa điểm cách bờ biển chí ít là 8 hải lý. "Ma đốc" được trang bị ra-đa và các thiết bị quan sát hiện đại, nó là con mắt của hải quân Thái Bình Dương Hônululu. Pháo hạm của Nam Việt Nam đã tấn công hai hòn đảo, hành động này được giải thích là "nhiệm vụ thường xuyên". Chỉ trong mấy phút, hoả lực mãnh liệt chiếu sáng rực bầu trời đêm lúc 3 giờ sáng. Những con tàu cao tốc phóng ngư lôi bắn một hồi vào lính đóng, sau đó rút lui.

Ngày 2 tháng 8, tức là sau 36 tiếng đồng hồ, chiến hạm "Ma đốc" tiến vào gần bờ biển, nó điện gấp về Hônululu và sau đó Hônôlulu phát điện khẩn về Oasinhtơn báo cáo: Tàu "Ma đốc" đang giao chiến với 3 tàu cao tốc phóng ngư lôi, phương vị trong hải phận "quốc tế” cách bờ biển 30 hải lý. Ở Oasinhtơn lúc này đã gần nửa đêm, nhưng Tổng thống Giôn sơn vẫn đang chủ trì cuộc họp của Hội đồng Tham mưu trưởng. Lầu Năm Góc và Quốc vụ viện tất bật với việc vạch ra một kế hoạch ứng cứu quan trọng nhưng ngắn gọn. Uyliam Bânđi trực tiếp dịch mật mã các tài liệu cho Giôn sơn, nếu ý kiến rằng ông ta không chút hoài nghi về cuộc giao chiến đầu tiên này giữa Mỹ và Bắc Việt ở vịnh Bắc Bộ. Bânđi nói: "ngày 2 tháng 8, một khu trục hạm của Mỹ chắc chắn đã bị công kích, không còn tồn tại bất cứ sự hoài nghi nào về trận công kích, vết đạn và mọi thứ còn đó”.

"Ma đốc" báo cáo về, nó đánh lui và làm trọng thương cả 3 chiếc tàu của đối phương. Giôn sơn hạ lệnh cho khu trục hạm Tơ nơ Giôi tới chi viện cho "Ma đốc". Sáng sớm ngày 4 tháng 8, hai chiến hạm này của Mỹ bắt đầu thực hiện kế hoạch DESOTO thu thập tin tức tình báo.

Khi hai chiến hạm gặp nhau, vị trí của chúng cách bờ biển 50 đến 76 hải lý. Khi các khu trục hạm của Mỹ được lệnh quay trở lại vịnh Bắc Bộ, nhiều tàu chiến của Nam Việt Nam cũng đang xúc tiến các cuộc tiến công biệt kích theo kế hoạch 34-A.

Khi Bộ tư lệnh hải quân Bắc Việt Nam một lần nữa phát tín hiệu đỏ DESTO cảnh báo "quân Bắc Việt đang tiến công” thì đã là nửa đêm theo giờ Thái Bình Dương, sớm hơn 12 tiếng theo giờ Oasinhtơn. Bânđi kể: "trong đêm tối, một khu trục hạm báo cáo rằng nó đã bị tập kích. Nó nhìn thấy vết sóng của tàu cao tốc phóng ngư lôi". Chỉ trong ít phút, Hội đồng Tham mưu trưởng đã được triệu tập. Sau khi được Tổng thống Giôn sơn phê chuẩn, Hội đồng lập tức quyết định thực thi giai đoạn một của phương án ném bom - đánh "trả đũa" một đối một. Các máy bay ném bom chiến đấu của Hạm đội Bảy xuất kích đánh vào những mục tiêu đầu tiên đã được xác định từ trước.
Oasinhtơn gửi cho Hônululu một bức điện chuẩn bị sẵn: sẵn sàng phóng "mũi tên đột kích". Tây Bắc Thái Bình Dương lúc này là 3 giờ sáng. Tàu sân bay bắt đầu tất bật nạp đạn dược cho cuộc tấn công trả đũa.

4 giờ sáng theo giờ Thái Bình Dương, Hônululu phát đi một bức điện khẩn báo cáo với Hội đồng Tham mưu trưởng: có mưa to, gió lớn, sóng dữ dội, "DESOTO" không thể xác định khu trục hạm liệu có bị công kích hay bị phá hoại. Trong "Phòng tác chiến" của Lầu Năm Góc, Bộ trưởng Quốc phòng Mắc Namara nối đường dây nóng với Tổng thống. Họ quyết định, phải bảo đảm cho khu trục hạm không bị tấn công; ném bom vẫn tiếp tục tiến hành theo kế hoạch.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #18 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2009, 04:34:12 pm »

Rạng sáng trên Thái Bình Dương, Hônululu gửi tiếp bức điện: mặt biển sóng vẫn dữ dội, rất trở ngại cho việc xác minh chính xác khu trục hạm có bị tập kích nữa hay không. Trong tất cả các bức điện đến không nói rõ khu trục hạm có đúng là đã nhìn thấy tàu của Bắc Việt, còn Oasinhtơn lại cứ tin vào tin tức tình báo vô tuyến của "Ma đốc" nhận được trước đó. Sau khi những tin tình báo đó được dịch ra, Giôn sơn triệu tập các nhân vật lãnh đạo cho họ biết về kế hoạch công kích. Lịch ném bom vẫn cứ diễn ra.

Nhà Trắng thông báo cho hệ thống truyền hình quốc gia chuẩn bị để Tổng thống nói chuyện với cả nước. Tại Lầu Năm Góc, "Nhóm nghiên cứu” như cách gọi nho nhã của Mắc Namara đang căn cứ vào danh sách các mục tiêu tấn công để định vị tọa độ. Uyliam Bânđi phụ trách liên lạc với Quốc vụ viện, xử lý các tin tức tình báo truyền về qua vô tuyến điện.

Thời gian cứ nhích dần nhích dần từng giây. Không có tin tức gì thêm từ khu trục hạm đang vật lộn với sóng gió. Chỉ còn 30 giây nữa, Giôn sơn được mời đi chuẩn bị nói chuyện trên truyền hình. Đèn đỏ bật sáng liên tục, một dòng tin điện phóng lên bầu trời Thái Bình Dương: "Phóng mũi tên đột kích".

Trong lúc những máy bay ném bom cất cánh lao vút lên không trung thì Giôn sơn tuyên bố với cả nước Mỹ: "Những hành động thù địch một lần nữa lại bắt đầu diễn ra đối với quân hạm Mỹ trên vùng biển quốc tế ở vịnh Tonkin (Vịnh Bắc Bộ) đã buộc tôi ngay hôm nay ra lệnh cho lực lượng vũ trang Mỹ phải có hành động trả đũa".

Gỉônsơn thông báo cho dân chúng Mỹ biết, rằng ông ta đã ra lệnh cho không quân ném bom miền Bắc Việt Nam, rằng những hành động thù địch đối với quân Mỹ, "chẳng những phải đối phó lại bằng sự răn đe, đề phòng, mà còn phải bằng sự trả lời tích cực "rằng trong khi tôi đang nói chuyện với các bạn, chúng ta đã có câu trả lời. Những chiến hạm và một số thiết bị hỗ trợ đang trả đũa đối với miền Bắc Việt Nam, không quân của chúng ta cũng đang hành động”.

Giôn sơn như đang nhìn vào các thính giả ngồi trước màn hình, nói: "Sự kiện này khiến toàn thể nhân dân Mỹ nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của cuộc đấu tranh chúng ta đang tiến hành ở Đông Nam Á vì tự do và an ninh", "sẽ khiến toàn thể những người Mỹ chúng ta phải gia tăng nỗ lực thực hiện những nghĩa vụ phải gánh vác của chúng ta đối với nhân dân Việt Nam và Chính phủ Việt Nam".

Ngày 5 tháng 8, Mỹ huy động rất nhiều máy bay ném bom, bắn phá miền Bắc Việt Nam. Quân dân Việt Nam đánh trả quyết liệt, bộ đội không quân đã bắn rơi 8 chiếc, bắn bị thương 3 chiếc máy bay Mỹ, bắt sống một tên giặc lái. Ngay tối hôm đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mắc Namara họp báo tuyên bố: chiều hôm nay, Mỹ đã huy động 64 lần chiếc máy bay đánh vào 4 "căn cứ tàu phóng lôi” và "kho xăng dầu” của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ở Hòn Gai, Lộc Chiêu, Phúc Lợi, Quảng Khê.

Mắc Namara nhận định thời cơ tăng thêm quân để tấn công Việt Nam đã tới, nên tại cuộc họp báo đó ông ta tuyên bố Mỹ sẽ có những bước đi “nhằm tăng cường binh lực của Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương: Một, điều một hàng không mẫu hạm tấn công của hạm đội I đến Thái Bình Dương; hai, điều máy bay đánh chặn và máy bay ném bom chiến đấu sang Nam Việt Nam; ba, điều máy ném bom chiến đấu sang Thái Lan; bốn, điều trung đội máy bay đánh chặn và máy bay ném bom chiến đấu từ Mỹ sang căn cứ tấn công ở Thái Bình Dương; năm, điều bộ đội đặc chủng chống tàu ngầm tới biển Đông; sáu, đặt các đơn vị lục quân, hải quân được chỉ định trong tình trạng báo động, sẵn sàng chiến đấu”.

Đó là "sự kiện Vịnh Bắc Bộ’ làm chấn động thế giới.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #19 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2009, 04:35:22 pm »

"Bồng lai tiên cảnh"

Ngày 10 tháng 8 năm 1964, Tổng thống Giôn sơn nhận được điện của Taylo, Đại sứ Mỹ ở Nam Việt Nam, đề nghị tiếp tục tiến hành giai đoạn 2: ném bom liên tục. Đại sứ đề nghị với Tổng thống, đến ngày 1 tháng 1 năm 1965, Tổng thống "sẽ hoàn tất công việc chuẩn bị thực thi kế hoạch ứng cứu đối với Bắc Việt”.

Giờ đây, Tổng thống Giôn son không thể không tự mình quyết định vấn đề leo thang thêm một nấc. Trong thượng viện, không một ai phản đối việc leo thang. Trên bàn làm việc trong văn phòng hình bầu dục, bên cạnh bức điện của Đại sứ Taylo có một quan điểm khác chứa đầy kịch tính, đó là quan điểm của công chúng Mỹ. Giôn sơn cầm lên đọc đi đọc lại mãi. Kết quả cuộc thăm dò ý kiến dân chúng của Ha rít chứng tỏ, cả nước tán thành việc ông đã xử lý một cách kiên quyết vụ "khủng hoảng” Vịnh Bắc Bộ; sự tín nhiệm đối với ông chỉ trong một đêm tăng từ 42% lên 72%.

Chính phủ của Giôn sơn bây giờ đã trở nên cứng rắn hơn, đang bí mật tính toán leo thang nhanh hơn. Các cố vấn của Tổng thống không cần úp úp mở mở nữa. Các thủ lĩnh quân sự như Mắc Namara, Taylo, Oétmolen đều nói với ông: Hành động (leo thang từng bước) là tuyệt đối cần thiết. Điện báo ngày 10 tháng 8 của Taylo cực lực chủ trương về một thời hạn cuối cùng cho hành động đối phó lại Bắc Việt.

Mỹ ráo riết chuẩn bị chiến tranh, tuỳ tiện mở rộng ngọn lửa chiến tranh. Hành động đó đã khiến nhân dân và các nước yêu chuộng chính nghĩa trên toàn thế giới phẫn nọ.

Ngày thứ hai sau khi xảy ra "Sự kiện Vịnh Bắc Bộ", tức ngày 6 tháng 8 năm 1964, Chính phủ Trung Quốc ra tuyên bố cực lực lên án hành động xâm lược của Mỹ.

Quân dân Hà Nội bình tĩnh khẩn trương chuẩn bị sẵn sàng đánh trả những cuộc tấn công ăn cướp của Mỹ.

Trung tuần tháng 8, đại diện cao cấp của Canađa ông Xibớtnơ lần thứ hai ra Hà Nội. Xibớtnơ cảm thấy những biến đổi rất đáng chú ý: mọi người đang tập cách bắn máy bay, trên đường phố chỗ nào cũng có hầm hố ẩn nấp, phụ nữ và trẻ em chuẩn bị được đưa đi sơ tán.
Ngày thứ ba, ông ta được Thủ tướng Phạm Văn Đồng tiếp. Trong buổi tiếp Phạm Văn Đồng đã lên án mạnh mẽ hành động khiêu khích của Mỹ đối với Việt Nam, cho rằng Mỹ đưa chiến tranh ra miền Bắc hòng tìm lối thoát cho tình trạng tuyệt vọng của miền Nam.

Bằng một giọng quyết liệt. Phạm Văn Đồng nói với Xibớtnơ: 

- Đưa chiến tranh ra miền Bắc, Mỹ đã gây ra một tình hình hết sức nguy hiểm, tôi nhắc lại, hết sức nguy hiểm. Đó thực sự là một tính toán sai lầm. Cho đến hôm nay, chúng tôi vẫn đang cố tránh những phiền phức nghiêm trọng, tất nhiên những nỗ lực của chúng tôi hiện nay càng trở nên khó khăn hơn vì chiến tranh đã diễn ra trên lãnh thổ của chúng tôi.

Phạm Văn Đồng đưa ra lời cảnh cáo:

- Nếu chiến tranh đánh đến miền Bắc Việt Nam, thì cuối cùng nó sẽ lan ra toàn bộ Đông Nam Á, hậu quả sẽ không thể lường nổi. Chúng tôi không giấu giếm một sự thật, đó là nhân dân chúng tôi sẽ phải phải hy sinh nhiều hơn, song cuộc chiến đấu tự vệ của chúng tôi là hợp pháp vì người ta đã áp đặt chiến tranh cho chúng tôi.

Mỹ ném bom Bắc Việt, tăng cường viện trợ cho Nam Việt Nam, song tất cả đều không làm thay đổi được tình trạng suy yếu và thối nát của chính quyền Nam Việt Nam.

Từ tháng 8, tình hình Nam Việt Nam đảo lộn nhanh chóng như cảnh trong một bộ phim thời sự. Các đại diện của Oasinhtơn đi lại như con thoi, giữa đại sứ và các sĩ quan chỉ huy mặt trận rất khó có sự thống nhất ý kiến, quân đội Việt Nam Cộng hoà được gọi là "những con thỏ đế hữu danh vô thực" các tín đồ Phật giáo lại một phen gây náo loạn. Người ta quen với những chuyện tập kích và đảo chính.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM