Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:04:26 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những người Việt Nam mới  (Đọc 16795 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« vào lúc: 22 Tháng Năm, 2009, 11:55:38 pm »

Những người Việt Nam mới


Nhà xuất bản: Quân đội Nhân dân
Năm xuất bản: 2005
Số hoá: ptlinh, chiangshan, chienvit


LỜI NÓI ĐẦU

Năm 2005, kỷ niệm 60 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Báo Quân đội nhân dân sưu tầm, biên soạn các bài việt đã in trong các ấn phẩm của mình về những người bạn quốc tế đã tình nguyện đứng trong hàng ngũ Quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành và giữ thành quả cách mạng của nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu.
Tác giả Jacques Doyon (Pháp) gọi những người châu Âu đứng sang hàng ngũ Việt Minh là “Những người lính da trắng của Hồ Chí Minh”. Nhưng ngoài “những người lính da trắng" người Âu, còn có rất nhiều người da màu gia nhập quân đội ta, nên những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam Bộ, có nhiều người Đức, người Áo, người Hy Lạp, người Nhật, người An-giê-ri... chạy sang hàng ngũ ta và được gọi là chiến sĩ quốc tế "Chiến sĩ hòa bình"...
Ngay từ đầu Bác Hồ kính yêu đã đặt cho những người lính từ chiến tuyên bên kia đã chạy sang hàng ngũ Việt Minh, tình nguyện đứng trong đội ngũ lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam chiến đấu chống kẻ thù xâm lược cái tên chung là những người "Việt Nam mới”. Nay chúng tôi lấy tựa đề cuốn sách theo tên gọi đó.
“Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây”, cuốn sách như một lời cảm ơn chân thành những chiến sĩ quốc tế nói riêng và bạn bè quốc tên nói chung đã giúp đỡ quân và dân ta trong cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, vì độc lập và tự do của dân tộc Việt Nam.


NHÀ XUẤT BẢN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN

« Sửa lần cuối: 09 Tháng Hai, 2021, 01:31:55 pm gửi bởi ptlinh » Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #1 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2009, 12:00:54 am »

CHI BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN ĐÔNG DƯƠNG TRONG ĐƠN VỊ LÍNH PHÁP
NGUYỄN MẠNH


Chi bộ Đảng Cộng sản Đông Dương trong đơn vị lính Pháp! Chuyện lạ nhưng có thật này xảy ra từ cách đây hơn nửa thế kỷ. Từ chi bộ này, về sau phát triển thành công tác binh vận với sự tham gia của lính Pháp phản chiến. Còn thành viên của chi bộ, có người đã đi suốt cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm cùng nhân dân ta chống Pháp.
… Chi bộ có 3 người, mỗi người một quốc tịch: Éc-uya Boóc-sơ người Đức, có tên Việt Nam là Chiến Sĩ; Phrây người Áo, thường gọi là Hồ Chí Dân; Gốt-van, tức Hồ Chí Dậu, người Tiệp Khắc (cũ). Số phận khác nhau, nhưng họ đều có chung một cảnh ngộ. Cả ba đều bị phát xít Đức khủng bố, phải chạy sang Pháp, rồi sau bị ép buộc đi lính lê dương Pháp. Khoảng năm 1941, trong đội quân viễn chinh, họ đặt chân đến Việt Nam và được điều lên đóng ở Việt Trì. Chính tại đây, thông qua các cán bộ binh vận của ta, Chiến Sĩ - một trí thức người Đức có tư tưởng tiến bộ, bắt đầu liên lạc với Việt Minh. Lúc đó, công tác binh vận của ta do đồng chí Trường Chinh phụ trách. Khoảng năm 1943, khi nghe tin tổ chức của ta bắt liên lạc được với một trí thức người Đức, đồng chí Trường Chinh quyết định trực tiếp gặp để tìm hiểu. Theo sắp đặt trước, cuộc gặp diễn ra bí mật tại một địa điểm gần làng Vẽ phía bắc cầu Thăng Long hiện nay): Từ đó, Chiến Sĩ chính thức hoạt động cho ta. Về sau, chính đồng chí Trường Chinh đã giới thiệu Chiến Sĩ vào Đảng, rồi từ Chiến Sĩ phát triển thành chi bộ với sự tham gia của Hồ Chí Dân và Hồ Chí Dậu trong đơn vị linh Pháp đóng ở Việt Trì...
Ở Pháp, năm 1944, trong nước chính phủ Pê-tanh thực chất là chính phủ bù nhìn của Đức phát xít. Bên Anh, chính phủ lưu vong do tướng Đờ Gôn đứng đầu chủ trương cùng các nước Đồng minh chống phát xít ở Việt Nam, trong quân đội Pháp cũng chia thành hai lực lượng. Trong khi toàn quyền Pháp tại Việt Nam là Đờ Cu nhân nhượng Nhật, ký giấy cho Nhật đưa quân vào Việt Nam, thì phái Đờ Gôn lại chủ trương đánh Nhật, chống lại toàn quyền Đờ Cu Nhận thấy khả năng có thể hợp tác với phái Đờ Gôn để chống Nhật, ta chủ trương tiếp xúc với đại diện của phái này. Chi bộ của Chiến Sĩ được phân công làm nhiệm vụ chắp nối. Đồng chí Lưu Văn Lợi, nguyên Trưởng phòng địch vận kể lại: “Lợi dụng việc thường xuyên qua lại Hà Nội, Chiến Sĩ dần dần quen biết với nhóm sĩ quan Pháp thuộc phái Đờ Gôn rồi truyền đạt đề nghị của Việt Minh. Sau nhiều lần trao đổi, hai bên thỏa thuận sẽ gặp nhau tại Hà Nội vào khoảng cuối năm 1944, với sự tham dự của đại diện Đảng Cộng sản Đông Dương là các đồng chí Trường Chinh, Phan Hiền và Mười Hương. Lúc đó, Hà Nội đầy lính Nhật. Để bảo đảm tính bí mật và bất ngờ, cuộc gặp được tổ chức ngay tại số nhà 16 Trần Bình Trọng, là nơi ở của sĩ quan cao cấp Nhật. Tại cuộc gặp, đồng chí Trường Chinh đã đưa ra 3 đề nghị với phái Đờ Gôn: "Hợp tác cùng đánh Nhật; thả tù chính trị của ta; giảm bớt thu thóc cho Nhật để dân ta bớt đói".
Thỏa thuận còn chưa kết thúc thì ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp. Chiến Sĩ, Hồ Chí Dân và Hồ Chí Dậu bị bắt làm tù binh, bị đưa lên giam ở Hòa Bình. Rồi Cách mạng tháng Tám nổ ra, chính quyền về tay nhân dân ta, nhưng giặc Pháp lại lập tức quay lại chiếm Sài Gòn. Công tác tuyên truyền giải thích đường lối, chủ trương của Việt Minh trong binh lính Pháp và Pháp kiều trở nên rất quan trọng. Đúng thời điểm đó, Chiến Sĩ, Hồ Chí Dân, cùng một trí thức người Đức khác là Lê Đức Nhân từ trại giam tìm về tỏa soạn báo "Cờ giải phóng” của Đảng xin gặp đồng chí Trường Chinh. Nhận ra những người lính Pháp cũ đã quen biết, đồng chí Trường Chinh liền giữ lại rồi bố trí 3 người về tòa soạn tờ báo tiếng Pháp "La Republique" do ta mới phát hành. Lê Đức Nhân được phân công theo dõi mảng thời sự chính trị, quốc tế, còn Chiến Sĩ phụ trách các bài bình luận về quan hệ Pháp - Việt về quân đội viễn chinh Pháp, kêu gọi phản đối chiến tranh.
Đồng chí Nguyên Phong, nguyên ủy viên Ban Pháp vận Trung ương thời kỳ 1946 nhớ lại: "Khoảng tháng 6 năm 1946, khi đang công tác tại Nam Định, thì có 2 lính Pháp là đảng viên Đảng Cộng sản Pháp xin gặp. Họ nói, qua tờ "La Republique" mà họ hiểu thế nào là Việt Minh, và muốn hợp tác với Đảng ta. Từ đó, qua các đảng viên cộng sản, chúng tôi tổ chức tuyên truyền vào các đơn vị lính Pháp. Chúng tôi còn giúp họ phát triển đảng viên. Mỗi lần kết nạp đảng viên mới, họ đều mời đại a;ện Đảng ta dự và làm chứng để báo cáo về Đảng Cộng sản Pháp. Mọi việc phát triển tốt đẹp đến mức dần dần ở Nam Định, Hải Hưng, Hòn Gai,... hình thành các chi bộ của Đảng Cộng sản Pháp" .

Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #2 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2009, 12:02:45 am »

ĐƠN VỊ TUYÊN TRUYỀN VŨ TRANG GUILLAUME TELL
PHAN ĐẮC


Những người lính trong đội quân lê dương viễn chinh của Pháp chạy sang hàng ngũ Việt Minh từ sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945), nhất là trong cuộc kháng chiến chống Pháp, thuộc nhiều dân tộc, nhưng nhiều nhất là người Đức. Đầu tháng 9 năm 1945, E. Boóc-sơ (Chiến Sĩ), R. Sro-đơ (Lê Đức Nhân) là người Đức cùng Phrây (Nguyễn Dân) là người áo gốc Do Thái đã "lôi cuốn" theo hai người nữa trốn khỏi đơn vỉ chạy sang hàng ngũ cách mạng. Đó là những người lính lê dương trong số đầu tiên tình nguyện gia nhập hàng ngũ Việt Minh. Tên gọi "hàng binh" chưa được chính xác, vì chúng ta không có tên gọi “Rallié" như trong tiếng Pháp, do vậy mà Bác Hồ ngay từ đầu đã gọi họ là những người "Việt Nam mới"...
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, đã có 1.373 lính lê dương đào ngũ chạy sang hàng ngũ Việt Minh (con số công bố theo thống kê chưa đầy đủ) và tình nguyện, tích cực tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp. Nhiều người từ đấy trở thành cán bộ của Việt Nam, như Nguyễn Dân phụ trách quân sự, trở thành người cộng sừ gần gũi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với tư cách cố vấn quân sự đến năm 1950... Gioóc-gơ Oát-tơ (Hồ Chí Thọ) vốn là một kỹ sư, được đưa vào quân giới; Un-brích (Hồ Chí Long), Si-gphít Oen-zen (Đức Việt),... đều tham gia chiến đấu, làm công tác binh, địch vận...
Từ năm 1948, ta mở một câu lạc bộ chiêu đãi sở tiếp đón hàng binh Âu - Phi (sau gọi là trại) do đồng chí Phiến làm giám đốc, đóng ở Đại Từ - Thái Nguyên, để giúp đỡ, giáo dục hàng binh... Nhiều người ở trại một thời gian rồi xin đi theo các đơn vị chiến đấu. Đầu năm 1949, ta chủ trương giao cho một số người, chủ yếu người Đức, ra mặt trận chiến đấu và đến các đồn có lính người Đức kêu gọi họ chạy sang hàng ngũ Việt Minh. Anh Sro-đơ Lê Đức Nhân, được Quân khu Việt Bắc giúp đỡ, đã tổ chức một chi đội commando chừng bốn chục người làm công tác vũ trang tuyên truyền, lấy tên là Guillaume Tell, là tên của một người anh hùng dân gian Thụy Sĩ, sau thường gọi là đội Tell. Đơn vị có một nửa số quân là người nước ngoài, một nửa người Việt, do Sro-đơ chỉ huy; anh Phạm Bình làm chính trị viên. Anh em kể lại, các anh Sro-đơ Lê Đức Nhân, anh Bình... là những người chỉ huy và chiến đấu rất dũng cảm. Trong đội Tell có các anh Sa-lo-ten (Việt Bắc), An-de-ri-a người Pháp phạm Nhân),... chiến đấu dũng cảm lập nhiều công trạng được ta phong hàm thiếu uý. Đội hoạt động rất kết quả, từng đánh thắng nhiều trận ở Lạng Sơn, Cao Bằng,... và làm công tác binh, địch vận cũng hiệu quả kêu gọi được nhiều lính lê dương chạy sang hàng ngĩl ta. Đội thường đóng giả lính Pháp bất ngờ đột kích vào đánh úp đồn địch, bắt nhiều tên, đặc biệt là thu nhiều vũ khí... Cũng vui là chính cái tên Tell làm cho bà con ta đồn rộng khắp nơi rằng: đội Âu Phi này thiện chiến lắm, dùng toàn tiểu liên stel kiểu Mỹ,... nên đến đâu cũng được dân tiếp đón giúp đỡ rất nhiệt tình. Nhân dân ta được tận mắt thấy những người lính Âu Phi trong đội Tell có nhiều người "Tây" chiến đấu dũng cảm, diệt nhiều lính lê dương và thu nhiều súng đạn của Pháp, khiến nhân dân càng phấn khởi, càng tin tưởng hơn ở thắng lợi của cuộc kháng chiến chính nghĩa.
Những chiến sĩ Việt Nam mới này còn tích cực tham gia mọi công tác khác. Trong số người Đức có Óc-sơ, Séc-tha-nơ,... là những tri thức, có trình độ, đã cùng một nữ du kích đêm đến gọi loa ở đồn địch tại Bắc Ninh, kiên trì giải thích việc sai lầm cầm súng cho người Pháp... làm cho đơn vị lê dương này bị chuyển đi nơi khác. Sa-kơ-ky là nhạc công vi-ô-lông, đã đến ở với anh Liên đoàn trưởng nhạc binh một thời gian vừa kéo đàn huấn luyện và sáng tác một số bản nhạc... Nhiều anh em khác thì hợp tác với lò rèn, thu nhặt sắt thép từ các xe Pháp bị đánh hỏng đem về rèn dao, cuốc, lưỡi cày,... phục vụ địa phương. Một người đức khác lấy tên Việt Nam là Đức Việt vốn là phi công đã giúp ta sửa chữa chiếc máy bay của Bảo Đại để dùng trong huấn luyện và giúp nhiều ý kiến cho việc chuẩn bị lập không quân năm 1950. Hai anh Pho-cơ và Pi-tơ Han đã chiến đấu dũng cảm và hy sinh ở vùng biên giới; còn các anh Oan-tơ Cốc và Cmen đã lập nhiều thành tích, được thưởng Huân chương Chiến công. Anh Cmen chính là người đã đóng giả một thương nhân người Hà Lan vào tận sào huyệt tên thủ hiến trung phần Trần Văn Lý tại Huế, mà về sau báo chí ngụy quyền đăng ầm ĩ. Anh Lan-xráp có tên Việt Nam là Phụng, nói thạo tiếng Việt, tham gia Việt Minh cho đến sau ngày hoà bình lập lại thì làm phiên dịch tại Đại sứ quán Cộng hòa dân chủ Đức cho đến năm 1960. Vi-tíc và Pho-kê, Chen, Oan-tơ,... đã từng cùng cán bộ ta cuốc bộ hàng tuần trong rừng sâu, qua nhiều đồn địch mà không hề ngại ngần, hay một lời phàn nàn, ngại khó ngại khổ...
Không ch cầm súng cùng Việt Minh chống Pháp, những người lính Âu Phi trong đội Tell nói riêng đã cùng những người "Việt Nam mới" nói chung tham gia mọi ỉviệc kháng chiến cùng Việt Minh, đã gây nên tình trạng hoang mang trong quân đội viễn chinh Pháp. Vì vậy mà hồi tháng 4 năm 1947, E. Bô-la-ét, cao ủy Pháp ở Đông Dương khi cử giáo sư Pôn Muốt đến gặp Hồ Chủ tịch (ở Thái Nguyên), đã đưa ra yêu cầu phía Việt Nam trao trả những "hàng binh" cho Pháp. Tất nhiên Bác Hồ đã kiên quyết bác bỏ yêu sách láo xược ấy. Còn lính lê dương thì nhiều người tiếp tục chạy sang hàng ngũ kháng chiến của Việt Minh... Từ 1951- 1955, theo chính sách ngoại giao, Chính phủ ta đã tổ chức 7 chuyến cho 761 người, chủ yếu người Đức trở về tổ quốc qua Bắc Kinh - Mát-xcơ-va - Béc-lin...
Sro-đơ Lê Đức Nhân, đội trưởng đội Tell, người từng nhận được thư động viên của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vì những chiến công mà ông đã lập được trong tiễu phỉ. ông rời Việt Nam về Cộng hòa dân chủ Đức cuồl năm 1951, dạy tiếng Đức và lịch sử ở một trường trung học. Ông đã qua đời năm 1977 ở Phran-phuốc... nhưng trong nhật ký của mình còn để lại những dòng ông viết: "... Chúng tôi đều coi Việt Nam là tương lai của mình, thực sự Việt Nam đã trở thành đất nước của chúng tôi...".
Việt Nam rất biết ơn những người "Việt Nam mới", đặc biệt đông nhất là người Đức đã đứng sang hàng ngũ Việt Minh, đóng góp công sức và cả xương máu cho cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp đến ngày thắng lợi, cho nền độc lập thống nhất của dân tộc Việt Nam ta.
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #3 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2009, 12:04:01 am »

ĐINA - ĐỘI QUÂN CỦA
NHỮNG CHIẾN SĨ QUỐC TẾ BẮC PHI
TƯỜNG LINH*
(Ghi theo lời kể của đồng chí Lê Vân, chính trị viên đội ĐINA)


Cách đây hơn nửa thế kỷ, đã từng có một đội quân gồm toàn những người dân tộc Bắc Phi sát cánh chiến đấu cùng những người lính Việt Nam. Họ còn rất trẻ, đầy nhiệt huyết, sẵn sàng hy sinh trong trận chiến chống kẻ thù chung là thực dân Pháp, vì nền độc lập của Việt Nam và vì tương lai giải phóng của chính dân tộc họ.
Đội quân đó thường gọi là ĐINA, viết tắt 4 chữ cái đầu tiên của tên đội bằng tiếng Pháp "Đội quân Bắc Phi độc lập”. Thành viên của đội là những người dân từ các nước thuộc địa của Pháp ở Bắc Phi, bị Pháp bắt vào lính rồi đưa sang Đông Dương đánh nhau. Cuối năm 1947, giặc Pháp thua đau trên đường số 4, nghe theo lời kêu gọi của cán bộ binh vận Việt Minh, họ chạy sang hàng ngũ của ta. Được giác ngộ, họ dần dần hiểu được sự chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống Pháp do nhân dân ta tiến hành. Nhiều người trong số họ đã tình nguyện được đi chiến đấu, hy vọng có ngày đem kinh nghiệm của Việt Nam về giúp dân tộc mình đánh đuổi giặc Pháp. Đội ĐINA ra đời trong hoàn cảnh đó, tập hợp hơn 20 người lính Bắc Phi thuộc 3 dân tộc An-giê-ri, Tuy-ni-di và Ma-rốc. Hai cán bộ Việt Nam là Cao Phong và Lê Vân được trên cấp tốc điều về làm đoàn trưởng và chính trị viên đội ĐINA. Ngoài ra, hai tiểu đội của ta cũng được biên chế về đội ĐINA để sẵn sàng phối hợp hoạt động.
Đầu năm 1949, trên một quả đồi nhỏ thuộc xã Phúc Trìu, Đồng Hỷ, Thái Nguyên, lễ ra mắt đội ĐINA được tổ chức trọng thể. Giữa núi rừng Việt Bắc, một cái rạp nhỏ được dựng lên làm diễn đàn cho đại diện Tỉnh ủy và các đoàn thể Thái Nguyên. Dân chúng các làng xung quanh kéo đến rất đông. Hơn 20 người lính Bắc Phi, chỉnh tề trong những bộ quân phục Việt Nam mới may bằng vải ka-ki nâu, đầu đội mũ làm bằng bìa cát tông rồi sơn xanh, đứng trang nghiêm trước lá cờ Việt Nam nghe đồng chí Lưu Văn Lợi, trưởng phòng địch vận thuộc Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (lúc đó chưa thành lập Tổng cục Chính trị) đọc thư của Bác gửi đội ĐINA. Trong thư, Bác dặn những người lính Bắc Phi phải đoàn kết, giúp đỡ nhau trong chiến đấu, học tập để sau này về giúp dân tộc mình thoát khỏi ách đô hộ. Tiếng nhạc của đội kèn quân đội do quản Liên phụ trách vang lên, chị em phụ nữ các đoàn thể ào xuống tặng hoa trong tiếng vỗ tay của dân chúng. Không ai còn cảm thấy sợ hãi những người lính Tây đen trước đây.
Gọi là đội quân, nhưng ĐINA coi trọng chính trị hơn quân sự. Tác chiến chỉ là trường hợp đặc biệt khi bất ngờ gặp địch, còn nhiệm vụ chính của đội là tuyên truyền, ván động những người A-rập, đạo Hồi trong quân đội Pháp đòi hòa bình và hồi hương, khi ra trận chỉ bắn chỉ thiên, không bắn vào người Việt Nam, khi có điều kiện thì chạy sang hàng ngũ của ta. Sau một tháng huấn luyện, đội lên đường tiến xuống các vùng giáp ranh với địch thuộc hai tỉnh Bắc Ninh và Thái Nguyên, đi đến đâu là viết truyền đơn, vẽ khẩu hiệu bằng tiếng A-rập tung vào hàng ngũ của địch. Đêm đêm áp sát đồn địch, bắc loa kêu gọi những người A-rập ra hàng. Chỉ sau một thời gian ngắn, tiếng vang của ĐINA đã lan rộng khắp núi rừng Việt Bắc. Các mặt trận liên tiếp cử người về đội xin lẻ một số người Bắc Phi đi giúp làm công tác địch vận. Từ đó bắt đầu xuất hiện những vụ bỏ trốn của những người lính A-rập trong quân đội địch. Giặc Pháp hoang mang, cử nhân viên phòng nhì theo dõi chặt chẽ hoạt động của đội ĐINA, nhưng không làm gì được.
Hành quân gian khổ nhưng cuộc sống vật chất rất thiếu thốn. Bữa ăn chỉ có cơm không. Tình hình khó khăn hơn bởi những người Bắc Phi lại theo đạo Hồi, không ăn thịt lợn, chỉ ăn thịt dê, bò. Nhiều người lại kiêng cả thịt động vật bốn chân. Đội phải bố trí cho họ nấu riêng theo phong tục đạo Hồi. Tuy nhiên, đời sống tinh thần rất phong phú. Những người lính Bắc Phi này đều còn trẻ, đi đến đâu cũng tổ chức múa hát, diễn kịch cho dân làng xem, sống hòa với dân chúng theo từng tốp năm người. Hàng năm, cứ đến tháng 3, họ đều tổ chức lễ hội Ra-ma-đan của đạo Hồi, ăn cơm vào buổi tối rồi cả đội ngồi quay mặt về phía tây cầu kinh. Ai cũng nhớ về tổ quốc, mong có ngày được về nước, đánh đuổi giặc Pháp.
Cuối năm 1950, sau chiến dịch Biên Giới khai thông tuyến đường sang Trung Quốc, những người lính Bắc Phi này được đưa về các đội sản xuất để chờ điều kiện hồi hương. Đội ĐINA cũng chấm dứt hoạt động. Tuy nhiên, núi rừng Việt Bắc vẫn in dấu chân của những người lính Bắc Phi - những chiến sĩ quốc tế đã tình nguyện chiến đấu cho nền độc lập của Việt Nam và cho chính tổ quốc họ.
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #4 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2009, 12:30:27 am »

GẶP LẠI MỘT NGƯỜI BỈ
LÀ SĨ QUAN QUÂN ĐỘI TA
NHƯ KIM


Tôi gặp ông tại Bỉ. Ông cao lớn, đã có tuổi nhưng còn nhanh nhẹn, hoạt bát và điều đáng chú ý là ông nói tiếng Việt rất thành thạo. Ông là Frand De Boel, năm nay 77 tuổi sống ở thành phố cảng Ăng-ve, cách thủ đô Brúc-xen 60km về phía tây bắc. Ông cho tôi xem địa chỉ kèm theo cái tên tiếng Việt là Phan Lăng và mời tôi có dịp tới thăm nhà ông.
Một buổi chiều, tôi đã tới thăm ông Phan Lăng. Ông sống ở ngoại ô thành phố cảng Ăng-ve, trong khu nhà xã hội, tức là nhà do nhà nước cho thuê với giá rẻ. Căn hộ ở tầng hai rộng gần 100m2, có hai phòng ngủ, một phòng khách, phòng ăn và bếp.
Bước vào phòng khách, điều khiến tôi chú ý là trên tường cao có treo hai khung kính lồng hai tấm bằng huân chương của Việt Nam và Lào tặng. Rồi những tấm ảnh phóng to chụp ông với đồng đội, đồng chí Việt Nam của ông; một vài vật kỷ niệm như hòn đá Đà Nẵng, nắm đất Việt Nam... được bày ngay trên nóc tủ. Câu chuyện ông tham gia Quản đội nhân dân Việt Nam được ông kể lại khá xúc động:
"Tôi sinh ra ở vùng Phla-măng, Vương quốc Bỉ năm 1924. Năm 15 tuổi, đang học trung học thì chiến tranh thế giới nổ ra. Tôi vượt biên giới sang Đức kiếm việc làm trong một nông trại. Năm cuối cùng của chiến tranh thế giới lần thứ hai thì tôi bị bắt vào lính Đức. Khi chiến tranh kết thúc, tôi trở thành tù binh của Pháp khi quân đội Pháp tiến vào miền Tây nước Đức. Năm 1946, tôi bị động viên vào quân đội Pháp và năm sau sang đóng quân ở An-giê-ri. Chính ở đây tôi đã chứng kiến những hành động dã man của binh sĩ và sĩ quan Pháp đối với người dân bản xứ, cộng với những vụ bị đánh đập, hành hạ khi tôi là tù binh của Pháp, nên trong lòng tôi lúc nào cũng nung nấu tinh thần chống Pháp...
Ở An-giê-ri ít lâu, đơn vị tôi được điều động sang Việt Nam. Lênh đênh trên tàu thủy hàng tháng trời, chúng tôi đổ bộ vào Đà Nẵng cuối năm 1947. Việt Nam là xứ sở lạ lùng đối với tôi, nhưng rồi qua những cuộc tiếp xúc với người dân tôi nhanh chóng nhận ra rằng, con người ở xứ này rất tốt. Qua trò chuyện, tôi được biết ở phía rừng xanh bên ngoài Đà Nẵng kia có quân đội Việt Minh chống Pháp. Tôi nảy ra y định đi theo Việt Minh để chống Pháp, vì một mình tôi không đủ sức chống Pháp. Giữa năm 1948 tôi bỏ đơn vị đi vào rừng ba ngày hai đêm để tìm Việt Minh mà không gặp. Đêm trong rừng vừa đói vừa rét lại bị muỗi, vắt cắn dữ quá chịu không nổi, tôi phải quay trở về đơn vị. Thấy tôi về, viên chỉ huy hỏi tôi tại sao trốn trại, tôi bịa ra câu trả lời rằng tôi đi theo một cô gái Việt Nam! Cũng may viên sĩ quan chỉ huy đó là người Bỉ nên nó thông cảm bỏ qua không phạt...".
Đầu năm 1949, anh lại bỏ ngũ và lần này do có liên lạc trước nên anh gặp được Việt Minh. Hôm đó là ngày 6 tháng 2 năm 1949, nên anh coi ngày đó là ngày gia nhập Quân đội nhân dân Việt Nam. Anh được phân công về Đại đội 9 độc lập hoạt động tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Anh sống "ba cùng" với bộ đội Việt Nam, học tiếng Việt rất nhanh. Anh kể: "Tôi sống giản dị, thấy anh em bộ đội đi chân đất tôi cũng đi chân đất. Ăn uống kham khổ như mọi người, trừ khẩu phần gạo nhiều gấp rưỡi bộ đội Việt Nam. Từ khi vào đơn vị tôi được cấp trên đặt cho cái tên Việt là Phan Lăng, dựa theo tên đầu của tôi là Fran. Sau này tôi được biết ở Quảng Nam, họ Phan là một họ lớn...".
Đầu tháng 8 năm đó, anh cùng Đại đội 9 đánh đồn Núi Lở. Với thanh kiếm trong tay, anh tả xung hữu đột, diệt nhiều tên địch, nhưng không may anh bị thương ngay trong trận đầu ra quân này. Đang được điều trị, dù vết thương chưa lành, anh vẫn xin ra trận trong chiến dịch Đông - Xuân 1949-1950 ở Quảng Nam - Đà Nẵng. Trong trận đánh đồn Cẩm Lệ, anh dùng súng tiểu liên dẫn đầu đơn vị tiêu diệt nhiều tên địch, kể cả tên đồn trưởng Pháp. Sau trận này, Phan Lăng được khen thưởng, anh mừng lắm.
Mùa đông năm 1950, đơn vị anh được điều động sang Hạ Lào giúp bạn. Hành quân hàng tháng trời xuyên rừng lội suối, anh luôn quan tâm giúp đỡ đồng đội bị đau yếu, mang vác hộ anh em. Tại một bản giữa biên giới Việt-Lào anh được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Đây là một vinh dự to lớn và rất bất ngờ đối với anh, một người lính Pháp phản chiến. Lâu lắm rồi anh mới lại khóc, những giọt nước mắt cứ trào ra chảy xuống đôi gò má cao, anh khóc vì sung sướng. Sau đó anh được đề bạt làm trung đội phó một trung đội thuộc Đại đội 200, Tiểu đoàn 49.
Khi làm nhiệm vụ quốc tế giúp bạn Lào, anh tích cực học tiếng lào, tìm hiểu phong tục tập quán bà con địa phương. Bà con vùng Hạ Lào rất quý mến anh, đặt cho anh cái tên Lào là Bun Mi. Bun Mi sống với người Lào hết sức chân tình, cởi mở. Thỉnh thoảng anh múa lăm vông với bà con Lào và được nhiều cô gái Lào yêu mến... Tôi đùa hỏi: "Sao anh không lấy vợ Việt hoặc vợ Lào để nói tiếng Việt hoặc tiếng Lào cho giỏi?". Anh cười bảo: "Thực tình thì cũng có một cô gái Lào yêu mình nhưng lúc ấy đang có chiến tranh, nhiều khó khăn lắm, mình không dám nghĩ tới chuyện đó mặc dù cô gái Lào ấy có tặng mình chiếc khăn cô ấy tự thêu”.
Năm 1952, Bun Mi được phân công xuống các bản làng xây dựng cơ sở và củng cố các đội du kích Lào. Nhiều hôm anh đi công tác một mình. Rồi một lần, anh rơi vào ổ phục kích của địch. Anh bị thương, nhưng vẫn chống trả quyết liệt. Hết đạn, anh dùng lựu đạn tiêu diệt nhiều tên giặc. Địch bắn xối xả như mưa về phía anh khiến anh bị 6-7 vết thương, nằm ngất lịm. Chúng bắt được anh, nhưng sau đó lại tung tin anh đã chết rồi. Đồng đội và bà con người Lào ở địa phương vô cùng xúc động trước tin anh hy sinh, đã làm lễ tưởng niệm cầu siêu cho anh...
Địch mang anh về Pắc-xế chữa trị, để dụ dỗ anh khai ra những nơi đóng quân của bộ đội tình nguyện Việt Nam và quân đội Lào ít-xa-la. Anh nghiến răng chịu đựng những trận đánh đập chứ nhất quyết không khai báo, nên chúng đưa anh về Sài Gòn giam ở khám Chí Hoà, sau đó mở toà án binh tại Huế kết án tù chung thân.
Ở trong tù anh vẫn hoạt động, liên lạc với các tù chính trị khác nên cuối năm 1952, chúng đưa anh về Pháp. Biết tin bị đưa về Pháp, anh phản đối và đòi đưa ra Côn Đảo, vì anh cho rằng mình là chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam. Nhưng địch không chấp nhận đòi hỏi của anh, chúng đưa anh về Mác-xây giam anh tại nhà tù Nime, sau đó chuyển tới nhà tù Founte Vrault, một nhà tù hà khắc nhất nước Pháp thời bấy giờ.
Tháng 7 năm 1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, Phan Lăng đấu tranh đòi trả anh về Việt Nam cùng các tù chính trị Việt Nam khác nhưng không thành công. Mãi đến năm 1962, anh mới được giảm án và được trả lại tự do, anh được thả ở biên giới Pháp-Bỉ. Gặp lại người cha sau 18 năm xa cách, hai cha con chỉ khóc, sau đó anh về sống với cha ở thành phố Mons ít ngày rồi tới Ăng-ve gặp các em gái. Lúc đó anh đã 38 tuổi. Anh xin đi làm cho một hãng buôn tư nhân vào ban ngày, còn ban đêm đi học nghề kế toán. Hai năm sau, anh lập gia đình...
Từ năm 1963 đến năm 1973, anh đã nhiều lần xin trở lại Việt Nam chiến đấu chống Mỹ xâm lược, nhưng nguyện vọng của anh không thực hiện được. Thế là anh lao vào công tác ủng hộ Việt Nam chống Mỹ. Anh gia nhập Đảng Cộng sản Bỉ và sau đó lập ra Phân hội Hữu nghị Bỉ - Việt Nam để góp công sức của mình cho Việt Nam "Tổ quốc thứ hai của tôi" - như anh nói.
Phan Lăng kể tiếp: "Những năm gần đây, tôi vẫn thường trao đổi thư từ với các đồng đội của tôi ở Việt Nam như các đồng chí Nguyễn Chính Giao, Dương Việt Hồ, Hoài Nguyên, Dương Kiện...". Đó là những cán bộ quân đội Quảng Nam - Đà Nẵng đã từng sống chết với Phan Lăng và sau này là những cán bộ cao cấp của quân đội ta. Năm 1996, Phan Lăng cùng con trai cả là Johan De Boel, Giám đốc Đài Truyền hình thành phố Ăng-ve, đã sang thăm Việt Nam. Nơi đặt chân đầu tiên của ông khi trở lại Việt Nam là Đà Nẵng. Ông đi tìm lại bạn bè cũ và giới thiệu với con trai về đất nước ta, về những người bạn chí thiết người Việt của ông. Sau đó ông ra Huế thăm lại nơi 45 năm trước ông bị thực dân Pháp kết án tù chung thân. Sau đó ông vào Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh, thăm khám Chí Hoà-nơi Pháp từng giam giữ tra tấn ông và cuối cùng ra Hà Nội gặp một số bạn cũ. Ông vào Lăng viếng Bác. Khi trông thấy Người nằm đó, ông đã khóc. Ông nghĩ, con người giản dị và nhỏ nhắn nằm kia chính là người đã đánh bại chủ nghĩa thực dân Pháp ở Đông Dương. Đó là vị lãnh tụ mà ông suốt đời kính phục, quý mến.
Tại Hà Nội, Sứ quán Lào đã tổ chức lễ trao tặng Huân chương Chiến thắng hạng Nhất cho ông. Đại sứ Lào còn mời ông có dịp đến thăm Lào, nhất là thăm Hạ Lào. Cuối năm 1999, ông trở lại Việt Nam lần thứ hai để nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất do Nhà nước Việt Nam trao tặng. Các đồng chí, đồng đội của ông đã cùng chia vui với ông và bây giờ hàng tháng ông vẫn thư từ với họ.
Khi tôi tỏ ý muốn ra về, ông giữ lại bảo: "Ở đây với mình ta nấu cơm, chiên cá lên ăn như ở Việt Nam". Ông dẫn tôi vào bếp mở tủ lạnh ra, chỉ cho tôi thấy túi ni lông, rồi ông vơ các hoa quả bày trên bàn bỏ vào túi xách bảo tôi mang về nhà. Ông lập luận: "Đây là phong tục Việt Nam, đi xa về phải có quà cho con cháu”. Khi ông tiễn tôi ra xe? Ôm chặt lấy tôi và bắt tay hẹn gặp lại lần sau. Xe chúng tôi đi rồi, ông vẫn còn đứng trước cửa vẫy tay theo cho đến khi không còn nhìn thấy nhau nữa.
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #5 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2009, 12:32:50 am »

BUN MI - NGƯỜI CÓ PHÚC
NGUYỄN TƯỜNG



Chiến dịch nam Tây Nguyên cuối 1950 được mở thì Đại đội 9 độc lập của Phan Lăng hoạt động ở vùng Quảng Nam - Đà Nẵng nhận nhiệm vụ sẵn sàng giúp bạn ở vùng Hạ Lào và đông bắc Cam-pu-chia. Đến Hạ Lào, anh được phân công về Đại đội 200 chủ lực của khu và được đề bạt làm trung đội trưởng trinh sát, phụ trách công tác xây dựng cơ sở cho bạn. Sang đất nước Chăm-pa, người đảng viên của Đảng Cộng sản Đông Dương, người chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam, được các bà mẹ Lào đặt cho tên gọi mới. Bun Mi có nghĩa là "người có phúc".
Từ đó, Bun Mi lao vào học tiếng, chừ Lào để dễ tiếp xúc với nhân dân bạn. Chẳng những thế, anh còn tích cực tìm hiểu và nhanh chóng làm quen với phong tục tập quán, cách ăn uống của người Lào; từ việc tập đi cày, bừa ruộng cho đến ăn các món ăn như “cheo" (ớt nướng giã trộn muối), lạp cá, mắm pà-đẹc... Mỗi khi gặp bà con dân bản, anh mềm nở chào hỏi vui vẻ, nên đến đâu cũng gây được cảm tình. Bun Mi lại đẹp trai, hát hay, múa dẻo cả các điệu múa lăm vông... khiến cho các cô gái Lào ai cũng mến. Trong số đó có Bun Tha Vi-một cô gái đẹp, khỏe mạnh, đôi mắt hạt nhãn, má đỏ bồ quân. Có lần cô đã tỏ tình với anh. Hiểu rõ tình cảm trong sáng, nỗi niềm của Bun Tha Vi, anh đã ôn tồn giải thích rõ cho cô hiểu anh còn phải đi đánh giặc, nên không thể cưới cô làm vợ được...
Một ngày tháng chạp, Bun Tha Vi đã đi lấy chồng, trong lúc anh trên đường chuẩn bị cho chiến dịch mùa khô (1951-1952). Cô đã gửi tặng anh chiếc khăn "pha phe" do chính cô dệt và một gói thuốc lá cuốn có sợi chỉ đỏ, biểu hiện của tình yêu trong sáng, đẹp mãi. Được tin, anh không nói năng gì, chỉ cười nhẹ, không tránh được chút buồn, nhưng cũng là niềm động viên anh chiến đấu và chiến thắng.
Tháng 3 năm 1952, trung đội của Bun Mi trở về vùng cơ sở để chuẩn bị chống càn. Anh cùng đơn vị xuống các bản tổ chức, củng cố các đội dân quân du kích và bàn bạc kỹ kế hoạch tác chiến. Bọn địch ở đây đã đánh hơi thấy có "một tên cộng sản Việt Nam rất nguy hiểm", chúng theo dõi nắm được quy luật đi lại của anh và tổ công tác, tung các toán biệt kích để bắt anh. Rồi một hôm, anh tới tổ công tác làm việc, vừa đến một đoạn suối khô thì địch nổ súng bất ngờ, anh bị trúng đạn vào gót chân. Nén đau, anh cố lết nhanh vào gốc cây bắn trả. Bọn địch thấy chỉ có một mình anh, đỉnh xông vào bắt, nhưng bị anh ném trả một trái lựu đạn làm vài tên bị thương. Chúng lùi lại và tập trung bắn vào anh. Anh bị 7 viên đạn vào chân và vai. Tên chỉ huy hô "xung phong", nhưng chẳng thằng nào dám ra. Anh bình tĩnh đánh trả, ném thêm một trái lựu đạn, bắn hết những viên đạn cuối cùng. Máu ở các vết thương ra nhiều quá khiến anh bị ngất và bị địch bắt. Khi đơn vị đến thì bọn địch đã rút chạy...
Sáng hôm sau tỉnh dậy, đầu mình, chân tay bị băng bó, anh cảm thấy đau nhức nhối, quang cảnh khác lạ, hai tên lính ngụy (của Lào) đứng bên anh. Bọn địch cố ý đặt anh ở đây cốt để uy hiếp tinh thần nhân dân ở vùng này, chứng tỏ chúng đã bắt được tên cộng sản tình nguyện quân nguy hiểm. Khi anh đã tỉnh lại, tên chỉ huy tìm cách thuyết phục anh nói xấu Việt cộng. Chúng đưa bánh mì và cà phê sữa mời anh, dụ dỗ, nhưng anh kiên quyết từ chối...
Rồi một hôm tên trung úy Pháp đến thuyết phục Bun Mi tuyên truyền về "chính nghĩa" của nước Pháp. Anh vờ vui vẻ nhận lời và hôm sau đứng trước đông đảo nhân dân thị xã Át-ta-pư (Lào), anh đã nói: “Bà con cùng với tôi và Lào Ít-xa-la chỉ là một. Còn bọn thực dân Pháp và bù nhìn Lào đều là kẻ thù chung của chúng ta”... Nói chưa dứt lời, anh đã bị tên trung úy lôi xuống. Hắn giận tái mặt và thất vọng định nổ súng, nhưng viên quan tư chỉ huy quân khu Pạc-xê đã điện cho chúng phải đưa Bun Mi về để khai thác. Hắn đành ra lệnh cho lính đưa anh về trại giam.
Nhân dân Lào ở thị trấn này đã tận mắt thấy tinh thần dũng cảm của Bun Mi và rất cảm phục người chiến sĩ cộng sản tình nguyện quân, đã đem xôi, hoa quả, bánh trái đến thăm anh. Bọn địch đã phải vội vã cho máy bay đưa anh về quân khu Pạc-xê. Chúng dùng mọi thủ đoạn để dụ dỗ, khai thác về tình hình quân tình nguyện và quân đội Ít xa-la, nơi đóng quân, cơ sở chính trị, tên người chỉ huy... nhưng chúng không moi được gì ở anh cả. Rồi giả vờ bị đau vì nhiều vết thương, phải bỏ ăn mấy ngày liền, anh đã được bọn địch chuyển về bệnh viện ở Sài Gòn để điều trị...
Cuối năm 1952, bọn Pháp đưa anh ra xử tại tòa án binh Trung Bộ, với mức án tù chung thân. Nhưng sau thất bại của Pháp năm 1954, tình hình thay đổi, nên năm 1962, anh được trả tự do... Vì điều kiện chiến tranh kéo dài và còn nhiều khó khăn, đến cuối tháng 9 năm 1996, ông già Bun Mi mới có dịp cùng con trai trở lại thăm chiến trường xưa ở Quảng Nam, thăm lại nhà tù ở đường Catinat cũ (Thành phố Hồ Chí Minh)... Điều ông hết sức xúc động là được gặp lại một số bạn chiến đấu từng là chiến sĩ tình nguyện năm xưa sau 45 năm xa cách trong đó có cả đồng chí Nguyễn Chính Giao, nguyên chính ủy quân tình nguyện Việt Nam ở Hạ Lào và đông bắc Cam-pu-chia. Đồng chí Giao đã trao cho ông tấm Huân chương Chiến thắng hạng Nhất của Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào tặng. Bun Mi được Đại sứ quán Lào tiếp thân mật và ngỏ lời mời sang thăm để chiến sĩ và đồng bào Lào, nhất là bà con ở Át-tô-pư được gặp lại người bạn chiến đấu năm xưa. Ông xin hẹn sẽ đến vào những ngày nhân kỷ niệm 50 năm thành lập quân tình nguyện Việt Nam ở Hạ Lào và đông bắc Cam-pu-chia.
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #6 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2009, 12:33:27 am »

ĐẠI TÁ NGUYỄN DÂN VẪN NHỚ TỚI VIỆT NAM
NGÔ THI




Ông là Nguyễn Dân, một tên gọi dân dã thường thấy ở Việt Nam. Nguyễn Dân thường nói: Tổ quốc thứ hai của mình là Việt Nam.
Hôm ấy, tại sân bay nước áo, có một đoàn các nhà khoa học Việt Nam. Một cụ già người áo, tóc bạc phơ tìm được Đoàn đại biểu Việt Nam. Chính ông cụ đôn hậu ấy có tên là Nguyễn Dân. Trước khi chưa đến Việt Nam, dân quanh vùng gọi ông là En-xtơ Phơ-rây...
Khi phát xít đột nhiên tấn công Ba Lan rồi mở rộng cuộc xâm lược ra châu âu, bố và mẹ của En-xtơ Phơ-rây cùng rất nhiều người trong thành phố bình yên này bị dồn vào trại Ao-sơ-vích và bị hành hình bằng hơi ngạt. Cuộc sống phiêu bạt, đưa đẩy En-xtơ Phơ-rây phải vào lính Pháp, bị đẩy sang Việt Nam đánh thuê. Do hiểu rõ tội ác của bọn xâm lược, hiểu rõ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, anh ôm ấp ước vọng được sang hàng ngũ của những người linh chính nghĩa. Nguyện ước của En-xtơ trở thành hiện thực. Anh đã chiến đấu dũng cảnh dưới Quân kỳ Quân đội nhân dân Việt Nam suốt 5 năm tại Các chiến khu 2, 3, 9, 10 ở Việt Bắc và Liên khu 5. Nguyễn Dân đã vinh dự được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh và được chụp ảnh chung với Người. Trong thời gian sống với các chiến sĩ Việt Nam, Nguyễn Dân hiểu được rằng cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 đánh đuổi thực dân phát xít Pháp - Nhật là chính nghĩa. Cách mạng tháng Tám do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo Đã có lần, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư thăm Nguyễn Dân. ông không thể nào quên được những kỷ niệm tốt đẹp khác như lần được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp, các đồng chí Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Chỉ Thanh, Tạ Quang Bửu...
Một sự kiện trọng đại trong đời Nguyễn Dân là anh có vinh dự được phát biểu ý kiến, chúc mừng Đại hội lần thứ II Đảng Lao động Việt Nam tại Việt Bắc, năm 1951.
Trong một lần trò chuyện, En-xtơ Phơ-rây muốn được đặt tên mình bằng tiếng Việt, anh xin ý kiến Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đại tướng thân mật nói: Đồng chí nên đặt tên là Dân; và giải thích: Dân tiếng Pháp là Peuple. Chúng ta đều đưa vào dân, vì dân. Nhân dân Việt Nam rất anh hùng.
Từ đó, En-xtơ Phơ-rây rất thích cái tên mới của mình: Nguyễn Dân. Suốt năm 1948, Nguyễn Dân và các chiến sĩ Việt Nam thực hiện xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ an toàn cho các cơ quan Trung ương đóng ở Việt Bắc. Có lần, Nguyễn Dân chỉ huy một tiểu đoàn ở vùng núi Ba Vì để bắn máy bay pháp. Kết quả một máy bay Pháp bị bắn rơi. Trên tay trái viên phi công đeo chiếc đồng hồ Pi-éc-xơ, đồng đội giao cho Nguyễn Dân giữ... Mấy năm sau, được Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho các chiến sĩ quốc tế trở về Tổ quốc đoàn tụ với gia đình, Đại tá Nguyễn Dân được trở về nước.
Hôm gặp Giáo sư Văn Tạo đến nước áo dự Hội nghị quốc tế về "Giới và gia đình", cụ già En-xtơ Phơ-rây- Nguyễn Dân vui mừng khôn xiết. Nguyễn Dân nhờ giáo sư chuyển về nước tặng Bảo tàng Quân đội chiếc đồng hồ Pi-éc-xơ cùng một số kỷ vật khác lâu nay cụ vẫn gìn giữ rất chu đáo.
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #7 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2009, 12:34:06 am »

CHIẾN SĨ QUỐC TẾ NGƯỜI HY LẠP
TRẦN VĂN ÚT



Hai mươi mốt tuổi bị bắt đi lính đưa sang Việt Nam trong đội quân lê dương năm 1946, người thanh niên Hy Lạp Konstantinos Sfitsit Zoglu sớm nhận ra cuộc chiến tranh mà thực dân Pháp đang tiến hành trên lãnh thổ Việt Nam là bẩn thỉu, nên đã tìm cách rời bỏ hàng ngĩl lính viễn chinh Pháp ra vùng giải phóng tình nguyện đi theo việt Minh tham gia kháng chiến. Đại đội Quang Trung (thuộc Trung đoàn 812 Bình Thuận) là nơi đầu tiên thu nhận ông, nơi ông được mang cái tên Việt Nam: Nguyễn Văn Bông.
Về thăm đồng đội nơi chiến trường xưa Phan Thiết, Bình Thuận lần này, trông ông Bông còn hồng hào, nhanh nhẹn, viết và nói tiếng Việt còn rành rọt như cách nay vừa tròn mười năm trước tôi đã gặp. Nhìn ông, không ai ngờ đó là ông lão 78 tuổi. Cách đây 5 tháng, ông đã viết thư cho ông Năm Thôi: "Thư của bạn làm cho Bông nhớ lại những ngày đầu mà Bông ở đồn sông Lòng Sông (Tuy Phong) ra với cách mạng, kiên quyết ra đi theo kháng chiến bên cạnh các đồng chí và nhân dân Việt Nam anh hùng. Cầm bút viết cho bạn, tôi nhớ nhiều đến tuổi trẻ của mình đã sống ở chiến khu bao nhiêu năm gian khổ, thiếu ăn, thiếu uống, thiếu tất cả, nhưng là một cuộc đời tự do hạnh phúc...". Ông lại tự giận mình đã 4 lần sang Việt Nam kể từ năm 1994, trong đó có lần ghé qua Sài Gòn mà không biết nơi đó có gia đình ông Năm Thôi đang sinh sống để đến thăm. Trong một lá thư khác gửi cho ông Năm Thôi, ông viết: "… Giờ này Bông vô cùng nhớ những ngày đầu tiên gặp Thôi và Nhân, hai anh em người Phan Rí ở Đại đội Quang Trung... Nghĩ đời mình cách nay sáu mươi năm về trước mà ngạc nhiên, tưởng là một truyện phim thần thoại. Nói như thế vì ít người ở thế giới được sống một cuộc đời như đời của Bông. Lúc tôi kể chuyện này cho người Hy Lạp, người ta khó tin mình...”.
Sang thăm lại Việt Nam lần này lúc đã 78 tuổi, ông Bông thật diễm phúc. Con người có cái tên ông nhắc trong thư nói trên đã ra tận sân bay Tân Sơn Nhất đón, rồi cùng vợ chồng ông ra tận chiến trường cũ Phan Thiết, Bình Thuận dự cuộc hội ngộ mà chính quyền cùng đoàn thể cựu chiến binh tỉnh Bình Thuận tổ chức. Đó là đồng chí Năm Thôi, tức Mai Chí Hoàn, năm nay đã ngoài 80 tuổi. ông Năm Thôi là người được giao nhiệm vụ gần gũi giúp đỡ ông Bông từ phút đầu tiên tiếp xúc với Việt Minh và sống cùng ông Bông suốt thời gian kháng chiến cho tới ngày hòa bình lập lại tháng 7 năm 1954.
Nhìn hai ông lão ở lứa tuổi trên dưới 80 còn khỏe mạnh, anh em cựu chiến binh Trung đoàn 812 có mặt hôm ấy mừng vui xúc động. Trong niềm vui gặp gỡ chứa chan tình đồng đội năm xưa, ông Năm Thôi kể: "Một hôm, đang ở nhà đồng bào, tôi thấy anh Bông khóc nức nở như một đứa trẻ. Khi được hỏi, anh nói trong nước mắt: "Tôi nhớ mẹ tôi quá…". Không đợi ông Năm Thôi nói dứt lời, ông Bông vui vẻ nhận: "Có, có. Tôi có khóc vì nhớ mẹ quá...". Trong cuộc hội ngộ, ông Bông vô cùng xúc động khi gặp lại ông Tấn, người trực tiếp tiếp đạn trung liên cho ông trong một trận chiến ác liệt cách đây hơn 50 năm...
Không khí sôi nổi của buổi gặp mặt bỗng nhiên trầm xuống khi ban tổ chức công bố quyết định của Hội Cựu chiến binh và Ban liên lạc Cựu chiến binh Trung đoàn 812 tỉnh Bình Thuận tặng Huy hiệu Cựu chiến binh Việt Nam và Kỷ niệm chương của Trung đoàn 812 anh hùng cho đồng chí Nguyễn Văn Bông. Khi chiếc huy hiệu cựu chiến binh Việt Nam được gắn lên ngực, trong niềm xúc động tột cùng, ông Bông đã bật lên lời hô: "Hồ Chí Minh muôn năm" ba lần dõng dạc. Tất cả mọi người có mặt đồng thanh hưởng ứng, làm cho gian phòng trở nên trang nghiêm mà ấm cúng lạ thường.
Lần trước, ông Bông đã trở lại trận địa cũ tìm thi hài người đồng đội quốc tế tự tay ông chôn cất, sau một trận chiến đấu ác liệt hy sinh năm xưa, nhưng vẫn vô vọng. Lần này, ông được thăm lại địa danh sông Lòng Sông (Tuy Phong) nơi mà năm 1946 có một cái đồn lính Pháp, từ đó ông bỏ trốn sang hàng ngũ Việt Minh. Ông còn nhớ rất rõ hình ảnh chiếc cầu dài ở quốc lộ 1, nơi ông đổ quân triển khai vào đồn trú sông Lòng Sông. Đó là chiếc cầu Đại Hòa ngày nay. Cùng với các địa danh khác của đất nước Việt Nam, sông Lòng Sông đã theo ông suốt đời. Việt Nam đã từ lâu trở thành một phần máu thịt của ông. Nỗi nhớ về Việt Nam canh cánh bên lòng, ông nguyện luôn giữ cho mình và mong muốn truyền lại cho con cháu mình để không bao giờ quên cha ông mình đã sống và chiến đấu như thế nào, yêu thương Việt Nam như thế nào, từ đâu có cái tên Nguyễn Văn Bông mà suốt đời ông ghi dấu bên cạnh tên cúng cơm của mình bằng tiếng Hy Lạp Konstantinos Sfltsit Zoglu đáng yêu kia.
Tạm biệt đất nước Việt Nam và những đồng đội năm xưa ông Bông đã gửi một lá thư qua fax tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự đón tiếp trân trọng và thân tình của lãnh đạo tỉnh Bình Thuận, bạn bè đồng đội chung chiến hào xưa đối với vợ chồng ông. Tự hào thật sự mình là một người ngoại quốc hiểu rất rõ Việt Nam, ông viết: "Lịch sử của các bạn, của nhân dân Việt Nam thế giới ai cũng đều biết, nhưng tôi dám nói Bông biết hơn họ, tỉ mỉ hơn họ bởi vì thực tế từng sống cùng anh em, cùng nhân dân Việt Nam ở vào những hoàn cảnh ấy. Cách đây mấy mươi năm trước có một chàng trai người Hy Lạp có góp phần viết nên lịch sử ở trong rừng núi tỉnh Bình Thuận và càng nghĩ đến những ngày ấy càng tự hào...".
Cựu chiến bình Trung đoàn 812 Bình Thuận ghi thêm vào danh sách hội viên của mình một tấm lòng Việt Nam, gốc người Hy Lạp đang sống với con cháu, gia đình nơi một hòn đảo Corpu (Kerkyra) của xứ sở Hy Lạp xa xôi mà gần gũi đáng yêu. Nguyễn Văn Bông, một người bạn của nhân dân Việt Nam đáng trân trọng.
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #8 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2009, 12:34:54 am »

CHAN MUN POY - TRẦN VĂN QUANG
NGUYỄN TƯỜNG VĂN




Trong đoàn quân của Tiểu đoàn hải ngoại Cửu Long 2 từ Thái Lan trở về Nam Bộ chiến đấu giữa năm 1947 có 4 chiến sĩ là du kích người Ma-lai-xi-a. Trong cuộc trường kỳ kháng chiến của nhân dân ta, ba người đã hy sinh trong chiến đấu, nay còn ông Chan Mun Poy cùng gia đình đang sống ở thị xã Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
Chan Mun Poy, sinh năm 1925 tại Xinh-ga-po, quốc tịch gốc Ma-lai-xi-a (lúc bấy giờ Xinh-ga-po còn nằm trong Liên bang Ma-lai-xi-a). Khi Nhật xâm lược Xinh-ga-po, ông đứng trong đội ngũ sinh viên, học sinh kháng Nhật. Năm 1944, ông gia nhập quân đội kháng chiến của Đảng Cộng sản Ma-lai-xi-a. Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng bộ Việt Minh đóng tại Thái Lan, lúc ấy chàng trai Chan Mun Poy vừa tròn 20 tuổi đã xin gia nhập đội tình nguyện quân Ma-lai-xi-a chi viện cho phong trào kháng chiến ở Nam Bộ Việt Nam.
Với tay nghề sửa chữa máy tàu thành thạo, Chan Mun Poy là người đưa các tình nguyện quân Ma-lai-xi-a qua Thái Lan, gặp vị đại diện Xứ ủy Nam Kỳ. Từ đó, Chan Mun Poy được đưa về Chiến khu 2 Mai Ruột đóng trên đất Thái Lan và được đứng trong hàng ngũ Tiểu đoàn chiến sĩ quốc tế Cửu Long 2 của Việt Nam (thường được gọi là tiểu đoàn hải ngoại Cửu Long 2, chỉ huy trưởng là Dương Quang đông-tức Dương Văn Phúc).
Được đứng trong hàng ngũ các chiến sĩ chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược, ông rất tự hào và cảm thấy vinh dự vô cùng. Chiến công đầu tiên của ông là cùng đồng đội vận chuyển an toàn 150 tấn vũ khí đạn dược vượt qua vịnh Thái Lan về Cà Mau để chiến sĩ Việt Minh ta có thêm khí tài chiến đấu. Năm 1947, được đặt chân lên Cà Mau, mảnh đất mà từ đó ông Chan Mun Poy coi là quê hương thứ hai của mình. Năm sau, ông được đặt tên Việt là Trần Văn Quang...
Trong một trận chiến đấu, ông bị thương vì đạn moóc-chi-ê của Pháp. Điều trị xong vết thương, ông lại tiếp tục chiến đấu trên ba tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và Kiên Giang dưới ngọn cờ của Tiểu đoàn quốc tế Cửu Long 2 và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
Vốn là người gốc Hoa nên ông nói thạo tiếng Quan thoại. Ông được đưa về Cam-pu-chia đặc trách Hoa kiều vận từ năm 1949 đến năm 1951. Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, ông về nhận công tác dân vận tại cơ sở xã Phong Bình, huyện Long Mỹ (nay là Phụng Hiệp). Năm 1959 địch tăng cường khủng bố, bắt bớ đàn áp cơ sở cách mạng, ông rút vào cứ, nhận công tác binh vận. Vì ông nói tiếng Việt chưa sõi nên địch cứ tưởng ông là người Triều Châu gốc Hoa - mà người Triều Châu thì chỉ chuyên làm ăn buôn bán, ít hoạt động chính trị - nên địch ít để ý hoạt động của ông. Năm 1964, địch đánh vào căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ tại Phong Bình, ông bị thương khá nặng vào đầu, phải vào bệnh viện điều trị. Năm 1968, ông được giao nhiệm vụ thu thua thuốc men phục vụ cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân. Tiếp tục nhiệm vụ cho đến tháng 4 năm 1975, ông trở về Cần Thơ nhận công tác mới: công tác Hoa vận.
Bằng trái tim nồng nàn yêu Tổ quốc Việt Nam, Chan Mun poy đã cống hiến tuổi trẻ của mình cho sự nghiệp công pháp, chống Mỹ. Tên tuổi của ông đã được ghi vào trang sử vẻ vang của những chiến sĩ quốc tế Tiểu đoàn Cửu Long 2.
Giờ đây, ông đã về hưu sống cùng gia đình, cuộc sống dẫu còn nhiều khó khăn vất vả (nhà đông con, lương hưu thấp) nhưng ông vẫn sống lạc quan, yêu đời với phong thái của một ông già có vầng trán cao, đôi mắt tinh anh và ông rất tự hào vì là một chiến sĩ quốc tế đã góp phần xứng đáng vào cuộc chiến đấu giành độc lập, thống nhất đất nước Việt Nam này.
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #9 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2009, 12:35:39 am »

LÁ THƯ TỪ HY LẠP CỦA NGƯỜI CỰU ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CỘNG SẢN ĐÔNG DƯƠNG
HOÀNG BÍCH




Có một người Hy Lạp đã từng là Anh bộ đội Cụ Hồ, đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương, tham gia chiến đấu cùng với nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp suốt từ đầu đến cuối. Đó la anh Cô-xtat Xa-ran-ti-đi-xơ (Kostas Sarantidis), tức Nguyễn Văn Lập-cái tên Việt Nam anh tự hào mang từ 50 năm nay. Cũng như anh vẫn tự hào là chiến sĩ Liên khu 5, là "một người con của Việt Nam và của Quân đội nhân dân Việt Nam” sống ở nước ngoài.
Hiện nay là đảng viên Đảng Cộng sản Hy Lạp, anh vẫn gắn bó với "Tổ quốc thứ hai" Việt Nam và đã trở lại thăm "quê hương thứ hai" ba lần trong 10 năm qua. Anh đã viết cuốn sách “Một người Hy Lạp giám thị trại tù binh ở miền Nam Việt Nam" để nói lên sự thật về chính sách khoan hồng và nhân đạo của Bác Hồ đối với tù binh, mà anh là người trực tiếp thi hành ở đây và để vạch mặt bọn đế quốc Pháp và Mỹ trong việc bôi nhọ chinh sách của Việt Nam đối với tù binh, như anh nói.
Trong lá thư đề ngày 25 tháng 4 năm 1996, anh viết cho tôi tử thủ đô A-ten, Hy Lạp:
“Đồng chí đã cho tôi hay tin về việc tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh cho toàn ngành binh-địeh vận, vì những công lao to lớn mà chúng ta đã đóng góp trong những năm kháng chiến, làm cho tôi ứa nước mắt và lại nhớ đồng chí cố đại tá Lê Hòa năm 1946 - 1947 cùng nhau làm công tác địch vận tại Phai-phô (Hội An) vào trong lòng quân thù để tuyên truyền..." (nguyên văn tiếng Việt trong thư).
Nhớ lại những ngày mới "bước chân theo quân đội Cụ Hồ” anh viết tiếp: "Và tôi không làm sao cầm được những giọt nước mắt khi nhớ lại ngày đó (là ngày 4 tháng 6 năm 194C)) tôi cùng người bạn Tây Ban Nha và anh Lê Trung Biển cùng 25 tù nhân trốn, 2 giờ sáng đi tìm "Tổ" của những người du kích Việt Minh chi đội 1 do đồng chí Dân chỉ huy..." (nguyên y ăn trong thư).
Cô-xtat Xa-ran-ti-đi-xơ Nguyễn Văn Lập vào lê dương Pháp tháng 8 năm 1945, được đưa đến Sài Gòn tháng 2 năm 1946 nói là "để tước vũ khí quân Nhật". Chỉ sau 4 tháng ở Sài Gòn, Đà Lạt, Phan Rang và nhất là ở Phan Thiết, anh đã thấy tận mắt những tội ác của quân Pháp đối với nhân dân ta.
Sau này nhớ lại, anh đã viết: "Tuy mới 18 tuổi đời, chưa biết gi nhiều về cuộc sống và về chính trị, nhưng với truyền thống yêu tự do của người dân Hy Lạp đã từng phải sống 400 năm dưới ách đô hộ quân Thổ Nhĩ Kỳ, sau nhiều đêm mất ăn mất ngủ, tôi quyết định bỏ bọn cướp này để đi theo Việt Minh, mặc dù chúng tôi chưa hiểu Việt Minh là thế nào...".
Anh trở thành "Bộ đội Cụ Hồ" ở Mũi Né, Phan Thiết, rồi tham gia chiến đấu ở Liên khu 5, từ chiến sĩ trở thành trung đội trưởng, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, rồi làm giám thị trại tù binh Âu - Phi số 3 ở Quảng Nghi cho đến khi trao trả tù binh ở Quy Nhơn năm 1954. Tập kết ra miền Bắc, anh công tác một thời gian ở sân bay Gia Lâm rồi được chuyển ngành về Nhà máy in Tiến Bộ, rồi Xưởng phim truyện, mỏ thiếc Tĩnh Túc - Cao Bằng, mỏ than Na Dương - Lạng Sơn... Năm 1965 anh được phép trở về quê hương cùng vợ và hai con.
Hơn 50 năm đã qua kể từ ngày 4 tháng 6 năm 1946, bước ngoặt quyết định trong cuộc đời anh. Cô-xtat vẫn nhớ những người chỉ huy đầu tiên của anh như các đồng chí Đàm Quang Trung, Lư Giang... và nhất là đồng chí Lê Hòa người đảng viên, cán bộ địch vận đã trực tiếp dìu dắt anh "trong những bước đầu tiên đi theo cách mạng Việt Nam” như anh nói.
Vào dịp kỷ niệm 50 năm Cách mạng tháng Tám và thành lập nước Việt Nam, anh cùng vợ là chị Đỗ Thị Chung trở lại Việt Nam lần thứ ba, với nguyện vọng được tham dự ngày lễ trọng đại này như một cựu chiến binh, chiến sĩ quốc tế đã tham gia kháng chiến và công tác gần 20 năm ở Việt Nam. Tiếc rằng anh không đạt được như ý muốn, đành mua cuốn băng vi-đê-ô ghi toàn bộ buổi lễ mang về nước để khi nhớ Việt Nam thì lại giở ra xem.
Người lính Cụ Hồ, đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương năm xưa, cựu chiến binh địch vận trên đất Hy Lạp, sắp bước vào tuổi "cổ lai hy", vẫn trung thành vời lý tưởng cộng sản và tấm lòng của anh đối với Việt Nam vẫn trong sáng như xưa: "Đến năm 2000, nếu còn sống và khỏe mạnh, chúng tôi sẽ lại về thăm Việt Nam lần nữa".

Logged
Trang: 1 2 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM