Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:34:18 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trong mưa núi  (Đọc 25682 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2009, 10:51:56 pm »

Tên sách: TRONG MƯA NÚI
Tác giả: PHAN TỨ
Nhà xuất bản QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
Năm xuất bản 2001
Số hóa: Tuaans (từ nguồn của lonesome)
=================================

LỜI NGUỜI VIẾT

Tập này kể lại một mùa mưa núi cách đây 23 năm, vào nửa cuối 1961, khi tôi đi đường Trường Sơn vào Liên khu Năm và công tác ở vùng tây tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.

Tất cả các tư liệu và cảm nghĩ trong tập đều rút ra từ các sổ nhật ký năm ấy, hoàn toàn là chuyện người thật việc thật, chỉ được sắp xếp lại và viết rõ hơn cho dễ hiểu. Tôi đã lược bỏ tất cả những đoạn rườm rà hoặc có thể gây hiểu lầm.

Viết về các dân tộc thiểu số, tôi đã tìm lại những từ tiếng Việt được dùng hiện nay và trước đây: dân tộc thiểu số (ít người), đồng bào vùng cao (rẻo cao), người thượng du (thượng sơn), nhân dân miền núi (miền ngược), v.v... Trong hoàn cảnh riêng của Liên khu Năm, nơi phần lớn các dân tộc thiểu số thường ở vùng đất cao, dân tộc đa số thường sống gần các thành thị, tôi xin dùng hai từ Thượng và Kinh để gọi hai bộ phận trong nhân dân ta với sắc thái quý trọng như nhau.

Tôi mong những ghi chép thật thà này của một người viết văn có thể góp phần gợi nhớ chuyện cũ đối với các đồng chí có vốn sống nhiều lần phong phú hơn, có thể vẽ đôi nét chấm phá để các bạn trẻ dễ hình dung cảnh sống và chiến đấu trong vùng căn cứ rừng núi năm 1961.

Trong muôn một, tôi còn hy vọng đền ơn đồng bào Thượng ở miền Nam đã hy sinh không kể xiết vì Tổ quốc chúng ta, đã dạy cho tôi nhiều bài học chói ngời về lòng trung thành với Đảng và Cách mạng.


Đà Nẵng 1.1984.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Ba, 2021, 11:53:29 am gửi bởi ptlinh » Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #1 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2009, 10:55:50 pm »

I. LEO NÚI MÙA MƯA

Trong khi sắp xếp ba-lô để về miền Nam, tôi ôn lại kinh nghiệm của nhũng chuyến đi nhiều ngày tháng trên Trường Sơn hồi chống Pháp, theo cả chiều dọc lẫn chiều ngang của đất nước.

Năm 1949, từ Bình Định ra Hà Tĩnh giữa mùa lũ, tôi leo và lội mất hai tháng trên núi.

Năm 1951, tôi đi dài hơn. Hành quân một đại đội từ Thanh Hóa vào Quảng Ngãi mất hai tháng rưỡi trong mưa. Nhận được quyết định bổ sung vào Quân tình nguyện quân Hạ Lào, nhóm chúng tôi rời Liên khu bộ ở Bình Định đi ra Quảng Nam, từ đó cứ hướng tây trèo lên, qua khỏi Bến Giằng lại gặp mưa núi. Dầm mưa mãi mà băng qua gần hết bề rộng của hai nước Việt - Lào, đến huyện Phia-phay nằm cạnh sông Mê-công tôi còn phải bì bõm trong nước ngập.

Năm 1954, tiểu đoàn tôi tập kết từ Lào về Quảng Ngãi, cũng vẫn gội mưa tầm tã trên nhũng đường dốc sục bùn xuyên núi.

Và bây giờ, tháng 5-1961, sau một năm rưỡi chạy vạy năn nỉ khắp nơi tôi được duyệt đơn cho về chiến trường miền Nam với cái tên Phan Bốn, giáo viên văn hóa. Ban đầu cấp trên chỉ định tôi vào Trung ương cục ở Nam Bộ, gần cuối khóa học mới đổi cho về Liên khu 5, cũng để dạy văn hóa cho cán bộ chiến sĩ trong vùng căn cứ rừng núi. Chưa có chủ trương đưa người viết văn vào miền Nam trong năm nay.

Sửa soạn lên đường, tôi mới nhận thấy mối duyên nợ của mình đối với mùa mưa Trường Sơn sao mà bền chặt keo sơn đến thế. Hễ cất bước leo núi đường trường là y như rằng gặp nước trời và nước lũ! (1).

Sau hai lần xuất phát hụt, đến mờ sáng ngày 7 tháng 7 năm 1961, đúng ngày bọn Diệm làm cái lễ kỷ niệm "song thất" của chúng, đoàn cán bộ ngót trăm người chúng tôi mới dứt khoát rời trại huấn luyện ở cạnh sân bay Gia Lâm, lên xe tải phủ bạt thật kín tuôn về hướng Nam.

Lúc này Hà Nội đang rùng rực lửa hoa phượng đỏ, ve kêu râm ran ngày đêm, bà con hàng phố đổ ra Bờ Hồ hóng mát hoặc thức khuya hứng nước máy. Thế nhưng tất cả những ai quen Trường Sơn đều biết đây là tháng mở đầu mùa thử thách trên núi. Nhũng đợt mưa to đầu tiên bao giờ cũng gây ra lắm chuyện chẳng ngờ: cây cầu tưởng chắc bỗng gẫy trôi biến, vách núi chợt sạt xuống lấp đường, mái nhà kho phơi nắng suốt nửa năm nay đổ sụp, gạo muối để chỗ gần suối bị cuốn mất sạch, khách đi chặng đường một buổi hết ba bốn ngày, giao liên lên cơn sốt rét hàng loạt... Người giàu kinh nghiệm đến mấy
-----------------------------------
(1) Trước khi viết tập này, tôi được đọc tập hồi ký "Đường Hồ Chí Minh" do các đồng chí đã mở ra và giữ con đường vĩ đại ấy viết lại (Tác Phẩm Mới xb, 1982). Tôi xin ghép thêm vào đây ít nhiều kỷ niệm với tư cách một người khách đi đường.
-----------------------------------
cũng không lường hết được những biến động khi nước trời ào ạt trút xuống! Đoàn xe thúng tôi vừa đi qua đồn biên phòng Làng Cha một đoạn ngắn, đã thấy đường ô-tô bị suối lũ chặt thành nhũng khúc ruộng lầy. Chúng tôi xuống xe, xóc ba-lô, bắt đầu cuốc bộ trên vùng tây Quảng Bình.

Không kể những thứ mang thay đổi nhau như tiểu liên, rựa, xẻng, máy thu thanh bán dẫn Sony cỡ to, mỗi người phải mang từ 25 đến 30 ki-lô. Dù đã tập cõng gạch leo dốc ở Gia Lâm, với số gạch và độ dốc tăng lên dần, chúng tôi vẫn mệt phờ phạc trong những ngày đầu gặp lại Trường Sơn.

Trang bị của chúng tôi không có gì giống bộ đội miền Bắc dạo ấy, mà giống các bạn Pa-thét Lào nhiều hơn.

Đi đường, chúng tôi thường mặc sơ-mi vét ngắn tay ba túi bằng ka-ki vàng, quần đùi đen, đội mũ mềm có lưỡi trai đen kiểu Pa-thét Lào, đi dép cao su quai xỏ.

Trong túi áo phải có sẵn ve thuốc đỏ chống sây sát, dầu cù-là bôi chỗ ruồi vàng và con dĩn đốt sưng ngứa, thuốc lá để hút và dịt cầm máu khi vắt cắn, bật lửa, khăn tay.

Ngang lung thắt cái nịt to kiểu Mỹ đeo súng ngắn (đoàn chúng tôi nhận loại P.38 cỡ 9 ly, không khắc tên nước nào sản xuất), bao đạn, con dao găm trong vỏ da, bi-đông nước trong bao vải bố, tấm nhựa đi mưa xếp gọn, có người đeo thêm vào lưng một ống lương khô hay một bao gạo cho nhẹ bớt đôi vai.

Cây gậy không thể thiếu trong mùa mưa, đầu gậy thường buộc một bọc vải nhỏ trong đó có thuốc lá loại nặng trộn muối, nếu có hạt cau già xay nhỏ càng tốt, dùng để chấm vào chỗ chân bị vắt cắn cho vắt nhả ra và máu cầm nhanh. Tùy theo chặng đường giữa hai trạm phát gạo, thường phải mang trên vai một hoặc hai bao gạo, có khi nặng đến 10 ki-lô. Kiểu bao gạo dài ấy, miền Bắc gọi là ruột tượng có lẽ đúng hơn quê tôi gọi là ruột nghé, con nghé nào có ruột to đến thế! Chúng tôi được khuyến khích mang thật nhiều muối, người yếu nhất cũng phải đem theo một ki-lô muối tinh, không kể lượng chất mặn khá lớn trong thịt rang khô và mắm kem.

Kiểu ba-lô vuông của bộ đội miền Bắc không dùng được, chúng tôi nhận loại ba-lô con cóc to kềnh, xấu dáng nhưng rất được việc. Nó có 3 túi to bên ngoài: túi giữa đụng vừa gọn cái ăng-gô (nồi nhôm vuông có nắp và ngăn giữa) trong bao vải đen, một túi bên đựng ống thịt rang mặn, một túi nữa đựng bọc muối, mắm kem, vị tinh, sao cho chủ nó có thể nấu đủ thứ cơm canh mà không phải mở miệng ba-lô ra dưới mưa. Bên trong ba-lô có lớp nhựa lót dán kỹ thành bao, lỡ rơi xuống sông suối cũng đỡ ướt và chìm. Xếp sao cho gọn theo thứ tự thường lấy ra dùng: tấm tăng nhựa dài 3 mét, căng dây đỡ nóc và buộc các góc làm lều ngủ đêm; tấm võng ka-ki hoặc vi-ni-lông có bộ dây bằng tơ nhân tạo; tấm đắp bằng pô-pơ-lin đen; áo len dài tay và một áo quần sạch để thay mặc khi ngủ.

Mỗi ngùơi mang một bộ ka-ki may kiểu quân phục hồi chống Pháp, một hoặc hai bộ bà ba đen hoặc xám tro, vài bộ lót với áo cổ vuông và quần đùi đen, khăn, tất, sổ tay và bút, đèn pin và pin dự trữ, đèn dầu lửa làm bằng ve ruợn bạc hà hoặc ve nuớc hoa. Đắt tiền nhất là hộp thuốc tây độ 1 ki-lô chứa vài chục loại thuốc thông thường nhất, từ kháng sinh đến rượu hội chữa rắn cắn, từ ký-ninh đến nhũng viên lọc nuớc nhỏ tí xíu, kèm theo bản huớng dẫn sử dụng in rô-nê-ô, dự tính đủ dùng trong một năm không phải cấp phát thêm.

Tuyệt đối không đuọc để lại dấu vết gì của miền Bắc trên mọi thứ mang theo. Chúng tôi phải mài chữ "Đinh Thọ-hà Nội" trên bàn chải răng, cắt bỏ một khúc có chữ "Hoàn Kiếm" trên điếu thuốc lá. Có đồng chí cẩn thận đến mức ra cửa hàng thuê tẩy biến chữ Poljot và USSR trên đồng hồ đeo tay Liên Xô. "Ai lộ bí mật thì ở lại" lệnh nghiêm thế đấy. Trong lớp huấn luyện có bán loại bút máy, xà phòng tắm, kem đánh răng không có nhãn hiệu, rất tiện.

Dễ thấy cấp trên đã dày công rút kinh nghiệm các đoàn vào trước để chế tạo những thứ trang bị tiện lợi nhất cho chiến trường miền Nam. Tuy vậy cũng khó tránh khỏi đôi chỗ tỉ mẩn mà ngành hậu cần chưa nhớ ra hết, ví dụ thiếu dây để buộc các góc lều, que xỏ dép, kim chỉ, bút bi, đèn dầu lửa. Chúng tôi lần hồi nghĩ ra, nhắc nhau tìm mua gấp cho đủ.

Qua 21 năm đánh Mỹ, vô số đồng chí đã "xẻ dọc Trùơng Sơn đi cứu nuớc" như lời thơ Tố Hữu. ấy thế mà nhũng câu chuyện hành quân vào Nam sẽ rất khác nhau nếu chúng tôi họp lại cùng ôn kỷ niệm xưa về "Đuờng Thống Nhất". Hồi ấy tôi không hề nghe gọi tên "Đường Hồ Chí Minh". Có lẽ về sau con đường mới đuọc nhận vinh dự đặc biệt mang tên Bác Hồ.

Các chuyến đi khác nhau nhiều lắm nếu so sánh mùa khô với mùa mưa, Truờng Sơn đông với Trường Sơn tây đường cũ được sửa sang với đùơng mới xoi tránh bom rải thảm, năm truóc với năm sau, tháng hụt gạo muối với tháng đủ no đủ mặn, cuốc bộ với ngồi ô-tô, khiêng pháo nặng với chỉ mang trang bị cá nhân, đi đêm với đi ngày, hành quân từng đơn vị lớn với đi từng nhóm nhỏ vài ngùơi và ăn ngủ tại trạm giao liên.

Tôi còn giữ được tập nhật ký nhỏ xíu ghi dọc đường vào. Tuy đã quyết chí dành dụm vốn sống ngay trên đường đi tôi chỉ kịp ghi sổ tay mỗi ngày vài ba dòng, đến ngày nghỉ mới viết tỉ mỉ hơn. ấy là bởi đi chung thành đoàn đông ngùơi trong những tháng mưa, vất vả gấp bội so với các đồng chí đi lẻ trong mùa khô và ăn ngủ tại trạm, đôi khi còn đuợc cấp giấy giới thiệu để giao liên mang hộ một gùi theo ngùơi.

Không ăn tại trạm, việc đầu tiên là bạn phải cõng thêm khá nhiều gạo trên đôi vai ê ẩm. Phải kiếm củi khô và rau dọc đùơng, vì chung quanh trạm rất khó tìm ra củi rau. Vừa thả ba-lô xuống, căng qua loa tấm tăng xong, bạn lo hối hả đào bếp lò che lửa, ghép sẵn tấm phên bằng lá để úp đậy miệng lò khi máy bay ào tới, dụng lều che mưa trên bếp, xếp hàng hứng nước sạch ở máng tre (nuóc suối to thùơng bẩn vì tắm giặt và trâu heo vọc), vo gạo, nhặt rau, chẻ củi. Tiếng còi của trạm cho phép nổi lửa chỉ thổi lên khi trời tối hẳn, từ lúc ấy bạn phải mò mẫm thật gấp. Mỗi ngùơi chỉ có một cái ăng-gô nhỏ để nấu cơm, canh, nưóc uống cho bữa tối, lại nấu tiếp cơm và nuớc cho sáng và trưa mai. Bạn phải trùm tấm nhựa ngồi quạt lửa, ho sặc liên hồi vì khói củi ướt từng lúc lội bùn đi hứng nuớc trong mưa đen kịt, đến khuya mới thở phào và ghé mông ngồi xuống võng...

Ngược lại, nếu ăn tại trạm, thay cho bấy nhiêu khó khăn, bạn chỉ có việc rửa tay chân, treo võng trong góc nhà ngồi viết hoặc khoan khoái ngả lưng, đợi nghe tiếng mõ hay kẻng sẽ cầm nắp ăng-gô và thìa đũa xuống xơi cơm nóng sốt tại nhà ăn. Bếp Hoàng Cầm không khói nấu nuớng không kể ngày đêm, các chị nuôi trẻ măng luôn luôn niềm nở săn đón, thúc ăn tuơi thêm nhiều nhờ có vườn rẫy, đàn gà, lưới đánh cá của trạm. Ăn xong, bạn rót đầy bi-đông nuóc chè về ngả lưng nhấm nháp, tán chuyện dông dài với ngừơi đồng hành hoặc anh em "lính đùơng dây". Sáng sớm mai sẽ có còi đánh thức dậy ăn sáng, có cơm nắm và thức ăn khô do trạm phát. Quý tộc đến thế là cùng! Đến việc ngủ. Ngủ ngoài trạm là mỗi đêm một lần làm nhà, một lần dỡ nhà. Nếu buớc tới nơi hạ trại mà bạn vớ được một khung lều còn tốt của ai đó để lại, ấy là phúc đức vô song. Thế nhưng hành quân càng đông thì dịp may ấy càng hiếm. Nếu trạm mới đổi chỗ vì lộ bí mật hay vì bám theo đùơng dây mới, giao liên chưa kịp phát dọn khoảnh rừng dành cho khách ở qua đêm, bạn lại đến lúc sẩm tối dưới mưa to, thì sự khốn khó tăng vọt gấp mừơi lần. Với con dao găm, bạn phải phát sạch một chỗ đủ treo võng và căng lều mà không bị cây chọc vào lưng, chặt nhiều cây làm trụ lều và trụ võng, đẽo nhiều cọc và kiếm đủ dây nmg để neo các trụ ấy cùng buộc níu các góc lều xuống đất, kê cây thành giá để ba-lô và súng, gạo cách mặt đất vài gang cho bùn khỏi văng lên phủ mọi thứ, tất cả bấy nhiêu việc đều phải làm mò mẫm trong rừng rậm lắm gai, với mưa giội xuống và vắt leo lên. Xong chỗ ngả lưng, lắm khi bạn mệt đến độ muốn lăn ra ngủ luôn trên võng, bỏ luôn cơm tối và cả cơm nước ngày mai, chẳng buồn cởi bộ áo quần uớt bẩn sau một ngày lăn truợt, bỏ mặc những vết sây sát rỉ máu, mang theo vào võng năm bảy con vắt đen vắt xanh no kềnh sẽ nhả máu ra thành bản đồ thế giới trên các lớp vải. Ngủ kiểu ấy, bạn sẽ bỏ cuộc quay lui sau vài ba ngày trèo núi. Phải có các đồng chí trong đoàn dựng dậy, bắt bạn phải lo liệu cơm nuớc no bụng mới đủ sức đi tiếp Một vài anh em chưa quen gian khổ, thường che đậy thói vụng về và lười biếng của mình bằng câu ngụy biện "tập chịu thiếu thốn cho quen", đến khi kiệt sức phải quay lui trở ra miền Bắc thì lại phân trần "tôi có muốn thế đâu!". Cho hay khoảng cách từ ý định và lời nói tốt đẹp đến việc làm kém cỏi vẫn thùơng cản trở buớc tiến của con ngùơi, kể cả nhũng người rất thành thật xin đi vào chiến trùơng! Khi đã định cư ở Liên khu 5, tôi đuợc đọc vài cuốn nhật ký đường dài của mấy đồng chí vào truớc hoặc sau.

Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #2 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2009, 10:56:38 pm »

Tôi sửng sốt khi thấy họ chỉ ghi về dốc cao, chân chai, nắng gắt, trong khi những kỷ niệm hành quân của tôi lại đầy dẫy những dòng về băng suối lũ, vượt thác, cắm trại duới mưa, trị các loại vắt, lo bữa ăn và tính số gạo còn lại trên vai. Chiều ý các bạn, tôi đưa họ xem hoặc dịch lại những đoạn ghi cập rập bằng nhiều thứ ngoại ngữ và ký hiệu riêng do tôi đặt ra. Họ thất vọng vì không gặp chút xíu văn chương nào trong nhũng đoạn câu cộc lốc như điện tín ấy, chỉ đủ gợi nhớ cho tôi một vài nét riêng của mỗi chặng đường. Xin dịch và chép lại một đoạn, với những câu trong ngoặc đơn là phần mới viết thêm cho dễ hiểu.

Muời một (tháng 7-1961) Lên ô-tô ngày 7-7. Ba ngày và hai giờ, Hà Nội - Vinh Thanh Lạng - Đồn biên phòng Làng Cha, Quảng Bình.
Đi bộ từ 10-7 đến làng L. Kh. (Lằng Khằng). Mưa to.
Nghỉ ngày muời một.
+ Các đồng chí:
- Tự thấy vẻ vang hơn những ngùơi không đi.
- Muốn về tỉnh quê hương
- Lo ngại sức khỏe
- Đem nhiều thư cho gia đình ở miền Nam (trái với qui định là không có dấu vết gì tỏ ra từ miền Bắc vào)
- Mang đồ riêng quá nặng (bỏ bớt vũ khí và trang bị lại)
+ Tôi:
 - Chân tồi tệ Viêm họng, ho
- Đau mũi (vì bị thuơng na-pan 1954). Vai tê bại
- Thư T. gủi các đồng chí, đã xé
- P. không chú ý sức khỏe, không nghe lời khuyên.
(Là một đồng thí trẻ trong đoàn, chưa quen thử thách và hay tự ái).

Trong mấy ngày đầu tiên, những tên làng dọc đường từ Lằng Khằng trở đi cứ nối tiếp nhau hiện lên: Pạc Phơ-năng, Na Pùng, Thà Pa Chôn, Poong Bon, Mường Xum, Lum Bum... Các đồng chí giao liên từ chối không nói tên làng có trạm đóng hoặc nơi gần trạm, nhưng tôi hay tò mò tán chuyện với nhân dân bằng tiếng Lào nên biết rõ. "Lính đường dây" hầu hết rất trẻ, chưa kịp học tiếng Lào. Từ khi đoàn đi hẳn trên đất Lào để vượt quốc lộ 9, tôi thường được cử làm phiên dịch để muợn đò, mua thức ăn bằng tiền kíp, xếp chỗ ở cho đoàn. Một số trạm đóng trong làng nhưng giao liên chỉ nói được với nhân dân bằng điệu bộ, đã yêu cầu tôi dịch để tổ chức một đêm kiểm điểm quân dân, kết thúc bằng một chầu lâm-vông nhộn nhịp và một bữa cháo gà hay chè ngọt cho phiên dịch! Vuợt khỏi đường 9, hành quân ngày càng khó vì địch đóng gần, trạm đặt trong rừng xa làng, lũ lụt tăng thêm, số gạo cõng trên vai cũng tăng thêm mãi trong khi sốt rét bắt đầu quật ngã từng nhóm một.

Để tránh dông dài, tôi xin kể một ngày đi đùơng cỡ trung bình của đoàn chúng tôi, một ngày không gặp may mắn hoặc rủi ro gì đặc biệt.

Khoảng 4 giờ sáng, chúng tôi gọi nhau dậy. Việc đầu tiên là đứng lom khom trong lều nhựa, cởi bộ quần áo khô sạch và áo len cho vào ba-lô, mặc lại bộ đồ ẩm mồ hôi và nước mưa của ngày hôm qua, hơi xuýt xoa vì rét.

Việc thứ hai là duỗi tay ra ngoài xem có mưa thật không, hay chỉ có suơng đọng trên lá rơi lộp bộp suốt đêm trên mái lều. Nếu đang mưa, phải rất nhanh tay khi dỡ tấm tăng và tháo võng xếp vào ba-lô, sao cho cả thân thể, súng, gạo và ba-lô đều không bị ướt truớc khi được mang cả vào nguời, tấm choàng nhựa kịp phủ lên trên tất cả.

Soát qua chỗ "nhà trọ" một lượt xem có rơi vãi gì không, rồi tập hợp lên đường ngay khi còn tối đất, chống mạnh cây gậy bước loạng choạng trên cặp chân sung tấy, lưng còng xuống sau một đêm duỗi êm.

Hầu như lần nào rời trạm, chúng tôi cũng được khởi động bằng một cái dốc khá cao cho ấm ngùơi và giãn gân cốt được gọi là "dốc súc miệng". Còn vắng tiếng nói cười, chỉ có tiếng thở hổn hển tăng dần. Được chừng vài tiếng, trời dần dần sáng rõ, đồng chí giao liên chọn một chỗ bờ suối ít vắt cho nghỉ ăn lót dạ. Không kịp đánh răng rửa mặt, có khi không kịp rửa hai bàn tay gỡ vắt vấy bùn và máu, chúng tôi lấy ăng-gô cơm nấu đêm qua ra, dùng thìa xắn ăn vội vã độ một phần ba với tí thịt rang mặn hoặc mắm kem, miễn cuỡng ngừng lại để bữa trưa khỏi đói Từ lúc ấy trở đi, vai và chân đã dẻo ra, bụng hết cồn cào, chúng tôi bắt đầu tán dóc và đùa tếu, quấy thả cửa tho quên nhọc. Tiếng cừơi nói thỉ tắt khi có lệnh truyền im lặng, khi máy bay quần, khi ngoi lên dốc dựng, khi chạy vội qua một quãng rừng có bầy ruồi trâu tấn công trên đầu và bầy vắt nhào tới bám chân. Lát sau lại ồn ào như cũ. Ngậm tăm mà đi, mau mệt lắm.

Hành quân đông ngừơi thùơng bị cái nạn hết đứng đợi lại chạy đuổi. Gặp một chướng ngại gì trên đường, mỗi ngùơi chỉ loay hoay nửa phút là đủ cho một trăm ngùơi đi sau dồn đống lại đến tê vai chồn chân, qua khỏi chướng ngại là chạy đến đứt hơi cho kịp đội hình hàng dọc. Đi rải cách quãng xa thì khó chống cự khi gặp biệt kích hoặc giúp nhau vượt lũ. Về sau chúng tôi chia thành tùng tiểu đội có vũ khí riêng, đi cách nhau 50-100 mét mới đỡ bị ùn.

Khoảng 11 giờ đến chỗ trục giữa hai trạm.

Giao liên đợi nhau tại đây để bàn giao khách, túi công văn, hàng hóa, do đó mỗi ngùơi chỉ biết rõ một nửa chặng đường đến trạm kế tiếp, bí mật đuợc giữ khá tốt.

Nghe kể hồi năm ngoái năm kia còn chặt chẽ hơn nhiều: mỗi giao liên giấu riêng đoàn khách mình dẫn ở một khoảnh rùng hẹn truóc, khi bàn giao chỉ có hai giao liên gặp nhau, sau đó mỗi nguời đến nhận đoàn khách mới để đưa về trạm mình. Đã xảy ra trùơng hơp vợ trong Nam ra, chồng từ Bắc vào, bị "bẻ ghi tránh tàu" như thế nên không gặp nhau trên đùơng dây! ở nơi trực, chúng tôi ăn trưa, vét sạch ăng-gô cơm mà vẫn thòm thèm. Càng đi dài ngày, dạ dày càng dãn nở ra, mỗi ngùơi đều phá những kỷ lục ăn khỏe của chính mình. Một lần trạm bắn ngã một con voi to, tổ tôi đi góp sức xẻ thịt cõng về đuợc một gùi xấp xỉ 20 ki-lô theo cái cân treo của trạm. Sáu ngùơi chúng tôi đun nấu dưới mưa dầm, trong một ngày ăn hết sạch số thịt voi ấy để trừ cơm vì thiếu gạo, không làm lương khô mang theo vì thiếu muối. Tôi uớc lượng phần mình đã góp sức chén hết trên 4 ki-lô, may sao thịt voi là thứ dễ tiêu, ít gây bội thực! Đại khái mỗi chúng tôi có thể chén bay mỗi ngày một ki-lô gạo kèm hai ki-lô sắn tươi, xong mỗi bữa lại xóc ba-lô đi tiếp mà không thấy tức bụng đáng kể? Song, chúng tôi vấp phải một điều trái nguợc. Mới từ miền Bắc ra đi, ai cũng mang nhiều thức ăn khô, đường sữa, các chất bổ khác, còn gạo muối thì phải năn nỉ cấp trên cho bỏ bớt lại. Của ngon nhiều mà sức ăn kém, đi chóng mệt vì mất thói quen, chúng tôi bỏ dọc đùơng lắm thứ quà quý của gia đình hoặc bà con biếu mang theo. Sau chừng một tháng trèo dốc, chúng tôi ăn khỏe như hùm, ôi thôi, mọi thứ nuôi nguời đều đã cạn, cơm chấm muối cũng chưa đủ no và mặn! Có hôm hụt gạo, cả ngày chỉ đuợc một nắm cơm bằng quả cam, chúng tôi rẽ vào rừng chặt một cây chuối vác theo, đến tối thái ra chén sạch! Buổi chiều đi vất vả hơn vì ngấm mệt, ăng-gô cơm và bi-đông nước đã rỗng, lại hay gặp mưa. Mưa núi trái nết lắm. Đang nắng đổ lửa bỗng thấy nướcc tuôn xuống đầu, tấm choàng nhựa mới gài vào thắt lưng phải xổ ra hối hả. Mỗi lần nghỉ 10 phút là một dịp kiếm rau. Quý nhất là rau má, thứ thuốc giải nhiệt rất tốt. Ngừơi sành sỏi kiếm đuọc măng, môn thục, lá tai nai, giấp cá. Vụng nhất cũng phải bẻ một mớ rau tàu bay, cố kiếm nồi canh ăn tối để khỏi táo bón. Thêm mấy cành ngấy huơng có gai nữa, sẽ thui lửa qua loa và nấu uống thay chè, ít chát nhưng khá thơm. Gần đến trạm, giao liên dùng ở một rẫy cũ hay khu rừng cháy nào đó, cho lấy củi mang theo.

Kết thúc ngày hành quân, cũng như khi mở đầu, thùơng có một dốc cao cuối cùng, được gọi là "dốc ngon cơm". Khi đã mệt lử với nhũng thứ luợm lặt mang thêm, trên lối mòn khách chọt thấy những dấu chân heo gà, hai bên đường hiện ra mấy khung lều cũ đã mục đen hay còn chảy nhựa: nơi hạ trại đây rồi.

Tiếp đó là những giờ vội vã lo cơm nước lều trại.

Mãi đến khi lửa đã cháy đều dưới chuỗi ăng-gô treo bằng quai xỏ vào khúc cây tuơi kê trên hai cây nạng, phút nghỉ đầu tiên mới đến. Có thể mở máy thu thanh nếu còn pin. Mỗi ngùơi dùng tai nghe đài và rình tiếng máỵ bay, dùng mắt trông chùng bếp lửa, dùng tay tìm vắt trong thân thể: nghỉ là như thế.

Ăn xong bữa tối, nấu xong mọi thứ cho ngày mai thường đã quá 8 giờ. Chúng tôi bấm đèn pin đi rửa kỹ lần cuối, về lều thay quần áo sạch, soi đèn bôi thuốc đỏ hoặc dịt thuốc hút cầm máu chỗ vắt cắn, ngồi trên võng mấy phút cho tất cả đều khô ráo, sau đó mới buông tấm thân mỏi nhừ xuống võng và kéo cái màn dã chiến xuống bọc ngoài võng, thở phào: thoải mái rồi! Đó là những phút đời lên hương. Mở đài nghe tin một lát nữa đi. Nhiều đốm lửa thuốc lá lập lòe, mấy câu đùa nghịch ném từ võng này sang võng khác, một sáng kiến giảm nhẹ đôi vai hoặc tìm chất tuơi đưọc đưa ra "ngọa đàm". Trực nhật nhắc gìơ gác của mỗi người và kiểm tra các bếp lửa lần cuối cùng. Tiếng ngáy cất lên, lan rộng và to dần.

Nửa đêm dậy gác là một thử thách không nhỏ. Chúng tôi thường trùm tấm nhựa ngồi trên khúc cây hay tảng đá tiểu liên kê ngang đùi, hai tay không ngớt bóp chân, nắn vai, gỡ vắt ném đều đều ra xa. Hết phiên gác lại ngủ tiếp đến mờ sáng. Mỗi lần nhổ trại, đặt cặp chân nhức nhối xuống dép, xốc ba-lô và bao gạo trên đôi vai đau bại, mỗi ngùơi cảm thấy như khó lòng đi nổi một ngày nữa, dù chỉ là một ngày bình thùơng như hôm qua...

Nhưng rồi vẫn đi được, vẫn vui nhộn được. Ba-lô nhẹ dần, chân và vai cứng thêm, lực hút của chiến trường càng nhích tới gần càng tăng lên dữ dội. Khi đến đích, chúng tôi chỉ cần nghỉ ngơi tắm giặt vài ngày là tất cả mọi gian khổ đều tan vào quá khứ, chỉ để lại một lớp bồi thêm vào lòng tự tin ở sức mình vượt khó và rất nhiều kỷ niệm đằm thắm dọc đường.

Cũng như những dịp thử thách khác, chuyến đi Trường Sơn là ngọn lửa rèn luyện và phân hóa. Quặng mới đào lên thì tảng nào cũng giống tảng nào, cho vào lò cao nung mãi mới chia ra một bên là gang thép, một bên là cứt sắt. Có ai thoát khỏi quy luật ấy không?
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #3 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2009, 11:12:26 pm »

II. MỘT CƠ QUAN Ở VÙNG CAO

Trên "đùơng dây dọc", tức là đường giao liên nối liền Bắc Nam, trạm Đỗ Xá là nơi rẽ ngang về phía đông để vào các cơ quan thuộc Liên khu ủy 5.

Cái tên này sẽ nổi tiếng thế giới vì Mỹ-Diệm đưa rất nhiều tin tức về "các cuộc hành quân tiêu diệt mật khu Đỗ Xá của Việt Cộng".

Tôi đến Đỗ Xá đúng ngày 2-9-1961. Dọc đường hôm ấy chúng tôi treo máy thu thanh trên cổ, vừa đi vừa cố nghe tường thuật tại chỗ cuộc diễu hành ở Quảng trùơng Ba Đình, tiếng được tiếng mất. Hôm sau, tôi bám đồng chí "trực ngang" về trạm giao liên của Liên khu bộ, chắc mẩm sắp tới giờ định cư rồi. Nào ngờ tôi còn phải căng lều ngoài rừng, nằm đợi ở trạm này 6 ngày liền để đợi cấp trên quyết định đưa vào cơ quan nào. Trời nắng, tôi đi cắt tranh, vác tre, làm nhà giúp trạm, trời mưa thì ngồi co ro ghi chép duới tấm tăng nhựa.

Đến ngày 9-9-1961 tôi mới đuợc theo trực về K.40, tức là ban tuyên huấn Liên khu 5. Chỉ vài tiếng là đến cơ quan. Tôi gặp ngay những khuôn mặt niềm nở, hít thở không khí nhẹ lâng lâng của "nhà ta", và sa luôn vào một chầu bánh xèo không hề chờ đợi! Ngùơi đầu tiên gọi tên thật của tôi là một anh lớn tuổi. Anh hỏi bằng giọng Quảng Nam nguyên chất: "ông là thằng Khâm chớ hả?". Tôi trả lời lúng túng vì không biết đang tiếp chuyện ai. Lát sau, một đồng chí cho hay đó là anh Xốp, phụ trách tuyên huấn miền núi. Về sau tôi tình cờ trông thấy bìa cuốn sổ của anh đề tên A Xoơp, và một đồng chí khác nữa bảo đó là anh Quách Xân, quê ở Quảng Nam.

Đến khi cô "chị nuôi" chưa đáng tuổi làm chị đánh ba tiếng mõ báo bữa trưa đã dọn trên tấm cót trải giữa.

sân, tôi chợt nghe ai hỏi sau lung: "Khâm hả?". Tôi quay lại bật kêu: "ái ở đây à?". Anh em chung quanh cừơi ồ: "Lộ bí mật hết rồi!". ấy là Võ Thế ái, nguời bạn cùng tuổi và cùng gốc ở Quảng Nam, quen nhau ở Quy Nhơn hồi Pháp thuộc. Khi gặp tại Hà Nội khoảng cuối năm 1959, tôi chỉ nghe ái bảo đang làm việc ở Thông tấn xã, sắp đi công tác dài hạn trên miền núi. Không ngờ cậu ta vào đây. ái dặn nhỏ: "Bây gìơ mình là Huy, Nguyễn Huy, nhớ nghe!".

Cũng như ái, tôi đã nói dối các bạn là trở về Quân tình nguyện ở Lào. Các đồng chí lãnh đạo lớp học tại Gia Lâm nói cắn cưa: "ở cơ quan, chỉ được phép báo cáo việc đi miền Nam với một mình bí thư Đảng ủy. Trong gia đình chỉ được phép nói thật với một trong ba ngùơi là cha, mẹ, vợ, chọn ngùơi nào vững vàng nhất. Cấm nói với họ hàng, bạn bè. Ai lộ bí mật thì ở lại, vậy thôi!". Cứ thế từng ngùơi lặng lẽ biến mất khỏi biên chế cơ quan và sổ hộ khẩu miền Bắc. Chưa có một chế độ chính sách nào đối với ngùơi có cha mẹ già hoặc con nhỏ. Tôi có ngừơi yêu ở miền Bắc nhưng đi rất gọn vì không bị gì níu quấn kiểu ấy về sau quen gọi là "đi B trọc". Còn ái để lại ngùơi vợ trẻ và đứa con trai nhỏ xíu, chắc vất vả hơn nhiều.

Tôi cố nhớ các khuôn mặt và tên ngùơi để chóng hòa mình vào gia đình mới. Chắc hẳn những mặt nguời chung quanh tôi đã thay đổi nhiều sau nhũng tháng leo núi và những năm đói rét. Anh em thường lấy tên con, tên ngừơi mình yêu, tên "móc nôi" chỉ có cha mẹ biết, làm bí danh gọi nhau hàng ngày. Ai muốn kể tâm sự tùy ý, nhưng nên tránh tò mò hỏi kỹ nhau về lý lịch thật. Mỹ-Diệm đang kêu om sòm "miền Bắc xâm luợc miền Nam", cũng rất sẵn sàng khủng bố nhà nào có con em tập kết trở về đánh lại chúng.

Tiếng gọi "gia đình tôi" thay cho cơ quan, đơn vị, không phải là lối nói tình cảm mà là quy định chung.

Tôi được phép gử thư ra miền Bắc cho một đầu mối duy nhất và thư trả lời sẽ đề: "Gửi anh Quyền 100. Nhờ thuyển anh Phan Bốn ở gia đình anh Phương". Các anh Quyền và Phuơng đều có thật cả, nếu chuyển đi nơi khác các anh sẽ lấy bí danh mới, biếu lại cơ quan cái tên cũ dùng làm địa chỉ. Do đó, trong "nhà Bác Ân" tức là Liên khu bộ 5, Ban tuyên huấn được ghi trên thư riêng là "gia đình anh Phuơng", trên các công văn viết là K40, còn anh em giao liên lại gọi là "xóm thằng Đạm" theo tên cháu Đạm liên lạc của Ban. Tha hồ cho địch dùng máy tính điện tử để mở các khóa mật mã rất lắt léo ấy! Từ trạm giao liên đến K.40, đường đi men ngược dòng con sông hẹp đầy đá tảng, có tên mật là sông Thu, anh em cho biết là khúc thượng nguồn sông Tranh. Đây thuộc vùng cao huyện Trà Mi, mé tây - nam tỉnh Quảng Nam.

Đến quãng rừng rậm, con đường tách khỏi sông, rẽ theo một dòng suối nhỏ và kín đi ngược lên mãi. Càng xa sông càng đỡ bị máy bay dòm ngó. Lên đến một chỗ dòng suối vòng chữ U, ôm khoảnh đất phẳng áng chừng bằng cái sân bóng chuyền kẹp giữa các sườn núi, có nhiều cây cao che kín bên trên: chỗ ở của Ban tuyên huấn.

Đầu tiên ta đi qua chuồng heo, chuồng gà, bao giờ cũng đặt ở hạ lư u các khúc suối có người ở. Tiếp tới chỗ bếp. Nhà bếp lợp bằng lá mây róc hết gai, ba phía vách được che bằng nứa chẻ chống gió lùa. Đây có cót thóc, hai bồ đụng bắp khô, cối giã bằng chày tay, cả cối xay nữa kê đàng hoàng ở đầu chái bếp, tỏ ra cơ quan này quyết ăn ở lâu dài. Nước ăn được dẫn về theo một máng tre dài kê trên nhiều giá đỡ, lấy thẳng nước mạch trên sườn núi, tránh nước suối to dành để tắm giặt. Những ngày mới trở lạiTrường Sơn, tôi hứng nước ở máng xong cứ vô tình đưa tay lên khóa vòi nước, chạm vào ống tre mới nhớ ra là "nước tự do". Nhà bếp là giang sơn riêng của cô Hương, quê Quảng Ngãi, là "em nuôi" đúng hơn chị nuôi" vì còn trẻ chưa chồng.

Bước tới khoảnh sân hẹp đã dọn sạch gai góc dưới những tán cây cao, nhìn lên bên phải, ta thấy một căn nhà trên sườn dốc. Ấy là trụ sở phân xã Trung Trung Bộ của Thông tấn xã Giải Phóng. Tên thật dài nhưng nhà nhỏ. Cậu Ái cùng hai ba đồng chí nữa làm việc ở đấy giờ ăn và ngủ xếp chen vào các giờ nghe đài, nhận tin, soạn mỗi tuần hai bản tin đánh đi.

Hết mảng sân, leo qua một thân cây bắc ngang suối làm cầu, ta bước lên căn nhà to nhất. Ấy là "nhà chuyên môn", nơi ở và làm việc của anh Phương, anh A Xơơp và một số ít cán bộ đang có việc chuyên môn để làm. Từ đầu đến cuối nhà có sạp nằm bằng tre khá dài như lán bộ đội hay dân công. Các giá để ba-lô buộc ba bên vách thường bỏ trống vì lắm chuột, ba-lô và các thứ túi, bao, gói được treo lủng lẳng dưới mái nhà. Có hai bàn viết mặt ghép bằng nứa, đang đóng một bàn thứ ba bằng tre có thể đổi chỗ được, chưa xong. Mấy cây tiểu liên Tuyn và các-bin Mỹ treo trên cột. Trên bàn anh Phương đặt hai máy thu thanh bán dẫn, ít mở vì thiếu pin. Con búp bê đặt trên bàn anh A Xơơp gieo một mảng màu tươi trong chỗ tranh tối tranh sáng. Ở rìa mái ám khói có nhiều hình chữ nhật trắng gợi nhớ bầy cò đậu trên bụi tre: nhưng nắp ăng-gô cài lên đấy giữa hai bữa cơm.

Cơ quan đang làm thêm căn nhà thứ tư ở rìa sân, đặt tên là "nhà lúa". Anh em vác tre, đánh tranh làm nhà cùng lúc với sắm sửa mọi thứ cần cho mùa suốt (1) lúa rẫy đang tới gần: đan cót và nong nia, đan những cái gùi miệng loe để đeo trước bụng đi suốt lúa, gọi là teo.

Năm nay cơ quan còn được cấp một số gạo và bắp khô do nhân dân đóng góp, năm sau coi bộ phải sống hoàn toàn bằng hai bàn tay tự làm ra. Đội ngũ ta đang đông lên rất nhanh. Sản xuất lơ mơ là đói to.

Tôi chỉ nghỉ một buổi chiều để tắm giặt, với ý nghĩ thích thú là tối nay không phải mò mẫm căng lều và nấu
----------------------------------
(1) Suốt: Dùng tay tuốt bông lúa để lấy hạt.
----------------------------------
ăn dưới mưa, sáng mai không phải cõng mớ áo quần ướt trên ba-lô mà đi suốt ngày. Đã có đất để bén rễ rồi! Tối hôm ấy anh em đốt một đống lửa giữa nhà chuyên môn, râm ran tán chuyện Hà Nội, chuyện chiến thắng mới nhất là diệt tiểu khu Đak Hà và tiểu đoàn quân viện từ Kon Tum đến. Khi đồng chí Bá phó bí thư chi bộ lấy người cõng lúa ngày mai, tôi xung phong ngay. Anh em khuyên nên nghỉ năm bảy hôm đã, đợi anh Phương phó ban về xem sắp xếp việc chuyên môn ra sao. Tôi nghĩ thầm: đối với người sáng tác, leo núi Trương Sơn hay cõng lúa Trà Mi đều là "việc chuyên môn" cả. Nghĩ thế nhưng không nói ra, vì tôi được chọn vào miền Nam để làm giáo viên chứ đâu phải để viết văn.
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #4 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2009, 11:14:06 pm »

Tôi buộc võng dưới mái nhà, ngủ như hòn đá sau ngày gặp gỡ đầu tiên giàu xúc động. Sáng hôm sau dậy mới biết mình vô ý, không chuẩn bị sẵn đồ cõng lúa, phải dùng tạm một gùi to có quai vỏ cây rất cứng và nhám, lâu nay chỉ để chứa bắp khô. Chỉ 4 ang lúa cõng đi một buổi mà trầy vai đỏ hỏn, bị tụt lại sau, lạc đường mất thêm một tiếng nữa.

Về muộn, ăn phần bắp luộc bữa trưa một mình, tôi lại hớ hênh lần nữa khi hỏi chị nuôi xin tí muối. Cô Hương lặng lẽ đưa. Chiều ấy tôi mới biết muối còn quá ít bữa trưa phải ăn lạt, sáng và tối chỉ nêm một tí vào nồi canh không đủ mặn. Tôi trút mấy lạng muối tinh còn lại trong ba-lô, giao nhà bếp cả. Anh em nhấm mỗi người một dúm chất mặn miền Bắc, mắt cứ sáng lên.

Không kể trường Đảng đóng riêng bên kia sông, lúc này cơ quan Ban tuyên huấn gồm tất cả 21 người, phần lớn bị "thất nghiệp chuyên môn". Thường xuyên hành nghề chỉ có anh Phương, anh A Xơơp và nhóm Giải phóng xã.

Ban đêm chỉ thắp hai hoặc ba ngọn đèn nhỏ xíu dành cho các đồng chí ấy làm việc vài tiếng, dầu lửa quá ít.

Tôi mau chóng làm quen với anh em trong những buổi cõng lúa, lợp nhà, đan nong. Vừa làm, vừa tán, quên mệt và dễ cởi mở. Rộng thì giờ nhất là các buổi tối không đèn. Nhà lúa lợp xong, tôi định cư luôn tại đấy, khá rét vì chưa có phên che, nhưng tha hồ chuyện gẫu mà không làm phiền các "chuyên gia". Chúng tôi đốt lửa, buộc võng chung quanh, hong khô áo quần lao động, thỉnh thoảng lại chép miệng thèm một củ sắn để nướng và nhấm nháp với chè rừng hay ngấy hương. Sắn và khoai còn non, lệnh trên cấm ăn phí phạm.

Nhóm chiếu phim của Hiền, Kỷ, Tùng đang chờ tất cả: máy nổ, máy chiếu, phim. Nhóm nhà in của Sơn, Nam thiếu giấy và con chữ, mua được máy rô-nê-ô ở đồng bằng lên lại chưa xoay ra mực. Cậu Vân cán bộ giáo dục tự gọi đùa là "thầy giáo mất dạy". Nay thêm tôi và cậu Phương dạy toán nữa cũng sẽ "mất dạy" nốt, học trò bận đánh Mỹ và làm rẫy cả. Đang đi vắng còn Hiền Minh biên đạo múa và cậu Len chơi vi-ô-lông, đều đang chờ có đàn và có diễn viên múa.

Anh chị em từ đồng bằng lên thường là cơ sở cách mạng bị lộ. Thư và Việt hai giáo viên trẻ, đang học nghề thông tấn xã. Anh Thạch lớn tuổi yên tâm làm "chuyên gia rẫy", cô Hương lo chỉ huy khói lửa, cháu Đạm làm liên lạc cơ quan. Trang bị của họ là những thứ tự sắm mang theo và được phát trên núi, khác với anh em miền Bắc vào: tấm đồ (1) của đồng bào Thượng để đắp, võng gai hoặc vải bố, bà ba bằng lụa Mỹ Á đen giống xa tanh, bọc đeo lung bằng bao bột mì viện trợ Mỹ nhuộm xám bằng ruột pin.

Trong những câu chuyện ly kỳ hay quấy tếu thường chen nhiều thắc mắc giống nhau về tình trạng thất nghiệp chuyên môn. Hoàn toàn không ai phàn nàn về các cấp lãnh đạo ở chiến trường, các đồng chí ấy vất vả ra sao anh em đều biết rõ. Chỉ bực dọc với một số cán bộ phụ trách ngoài Bắc đã tuyên bố dứt khoát "Trong ấy mọi thứ sẵn sàng cả rồi, các đồng chí chỉ vào là lập tức bắt tay vào phục vụ theo ngành nghề...". Tôi cũng được nghe những câu na ná như thế trước khi đi. Vì sao họ nói vậy? Vì xa cách không rõ tình hình, vì tưởng đã ký phiếu xuất kho thì ắt là miền Nam nhận đủ, hay vì quen động viên theo kiểu "tán cho thật bốc"? Một bài học cho người viết văn: phải hiểu sâu thực tế và nói đúng thực tế, nếu muốn tác phẩm của mình thoát kiếp phù du...

Tuy vậy, tất cả chúng tôi đều hưởng niềm vui lớn đã bao năm khao khát, là được trực tiếp phục vụ tại miền Nam, làm "một việc gì đó" để góp sức giải phóng quê hương, thoát khỏi nỗi đau khắc khoải "ngày Bắc đêm Nam". Anh em "bể cơ sở", thường được gọi chung là "anh em trung châu", lên đây rất khoái không khí tự do vẫy vùng. Vì thế, tất cả cơ quan từ tóc đen đến tóc trắng đều vui đùa ồn ào như nhau, đều lao động quần quật từ mờ sáng đến tối mịt.
------------------------------------------------------
(1) Loại chăn, mền do đồng bào Thượng tự dệt, thường nhuộm chàm và có trang trí.
---------------------------
Trong mùa mưa dầm này, muối và thuốc men bị tắc nghẽn trên các đường dây từ đồng bằng lên và từ miền Bắc vào, thức ăn rất thiếu, anh em xuống sức nhiều, chỉ cần một lần cõng nặng quá sức hay lội suối lũ bị lạnh là ký sinh trùng sốt rét nổi dậy quật nhào luôn. Lên cơn thật sự mới chịu nằm, ngớt cơn lại dậy, lò dò kiếm việc gì đấy "làm cho mau khỏe, làm để lướt cơn". Tôi cũng lao theo cái đà luôn chân luôn tay ấy, lại cố giữ thật đúng chế độ phòng sốt rét của lính chủ lực: nằm màn, uống thuốc phòng, mặc áo quần dài, hun khói xua muỗi. Tôi ghi sổ tay một quyết tâm lớn: "ít nhất một năm không sốt rét!". Tiếc thay, chỉ một tháng sau tôi đã phải trả nợ chiến trùơng!
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #5 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2009, 11:18:00 pm »

Trích dịch nhật ký 12-9-61

Nghỉ buổi sáng, mệt mỏi toàn thân. Chiều sẽ đi nạo cỏ rẫy sắn cách nhà 20 phút. Phuợng đi cắt tranh về tốt. Cậu có vẻ buồn khi thấy nhiều ngùơi "thất nghiệp", lo sẽ không có việc chuyên môn cho trình độ đại học tổng hợp toán. Một đồng chí an ủi: ở miền Nam thế là thùơng. Ngay cả ở cấp cơ sở cũng vậy, lắm nguời đợi 6 tháng chưa đuợc phân công.

Mọi nguời đều có nuớc da xanh luớt, đi ra chỗ nắng thì mệt nhanh. Ở đây mặt trời hiếm hoi, khi tạnh mưa ánh nắng cũng không xuyên đưọc tới mặt đất tuy những bụi cây duới rừng đã phát sạch, chỉ để lại cây cao làm rèm che mắt máy bay.

Hai máy bay quần đảo lâu trên các đỉnh núi. Chúng tôi theo dõi qua vòm lá. Trời mù vẫn cấm đốt khói, đúng.

Sương mù trên núi xôm xốp, màu trắng như bông, buổi sáng đọng từng mảng lớn lâu tan, sau trận mưa thì bốc lên như núi nhả khói thuốc, khác với khói củi dày đặc hơn và bốc thành dải có ánh xanh lam. Bom nổ rền rền. Một cuộc chiến tranh tổng lực tàn bạo chống nhân dân. Bọn phi công đang cắt bom đằng kia, xối đạn xuống các làng, chúng đang nghĩ gì? Tôi có thể hình dung một tên Pháp, khó tưởng tuợng được một ngừơi Việt đang lái chiếc khu trục Mỹ ấy.

Hôm qua đọc báo Cờ Giải phóng của Quảng Ngãi. Bọn ác ôn thích thú ăn thịt người, uống rượu pha máu người chỉ bỏ lại đầu, bàn tay, bàn chân. Động cơ gì thúc đẩy chúng làm như vậy?

Các đồng chí nói về tâm lý một số thanh niên miền Nam:
- Huy: mình có đứa em trai sắp đến tuổi quân dịch; nếu nó ở miền Bắc có thể thành một phi công tốt của ta.
- Sơn: đôi đứa không hiểu gì cả, nói yêu Cách mạng mà ghét bọn Việt Cộng giết người cuớp của. Có cậu thoát ly lên căn cứ, vừa cứa con vắt vừa nói: "Giết Việt Cộng! Giết Việt Cộng!". Nghe một cán bộ lãnh đạo nói chuyện, họ nói với nhau: "Ở dưới kia, bắt được ông này lãnh thuởng hai chục ngàn đây!".
- Việt: thằng Toản ở xã Nguyễn Chỉ (Tam Kỳ, Quảng Nam), khi ta tập kết còn là thanh niên tốt, nhận rải truyền đơn, đào hầm nuôi cán bộ. Bị bắt học tố cộng mấy đợt nó mất tinh thần. Sau ăn tiền của địch thành chỉ điểm, rồi lên cảnh sát phó ác ôn.
(Khiếp sợ và tham lam, đòn tra tấn và túi tiền dễ làm hư tuổi trẻ ít hiểu biết).

(...) Tin chiến thắng Kon Tum (Đak Hà): Quận truởng quận Tu-mơ-rông thoát khỏi đồn. Gặp số anh em ta mặc đồ lính Bảo an, nó ra đường gọi mày tao, ta thộp cổ. Nó ranh, nói còn ngùơi trong rừng nữa để nó vào gọi, ta kèm nó đi tìm không có. Khai là bếp. Sau biết là Nguyễn Hồng Anh, trung úy, 44 tuổi, quê ở Yên Thành (Nghệ An), truớc làm thầy dòng 4 năm, đến 1950 nhảy về thành phố làm đại đội truởng Bảo chính đoàn, có ba mề-đay. Lương 11.500 đồng, ăn hối lộ nhiều, khủng bố ác, ban đầu nhân dân nghe nói không bắt đuợc quận truởng đều lo lắng.

Lính rất nghèo khổ. Lều tranh, hai ba đứa ngủ chung một tấm liếp trải trên mặt đất bẩn, mỗi đứa một soong tròn nấu ăn riêng, bếp vô số. Ở Pô-cô có một trung đội Bảo an nghèo rách mướp. Lính thườngg kháo nhau: V.C sắm đồ cho cán bộ của họ sang hơn cụ Ngô, áo quần, đồng hồ, súng lục đều loại tốt cả, cố bắt mà lấy.

(...) Báo Diệm đăng một bài tường thuật dài: ngày 20-7-1961 dân quân khởi nghĩa ở Hà Nội, rải truyền đơn và treo biểu ngữ chống cộng suốt ba ngày rất rầm rộ. Các khẩu hiệu "căm thù đế quốc" đều đưọc viết thêm hai chữ "cộng sản" vào cuối (!!!).

13-9-61
Lại cõng lúa. Đồng bào Thượng tản ra dọc các đùơng mòn "Làng tui bị tàu bay ngó thấy rồi, coi như cháy rồi, các anh lấy hết lúa cách mạng gởi trong làng đi mau mau!". Anh em nói đấy là làng Mang Mông, ủng hộ cách mạng rất tốt. Tất cả sức ngùơi đổ ra cõng lúa và làm chỗ chứa lúa. Đêm cũng còn việc: giã bắp, bửa sấy củi, giữ rẫy phòng heo rừng phá.

14-9-61
Cõng lúa nữa. Đêm giã bắp, hai cánh tay mỏi nhũn vì mất thói quen. Anh Phương thủ trưởng cơ quan về, nhỏ nhắn, giản dị. Nghe tôi trình bày nguyện vọng sáng tác anh đồng ý, ở đây đang thiếu ngừơi viết văn. Thật hạnh phúc nếu tôi có thể làm việc theo ngành nghề. Ái và Việt cũng thích sáng tác.

Tôi đề nghị ba bước làm việc:
- Một thời gian ngắn để nghiên cứu tình hình và nhiệm vụ.
- Một năm đi thực tế: đi các cơ sở miền núi trong ba tháng, theo các đơn vị chiến đấu vài tháng, đi các cơ sở đồng bằng nửa năm trở lên (là trọng tâm). Sẽ viết nhanh một số phóng sự, bút ký ngắn, trong khi chuẩn bị viết truyện.
- Sau đó, viết một truyện trong ba tháng.

Anh Phương hứa sẽ báo cáo để trên xét.

15-9-61
Gửi thư ra Hà Nội. Viết như một người bạn trong Nam, hỏi thăm Khâm đang ở miền Bắc. Thư phải làm hai phong bì, bì ngoài chỉ đề gửi Cậu Cả, bì trong đề địa chỉ cụ thể.

Sau một cơn mưa ngắn đã tạnh, chợt nghe tiếng ầm ù ngoài xa như mưa lớn đổ xuống rừng, hay như một ô-tô rồ máy leo dốc. Trong đêm, tiếng ầm ù đến gần: suối dâng lên rất nhanh, một làn nuớc đục cuộn xoáy.

Hai vụ mất cắp liên tiếp. Rẫy sắn bị nhổ mất 150 bụi còn non, mới 8 tháng. Có chỗ nguời ta còn moi đất lấy củ to, lấp lại cho mất dấu, để cây đứng nguyên. Bá gắt ầm, đề nghị bố trí người gác cả ban ngày. Rẫy sắn K40 lớn, gần 5000 bụi. Tranh cũng bị mất: tất cả số tranh đã cắt, phơi, bó xong bị lấy sạch. Ở đây tranh rất hiếm, phải cắt chật vật từng nắm.

Trái lại, trong làng Thượng đồng bào bị nạn đói, trẻ em nhìn chúng tôi ăn cơm với với vẻ thèm thuồng buốt ruột nhưng lúa gửi dân làng giữ hoàn toàn không bị động chạm đến (gần một tấn).

16-9-61
Sau khi 4 chiếc khu trục ném bom và bắn phá các làng gần cơ quan, đồng bào Mang Mông đang hoảng hốt.

Đến 9 giờ 30 tối mới về làng. Nhiều đuốc. Những tiếng hú gọi ngùơi đi chậm. Heo gà kêu rầm rĩ khi bị bắt đem ra chòi rẫy. Một ngừơi nói: chắc chết rồi, nhà coi như cháy rồi. Ba bốn ngùơi chạy xa, đến ba ngày sau vẫn chưa thấy về. Đây là lần đầu kể từ đời xưa họ nếm mùi bom đạn, và bom đạn lại dày đặc đến nỗi chết 18 con gà, mấy con heo. Chúng tôi đi cõng lúa càng gấp rút.
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #6 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2009, 11:19:15 pm »

Đời sống rùng núi có những nghề riêng của nó. Phải ra sức học nghề mới làm đuợc việc, và có đuợc việc mới khỏi biến thành một nhân vật bỏ thương vuơng tội trong tập thể. Bị chê nhiều nhất là anh lùơi, thứ nhì là anh đoảng, dù về mặt khác anh tài giỏi đến mấy cũng cứ mất cảm tình. Hồi đánh Pháp tôi đã học phát rẫy, làm nhà, kiếm ăn trong rừng, bây giờ không đến nỗi bị liệt vào loại lười hay đoảng. Vậy mà qua 7 năm sống xa địch hậu, tôi mất thói quen khá nhiều.

Chưa đến mùa suốt lúa rẫy sẽ rất căng thẳng, chỉ mới lo việc ăn ở hàng ngày thôi, tôi đã thấy mình vụng dại hẳn đi so với năm xưa.

Tôi đi cắt tranh lợp kho thóc với cháu Đạm. Cháu mới 14 tuổi, con trai một cán bộ ở Tiên Phước (Quảng Nam) đã đưa cả gia đình lên căn cứ, 5 ngùơi chia ở 5 nơi. Cháu cao dong dỏng, má phính, nói dè dặt, thỉnh thoảng buông một câu nhận xét lõi đời giống như các em quen sống trong tập thể ngừơi lớn. Rất lanh lợi, đi núi nhanh hơn tôi. Tranh mọc thưa thớt từng mảng nhỏ, ban đầu chúng tôi cắt xa nhau, sau tôi đến nhìn cháu mới nhớ là phải dùng liềm chải tranh cho sạch. Khi bó tranh tôi siết chậm và vụng. Đạm phải giúp. Dần dà thân nhau, cháu kể nhiều kinh nghiệm ở rừng rất mới lạ đối với tôi.

Cháu học lớp ba, nay ít tự học. Tôi khuyên nhủ cháu cố học hành, cảm thấy nhẹ nguòi đôi chút sau phút ngượng ngùng vì thua kém một đứa trẻ.

Dù lúa bắp có sẵn rồi, làm ra bữa ăn vẫn không dễ.

Ở Lào, nhân dân và bộ đội đều trút thẳng lúa vào cối giã bằng chày. Đây đóng đuợc cối xay, nhẹ công hơn.

Xay lúa ít mệt, đến lúc giã gạo mới gặp thử thách đáng kể. Sau một ngày gùi cõng cật lực, chúng tôi thức đêm giã gạo bằng chày tay trong cối gỗ, hai cánh tay mỏi liệt rất nhanh, hai bàn tay phồng dộp như bỏng lửa, hai chân xuống máu tê dại đi. Lại còn phải giã bắp hột khô cho bong lớp mày cúng bọc ngoài trước khi hầm nhừ, nhai vào bữa trưa không muối và ghế vào cơm sáng cơm chiều.

Hai nguời xay giã cho 21 nguời đủ ăn, phải đến khuya mới xong và mệt chẳng vừa.

Còn phải nấu mới ăn được, tất nhiên. Cô Hương một mình xoay xở, đêm nấu ăn, ngày phơi thóc, nuôi heo, kiếm rau các rẫy cũ, tất bật không ngớt. Một lần cô bị ốm, Việt với tôi nấu thay.

Năm giờ chiều trở đi, khi mặt trời khuất núi và thung lũng chúng tôi ở đã biến thành dòng sông sương khói trắng xóa, mới được phép nổi lửa. Soong nồi thiếu mà phải nấu cơm ghế bắp cho cả cơ quan, cơm không ghế cho người ăn kiêng, cháo cho nguời ốm, canh sắn tươi thái mỏng hoặc rau lang luộc, nước chè rừng hoặc ngấy hương, tất cả đều làm thật gấp để anh em kịp ăn một bữa nóng không đèn truớc khi trời tối sẫm. Sau đó chúng tôi hầm hai nồi bắp to, nấu nhiều nồi nước trút ra thùng chứa, chẻ củi và xếp sấy khô trên giàn bếp, đến 9 giờ rữơi mới tạm xong. Sáng hôm sau lo dậy lúc 3 giờ, nấu một bữa ăn nóng y như chiều hôm qua, cộng thêm nước uống đủ cho một ngày lao động và nồi rau cám cho heo nữa. Đúng 7 giờ sáng, dù chưa xong cũng phải tắt lửa và nhận những lời chế giễu của anh em! Chúng tôi lần lượt nếm mùi lóng ngóng trong bếp, và nhẹ nguời hẳn khi cô Hương đỡ ốm, sáng sáng lại cất tiếng gọi bầy heo thả ăn rong như cũ: "óóók... ók, ók, ók...". Cũng một tiếng gọi cho ăn ấy, tôi gọi chúng nó lại không đến, rầy rà thế! Đêm khác, tôi đi giữ rẫy với cậu Bá.

Ban kinh tế nghiêm cấm ăn bắp non, nhưng cơ quan cho phép linh động đỡ đói, ai đến rẫy mà kiểm soát đuợc.

Chúng tôi bẻ bắp nướng trên nền đất duới chòi rẫy, rồi leo lên sạp cao nằm nhai. Bá vào năm ngoái, nghề đánh máy, kể dài dài bằng giọng Bình Định.

Dạo 1959-1960 cơ quan Ban tuyên huấn chỉ có 4-5 người, hàng tháng được cấp mỗi nguời 400 đồng ngụy (một ki-lô gạo độ 5 đồng ngụy), ăn rất khá. Thuốc men cũng sẵn, viên pô-ly-vi-ta-min phát từng nắm. Dần dần tụt xuống mỗi tháng 50 đồng với mỗi năm một bộ áo quần.

bắt đầu làm rẫy tự túc. Đến nay hoàn toàn không phát tiền, gạo ăn còn được một lon ruỡi (lon gạt) với một lon bắp ghế. Sắp tới có lẽ các cơ quan đều tay làm hàm nhai thôi, chỉ còn bộ đội được cấp lương thực vì bận đánh giặc.

Muối một tháng hai lon, sắp xuống một lon rưỡi, chế độ là vậy nhưng muối đồng bằng không lên được, lũ lụt thế này chắc phải ăn lạt lâu. Đảng viên cần chuẩn bị để nộp đảng phí 6 tháng một lần bằng một con gà hoặc một ang lúa tự làm. Anh em đều đổi gà con ngoài làng về nuôi sẵn.

Chạy ăn khó hơn trước, nhưng việc ở dễ dàng hơn.

Dạo truớc ở ngay Liên khu bộ trên núi du di(1) cũng cấm nói to, gặp con cọp rình hay voi chặn đùơng không được nổ súng. Tề điệp và biệt kích sục gần cơ quan. Nay vùng giải phóng mở rộng, ta làm lán trại đàng hoàng hơn, máy bay tăng nhiều nhưng chưa đánh trúng lần nào. Mới đầu
--------------------------
(1) Núi cao thăm thẳm.
--------------------------
năm 61 này, sau khi ta diệt và bức rút một loạt đồn vùng núi, anh em cao hứng làm luôn một trạm thủy điện tí hon, đủ thắp đèn nê-ông ban đêm trông rất sướng mắt, nay phải tháo dỡ vì dễ lộ.

Nói chuyện một lát, chúng tôi lại đột ngột nổi lên hú, hét, đánh mõ, gõ thùng dồn dập đuổi heo rừmg. Rẫy sắn lâu năm bị heo ăn còn đỡ hại, củ to chúng ăn mau đầy bụng. Rẫy non chúng ăn lâu no, cứ ủi phá lung tung như cho bõ ghét.

Tính trung bình theo tổng số giờ công trong cơ quan, khoảng 2/3 đến 3/4 thời gian lao động của chúng tôi được dành cho sự tồn tại. Có những tháng nhàn hơn, cũng có những thời vụ phải dồn trăm phần trăm sức ngùơi vào sản xuất.
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #7 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2009, 11:20:49 pm »

Mưa, mưa mãi.

Hửng nắng một lúc, chúng tôi trải mấy tấm cót ra phơi thóc ở chỗ trống, ngồi canh chừng máy bay, lại hối hả xốc các góc cót cho thóc dồn vào giữa, phủ tấm nhựa lên, khiêng chạy vào nhà trong khi những giọt nặng bắt đầu quất xuống lộp bộp. Thóc không khô, khi xay giã thì heo gà được nhờ, con người chỉ ăn tấm đỡ đói.

Chỉ cần nửa giờ sau, con suối xuyên ngang khu nhà vừa xuống thấp và trong xanh được một buổi lại ùng ục dâng cao, nuớc đặc lại, vàng ênh màu đất lở, cuốn những thứ không bao gìơ hết rụng là cành gãy và lá tươi lá khô. Mưa to thêm một giờ nữa, những thân cây đổ phóng như tên lửa theo con sông bùn mới thành hình thúc vào cây cầu chúng tôi bắc lại nhiều lần, rủ nó theo về biển Đông có cho bạn, để "nhà chuyên môn" biến thành hòn đảo. Đến bữa cơm, các "chuyên gia" lại phải đi vòng xa mới tìm được chỗ vượt sông về nhà bếp. Nhiều mũi lao dài nhọn hoắt từ các bẫy thò của đồng bào gài đâu trên cao bị nước xói lâu cũng tuột trôi xuống. Cho đến những cây rào cắm chung quanh các hố tránh máy bay của chúng tôi nhằm tránh bị sụp khi đi đêm, đều đổ nghiêng đổ ngửa. Máng nước bằng tre ngã xiêu vẹo, mạch nước nhỏ xíu trên suờn núi hóa ra cái thác bùn, các lối đi quanh nhà thành dòng chảy xiết.

Ngùơi dồn cả vào các nhà, làm nhữug việc ít cần ánh sáng. Heo gà cũng chạy theo người. Bầy gà tìm chỗ đất bột khô duới sạp, cào bới, xù lông quẫy cho bụi xốc mù lên để tắm bụi. Lũ heo thả rông rất hôi thường chui ngủ gần ngừơi, đuổi không ra, bỏ cả than lửa vào chỗ chúng núp cũng chỉ xua đuợc một lát. Cơ quan quyết định tẩm bổ cho heo theo kiểu rừng núi, sẽ làm rào và chuồng quây chúng lại, đặt nhà xí ngay trên chuồng heo, mỗi ngày chúng sẽ được thêm muơi cân chất đạm. Đành liều với bệnh giun sán vậy! Những buổi không đi làm ngoài được, chúng tôi họp chi bộ, tổ Đảng, cơ quan, học chính trị và sinh hoạt văn hóa. Nhặt góp khắp nơi được những viên pin hết điện, chúng tôi đem nướng, luộc, thêm nước muối vào, đem lắp nghe đài, luồng điện phập phù nên nghe nói và hát đều hổn hển, nhưng vẫn đuợc nghe đài là quý rồi. Tôi trình bày một buổi về Truyện kiều, mưa gõ mái nhà và suối réo rất ồn, đọc thơ Kiều mà quát to như gọi loa địch vận, nhưng anh em vẫn thích và bàn làm thêm một buổi nữa. Mỗi lần kiểm điểm lại một lần sốt ruột. Công việc dồn như núi mà số ngừơi ốm cứ tăng mãi. Anh Thạch "chủ tịch nông trường" làm quá sức, nằm liệt. Cậu Vân đi họp bàn về giáo dục, về trùm chăn ngồi run. Cậu Tùng rất to khỏe, vừa bổ rìu vào một thân cây bỗng nghe lạnh buốt dọc sống lưng "như hồn cây nó bắt". Ăn lạt và sốt rét lâu, anh em đều bị da xanh, mắt vàng, leo một đoạn dốc ngắn đã thở hổn hển và run đầu gối. Xong buổi làm thấy đói cồn cào, nhưng phải gắng gượng mới ăn đuợc một ít bắp hầm không muối và uống nuớc lá lạnh ngắt.

Chúng tôi cố xoay xở kiếm muối và thức ăn.

Từng cặp ra đi, vượt sông lụt suối lũ bằng tấm nhựa nhồi lá làm phao, năn nỉ vay muối các cơ quan bạn. Ban binh vận đóng gần, cô Huơng được cử đi "binh vận lính binh vận", được đâu nửa lon muối. Từng người trút áo quần ra các làng tìm đổi heo, gà, chó, nhưng trong kỳ giáp hạt này đồng bào chỉ muốn đổi lấy gạo muối thôi.

Theo lệ "đi không về có", ai đi công tác đâu cũng cố mang về một chút gì đấy: một đùi thịt chó, ít cá khô, vài nải chuối già nấu canh.

Vùng này đồng bào Thuợng đặt nhiều bẫy thò (l) hố chông, vừa chống địch càn vừa chống thú rừng. Mưa kéo dài, heo rừng và nai mang bị đói cứ xông liều vào rẫy, trúng bẫy chết thối ra đấy, người ngại mưa không đi thăm đều đặn cũng bỏ mất một con thú quý. Một đồng chí co quan bạn đi săn bị một mũi thò phóng ra, may chỉ trúng đùi. Tôi xung phong xách các-bin đi kiếm thịt rừng, bị
------------------------------------
(1) Bẫy thò: bẫy phóng lao.
------------------------------------
cấm. Đành phải soạn lưỡi câu và dây cước mang từ Hà Nội vào, kiên nhẫn trùm nhựa đi câu sông suối. Lúc chạng vạng thường câu được khá, cũng là lúc muỗi bầy đốt đến sưng người. Tôi lý sự với mình: muỗi mang ký sinh trùng sốt rét từ người này sang người khác, vậy nếu đi câu chỗ thật xa vắng thì chỉ bị hút máu chứ không lây sốt rét.

Có hôm được tới nửa cân cá loại nhỏ, nấu canh và cháo cho nguời ốm.

Hai cậu Thư và Việt, dân vùng biển, không thèm câu cò con như tôi. Lâu nay họ xe sợi gai, vá xong cái lưới gai rách, nhuộm lại bằng thứ huyết heo để cho thối đúng 20 ngày. Đống lưới treo trong nhà lúa gần đầu võng tôi nằm, bốc mùi khủng khiếp.

- Rán chịu thối mới có cá ăn. Nước rút là đánh được ngay!
- Bao giờ mới rút?
- Chắc phải hết mùa mưa...
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #8 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2009, 11:22:03 pm »

Một đồng chí xem lịch, phát hiện ra Tết trung thu là ngày 24-9-61. Phải kiếm gì làm quà cho cháu Đạm chứ! Cậu Nam đi đào khoai, chưa có củ. Tôi câu, gặp vận đen không được gì. Cơ quan họp quanh đống lửa, kỷ niệm ngày Nam Bộ kháng chiến 23-9 và mừng cháu Đạm trước trung thu một hôm. Anh Phương cho xài sang thắp đèn thêm một lát, các chú Nam, Hà, Bốn Gương kể chuyện thiếu nhi miền Bắc, biếu cháu một khăn tay mới, thế là vui vẻ cả.

Đài Tiếng nói Việt Nam báo tin bão khẩn cấp cho đồng bào phía nam vĩ tuyến 17, nhắc đi nhắc lại cuối mỗi bản tin. Mở đài Sài Gòn chỉ nghe cái giọng chua đanh của ả nào đó đọc tin "diệt trừ cộng phỉ" hết tỉnh này đến tỉnh khác, đáng lẽ chúng nó phải mị dân một tí cho dễ nghe chứ! Bão vào gần bờ biển, Hà Nội không còn theo dõi sát nút được nữa, chỉ hướng dẫn chống bão liên tiếp. Sáng 24-9, đúng trung thu, bão đến vùng tây Trà Mi thật.

Trong mưa dữ dội bỗng nổi lên một thứ gió lạ, âm ấm như gió nóng từ bếp lùa ra, nhung chúng tôi đi xem không thấy chỗ nào có lửa. Gió mỗi lúc một mạnh, ào qua từng luồng tách rời nhau như một chuỗi máy bay nối đuôi. Cây vật vã quằn quại, được dây leo níu chằng thành cụm nên khó trốc gốc. Chúng tôi chống cột nhà, neo dây rừng khá chắc, gió đổi chiều vẫn không bị sập nhà tốc mái. Gió ấm từ đồng bằng lên dường như mang theo không khí nóng bỏng của quê nhà duới kia, dù là gió bão vẫn gợi cho chúng tôi rất nhiều nhớ thương.

Ngót bão tôi đi câu, được một xâu cá rất đáng kể, đặc biệt là lần đầu được cá to trong con suối nhỏ. Không hiểu sao giống cua cũng hiện ra nhiều, kẹp đứt luôn hai luỡi câu tốt nhất. Tôi tự gọt được lưỡi câu, không ngại.

Xách cá về được nghe thông báo: cơn bão trong mùa lúa đang chín này không mạnh lắm nhưng làm lúa rụng nhiều rất tai hại. Càng phải chuẩn bị gấp hơn để ngớt mưa là suốt lúa ngay. Chúng tôi đốt lửa, giao nguời mệt yếu soi đóm bằng tre nứa khô, đan tre và cót đến khuya.

Chung quanh đống lửa luôn luôn có nguời đổi chỗ: những gốc củi to vác về đều ẩm ướt, không bửa và sấy được, gió thổi tạt hết hướng này đến hướng khác, xua nguời chạy tránh né trong căn nhà không phên. Việc túi bụi đấy, nhưng câu chuyện vẫn xoay quanh cô Liễu nào đó rất thích bắt tay con trai, mỗi ngày gặp mười lần là chìa tay ra bắt đủ một chục, nắm chắc và kéo dài. Nhà lúa đầy gió lùa, khói mù, mùi luới thối, heo gà phá quấy, vẫn cuốn hút anh em ở nhà chuyên môn và nhà thông tấn chạy xuống vừa làm vừa tán phét. Cô Hương cũng rời giang sơn riêng một cõi là chốn hỏa dầu vụ (theo tên gọi chính thức của quân ngụy), sà tới góp chuyện và cùơi rung mái nhà, cho đến lúc bí thư chi bộ Hiền nói tỉnh bơ "Bây giờ đề nghị đồng chí Huơng đi vắng mười lăm phút để hội nghị nghe một chuyện tiếu lâm cao cấp!".
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #9 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2009, 11:23:33 pm »

Trời hửng.

Chúng tôi mang vác mọi thứ lỉnh kỉnh, đi suốt lúa.

Rẫy lúa là nơi dễ lộ nhất nên phải làm xa các cơ quan, cách chỗ chúng tôi ở độ 5 tiếng, bên kia sông Tranh.

Chúng tôi sẽ ở lại đấy đến khi suốt lúa xong, phơi khô và cõng về kho nhà. Gần cơ quan chỉ phát rẫy nhỏ trồng sắn, bắp, khoai, rau, cũng đủ để cung cấp luôn củi khô cho nhà bếp.

Mỗi chúng tôi đeo một cái teo rộng miệng trước bụng, dùng ngón cái và ngón trỏ tuốt tùng bông lúa cho hạt tóe vào teo. Anh em "lão nông trí rẫy" tuốt vèo vèo bằng hai tay mà không để sót bông nào, còn đồng bào Thượng tuốt bằng cả 8 kẽ ngón trên hai bàn tay! Lúa rẫy chín rất dễ rụng, không cắt bằng liềm hái được.

Bắt đầu suốt chỗ ven rừng trước cho lũ khỉ đỡ phá. Chúng nó tinh ma đến nỗi đàn bà con gái ra đuổi không thèm chạy, chỉ khẹc khẹc rung cành trêu tức, nhác thấy đàn ông kẹp súng đi đằng xa đã gọi nhau chạy như bão trên rừmg. Sáng ra lúa ướót đẫm sương, rất nhiều vắt và bọ mắt công kích nhiều tầng, nắng lên mới giảm dần.

Bông lúa suởi nắng cũng khô giòn dễ suốt hơn. Bỏ lại những bông còn xanh, sau ít lâu sẽ đi mót.

Buổi đầu, tay tôi chưa đau mấy, nhưng da hai ngón cái và trỏ đã mỏng đi rõ rệt. Đỡ đau lưng hơn gặt lúa ruộng bằng liềm hái, nhưng sẽ đau tay đấy. Mỗi khi cái teo gần đầy, chúng tôi trút sang một gùi tre to, lát sau cõng về phơi. Cõng nặng đi xuống sườn dốc khá vất vả vì cây lúa mất bông vẫn đúng nguyên, che kín đá lồi lõm, gốc nhọn, dây gai bò trong cỏ. Tôi cố giữ không bị xóc gốc cây hay trượt đá trẹo chân, lại bị gai rạch ngang đùi nhiều lần, những cành cây cháy thành than quệt nhọ khắp ngừơi.

Bao ngày chờ nắng, hôm nay cái nắng tháng tám âm lịch đốt cháy lưng và gáy. "Nắng tháng tám nám trái buởi", đẫm hơi nưóc bốc lên oi nồng. Mồ hôi mặt bốc lên mờ kính cận, tôi phải lau luôn, mà gỡ kính bỏ túi thì dễ bỏ sót những bông lúa mọc thấp, nấp kín! Máy bay qua nhiều. Chúng tôi ngồi thụp xuống, kéo vài bụi lúa che lưng, gặp chỗ lúa thưa quá phải chặt những cây lụp bụp rậm lá vác theo để che thân khi cần.

Không có giờ nghỉ, núp máy bay là nghỉ đủ rồi. Khát nước thì mỗi lần cõng lúa về chòi rẫy lại uống. Ăn trưa xong chỉ ngồi một lát cho tiêu cơm, tàn điếu thuốc là ra rẫy luôn. "Thêm muời lăm phút để rút ngắn đau khổ của miền Nam!", Chúng tôi nói câu ấy rất tự nhiên như bàn chuyện lúa khoai, không ai định động viên ai. Mười lăm phút ấy thường kéo dài ra nửa giờ, một giờ, vì buổi chiều dễ gặp mưa dông phải nghỉ sớm.
Xế chiều, đang nắng chói chang bỗng thấy bầu trời mờ đục dần, một lớp khói tim tím từ dưới tỏa lên phủ các hòn núi xa khiến cho chúng nhích lại gần và sầm mặt tỏ vẻ hăm dọa. Sắp phải chạy rồi, liệu thu dọn là vừa. Một luồng gió mát rượi thổi ào tới, thế là chúng tôi sấp ngửa cõng gùi lúa tuôn về chòi rẫy để kịp khiêng những cót phơi thóc trên vạt đất san phẳng trước chòi.

Mưa xối xuống rất nhanh. Chúng tôi dồn đống lại trong chòi hẹp, lau mồ hôi, nhân màn mưa mà nấu thêm nước uống.

Mỗi chiều mưa như thế, tôi bắt để dành một mớ cào cào châu chấu, trùm nhựa ra bờ sông thả cần đúng thời cơ nước bắt đầu đục, thường được một xâu cá tàm tạm đủ nói khoác với anh em. Thư, Việt, Dung B vác lưới đi suốt đêm, sáng về lại chẳng được con nào? Tôi cố ý chọn chỗ suốt lúa bên cạnh "anh em trung châu", cà rà hỏi chuyện dưới kia. Anh Thạch gầy đen và mắt kèm nhèm hay kể chậm rải về sưu thuế, ruộng đất, tô tức mà anh hiểu khá sâu. Thư và Việt đã tham gia vụ kiện chia xã khá gay go nhằm tách riêng xã Kỳ Xuân ra khỏi cái ổ phản động ở xã Kỳ Hà bên cạnh. Dung B hay Dung nhỏ mới ngoài 20 tuổi, học sinh ở Bình Định hồi chống Pháp, đã cứu thoát hai cán bộ ta trước khi "nhảy núi", thích cho ra nhũng chuyện rất ly kỳ giật gân và cũng sẵn rất nhiều trò tếu.

Nghe trong khi làm việc, tôi chỉ ghi lại trong những giờ mưa to phải nghỉ việc. Buộc võng gần cái chòi quá chật và tối, tôi kê sổ tay trên đùi, viết dưới ánh sáng mờ đục xuyên qua tấm tăng nhựa màu xám nhạt. Từ trong chòi vẳng ra tiếng hát quấy của Dung: "Ta rờ mi, ta rờ mi xí, mi la mi ré mi la ta phá đồ mi, phá đồ mi...". Việt quảng cáo cho bài "Khúc nhạc ngày mùa" mai mốt sẽ sáng tác, quẹt vào vành nón lá thay búng ghi-ta, hát: "Xồm xồm xồm dê xồm. Xồm xồm xồm dê dê...". Cậu phụ trách rẫy cũng tên là Việt, Việt B, sau một lần sai lời hứa nào đó, được tặng một câu ca dao: "Nói lời phải giữ lấy lời đừng như lão Việt nói rồi lại quên". Cái chòi hẹp từng lúc muốn bay mái vì tiếng cười.

Qua ngày thứ hai, thứ ba, tôi đã phải bọc giẻ trên hai ngón tay suốt lúa. Giẻ trên ngón tay cái tuột đi ngay, đành chịu. Giẻ trên ngón trỏ rách nát sau vài giờ, đủ biết sức cọ xát của bông lúa chẳng phải vừa. Đứng lâu nhiều ngày, hai chân xuống máu gấp nhiều lần so với khi giã gạo, những vết xây xát và vắt cắn sưng tấy và làm mủ. Càng phơi nắng đổ mồ hôi càng thêm muối. Đang ngày mùa nhưng chúng tôi tự giác ăn đúng số gạo bắp như anh em ở lại cơ quan, thức ăn cũng không hơn gì, lùng kiếm mãi mới đổi được một miếng da heo rừng để nấu canh.

Chiều ngày thứ ba, chợt hai phát súng nổ dồn, tiếp tiếng rống của heo rùng bị thương vẳng tới. Kỷ cao và Nam cà lăm lập tức mang gùi và dao đi ngay. Dân tuyên huấn có khác, các cậu trịnh trọng bắt tay (1) chúc mùng và khen lấy khen để đồng chí lực lượng vừa bắn heo, sốt sắng "giúp xẻ thịt" trong khi người săn cao hứng kể mãi chiến công của mình. "Chúng tôi ở hai đơn vị khác nhau...", thế là được thêm phần thịt biếu thứ hai.
-------------------------------------------
(1) Lực lượng vũ trang nhân dân, tức là Quân giải phóng.
--------------------------------------------
Logged
Trang: 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM