Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 08:37:56 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trận Điện Biên Phủ dưới con mắt người Pháp  (Đọc 63541 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« vào lúc: 23 Tháng Hai, 2009, 08:50:30 pm »

Tên sách: Trận Điện Biên Phủ dưới con mắt người Pháp
Tác giả: Jule Roy
Người dịch: Bùi Trân Phượng
Nhà xuất bản: Thành phố Hồ Chí Minh Năm xuất bản: 1994
Số hoá: ptlinh, Sao Vàng


TRẬN ĐIỆN BIÊN PHỦ CỦA JULES ROY
TRẦN BẠCH ĐẰNG


Khá nhiều sách viết về trận đánh lừng danh này, không kể của người Việt Nam. Người ta có thể đọc các tác giả Pháp - nhiều nhất - Anh, Mỹ, Nga, Đức... ở đây, chúng ta không đi vào chỗ đứng để nhìn Điện Biên Phủ của từng tác giả mà chỉ nói đến sự thu hút của một trận đánh, cả về phương diện chính trị lẫn sử học. Trong một quyển sách cốt biện minh cho mình, tướng Navarre cũng không thể bỏ qua Điện Biên Phủ mà chính ông, với tư cách Tổng tư lệnh Pháp ở Đông Dương, đã liên quan, ít nhất cũng đã chấp nhận kế hoạch của thuộc hạ Cogny và de Castries khi chọn miền biên ải xa xôi - nhưng nhiều lợi thế đối với Pháp - làm hàng rào ngăn chặn "Việt Minh" tràn sang Lào, hơn nữa, làm nơi quyết chiến với chủ lực "Việt Minh".

Song, sách của Jules Roy (Chú thích: JULES ROY là tác giả nhiều cuốn sách: Cuộc chiến Algérie; Những cuộc thập tự chinh đẹp đẽ; Thung lũng hạnh phúc; Quanh một thảm kịch.) mang sắc thái khác. Đúng hơn, đây là một tập "chuyện mỗi ngày" với ghi chép khá phong phú, tất nhiên của phía Pháp và đồng minh của Pháp. Phần tư liệu của sách đủ để người đọc muốn đi sâu có thể tra cứu. Jules Roy dùng một bút pháp phản ánh sinh  động dù ông trung thành với sự kiện mà ông thu thập được. Một quyển sách hấp dẫn, có thể nói như vậy.

Phần cầu siêu cho trận Điện Biên Phủ (Requiem pour la bataille de Diên Biên Phu), Jules Roy bộc lộ tâm tư của mình, ông nhắc: Người Anh có thói quen muốn tìm hiểu lý do các thất bại của họ và "tại sao dân Pháp không đủ quả cảm để nhìn tận mặt một trong những bất ngờ chiến lược lớn nhất của lịch sử họ"? Chắc chắn không phải dân Pháp. Và ngay giới cầm quyền Pháp cũng đã làm một việc không dễ: Mấy chục năm sau, Tổng thống Mitterand đã đến tận Điện Biên Phủ và đã nhận sự sai lầm của chính phủ Pháp trước kia.

Đối với dân tộc Việt Nam, chiến tranh là điều bất đắc dĩ, xa xưa cũng như hiện đại. Chỉ khi nào sự sinh tồn của dân tộc, chủ quyền quốc gia bị đe dọa, người Việt Nam mới cầm vũ khí. Từ "Một nền hòa bình bị bỏ lở" (Une paix manquée) của J.Sainteny đến "Trận đánh Điện Biên Phủ" của J.Roy, chính người Pháp nói lên điều đó. Phải đâu nỗi mất mát là riêng của Pháp? Và, sau này, là riêng của Mỹ? Người Việt Nam chịu mất mát nhiều hơn trăm, ngàn, vạn lần

Cái đền bù chính là nền độc lập, tự do của Việt Nam hôm nay. Người Việt Nam tự hào về Điện Biên Phủ, song không vỗ ngực như là những kẻ không hề biết đau khổ, xót xa. Luân lý cổ truyền của Việt Nam cấm người Việt Nam khoái trá trên cái chết của người khác, dù kẻ thù của mình vào một lúc nào đó...

Việt Nam và Pháp, từ vài chục năm nay, sống trong một quan hệ tốt và đang tốt hơn.

J.Roy mở đầu quyển sách của mình ngày 19-5-1953, ngày tướng bốn sao Henri Navarre đến Sài Gòn và kết thúc đêm 6 rạng ngày 7 tháng 5 năm 1954, còn thiếu 13 ngày mới tròn 1 năm. Trong khi thế giới mà chúng ta sống, hợp tác, chia xẻ... dài vô kể. Một thoáng lịch sử.

Một chuyện cũng thú vị dẫn đến sự ra đời của sách bằng tiếng Việt: Một kiều bào ta ở Nhật - ông Nguyễn Văn Sáu quê Long An, trước là nhân viên sứ quán Sài Gòn, sau 1975 là thợ trong một hãng robot - đọc quyển sách này mà ông mua ở Nhật, thích quá, đề nghị với tôi cho dịch ra tiếng Việt "để tỏ lòng kính trọng đại tướng Võ Nguyên Giáp", như ông nói. Công việc dịch và chú thích được chị Bùi Trân Phượng, Phó tiến sĩ sử học, Phó chủ nhiệm khoa Sử Trưởng Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, một nhà nghiên cứu sử học, đảm nhận với tất cả tri thức, tài năng và tấm lòng. Và bây giờ, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh in.

Tôi muốn dùng giòng cuối cùng này giới thiệu những người và cơ quan đưa "Trận Điện Biên Phủ” - với cách lĩnh hội trận đánh của một nhà nghiên cứu Pháp - đến bạn đọc.
Tháng 3 năm 1994
TBĐ

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #1 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2009, 08:52:11 pm »

Cuốn Trận Điện Biên Phủ dưới con mắt người Pháp chính là quyển Trận chiến Điện Biên Phủ chỉ khác người dịch và NXB. Nhưng cuốn trước có thêm phần Biên niên sự kiện nên để tôn trọng người dịch, tôi xin phép đưa phần sau.

BÌNH LUẬN VÀ TƯ LIỆU
BIÊN NIÊN SỰ KIỆN

Tháng Giêng 1953

Thứ Năm mùng 8 tháng 1

Thành lập nội các René Mayer. ông Letourneau (Quan hệ với các Quốc gia liên kết) và ông Maurice Schuman (Ngoại giao) vẫn giữ chức vụ của họ trong nội các này.

Tháng Hai 1953

Bộ tư lệnh
các lực lượng lục quân, hải quân và không quân ở Đông Dương
Trung tướng Tư lệnh

Sài Gòn.
ngày 28 tháng 2 năm 1953.

Thưa Bộ trưởng,

Qua thư của ông ngày 12 tháng 2 năm 1953, ông đã vui lòng cho tôi biết những suy nghĩ của ông sau các cuộc trò chuyện ở Paris.
Ý kiến mà ông đã nghe người ta phát biểu không làm tôi ngạc nhiên. Chắc chắn là dư luận Pháp, do không được thông tin đầy đủ về điều kiện tiến hành chiến tranh ở xứ này, có phần thất vọng vì không thấy rõ kết cuộc của một cuộc chiến đấu mà họ phải trả giá nặng nề.

Tôi hoàn toàn sẵn sàng cùng ông tìm một giải pháp có thể gây hy vọng giảm nhẹ gánh nặng của nước Pháp. Tuy nhiên, trước đó, tôi thấy có bổn phận cho ông biết cảm nghĩ của tôi về những đòi hỏi bức thiết của cuộc chiến tranh mà ta đang tiến hành và do đó, về đường lối mà tổng tư lệnh phải theo. Đó là mục tiêu bản ghi nhớ mà tôi gửi kèm theo thư này.

Ngoài ra, tôi xin gửi ông những đề nghị của tôi về việc mở rộng trách nhiệm của người Việt Nam và chương trình hành động theo tôi là phù hợp với thực tại và khả năng của chúng ta.

Kính xin ông Bộ trưởng nhận nơi đây lòng thành kính và tinh thần phục vụ tận tụy của tôi.
Ký tên: Salan, Phụ trách quan hệ với các Quốc gia liên kết, Paris
Nơi gửi: Ông Bộ trưởng,

« Sửa lần cuối: 23 Tháng Hai, 2009, 09:26:03 pm gửi bởi SaoVang » Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #2 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2009, 08:52:21 pm »

TRÍCH BÀI GHI NHỚ
GỞI
ÔNG BỘ TRƯỞNG, PHỤ TRÁCH QUAN HỆ VỚI CÁC QUỐC GIA LIÊN KẾT

(…) và tuy nhiên, mọi thông tin thu thập được đều cho phép ta thấy trong năm 1952, nếu lực lượng địch không tăng lên, ít nhất các đơn vị lớn cũng được tăng cường rõ rệt, đặc biệt các đơn vị ở miền Bắc Việt Nam.

Lần đầu tiên ta thấy, trong cách địch tiến hành chiến tranh, xuất hiện một định hướng chính trị và chiến lược nhằm vào mục tiêu xa là Lào, thông qua mục tiêu trước mắt là xứ Thái. (...)

Cũng có tiến bộ trong lĩnh vực tổ chức và trang bị, và ta đã thấy một đơn vị pháo binh đã thành lập từ Trung Quốc về và ta cũng thấy tình hình những đơn vị phòng không. Tóm lại, chúng ta không thể né tránh sự tăng cường khả năng vận động và hỏa lực.



Chỉ có thể tính chuyện tăng cường khối cơ động bằng cách giảm bớt trách nhiệm báo vệ lãnh thổ mà hiện nay lực lượng của Liên hiệp Pháp còn phải đảm trách, nếu không, sẽ là sự lạm phát về quân số của lực lượng viễn chinh. Ở đây, đặt ra vấn đề tăng cường quân đội Việt Nam

...

Như vậy, chỉ còn có giải pháp con đê chắn sóng Nà Sản và đội quân đồn trú ở Lai Châu - có thể cả Điện Biên Phủ nữa (Chú thích: Đây không phải lần đầu tiên Điện Biên Phủ xuất hiện trong một tư liệu loại này. Cũng như một vài người tiền nhiệm, tướng Salan mơ ước nắm được những khoảng không bao la của Đông Dương mà ông không thể chiếm đóng hết bằng cách rải những cứ điểm có khả năng toả tác dụng ra ở mức nào đó. những cứ điểm rải ra trên các trục đường xâm nhập của các đại đoàn Việt Minh và biến thành trở lực ngăn cản các đại đoàn này vận động. Đó là chiến lược con nhím mà người ta thảo luận hết hơi trong các ban tham mưu. Việc chiếm đóng Điện Biên Phủ nằm trong một kế hoạch được xác lập từ lâu. Ngay từ tháng 9 năm 1952, một thông tri do đại tá Groy-sillier, chỉ huy trưởng hành quân đường không, soạn thảo và tướng Chassin, tư lệnh không quân ký, đã lưu ý tướng tư lệnh về những nguy hiểm mà cuộc hành quân chiếm Điện Biên Phủ đang được dự kiến và báo động là, vì điều kiện thời tiết của vùng này, không quân không đảm nhận nổi việc thả dù và yểm trợ chiến thuật, hậu cần trong mùa đông. Năm 1953, tướng Lauzin, người kế nhiệm tướng Chassin, nhớ lại lời cảnh cáo ấy và nói rõ nếu tiếp tục tính chuyện chiếm đóng Điện Biên Phủ, đội quân đồn trú ở đây phải được rút hết trước 1 thang 2. Vào lúc đó trong năm, gió có chứa Iatêrit thổi từ Vân Nam ngăn cản hết tầm nhìn.) sẽ cho phép với sự phối hợp các lực lượng ở châu thổ, tổ chức những đợt hoạt động có khả năng ngăn chặn sự xâm nhập của địch.



Thật vậy vấn đề bình định vượt khỏi bình diện quân sự để mở rộng ra các bình diện chính trị, xã hội và đạo lý.

Đó không phải chỉ là vấn đề của Pháp mà là một vấn đề của Việt Nam, nó đòi hỏi người Việt Nam phải thực sự coi Việt Minh là kẻ thù cần đánh bại bằng mọi giá.



Vì những lý do đã trình bày, tôi tin rằng Bắc Kỳ vẫn là cái gút của vấn đề, rằng ta cần giữ vững, nếu không phải là tăng cường nỗ lực quân sự ở đó. Vả chăng, kế hoạch hành động mà tôi gửi cho Bộ trưởng đáp ứng chính đòi hỏi ấy.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Hai, 2009, 09:26:27 pm gửi bởi SaoVang » Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #3 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2009, 08:53:13 pm »

THÁNG BA 1953

Từ 8 đến 19 tháng 3

Ông Letourneau đi công du ở ục. ông đạt được "một sự đóng góp quan trọng dưới hình thức trang bi quân sư và tiếp tế lương thực".

Từ 19 đến 23 tháng 3

Tướng Clark ghé qua Đông Dương. Ông tuyên bố: "ở Đông Dương, cũng như ở Triều Tiên, đó chỉ là cùng một cuộc chiến đấu duy nhất" (Ngụ ý: cũng là cuộc chiến đấu chống cộng sản - ND).

Từ 28 đến 29 tháng 3

Các ông Mayer, Bidault, Latoumeau và Bourges - Maunoury đi công tác ở Washington. Tuyên bố chung kết thúc các cuộc hội đàm Pháp - Mỹ có đoạn:

"3/... đã tiếp tục nghiên cứu các kế hoạch do Bộ Tư lệnh Đông Dương chuẩn bị liên quan đến các hoạt động quân sự. Các kế hoạch này... được nghiên cứu kỹ nhằm xác định các phương tiện và biện pháp yểm trợ về vật chất và tài chính mà Hoa Kỳ có thể đóng góp để thực hiện các kế hoạch trên".

THÁNG TƯ 1953

Thứ sáu ngày 24 tháng 4

Lần đầu tiên, Việt Minh tấn công Lào từ ngày 24 đến ngày 27 tháng 4. Đô đốc Radford, tư lệnh hạm đội Mỹ ở Thái Bình Dương ghé qua Đông Dương.

Chủ nhật ngày 26 tháng 4

Giác thư của Mỹ. Trong đó nói rõ Hoa Kỳ "sẵn sàng góp phần ủng hộ nỗ lực thêm của Pháp ở Đông Dương. Sự đóng góp này sẽ được thỏa thuận chung và bao gồm đặc biệt là các lực lượng bổ sung của các Quốc gia liên kết đã được huấn luyện. Sự đóng góp có giá trị hạn chế bằng đô la và sẽ phụ thuộc vào một thỏa ước cụ thể, trước khi được xem như hợp đồng vĩnh viễn".

Tướng Hinh, tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam được tướng Clark mời sang Triều Tiên.

THÁNG NĂM 1953

Thứ sáu ngày 1 tháng 5

Ông Letourneau họp báo về tình hình quân sự ở Đông Dương.

Thứ bảy ngày 2 tháng 5

Tướng Léchères đến Sài Gòn để nghiên cứu việc sử dụng lực lượng không quân.

Chủ nhật ngày 3 tháng 5

Pháp trao cho Hoa Kỳ một bản ghi nhớ về việc không nên nêu vấn đề Lào ở Liên Hiệp Quốc.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Hai, 2009, 09:28:25 pm gửi bởi SaoVang » Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #4 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2009, 08:53:51 pm »

Thứ tư ngày 8 tháng 5

Việt Minh rút lên Bắc Lào.

Thứ năm ngày 7 tháng 5

Ông Rene Mayer yêu cầu tướng Navarre nhận chức Tổng tư lệnh Đông Dương.

Phái đoàn điều tra của Quốc hội trao báo cáo mật cho Tổng thống nước Cộng hòa (Pháp).

Bài của ông Daladier trong báo Information chống việc gửi lính quân dịch sang Đông Dương.

Thứ sáu ngày 8 tháng 5

Hội đồng Bộ trưởng chính thức cử tướng Navarre.

Thứ bảy ngày 9 tháng 5

Chính phủ Việt Nam được thông báo về việc đồng bạc đồng Dương) bị hạ giá.

Thứ hai ngày 11 tháng 5

Ông Sam Sary, Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia tuyên bố tại Paris rằng việc hạ giá đồng bạc đồng Dương) mà không tham khảo ý kiến chính phủ Khơme là vi phạm trắng trợn các thỏa ước năm 1949, sự vi phạm này càng đáng tiếc khi Thủ tướng (Campuchia) đang có mặt tại Paris.
Chính phủ Việt Nam họp và phản đối việc hạ giá (đồng bạc), quyết định đơn phương của chính phủ Pháp và quyết định này chỉ được báo cho Quốc trưởng Việt Nam vào 22 giờ ngày 9 tháng 5.

Thứ ba ngày 12 tháng 5

Thông báo không chính thức của Thông tấn xã Việt Nam: "Chỉ có chính phủ Bảo Đại có thẩm quyền thương thuyết".

Quốc hội họp lại tại Paris. Ông Rene Mayer tuyên bố về chính sách chung của chính phủ.

Ở Hoa Kỳ, bộ tư lệnh có thay đổi: Đô đốc Radrord được cử làm tham mưa trưởng (lực lượng) hỗn hợp, tướng Ridway, tổng tham mưu trưởng, tướng Gruenther, tư lệnh các lực lượng O.T.A.N., đô đốc Varney, tham mưu trưởng hải quân.

Thứ hai ngày 18 tháng 5

Ta chiếm lại Xiêng Khoảng ở Lào, nhưng bỏ Mường Khoa. Tướng Navane rời Paris đi Sài Gòn.

Thứ ba ngày 19 tháng 5

Tướng Navarre đến Sài Gòn.

Ở Paris, ông Montel nộp đơn từ chức tổng trưởng không quân để phản đối việc cấp ngân sách không đầy đủ cho không quân.

Thứ năm ngày 21 tháng 5

Ở Paris, chính phủ Rene Mayer đổ với 328 phiếu thuận và 244 phiếu chống (46 phiếu trắng). Cuộc khủng hoảng nội các sẽ kéo dài 36 ngày.
Paris, Luân Đôn và Washington đồng thời loan báo việc triệu tập hội nghị ở Bermudes.

Thứ sáu ngày 22 tháng 5

Súng phòng không Việt Minh ở Mộc Châu bắn trúng chiếc máy bay chở tướng Navarre đi Nà Sản.

Thứ hai ngày 25 tháng 5

Letourneau gặp Bảo Đại. Họ bàn về những đòi hỏi mới của Việt Nam.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Hai, 2009, 09:30:15 pm gửi bởi SaoVang » Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #5 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2009, 08:54:42 pm »

NGHIÊN CỨU CỦA PHÒNG NHÌ CỦA TỔNG TƯ LỆNH ĐÔNG DƯƠNG VỀ TÌNH HÌNH ĐỊCH HIỆN NAY VÀ NHỮNG KẾT LUẬN CẦN RÚT RA TRONG VIỆC TIẾN HÀNH CHIẾN TRANH
DO TƯỚNG SALAN GỬI BỘ TRƯỞNG PHỤ TRÁCH QUAN HỆ VỚI CÁC QUỐC GIA LIÊN KẾT

Sài Gòn ngày 25 tháng 5 năm 1953

Bảo vệ Lào

…Chỉ cần phép tính đơn giản cũng thấy lực lượng cơ động chiến lược của Việt Minh, trong hiện tình về phương tiện vận chuyển của địch, không thể tiến xa căn cứ của họ hơn 150km hay 180km trong một xứ sở quá nghèo để có thể sống bằng lương thực tại chỗ (Chú thích: Một dân công mang được tối đa 22 kg và mỗi ngày đi được 20 km và ăn hết 1 kg lương thực. Bởi vì anh ta còn phải quay về, có thể tính anh ta cần 2kg lương thực/20 km. Để đi 180 km, anh ta cần 18kg lương thực, như vậy anh la chỉ chuyển được 4kg lương thực có ích. (Ghi chú trong ban nghiên cứu), như ở vùng cao.

…Trong trường hợp tổng tư lệnh cần giữ vững các vị trí hiện đang chiếm đóng, có lẽ cần bổ sung hệ thống hiện nay bằng cách lập thêm một cụm cứ điểm ở Điện Biên Phủ. Từ những ngày đầu tháng 1 năm 1953, tôi đã ra lệnh chiếm lại vùng này vì lúc đó tôi đã thấy nhất thiết phải chiếm đóng nó mới bảo đảm cho Luông Prabăng. Sự việc xảy ra vào tháng 4, 5 vừa qua càng cho thấy tính cấp bách của cuộc hành quân này; chỉ vì thiếu phương tiện không vận mà ta chưa thực hiện được trước cuộc tấn công gần đây của Việt Minh.

Ngoài ra, có một trung tâm đề kháng ở Điện Biên Phủ còn cho phép, trong trường hợp cần rút ra khỏi xứ Thái thực hiện cuộc hành quân đó (rút khỏi xứ Thái) bằng đường bộ trong điều kiện tốt. Thật vậy, tôi cho là không thể rút đội quân đồn trú ở Nà Sản bằng máy bay hay bằng con đường đi qua Hòa Bình mà không phải chấp nhận hy sinh lớn lao về nhân mạng, theo tôi là hoàn toàn không cân xứng với mục tiêu ta đang nhằm đến...

Thứ tư ngày 27 tháng 5

Ông Paul Reynaud tuyên bố về việc lập chính phủ. Ngày hôm sau, Quốc hội sẽ từ chối không trao quyền lập chính phủ cho ông (295 phiếu chống, 276 phiếu thuận và 109 phiếu trắng).

Thứ năm ngày 28 tháng 5

Tướng Navarre nhận quyền Tổng tư lệnh ở Sài Gòn.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Hai, 2009, 09:31:19 pm gửi bởi SaoVang » Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #6 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2009, 08:55:48 pm »

TÌNH HÌNH VÀO THÁNG 5 KHI TƯỚNG NAVARRE ĐẾN.

Thật vậy, để khỏi giữ lại ở Đông Dương quân số và trang bị không sử dụng đến, Bộ tư lệnh buộc phải chấp nhận giống như là sự đánh cá. Bộ tư lệnh thừa nhận là chúng ta sẽ không bao giờ phải đối phó với không quân. chiến xa, súng phòng không, pháo hiện đại và được tiếp tế đạn dược đầy dủ.
(Henri NAVARRE, Đông Dương hấp hối)


Tháng 5 năm 1953 

Người ta tìm lối thoát danh dự một cách rụt rè từ thời gian gần dây. Tháng 2 năm 1953, giáo sư Bửu Hội (nguyên tác ghi Bưu Loi) và ông Radphael Leygues đã được ông Pinay cử đến Rangoon để gặp ông Hồ Chí Minh và tìm hiểu ý định của ông. Ông Hồ Chí Minh cho người trả lời rằng ông đồng ý tiếp xúc với điều kiện ý muốn thương thuyết của chính phủ Pháp có tính lâu dài và được giao phó cho những người có trách nhiệm. Mọi dự kiến hội đàm chấm dứt ở đó.

Bản thông tin hàng tháng của Paris, ra ngày 29 tháng 5, tóm tắt tình hình. Đối với cuộc chiến tranh mà ta không thể thắng, nhưng ta cũng không muốn thua, hình như ta chỉ có lập trường tiêu cực. Không gửi lính quân dịch, không quốc tế hóa, không thương thuyết với ông Hồ Chí Minh.

Tại Quốc hội, một người phát ngôn của phái hữu, ông Michel Debré nói với giọng lạnh lùng, cay đắng và long trọng cố hữu của ông: "Nhân dân Pháp có cảm tưởng cuộc chiến tranh vuột khỏi sự theo dõi của mình, có cảm tưởng mình không làm chủ vận mệnh (...), có cảm tưởng là nước Pháp không biết mình muốn gì và đang đấu tranh không có mục tiêu cao cả, không có mục tiêu rõ ràng. Không phải bản thân cuộc đánh nhau và chấp nhận hy sinh là điều đau đớn, mà đau đớn là ở chỗ đánh nhau hình như không có mục đích..."

Phái đoàn điều tra của Quốc hội từ Đông Dương về trao báo cáo cho Tổng thống. Bí mật quốc gia không được bảo vệ tốt. Một phần văn bản đầu tiên được đăng trên báo Express. Nó tiết lộ tình hình đã xấu đi nhiều từ sau cái chết của thống chế De Lattre, rằng ở Đông Dương người ta phải chịu đựng quyền chuyên chế của các văn phòng, rằng báo chí không có quyền chỉ trích.

Trong báo cáo cũng có nhận định cay đắng này: "Một quân đội đi chiếm đóng, với nhiều đồn nhỏ, với những ngăn cấm của cảnh sát, với cám dỗ thủ lợi dễ dàng, là một quân đội tự làm mất tinh thần mình và không phục vụ tốt cho chúng ta. Tốt hơn nên để các chính phủ các Quốc gia liên kết lãnh trách nhiệm về một quân đội như vậy".
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Hai, 2009, 09:32:14 pm gửi bởi SaoVang » Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #7 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2009, 08:56:52 pm »

THÁNG SÁU NĂM 1953

Thứ tư ngày 3 tháng 6

Ông Mendès Frances tuyên bố lập chính phủ. Ngày hôm sau, Quốc hội từ chối không giao quyền đó cho ông.

Thứ bảy ngày 6 tháng 6

Diễn văn của ông Tâm. Những đòi hỏi mới của Việt Nam.

Ở Paris, bữa ăn trưa có thảo luận, do "Dư luận trong 24 giờ" (l'opinion en 24 heures) tổ chức, đã gây ra nhiều sự cố.

Chủ nhật ngày 7 tháng 6

Ở Việt Nam xác lập chế độ quân dịch bắt buộc.

Thứ ba ngày 9 tháng 6

Ông Tâm họp báo ở Sài Gòn.

Thứ tư ngày 10 tháng 6

Navarre và Cogny gặp nhau ở Hà Nội.

Quốc hội không công nhận cho ông Bidault quyền lập chính phủ. Thiếu 1 phiếu. 

Chủ nhật ngày 14 tháng 6 

Quốc vương Campuchia trốn sang Thái Lan.

Thứ hai ngày 15 tháng 6

Tướng Lauzin nhậm chức, thay tướng Chassin làm tư lệnh không quân của lực lượng viễn chinh.

Thứ ba ngày 16 tháng 6

Tướng Navarre tập hợp các tư lệnh vùng chiến thuật tại Sài Gòn, từ 15 giờ 30 phút đến 20 giờ.

« Sửa lần cuối: 23 Tháng Hai, 2009, 09:34:38 pm gửi bởi SaoVang » Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #8 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2009, 08:58:08 pm »

Thứ năm ngày 18 tháng 8

Quốc hội từ chối không giao quyền lập chính phủ cho ông André Marie.

Thứ bảy ngày 20 tháng 6

Quốc vương Campuchia trở về Xiêm Riệt. Tướng O'Daniel đến Sài Gòn.

Thứ hai ngày 22 tháng 6.

Trong Caravelle, lá thư đầu tiên cửa tướng Navarre gửi "tất cả (quân đội)":

Từ khi tôi đến Đông Dương, tôi đã đi khắp các khu, các vùng, tôi đã nghe các vị chỉ huy và nhiều người trong binh sĩ trình bày những khó khăn và đề nghị của mình, tôi đã thấy các đồn bốt ở đồng bằng châu thổ và rừng núi, các đồn tua, các cứ điểm và cụm cứ điểm. Bây giờ tôi đã có ý kiến riêng về tình hình và có giải pháp chắc chắn.

Ngày mai, các anh sẽ nhận được lệnh của tôi...

Từ năm 1946 (…) chúng ta đã mất đất và đối phương đã thêm cứng.

Trong chiến tranh, đánh giá thấp đối phương là một khuyết điểm nặng (...) nhưng đánh giá họ quá cao cũng sẽ là lố bịch (...)

Tổng kết tình hình thuận lợi cho ta, một cách lôgic, chiến thắng là chắc chắn. Chỉ có thể thắng bằng cách tấn công...

Thứ sáu ngày 28 tháng 6

Quốc hội bỏ phiếu trao quyền lập chính phủ cho ông Laniel. Pierre Villon (cộng sản) hỏi ông ta: "Cũng giống như những vị chủ tịch (hội đồng bộ trưởng) đã được giới thiệu trong cơn khủng hoảng này, ông không trả lời rõ ràng câu hỏi: "ông sẽ dùng biện pháp nào để chấm dứt chiến tranh Đông Dương?".

Ông Laniel giả điếc và được 398 phiếu thuận, có 206 phiếu chống.

Chủ nhật ngày 28 tháng 6

Chính phủ Laniel được thành lập. Những người có trách nhiệm quan tâm đến vấn đề Đông Dương là: Paul Reynaud (Phó Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng), tướng Corniglion Mohnier (Quốc vụ khanh), Georges Bidault (Ngoại giao), Rene Pleven (Quốc phòng và Lực lượng vũ trang), Edgar Faure (Tài chính và Kinh tế), Jacquinot (nước Pháp hải ngoại) và các Tổng trưởng được bổ nhiệm ngày 2 tháng 7: Marc Jacquet (Phụ tá Chủ tịch Hội đồng và phụ trách các Quốc gia liên kết), Maurice Schuman (Ngoại giao), Pierre de Chevigné (Lực lượng vũ trang, Chiến tranh), Jacques Gavini (Lực lượng vũ trang, Hải quân), Louis Christiaens (Lực lượng vũ trang, Không quân).
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Hai, 2009, 09:34:52 pm gửi bởi SaoVang » Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #9 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2009, 08:58:21 pm »

Tháng 6 năm 1953

Ngày 13 tháng 6, Navarre ra lệnh cho Cogny tiến hành rút một số đơn vị khỏi Nà Sản và Lai Châu. Như vậy ông đang theo xu hướng mà Cogny mong muốn ông theo. Không phiêu lưu ở vùng cao, nhưng có những khu du kích khá mạnh mẽ, dựa trên một vài căn cứ.

Cogny tỏ ra bực bội trong một lá thư dài đề ngày 26 tháng 6. Điều ông muốn không phải là giảm quân ở Nà Sản, mà là xóa bỏ cụm cứ điểm này. Đối với ông, Nà Sản chẳng có giá trị gì hơn một con dấu. Còn Lai Châu, hiện nay ông không muốn giảm quân ở đó, càng không muốn mất căn cứ này. Ông gắn bó với cái thị trấn nhỏ ấy, có những dòng sông hiền hòa chảy qua, gắn bó với gương mặt bí ẩn, tươi cười của những thiếu nữ mặc áo trắng và váy thêu hoa thêu bướm.

Chính Navarre cũng vậy, lần đầu lên thăm Lai Châu. Ông đã bị phong cảnh nơi đây mê hoặc. Người ta đã tặng hoa cho ông, ông đã mỉm cười và niềm hạnh phúc đột ngột đã làm nét mặt ông thư dãn, rạng rỡ niềm vui và lòng nhân hậu. Làm sao có thể bỏ mặc tất cả những cái ấy cho Việt Minh? Cogny có một ý nghĩ thầm kín.

Chỉ cần địch đẩy mạnh hoạt động, ta nhất định sẽ buộc phải tăng cường cho Nà Sản trong khi căn cứ ấy, theo ông, không có lợi ích chiến lược nào và có thể trở thành một thứ vực thẳm ngốn quân mà kẻ thù rất dễ tập trung vào đó.

Cho nên, ngay sau khi nắm quyền (tư lệnh Bắc Kỳ), Cogny đã đề nghị với Navarre cho rút bỏ Nà Sản và chỉ cho Navarre thấy một căn cứ không - bộ binh ở Điện Biên Phủ theo ông là đúng chỗ hơn biết chừng nào. Ông đề nghị thay các tiểu đoàn đang chiếm đóng Lai Châu bằng 3 tiểu đoàn Thái của Nà Sản, rồi trả lại một giải pháp khác: Giải pháp tái chiếm Điện Biên Phủ, mà ông xác định là chiếc chìa khóa của Bắc Lào. Chắc hẳn là cần đến 3 tiểu đoàn để chiếm đóng và bảo vệ Điện Biên Phủ; sẽ cần ít hơn nếu như, Cogny cũng nghĩ thế, có thể bảo vệ sân bay bằng cách khác hơn là xây dựng những cứ điểm ngoại vi.

Đó là lý do vì sao ông muốn giữ Lai Châu: Điện Biên Phủ, mà ta phải chiếm lại và giữ lấy với phí tổn thấp, Điện Biên Phủ sẽ là "nơi yểm trợ cho Lai Châu”.

Và Cogny nghiên cứu việc rút đội quân đồn trú từ Nà Sản về Lai Châu qua những đường mòn hiểm trở của vùng cao. Đây là một cuộc hành quân không đơn giản, nhưng nó sẽ thành công, nhờ vài cuộc nghi binh và nhờ yếu tố bất ngờ. Đồng thời, ông đề nghị một cuộc không tập đánh Lạng Sơn, nếu ta chấp nhận mất những chiếc dù mà tất nhiên sẽ không thu hồi dược. Sau này Navarre sẽ cay đắng trách Cogny là đã hướng ông đến Điện Biên Phủ.

« Sửa lần cuối: 23 Tháng Hai, 2009, 09:36:09 pm gửi bởi SaoVang » Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM