Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:54:37 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72  (Đọc 419215 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #220 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2010, 10:12:48 pm »

Các anh cùng nhau trao đổi, thảo luận thiện chí chứ sao lại cãi nhau mất đoàn kết như thế Angry
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #221 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2010, 10:48:04 pm »

Để có thêm tư liệu từ phía bên kia về Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không, Huyphongssi xin giới thiệu và lược dịch một bài viết của tác giả Marshall Michel nhan đề Chiến dịch ném bom Giáng sinh đăng trên Tạp chí Hàng không và Vũ trụ ngày 1/1/2001:

-------

Chiến dịch ném bom Giáng Sinh
Tác giả: Marshall Michel – Tạp chí Hàng không và Vũ trụ số 1/1/2001
http://www.airspacemag.com/military-aviation/christmas-bombing.html

Tháng 12/1972, những chiếc máy bay ném bom B-52 mà lực lượng tên lửa phòng không Bắc Việt hằng trông chờ ngênh chiến rồi cũng tới đánh phá Hà Nội hết đêm này qua đêm khác với hướng bay gần như không đổi.

Vào năm ngoái, trên một sân khấu nhỏ với 3 màn chiếu hình cùng một sa bàn khu vực Hà Nội năm 1972  tại Bảo tàng chiến thắng B-52, tôi đã được chứng kiến cảnh tái hiện chiến dịch ném bom cuối cùng của Hoa Kì trong cuộc Chiến tranh Việt Nam. Trên nền điệu quân nhạc kèm tiếng bom rơi đạn nổ vang động sân khấu là hình ảnh những quả tên lửa phòng không vút lên xé toang màn đêm và sau đó là những chiếc B-52 bốc cháy lao đầu xuống đất. Những chiếc đèn nhấp nháy trên mặt sa bàn thể hiện nơi những loạt bom trút xuống và địa điểm rơi của những chiếc B-52. Sau đoạn băng hình chiếu cảnh các lãnh đạo Bắc Việt đi thăm các tòa nhà vừa bị bom tàn phá và động viên bộ đội phòng không chiến đấu là giọng đọc lời kết nghe qua hướng dẫn viên du lịch của tôi dịch lại là “12 ngày đêm chiến thắng B-52 trong trận Điện Biên Phủ trên không mãi là niềm tự hào và sức mạnh ý chí đầy quyết tâm và sáng tạo của nhân dân Việt Nam”.

Tôi tới Hà Nội để tìm tư liệu viết cuốn sách thứ hai về cuộc chiến tranh đường không trên bầu trời Bắc Việt với nhan đề: Sự kiện B-52 ném bom Hà Nội tháng 12/1972 trong Chiến dịch Linebacker II. Hành trang kiến thức của tôi về trận ném bom năm đó khi tới với Hà Nội cũng là những gì người Mĩ quan niệm trước nay rằng: đầu tháng 12/1972, tổng thống Richard Nixon và viên trợ lí an ninh quốc gia của ông ta khi đó là Henry Kissinger đang phải đối mặt với một thất bại chính trị khi đoàn đại biểu Bắc Việt rời bỏ bàn đàm phán tại Paris nhằm đạt thắng lợi ngoại giao khi Quốc hội Mĩ với phe phản chiến chiếm đa số tái họp trong tháng 1 sau kì nghỉ lễ thông qua kế hoạch cắt giảm ngân sách chiến tranh. Để buộc phía Bắc Việt thông qua bản Hiệp định, tổng thống Nixon đã quyết định ném bom Hà Nội. Sau những thất bại nặng nề ban đầu, lực lượng máy bay ném bom B-52 dần tránh được các đòn trả đũa của đối phương và vẫn đạt được mục tiêu của chiến dịch sau 11 ngày ném bom khi buộc phía Bắc Việt phải quay lại bàn đàm phán Paris và kí kết bản hiệp định mà họ đã khước từ trước đó.

Mảnh xác B-52 tại Bảo tàng chiến thắng B-52 Hà Nội (ảnh: max-walsh.com)


Thế nhưng chỉ sau vài ngày ở Hà Nội, tôi nhận thấy phía Bắc Việt có cách nhìn nhận khác về trận ném bom năm đó khi cho rằng Chiến dịch Linebacker II là thắng lợi chung cuộc của người Việt trước người Mĩ và ví chiến thắng này như trận chiến Điện Biên Phủ đuổi người Pháp ra khỏi Đông Dương trước đây. Để lí giải cho hai hình ảnh trái ngược nhưng song song tồn tại về cùng một trận chiến năm đó, tôi đã tìm tới thăm bảo tàng nêu trên nhưng rốt cuộc lại ra về tay không.

Tôi rời khỏi bảo tàng theo lối đi băng ngang khoảng sân nơi mảnh xác những chiếc B-52 bị bắn rơi được gom lại thành đống cao tới 6 mét. Kế bên đống xác B-52 là 2 quả tên lửa SA-2 nằm trên bệ phóng, một đài radar điều khiển tên lửa loại Fan Song và một xe điều khiển nơi kíp trắc thủ bám sát đường bay của những chiếc máy bay ném bom đối phương và tìm cách bắn hạ chúng. Bước giữa một bên là đống xác B-52, một bên là xe điều khiển tên lửa làm tôi liên tưởng tới cảnh những người lính từ hai phía bước vào trận đánh với những điều kiện chiến đấu giống nhau: 6 thành viên tổ bay ngồi trên khoang lái gò bó của chiếc B-52 bị 7 thành viên kíp trắc thủ ngồi trong chiếc xe điều khiển tên lửa SA-2 kín như bưng ngắm bắn.

Vào thứ sáu ngày 15/12/1972, đại úy Bob Certain và các thành viên trong cùng tổ bay chiếc B-52G đóng ở căn cứ không quân Andersen tại đảo Guam nhận được thông báo rằng việc luân chuyển về Mĩ của tất cả các thành viên tổ bay trong dịp đó đều bị đình lại. Đây quả là một tin đáng thất vọng đối với  các thành viên tổ bay này khi họ đã chuẩn bị cho chuyến trở về căn cứ không quân Blytheville ở Arkansas vào ngày thứ Hai tuần kế tiếp sau hai lần bị đình hoãn chuyến trở về này vào các ngày 4/12 và 12/12 trước đó. Đối với cơ trưởng chiếc B-52 của Certain là trung tá Don Rissi thì việc phải ở lại là đặc biệt khó chịu khi việc bổ nhiệm chức phi đoàn trưởng của anh ta chỉ còn là vấn đề thủ tục ngay khi đặt chân về tới đất Mĩ.

Khu sân đỗ trực chiến hiện nay của máy bay ném bom chiến lược B-52 và các máy bay tiếp dầu KC-135 tại căn cứ không quân Andersen Guam (ảnh: corytodd@air-attack.com)

Trong cuốn hồi kí chưa xuất bản của mình, cựu hoa tiêu B-52 Certain nhớ lại mình và đồng đội phản ứng ra sao trước tin phải ở lại: “các thành viên tổ bay thoạt tiên đã nghĩ và cũng hi vọng rằng chiến tranh rồi cũng tới hồi kết và việc bị giữ lại ở Guam là để chờ đưa đám B-52 quay trở về Mĩ, thế nhưng trong chuyến kiểm tra máy bay vào sáng thứ bảy chúng tôi lại thấy tất cả số máy bay B-52 đều đã được tiếp nhiên liệu và gắn đầy bom.”

Khi tổ bay của Certain bước vào phòng hành quân vào 11 giờ sáng ngày thứ hai 18/12 thì căn phòng họp này đã có hàng trăm thành viên các tổ bay khác tề tựu. Trong một quang cảnh dường như giống với bộ phim về Thế chiến II có tên “Hướng 12 giờ phía trên”, sĩ quan phụ trách hành quân bước lên bục và thông báo khi hình chiếu tấm bản đồ hành quân với tam giác đánh dấu mục tiêu ngay tại thủ đô Bắc Việt xuất hiện trên tấm phông sau lưng: “Các anh em, Hà Nội là mục tiêu của các anh em trong phi vụ đêm nay”. Vậy là lần đầu tiên những chiếc máy bay ném bom hạng nặng loại này được tung vào khu vực phòng không dày đặc ở Hà Nội. 

(còn tiếp)
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
ThanhBinh
Thành viên
*
Bài viết: 59


« Trả lời #222 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2010, 05:49:25 am »

Em chưa hiểu bác Thanh Binh và bác hanoixanh đang tranh luận cái gì nữa? Về số tên lửa ta được nhận hay số tên lửa ta bắn lên?

@bác Lonesome: đã kịp tranh luận gì đâu bác, tôi mới chỉ muốn biết là những con số đó có nguồn gốc thế nào thôi. Bởi vì tôi cũng đã gặp những con số như vậy, nhưng nguồn gốc không được rõ ràng lắm cho nên mới muốn tìm hiểu xem có nguồn nào chính xác hơn không thôi.

@bác Huyphongssi: người quen cũ gặp lại thì hỏi thăm nhau ấy mà bác.  Wink

Hôm nay tôi có liên lạc với người chủ trang web http://peters-ada.de/vietnam.htm. Bác này là cựu sỹ quan điều khiển tên lửa. Trong bài ở trang trên có trích dịch một phần bộ phim tài liệu nói về sự tham gia của Liên Xô cũ trong chiến tranh Việt Nam dài 5 tập chiếu trên truyền hình Nga.
Thấy cũng có nhiều thông tin thú vị, tôi xin phép sẽ được lần lượt trích dịch một phần lên đây.

Nhưng trước hết xin được post email mà tác giả gửi cho tôi khi tôi xin phép được dịch và post lại bài của bác ấy trên QSVN. Mong rằng ai có thông tin về việc có hay không đơn vị nữ tham gia nạp đạn tên lửa thì giúp đỡ cho tác giả này.


Nguyên văn email:

xóa theo yêu cầu của tác giả
---------------------------

Xin tạm dịch như sau (phần trong "" là lời giải thích của em):

Xin chào,

tôi đồng ý. ("với việc bạn dịch và post bài của tôi lên quansuvn.net")
Bạn hãy thêm vào là dẫn từ nguồn Peters-ada.de
Người ta có thể viết trao đổi với tôi bằng tiếng Đức, tiếng Anh hoặc tiếng Nga.
Tôi đã được đào tạo về hệ thống tên lửa huyền thoại S 75 Wolchow và đã làm công việc của sỹ quan dẫn đường. Tôi đã thực hành bắn (đạn thật) 3 lần trong trường bắn ở nước Nga.
Tôi đã sống khá lâu ở nước Mỹ và tôi biết rằng người Mỹ cho tới ngày hôm nay vẫn tỏ sự khâm phục đối với hệ thống phòng không Việt Nam.
Một người trong số các bạn đã bắn rơi B52 bằng máy bay MIG và sau này đã trở thành nhà du hành vũ trụ bay vòng quanh trái đất.
Tôi dịch rất nhiều các ấn phẩm quân sự tiếng Nga. Tôi cũng không biết rõ là bài viết của tôi có chính xác hoàn toàn về mặt chính trị và chuyên môn hay không khi các đồng nghiệp người Việt đọc chúng. ("cái này liên quan đến phần bài dịch từ các tài liệu của Mỹ").
Tôi tìm kiếm (và đã gần như buông xuôi) những người liên quan tới SAM , SA2 , S 75 ở Việt Nam.
Tôi sưu tập tất cả những gì liên quan tới Linebacker II vào tháng 12 năm 1972.

Một điều này tôi cũng mong muốn ("từ các bạn")
Tôi biết diễn đàn này ("Quansuvn.net"), chỉ tiếc là tôi không viết được bằng tiếng Việt.
Tôi biết rằng trong chiến dịch Linebacker II người Việt Nam (và người Nga) đã bắn rơi B52 (15 chiếc).
Có thể có một đơn vị nạp đạn tên lửa, những người đã nạp 24 quả tên lửa lên bệ phóng S75 Wolchow. Họ toàn là phụ nữ. Tôi đang tìm kiếm những mối quan hệ, những người đã trực tiếp tham gia hoặc biết về câu chuyện này???
Đó là điều mong muốn của tôi.

Có những bức ảnh của S 75 Wolchow, ở trang http://peters-ada.de/sa2_futk.htm. Sẽ có một vài người trong số các bạn sẽ chảy nước mắt ("vì nhìn thấy những máy móc quen thuộc một thời đó. Chắc bác này chưa biết ảnh thế này ở VN mình cũng nhiều").... các bạn cũng được phép copy chúng...

Bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi.

                PUSK , Unischdaschit


« Sửa lần cuối: 10 Tháng Giêng, 2010, 12:13:47 am gửi bởi ThanhBinh » Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #223 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2010, 10:14:41 am »

Chủ trang web trên là người Nga nhưng hiện đang sống ở Đức hả bạn ThanhBình?
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
ThanhBinh
Thành viên
*
Bài viết: 59


« Trả lời #224 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2010, 11:40:43 pm »

Chủ trang web trên là người Nga nhưng hiện đang sống ở Đức hả bạn ThanhBình?

Bác này là sỹ quan của quân đội Cộng hòa dân chủ Đức cũ. Học về S75 và làm sỹ quan điều khiển (dẫn đường) cho S 125 NEVA.

Đây là link tới bộ phim tài liệu do Nga làm, nói về việc Liên Xô giúp đỡ Việt Nam đánh máy bay Mỹ bằng tên lửa. Không biết bộ phim này đã được dịch và chiếu ở Việt Nam chưa?
http://www.youtube.com/watch?v=Z1csNm5-lE4&feature=related
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Giêng, 2010, 12:31:03 am gửi bởi ThanhBinh » Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #225 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2010, 11:47:24 am »

Nếu vậy thì lạ nhỉ? Chuyên gia tên lửa của ta hồi chống Mỹ toàn là người LX thôi mà?
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
ThanhBinh
Thành viên
*
Bài viết: 59


« Trả lời #226 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2010, 06:41:31 am »

Nếu vậy thì lạ nhỉ? Chuyên gia tên lửa của ta hồi chống Mỹ toàn là người LX thôi mà?

Ầy, tác giả không chuyên gia ở VN bác ạ. Tác giả này chỉ là một "người ngoài cuộc" thôi. Là sỹ quan điều khiển tên lửa dưới thời CHDC Đức, tác giả đã được nghe giáo viên (chắc là người Nga) kể rất nhiều về chiến đấu của tên lửa SAM 2 ở VN.

Từ trước tới nay có nhiều thông tin từ ta và địch rồi, giờ em đưa cái này lên coi như tham khảo thêm xem ý kiến của "lực lượng thứ 3" ra sao.

Sau đây là phần lược dịch từ http://www.peters-ada.de/vietnam_2.htm#Jahr%201972

Những ngày cuối cùng của năm 1972

Hệ thống phòng không miền Bắc Việt Nam năm 1972

   Cuộc chiến tranh đường không chống lại Việt Nam có thể còn kéo dài thêm 1 năm nữa. Hà Nội đã hứng chịu liên tục những cuộc ném bom. Quân đội Mỹ, với sự cho phép của tổng thống Nixon, đã sử dụng máy bay ném bom chiến lược B52 tấn công Hà Nội. Việc ném bom hủy diệt các mục tiêu quân sự giờ đây mở rộng thêm cả các mục tiêu dân sự với mong muốn tạo ra một sự chuyển biến mạnh mẽ cho cuộc chiến tranh.
   Lực lượng phòng không Việt Nam đã phải trả khá nhiều „học phí“: mọi sự bắt đầu với những khẩu súng trường, súng máy chống lại những chiếc máy bay tiêm kích. Dân quân tự vệ và những người nông dân chân chất đã học cách sử dụng hệ thống tên lửa phòng không để bảo vệ những cây cầu bắc vào làng. Người cảnh giới gõ kẻng… người nông dân đứng lên với cây súng và bắn trả. Cả những người phụ nữ cũng đứng vào vị trí người chiến sỹ phòng không và đã bắn. Những người nông dân học kỹ thuật tên lửa. Từng bước, từng bước, những con người đơn giản này đã học cách sử dụng hệ thống tên lửa phòng không. Những nụ cười coi thường khi nhìn thấy những quả tên lửa bắn trệch xa máy bay đã trở thành sự khâm phục chết người. Không lực và hải quân Hoa Kỳ đã tìm thấy một đối thủ đáng kính trọng. Giờ là lúc phải chống lại quyết liệt các hệ thống tên lửa phòng không. Với các biện pháp gây nhiễu điện tử và hệ thống tên lửa chống tên lửa phòng không, hệ thống phòng không bị uy hiếp nặng nề.

   Nhưng những người Việt Nam đã bảo vệ các thành phố của họ chống lại máy bay ném bom. Trong con mắt của họ đó là lũ cướp trời. Những mảnh xác máy bay đã trở thành những chiếc lược, đồ nhà bếp và đồ lặt vặt trong gia đình. Một đơn vị gồm toàn chiến sỹ nữ, trong thời gian Hà Nội bị ném bom trong tháng 12 năm 1972 (chiến dịch Linebacker II), đã tham gia nạp đạn 24 lần không nghỉ ở một trận địa tên lửa.
Cả hai bên đã học tập lẫn nhau trong nhiều năm ròng. Hệ thống phòng không đã không bao giờ hèn nhát. Cả hai bên đều phải chịu nhiều tổn thất. Trong chiến tranh Việt Nam đã có 54 máy bay ném bom B52 bị bắn rơi. Trừ 2 chiếc (bị MIG 21 tiêu diệt, một trong số đó do lao thẳng vào) số còn lại bị tên lửa phòng không SAM2/SA 75 bắn rơi. Chỉ riêng những ngày cuối tháng 12 năm 1972 đã có 18 máy bay ném bom B52 bị tên lửa phòng không Việt Nam tiêu diệt.

   Nhiệm vụ chủ yếu của hệ thống phòng không là bảo vệ các trung tâm chính trị, kinh tế. Hệ thống phòng không của người Việt Nam với súng phòng không, máy bay và tên lửa phòng không đã chiến đấu hiệu quả chống lại không lực và hải quân Mỹ.

   Sự sẵn sàng chiến đấu của 22 đơn vị phòng không trong chiến dịch „Linebacker II“  đạt hệ số 0,6-0,7 đối với các đơn vị tên lửa. Sự thiệt hại của các đơn vị tên lửa làm yếu đi khả năng sẵn sàng chiến đấu. Thiệt hại và sự mất sức chiến đấu tạm thời do các biện pháp chống lại của người Mỹ (ném bom các bệ phóng SAM, hoặc là các bệ phóng phải di chuyển địa điểm), đã được khắc phục nhanh chóng chỉ trong vòng vài giờ hoặc ít ngày sau.

   Các khẩu đội tên lửa đã không có nhiều hơn 10-12 tên lửa cho mỗi bệ phóng. Số tên lửa còn lại được chuẩn bị sẵn sàng và cất giữ ở nơi gần đó, đặt sẵn trên các xe chuyên chở. Ưu điểm của biện pháp này là các quả đạn tên lửa sẽ không dễ dàng bị phá hủy nhưng nhược điểm sẽ là mất thêm thời gian cho tới khi tên lửa sẵn sàng trên bệ phóng. (Đó cũng là vấn đề ngày hôm nay đối với hệ thống phòng không hiện đại PATRIOT. Thời gian nạp đạn kéo dài hơn 1 tiếng, đạn tên lửa hoặc là được cất trữ ở một kho trung tâm cho một nhóm bệ phóng hoặc riêng rẽ cho từng bệ phóng.)
 
   Nhiệm vụ chính của các đơn vị tên lửa trong tháng 11, 12 năm 1972 là bảo vệ các thành phố lớn Hà Nội và cảng Hải Phòng, bảo vệ các sân bay và trung tâm thông tin liên lạc.

   Năm 1972 được chia ra thành 2 chu kỳ nổi bật: trung tuần tháng 4 tới tháng 10 và giữa tháng 12 tới cuối năm 1972 (chiến dịch Linebacker II)
  
   Cường độ tấn công các hệ thống phòng không trong chu kỳ đầu thấp hơn.
   Với 55 lần bắn của tên lửa SAM đã có tới 23 máy bay hoặc máy bay không người lái bị tiêu diệt. Tính trung bình 4 tên lửa tiêu diệt 1 mục tiêu, tỉ lệ diệt mục tiêu của hệ thống tên lửa phòng không (Xác suất tiêu diệt mục tiêu) trong chu kỳ này là 0,5 (50%). (Nguyên tắc bắn của SA2: một loạt bắn 3 tên lửa vào một mục tiêu. Mục tiêu bị tiêu diệt thì hiệu suất bắn là 1,0. Người Mỹ có vẻ không biết tới nguyên tắc này của nhà sản xuất nên nói rằng: 3 tên lửa tiêu diệt 1 mục tiêu = 0,33 ).

(còn tiếp...)

Ảnh minh họa: S 75 Dwina, sẵn sàng chiến đấu -  ảnh do máy bay trinh sát chụp. Foto US Air Force
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Giêng, 2010, 07:18:43 pm gửi bởi ThanhBinh » Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #227 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2010, 01:41:05 pm »

Mời bác TB xem thêm Kỷ niệm 35 năm trận Tập kích chiến lược 12 ngày đêm của KQ Mỹ vào MB
Logged
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #228 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2010, 06:38:55 pm »

Nếu vậy thì lạ nhỉ? Chuyên gia tên lửa của ta hồi chống Mỹ toàn là người LX thôi mà?

Sỹ quan Đông Âu đi học điều khiển Volkhov S-75M là thế hệ sau 12 ngày đêm rồi. Thường những bác này được lấy chuyển hệ đi học điều khiển S-125 luôn.
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
ThanhBinh
Thành viên
*
Bài viết: 59


« Trả lời #229 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2010, 07:19:51 pm »


Cám ơn bác Lonesome, nhưng mà hình như link lại bị hỏng mất rồi.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM