Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Tư, 2024, 05:54:00 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Người đã cứu Mát-xcơ-va - Robert Guillain  (Đọc 49978 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #60 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2009, 01:39:32 pm »

Vậy con người có hai cuộc đời sẽ trở thành thủ trưởng của anh trong bẩy năm trời đã từ đâu tới? Bây giờ ta hãy lùi lại quá khứ để xem xét con người nào đằng sau nhà báo Ri-hác Sóc-giơ. Hay nói đúng hơn là Ri-hác Sóc-giơ một nhà báo thực sự và lỗi lạc làm thế nào đã có thể sắm vai hoặc giả kiêm thêm một nhân vật nữa là Ri-hác tình báo. Tất nhiên là chỉ sau kết thúc bi thảm của cuộc phiêu lưu ấy thì tôi mới biết đến câu chuyện kỳ lạ về anh và thú thực rằng tôi khó mà tin ngay được về anh, cũng như về Vu-kê-lích.
Sự bất ngờ thứ nhất là Ri-hác chỉ có nửa dòng máu Đức, mẹ anh là người Nga. Anh sinh ở Ba-ku năm 1895, anh nói trôi chảy tiếng Nga, đó là điều chẳng ai ngời ở Tô-ky-ô. Bất ngờ thứ hai là cái con người gọi là quốc xã này lại chính là một đảng viên cộng sản lâu năm, điều này các cơ quan an ninh Đức có thẩm quyền có thể phát hiện không mấy khó khăn, nếu đảng Quốc xã Đức chịu làm một cuộc điều tra xác minh nghiêm chỉnh về quá khứ của anh trước khi đăng ký anh là đảng viên tại Tô-ky-ô năm 1934. Từ cuối năm 1918, khi chiến tranh chấm dứt, anh đã ba lần bị thương trong chiến tranh, anh đã gia nhập đảng Cộng sản Đức.
Bất ngờ thứ ba: tiểu sử của anh có một khoảng “trắng” bốn năm trong thời gian anh ở Liên Xô và đã làm việc cho phong trào cộng sản rất đắc lực và trở thành một cán bộ cao cấp của bộ máy Quốc tế Cộng sản. Năm 1925, anh bí mật sang Liên Xô cư trú và trở thành đảng viên cộng sản Liên Xô và công dân Liên Xô. Làm việc tại Vụ Liên lạc quốc tế, một ngành tuyệt mật của Ban tổ chức Quốc tế cộng sản phụ trách chỉ đạo các hoạt động cách mạng bí mật ở nước ngoài. Ri-hác đã hoàn thành các nhiệm vụ quan trọng tại vùng Bắc Âu, tại Đức và Anh quốc. Cuối cùng đến năm 1929, anh được chuyển về Cục 4 của Bộ Tổng tham mưu tức là cơ quan tình báo của Hồng quân.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #61 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2009, 01:39:53 pm »

Theo chủ trương chuyển hướng chiến lược quan trọng, ban chỉ đạo phong trào quốc tế cộng sản tại Mát-xcơ-va, hướng tiến công lúc này vào châu Á và trở lại hoạt động tại Trung Hoa, đã bị hoàn toàn gián đoạn sau thất bại 1927 khi Tưởng Giới Thạch phản bội lại những đồng minh cộng sản của y. Và Ri-hác đã được cử tới Trung Hoa để làm việc theo yêu cầu của Cục 4. Anh đến Thượng Hải năm 1930.
Ba năm sau, cho đến 1932 là những năm sau, anh đi sâu vào tình hình nước Trung Hoa và Viễn Đông, thời kỳ những năm sôi động vì nó mở đầu cho cuộc phiêu lưu gây chiến của Nhật bằng việc đánh chiếm Mãn Châu và cũng mở đầu cao trào cộng sản ở Trung Hoa. Ri-hác  thời đó nổi tiếng là nhà báo độc lập trong giới báo chi Đức và đã bí mật xây dựng nên một mạng lưới thu tin tình báo đầu tiên ở đây. Anh đã thông báo cho Cục 4 về những chi tiết của ván cờ tay ba đã bắt đầu giữa Trung Hoa – Liên Xô và Nhật. Những người chỉ huy anh tại Mát-xcơ-va đã quyết định phái anh sang trung tâm của lò lửa châu Á, đó là đất nước mặt trời mọc. Khác hẳn với Vu-kê-lích đã đến trước anh theo lệnh cấp trên. Ri-hác khi rời tàu biển chở khách ở Yôkôhâm vào đầu tháng chín 1933 đã là nhà hoạt động lão thành trong nghề báo chí cũng như tình báo.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #62 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2009, 01:40:16 pm »

“Do you know Mr. John of Parí? I am Schmidt!”. Mật hiệu nói trên Vu-kê-lích đã chờ đợi từ tám tháng nay, theo quy định sẽ do một người lạ mặt nói khi đến gặp anh. Người ta đã dặn trước khi anh rời Pháp rằng người lạ mặt đến gặp anh với mật hiệu như trên sẽ chính là người thủ trưởng bí mật của anh.
Quả thực là người lạ mặt đến tìm anh ở tòa nhà Bunka đã bấm chuông hỏi anh và nói đúng mật hiệu ấy: “Ông có biết ông John ở Pa-ri không? Tôi không phải là Schmidt, tôi được ông ta giới thiệu đến đây.” Nhưng không phải là Ri-hác mà là một người tên là Bec-hác, một báo vụ viên của Ri-hác được phái đến trinh sát. Sau này, Mác Klao-sen đã thay thế Béc-hác. Mãi đến ngày sau, khi đã xác định đúng Vu-kê-lích là người đã được gửi từ Pa-ri đến cho anh, Ri-hác mới đích thân tới thăm. Khi phát hiện ra tình cảnh cùng khổ của người trợ thủ của minh và vợ anh ta, Ri-hác đã cấp cho họ một số tiền thừa đủ chi tiêu và yêu cầu họ tìm ngay nhà khác để ở. Ri-hác giải thích cho họ cần tìm một ngôi nhà riêng biệt, đúng kiểu Nhật và có gác. Ông “Schmidt” bảo rằng có ý định thỉnh thoảng đến làm việc ở đó. Điều đó có thể hiểu được rằng có lúc phải nhận điện và phát tin bằng điện đài về Mát-xcơ-va. Và vì vậy, Vu-kê-lích đã dọn đến ở ngôi nhà trên đồi Ushigômê. Tình cờ thay ngôi nhà này lại không xa Học viện quân sự của Nhật mấy nỗi. Khi đi qua đấy, người ta vẫn thường nghe thấy tiếng hò hét của đám học sinh sỹ quan đang luyện tập, những kẻ sau đó sẽ lao vào các mặt trận ở Á châu để chết uổng mạng.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #63 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2009, 01:40:49 pm »

CÁI CHẾT CỦA MỘT NHÀ BÁO

Tháng 9 năm 1939… Lúc này chiến tranh đang diễn ra ở châu Âu. Nỗi ưu tư do sự kiện này gây ra ở Tô-ky-ô trong các giới người nước ngoài thuộc các nước đồng minh phương Tây cư trú đã giảm bớt do nghĩ rằng đường lối nhượng bộ và hèn nhát của các chính phủ Đalađiê và Xăn-bớc-len trước Hít-le và Mút-sô-li-ni đã qua đi. Bây giờ là lúc tiếng nói thuộc về những quân nhân, những chiến sĩ Pháp và Anh sẽ có thể chứng minh lòng dũng cảm và tài chiến trận của họ xứng đáng là người thừa kế của ông cha họ, những người lính của cuộc chiến 1914-1918. Tiếp theo tâm trạng này là một niềm lạc quan thực sự khi người ta thấy mặt trận Pháp vẫn yên tĩnh tuyệt đối. Hít-le không đánh sang Pháp mà quay sang giết hại Ba Lan ở phía Tây và chia cắt nó thành từng mảnh với sự hợp tác của Xít-ta-lin.
Người ta nói rằng Hít-le không dám đụng chạm đến quân đội Anh – Pháp và cũng vì hắn không dám xông vào phòng tuyến Maginô vì biết rằng không thể chiếm được. Trong suốt cả mùa thu và mùa đông, quân lính Anh – Pháp chẳng có bận bịu gì trước một mặt trận yên lặng và không động tĩnh. Không có tiếng súng tấn công, họ sinh ra buồn chán và quay ra bài bạc. Đấy là cái mà người ta gọi là “chiến tranh dớ dẩn”.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #64 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2009, 11:45:07 pm »

Ở Tô-ky-ô cũng vậy, theo một nghĩa khác cũng có một kiểu “chiến tranh dớ dẩn”, những thanh niên Pháp và Anh – giống như trường hợp tôi – chờ đợi lệnh triệu về nước của mình để ra mặt trận. Đáng lẽ như thế thì lại có lệnh tất cả ở lại Nhật. Người ta giải thích cho chúng tôi rằng người ta muốn tránh sai lầm đã phạm trong năm 1914, lệnh động viên ban hành cho tất cả mọi người đã làm trống rỗng và phá hủy mạng lưới hiện diện của Anh – Pháp ở Viễn Đông. Lần này, trái lại cần tăng cường sự hiện diện ấy, đặc biệt là bằng tuyên truyền mạnh mẽ. Vì thế do tôi là nhà báo và sĩ quan dự bị trong thời kỳ hòa bình nên tôi được “động viên tại chỗ” ở Tô-ky-ô với cấp trung úy và bổ nhiệm vào phòng tùy viên quân sự của sứ quán Pháp.
Sứ quán không có phòng thông tin. Tôi được giao nhiệm vụ tổ chức phòng ấy. Trong khi tiếp tục công việc bình thường của hãng thông tấn HAVAS, tôi chịu trách nhiệm với sứ quán ra bản tin hàng ngày để phát hành cho các cơ quan chính thức Nhật Bản, các cơ quan thường trú, giới báo chí Nhật và cho các kiều dân Pháp cư trú ở đây. Bản tin được soạn thảo trên cơ sở những tin tức của Pháp do tổ vô tuyến điện của sứ quán thu được ban đêm. Tôi soạn tin rất sớm từ 6 giờ sáng và bản tin đã sẵn sàng vào 9 giờ. Các sứ quán khác cũng xuất bản bản tin hàng ngày như thế và phát cho những nơi nói trên. Tất nhiên sứ quán Đức cũng làm như thế.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #65 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2009, 11:45:36 pm »

Vậy ai là người chủ bút của bản tin Đức? Chính là Ri-hác! Anh là đối thủ trực tiếp của tôi. Đại sứ Ốt đã ủy nhiệm cho anh nhiệm vụ này, người ta nói rằng đây là lần duy nhất anh chịu nhận làm việc chính thức cho sứ quán. Nhiều lần đại sứ Ốt đã mời anh vào biên chế ngoại giao thường trực của Đức với tư cách tùy viên báo chí, nhưng anh bao giờ cũng từ chối lấy cớ là làm nhà báo cũng đã quá nhiều việc rồi.
Việc xuất bản bản tin hàng ngày là một cơ hội rất tốt cho anh như sau này ta biết. Nó cho anh một lý do chính đáng để đến sứ quán thật sớm buổi sáng, lúc chưa có một quan chức nào đến làm việc. Anh có thể xem các bức điện nhận được buổi tối. Hình như không phải chỉ có những bức điện công khai mà tổ vô tuyến điện cung cấp đều đặn cho anh mà đôi khi cả những bức điện mật dành riêng cho đại sứ, do tổ cơ yếu đã dịch ra trước. Bất kể thế nào, hai bản tin của chúng tôi Đức và Pháp đã trở nên tranh chấp nhau. Những độc giả của chúng tôi là những người đặt mua nó đã đem đối chiếu nội dung bản tin của hai phía đối lập có thể đánh giá được tình hình thực ở châu Âu. Tôi đã phải cố gắng có tin nhanh hơn bản tin Đức và bản tin sứ quán Pháp được coi trọng trong độc giả Nhật.
Vào thời kỳ này, những người Nhật lạnh nhạt với người Đức và nhiều người biểu lộ tình cảm thân Pháp. Cái “quả bom” thỏa hiệp giữa Hít-le và Xít-ta-lin đã nổ ra đúng lúc quân Nhật đang đánh nhau với người Nga tại Nômônhan nên đã giáng một đòn khủng khiếp vào dự án liên minh Nhật – Đức. Cuộc chiến tranh châu Âu cũng không giúp gì thêm cho việc liên minh này. Nhiều người Nhật lúc đó nghĩ rằng “may mắn đã không trở thành đồng minh của đệ tam đế chế Đức nếu không chúng ta sẽ bị lôi cuốn vào cuộc chiến tranh vì Hít-le”
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #66 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2009, 11:45:56 pm »

Nội các Nhật tiếp sau bá tước Hiranuma lại do một nhà quân sự cầm đầu, tướng Abê. Mặc dù thế, các quan hệ của chính phủ Nhật với sứ quán Đức đã trở nên tồi tệ, có lúc căng thẳng nữa. Một lần nữa phe ôn hòa và những người thân Anh, thân Pháp đã ngẩng cao đầu. Những tin tức tôi tiếp tục nhận được từ phía những người này phản ánh tâm trạng của một số cố vấn thuộc phái tự do của vua Chiêu Hòa, chẳng hạn như hoàng thân Saiôn-gi hay bá tước Makinô là rất có ý nghĩa và rất có ích.
Một cộng tác viên Nhật cừ nhất của tôi lúc đó nhận xét rằng: “Suy cho cùng, chúng tôi đều bằng lòng với việc Hít-le đã làm, một ngày sau khi công bố hiệp ước Xô – Đức”. Chúng tôi rất bằng lòng chôn vùi dự án hiệp ước quân sự Đức – Ý – Nhật. Nó chỉ là nguồn của những khó khăn và nguy hiểm. Về chính trị trong nước, nó là yếu tố chia rẽ vì nó gặm nhấm sự thống nhất quốc gia. Chúng tôi có lo ngại Liên Xô, bây giờ rảnh tay ở phía Tây sẽ lợi dụng để đánh sang phía Đông và tiến công chúng tôi không? Chúng tôi nghĩ rằng giả thuyết này là nhầm lẫn. Chúng tôi có nhiều lý do để tin rằng Liên Xô lúc này chưa đủ mạnh để chủ trương xâm lược. Sự yếu kém của Liên Xô có thể là lý do của họ để không dính vào cuộc xung đột ở châu Âu. Chúng tôi tin rằng sức ép của Liên Xô đối với nước Nhật sẽ chẳng bớt đi và cũng không mạnh hơn lúc này. Kết quả thực sự của tất cả những cái đó là làm nguội lạnh những cái đầu quá nóng ở Tô-ky-ô và làm cho họ từ bỏ ý muốn đẩy nước Nhật vào một cuộc phiêu lưu nghiêm trọng hơn nhiều”.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #67 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2009, 11:46:19 pm »

Tôi cũng có tin tức về tình trạng các mối quan hệ Đức – Nhật khi tôi được tin mật báo của một người bạn Nhật thuộc phe tự do về một tài liệu nói về sự đàn áp trong nội bộ nước Đức quốc xã. Đó là cuốn sách trắng của Anh do những người chống Hít-le cho lưu hành bí mật để phá hoại uy tín của liên minh Đức, tài liệu kinh khủng đọc xong còn bị ám ảnh mãi. Những báo cáo của các điệp viên Anh đã miêu tả lại để thông báo cho chính phủ Anh một bức tranh quỷ quái của sự tàn bạo quốc xã: tra tấn, lừa bịp, tàn sát, dâm đãng đủ cả, làm người ta nhìn rõ bộ mặt được che giấu của nước Đức Hit-le. Người ta phát hiện ra đó là những loại người nào mà nước Pháp và Anh đã hy vọng thỏa thuận với họ tại Muy-ních. Những người Nhật – tiếc thay rất ít – được đọc tài liệu này lần đầu tiên phát hiện ra những tội ác của Hít-le, lúc đó còn rất ít người trên thế giới biết đến. Họ tiếp xúc với những thông tin đầu tiên về những trại tập trung, tàn sát, khủng bố và những trò khủng khiếp trong các trại giam người.
Một tài liệu nữa cũng lưu hành kín đáo dưới sự tuyên truyền của phe chống Hít-le là một đoạn trích trong cuốn Mein Kampf – Cuộc đời tôi – của Hít-le. Tài liệu đó đã in trong lần xuất bản đầu tiên khi cuốn sách này chưa in thành nhiều thứ tiếng để phát hành ra thế giới. Hít-le đã nói về nước Nhật và người Nhật và hắn chẳng nịnh bợ gì người Nhật. Cuốn sách trở nên nổi tiếng và lan truyền ở Nhật. Hít-le đã bỏ đoạn viết về Nhật trong đó hắn không giấu diếm chủ nghĩa phân biệt chủng tộc của hắn chống Nhật.
“Những người A-ri-ăng đã là những người sáng lập đầu tiên của một nhân loại thượng đẳng. Nếu từ hôm nay ảnh hưởng A-ri-ăng không còn tác động đến nước Nhật với giả định rằng Âu châu và Mỹ châu sụp đổ, những tiến bộ của Nhật trong khoa học, kỹ thuật sẽ tiếp tục trong một thời gian nữa, nhưng chỉ ít năm sau cái nguồn sẽ bị cạn, những tính cách riêng biệt của Nhật sẽ trở về chỗ cũ để rơi vào trong giấc ngủ mà trước đây 70 năm nền văn minh A-ri-ăng đã lôi nó ra.”
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #68 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2009, 11:46:42 pm »

Những loại tài liệu như thế hay tin tức đánh giá khả năng đe dọa của Liên Xô gây thích thú cho Vu-kê-lích khi tôi thông báo cho anh. Hãng thông tấn HAVAS đã là nguồn tin quan trọng cho anh, cũng như hãng Đô-mây mà anh có quan hệ vì làm việc cho hãng HAVAS và giúp anh nhiều trong báo cáo với Ri-hác. Vào một số thời kỳ thí dụ như thời kỳ này, anh đã trở thành “người xuất khẩu” tin túc cho Ri-hác, nếu có thể nói như vậy, trước đây anh đã là “người nhập khẩu” tin của Ri-hác nhiều hơn. Mặc dù chiến tranh, anh rất có ích cho tôi chừng nào quan hệ với nhà báo Đức của anh còn tiếp tục. Tôi không có ý nghĩ rằng người Đức nhờ anh có thể có được những tin tình báo có ích cho họ và có hại cho phe đồng minh. Tôi biết anh có quan điểm chống Hít-le mãnh liệt và tôi tin chắc rằng trong các cuộc gặp gỡ với Ri-hác, anh không bao giờ nói hay có hành động gì có thể gây hại cho sự nghiệp của nước Pháp hay đồng minh. Nếu tôi có thể biết được rằng Ri-hác cũng hoạt động hết sức mình chống Hít-le thì tôi có thể yên tâm hơn nữa và càng khẳng định được lợi ích của việc tiếp xúc với người Đức ấy. Tôi phải thêm rằng quan điểm của tôi lúc đó, tôi nghĩ rằng trước tiên các quan hệ với Ri-hác đã có thể cho phép anh chàng láu cá và mưu mẹo Nam Tư này có thể khai thác được ở người Đức những tin tức cần thiết cho sự nghiệp của quân đồng minh và của tự do nhờ ở sự thuận lợi anh có trong tình bạn với Ri-hác từ trước chiến tranh và nghề nghiệp chung là báo chí.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #69 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2009, 11:47:07 pm »

Quả thực Vu-kê-lích và tôi không chỉ cộng tác với nhau tốt đẹp mà còn là những người bạn tốt. Nếu thời kỳ trước chiến tranh và cả thời kỳ “chiến tranh dớ dẩn” hãy còn để lại trong tôi nhiều ký ức tốt đẹp có mầu sắc, chính là nhờ những giờ phút sống chung với anh. Thỉnh thoảng chúng tôi bỏ văn phòng trong một buổi để đi dạo chơi tùy thích và chúng tôi cùng chung ý thích đắm mình trong những những chuyến đi hòa mình vào trong nhân dân trên đường phố Nhật Bản, thói quen này nhiều năm vẫn làm tôi say mê. Tô-ky-ô với tôi vẫn là thành phố hấp dẫn và tôi nhớ đến những khám phá rất thú vị khi dạo chơi với anh trợ lý của tôi. Thí dụ như chuyến đi thăm lăng của các vương thần triều đại Tô-ku-go-oa, những lâu đài sinh phần bằng gỗ sơn then thiếp vàng – ngày nay đã mất – vở hát Kabukiza, những bữa ăn tối của Nhật chẳng hạn tại tiệm Ten Ichi, một tiệm ăn nhỏ trên đường Nishi sau này rất nổi tiếng. Đôi lần tôi là người hướng dẫn anh tới những nơi tôi quen thuộc chẳng hạn khu bình dân A-sa-kư-sa được truyền tụng hoặc tới nhà hát ca vũ kịch rẻ tiền của lớp người bình dân để xem và cười thoải mái với mọi người khi một vũ nữ loại ngôi sao “tình cờ” đánh rơi váy trên sân khấu hay khi các võ sỹ đạo mệt mỏi thay lưỡi kiếm bằng những chiếc phong cầm tấu lên những bản nhạc jazz sôi nổi đang bị cảnh sát cấm ngặt. Khu A-sa-kư-sa thực sự là dinh lũy cuối cùng của tinh thần thượng võ và tự do phóng túng của cựu đô Đông Kinh. Chúng tôi hòa lẫn trong đám quần chúng sau buổi biểu diễn trong khu nhà hát hay trên trên đường Thiên Hộ, con đường dẫn đến ngôi chùa lớn có tượng Phật cao hơn chục thước. Hầu hết phụ nữ đều mặc quần áo dân tộc Kimônô dầy hơn, rất nhiều bà địu con sau lưng. Rất nhiều bà còn đội chiếc mũ cao thời cổ, giống như các cô gái nhảy sực nức mùi nước hoa.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM