Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 04:57:09 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Một thủa - Tập truyện và ký - PHẠM ĐÌNH TRỌNG  (Đọc 27789 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« vào lúc: 19 Tháng Hai, 2009, 06:19:14 pm »

MỘT THỦA

Tập truyện và ký
Tác giả: Phạm Đình Trọng
Nhà xuất bản văn hoá Sài Gòn
Xuất bản năm: 2008
Số hóa: Baogt

LỜI GIỚI THIỆU

  Tôi đang cầm trong tay tập truyện và ký của nhà văn Phạm Đình Trọng. Nói là để viết lời tựa cho cuốn sách của anh thì tôi không dám vì anh là nhà văn lại là người lính cùng thời với tôi. Chúng tôi có nhiều kỉ niệm với nhau, duyên nợ với nhau, nhưng thường là những kỷ niệm buồn, duyên nợ nhạt. Tôi luôn coi mình là loại "công ít, tội nhiều", viết lách lăng nhăng, đua đòi câu chữ. Còn Trọng thì khác. Anh tỉnh hơn, nết na hơn, ít mê sảng hơn tôi. Anh thuộc loại người rạch ròi, quyết liệt. Yêu đất nước đến mức quá khích. Anh hay gây sự với thói hư tật xấu của người đời và luôn nhận về những thất bại. Tuy vậy, văn chương của anh lại khác. Điềm tĩnh, nồng nàn, sâu lắng đến kinh ngạc!

  Phạm Đình Trọng đặt tên cho cuốn sách của anh là Một thủa. Khi dùng chữ "Thủa" là anh có dụng ý nói về cái đã qua, đã muộn hoặc đã trở thành kỷ niệm. Một thủa của anh bao hàm một không gian mở trong khoảng thời gian hơn 30 năm, thậm chí còn dài hơn thế! Nó có thể bắt đầu từ khí cái làng An Phú Đông trở thành "Thánh địa kháng chiến của nhân dân Gia Định - Sài Gòn". Ở đó có những chàng trai xứ Bắc tham gia kháng chiến và đã viết lên bài tráng ca "An Phú Đông" bất tử. Khoảng thời gian ấy cũng có khi đánh dấu bằng cuộc đổ bộ lên quần đảo Trường Sa của các chiến sĩ Hải Quân anh hùng.

  Đọc Một thủa của Phạm Đình Trọng, tôi đã mất đi cảm giác xơ cứng! Những điều anh tâm sự, gửi gắm trong tác phẩm tuy xẩy ra vào thời gian đã qua, nhưng lại nóng hổi bởi hơi thở cùng những bức xúc hiện tại. Cách kể chuyện của anh thoắt ẩn, thoắt hiện, lúc hiện tại, lúc xa xăm, làm cho người đọc phải đeo bám tới cùng. Cho dù là viết về quá khứ nhưng Phạm Đình Trọng đã biết cách khai quật lãng quên, buộc người ta phải cúi đầu nhìn lại những giá trị cũ theo cách tiếp cận mới. Anh cung cấp cho người đọc một nguồn thông tin đồ sộ qua từng số phận và từng địa danh gắn với lịch sử. Những dữ liệu mà anh cung cấp không chỉ làm phong phú tri thức cho người đọc mà còn giúp cho họ có cái nhìn khách quan, biện chứng khi tiếp cận lịch sử.

  Có thể nói điểm mạnh trong Một thủa của Phạm Đình Trọng là anh luôn trung thành và đưa vào tác phẩm của mình hình ảnh những người lính thực thụ. Đó là những con người dũng cảm, luôn chấp nhận thua thiệt, bởi họ không dám khác, không nỡ sống khác với bản thân của mình. Họ "lẩm cẩm" trong đời đôi khi chỉ là để giữ cho phần hồn được trăng trong, thanh thản.

  Điều làm tôi xúc động nhất chính là những bài ký anh viết trong khoảng thời gian tham gia chiến đấu chống xâm lược tại mặt trận phía Bắc và khoảng thời gian anh đi thực tế sáng tác ở quần đảo Trường Sa. Tại đây, anh đã chia sẻ với những người lính nối ưu tư, lòng khát khao và cả niềm hy vọng. Dưới ngòi bút của anh, những người lính nhọc nhằn, xơ xác ấy đang vật vã chịu đựng khó khăn đến nhức nhối. Họ vừa bước qua thời bão giông, lại phải gồng lưng gánh vác một thời giông bão. Cái "nợ" non sông tưởng trả xong, lại nhận thêm món nợ Non sông mới. Có những người lính chưa lo xong nhiệm vụ cứu nước, đã phải xin đồng đội về quê để lo việc "cứu nhà".

  "Nếu mình không về thì các con của mình hư hết. Mình không thể đẩy cho xã hội những sản phẩm hư hỏng được. Đời mình khổ nhưng sống lương thiện. Đời các con mình liệu có lương thiện không?"

  Đọc Một thủa của Phạm Đình Trọng, chúng ta không thể không yêu thương, kính phục người lính Trường Sa. Họ đại diện cho dân tộc Việt, bảo vệ những phần đất nhỏ nhoi nhưng rất đỗi thiêng liêng của non nước Việt. Họ kiên nhẫn tạo dựng cho mình hình ảnh của một làng quê; từ vườn rau, ao cá cho đến cả tiếng gà. Dưới ngòi bút Phạm Đình Trọng, người lính Trường Sa hiện lên với vẻ đằm thắm và thánh thiện vô cùng! Cũng thánh thiện vô cùng khi họ phải vượt qua sóng gió, hiểm nguy để cứu vớt một người nước ngoài mà ít phút trứoc đó đã vi phạm chủ quyền Việt Nam ở Hòn Chim. Chuyện tưởng có thế! Nhưng đằng sau nó là cả một bài học lớn.

  Bài học muôn thủa về chiến lược giữ nước mà Tổ tiên để lại cho chúng ta chính là tình yêu. Chỉ có sức mạnh của tình yêu mới giúp cho chúng ta chiến thẳng được kẻ thù có tình yêu sức mạnh. Chỉ có sức mạnh của tình yêu mới giúp cho chúng ta giữ vững hoà bình.
  Đó cũng chính là lời nhắn gửi sâu kín mà Phạm Đình Trọng chia sẻ với người đọc qua những trang viết của anh.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2008
Văn Lê
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Hai, 2009, 02:08:20 pm gửi bởi baogt » Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #1 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2009, 08:14:52 pm »

Phiên chợ Biên Giới
Bút kí

    Đường số Một từ Hà nội lên Lạng Sơn đã mở  rộng và nâng cấp cho bốn làn ôtô chạy tốc độ cao nhưng từ thành phố Lạng Son lên chợ biên giới Tân Thanh con đường số Bốn vẫn nhỏ hẹp như thời hùm xám đường số  Bốn Đặng Văn Việt chỉ huy trung đoàn chặn đánh đoàn xe chở lính Pháp đi ứng cứu đồn Đông Khê, Thất Khê bên Cao Bằng bị quân ta tiêu diệt hơn nửa thế kỉ trước. Con đường quanh co giữa những vách núi đá hoang vu bây giờ nườm nượp ôtô xuôi ngược. Chiếc ôtô con của chúng tôi cứ phải bám sau một chuỗi dài ôtô vận tải, không làm sao vượt lên được vì liên tục có ôtô ngược chiều. Ô tô xuôi ngược mang biển số đăng kí của hầu hết các tỉnh thành trong nam ngoài bắc. Xe từ đồng bằng Bắc Bộ, Thái Bình, Nam Định ... Xe từ các tỉnh của dải đất dằng dặc miền Trung, Nghệ An, Quảng Bình, Khánh Hòa, Phan Thiết ... Xe từ cao nguyên Lâm Đồng, Đắc Lắc… Xe từ cuối đất Nam Bộ, Cà Mau, An Giang. Nhiều nhất vẫn là xe có biển đăng kí 29..., 31... và 53..., 54... của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Xe tải của các công ty thương mại chở hàng nông sản đi và chở hàng tiêu dùng về. Xe du lịch lớn, nhỏ của cơ quan nhà nước, của tư nhân chở người lên chợ biên giới mua sắm.

    Thời hùm xám Đặng Văn Việt biến con đường số Bốn thành con đường lửa đốt cháy đoàn xe nhà binh Pháp thì tôi còn là đứa bé ê a học và lòng. Nhưng đến cuộc chiến tranh chống Mỹ tiếp ngay sau đó, tôi đã là người lính. Là lính thông tin rồi lính viết báo, viết văn, tôi đã trải qua liền ba cuộc chiến tranh. Tôi đã đi suốt cuộc chiến tranh chống Mỹ. Tôi đã có mặt trong mũi tiến công của hải quân ta từ ngoài biển đánh vào cảng Công Pông xom (cảng Xihanuk ville) trong chiến dịch đánh đuổi quân Pôpốt giải phóng Cămpuchia khỏi họa diệt chủng tháng một năm 1979. Tôi đã có mặt ở Cao Bằng tháng ba năm 1979 khi cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc vừa bùng nổ. Tôi đã có mặt Ở Vị Xuyên, Hà Giang tháng ba năm 1987, khi cuộc chiến ở đây đang mất đi, giành lại từng mỏm đồi, từng chóp núi.

    Cuộc chiến tranh chống Mỹ là cuộc chiến tranh tổng lực càng ngày càng khốc liệt. Ngày ấy chúng tôi còn trẻ lắm và chúng tôi vẫn tin chúng ta sẽ chiến thắng nhưng không ai dám nghĩ rằng chiến thắng sẽ đến với thế hệ chúng tôi. Thế mà chúng tôi ra trận lòng cứ phơi phới nhẹ không. Là chuẩn úy vừa tốt nghiệp ở trường sĩ quan ra phụ trách một trung đội vô tuyến điện, tôi được trang bị chiếc máy thu thanh bán dẫn Li do của Hungari mà lính vẫn gọi là chiếc đài Lí Do. Cảm hứng anh hùng ca lâng lâng trong ..câu hát từ chiếc máy thu thanh cùng chúng tôi đi suốt con đường Trường Sơn nhọc nhằn gian khổ:

     Có những ngày vui sao
     Cả nước lên đường
     Xao xuyến bờ tre
     Từng hồi trống giục ...

Cuộc chiến đấu chống bọn Pôn pốt ở Cămpuchia khởi đầu từ cuộc chiến đấu tự vệ giữ gìn sự toàn vẹn bò cõi ở biên giới Tây Nam. Chính quyền Pôn pốt điên cuồng thực hiện chính sách của nước ngoài, biến cả đất nước Campuchia xinh đẹp thành trại tập trung đày đoạ và tàn sát chính dân tộc Campuchia cùng với việc gây hấn lấn chiếm lãnh thổ nước ta. Còn chính quyền thù địch Pônpốt thì biên giới tây nam của ta không bao giờ yên ổn! Vì thế vừa đánh xong giặc Mỹ chúng ta lại phải hành quân vào một cuộc chiến tranh mới. Dù phải mệt mỏi, dai dẳng tới mười năm từ 1979 đến 1989, nhưng với đội quân vừa đánh thắng Mỹ thì bọn giặc áo đen Pôn pốt chỉ là một đám giặc cỏ!

    Cuộc chiến đấu ở dải biên giới phía bắc vẫn là cuộc chiến đấu giữ gìn bờ cõi, bảo toàn lãnh thổ thiêng liêng, vẫn là người lính đã làm nên chiến công thắng Mỹ nhưng trong lòng họ không còn khí thế phơi phới anh hùng ca của cuộc chiến tranh chống Mỹ, họ cũng không còn thế thượng phong như trước đám giặc cỏ Pônpốt. Cuộc chiến đấu ở dải biên cương này chỉ ở phạm vi cục bộ nhưng nặng nề, mệt mỏi gấp nhiều lần hai cuộc chiến tranh kia. Mệt mỏi, nặng nề tù trong lòng người lính. Thời chống Mỹ, cả xã hội đều nghèo khổ, ai cũng như ai đều chấp nhận chịu đựng, hi sinh, dành tất cả ưu ái cho mặt trận. Thằng giặc chia cắt non sông đã bị đánh tan. Đất nước thống nhất đi vào xây dựng, phát triển kinh tế. Trong cuộc sống đó, những người có vị trí làm ăn thuận lợi trở nên giàu có. Còn những người lính đi từ cuộc chiến tranh này đến cuộc chiến tranh khác thì bố, mẹ, vợ, con họ vẫn cơ cực, khốn khó như xưa, khốn khó hơn xưa. Nghịch cảnh ấy hàng ngày diễn ra trong cuộc sống của chính bản thân người lính, trong gia đình họ và trong xã hội.

    Với bộ quận phục dãi dầu, với công việc viết kịch bản phim tài liệu quân đội, hai mươi năm trước tôi đã đến điểm cao ác liệt nhất trên dải biên cương phía Bắc này và tôi nhận ra ngay cuộc chiến đấu âm thầm, dai dẳng, không kém phần quyết liệt ngay trong lòng mỗi người lính ở đây. Lầm lũi chịu đựng vượt lên, hàng ngày đổ máu giữ từng mẩu đất Tổ quốc, số phận nhũng người lính ấy cứ dai dẳng ở lại trong trí nhớ, trong tình cảm của tôi.

    Hôm nay trong dòng xe hối hả đổ lên chợ biên giới, nhìn những vách núi, những điểm cao giăng giăng suốt một dải biên cương tôi lại nhớ một vách núi, một điểm cao tôi đã từng đến trong những ngày khắc nghiệt đó. Trong chiếc xe du lịch bốn chỗ êm ái, mát lạnh, bon bon lên chữ biên giới Tân Thanh, suy nghĩ của tôi cứ ngược thòi gian trở về một chuyến lên biên giới thời không bình yên. Trong dòng ôtô hối hả xuôi ngược, trong dòng hàng hóa cuồn cuộn chảy, trong tấp nập bán mua kia liệu đã bình yên? Và tôi mỏ sổ đọc lại những ghi chép hai chục năm trước.
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #2 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2009, 08:16:05 pm »

    Con đường lớn bám theo bờ tây nam sông Lô càng ngược lên phía bắc càng chênh vênh dốc, càng gập ghềnh, quanh co giữa núi non chất ngất. Qua khỏi thị xã Hà Giang, con đường lại bị đạn pháo tù phía bắc bắn sang, đào xới nham nhở nên càng trắc trở, hiểm hóc. Từ đây lên biên giới, con đường chỉ có những người lính qua lại. Rồi đến bóng nhũng người lính cũng không còn nữa. Họ đã bỏ con đường lớn rẽ vào những con đường nhỏ ẩn hiện trong cây rừng. Sau cùng, những con đường nhỏ cũng không còn. Chỉ còn nhưng triền núi đất, nhưng triền núi đá giăng giăng như những bức tường thành, tầng tầng lớp lớp. Chỉ còn những đỉnh núi chót vót chon von lẫn trong mây sớm, chìm trong sương chiều. Những điểm cao này không phải chỉ nằm trong tầm đạn pháo, cối mà còn nằm ngay trong tầm đạn pháo bắn thẳng từ phía bắc. Có điểm cao phải hứng đạn nhiều đến nỗi đá núi bị lửa đạn nung thành vôi. Núi đá trước đây xanh rì cây và xám đen rêu phủ nay thành núi vôi trắng xóa. Trên những điểm cao đó, đến đường bay của những cánh chim trời cũng không còn nữa. Nhưng trên tất cả những điểm cao của đất đai Tổ quốc ở vùng biên cương nóng bỏng này đều có những người lính thân yêu của chúng ta đang trấn giữ.

    Giữa những điểm cao chất ngất thì Xê Ba là một điểm cao rất bình thường nằm sâu trong lãnh thổ nước ta tới hơn một cây số. Nhưng con đường lên Xê Ba cũng vô cùng ác liệt, hiểm nguy.. Cuối năm 1986, trong một đợt hoạt động quân sự quyết liệt khác thường, quân lấn chiếm cố liều chết chiếm bằng được Xê Ba. Một tuần sau, trong một đêm tập kích bất ngờ một đơn vị nhỏ của trung đoàn đặc công 113 đã giành lại Xê Ba và giao cho 1 một đơn vị bộ binh trấn giữ.

    Đi viết về những người lính đặc công, tôi được Bộ Tư lệnh Đặc công dẫn trung đoàn 113 và tôi đã cùng những người lính giành lại Xê Ba đi lại con đường lên điểm cao Xê Ba. Từ đó tôi đã hiểu thêm về những điểm cao khác mà họ đã chiếm lĩnh.

    Hai ngày sau tôi đến đơn vị thì tiểu đoàn trưởng Phạm Văn Hưởng, người chỉ huy chung trận đánh Xê Ba mới dẫn một tổ trinh sát đi nắm địch trở về. Trong tổ trinh sát có anh lính trẻ Phạm Ngọc Bích mà tôi đã được nghe kể rằng trong một lần đi trinh sát Xê Ba, Bích cho tay sờ vào một cửa hang lấy được cả gói lương khô của địch mang về báo cáo. Đến một cửa hang khác rộng hơn và có tiếng ngáy đều đều từ rất sâu trong hang, Bích chống tay vào miệng hang thả người xuống quờ chân thăm dò liền đạp phải vai thằng giặc ngủ trong hang. Tên giặc tung chăn hốt hoảng vùng dậy. Trước khi biến vào đêm tối, Bích còn kịp nhận ra hơi ấm và mùi khét lù chiếc chăn thốc ra, tiếng bọn giặc lục xục vùng dậy báo cho Bích biết trong hang khá rộng và chứa khá nhiều giặc. Hai đêm sau lên thanh toán lũ giặc, Bích tìm đường đến hang đó và dành cho nó ba quả thủ pháo, trong đó có cả quả thủ pháo một cân. Đánh xong, vào kiểm tra, Bích thấy những tên giặc chiếm đất chết giập vẫn còn nằm nguyên trong chăn. Chiếc chăn ngoài cùng chỉ còn những mảnh vụn nhỏ.

    Nghe kể về những hành động chiến đấu của Bích, tôi hình dung ra Bích là một người lính tùng trải, có bề dày thời gian ở biên giới và có thâm niên trận mạc. Tôi rất ngạc nhiên được biết khi đánh Xê Ba, Bích mới tròn hai mươi tuổi đời, chưa đầy hai tuổi quân, mới lên biên  giới chưa được ba tháng và trước đó chưa tham gia một trận chiến đấu nào. Non trẻ vậy, làm sao Bích có được bản lĩnh chiến đấu bình tĩnh gan dạ, chủ động đến như vậy? Trong số rất ít người lên Xê Ba chỉ có thượng úy Cao Hoàng Việt, đại đội trưởng trục tiếp làm mũi trưởng là đã ở đặc công hơn mười năm còn lại đều là lính mới như Bích và họ cũng đã chiến đấu như Bích.

    Bích kể:

    - Từ hồi còn đi học, em đã say mê đọc nhiều truyện trên sách báo kể về những trận đánh của đặc công ta ở sân bay Biên Hoà, ở tổng kho Long Bình, ở kho xăng Nhà Bè, ở kho bom Thành Tuy Hạ, ở cảng Cửa Việt. Rồi trận đánh vào sân bay Buôn Ma Thuật mở đầu chiến dịch mùa xuân năm 1975 và những trận đánh giữ cầu Đồng Nai, cầu Rạch Chiếc cho đại quân ta vào giải phóng Sài Gòn. Đọc những truyện đó em như được đọc những truyện về Yết Kiêu, Dã Tượng trong sách lịch sử nên tên những người làm nên nhũng chuyện thần kì đó em không thể quên, cũng như em không thể quên tên Yết Kiêu, Dã Tượng.

    Tôi hỏi Bích:

    Những người đó là ai vậy?

    - Thì đó, những người mà em đã được biết tên trong những truyện đọc hồi đi học, nhiều người đang có mặt ở đây Thời đánh Mỹ, tư lệnh phó binh chủng Đỗ Văn Ninh ra vào sân bay Biên Hòa, tổng kho Long Bình dày đặc hàng rào, lính canh như đi chợ. Còn đánh chiếm sân bay Buôn Ma Thuật là tham mưu trưởng trung đoàn Phạm Văn Toanh chứ ai. Tư lệnh phó Đỗ Văn Ninh còn nhiều tuổi hơn bố em. lẽ ra em phải gọi là bác nhưng đơn vị không cho xưng hô bác cháu nên trong công việc bọn em đều gọi những bậc cha chú ấy là thủ trưởng còn khi nói chuyện tình cảm riêng tư thì là anh em. Từ khi được là lính của các bậc cha chú ấy nhất là từ khi lên biên giới, có những đêm trên chiếc sạp nứa em được nằm cạnh những con người như bước từ trong sách lịch sử ra, những đêm cùng đi trinh sát, cùng ăn lương khô, uống nước suối, cùng ngủ trong hang đá lạnh buốt sương em  lại được thấy thêm sự lấp lánh khác của những con người
ấy trong cuộc sống đời thường. Như tư lệnh phó Đỗ Văn Ninh đấy. Da đen cháy, thân hình chắc nịch như chiếc cối xay lúa thế mà hồi ở rừng miền Đông Nam Bộ, anh Ninh bị sốt rét tong teo đến nỗi cái rãnh thoát khói của bếp Hoàng Cầm đã sập cũng không bước qua nổi, phải chống tay lồm cồm bò qua! Thân hình tong teo ấy đã làm nổ tung hàng trăm máy bay quân sự ở sân bay Biên Hoà, làm nổ tan tành tổng kho Long Bình.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Hai, 2009, 08:31:48 pm gửi bởi baogt » Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #3 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2009, 08:17:51 pm »

    Tôi không ngờ nguời lính có gương mặt hồn nhiên như trẻ thơ lại có những cảm nhận chín chắn đến thế. Nghe giọng cảm kích của Bích nói về tư lệnh phó Đỗ Văn Ninh tôi lại nhớ những điều anh Ninh nói với tôi trong hai đêm tôi ở đây.

    Tôi đã ngồi cạnh đại tá Đỗ Văn Ninh trên chiếc ôtô U oát đít tròn chạy từ Hà Nội lên đây. Suốt một ngày đi đường anh Ninh chỉ nói với tôi về chuyện văn chương. Vì thế tôi mới chỉ biết anh là người rất ham đọc truyện và hay làm thơ. Đến nơi đóng quân của trung đoàn bộ ở biên giới, tôi lại được anh Vũ Ngọc Vĩnh, trợ lí chính trị trung đoàn, nhường cho tôi chiếc giường của anh đặt cạnh chiếc giường anh Ninh trong căn nhà lá dã chiến.

    Và hai đêm qua, đêm nào tôi với anh Ninh cũng rì rầm đến khuya. Chỉ là những câu chuyện không đầu không đũa nhung qua đó tôi đã hiểu được phần nào cuộc đời anh, tâm trạng anh.

    Anh đã kể với tôi về người vợ và bốn đứa con của anh, hai trai, hai gái. Xa nhà đằng đẵng suốt tám năm chiến tranh chống Mỹ . Cuối năm 1975, nửa năm sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, nhân một chuyến về Bộ Tư lệnh ở Đông Mĩ, Thanh Trì, Hà Nội họp, trung đoàn trưởng Đỗ Văn Ninh mới về Bắc Ninh thăm nhà được mấy ngày rồi lại vội vàng vào Nam dẫn trung đoàn lên biên giới Tây Nam. Từ đó anh lại bị hút vào cuộc 1 chiến tranh mới ở đây. Đánh đuổi bọn Pônpốt, vào giải phóng Phnômpênh được mười ngày thì anh nhận được thư vợ “Anh về mà bảo ban con thế nào chứ chúng nó bỏ học hết rồi”.  Bà vợ quê mùa xốc vác của Đỗ Văn Ninh đã phải viết như thế là gay lắm rồi đấy! Thời chống Mỹ hiểm hoi lắm anh mới nhận được thư vợ. Thư nào chị cũng kể chuyện từng đứa con khỏe, ngoan như thế nào. Thư nào có cũng động viên anh yên tâm công tác đừng lo lắng về mấy mẹ con. Lúc ấy cả nước đều sôi sục đánh giặc Mỹ xâm lược, đều hướng ra mặt trận đánh Mỹ. Còn thằng giặc Pônpốt ở góc biên giới Tây Nam xa xôi này và cuộc chiến tranh cục bộ với đám giặc cỏ ấy thì nhiều người vợ, người mẹ ở những làng quê miền Bắc không biết đến. Bài hát về người vợ đảm đang trong cuộc chiến tranh chống Mỹ với niềm tin "Giặc tan anh về" ngày nào cũng ngân nga chói lói trên loa phát thanh đầu làng. Nhưng giặc tan đã hơn ngàn ngày mà chồng vẫn đi biền biệt thì vợ không còn hiểu vì sao! Anh về mà bảo ban con! Đó là tiếng thở dài là sự hờn trách, là sự buông xuôi không còn chịu đựng, không còn gắng gỏi, không còn kiên nhẫn được nữa! Bây giờ con đã lớn, dạy bảo chúng đâu có đơn giản như lúc chúng còn nhỏ! Ngồi trên cánh võng chiến trận trong mảnh vườn rợp bóng vú sữa ở Phnômpênh đọc thư vợ rồi Đỗ Văn Ninh làm bài thơ Thương nhớ các con. Anh lấy tên gọi bốn đứa con làm từ đầu của bốn câu thơ đầu trong bài thơ tám câu:

          NHƯ những năm qua ở chiến trường
          HŨU tình cha nhớ với cha thương
          HUYỀN đen ánh mắt con thơ ấu
          THỨ lửa đời cha ấm dặm đường

          Thương sao người mẹ bên con dại
          Tần tảo vì con nắng, gió, sương
           Càng thương, càng nhớ, càng gắng sức
           Vì các con, vì đất nước quê hương

     Dù sao việc dạy dỗ con cái vẫn là công việc của người cha. Bức thư của vợ đã nhắc Đỗ Văn Ninh nhớ đến vị trí, vai trò không thể thiếu của người đàn ông trụ cột trong gia đình anh bấy lâu nay vẫn bỏ trống, bấy lâu nay vợ anh vẫn phải thay anh làm trụ cột đó. Nhưng đã đến lúc người đàn bà giỏi giang ấy không thể cáng đáng thay anh được nữa! "Còn thằng giặc trưóc mặt thì cứ phải đánh tới đi đã! rồi gia đình tính sau!" Đỗ Văn Ninh lại nhớ đến câu nói của ông bạn Năm Phong, trung đoàn trưởng bộ binh, nay là thiếu tướng, chính ủy quân đoàn.
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #4 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2009, 09:42:27 pm »

    Hai người chỉ huy hai đơn vị họp đồng tác chiến trong một mũi tiến quân từ hồi tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968 rồi sau đó mỗi người một ngả chiến trường. Cho đến khi chuẩn bị bước vào chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 họ mới gặp lại nhau ở sở chỉ huy Chiến dịch trong cánh rừng cao su. Người lính bộ binh ôm lấy người lính đặc công kêu lên:

    - Mày vẫn còn sống cơ à?

    Vừa nhận được thư và quà của vợ từ miền Bắc gửi vào lại gặp được bạn chiến đấu từ chiến dịch Mậu Thân lịch sử, Năm Phong lấy trà Ba Đình và thuốc lá Thăng Long ra mời bạn. Năm Phong đưa cho Ba Ninh hai bao thuốc lá Thăng Long và gói trà Ba Đình. Qua phút mừng rỡ mày tao, Năm Phong lại trở về nghiêm chỉnh:

    Ông cầm về cho anh em thưởng thức chút hương vị miền Bắc. ông biết không, bà vợ tôi viết thư bảo tôi rằng: Thôi, ông ơi tướng tá làm gì! Ông về dạy lấy con ông! Chúng tụ tập nhau một lũ đi biền biệt, tôi không biết chúng đi đâu! làm những trò gì. Tôi lo lắm! Tôi không dạy được con ông nữa. Ông có làm tướng đánh giặc nhưng cú đi xa mãi tôi cũng không được nhờ vả gì nhưng con ông lại làm tướng cướp thì tôi mất hết!

    Năm Phong thở dài:

    Không biết con ông thế nào chứ con tôi gay thế đấy! Nào ai có ham gì tướng tá! Chỉ vì thằng giặc cả thôi! Còn thằng giặc trước mặt thì cứ đánh tới đi đã rồi gia đình tính sau.

    Học được cách xác định của bạn, trong lòng người lính đặc công lại thấy nhẹ nhõm. Đỗ Văn Ninh nhét thư vợ vào ba lô, lấy tờ giấy ra viết cho vợ con mấy chữ, chép cả bài thơ Thương nhớ các con gửi về cho vợ con rồi lại lao vào công việc. Tiếng súng truy quét bọn Pônpốt chưa yên thì tiếng súng ở biên giới phía Bắc lại rộ lên. Người lính đặc công đánh giặc từ bắc vào nam, từ đông sang tây, bây giờ lại ngược ra bắc đến thẳng mỏm đất đầu cùng phía bắc của Tổ quốc.

    Bố Bích cũng là bộ đội thời chống Mỹ. Đánh xong thằng giặc Mỹ, ông trở về nhà, nhận một chiếc thuyền của họp tác xã, sáng đưa thuyền ra biển đánh cá, tối giong buồm trở về. Một ngày vật lộn với sóng gió. Lúc buồm no gió hướng vào bờ mới được ngơi tay chốc lát.

    Lúc ấy bố Bích lại nằm ngửa ngay trên sàn thuyền nghêu ngao câu hát quen thuộc của dân đi biển quê Bích: Bão to rồi cũng phải tan - Cuộc đời ta cứ vui tràn cung mây - Men tình ai trong thì say - Biển như một chén rượu đầy của ta.

    Từ ngày bố Bích được phục viên trở về, bữa com tối của nhà Bích bao giờ cũng rôm rả. Bây giờ Bích có đi vắng thì ở nhà vẫn còn năm đứa em nhỏ. Gia đình Bích vẫn là một gia đình hoàn chỉnh, có đủ bố mẹ và các con, một gia đình đề huề, vui vẻ, bình dị.

    Nhưng một gia đình bình dị như thế đối với tư lệnh phó Đỗ Văn Ninh, tham mưu trưởng trung đoàn Phạm Văn Toanh, tiểu đoàn trưởng Phạm Văn Huống, đại đội trưởng Cao Hoàng Việt ... vẫn là một ước mơ xa vòi. Các anh đang có mặt ở đây là ở gia đình các anh chỉ có một người mẹ và những đứa con nhỏ! Ở nhà các anh còn bao nhiêu việc đang chờ các anh, còn bao nhiêu khó khăn phải có các anh mới giải quyết được! Các anh ai chả muốn có mặt ở nhà để làm nhũng việc đó nhưng các anh vẫn có mặt ở đây.
Có phải khi liên hệ với gia đình mình, Bích mới thấy thấm thía về cuộc đòi của những người lính. Đại tá Đỗ Văn Ninh còn nhiều tuổi hơn bố Bích, lại là Anh hùng quân đội tư lệnh phó kiêm tham mưu trưởng binh chủng Đặc công nhưng ông vẫn chiếc ba lô bạc phếch trên vai rong ruổi vào nơi hiểm nghèo. Vẫn ngủ trên chiếc giường chỉ là một tấm gỗ đặt trên bơn khúc cây rừng chôn xuống đất trong căn nhà dã chiến tuềnh toàng, mái tranh, vách lá, nền nhà gồ ghề, lồi lõm. Vẫn tấm tăng ông đã dùng thời ở rừng miền Đông Nam Bộ, bây giờ lại căng lên hứng nước mưa dột đổ xuống giữa giường nằm của căn nhà dã chiến làm vội.

    Chính trong căn nhà đó Bích đã được nghe tiểu đoàn trưởng Hưởng, tham mưu trưởng trung đoàn Toanh xác định quyết tâm chiến đấu giành lại Xê Ba, nghe tư lệnh phó Đỗ Văn Ninh bổ sung, hoàn chỉnh phương án chiến đấu và phê duyệt quyết tâm đó. Những người đã gần cả cuộc đời xa nhà, lặn lội trận mạc, chịu đựng thiếu thốn, kham khổ, những người đã làm nên những chiến công đi vào sử sách bây giờ đang ở cạnh Bích và Bích được là đồng đội, là chiến sĩ của họ.

     So với những trận đánh mà những người lính thời chống Mỹ đã trải qua thì trận đánh của Bích ở Xê Ba đơn giản hơn nhiều. Căn cứ của giặc lấn đất trên Xê Ba không có hàng rào thép gai, không có bãi mìn, không có hào sâu tường cao. không có đèn pha, tháp canh, không có chó đánh hơi người, ngỗng phát hiện tiếng động. Chúng cũng không dám phơi mình trên mặt đất lùng sục đi tuần. Tên lính gác chỉ ló mặt khỏi miệng hang lo láo ngó nghiêng. Bọn chúng chưa kịp làm công sự, chỉ chui rúc trong hang hốc có sẵn của vách đá để cố giữ lá cờ chiếm đất. Mà những hang hốc ấy thì Bích đã đến sờ, đếm tùng miệng hang rồi.

***
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #5 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2009, 09:44:02 pm »

    Tôi đã lần theo con đường những người lính đặc công đã đi từ doanh trại dã chiến của họ lên đến đỉnh Xê Ba. Từ doanh trại dã chiến, trước căn nhà lá sở chỉ huy trung đoàn trên mảnh đất mấp mô mọc đầy cỏ vốn trước là một chân ruộng năm cấy một vụ, những người lính lên chiếc ôtô tải đi về phía ước: Đến bản P., xe dừng lại. Bộ đội xuống xe hành quân bộ vào vị trí tạm dừng. Bản P. vốn trước là một bản trù phú đông vui. Từ ngày nổ ra chiến tranh biên giới, người dân phải bỏ nhà cửa ruộng vườn chạy ra ngoài tầm đạn pháo giặc, dựng làng mới. Nhũng ngôi nhà sàn gỗ lim mái ngói bề thế giữa vườn mít, vườn cam sum suê mà vắng lặng. Gốc cây buộc trâu vẫn còn một đoạn dây thừng nhưng những vết chân trâu dẫm lầm trên mặt đất thì đang chìm dần trong rêu, trong lá khô rụng. Những máng dẫn nước xộc xệch. nước chảy tung tóe. Những cối nước giã gạo, cối không có gạo, tiếng chày gỗ nện vào cối gỗ khô khốc, nhức nhối. Có chiếc cối ngã vật xuống rãnh nước. Nước đổ ra ngoài máng ào ào. tưng tóe. hoang vắng, buồn thảm. Những hố đạn đại bác khoét sâu vào đất, hố đạn cối bới đất nham nhở. Những vạt cây cụt ngọn. Những thân cây bị mảnh đạn xé tướp. Lại chạnh nhớ những bãi bom B52 ở rừng Trường Sơn thời đánh Mỹ. Trong khe núi hẹp, những mảnh ruộng bậc thang cỏ mọc lút bò.

    Tháng ba lịch tây, cuối tháng giêng lịch ta. Mùa xuân hoa mận nở trắng vườn. Đang có đợt gió mùa đông bắc. Buổi chiều âm u giá lạnh. Giữ này mọi bếp nhà sàn đều đang đỏ lửa. Nhìn những nếp nhà xinh xắn nép vào vách núi tĩnh lạng, tôi cứ nghĩ đến nhũng bếp lửa ấm áp trong những nếp nhà kia vì thế tôi cứ nhìn lên mái nhà để tìm những sợi khói bình yên và ấm áp thong thả bay lên. Nhung bóng tối đã chờn vờn trên những mái nhà âm thầm mà vẫn không có một sợi khói nào! Bóng tối đã lấp đầy nhũng khung của rồi mà cửa lớn của nhỏ vẫn không có một ánh lửa đèn, một ánh lửa bếp hắt ra!

    Những ngôi nhà chết lặng trong không gian thấp thỏm. Cũng như tôi, cả hàng quân đều chăm chú ngước lên nhũng nếp nhà sàn đang chìm vào bóng tối tìm kiếm những sợi khói, những ánh lửa làm ấm lòng mà không có.

    Một khe hẹp giũa hai tảng đá trên một sườn núi thấp nhìn sang Xê Ba và cách Xê Ba chỉ vài trăm mét là nơi tham mưu trưởng trung đoàn Phạm Văn Toanh và tiểu đoàn trưởng Phạm Văn Hưởng dùng lại theo dõi và chỉ huy trận đánh. Đạn cối từ Xê Ba bắn ra, đạn pháo từ phía bắc bắn sang yểm trợ cho Xê Ba đều dội xuống sườn núi này. Cây lớn đã bị đạn chém không còn một ngọn. Cây nhỏ bị hai đạn thổi xơ xác. Những khối đá bị đạn chẻ toác ra, chênh vênh, lắt lẻo. tỉnh thoảng lại có nhũng khối đá đổ rầm rầm kéo theo sự sạt lở cả một sườn núi. Không gian hoang sơ và dữ dội như đang trong thời khai thiên lập địa!

    Từ đây chỉ có những người lính quần đùi áo ngắn, lung buộc thủ pháo, nách kẹp súng AK đi tiếp lên Xê Ba. Trước khi đi tiếp, đại đội trưởng trục tiếp làm mũi trưởng, thượng úy Cao Hoàng Việt ngồi gập chân lại. tì đầu gối lên một tảng đá, nhắc lại quyết tâm chiến đấu và nhiệm vụ từng tổ. Tảng đá Việt đã tì gối lên vẫn còn đây Tảng đá có hai vệt lõm xuống, nhẵn lì tưởng như đó là dấu vết của đầu gối Việt tì lên.

     Cao Hoàng Việt là người con duy nhất của một cán bộ cao cấp bộ tư lệnh Đặc công. đại tá Cao Ngọc Hùng. Người lính già Cao Ngọc Hùng đã để lại phần lớn thời gian và sức lực cuộc đời trong hai cuộc chiến tranh liên tiếp hết đánh Pháp lại đến đánh Mỹ. Thời trai trẻ, hai vợ chồng ông Hùng được gần nhau còn ít ỏi hơn vợ chồng Ngâu. Vợ chồng Ngâu năm nào cũng có cả tháng bảy gặp nhau. Tuổi trẻ của ông Hùng vắt ngang hai cuộc chiến tranh. Tuổi trẻ ấy đã để lại trong những cuộc hành quân. Có thời kì ông Hùng vào chiến trường miền Nam biền biệt suốt bảy năm trời. Vì thế ông lẻ loi chỉ có mỗi đứa con. Cho đứa con hiếm hoi ấy vào bộ đội, vào binh chủng mà ông có uy tín, có cương vị cao không phải để con được chiếu cố. Không phải dùng cái uy tín, cái cương vị cao của bố làm bệ phóng, làm chỗ dậm đà cho con nhảy cao, nhảy xa trên con đường công danh, để đứa con sẽ được đi học hết trường trong nước đến trường ngoài nước rồi sẽ về làm một sĩ quan ở tổng hành dinh. Một công cho nhà binh nhàn hạ, yên ổn và lượng cao như bao nhiêu người khác đã trải thảm nhung cho con vào đời. Lính đặc công, luyện tập trong khắc nghiệt, chiến đấu trong hiểm nghèo, mình trần chân đất, đơn độc giũa căn cứ giặc làm gì có chỗ cho sự cầu an! Bằng cuộc đời chiến đấu của mình, đại tá Cao Ngọc Hùng hiểu rằng cuộc sống và chiến đấu của người lính đặc công là cuộc sống và chiến đấu của bản lĩnh, của khí phách. Hãy đi vào cuộc sống và chiến đấu đó con sẽ lớn lên và tự khẳng định mình.
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #6 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2009, 08:22:15 am »

     Hơn mười năm được rèn luyện trong cuộc sống đó, từ người lính binh nhì Cao Hoàng Việt đã trở thành thượng úy đại đội trưởng. Khi thượng úy Cao Hoàng Việt dẫn đại đội lên biên giới giữ đất đai Tổ quốc thì đại tá Cao Ngọc Hùng thanh thản về nghỉ hưu trí. Hằng ngày cầm tờ báo bao giờ ông cũng tìm đọc ngay những tin bài về mặt trận biên giới.

     Nhưng nhũng tờ báo chỉ thông tin chiến sự, thông tin chiến công của người lính. Còn người lính ở đó sống như thế nào, cuộc đời, thân phận họ ra sao, những khó khăn trong cuộc sống vật chất và những nỗi niềm trong cuộc sống tình cảm của họ thì không hề có trên mặt báo.

     Mà cái quyết định làm nên chiến công của những người anh đã có từ trong cuộc sống bình thường hàng ngày của họ.

     Những người đàn ông đã ngoài ba mươi tuổi như Phạm văn Toanh, Phạm Văn Hưởng, Cao Hoàng Việt đều đã là trụ cột gia đình, có vai trò quyết định cuộc sống đói no, vui buồn của một gia đình. Nhưng sự có mặt của họ ở đây là vai trò đó của họ ở gia đình phải bỏ lại, gia đình họ không có người trụ cột tổ chức cuộc sống.

     Đồng đất Nghĩa Lâm. Nghĩa Hung, Nam Định quê Toanh thiếu trâu, người làm ruộng phải lấy cuốc thay cày và dùng sức người kéo bừa thì sức vóc người đàn ông càng quyết định. Chỉ những nhà có nhiều sức lao động của đàn ông mới tạo được cuộc sống đầy đủ. Toanh đi vắng, ở nhà chỉ có mẹ già, vợ và ba đứa con nhỏ, đứa lớn nhất một tám tuổi. Một người đàn bà ba mươi tuổi là lao động chính nuôi năm miệng ăn, vợ Toanh quanh năm tần tảo mà năm vẫn thiếu ăn ba tháng. Rảnh việc đồng áng chị lại buộc giỏ ngang hông, đi bộ bơn cây số ra biển, lội hết bãi trong, bãi ngoài, nhặt tùng con don, con vọp mang ra chữ bán lấy tiền đong gạo nuôi mẹ già, con nhỏ.

     Với đồng lương và thời giá lúc đó, dù sinh hoạt tiết kiệm nhất, nghiện thuốc lá mà không dám mua bao thuốc lá rẻ tiền nhất thì đồng lương thiếu tá của Toanh cũng chẳng gửi về giúp vợ được đồng nào. Chỉ khi nào về nhà, năm một hai lần. anh mang về được vài chục cân gạo. Nếp nhà của gia đình thiếu tá Toanh là căn nhà tồi tàn ở xã, nhà tranh. vách đất, mái dột. Trên cánh cửa căn nhà đó, Toanh ghi địa chỉ của mình và dặn vợ khi nào có việc gì, tức là khi gay go quá thì đánh điện cho anh. Biết anh ở mặt trận phải tập trung vào lo việc thành bại của trận đánh, lo sự sống chết của người lính nên chưa lần nào chị làm anh phải lo lắng thêm vì một bức điện cầu cứu của chị, kể cả lần đứa con nhỏ bốn tuổi đã biết đi, bị ốm lay lắt, khỏi ốm nó chỉ còn biết bò! Trước khi bước vào trận đánh này, Toanh có về qua nhà thì đứa con nhỏ của anh đang tập đi lần thứ hai! Bây giò nó đã đi vững như trước lúc ốm chưa?

     Những chuyện ấy Toanh chỉ thổ lộ với những cán bộ cùng lứa tuổi, cùng hoàn cảnh. Nhưng những chiến sĩ trẻ đang có mặt bên Toanh ở biên giới đều biết, cũng như họ đều biết những vết thương trên vai, trên ngục, trên đùi, trên bắp chân Toanh, biết những trận đánh lớn của anh ở Quảng Trị, Nam Lào, Đắc Tô, Tân Cảnh, Kông Tum, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định ... thời chống Mỹ và nhũng trận đánh bọn diệt chủng Pônpốt ở biên giới Tây Nam.

     Những người lính trẻ cũng biết rằng hai tháng trước vùng quê Ninh Bình của tiểu đoàn trưởng Phạm Văn Hưởng bị bão lụt nặng, nhà Hưởng bị đổ tường. Ở nhà anh cũng chỉ có người mẹ già, vợ và hai con nhỏ. Đơn vị cho anh về nhà khắc phục hậu quả bão lụt. Không có tiền xây lại bức tường đổ, anh chỉ dọn dẹp cho căn nhà bớt ngổn ngang và dựng tấm phên lá chỗ bức tường đổ rồi lại vội vã về đơn vị kịp dẫn tiểu đoàn lên biên giới.

     Đại đội trưởng Cao Hoàng Việt lại có nỗi buồn khác. Việt có vợ là nhân viên đánh máy ở một cơ quan Hà Nội và đứa con trai hai tuổi. Cuộc sống thành phố không có hạt lúa ngoài đồng, ngọn rau trong vườn như ở nông thôn. Tất cả phải trông vào đồng lương còm nhân viên hành chính. Cuộc sống thành phố lại hào nhoáng, màu mè, lại dập dìu lứa đôi. Cuộc sống ấy đầy hấp dẫn và cám dỗ mà người vợ trẻ mới hai mươi ba tuổi cứ lủi thủi đi về một mình, sớm hôm một bóng! Cao Hoàng Việt đã nhận ra trong sự hòn giận của vợ có sự xao động, có sự hao hụt, phân tán tình cảm! Mấy hôm trước trận tập kích lên Xê Ba, Việt nhận được thư vợ. Đọc xong lá thư dài của vợ, Việt ngồi thừ ra. Từ đó Việt mang vẻ mặt âm thầm, chịu đựng!
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #7 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2009, 12:20:06 pm »

     Trong khe hẹp giũa hai tảng đá, vẫn với vẻ mặt âm thầm chịu đụng đó, đại đội trưởng Cao Hoàng Việt xiết chặt tay hai cán bộ ở sở chỉ huy Phạm Văn Toanh và Phạm Văn Hưởng rồi dẫn các chiến sĩ lên Xê Ba. Lính đặc công bao giờ cũng mang thủ pháo đi vào cuối tuần trăng. Đêm ấy là đêm hai mươi chín tháng mười lịch trăng. Đêm không trăng, vòm trời đêm mùa đông thăm thẳm. Bóng núi lom khom nhấp nhô như vồng lưng, như bờ vai những người lính đang lặng lẽ tiến vào vị trí địch.

    Vật mốc của vị trí triển khai là một khối đá vuông vức và phẳng lì như một tấm phản. Từ đây các tổ tách ra theo mục tiêu đã được phân công. Theo lối Bích đã đi, tôi đến cửa hang mà khi đi trinh sát, Bích đã thả chân xuống thăm dò và đạp vào vai thằng giặc. Khi phân công mục tiêu, hang này được xác định là hang số một, hang chỉ huy và dành cho Bích. Bích đánh liền ba quả thủ pháo vào hang. Thận trọng vào hang kiểm tra rồi Bích lần theo đường dây điện thoại sang hang số hai phối hợp với tổ của mũi trưởng Việt. Khi tôi lên Xê Ba, trận đánh giành lại điểm cao này diễn ra đã gần tròn ba tháng. Đơn vị bộ binh đước đặc công giao lại Xê Ba đã kịp làm công sự bê tông giữ đất. Hang đá hoang sơ lại trả về hoang sơ. Đến cạnh miệng hang rộng hoặc tôi phải rùng mình vì có cảm giác từ trong hang vẫn còn bốc ra mùi tử khí lạnh lẽo và tanh tưởi. Bàn đến hang số hai, mũi trưởng Việt và một chiến sĩ vẫn chưa tìm ra cửa hang. Khi lên trinh sát, Bích thấy của hang trống, bây giữ một khối đá lớn đã chặn cửa hang. Bích liền lật khối đá ra để mũi trưởng Cao Hoàng Việt thả thủ pháo vào.

     Sau những loạt thủ pháo âm âm trong lòng núi, bọn giặc bị diệt gọn không kịp nổ một phát súng chống trả. Mũi trưởng Cao Hoàng Việt đến từng hang kiểm tra, bố trí lực lượng chống địch phản kích chiếm lại Xê Ba. Khi Việt về đến cửa hang số hai, nơi anh chọn đặt vị trí chỉ huy thì pháo giặc cấp tập dập đến. Khối đá Bích lật ra bên của hang bị pháo thổi bay mất. Cao Hoàng Việt bị quật dính vào vào đá cạnh gốc cây cụt.

     Tôi tần ngần đứng lặng hồi lâu bên gốc cây cụt ngọn đăm đăm nhìn vào vách đá, nơi Cao Hoàng Việt hi sinh, cố hình dung ra dáng hình anh in trên vách đá. Tháng giêng, đã sang tiết xuân, từ gốc cây bị đạn pháo phạt cụt đã bật lên nhũng chồi non mong manh.

***
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #8 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2009, 12:21:41 pm »

     Thời gian qua đi, cả dải biên cương heo hút đã trở thành hành lang buôn bán tấp nập. Gần đến chợ biên giới Tân Thanh, những vách núi đá dãn thưa dần, mở ra một khoảng không gian thoáng rộng. Chợ Tân Thanh lọt giũa khoảng núi đá thưa thoáng và ở ngay sát hai bên đường biên. Bên này đường biến, chợ trải rộng trên đất bằng. Chỉ riêng bãi đỗ xe đã rộng hơn mặt bằng chợ Đồng Xuân, Hà Nội. Bên kia đường biên, núi đá dựng đứng. Chợ là những khối nhà kính cao tầng dựa lưng vào vách núi. Bên này đường biên, hàng hóa chất ngất trên sạp, trên giá. Bên kia đường biên, hàng hóa ngồn ngộn trong tủ kính, trong ki ốt.

     Hàng hóa trong chợ thượng vàng hạ cám đều là sản phẩm Trung Quốc. Trên suốt tuyến biên giới này, hàng Trung Quốc cấp tập đổ về đầy ắp những cái chợ đường biên. Người xe nườm nượp ngược lên biên giới phía bắc mua hàng vì hàng ở đây giá rẻ đến kinh ngạc. Vài so sánh: Bếp điện từ, ở Hà Nội, hàng Nhật chính hiệu giá hơn triệu đồng, hàng Trung Quốc giá hơn sáu trăm ngàn đồng. Ở chợ Tân Thanh, bếp điện từ của Trung Quốc cùng loại chỉ bốn trăm ngàn đồng! Chiếc va li du lịch hộp cứng có bánh xe, loại lớn ở Hà Nội, hàng các nước Âu Mỹ giá bán phải năm, bảy trăm ngàn đồng, loại độc đáo có khi tới cả triệu đồng. Hàng Trung Quốc mẫu mã y hệt hàng Âu, Mỹ giá chỉ hơn hai trăm ngàn đồng, ở chợ Tân Thanh chỉ một trăm ngàn đồng! Đồng hồ đeo tay đủ các nhãn hiệu nổi tiếng của Thụy Sỹ . Một chiếc Rado của Thụy Sỹ giá cả triệu đồng, hàng Trung Quốc nhưng vẫn có chữ khắc chìm ghi là sản phẩm Thụy Sỹ SWISS MADE giá chỉ hai trăm ngàn đồng ... Vì sao hàng Trung Quốc rẻ đến thế?

     Người Trung Quốc rất có năng khiếu trong sản xuất kinh doanh và rất nhạy bén nắm bắt thị trường. Ở thành phố Hồ Chí Minh, một mặt hàng mới của những thương hiệu danh giá trên thế giới vừa xuất hiện trên thị trường thì chỉ vài ngày sau những xưởng sản xuất gia đình người Hoa ở Chợ Lớn đã tung ra mặt hàng đó, mẫu mã y hệt, giá cả chỉ bằng một phần ba, một phần tư hàng chính phẩm. Sản xuất kiểu đó giảm bớt rất lớn thời gian và chi phí về nghiên cứu nhu cầu thị trường, tìm tòi ý tưởng sản phẩm, thiết kế mẫu mã, chế tạo công nghệ, quảng cáo tiếp thị.

     Ô tô chở mủ cao su, chở hải sản, chở cả quặng sắt, quặng gang của ta xuất sang Trung Quốc chạy theo đường lớn, qua các trạm kiểm soát hải quan, làm đầy đủ thủ tục thuế. Nhưng hàng tiêu dùng từ Trung Quốc vào ta, Ô tô chỉ chở đến bên kia biên giới. Từ đó hàng được xé nhỏ ra, chất lên lưng những "cửu vạn", theo lối mòn trong rừng, vòng tránh những trạm kiểm soát và thu thuế của hải quan. Hàng Trung Quốc bày bán công khai trong thợ Tân Thanh hay ở các chợ quê, chợ tỉnh trên cả nước ta phần lớn đều là hàng trốn thuế như vậy! Hàng của ta chảy lên biên giới phía bắc là nguyên liệu sản xuất như mủ cao su, quặng kim loại và cả kim loại, chiếm một tỉ trọng rất lớn và lúc nào cũng hút hàng nhưng hàng nông sản nhiệt đới của ta bán sang Trung Quốc thì đầy bất trắc. Có đoàn ô tô chữ dưa hấu phải nằm chờ hàng tuần, dưa thối bốc mùi trong xe, khách bên Trung Quốc vẫn chưa thèm mua hàng như đã hẹn!

     Tôi bỗng nhớ đến bài báo nhỏ mới đăng trên tờ Tuổi Trẻ thành phố Hồ Chí Minh với cái tít in đậm: Cà rốt Lâm Đồng chết vì cà rốt Trung Quốc! Tin cho biết cà rốt Trung Quốc tràn ngập thị trường nước ta với giá rẻ, chỉ từ bốn ngàn đến bơn ngàn rưỡi đồng một kilôgam được tiêu thụ mạnh nên cà rốt nội giá cao hơn bị ế ẩm và hàng trăm nhà làm vườn thành phố Đà Lạt và huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng đành không thu hoạch trên 100 hecta cà rốt vì lái buôn chỉ mua với giá từ hai ngàn đến ba ngàn đồng một kilogam, không đủ chi phí trang trải sản xuất nên không có tiền trả công thu hoạch (báo Tuổi Trẻ, 27.3.2007). Lại như vụ án buôn lậu ở Hang Dơi năm trước. Hang đá hoang vu trước đây chỉ có loài dơi trú ngụ, cách chợ Tân Thanh chỉ vài cây số, nay biến thành kho chứa hàng ngàn tấn hàng Trưng Quốc nhập lậu. Đứng trước vành móng ngụa trong vụ án buôn lậu ở Hang Dơi bên cạnh nhũng trùm buôn lậu có cả cục trưởng, cục phó cơ quan Hải quan của tỉnh. Chảy máu hàng nguyên liệu sản xuất và bội thục nhập lậu hàng tiêu dùng nhiều độc tố! Độc tố hàng tiêu dùng nhập lậu ấy là: bóp nghẹt sản xuất trong nước, gây bất ổn thị trường và hạ gục nhiều nhân cách cán bộ! Đó là cuộc chiến mới hiện nay ở một vùng biên giới.

     Con đường số Bốn đến chợ Tân Thanh ở Lạng Sơn cứ gợi cho tôi nhớ đến con đường số Hai đến Vị Xuyên ở Hà Giang ngày nào. Những người lính ngày đó đã để lại ấn tượng quá sâu đậm trong tôi cho tôi cảm giác như hôm nay tôi đang về gặp họ. Đi trong hào nhoáng hàng hoá, đi trong rộn rã bán mua, tôi không nhìn thấy bóng dáng một người lính nhưng hình ảnh âm thầm, lầm lũi của họ cứ hiện lên sừng sững trong tôi như những vách đá âm thầm và sừng sững kia.

Hết
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #9 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2009, 12:23:00 pm »

Chuyện
Trường Sa

Thân Dừa
Vùi Trong Cát


    Năm mươi tư cây dừa gầy guộc, cao lênh khênh trên đảo Song Tử Tây, cây nào cũng có dáng quằn quại, nhọc nhằn. Sáu tháng mùa khô nắng cháy và gió xé. Lá dừa xác xo, hoe vàng. Những mùa mưa đến, lá dừa lại tươi xanh từ các nách lá, những chùm hoa lấm tấm trắng lại bung ra. Đêm đi gác, anh chiến sĩ chợt nhận ra trong không khí ẩm ướt, thoang thoảng hương hoa dừa thơm mát làm anh có cảm giác như đang đi dưới hàng dừa bên đường làng hay đi trong bãi dừa ven biển quê nhà. Ngày nắng cháy, dừa tỏa bóng che mát cho một khoảng đảo bên gốc dừa, có những chiếc ghế đá nhỏ đặt hướng ra biển. Giũa vạt dùa có bốn nấm mộ. Những bao cát quây lại giữ cát khỏi trôi tạo thành bốn nấm cát hình chữ nhật dọc theo hướng đông - tây. Giữa nùm cát, những chân nhang đỏ cắm ngả nghiêng. Bốn nấm mộ nhưng chỉ có một nấm mộ có bia. Đầu phía tây, phía đất liền tổ quốc của nùm cát nằm giữa, có những bông hoa san hô lớn xếp quanh một tấm bia: LIỆT SĨ TỐNG VĂN QUANG. HI SINH NGÀY 14.4.1975.

    Ngồi trên chiếc ghế đá bên gốc dừa nhìn ra biển đang chuyển dần tù màu xanh ngữ ngàng sang màu tím trầm tư, tôi đã được nghe Nguyễn Hữu Cách, người chiến sĩ đặc công nước đã tham gia đánh đuổi quân ngụy Sài Gòn, giải phóng đảo kể về chặng đường các anh đi giải phóng quần đảo, kể về giọt máu trẻ đã thấm đỏ cát trắng san hô.

    Đầu tháng tư, đơn vị nhận lệnh đi chiến đấu. Quang đang bị nhọt sưng tấy một bên đùi. Chân cẳng như thế thì ở nhà? Quân y đơn vị đã viết giấy giới thiệu gửi Quang vào bệnh viện quân chủng. Lính đặc công, dù đặc công cạn hay đặc công nước cũng phải xé nhỏ thành những mũi nhỏ bé lầm lui lủi vào căn cứ giặc, mỗi lần đi là một lần dự lễ truy điệu chính mình, mỗi lần đi là cầm chắc cái chết! Bây giữ cả đại quân đang ào ạt tiến về Sài Gòn. Chỉ ba ngày đã giải phóng một dải đất rộng từ Huế đến Đà Năng. Bây giờ mới được hành quân theo đội hình lớn, đi là chắc thắng. Cả đơn vị lên ô tô đi còn một mình nằm lại bệnh viện thì sao đành! Quang xốc ba lô súng đạn lên vai, dứt khoát bám theo đơn vị.

    Ô tô chạy một mạch từ Quảng Yên đến Đà Nẵng vừa được giải phóng. Ngồi trên ô tô, không phải sử dụng đến đôi chân, Quang cùng y sĩ đơn vị tập trung xử lí cái chân dở chứng. Xoa cao. Chườm nước nóng. Tiêm kháng sinh liều Cao. Xe dừng, liền xuống đất, tập vận động. Bên chân đau dịu dần.

    Đến Đà Năng, ba đại đội của trung đoàn đặc công nước chọn ra những chiến sĩ có sức chiến đấu hiệu quả nhất tổ chức thành ba phân đội chiến đấu, đại đội trưởng làm phân đội trưởng. Cách và Quang đều ở phân đội Một do đại đội trưởng Quế chỉ huy. Phân đội Hai có đại đội trưởng Cường. Phân đội Ba của đại đội trưởng Minh. Mỗi phân đội có ba tiểu đội là ba mũi chiến đấu, mỗi mũi bảy người. Đại đội gần trăm người rút lại thành 1 phân đội chỉ có hai mươi mốt người và Quang được chọn trong số hai mươi mốt người đó. Ba phân đội trong đội hình một đại đội do trung tá trung đoàn trưởng Mai Năng, người anh hùng của những trận đánh tàu chiến Mỹ ở cảng Cửa Việt trục tiếp làm đại đội trưởng.

    Trong căn nhà sự chỉ huy quân cảng Đà Năng của quân đội Sài Gòn còn ngổn ngang giấy tờ và quần áo quân ngụy, đứng giữa sáu mươi ba người lính đặc công nước, trưng tá Mai Năng nhỏ nhẹ nói: Chúng ta phải nhanh chóng ra giải phóng Trường Sa. Chúng ta phải thật khẩn trương để những tình huống xấu không kịp xảy ra. Tình thế gấp gáp buộc chúng ta phải hành quân thật nhanh, giành thế chủ động, bất ngờ, giải quyết trận đánh thật lẹ Vì thế đội hình thiến đấu cần thật nhỏ gọn. Nhỏ gọn nhưng phải chắc thắng. Vì yêu cầu đó nên bộ tư lệnh chiến dịch đã chọn các đồng chí. Các đồng chí là những người lính đặc công nước thiện chiến nhất của hải quân nhân dân Việt Nam được Tổ quốc giao cho nhiệm vụ đi giải phóng quần đảo Trường Sa. Chúng ta phải giành lại quần đảo Trường Sa về với tổ quốc Việt Nam thống nhất và sẽ ở lại giữ đảo đến bạc đầu. Các đồng chí có nhất trí không? Sáu mươi ba người lính cùng bật lên âm thanh đanh gọn: Nhất trí!

    Mười giờ đêm cuối tuần trăng, cả đại đội hàng một lặng lẽ xuống con tàu nhỏ, không có số hiệu, đã từng chở nhiều chuyến vũ khí cho miền nam đánh Mỹ . Để giữ bí mật, trên tàu tắt hết đèn và chiến sĩ phải xuống hầm chứa hàng. Hầm chứa hàng kín nút, chật chội, thành sắt, đáy và trần sắt. Trong chiếc hộp sắt đó, võng mắc tầng tầng, lớp lớp. Võng Cách mắc trên võng Quang. Hơi người. Hơi dầu mỡ. Hơi nóng hầm hập, ngột ngạt. Tiếng máy tàu thình thịch, nhức nhối. Khoảng không gian chao đảo ngả nghiêng. May quá, tàu đã ra xa bờ, tùng tiểu đội được lần lượt ra khỏi hầm, trải tăng nằm trên sàn tàu thoáng mát. Nhưng thép sàn tàu bị mặt trời nung cả ngày, đến đêm vẫn còn nóng âm ỉ, không nằm được đành ra thành tàu ngồi. Gió chợt mạnh lên, mát lạnh. Rồi mưa sầm sập trút xuống. Lại phải chui xuống hầm hàng. Mưa quật như gõ trống trên nắp hầm. Mưa làm tấm thép nắp hầm nguội đi, tỏa sức nóng vào hầm, hầm tàu càng bức bối.

    Có mưa, sóng biển cũng dựng cao hơn. Chiếc hộp thép lèn chặt người bị tung lên cao rồi lại rơi hút xuống. Lần đầu tiên Cách bị say sóng. Cách cảm thấy cơ thể mình như một cái ông rỗng đang bị lộn ngược từ trong ra. Ruột gan muốn đẩy cả lên cổ, muốn nôn cho nhẹ mà không làm sao nôn được. Đầu váng vất, nặng trịch, người rã ra. Trong hầm tàu lúc nào cũng tối âm âm nên Cách không còn phân biệt được thời gian. Đã hai lần Quang hỏi Cách có ăn gì không, Cách đều lắc đầu. Đến lúc trong hầm tàu lại chộn rộn lên, từng tiểu đội lại được lần lượt thay nhau lên boong tàu đi lại và hít thở không khí nhẹ nhõm trên biển thì Cách biết rằng đã qua một ngày. Thế là tàu đã chạy đi một đêm một ngày. Đến bây giờ Cách mới thấy đói. Nhung khi Quang đổ nước vào túi gạo sấy và đưa cho Cách, ngửi mùi cơm gạo sấy nhạt thếch, Cách lại muốn nôn. Quang đưa Cách lên boong tàu Không khí thoáng mát trong lành ngoài trời làm cho Cách tỉnh táo và khỏe khoắn trở lại. Quang xin cho Cách một ca cháo nóng ở nồi cháo của thủy thủ. Cháo ngon quá! Cách húp một hơi hết ca cháo. Nhưng vừa ăn xong anh liền nôn thốc nôn tháo ra hết. Suốt từ lúc say sóng. Cách cứ muốn nôn mà không nôn được nên trong người cứ nôn nao khó chịu. Bây giờ nôn được rồi, tuy tiếc ca cháo nhung thấy người dễ chịu hẳn.

    Bầu trời đen thẫm, nặng trĩu, không một vì sao. Gió mát lạnh. Trời này sẽ còn mưa nữa. Mưa đi liền với gió to sóng lớn và lại phải thui xuống hầm ngột ngạt, lại say sóng đến mệt lử. Thôi kệ! Hãy cứ biết trời đang tạnh ráo, biển đang dịu sóng, đang được ở trên boong tàu, đang được hít thở khí trời phóng khoáng, trong lành. Cách đúng dậy, vươn vai, thở thật sâu và nói với Quang:

    - Khỏe rồi! Khỏe rồi? Chiến đấu được rồi!

    Quang bảo Cách:

    Cậu nhịn đói suốt tù hôm qua đến giờ, lấy sức đâu mà chiến đấu. Nếu không ăn được cơm thì cố ăn gói lương khô.

    Cách bảo:

    - Mình cũng thấy đói nhưng lương khô và cơm gạo sấy thì không thể nào nuốt được.

    Quang đi vào chỗ mấy gian buồng thủy thủ ở cuối tàu. Lát sau Quang ra, đưa cho Cách một ca mì ăn liền nóng hổi. Ngửi mùi mì nóng đã thấy tỉnh người lại. Vào đến Đà Nẵng, lính miền bắc mới biết đến mì ăn liền. Ai cũng thích thú và luôn thèm thuồng mùi nóng hổi và thơm phúc của ca mì ăn liền bốc hơi nghi ngút. Cách ăn hết ca mì còn thèm ăn nữa nhưng lại xin nữa sao tiện! Lại còn say sóng nữa, lại nôn ra hết thì uổng! Thôi, ăn tạm thế đã! Quang mang ca đi trả trở về liền trải cuộn bạt phủ nắp hầm hàng ra. Hai người nằm xuống tấm bạt trên nắp hầm chứa hàng. Cách nghe mồ hôi dấp dính tứa ra khắp người và nhận ra cơ thể đang hồi phục hoạt động nhịp nhàng trữ lại. Cách muốn gác đùi lên đùi Quang nhung thấy Quang có vẻ trầm ngâm suy nghĩ nên anh lại không dám động đến bạn nữa. Chợt Quang nói:

    - Mình vừa nghe mấy tay thủy thủ nói rằng còn hai ngày nữa tàu mới đến khu vực đảo. Như vậy bọn mình còn phải chui trong hầm tàu hai ngày nữa. Mình lo sức khỏe của cậu ngày mai còn gay go đấy? 

    Cách bảo: Không sao! Ở trong hầm tàu đúng là người lử ra thật nhưng chui ra khỏi cái lò hơi ngạt ấy là mình sẽ tỉnh lại và cầm đến khẩu súng chiến đấu là mình sẽ khỏe ra. Đáng lo là cái chân cậu ấy.

    - Êm rồi! Mình biết mà, cái nhọt chỉ hành mình được hai, ba ngày là cùng! Nếu mình chịu thua nó, ở nhà không tham gia trận đánh cuối cùng mà trong đời lính chiến chỉ có một lần này thì tiếc vô cùng?

    Cách đặt tay lên chỗ đùi nổi nhọt của Quang thấy bắp đùi Quang tròn lẳn, căng đều chắc nịch. Quang vốn  kín đáo và ít nói nên trong tiểu đội ít người biết những chuyện riêng tư của anh nhung đối với Cách thì Quang chẳng giữ lại điều gì. Bố Quang mất sớm nhung anh vẫn giữ lại ấn tượng về một người cha quặt quẹo đau ốm. Tất cả gánh nặng gia đình trút lên đôi vai mẹ Quang. Khi bố còn sống. mẹ đã khổ. Bố mất đi, mẹ càng khổ hơn. Một mình mẹ nuôi bốn chị em Quang. Nhà không có người đàn ông, ai cũng có thể hà hiếp, bắt nạt được. Chị em Quang lớn lên, hai cô đi lấy chồng, Quang đi bộ đội. Ở nhà chỉ còn mẹ và đứa em gái. Đứa em gái này có lần Quang đã khoe với Cách là nó đặc biệt giống mẹ, cũng dáng người cao dỏng thon thả, cũng tác phong nhanh nhẹn, tháo vát, cũng tính tình tận tụy, nhường nhịn. Nó lại hẳn mẹ ở chỗ được học hành chu đáo. Ở miền quê nghèo, con gái được học hết trung học phổ thông là hiếm lắm. Tất cả tình cảm với gia đình. Quang đều dồn cho mẹ và đứa em gái. Mỗi lần nhận được thư nhà Quang đều cho Cách xem. Thường là thư của đứa em gái viết cho Quang. Cũng có đôi lần mẹ Quang trực tiếp viết. Chắc mẹ phải cố gắng lắm mới viết nổi nửa trang giấy vở học trò bằng thứ chữ do phong trào bình dân học vụ cho mẹ từ thời mẹ còn trẻ, người đọc phải vừa đọc vừa đoán mới hiểu được. Những bức thư ấy Cách đọc cũng xúc động như được đọc thư của chính mẹ mình.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Ba, 2009, 12:25:45 pm gửi bởi baogt » Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
Trang: 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM