Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 05:26:02 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhìn lại quá khứ - Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam  (Đọc 89434 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #170 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2009, 07:43:59 pm »


BRUCE B. PALMER, JR. (BRUSƠ PANMƠ, CON): Phó Tổng chỉ huy quân đội Mỹ ở Việt Nam (1967), Phó Tham mưu trưởng quân đội Mỹ (1968-1973). Sau này chỉ trích chiến lược tiêu hao được thực hiện ở Việt Nam.

PHẠM VĂN ĐỒNG: Cùng với ông Hồ Chí Minh sáng lập ra phong trào Việt Minh và là Thủ tướng của Bắc Việt Nam từ năm 1950 đến năm 1986. Ông là người phát ngôn ngoại giao thường xuyên của Hà Nội trong chiến tranh Việt Nam.

STANLEY RESOR (STANLI RÊSO): Bộ trưởng Lục quân từ năm 1964 đến năm 1969.

WALT W. ROSTOW (OANTƠ RÔSTÔV): Ủy viên Hội đồng An ninh quốc gia (1961), Giám đốc cơ quan hoạch định chính sách của Bộ Ngoại giao (1961-1966), và là Cố vấn an ninh quốc gia cho Tổng thống Johnson (1966-1969). Chủ trương có hành động quân sự mạnh mẽ chống lại Bắc Việt Nam.

DEAN RUSK (ĐIN RAXCƠ): Bộ trưởng Ngoại giao trong các chính quyền Kennedy và Johnson từ năm 1961 đến năm 1969. Luôn ủng hộ việc Mỹ can thiệp mạnh vào Việt Nam, tin rằng phải ngăn chặn sự xâm nhập của cộng sản.

RICHARD B. RUSSELL, JR. (RISÁC RASEN, CON): Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ bang Georgia từ năm 1933 đến năm 1971 và là Chủ tịch Ủy ban quân lực của Thượng nghị viện trong những năm 1950 và 1960. Là một iếng nói có thế lực và ảnh hưởng trong các vấn đề quân sự. Chất vấn về sự sáng suốt của việc Mỹ can thiệp quân sự vào Việt Nam, nhưng lại ủng hộ cuộc chiến tranh khi mà cam kết đã được thực hiện.

U.S. GRANT SHARP, JR. (GRĂNG SÁP, CON): Tổng tư lệnh vùng Thái Bình Dương từ năm 1964 đến năm 1968. Phụ trách các chiến dịch không quân của Mỹ trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Luôn thúc ép tăng cường ném bom Bắc Việt Nam.

DAVID M. SHOUP (ĐAVID SÚP): Được thưởng Huân chương Danh dự trong Chiến tranh thế giới thứ II và là sĩ quan chỉ huy Lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ từ năm 1959 đến năm 1963. Sau khi nghỉ hưu trở thành người chỉ trích cuộc chiến tranh Việt Nam.

JOHN C. STENNIS (GIÔN STENNÍT): Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ bang Mississippi và là ủy viên có ảnh hưởng của Ủy ban quân dịch của Thượng nghị viện trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Là người chỉ trích theo đường lối cứng rắn đối với việc hạn chế hoạt động quân sự của Mỹ ở Việt Nam trong thời kỳ chính quyền Johnson.

ADLAI E. STEVENSON III (AĐƠLAI STIVENSƠN III): Ứng cử viên chức Tổng thống của đảng Dân chủ năm 1952 và năm 1956. Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc từ năm 1961 đến năm 1965. Tán thành các cuộc đàm phán với Bắc Việt Nam ngay trước khi bị chết năm 1965.

SUKARNO (XUCÁCNÔ): Nhà lãnh đạo Inđônêxia từ năm 1949 đến năm 1965. Xu hướng đi theo quỹ đạo của Trung Quốc của ông đã khuấy động một cuộc đảo chính quân sự vào mùa thu năm 1965, trong cuộc đảo chính này ông đã bị lật đổ.

MAXWELL D. TAYLOR (MACXOEN TAYLO): Cố vấn quân sự đặc biệt của Tổng thống Kennedy (1961-1962), Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân (1962-1964), Đại sứ Mỹ ở Nam Việt Nam (1964-1965), Cố vấn đặc biệt của Tổng thống Johnson về Việt Nam (1965-1968).

U THANT (U THAN): Nhà ngoại giao Mianma và là Tổng Thư ký Liên hợp quốc từ năm 1961 đến năm 1971. Thúc đẩy một giải pháp thông qua thương lượng cho cuộc xung đột ở Việt Nam và đôi khi đóng vai trò môi giới cho một giải pháp như vậy.

LLEWELLYN THOMPSON (LƠOENLIN TÔMSƠN): Đại sứ chuyên nghiệp và là chuyên gia hàng đầu về Liên Xô trong những năm 1960. Đã cố vấn cho các chính quyền Kennedy và Johnson về mục đích và thái độ của Liên Xô trong cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba và trong cuộc chiến tranh Việt Nam.

ROBERT THOMPSON (RÔBỚT TÔMSƠN): Sĩ quan quân sự Anh, sau khi trực tiếp chỉ đạo những nỗ lực chống nổi loạn ở Malaixia trong những năm 1950, đã làm cố vấn cho Chính phủ Mỹ và Bộ Chỉ huy quân sự Mỹ ở Việt Nam từ năm 1961.

CHARLES B. “TEX” THORNTON (SÁCLƠ “TEX” THÔNTƠN): Chủ nhiệm chương trình kiểm soát số liệu của lực lượng không quân trong thời Chiến tranh thế giới thứ II và là người tổ chức nhóm những người thành đạt nhanh. Đã đàm phán với Công ty ôtô Ford về việc thuê họ làm việc vào tháng 11/1945.

STROM THURMOND (STƠRÔM THƠMÔNG): Thượng nghị sĩ (sau là Nghị sĩ thuộc đảng Cộng hoà) của bang Nam Carolina từ năm 1954. Là người lớn tiếng chỉ trích chính sách của Chính quyền Johnson ở Việt Nam của cánh hữu. Ủng hộ việc sử dụng không hạn chế sức mạnh quân sự của Mỹ.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #171 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2009, 07:44:33 pm »


CYRUS R. VANCE (XIRÚT VANXƠ): Cố vấn chung của Lầu Năm Góc (1961-1962), Bộ trưởng Lục quân (1962-1964), Thứ trưởng Quốc phòng (1964-1967), nhà thương thuyết hoà bình ở Paris (1968). Sau này là Ngoại trưởng trong Chính quyền Carter.

VÕ NGUYÊN GIÁP: Tư lệnh lực lượng Việt Minh trong cuộc chiến tranh chống Pháp và là Bộ trưởng Quốc phòng của Bắc Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh chống Chính quyền Nam Việt Nam và Mỹ. Chú trọng khía cạnh chính trị và ngoại giao của chiến tranh du kích.

PAUL C. WARNKE (PÔN OANKƠ): Luật sư ở Washington, vào Bộ Quốc phòng năm 1966 làm cố vấn chung và là Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng phụ trách an ninh quốc tế từ năm 1967 đến năm 1969.

WILLIAM C. WESTMORELAND (UYLIAM OETMÔLEN): Tư lệnh thuộc Bộ chỉ huy cố vấn quân sự Mỹ ở Việt Nam (1964-1968) và là Tham mưu trưởng quân đội Mỹ (1968-1972). Chủ trương tiến hành chiến tranh bằng các lực lượng bộ binh Mỹ trong thời kỳ đầu của cuộc chiến tranh Việt Nam. Theo đuổi chiến lược tiêu hao thông qua các chiến dịch “tìm và diệt”.

EARLE G. “BUS” WHEELER (IALƠ “BUÝT” UYLƠ): Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân từ năm 1964 đến năm 1970. Là nhân vật quân sự quan trọng ở Washington theo dõi cuộc chiến tranh Việt Nam.

HAROLD WILSON (HARÔN UYNSƠN): Thủ tướng Anh từ năm 1964 đến năm 1970 (thuộc Công Đảng), đã cùng với Thủ tướng Liên Xô Alexei Kosygin làm trung gian trong một sáng kiến thương lượng không thành giữa Mỹ và Bắc Việt Nam vào đầu năm 1967.

EUGENE ZUCKERT (ƠGIEN GIẮCƠ): Bộ trưởng Không quân từ năm 1961 đến năm 1965.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #172 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2009, 07:45:19 pm »


THƯ MỤC CÁC TÁC PHẨM XUẤT BẢN ĐƯỢC CHỌN


Renata Adler. Sự coi thường mạo hiểm: Westmoreland chống lại CBS và Sharon chống lại Time. New York: Knopf, 1986.

George W. Ball. Quá khứ có một cấu trúc khác: Hồi ký. New York: Norton, 1982.

Larry Berman. Cuộc chiến tranh của Lyndon Johnson: Con đường đến bế tắc ở Việt Nam. New York: Norton, 1989.

Larry Berman. Lập kế hoạch cho một bi kịch: Mỹ hoá cuộc chiến tranh ở Việt Nam. New York: Norton, 1982.

Michael R. Beschloss. Những năm khủng hoảng: Kennedy và Khrushchev, 1960-1963. New York: Harper Collins, 1991.

Bob Brewin và Sydney Shaw. Việt Nam trong thử thách. New York: Atheneum, 1987.

Joseph A. Califano, Jr. Chiến thắng và Bi kịch của Lyndon Johnson: Những năm ở Nhà Trắng. New York: Simon & Schuster, 1991.

Michael Charlton và Anthony Moncrieff. Nhiều nguyên nhân tại sao: Mỹ lại dính líu vào Việt Nam. New York: Hill & Wang, 1978.

Jeffrey J. Clarke. Quân đội Hoa Kỳ ở Việt Nam, tập 3, Lời khuyên và sự ủng hộ: Những năm cuối, 1965-1973. Washington: Trung tâm lịch sử quân sự của Quân đội Hoa Kỳ, 1988.

Clark Clifford cùng với Richard Holbrooke. Cố vấn cho Tổng thống: Hồi ký. New York: Random House, 1991.

Mark Clodfelter. Những hạn chế của Không lực: Mỹ ném bom miền Bắc Việt Nam. New York: Free Press, 1989.

Chester L. Cooper. Cuộc thập tự chinh thất bại: Hoa Kỳ ở Việt Nam. New York: Dodd, Mead, 1970.

Alain C. Enthoven và K. Wayne Smith. Bao nhiêu thì đủ? Hình thành chương trình Phòng thủ, 1961-1969. New York: Harper & Row, 1971.

Leslie H. Gelb cùng Richard K. Betts. Sự mỉa mai của Việt Nam: Hệ thống đã hoạt động. Washington: Brookings Institution, 1979.

Wiliiam Conrad Gibbons. Chính phủ Mỹ và cuộc chiến tranh Việt Nam: Vai trò và mối quan hệ hành pháp và lập pháp, phần 2, 1961-1964. Washington: Nhà in của Chính phủ Mỹ, 1985.

William Conrad Gibbons. Chính phủ Mỹ và cuộc chiến tranh Việt Nam: Vai trò và mối quan hệ hành pháp và lập pháp, phần 3, tháng 1-7/1965. Washington: Nhà in của Chính phủ Mỹ, 1988.

William Conrad Gibbons. Chính phủ Mỹ và cuộc chiến tranh Việt Nam: Vai trò và mối quan hệ hành pháp và lập pháp, phần 4, tháng Bảy 1965- tháng Giêng 1968. Washington: Nhà in của Chính phủ Mỹ, 1994.

Ted Gittinger. Những năm tháng của Johnson: Một cuộc họp bàn tròn về Việt Nam. Austin: Thư viện Lyndon Baines Johnson, 1993.

Phin G. Goulding. Khẳng định hay phủ nhận: Thông báo cho nhân dân về An ninh Quốc gia. New York: Harper & Row, 1970.

Henry F. Graff. Nội các ngày thứ Ba: Cân nhắc và quyết định về hoà bình và chiến tranh dưới sự điều khiển của Lyndon B. Johnson. Englewood Cliffs: Prentice Hall, 1970.

David Halberstam. Những người giỏi nhất và những người thông minh nhất. New York: Random House, 1972.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #173 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2009, 07:45:41 pm »


David Halberstam. Sự hình thành của bãi lầy. New York Random House, 1965.

Ellen J. Hammer. Cái chết tháng 11: Hoa Kỳ ở Việt Nam, 1963. New York: Dutton, 1987.

William M. Hammond. Quân đội Hoa Kỳ ở Việt Nam, những công việc chung: Quân đội và các phương tiện thông tin, 1962-1968. Washington: Trung tâm lịch sử quân sự của Quân đội Hoa Kỳ, 1988.

George C. Herring. Cuộc chiến tranh dài nhất của Hoa Kỳ: Hoa Kỳ và Việt Nam, 1950-1975, tái bản lần thứ hai. New York: Knopf, 1986.

George C Herring. LBJ và Việt Nam: Một kiểu chiến tranh khác. Austin: Nhà in Trường Đại học Texas, 1994.

George C. Herring. Ngoại giao thầm lặng của cuộc chiến tranh Việt Nam: Những tài liệu đàm phán của Lầu Năm Góc. Austin: Nhà in Trường Đại học Texas, 1983.

Roger Hilsman. Làm suy chuyển một quốc gia: Chính trị của chính sách đối ngoại trong Chính quyền John F. Kennedy. Garden City: Doubleday, 1967.

Townsend Hoopes. Những hạn chế của việc can thiệp: Một tài liệu nội bộ về chính sách leo thang của Johnson đã được thay đổi như thế nào. New York: McKay, 1969.

Walter Isaacson. Kissinger: Tiểu sử. New York: Simon & Schuster, 1992.

Lyndon Baines Johnson. Ưu thế: Những triển vọng của chức Tổng thống, 1963-1969. New York: Holt, Rinchart và Winston, 1971.

Stanley Karnow. Việt Nam: Một lịch sử. Tái bản lần thứ hai. New York: Viking, 1991.

William W. Kaufmann. Chiến lược McNamara. New York: Harper & Row, 1964.

Doris Kearns. Lyndon Johnson và giấc mơ Mỹ. New York: Harper & Row, 1976.

Henry Kissinger. Ngoại giao. New York: Simon & Schuster, 1994.

Don Kowet. Một vấn đề của danh dự. New York: Macmillan, 1984.

David Kraslow và Stuart H. Loory. Bí mật tìm kiếm hoà bình ở Việt Nam. New York: Random House, 1968.

Andrew F. Krepinevich, Jr. Quân đội và Việt Nam. Baltimore: Nhà in của Trường Đại học Johns Hopkins, 1986.

Anthony Lake. Di sản của Việt Nam. New York: Nhà in của Trường Đại học New York, 1976.

Guenter Lewy. Người Mỹ ở Việt Nam. New York: Nhà in của Trường Đại học Oxford, 1978.

Raphael Littauer và Norman Uphoff. Cuộc không chiến ở Đông Dương, tái bản có sửa đổi. Boston: Nhà in Beacon, 1972.

Edward J. Marolda và Oscar P. Fitzgerald. Hải quân Hoa Kỳ và cuộc xung đột Việt Nam, tập 2, Từ viện trợ quân sự đến tham chiến, 1959-1965. Washington: Trung tâm Lịch sử Hải quân, 1986.

Bill McCloud. Chúng ta nên kể gì về Việt Nam cho con em chúng ta? Norman: Nhà in Trường Đại học Oklahoma, 1989.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #174 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2009, 07:46:01 pm »


Robert S. McNamara. Bản chất của an ninh: Những suy nghĩ khi đương chức. New York: Harper & Row, 1968.

William M. Momyer. Không lực trong ba cuộc chiến tranh. Washington: Nhà in của Chính phủ Mỹ, 1978.

Janne E. Nolan. Sự tham gia toàn cầu: Hợp tác và An ninh trong thế kỷ XXI, Washington: Brookings Institution, 1994.

Frederick Nolting. Từ niềm tin đến bi kịch: Những hồi ức chính trị của Frederick Nolting, Đại sứ của Kennedy tại Việt Nam thời kỳ Diệm. New York: Praeger, 1988..

Bruce Palmer, Jr.. Cuộc chiến 25 năm: Vai trò quân sự của Mỹ ở Việt Nam. Lexington: Nhà in của Trường Đại học Kentucky,1984.

Các ghi chép của Lầu Năm Góc: Lịch sử của những quyệt định về Việt Nam của Bộ Quốc phòng Mỹ, Thượng nghị sĩ Gravel, các tập tái bản lần thứ 5. Boston: Nhà in Beacon, 1971.

Mark Perry. Bốn ngôi sao. Boston: Houghton Mifflin, 1989.

Richard M. Pfeffer. Liệu còn có những Việt Nam nữa chăng?: Cuộc chiến tranh và tương lai chính sách của Hoa Kỳ. New York: Harper & Row, 1968.

Richard Reeves. Tổng thống Kennedy: Hồ sơ quyền lực. New York: Simon & Schuster, 1993.

James Reston. Hạn cuối cùng: Hồi ký. New York: Random House, 1991.

W. W. Rostow. Khuếch trương quyền lực: Một cố gắng trong lịch sử gần đây. New York; Macmillan, 1972.

Dean Rusk tự sự cùng Richard Rusk. Như tôi đã thấy. New York. Norton, 1990.

William J. Rust. Kennedy ở Việt Nam. New York: Scribner, 1985.

Herbert Y. Schandler. Những điều chưa làm được của một Tổng thống: Lyndon Johnson và Việt Nam. Princetown: Nhà in của Trường Đại học Princetown, 1977.

Arthur M. Schlesinger, Jr. Robert Kennedy và Thời đại mình. Boston: Houghton Mifflin, 1978.

Arthur M. Schlesinger, Jr. Một ngàn ngày: John F. Kennedy ở Nhà Trắng. Boston: Houghton Mifflin, 1965.
John Schlight. Không lực Hoa Kỳ ở Đông Nam Á, cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt Nam: Những năm tấn công, 1965-1968
. Washington: Phòng Lịch sử Không quân, 1988.

Robert Shaplen. Cuộc cách mạng thất bại: Nước Mỹ ở Việt Nam. New York: Harper & Row, 1965.

Deborah Shapley. Lời hứa và Sức mạnh: Cuộc đời và những giây phút của McNamara. Boston: Little, Brown, 1993.

U. S. Grant Sharp. Chiến lược của thất bại: Việt Nam nhìn lại. Novato: Nhà in Presidio, 1978.

U. S. Grant Sharp và W. C. Westmoreland. Báo cáo về chiến tranh ở Việt Nam, 1964-1968. Washington: Nhà in của Chính phủ Mỹ, 1968.

Neil Sheehan. Lời nói dối bóng bẩy: John Paul Vann và Hoa Kỳ ở Việt Nam. New York: Random House, 1988.

Jack Shulimson. Lính thuỷ đánh bộ Mỹ ở Việt Nam: Một cuộc chiến tranh mở rộng, 1966. Washington: Phân ban Bảo tàng và lịch sử quân đoàn lính thuỷ đánh bộ Mỹ, 1982.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #175 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2009, 07:46:19 pm »


Jack Shulimson và Charles M. Johnson. Lính thuỷ đánh bộ Mỹ ở Việt Nam: Đổ bộ và Xây dựng lực lượng, 1965. Washington: Phân ban Bảo tàng và lịch sử quân đoàn lính thuỷ đánh bộ Mỹ, 1978.

Theodore C. Sorensen. Kennedy, New York: Harper & Row, 1965.

Maxwell D. Taylor. Những thanh gươm và những lưỡi cày, New York: Norton, 1972.

Henry L. Trewhitt. McNamara. New York: Harper & Row, 1971.

Sanford J. Ungar. Báo chí và văn bản: Về trận chiến luật pháp và chính trị xung quanh những văn bản của Lầu Năm Góc. New York: Dutton, 1972.

Uỷ ban quân dịch của Thượng nghị viện Quốc hội Hoa Kỳ. Không kích vào miền Bắc Việt Nam: Các cuộc điều trần trước Tiểu ban Điều tra việc sẵn sàng chiến đấu, 9-29 tháng 8, 1967. Quốc hội thứ 90, kỳ họp thứ nhất, 1967. Nhà in của Uỷ ban.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Quan hệ ngoại giao của Hoa Kỳ, 1961-1963, tập 1, Việt Nam, 1961. Washington: Nhà in của Chính phủ Mỹ, 1988.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Quan hệ ngoại giao của Hoa Kỳ, 1961-1963, tập 2, Việt Nam, 1962. Washington: Nhà in của Chính phủ Mỹ, 1990.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Quan hệ ngoại giao của Hoa Kỳ, 1961-1963, tập 3, Việt Nam, 1-8/1963. Washington: Nhà in của Chính phủ Mỹ, 1991.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Quan hệ ngoại giao của Hoa Kỳ, 1961-1963, tập 4, Việt Nam, 8-12/1963. Washington: Nhà in của Chính phủ Mỹ, 1991.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Quan hệ ngoại giao của Hoa Kỳ, 1964-1968, tập 1, Việt Nam, 1964. Washington: Nhà in của Chính phủ Mỹ, 1992.

Brian VanDeMark. Đi vào bế tắc: Lyndon Johnson và việc leo thang chiến tranh ở Việt Nam. New York: Nhà in Trường Đại học Oxford, 1991.

Các cuộc điều trần về Việt Nam. Do J. William Fulbright giới thiệu. New York: Vintage Books, 1966.

William C. Westmoreland. Ghi chép của một người lính. Garden City: Doubleday, 1976.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #176 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2009, 07:47:17 pm »


LỜI CẢM ƠN


Tôi biết ơn sâu sắc nhiều người và nhiều cơ quan về sự giúp đỡ của họ trong việc hoàn thành cuốn sách này. Nhưng Brian VanDeMark là người tôi mang ơn nhiều hơn cả.


Trong suốt bảy năm làm Bộ trưởng Quốc phòng, tôi không viết nhật ký và khi rời Lầu Năm Góc, tôi chỉ mang theo người một cặp bìa ba đai đựng các thư báo tối mật của tôi trình lên Tổng thống Kennedy và Johnson. Lẽ ra tôi đã không nhận viết cuốn sách này nếu như Brian, một giáo sư sử học trẻ của Học viện Hải quân Mỹ ở Annapolis, tác giả cuốn Lún vào bãi lầy viết về Việt Nam, và là người hỗ trợ cho Richard Holdbrooke trong việc viết cuốn tự sự của Clark Clifford, không đề nghị sẽ giúp tôi. Trước hết, nhiệm vụ của anh là bảo đảm rằng tôi giữ trung thành với các ghi chép và băng ghi âm hiện có, nếu có thể được, và nếu có điều gì trái ngược với trí nhớ của tôi thì đã có những ghi chép đó. Và anh ta thực hiện nhiệm vụ hoàn thiện tác phẩm.

Nhưng anh còn làm được hơn thế nhiều. Chúng tôi đã bắt đầu bằng việc chia thời gian bảy năm liên quan tới Việt Nam của tôi thành các giai đoạn. Với mỗi một giai đoạn, anh ta lại tìm kiếm và trích những tài liệu từ các thư viện của các Tổng thống Kennedy và Johnson, các hồ sơ lưu trữ của Bộ Quốc phòng, Cơ quan Lưu trữ quốc gia và cả các nguồn công khai khác. Ngoài ra, còn có tư liệu từ các cuộc phỏng vấn riêng, các nhân chứng sống, thư trả lời các câu hỏi được viết sẵn, các bài báo và sách đã được xuất bản. Từ tất cả những nguồn đó, Brian đã cung cấp cho tôi một bộ “hồ sơ”, đúng ra là hàng trăm tài liệu ở mỗi một giai đoạn. Dựa trên những tài liệu này, tôi viết bản thảo đầu tiên cho mỗi chương. Sau đó Brian soát lại bài viết của tôi để kiểm tra lại độ chính xác về lịch sử. Trong quá trình này, anh đã làm bài viết cân đối và rõ ràng. Đúng ra mà nói, tôi đã không thể viết nổi cuốn sách này nếu không có sự cộng tác của anh.

Nhiều người khác cũng đã rộng lòng giúp đỡ tôi trong việc chuẩn bị viết cuốn sách.

Tôi cảm ơn những người đã chia sẻ các bài viết của họ với tôi, cụ thể là Raymond Aubrac, McGeorge Bundy, William Bundy, Roswell Gilpatric, Nicholas Katzenbach, Phó Đô đốc Eugene Caroll và Đô đốc Hải quân Mỹ đã về hưu R. LaRocque, Paul Warnke và Adam Yarmolinsky.

Có những người đã giúp tôi rất nhiều trong việc đọc bản thảo một cách kỹ lưỡng và có phân tích, dẫu là toàn bộ hay một phần tác phẩm, như: McGeorge Bundy, William Bundy, Douglas Cater, Chester Cooper, Ben Eisman, Clayton Fritchey, Ginsburg Marion và Vernon Goodin, Phil Goulding, David Humburg, Nicholas Katzenbach, Ernest May, Blanche Moore, Rechard Neustadt, Robert Pastor, Walter Pincus, Trung tướng không quân về hưu Robert Pursley, Elliot Richardson, Thomas Schelling, Arthur Schlesinger (Jr.), Paul Warnke, Thomas Winship, và Adam Yarmolinsky. Tôi đã không chấp nhận tất cả những lời gợi ý của họ, một số người đã đưa ra những quan điểm khác hoặc không đồng tình với lời nhận xét của tôi, dẫu sao tôi vẫn ghi nhận (và đánh giá cao) từng người trong số họ.

Còn có nhiều người đã giúp tôi theo những cách khác nhau.

William Gibbons và George Herring, hai học giả về Việt Nam nổi tiếng, đã sẵn lòng cho tôi tham khảo bản thảo của các chuyên khảo của họ trước khi cho xuất bản. Nicole Ball đã nghiên cứu số người bị chết bởi các cuộc chiến tranh ở thế kỷ XX. Martin Kaplan đã tạo thuận lợi cho việc trao đổi thư từ của tôi với Raymond Aubrac. Blanche Moore đã giúp tôi về các bản dịch và tranh ảnh. Còn John Newman thì giúp tôi về tất cả các tài liệu tình báo.

Sở dĩ tôi đã chọn Random trong số bốn nhà xuất bản để in cuốn sách này là vì Peter Osnos, Giám đốc Phân ban Times Book của nhà xuất bản. Peter là một biên tập viên tuyệt vời, uyên bác và đã tham gia vào việc viết sách cùng với tôi ngay từ đầu. Anh ta đã khuyến khích tôi vào những lúc thích hợp và động viên tôi vào những lúc tưởng chừng như tôi sắp sửa bỏ cuộc. Anh ta và cộng tác viên biên tập của mình là Geoffrey Shandler đã làm rất nhiều việc để hoàn thiện dàn bài và mạch chuyện. Những nhân viên khác của Nhà xuất bản Random, những người đã giúp xuất bản cuốn sách này như biên tập viên sửa bản in Susan M.S. Brown, nhà thiết kế trình bày Naomi Osnos, bộ phận in ấn và quảng cáo cho cuốn sách, tất cả đã làm việc nhiệt tình và có hiệu quả.

Tôi luôn dựa vào nhận xét và lời khuyên quý báu của Sterling Lord, người giúp tôi về mặt văn học. Lord đã nhiệt tình giúp phát triển dự án này từ chỗ trứng nước tới khi hoàn thành.

Nỗ lực của tôi đã được Bộ Quốc phòng giúp đỡ và tạo nhiều điều kiện: Mfred Goldberg, nhà sử học của Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng và các cộng sự của mình là Stuart Rochester, Lawrence Kaplan, Ronald Landa và Steven Rearden đã đọc bản thảo để vừa soát lỗi vừa đặt câu hỏi cho những chỗ khó hiểu. Họ đã đưa ra nhiều gợi ý hữu ích. Giám đốc hành chính và Quản trị lâu đời của Lầu Năm Góc, “Doc” Cooke, đã khẩn trương giúp đỡ các yêu cầu của tôi về tư liệu. Harold Neeley, phụ trách ghi âm tại Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng cùng với Brian Kinney và Sandra Meagher thuộc Ban loại bỏ tài liệu khỏi danh sách bí mật quốc gia và nghiên cứu lịch sử đã đưa ra một loạt các tài liệu hữu ích khác nhau. Ban Lịch sử của Bộ Tham mưu liên quân cũng đã xử lý các bức thư được phân loại một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Mặc dù bận rộn, nhưng bốn quan chức trong Chính phủ đã dành thời gian để tiến hành tìm kiếm những hồ sơ thuộc quyền hạn của họ trong các báo cáo của tôi tại Lầu Năm Góc và trong các Kho lưu trữ quốc gia, đó là cựu Bộ trưởng Quốc phòng Les Aspin; Ngoại trưởng Warren Christopher; Cố vấn An ninh quốc gia Anthony Lake; và Cựu Giám dốc CIA Woolsey. Tôi cảm ơn tất cả những người đó.

Lần đầu tiên, những hồ sơ trước kia bị hạn chế hoặc không được phép đưa ra, nay được sử dụng tại đây, đã tỏ ra có giá trị đặc biệt trong công việc chuẩn bị cho cuốn sách của tôi. Đó là hồ sơ về “Lịch sử Bộ Tham mưu liên quân và cuộc chiến tranh Việt Nam” của Bộ Tham mưu liên quân đã được công khai hoá; những cuốn băng ghi âm các bài phát biểu của Tổng thống Kennedy trong các cuộc họp về Việt Nam tại Nhà Trắng vào mùa thu năm 1963; băng ghi các cuộc nói chuyện bằng điện thoại của Tổng thống Johnson trong khoảng thời gian từ năm 1963 đến năm 1968. Tôi xin cảm ơn Tướng John Shalikashvili, Burke Marshall và Harry Middleton vì đã thu xếp cho tôi được nghe các cuốn băng quan trọng đó.

Nhiều cơ quan khác đã sẵn lòng giúp đỡ đúng lúc và vô cùng cần thiết, và tôi mong muốn được ghi nhận những đóng góp của họ ở đây: Thư viện John Fitzgerald Kennedy, Boston, Massachusetts: Charles Daly, Bradley Gerratt, Suzanne Forber, Mary Boluch, Stuart Culy, Allan Goodrich, William Johnson, June Payne, Maura Porter, và Ron Whealan; thư viện Lyndon Baines Johnson, Austin, Texas: Harry Middleton, Regina Greenwell, John Wilson, Claudia Anderson, Jacquie Demsky, Jeremy Duval, Ted Gittinger, Linda Hanson, Tina Houston, Mary Knill, Irene Parra, Philip Scott và Jennifer Warner; Phòng Lịch sử Bộ Ngoại giao: William Zlany, David Hamphrey, và Glann LaFantasie; trung tâm Lịch sử Quân sự: Vincent Demma; Phòng Lịch sử Không quân: Wayne Thompson; Phòng Quản lý và Thông tin của Ủy ban An ninh quốc gia: Nancy Menan và David Van Tassel; Văn phòng Kho Lưu trữ quốc gia của các Thư viện Tổng thống: John Fawcett và Edie Price.

Cô Jeane Moore, cô thư ký không hề có một lời phàn nàn của tôi đã làm việc trong suốt bao nhiêu đêm và bao nhiêu kỳ nghỉ cuối tuần với một số lượng bản thảo và những lần sửa đổi nhiều không sao đếm xuể để ra được sản phẩm cuối cùng này.



HẾT
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM