Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:37:08 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đồng bằng và chiến sỹ  (Đọc 12855 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ThanhBinh
Thành viên
*
Bài viết: 59


« vào lúc: 06 Tháng Năm, 2009, 02:56:00 am »

Đồng bằng và chiến sĩ

Tác giả: Lê Lựu

In trong tập „Lê Lựu tạp văn“

Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2002


I-   Ý nghĩ tản mạn:
Có một chiến sỹ ngồi bên cô gái ở quán nước mía trên đường Hai Bà Trưng thành phố Hồ Chí Minh. Anh ta ép cô cùng mình uống hết ly thứ ba. Cô bé kêu lên và đặt ly nước xuống. Người chiến sĩ chậm chạp nhấp nhấp từng giọt, cô gái đưa mắt nhìn anh và cười một mình.
-   Dừng lại để em vợi sang cho bằng nhau rồi chạm ly nghe!
Anh chiến sĩ ngoan ngoãn làm theo.
-   Uống một hơi cho đã. Ly này em uống giùm anh, đến khi nào đó thiếu nước nhớ là đã có ly nước mía nơi em. Mà anh bảo đơn vị đang đào kênh sao lại thiếu nước?
-   Đào kênh giữa vùng đồng ngập nước nhưng nhìn những giọt nước rơi, xót như nhìn giọt nước mắt đó, em.
-   Trời đất! Anh vẫn chưa kể cho em nghe vì sao lại thế.
-   Để rồi các nhà văn, nhà báo họ kể. Mà lúc này họ còn ở tận đẩu tận đâu ấy, chắc rồi sau này đọc các báo cáo họ sẽ tán ra. Như thế có khi còn hay hơn anh kể.
-   Em muốn nghe tâm sự thật kia. Trời ơi, hồi này anh hay lý sự quá à!
Nghe những câu đối thoại từ bàn bên ấy, tôi đoán anh chiến sĩ đã cùng đơn vị vào khu „tứ giác chua“ từ những ngày đầu tiên.
Bắt gặp sự tình cờ thú vị này khiến tôi nhớ lại cái buổi chiều chính ủy binh đoàn tiếp tôi, một sỹ quan xin phép cắt ngang để trao cho ông một bức điện thượng khẩn. Nét mặt chính ủy trầm lặng theo từng hàng chữ. Đoạn ông ngẩng lên bảo tôi:
-   Trong lúc chúng ta được uống nước ngọt ở đây thì tại đó các chiến sĩ phải uống nước chua „đi“ hàng loạt. Sư đoàn đề nghị khẩn cấp cho hoàn chỉnh hệ thống đường ống để cấp cứu nước. Khất nhà báo bữa khác ta lại làm việc tiếp.
Đó là cái khái niệm đầu tiên vừa cấp thiết vừa mơ hồ hiện lên trong tôi về một vùng đồng bằng mênh mông nước mà lại thiếu nước.
Vùng đó chỉ cách Sài Gòn 400 ki lô mét, nằm giữa Rạch Giá – Long Xuyên – Châu Đốc – Hà Tiên, từ xưa chưa hề có bước chân khai phá. Nói đúng ra là có, thời nào cũng có, nhưng chưa thời nào đưa người đến trụ lại ở đây được.
Ngày thứ tư lại hoãn. Tôi được Cục chính trị báo sang nghe tình hình mới. Từ trạm thường trực (Tổng cục Chính trị) đến binh đoàn chỉ hơn ba trăm mét mà tôi không dám ngủ trưa. „Đúng một giờ chiều có mặt. Bộ tư lệnh chỉ phổ biến từ cán bộ cấp tá và thủ trưởng các phòng trong cơ quan…“. Tất cả đều đến sớm trước giờ qui định. Anh sĩ quan tham mưu căng bức bản đồ lớn phủ kín chiếc bảng. Chắc là tình hình chiến sự. Nhưng chiến sự xảy ra ở đâu và nó đã tác động đến công việc của chúng ta như thế nào? Sự im lặng kéo dài để chờ đợi những câu giải đáp của đại tá chính ủy. Ông bước vào và đi một mạch đến bên tấm bản đồi. Thói quen, khi có việc gấp và quan trọng, ông đi hơi cúi mái tóc cắt cao về phía trước, hay mở đầu công việc bằng tiếng cười. Nhưng bữa nay ông mở cặp, lấy sổ rồi nhìn vào đó nói gần như đọc những số liệu ông đã ghi sẵn. Các cán bộ đã mang kính, chăm chú ghi chép,. Cử chỉ của đại tá đã truyền đến mọi người sự khác thường của một tình hình mới mẻ và khẩn trương. Tôi cũng vội vã ghi vào cuốn nhật ký của mình những chi tiết cần thiết.
„Sở chỉ huy cơ bản của Sư đoàn 150 – Sư đoàn trên đồng bằng tứ giác – đang bị uy hiếp. Một sư đoàn thiếu của bọn phản động Cam-pu-chia đã lấn chiếm 10 xã của huyện Bảy Núi. Bọn tàn quân ở các vùng xung quanh sở chỉ huy Sư đoàn đang hoạt động mạnh, phối hợp với bọn lấn chiếm, quyết tâm trong tháng năm chiếm toàn huyện Bảy Núi, lấy chỗ trụ lan lấn sang huyện khác và phong tỏa khu vực đồng bằng tứ giác. Lực lượng sở chỉ huy cơ bản của Sư đoàn 150 còn một phân đội bộ binh thiếu, một số trợ lý các phòng ban, lái xe, thủ kho, anh nuôi, y tá…. Tổng cộng chưa đầy một trăm người. Họ đang triển khai chiến đấu và đã hợp đồng phương án tác chiến với bộ đội địa phương huyện và du kích xã. Tiểu đoàn 6 của Trung đoàn 70 và tiểu đoàn 2 của trung đoàn 71 mới đi chiến đấu về, vừa nhận nhiệm vụ thi công đã được lệnh của Sư đoàn tranh thủ ngày nắng tăng năng suất và sẵn sàng đi chiến đấu“.
-   Tình hình nội bộ có vậy. Chờ theo dõi thêm. Ông đứng dậy cầm cây gậy chỉ lên tấm bản đồ Việt Nam mà anh sĩ quan tham mưu căng lên lúc nãy. Chiếc gậy trong tay đại tá vẽ lên đường kẻ biên giới và chốc chốc dừng lại đạp bồm bộp rồi gần như cắm nó vào đấy. Ông quay ra giải thích về những sự kiện đã và sẽ xảy ra ở các vùng Đông, Tây, Nam, Bắc. Mảnh đất nào của Tổ quốc cũng không thể bình yên. Vẫn là sự cảnh giác luôn luôn của người lính, là tư thế sẵn sàng chiến đấu với kẻ thù từ bất cứ hướng nào tới, mà sao lúc này tôi thấy ngỡ ngàng quá, sững sờ đến ngờ vực. Nhưng sự thật đã xảy ra. Kẻ thù thâm độc và ngu xuẩn nào lại xuất hiện ở những mảnh đất vốn là nơi xum họp yên ả ấy. Trong tiềm thức sâu xa của chúng ta vẫn nuôi dưỡng một cách sống, một đạo lý làm người: thủy chung và nhân hậu. Thế mà kẻ thù lại ngang nhiên chà đạp lên sự thủy chung, nhân hậu đó.
Tối hôm ấy, tôi đứng ngồi không yên, đành đi bộ ra đường. Thành phố này vẫy ầm ã một cách thản nhiên. Vô tình với những gì đang xảy ra ở biên giới, nơi bọn phản động Cam-pu-chia đang định xâu xé chúng ta? Nỗi băn khoăn và sự ngờ vực của tôi về thành phố mình đang ở thực sự trở thành sai lầm khi tôi gặp đại tá chính ủy binh đoàn vào sáng hôm sau.
-   Báo cáo thủ trưởng có phải do tình hình mới nên chuyến đi đồng bằng bị hoãn lại nhiều lần?
-   Một phần do tình hình, nhưng chủ yếu là chúng tôi phải bàn cách giải quyết để đảm bảo cho „nó“ hoàn thành nhiệm vụ.
-   Có khả năng nhiệm vụ làm kênh của sư đoàn sẽ thay đổi không ạ?
-   Ý anh muốn nói trong tình hình mới này có thể sư đoàn 150 sẽ đình việc đào kênh hoặc giao công việc đó cho thanh niên xung phong và lực lượng nông trường của địa phương chư gì? Ờ, ý kiến đó cũng hay. „Hay“ ở chỗ nó nhậy bén thực hiện âm mưu của kẻ địch một cách thành thật – ông cười rất vui và vỗ vai tôi – Xin lỗi, vì chỗ quen biết cũ mình mới sỗ sàng. Nhưng thực nghiêm chỉnh mà nói, thì ý kẻ địch muốn chúng ta bỏ dở công việc cải tạo, kiến thiết, xây dựng và đẩy mạnh sản xuất hiện nay. Nhưng chúng ta không cần có sự thay đổi nào và chưa cần thiết phải thay đổi gì trong nhiệm vụ của mỗi đơn vị. Ngay trong đời sống bình thường của mỗi người dân, bọn chúng cố tạo ra sự xáo động không bình thường, nhưng chắc anh nhận thức nơi chúng ta đang ở không có mảy may gì chứng tỏ đời sống nhân dân bị xáo động. Chúng ta sẵn sàng đối phó với tất cả những gì có thể xảy ra và vẫn đẩy mạnh tốc độc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tôi nói với anh những lời khô khan ấy, nhưng không có cách nào nói khác được. Riêng việc làm của sư đoàn 150 mai kia anh sẽ thấy đó không phải là việc đơn thuần của những người đi làm thủy lợi. Cả một sự đoàn đứng đấy kẻ địch có thể bỏ qua được sao? Mà đâu chỉ đào mai, vác đất, nó còn phải giải đáp cho việc câu hỏi mà hàng nghìn năm nay đã có vài nước tư bản đến đó. Hàng chục nhà tư sản kếch xù đến đó nhưng họ đều lắc đầu bỏ đi. Câu hỏi vẫn còn lại: „Cả cánh đồng hàng vạn héc ta chua phèn ấy, liệu có thể làm lúa được không? Liệu con người có trụ lại ở đó được không?“. Những cán bộ và chiến sĩ sư đoàn 150 đang vật lộn để tìm ra câu giải đáp đó. Chắc anh nóng ruột quá phải không? Ngày mai ta đi thôi. Đúng 5 giờ mời anh sang đây. Chúng ta sẽ có dịp làm quen với vùng tứ giác ấy.

Tôi bắt đầu chuyến đi, còn bộ đội sư đoàn 150 đã trải qua hai tháng ở vùng đó rồi
Mãi hai giờ chiều, hai chiếc xe con đưa đoàn cán bộ binh đoàn xuống đồng bằng mới bắt đầu xuất phát. Đoàn gồm có đại tá chính ủy, các trưởng phòng công trình, hậu cần, tham mưu và kế hoạch, v.v… Tất cả đều đến đó xem xét lại việc ăn ở, tắm giặt, thời tiết, sức khỏe…. Nắm chắc những cái đó mới có thể nói đến năng suất, đến tiến độ thi công và biết Sư đoàn có thể trụ lại ở đó được bao lâu…
Cũng như mọi buổi chiều, Sài Gòn mưa không cần duyên cớ và ngay từ phút đầu đã tầm tã khiến chiếc xe mui bạt của chúng tôi thũng xuống, nước rót theo những lỗ thủng ướt đầm vai áo cả ba người ngồi hàng dưới. Anh nào cũng phải giở áo mưa trùm lên đầu, ôm ba lô, túi xách vào lòng, ngồi thu lu như ngồi trú mưa ở một quán nhỏ. Mưa hào phóng cho tới khi xe đến thị xã Long An mới ngớt và tạnh hẳn. Từ đây sự phong phú của đồng bằng mới hiện ra xanh hun hút trước mũi xe, và nếu vì lý do nào đấy xe phải dừng lại thì lập tức hàng chục người từ đâu lao tới, nào mẹt, rổ, rá đầy những mụng mận (ở Bắc gọi là quả doi) những mít, dứa đã bổ sẵn và xoài, ổi, mãng cầu, bắp luộc… Chỉ cần trong túi có dăm đồng là được ăn mận, ăn mít, ăn ổi ngán đến chân răng. Còn ở những vườn cây hai bên đường cứ lủng cũng những trái xanh, trái chín vít cành trĩu nặng trông như sắp sửa gãy. Sự trù phú trải qua ngồn ngộn hàng trăm cây số. Màu xanh mỡ màng, mênh mang của ấm no đến tận Cần Thơ, tận Long Xuyên, Rạch Giá. Nhìn theo đồng bằng vừa sung sướng vừa băn khoăn bởi những chòm ấp, những xã, huyện chỉ xếp thành một hàng dọc quay mặt ra đường, với những ngôi nhà tạm bợ lợp cỏ, lợp lá hoặc sang hơn một chút, lợp tôn nhưng tất cả đều lụp xụp, tù túng, ẩm tối và bừa bộn. Hàng nghìn năm, những kẻ cướp nước và bán nước cố duy trì nếp sống đó để tách biệt giữa thành thị và nông thôn, tạo ở đây một thói quen tạm bợ.
Chúng tôi nghỉ ở một khách sạn tại bến Ninh Kiều thành phố Cần Thơ. Gió từ dòng sông Hậu ùa vào căn phòng xinh xắn trên lầu ba, nơi tôi và Thanh Tùng trợ lý tuyên huấn của binh đoàn nghỉ. Sau trận mưa, thành phố Cần Thơ như tươi trẻ hẳn lại. Những làng mạc bên kia, những tàu xuồng trên sông đều bảnh bao. Còn dòng nước thì đang cuồn cuộn chảy trong ngầu đục. Trước mặt chúng tôi là ngôi nhà „Điểm tâm giải khát“ được làm trên những phao thuyền. Hai cô gái chừng trên dưới hai mươi tuổi, ngồi tựa lưng vào ghế đá trên bờ. Họ nhìn xung quanh rồi mởi cặp da lấy bắp luộc ngồi ăn. Có lẽ họ là nữ sinh của trường đại học nào vừa ở giảng đường ra, ăn bắp là cái cớ ngồi với nhau nhìn ngắm dòng sống, những con thuyền, những làng mạc đã lẫn trong màn đêm. Đường bờ sông đông vui và yên ả. Ai đã gọi thành phố này là Tây Đô? Tôi thấy ở đây trang nhã và quyến rũ, nó sang trọng mà thật từ tốn dịu dàng.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Ba, 2021, 11:43:57 am gửi bởi ptlinh » Logged
ThanhBinh
Thành viên
*
Bài viết: 59


« Trả lời #1 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2009, 02:57:01 am »

Còn bận không đấy? Ông định „moi“ gì ở tôi, ta tranh thủ nhé. Sáng mai đi sớm.
   Đang ăn cơm, chính ủy bảo tôi thế. Chúng tôi là khách đến muộn, phải nấu thêm cơm, mãi hơn tám giờ tối mới ăn. Tôi biết chính ủy mệt, nhưng còn gì quí hơn là được ông dành thời gian rất hiếm để làm việc. Tất nhiên tôi rất cảm ơn ông về sự gợi ý này. Vẫn là một thói quen hành động sôi nổi như xưa, tính tình vẫn trẻ trung và gần gụi như xưa. Bao giờ gặp ông, tôi cũng nhớ đến lần đầu tiên xảy ra một cuộc đối thoại giữa tôi và ông mười bốn năm trước. Đó là một ngày chủ nhật mưa rất to, tôi là phóng viên của một tờ báo quân khu đồng bằng. Chúng tôi phải làm liên tục cả sáu ngày đêm trong một tuần để kịp cho số báo sau. Chỉ có tối thứ bảy và ngày chủ nhật mới có dịp đóng chặt cửa tập viết – viết truyện ngắn. Đã thức hết đêm thứ bảy và ngày chủ nhật, đang vô cùng đau khổ „đánh vật“ với „tư tưởng nhân vật“ thì có tiếng gõ cửa. Tôi bực mình, vì dòng suy nghĩ bị nghẽn, cái cảm xúc dạt dào bị dứt. Người ở phía ngoài, sau rất lâu im lặng lại gõ tiếp. Lần này lấy tay xoa nắm đấm và đập đập vào cửa kính. Miễn cưỡng tôi phải đứng dậy. Đầu tiên tôi ném cái nhìn bực dọc qua khe cửa hé mở. Ông ta niềm nở tủm tỉm cười nhìn lại. Với dáng người chắc khỏe, nước da hồng một cách đặc biệt, mái tóc cắt cao và mặc bộ quân phục nhuộm xanh, trông ông mới khoảng trên 40 tuổi gì đó. Tôi hỏi lạnh nhạt:
-   Đồng chí cần gì cơ?
-   Xin lỗi nếu làm phiền cậu
-   Đồng chí ở đâu?
-   Mình mới được trên điều động về đây, muốn mượn ít báo của các đồng chí xem một chút.
-   Muốn đọc báo à? Xin mời đồng chí lên thư viện.
-   Giờ này họ nghỉ, còn ở đây có cặp báo lưu, cho mình mượn xem qua.
-   Đấy, đồng chí lấy đi chỗ khác đọc rồi nhớ mang trả nhé.
-   Nhất trí, tôi xin chấp hành đúng mệnh lệnh của „ông“.
„Quấy rầy mất thời gian“ tôi ca cẩm khi ông vừa quay đi nhưng chắc còn nghe rõ.
Ngày hôm sau, lúc chào cờ buổi sáng, cục trưởng giới thiệu đồng chí Thượng tá mới về làm cục phó cục chính trị quân khu. Tôi nhận ra chính là người đã đến „quấy rầy“ tôi hôm qua. Sáu năm sau, tôi lại gặp ông „bám trụ“ ở Trường Sơn. Và khi bắt tay vào việc xây dựng lại đất nước, ông ra đi với nhiệm vụ chính ủy binh đoàn cải tạo đồng bằng Nam bộ. Ông nói về chuyến đi xa như thế này: „… Hôm ấy là hai mươi chín tết Nguyên đán. Tôi đi vào buổi trưa. Nghỉ hai ngày rưỡi nhưng thật sự ở nhà cộng lại được hơn một ngày. Một ngày đi chào hỏi bà con, giải quyết nốt số việc ở đơn vị cũ do các đồng chí trợ lý đến tận nhà trao đổi. Rồi bàn kế hoạch với một đồng chí trong bộ tư lệnh đơn vị mới để đồng chí đó đi trước triển khai; nghe mẹ cháu kể về việc kiếm rau, đong cám nuôi lợn và góp ý với thằng con út dựng thêm cái chái nhà là „góc học tập“ của nó. Khi tôi vừa lên xe thì con cháu lớn học trường sư phạm ở tỉnh về nghỉ tết. Nó vứt ba lô, túi xách chạy ra nhào hẳn vào trong xe khóc. „Sao bố không ở nhà ăn tết với mẹ con chúng con?“. Tôi phải làm ra vẻ bực: „con nhớn rồi mà chả hiểu gì cả. Là bộ đội mà khi có nhiệm vụ lại xin ở nhà ăn tết với vợ con thì còn ra gì nữa“. „Bố đi suốt ba mươi năm chả nhẽ không xin phép được một lần ăn tết với mẹ con con ư?...“. „Hừ cái con bé này, lớn xác thế mà vẫn như trẻ con. Hay khóc thế mai kia ra trường day học rồi cũng cứ sụt sịt như vậy à? Thôi để bố đi kẻo muộn“. Khi con gái ra khỏi xe, tôi ngước lên bắt gặp cái nhìn của mẹ nó như một lời trách“.
„Đã có hàng trăm lần chia tay vợ con nhưng chưa bao giờ tôi băn khoăn khó xử như lần này. Rồi suốt đoạn đường từ quê ra sân bay Gia Lâm, lòng cứ luẩn quẩn với câu nói của con bé lớn và cái nhìn của „bà ấy“. Tôi tự hỏi làm sao những lần trước mình đi thấy nhẹ nhõm và mọi người không đến nỗi bịn rịn như thế. Có lẽ là do „quan niệm“ ông ạ. Nghĩ rằng bây giờ yên ổn rồi mà mình có phải thuộc đơn vị đi chiến đấu đâu. Đi làm kinh tế cũng như bà ấy ở nhà đi làm ruộng thì sao ngày tết, ngày nhật không nghỉ lấy được một buổi! Thế mới biết cái trọng lượng ở phía sau cũng lớn đấy chứ bỡn đâu. Cứ từ mình mà suy thì thấy anh em cán bộ, chiến sĩ của chúng ta đi xa biền biệt trong giai đoạn này và sựu chịu đựng của những người ở phía sau đang khâm phục vô cùng. Cái đó có thể là sự gợi ý để khi đến sư đoàn „ông“ sẽ tìm hiểu anh em, còn tôi, không còn kỷ niệm nào riêng nữa, không làm thỏa mãn yêu cầu của „ông“ đâu. Nhất trí với nhau thế nhá.
Bây giờ tôi nói với „ông“ về công việc. Khi tôi vào đến cơ quan binh đoàn bộ thì các cục, phòng và ngay cả bộ tư lệnh mới đang hình thành „khung“. Cán bộ ở khắp các chiến trường, các đơn vị quân binh chủng nhận lệnh điều động đang trên đường hoặc mới tới đơn vị. Vừa „thu quân“ tổ chức đơn vị, vừa phải nhanh chóng chỉ đạo các đơn vị bắt tay vào nhiệm vụ. Theo sự phân công trong bộ tư lệnh, tôi xuống sư đoàn 150 là sư đoàn có trách nhiệm cải tạo khu „tứ giác chua“ thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Trong những ngày tết, tôi và anh Ất sư đoàn trưởng chống gậy đi giữa cánh đồng mênh mông đó để tìm hiểu tình hình. Ngày mai ta đi, chỉ chiều mai là có thể gặp họ. Ở đấy „ông“ xem bản đồ để „ông“ có khái niệm, rồi mai, từ ngày mai trở đi, mấy tháng trời „ông“ sẽ hiểu được sâu sắc trong công việc đơn giản: cải tạo đất ở đây là thế nào? Nhất trí như thế không?“
Ông thường kết thúc câu chuyện đột ngột bằng một câu hỏi như vậy.
Tất nhiên tôi phải chấp nhận vì ông đã lấy tấm bản đồ trong cặp trải ra và không cần đợi tôi có đồng ý hay không, ông đã kéo tôi lại, cùng phục xuống bàn rồi theo những gạch xanh đỏ chằng chịt. Ở nơi đó hàng vạn con người đang tìm những câu giải đáp mà chính ủy vừa nêu ra. Ngày mai tôi sẽ đến với họ. Bỗng nhiên sự sôi nổi của chính ủy như đã truyền vào tôi niềm háo hức chờ đợi.
Chúng tôi đi từ rất sớm, bầu trời xanh dịu bao la và mặt đất cũng bao la một mầu xanh tha thiết của những vườn xoài cứ trải ra những tưởng xe chạy mãi không đến nơi tận cùng của màu xanh. Những ngôi nhà vẫn thành hàng dọc như thế hàng nghìn năm nay. Thực ra nó chỉ là những túp lều.
Chỉ đến Rạch Sỏi bông nhiên hai bên đường đỏ ối. Người ta phơi tôm nõn như ở miền Bắc phơi ngô, phơi thóc. Mà ở miền Bắc có phơi ngô phơi thóc cũng không nhiều và rải dài mặt đường như ở đây. Rất nhiều quán nước mía, cà phê sữa, hàng bún giò heo, chè đậu đá, bánh mướt trộn giá sống và thịt… Chỗ nào cũng thấy đàn ông, đàn bà ngồi ăn uống, hút thuốc và bán đồ vặt. Người đồng bằng làm việc nhàn nhã cũng như sự trù phú nhàn nhã của đồng bằng… Qua Rạch Giá bảy cây số có những dãy nhà phơi ra nắng, chỉ lác đác cây xanh. Dưới sông dòng nước vẫn đục bởi những đàn vịt hàng nghìn con nhào ngụp hoặc rỉa lông cánh ngồn ngộn hai bờ. Những cánh đồng đen kịt đã hiện ra. Những nơi chúng tôi sẽ đến còn phải đi vài chục cây số nữa. Phải qua Tri Tôn, Kiên Giang (cũng có một Tri Tôn của An Giang là điểm tiếp xúc với vùng tứ giác) đến cầu Luỳnh Quỳnh mới bắt gặp vùng đồng bằng rộng lớn đó.
Mấy hôm trước khi tôi rời Hà Nội, đại tá Nguyễn Quang Vân chủ nhiệm Cục chính trị tổng cục xây dựng kinh tế dặn: „cậu đi lần này cố gắng viết cái gì mới về đồng bằng“. Người cán bộ lãnh đạo rất nhân hậu và sâu sắc ấy muốn đòi hỏi những trang viết của tôi, trong hoàn cảnh mới này, làm sao phải khắc họa cho được, phản ánh cho được những hình ảnh cao đẹp về người chiến sĩ ở vùng đồng bằng lớn này nằm ngay vạch biên giới, mà bọn phản động Cam-pu-chia đang tạo nên một biên giới thù địch. Đại tá Nguyễn Quang Vân là thủ trưởng cũ của tôi. Từng ở với ông mười lăm năm liền, tôi hiểu con người trầm tĩnh này, đã nói là làm. Có nghĩa lời nói đó của ông không phải là chỉ nói cho qua chuyện. Tôi nhớ, có lần cậu cần vụ của ông nhận được thư người yêu. Chẳng biết cô ta nghe ai mà thư toàn có trách móc, đay nghiến ghép cho cậu chàng rất nhiều tội. Cậu ta bỏ cơm chiều nằm trằn trọc tới một giờ khuya. Làm việc xong ông hỏi: „cậu vẫn chưa ngủ được à?“. „Tôi ức ghê lắm. Không biết có kẻ nào xấu hoặc cô ta muốn thay lòng đổi dạ mà đặt điều cho tôi như thế“. „Cậu nghĩ vặt như trẻ con. Thôi ngủ đi, chuyện đó rồi dần dần sẽ rõ. Mình là người tốt, lo gì!“. Nói rồi ông lại khêu go ngọn đèn ngồi ngẫm nghĩ. Đêm đó, ông thức trắng viết bức thư dài hàng chục trang cho cô bạn gái của người cần vụ. Năm năm sau, khi người cần vụ và cô gái ấy thành vợ chồng và có đứa con trai, họ vẫn trân trọng giữ lá thư của ông! Sự nhân hậu, đức độ ấy cứ lặng lẽ mà lớn, lặng lẽ mà hằn sâu trong lòng những cán bộ chiến sĩ quanh ông. Cũng giống như khi tôi lên đường, ông lặng lẽ đưa tút thuốc lá thơm, tôi hiểu ông, lặng lẽ cầm lấy, không cần nói lời cảm ơn màu mè mà cũng không được phép từ chối. Vậy cớ sao một lời dặn, một sự mong muốn của ông về những trang viết sắp tới của tôi về vùng đồng bằng này lại không được. Lời dặn của ông đã thực sự trở thành ý nghĩa xuyên suốt của tôi trên chặng đường ba nghìn ki lô mét. Bây giờ đến đứng giữa cầu Luỳnh Quỳnh này tự nhiên một ý nghĩ lấp lóe trong tôi: có thể chỗ này, ngay chỗ đầu cầu này chúng ta dựng một tượng đài, một chân dung chiến sĩ cao 50 mét. Với độ cao ấy có thể thấy điểm tiếp giáp của đồng bằng với chân trời. Chỉ nhìn thấy chân trời mờ xanh ở chiều ngang, còn chiều dài của đồng bằng thì không độ cao nào có thể nhìn thấy bằng mắt thường được. Thật là vô lý nếu chúng ta bỏ trống một vùng đồng bằng, mênh mông phẳng lỳ như trải chiếu hàng nghìn ki lô mét vuông. Nhưng thực tế, sự vô lý ấy đã tồn tại hàng trăm năm rồi. Hàng nghìn năm đất nước đói khổ và chật hẹp mà vùng đồng bằng „trải chiếu“ hàng nghìn ki lô mét vuông lại không một bóng người sinh sống, không một đám lúa lên xanh.
Từ sau ngày giải phóng miền Nam, bọn tàn quân ngụy có nhiều nợ máu đã lẩn trốn ở vùng đồng bằng này và tổ chức chống đối cách mạng. Bọn phản động Camp-pu-chia cũng lợi dụng vùng mênh mông, vắng vẻ đó lấn chiếm, giết hại hàng mấy ngàn người ở các vùng Bảy Núi, Châu Đốc (An Giang), Hà Tiên, Kiên Lương (Kiên Giang).

Vậy người chiến sĩ Ở Trường Sơn. dằng dặc hàng chục năm đánh Mỹ bây giờ xuống vùng đồng bằng rộng lớn này họ suy nghĩ và hành động thế nào? Kẻ thù của họ hôm nay không chỉ là những tên xâm lấn từ bên kia biên giới tràn sang mà có thêm kẻ thù mới ẩn náu hàng nghìn năm, đó là sự nghèo nàn lạc hậu, sự hoang phí hết sức vô lý mà bao nhiêu kẻ thống trị từ xưa đến nay hoặc bỏ qua hoặc bất lực. Hôm nay họ vừa phải đánh kẻ địch lấn chiếm giữ vững mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc vừa phải cải tạo đồng bằng chua phèn bắt nó phải nhả ra lúa gạo. Ở đâu còn phân vân giữa công việc xây dựng đất nước và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc thì hãy đến đây, nơi tiểu đoàn 2 (của đoàn 71) và tiểu đoàn 5 (của đoàn 70) vừa đánh lui hàng trung đoàn của bọn phản động Cam-pu-chia ngày hôm trước, thì chiều ngày hôm sau họ đã nhận phần đất để bảo đảm tiến bộ thi công của toàn sư đoàn. Bằng bất cứ giá nào cũng phải thông kênh H9, con kênh đầu tiên đưa nước ngọt vào đồng bằng, tạo nên niềm hy vọng và quyết tâm vững chắc. Có nước ngọt, bộ đội nhất định trụ được lâu dài ở đây. Những người đầu tiên chúng tôi gặp là các chiến sĩ tiểu đoàn 5 đi chiến đấu từ đầu tháng mười hai năm ngoái vừa trở về nhận nhiệm vụ đào kênh. Chúng tôi gặp các chiến sĩ đó vào buổi chiều. Đã có một bài hát nào đấy rằng: "Ta đi trong nắng sớm chiều mưa". Phải chăng bài ca đó nói về vùng đồng bằng này? Buổi sáng nắng thật dữ dội và buổi chiều mưa cũng thật hào phóng. Cái quy luật nắng và mưa ấy không biết thiên nhiên có ý định gì phân biệt giữa hai nhiệm vụ của trời đất không? Nhưng những người chiến sĩ của sư đoàn hàng ngày đều có hai nhiệm vụ rõ ràng: đào kênh từ sáu giờ sáng đến hai giờ chiều. Ăn cơm và nghỉ ngơi ít phút, tập bắn súng, kỹ thuật, chiến thuật, chiến đấu, lau chùi vũ khí đánh giặc, vũ khí đào kênh, nghe tình hình địch và thời tiết ngày hôm sau, để sắp đặt công việc. Khi sáng ra sẽ đào kênh hay truy quét bọn tàn quân địch, học cách đánh giặc, hay học cách cắt kéo, đào mương bốc đất, bảo đảm năng xuất cao.
Anh chiến sĩ đầu tiên của tiểu đoàn 5 tôi gặp trong buổi chiều mưa này là tay cắt kéo nổi tiếng của trung đoàn. Anh đang làm một loạt dây kéo và kể truyện tôi nghe. Cái câu chuyện đầu tiên đã cho tôi một khái niệm, một sự lóe sáng về chân dung của người chiến sĩ ở đồng bằng hôm nay. Giá như có một anh họa sĩ, một tập thể các hoạ sĩ làm tượng, họ có thể dựng nhóm tượng đài về người chiến sĩ đánh giặc và lao động, cái hình ảnh vô cùng mới mẻ của người chiến sĩ, của đất nước chúng ta trong những năm tháng này.
Logged
ThanhBinh
Thành viên
*
Bài viết: 59


« Trả lời #2 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2009, 02:57:51 am »

II-   Gặp nhân vật không có trong dự kiến:

Trung đoàn phó trung đoàn 70 về bên kia kênh gọi điện thoại hỏi ban hậu cần sư đoàn. Chiếc xuồng của trung đoàn đi nhận „căng tin" trên ấy vẫn chưa về nếu đợi, phải mất ba giờ nữa, còn chiếc xuồng đang chữa trong tầm tã mưa chiều nay cũng không còn hy vọng nhiều. Đã mấy lần chính ủy đề nghị đi bộ nhưng chủ nhiệm hậu cần và cục phó công trình binh đoàn đi theo ông đều không đồng ý vì: đường lội, xa hơn mười cây số, trời sắp tối và còn mưa to. Chính ủy sốt ruột chạy từ lán ra bờ sông đứng nhìn các chiến sĩ sửa máy. Trung đoàn phó sang báo cáo: „Trên sư đoàn định cho thuyền đi đón, xin ý kiến của chính ủy". Ông cười vui vẻ:
Anh nói lại giúp là tối nay tôi ở lại đây làm việc với các anh. Sáng mai, có gì sẽ đề nghị sư đoàn. Nhưng thời gian làm việc với thủ trưởng sư vẫn là chín giờ sáng như đã điện trước. Còn các bạn - ông quay về phía các chiến sĩ đang chữa máy - cứ bình tĩnh mà chữa nhé. Nếu đến tối không xong, ta sẽ có phương án khác cho ngày mai. Chỉ xin lưu ý các bạn và cấp chỉ huy kiểm tra lại phương tiện sẵn sàng tác chiến và trình độ sử dụng kỹ thuật trong lao động.
Buổi tối chính uỷ và các sĩ quan cùng đi làm việc với ban chỉ huy Trung đoàn 70. Tôi và Chung vào nói chuyện với một gia đình trong xóm. Hãy dừng lại một chút về anh bạn tự đến làm quen này: trước khi đi bộ đội, Chung làm hợp đồng cho mấy công ty xây dựng ở Hà Nội. Trở thành chiến sĩ một năm, anh được đồng chí trợ lý câu lạc bộ chuyên mặc „sơ mi da" "phát hiện" gọi lên và cử ra Hà nội học kịch ở đoàn Trường Sơn. Năm tháng sau về,  chưa có vở để sắm vai, anh được giao làm phóng viên cho bản tin của sư đoàn. Vừa đi thâm nhập „đơn vị vườn xoài" về, thất nói có nhà báo cùng đi với chính ủy binh đoàn, Chung nán lại tìm gặp tôi. Như tất cả mọi người mới bước vào nghề viết, Chung hăm hở như người mới được yêu lần đầu: „Nếu anh không bận, em dẫn anh đi xem một con trăn, lành như ngườis sống với vợ chồng ông già ...". Tôi gật đầu. Hai chúng tôi tìm tới một gian nhà nhỏ và thấy một ông già. Ông cởi trần, tấm lưng còn phẳng nhưng bắp tay bắp chân đã chùng. Còn con trăn thì đang "ngủ' trên chiếc chõng tre cùng bà già gầy, mệt mỏi. Bà năm nghiêng, dáng còng, xoay lưng lại con trăn và cả hai chân bà gác lên nó.
- Các ông cần chi?
Sau hai lần tôi và Chung "chào bố' ông già ngẩng lên, quay mặt vào vách hỏi lại .
- Chúng con mới về đây công tác đến thăm bố.
Ông già lại cúi đầu ngồi im. Chúng tôi vẫn đứng ngoài cửa. Chung định nói, chắc anh ta muốn chứng tỏ để ông già biết là mình đã ở đây từ mấy tháng, đã từng biết và yêu mến ông bà già, đã từng ... Chắc là anh ta định "tán" thế, nhưng tôi bấm vào lưng để Chung im lặng.
- Mới về đầy à ?
- Vâng, con ở Hà Nơi mới vào ạ.
Ông già đứng dậy khêu to ngọn đèn. Ánh sáng loang khắp nhà. Ông già vấn một điều "sâu kèn" rồi gạt gói thuốc sang phía tôi. Tôi lặng lẽ cuốn hút và chờ nghe ông hỏi. Xin ông cứ hỏi bất cứ câu gì để tôi có dịp làm quen, có dịp tìm ra nguyên do của sự lặng lẽ có phần tức bực khi chúng tôi mới đến. Rít hai hơi liền ông mới thủng thẳng:
- Vô chơi hay có việc chi?
- Dạ, con mới vào, nghe nói bố ở đây đã lâu, con đến thăm bố và muốn nghe bố kể chuyện về vùng đất này từ hồi xưa.
- Nghe để làm chi?
- Dạ ...
Tôi đang ngập ngừng, Chung nhanh nhảu đỡ lời:
- Thưa bố. Anh ấy là nhà báo muốn đi viết về vùng chua phèn này đất ạ.
- Nhà báo hả - ông già vui hơn một chút – sao không hỏi mấy ông bộ đội ngoài kia.
- Dạ các đồng chí bộ đội mới về đây không thể biết nhiều và sâu sắc bằng bà con ở đây lâu. Nhất là bố, con nghe nói, bố là người đầu tiên vào vùng đất này.
- Hừ hừ, thế hả? Nhà báo muốn nghe sự thật không?
- Dạ, rất cần ạ.
- Để làm chi?
Chung lại nhanh nhảu.
- Anh ấy sẽ viết về sự phong phú, giàu có của một mảnh đất Tổ quốc ta để giới thiệu với mọi nơi ạ.
- Hừ ... hừ. Được ta sẽ nói cho nghe, nhưng nếu không viết đúng sự thật thì đừng viết nghe.
Từ đây ông già trở lên sốt sắng và kể rất say những điều ông biết, về những cái tôi cần hỏi. Ông vừa kể vừa có ý cho tôi ghi kịp và luôn luôn hỏi lại xem tôi có hiểu, có ghi được không?

Từ sau 1918 ông già theo cha rời Long Xuyên đi kiếm ăn ở vùng này. Ngày ấy bạt ngàn là những rừng cây tràm, cây đước, chuối nước, cây đúng, cây móp, cây chạcc, cỏ tranh, có bắc, cỏ may ... Tám tháng trời chỉ có đi, chỉ cốt đi xem đến đâu là tận cùng nhưng không thể tìm được chỗ thấy một khoảng trời nhìn cho thỏa. Tám tháng, hai cha con không có một hạt gạo. Ăn toàn chim trời, cá nước. Nói vậy thôi chứ không có sức đâu mà ăn, kiếm ăn dễ như một cái phẩy tay. Ui chao năm đó mười bốn tuổi đến nay đã bảy mươi tư, vậy cũng coi đã trọn một đời người. Một đời người dài đặc nhưng chưa có khi nào được ăn nhiều của ngon vật lạ như những năm đó. Ken két trên trời có hàng bao nhiêu vạn con tựa như tán lá của rừng tràm dâng lên rợp đen khắp nơi. Muốn ăn chỉ cần sáng sớm khi nó chưa bay đi trèo lên cây túm lấy, túm bất cứ con nào cũng nặng tới hàng vài ký. Rồi cồng cộc, le le, chàng bè, ó bạc, cù đèn, kíu kíu, bìm bịp. Chán ăn thịt chim trời thì ăn cá, lươn, ốc, ếch. Nghĩa là có hàng trăm loại "thức ăn" như bày sẵn đó, chỉ cần xòe tay ra mà vớ. Thứ gì ngon nhứt thì ăn. Có khi hàng tuần lễ chỉ ăn tim gan. Những con chim hàng cân, con heo hàng tạ phanh ra chỉ lấy có quả cật hoặc buồng gan còn vứt tất. Có độ chỉ uống mật ong trừ. Mật ong lấy một lúc hàng chục tổ thì có hàng thùng. Ăn mật ong uống nước lã tuyệt vô cùng. Nước hồi đó có quanh năm và lúc nào cũng đỏ như nước chè, ngọt mát như nước mía. Vậy đó, có ở vùng nào giầu có như thế không? Tám tháng đi không biết đâu là tận cùng, hai cha con mới trở lại Long Xuyên. Nửa tháng sau mang cả gia đình họ hàng theo, tất cả mười chín người đến sống ở vùng này. Tất cả mọi người không thể ăn vã thịt cá, húp trừ mật ong được, thế là phải gieo lúa. Những đám lúa sạ đầu tiên mọc ở vùng này là đầu năm 1919. Gieo lúa sạ chỉ cần đủ mấy chục người ăn trong một vụ rồi lại bỏ đi nơi khác, bỏ tất cả lại đó đi. Cả gia đình gần như một bộ lạc ấy cứ sống trong rừng đến bẩy năm, sau khi có tất cả tám mươi hai người mới bắt đầu làm nhà. Lúc ấy là đầu năm 1925 thuộc trào Pháp cai trị. Những người Pháp đã nghĩ tới sự giầu có lúa gạo ở đây và tiến hành đào kênh rạch. Họ đào kênh Tri Tôn bằng tàu xáng. Tàu xáng đốt bằng củi. Dân các nơi đến chặt củi trong rừng bán. Trong ba năm phá quang rừng lấy củi đốt tàu đào đất. Kênh đào xong, cây rừng tan hoang, chim muông đã thú vợi đi bao nhiêu. Không có cách chi đào thêm hàng chục con kênh ngang cọc giữa đồng bằng, nói đúng ra những tên quan cai trị đó không đủ kiên nhẫn bỏ ra vài ba chục năm, bỏ ra hàng núi tiền của chỉ chuyên đào đất mà trong vài ba chục năm đó chưa thể nghĩ thu về một đồng vốn. Trào Pháp đi. Sự dang dở còn  lại. Kháng chiến chín năm, những cây tràm lại lên xanh, rừng lại bao la. Hàng vạn bộ đội cán bộ ta sống trong rừng tràm. Trào Mỹ nguỵ sợ rừng tràm, dùng bom hóa học bỏ trút hết lá, hết cây, cả đồng bằng phẳng lý hiện ra. Trào Mỹ ngụy cũng có người mang may móc tiền thăm dò, ba bốn nước chi chi đến thăm dò, cả bọn tư bản „ba Tàu" kếch xù trên Sài Gòn cũng đến thăm dò và mang cả máy cẩu, máy ủi đến làm, nhưng chưa đợt nào được một vụ đã lại cuốn xéo. Còn những người bám vào bờ Tri Tôn dựng lều lán từ trào Pháp thì chỉ sạ lúa toen hoen hai bên bờ, vài vụ lại dời đi nơi khác. Vậy đó, đã lần nào cũng thèm khát nó, rồi ra công ra sức cào bới chỉ làm nó nham nhở thêm rồi bỏ đi. Dân chúng muốn làm ăn yên ổn cũng không sao kiếm nổi dạ lúa trên những đám đất mà đã có người khi đến bao giờ cũng hăm hở và ra đi thì lặng lẽ.
Câu chuyện càng về cuối như càng khơi thêm nỗi bực dọc của ông già. Đã phần nào đoán ra duyên cớ sự bực dọc ấy, tôi bớt đi nỗi băn khoăn lúc đầu Nhưng thật ra lại không phải như thế.
- Đã hỏi thì ta phải nói sự thật. Sự thật không nghe thì còn trời còn đất, còn ta sống đây với các chú xem sao.
Tôi nghĩ chắc ông phẫn nộ vì lần này bộ đội về ông sợ mất đất. Ý nghĩ ấy sai, ông già sẵn sàng hiến tất cả hai công mẫu của mình cho bộ đội, sẵn sàng giúp đỡ, chỉ bảo các chú „đàng mình" như hồi chín năm, hồi Mỹ ngụy ông đã từng làm. Ông bực vì có một đồng chí cán bộ trung đoàn còn rất trẻ đến hỏi ông về đồng đất, về cách làm ăn, từ xưa đến nay. Ông đã chỉ dẫn cặn kẽ và dặn dò cặn kẽ và khuyên răn cặn kẽ rằng đừng có dại chi mà mang anh em bộ đội vào đây. Không tài nào ở lại được đâu. Nước ở đây nấu gạo không chín, uống không được. Đã hai ba lần làm nhà trong đời, nếu vào sâu trong đó sống được, dại gì ông lại phải bám lấy cái bờ kênh này. Dại gì hàng mấy nghìn gia đình chỉ bám quanh bờ kênh này! Không tin các chú cứ làm đi. Chứng nào chưa rõ ràng ta với chú ai đúng. Ta sẽ không nói gì với bất cứ ai nữa. "Vừa làm vừa tìm hiểu thêm. Cháu xin phép cứ cho bộ đội vào. Thua keo này ta bày keo khác". Mấy tháng trước, đồng chí trung đoàn trưởng nói với ông già như vậy. Từ đó, anh đi sâu trong đồng xa hàng mấy chục cây số, ông chưa có dịp gặp lại. Còn anh em khác đến chơi, ông già đều im lặng, bực dọc vì xem ra bao nhiêu chú bộ đội trẻ bây giờ không hiểu gì cánh đồng này, phung phí sức mất công lắm lắm.
Đếm đó tôi và Chung ngủ lại gia đình. Ông sốt sắng luộc củ mỳ (sắn), bổ dừa, gọt xoài cho ăn. Cuối cùng ông ì ạch lôi con trăn vất ạch xuống nền nhà bắt nó lên ngủ chỗ cũ để ông vác những tấm gỗ ra gốc xoài nằm "tâm sự" với chúng tôi. Chung quy lại vẫn là những chuyện về con trăn đất. Nó như một người bạn: một đứa con đã ở với ông bà tính đến nay là bốn mươi tư năm tám tháng.
Ông bắt nó bên gốc cây tràm. Cạo răng rồi lấy dây thép xuyên qua đuôi cột vào gốc cây nuôi tại chỗ. Mỗi ngày cho nó ăn hai quả trứng. Khi ông đưa nó về nhà tức là lúc đã có thể "đùa" với nhau và ngủ cùng một giương. "Sự thân thiết" ấy khiến bà già hoảng sợ phải bỏ xuống bếp suốt mấy tháng không dám bước lên nhà. Nhưng rồi các con lớn lên đi cả, giữa cánh đồng chỉ còn lại hai ông bà già, con trăn cũng hiền ngoan như một đứa trẻ biết làm trò trèo cây hái quả, biết đùa với ông và biết nghe lời sai bảo ...
Nhiều đoạn ông kể về con trăn thật vô lý, nghe cứ như chuyện bịa. Vì luôn luôn còn ngờ vực trong câu chuyện của ông, nên chốc chốc tôi và Chung lại bấm nhau nhìn vào hiên chỗ còn trăn đang nằm. Sau trận mưa ào ạt và dai dẳng buổi chiều, càng về khuya trăng càng tỏ. Ánh trăng hắt vào hiên nhà làm mình con trăn lấp ló, một cảnh tượng vừa ngộ nghĩnh vừa gợi buồn ghê gớm. Giá như ở đây gần một cái chợ, gần có một đường chạy qua, có những buổi tôi được xem phim, xem hát hoặc ít nhất có thêm những chòm ấp, ông bà già sẽ không chỉ có một nguồn vui gần như độc nhất là âu yếm con trăn kia! Thật là vô lý, càng tìm hiểu sâu về vùng này tôi càng thấy hết sức vô lý về sự trống rỗng của đồng bằng. Nhưng liệu những chiến sĩ đến đầu tiên cải tạo đồng bằng này có trụ lại được không? Việc quan trọng không phải chỗ được hay thua cuộc với ông già - chắc đồng chí trung đoàn trưởng cũng nghĩ thế - mà điều quan trọng là: một trung đoàn không trụ lại ở đây được thì có nghĩa cả sư đoàn cũng bất lực không hoàn thành nhiệm vụ, có nghĩa là một lần nữa khẳng định rằng vùng đồng bằng chua phèn mênh mông này sẽ là vùng đồng bằng trống không. Nhất là trong lúc này, lúc đang đêm chúng tôi và ông già mấy lần phải ngắt quãng câu chuyện vì tiếng súng pháo kích của bọn phản động Cam-pu-chia.
Cảm ơn ông già, những câu chuyện của ông đã làm cho tôi hiểu rất nhiều sự rộng dài và sâu xa của đồng bằng. Hiểu nó, tôi hiểu cả những gì không còn dấu ấn đến ngày nay và những đòi hỏi sự cố gắng của người chiến sĩ.
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Năm, 2009, 03:10:37 am gửi bởi ThanhBinh » Logged
ThanhBinh
Thành viên
*
Bài viết: 59


« Trả lời #3 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2009, 02:58:41 am »

III. Những hiểu biết đầu tiên:

Từ Luỳnh Quỳnh xuồng đi ngược lại Tri Tôn chợ (người ta gọi Tri Tôn ở Kiên Giang là Tri Tôn chợ, Tri Tôn ở An Giang là Tri Tôn huyện) bốn ki lô mét rồi theo kênh Tri Tôn về sư đoàn. Những cành cây trĩu xuống hai bên bờ từng chùm xoài, mít, mãng cầu, v.v...
Sự sống phong phú nhưng chỉ bám vào hai bờ như một đường viền xanh rất mỏng. Xuồng rẽ vào kênh 7, con kênh nhỏ từ giữa cánh đồng chua chạy ra nối với kênh Tri Tôn. Nước kênh đỏ như máu cuồn cuộn chảy, mưa càng lớn độ chua hoà tan càng nhiều và nước càng đỏ. Mười con kênh ngang từ kênh Tri Tôn chạy vào đồng bằng đều hẹp, chỉ lọt chiếc xuồng con, và đều dang dở cụt ngủn vài cây số. Đi xuống theo kênh 7 được ba ki lô mét, rồi chúng tôi đi bộ, lội lên đồng cỏ. Trông vào chỗ ở sư đoàn bộ rất gần, nhìn thấy cả dàn ăng ten (ti vi) ... Ấy thế mà lội đến sái cả cẳng, sướt hết cả hai bàn chân mà vẫn chưa đến. Thì ra ở đồng bằng, thật bằng, nhìn cái gì cũng gần gũi mà hóa xa tít tắp.
Vào đến "doanh trại" tôi và Thanh Tùng được đưa đến phòng khách của bộ phận tiền phương binh đoàn, bên cạnh sư bộ. Ngôi nhà lợp cỏ có ba giường mộc không chân đặt trên những đầu cọc lung lay. Chúng tôi đang loay hoay không biết đặt ba lô xuống chỗ nào trong gian nhà ngầu bùn thì nghe tiếng cười rất to và đột ngột:
- Chào nhà báo? Ông Tùng đưa anh ấy sang tuyên huấn sư đoàn ở cho vui. Bên này vừa bị gió tốc mái Hà, hà, hà ... Rồi nhà báo sẽ chứng kiến gió ở đây Ngày nào cũng gió như bão, không có người nhảy lên che lợp ngay, chỉ một lúc trong nhà như ngoài sân. Vừa nói ông vừa ngắm lên mái nhà trống từng mảng.
Từ Sài Gòn về Cần Thơ, tôi đã được nghe Thanh Tùng kể rất nhiều chuyện về người này. Tùng chưa kịp giới thiệu tôi đã nhận ra đó là thượng tá sư trưởng, với dáng người gầy tóc cắt cao và chiếc quần Pigiama màu gụ đã bạc sắn cao trên đầu gối. Sau này tôi gặp ông bất cứ lúc nào sau giờ làm việc, ông cũng mặc thường phục bằng chiếc quần này và áo blu dông bộ đội cắt ngắn hai tay.
Những năm ở Trường Sơn đánh Mỹ, Tùng làm cần vụ và trinh sát đi cùng ông nên anh biết rất nhiều về ông và hai người rất yêu mến nhau. Tùng nói về ông : "Tôi đã ở với hàng chục thủ trưởng cấp tá, nhưng chưa thấy ai thông minh, táo bạo, kiên quyết và sống rất tình nghĩa với chiến sĩ như thế“. Còn ông nói về anh trinh sát như thế này: "Bây giờ không có nó, tôi nói với anh: phải thông minh và gan dạ, dũng mãnh như nó mới đúng dân trinh sát. Tôi mê lắm nhưng phải để nó đi học mới phát triển được".
Tranh thủ mấy ngày Tùng ở sư đoàn tôi nhờ anh „gạ" với sư trưởng cho tôi gặp gỡ, hỏi chuyện càng nhiều càng hay, càng sớm càng tốt.
Những ngày này ông phải lội đi hầu hết các trung đoàn kiểm tra, nhắc nhở, xem xét rồi làm việc với chính ủy và các phái viên binh đoàn, rồi họp quân chính, họp thường vụ, v.v... Nghĩa là công việc như chất lên người ông. Phải hơn một tuần sau ông mới có dịp làm việc với tôi. Tôi mừng khấp khởi sắp sẵn bao nhiêu dự định, nhưng đến "lán tư lệnh" tôi đã thấy ông xắn quần bước ra cửa: "Xin lỗi nhà báo, hôm nay tôi phải "rà lại" quyết tâm của thằng "56", đến hôm khác ta  làm việc với nhau nhỉ?". Nhưng sau đấy tôi không thể nào gặp riêng ông được, mặc dù ông rất muốn giúp tôi thực hiện công việc của mình như Tùng đã nói với ông trước. Các đơn vi sẵn sàng tham gia chiến đấu, đang chờ quyết định của sư đoàn về cách đối phó với hai sư đoàn quân địch đã lấn chiếm gần nửa huyện B. Các trung đoàn đào kênh không đạt kế hoạch vì vô vàn khó khăn, cũng đang chờ sự chỉ đạo và "chi viện" của sư đoàn. Không thể ghi chép một cách "hệ thống" theo dự định được. Tuy nhiên tôi sẽ cố gắng giúp bạn đọc hình dung ra khuôn mặt của một sư đoàn về quả khứ và hiện tại vừa đánh giặc vừa cải tạo đồng bằng.
Anh Ngô Xuân Thành nguyên là chính trị viên một tiểu đoàn, nay làm trưởng ban tuyên huấn kể chuyện giúp tôi hiểu thêm về sư đoàn từ những ngày đầu tiên:
Ngày trước "nó" là một đơn vị làm sân bay, đến năm 1964 tách thành công trưởng 150 tức là sư 150 làm đường Trường Sơn từ Tân Kỳ đến khe Gắt dài hai trăm ki lô mét. Các đơn vị thuộc sư đoàn gồm trung đoàn 56 được trang bị máy gạt, bộc phá và máy lu chuyên làm đường. Trung đoàn 69 gồm máy phát điện, máy trộn bê tông, máy nghiền đá, máy bơm nước, máy ép hơi, máy khoan đá để làm ra đá hộc, đá dăm, nung vôi, đúc ống cống. Trung đoàn 70 với những đội xe ben, xe gạt, lu trơn chuyên làm móng và mặt đường. Làm đường đánh Mỹ xong, cuối năm 1975 sư đoàn tham gia làm đường sắt thống nhất rồi lại quay về làm đường bộ và đến tháng tám năm 1977 thì nhận lệnh đi cải tạo đồng bằng sông Cửu Long. Nửa tháng sau, tức là sang đầu tháng chín, bộ phận tiền trạm lên đường vào tập kết ở Hố Nai rồi về Sài Gòn. Lúc bấy giờ chưa có ai ở bộ tư lệnh binh đoàn 14, sư đoàn trực tiếp làm việc với bộ thủy lợi để làm kênh Vĩnh Tế. Kênh này đào từ thời Nguyễn đến thời Pháp cai trị có mở mang thêm nhưng lại bỏ. Bây giờ nó còn rất hẹp và có chỗ hàng mười ki lô mét đã bị lấp mất. Thành ra con kênh dài sáu sáu ki lô mét bắt nguồn từ Giang Phú về Châu Thành, cách thị xã Rạch Giá sáu ki lô mét có thể đưa nước ngọt tưới cho tám mươi vạn héc ta đã bỏ không từ lâu. Rất nhiều đoạn kênh làm mốc biên giới mà bọn địch Cam-pu-chia đã vượt sang bên này. Sư đoàn trưởng và các cán bộ tham mưu, kế hoạch, đi trinh sát thực địa phải mang theo các phân đội nhỏ để đánh địch mà đi, hoặc lừa lúc chúng sơ hở bám theo kênh đo độ sâu, đo chiều rộng của đáy, của mặt một cách tỉ mỉ để lên phương án thi công cho sát. Vậy là sáu mươi ki lô mét kênh chỗ nào cũng ở trong tầm đạn địch. Cố chỗ chúng ở cách một vài ki lô mét, có chỗ chúng đã chiếm. Quyết tâm của sư đoàn là vừa đánh địch vừa làm đuổi địch đi lấy chỗ mà thi công. Cuối tháng 11 các đơn vị triển khai về vị trí xong thì có lệnh thì dừng lại chuyển quân về đào kênh N1. Khảo sát, đo đạc, phân chia, các đơn vị chuẩn bị "ra quân" , xong xuôi , không hiểu vì lý do gì mà phải dừng lại. Ít ngày sau chúng tôi được giao nhiệm vụ đào kênh H9. Mới là nhận lệnh chứ còn phải chờ đi tìm vị trí của H9, chờ tính toán, chờ chọn nơi để trú quân, chờ chỗ có nước uống và "tranh thủ đánh địch" để lúc bắt tay vào thi công được rảnh hơn.
Đang kể chuyện, Anh Thành hỏi lại tôi.
- Anh đi nhiều, đề nghị anh phát biểu xem ở đây có đặc điểm gì khác những đơn vị anh đã đi qua.
Tại sao lại có câu hỏi này? Anh muốn tôi nhận xét về những vất vả hay sự hy sinh của bộ đội thuộc sư đoàn. Tôi đang còn đang băn khoăn không biết
nói gì, anh Thành vẻ ngại ngùng nói tiếp:
- Từ hôm anh về đây, chúng tôi đã cố gắng nhưng không làm cách nào có chỗ để anh nghỉ ngơi và làm việc tử tế.
Thì ra là thế. Còn nhớ chiều mới đến, tôi lội vào nhà gặp bùn, anh Thành vội vã bỏ đôi ủng đang đi đưa cho tôi rồi cả tăng che màn, đèn gìn, chậu hứng nước mưa ... Anh đưa tôi qua một bãi rộng hàng mấy trăm mét đến một vũng nước để rửa mặt. Vũng thì sâu mà nước thì đỏ ôi và có váng. Dù các anh vẫn rửa mặt đánh răng ở đây, nhưng khi vục chậu nước cho tôi, anh lại nhìn xung quanh như tìm kiếm xem có chỗ nào khác, có vũng nào khác. Chả có đâu "sạch và trong" bằng chỗ này anh đánh cười: "Rửa tạm anh ạ, đêm nay có thể mưa, ta hừng nước ngày mai đánh răng rửa mặt đỡ hơn". Đến bữa ăn nhìn xuống cơm đen kịt vì nước chua, hạt cơm sường sượng không chín, gắp cho tôi con cá mắm chỉ còn trơ lại đầu và sống lưng, anh băn khoăn lắm. Đêm đầu tiên nghe tiếng chuột đùa nhau uỳnh uỵch như trẻ con, các anh cũng sợ tôi mất ngủ. Tôi cố thích nghi với mọi khó khăn ở đây để chứng tỏ mình vẫn là một người lính của Trường Sơn, của Tây Nguyên, của A Sầu, A Lưới trong những năm ăn đói mặc rách đánh Mỹ. Khi biết rằng tôi có thể nhập cuộc được rồi, Thành mới kể về sự sung sướng của các anh và tôi hôm nay là đã được ở nhà lợp cỏ, lợp giấy dầu trên nền đất đắp cao, được ăn cơm chín bảy tám mươi phần trăm, được ngụ trên giường.. Còn trước đây vài tháng. Chưa đến vài tháng đâu, lúc ấy bộ đội mới chiếm lĩnh đồng bằng ở nhà bạt nống như lửa đốt và nằm đất, có đêm mưa nước ngập quanh người, mới thức dậy, đứng suốt đêm. Rồi thiếu rau, thiếu nước, thiếu những bữa cơm chín. Bộ đội sốt rét, ỉa chảy, lỵ và hàng chục thứ bệnh khác xuất hiện, có đại đội quân số ốm đến tám mươi phần trăm. Những ngày ấy mệnh lệnh của sư đoàn là tập trung chữa bệnh, tập trung diệt các ổ dịch, tập trung giải quyết nhà ở, giường nằm nước uống tìm mọi biện pháp lọc nước để bộ đội ăn cơm chín vừa "vực" sức khỏe, vừa nhanh chóng bắt tay vào thi công để tránh mùa mưa. Công việc đào đất đắp bờ có gì mới mẻ và ghê gớm đâu anh nhưng quan trọng đối với chúng tôi là : nếu không thông kênh trước mùa mưa thì bộ đội phải rút khỏi đây vì khi mưa xuống cả đồng bằng này mênh mông như biển. Phải xong kênh để thoát nước, để có bờ làm nhà, để có nước uống, để có đường đi lại, tiếp tế thực phẩm, để "tầu xáng" vào đào sâu và rộng đúng tiêu chuẩn... nghĩa là không cướp lấy thời gian, chỉ cần chậm trễ một chút, lừng khừng một chút, không hết sức chống chọi với bệnh tật và thời tiết, với sự thiếu thốn và những khó khăn chồng chất là phải lui quân, dứt khoát phải lui quân, không có cách gì có thể cưỡng lại khi đồng bằng ngập nước một mét, có chỗ hai mét và hơn.
"Thế là chúng tôi phải cố anh ạ. Từ chính uỷ, sư đoàn trưởng hơn năm mươi tuổi, đến anh binh nhì mười chín đều phải tự hỏi: mình là người lính cách mạng có bao giờ được phép lùi bước trước kẻ thù? Ở đồng đất này mình không làm thì đồng đội của mình cũng phải làm. Dứt khoát không thể bỏ nó".
Thật là xấu hổ nếu mùa mưa này cả sư đoàn rút quân ra để đến mùa sau ngại ngùng , và mùa sau nữa lắc đầu: xin chịu, để cuối cùng "quyết tâm" nhường lại con cháu mình xem có cách gì chăng? Không! Chúng tôi ra quân ào ạt và bền bỉ. Lúc ấy đồng cỏ đang cháy. Đi trên đồng tro tung bay mù mịt, tro luồn phía trong quần áo, tro trùm lên mặt, lên đầu, tro thì nhiều mà nước thì ít. Cả đồng bằng khô cháy. Hàng chục xe nước mỗi ngày chỉ đủ nấu ăn và uống, mà đó là nước lợ chở từ kênh Tri Tôn. Đại đội phải tổ chức việc phân phối quản lý và bảo vệ nước. Ai dùng nước không có mệnh lệnh coi như hành động phá hoại đơn vị. Anh em đi đào mương cố tìm kiếm gốc tràm. Khi đào được một rễ tràm, họ vội vàng giắt vào dây lưng, để khi nghỉ vắt lấy nước rửa tay, nếu "phong phú thì rửa cả mặt.
Đã sống hàng tuần nay ở sư đoàn tôi mới thấy hết cái quý của những cốc nước mía anh chiến sỹ uống trong đêm chia tay với người yêu ở Sài Gòn. Chắc hôm nay anh đã trở lại đơn vị trong cái khát khô của vùng thiếu nước này, anh sẽ thấy ngọt mát khi có "ly nước phần anh đó". Cô gái đang làm việc ở một cơ quan nghệ thuật hay một viện khoa học nào giữa thành phố lại cảm thông sâu sắc với sự thiếu thốn của người chiến sỹ ở đây. Cảm ơn cô lắm lắm. Có lẽ tôi phải tìm gặp anh chiến sỹ và một sự thôi thúc ghê gớm: phải viết, viết dù hay, dù dở cũng phải nhanh chóng viết một cái gì để tất cả những người phía sau hiểu cho chúng tôi - tôi xin phép gộp mình với cán bộ chiến sỹ sư đoàn - ở nơi giáp mặt với kẻ thù này không phải chỉ có những cuộc chiến đấu bằng súng, mà mỗi chúng tôi. đang làm công việc của ông cha chúng ta, của đất nước chúng ta hàng nghìn năm vẫn làm. Đó là thói quen của dân tộc vừa đánh giặc giữ nước, vừa làm ruộng.
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Năm, 2009, 03:09:31 am gửi bởi ThanhBinh » Logged
ThanhBinh
Thành viên
*
Bài viết: 59


« Trả lời #4 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2009, 02:59:45 am »

IV. Sư đoàn trưởng:
Trước giờ giao ban.
Sư đoàn trưởng cười thoải mái - bao giờ ông cười cũng thoải mái, ông bảo rằng ông rất thông cảm với công việc của tôi nhưng vì ông bận nên chưa làm việc được. "Này nhé, còn gần hai mươi phút tôi tranh thủ nói với "ông" mấy điều. Việc gì thì việc xin "ông" cho hộ tôi những điều này vào thì nó mới ra bộ đội. Hà hà... Nghĩa là dù đi làm kênh thì vẫn là anh lính, mà đã là lính thì phải có nhiệm vụ: đánh giặc, lúc nào, làm gì, cũng phải tâm niệm như thế. Vậy thì khẩu hiệu của chúng tôi khi đến đây vẫn là thần tốc, khẩn trương và chặt chẽ tỉ mỉ. Anh tính, cả một sư đoàn di chuyển với tất cả công cụ, máy móc của mình hơn hai nghìn ki lô mét thì biết bao nhiêu khó khăn. Không tiện nói thời gian chính xác, nhưng chúng tôi đi với khí thế và đạt tiêu chuẩn thời gian như cuộc hành quân khi tổng tiến công 1975. Đó là cấp trên nhận xét chứ không phải chúng tôi đánh giá mình. Đến đây lại phải chạy ba bốn nơi vì tình hìnhchiến sự, vì kế hoạch thay đổi. Cuối cùng, làm kênh H9 cũng rất gấp như anh đã nghe. Không nhanh , thì không kịp xong trước mùa mưa. Đào con kênh này binh đoàn mới nhận "miệng" với Bộ Thủy lợi thôi chứ chưa có hợp đồng " A~B", vì họ chưa có bộ phận ở đây. Đợi thì mất thời cơ. Nếu chưa có hợp đồng thì phải vay ăn, tự chạy vạy lấy mọi việc Thường vụ chúng tôi hạ quyết tâm hoàn thành tất cả mọi công tác chuẩn bị trong vòng một tháng. Toàn sư đoàn thành một công trường chỉ huy thống nhất suốt hai mươi bốn giờ trong ngày, kể từ ngày đầu tiên cho đến khi kết thúc. Tư tưởng chỉ đạo của chúng tôi là kiên quyết thắng ngay trận đầu, và cứ thế cho đến thắng lợi hoàn toàn. Muốn vậy phải có năm quản: kế hoạch, nhân lực, thiết bị, vật tư, tài chính, và năm phương châm: năng suất cao, chất lượng tốt, giá thành hạ, an toàn và tiết kiệm.
"Xin anh cứ nắm như thế. Bây giờ chúng ta nghe giao ban , anh dự, nắm tình hình luôn".
Như thường lệ sáng nào đến giờ này, các chủ nhiệm, các trưởng ban và thủ trưởng sư đoàn đều có mặt họp giao ban để nghe tình hình và những việc phải làm trong ngày. Gian lán rộng, thoáng, lợp cỏ tranh và thẳng xung quanh cũng bằng cỏ tranh. Hai đầu hồi dựng hai tấm bảng lớn. Một tấm chi chít những số liệu trong các ô vuông còn tấm kia phủ kín mảnh vải dù.
Chỉ cần sư đoàn trưởng nói hai tiếng „bắt đầu" là anh sỹ quan tham mưu tác chiến cầm sẵn cây gậy kéo mảnh vải dù để lộ tấm bản đồ vùng biên giới phóng rộng. Tay cầm sổ, tay cầm gậy nhưng anh đọc là chủ yếu, chỉ thỉnh thoảng mới đưa gậy lên chỉ một vài địa điểm cần thiết.
- Tình hình chung trong ngày qua không có gì lớn. Nhưng ở địa phận chúng ta, bọn địch đã cho một trung đoàn đánh vào ngã ba Kiên Lương lúc 18 giờ. Sư đoàn trưởng đã có chỉ thị K7 phối hợp với các đơn vị bạn chặn địch. Chúng đánh vào các nơi Ba Chúc, Yên Cư, Lê Trì, Văn Giáo, Lạc Qưới thuộc huyện Bảy Núi. Bọn tàn quân Ở núi Tô, núi Dài cũng phối hợp hành động với bọn Cam Pu Chia lấn chiếm. Sở chỉ huy tiền phương của "sư đoàn vườn xoài" đã cho một phân đội phối hợp với lực lượng vũ trang của huyện lùng bắt tàn quân và đã bố trí sẵn sàng đánh địch.
Anh sỹ quan tác chiến nói xong không có ai chất vấn gì, anh ngồi xuống. Trực ban kế hoạch ở đầu nhà đối diện cầm cây gậy chỉ vào từng ô vuông trên bảng đen:
Tình hình hoạt động trong hai ngày thứ bảy và chủ nhật (chủ nhật cơ quan không giao ban) các trung đoàn đều thi công. Toàn sư đoàn làm 2.281 mét khối, đạt 84% so với kế hoạch.
Trung đoàn 56 chỉ đạt 63% kế hoạch mà lại đang xin rút chỉ tiêu đào kênh. Báo cáo hết.
Anh trực ban hậu cần ngồi tại chỗ đọc luôn:
- Hệ thống nước đã hoàn chỉnh. Nước đã về tới D5, E70 lúc 16 giờ hôm qua, đến 7 giờ thì tắt. Khi kiểm tra phát hiện thấy một xe của E56 mở van giữa đường ống lấy về. Mặt khác mất điện, chất lượng chưa bảo đảm mà khả năng máy hút không đủ điện. Xin binh đoàn cho làm giếng ở mỗi trung đoàn mới đủ nước để bộ đội dùng. Đang chờ điện trả lời. Trạm tiểu tu chiều nay sẽ xong máy húc số 5215 còn máy 5213 kẹt quả nén vòng găng, sẽ sửa tiếp trong hai giờ tới. Xăng dầu đã cấp cho đơn vị lúc 10 giờ hôm qua. Trong tuần này các đội cơ giới của trung đoàn vẫn đủ nhiên liệu hoạt động.
Sư đoàn trưởng chủ trì cuộc giao ban, từ đầu đến giờ ông ngồi hút thuốc vặt, không ghi chép và hình như ông đang nghĩ việc gì ở tận đâu đâu. Nhưng nghe trực ban hậu cần là người cuối cùng nói xong, ông hỏi ngay rồi lại tự trả lời:
Còn gì nữa không? Thôi hả... Các anh ghi đi – ông nói như đọc - Trong hai giờ nữa các anh tham mưu sẽ báo cáo với sư đoàn trưởng về tình hình K7 ở phía Kiên Lương. Báo cho tiền phương ở „Vườn Xoài“ tăng thêm lực lượng lùng quét tàn quân địch trên núi Anh Phú, tham mưu phó sẽ trực tiếp chỉ huy lực lượng này cùng với huyện. Tất cả các phòng, ban phải hoàn chỉnh công sự và hệ thống hào giao thông chiến đấu tại chỗ. Đề phòng địch tập kích ban đêm. Kiểm tra lại phân đội tác chiến cơ động, kể từ 12 giờ ngày hôm nay, bất cứ lúc nào cũng đầy đủ mọi điều kiện chiến đấu.
Yêu cầu trung đoàn trưởng 56 kiểm tra lại, rồi 13 giờ báo cáo bằng điện thoại, hoặc trực tiếp gặp sư đoàn giải thích lý do vì sao năng suất thấp và lao động trực tiếp khác: 150 người làm nhà có đúng không? Về kế hoạch của 56, nói rõ là kế hoạch về tiến độ, khối lượng và kỹ thuật do quy định nhất thiết không thay đổi. Sau khi đã kiểm tra rồi, nếu thấy không thực hiện được thì xin mời lên gặp sư đoàn. Thành phần như sau: toàn bộ ban chỉ huy trung đoàn, các thủ trưởng các cơ quan tham mưu, kế hoạch, hậu cần, chính trị. Còn tài vụ thì thôi. Đúng tám giờ sáng ngày mai có mặt tại sư đoàn. Nội dung làm việc: hãy trà lời một câu hỏi: tại sao không làm được?
Các cơ quan của "F bộ" phải hiểu cho được lý do tại sao Trung đoàn 56 hàng tuần nay không đạt kế hoạch, đến bây giờ lại xin rút chỉ tiêu? Hai mươi ba giờ hôm nay tôi sẽ nghe báo cáo của các anh, và ngày mai tôi sẽ nghe toàn bộ ý kiến của trung đoàn. Nói như thế để giao hẹn trước với nhau rằng: anh nào nói chung chung hoặc sai nguyên nhân làm cho 56 sút kém thì sẽ phải chịu trách nhiệm.
Việc nữa là các đơn vị theo dõi cũng chưa chặt. Nhất là các loại công lao động trực tiếp khác như lấy nước, vét bùn kênh công vụ: chặt cây, lấy là làm nhà v.v. phải tính và quản thật chặt không được tùy tiện
Về nước anh Phương chỉ thị cho toàn tuyến biết từ không giờ ngày mai Sư đoàn sẽ cho thông cống, các đơn vị chuẩn bị đón nước. Hậu cần có ngay kế hoạch đặt trạm và có đội kiểm tra kỹ thuật đường ống, 24 giờ ngày hôm nay các anh báo cáo với tôi về kế hoạch không được tắc nước ở bất cứ chỗ nào.
Tổng trực ban báo cho "Luỳnh Quỳnth" là mười giờ ngày mai sẽ có 8.000 lít xăng bổ sung, các anh bố trí chỗ để cẩn thận. Xong những công việc chính, tôi nói mấy việc vặt. Lẽ ra các anh không nên để một sư đoàn trưởng phải hỏi tại sao chúng ta có 1000 đồng để mua bóng cho bộ đội chơi, mà các anh chỉ mới tiêu có 400 đồng, còn để làm gì? Số bóng mua về phân cho các đơn vị cũng tùy tiện: vừa chậm vừa không ai quản, thành ra hết giờ làm việc anh em muốn chơi qủa bóng bàn, bóng chuyền, bóng đá, nhưng tìm đến bóng gì cũng mất. Không phải chỉ là chuyện vui giải trí đâu. Cái đó cần thiết, nhưng cái quan trọng là tập cho bộ đội quen hoạt động nhanh nhạy thường xuyên và đừng để giờ "chết" đối với anh em thanh niên. Nói ra thì dài, nhưng tôi nhắc bên tham mưu trong vòng một tuần nữa phải đưa các đơn vị hoạt động thể dục, thể thao, tập đội ngũ vào nền nếp cũng như việc đào kênh và học bắn súng, chiến thuật, kỹ thuật chiến đấu.
Việc nhỏ nữa là có một đơn vị trước buổi chào cờ, chiến sĩ đọc mười lời thề không thuộc, các đồng chí biết không? Anh ta cũng qua sáu tháng huấn luyện tân binh rồi đấy. Nhưng trong sáu tháng ấy thì năm tháng bảy ngày đi làm nhà, đóng bàn ghế vì anh ta biết làm thợ mộc. Không ít đại đội "linh hoạt" kiểu ấy đâu. Tôi không có ý định nói để các anh phải biết mọi chuyện như thế, nhưng ít nhất các anh phải biết mình là thủ trưởng của họ, phải rèn luyện chiến sĩ nghiêm túc, biết ai yếu cái gì, cái gì chưa có trong anh ta, phải có kế hoạch giúp đỡ họ, đừng làm „méo mó" chiến sĩ đi.
Sở dĩ tôi phải nói chuyện này ở buổi giao ban vì tôi muốn không có hiện tượng như thế nữa, nhất là phòng chính trị, phòng tham mưu phải báo cáo cho thủ trưởng sư đoàn vào chiều thứ ba tuần sau về sự phát hiện và kế hoạch giải quyết của các anh. Như thế nhé, còn gì mới không? Thôi ta giải tán.

Đã ở sư đoàn bộ gần nửa tháng, hôm nay tôi mới có dịp nói chuyện với sư đoàn trưởng hơn hai giờ đồng hồ. Đó là khoảng thời gian kết thúc công việc buổi sáng và chờ trung đoàn 56 đến báo cáo quyết tâm vào 13 giờ 30.
Tôi cố giấu quyển sổ dưới gầm bàn mà ghi „trộm“. Vì ông không thích ghi trước mặt ông. Ông nói „Tán tào lao cho vui, ông đừng viết gì về tôi nhé. Tôi nói thế không phải khách sáo hoặc khiêm tốn gì mà cái chính, cái cần viết là anh em chiến sĩ ấy. Mai kia "ông" có điều kiện lội xuống với họ mà xem, vất vả lắm, gian khổ lắm nhưng họ vẫn hăm hở xông lên, bởi vì chưa ai phải tính toán, nói đúng ra là chưa phải phân vân đến sức khỏe, đến những khó khăn ở phía sau, cái mạnh của anh em chiến sĩ là đấy. Làm nên "cơm cháo" trên đồng bằng này là ở họ, hãy tìm hiểu về họ và viết. Thế nhá, còn bây giờ chúng ta "tán" với nhau cho thoải mái "ông" đồng ý không?
Tuy giao hẹn như vậy nhưng ông cũng sẵn sàng kể cho tôi nghe tất cả những gì tôi đề nghị. Tất nhiên mọi cử chỉ của tôi phái chứng tỏ tôi và ông đang „tán tào lao".
„Ngày ấy vào tháng chín năm 1977, sư đoàn đang lãm đường thì tôi và chính uỷ Đạm được gọi về Tổng cục xây dựng kinh tế nhận nhiệm vụ mới. Nhiệm vụ chuyển đơn vị hơn hai nghìn ki lô mét đến biên giới tây nam vừa chiến đấu vừa sẵn sàng chiến đấu và đào kênh. Nghe anh Hoàng Thế Thiện, chủ nhiệm Tổng cục và anh Quang Vân, chủ nhiệm Cục chính trị phổ biến xong, biết rằng tình hình gấp rút. Những ngày này gia đình anh Đạm đang gặp khó khăn, chị ấy bị ốm. Còn tôi thì con gái lớn lấy chồng, con trai đi bộ đội và ông cụ sinh ra tôi vừa mất, cái nhà dột phải sửa lại cho mẹ nó. Nghĩa là nếu ở gần, ngày nghỉ chúng tôi có thể thay nhau về, về cho có mặt để vợ con yên tâm, chứ mình làm lụng được bao nhiêu. Nhưng lệnh đến đột ngột, mười phút giải lao anh Đạm hỏi tôi: "Ý anh thế nào?". "Tôi nhất trí hoàn toàn với nhiệm vụ mới, chỉ đề nghị Tổng cục tạo thế cho sư đoàn hành quân đến đích đúng thời gian và ra quân thắng ngay trận đầu, kể cả chiến đấu và sản xuất. Hai là, lực lượng cứ để nguyên, khi vào căn cứ theo nhiệm vụ ta sắp xếp lại, tránh xáo động trước khi đi". Tôi nói xong, anh Đạm đồng tình nhưng còn phân vân như muốn nói thêm điều gì nữa. Đã 23 năm làm chính ủy trong đoàn rồi sư đoàn, anh hiểu tôi rất nhiều. Ngược lại tôi cũng bắt trúng ý anh trong nhiều trường hợp. Sự phân vân của anh hôm nay như một lời tâm sự: "Gia đình có nhiều khó khăn như thế anh có thể để tôi cho bộ đội đi trước rồi anh vào sau vậy". Thực ra lúc ấy tôi cũng có băn khoăn về những khó khăn ở gia đình. Nhưng những phân vân của chúng tôi đều nhanh chóng qua đi. Sau này có dịp ngồi nói lại với nhau về lúc ấy, chúng tôi đều gặp nhau trong ý nghĩ rằng, nếu để sự phân vân ấy kéo dài chút nữa nhất định cái tiêu cực trong người trỗi dậy: mình đã hơn ba chục tuổi quân, đi suốt hai cuộc kháng chiến, bây giờ có chần chừ một chút cấp trên nỡ nào chê trách, nhất là hai „thằng già" này. Một sự thôi thúc ghê gớm khác là hàng mấy ngàn con người đang chờ mình, anh em nhìn vào sù khẩn trương của mình mà làm việc.
Logged
ThanhBinh
Thành viên
*
Bài viết: 59


« Trả lời #5 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2009, 03:00:59 am »

V-  Nỗi lo thầm lặng của một người đã thành nỗi lo đều khắp:
Như thường lệ, sư đoàn họp giao ban vào buổi sáng. Hôm nay nhìn khuôn mặt nào cũng mệt mỏi.
Họ đều biết trung đoàn 69 và 70 đang đảm nhiệm khỏi lượng đất rất lớn. Cứ khối lượng được giao ấy tưởng không chắc đã xong, nhưng cả hai đơn vị, nhất là cậu 69 lại nhận thêm phần đất của trung đoàn 56. Lúc này họ không thể cố thêm được nữa. Mà họ có "cố' thì sư đoàn cũng không thể để như thế. Còn „cậu“ 56 đã bắt đầu nhận ra mình rồi, đã hiểu không thể cứ bê bối mãi được. Nhưng khó khăn của nó nhiều quá. Công việc còn lại, đọ với sức nó cũng lớn quá. Để tự thân nó lo không xuể, không xong được. "Nó" không xong có nghĩa là kênh không thông trước mùa lũ. Và như vậy cả sư đoàn phải kẻo quân rút. Biết bao khó khăn phức tạp sẽ đẻ ra khi cả sư đoàn không hoàn thành nhiệm vụ, phải lui quân?
Càng gần đến ngày bắt buộc phải thông kênh, nỗi lo âu càng trùm lên tất cả mọi cán bộ, chuyên viên kỹ thuật của sư đoàn. Có lẽ vì thế nên khi một mệnh lệnh phát ra ở hội nghị giao ban: "Tất cả mọi người trong sư đoàn bộ phải dồn công việc của mình trong nửa thời gian, nửa còn lại giúp E56". Chỉ sau nửa giờ sư bộ xôn xao như gió. Tất cả các phòng ban đều gấp rút lên phương án mới, hướng xuống E56 và chuẩn bị sức lực, phương tiện dụng cụ, nhận toàn bộ việc chuyển lán cách xa 5 ki lô mét ra mặt kênh cho họ. Phải chuyển nhanh, dựng nhanh kín mưa, thoáng gió, cao sạch. Làm như thế nào đó để bộ đội nhanh chóng hồi lại sức khỏe không mắc thêm bệnh, diệt các ổ dịch, khai thác mọi nguồn nước để bộ đội đỡ ăn chua, và có thể được tắm sau khi lao động. Tất cả những việc đó phải làm xong trong năm ngày. Xin sư đoàn tính toán lại có thể cho thêm ít ngày nữa, hoặc yêu cầu trung đoàn 56 phải tự đảm nhiệm là một số việc. Sư đoàn trưởng hỏi.
- Nếu cần chúng ta dỡ toàn bộ lán, đưa tất cả giường chiếu xuống E56 lúc này có nên không? Nên lắm. Chúng ta khoác áo mưa, đứng ngoài trời còn hơn anh em đào đất xong phải trùm áo mưa ngồi suốt đêm. Hoặc là cả tôi và các anh sẽ sống và lao động trong hoàn cảnh thiếu thốn ấy thay họ một tuần. Chúng ta tuổi già sức yếu chỉ làm thay họ một tuần, còn anh em khỏe mạnh phải làm mười tuần. Chỉ thay họ một tuần. Sáng đi tối về lội 10 ki lô mét và đào, lặn, bốc suốt ngày rồi ăn kém vì nước chua, nằm ẩm thấp, nước ngập đến gầm giường .. vân vân. Tôi tin rằng chỉ một tuần như thế chúng ta sẽ ốm trăm phần trăm. Nói như vậy để chúng ta thương anh em hơn, thương anh em và thông cảm cho lãnh đạo không có cách giải quyết nào khác là phải cùng nhau chịu đựng, cùng nhau cố lên. Các anh cứ tận tình hết mình đi, chăm lo cho anh em hết mình đi, tôi nghĩ rằng chưa đến năm ngày mọi việc đã xong đâu vào đấy. Như thế tôi lại lo những ngày thừa ra không biết làm gì. Sư trưởng cười, mọi người cùng cười theo (nhưng là những tiếng cười gượng). Tiếng cười gượng như trong hội nghị các thủ trưởng phòng ban với thủ trưởng sư đoàn đêm qua. Nỗi lo ấy sáng nay vẫn trùm lên căn phòng giao ban. Nhưng ... nhưng chỉ sau đó nửa giờ, khi sự bàn luận đã thành mệnh lệnh, dù có ban, có phòng chưa thật thông suốt, cả cơ quan sư bộ cũng ào ào lao vào những công việc thiết thực.
Sau ba ngày sư bộ giúp việc, hầu hết số lán của các đại đội trong trung đoàn 56 đều đã chuyển ra bờ kênh. Họ rất hài lòng về sự vững chắc thoáng mát của những ngôi nhà mới này. Sư trưởng bảo cơ quan dành ra năm ngày thế mà mới ba ngày, đã hết việc làm. Đúng là thời gian thừa ra không biết để làm gì.như sư trưởng nói. Thật không ngờ kết quả là thế.
Có cơ sở ăn, ở rồi, trung đoàn 56 tập trung huy động toàn bộ lực lượng cho thi công. Mất ngày đó năng xuất đào đất tăng gấp đôi, quân số cũng bảo đảm cao nhất kể từ khi khởi công đến nay.
Đó là cơ sở để từ nay trung đoàn 56, nói một cách không "run" là: chúng tôi sẽ gắng vượt hết mức để thông kênh đúng thời hạn. Chắc chắn như thế. Bởi vì nỗi lo âm thầm, sự dằn vặt gay gắt trong lán ban chỉ huy các cấp bây giờ đã ra hết mặt kênh, trở thành nỗi lo đều khắp trong tất cả mọi chiến sĩ.
Có lẽ đó là điều làm trung đoàn trưởng 56 vui. Anh bảo tôi:
- Nếu có viết gì về công việc của chúng tôi, xin anh hãy viết về sư trưởng, chính ủy và các cơ quan sư đoàn. Chính các đồng chí ấy đã tạo ra bước chuyển mạnh của chúng tôi bằng những hành động, những tấm lòng yêu thương chiến sĩ, đã cho chúng tôi bài học sâu sắc trong ban chỉ huy trung đoàn. Còn về chúng tôi, anh hãy nói nhiều đến anh em ở đơn vị. Nhưng ... thú thật với anh, đến hôm nay tôi vẫn chỉ nắm anh em tiên tiến và đơn vị khá trên danh sách. Mấy ngày nay tôi đang tìm hiểu có lẽ vài ngày nữa khi "quen" ở mặt kênh, tôi sẽ biết nhiều chuyện.
Hôm sau từ rất sớm tôi đã được đánh thức dậy bằng tiếng máy gạt san nền đường. Đất đồng bằng trông thì rắn nhưng khi có nước, chỉ cần láng nước là có thể cả một chiếc xe, một chiếc máy sụt không thể co kéo được. Sau hàng tháng phải "nằm nghỉ", hôm nay đại dội xe máy của trung đoàn cho xe san gạt mặt đường. Chiếc xe xích nặng nề vừa đi vừa „nghe" độ lún của đất. Và, cho đến buổi trưa thì do quen, do vững tâm hiểu rõ nền đất, máy gạt đã làm việc nhanh gấp đôi lúc sáng. Không thể chỉ bằng lòng với kết quả ấy, các tổ, các tiểu đội đều tìm cách xem xét, nghiên cứu và thử nhiều lẫn việc dùng máy để tận dụng khả năng của nó. Phải nhiều buổi nhịn ăn, mất ngủ để đào, để kích, để co kéo, để sau khi đào kênh về, họ sôi nổi bàn bạc tìm ra những điều kiện có thể dùng máy thay cho hàng trăm người lao động.
Suốt ngày đêm máy chạy ba ca trong gió. Gió ầm ầm suốt ngày nồng lên mùi chua của đất phèn và mùi của những tầng lá mục vừa đào.
Buổi chiều.
Tôi rời đại đội xe máy sang đại đội 27 bên kia kênh. Ở đây không có cái không khí ồn ã, chỉ thấy lặng lẽ trong vất vả. Đất nhoe nhoét lẫn bùn và nước. Các chiến sĩ trùm lên đầu chiếc khăn bằng vải diềm bâu, khắp người họ trát kín đất, người đào mai, cắt kéo, mặc chiếc quần đùi, nửa trên thân trần khô sém, còn những người lặn bốc thì nhợt nhạt và hai mắt ngầu đỏ. Hơn ba chục năm lớn lên ở một vùng bùn lầy, nước ứ ven sông Hồng, cảnh ngụp lặn đào ao vác đất đổ nền, đào mương, vét lòng sông máng có gì lạ mà đến hôm nay sao tôi vẫn ngạc nhiên, vẫn xúc động, thấy khâm phục và yêu mến vô cùng các chiến sĩ trẻ, rất trẻ của đại đội đang đào, đang vác đất. Có lẽ vì cái khác ở họ hôm nay là: một sự chịu đựng ghê gớm, sự hy sinh lớn. Ngày xưa các cụ bảo công việc thổ mộc là công việc nặng nhọc vào bậc nhất. Nhổ đay tát nước có thể ăn nắm ngô rang, củ khoai luộc, nhưng đã hạ mai động thổ là phải ăn cơm. Cơm gạo, ba bữa, có đủ thức ăn cua, cá. Ai đã từng sinh ra từ một mảnh đất mà không đào đất, không chứng kiến sự vất vả cực nhọc, nhưng ít ai gặp những người hàng tuần không được uống nước ngọt, không được bữa cơm chín, vẫn bị bệnh sốt rét rừng tái phát, mà vẫn đào mò, vác mò dưới đáy kinh như các chiến sĩ ở đây.
Mai, đại đội trưởng, đứng ngay trên bờ điều khiển việc vứt, xếp, đẩy xe cải tiến, vác đào bốc và đặt lên vai ... nghĩa là tất cả mọi công tác của anh em, anh phải biết đến và uốn nắn kịp thời không để chệch choạc. Khi tôi cần nói chuyện riêng với anh, anh phải chỉ định một cán bộ trung đội thay thế. Chúng tôi kéo nhau đến ngồi trên đám cỏ tranh. Tôi chọn đại đội này để tìm hiểu vì đã nghe nhiều lần ở nhiều người nói rằng : ở bất cứ hoàn cảnh nào, có thể nói nhiều khi cả trung đoàn thấy lo sợ về sức khỏe, về thiếu nước, về bệnh tật, về ăn uống, về thời tiết, có nguy cơ phải rút lui, thì đại đội này vẫn giữ vững ý chí. Thực ra đã có những ngày quân số ốm đến quá nửa, có những ngày mưa ngập không có biện pháp thoát nước phải bỏ việc. Nhưng còn một trung đội họ cũng tổ chức chặt chẽ, chỉ huy nghiêm, còn một giờ tạnh ráo họ cũng giữ vững dây chuyền lao động có năng suất cao.
Mai mới ba mươi tuổi mà hai hố mắt đã trũng, gò má đã nhọn, màu da bóng rộp mà không thể đen thêm được, tất cả những cái đó đã nói với tôi về người đại đội trưởng này. Tôi hỏi anh về quyết tâm của đại đội trong việc thông kênh. Anh cười rất có duyên và chân thành hỏi lại tôi có tin ở quyết tâm của đại đội anh không? Có lý do gì để một kẻ ngoài cuộc như tôi lại không tin các anh? Và anh giải thích rằng khi quyết tâm trở thành mệnh lệnh thì chỉ có một cách thực hiện, bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải thực hiện cho bằng được. Đêm đó tâm sự với Mai, tôi mới hiểu những suy nghĩ của anh. Tôi mới hiểu rằng quyết tâm của ban chỉ huy và các chiến sĩ của đại dội 27 không phải chỉ xuất hiện khi toàn trung đoàn hứa với cấp trên đào thông đoạn kênh mình được giao. Ngay từ những ngày đầu tiên nhận nhiệm vụ mới, đại đội 27 đã hiểu rõ trách nhiệm và vinh dự của mình trong giai đoạn này là vừa xây dựng vừa chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Đại đội cùng sư đoàn hành quân khẩn cấp vào phía tây nam của Tố quốc. Tức là trực tiếp làm hai nhiệm vụ anh quang đó.
Họ hiểu rằng khi đất nước đã hoàn toàn giải phóng, nhưng kẻ thù chưa để ta yên, nghèo đói đang còn đe doạ, thì sự hy sinh gắng vượt của mỗi chiến sĩ là lẽ đương nhiên. Dạo ấy họ vừa học chính trị chuyển nhiệm vụ vừa bàn giao công trình, máy móc, đóng gói hàng, chuyển toàn bộ doanh trại, đồ dùng, lợn gà xuống tàu thủy còn người sẽ hành quân bằng xe lửa. Trong khi chờ đợi đơn vị được lệnh thay nhau tranh thủ nghỉ phép ít ngày, thủ tục chuẩn bị đúng kế hoạch vừa đảm bảo ai cũng có thể về qua nhà trước khi đi. Trong mấy ngày ngắn ngủi ấy, Nguyễn Văn Hùng chiến sĩ mới nhập ngũ hơn một năm được đi bốn ngày đi phép tranh thủ. Về đến nhà thì mẹ chết. Gia đình và họ hàng dục Hùng đánh điện nghỉ thêm, nhưng chôn cất mẹ xong, Hùng lên đường ngay đêm đó. Khi đến đơn vị anh em hỏi về việc làm ấy của Hùng, anh tâm sự: „Sắp đến ngày đi xa làm nhiệm vụ gian khổ ác liệt, anh em nào cũng mong muốn được về thăm nhà, tôi ở lại thêm thì chia sẻ được nỗi đau và giải quyết phần nào khó khăn với gia đình nhưng đồng chí khác lại không được nghỉ".
Hầu như những suy nghỉ giản dị ấy, những việc làm nhỏ mà sâu sắc ấy là thói quen, là nếp sống bình thường của tất cả cán bộ, chiến sĩ đại đội này. Nguyễn Văn Bính, Dương Văn Cầu, Nguyễn Văn Hạnh và rất nhiều cán bộ chiến sĩ khác đều có những hành động tương tự như Nguyễn Mạnh Hùng.
Đại đội trưởng Lê Văn Mai trả phép, vào đến thành phố Vinh thì trời tối. Anh còn cả một ngày hôm sau để chờ xe ô tô, dù xe cộ có khó khăn nhưng nhất định trong ngày hôm đó cũng có thể về đơn vị đúng thời gian. Sớm được giờ nào là anh có thể đảm nhiệm được công việc thay chính trị viên, để đồng chí đó về tranh thủ sớm được giờ ấy. Nghĩ như thế, đại đội trưởng Lê Văn Mai quyết định suốt đêm hôm đó đi bộ 60km. Anh trở về đơn vị lúc trời vừa sáng. Tình thương và sức mạnh của họ bắt đầu từ những việc làm, những cử chỉ hết sức tự giác. Đó cũng là sức mạnh của kỷ luật trong lao động và sẵn sàng chiến đấu. Trên đoạn đường hành quân hơn hai nghìn ki lô mét, họ đã đảm bảo một trăm phần trăm quân số đến đích. Những buổi đầu tới vùng đất chua phèn này, cũng như các đơn vị khác, đại đội 27 gặp bao nhiêu khó khăn tưởng không vượt qua. Nhưng với họ, khó khăn chỉ là cái thước đo lòng quyết tâm và sự hy sinh cứ lớn lên, lớn lên mãi. Tôi đã gặp nhiều chiến sĩ đi kiếm từng ca nước ngọt ở những vũng đọng trên vết hằn bánh xe xích. Gạn từng ca nước vào thùng rồi gánh lội trên cánh đồng đầy bùn và cỏ xa sáu ki lô mét mang đến bờ kênh cho anh em. Một ngày bốn chuyến như thế. Cả đi và về phải lội 48 km. Hãy tưởng tượng xem suốt mấy tháng trời mưa rào, nắng lửa, ăn đói và uống khát ngày nào cũng phải gánh hai thùng nước lội 48 ki lô mét bảo đảm cho đồng đội đủ nước uống, dù chưa được uống ngọt nhưng uống đủ... Rồi có những ngày sốt rét, đi "lỏng" hàng loạt, rất thèm chua và rau, nhưng lại phải ăn thứ rau kiêng được bệnh. Tổ nuôi quân đã thay nhau lội đi lội lại suốt ngày suốt đêm để mua được rau và thức ăn kiêng cho anh em. Có hôm phải đi ba ngày mới kiếm được thứ rau hợp với bệnh, họ cũng không hề ngại ngần. Khẩu hiệu: "chịu gian khổ để đồng đội khoẻ và bảo đảm quân số nhiều trên mặt kênh" dường như châm ngôn hàng ngày của các cán bộ chiến sĩ làm công tác hậu cần ở đây. Một trong những nguyên nhân họ luôn giữ vững vị trí hàng đầu là họ rất nghiêm túc, chặt chẽ, đều đặn và thường xuyên với các chế độ trong ngày. Đại đội trưởng Mai bảo tôi:
- Nếu không xây đựng đơn vị mạnh toàn diện thì không thể nào thi công được. Mà muốn mạnh trước hết phải mạnh từng cái nhỏ, từng tổ, từng tiểu đội. Chẳng hạn có một chiến sĩ tổ nào đấy buổi sáng không tập thể dục, thì buổi chiều tổ và tiểu đội phải hướng dẫn đồng chí ấy tập. Tuy đào đất ở đồng lầy nhưng khi sinh hoạt, học chính trị, tập hợp, dứt khoát phải theo một mệnh lệnh nghiêm chỉnh, khẩn trương, ăn mặc chỉnh tề, đúng quy định. Nếu không có những cái đó thì anh có tập trung chỉ huy lao động, lao động cũng sẽ không có năng suất cao, và nhất là khi có tình hình đột biến do nhiệm vụ chiến đấu xảy ra thì gặp rất nhiều khó khăn.
- Những câu hỏi cuối cùng của đại đội  trưởng Mai khi tôi chia tay đại đội 27, có lẽ cũng là đoạn ghi chép kết thúc về họ. Và, công việc còn đang tiếp tục chắc họ cũng vẫn tiếp tục dẫn đầu toàn trung đoàn về mọi mặt. Nỗi băn khoăn của tôi lúc mới đến về quyết tâm trong nhiệm vụ thông kênh của họ, đến lúc này dừng lại ở câu nói chắc chắn của Mai là rất đúng, chả phải bàn gì thêm.
Logged
ThanhBinh
Thành viên
*
Bài viết: 59


« Trả lời #6 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2009, 03:01:42 am »


Hội trường giao ban sư đoàn vẫn in lặng. Không thiếu ai. Nhưng có lẽ còn chờ cái không khí căng thẳng dịu đi. Một trung đoàn luôn luôn không đạt không những kế hoạch của từng tháng, từng tuần mà ngay chỉ tiêu giao cho từng ngày cũng chưa có hôm nào đạt. Trung đoàn ấy hôm nay được thủ trưởng sư đoàn "mời" từ chính ủy, trung đoàn trưởng, đến các chủ nhiệm các ban lên làm việc thì chắc hẳn không phải là một buổi làm việc thông thường vui vẻ. Bản thân sự việc ấy đã gieo vào ấn tượng của cán bộ trung đoàn sự không bình thường. Các phòng ban trên sư đoàn, các phái viên tham mưu, kỹ thuật của sư đoàn cũng cảm thấy cuộc gặp gỡ không bình thường thì làm sao có được cái giây phút mở đầu vui vẻ. Mặc dù sư trưởng hỏi: „Ta bắt đầu đối chất nhau chứ nhỉ", vẫn không ai cười theo tiếng cười rất to của ông. Phải một lúc im lặng nữa ông mới nói giọng dịu lại:
Sư đoàn có khuyết điểm ở gần các anh nhất mà chỉ đạo giúp đỡ các anh chưa nhiều. Mọi năm thủ trưởng sư đoàn và cơ quan "bám" các anh rất sát nhưng năm nay công việc triển khai gấp, bản thân sư đoàn chưa hoàn chỉnh toàn bộ kế hoạch nên có phần hạn chế sự giúp đỡ đơn vị. Cái đó sư đoàn đã rút kinh nghiệm và sẽ sửa chữa thiếu sót trên. Về phần mình, các anh đã kiểm điểm và bàn biện pháp hoàn thành khối lượng thi công. Nhưng có lẽ ban chỉ huy trung đoàn bàn chưa nghiêm. Chưa đồng cảm với quyết tâm của sư đoàn. Tôi xin nhắc lại là dứt khoát chúng ta thông kênh vào ngày 15 tháng sáu. Không thể có lý do gì cho phép chúng ta lùi lại, lùi một ngày cũng không được. Nhưng các anh quyết tâm hết mức mới đề ra ngày thông đoạn của trung đoàn là 30 tháng sáu. Vậy hôm nay chúng ta "chất vấn" nhau để thống nhất. Do thời tiết, do nhiệm vụ chiến đấu đòi hỏi nhất thiết chúng ta không được kéo dài quá 15 tháng sáu Trong khi ấy chính ủy và phó trung đoàn trưởng sẽ đi công tác nhận nhiệm vụ đột xuất. Nói vậy để biết ai đi, ai ở, ai làm, ai vắng. Và, thủ trưởng sư đoàn sẽ bàn chủ yếu với những người ở lại. Xin mời anh Mưu phát biểu. Mưu trung đoàn trưởng còn rất trẻ. Trông anh mới khoảng 35, 36 gì đó. Một bản báo cáo đã được viết sẵn từ lúc đến, Mưu cứ lăm le định dở từng trang ý chừng muốn để cấp trên biết rằng các anh đã bàn bạc thành văn bản hẳn hoi. Nhưng hoặc là lệ thuộc vào những trang giấy viết sẵn, hoặc những lời báo cáo không phải là của anh, nên mỗi khi sư trưởng chất vấn lại anh thường ấp úng như cậu học trò bị thầy tra bài. Chẳng hạn anh báo cáo:
- Về biện pháp tổ chức: tập trung dứt điểm ki lô mét 13 + 800 ki lô mét 14 từ mồng một đến mồng 10 tháng sáu.
- Tại sao lại tập trung đoạn này? Lý do? Ai đề xuất hay ý anh?
- Báo cáo…
- Tôi biết đó không phải là ý kiến của anh và anh cũng chẳng hiểu tí gì về địa đoạn đó. Thôi được, anh nói tiếp đi.
- Từ 11 đến 25, chúng tôi bàn nhau vẫn xin sư cho đến ngày 25 mới xong được. Trong 15 ngày đó máy và người đều làm cả ngày và đêm. Giao khối
lượng hai ngày một. Trung đoàn "đánh tập trung“.
- Tại sao không giao khối lượng ba hoặc một ngày?
- Dạ ... báo cáo....
- Đồng chí tham mưu trung đoàn trả lời tôi.
- Báo cáo nếu ba ngày làm 90 mét thì dài quá dễ nản, một ngày làm 30 mét ngắn quá bị ùn. Làm hai ngày một đoạn 60 mét là vừa cả đội hình triển khai
- Đồng chí trung đoàn phó có phát biểu thêm gì nữa không?
- Nếu làm hai ngày một đoạn thì máy không bị vướng.
- Sao không làm đoạn dài nhiều ngày hơn?
- Như vậy ngày đầu trông thấy mình làm ít quá không có khí thế cho ngày sau.
- Đúng. Ý kiến này các anh có bàn bạc, tính toán cẩn thận, còn ý kiến trên chứng tỏ ít lâu nay các anh không ra hiện trường. Ở chỗ cây số 13 + 800 là đoạn trên nhưng lại rất nhiều nước. Các anh làm đó trước thì rút nước và bùn đi đâu? Bằng biện pháp thi công nào cũng không có chỗ tháo nước. Như vậy các anh làm từ đoạn dưới lên mới phải chứ. Nhân đây tôi kể các anh nghe câu chuyện xẩy ra ngày hôm kia ở trung đoàn. Tôi đi qua đại đội sáu gọi là một đại đội nhưng chỉ có hơn ba chục người làm. Các anh tính cả cánh đồng ;mênh mông này mà ba chục con người đào đất thì ý nghĩa gì. Họ thấy công việc họ làm chông chênh quá có thấm tháp vào đâu, làm nhiều chỉ phí sức thế là họ ném nhau đùa nghịch và đứng chơi tán bậy. Sốt ruột quá, tôi phải tìm người hỏi cho ra nhẽ Nhưng không có cán bộ đại đội nào ở đấy. Chỉ có một trung đội trưởng thì đang ngồi trong lán. Gọi mãi mới thấy anh đi ra. Các anh có biết con người đó như thế nào không Đi giầy, tất li lông hoa và mang kính. Lúc đó là mười một giờ mà anh ta chưa hề có một vết bùn nào bám trên người. Cả sư đoàn làm thủy lợi mà một anh cán bộ trung đội bảnh bao thế thì cán bộ đại đội chỉ huy bằng điện thoại và đến sư trưởng thì ngồi trên "ngai" hò "ba quân“ à? Nhưng hay nhất là đoạn đối thoại giữa tôi với anh ta như sau:
- Tại sao đại đội có ít người làm thế này?
- Đây chỉ có một trung đội.
- Một trung đội vẫn ít.
- Ốm nhiều quá.
- Nhiều là ban nhiêu?
- Khoảng 19 đến 20 gì đấy.
- Anh nói cụ thể xem?
- Mười tám.
- Anh đứng nguyên đây chờ tôi nhé.
- Nói rồi tôi lội xuống mương hỏi bốn tiểu đội trưởng xem mỗi tiểu đội có bao nhiều người. Nghe họ kể tên họ, quê quán và ốm vì bệnh gì thật tỉ mỉ, chứng tỏ họ nắm anh em rất chắc.
Tôi đem cộng tất cả chỉ có 12 người ốm. Tôi trở lại chỗ trung đội trưởng.
- Tại sao anh chỉ huy lại ngồi xa thế.
- Đại đội khoán cho các B, B khoán cho A.
- Thế thì anh cứ khoán cho họ rồi về nghỉ có đỡ mệt không?
- Phải ở đây xem họ có thắc mắc hoặc đề nghị gì thì giải quyết. Đến cuối buổi nắm kết quả báo cáo.
- Ờ như thế cũng quan trọng. Nhưng nếu anh đi vắng thì thường giao trung đội cho ai.
- Đồng chí Hoài.
- Vậy thì nhân danh sư đoàn trưởng tôi đuổi anh về. Suy nghĩ chờ kỷ luật và tôi giao chức trung đội trưởng cho đồng chí Hoài.
- Anh trung đội trưởng ấy vốn làm nghề nông và hai năm  liền là chiến sĩ thi đua đấy... Anh ta sẽ chịu trách nhiệm về khuyết điểm của mình. Nhưng các anh tự xem mình có phải là kẻ gây ra khuyết điểm cho cấp dưới không? Nguyên nhân vì sao trung đoàn luôn luôn không hoàn thành kế hoạch, chắc các anh rõ từ trước khi lên đây. Tôi xin tạm thời thông báo để các anh biết là: thường vụ đảng ủy và thủ trưởng sư đoàn đã quyết định các anh không được rút chỉ tiêu. Các anh không làm xong tức là các anh tự nhận mình là người kém. Nếu nói nặng hơn đó chính là sự đầu hàng. Hôm nay chúng ta dừng lại đây để các anh về bàn tiếp trong lãnh đạo và trong hội nghị quân chính trung đoàn. Bàn đến khi nào tất cả mọi cán bộ bảo cố gắng sẽ làm được thì tức là làm được đấy.

Tại hội nghị quân chính trung đoàn, họ ngồi họp trên bốn chiếc giường, phía dưới, là những tấm ghi rải trên nền đất ong õng nước. Sư đoàn trưởng ra đi từ lúc "nhạc thể dục“. Ông lội tắt cánh đồng đến bếp của E bộ vừa đúng giờ ăn sáng. Hỏi mấy chiến sĩ gái nuôi quân về cách lọc, rồi ông theo họ ra bãi gạn nước. Sau đấy tội dọc kênh, đúng tám giờ, ông có mặt ở hội nghị lúc đó chỉ còn thiếu cán bộ đại đội 24.
Trung đoàn trưởng:
- Báo cáo anh, có thế bắt đầu chưa ạ?
- Tùy các anh chứ. Các anh quy định mất giờ thì cứ thế mà làm.
Lúc này trung đoàn trưởng nhận ra sự thiếu chủ động của mình, anh lấy vẻ tự tin và dứt khoát hơn:
- Hôm nay chúng ta họp không phải để nghe những báo cáo, những nhận xét và những tham luận, mà chỉ đề nghị các đồng chí phát hiểu xoay quanh một câu hỏi "Chúng ta có thể thông kênh được ngày 15 tháng 6 không Và, muốn làm được thì cần phải như thế nào?“ .
Khác với mọi cuộc hội nghị, lần này các cán bộ trung đoàn đến đại đội đều tích nén những ý nghĩ từ bao giờ, chỉ chờ dịp này để nói được hết, nói tất cả ý chừng để sư đoàn trưởng biết rõ hơn những khó khăn, những bực dọc trong công việc hàng ngày của họ. Trung đoàn trưởng vừa dứt lời, có đến năm bảy người cùng xin phát biểu một lúc. Họ nói rằng công tác tổ chức chỉ huy của trung đoàn còn kém. Thi công tập trung toàn E là một khẩu hiệu. Thời gian nghiệm thu từng ngày không kịp, đợi mọi người về hết trung đoàn mới đi đo đạc, kiểm tra chất lượng nên không kịp thời động viên, nhắc nhở được ai. Đại đội nào khá, đại đội nào không hoàn thành cũng không được rõ ràng. Nghĩa là thiếu tất cả những cái để tạo thành sức mạnh. Và như vậy mệnh lệnh của trung đoàn chỉ còn trở lại một sự cứng nhắc, không thiết thực. Cấp dưới và quần chúng có tinh thần trách nhiệm cả đấy, nhưng mệnh lệnh của trung đoàn thiếu một cái gì đó như là lời kêu gọi, sự khích lệ.
Hai giờ sau vẫn còn những ý kiến căng thẳng làm cho vẻ mặt các cán bộ chỉ huy trung đoàn lo âu. Và những kế hoạch dự định cho nửa tháng sau có nguy cơ sụp đổ, sụp đổ ngay trước mặt sư đoàn trưởng. Nhưng ngay lúc đó sư trưởng lại cười rất vui khiến trung đoàn trưởng lúng túng quay sang hỏi nhỏ ông.
- Anh có ý kiến ạ?
- Không, Nhưng „ông“ yên tâm, như vậy là các "ông" sẽ làm ăn được đấy.
Đã đến lúc sự căng thẳng tạm dừng, ai cũng muốn lắng nghe ý kiến mình tác động đến đâu qua những lời sắp sửa nói ra của sư trưởng. Không khí trong gian lán ngập nước lắng lại một vài phút. Không còn ai phát biểu nữa, người chủ trì hội nghị mời sư trưởng nói chuyện. ông hỏi:
Đồng chí nào chưa phải là đảng viên giơ tay xem nào?
Cả gian nhà không có ai động đậy. Sư trưởng tiếp:
- Các anh họp hội nghị quân chính nhưng tất cả cán bộ ở đây đều là đảng viên, nên các đồng chí nói ra được tất cả những điều ấm ức một cách thẳng
thắn. Thế là quý lắm. Nói hết cả rồi không còn ai có ý kiến nữa. Bây giờ, tôi xin hỏi: Tất cả các đảng viên chúng ta ngồi đây có ai thấy công việc làm trong
nửa tháng tới không thể xong thì giơ tay.
Lại không có ai động đậy. Một lúc sau mới có những ý kiến nói rằng quyết tâm sẽ làm được. Không những được mà có thể chỉ làm trong 10 ngày nếu có biện pháp lãnh đạo tổ chức tốt, chỉ huy chặt chẽ, nghiêm túc và sư đoàn chi viện những phương tiện cần thiết.
Sư trưởng cười rất thoả mãn.
- Thế là các đảng viên chúng ta đều hứa với nhau phải hoàn thành trách nhiệm thông kênh đúng ngày qui định phải không? Thật là quý về những quyết tâm của các anh. Nhất trí với nhau như thế đã.Còn bây giờ thì các anh xem cần làm như thế nào và tôi phải có trách nhiệm giúp gì, ta bàn với nhau. Theo tôi, các anh ban chỉ huy trung đoàn trình bày một phương án giải quyết những công việc từ lãnh đạo tư tưởng, các biện pháp tổ chức chỉ huy, đến từng cái giường nằm, cách luộc rau, gạn nước ra sao rồi chúng ta bàn từng mục. Bàn xong rồi cứ vậy ta làm. Ý kiến tôi là thế, các anh thấy chưa nhất trí điểm nào ta bàn thống nhất với nhau đã.
Không khí cuộc họp vui vẻ hẳn lên. Họ bàn tán xôn xao, rất nhiều ý kiến nhất trí cách làm như thế.
Hai ngày sau, vào lúc 3 giờ 25 phút chiều. Sư đoàn trưởng xô tấm phên che mưa vào lán gọi Công, trợ lý thi đua.
- Anh có bận gì không ra đây với mình một tí.
Hai người ra đầu lán, mưa giội xuống như hắt nước vào mặt. Hai người né vào sát vách. Công hỏi:
- Thủ trưởng ở E69 về lúc nào ạ?
Tôi vừa về. Ăn cơm và thay quần áo xong thì sang đây.
- Có việc gì thủ trưởng chỉ thị chúng tôi làm, thủ trưởng về nghỉ một chút.
- Mấy trận mưa hôm nay anh thấy có gì khác không?
- Ngập hết các lối đi và nước phèn lên nhiều, những ngày sau sẽ không có nước ăn.
- Gì nữa?
- Lúc đầu mái tốc hết, đang mưa anh em sư bộ phải chạy lên lợp lại và nhà nào cũng phải lo chống đỡ chèn lại các cột cho chặt.
- Còn gì nữa?
- Chiều nay không khéo sư bộ phải nhịn cơm vì khu nhà bếp không có chỗ nào không dột và ngập nước.
- Có trông thấy gì nữa không? - ông vẫn nhìn chăm chú ra xa và lơ đãng hỏi anh trợ lý trẻ. . .
- Báo cáo . . .
- Hà hà . . . , anh chỉ toàn thấy những khó khăn quanh sư bộ. Thôi được, cái đó chắc rồi sẽ khắc phục ngay sau mưa - ông chỉ ra phía xa mù mịt - mắt anh tinh nhìn phía E56 hộ tôi xem còn có ai đấy không?
- Chăm chú nhìn mãi trợ lý quay lại:
- Báo cáo … hình như...
- Hình như trung đoàn 56 vẫn làm phải không?
- Dạ, đúng, đúng họ vẫn làm rất đông thủ trưởng ạ.
- Đây là trận mưa thứ ba rồi, họ vẫn làm đấy. Tôi nghe phòng kế hoạch báo cáo toàn trung đoàn hoàn thành kế hoạch từ 12 giờ mà mưa xuống họ cũng không về. Nhìn họ tôi đến ứa nước mắt vì thấy anh em cán bộ chiến sĩ của mình chịu đựng ghê quá. Bây giờ anh có thể lại đến đấy với tôi được không?
- Dạ thôi để tôi đi. Đang mưa to mà sư trưởng đang ốm và đã lội xuống E69 từ sáng đến giờ rồi.
- Tôi uống thuốc rồi. Anh em lao động ngoài kênh lúc này là thuốc chữa mọi bệnh cho chỉ huy đấy, - vừa nói ông vừa xắn cao quần, sửa lại áo mưa, mũ.
Anh trợ lý gàn:
- Cứ thư thả thủ trưởng ạ. Đã làm thêm thì chắc anh Mưu sẽ cho bộ đội làm hết giờ, cứ thư thả, xuống đến nơi bộ đội cũng chưa nghỉ đâu.
- Không! Chúng mình phải ra nhanh để tôi lệnh cho bộ đội nghỉ. Khi họ đã hiểu mình, đồng cảm với lo toan của mình mà sẵn sàng lao vào vất vả sẵn sàng hy sinh thì mình lại phải biết yêu thương, quý trọng họ. Tôi sẽ lệnh cho anh em nghỉ và trung đoàn phải nhanh chóng có biện pháp khi anh em trở về được khô ngay, ấm ngay và ăn uống tốt. Có phải không? Nếu giải quyết được như thế, tối nay họ sẽ ngủ ngon và ngày mai năng suất sẽ hơn ngày nay - vừa nói ông vừa lõm bõm lội trong đồng cỏ cố rượt đi, đi thật nhanh về phía bộ đội trung đoàn 56 đang dầm mình trong mưa.
Logged
ThanhBinh
Thành viên
*
Bài viết: 59


« Trả lời #7 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2009, 03:02:32 am »

VI Công việc chưa vào kế hoạch:

Một giờ 27 phút đêm, điện từ "tiền phương" báo về - địch đột nhập doanh trại lúc 0 giờ 55 phút. Chúng bắn hai quả B40 vào cạnh nhà bếp và ném bốn trái lựu đạn trúng bộ phận quản lý thuộc phòng hậu cần, làm chết một, bị thương bốn. Ta chưa phát hiện ra hướng nổ súng thì địch đã chuồn lên núi. Sư đoàn ra chỉ thị cho tiền phương phải nhanh chóng giải quyết hậu quả do sự mất cảnh giác gây nên. Chú ý không được để hiện tượng đó diễn lại bất cứ hoàn cảnh nào, vào lúc nào. Bọn địch hành động như thế chỉ nhằm mục đích gây tác động tâm lý là chủ yếu. Ngay trong đêm nay, bộ phận tiền phương phải ổn định mọi mặt để sáng mai "coi như không có chuyện gì xảy ra“. Sẵn sàng chờ lệnh.
Hôm sau, từ rất sớm tôi theo bộ phận tác chiến của phòng tham mưu về "tiền phương“ sư đoàn để dự hội nghị bàn kế hoạch phối hợp với địa phương đánh địch. Chúng tôi đi theo Kênh Tri Tôn về huyện lỵ Bảy Núi. Đó là thị trấn ngổn ngang biển treo trước cửa những gian hàng trống rỗng. Hàng hóa thì đã sơ tán hoặc cất giấu mà biển thì chưa kịp hạ xuống. Còn những chỗ không có biển thì lại ồn ào chật chội bánh mướt, bún giò heo, nước mía, phở, cà phê sữa và chuối nướng… Những hàng ăn, nói đúng ra là những mẹt, thúng đầy món ăn uống người bâu kín. Nhìn cảnh ăn uống vui vẻ ở chợ không ai đoán ra bọn tàn quân và bọn phản động Cam-pu-chia chỉ ở cách đấy có hai ki lô mét, trên các dãy núi.
Đi chừng hai ki lô mét chúng tôi đến "tiền phương" của sư đoàn ở trong một vườn xoài. Gọi là tiền phương nhưng mỗi phòng ban chỉ còn lại vài người đang khiêng các giương, hòm dồn lổng chổng trong những gian lán sát đường ô tô và họ ăn ngủ trên sự lổng chổng đó chờ đợi ngày bốc đi tất cả. Ở đây vừa nổ một quả mìn trước lúc chúng tôi đến nửa giờ. Ba chiến sĩ bị thương trong đó một người giập cả hai ống chân, máu chảy nhiều nên ngất ngay. Phân đội vệ binh của sư đoàn cùng du kích địa phương và an ninh huyện đang truy lùng tàn quân trên núi. Đến hai giờ sáng hôm sau thì bắt được tên chỉ huy tụi tàn quân ở một hang rất sâu trên núi Cấm. Hắn là Châu Phun, nguyên phụ tá trưởng thuộc xã Ô Lâm. Từ 1962 cho đến năm 1972 hắn đã lên đến chức quận trưởng quận Tri Tôn. Khi đất nước hoàn toàn giải phóng, hắn chạy lên núi chỉ huy bọn tàn quân bắt liên lạc với tàn quân Lon Non và "bộ đội" của Pôn Pốt, Ieng Xa-ri.
Năm giờ có lệnh đưa Châu Phun về Bộ tham mưu quân khu.
Tôi ghi vào sổ tay: 7 giờ 30 phút sáng 1-6.
Gặp anh Sơn thường trực huyên ủy phụ trách quân sự nói về tình hình địch hoạt động trong phạm vi huyện Bảy Núi như sau:
Cho đến 7 giờ tối hôm qua, địch đã lấn chiếm 10 xã của huyện và uy hiếp 5 xã khác. Chín nghìn ngôi nhà bị đốt và cướp hết tài sản. Hơn một vạn người bị chết bằng 15 kiểu giết và bị bắt đi thành lập 3 tiểu đoàn và bốn đại đội đặc biệt. Ngoài ra chúng tổ chức gài mìn làm nổ hàng chục xe, 2 máy cày và 30 người hy sinh. Ta đã lấy lại chốt ở Lê Trì và đuổi chúng ra khỏi 5 xã, diệt 600 tên, riêng ở Phú Cường diệt 100 tên. Đặc biệt trong trận này E71 của sư đoàn 150 đã đánh rất dũng cảm. Đảng bộ và nhân dân ai cũng nhớ trận đánh của đơn vị đó.
Tám giờ 30 phút.
Huyện ủy chủ trì cuộc họp bàn cách đánh địch và rào biên giới. Thành phần: các bí thư chi bộ trong toàn huyện, các đơn vị bộ đội đóng quân trên địa bàn huyện, các cán bộ đầu ngành cửa huyện. Sư đoàn 150 nhận phái tiếp 1 tiểu đoàn phối hợp với địa phương và đơn vị bạn truy quét đuổi đánh địch để nhân dân các xã đến rào dây thép gai, trồng tre, gài mìn và cắm chông. Vậy là một tiểu đoàn nữa để lại phần đất và những công việc khác xung quanh việc đào kênh. Liệu sư đoàn có thể thông kênh được như dự định không? Băn khoăn về ý nghĩ đó chợt đến, nhưng trước những diễn biến của kẻ địch và cuộc chiến đấu đang xảy ra ở đây tôi hiểu ngay không thể nào khác là phải làm việc "ngoài kế hoạch“ một cách cấp thiết.
Buổi chiều.
Rời "Vườn Xoài" đi đơn vị 7 1 ở núi Tô. Dưới chân núi lô nhô những nhà bạt trắng, nhọn như tháp. Đó là chỗ ở của đoàn bộ: chỉ huy và trợ lý các ban đang tấp nập họp phổ biến mệnh lệnh, quán triệt nhiệm vụ, tăng cường và bổ sung trang bị vũ khí cho tiểu đoàn 2 lên đường làm nhiệm vụ đêm nay. Không thể xuống gặp họ, vì các cán bộ đại đội và tiểu đoàn đều ở đây. Đến khi về, họ mang hàng đống công việc theo mà chỉ có mấy giờ đồng hồ. Đống công việc ấy phải tải ra cho hết xuống từng chiến sĩ, thời gian đâu để tiếp khách. Tôi lại không có kế hoạch hành quân theo họ, đành phải ở lại đoàn hộ xem "không khí ra quân" qua sự hối hả túi bụi của các cán bộ.
Ở đây tôi gặp hai người bạn: Tuyên cùng quê, cùng nhập ngũ với nhau năm 1959 và một người nữa là trung đoàn trưởng, cùng ở quân khu bộ Tả Ngạn với nhau bảy năm trước. Cả hai người bạn ấy đều „xin lỗi để dịp khác" gặp và hàn huyên với nhau sau hàng chục năm xa.
Đêm ngày 2-6
Tiểu đoàn 2 đến vị trí làm nhiệm vụ. Ban chỉ huy tiểu đoàn 71 thở phào nhẹ nhõm coi như bước chuẩn bị đã hoàn thành. Bây giờ tiếp tục chờ kết quả triển khai chiến đấu. Theo yêu cầu rất khẩn khoản của tôi, đoàn trưởng Ang cho người khiêng tấm bảng đen đen đặt trước cửa nhà ban chỉ huy. Vốn là cán bộ tác chiến của quân khu trước đây nên khi anh nhận kể cho nghe những trận chiến đấu của tiểu đoàn 2 do anh trực tiếp chỉ huy vừa qua, thì anh chuẩn bị ngay bảng, phấn, giẻ lau để vẽ bản đồ.
Dưới bóng điện rất sáng ở hiên nhà, anh đứng chăm chú vẽ lại địa hình, diễn biến cửa cuộc chiến đấu ở Phú Cường. Công việc anh làm rất nhanh, chính xác và rõ ràng.
Như tất cả mọi cuộc chiến đấu khác: sự gian khổ hy sinh và hành động anh hùng đều diễn ra rất quyết hệt và nhanh chóng nên dù nghe anh kể chuyện, tôi mê mải ghi nhớ một cách vội vã, nhưng vẫn không thể nào ghi lại đầy đủ qua trang nhật ký này. Tôi hỏi:
- Trong một trận chiến đấu, diệt hàng nghìn tên địch là rất lớn. Chiến công đó là của nhiều đơn vị cùng tham gia đánh địch. Anh có thể cho biết ấn tượng gì mà đảng bộ và nhân dân địa phương nói nhiều đến tiểu đoàn ta không?
Anh cười rất thoải mái và có duyên. Vốn là con người "đẹp trai nhất quân khu“ nên anh cười thế nào cũng thật đáng yêu.
- Để giải thích việc đó, tôi kể thêm với anh về những thiếu sót của chúng tôi, thiếu sót đó do hoàn cảnh khách quan một phần nhưng chủ yếu vẫn là do khuyết điểm của ban chỉ huy chúng tôi. Tiểu đoàn 2 và cả đoàn 71 này hầu hết là anh em mới nhập ngũ cuối tháng bảy năm ngoái. Vừa hành quân tới đây chưa nhận đủ dụng cụ thì bọn phản động Cam-pu-chia đã ào ạt lấn sang giết hại đồng bào ta, đoàn 71 chúng tôi được lệnh dồn súng lại cho một tiểu đoàn đi chiến đấu. Quân làm kinh tế nên chỉ trang bị AK và CKC. Khi có lệnh nhận nhiệm vụ chiến đấu mới "vay" sư đoàn bạn tăng cường hỏa lực cho. Buổi trưa lĩnh thì buổi chiều hành quân. Có chiến sĩ tháo nòng khẩu trung liên ra không biết cách lắp lại, liền đút vào túi quần rồi vác súng chạy. Còn khẩu cối 82 mượn được của đoàn B anh em đã định đến nơi sẽ „huấn luyện đến đâu bắn đến đấy" nhưng khiêng đi ngang đường bị dồn lại, rồi bao nhiêu cái "trục trặc" bỡ ngỡ. Chẳng hạn lúc vượt qua mương đáng nhẽ phải vọt tiến thì đồng chí tiểu đội trưởng lại cảm anh em bò. Tất cả những khó khăn, bỡ ngỡ một cách ngờ nghệch của đơn vị chúng tôi, nhân dân địa phương, lực lượng vũ trang của huyện, tỉnh và các đơn vị chủ lực khác đều chứng kiến ngay trong khu vực Ba Trúc, Tịnh Biên. Thế mà chi sau đó có mấy tháng khi chiến đấu ở khu vực cũ. anh em đã biết cách tìm đúng chỗ mỏng, chỗ hở để đánh địch, dồn địch vào điểm quyết chiến để diệt cho nhanh, nhiều…
Anh hỏi vì sao lại có những chuyển biến nhanh, mạnh mẽ đến như thế ư? Tôi xin nói ngay là trình độ của anh em chiến sĩ mình bây giờ rất khá. Họ hầu hết đã tốt nghiệp lớp mười, không những về địa hình mà cả ý đồ chiến thuật của chỉ huy họ nhận ra rất nhanh. Cũng do nhận thức tốt ấy, anh em biết rõ kẻ thù man rợ và ngu xuẩn. Dân tộc mình muốn yên ổn nhưng chúng cứ lấn chiếm, cứ quấy phá. Để chúng giết người, cướp của thế ai chịu được.
Một lý do khác nói thêm để anh hiểu là thế này: những ngày, tháng đi chiến đấu chúng tôi vẫn là quân số của sư đoàn, sư đoàn lãnh đạo, chỉ huy, trang bị và tiếp tế hậu cần. Nếu không có bọn phản động Cam-pu-chia lấn chiếm thì nhiệm vụ của sư đoàn chúng tôi phải thông kênh H9 trước mùa mưa năm nay. Bằng giá nào cũng phải thông. Vì sao chắc anh biết rồi. Đến bây giờ quân số phải dành cho chiến đấu, lực lượng chỉ huy dành cho chiến đấu, lương thực, thực phẩm cũng phải ưu tiên cho chiến đấu mà vẫn phải thông kênh. Anh em chúng tôi đã từng ăn, ở và bắt tay đào những hòn đất đầu tiên, chúng tôi hiểu rõ sự gian khổ, sự hy sinh, sức chịu đựng của đồng đội mình ở lại đào kênh như thế nào. Mỗi trận đánh ngoài ý nghĩa trả thù và giải phóng nhân dân, giữ vững từng tấc đất của Tổ quốc, với chúng tôi nó còn có ý nghĩa giá cho đơn vị mình, đồng đội mình yên tâm lao động. Và đánh nhanh, thắng nhanh, khu vực mình yên ổn, có thể rút sớm trở về để bớt phần đất cho đơn vị khác phải làm "ngoài kế hoạch" nhiều quá.
Logged
ThanhBinh
Thành viên
*
Bài viết: 59


« Trả lời #8 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2009, 03:03:20 am »

VII Cô ấy tên là Mây.

Tôi tìm anh ở các đơn vị đào kênh và các đơn vị chiến đấu. Đồng chí quân lực đoàn 71 hỏi lại tôi:
- Anh có nhớ tên cậu ấy không?
- Mình quên chưa hỏi.
- Có biết quê ở đâu hoặc đơn vị?
- Chỉ đoán là người của sư 150.
- Thế thì khó tìm đấy. Anh có nhớ rõ hình dáng cậu ta không?
- Dáng người nhỏ, cao, không nhìn rõ mặt…
- Vậy phải có thời gian lần từ từ may ra . . . Anh có cần gấp lắm không?
- Nếu gặp được, nói chuyện với cậu ta cho vui và tôi cũng muốn hỏi vài việc.
Thực ra tôi chả có việc gì để hỏi anh ta nhưng rất muốn gặp. Đến đơn vị nào cũng dò hỏi, chẳng có căn cứ gì cũng cứ hỏi, hỏi để may ra ...
Cho đến khi rời đoàn 71 trở về trung đoàn 56 tôi gặp anh ta. Đó là một thanh niên chừng hai sáu, hai bảy, trắng đẹp trai, chín chắn và hơi buồn. Tôi gặp anh với lý do như sau :
- Mấy ngày nay trung đội đồng chí đưa năng suất lên gấp đôi, gấp ba so với trước và ngày nào cũng dẫn đầu toàn trung đoàn, có phải do đồng chí đã ngấm "bài học" rất sâu sắc với sư trưởng không?
Vũ (tên anh) nhìn tôi rồi mỉm cười. Anh dè dặt:
Không hẳn là thế đâu. Nếu có thể gọi là "bài học“ thì ở chỗ khác kia. Chắc là làm việc với sư trưởng rồi, anh biết tính ông rất thẳng, táo bạo, xông xáo, có tình nhưng cũng rất nóng. Đấy là tôi mới nghe những mẩu chuyện chứ chưa hề gặp ông. Buổi sáng đó thấy ông mặc chiếc quần Pi-gia-ma xắn quá đầu gối và chiếc áo buidông bạc - khi ra lệnh được ăn mặc thường phục mà - tôi cứ nghĩ ông cán bộ kỹ thuật nào đó ở "bên A" đến nghiệm thu, nên khi nghe hỏi "Đồng chí trung đội trưởng đâu nhỉ?", tôi ngồi trong lán thủng thẳng đáp: "Anh cần gì đấy?“ „Mình muốn gặp một tí“. Chắc là cán bộ chỉ huy của sư đoàn rồi, tôi nghĩ thế, nhưng đang có nỗi bực trong người và phải bỏ cơm sáng vì chưa cất cơn sốt nên vẫn đáp thủng thẳng những câu hỏi về quân số, năng suất. Đến khi ông kiểm tra lại thấy những điều tôi nói sai liền đuổi về cho cậu Hoài phụ trách trung đội. Lúc ấy tôi mới biết mình đã giáp mặt sư trưởng.
Không phải lúc này gặp Vũ tôi mới biết đó là một cán bộ trẻ có năng lực và trách nhiệm. Từ trên sư đoàn tôi đã được nghe anh Uyên, bác sĩ chủ nhiệm quân y trung đoàn 56, trong khi báo cáo công việc đã nói với sư trưởng về Vũ. Cậu ấy chưa cắt cơn sốt đã xin về đơn vị vì sốt ruột: không chịu được. Nhưng về đến nhà gặp lúc ban chỉ huy đại đội chưa thống nhất việc chuyển lán trại và đào kênh công vụ, nên tranh thủ làm đêm hay nghỉ hẳn việc đào kênh đi kiếm cây dựng lán mới. Nghĩa là những ngày ấy sự lỏng lẻo ở trung đoàn khiến đại đội không thông nên chỉ cho một trung đội thiếu đi làm. Vũ đưa trung đội ra đến nơi thì lên cơn sốt nên anh vào lán ngồi. Ba ngày sau khi "đuổi“ anh, sư trưởng gọi anh lên gặp riêng:
- Tại sao lúc đó anh không báo cáo với tôi là đang ốm.
- Báo cáo, dù sao tôi cũng phạm khuyết điểm… Vì đã ốm thì nghỉ. Mà không nghỉ, đã ra hiện trường thì phải làm, phải có trách nhiệm. Hơn nữa, lúc ấy tôi cũng thiếu ý thức kỷ luật.
- Tôi biết anh đang bực với ban chỉ huy đại đội, ý thức chấp hành mệnh lệnh thế là tốt, nhưng anh còn chưa nhất trí với cách bố trí lực lượng và phương pháp thi công của ban chỉ huy đại đội, tại sao anh không báo cáo với tôi mà lại "phản ứng ngầm"?
- Báo cáo… Việc phản ánh lên cấp trên và đấu tranh nội bộ phải có thời gian. Còn lúc đó thủ trưởng còn phải đi nhiều đơn vị nên tôi không thể 'dài dòng' được, hơn nữa tôi không thể nói những chuyện đó trước mặt chiến sĩ.
- Như vậy là tốt. Nhưng đồng chí đã hết "phản ứng ngầm" chưa?
- Sáng nay cán bộ tiểu đội và trung đội đã được nghe phổ biến về hội nghị quân chính trung đoàn. Anh em chúng tôi rất nhất trí cách chỉ huy và phương pháp thi công, huy động nhân lực mới.
- Đồng chí đã khỏe hẳn chưa?
- Hai hôm nay tôi cất cơn sốt rồi.
- Tôi sẽ báo cáo cho trung đoàn để đồng chí nghỉ thêm hai ngày nữa rồi làm.
- Rõ!
- Đã làm phải làm ra trò đấy.
- Tôi xin hứa sẽ cố gắng cao nhất.
- Với tư cách gì đồng chí hứa với tôi.
- Là một cán bộ trung đội, một đảng viên, một bí thư liên chi đoàn tôi xin ...
- Thôi được rồi. Một tuần sau anh gọi điện cho tôi. Nhưng chưa đến một tuần chính sư trưởng lại gọi điện thoại cho Vũ khen ngợi năng suất của trung đội anh và cho phái viên xuống nghiên cứu cách cải tiến cắt kéo, cách đào mò, cách duy trì mọi sinh hoạt để tăng sức khoẻ đẩy năng suất, vân vân…
Tất cả những chuyện đó tôi đã biết từ sư đoàn, trung đoàn và đại đội. Gặp Vũ, tới cốt tâm sự với anh về những suy nghĩ, việc làm, tâm tư tình cảm của anh em trong trung đội. Đột nhiên, anh hỏi tôi:
- Từ đầu tháng trước, khi mới đến sư đoàn anh đã tìm tôi phải không?
- Ừ… ừ… có. Nhưng ai bảo Vũ?
- Anh không biết đâu. Nhưng tôi nghe mấy anh trung đoàn đi họp về nói anh tả lại câu chuyện ở Sài Gòn tôi biết ngay là anh tìm tôi.
- Thế là ông là  người uống nước mía ở . . .
- Vâng, Tôi nhớ anh có xin lửa tôi. Vì không ngoảnh lại nên không nhận ra anh, nhưng khi nghe anh hỏi thăm tôi nhớ.
- Ồ thế ra… Thế đã gặp lại cô ấy lần nào nữa không?
Tôi khơi lại cái kỷ niệm nhỏ nhoi kia khiến Vũ hồn nhiên đến ngày thơ. Anh kể rằng mới tuần trước thôi cô gái gửi xuống ba bánh thuốc lào bắt phải chia cho cả đại đội không được hút một mình. „Nghiện thuốc lào nhưng bao giờ đi với cô bé tôi cũng phải thủ trong túi bao thuốc lá hút cho thơm miệng, chẳng hiểu tại sao nàng lại biết mình nghiện thuốc lào có chết không?“ Vũ kể rất vui bao nhiêu chuyện, tất nhiên đó là những chuyện về cô Mây (cái tên "mát mẻ" đấy chứ) về nhưng cốc nước mía, những trái mận, bắp luộc và những điếu thuốc lá trong chiều rừng cao su. Đang kể thật vui bỗng Vũ hỏi tôi:
- Anh nghe trên "sư“ đồn chuyện về tôi thế nào?
- Sau khi hiểu ra lý do cậu "đi bít tất“ và "sạch sẽ“ thì ai cũng thương, nhất là mấy hôm nay năng suất của trung đội cậu vọt lên rất nhanh. Chính vì thế mình tìm đến Vũ. Nói chung không có định kiến gì trong các thủ trưởng đâu.
Mãi gần tuần lễ sau, nhân chiều nghỉ, anh lên sư bộ chơi và cắt tóc cho mọi người (chỉ cần có chiếc kéo con anh có thể cắt đẹp như ở hiệu).Vũ cắt tóc cho tôi xong, anh mới "khoe“ một lá thư vừa nhận của Mây… "Tất cả bạn bè đều nhắc anh luôn, nhắc đến các anh chiến sĩ ở đồng bằng qua các chuyện anh kể. Chúng nó bảo anh cho chúng nó hỏi thăm các anh ấy. Còn em, em chỉ mong anh khỏe, có vất vả bao nhiêu cũng tin cho em luôn nhé. Em - niềm vui trong vất vả, gian khổ của anh - Mây".
Tôi không bình luận gì những dòng chữ trong lá thư ấy. Có lễ chỉ nên viết vài dòng xin lỗi cô gái có cái tên rất "mát mẻ" đó. Cô Mây tha lỗi cho chúng tôi đã đọc thư cô. Ở xa xôi này chúng tôi thường san sẻ niềm vui cho nhau như thế. Cũng bởi lẽ, những lá thư là lời thăm hỏi của bạn bè cô đã khiến Vũ và đồng đội anh không thể là kẻ lười biếng từ giữa đồng bằng mênh mông, vất vả này.
Logged
ThanhBinh
Thành viên
*
Bài viết: 59


« Trả lời #9 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2009, 03:04:17 am »

VIII- Trung đoàn trưởng trẻ, ý nghĩ già:

Vẫn là những khó khăn chồng chất chưa thể khắc phục. Đó là mực nước mưa tăng mà năng suất bình quân mỗi ngày một giảm. Quân số ốm càng nhiều mà số ngày còn lại để thi công thì quá ít. Đứng trước tấm biểu đồ thi công, trung đoàn trưởng rất trẻ này đã già đi nhiều quá. Vừa qua mấy ngày "tổng công kích“, bộ đội vừa làm ăn có khí thế thì nạn dịch đi lỏng hàng loạt và sốt rét do ẩm thấp, do ăn uống và bị mưa nhiều. Vậy mà ngày thông kênh là một mệnh lệnh không thể thay đổi. Trước khi lội về sư bộ, sư đoàn trưởng bảo: "Trong trường hợp này không cho phép chúng ta làm kế hoạch cho phương án hai. Anh chỉ có bổ sung trong kế hoạch là tất cả cán bộ, chiến sĩ của trung đoàn 56 phải sẵn sàng chiến đấu cao. Bất cứ lúc nào sư đoàn lệnh là có thể chuyển sang công việc chủ yếu: đánh địch. Như vậy trừ khi giản tán trung đoàn, còn nếu vẫn có tên trung đoàn 56, nghĩa là trung đoàn ấy phải hoàn thành công việc đào kênh và đánh giặc. Nhất định các anh có nhiệm vụ đánh giặc nữa đấy. Muốn đánh được giặc phải nhanh chóng thông kênh. tình huống nào, hoàn cảnh nào cũng phải thông kênh. Tất nhiên sư đoàn sẽ tìm cách giúp các anh. Nhưng chủ yếu anh phải tìm lấy cách của mình. Nghĩa là theo tôi "ông" đừng ngồi đây nghĩ, nó chóng già lắm. „Ông“ nên trao đổi kinh nghiệm với "ông“ Thân. "Ông“ bố trí đến xem xét "thằng 69“ làm như thế nào mà mọi chuyện cứ nhẹ nhõm như không? "Ông" đừng tự ái nhé… Ừ thế thì được! Nhất định "ông" phải tìm gặp ông Thân, "ông" ấy nhiều cách làm hay đấy. . .
Tất nhiên là các anh không tự ái nhưng đi vào lúc nào, khi hàng đống công việc đang phải làm, làm không xuể. Nhưng rồi cũng phải đi, lội hàng chục ki lô mét đến: „Báo cáo anh Thân xin anh chỉ báo cho anh em những kinh nghiệm làm ăn". Dù là nói cái giọng cười cợt, nửa đùa nửa thật thì vẫn là anh đi học, tự thú nhận mình kém phải học, dù họ chả có bí quyết gì ghê gớm vẫn cứ phải tỏ ra thành khẩn và nghiêm túc mà học.
Chỉ sắp xếp cho những ý kiến lặt vặt ấy trôi chảy cũng mất mấy đêm cân nhắc, đắn đo, mất ngủ và mệt mỏi. Cuối cùng anh đã ra đi lúc 10 giờ ngày thứ tư kể từ hôm sư đoàn trưởng gợi ý. Anh đến lán ban chỉ huy trung đoàn 69 lúc 12giờ15 phút. Gian lán làm chênh vênh ở sườn đường bên kia con kênh công vụ. Những cánh cửa sổ và cửa chính đều khép kín. Bước qua chiếc cầu gỗ, lên nền lán bỗng anh đứng sững. Cảm giác đầu tiên là sự yên ắng phía trong gian lán, hình như mọi người đang ngủ. "Chà họ ăn nên làm ra, nên vẫn có thời gian nghỉ trưa". Nhưng không phải. Những tiếng nói to, gay gắn cất lên hình như là đang tranh cãi nhau điều gì. Lùi xuống, sang bên kia kênh đứng phơi nắng thì bất tiện, mà gõ cửa lúc này cũng chưa được, anh đành vào chỗ bóng rợp của mái tranh đứng chờ. Ở trong lán vẫn tiếng nói là lạ phê phán Thân về một sự quan hệ với gia đình như thế nào đấy. Không thể đứng lại chỗ hóng rợp của gian lán được nữa anh đành sang bên kia đi đi lại lại. Phải chờ nửa giờ sau cửa lán mới mở và một người trong đó bước ra. Đó là một trợ lý tuyên truyền của binh đoàn. Anh ta reo:
- Anh Mưu, anh đi đâu lại đứng ngoài này?
- Định xuống gặp anh Thân có chút việc.
- Thế thì hỏng rồi. ông ấy vừa ra cửa đằng kia đi xuống xê ba kiểm tra họ thao tác cắt kéo. Anh có việc gì cần không? Tại sao anh không xuống dưới kênh, ông Thân ở dưới ấy chứ. Hôm nay trở trời thế nào, ông ấy lại tạt qua nhà nên tôi "túm" được một lúc.
Quả thật mồm mép anh ta phù hợp với một trợ lý tuyên truyền. Suốt cả buổi từ lúc gặp Mưu hầu như anh ta không để cho Mưu chen vào câu nào. Anh ta kể, nào việc Thân hàng tháng ăn ở, làm việc ở dưới tấm ni lông che trên bốn đầu cọc. Gió mưa, bùn đất ngập ngựa, nhoe nhoét ở chiếc giường một đặt trong "lán" ấy. Nào hàng tháng trời không giặt, quần áo bê bết bùn, thay ra, treo lên, đến khi ướt bộ khác, lại lấy mặc, đất khô tự nó bong ra. Nào chuyện đối với vợ con . . .
- Ôi chao, có lẽ ở Tổng cục xây dựng kinh tế này duy nhất chỉ có ông ấy. Vừa đúng ba năm giải phóng rồi không thèm về nhà. Đành rằng hoàn cảnh của ông ấy thì ai cũng thông cảm là khó có điều kiện tranh thủ. Nhưng tại sao không viết thư, một chữ cũng không thèm viết, hàng tháng gửi lương về có lẽ cũng nhờ cậu công vụ. Và, mỗi lần gửi cậu ta lại viết vài chữ: „Chị và các cháu cứ yên tâm, thủ trưởng Thân vẫn khỏe mạnh". Cứ mãi như thế bà vợ sinh nghi, nghi mãi thành thật. Đến nỗi, vừa qua công tác tôi tạt về nhà mấy hôm, bà ấy cứ đến vật vã kêu gào: "Không ngờ chú tệ bạc đến thế. Anh em trong họ với nhau mà anh ấy „mất" chú không hề báo cho tôi nửa nhời". Lúc đầu tôi ớ người ra, sau hiểu đầu đuôi câu chuyện thì không nhịn được cười. Giời ơi chuyện đâu lại lạ vậy. Thì chính ông ấy chia tay tôi ở thành phố Hồ Chí Minh. Ông ấy đi vào, còn tôi thì ngồi lên máy bay bay ra đây sao lại có chuyện kỳ quặc vậy. Nhưng mình càng cười thì bà ấy càng cho mình đóng kịch. Đưa cả ảnh hai thằng chụp chung, cả vé xem phim, vé hai thằng uống bia ở Sài Gòn ra, bà ấy cũng không tin cho rằng những thứ đó là hàng mấy năm về trước rồi. Anh ấy dã "hy sinh" từ đầu tháng 12 năm ngoái trong một trận tập kích giữa đêm đánh bọn phản động Cam-pu-chia. Bà ấy bắt tôi phải đưa bà ấy đi tìm "mộ" ông Thân. Chỉ cần tìm thấy "mộ" thắp ba nén hương lên đấy, còn mọi thứ "ma chay" bà ấy đã chuẩn bị sẵn sàng ở nhà cả rồi. Thật là nực cười, giữa thanh thiên bạch nhật mà lại có chuyện mờ ảo như thế. Nhưng dứt khoát không thèm tin, ai nói cách nào cũng không tin. Cũng may là tôi có dịp về qua nhà nếu không thì lại ầm ĩ thành to chuyện. Hôm qua xuống đến sư đoàn, việc đầu tiên tôi kể với các anh trong sư đoàn chuyện này. Các anh ấy rất giận ông Thân. Sư đoàn trưởng "điện thoại" yêu cầu ông ta phải viết ngay thư về cho vợ con nói ro lý do vì sao không viết thư và bằng cách nào đó phải nói để bà ấy không giận. Phải làm ngay, xong, báo cáo sư đoàn. Không hiểu vì vui chuyện hay đã biết rằng đến lúc này cũng không thể gặp riêng được Thân nên anh có ý định quay về ngay từ khi mới gặp trợ lý tuyên truyền của binh đoàn.
- Có lẽ lúc ấy không nên gặp thì hơn phải không nhà báo?
Mưu đã hỏi tôi như thế khi anh kể chuyện về sự „chuyển biến“ của mình. Anh kể tiếp:
- Một nhận xét rất vô tình của anh trợ lý binh đoàn làm tôi chột dạ. Đấy là khi anh ta nhận xét anh Thân: „Một mũi tên đấy". Chỗ nào chệch choạc, „chùng“ khí thế là ông ấy lao đến ngay. Không cần phải dài dòng giải thích, lý luận, bàn cãi gì nhiều“. „Anh cứ làm đi tôi xem. Cử làm thử xem cái hỏng, cái yếu ở chỗ nào". Khi chỉ ra cho họ rồi ông ấy hỏi lại: „Có thêm, bớt gì không? Nếu không, cứ thế làm. Anh làm sai, làm kém là tôi kỷ luật đấy. Ta cứ thẳng thắn với nhau như thế". Nhưng cái sức mạnh phía sau những lời ngắn gọn, vui vẻ và nghiêm khắc ấy là cái nước da đen nhẫy và cái dáng gầy nhỏ thoăn thoắt của ông ấy luôn luôn xuất hiện ở tất cả những chỗ nào khó nhất, yếu nhất, trầy trật nhất. Vì thế mà trung đoàn 69 không có chỗ kém, chỗ yếu và tưởng như họ chả có khó khăn gì!".Sau khi nói xong những câu mở đầu cho cuộc gặp gỡ ấy, anh trợ lý binh đoàn hỏi tôi: "Anh ở đây chắc hiểu anh Thân hơn, anh thấy ý kiến của cán bộ và chiến sĩ trong trung đoàn 69 như vậy có đúng không?". Tôi chỉ mỉm cười không trả lời. Nhưng trong bụng thì ngay tức khắc quyết định là phải quay về. Có lẽ cái bí quyết mà tôi muốn tìm ở anh Thân thì đã tìm thấy ngay từ khi chưa gặp anh. Hãy cứ xông thẳng ra bờ kênh mà nằm, mà ăn ở rồi lội suốt ngày đêm như anh ấy đi. Đến đây nhìn dãy nhà của trung đoàn bộ vắng tanh, tôi đã nhận ra đơn vị mình thế là hỏng rồi. Ban chỉ huy trung đoàn chỉ ra lệnh chốc lát. Thủ trưởng các ban, trợ lý các ban, thậm chí nhân viên chuyên môn của các ban cũng chỉ thấp thoáng có mặt ở hiện trường. Họ cứ nhìn thủ trưởng mà làm việc và xử lý các tình huống. Thủ trưởng thích nghe phản ánh, báo cáo, thích họp hành, bàn nhiều làm ít, anh em họ cũng ngồi gọi điện thoại giục đại đội báo cáo phản ánh, đi họp và bàn luận. Lúc nào trung đoàn bộ cũng bận rộn, cũng căng thẳng và sôi nổi vì những cuộc bàn luận, những kiểm điểm rút kinh nghiệm. Được mấy ngày "tổng công kích" có khá lên vì cả trung đoàn ra mặt kênh. Nhưng nó mới chỉ như một thứ ăn đấu làm khoán. Ai cũng nghĩ cố lên mấy ngày. Hết mấy ngày ấy là xì hơi, là hết quyết tâm, lại nhân lúc khó khăn về ăn, ở bộ đội phải bỏ việc hàng loạt và mọi việc tưởng là sụp đổ.
Mấy ngày qua anh đến với các đơn vị tìm hiểu về thành tích những ngày "tổng công kích" của chúng tôi. Nhưng xin đừng lấy một con số nào của những ngày ấy. Vì kết quả đó chưa nói gì về chúng tôi về ý chí chiến đấu ngoan cường, về sự thành thật chất phác của người cán bộ chiến sĩ cách mạng. Anh ở đây, tôi đề nghị anh hãy bắt đầu từ ngày hôm nay chứng kiến theo dõi chúng tôi. Có „đứng dậy" được hay không, có trả lời được hay không câu hỏi mà sư đoàn đặt ra: „Sư đoàn 150 có trụ được ở đồng bằng này không?“. Tất cả là ở những ngày này.
Những lời tâm sự hết sức thành thật và có phần ân hận của Mưu, trung đoàn trưởng 56 khiến tôi không phải ghi thêm những suy nghĩ của mình vào đây. Vì ai cũng có thể đoán được qua đoạn ghi ngắn ngủi này. Vì sao trung đoàn trưởng rất trẻ của chúng ta trong những ngày vượt qua lại sớm già đến như thế. Liệu đây đã phải là dấu hiệu của sự thay đổi cách sống, cách làm việc của các anh chưa? Trước giờ xuất quân ngày mai, đêm nay trung đoàn trưởng vẫn còn lắc đầu vì một câu hỏi chưa thể nằm chắc đáp số, đó là: "Giữa khó khăn này bằng cách gì giữ vững sức khỏe bộ đội bảo đảm quân số thi công?“. Một câu hỏi chưa thể trả lời. Trung đoàn trưởng bấm đèn pin lội đi. Anh khoác ba lô ra mặt kênh, chỗ những đơn vị đã chuyển lán ra thường trực, chờ từng giờ trời kho ráo ở đấy.
Logged
Trang: 1 2 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM