Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:58:32 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 40 ngày sống với đối phương  (Đọc 55402 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chichbong
Thành viên
*
Bài viết: 146



« Trả lời #100 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2009, 08:35:13 pm »

  Phải mất hai giờ để đọc bản tuyên bố đó, do còn phải phiên dịch. Ở đoạn cuối, người Campuchia bắt đầu cắt ngắn phiên dịch, và khi đọc xong, ông nói không còn thời gian để trả lời các câu hỏi. Ông bắt tay và sải bước xuống con đường mòn, theo sau là Mặt Sắt và các người khác trong nhóm, cùng với người chụp ảnh và người du kích nói tiếng Pháp. Đột nhiên chỉ còn lại chúng tôi với những người bạn cũ, anh Tư, anh Ba, và Ban Tun. Được thoải mái sau các nghi thức với cấp trên, anh Tư và anh Ba ngồi xuống sau bàn với vẻ mặt trịnh trọng hài hước và làm bộ như khai mạc một cuộc họp báo khác. Anh Ba hỏi “Người chụp hình đâu rồi?" giả vờ tạo dáng để chụp hình. Mọi người đều bật cười. Anh Ba vỗ đùi Mike và nói gì đó mà Mi ke dịch lại là, "À, thế đấy!" theo kiểu của các cấp dưới trên khắp thế giới này mỗi khi cấp trên vừa đi khỏi.
 
  Sau khi về lại căn nhà trước, chúng tôi được biết là sẽ lên đường vào giữa buổi chiều, không chờ đến tối. Anh Ba làm cho mỗi người chúng tôi một lá cờ đình chiến nho nhỏ. Sử dụng hai chiếc khăn tay của tôi và một mảnh vải trắng hình vuông, cột chúng gọn gàng vào các khúc tre nhỏ. Anh cuộn chúng lại cẩn thận và bảo chúng tôi chuẩn bị sẵn sàng để giương chúng ra khi chúng tôi đi qua phía bên kia. Chỉ dẫn dành cho chúng tôi trong trường hợp bị tấn công nay đã đổi khác. Anh Ba nói “Đừng chạy theo chúng tôi. Hãy xuất đầu lộ diện và giơ cao lá cờ lên. Còn chúng tôi sẽ chạy theo lối khác."

  Anh Ba lại nói câu "chuẩn bị đi" mà chúng tôi nghe có thể là lần cuối cùng được nghe. Tám người chúng tôi, ba người Mỹ và năm du kích, xách hành lý lên, chào từ biệt người nông dân Campuchia và gia đình ông, rồi cất bước ngang qua các mảnh sân sau để đến một con đường ở đó có một chiếc xe đò nhỏ chờ sẵn. Có một cảm giác lạ lùng khi di chuyển vào ban ngày.

  Xe chạy khoảng một giờ thì đến một ngôi làng lớn. Những đám người đang kéo đến từ vùng quê xung quanh. Họ tập hợp trên một cái sân duyệt binh ở phía trước một trường tiểu học. Xe của chúng tôi dừng lại trên sân, và chúng tôi nhận ra rằng đây là một cuộc mít-tinh quần chúng. Chúng tôi được dẫn đến một cái bàn bên cạnh một cái bục diễn thuyết. Hai hàng lính du kích Campuchia gồm hai mươi người, trang bị một bộ sưu tập tạp nham các khẩu súng cạc-bin, súng trường, súng máy do cộng sản sản xuất hay tịch thu của Mỹ, đứng ngăn đám đông để tạo thành một khoảng đất trống. Tôi bỏ cái mũ nồi ra, và thế là rộ lên một tràng cười khi họ thấy cái đầu hói của tôi, cái mà ít khi họ thấy. Hầu hết những người ở đó chưa từng trông thấy một người phương Tây, nói gì đến một người phương Tây hói đầu. Đôi diện bục diễn thuyết là các tấm biểu ngữ màu đỏ và xanh dương, cột trên những cọc, với các hàng chữ máu vàng, đại để là "Nhân dân Khmer muôn năm" và "Tình đoàn kết nhân dân Đông Dương muôn năm." Một biểu ngữ có vẻ mới toanh ghi là “Chúng tôi cám ơn nhân dân Mỹ ủng hộ cuộc đấu tranh vì độc lập của chúng tôi." Tôi ước lượng đám đông có đến khoảng hai ngàn người.
Logged

Đời người như một giấc mơ
Nằm mơ thì thấy dậy sờ thì không!!!
chichbong
Thành viên
*
Bài viết: 146



« Trả lời #101 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2009, 08:36:02 pm »

  Một sĩ quan bước đến micro và đọc một bài diễn văn ngắn, với nội dung chính là bày tỏ lời cám ơn "nhân dân Mỹ ủng hộ cuộc đấu tranh của chúng tôi." Ông nói tiếp: "Thật không may, nhân dân Mỹ lại có người cầm đầu là Richard Nixon, một kẻ xâm lược."

  Những đám mây bão đã tụ lại, và một cơn mưa gió mưa như trút đã phá vỡ cuộc mít-tinh ngay lúc Beth đang nói lời đáp từ lịch sự. Đám đông vỗ tay, tan hàng và chạy tìm chỗ nấp trong bóng chiều chạng vạng, còn chúng tôi được dẫn lên hiên trường để trú mưa. Một du kích bảo chúng tôi bước qua một khung cửa hẹp để vào trong trường, tôi tưởng là để tránh mưa bão cho tốt hơn thôi. Nhưng bên trong phòng học mờ tối đó, chúng tôi bất chợt đối diện một người quen cũ, chính là người sĩ quan Bắc Việt Nam cao lớn mà chúng tôi dường như luôn gặp vào các thời điểm quan trọng nhất của cuộc phiêu lưu này. Khuôn mặt của ông dược nhìn thấy nhờ ánh sáng mờ mờ từ cái đèn pin của ông. Bên cạnh ông là viên chỉ huy Campuchia trong cuộc họp báo. Người Bắc Việt Nam đó đảm trách công việc. Sau khi bắt tay nồng nhiệt, ông nhắc lại những lời chỉ dẫn cuối cùng về việc sử dụng các lá cờ đình chiến của chúng tôi, rồi đưa cho mỗi người chúng tôi một tấm giấy thông hành an toàn. Đó là một văn bản được đánh máy và ký tên trên loại giấy bóng mờ. Chữ viết là chữ Campuchia, nhưng chúng tôi đọc được ba cái tên chúng tôi ở phần đầu. Ông nói: “Trình giấy này cho các đơn vị khác của Mặt trận mà các anh gặp, nhưng đừng bao giờ đưa ra cho các quân lính Campuchia, Nam Việt Nam hay Mỹ trên đường các anh đến Sài Gòn."

  Ông nói tiếp: "Thật không may là cơn mưa sẽ làm cho con đường dẫn đến Quốc lộ 1 không thể đi được. Các anh sẽ phải quay trở lại căn nhà mà các anh đã ở và sẽ khởi hành lại vào ngày mai." Với một cái nháy mắt, ông thêm: "Lần sau nếu có đến vùng giải phóng, hãy vui lòng chờ cho có một thư mời và khi đó chúng tôi có thể chăm sóc các anh tốt hơn." Ông chúc chúng tôi may mắn, rồi cùng với viên sĩ quan Campuchia đi ra bằng một cánh cửa khác.
Logged

Đời người như một giấc mơ
Nằm mơ thì thấy dậy sờ thì không!!!
chichbong
Thành viên
*
Bài viết: 146



« Trả lời #102 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2009, 08:36:46 pm »

  Khi chúng tôi ra đến ngoài hiên, trời vẫn còn mưa to. Anh Hai bước lại và nói anh sẽ chia tay chúng lôi. Mike và tôi bắt tay anh và rồi ôm hôn anh. Beth chìa bàn tay cô ấy ra và tạo mọi cơ hội cho anh ấy hôn lên đó, nhưng anh bối rối lùi lại, chào giã biệt, và cất bước lên đường về lại với cuộc cách mạng. Ban Tun cũng chia tay - để nhận một nhiệm vụ khác nhưng trước hết anh được nghỉ phép vài ngày với hy vọng tìm được gia đình ở Phnom Penh - và cũng diễn ra một cuộc giã biệt tương tự, chỉ khác một điều là anh để cho Beth hôn từ biệt. Anh Tư có vẻ bị xúc động mạnh hơn hết khi chia tay. Anh ôm từng người trong chúng tôi và nói anh tin chắc sẽ còn gặp lại nhau khi chiến tranh kết thúc.

  Giờ đây chỉ còn lại ba người Mỹ với hai du kích. Chúng tôi lên xe đi trong mưa, dừng một lát ở một ngôi làng để Wang mua hai bịch bánh cam vòng Campuchia cho bữa ăn khuya. Chúng tôi ăn bánh này cùng với trà và mấy cái bánh trôi nước của anh Ba. Trong khi ăn, anh Ba cung cấp cho chúng tôi vài thông tin mới về một loạt động thái bất thường mà chúng tôi đã tạo ra trong hai tuần đầu tiên. Chỉ hai giờ sau khi chúng tôi rời khỏi căn nhà đầu tiên, nơi có một bé gái rụt rè lén nhìn chúng tôi, một trận tấn công đã diễn ra. Anh nói các lực lượng Thiệu-Kỳ đã pháo kích vào cái ấp đó 100 phát đại bác 105 ly rồi tiến vào bằng xe Jeep và xe tăng. Còn tại Kho Thóc, nơi chúng tôi chạy vào ẩn nấp lúc giữa trưa, đã có một cuộc tấn công hai ngày sau đó. Và tại túp lều của ông già, nơi chúng tôi rời khỏi lúc nửa đêm, một cuộc tấn công đã đến ngay sáng sớm hôm sau.

  Anh Ba nói: “Chúng tôi luôn luôn biết khi sắp có cuộc tấn công. Chúng tôi có thể biết bằng cách quan sát các máy bay và thu thập các báo cáo về các cuộc chuyển quân trên mặt đất." Lời giải thích của anh có vẻ có tính thuyết phục cao hơn các giả thuyết đôi khi người ta vẫn nêu lên rằng các điệp viên ở các sở chỉ huy quân sự nghe lỏm được các kế hoạch bí mật và thông báo cho các du kích ở chiến trường.
 
  Chúng tôi tiếp tục lên đường vào chiều hôm sau, lần này bằng một chiếc xe Jeep mui trần thay vì chiếc xe đò nhỏ. Anh Ba ngồi ở băng ghế trước, vẫn bảnh bao như thường lệ trong bộ đồ kaki nhăn nheo và cái nón cối màu vải kaki, đeo cặp kính mát hình vuông màu xanh dương với gọng bằng thép. Cùng chen chúc với anh ở băng ghế trước là một người tài xế Campuchia và một tay súng Campuchia. Ở phía sau ngoài Beth, Mike, Wang và tôi, còn có tay súng Campuchia thứ hai. Một tay súng thứ ba, cao lớn, phong trần, có lẽ là một cựu binh của Khmer Đỏ, đứng trên khung sau xe và bám chắc lấy dàn mui xe. Chúng tôi có một người hộ tống chạy xe gắn máy. Đó là một người bự con mặt tròn có dáng vẻ tự tin thoải mái của một người lính chuyên nghiệp. Giống như nhiều người dân quốc tịch Campuchia khác, anh rõ ràng là một người gốc Hoa thuần túy. Anh đeo trên ngực một huy chương viền đỏ mang hình của Mao Trạch Đông. Chúng tôi đoán anh là một lính đào ngũ từ quân đội Campuchia.
Logged

Đời người như một giấc mơ
Nằm mơ thì thấy dậy sờ thì không!!!
chichbong
Thành viên
*
Bài viết: 146



« Trả lời #103 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2009, 08:37:33 pm »

  Không còn nhu cầu phải che giấu bộ mặt chúng tôi trước dân làng Campuchia nữa. Cuộc mít-tinh quần chúng hôm trước đã làm chúng tôi được biết đến nhiều trong vùng. Khi xe chúng tôi chạy lọc cọc theo con đường đất thẳng tắp trong ánh nắng chiều, chúng tôi vẫy chào các nông dân và đón nhận lại những làn sóng vẫy tay chúc may mắn của họ. Nhiều khi có những cậu bé cưỡi xe đạp ngơ ngẩn nhìn vào chiếc xe Jeep băng qua, sửng sốt, rồi bắt đầu đạp xe như điên để cố đuổi kịp.

  Nay các nghi thức đưa tiễn đã xong xuôi, chúng tôi có thể tập trung tìm cách đến được Quốc lộ 1 một cách an toàn. Các tay súng có vẻ không cảnh giác cao độ cho lắm, vì vậy Beth và tôi chia nhau chân trời để dòm chừng các máy bay và trực thăng. Đôi khi Mike lại mượn cặp kính của Beth để góp phần canh chừng. Chúng tôi đang di chuyển qua vùng đồng quê trống trải và bằng phẳng, thỉnh thoảng có những cụm dừa, một thôn xóm, hay một nông trại lẻ loi.
 
  Mắt của anh Ba tinh hơn mắt của chúng tôi. Trước khi chúng tôi kịp nhìn ra, anh đã trông thấy một đốm nhỏ ở đằng trước, giữa đám dừa ngay bên trên đường chân trời. Anh nói: “trực thăng". Người tài xế nhanh chóng rẽ khỏi con đường, vào một cái sân. Các nông dân chạy đến từ căn nhà và sau khi trao đổi vài câu với các du kích đã giúp đỡ hướng dẫn chiếc xe Jeep chui vào dưới căn nhà sàn. Anh Ba dẫn chúng tôi ra phía sau, chui vào một lùm chuối, chúng tôi khom mình nấp dưới những tàn lá chuối rộng và dùng các tấm xà rông để ngụy trang. Ba chiếc trực thăng bay theo vòng cung lớn đến cách chúng tôi chừng một dặm gì đó, rồi bay đi. Chúng tôi chờ thêm hai mươi phút nữa. Anh Ba một lần nữa cảnh giác chúng tôi rằng các chỉ dẫn cho chúng tôi trong trường hợp bị tấn công đã thay đổi: chúng tôi phải chạy rời xa các du kích, tự xuất đầu lộ diện, và vẫy các lá cờ trắng của chúng tôi. Nhưng cơn nguy hiểm đã trôi qua, và chúng tôi lên xe đi tiếp.
Logged

Đời người như một giấc mơ
Nằm mơ thì thấy dậy sờ thì không!!!
chichbong
Thành viên
*
Bài viết: 146



« Trả lời #104 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2009, 08:38:12 pm »

  Chúng tôi dừng lại nghỉ ngơi hai lần ở các ngôi làng, giết thời gian để có thể đến điểm hẹn với một đội xe gắn máy vào lúc hoàng hôn theo kế hoạch. Tại một điểm dừng, chúng tôi ngồi dưới một mái rơm, trong lúc anh Ba và Wang ngăn một đám đông dân làng hiếu kỳ và lặp đi lặp lại lời giải thích rằng chúng tôi là những phóng viên thân hữu đang được đưa đến nơi an toàn sau mấy tuần sống chung với các chiến sĩ Mặt trận Giải phóng. Bất chấp các lời giải thích, vẫn có một số biểu hiện thù nghịch. Một phụ nữ nông dân tóc xám thấp béo. tay câm một cái cuốc chim, trông thấy đám đông và ì ạch tiến đến chỗ nơi huyên náo. Khi nghe kể về điều đang diễn ra, bà ta nói kinh ngạc: "Ngưòl Mỹ ư?” Bà giơ cao cây cuốc chim lên quá đầu như thể muốn chẻ chúng tôi ra thành từng mảnh, động tác đó nửa đùa mà nửa thật cho tới khi có vài người dàn ông giữ lấy tay bà và làm bà dịu lại. Một chàng trai mặc áo sơ-mi trắng tinh với một dải băng trên một mắt chen qua đám đông và nhìn trừng trừng vào chúng tôi trong năm bảy phút. Mike tận dụng khả năng tiếng Việt của anh, hỏi: “Cậu đã bị thương phải không". Chàng trai đáp: "Phải, chiến đấu chống xâm lược Mỹ", như thể muốn giết tươi chúng tôi tại chỗ.

  Điểm dừng thứ hai là tại một căn nhà nông trại, khi gia đình ấy đang ăn cơm chiều. Trong lúc chúng tôi ngồi bên trong ngưỡng cửa chờ trời tối, cụ bà già nua lấy ra một cơi trầu bằng gỗ và thưởng thức một miếng trầu sau bữa ăn, còn bọn con nít thì chơi dưới chân cầu thang, luân phiên nhau kéo lê chân trong đôi giày phương Tây to lớn của tôi.
 
  Đi tiếp vài dặm nữa, chúng tôi gặp các xe gắn máy Nhật, mỗi người chúng tôi một chiếc cùng với một lái xe Campuchia. Chúng tôi leo lên sau xe và lên đường trong bóng hoàng hôn với người lính gốc Hoa dẫn đường, men theo những lối mòn ngoằn ngoèo xuyên rừng và qua những bờ đất giữa các ruộng lúa. Đôi khi chúng tôi di chuyển với tốc độ đến mười lăm dặm một giờ và rồi bất chợt giảm tốc để qua một cái ổ gà hay để vượt qua một chỗ ngập nước, ở đó nước ấm áp do được mặt trời hun nóng, tràn lên bàn chân của chúng tôi.
 
  Trong thời gian đầu, các xe máy đều bật đèn trước và tôi có thể thấy dải ánh sáng trải dài ở phía trước và phía sau trên con đường mòn uốn lượn. Thế rồi người dẫn đường gốc Hoa chợt dừng xe để ra lệnh tắt đèn, và chúng tôi đi tiếp nhờ vào ánh trăng sáng. Sau ba giờ trên xe gắn máy, chúng tôi dừng lại ở chỗ có một hàng cây dọc đường che chắn. Anh Ba và một trong những người Campuchia tiếp tục chạy xe đì, khẩu súng trường của họ lủng lẳng trên lưng. Tôi hỏi Wang chúng ta đang ở đâu. Anh nói: “Cách Quốc lộ 1 hai trăm mét. Họ đang đi xem đường đi có an toàn không."
Logged

Đời người như một giấc mơ
Nằm mơ thì thấy dậy sờ thì không!!!
chichbong
Thành viên
*
Bài viết: 146



« Trả lời #105 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2009, 06:19:30 pm »

  Các người hướng đạo quay về với báo cáo thuận lợi, và chỉ mất vài phút chạy xe, đoàn xe gắn máy của chúng tôi đã lên đến một đoạn cong của con đường xa lộ phẳng phiu rồi băng đến một dãy cửa tiệm ở bên kia đường. Chúng tôi đậu xe dưới một cái mái nhô ra của một tiệm ăn, để cho các xe gắn máy khuất ánh trăng. Các người hướng đạo đánh thức chủ tiệm, và ông này đã đem ra nước trà và bánh nướng của người Hoa. Trong lúc chúng tôi ăn bữa ăn nhẹ cuối cùng, Mi ke nghe lỏm được anh Ba và Wang cố thuyết phục ông chủ tiệm cho chúng tôi ngủ nhờ đến rạng sáng. Nhưng cuộc sống đối với ông ấy vốn dĩ đã quá đủ nguy hiểm rồi, khi ngày thì phục vụ chính quyền, đêm thì phục vụ lính du kích, và nay ông không muốn liều mạng chứa chấp ba người Mỹ đã từng sống chung với lực lượng Giải phóng. Có ai đó đã giải quyết vấn đề bằng cách tìm được một mái lá bỏ trống gần đó cùng với tấm thảm rơm trải xuống sàn làm giường.
 
  Cuộc chia tay đầy xúc động. Anh Ba và Wang lần lượt ôm hôn từng ngưòi chúng tôi, và chúng tôi hứa sẽ tìm gặp lại nhau sau chiến tranh. Những câu cuối cùng chúng tôi nói với nhau là: “Mấy giờ rồi?". Anh Ba nói: “Mười một giờ kém mười", rồi các du kích lái xe vào bóng đêm.
 
  Vào lúc rạng sáng, chúng tôi chứng kiến cảnh con đường xa lộ thay đổi chủ nhân, vì lúc này các du kích đã đi khỏi. Thoạt tiên có mấy người đàn ông và đàn bà đi bộ trên đường đến nơi làm việc ở một ngôi làng gần đó. Một chiếc xe Jeep quân sự của Nam Việt Nam chạy qua để thám sát xem con đường có an toàn cho ngày hôm ấy không. Khoảng một giờ sau, xe cộ bắt đầu qua lại bình thường, gồm xe đạp, xe gắn máy, xe lôi, và thỉnh thoảng có một chiếc xe đò, theo hướng từ Sài Gòn đến Phnôm Pênh. Ít có sự di chuyển theo hướng ngược lại. Nhiệt độ tăng lên khi chúng tôi đứng đợi dưới trời nắng. Thêm một giờ trôi qua chúng tôi phải hít khói bụi xe cộ. Các nhà sư từ một ngôi chùa gần đó đem cho chúng tôi nước trà, nhưng chỉ giúp cho chúng tôi đỡ khát trong chốc lát mà thôi. Chúng tôi không xác định được liệu các lá cờ trắng có giúp được chúng tôi hay sẽ gây trở ngại. Một nhóm học sinh Campuchia dừng bước hỏi chúng tôi đang làm gì ở đó. Chúng tôi trả lời rằng chúng tôi là các phóng viên Mỹ bị hư xe và đang tìm cách về Sài Gòn. Các học sinh đứng lại nói chuyện với chúng tôi, họ nói thoạt tiên là họ chào đón người Mỹ và Nam Việt Nam đến giúp đánh đuổi Cộng sản, nhưng rồi bom trút xuống như mưa và linh Nam Việt Nam cướp phá nhà cửa của họ, lấy đi tiền bạc và quần áo của họ. Chúng tôi không thể biết chắc họ đứng về phe nào. Khi họ đi tiếp chúng tôi cuộn những lá cờ đình chiến lại và cất đi. Bấy giờ đã là giữa buổi sáng, mà không có dấu hiệu sẽ đón được xe. Sau bốn mươi ngày sống trong sự yên tĩnh, an ninh và tương đối dễ chịu của vùng nông thôn Campuchia, với các du kích quyết định mọi chuyện, cuộc sống bên ngoài bỗng có vẻ ồn ào, nguy hiểm và khó chịu. Tôi hỏi Mi ke, "Sẽ ra sao nhỉ nếu chúng ta bị giam giữ hai năm thay vì chỉ vài tuần?" Bạn có thể hiểu được không khi một tù nhân được phóng thích chớp chớp mắt trước ánh sáng và nói: “Tôi muốn quay lại”. Tôi cảm thấy buồn bã và luyến tiếc cái cộng đồng thân thiết chúng tôi đã chung hưởng, giống hệt như nỗi buồn nghẹn ngào tôi đã từng cảm thấy khi còn là một thanh niên đứng nhìn chiếc tàu buôn ra khơi mà không có tôi sau khi tôi đã có một chuyến đi ngắn đầu tiên ở trên đó.
Logged

Đời người như một giấc mơ
Nằm mơ thì thấy dậy sờ thì không!!!
chichbong
Thành viên
*
Bài viết: 146



« Trả lời #106 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2009, 06:20:17 pm »

  Nhưng những cảm tương u sầu đó đã nhanh chóng qua đi ngay khí chúng tôi tìm được chuyến quá giang đầu tiên, ở thùng sau của một chiếc xe mui trần của quân đội Nam Việt Nam, và tôi đã bắt đầu nghĩ đến chuyện về với gia đình và viết lại những câu chuyện của chúng tôi về phe bên kia trong cuộc chiến tranh Đông Dương ít được hiểu biết này. Chuyến quá giang kế tiếp là với một đoàn xe hai mươi bốn chiếc của quân đội Nam Việt Nam, trở về xe không sau khi đã chở binh lính và đồ tiếp liệu đến Phnôm Pênh. Chúng tôi dồn vào ca bin của một chiếc xe và bảo ngươi tài xế rằng chúng tôi là các nhà báo bị mắc kẹt trong một trận pháo kích và bị mất hành lý. Chúng tôi nhìn thẳng phía trước tại mọi trạm kiểm soát và không bị hỏi han một lần nào. Đoàn xe đưa chúng tôi vào thẳng Sài Gòn, ở đó chúng tôi đón một chiếc taxi đi đến nhà Mike.

  Sau khi ăn một miếng và tắm vội một cái, tôi đi đến USO (6) và đặt một cuộc điện thoại về nhà ở Washington, ở đó đang là 4 giờ sáng. Cuộc gọi được nối thông ngay tức khắc, và tôi nghe người trực tổng đài nói, “Tôi có một cuộc gọi từ Richard Dudman ở Sài Gòn." Có một tiếng thở gấp ở đầu dây bên kia, và rồi tôi có thể nghe giọng nói của Helen lặp đi lặp lại, “Richard! Richard! Richard!"
--------------------------------
(6) USO: United Service Organizations – Liên hiệp các tổ chức dịch vụ.
Logged

Đời người như một giấc mơ
Nằm mơ thì thấy dậy sờ thì không!!!
chichbong
Thành viên
*
Bài viết: 146



« Trả lời #107 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2009, 06:20:53 pm »

Lời Bạt

  Câu chuyện về bốn mươi ngày này tự nó nói lên tất cả. Tôi đã cố gắng trình bày hết sức đầy đủ và khách quan những gì đã xảy ra, và thuật lại thật nhiều về những người du kích cùng với phong trào của họ, dựa trên cái nhìn dù khác thường nhưng phải nói là hạn hẹp của chúng tôi vào hậu trường của "phía bên kia" ít được biết đến của cuộc chiến tranh Đông Dương.
 
  Tôi chỉ cố tình bỏ qua hai chi tiết. Mike, Beth và tôi đã đồng ý giữ kín địa chỉ chính xác nơi chúng tôi được thả. Chúng tôi cảm thấy chi tiết này có thể được các du kích xem là thông tin an ninh quân sự. Chúng tôi nghĩ rằng việc tránh không đưa ra những bí mật quân sự của họ là rất quan trọng, vì các hậu quả có thể xảy ra cho các phóng viên khác còn đang mất tích và có thể vẫn còn bị giam giữ, và cũng vì chúng tôi muốn giữ đúng lời chúng tôi đã nói với các du kích rằng chúng tôi là nhà báo chứ không phải gián điệp. Chi tiết thứ hai bị bỏ qua là tên thật và địa chỉ thường xuyên của các du kích hộ tống chúng tôi. Họ đã cung cấp chi tiết đó trong một thể hiện bất ngờ về sự tin cậy và đã yêu cầu chúng tôi giữ kín. Họ không yêu cầu chúng tôi giữ lại một điều gì khác.
 
  Vì sao chúng tôi được thả? Chỉ sau khi về đến Mỹ tôi mới được biết về cơn đại hồng thủy thư thỉnh nguyện tràn ngập Bắc Việt Nam và Mặt trận Dân tộc Giải phóng ở Hà Nội và Paris và Hoàng thân Sihanouk ở Bắc Kinh. Các thượng nghị sĩ, các nhà ngoại giao, các học giả, các lãnh tụ phong trào hòa bình, và các nhà báo đồng nghiệp đã viết thư hoặc gửi điện cho các mối liên hệ của họ ở phía bên kia, bảo đảm rằng chúng tôi là những phóng viên chân thật và nên được trả tự do ngay tức khắc. Wilfred Burchett, mà tôi có dịp biết tại cuộc đàm phán hòa bình ở Paris, ngẫu nhiên đang ở Bắc Kinh để phỏng vấn Hoàng thân Sihanouk vào lúc chúng tôi bị bắt. Ông đã hoàn tất bài phỏng vấn nhưng còn ở Bắc Kinh và lập tức quay lại tổng hành dinh của Sihanouk để thúc đẩy việc tra tự do cho chúng tôi. Có lẽ cũng rất hữu ích khi việc bắt giữ chúng tôi đã được xử lý thành bản tin chính trên trang đầu tờ The Washington Post mà Sihanouk thường xuyên đọc, và tờ International Herald Tribune, mà những người cộng sản Việt Nam ở Paris vẫn đọc.
Logged

Đời người như một giấc mơ
Nằm mơ thì thấy dậy sờ thì không!!!
chichbong
Thành viên
*
Bài viết: 146



« Trả lời #108 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2009, 06:21:26 pm »

  Tờ St. Louis Post-Dispatch hành động mau lẹ và sẵn sàng làm bất cứ điều gì để tôi được trả tự do. Ngay cả ý tưởng đưa ra một khoản tiền chuộc cũng đã được xem xét, mặc dù ý tưởng này đã nhanh chóng bị bác bỏ vì không thể thực hiện được. Joseph Pulitzer, Jr., nhà biên tập và xuất bản, đã chỉ thị cho Evarts A. Graham, Jr., thư ký tòa soạn, phải cố lâm mọi cách có thể được. Dưới sự chỉ đạo của họ, Marquis Childs, người phụ trách chuyên mục, và là cộng tác viên biên tập của tờ Post-Dispatch đã bay sang Paris dành trọn một tuần gặp gỡ các nhà ngoại giao và các nhân vật khác có mối quan hệ với phía bên kia. Thomas W. Ottenad. quyền trưởng văn phòng Wasington lúc tôi vắng mặt, đã điều phối nhiều nỗ lực này.
 
  Tòa báo đã cho sao chụp tất cả các bài tôi từng viết về cuộc chiến tranh Đông Dương, gửi cho các con gái tôi, Janet và Martha ở Paris để cung cấp cho phái đoàn Bắc Việt Nam.
 
  Những lời thỉnh nguyện đó hẳn là có tác động, song cũng nên ghi nhận rằng phía Việt Nam luôn luôn thả tù nhân với mục đích chính trị rõ ràng. Trong trường hợp của chúng tôi, chúng tôi được thả đúng hai tuần trước cái thời hạn chót do Nixon tự đặt ra cho việc rút quân Mỹ khỏi Campuchia. Những bài báo trung thực về điều xảy ra ở phía bên kia đương nhiên sẽ làm giảm tác dụng của những thông tin chính thức của Phnôm Pênh, Sài Gòn, và Washington về thành công của cuộc xâm nhập của Hoa Kỳ, sự yếu ớt của đối phương, và điều gọi là tinh thần đoàn kết của nhân dân Campuchia ủng hộ chế độ Lon Nol và chống xâm lược Cộng sản.
Logged

Đời người như một giấc mơ
Nằm mơ thì thấy dậy sờ thì không!!!
chichbong
Thành viên
*
Bài viết: 146



« Trả lời #109 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2009, 06:22:20 pm »

  Các viên chức của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn đã yêu cầu chúng tôi cung cấp mọi thông tin có thể giúp đề ra những nỗ lực mới nhằm đạt được sự trả tự do cho các nhà báo bị mất tích khác. Họ bảo chúng tôi rằng việc chúng tôi được trả tự do đã diễn ra ngay lúc họ đã soạn xong các kế hoạch phái các toán lính Mỹ đi bố ráp để tìm chúng tôi. Chúng tôi mừng là nỗ lực giải cứu ấy chưa được thực hiện, vì điều đó có lẽ sẽ chỉ khiến chúng tôi mất mạng mà thôi. Lời khuyên của chúng tôi dành cho họ là phải tránh dùng các biện pháp quân sự hay ngay cả các biện pháp ngoại giao để cứu các phóng viên mất tích. Chúng tôi nói rằng các biện pháp đó sẽ chăng có tác dụng gì mà chỉ làm tăng thêm mối ngờ vực của đối phương rằng các nhà báo đó đúng là gián điệp. Chúng tôi đặc biệt yêu cầu CIA và các cơ quan tình báo khác đừng hỏi han gì về các nhà báo mất tích. Chúng tôi nhắc nhở các quan chức, vấn đề lớn nhất của chúng tôi là phải thuyết phục các du kích rằng chúng tôi không phải là các điệp viên CIA. Chúng tôi nói, việc thinh nguyện trả tự do cho các phóng viên Mỹ nên dành cho các nhà trung gian nước ngoài, các cá nhân hay các nhóm tư nhân Mỹ, và có thể là các đại biểu quốc hội, còn các cơ quan hành pháp thì dứt khoát phải đứng ngoài cuộc. Một số quan chức Mỹ ở Sài Gòn tỏ vẻ kinh ngạc khi nghe lời khuyên này, nhưng tôi thấy ở Washington, ý nghĩa của nó đã được Bộ Ngoại giao hiểu rõ. Một đề nghị khác cửa chúng tôi là được mọi đơn thư xin cho các phóng viên bị mất tích phải gửi đến Hoàng thân Sihanouk. Mặc dù vai trò chính xác của ông trong cuộc chiến ở Campuchia không rõ ràng, nhưng về danh nghĩa ông là người đứng đầu Mặt trận Giải phóng tại đó, và các thỉnh nguyện trực tiếp đến Hà Nội có thể được coi là sự xúc phạm.

  Các quan chức Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn còn muốn chúng tôi phải chịu một cuộc "phỏng vấn". Chúng tôi khước từ, trên cơ sở là trách nhiệm đầu tiên của chúng tôi là đối với các tờ báo của chúng tôi. Khi họ tạo sức ép mạnh hơn, tôi nêu thêm rằng chúng tôi đã mất bốn mươi ngày để bác bỏ việc chúng tôi làm việc cho CIA, và nay chúng tôi không có ý định làm ngược lại điều đó.

  Tại Washington, tôi chấp nhận lời mời của Ngoại trưởng William P. Rogers để thảo luận về sự việc tôi đã trải qua, sau khi tôi đã viết xong một loạt bài cho tờ Post-Dispatch. Ông đã dành ra hai tiếng rưỡi, và tôi nhận thấy ông là một người rất biết lắng nghe. Tôi mất thêm một buổi chiều nữa với hai mươi lăm thượng nghị sĩ trong một phiên họp kín được Thượng Nghị sĩ J. William Fulbright, Chủ tịch ủy ban Đối ngoại sắp xếp.
Logged

Đời người như một giấc mơ
Nằm mơ thì thấy dậy sờ thì không!!!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM