Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 04:41:17 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những mảnh rời ký ức...  (Đọc 278128 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Hungnt_E1F2
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1072


« Trả lời #100 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2009, 10:48:39 pm »

...Quê Rongxanh thân mến!
- Về chữ T ở giáp trước chắc là quy ước mật hiệu nhận nhau của các đơn vị khi hiệp đồng CĐ mà thôi. Trong Điều lệ CTKT không nói gì đến ký hiệu này.
- Về màu sơn số xe thì có quy định là sơn trắng. Mấy số xe đó có màu hơi vàng chắc là do bị ám khói hay lấm bụi thôi....


Bác lixeta, rất cám ơn câu trả lời của bác. Tôi là CCB thế hệ sau của bác, vẫn xin mạnh dạn có ý kiến với bác:
Nhưng thật sự bức ảnh của rongxanh hỏi bác lại chứa nhiều hàm ý ẩn, mà bác lixeta mới tham dự diễn đàn này có lẽ chưa biết, chưa rõ.

Vì bức ảnh này đang bị (một diễn đàn khác) nghi vấn là ảnh được sửa lại và dàn dựng (như bằng phần mềm Photoshop).
- bằng chứng là đám khói lửa bốc lên phía sau của ảnh.
- bằng chứng là các pháo xe tăng với các kiểu khác nhau (loa che lửa, hay ống hút/giảm khói).
- bằng chứng là màu sơn của quân hiệu xe tank và màu số hiệu xe ko đúng như thông thường các đợn vị tank mình sử dụng
- bằng chứng là chữ T kia, thời đó (1975), thật khó tin lại có thể sơn kiểu chữ có chân (serif, có chân nét bay bướm), mà bình thường nếu có sơn lên đó thì chỉ dùng loại chữ không chân thôi (sanserif, nét thẳng).

Và còn bức ảnh xe tăng tiến vào giải phóng Đà nẵng ngày 27.3.75 trên diễn đàn này cũng đã đăng và với chú thích là xe tăng loại T54B của e574 đó bác, vậy là có thêm sai lạc làm hiểu ko đúng thời điểm lịch sử Huh

« Sửa lần cuối: 02 Tháng Năm, 2009, 11:21:23 pm gửi bởi Hungnt_E1F2 » Logged
Galaxy
Thành viên
*
Bài viết: 196


Hãy sống vì KHÁT VỌNG, để thấy đời mênh mông


« Trả lời #101 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2009, 11:15:43 pm »

He... He...! Câu đố chắc dễ quá phải không?
Đúng là Đà Nẵng thật. Nhưng nó là con chạy đầu đấy. Mình có thò cái mặt lên ở cửa lái xe đấy. Các quê thấy có "đẹp chai" không?
Tuy nhiên, để có được cái ảnh này cũng là một câu chuyện khá thú vị đấy. Để tôi kể các quê nghe nhé:

Cháu vừa xem lại topic:
Bộ ảnh lực lượng tăng - thiết giáp tại Việt Nam
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=4357.0

và thấy bức ảnh này xuất hiện 2 lần trong topic đó với kích thước rất lớn và rất rõ:

+ 1 ảnh do bác OldBuff lấy từ trang http://www.otvaga2004.narod.ru
Link bài viết: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=4357.msg58630#msg58630



+ 1 ảnh do bác Rongxanh đưa lên, đây là trang bìa của cuốn sách:
"Armor of the Vietnam war",
Tác giả Albert Grandolini

Link bài viết: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=4357.msg60080#msg60080

« Sửa lần cuối: 02 Tháng Năm, 2009, 11:29:40 pm gửi bởi Galaxy » Logged

Đây Trường Sa
Kia Hoàng Sa
Quần đảo đứng hiên ngang
Thiên hùng ca ngời sáng
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #102 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2009, 11:55:52 pm »

Hờ hờ nhà văn mà bác, nhiều khi một số người cố gắng diễn đạt bằng cách khác cái bình thường để làm nổi bật câu chuyện, nhân vật (và cũng là chính mình) lên. Sợ thể hiện như cái cảm xúc thông thường thì thiên hạ đọc mình thấy bình thường quá lại quên mình mất. Giống như 2 cháu Vi Thùy Linh và Đỗ Hoàng Diệu vậy thôi  Grin

Hờ hờ hờ hờ ... ! Ông thì hiểu sao được?
Tôi cũng đi ngủ đây, để mai uống rượu với các ông.
Chỉ sợ mỗi bà xã không chịu xem tôi ngủ mà xô vào cấu sườn bắt ...gác...chân thì .......oai thoai thoai ...! Wink
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Năm, 2009, 12:12:06 am gửi bởi Trungsy1 » Logged
Tmct
Thành viên
*
Bài viết: 155


« Trả lời #103 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2009, 02:27:28 am »

bác Tmct, em rất thông cảm với suy nghĩ của bác, nhưng mà bác toàn... không đúng chỗ  Angry Cheesy Người khác em không biết, chứ nếu là em, chiến tranh kết thúc, mình chiến thắng, phải vui sướng cái đã, rồi có "thân phận" gì thì thân phận sau  Wink Đồng đội mình cũng thế, sau giây phút nhẩy lên ăn mừng thì mới là chùng xuống khi nghĩ đến bạn. Nếu em hiểu sai bác bỏ quá cho nhé!

Tôi chẳng có suy nghĩ gì để bạn phải thông cảm đâu.

Tôi chỉ ngạc nhiên khi thấy cái cảm xúc toát ra từ lời kể của Bảo Ninh chẳng giống ai, ngược với nhiều người, trong đó có hình dung của tôi. Tôi cứ ngỡ khi người ta sướng quá thì có thể quên cả mệt. Mà niềm sung sướng của ngày 30/4 đó chắc phải mạnh lắm. Vì có lúc tôi nghe NSND Trung Kiên hát "Ta đi trong muôn ánh sao vàng, rừng cờ tung bay! Rộn ràng bao mê say những bước chân dồn về đây..." mà thấy trong người đã rộn ràng khó tả lắm rồi, nghĩ bụng: so với những gì những người được sống trong thời khắc đất nước thống nhất sau 30 năm chiến tranh trải qua, cảm xúc mình đang có chẳng là gì, chỉ như cái bóng của mặt trời sau vài lớp kính mờ, và cảm thấy thật ghen tị.

Chính vì quá ngạc nhiên về cái sự khác đó nên tôi đưa bài đó lên đây, để mong nghe lời nhận xét của các bác đã từng được sống trong sự kiện vĩ đại này, hy vọng có người có thể giải thích.

Đơn giản là vậy, mà có mấy người chắc dị ứng tôi quá nên cứ thấy Tmct ở đâu là lại lôi "thân phận" vào.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Năm, 2009, 02:52:32 am gửi bởi Tmct » Logged
smilingmen
Thành viên
*
Bài viết: 363


« Trả lời #104 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2009, 03:45:24 am »



Đơn giản là vậy, mà có mấy người chắc dị ứng tôi quá nên cứ thấy Tmct ở đâu là lại lôi "thân phận" vào.

hehe, em đã bảo nếu em hiểu sai thì bác bỏ quá cho mà lị. Em cũng không dị ứng bác, nhưng vụ "thân phận" thì đúng là... em chả biết nói thế nào. Chúc bác vui!
Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #105 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2009, 08:09:10 am »

...Quê Rongxanh thân mến!
- Về chữ T ở giáp trước chắc là quy ước mật hiệu nhận nhau của các đơn vị khi hiệp đồng CĐ mà thôi. Trong Điều lệ CTKT không nói gì đến ký hiệu này.
- Về màu sơn số xe thì có quy định là sơn trắng. Mấy số xe đó có màu hơi vàng chắc là do bị ám khói hay lấm bụi thôi....


Bác lixeta, rất cám ơn câu trả lời của bác. Tôi là CCB thế hệ sau của bác, vẫn xin mạnh dạn có ý kiến với bác:
Nhưng thật sự bức ảnh của rongxanh hỏi bác lại chứa nhiều hàm ý ẩn, mà bác lixeta mới tham dự diễn đàn này có lẽ chưa biết, chưa rõ.

Vì bức ảnh này đang bị (một diễn đàn khác) nghi vấn là ảnh được sửa lại và dàn dựng (như bằng phần mềm Photoshop).
- bằng chứng là đám khói lửa bốc lên phía sau của ảnh.
- bằng chứng là các pháo xe tăng với các kiểu khác nhau (loa che lửa, hay ống hút/giảm khói).
- bằng chứng là màu sơn của quân hiệu xe tank và màu số hiệu xe ko đúng như thông thường các đợn vị tank mình sử dụng
- bằng chứng là chữ T kia, thời đó (1975), thật khó tin lại có thể sơn kiểu chữ có chân (serif, có chân nét bay bướm), mà bình thường nếu có sơn lên đó thì chỉ dùng loại chữ không chân thôi (sanserif, nét thẳng).


Về tấm ảnh này, em xin nói thêm mấy dòng nữa. Grin

1. Tấm ảnh này em thấy trên mạng, đưa lên box Giáo dục quốc phòng của TTVNOL khoảng tháng 4/2006, cũng tạo nên 1 đợt sóng gió tranh luận về chuyện thật - giả, tựu trung cũng xoay quanh mấy chi tiết: chi tiết đầu nòng pháo bị bay ốp che, chi tiết số hiệu xe tăng sơn màu vàng, chi tiết chữ T màu vàng, trong khi nhiều ảnh xe tăng khác sơn chữ màu trắng....

Sau có bác OV10 nhận ra tháp 3 chuông phía sau ảnh và xác định đó là khu vực lăng cha Cả.

2. Bác Altus mail trực tiếp cho tác giả bức ảnh và được trả lời như sau:

Trích dẫn
Tôi đã liên lạc được với phóng viên Jacques Pavlovsky, và sau đây là hai bức thư trả lời của ông:

''Bonsoir,
Je vais essayer de répondre à vos questions.

La première photo ( celle des chars en feu) a été faite à Saïgon, à l''entrée Nord ( ?) de la ville, dans un quartier de la périphérie, le lendemain de l''entrée des Troupes Nord Vietnamiennes.
La légende ne doit pas être bonne, cette photo a été prise le premier mai et non comme indiqué le 30 avril.Comme nous avons été bloqué, avec nos films, à Saigon de nombreux jours avant d''aller à Ventiane, il est possible que ma rédaction de l''époque est faussement légendée cette image.

Ces chars contenaient à l''intérieur des obus qui de temps en temps
éclataient sous la chaleur des flammes.Quant à la deuxième ( les jeunes femmes en bicyclette) elle est faite au même endroit un ou deux jours après le première, mais je n''en ai pas un souvenir précis. Les chars avaient été mis sur le coté de la rue pour laisser la circulation. Il faudrait regarder les planches-contact. C''est aujourd''hui très difficile... mais possible ! Quand j''irai à Paris, ce qui est rare, j''aurai peut-être accès au gardiennage ou sont bloquées les images non numérisées. Pas de promesse mais j''essaierai.

Si vous avez d''autres questions, je tacherai d''y répondre. N''hésitez pas ! En 1979, j''ai passé de nombreuses semaines en mer de Chine, à Poulo Bidong, etc..avec l''Ile de Lumière;

Bien cordialement.

Jacques PAVLOVSKY''

Xin chào,

Tôi sẽ thử trả lời những thắc mắc của ông.

Tấm ảnh thứ nhất (mấy cái xe tăng đang cháy), chụp ở Sài gòn, tại một cửa ngõ phía Bắc (?) thành phố, một khu ngoại ô, một ngày sau khi quân Bắc Việt vào thành phố Chú thich (trong sách) không chính xác, ảnh này chụp ngày 01/05 chứ không phải 30/04 như họ viết. Hồi đó bọn tôi bị kẹt, cùng với phim, ở Sài Gòn nhiều ngày trước khi sang được Vientian, có lẽ tòa soạn của tôi đã ghi nhầm ngày.

Ba chiếc tăng này chứa nhiều đạn bên trong và đạn cứ chốc chốc lại nổ vì lửa nóng. Tấm ảnh thứ hai (có mấy cô gái đi xe đạp), được chụp cũng ở chỗ ấy, sau khi chụp tấm thứ nhất một hoặc hai ngày, bây giờ tôi không còn nhớ chính xác. Lúc này mấy cái xe tăng đã được đẩy sang lề đường để giải tỏa giao thông. Có khi tôi phải xem lại bộ ảnh gốc (planche-contact là ảnh chụp xếp theo thứ tự như ở hiệu ảnh rửa thử index làm mẫu, kiểu như slide-show, nhìn có thể nhớ lại là ảnh nào chụp trước hay sau ảnh nào, có thể giúp nhớ lại nhiều điều) Cái này hơi khó, nhưng có thể làm được...Bao giờ tôi có dịp lên Paris, mà tôi ít đi lắm, có thể tôi sẽ vào được chỗ lưu trữ ảnh gốc, chưa số hóa. Tôi không dám hứa nhưng tôi sẽ cố.

Trích dẫn

Sau đấy tôi gửi cho ông ta tấm ảnh mới chụp của bác ov10, và hỏi ông ta về chuyện nòng pháo và hỏi sao chỗ ấy lại vắng tanh vắng ngắt, sao không có bộ đội canh xe. Ông ta trả lời thế này:

''Đúng là chỗ ấy đấy, chỉ cách chừng vài chục mét thôi, phong cảnh giống hệt.

Chuyện nòng pháo thì tôi chịu. Trên ảnh của tôi có ba cái xe tăng, nhưng cũng có thể còn những cái khác nữa bên cạnh chăng ? Tôi không nhớ nữa.

Mấy cái xe này nằm ngay giữa đường, bọn tôi thì đi taxi tới, chẳng ai nói gì chúng tôi cả. Tôi nhớ có một lũ trẻ ở gần đấy. Chỗ đó nguy hiểm, vì đạn trong xe có thể nổ. Bọn tôi bảo lũ trẻ đừng có tới gần, nhưng chúng chỉ cười thôi! Bọn tôi đi thêm vài trăm mét nữa thì quân Bắc Việt bắt chúng tôi quay lại.

Hôm 30/04, tôi cùng bộ đội đi theo những chiếc xe tăng đầu tiên vào Dinh Độc Lập, xông lên bãi cỏ. Khoảnh khắc lịch sử đấy! Chỉ vài phút sau ông Minh đi ra, thế là tôi chụp được!


3. Sau khi em xem trận đánh của Trung đoàn tăng 273 Quân đoàn 3, có nói rõ ở đó xảy ra trận chiến ác liệt, kết quả để vượt qua khu vực đó, E273 cùng F 10 theo hướng đường 22 đánh vào Tân Sơn Nhất và Bộ TTM nguỵ trong 2 ngày 29/4 và 30/4/1975 đã mất 5 xe tất cả : 2 T-54 của C1, 1 K63 của C11 và 2 T-54 của C2.

4. Thắc mắc còn đọng lại sau hồi tranh luận chỉ còn là mấy chi tiết như em đã liệt kê ở trên: chữ số màu vàng, chữ T...


Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #106 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2009, 08:46:16 am »

Quê Rong xanh thân mến!
Kể ra mình cũng "đần" thật đấy nhỉ? Nhưng giá như quê cứ hỏi cho nó cụ thể một chút thì có phải dễ không. Đằng này lại đi "tà lưa" môt ông già "hiền như đất, thật như đếm" là mình thì cũng tội nghiệp lắm lắm.
Trở lại chuyện bức ảnh mình đã hỏi lại các chiến hữu xe tăng 273: Đây đúng là ảnh thật chụp tại Lăng Cha Cả. Nơi đây đã xảy ra một trận đánh ác liệt giữa các chiến sĩ của eT273 với quân địch PN tại cửa ngõ TSN. Kết quả đúng như bạn đã nói. Họ còn nhớ rõ chiếc xe số 815 là xe bt do bt Nguyễn Văn Thuận chỉ huy (b1/c1).
Tuy nhiên các nhân chứng còn lại đều khẳng định: màu sơn số xe của họ là màu trắng. Còn đầu nòng pháo xe này đúng là loại lắp loa che lửa- nó không hề bị bay ống hút khói đâu.
Nếu bạn cần mình có thể cho bạn biết những anh em đó.
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #107 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2009, 08:47:54 am »

He... He...! Câu đố chắc dễ quá phải không?
Đúng là Đà Nẵng thật. Nhưng nó là con chạy đầu đấy. Mình có thò cái mặt lên ở cửa lái xe đấy. Các quê thấy có "đẹp chai" không?.....

Vâng, đúng ạ. Em đã định phát biểu từ hôm trước cơ.
Lý do: cái chắn xích bên phải xe bay mất, há mõm xích to tướng, đúng như bác đã tả trong hồi ức: "Đường tới...."
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #108 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2009, 08:51:13 am »

...Quê Rongxanh thân mến!
- Về chữ T ở giáp trước chắc là quy ước mật hiệu nhận nhau của các đơn vị khi hiệp đồng CĐ mà thôi. Trong Điều lệ CTKT không nói gì đến ký hiệu này.
- Về màu sơn số xe thì có quy định là sơn trắng. Mấy số xe đó có màu hơi vàng chắc là do bị ám khói hay lấm bụi thôi....


Bác lixeta, rất cám ơn câu trả lời của bác. Tôi là CCB thế hệ sau của bác, vẫn xin mạnh dạn có ý kiến với bác:
Nhưng thật sự bức ảnh của rongxanh hỏi bác lại chứa nhiều hàm ý ẩn, mà bác lixeta mới tham dự diễn đàn này có lẽ chưa biết, chưa rõ.

Vì bức ảnh này đang bị (một diễn đàn khác) nghi vấn là ảnh được sửa lại và dàn dựng (như bằng phần mềm Photoshop).
- bằng chứng là đám khói lửa bốc lên phía sau của ảnh.
- bằng chứng là các pháo xe tăng với các kiểu khác nhau (loa che lửa, hay ống hút/giảm khói).
- bằng chứng là màu sơn của quân hiệu xe tank và màu số hiệu xe ko đúng như thông thường các đợn vị tank mình sử dụng
- bằng chứng là chữ T kia, thời đó (1975), thật khó tin lại có thể sơn kiểu chữ có chân (serif, có chân nét bay bướm), mà bình thường nếu có sơn lên đó thì chỉ dùng loại chữ không chân thôi (sanserif, nét thẳng).

Và còn bức ảnh xe tăng tiến vào giải phóng Đà nẵng ngày 27.3.75 trên diễn đàn này cũng đã đăng và với chú thích là xe tăng loại T54B của e574 đó bác, vậy là có thêm sai lạc làm hiểu ko đúng thời điểm lịch sử Huh


Nếu nói xe tăng tiến vào Đà Nẵng ngày 27.4.1975 thì chắc chắn là sai rồi. Vì ĐN mãi đến 29.3 mới giải phóng.
Riêng về mấy tấm ảnh này thì : một là không phải xe của 574 mà là của 203. Hai là: đó là xe T59. Tuy nhiên bề ngoài của 2 loại này khá giống nhau.
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #109 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2009, 09:06:23 am »

À ! Em hỏi bác tí . Anh trợ lí tăng e em nói lái tăng khổ lắm . Nóng bức , ồn v.v mà dễ toi khi dẫm phải mìn. Khi vào tình huống phải đóng nắp nên tầm nhìn rất hạn chế . Có anh máu quá vẫn mở cửa thò đầu để xe chiến đấu tốt dù biết đó là vi phạm kỷ luật .
 Anh có biết anh Lưu Quang Mạn người Cao Bằng . Trước là ính tăng 203 ( em ko chắc vì nghe nói lại ). Năm 1981 ct tăng e 66 hi sinh khi diễn tập . Anh ấy cao to hiền lành . Chết thương lắm .

Chính xác! Tất nhiên, đã là lính thì lính nào cũng khổ (trừ 1 vài lính cậu). Lính xe tăng cũng vậy. Nhưng đúng là trong các thành viên xe tăng thì lái xe là khổ nhất. Chả thế có câu: "ăn pháo thủ, ngủ pháo hai, lài nhài xe trưởng, vất vưởng lái xe". Cụ thể như sau:
- Thao tác nặng nhọc, vất vả: thông thường cần lái T54 là 35- 50 kG. T34 còn nặng hơn. Các bàn đạp ly hợp và hãm cũng phải gồng mình mới đạp hết được. Khi sửa chữa, thay thế thì toàn thứ nặng thôi...
- Không gian hoạt động chật hẹp, gò bó và nóng: Chỗ ngồi của LX vẻn vẹn kê được cái ghế, còn đụng đâu cũng là sắt, lúc nào cũng nóng hầm hập- nhất là mùa hè. Có lần TCHC về thí nghiệm cho lình XT ngồi trong xe chạy giữa nắng hè trong 1 giờ. Sau đó họ thu được hơn 1 lít mồ hôi/ người. Còn phạm vi quan sát thì đúng là có 2 lỗ kính tiềm vọng bé bằng 2 ngón tay. Chỉ lái hành quân mới được mở cửa, thò đầu nhưng lại bị bụi nó tra tấn.
- Rung Xóc: Giảm xóc của xe tăng nhìn chung rất khỏe- như không có giảm xóc. Vì vậy lính lái xe tăng lâu năm hay bị gai đôi cột sống lắm. Mình cũng bị đấy.
- Bẩn Thỉu: Bộ quần áo công tác là nới hội tụ đủ thứ: mồ hôi, dầu mỡ, bụ bẩn v.v... Chả thế máy cô ở khu vực Tam Dương, Bình Xuyên Vĩnh Phúc có rỉ tai nhau rằng: "Hoài l... mà lấy lái tăng; Cách 3 cây số đã hăng mùi dầu".
- Cường độ lao động thường lớn nhất- nhất là khi hành quân. Bọn nó cứ chỏng gi... lên mà ngủ. Chí có LX là vẫn phải cật lực làm việc thôi.
- Gò bó: So với các TV khác thì LX bị quản chặt hơn. Năm 1975 đấy, đơn vị nào cũng có quy định: khi vào thành phố, thị xã, các thành viên khác có thể đi chơi. Còn lái xe phải trực tại xe!!! Thế thì bằng bóp gi... nhau rồi chứ còn gì nữa.
.........
Đại loại là như vậy. Quê thấy có vất vả không?

Về Mạn thì mình có biết. Đó là Đỗ Quang Mạn chứ không phải họ Lưu. Bọn mình cùng học K2 SQTTG. Sau khi ra trường Mạn về f304 và HS tại đó trong diễn tập chứ ko phải 203.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM