Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 07:31:36 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến dịch 12 ngày đêm (Linebacker II), tháng 12/72  (Đọc 419290 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #100 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2008, 10:48:27 am »

CHUYỆN BẢO ĐẢM ĐẠN TÊN LỬA ĐÁNH MÁY BAY B-52

Bài viết ghi theo lời kể của Trung tướng Lương Hữu Sắt
Nguyên Phó chủ nhiệm TCKT

Trong chiến dịch 12 ngày đêm “Điện Biên Phủ trên không”, tôi vinh dự là người được cấp trên giao nhiệm vụ cùng cán bộ, chiến sĩ Cục kỹ thuật Phòng không- không quân (PK-KQ) tổ chức bảo đảm vũ khí trang bị cho các đơn vị hỏa lực của Quân chủng PK- KQ đánh máy bay Mỹ. Trong chiến đấu có nhiều kỷ niệm, nhưng kỷ niệm sâu sắc nhất với tôi là vấn đề bảo đảm đạn cho các đơn vị tên lửa. Đạn tên lửa không giống như các loại đạn khác, với đạn tên lửa SAM-2, SAM-3 lúc đó, trước khi đưa vào sử dụng phải đưa qua một dây chuyền lắp ráp khá phức tạp và tốn nhiều thời gian.

Trước ngày 18.12.1972, các đơn vị tên lửa trên miền Bắc cũng có một số đạn dữ trữ, nhưng không đáng kể. Chuẩn bị cho chiến dịch 12 ngày đêm “Điện Biên Phủ trên không”, bình quân mỗi tiểu đoàn tên lửa được trang bị khoảng 2 cơ số đạn với các tham số kỹ thuật của các dây chuyền sản xuất đạn có hệ số bảo đảm tốt nhất. Để phục vụ cho các trận địa tên lửa của Hà Nội và thành phố cảng Hải Phòng có hai tiểu đoàn, hai dây chuyền sản xuất đạn. Từ ngày 18, 19 tháng 12, các dây chuyền sản xuất đạn được bổ sung số cán bộ, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao liên tục thay nhau sản xuất 3 ca, cả ngày lẫn đêm để kịp có đạn cho bộ đội chiến đấu. Mặc dù kế hoạch tổ chức lắp ráp đạn tên lửa được chuẩn bị từ trước và công tác dự phòng cũng đã được triển khai chu đáo, song mới chỉ qua hai đêm 18, 19 những tín hiệu về “cơn sốt đạn tên lửa” đã nhanh chóng xuất hiện. Bộ tư lệnh Quân chủng PK - KQ chủ trương dành tên lửa chỉ đánh B-52 và khẩu hiệu tiết kiệm đạn “Dành đạn cho B-52” đã trở thành mệnh lệnh cho các đơn vị tên lửa phòng không. Như vậy, toàn bộ gánh nặng phải đương đầu với hàng trăm, hàng ngàn lần chiếc máy bay chiến thuật các loại “Con Ma”, “Thần Sấm” đánh phá liên tục cả ngày lẫn đêm dồn hết cho bộ đội cao xạ, không quân và dân quân tự vệ đảm nhiệm. Một chủ trương sáng suốt, đúng đắn. Tuy nhiên, chỉ sử dụng đạn tên lửa dành riêng cho đánh B-52, các đơn vị tên lửa vẫn không thoát khỏi tình trạng thiếu đạn. Hầu như đêm nào cũng có những tiểu đoàn phải đánh đến quả đạn cuối cùng.

Toàn quân chủng lúc đó làm thế nào để tìm được các biện pháp tối ưu nhất tập trung vào việc lắp ráp đạn tên lửa và sửa chữa những hư hỏng của tên lửa và khí tài trang bị của các đơn vị. Với khẩu hiệu “Tất cả cho chiến đấu!”, “Tất cả cho sản xuất đạn tên lửa”, cả guồng máy lắp ráp đạn tên lửa được vận hành hết công suất. Sản lượng tăng gấp đôi, nhưng những nỗ lực đó vẫn chưa thấm gì với mức tiêu thụ đạn ghê gớm trên từng bệ phóng. Cảnh chạy đạn cho các bệ phóng như cảnh nhà nghèo chạy ăn từng bữa. Bãi lắp ráp làm được quả đạn nào, xe TZK trực sẵn lập tức lấy ngay, đưa đi ngay. Trong ánh lửa của bom đạn, những quả đạn tên lửa vừa “bóc tem” được chuyển đến đặt ngay trên bệ phóng. Có những quả đạn chỉ ít phút sau khi hoàn tất đã lao vút lên trời tìm diệt máy bay B-52. Chưa bao giờ cuộc đời của những quả đạn tên lửa được sản xuất ra lại nhanh chóng được gánh vác nhiệm vụ vinh quang đến như vậy.

Đêm 19, địch vào 87 lần chiếc B-52; đêm 20, tăng lên 93 lần chiếc B-52. Ai nấy đều hồi hộp nghĩ rằng đêm 21, địch sẽ vào tăng nhiều hơn, mà đạn tên lửa thì chỉ lắp ráp có hạn; đêm 21 sẽ là đêm thử thách ngặt nghèo nhất, khốc liệt nhất. Nhưng những điều dự đoán đó của chúng tôi và của tất cả lại không xảy ra. Đêm 21, chỉ có một đợt 24 lần chiếc máy bay B-52 tập trung đánh vào Bệnh viện Bạch Mai, khu dân cư An Dương, ga Giáp Bát, Văn Điển.

Từ đêm 22 trở đi, B-52 hầu như “lảng xa” Hà Nội, đánh Hải Phòng. Đêm 23, B-52 vào đánh Đồng Mỏ- Lạng Sơn, Băc Giang. Đêm 24, B-52 đánh Thái Nguyên, Kép. Như vậy, đang “cơn sốt” đạn tên lửa chúng ta lại có thời gian để chuẩn bị đạn, các dây chuyền sản xuất đạn vẫn ngày đêm làm việc không ngừng. Các đơn vị nhanh chóng củng cố trận địa, hầm hào, rút kinh nghiệm chiến đấu. Vì thế, ngày 25 và 26 tháng 12.1972, các bệ phóng tên lửa của ta đã có đủ cơ số đạn theo quy định. “Cơn sốt” đạn đã bị đẩy lùi. Bộ đội tên lửa không còn phải lo thiếu đạn; chủ động tự tin chuẩn bị sẵn sàng cho trận đánh quyết định đêm ngày 26.12.1972.

Nhiều câu hỏi được đặt ra, nếu đế quốc Mỹ cứ tiếp tục cho máy bay B-52 vào đánh phá Hà Nội, thì ta lấy đâu đạn tên lửa để chống chọi với chúng? Tất nhiên, nếu Ních- xơn cứ điên cuồng dùng B-52 đánh phá thì cũng có thể chúng ta sẽ gặp một số khó khăn nhất định. Nhưng đúng như Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Tổng tư lệnh và Bộ Tư lệnh Quân chủng PK - KQ đã nhận định: Vì sao từ đêm 22 địch lại “lảng xa” Hà Nội? Chính là vì máy bay chiến lược B-52 bị rơi nhiều quá, đến mức Bộ Tư lệnh không quân chiến lược Mỹ (SAC) không thể chịu nổi. Nó không chỉ là vấn đề số máy bay B-52 bị rơi mà là vấn đề tinh thần hoang mang dao động của giặc lái và sự phản đối của nhân dân toàn thế giới, trong đó có nhân dân Mỹ.

Chuyện kể về tình trạng khan hiếm đạn tên lửa trong một vài ngày đầu bước vào chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” đã thể hiện dường như tất cả quy mô, cường độ và tính khốc liệt của chiến dịch. Đó cũng là một khó khăn mà lực lượng làm công tác bảo đảm đạn phải đương đầu. Nhưng không phải là ta đã hoàn toàn bị bó tay, mà trên thực tế công tác bảo đảm vũ khí, kỹ thuật trang bị của Bộ đội PK- KQ có rất nhiều cố gắng, đã thể hiện tính liên tục chủ động, sáng tạo, tự lực, tự cường rất lớn của ngành Kỹ thuật PK - KQ và đã góp phần quyết định đến thắng lợi to lớn của trận đánh 12 ngày đêm cuối tháng 12. 1972.
Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #101 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2008, 04:44:54 am »

Bọn Mỹ có nguồn lập luận là bọn nó trong đợt 2 (không rõ ngày nào), dùng tên lửa có điều khiển, bắn xuyên mây xuống, đã đánh trúng được một khu lắp tên lửa của ta gần Hà Nội, dẫn đến thiệt hại nặng về khả năng tác chiến của phòng không ta.

Air University Review, January-February 1983
Linebacker and the Law of War

W. Hays Parks


Trích dẫn
On 20 December, Linebacker II forces suffered the loss of six B-52s to enemy SAMs. A change of tactics, diversification by SAC of their previously utilized axis of attack, coupled with increased command attention to maintenance of B-52 cell integrity, and increased ECM were ordered to enhance aircraft survival. The previous excellent multiservice cooperation and coordination to overcome the SAM defenses were redoubled. However, it was clear to mission planners that the SAM threat had to be confronted directly. The B-52 sorties decreased from the near-100 of each of the first three days to thirty for each of the next four days as targeting intelligence commenced an intense search for the key or keys to the SAM defenses. B-52 assets were deployed in part to attack SAM sites located outside populated areas. The search continued through the 36-hour stand-down ordered by President Nixon for Christmas. As SAM storage areas were located, each was added to the list of targets and validation requested. One key was a SAM assembly plant in the immediate Hanoi area. The value of its destruction was inestimable; but weather conditions precluded use of precision guided munitions (PGM) or visual attack by TACAIR, and the target location prevented B-52 employment. In one of the more remarkable feats of the air campaign, the target was destroyed by 16 LORAN-guided F-4s bombing through solid overcast from 20,000 feet. Despite the fact that 48 SAMs were fired at the formation, all aircraft held their positions throughout the bomb run. No losses were suffered, and collateral civilian casualties and damage were determined to have been minimal.35

Destruction of the SAM defenses led to a marked change in the North Vietnamese attitude toward a return to meaningful peace negotiations.36 Linebacker II drew to a close after eleven days of intense bombing, flown in the face of equally intense defenses. The peace talks were renewed three days later, with formal discussions commencing on 8 January l973. Bombing up to 20°N continued until 15 January, when agreement for a Vietnam-wide cease-fire was reached.
 

Tài liệu bên mình có nói gì về vụ này không nhỉ? Có lần nào ta dùng 48 SAM bắn một tốp F-4 nào không?
Logged
ChienV
Đại tá
*
Bài viết: 453


« Trả lời #102 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2008, 07:24:17 am »

Bọn Mỹ có nguồn lập luận là bọn nó trong đợt 2 (không rõ ngày nào), dùng tên lửa có điều khiển, bắn xuyên mây xuống, đã đánh trúng được một khu lắp tên lửa của ta gần Hà Nội, dẫn đến thiệt hại nặng về khả năng tác chiến của phòng không ta.

Air University Review, January-February 1983
Linebacker and the Law of War

W. Hays Parks


Trích dẫn
On 20 December, Linebacker II forces suffered the loss of six B-52s to enemy SAMs. A change of tactics, diversification by SAC of their previously utilized axis of attack, coupled with increased command attention to maintenance of B-52 cell integrity, and increased ECM were ordered to enhance aircraft survival. The previous excellent multiservice cooperation and coordination to overcome the SAM defenses were redoubled. However, it was clear to mission planners that the SAM threat had to be confronted directly. The B-52 sorties decreased from the near-100 of each of the first three days to thirty for each of the next four days as targeting intelligence commenced an intense search for the key or keys to the SAM defenses. B-52 assets were deployed in part to attack SAM sites located outside populated areas. The search continued through the 36-hour stand-down ordered by President Nixon for Christmas. As SAM storage areas were located, each was added to the list of targets and validation requested. One key was a SAM assembly plant in the immediate Hanoi area. The value of its destruction was inestimable; but weather conditions precluded use of precision guided munitions (PGM) or visual attack by TACAIR, and the target location prevented B-52 employment. In one of the more remarkable feats of the air campaign, the target was destroyed by 16 LORAN-guided F-4s bombing through solid overcast from 20,000 feet. Despite the fact that 48 SAMs were fired at the formation, all aircraft held their positions throughout the bomb run. No losses were suffered, and collateral civilian casualties and damage were determined to have been minimal.35

Destruction of the SAM defenses led to a marked change in the North Vietnamese attitude toward a return to meaningful peace negotiations.36 Linebacker II drew to a close after eleven days of intense bombing, flown in the face of equally intense defenses. The peace talks were renewed three days later, with formal discussions commencing on 8 January l973. Bombing up to 20°N continued until 15 January, when agreement for a Vietnam-wide cease-fire was reached.
 

Tài liệu bên mình có nói gì về vụ này không nhỉ? Có lần nào ta dùng 48 SAM bắn một tốp F-4 nào không?

Em nghĩ là không có, trừ phi tốp F-4 này bay và tạo tín hiệu giống B-52, vì đợt 2 thì SAM của ta chắc chắn là chỉ dùng cho B-52, đợt 1 đã có 1 đơn bị bắn rơi F4 mà xém bị kỷ luật vì dùng SAM bắn thì phải!
Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #103 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2008, 11:57:22 am »

Em nghĩ là không có, trừ phi tốp F-4 này bay và tạo tín hiệu giống B-52, vì đợt 2 thì SAM của ta chắc chắn là chỉ dùng cho B-52, đợt 1 đã có 1 đơn bị bắn rơi F4 mà xém bị kỷ luật vì dùng SAM bắn thì phải!
----------------------------------------------------------------------------------
  Chắc là không dù F-4 đã áp dụng chiến thuật giả B52 vì hồi ấy Vịt đã có phương pháp tạo giả tín hiệu phóng tên lửa, mấy chú F-4 đang bay cùng độ cao và tốc độ như B52 bỗng thấy đèn cảnh báo SAM sáng là vỡ tung đội hình chạy ráo. Dùng loại "giấy quỳ" này để thử nên Vịt chọn đúng B52 để bắn, khó nhầm lắm!
  Việc 1 tiểu đoàn SAM mới điều dưới HP lên chưa quán triệt tinh thần "dành tên lửa cho B52" nên đã vác SAM ra bắn F là đầu đợt 2 chứ không phải đợt 1. Grin
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
CMKCD
Thành viên
*
Bài viết: 7


« Trả lời #104 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2008, 04:22:17 pm »

Tôi đọc Hồi ký Nixon (Richard Nixon memoirs) đếm đi đếm lại thấy trong đó liệt kê rơi 19 chiếc B-52.  Con số chênh lệch khá lớn so với tổng kết ba mươi mấy chiếc của ta.

Tôi cũng từng nghe một số người cho rằng việc ta nói bắn rơi hơn ba chục B-52 là nói quá, nhưng tôi không tin những người này, dù họ dẫn nguồn không chính thức từ Cục Tác chiến.  Tuy nhiên, tôi cũng không tín nhiệm bất cứ ai, kể cả mod, vào đây cho rằng hễ tài liệu Mỹ hoặc VNCH thì chuyên nói sai sự thật còn tài liệu ta thì không.

Đọc liệt kê của Chiangshan tôi có thắc mắc:

Với các trường hợp được coi là "bắn rơi (hoặc bắn trúng)", tại sao ta cũng liệt kê vào?  Về mặt kỹ thuật, hễ B-52 trúng tên lửa thì có chắc chắn là rớt không?  Có chiếc nào bị bắn trúng mà không rớt không?

Bác nào rành tên lửa và B-52 giải thích hộ cái.  Cảm ơn các bác.
Logged
songoku
Thành viên
*
Bài viết: 68



« Trả lời #105 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2008, 04:54:20 pm »

Trích dẫn
Tôi đọc Hồi ký Nixon (Richard Nixon memoirs) đếm đi đếm lại thấy trong đó liệt kê rơi 19 chiếc B-52.  Con số chênh lệch khá lớn so với tổng kết ba mươi mấy chiếc của ta.
Cũng chỉ là một nguồn tài liệu để tham khảo, đánh giá như mọi nguồn tài liệu có nguồn gốc rõ ràng khác thôi  Grin


Trích dẫn
Tôi cũng từng nghe một số người cho rằng việc ta nói bắn rơi hơn ba chục B-52 là nói quá, nhưng tôi không tin những người này, dù họ dẫn nguồn không chính thức từ Cục Tác chiến.  Tuy nhiên, tôi cũng không tín nhiệm bất cứ ai, kể cả mod, vào đây cho rằng hễ tài liệu Mỹ hoặc VNCH thì chuyên nói sai sự thật còn tài liệu ta thì không.
Thời buổi nào rồi mờ ai nói gì cũng tin sao Huh  Grin Mod hay thành viên cũng chỉ là con người. Họ có lấy nguồn ở đâu thì cũng chỉ chứng minh rằng tài liệu họ đưa ra có nguồn gốc, không phải do họ tự ngồi bốc phét ra mà thôi.

Trích dẫn
Đọc liệt kê của Chiangshan tôi có thắc mắc:

Với các trường hợp được coi là "bắn rơi (hoặc bắn trúng)", tại sao ta cũng liệt kê vào?  Về mặt kỹ thuật, hễ B-52 trúng tên lửa thì có chắc chắn là rớt không?  Có chiếc nào bị bắn trúng mà không rớt không?

Bác nào rành tên lửa và B-52 giải thích hộ cái.  Cảm ơn các bác.
Tại sao lại liệt kê vào thì phải ở vào hoàn cảnh của những người ngồi đong đếm khi đó, chứ giờ hỏi tại sao thì cũng chỉ nhận được những câu trả lời theo chủ quan của người trả lời mà thôi  Grin
Còn về mặt kỹ thuật thì đương nhiên, B-52 có trúng tên lửa cũng chưa chắc đã rơi, rơi cũng chưa chắc rơi ở vùng Việt Nam Dân chủ Cộng hoà kiểm soát được. Điều có thể xem vụ bắn B-52 bằng MiG-21 của bác Rạng (hình như là Đại tá Vũ Đình Rạng thì phải), bắn trúng B-52 như B-52 đâu có rơi, nó vẫn lết được về căn cứ. Vì vậy bác Rạng đâu có được phong Anh hùng Grin
Logged

Ka mê zô kô!!!
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #106 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2008, 05:37:39 pm »

Tôi đọc Hồi ký Nixon (Richard Nixon memoirs) đếm đi đếm lại thấy trong đó liệt kê rơi 19 chiếc B-52.  Con số chênh lệch khá lớn so với tổng kết ba mươi mấy chiếc của ta.

Nixon thì cũng phải đọc báo cáo của không quân Mỹ chứ lấy đâu ra hở bác?  Wink

Trích dẫn
Tuy nhiên, tôi cũng không tín nhiệm bất cứ ai, kể cả mod, vào đây cho rằng hễ tài liệu Mỹ hoặc VNCH thì chuyên nói sai sự thật còn tài liệu ta thì không.

Vâng, bác mà cứ thấy ai dùng cái lập luận "hễ", hay "phàm là" kiểu này bác cứ đập.

Trích dẫn
Về mặt kỹ thuật, hễ B-52 trúng tên lửa thì có chắc chắn là rớt không?  Có chiếc nào bị bắn trúng mà không rớt không?

Bác xem phần liệt kê các chú B-52 bị thương ấy. Bị thương tức là trúng gì đấy mà không rớt. Đa số là trúng tên lửa.
Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #107 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2008, 09:28:13 pm »

Có mấy cái sơ đồ tên lửa đánh B52 hồi 12 ngày đêm đây:





Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
anh_vinh_coi
Thành viên
*
Bài viết: 68


« Trả lời #108 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2008, 04:02:09 pm »

Ních-xơn và Kít-xinh-giơ cố tình ném bom vào dịp Lễ Giáng sinh


Tháng 8-2007, nhà văn Mĩ Lây-di Bô-tơn mang sang Việt Nam một đĩa CD-ROM về cuốn nhật kí của Han-đê-man, trợ lí riêng và Chánh văn phòng của Tổng thống Mĩ Ních-xơn. Vì đĩa này được sản xuất năm 1994, thuốc thế hệ đầu tiên của đĩa CD-ROM truyền thông đa phương tiện, chạy chương trình Windows.3, nên suốt 4 tháng ròng, đã không thể tìm thấy một máy tính nào ở Việt Nam còn làm việc với chương trình này. “Việt Nam nay thật là hiện đại”, Lây-di Bô-tơn nhận xét.


Báo QĐND số 16769, ngày 27-12-2007

Ôi trời, sao không bảo, Win 2020 khó tìm chứ win 1990 dễ không
 Grin Grin Grin
Logged
anh_vinh_coi
Thành viên
*
Bài viết: 68


« Trả lời #109 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2008, 04:19:20 pm »

Thêm một thông tin nữa, nhưng lần này không phải là đạn tên lửa! Grin

Lượng đạn pháo PK đã sử dụng trong trận ĐBP trên không:
- Đạn 100mm: 2.036 viên.
- Đạn 57mm: 15.669 viên.
- Đạn 37mm: 19.454 viên.
- Đạn 14,5mm: 1.147 viên.
Tổng cộng bằng 66% lượng dự trữ của HN và HP.

ơ anh đòanh ơi, cả HN và HP chỉ có nhõn 1 khẩu 14,5 ly thôi ạ  Huh

1 khẩu 12 ngày bắn ngần í là ít chứ. 14,5mm là súng máy chứ đã là pháo đâu.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM