Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 07:57:41 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bí ẩn sự diệt vong của Liên Xô  (Đọc 88044 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #160 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2009, 12:45:34 pm »


6. Những kẻ phản động dù sao cũng sẽ hành động, cho dù có hay không có Gorbachov. Đích ngắm đầu tiên của họ lần này sẽ là Boris Elxin và những người dân chủ Nga;

- Elxin, thủ lĩnh duy nhất được quần chúng cảm tình và được nước cộng hòa của ông ta, đặc biệt là Ucraina, ủng hộ;

- Ông ta dần dần và hết sức khó khăn đẩy phong trào Nga đến chế độ tự trị;

- Những người mong muốn duy trì một Liên bang được điều hành từ Trung ương đều hiểu rằng họ sẽ không đạt được điều đó nếu để nước Nga tuột khỏi sự kiểm soát của mình.

Mọi ý đồ khôi phục chế độ độc tài công khai sẽ được bắt đầu ở Matxcơva bằng việc bắt giam hoặc thủ tiêu Elxin và các thủ lĩnh dân chủ khác, như ngài Thị trưởng Popov và vị phó của ông ta là Xtankevich, bằng việc chiếm giữ tất cả các phương tiện thông tin đại chúng... ủy ban cứu nguy dân tộc (hoặc nó có thể mang một cái tên khác ít nhơ nhuốc hơn) sẽ được thành lập và tuyên bố ý định cứu Tổ quốc bằng những biện pháp kiên quyết, nhưng tạm thời mở đường cho dân chủ và những cải cách kinh tế.

8. Viễn cảnh lâu dài của hành động này không lớn, thậm chí một thành công trước mắt cũng chưa được bảo đảm;

Số lượng những đơn vị quân đội mà họ có thể dựa vào để tiến hành trấn áp là rất hạn chế;

Nếu các nhà dân chủ sẽ không chịu lùi bước, mà điều này hoàn toàn có thể tin chắc, thì sẽ rất khó duy trì được sự đoàn kết của những người tham gia thực hiện bạo lực;

Mọi hành động chống Elxin sẽ là ngọn lửa thúc đẩy những hành động ở những nơi khác, đến khi đó lực lượng an ninh quốc gia và quân đội sẽ phải căng ra để thiết lập sự kiểm soát đối với các thành phố khác ở Nga.

Thậm chí, nếu cuộc bạo động ở Nga thành công, một loạt các nước cộng hòa khác sẽ lợi dụng tình trạng lộn xộn đó vào những mục đích của họ. Nếu cuộc bạo động đó không thất bại ngay lập tức thì ý định trước đó nhằm khôi phục chế độ độc đoán cũng sẽ phải chịu thất bại sau một vài năm nữa. Đối với các thủ lĩnh của nó, không thể có một chương trình nào mang tính xây dựng, hơn nữa, họ sẽ không có tiềm lực kinh tế cũng như đối sách chính trị cần thiết để thiết lập nền độc tài. Chắc là kinh nghiệm thực thi tình trạng quân quản ở Ba Lan sẽ được lặp lại với thành tố bổ sung ở cấp độ các nước cộng hòa, song hầu như chắc chắn sẽ rất đẫm máu và tổn thất lớn về kinh tế.

10. Thậm chí, cuộc bạo động chắc là sẽ không thể ngăn chặn được lực lượng đa nguyên lên cầm quyền vào cuối thập kỷ này. Những lực lượng đó sẽ tấn công trung tâm và củng cố chính quyền khu vực, trong khi đó lực lượng của những người nệ cổ (tradisionalist), hiện đang kiểm soát chính phủ và các cơ quan Trung ương, sẽ ngày càng giảm sút vị thế của mình do chúng không còn sức sống để tồn tại trong tương lai của chương trình...
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #161 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2009, 12:46:14 pm »


11. Quá trình từng bước này của lực lượng đa nguyên, trong vài năm tới sẽ đặt họ trước một nguy cơ của bạo loạn và sự thất vọng của công chúng vì khả năng giành được những cải thiện nhanh chóng. Hiểu rõ điều này, họ rõ ràng cần nỗ lực tấn công để giành được sự đột phá, trước hết là trong việc ký kết hiệp ước liên bang trao cho các nước cộng hòa một tiếng nói có trọng lượng trong hoạch định đường lối của Trung ương. Rất có thể, họ sẽ đạt được điều này. Thậm chí, Gorbachov rút cuộc không bị mất đi vị trí của mình trong sự nghiệp của họ. Khi phải đối mặt với sự lựa chọn: bỏ qua hoàn toàn và không quay lại hệ thống của những người nệ cổ đang căm thù nó và không chia sẻ những định kiến của nó chống lại việc sử dụng lực lượng công khai, hoặc lại gắn mình vào với những nhà cải cách, thì họ dù sao vẫn chọn con đường thứ hai. Bất chấp mọi chính sách trấn áp, chính quyền Trung ương vào chính lúc đó sẽ chấp nhận hoặc thậm chí còn đề xướng một số biện pháp có thể tạo ra cơ sở cho những nỗ lực cải cách, như:

- Thông qua một loạt đạo luật cần thiết để cải cách hệ thống thị trường;

- Viên cán sự của Gorbachov là Sakhnazarov cùng với Elxin bàn về ý định tiến hành “bàn tròn” toàn dân, cho dù những mục tiêu mà mỗi bên đưa ra rất khác nhau;

- Chính phủ liên bang và Chính phủ Nga bằng cách này hay cách khác, cho dù là rất chậm chạp, sẽ hình thành một cơ chế điều hòa những bất đồng và phân chia trách nhiệm về mối quan hệ với lực lượng vũ trang và KGB, trước hết là thông qua viên Thượng tướng Kobetx đứng đầu ủy ban về Quốc phòng và An ninh.

Tương tự như vậy, một ban công tác thống nhất của các bộ trưởng ngoại giao các nước cộng hòa với sự chủ trì của Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô: - Tiến hành đàm phán với các nước cộng hòa vùng Baltik, cho dù sẽ rất phức tạp và rất khác nhau trong những mục tiêu cuối cùng của mỗi bên.

Cho tới nay, những phản ứng khác nhau chưa mang ý nghĩa chiến dịch và sẽ không có ý nghĩa chiến dịch, nếu chính quyền Trung ương vẫn kiên trì những định hướng chính sách hiện nay của họ. Nhưng nếu họ thể hiện ý định thay đổi đường lối chính trị, những phản ứng đó sẽ tạo ra tiềm năng để thoát khỏi bế tắc hiện nay.

12. Các nhà cải cách chắc là sẽ không chấp nhận một tiến trình như thế, để sau đó thử giành một sự đột phá về mặt chiến lược. Cho dù có hay không có Gorbachov, có hay không có cuộc bạo động - sự biến dạng của Liên Xô tại một số quốc gia độc lập và trong liên minh của những quốc gia còn lại, bao gồm cả Nga sẽ là một viễn cảnh khá chắc chắn của cuối thập kỷ, nếu như không thể sớm hơn. Liên minh đó sẽ có những quy mô, tiềm lực kinh tế và tiềm năng sản xuất đủ để vẫn còn là một cường quốc quân sự hàng đầu, nhưng việc phi tập trung hóa cơ cấu sẽ kiềm chế khả năng khôi phục chính sách quân phiệt và hiếu chiến trước đây của nó.

13. Tình hình vừa qua ở Liên Xô và sự đa dạng trong sự tiến hóa gần đây của nó đang đặt chúng ta trước những phương án có thể phát triển của các sự kiện trong năm tới:

     a) Duy trì tình thế bế tắc hiện nay cũng đồng nghĩa với việc đặt phương Tây vào thế tiến thoái lưỡng nan nhằm cân bằng tối ưu những lực lượng chống đối khác nhau. Thế lưỡng nan này có thể trở nên sâu sắc hơn do cuộc đấu tranh ngày càng tăng cao và nền kinh tế bị rơi vào vòng xoáy. Những vụ xung đột xã hội tương tự như cuộc đình công của những người thợ mỏ và sự bùng nổ tham vọng ở Belorus bất cứ lúc nào cũng có thể đẩy tình hình vào hướng bạo lực công khai hoặc quân quản. Thậm chí, nếu sự việc không đi tới mức đó, thì nền kinh tế của Liên Xô vẫn ngày càng trở nên sa sút hơn, còn Gorbachov thì tăng cường cầu cứu phương Tây. Mặc dù Liên Xô vẫn có thể cố gắng áp dụng những sáng kiến quốc tế mới nào đó, ví dụ cho vùng Cận đông và trong lĩnh vực kiểm soát trang bị, thì sự phát triển của những bất ổn nội bộ vẫn làm giảm sút đáng kể tới ảnh hưởng ngoại giao của họ, và rõ ràng, sẽ cản trở tính hiệu quả của những sáng kiến đó. Sự phát triển tình hình bất ổn trong nước sẽ gây nên hiệu ứng tiêu cực ở Đông Âu dưới dạng xóa bỏ những hợp tác về kinh tế và không còn khả năng hình thành nên một nền tảng mới trong quan hệ Liên Xô - Đông Âu;

     b) Ý đồ phục hồi nền độc tài, đối với phương Tây cũng có nghĩa là lặp lại những sự kiện ở Ba Lan năm 1981, nhưng rõ ràng là sẽ tàn khốc và đẫm máu hơn. Như trước đây, đất nước vẫn sẽ trong tình trạng què quặt về kinh tế. Chế độ mới sẽ bảo đảm duy trì sự hợp tác với thế giới còn lại và chắc là sẽ rút bỏ quân đội ra khỏi Đông Âu. Trên thực tế, đường lối đối ngoại sẽ trở nên hiếu chiến hơn, nhưng một Liên Xô như thế sẽ không thể khôi phục lại ảnh hưởng toàn cầu trước đây của mình, cũng như vị trí của nó trong “thế giới thứ ba”. Rất có thể: ý định tăng cường đáng kể việc buôn bán vũ khí để lấy ngoại tệ; tìm kiếm sáng chế phát minh ở Cận Đông; sử dụng “đội quân thứ 5” ở Đông Âu nhằm lật đổ những nền dân chủ mới hình thành ở đó. Gorbachov hay ai khác nắm quyền, về thực chất sẽ không có sự lựa chọn nào khác, ngoại trừ phục hồi trật tự, và con đường tốt nhất để tác động tới hoàn cảnh (để cứu các khoản tín dụng và đầu tư của nước ngoài vào trong nước) là tiếp tục hợp tác với những biểu hiện bất đồng.

Nếu hành động trấn áp không vượt quá sự kiện từng diễn ra trên Quảng trường Thiên An Môn (Trung Quốc), thì khả năng phương Tây có được một sự đồng thuận nhằm hóa giải sự kiện cũng như áp dụng đòn trả đũa là đặt biệt thấp; sự đột phá nhanh chóng của lực lượng đa nguyên sẽ tạo nên những viễn cảnh tốt nhất để có được sự ổn định trong và ngoài, dự trên tinh thần hợp tác. Nhưng chiến thắng này của phe đa nguyên cũng sẽ tạo nên những vấn đề của nó. Khả năng của lực lượng đa nguyên có thể điều hành một cách hiệu quả là có vấn đề và sẽ không thể bảo đảm về lâu dài, có thể chỉ là trong một thế hệ.

Vấn đề dân tộc không thể giải quyết được trong ngay một lúc, còn sự căng thẳng trên lòng các nước cộng hòa và giữa các nước đó với nhau vẫn được duy trì ngay chính trong một hệ thống chính trị - kinh tế tối ưu nhất. Một số nước cộng hòa sẽ không do những nhà dân chủ điều hành, song tất cả các nước sẽ đều kỳ vọng vào sự hỗ trợ từ phía Mỹ.

Những thủ lĩnh mới, do chí hướng, thái độ kiên quyết và uy tín địa phương của mình lên nắm quyền, sẽ không có được kinh nghiệm trong các vấn đề quốc tế và họ sẽ đưa ra những nhiệm vụ và yêu cầu vượt quá thực lực - điều đang xảy ra với một số người như họ. Cho dù có những khó khăn như vậy và chắc là quá trình thích ứng trong, ngoài với những nguyên tắc xử thế mới sẽ kéo dài, sự đột phá đó, đặc biệt là nếu nó xảy ra trong hạt nhân xlavơ, có thể tạo ra viễn cảnh tốt nhất cho sự hòa hoãn giữa Đông và Tây, tương tự như viễn cảnh đã từng đẩy quan hệ Pháp - Đức đến tình trạng hiện nay giữa hai nước.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #162 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2009, 12:47:06 pm »


Phụ lục N0 8.
Iuri Bondarev: Nước Nga, Người đi đâu?


Chúng ta có ít người trong nghệ thuật mà niềm vinh quang được thổi phồng và được xây dựng bởi báo chí lừa dối có hệ thống, biến họ thành những cái bóng đáng thương và nực cuời của vẻ màu mè chính trị. Nếu nhân vật của văn học phương Tây nhắm tới một mục tiêu là giàu có, thỏa mãn, hạnh phúc bởi sự dồi dào tiền của, thì những nhân vật của Tolxtoy và Doxtoievxki và hầu như của toàn bộ văn học Nga, về thực chất, đều thờ ơ với lợi ích đó, và họ có thể là những kẻ chất phác ngây thơ trong con mắt kẻ thị dân phương Tây.

Các nhân vật của chúng ta cần tới cả một thế giới: nhân hậu, công bằng, sự thật, tình yêu, lòng trung thành, tức là cái vô cùng khi trí tưởng tượng, tư duy, mơ ước và ký ức còn tồn tại. ý nghĩa của cuộc sống liệu có rộng mở cho người tìm được cục vàng không? Trí tưởng tưởng và vàng vừa giải thoát vừa nô dịch chúng ta. Chỉ có điều sự giải thoát và sự nô dịch đó hoàn toàn khác nhau. Tính chất bất ổn của học thuyết Mỹ - phương Tây - đó là sự khủng hoảng ngày một sâu sắc của toàn cầu hóa, không còn phụ thuộc vào yêu cầu, nhận thức của sự giải thích siêu láu cá của những kẻ cầm quyền, mà phụ thuộc vào lực lượng thiên nhiên hoang dại thù địch với toàn nhân loại. Liệu việc hủy diệt mảnh đất và nhân dân Afghanixtan, chứ không phải chính kẻ tội phạm, bằng hàng nghìn quả tên lửa và bom có ý nghĩa gì? Trừng phạt? Báo thù? ăn miếng trả miếng? Trị tội? Thật nực cười khi trừng phạt một kẻ tội phạm không tìm thấy, không bắt được, mà chỉ được xác định bằng lòng mong muốn trả thù của Mỹ, và trí tưởng tượng khiêu khích, bất lực đó - như một bệnh dịch kinh tởm - đã kích động nhân dân Mỹ và châu Âu phụ thuộc Mỹ bằng những cái rỉa rói hàng ngày của báo chí và truyền hình.

Vấn đề này không chỉ là chính trị, không chỉ là nỗi đau đổ vỡ về huyền thoại bất khả xâm phạm của mình. Tôi khẳng định kiên quyết rằng những người dân Mỹ ít học yêu ánh sáng phản chiếu từ tính cách “không chịu khuất phục” của mình trong tấm gương thế giới, và nói chung, yêu giấc mơ vay mượn, nguyên thủy về chính mình như về một dân tộc được chúa trời lựa chọn.

Mỗi dân tộc đều chọn con đường lên thiên đàng của mình. Người Mỹ cho rằng con đường thiên đàng của họ được đo bằng tiếng động ngọt ngào chết chóc của những quả tên lửa, bằng tiếng nổ, bằng tiếng khóc của trẻ em và phụ nữ, bằng cuộc diễu hành của sức mạnh quân sự mà không bị trừng phạt; dường như không còn một mảnh đất nào chưa từng bị bom đạn của Ănglo-xacsông cày xới và chưa từng bị đạn pháo của Mỹ hất tung lên khi họ khẳng định “nền dân chủ thế giới” bằng máu. Tất nhiên, không phải cả nước Mỹ quá bất lực (debilis), nhưng chính nước Mỹ đã lựa chọn, - sự lựa chọn mà nước Đức phát xít đã từng lựa chọn; sức mạnh cao hơn luật pháp - một học thuyết bệnh hoạn của sự thống trị thế giới, của sự dư thừa đối với “tỷ phú vàng”, và trong thực tế là lời hứa cuối cùng của kẻ đê tiện nơi trần thế. Tôi không thể có một chút tưởng tượng rằng một chính khách không còn tư duy lành mạnh lại đứng về phía có lợi cho tinh thần dân tộc. Một sức mạnh kiêu ngạo không bị hạn chế, một sự dốt nát và lòng độc ác không bao giờ chấp thuận mình là kẻ bại trận, chừng nào mà thần chết chưa hiện ra trong con ngươi của nó.

Trong nhiều nhà chính khách, nhận thức, tính kiên trì và lòng tự tôn luôn tồn tại ở số ít, tựa như giá trị của Tổ quốc họ. nếu một triết gia không chữa được căn bệnh có tên gọi là “tư duy” cố giải thích vũ trụ quan, nếu nhà văn và họa sĩ thường xuyên sống theo “mẫu”, cả những cuốn sách tốt, cả những nhân vật của họ luôn thực hiện những hành động cao đẹp, thì chính khách luôn khoác cho những lời nói của mình bộ xmốc-king diêm dúa, họ ưỡn ngực tuồng như đang che chở nỗi bất hạnh của tất cả những ai đang cùng quẫn, họ chia sẻ ánh mắt dịu ngọt, nhìn vào bọn trẻ ở trường học và phân phát những chiếc kẹo. Cũng vào lúc đó, bằng căn bệnh ham hố quyền lực không thể chữa nổi, bằng thói tôn sùng sức mạnh của thế giới này, họ chưa từng một lần ngăn chặn sự đổ máu trong cuộc chiến tranh hiện đại. Họ bào chữa thái độ hèn hạ và sự nhu nhược của mình bằng chủ nghĩa nhân đạo đáng kính và nhân quyền. Có thể là Bin Laden không tồn tại mà do các chính khách bịa đặt ra, còn một “Bin Laden” khác đang đi dạo và thực hiện những tội ác kinh tởm!
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #163 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2009, 12:48:03 pm »


Để không mang tiếng là kẻ yếm thế, tôi dường như phải điên cuồng ca tụng nhân dân, như ngày nay người ta gọi thế, dân số, trí tuệ của nó, lòng dũng cảm, lòng tốt, thái độ quên mình, sự gan dạ, quá khứ không thể nào quên của dân tộc, niềm vinh quang của dân tộc. Quá khứ đã không thể đảo ngược. Chỉ có hiện tại là thuộc về con người. Và dù sao tôi cũng cảm nhận được niềm vui thầm lặng khi nhớ tới Người, nước Nga thân yêu của tôi. Và tất cả những gì đã gắn bó Người với tuổi thanh xuân của chúng tôi sau chiến tranh vĩ đại. Trong 15 năm cuối này “các nhà dân chủ khả kính” đã phản bội và bán đứng Tổ quốc của tôi tới 3 lần, sau khi làm méo mó những chân lý tốt đẹp, cưỡng bức thanh niên, phá hoại trường học, biến các nhà trẻ thành bãi đất trống, còn những thành phố đói khát thành nơi phát nguyên bệnh lao; cả nước có hàng triệu người mất việc làm, hàng triệu người không được chăm sóc, vô số gái mãi dâm, kẻ bạo hành, cướp của, giết người... và hàng triệu kẻ “ngây thơ” cả tin... Lạy Chúa lòng lành, đừng làm cho họ thành những kẻ ngốc hơn chính mình! Trong 15 năm ấy ở nước Nga đã nảy nòi ra một dạng tiểu thị dân (phi-li-xtanh), một nhánh mới của nó đã từ lâu được nuôi dưỡng dưới những hình thức và phương án khác nhau trên đất Hoa Kỳ. Thì có người bị đắm chìm, bị ghẹn sặc trong bao lo toan, trong nợ nần cơm áo khắc nghiệt hàng ngày, trong mơ mộng hão về một miếng ăn ngon, đầy tiện nghi và sự thỏa mãn; rồi người đó run rẩy, ướt đầm mồ hôi lạnh khi dòng suy nghĩ chốc chốc lại phải quay về với cái dạ dày rỗng. Khi đó con người ấy chẳng là gì cả. Khi đó người ấy tuyệt vọng. Nhưng người đó bị bỏ bùa mê bởi một niềm tin giả dối, bị huyễn hoặc bởi sự láu cá quỷ quyệt của nhà cầm quyền.

Điều chủ yếu: không phải đến hôm nay tôi mới rõ là người ta đã tước đoạt chính cái mà chúng ta cống nạp, rằng những kẻ đội lốt đã trở nên tuân phục, không còn khả năng tự vệ. Không phải là sự chín chắn, thận trọng mà là thái độ nhu nhược và yếu đuối đang yểm bùa để chúng ta an phận nô lệ. Chúng ta đang bị họ ngược đãi bằng thái độ giả dối và đê tiện, họ hủy hoại và cướp bóc trong khi thốt ra những lời mật ngọt về dân chủ, còn chúng ta - những kẻ đáng thương, cực kỳ ngây độn vẫn cứ lẩm bẩm tới mức quên mình :”Thật tuyệt vời được làm người tự do và không phải đi họp ở ban quản lý nhà đất nữa”!

“Hãy tin vào điều tốt nhất, nhưng hãy xem xét tới điều tồi tệ nhất”, đường như quan điểm này xuất hiện trong đầu tôi lúc này có thể là câu trả lời đáng ngờ. Song, liệu có tránh được những sự mỹ miều giả dối trong thực tế của chúng ta? Những đức hạnh đã bị quẳng vào sọt rác và sự bát nháo cực độ của cái gọi là điện ảnh Mỹ đang nổi cơn điên bởi tình dục, bởi sự sa đọa về trí tuệ, bởi sự nhiễm bẩn trong tâm hồn, bởi bệnh hoạn trong tư duy, bởi sự què quặt trong sự thật và ngôn từ đang cổ xúy những bản năng thú vật, những kiểu lăng mạ và giết người. Dường như tất cả chúng ta đang nói với nhau tại nghĩa trang cuộc đời, mà những bộ mặt của những người đã lãng quên cái chết hoặc họ sẽ chết sau một phút. Đó là nền tảng cho sự tồn tại của con người sao? Rặt những đạo đức giả hoang dã, máu, bạo lực, sự đồi bại độc ác, thái độ sợ hãi? Đúng như vậy, như những con lừa trên sa mạc, họ đã hoàn toàn bị đầu độc và băng hoại bởi một xã hội Mỹ đang gào rống về tự do và dân chủ. Và nước Nga đã bước vào thế kỷ 21 đầy bất lợi. Những trò mỵ dân, sự trơ tráo ghê tởm của những điều vô sỉ đang dạo bước trên đất nước chúng ta. Chúng ta biết rằng sự nín nhịn là một phẩm chất Nga tuyệt vời, nhưng trong màn sương của sự giả trá, bấn loạn tâm thần dường như chúng ta đã lãng quên rằng cuộc sống con người quá ngắn ngủi để có thể nín nhịn đến vô cùng.

Chúng ta đang sống trên nước Nga. Song đó không còn là nước Nga mà ông cha ta đã làm cho nó trở nên hùng mạnh, bất khuất. Hình ảnh của nó đã trở nên méo mó như trong “nhà cười” và điệu cười của chúng ta không còn như trong hài kịch, mà đã giống như tiếng thổn thức.

Nhà kinh tế học Smeliov cho rằng “toàn bộ thế kỷ 20 đối với nước Nga là tụt hậu: trong có một thế kỷ nó đã phải trải qua 8 cuộc chiến tranh, 6 cuộc cách mạng. Từ năm 1914, nước Nga đã bị hủy diệt tới 3 thế hệ...”

Bên cạnh đó, trong đời sống nhân loại, ở nước Nga đang diễn ra những biến đổi nguy hiểm, trong tâm thức con người đang có những thay đổi, những phẩm chất tốt nhất đã biến mất: đạo đức, tinh thần, tình yêu, lòng dũng cảm, thái độ quên mình, tình đồng chí, lòng trung thành, danh dự.

Tất cả những biểu hiện nhân tính này đang giảm dần theo năm tháng. Nhân loại trở nên trì độn, chai sạn và hoang dại một cách đáng sợ bởi khi có sức mạnh bao trùm vũ trụ và quyền lực của sự kiêu ngạo quá đáng đã không còn thái độ tỉnh táo đối với bản thân và rút cuộc đã phản bội lại chính mình.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #164 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2009, 12:48:27 pm »


Thời đại của những thiên tài đã qua, thời đại của kẻ dại khờ đã đến.

Tôi không chỉ đồng tình với định nghĩa này của Xtalin, mà còn cảm nhận thấy thời đại đó hiện diện ở khắp mọi nơi: trong chính trị, trong nghệ thuật, trong các mối quan hệ đời sống, trong sự trống vắng của lòng lương thiện, trong tình yêu tới mức thú tính.

Thời đại của lòng nhân đạo đã qua, thời đại của những kẻ đáng kính ăn thịt người, của sự độc ác tinh tế và cử những tên lửa có cánh đã tới. Các nhà chính trị đương thời đủ trí tuệ, sự dã man, sự giả dối và bịp bợm để dẫn dắt quần chúng. Song trò chơi quyền lực của những kẻ giàu có mang mục tiêu: toàn cầu hóa thế giới, thống trị thế giới và sự phát đạt cả “tỷ vàng”... những giấc mơ ngọt ngào của chúng gợi nhớ tới Kế hoạch “Ost” (East - Phương Đông) do Rozenberg vạch ra ở Đức. Kế hoạch này, rõ ràng, đã có thể trở thành hiện thực nếu như nước Nga không làm cho nó bị phá sản. Hoàn toàn không thể nghi ngờ rằng sau khi chiến thắng Liên Xô, thì với tiềm lực của chúng, bè lũ Hítle sẽ dễ dàng chiếm được cả Anh và Mỹ bởi chúng có một đội quân mạnh nhất, hơn hẳn quân đội Mỹ về tinh thần chiến đấu.

Kế hoạch “Ost” (Phương Đông) bị phá sản. Kế hoạch toàn cầu hóa cũng đề ra mục tiêu thống trị thế giới, chưa hẳn đã được các quốc gia lớn nhỏ giang rộng tay tiếp nhận. Bởi nhân loại sẽ chỉ còn duy nhất một khả năng - giật mình trước sự đe dọa hoặc trước những mệnh lệnh ngọt ngào giả trá từ phía Mỹ.

Vậy thì, nhà kinh tế hay nhà chính trị sẽ lãnh đạo thế giới? Kẻ nào sẽ giữ đỉnh cao chỉ huy và đưa ra chỉ thị cho cuộc sống của chúng ta?

“Nhưng chúng ta đã chọn lựa ra các chính trị gia của mình, và trong thảm họa chủ yếu của chúng ta, chúng ta cần kiên quyết, thẳng thắn buộc tội chính mình, thói lười biếng tự suy nghĩ, tính ỷ lại và sự ngây ngô ấu trĩ về tư duy, thái độ tin tưởng vô vọng vào “sự may mắn” Thượng đế sẽ trao cho một cuộc sống sung túc.

Nhân dân đã không còn tự tôn, đúng hơn là họ đã rụt rè đòi chính quyền của những kẻ giàu có tôn trọng các quyền con người của mình. Họ run rẩy, sợ hãi khi bày tỏ thái độ phản kháng “những lãnh tụ” và sự xiểm nịnh của chúng trước phương Tây, để rồi không còn là chính mình nữa khi một bộ phận nhân dân trở nên đồi bại, hư hỏng. Bộ phận đó trở nên đố kỵ, độc ác, luôn ấp ủ những ước vọng về một cuộc sống an nhàn, thỏa mãn, giàu có dễ dàng mà hàng ngày họ vẫn thấy trên màn ảnh vô tuyến, như những gì được trang trí trên cây thông Noel. Bộ phận đó trở nên sa đọa bởi những cảnh tình dục kiểu Mỹ và kiểu Nga. Bộ phận đó không còn biết đến nỗi đâu, nỗi bất hạnh và những tai họa của người khác; đám phụ nữ đã không còn biết xấu hổ, “cảnh cởi bỏ” đồ lót một cách thân mật đã trở nên bình thường, song những tấm thân trần truồng lại không gợi nên xúc cảm tự nhiên, mà chỉ gây ra những tiếng cười cay độc của những kẻ phụng thờ những điều bất thường”.

Tôi biết rằng thái độ phẫn nộ của người Nga tựa thủy triều. Trên biển, khi triều rút xuống - êm ả; khi triều lên - vang động, dữ dội, mãnh liệt.

Tôi không hình dung nổi cuộc đời mình lại thiếu nước Nga, nhưng giờ đây Tổ quốc của tôi dường như trở nên xa lạ đối với tôi; nó đang ở trạng thái thủy triều rút xuống thật bẽ bàng. Bộ não của chúng ta chỉ tựa như con muỗi, song con tim vẫn đập. Cơn phẫn nộ Nga hiện nay là thế đó. Cơn phẫn nộ của sự thật đã tắt lịm và đang hủy hoại sức sống. Đó là một nguy hiểm chết người.

Lý trí đã trao cho con người cơ hội lựa chọn. Hoặc chấp nhận sự trị vì của chính những kẻ chính khách đạo đức giả, của những kẻ tiểu thị dân đang cướp bóc thị trường, của những kẻ tham vọng quyền lực và lợi dụng lòng nhân hậu của nhân dân? Hoặc là một nước Nga vĩ đại - độc lập, tự hào, tự do với một nền văn hóa cao nhất thế giới?

Tôi không công nhận chủ nghĩa bảo thủ lãng mạn, đồng thời tôi cũng không phủ định một quan điểm của thuyết quyết định luận (Eschatoslogy) trong quan điểm về lịch sử. Lịch sử đang cvho tôi thấy một sự vận động chuyển từ những vấn đề phức tạp đang thịnh hành sang đơn giản và cuối cùng tắt lịm.

Nước Nga, nước Nga thân yêu của tôi bị lừa dối, bị cướp bóc, chịu đựng bao bất công...

Nhưng dù sao, nếu ngọn lửa hy vọng chưa bị dập tắt, mảnh đất Nga chưa bị đau thương giày xéo đến mức hoang tàn, nếu trong u buồn chưa để mất sức vận động và khát vọng về cuộc sống tự nhiên, thì khi đó một con tàu đã đắm cũng có thể thoát nạn bằng nỗ lực của toàn bộ thủy thủ đoàn - và trong linh hồn chúng ta sẽ rực cháy lên một niềm vui tươi sáng.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #165 vào lúc: 28 Tháng Năm, 2009, 05:38:31 pm »


Để bạn đọc có thêm thông tin về sự kiện này, chúng tôi lược dịch bài viết của Oleg Davydov đăng trên báo Độc lập (Nga) ngày 18/8/2001.

Chính biến Tháng 8 năm 1991

Âm mưu của các tổng thống

Một đêm hè, có ba người đứng ngoài hiên nhà của khu biệt thự cổ bàn với nhau về việc cần phải bắt giữ Chủ tịch KGB Kriuchkov, Bộ trưởng Quốc phòng Iazov, Bộ trưởng Nội vụ Puto, Phó Tổng thống Liên xô Ianaiev - những người, về thực chất, là bộ xương của “ủy ban quốc gia về tình trạng khẩn cấp” ở Liên xô.

Ngày 29 tháng 7 năm 1991, tại Novo-Ogarev, ba nhân vật - Gorbachov (Tổng thống Liên xô), Eltxin (Tổng thống Nga) và Nazarbaev (nhà lãnh đạo của Kazaxtan) - thì thầm với nhau. Cả ba bước ra ngoài trời bởi Eltxin có cảm giác đang bị người khác nghe trộm câu chuyện của họ. Và thật sự là người của Kriuchkov đang ghi lại cuộc nói chuyện này. Một thời gian sau khi cuộc bạo động thất bại, chính Eltxin đã được tận mắt xem bản giải mã của lần ghi âm này. Trong cuốn “Những ghi chép của Tổng thống” (Nxb Chính trị quốc gia, H., 1995) Eltxin đã có một câu kết: “Có thể, chính cuộn băng ghi âm này là cái cò súng của tháng 8 năm 1991”.

Vụ chính biến xảy ra trước khi ký kết bản Hiệp ước Liên bang mới đã được chuẩn bị kỹ càng tại Novo-Ogarev. Galia Xtavrotova, người nắm được thông tin, sau này đã công khai tuyên bố rằng “Tổng thống Nga liệu có ký bản hiệp ước mà theo xác nhận vào ngày 20 tháng 8 là ông ta đã lỡ miệng”. Nếu hiểu rõ Eltxin thì không có gì phải nghi ngờ điều đó. Thậm chí, không loại trừ việc ông ta đã có thể tạo ra một vụ bê bối (scandan) ngay trong lễ ký kết: tựu chung là nhằm không ký cái gì hết. Rồi trên bất kể trường hợp nào - ngay sau khi phía Boris Nikolaievich (Eltxin) ký kết thì những bước tiếp theo dứt khoát sẽ dẫn đến việc Hiệp ước Liên bang mới không còn chút giá trị gì đối với Gorbachov. Phe dân chủ của vị nguyên thủ nước Nga đã chuẩn bị nền móng cho việc này rồi.

Ngay trên trang đầu của báo Độc Lập, ngày 8 tháng 8 năm 199, có đăng “Lời hiệu triệu gửi Tổng thống Nga B. N. Eltxin” của nhiều nhà dân chủ, trong đó người đứng đầu danh sách 7 người đã ký là Iuri Afanaxiev, tiếp đến là Elena Bonner. Bản hiệu triệu này cho thấy rằng “nhân dân Nga không được biết đến văn bản hiệp ước đã soạn thảo ở hình thức chuẩn bị cho việc ký kết này”, còn văn bản trước đó thì lại chưa được thảo luận và không được tán thành.

Nói chung, không ai có thể giải thích vì sao nước Nga, cũng chỉ như các nước cộng hòa khác, lại có tới hai vị Tổng thống trên mình và mọi người không hề muốn phụ thuộc vào mối quan hệ của họ. Cần gì phải có tới hai Xô viết tối cao - nguồn gốc tạo ra xung đột của pháp luật? Có cần tới hai Chính phủ - Chính phủ này chồng lên Chính phủ kia như thế? Và liệu Chính phủ hợp hiến có thể cùng lúc chung sống với hai nền hiến pháp?.

Riêng Gorbachov cũng muốn bản Hiệp ước này được ký kết để tránh những vấn đề như tình trạng trên. Hơn nữa, có nhiều điều đề cập đến trong “lời hiệu triệu...” hoàn toàn tỉnh táo. Không thể cho phép ký kết những văn kiện quan trọng, như Hiệp ước Liên bang - tạo nên một nhà nước mới, mà lại bí mật và chưa được thảo luận rộng rãi (Văn bản chính thức của hiệp ước chỉ được công bố vào ngày 16/ 9/1991). Tuy nhiên, dù sao các lời kêu gọi tỉnh táo gửi cho Eltxin này cũng thật sự mỵ dân và nhằm chống lại Gorbachov, bởi mục đích cuối cùng của các tác giả “Lời hiệu triệu...” chỉ là không cho phép ký kết bản hiệp ước. Không ai dám khẳng định chắc chắn rằng “Lời hiệu triệu...” của các nhà dân chủ danh tiếng đã được Eltxin nhất trí từ trước đến từng chi tiết, nhưng điều chắc chắn nó là thành phần trong chiến dịch của giới lãnh đạo Nga nhằm hủy bỏ việc ký kết Hiệp ước Liên bang mới.

B. Eltxin đã từng có những cố gắng to lớn để nghị viện Nga thông qua quyết định về việc ký kết hiệp ước này và rút cuộc quyết định đã được thông qua. Khi đó, liệu ai có thể nghĩ rằng văn kiện này (đúng hơn là một câu của nó) lại trở thành chướng ngại vật thật sự cho những hành động sau này của Tổng thống Nga? Đó là câu được ghi ở cuối quyết định: “Trước khi ký kết, bản Hiệp ước Liên bang phải được trình lên Xô viết Tối cao Cộng hòa Liên bang Nga”. Việc đoàn đại biểu chính thức của LB Nga sau hai tuần nữa, vào ngày 20 tháng 8, sẽ ký kết Hiệp ước Liên bang mới đã được công bố. Phiên họp tiếp theo của Xô viết Tối cao Nga thì chỉ có thể triệu tập vào giữa tháng 9. Tóm lại, sự xung đột giữa Tổng thống Eltxin đang khao khát ký hiệp ước với các nghĩ sĩ tuân thủ nguyên tắc đã buộc phải triệu tập khẩn cấp Xô viết Tối cao hoặc phải chuyển ngày ký...

Người đã nhận ra mâu thuẫn đó và đề đạt với Eltxin vấn đề có tính nguyên tắc đó chính là viên cố vấn của Tổng thống Nga, Chủ tịch ủy ban Pháp luật của Xô viết Tối cao Cộng hòa Liên bang Nga Xergey Sakhrai. Và cũng chính Sakhrai, bốn tháng sau đó trở thành bộ não của cuộc chính biến Belovez.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #166 vào lúc: 28 Tháng Năm, 2009, 05:39:08 pm »


Gorbachov vốn thận trọng, song đôi khi cũng bộc lộ cho mọi người thấy vai trò thực sự của Eltxin trong việc tạo ra hòan cảnh của cuộc chính biến tháng Tám: “Ông ta suốt vài tháng liền (Nazarbaiev thổ lộ với tôi điều này) đã tiến hành những cuộc đàm phán lén lút về sự thỏa thuận duy nhất “bốn nước” - Nga, Ucraina, Belorus và Cazakxtan. Việc đàm phán lúc lụi tàn lúc sôi nổi, ý tưởng đó đã không rời bỏ vị Tổng thống Liên bang Nga và cả những người khác nữa”.

Những người khác đó bao gồm các nhà dân chủ Nga và những nhà lãnh đạo dân chủ hơn của các nước cộng hòa liên bang. Những con người đáng kính này rất muốn tạo dựng ra một cái gì đó mà không có Gorbachov. Rồi họ cũng tìm ra được phương thức để làm được điều đó. Ngoài những hiệp ước song phương mà họ đã ký kết thông qua vị nguyên thủ Trung ương, họ cũng đã thử ký các hiệp ước các nhóm nước. Bỏ qua Gorbachov, ngày 14 tháng 8 năm 1991 tại Taskent đã kết thúc cuộc gặp giữa tổng thống các nước cộng hòa vùng Trung Á và Cazakxtan. Trong cuộc gặp này họ đã bàn về một hiệp ước liên bang và thông qua quyết định về việc tổ chức Hội đồng Tư vấn các nước cộng hòa.

Còn ngày 16 tháng 8 năm 1991 (ngày công bố văn bản chính thức của Hiệp ước Liên bang), Eltxin đã bay tới Alma-Ata gặp Nazarbaiev để trao đổi bản phê chuẩn hiệp ước giữa Nga và Cazakxtan. Tuy nhiên, không chỉ có những gì đã thông báo. Trước ngày 20 tháng 8 vẫn còn những điều cần phải bàn luận - nội dung cuộc gặp tại Taskent và tại cuộc gặp sắp tới của nguyên thủ 15 nước cộng hòa, không có sự tham gia của Trung ương, không có Gorbachov - vị Tổng thống duy nhất cho đến tận lúc đó chưa biết gì về cuộc gặp này. - được hoạch định vào cuối tháng 8 tại Alma-Ata. Đây là một bất ngờ quá lớn đối với Gorbachov. Chưa ký hiệp ước mà các nước cộng hòa đã coi thường Trung ương, vậy trong tương lai sẽ thế nào?

Trong ngày hôm đó, Gorbachov với vẻ bị kích động, to tiếng hỏi Boldin về cuộc họp của lãnh đạo các nước cộng hòa tại Alma-Ata:

- Anh có hiểu, cái đó gọi là thế nào không? Các thủ lĩnh địa phương đã coi thường ý kiến của Tổng thống Liên xô khi giải quyết các vấn đề quốc gia. Đó là âm mưu. Tôi không bỏ qua chuyện này. Cần áp dụng ngay các biện pháp...

Ngày 18 tháng 8. Sau khi bàn định với Nazarbaiev kịch bản hành động cho cuối tháng 8, Eltxin đã chấp thuận đề nghị của vị nguyên thủ Cộng hòa Cazakxtan đi thư giãn: Họ tới một vùng núi có suối chảy xiết bao quanh... có tiệc tùng, dàn nhạc sống... Eltxin kể lại: “Đến lúc phải về thôi. Nazarbaiev không buông tha chúng ta đâu. Tôi đã hoa cả mắt lên rồi. Lúc đầu định một tiếng. Sau lại thêm tiếng nữa. Lòng mến khách phương Đông của Nurxulxtan Abisevich (Nazarbaiev) thật dễ chịu, thanh lịch. Nhưng đủ rồi. Tôi cảm giác chuyện này có gì đó không ổn... Tôi không nghĩ rằng việc lưu chúng ta ở Alma-Ata cả ba tiếng đồng hồ là tình cờ đâu”. Không ai biết là con người này định ám chỉ điều gì.

Vào lúc 5 giờ chiều, trong khi Tổng thống Nga đang tận hưởng thú thư giãn phương Đông, Tổng thống Liên xô đang nghỉ theo kiểu châu Âu tại lâu đài Foros, người ta đã báo cáo rằng các đồng chí Baklanov, Boldin, Varennicov, Senin đã đi tiễn hai viên tướng Plekhanov và Generalov của ủy ban An ninh quốc gia.

Trước khi tiếp các kẻ mưu phản, Gorbachov đã đến chỗ vợ mình. Chuyện đó được ghi trong cuốn nhật ký của bà ta như sau: “Mikhain Xergeyevich bất thình lình lao vào phòng tôi. Anh ấy có vẻ kích động. “Đã xảy ra chuyện gì đó rất tồi tệ, - anh ấy nói. - có thể là rất kinh khủng”. Sau đó ông ta cho vợ biết ai đã đến và nói tiếp: “Họ yêu cầu gặp tôi. Họ đang ở trong khu nhà nghỉ, cạnh nhà. Nhưng tôi có mời ai đâu!”. Chúng ta hình dung thử sự rối loạn: “Mọi liên lạc bị cắt đứt! Đó là sự cô lập! Thế có nghĩa là có âm mưu? Bị bắt giam?”. “Tôi sẽ không phiêu lưu, không thông đồng. Tôi sẽ không đầu hàng bất cứ một sự đe doạ, bức bách nào”.

Nhưng làm gì có ai nói là phải “đe doạ, bức bách”. những người mới đến vẫn đứng chờ dưới cửa ra vào với vẻ kính trọng, cho dù họ không chịu nói về tình hình lúc đó ở trong nước. Bốn mươi phút sau, vị nguyên thủ quốc gia từ phòng nghỉ bước ra. Giọng nói của ông ta lộ vẻ tức giận: “Đã xảy ra chuyện gì? Tại sao không báo trước? Sao điện thoại không sử dụng được?”.

Rất có thể, chính Gorbachov cũng muốn tiến hành tình trạng khẩn cấp. Chính ông ta đã nhiều lần khẳng định tình hình là rất căng thẳng, cần phải áp dụng những biện pháp đặc biệt nào đó để thoát khỏi khủng hoảng đang đe dọa nghiêm trọng đất nước. Tuy nhiên, điều đó chưa hoàn toàn khẳng định ông ta đã muốn tiến hành tình trạng khẩn cấp. Nhưng ông ta không ra mệnh lệnh đó, thì ông ta cũng không cả việc chống lại tình trạng khẩn cấp. Theo Anatoli Lukianov: “Ngày 3 tháng 8 năm 1991, chỉ hai tuần trước cái gọi là cuộc chính biến, Gorbachov tại phòng họp các bộ trưởng đã xác nhận “trong nước có sự hiện diện của tình trạng khẩn cấp và sự cần thiết các biện pháp khẩn cấp” Ông ta còn khẳng định thêm rằng “nhân dân sẽ hiểu điều này!”.

“Sự cần thiết các biện pháp khẩn cấp” còn được nói tới ngay sát trước khi ông ta đi nghỉ ở Foros (ngày 4 tháng Cool... Sự khác biệt rất cơ bản là: lời bóng gió đó được nói tới như bất kỳ những điều khác trong dòng ngôn từ bất tận sẽ hoàn toàn khác hẳn với lời nói trước khi đi đến nơi nghỉ để không bao giờ trở về - vì lời nói đó được xem như ý nguyện cuối cùng... Với những kẻ đã quen đón lựa ý của cấp trên, thì lời nói của Gorbachov về “sự cần thiết các biện pháp khẩn cấp” được coi như lời chỉ dẫn: cần áp dụng các biện pháp khẩn cấp khi tôi vắng mặt.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #167 vào lúc: 28 Tháng Năm, 2009, 05:40:13 pm »


Chúng ta quay trở lại Foros. Những người được Matxcơva cử đến bước vào phòng của Tổng thống. Sau khi quan sát họ và nhìn thấy Plekhanov, Gorbachov giận dữ: “Anh đến đây có việc gì?” và đuổi viên chỉ huy cơ quan bảo vệ KGB đi. Sau đó, ông ta đưa ra câu hỏi cụ thể đầu tiên: “Các anh đại diện cho ai, nhân danh gì để nói?”. Boldin kể lại rằng, anh ta có cảm giác Gorbachov rất sợ nếu nghe thấy những người đến đây đại diện cho giới lãnh đạo Nga. Boldin giải thích cảm giác đó của mình rằng: “Cuộc gặp mặt nguyên thủ các nước cộng hòa sắp diễn ra làm cho ông ta ngày càng lo lắng, và như ông ta dự đoán là có âm mưu nào đó. Điều dễ hiểu là tại sao Gorbachov lại cho rằng có “âm mưu nào đó”: mới cách đó hai ngày ông ta đã sững sờ vì chuyện này khi trao đổi với Boldin.

Nhưng chưa rõ vì sao vị Tổng thống lại có thể nghĩ rằng những người đến đây lại can dự vào âm mưu với Eltxin. Mặc dù vào thời điểm đó ông ta đã thực sự lo lắng về một vụ âm mưu của các tổng thống, mà theo ông ta, là do Eltxin cầm đầu. “Sau khi nghe nói đến những người mà phần lớn trong số này trước kia đã từng theo lệnh của Tổng thống hoạch định ra các biện pháp dự phòng trong trường xảy ra hoàn cảnh khẩn cấp, thì Gorbachov đã dịu đi”. Những vị khách không mời tiếp tục nói đến thảm họa trong ngành công nghiệp, nông nghiệp, quân đội... Họ đề nghị ông ký sắc lệnh về tiến hành tình trạng khẩn cấp. Boldin nhận thấy Gorbachov không chú ý tới những điều họ nói và đang suy nghĩ về việc gì đó của ông ta, rồi sau đó “bất ngờ ông ta hỏi; liệu rằng các biện pháp của tình trạng khẩn cấp có tác động tới ban lãnh đạo Nga. Sau khi nghe được câu trả lời khẳng định, ông ta đã tỏ ra bình tĩnh hơn nhiều”.

Con người đã ngồi trong tù vì tham gia vào các trò ngu xuẩn của ủy ban quốc gia về tình trạng khẩn cấp, tất nhiên, chỉ là một nhân chứng tồi. Nhưng, trong lời nói ra của anh ta cũng có sự thật mộc mạc của mình. Theo những thông tin của Gorbachov thì B. N. Eltxin là kẻ ngăn cản nhiều nhất đối với việc ký Hiệp ước Liên bang mới. Ngay lúc này đây Boris đang thỏa thuận với Nazarbaiev điều gì đó, như: có cách gì không cần tới Tổng thống liên bang?... Vậy thì vấn đề bắt giữ Eltxin (nếu ông ta có lệnh) có lẽ hoàn toàn hợp pháp.

Thật ra, không ai nói rằng Gorbachov đặt ra vấn đề bắt giam Eltxin, song cũng có việc ông ta đã nói về việc bắt giam vị thủ lĩnh Nga. Điều này do chính Gorbachov kể: Baklanov “đã nói rằng Eltxin bị bắt giam. Mặc dù sau đó ông ta đã chữa lại là sẽ bị bắt giam trên đường (khi rời Alma-Ata)”. Khi giải thích điều này, vị Tổng Bí thư nhận xét rằng: “do bị cuốn theo các sự kiện, các kẻ âm mưu đã định bằng cách này cho tôi hiểu rằng họ đã làm chủ được tình hình và không có đường lùi”, “Dầu sao tất cả những người này cũng do tôi tiến cử và giờ đây họ đã phản bội lại tôi”, “Tôi đã cương quyết bác bỏ sự thoán nghịch của họ, tôi đã tuyên bố rằng tôi sẽ không ký bất cứ sắc lệnh nào”. Điều này là đúng bởi nếu ông ta ký vào sắc lệnh có nghĩa là ông ta dấn bước đến một cuộc xung đột mà không biết nó sẽ dẫn đến đâu.

Khi bị từ chối, Baklanov đã nói: “Nếu ngài không muốn chính mình ký sắc lệnh về tiến hành tình trạng khẩn cấp, thì ngài hãy ủy quyền cho Ianaiev. Ngài cứ việc nghỉ ngơi, chúng tôi sẽ làm “công việc bẩn thỉu”, rồi sau đó ngài có thể trở về”. Còn khi Gorbachov “từ chối lời đề nghị đê tiện đó”, Varennicov đã nói: “Vậy ngài hãy từ chức”. Gorbachov trả lời: “sẽ không có chuyện đó”. Sau đó (theo các tài liệu điều tra) viên tướng này bắt đầu quát nạt ...

Liệu có chuyện như vậy xảy ra với Tổng thống của một cường quốc không? Ông ta vì nguyên nhân nào đó mới chỉ bị mất liên lạc, nhưng ngay khi đó hoàn toàn vẫn có thể sử dụng đội bảo vệ của mình để tới được Matxcowva. Vladimir Medvedev (Đội trưởng đội bảo vệ của Tổng thống) đã viết rằng: “Về mặt kỹ thuật, đó là chuyện vớ vẩn: bắt giữ họ làm con tin và đưa về Matxcowva. Đến Thủ đô rồi ra tuyên bố, từ đó có thể phanh phui ra bất cứ kẻ nào tuỳ thích. Hôm đó mới chỉ là ngày 18... Vì sao Gorbachov không tính ra? Ông ta đã không rõ tình hình?...”

Tại sao Tổng thống đã không phát đi một tín hiệu nào cho ai đó? Câu trả lời của ông ta là: “Trước hết là tôi đã tính rằng việc tôi từ chối chấp thuận những yêu cầu tối hậu của ủy ban quốc gia về tình trạng khẩn cấp sẽ làm cho những kẻ chủ mưu sáng mắt ra.... Hơn nữa, ý đồ bắt giữ họ tại khu nhà nghỉ không giải quyết được việc gì. Bởi những kẻ chủ mưu đang ở Matxcơva, vào thời điểm đó họ nắm chính quyền trong tay”

Rồi cuộc tiếp kiến cũng kết thúc. Gorrbachov nói: “Chúng tôi chia tay nhau. Khi họ đã đi khỏi, tôi đã không kìm chế được, tôi đã chửi rủa họ “theo kiểu Nga” - mudakami”. Các đồng chí của ông ta ngạc nhiên. Baklanov nói: “Nhưng chính ông ta vừa mới cho rằng việc tiến hành tình trạng khẩn cấp là lối thoát duy nhất. Có chuyện gì đã xảy ra vậy?”.

Trong khi đó, chính Kriuchcov, Lukianov, Pavlov, Pugo, Iazov, Ianaiev đang chờ đợi, lo âu. Họ sẵn sàng gánh vác vận mệnh của Tổ quốc, nhưng họ đang chờ đợi để được biết quyết định của Tổng thống...


HẾT
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM