Bối cảnh định đô Thăng Long và sự nghiệp của Lê Hoàn

(1/39) > >>

UyenNhi05:

Tên sách: Bối cảnh định đô Thăng Long và sự nghiệp của Lê Hoàn
Nhà xuất bản: Hà Nội
Năm xuất bản: 2005
Số hoá: ptlinh, UyenNhi05


NHÀ XUẤT BẢN HÀ NỘI
4 - Tống Duy Tân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: (04)8257063; 8.252916. Fax: (04)8257063


BỐI CẢNH ĐỊNH ĐÔ ĐÔ THĂNG LONG
VÀ SỰ NGHIỆP CỦA LÊ HOÀN



Chịu trách nhiệm xuất bản:
NGUYỄN KHẮC OÁNH


Biên tập:
NGUYỄN ĐỨC VỤ - TRỊNH MINH TUẤN
 
Bìa:
PHAN ANH TÚ


Trình bày, kỹ thuật vi tính:
HOÀNG LAN HƯƠNG

Sửa bản in:
TRỊNH MINH TUẤN
________________________________________________________________________
In 700 cuốn. khổ 14,5x20,5 cm tại Nhà in Hà Nội. Giấy phép xuất bản số: 04LS/954 CXB ngày 20/6/2005. In xong và nộp lưu chiểu tháng 1 năm 2006.

VĂN PHÒNG BAN CHỈ ĐẠO
KỶ NIỆM 1.000 NĂM THĂNG LONG - HÀ NỘI
SỞ VĂN HÓA THÔNG TIN – HỘI SỬ HỌC HÀ NỘI



BỐI CẢNH
ĐỊNH ĐÔ THĂNG LONG
VÀ SỰ NGHIỆP CỦA LÊ HOÀN
(Tập kỷ yếu hội thảo nhân kỷ niệm 995 năm Thăng Long Hà Nội và 1000 năm ngày mất của danh nhân Lê Hoàn)



LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Trong lịch sử, Lê Hoàn không chỉ là một vị hoàng đê’ có những đóng góp kiệt xuân trong sự nghiệp chống ngoại xâm, giữ gìn và củng cố nền độc lập dân tộc mà còn có nhiều công lao trong sự nghiệp ngoại giao, xây dựng và kiên tạo đất nước Đại Cồ Việt hùng mạnh thì Tiền Lê. Chính bối cảnh đó là điều kiện giúp Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long năm 1010, mở ra một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên phát triển rực rỡ của văn hóa Thăng Long - Đại Việt.

Cuốn sách Bối cảnh định đô Thăng Long và sự nghiệp của Lê Hoàn là kết quả của quá trình nghiên cứu của nhiều nhà khoa học do Hội Sử học Hà Nội tổ chức. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, theo đề xuất của Hội Sử học Hà Nội, Sở Văn hóa - Thông tin Hà Nội, Văn phòng Ban chỉ đạo kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học cùng tên, nội dung cuộc hội thảo được tổ chức hiệu đính biên tập thành sách. Cuốn sách góp phần làm sáng rõ hơn thân thế và những đóng góp nổi bật của anh hùng dân tộc Lê Hoàn vào tiến trình lịch sử đất nước nói chung à trong việc định đô Thăng Long sau này của Lý Công Uẩn nói riêng.
 
Năm 2005, nhân dịp kỷ niệm 995 năm Thăng Long - Hà Nội; 1.000 năm ngày mất của anh hùng dân tộc Lê Hoàn, Nhà xuất bảl Hà Nội trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc cuốn sách. Bối cảnh định đô Thăng Long và sự nghiệp của Lê Hoàn; và hy vọng rằng, cuốn sách sẽ giúp bạn đọc, nhất là thêm hệ trẻ, biệt và tự hào về những cống hiến của các bậc tiền nhân để chúng ta có một Thủ đô anh hùng, “Thành phố” vì hòa bình “ như ngày hôm nay.

                                                                                          NHÀ XUẤT BẢN HÀ NỘI

UyenNhi05:

PHÁT BIỂU CỦA ĐỒNG CHÍ NGÔ THỊ THANH HẰNG(*)
TẠI HỘI THẢO KHOA HỌC
“BỐI CẢNH ĐỊNH ĐÔ THĂNG LONG
VÀ SỰ NGHIỆP CỦA LÊ HOÀN”

Trong tiến trình lịch sử của dân tộc Việt Nam nói chung, của Thăng Long - Hà Nội nói riêng, Lê Hoàn có vị trí đặc biệt.  ông không chỉ là người kế tục xứng đáng các vị anh hùng Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh trong sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc bằng vũ công Bạch Đằng oanh liệt, mà còn thể hiện trên những thành tựu của sự nghiệp ngoại giao, xây dựng phát triển đất nước.

Triều đại Lê Hoàn đã chuẩn bị cho sự xuất hiện và chắp cánh cho tài năng, nhân cách của Lý Công Uẩn - vị vua sáng nghiệp triều Lý, xây nền kinh đô Thăng Long, chuẩn bị cho kỷ nguyên phát triển rực rỡ của văn hoá Thăng Long - Đại Việt. 

Năm 2005, kỷ niệm trọng thể 995 năm Thăng Long - Hà Nội càng có ý nghĩa hơn khi chúng ta trang trọng kỷ niệm 1000 năm ngày mất vị vua anh hùng bằng hội thảo khoa học “Bồi cảnh định đô Thăng Long và sự nghiệp của Lê Hoàn”.  Đó là thể hiện tinh thần khoa học, đạo lý, nhân cách sống của thế học hôm nay với các bậc Tiền nhân đã bảo vệ, xây dựng non sông yêu quý của chúng ta.

Thành ủy, ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trân trọng và đánh giá cao sáng kiến của Sở Văn hóa - Thông tin, Hội Sử học Hà Nội, Văn phòng Ban chỉ đạo kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long đã phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học này.  Chúng tôi trân trọng cảm ơn các nhà khoa học đã dành thời gian, tâm huyết, tình cảm của mình tìm hiểu và nghiên cứu về bối cảnh định đô Thăng Long, về sự nghiệp của Lê Hoàn, về quốc gia Đại Cồ Việt.

Nhân dịp này, lãnh đạo Thành phố một lần nữa trân trọng đề nghị các nhà khoa học lịch sử, xã hội và nhân văn tích cực, chủ động hơn nữa trong việc đề xuất những kiến nghị, những giải pháp khoa học của mình vào việc thực hiện chương trình kỷ niệm Ngàn năm Thăng Long, vào công cuộc xây dựng Thủ đô yêu dấu của chúng ta ngày một hiện đại, văn minh, xứng đáng là Thủ đô Anh hùng, “Thành phố vì hoà bình”.  Lãnh đạo, nhân dân Thủ đô luôn trân trọng, lắng nghe, tiếp thu những đóng góp của các nhà khoa học, coi đó là một vinh dự, trách nhiệm, là tiềm lực quan trọng không thể thiếu được của quá trình hoạch định chính sách xây dựng, quản lý, phát triển Thủ đô hôm nay và mai sau.

Chúc sức khoẻ các vị đại biểu, chúc Hội thảo “Bồi cảnh định đô Thăng Long và sự nghiệp của Lê Hoàn” thành công tốt đẹp.

Trân trọng cảm ơn các đồng chí!



(*) Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.  

UyenNhi05:

BỐI CẢNH ĐỊNH ĐÔ THĂNG LONG
VÀ SỰ NGHIỆP CỦA LÊ HOÀN
PGS.TS. Nguyễn Quang Ngọc(*)
(Tổng thuật các báo cáo tham gia Hội thảo khoa học Kỷ niệm 1.000 năm ngày mất của Lê Hoàn).


Cách đây vừa tròn 1.000 năm, trÁi tim vĩ đại của người anh hùng dân tộc Lê Hoàn ngừng đập. ông ra đi dường như rất vội, không kịp mang theo gì cho riêng mình, kể cả thuỵ hiệu, miếu hiệu, để đến nỗi nghìn năm sau các lớp cháu con vẫn nghĩ như ông vừa mới đi xa, vẫn còn đang trong chuyến “đại hành”.

Ngô Sĩ Liên, nhà sử học lỗi lạc đời Lê cuối thế kỷ XV viết sách Đại Việt sử ký toàn thư đã nhận xét rất đúng rằng, ông: “đánh đâu được đấy, chém vua Chiêm Thành để rửa cái nhục phiên di bắt giữ sứ thần, đánh lui quân Triệu Tống để bẻ cái mưu tất thắng của vua tôi bọn họ, có thể gọi là bậc anh hùng nhất đời vậy”. ông “trừ nội gian mà lấy được nước, đuổi giặc ngoài để yên dân, trong nước thanh bình, Bắc Nam vô sự”, đặt cơ sở nền tảng cho bước phát triển nhảy vọt của quốc gia Đại Cồ Việt đầu thế kỷ XI. Ông là vị hoàng đế có những đóng góp kiệt xuất vào tiến trình lịch sử đất nước.

Đúng 1000 năm ngày ông ra đi, cả nước và thành phố Hà Nội nhộn nhịp triển khai các hoạt động kỷ niệm 995 năm Thăng Long- Hà Nội, trực tiếp chuẩn bị cho đại kỷ niệm Thủ đô 1.000 năm tuổi.  Chúng ta không thể không tưởng nhớ công lao của ông, tuy không trực tiếp nhưng cũng góp phần rất quan trọng cho sự hình thành thiên tài Lý Công Uẩn, cho sự xuất hiện vương triều Lý và công cuộc định đô Thăng Long.

Trên tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, Sở Văn hoá - Thông tin, Văn phòng Ban chỉ đạo kỷ niệm nghìn năm Thăng Long và Hội Sử học Hà Nội, được sự chỉ đạo của Thành ủy, ủy ban nhân dân thành phố, tổ chức cuộc Hội thảo khoa học Bối cảnh định đô Thăng Long và sự nghiệp của Lê Hoàn. Từ bối cảnh lịch sử chung và yêu cầu đặt ra cho đất nước Đại Cồ Việt hồi cuối thế kỷ X, đầu thế kỷ XI, trên cơ sở những thành tựu mới của sử học, chúng ta có dịp ngồi lại cùng đánh giá những thành tựu mà Lê Hoàn và nhà Tiền Lê cống hiến cho sự phát triển của đất nước ở giai đoạn bản lề này và thông qua đó nhìn nhận rõ hơn đóng góp của ông và vương triều ông cho công cuộc định đô Thăng Long.

Tuy thời gian chuẩn bị cho cuộc hội thảo có phần gấp gáp nhưng được sự hưởng ứng rất nhiệt tình của các nhà khoa học trong nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau, cuối cùng chúng tôi đã tập hợp được 32 báo cáo khoa học tham gia Hội thảo. Đội ngũ tác giả tham gia Hội thảo lần này, bên cạnh các nhà khoa học, các chuyên gia lão thành là một số lượng đông đảo các cán bộ giảng dạy và nghiên cứu trẻ, đặc biệt trong đó có nhiều chuyên gia nữ. Tất cả các báo cáo dù trực tiếp hay gián tiếp, dù nghiên cứu một khía cạnh hay đánh giá tổng thể đều góp phần làm sáng rõ hơn thân thế, sự nghiệp người anh hùng dân tộc Lê Hoàn và những đóng góp nổi bật của ông vào tiến trình lịch sử đất nước nói chung và trong công cuộc định đô Thăng Long nói riêng.


(*) Chủ tịch Hội Sử học Hà Nội, Trưởng ban Tổ chức hội thảo.

UyenNhi05:

I. VỀ QUÊ HƯƠNG, GIA THẾ, CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA LÊ HOÀN

 Năm 1981, tỉnh Thanh Hoá tổ chức hội thảo khoa học Lê Hoàn và 1000 năm chiến thắng giặc Tống xâm lược.  Trong Hội thảo này, nhiều vấn đề chung về thế kỷ X, về quê hương, thân thế, sự nghiệp của Lê Hoàn được đặt ra và bước đầu đã được giải quyết.

Hơn hai chục năm sau, trải qua một chặng đường đổi mới của sử học, nhiều vấn đề xung quanh quê hương, gia thế, cuộc đời và sự nghiệp của Lê Hoàn đều được đào sâu thêm và nhìn nhận lại theo chiều hướng thoáng rộng hơn.

PGS, TS. Trần Bá Chí trước đây từng viết bài rất công phu về quê hương, dòng dõi Lê Đại Hành khẳng định ông người Ái Châu (tức Thanh Hoá), thì bây giờ xem ra lại muốn nói lại rằng ông sinh ra ở quê gốc động Hoa Lư, xã Trường Yên, nay thuộc tỉnh Ninh Bình.

Mai Khánh (Bảo tàng Hà Nam) sau khi điểm lại cả 4 thuyết về quê hương của Lê Hoàn là Trường Châu (Ninh Bình), Ái Châu (Thanh Hoá), Bảo Thái, Thanh Liêm (Hà Nam) và quê nội Hà Nam, quê ngoại Thanh Hoá đã có ý nghiêng về Trường Châu nhưng cho rằng Trường Châu rộng hơn Trường Yên, Ninh Bình. Tư liệu xác nhận Lê Hoàn ở Trường Châu là Đại Việt sử lược, một bộ sử gần với đương đại nhất.

TS. Vũ Văn Quân dựa theo Đại Việt sử ký hoàn thư chép năm 990 Tống Cảo đến Hoa Lư qua trạm Nại Chinh ở Trường Châu, mà Nại Chinh (nay thuộc đất Hà Nam). Vậy thì Trường châu cũng bao gồm cả đất Hà Nam. Nguồn tư liệu ở Thanh Liêm, Hà Nam mà tác giả Mai Khánh cung cấp là rất phong phú và dường như cũng gợi ra khả năng nơi đây là quê hương Lê Hoàn.

Cùng với Mai Khánh, TS. Phan Phương Thảo, Tống Văn Lợi cũng tiến hành khảo sát khá kỹ Lưỡng khu vực Liêm Cần, khai thác và giới thiệu khá nhiều thông tin quý, cũng nêu ra vấn đề quê hương Lê Hoàn, nhưng lại tập trung giới thiệu vị trí quân sự của vùng đất Liêm Cần và xác định đây là căn cứ quân sự buổi đầu của Lê Hoàn.

Không giống các nhà nghiên cứu trẻ, GS. Trần Quốc Vượng khẳng định một cách dút khoát quê hương Lê Hoàn là Ninh Thái, Thanh Liêm, Hà Nam và theo ông, xứ Thanh chỉ có thể là quê ngoại hay quê bố nuôi Lê Hoàn. Bản báo cáo mang tên Hà Nam quê tôi đã đặt lại một vấn đề hết sức cơ bản cần phải được thảo luận nghiêm túc.

PGS. Hà Đình Đức (trường Đại học Khoa học Tự nhiên) trong bài Lê Đại Hành, vị vua khai sáng nhà Tiền Lê lại nói một cách hiển nhiên rằng Lê Hoàn là người làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hoá.  Nhiều tác giả khác dựa theo kết quả của các công trình nghiên cứu trước đây, cũng vẫn mặc nhiên thừa nhận Lê Hoàn quê ở Thanh Hoá.

Thế là vấn đề quê hương Lê Hoàn, vấn đề được Ngô Thì Sĩ đặt ra từ năm 1.800, được thảo luận đi, thảo luận lại dưới thời Nguyễn, cho mãi đến đầu thế kỷ XXI mà vẫn chưa đưa ra được giải pháp cuối cùng. Tuy nhiên, điều dễ dàng có thể nhận thấy là cả ba nơi Thanh Hoá, Hà Nam, Ninh Bình đều gắn bó chặt chẽ với tuổi thơ, cuộc đời và sự nghiệp của Lê Hoàn.

Có một vấn đề đặt ra cho chính cuộc hội thảo này là chúng ta kỷ niệm 1.000 năm ngày mất của Lê Hoàn hay Lê Đại Hành? Gọi thẳng tên cụ là Lê Hoàn thì e không phải phép mà gọi là Lê Đại Hành thì thật cũng không hay.

Ngày xưa thiên tử lúc mới qua đời, khi chưa mai táng trong sơn lăng thì gọi là Đại Hành hoàng đế, đến khi lăng tẩm đã yên rồi thì mới đặt tên thuỵ và không gọi là Đại Hành nữa. Bài viết của PGS. Lê Văn Lan chủ yếu khảo về nguyên do của cái tên dùng lạm và vì lý do gì mà nó được dùng tạm đến cả nghìn năm, thậm chí còn trở thành tên đặt cho một đường phố Thủ đô.

UyenNhi05:
Góp phần làm rõ hơn thân thế và sự nghiệp của Lê Hoàn còn có bài viết của các tác giả: TS. Nguyễn Thị Phương Chi, Đinh Thị Thuỳ Hiên, Ngô Vũ Hải Hằng và Phạm Đức Anh.  TS. Nguyễn Thị Phương Chi (Viện Sử học) không trực tiếp viết về Lê Hoàn mà đi sâu nghiên cứu khẳng định vai trò và công lao của Thái hậu Dương Vân Nga đối với đất nước Đại Cồ Việt hồi đầu thế kỷ X, thông qua đó làm sáng rõ hơn phẩm chất và nhân cách của Lê Hoàn.

Đinh Thị Thuỳ Hiên (trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) thông qua các nguồn tư liệu thư tịch và nhất là các nguồn tư liệu điều tra điền dã ở Hà Nội và Nam Định đã đưa ra được hình ảnh đáng tin cậy về bức chân dung vị Đại tướng quân Phạm Cự Lạng. Cái đích của bài viết này cũng là thông qua việc đánh giá cao về tài năng và cống hiến của Phạm Cự Lạng để hiểu rõ hơn về đạo đức, nhân cách và đặc biệt là tài dùng người của Lê Hoàn.

Vấn đề đặt ra là sử sách ngày xưa đã đánh giá về Lê Hoàn như thế nào? Phạm Đức Anh (trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) đã tập hợp và phân tích các lời bình của sử gia phong kiến từ Trần cho đến Nguyễn về cuộc đời và sự nghiệp của Lê Hoàn.

Phải nói ngay rằng lấy chuẩn mực Nho giáo để đánh giá một con người như Lê Hoàn thì chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiên lệch (nhất là những quan niệm phong kiến về đạo đức và lối sống). Một con người bị các sử gia phong kiến định tội là trÁi lẽ cương thường, trÁi đạo nhân luân mà khi nói đến công lao và sự nghiệp của ông lại không tiếc lời ngợi ca ông là “bậc anh hùng nhất đời”, “tiếng tăm lừng lẫy… Thành thử ông vẫn là người anh hùng dân tộc vĩ đại và đích thực ngay trong mắt các nhà sử học mang nặng tư tưởng phong kiến bảo thủ.

GS. Đinh Xuân Lâm bày tỏ thái độ ủng hộ một công bố gần đây trong tạp chí Xưa và nay về vai trò của Định quốc công Nguyễn Bặc, đã nêu một kinh nghiệm đánh giá nhân cách và hành động của một nhân vật lịch sử. Theo GS. Đinh Xuân Lâm, phải đánh giá công lao to lớn của Lê Hoàn trong chống ngoại xâm, nhưng không thể vì muốn đề cao Lê Hoàn mà vu cáo Nguyễn Bắc là phản nghịch, tư thông với giặc.

Sự nghiệp của Lê Hoàn không chỉ được ghi tạc trong sử sách mà đặc biệt được đề cao trong dân gian. Ngô Vũ Hải Hằng (Viện Sử học) mới chỉ sơ bộ thống kê hệ thống di tích thờ Lê Hoàn ở một số tỉnh, thành phố cũng cho thấy có đến 36 nơi thờ Lê Hoàn, trong đó 12 nơi thờ riêng, 24 phối thờ với các vị thần khác. Những nơi tập trung nhiều đền thờ Lê Hoàn nhất là Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định... Nội dung thờ cúng chủ yếu ở các di tích này là ghi nhớ công lao, sự nghiệp của Lê Hoàn gắn với mỗi vùng đất cụ thể.

Để giúp cho người quan tâm có thể tìm hiểu thân thế và sự nghiệp của Lê Hoàn một cách thuận tiện, Nguyễn Hoài Phương (trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) đã dựa vào các nguồn chính sử để biên tập Biên niên sự kiện Lê Hoàn gồm 56 sự kiện.

Navigation

[0] Message Index

[#] Next page