Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 05:43:34 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tháng Tư ác liệt  (Đọc 57744 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #120 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2009, 01:52:05 pm »

Một việc mà ngoại giao Pháp và ông đại sứ không thấy Sài Gòn có cảnh tượng hỗn loạn như Đà Nẵng – Tuy chỉ có trong 48 giờ trước khi quân giải phóng vào thành phố đã xảy ra những chuyện dân hôi của tại các đại sứ quán bỏ trống và những biệt thự của người nước ngoài đã chạy trốn.
Chịu trách nhiệm an toàn cho công dân nước mình, Mérillon đã điện về Pháp:
“Tôi có thể biết được là cộng đồng người Pháp ở Sài Gòn không phải chịu cảnh đau đớn. Người của chúng ta đều vô sự, không thiệt hại gì…”
Mérillon định gọi dây nói sang sứ quán Mỹ nhưng đường dây đã bị cắt.
Hà Nội, nhân dân cũng như các người lãnh đạo nghe đài báo tin về sự đầu hàng của Minh “lớn”. Người ta đang tổ chức ngày lễ Quốc tế lao động 1-5. Ngày lễ này sẽ cùng tổ chức với ngày lễ mừng chiến thắng. Các viên chức đổ ra đường, niềm vui nổ tung kéo dài cho đến tận tối. Có vài người nước ngoài cũng đã làm lễ mừng sự kiện to lớn này cùng với các công dân Việt Nam. Những chuyên gia và sứ quán Cuba đã dùng ô tô đi diễu qua các phố với dàn nhạc và tiếng hò reo suốt dọc các phố Hàng Đào, Hàng Đường, Hàng Ngang, Hàng Gai và các phố trong khu phố cổ. Tất cả các đại sứ quán và đoàn ngoại giao nước ngoài đều treo cờ 2 nước để chào mừng sự kiện vinh quang này.
Sứ quán Thuỵ Điển vừa mừng lễ ngày sinh của nhà vua nước họ, vừa mừng chiến thắng của người Việt Nam đã giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Ở Lầu Năm Góc, những quân nhân chuyên nghiệp im lặng không nói được lời nào. Nếu có nhà báo nào muốn hỏi, họ đểu đẩy sang gặp người phát ngôn của Bộ Quốc phòng. Đa số những sỹ quan đều đổ trách nhiệm to lớn này cho giới chính trị. Thường thì các nhà chính trị phải chịu trách nhiệm trả lời cho báo chí về sự tan vỡ này.
Tổng thống Ford khẳng định với thông tấn của Nhà Trắng là đợt trực thăng cuối cùng đã đưa những người Mỹ còn sót lại vào những phút còn lại. Sự khẳng định này đã được thông tin ngay cho hội nghị gặp gỡ những người chăn cừu và nuôi gà tây. Những “chó sói đồng cỏ” (Chỉ những người chăn cừu) đặt ra nhiều vấn đề.
Ford phải đưa ra một văn bản vô hại cho báo chí:
“Cuộc di tản đã làm xong. Những người lính thuỷ và ông đại sứ đã làm đầy đủ và rất tốt bổn phận của họ trong những điều kiện khó khăn”.
Henry Kissinger cho đưa cuộc họp báo của mình lện truyền hình. Kissinger nói:
- Cho đến tối chủ nhật (27-4), chúng tôi còn đang nghĩ đến một giải pháp có thể chấp nhận được. Nhưng vào lúc tối chủ nhật ấy, người Bắc Việt bất ngờ thay đổi chủ định của họ. Và thế họ chọn giải pháp quân sự chớp nhoáng… Chúng tôi đã hoàn thành việc di tản cho 55000 người ở miền Nam.
Ông bộ trưởng Ngoại giao muốn chứng tỏ là do “kẻ địch” đã thay đổi vị trí của họ trong lĩng vực ngoại giao.
Trước hết, theo những người CS sẽ không thể có thương lượng nếu Thiệu không ra đi. Sau đó lại đến Hương cũng phải ra đi.. Sau đó lại đến Hương cũng phải ra đi… Sau này thì hình như Minh thì họ có thể chấp nhận được. Cuối cùng Minh cũng bị họ bác bỏ.
“Chi bộ Đảng trong việc tấn công ngoại giao” ở Hà Nội đã làm việc có hiệu quả.
Ngày 30-4, Kissinger đã viết một lá thư gửi cho bà Lioanaes, thư ký của giải Nobel về hòa bình. Ông bộ trưởng Bộ ngoại mong được trả lại giải thưởng, danh hiệu, và tiền thưởng. Hội đồng người Na Uy đã từ chối việc này. Có những sự kiện khác đã thể hiện là “không đánh giá thấp những cố gắng của Kissinger về việc ngừng bắn vào năm 1973…”.
Nhưng với Kissinger thì sự sụp đổ của Sài Gòn đã thể hiện to lớn nhất, nặng nhọc nhất và rõ ràng nhất về sự thất bại trong nghề nghiệp của ông.
Từ tháng 5-1968, Chính phủ Cách mạng lâm thời miền nam Việt nam đã có trụ sở là một biệt thự ở Verrières – le – Buisson, gần Paris. Ở đây, bà Nguyễn Thị Bình, được những người du kích trọng vọng đã gây ấn tượng và làm vui lòng các nhà báo quốc tế - Bộ trưởng Ngoại giao của Chính phủ Cách mạng lâm thời tiếp các nhà báo. Một nhà báo Pháp nêu vấn đề yêu cầu giải thích về miền Nam VN. Bà Bình đã trả lời:
- Không có chuyện phải thu xếp ở miền Nam VN. Kẻ thù của chúng tôi đã phạm nhiều tội ác đẫm máu. Họ tra tấn, hành hạ, bắt bớ cả gia đình những nạn nhân. Điều cần phải thu xếp trước hết là những người cách mạng. Chúng tôi hiểu rằng dân tộc của chúng tôi sẽ không sa vào chuyện trả thù. Dân tộc chúng tôi là nhân hậu.
Còn về những điểm hoài nghi, bà đã nói thêm:
- Trong suốt 30 năm qua, chúng tôi đã phải hy sinh rất nhiều hơn là việc nhịn nhục trả thù vì đó không có gì đáng để so sánh. Nhất là về cái giá của sự hòa hợp quốc gia. Chúng tôi đã gạch một nét ngang về quá khứ (không tính toán nữa)…
.
Trần Văn Ba cùng với những người bạn thân trong liên hiệp sinh viên Việt Nam ở Paris, đã đến sứ quán của Cộng hòa miền Nam tại đại lộ De Villiers. Ông đại sứ sắp từ bỏ chức vụ của mình. Ba đã nói với ông:
- Tôi tiếp tục chiến đấu cùng với các sinh viên của tôi. Ông hãy giúp chúng tôi.
Ông đại sứ đưa cho Ba tấm sec… (tài khoản này không còn dùng được nữa)… Ba hiểu rằng sứ quán này sẽ trao vào tay các nhà chức trách ở Hà Nội. Ba cùng các bạn sinh viên chạy lên tầng gác lựa chọn các tài liệu lưu trữ, đốt hết các hồ sơ. Ba nói sẽ đấu tranh mà không chịu chấp nhận sự thất bại.
Đây là hành động chống đối đầu tiên của Ba. Ba không chịu chấp nhận sự sụp đổ của Sài Gòn. Ba không muốn bị tước hết tương lai của mình.
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #121 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2009, 01:52:31 pm »

Từ 4 giờ sáng ngày 1-5-1975, người Sài Gòn đã tụp tập đông đủ trước Dinh Độc Lập. Các nhà chức trách mới quyết định tổ chức lễ “mừng chiến thắng của dân tộc Việt Nam” vào ngày hôm nay.
Nhà văn Duyên Ánh đi dạo quanh khắp nơi. Những người lính Bắc Việt nói chuyện thân mật với người dân. Xa hơn nữa ở chỗ Liên hiệp các nhà văn, có trương tấn biểu ngữ: “Hội báo chí yêu nước”.
Kỹ sư Vân đến nơi làm việc của mình. Vân nhận thấy có sự thay đổi là nhiều viên chức cũ vắng mặt và có nhiều bộ đội mang vũ khí, nhất là sự có mặt của những cán bộ của Bắc Việt. Một cán bộ và nhiều bộ đội vây quanh từng người phụ trách các công việc hay giám đốc của Bộ giao thông công chính. Những cán bộ nói giọng miền Bắc tự giới thiệu mình là kỹ sư hay tiến sỹ của ngành đặc biệt. Họ hỏi Bộ Giao thông công chính cũ hoạt động như thế nào? Người ta lại bắt tay vào công việc.
Nhiều cán bộ khác đã đến chùa Quan Thế Âm. Họ nói với những người chạy trốn:
- Các ông, các bà hãy trở về nhà đi.
Nhà sư Thiện Huệ nhận thấy các bộ đội rất lễ phép. Khi Thiện Huệ hỏi những người lớn tuổi, họ đều tỏ ra cung kính xưng là “con” (Enfant). Trung sỹ Thương đạp xe đến Cap Saint – Jacques. Có một cô gái trẻ ngồi ở chỗ đèo hàng phía sau xe và một em trẻ lạ mặt. Thương tự hỏi làm gì bây giờ. Anh đã trả 500 đồng cho tách cà phê và 500 đồng cho cốc sữa để cho đứa bé uống. Trung sỹ Thương vừa lĩnh tiền lương tháng cuối cùng là 18.000 đồng.
Đại tá Hòa đã tập trung được gần 50 người làm việc. Trong buồng của mình. Hòa gặp người chỉ huy cũ của Vùng II chiến thuật là Phạm Đình Thu. Thu đã nói và làm cho Hòa phải ngạc nhiên:
- Tôi đã tham gia vào Uỷ ban cách mạng Sài Gòn.
Hòa đã cho phát buổi truyền hình đầu tiên kéo dài nửa giờ vào lúc 19 giờ tối: Có vài hình ảnh của những người trong Chính phủ cách mạng lâm thời dưới nền của bài quốc ca mới. Người ta không chấp nhận các cô phát thanh viên mà đại tá Hòa đã bố trí. Họ nói với Hòa:
- Bây giờ anh là cố vấn kỹ thuật. Anh sẽ đến đây hàng ngày.
Ở đại bản doanh miền Bắc, tướng Dũng và Bộ Tham mưu đã dự lễ mừng giải phóng miền Nam và Quốc tế lao động. Người ta đã bày ra các bánh ngọt, mứt và nước sô đa cùng si rô. Vị chỉ huy trưởng lên xe chạy vào Sài Gòn. Ông thích thú với các khẩu hiệu viết trên tường các đoanh trại quân đội: “Vinh quang với trách nhiệm của Tổ quốc”.
Ở trụ sở Bộ Tham mưu ở Sài Gòn cũng như ở Tổng nha cảnh sát cũ, tướng Dũng đã ghi nhận:
“Chúng ta đã tìm thấy những hồ sơ tuyệt mật. Máy tính đã ghi lại căn cước và lý lịch quan trọng của hơn 1 triệu quân nhân, vẫn còn hoạt động tốt. Nhờ có sự thông minh và năng lực của dân tộc ta, những máy tính này sẽ còn phát hiện ra được nhiều điều”.
Ở Sở chỉ huy, tướng Trầnh Văn Trà tiếp tục chỉ huy chiến dịch quét sạch những toán quân của miền Nam VN cũ đã tập hợp thành đại đội và ở nơi nào đó thành từng tiểu đoàn và các đội du kích đang hoạt động quanh Sài Gòn. Tướng Trà làm Chủ tịch Uỷ ban quân quản Sài Gòn, nên phải vào thành phố. Khi ông tới thành phố Hồ Chí Minh, đã đến ngay Dinh Độc Lập. Qua chỉ thị của Bộ Chính trị, tướng Trà ra lệnh thả những người trong bộ máy chính phủ cuối cùng ngắn ngủi của chế độ miền Nam cũ như: tổng thống Minh, phó tổng thống và thủ tướng. tướng Trà nói với họ, răn bảo ngắn gọn, nêu bật đường lối chính trị về “cách mạng là xứng đáng và công bằng, khiêm tốn và tha thứ. Cách mạng đã dùng lẽ phải công bằng để chiến thắng sự tàn bạo, thay sự độc ác bắng tính nhân đạo”.
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #122 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2009, 01:52:55 pm »

Quá khứ là quá khứ. Tướng Trà cảm thấy những người đối thoại với mình rất xúc động. Theo ông, Minh đã nói:
- Tôi sung sướng được là một công dân Việt Nam độc lập.
Sau đó, Minh nói giản dị:
- Mặt trận xứng đáng để chiến thắng. Chúng tôi cũng đã làm tất cả mọi việc về cớ đó, như việc hòa hợp và hòa giải dân tộc Việt Nam và cho nước Việt Nam được hòa bình.
Nhưng các nhà chức trách mới không tin hẳn vào những lời phát biểu nồng nhiệt của ông tổng thống cuối cùng nên đã buộc ông phải quản chế tại nhà. Không một nhà báo nào được phép vào gặp Minh. Các phó tổng thống và thủ tướng cũ cũng bị quản thúc theo chế độ này.
Bộ đội đã đóng quân rải khắp trong thành phố. Họ đi mua bút bi, đồng hồ, đài transitor, đi tìm các cửa hàng bán đồ tiêu dùng. Người Sài Gòn thấy yên tâm vì những anh bộ đội đều đáng yêu, và có đôi lúc còn ngây thơ. Các viên chức từ Hà Nội vào thu hồi và sắp xếp lại các xí nghiệp, nhà máy.
Một sỹ quan miền Bắc đã tự giới thiệu với ông đại tá bác sỹ là Fourré, ở nhà thương Grall.
- Tôi là tướng Hùng. Ông có chấp nhận chữa cho người bệnh của chúng tôi không?
- Chắc chắn là có
- Với chúng tôi thì giá tiền chữa bệnh là bao nhiêu.
- Với các ông là miễn phí.
Tướng Hùng vui vẻ yêu cầu để cho những bộ đội bị thương nằm phòng riêng trong một ngôi nhà đặc biệt và có bác sỹ quân y của quân đội cùng hợp tác chăm sóc bệnh binh, và thương binh.
Đài phát thanh đã công bố rằng:
“Thành phố Sài Gòn phải trở thành một thành phố cách mạng, văn minh, lành mạnh, sạch sẽ, vui vẻ và râm mát”.
Theo nguyên tắc tự nguyện và bắt buộc, các sinh viên phải trang bị: Xẻng, sô, chổi lúa để làm tổng vệ sinh đường phố hàng tuần. Những khẩu hiệu cũ phải được thay bằng những băng biểu ngữ mới như: “Sài Gòn giải phóng muôn năm”, “Hoà bình, độc lập, dân chủ và phồn thịnh”, “Nhân dân và quân đội đoàn kết xây dựng XHCN”.
Trong sự hoan hỉ quân sự hóa của việc giải phóng ấy, có một số người Sài Gòn đã coi đây là sự chiếm đóng, người ta không nhận thấy đây là những triệu chứng đầu tiên của việc nắm lại quyền hành. Vì thế một số thành viên của lực lượng thứ 3 như linh mục Chân Tinh đã thông báo cho hội “Amnesty International” về những hồ sơ trong nhà tù của miền Nam VN đã được cất đến một nơi khác.
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #123 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2009, 01:53:32 pm »

Từ từ, tỉ mỉ các quận của Sài Gòn cũ đã được phân chia thành quận, phường, liên gia. Tuỳ theo cấpbậc có một người được chỉ định phụ trách các quận, phường và liên gia. Nhân dân cũng được chia ra thành từng loại từ 9 – 12 tuổi, từ 13 – 16 tuổi, từ 17 – 33 tuổi, từ 34 – 60 tuổi, từ 61 – 80 tuổi… Tất cả mọi người từ nơi khác đến thành phố Hồ Chí Minh đều phải khai báo. Nếu người đó ngủ lại qua đêm ở nhà nào đều phải được phép.. Chiến thuật kẻ ô vuông của sở cảnh sát đặt thành phố như chiếc bàn cờ.
Các “cơ sở của giải phóng” đã đến gặp cán bộ từ Hà Nội vào để tiếp quản các khách sạn, các biệt thự, che vải xung quanh bể bơi của câu lạc bộ thể thao. Chính phủ Cách mạng lâm thời đã bỏ 2 chữ “lâm thời”, nhưng nó cũng chưa thể hiện việc cầm quyền. Ở hầu hết các nơi trung tâm điện lực đến nhà bưu điện, nhưng đại diện của Chính phủ Cách mạng lâm thời đều có 2 người so với 1 người, đôi khi là 3 người chính thức của miền Bắc cùng lãnh đạo. Vì thiếu tiền nên không ai được rút quá 10.000 đồng mà họ đã gửi vào nhà băng. Giá 1 cân đường là 2000 đồng. Người miền Bắc đã phát hiện ra 4 kho chưa các xe đạp, máy vô tuyến truyền hình, quạt máy, tủ lạnh… Các con tầu đậu trong cảng Sài Gòn chất đầy các đồ đạc bằng gỗ, máy móc, xe xích lô máy, xe mô tô, máy điều hòa nhiệt độ…
Nữ nghệ sỹ Kim Cương, xuất hiện với bộ quân phục đại tá. Ẩn, phóng viên của báo Time hoàn toàn thoải mái, giao thiệp với những người có chức vụ cao của Uỷ ban quân quản đang lãnh đạo thành phố. Những người nước ngoài, nhà ngoại giao, nhà báo, uỷ viên các tổ chức cứu trợ tìm kiếm không thấy người của Chính phủ Cách mạng lâm thời mà chỉ thấy chính quyền quân sự đóng tại Tổng nha cảnh sát miền Nam Việt Nam cũ, do những người của cơ quan an ninh với bộ sắc phục vàng cam. Tòa đại sứ của Graham Martin đã trở thành bản doanh của Uỷ ban cách mạng quận 1. Người ta tuyên bố quốc hữu hóa các cơ sở cũ của chế độ Sài Gòn và đề ra những thể lệ chặt chẽ cho mọi người dân.
Miền Bắc đã chinh phục miền Nam, và miền nam sẽ từ từ, nhẹ nhàng theo cách sống của miền Bắc.
Hoa Kỳ đã đề nghị nước Pháp giới thiệu người của họ với Việt Nam. Chính quyền ở thành phố Hồ Chí Minh buộc tội Algérie đã chiếm đoạt tài sản của miền Nam Việt Nam ở Hoa Kỳ.
Nhà nước Hoa Kỳ đã chia ra 3 loại vấn đề cần giải quyết ngay:
1- 900 quân nhân chở bằng xe đã mất tích và 1400 người Mỹ chết chưa tìm thấy xác.
2- Có khoảng 50 người Mỹ còn lại ở miền nam Việt nam, trong đó có 9 người dân Mỹ bị bắt ở ban Mê Thuột và ở Phan Rang, cùng với những giáo sỹ, nhà báo, thầy thuốc, nữ y tá tình nguyện ở lại Việt Nam.
3- Chính phủ Mỹ và các hãng kinh doanh ở miền nam Việt Nam còn có tài sản khoảng 100 triệu đôla.
.
Ngày 19-5 và là kỷ niệm ngày sinh Hồ Chí Minh 85 tuổi, ngày hội giải phóng thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu tiến hành. Lễ hội này phải kéo dài vài ngày. Một lễ đài danh dự được dựng lên trước Dinh Độc Lập, xung quanh có để các chậu hoa và cây xanh cùng những lá cờ nhiều màu sắc.
Dưới ánh nắng mặt trời rực rỡ, người ta đã đọc bài diễn văn nêu rõ chính quyền mới ở miền Nam là chính quyền dân chủ, sẽ liên kết mối quan hệ bạn bè thân mật với tất cả các nước, ý kiến của nhân dân và mọi tín ngưỡng sẽ được tôn trọng.
Một cuộc diễu binh hùng hậu, những chiếc xe tăng T-54 và T-56, những chiếc xe tăng lội nước PT-76, những tên lửa SAM được kéo trên các xe xích. Có nhiều người dân nói:
- Người Việt Nam ở Hà Nội đều là đồng bào của chúng ta. Chúng ta sẽ đi đến chỗ hòa hợp với nhau.
Có số người khác lại thấy chờ thời:
- Phải chờ xem sao đã. Cần phải thấy không bao giờ người ta tráng trứng lại không đập vỏ trứng. (Ý muốn nói sẽ có sự trấn áp).
Có người lại nhắc đến Thiệu với khẩu hiệu của ông ta: “Đừng nghe người CS nói, mà hãy nhìn xem việc làm của họ…”
Nhiều người miền Nam cảm thấy “người mẹ nào cũng thấy đau khổ khi bắt chợt đưa con của mình chết vì tai nạn”.
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #124 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2009, 01:54:07 pm »

Ở vùng ngoại ô đã có vài bộ đội bị ám sát. Đội tuần tra của người miền Bắc được tăng cường. Đôi khi họ bắt được một kẻ cắp đã xử bắn ngay để làm gương. Văn học phương Tây được bày bán trong các hiệu sách và cả trên vỉa hè, đều đã bị mất, thay vào đó là những tập sách của Mark và Engels, của Lénine và cả của Staline. Các trường học đã mở. Trong mỗi lớp có treo 5 điều dạy của “Bác Hồ”.
Gửi các em:
Yêu tổ quốc, yêu đồng bào;
Học tập tốt, lao động tốt;
Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt;
Giữ gìn vệ sinh thật tốt;
Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
Các viên chức của chế độ cũ như quân đội, cảnh sát được triệu tập đến khai báo và được chia ra từng loại đến các trung tâm học tập hay các nhà cải tạo. Người ta tuyên bố chính thức là các binh lính thường phải qua 3 ngày học tập, các hạ sỹ quan là 2 tuần lễ, các sỹ quan là 3 tháng. Các nhân viên của cơ quan an ninh, những kẻ tra tấn và vài vị tướng có thể cải tạo đến 3 năm.
Cho đến tháng 7-1975, kỹ sư Vân bất chấp những người theo chủ nghĩa Staline và Lénine, hy vọng là những người trung lập sẽ đứng ra nắm quyền hành ở thành phố Hồ Chí Minh.
Người ta phải đưa Vân vào trại tập trung như các viên chức chống đối khác. Năm 1977, Vân được tha và đã chạy sang Paris.
Nhà văn Duyên Ánh được người CS “coi như 10 tác giả nguy hiểm nhất” đã bị cấm xuất bản sách, rồi bị bắt và bị giam không cần xét xử. Duyên Ánh đã được trả tự do vào năm 1981 nhờ có sự cố gắng can thiệp của “Pen Clup” và của “Amnesty international” (Hội nhà văn và Hội Ấn xá quốc tế).
Khi tới Pháp, Duyên Ánh cùng nhà sư Thiên Huệ đã xuất bản cuốn sách vào năm 1986: “Một người Nga ở Sài Gòn”, cuốn sách đầu tiên được dịch ra ở phương Tây. Sau đó đến năm 1989 Duyên Ánh cho ra mắt cuốn sách “Ngọn đồi ở Fanta”.
Sách của Ánh do Jean Mais dịch ra tiếng Pháp. Cha cố này bị giam 9 tháng với tội danh là: “Đi trên đường không có giấy phép”. Sau đó như những cha cố người ngoại quốc khác ở miến Nam, Jean Mais đã bị trục xuất ra khỏi Việt Nam.
Vào cái ngày đó đã có đến 1 triệu người Việt nam là thuyền nhân, trong số đó có một số người là tiểu thương hay thợ thuyền, đã làm cho cuộc thiên di không lường trước trong lịch sử Việt Nam. Đối với người Việt Nam việc gắn bó với đất đai, làng mạc và cái “hàng rào bụi tre” là có giá trị căn bản hàng đời nay của họ.
Cũng có 1 thuyền nhân riêng lẻ là trung sỹ Thương. Trước đây Thương đã học nghề thuyền chài, sau đó lấy vợ và năm 1976 đã trốn đi bằng thuyền. Trên biển, Thương đã lạc cả vợ con. Nhưng sau đó lại tìm thấy gia đình ở Thuỵ Sỹ.
2 trong 3 người “ngự lâm pháo thủ” thì Cao Giao trốn sang Bỉ, Vương định cư ở Hoa Kỳ. Còn người “ngự lâm pháo thủ” thứ 3 làm nghề phóng viên cho báo Time rất xuất sắc; nhưng sau đó người ta biết Ẩn là tình báo của Bắc Việt. Sau này thì việc đó đã được khẳng định chắc chắn.
Báo Time lại nhận bà Trần Thị Nga vào làm việc ở New York. Năm 1986, bà Nga làm bài thơ bằng 2 thứ tiếng, làm xúc động cho những người Việt Nam di tản. bà Nga kể lại cuộc đời mình ở Việt nam và ở Hoa Kỳ.
Đại ý: Chúng tôi đã tìm được công việc làm, con rể tôi bán máy hút bụi cho hãng Electrolux đem hàng đến tận nhà. Người Mỹ vẫn sợ người châu Á nên không muốn để cho họ vào nhà…
*
Những người Việt nam di cư đã hòa nhập nhanh và tốt với cuộc sống mới, hơn là người Campuchia và người Lào. Họ theo nghề nghiệp mà không làm việc chung của xã hội. hầu hết người di cư đều ám ảnh về việc quay trở về quê hương.
Trong cộng đồng người Việt nam di cư, đã nhanh chóng có người CS, người phi chính trị và cả người quốc gia.
Graham Martin thì hình như còn cay đắng hơn. Sau khi rời khỏi Việt nam, Martin không còn được bố trí làm một công việc gì. Hiện nay Martin sống ở Winston – Salem thuộc bang Virgina. Martin chỉ còn biết ấp ủ với những kỷ niệm cũ và vẫn tin là mình có lý.
Có một lần Martin đã gặp lại Kissinger trong nửa giờ. Martin nói với giọng hài hước lạc điệu: “Ông Kissinger đã phải để 25 trong 30 phút ấy để gọi giấy nói”
(Ý muốn nói là ở phút chạy trốn cuối cùng của người Mỹ, mọi việc đều do Kissinger quyết định. Và như vậy sự đổ vỡ này là do Kissinger chịu trách nhiệm mà không phải do Graham Martin).
Ngày Noel năm 1985, Thiệu đã gọi điện đến Martin chúc mừng năm mới và vẫn khẳng định tình bạn thân thiết với Martin.
Thiệu sống cuộc sống trưởng giả ở London và vẫn luôn giữ tấm card là tổng thống. Người Mỹ nói Thiệu có cái mặt cắt ngắn (bần tiện). Khi Thiệu đến Anh, một nhân viên điều tra của Anh thuộc cơ quan đặc biệt đã điều tra tài sản và thấy của cải của Thiệu có tới 200.000 USD, không những thế vợ Thiệu còn có rất nhiều đồ trang sức quý giá. Thiệu đi du lịch sang Mỹ, Pháp để định mở rộng ảnh hưởng chính trị trong cộng đồng người Việt Nam di cư. Những người cộng tác của Thiệu sống tản mác khắp nơi trên thế giới…
Phần lớn các tướng của miền Nam Việt nam đều sống ở Hoa Kỳ. Cựu thủ tướng Trần Thiện Khiêm và cựu Tổng tham mưu trưởng quân đội VNCH Cao Văn Viên không phải lo gì đến cuộc sống, trái với trường hợp của đa số các sỹ quan cao cấp và các tướng như Chung Tấn Cang – đô đốc hải quân cuối cùng và tướng Lê Quang Lương – tư lệnh lính dù, đã sống giản dị ở California. Họ chỉ giữ những chức vụ đốc công trong xí nghiệp dầu lửa.
Nguyễn Cao Kỳ, con người sôi động, lúc này đã biết bình tĩnh hơn, đã không thành công trong việc kinh doanh, nhưng Kỳ lại có vài người bạn ở Ả rập ân cần chăm nom Kỳ.
Trần Văn Lắm, Chủ tịch thượng nghị viện cuối cùng sống ở Úc.
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #125 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2009, 01:54:41 pm »

Và còn rất nhiều người dân thường hay quân nhân là đàn ông hay đàn bà, vô danh hay nổi tiếng đã chấp nhận số phận của họ một cách xứng đáng.
Như một viên đại tá có trách nhiệm quan trọng, nay chỉ là người gác đêm.
Những vấn đề chính trị pha trộn với những vấn đề của từng con người thường là đau khổ.
Có nhiều người miền Nam Việt Nam sau 10 năm giam giữ ở các trại tập trung, được thả tự do, đã biết tin là vợ đã… ly dị mình.
Thomas Polgar làm việc ở Rome, Bonn, Mehico và Washington, đã kết thúc 38 năm nghề làm CIA như là ông chủ của cá nhân mình (không có nhân viên và những người công tác). Polgar chỉ làm công việc “tham vấn” của cơ quan CIA tại Washington. Polgar được giao công việc điều tra vụ Irangate năm 1987.
Wolfgang Lehmann làm việc tại lãnh sự quán ở Tây Đức.
CIA đã gây khó khăn với Frank Snepp khi Snepp xuất bản cuốn sách “Decent Interval”. Snepp đã vi phạm vào việc phải giữ gìn bì mật và đã đưa ra nhiều lời buộc tội chống lại các nhà chức trách Mỹ. Với thái độ tuỳ tiện điển hình mà không có hành động xét xử nào, CIAS đã tự dàn xếp viêc này để người ta không động đến quyến tác giả. Sau đó Snepp làm nghề dạy học ở một tỉnh nhỏ.
Tất cả những người Mỹ ở đại sứ quán liên luỵ tới việc sụp đổ của Sài Gòn, được nghỉ hè thêm 2 tuần lễ. Phần lớn họ lại tiếp tục nghề cũ. Có người là đại sứ. Có nhiều người vẫn giữ quan hệ với những người Việt Nam ở nước ngoài. Có người can thiệp cố đưa vài bạn bè hay người quen biết ra khỏi Việt Nam CS bằng cách hợp pháp.
Philippe Richer đại sứ của Pháp ở lại Hà Nội cho đến tháng 5-1976. Richer không hài lòng với tổng thống Pháp Valiry Giscard d’ Estaing, đã nói:
“Loại người ấy là cái gì mà lúc nào cũng chỉ nhắc lại một vấn đề cũ?”.
Richer chuyển sang làm cố vấn cho nhà nước và đã xuất bản những tác phẩm quan trọng nói về châu Á.
Người cùng là đại sứ Pháp ở Sài Gòn Jean Marie Mérillon đã rời khỏi Việt Nam trong tháng 5-1975. Khi ra đi, Mérillon đã bị khám xét. Sau đó Mérillon lại giữ chức vụ ở sứ quán Pháp tại Athènes, Alger, Berne, vẫn luôn nhớ đến Piere Brochand, lúc này đã trở thành Bộ trưởng cố vấn, giữ nhiệm vụ của Pháp tại Liên Hợp Quốc. Ngày nay Mérillon lại là đại sứ ở Moskva, một vị trí tuyệt vời.
Lúc này ở Singapore, Patrick Hays đảm bảo việc cung cấp nguyên chất cho tập đoàn Michelin…
Ai chịu trách nhiệm về sự sụp đổ của Sài Gòn; nhất là trong 4 tháng đầu năm 1975?
Một cuộc thất bại đáng kể hơn là sự thất bại ở Điện Biên Phủ năm 1954. Bởi vì lần này, toàn nước Việt nam đã thuộc về những người thực hiện ý nguyện của Hồ Chí Minh
Những sự kiện lịch sử to lớn nhất luôn là sản phẩm của nhiều lực lượng, của nhiều nguyên nhân cần phải được kết hợp với nhau. Từ 45 năm nay, những người CS Việt Nam chỉ có một mục đích duy nhất là thống nhất đất nước. Họ được Liên Xô và Trung Hoa cung cấp trang bị vũ khí tốt. Mặc dù giữa Moskva – Bắc Kinh và Hà Nội đôi lúc có những khỏang cách gay gắt, nhưng mục tiêu của người Việt nam vẫn giữ nguyên…
Người Mỹ đã đẩy người miền Nam thành lập một đội quân theo cổ truyền từ 1954 đến 1960 là chiến đấu du kích. Sau đó vẫn những người lính này lại trở thành đội quân chống du kích, trong khi những người ở miền Bắc đã có thêm những sư đoàn mới. Hơn nữa, quân đội miền Nam Việt nam không bao giờ được độc lập nên cũng chưa bao giờ tự tin được vào sức mạnh của họ.
Ở Washington, Quốc hội Mỹ chỉ chần chừ tránh né, làm tê liệt ngành hành pháp. Những thông tin báo chí đã tỏ ra những điều xấu trong chiến tranh, làm nản lòng dư luận Mỹ, trước hết là tạo thuận lợi cho sự can thiệp vào Việt nam.
Còn Hà Nội, tự thấy mình như một David chống lại Goliath đã thao tác tốt dư luận thế giới và reo rắc sự bất đồng trong nội bộ kẻ thù. Những người dân chủ (phe dân chủ của Mỹ cầm quyền) đã tổ chức lực lượng quân sự tồi tệ để tiếp tục theop đuổi theo kiểu du kích. Chế độ cực quyền của họ luôn sẵn sàng không muốn để mất tính nhân đạo..
Clausewitz đã nói:
“Tai họa và sự may mắn cùng diễn ra… với sự tình cờ, đã giữ vai trò lớn trong chiến tranh”.
Năm 1974 ở Mỹ đã sảy ra vụ Watergates đã truất quyền tổng thống, như chế diễu vào mặt Cléopatres. Nếu Nixon vẫn còn cầm quyền thì rõ ràng Liên Xô sẽ gây căng thẳng chống lại lợi ích Bắc Việt, và dù cho Bắc Việt không từ bỏ mục đích cuối cùng của họ, thì cũng làm giảm bơt ý định của họ. và như thế Sài Gòn sẽ không thất thủ vào năm 1975.
Hoa Kỳ có thể thay người Pháp ở Việt nam được không? Rõ ràng là không được. và cũng rõ ràng là không chỉ có Hoa Kỳ. Những chế độ dân chủ khác không ủnmg hộ Hoa Kỳ và cái nửa dân chủ của chế độ miền nam Việt Nam.
Hoa Kỳ đã phải đi theo cuộc chiến tranh khác thường. Họ cấm không được ném bom Hà Nội và đổ quân ra miền Bắc, và phải ngừng bắn đơn phương, ngừng dùng không quân ném bom, và Hoa Kỳ tự dẫn mình đến thất bại. Chỉ tính từ năm 1963 đến 1965, tổng thống Lydon Johnson đã ra lệnh 9 lần ngừng bắn đơn phương và 10 lần ngừng ném bom.
Những nhà lãnh đạo CS ở Hà Nội đã tuyên bố là họ đã “đánh bại” người Mỹ. Theo đúng nghĩa thì người Mỹ đã tự đánh bại mình. Đường lối chính trị quân sự ở Washington đã có những sai lầm về việc phân tích chính trị. Những nhà địa lý chính trị Mỹ đã tin là nếu lực lượng quân sự Mỹ và miền nam Việt Nam đưa quân ra Bắc thì Trung Hoa và Liên Xô sẽ hành động tức thời. Nhưng đến nay thì người ta đã thấy khá rõ là kể cả Moskva và Bắc Kinh chẳng ai muốn mạo hiểm gây ra cuộc chiến tranh thế giới thứ 3, chỉ vì Hà Nội.
Trong 19 năm của cuộc chiến tranh lần thứ 2 ở Việt Nam (trước là chống Pháp, sau là chống Mỹ), người ta vẫn coi địch thủ của Sài Gòn chỉ là những quân du kích. Nhưng không phải là những quân du kích chân đất ấy lại chiếm được Sài Gòn, mà al2 những sư đoàn của Bắc Việt được hòan toàn trang bị tối tân với hàng trăm xe tăng và xe thiết giáp.
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #126 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2009, 01:55:24 pm »

Người ta nói rằng quân đội miền nam Việt Nam luôn để mất đất chỉ vì thiếu lòng can đảm. Nhưng người ta cũng nói rằng, khi đối mặt với quân đội miền Bắc rất có dũng khí thì quân đội miền Nam lại chia rẽ tha hóa… Có thể là như vậy…
*
Ở trung tâm Washington, không xa con sông Potomac đã có một tượng đài về những người chết xúc động hơn tất cả các tượng đài liệt sỹ khác. Nó không hiện ra lồ lộ hay khoa trương mà chìm sâu đến một nửa trên bãi cỏ rộng. Những con sóc nhảy tung tăng đó đây. Đến mùa xuân, quanh tượng đài ấy nở đầy hoa tulip, hoa thuỷ tiên và hoa anh đào của Nhật Bản. Trên 70 tấm đá hoa cương đã khắc tên 58.022 tên người Mỹ chết ở Việt Nam và còn mất tích. Đơn giản và hầu như kín đáo, đài tưởng niệm ấy không nói lên sự vinh quang của chiến tranh. Nó chỉ gợi lại và nhấn mạnh trước hết rằng nó đã chết.
Ở thành phố Hồ Chí Minh, tượng đài người lính Việt Nam gần nhà hát đã bị phá bỏ. Những nhà chức trách CS đã dựng lên ở đó đây những đài tưởng niệm liệt sỹ.
*
Sau 5 năm suy nghĩ và chuẩn bị, Trần Văn Ba, cụu chủ tịch liên hiệp sinh viên Việt Nam ở Paris, thấy mệt mỏi về những cuộc tranh luận trong phòng khách của cộng đồng người Việt di cư ở Paris, ở Washington và ở nhiều nơi khác. Ba quyết định đi xa hơn, để chống phá ngay tại Việt Nam.
Ngày 6-6-1980, Ba bay sang Thái lan. Bắt đầu từ Bangkok, Ba lao vào hoạt động bí mật ở ngay trong nước Việt nam. Ba cho rằng, tương lai của Việt Nam là kết quả của những người chiến đấu ngay trong đất nước Việt Nam. Ba để ra thời hạn dài phân tích về Đảng CS Việt Nam và các danh mục của mình.
Nói với một dúm người du kích của mình, Ba cho biết:
“Sự chống cự không thể nào giải quyết được tất cả mọi việc mà nó chỉ giúp cho chúng ta biết cách đối mặt mà không chịu quỳ gối. Đây chỉ là việc dùng một ngọn nến làm ra ngọn lửa của hoa đăng”.
Ba mỉm cười, buồn rầu nói với người em:
- Anh đang làm một công việc đập đá để vá trời.
Do mất cảnh giác hay do bị phản bội nên Ba bị bắt vào tháng 9-1984.
Ba bị kết tội phản bội Tổ quốc và bị kết án tử hình.
Qua tháng ác liệt, tháng 4-1975, cho đến ngày này, người CS hay người quốc gia, người phe tả hay phe hữu, không bao giờ mất niềm tin, ho hy vọng vào chủ nghĩa anh hùng
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #127 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2009, 01:56:26 pm »

Oliver Todd - Lời nói đầu cho cuốn Cruel Avril

1975- SÀI GÒN SỤP ĐỔ
.
Cuốn sách này tả lại những thảm kịch của con người, những cách điều hành ngoại giao, chiến lược quân sự và những biểu lộ chính trị từ Hà Nội đến Washington, rồi qua Moskva, Paris và một số thành phố khác, để dẫn đến sự sụp đổ của Sài Gòn vào ngày 30-4-1975, 21 năm sau cuộc chiến ở Điện Biên Phủ.
Câu chuyện bao quanh 4 tháng đầu của cái năm ác liệt ấy.
Thường thì trong trí nhớ của tập thể và những câu chuyện của nhân dân, đôi khi nhìn sự việc với những con mắt lạnh lùng, điều đó đòi hỏi các nhà sử học phải giải thích rõ về sự chiếm đóng, thất bại hay tái chiếm của một thành phố đã mất. Khi thành phố trở thành một thủ phủ, trung tâm của đất nước, có đầy đủ các mạng lưới cai trị, tài chính, văn hóa và quân sự, thì đó là việc chiếm lấy quyền hành.
Sự cướp phá thành phố Corinthe do quân Romanh vào năm 116 trước Thiên chúa giáng sinh, đã đánh dấu sự chấm hết của nền độ lập, tính ưu việt của người Hy Lạp trong thế giới của người Moditerranéen cổ đại.
Còn như sự cướp phá ở Rome do những đội quân Visigotho vào năm 410 sau Thiên chúa giáng sinh thì vương quốc này đã từ lâu phân hóa giống như cái mốc giữa 2 thời đại. Những đội quân chữ thập đi chiến đấu để giành lại mộ chúa Jesu bị người Venise đánh đuổi vào năm 1294 đã cướp bóc, phá sạch thành phố Constantrinople, một thành phố tuyệt vời của đạo Cơ đốc ở thời kỳ đó; một cuộc thay đổi kỳ lạ khởi đầu từ đó.
Đến năm 1492, thành trì Grenade lại bị người Maures tranh giành nhau; Một nền văn minh khác đã quay trở lại.
Năm 1812 Napoleon đã phải rút lui khỏi Moskva thì sự thất bại của Pháp coi như hoàn toàn. Một vài thủ phủ thường bị chiếm đóng như Paris vào năm 1914 hay 1940 đã làm hồi sinh một sử thi khi người ta đã bảo vệ, chống đỡ có kết quả và khi quân thù đã phải bỏ chạy.
Năm 1939 Madrid thất thủ thì cuộc chiến tranh ở Tây Ban Nha chấm dứt và là cuộc dạo đầu hay sự nhắc trở lại sự đối đầu lần thứ 2 của thế giới.
Đối với châu Âu tượng trưng cho sự kết thúc của chiến tranh chính là khi những người lính của Stalin giương cao ngọn cờ đỏ trên nóc tòa nhà quốc hội Đức Quốc xã ở Berlin. Phương Tây dường như đã tự cúi mình trước phương Đông, và châu Âu cúi mình trước châu Á vào năm 1942, khi quân đội Nhật Bản chiếm đóng Singapore
Hơn 10 năm sau khi Sài Gòn thất thủ, đến nay Sài Gòn đã thể hiện một khuôn mặt mới.
Là một đất nước nhỏ bé, năm 1975, nước Việt Nam đã trở thành một nền dân chủ có sức mạnh và Hoa Kỳ đã phải rút lui. Đây là một chiến thắng của một xã hội khép kín, chưa có quan hệ rộng rãi với thế giới, chống lại một xã hội mở rộng, ngoại giao với thế giới và các nước dân chủ. Đây có phải là một chiến thắng quyết định không? Người ta thấy còn có nhiều điều nghi ngờ; nhưng dân tộc Việt nam với lịch sử của mình đã làm rối tung mọi chuyện. Đến ngày nay, một khi đã ổn định thì chủ nghĩa CS chính thống tỏ ra là không thể lay chuyển.
Ngày nay có vài dự định rời rạc về đường lối chính trị đối với nước ngoài của Mỹ đã bị tróc bật rễ trong cuộc chiến tranh Việt Nam.
Không có một sử biên niên nào là không khờ dại. Những hành động không thể hoàn toàn quy định được rõ bời những từ ngữ - Ngay cả khi căn cứ vào những bản tài liệu, những nhân chứng, những bản báo cáo, các bức điện tín, những bản tin nhanh của các hãng thông tấn, những bài phát thanh, phim ảnh, thư từ, những tờ báo hàng ngày, một phóng viên ghi lại chuyện một ngày, hay một nhà sử học chép lại một sự kiện đã xảy ra trong một năm qua, thì cũng không thể bỏ qua mọi sự chủ quan của họ, khi họ chọn lọc và đưa ra những sự kiện, đặt những sự kiện ấy vào phối cảnh để kể lại một lịch sử trong lịch sử. Điều đó không có nghĩa là “không” mà còn có tính khách quan, tuỳ theo một ý nghĩa hơi có vẻ theo mốt ngày nay.
Cuộc vận động báo chí và phương pháp lịch sử không khác nhau về điều chủ yếu. Nhà sử học biết lui lại để lấy đà và phải sử dụng rất nhiều thời gian. Các nhà báo thì họ có thể phỏng vấn, hỏi những người đương thời để nắm bắt sự kiện. Cả người này và người kia đều làm việc theo sự nhạy cảm của họ và họ phải biết và kiểm tra lại các sự kiện đó.
Ông Raymond Aron đã viết rằng:
“Mỗi con người có bản tính rioêng, đôi lúc vừa rất gần gũi và cũng rất bí ẩn”.
Tại sao tôi lại có ý muốn xem lại một loạt các sự kiện phức tạp của năm 1975?
Tôi đã xem xét toàn bộ cuộc chiến tranh từ năm 1965 đến 1973, hơn bao giờ hết, cuộc chiến tranh ấy đã gây ấn tượng cho tôi, cũng như những đồng nghiệp của tôi qua tất cả ý nghĩa các sự kiện. Được ưu tiên vì là phóng viên, tôi đã đến rất nhiều nơi, đối với Hà Nội thì còn có khó khăn, nhưng đối với Sài Gòn thì dễ dàng hơn và nhất là, cùng với người bạn thân Ron Moreau, đại diện báo New Week ở Sài Gòn, chúng tôi đã lọt vào được vùng của Chính phủ lâm thời cách mạng miền Nam vào năm 1973 ở vùng Cà Mau.
Chúng tôi không được báo trước mà chỉ được phép thăm viếng với sự hướng dẫn cẩn thận của Chính phủ cách mạng. Ông Ron Maureau nói tiếng Việt khá giỏi, với những cách dùng từ ngữ của mình đã làm cho những chiến binh du kích cách mạng phải bật cười. Tôi đã biết đến miền Bắc Việt Nam và thế là cả 2 chúng tôi cùng làm việc với nhau. Quan điểm về chiến tranh của tôi đã thay đổi từ gốc rễ. Những cảm giác khó chịu mà tôi gặp phải trong cuộc thăm viếng miền Bắc Việt Nam vào năm ngoái đã biến mất như một phản ứng hóa học.
Tôi đã trở lại Việt Nam vì tin chắc là tôi đã lầm; với vài điều dự trữ nhạt nhẽo, tôi đã từng tin đây chỉ là một phong trào giải phóng quốc gia và là một giai đoạn duy nhất của cuộc đấu tranh chống thực dân. Ít lâu sau, tôi phát hiện thấy Chính phủ lâm thời cách mạng miền Nam chính là cánh tay pháp quyền thế tục và lý tưởng của Chính phủ CS ở Hà Nội.
Qua mối thiện cảm của tôi trước hết với Chính phủ lâm thời Cách mạng miền Nam và sau đó với Hà Nội, chúng tôi đã có vài tiếp xúc với cánh hữu.
Sự nhận thức của tôi vế hệ thống chủ nghĩa CS, trước hết là của người miền Bắc Việt Nam đã gần đúng như thứ chủ nghĩa thoát tục.
Sự nhận xét đánh giá của chúng tôi về những chế độ chống CS và trước hết là Chính phủ miền Nam Việt Nam, đã quay ngoắt về thần học. Chúng tôi không coi “Bác Hồ” như là một ông thánh, nhưng Thiệu thì đúng là một Lucifer “ma vương”. Chúng tôi đều coi Bác Hồ như một “chủ nghĩa xã hội có khuôn mặt của con người” ở miền Đông Nam châu Á.
Hai chữ Việt Nam với bao nhiêu hình ảnh và khuôn mặt đã trở lại trong trí nhớ của tôi, lộn xộn nhưng ấn tượng. Người ta sẽ thấy lại trong cuốn sách này những nhân vật mà tôi không thể nào quên, bời vì trước hế họ là những con người. Tôi muốn hiểu rõ và cũng mong được tha thứ mà không phải xá tội.
Dù sao tôi cũng không làm giảm vai trò của người miền Bắc Việt Nam. Vẫn phải trả lại cho César những gì thuộc về con người ở Hà Nội.
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #128 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2009, 01:57:49 pm »

Về phía bên này, sự lãnh đạo tập thể ở Hà Nội đã điều hành mọi việc bằng “sự thông minh của một nhà nước đã được nhân cách hóa” theo đúng kiểu của Clausewitz, làm chủ cả 3 mặt trận cùng cộng sinh của chiến tranh là ngoại giao, chính trị và quân sự.
Về phía bên kia, ở Sài Gòn, người ta thấy rõ sự rối loạn của một chế độ què quặt và côi cút mà ở đó những diễn viên chính, đôi khi thống thiết, lại thường không có ý thức, đã bị mắc vào muôn vàn cái bẫy của những mánh khóe chính trị và bàn giấy của nền dân chủ Mỹ.
Có thể người ta tự thấy ngạc nhiên khi xem đến những miêu tả của vài cuộc thảo luận, hầu như luôn bí mật, theo tôn ti thứ bậc về dân sự và quân sự ở Hà Nội. Những câu trao đổi, những phần quyết định, những bất đồng đều được các tác giả là người CS kể lại, và nhất là với các tướng lĩnh của Bắc Việt Nam như Văn Tiến Dũng, Trần Văn Trà. Khi 2 ông này ra khỏi cách nói ở rừng núi, đều có tài viết lách, đôi khi vừa thực thà lại có chút châm biếm hiếm hoi của những người CS có trách nhiệm, ít ra trong khi nói với công chúng hay trong những tác phẩm được in và phát hành.
Tôi đã luôn phác qua được hầu như mọi nguồn tài liệu của tôi. Có vài người thông tin đã yêu cầu tôi giữ kín tên. Có rất nhiều người Việt Nam như vậy, vì họ sợ những khiển trách hay sự trả thù người thân trong gia đình họ; họ là những người Ba Lan, một vài người Mỹ, người Pháp và một số nước khác. Họ buộc phải khiêm tốn, giữ gìn, muốn giấu tên hay phòng xa cho nghề nghiệp của họ, nên buộc phải làm như vậy.
Theo các tên, họ của một số người đã rời xa người Việt Nam, hòa nhập lối sống phương Tây thì tôi không thể tổng hợp được đầy đủ theo hệ thống. Chúng tôi đã nói đến Thiệu, đến Minh Lớn, đến Phạm Văn Đồng… Trong tên họ đầy đủ của người Việt Nam, thì chữ sau cùng là tên người như tên của Thiệu, Minh, Đồng… Khi người ta nói đến Thiệu gần giống như viết Charles để gọi tướng De Gaule, hay viết Margaret để chi bà Thacher. Một khó khăn thêm cho cái tai và con mắt của người phương Đông. Họ và tên có khá nhiều ở Việt Nam. Người ta gặp ở đây một Nguyễn Cao Kỳ, Tư lệnh không quân đỏm dáng của miền Nam Việt Nam thì cũng lại có Nguyễn Kỳ, tù chính trị ở miền Bắc. Tôi đã làm dễ dàng cho việc đọc bằng cách luôn nói đúng họ tên của những người này. Khi có một nhân vật lần đầu tiên xuất hiện, tôi viết đầy đủ cả họ và tên người đó như Cao Văn Viên, tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam Cộng hòa. Các độc gỉa người Việt Nam hiểu rõ: Tôi không có thể sử dụng đầy đủ được cả 5 dấu của tiếng Việt: Nặng, sắc, huyền, hỏi, ngã, nên tôi tránh viết rõ để khỏi làm thêm trò cười cho số bạn đọc.
Sự sụp đổ của Sài Gòn, không phải là điển hình, nó chỉ còn là sự cảm hóa.
OLIVIER TODD

HẾT

(Nguồn: sưu tầm)
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM