Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 11:50:07 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trường Sa tháng Tư năm Hai ngàn  (Đọc 8781 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Triumf
Đại tá
*
Bài viết: 11033



« vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2008, 09:20:43 am »

TRƯỜNG SA THÁNG TƯ NĂM HAI NGHÌN


Lê Thành Nghị
Bút Ký

Hà Nội cuối tháng ba, mây mù hệt như một thứ kem sữa, ai đã pha loãng và đem phun thành những hạt bụi trắng li ti lên khắp phố phường, cây lá, mặt hồ, trên cả ban công nơi những cánh cửa sổ còn khép kín, vì gió lạnh. Cả tháng không nhìn thấy mặt trời. Cả tháng quần áo, chăn màn luôn đẫm hơi nước . Cả tháng nền nhà luôn ướt rượt... Nhưng vừa tạm biệt Hà Nội mây mù chỉ một giờ bay, và chỉ một ngày sau đó, khi con tàu HQ-996 đang băng băng với tốc độ tối đa nhằm thang quần đao Trường Sa, nhằm thẳng hướng đông, đã thấy không gian loáng bạc trước mũi tàu, thứ ánh sáng trực tiếp của mặt trời cộng với sự phản chiếu của mặt biên và sóng năng. Tất cả dào dạt, huy hoàng, tráng lệ và chói lòa trước một không gian vô tận.

Bây giờ thì bạn, và cả con tàu khổng lồ của bạn, chỉ nhỏ như một chiếc cúc áo, động đậy như không hề chuyên động trước một đại dương xanh bát ngát đến mỏi tầm nhìn, và dưới một mặt trời đưa tay với được - một mặt trời hầu như chỉ biết có mỗi một việc là chiếu sáng và thiêu đốt.

18h 30 chiều hôm qua, khi tiếng xích sắt neo tàu và ba hồi còi vang động trên mặt biển, mọi người đổ lên boong vẫy chào đất liền. Đất liền! Là gì mà Critxtốp Côlômbô lênh đênh mấy nghìn ngày trên biển, mỏi mắt với chân trời đã gào lên khi nhìn thấy nó. Đất liền! Là gì mà cô gái - ngôi sao biển kia vừa chỉ rời bến mấy chục sải nước, đã không thể kìm nổi những giọt nước mát của mình...? Rồi chắc chắn chúng ta còn trở lại với hai tiếng "đất liền" trong chuyến hành trình này.

Ngày hôm sau thì sóng to. Những đợt gió mùa muộn màng, đã làm mặt biển nổi giận, sóng cồn lên và tàu chồm lên. Cốc chén trên bàn lúc đầu rung lên nhè nhẹ, về sau hết dạt bên này lại cả loạt xô về bên kia. Bữa cơm trưa trong câu lạc bộ thủy thủ, có mấy mâm không có người ngồi. Đoàn trưởng, đoàn phó thấy tình hình. có vẻ hơi trầm, liền đến tận từng khoang tàu động viên. Lát sau đã thấy hô vang trong nhà ăn: “Một, hai, ba! ZÔ! ZÔ! ZÔ!". Một sĩ quan trẻ, nói: "Thà say rượu chứ nhất định không chịu say sóng". Lại nói: “Muốn không say sóng thì hãy say rượu trước đi!" Đoàn phó, đại tá Nguyễn Văn Tình, nguyên là một chiến sĩ đặc công nước, có thể bơi cả ngày trên biển, có thể lặn bộ sâu 7, 8 thước nước, nâng cốc rượu lên ngang mày: "Chúc cho chuyến đi sóng yên biển lặng. Mà nếu sóng không yên, biển không lặng thì chúng ta sẽ đè sóng xuống mà đi. Trường Sa đang chờ chúng ta! Nào! Các bạn. ZÔ! ZÔ! ZÔ!”.

Thế là tan hết mọi váng vất vì sóng biển
Logged

Ô hay nhỉ! Tài nhỉ!
Triumf
Đại tá
*
Bài viết: 11033



« Trả lời #1 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2008, 09:22:25 am »

Con gái anh bạn tôi không biết đã đọc Những mẩu chuyện nước Ý của Macxim Goocki từ bao giờ, liền bằt chước cô bé trong cuốn sách, đưa cho anh một gói quà nhỏ xíu gói bọc rất cẩn thận, tiễn bố ra xe và dặn: "Bố hãy trao cho một người nào đó mà bố gặp đầu tiên, nhớ là gặp đầu tiên trên Trường Sa". Người đầu tiên anh gặp trên hòn đảo đầu tiên, đảo Song Tử Tây, không ai khác là một chàng trai trẻ, mặc quân phục lính biển. Anh chàng có mái tóc như nhuộm gôm nâu, da đen cháy và nụ cười lóa nắng. Bạn tôi kéo người lính trẻ đến gốc bàng vuông. Những cây bàng mùa này xanh mướt lá, lác đác lấp ló những nụ hoa trang như hoa sở, và lủng lẳng buông treo những chùm quả, ngang tầm tay.

- Này cháu, cháu tên gì? - Dạ cháu tên là Minh ạ.
- Minh có quà đây
- Chú vừa ghé qua nhà mẹ cháu phải không ạ?
- À ! Không...

Bạn tôi trao cho người lính trẻ gói quà nhỏ và biết rằng anh chàng đang nhớ mẹ. Rõ ràng là một anh chàng chưa có người yêu để nhớ, vì thế nếu nhận được một điều gì đó từ đất liền là anh nghĩ ngay điều gì đó chỉ có thể đến từ tay mẹ.

- Cám ơn chú nhiều ! Rồi anh chạy về phía căn nhà của phân đội.

Bấy giờ chúng tôi mới có dịp quan sát. Gà, vịt, ngan, ngỗng kêu quàng quạc, chạy toa lóa vì bỗng nhiên đảo có nhiều khách lạ. Riêng những chú chó thì cho dù ở góc bể chân trời nào cũng khó mà thay đổi tính nết: hễ gặp một người nào đó mặc quân phục, thế là rối rít vẫy đuôi mừng, hệt như mừng chủ nhà đi xa về. Trước đó, thấy tàu đến, chúng lặng lẽ ra ngồi trên những phiến đá nhìn ra hệt như những pho tượng Spanh trên bờ biển Ai Cập cổ đại. Lác đác dưới những cây phong ba là những chú lợn đang ủi đất tìm ăn. Một người trong đoàn liền nghĩ ngay đến những cô lợn nái trong Đảo chìm mà Trần Đăng Khoa kể. Những cô lợn, lính ta đặt cho cái tên vừa mỹ miều, vừa kiêu sa là Oantanamêla mà Trần Đăng Khoa hết sức thích thú. Và kia là mấy chú bò mộng đang ưng dung gặm cỏ, mải mê như trên đời này chúng chỉ biết có cỏ, ngoài ra không có gì quan trọng hết. Mùa này, cũng chỉ độ vài ba tháng, cỏ lên xanh um trên đảo. Các chú bò béo mượt. "Thế còn mùa đông?". Ai đó hỏi các chiến sĩ hải quân. “Mùa đông gió mặn làm cỏ chết hết. Chúng gầy trơ xương. Thương lắm. Chúng ăn bất cứ thứ gì vớ được, có khi là giấy báo, có khi là bao tải và khoái khẩu nhất là... quần áo lính. Có lẽ nó nhận ra mùi mồ hôi lính chú ạ". "Ừ! Quấn áo suy cho cùng cũng bắt nguồn từ thực vật, từ cây bông phải không cháu? Giống như có đoàn thủy thủ Nga chìm tàu, lênh đênh lâu ngày trên biển, phải luộc cả giày lên để... ăn, và suy cho cùng giày da cũng có nguồn gốc từ động vật ăn được?!'. "Nhưng mà vừa nhai, chúng vừa giàn nước mắt chú ơi?".

Anh lính nói đến đó liền quay đi, im lặng.

Tôi nghĩ, trên quần đảo bão tố, giữa muôn trùng xa cách, hình như mọi cơ thể đều phải ráng sức, gồng mình lên, và vì vậy rất dễ nhận ra cải rắn rỏi, quyết liệt bên ngoài, cũng như cái mỏng manh dễ bị tổn thương bên trong của từng cơ thể sống. Cứ nhìn những cây phong ba, nhưng cây bàng vuông thì biết. Bao nhiêu cơn bão, bao nhiêu sóng thần quăng lên, quật xuống, xô dạt, bẻ quẹo, đè bẹp, xé nát... để lại chứng tích tưởng đến tàn phế, biến dạng trên từng cành cây, ngọn lá! Vậy mà chúng vẫn "trơ gan cùng tuế nguyệt", lại còn thỉnh thoảng trổ một nụ hoa tráng xinh. Quả là lãng mạn ngay trong giông bão.
Logged

Ô hay nhỉ! Tài nhỉ!
Triumf
Đại tá
*
Bài viết: 11033



« Trả lời #2 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2008, 09:23:00 am »

Nắng tràn trên mặt đảo. Nắng và gió mặn ràn rạt làm bỏng rát không phải chỉ bên ngoài, mà sâu vai ly trong làn da, đến mức không phải chỉ cảm thấy nóng, mà còn cảm thấy xót và buốt nhất là với những ai lần đầu ra đảo. Bởi vì mặt trời thì nung, và gió mặn thì chan và bào! Mới ra đảo vài hôm, da đã bắt nắng đen loang lổ, màu da của một thứ đồ gốm nung không đều lửa. Còn những anh chàng lính thuỷ ở lâu trên đảo thì đen cháy. Nếu vẽ anh, chỉ cần ba màu, màu xanh của áo, trắng của nụ cười và đen của da... Nhưng mùa nắng, là mùa thích nhất, vì biển lặng, có thể ra bãi cát lượm những cành san hô nhỏ, trắng ngà hoặc đỏ tím, mà sóng đưa lên từ tối qua; có thể mang bong ra tận bãi cát cuối đảo chơi đến khi mặt trời xuống biển. Và khi mặt trời đội biển nhô lên là tiếng gà vang từ đầu đảo đến cuối đảo, sau đó là tiếng ngan, ngỗng, lợn, bò đòi ăn cùng lúc vang lên. Hệt như buổi sáng sớm ở đất liền. Và vì vậy đỡ nhớ đất liền. Anh bạn, phóng viên của báo Tin tức, chứng kiến cảnh đó liền triết lý: Đấy chính là những âm thanh làm định hình đất nước!

Mùa nắng cũng là mùa lính đao có thể trồng rau để cải thiện. Rau ở đao là cả một vấn đề thường được giải quyết ở những cuộc họp quan trọng của lính đảo. Rau được trồng khắp nơi, trong những chiếc nồi quân dụng bỏ đi, trong những chiếc mũ sắt, hộp kẹo hỏng, trong những chiếc máng gỗ mang ra từ đất liền. Hái. rau được xem là hành vi tỉa cây cảnh và chỉ có thể đối xử với rau xanh như một thứ cây cảnh quý giá ở Trường Sa. Hôm ở đao chìm Lan
Đao, ngồi quây quần giữa các chiến sĩ hải quân, có người hỏi: "Nếu được ao ước điều gì lúc này đồng chí sẽ ước điều gì?". "Một bủa thỏa thuê rau, bất cứ đó là rau gì. Rau muống luộc,
nước dầm sấu... thì trên cả tuyệt vời!”. Bạn thấy không, đã xa một trăm tám mươi độ với bạn, - nếu trong một bữa tiệc phòng lạnh nào đó trên đất 'liền, bạn cầm Menu "đi chợ" đấy.

Mùa nắng là mùa đầy hồi hộp. Trời trong veo, tịnh không một gợn mây. Biển thanh sạch thở hào hễn mấp mé tận doi cát. Đang luyện tập trong chiến hào, đang tăng gia sản xuất, đang ngồi tiếp chuyện mấy chú nhà báo ngay cạnh bể nước to, trên thành bể có hai chữ viết bằng sơn đỏ Máu Đấy (sơn nhễu xuống hệt như máu khô) bỗng dưng, toàn đảo náo động cả lên. Lúc đầu là những bước chân chạy, sau đó là loảng xoảng những máng tôn, xoong, chậu va nhau. Chỉ một loáng tất cả những máng to, máng nhỏ, nồi to, chậu nhỏ, ngửa mặt lên trời, há hốc chờ mưa. "Mưa đi! Mưa đi, chúng tôi chờ mưa!...". Nhưng chỉ là mưa bong mây, lắc thắc vài giọt rồi thôi. Những giọt mưa hiếm hoi gõ lanh canh xuống máng tôn, bốc khói, khô ngay trong tích tắc, và không gian vì vậy càng trở nên bức bối. "Chả bù cho cách đây một tuần, anh lính kế, lúc đầu cũng lắc thắc như vậy, sau đó gió nổi lên, nước ập xuống, tất cả mù mịt, òa vỡ, lụt ngập, giập nát. Nước từ mái tôn ào ào trút xuống, chảy như vỡ cống vào các bể ngầm, lan tràn ra biển. Đi cách nhau vài mét cũng không nhìn thấy nhau. Tất cả như bị chìm vào cơn cuồng nộ man dại của chàng Thủy Tinh si tình, giận cá chém thớt!”.
Logged

Ô hay nhỉ! Tài nhỉ!
Triumf
Đại tá
*
Bài viết: 11033



« Trả lời #3 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2008, 09:23:24 am »

Mùa nắng cũng là mùa ngóng những chuyến tàu ra. Chao ôi? Những chuyến tàu còn vượt xa khuôn khổ của những - chuyến - tàu. Đó là cả đất liền. Đó là những lá thư của mẹ, của người thân. Đó là tấm lòng bao la như biển cả của đất liền. Một hồi còi vang động trên mặt biển dội vào đảo. Những bóng người túa ra trên bãi cát. Ở trên tàu một tốp người sốt ruột trèo lên boong gọi to, hệt như người ta hú nhau khi lạc rừng. Còn xa lắm, chỉ nhìn thấy mà không nghe thấy. Bỗng dưng ai cũng trào nước mắt? Một phần đất đai của Tổ quốc đã hiện ra kia, mỗi lúc một gần, một phần xương thịt của đồng bào mình - những chiến sĩ hai đảo vừa thấy bóng dáng con tàu đã vội ùa ra chờ đón kia. Những thủy thủ của con tàu vội vã, lập cập hạ xuồng, họ hiểu sự sốt ruột của ke ở trên tàu và người chờ trên đảo. Vì vậy những thao tác trở nên thoăn thoắt, thuần thục, cốt sao mau chóng đưa đất liền cập vào đảo.

Và khoảnh khắc gặp gỡ, có thể nói đó là những đợt sóng xô từ biển. Sau phút nghi lễ nghiêm trang đón đoàn quân sự cấp cao ra làm việc và thăm đảo, là sự phá vỡ mọi luật lệ, mọi người ôm chầm lấy nhau: Vui mừng và nước mắt. Người ta quên ngay con tàu ngoài xa. Chủ nhà lôi kéo bằng được khách đến thăm "nhà" của mình, rồi hỏi han đủ điều về đất liền, chỉ sợ mấy năm đi xa như anh chàng Từ Thức, lúc trở về quê hương không nhận ra đường đi, lối lại. Chuyện không đâu và rất dễ bị bỏ qua trên đất liền, nhưng còn rất lâu trong nỗi nhớ của những người lính đảo.

Con tàu mang ra đảo tất cả những gì có thể mang được. Trong đoàn còn có cả đại biểu của thanh niên, phụ nữ, các cơ quan đoàn thể, văn công, các nhà văn, nhà báo. Phút gặp gỡ ồn ào một lúc, mừng mừng tủi tủi một lát, và, khi công việc đã tạm xong đến phút chia tay. Một khoảng trống mênh mông hơn ca mặt biển đã hiển hiện trên gương mặt những người ở lại. Hôm ở đảo Đá Nam, cuộc chia tay bịn rịn, dùng dằng kéo dài mãi. Xuồng vừa quay mũi, mấy chiến sĩ nhào xuống biển bơi theo. Con xuồng dùng dằng vòng đi vòng lại một lúc rồi đành phải ra đi. Tôi không biết là các anh sẽ bơi theo xuống như thế đến bao giờ?.

Có lần tôi hỏi một hạ sĩ trên nhà. giàn DKI. Anh nói: “Buồn nhất là lúc tàu nhổ neo!". Trở lại tàu sau một hồi còi trầm nặng, tôi vội trèo lên buồng lái, nhờ ống nhòm của thiếu tá thuyền trưởng Nguyễn Ngọc Thành hướng vào đảo. Cả mấy anh em nhà giàn, xếp hàng một trên lan can ở lưng chừng trời đứng nhìn theo tàu đi, nhìn mãi cho đến khi họ chỉ còn là những chấm nhỏ bất động, cho tới lúc cả mắt tôi và cả chiếc ống nhòm cự ly xa của thuyền trưởng Thành đều hoàn toàn trở nên bất lực. Họ sẽ đứng như thế đến bao giờ?
Logged

Ô hay nhỉ! Tài nhỉ!
Triumf
Đại tá
*
Bài viết: 11033



« Trả lời #4 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2008, 09:23:52 am »

Ở đảo Song Tử Tây hôm đó sóng to khác thường. Chỉ huy vùng 4 Lê Công Vi hạ lệnh cho tàu nhổ neo chuyển về phía sau đảo để tránh sóng. Khoảng thời gian chờ tàu di chuyển không ngờ lại hết sức có ý nghĩa đối với anh bạn tôi. Số là chàng trai trẻ đầu tiên anh gặp trên quần đảo Trường Sa mà anh đã chuyển tới gói quà nhỏ xíu của con gái anh, bỗng dưng hiện ra trước mặt. Không thể quên được cái dáng vóc anh, với mái tóc - gôm - nâu, nước da
đen cháy và nụ cười lóa nắng: “Chú ạ! Hãy chuyển đùm chúng cháu bức ảnh của phân đội, cả thư và địa chỉ bọn cháu cho các bạn nữ lớp 11c trường PTTH Thăng Long - Hà Nội! Hôm qua trong hộp quà chú chuyển cho chúng cháu, nhóm nữ "tứ quái” 11c gồm... đã gửi chúng cháu nào kẹo cao su, dao cạo râu, tem thư và đề nghị phân đội cháu kết nghĩa. Toàn phân đội đồng ý và đây là anh chúng cháu. À! Ra thế, từ những cô học trò nhỏ xíu, xanh gầy, manh mai tận Hà Nội mây mù kia đến những chàng trai nàng gió này, trái tim họ đang đập cùng một nhịp. Và anh bạn tôi hiểu, Trường Sa đã ở trong trái tim cả nước...

Liếc nhìn bức ảnh, tôi nhận ra một số gương mặt quen trong phân đội cơ động hôm qua vừa gặp trong công sự. Bức ảnh mới chụp, nước ảnh còn sáng, những nụ cười rạng rỡ trên những khuôn mặt rắn rỏi và góc cạnh. Từ những gương mặt này có thể bất chợt nghĩ tới sự gân guốc của những cành phong ba hoặc cái góc cạnh của chùm bang vuông, thủng thang buông xuống từ cành cao, mà sóng gió dù quăng quật đến đâu, vẫn nguyên vẹn là thứ quả duy nhất gan lỳ trên quần đảo bão tố. Có điều khác lạ ở đảo: gương mặt người cũng như hình dáng cây thì rần rỏi, góc cạnh ra, còn những hòn đá thì bị sóng mài đi mài lại, gió gọt đi gọt lại... đến nhẵn tròn. Rất có thể trước đây đá cũng góc cạnh, gân guốc, nhưng thời gian đã làm đá không thể khác. Những chàng trai trẻ trong ảnh thuộc phân đội án ngữ hướng chính của hỏa lực. Họ hầu như thành thạo tất cả vũ khí họ có trên đảo. Hôm qua, lúc chứng kiến họ triển khai phương án chống đổ bộ lên đảo, nhìn những tấm bia nửa người, cắm từ ngoài xa mấp mé mặt nước, hệt như những tên cướp biển, chỉ chốc lát sẽ bị những loạt đạn mạnh mẽ làm cho tan xác, tôi hiểu hòn đảo đã trở nên bất khả xâm phạm với những gương mặt "quả bàng vuông" góc cạnh và gan lỳ nay!

"Ừ chú sẽ chuyển thư và ảnh về lớp 11c và chắc chắn các cháu sẽ nhận được ảnh và thư của họ trong chuyến tàu sau!”. "Còn cái này tặng nhóm “tứ quái” nữa”. Nhìn thấy xuồng đã cập bến, người lính trẻ dúi vào tay bạn tôi một cành san hô đỏ tím, và một quả bàng vuông. Anh bạn đón nhận, hứa sẽ chuyển rồi bát tay tạm biệt và vừa đi vừa nghĩ miên man đến món quà nhỏ gửi về đất liền. Họ thật mơ mộng và họ thật rắn rỏi!
Logged

Ô hay nhỉ! Tài nhỉ!
Triumf
Đại tá
*
Bài viết: 11033



« Trả lời #5 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2008, 09:27:52 am »

Đảo Nam Yết là một trong những hòn đảo xinh đẹp nhất trên biển Đông. Nếu như đảo Sơn Ca hệt như một nàng công chúa thắt lưng xanh, ngủ quên trên tấm nhung xanh của biển, thì Nam Yết mang vóc dáng của một công viên giữa biển khơi. Một con đường láng xi măng, có vỉa hè sạch bóng chạy ngang xuyên qua đảo, giữa những bóng cây cổ thụ xanh rợp. Những hàng dừa ngả nghiêng, lúc lỉu quả. Những khóm hoa mười giờ đỏ rực trên những tham cỏ xanh non... Tất cả đều tinh tươm, gọn ghẽ, chứng tỏ chủ nhân là những nhà sinh thái có kinh nghiệm. Ngay giữa trung tâm đảo là một gốc bàng vuông có lẽ đã có từ xưa lắm. Cây chính đã mất từ lâu để lại gốc, và từ đó mấy chục cây phụ hậu sinh mọc chen chúc nhau làm thành một "đại gia đình” bàng, bóng rợp cả một vùng. Những gốc cây cổ thụ này có thể được cha ông chúng ta trồng từ hồi hậu Lê, hoặc từ thời nhà Nguyễn khi các cụ chèo thuyền, chèo mảng ra đây đánh cá. Bởi vì, vị trí của những gốc cổ thụ này được sắp xếp rất có ý, và cho dù thời gian biến thiên, bão tố xê dời, mà cây mọc vẫn khá hàng lối.

Cuối hòn đảo là phân đội thông tin. Nghe giọng nói trọ trẹ, tôi biết ngay người lính trẻ quê ở miền Trung. Anh là Trần Hưu Dũng. Lúc nãy hình như tôi gặp anh ở gốc bang cổ thụ, bên cạnh cô văn công mặc áo dài đỏ, ngôi sao biển, mà tôi sẽ nói dưới đây. Hình như lúc đó anh muốn chụp ảnh với cô văn công áo dài đỏ, nhưng nghĩ thế nào đó lại thôi. Cử chỉ ấy kích thích trí tò mò cua tôi, và tôi lặng lẽ theo dõi anh. Chính vì thế, khi anh vừa bước vào căn nhà của phân đội thông tin, thì liền sau đó tôi cũng có mặt. Biết có khách lạ, cả phân đội thông tin đang dở dang công việc liền tạm bỏ đó, chạy về. Một lúc đã thấy bảy tám gương mặt, những Trần Hữu Dũng, Mai Huy Điệp, Trần Văn Đông, Chu Đình Dũng, Vũ Hoàng Phong, Phan Bá Dũng, v.v... tíu tít, bận rộn, pha nước, kéo ghế rồi quay quần bên chiếc bàn nhỏ, rôm rả cười nói, không hề có một khoảng cách giữa khách và chủ. Anh chàng ngồi cuối ghế là Trần Hữu Dũng. Một khuôn mặt có những đường nét thật nhẹ, khác hẳn với những anh lính khác trên quần đảo Trường Sa. Dũng học hết lớp 12 thì ra đảo. Mai Huy Điệp, phân đội trưởng, quê Thanh Hóa cho biết: “Hắn đang mong thư chị Chung, thấy tàu ra nên cứ thẩn tha chờ đợi!". Cả phân đội cười vang, còn tôi thì không hiểu lý do gì đã khiến họ cười. Điệp kể: “Hắn có người yêu đang làm ở tổng đài thông tin Nha Trang. Yêu nhau qua điện thoại. Hò hẹn, mong nhớ, thề thốt cũng trên điện thoại. Đến khi gặp nhau Dũng hơi bị choáng vì Chung xinh quá, lại hơn Dũng một tuổi. Thế là mặc cảm. Nhưng Chung quyết yêu Dũng, nhất là từ khi Dũng ra Trường Sa. Chung quê ở miền Trung. Những cô gái miền trung đã nói chờ, là chờ đến mòn cả đá. Nhưng hằn vẫn mặc cảm?". À, tôi bỗng hiểu vì sao đồng đội 'lại phá lên cười khi biết Dũng đang thắc thỏm chờ ... thư “chị Chung", và vì sao Dũng lại không muốn chụp ảnh với cô văn công áo đỏ ở gốc bàng.
Logged

Ô hay nhỉ! Tài nhỉ!
Trang: 1   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM