Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 03:30:10 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: KGB Hồ sơ bí mật  (Đọc 79977 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #150 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2008, 04:44:23 pm »


Cuộc phỏng vấn sau cùng

Trong cuộc phỏng vấn trước, vợ chồng Kroger đã nói về công việc của họ trong cơ quan tình báo Xôviết, nhưng vẫn ngập ngừng trước câu hỏi về vai trò của họ trong vụ gián điệp nguyên tử. Độc giả sẽ không khỏi đặt câu hỏi là họ thậm chí không hề đề cập đến Mlad. Những thói quen xưa cũ thường bám sâu gốc rễ, mà các tình báo viên kỳ cựu ngay cả khi thời đại không còn gay go như xưa nữa, thì họ vẫn cứ bo bo giữ các bí mật của mình.
Vụ việc nguyên tử trong sự nghiệp của vợ chồng Kroger đã được dựng thành phim năm 1990, Nửa thế kỷ bí mật, do Igor Preline và Rostislav Andrelev sản xuất và tôi được họ mời làm cố vấn của phim. Người ta quay vợ chồng Kroger ở Matxcơva và câu chuyện về họ được minh họa bằng nhiều lớp phim quay ở nhiều nơi trên thế giới - cửa hàng Alexandre ở New York, Los Alamos ở New Mexico, Cranley Drive ở Ruislip. Bộ sưu tập của viên tình báo hoàn hảo này cũng được quay lên phim: chiếc bật lửa đã được tháo ra, để lộ ra phần đáy đúp (hai lớp), chiếc hộp đựng bột tan để giấu các thấu kính camera, chiếc vali nhỏ mở ra để thấy chiếc máy phát radio. Lứa trẻ lớn lên ở Anh quen gọi Helen Kroger là “Auntie” (cô), đã xem bộ phim về vợ chồng Kroger ở Matxcơva và bình luận. Đến lượt mình, đôi vợ chồng này trả lời câu hỏi của chúng, Helen khẳng định rằng bà không hề có cảm tưởng là mình đã phản bội chúng khi làm gián điệp mà ngược lại, đã bảo vệ chúng.

Peter nhân dịp này bày tỏ ý kiến mà ông băn khoăn bấy lâu nay. Helen cố gắng khiến ông yên lặng nhưng ông khăng khăng:

Tôi đã nghiên cứu và giảng dạy lịch sử, thế giới tiến lên theo quy trình lịch sử. Vậy nên tôi mạn phép nghĩ rằng dù hướng tới tự do nhưng có những khiếm khuyết hiển hiện ở Liên Xô. Nếu như Liên Xô được kêu gọi đi tiên phong, chúng ta phải giải quyết những khiếm khuyết này, những khiếm khuyết liên quan đến vấn đề tự do trong nhiều mặt của cuộc sống...

Và:

Tôi muốn nói là trong những năm đầu chúng ta không cảm thấy điều đó có ảnh hưởng lớn đến độ nào, như đang cảm thấy trong những năm tiếp theo này, khi chúng ta đã luống tuổi. Khi chúng tôi đến đây, chúng tôi có quay trở lại vấn đề này... đặc biệt là trong mười năm gần đây. Trong mười năm này, cuộc sống đã khác trước rất nhiều. Mười năm ấy xuất hiện những vấn đề rất lớn mà chúng ta không chịu suy nghĩ một cách nghiêm túc”.

Vợ chồng Kroger chỉ nói rất ít đến Los Alamos, để Yatskov, Kvasnikov và Sokolov kể lại. Bộ phim Nửa thế kỷ bí mật được hãng Channel 4 ở Anh mua và được bổ sung bằng các đoạn phim tư liệu thời sự, các cuộc phỏng vấn mới và các trang bình luận chưa từng xuất hiện trước đây để đến năm 1991 ra đời bộ phim tài liệu Người láng giềng kỳ quặc. Bộ phim truyền hình, như vốn dĩ phải như vậy, tập trung nói về vụ Portland và tạo ra ảnh hưởng rất lớn đến an ninh trong nước của Anh quốc. Dư luận chung, như tôi đã nhấn mạnh, cho rằng vụ việc đó là một thất bại.

Vợ chồng Kroger sống khá lâu, họ còn chứng kiến cuộc đảo chính thất bại tháng 8 năm 1991 và sự tan rã của Liên bang Xôviết vào cuối năm đó. Không vì thế mà họ đắm chìm trong tuyệt vọng vì họ được biết mình đã đóng góp vai trò tích cực cho lịch sử. Helen Kroger, tên khai sinh là Leontine Teresa Petka, sinh ngày 11 tháng 1 năm 1913 đã qua đời ngày 29 tháng 12 năm 1992 vì căn bệnh ung thư phổi. Peter, từ nay mất đi người bạn đời yêu quý, sức khỏe suy sụp một cách trầm trọng nhưng cuộc đời vẫn níu giữ ông. Các y tá túc trực bên ông suốt ngày đêm. Ông không còn thời gian đón tiếp khách đến thăm vì ốm quá, chỉ trừ những trường hợp cá biệt.

Cuối năm 1993, tác giả hợp biên với tôi, là người Mỹ, đã soạn xong danh sách câu hỏi để hỏi Peter. Chủ yếu tập trung vào các vấn đề đã được nói đến khá nhiều, nhưng có một hai câu hỏi về vai trò của ông với tư cách là người cung cấp các bí mật nguyên tử cho đội quân của Stalin. Mới đầu ông thậm chí còn không muốn nói đến chuyện đó, nhưng sau một thời gian, một phần do thúc bách, ông đã đồng ý trả lời. Đến thời điểm này, cả thế giới biết đến ông qua cái tên gốc gác là Moris Cohen, và chúng tôi xin dùng tên này cho bạn đọc tiện theo dõi.

Cohen bày tỏ suy nghĩ rằng, bằng những việc làm của mình, ông đã giúp Liên Xô chiến thắng phát xít cũng như góp phần gìn giữ hòa bình sau chiến tranh yêu nước vĩ đại. Những bí mật được chuyển từ Los Alamos đến Matxcơva tạo điều kiện cho các nhà vật lý Xôviết sản xuất được bom nguyên tử sớm hơn thời hạn dự tính, do đó ngăn chặn được người Mỹ tiến hành đe dọa nguyên tử. Việc có được bom nguyên tử bảo đảm cho Liên Xô chống lại cuộc tấn công hạt nhân đã được lên chương trình trong các bản kế hoạch “Trojan” và “Dropshot”. Cohen nhắc nhở cho phóng viên rằng Liên Xô không hề giết chết một người nào bằng vũ khí nguyên tử, trong khi hàng trăm nghìn người Nhật Bản chết do Mỹ ném bom xuống quê hương họ. Sự cân bằng hạt nhân là một nhân tố quan trọng đối với hòa bình thế giới.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #151 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2008, 04:44:54 pm »


Với vấn đề này, tôi xin mạn phép được thêm vài ý kiến riêng của mình. Nước Mỹ có thể cho rằng một ngày nào đó họ có thể tiến hành cuộc tấn công nguyên tử không tuyên chiến nhằm vào Liên Xô. Nhưng họ cũng dễ dàng hiểu được là Liên Xô - đặc biệt là Stalin - cũng sẽ nghĩ như vậy. Liên Xô kết đồng minh với Mỹ và Anh trong chiến tranh, đã ký với nước Anh một thỏa thuận về chia xẻ các bí mật quân sự. Khi được báo về sự tồn tại của Ủy ban bí mật về phóng xạ ở Luân Đôn, sau đó là cam kết ngầm Anh - Mỹ về các công bố vật lý hạt nhân, và cuối cùng là dự án tối mật Manhattan ở Los Alamos, Liên Xô chỉ có thể cảm nhận được các nguy cơ trầm trọng đang đe dọa mình. Quan điểm cứng rắn của Chủ tịch Truman trong Hội nghị Posdam, ngay sau thành công của vụ thử hạt nhân ở Trinity và tiếp liền là vụ oanh tạc Hiroshima và Nagasaki, khiến sự lo lắng trở nên cao độ đến gần như là sự kinh hoàng. Việc cung cấp bí mật nguyên tử cho Matxcơva và các vụ thử bom A thành công ở Kazakhstan đã đẩy bật được nỗi lo sợ đó và góp phần cân bằng quan hệ quốc tế.

Được hỏi ý kiến về các nhà lãnh đạo Xôviết, Cohen nói:

Tôi chỉ có một ý kiến về các nhà lãnh đạo của chính phủ Xôviết, Khrouchtchev, Brejnev, Gorbachev. Họ không bao giờ nghĩ đến nhân dân và do đó để lại trong lòng dân ấn tượng xấu. Thực tế thì vì những nhà lãnh đạo kém như vậy uy tín của Đảng cộng sản bị ảnh hưởng rất nặng nề

Vì được hỏi về thông điệp cuối cùng ông muốn nói với người dân Mỹ, ông trả lời:

Các bạn yêu quý, hãy có ý thức gìn giữ hòa bình, bảo vệ hòa bình, hãy làm tất cả những gì có thể vì hoà bình!

Năm 1994, Moris Cohen lúc này tám tư tuổi, đã yếu và không còn tinh anh như trước, có cuộc phỏng vấn bốn tiếng đồng hồ với Pravda. Cuối cùng thì ông cũng đồng ý nói về hoạt động với Mlad, ông cho rằng có lẽ nhân thân của nhà bác học này không bao giờ được biết đến.

Tôi nghĩ là có hai, có khi là ba người trong Cục biết tên thật của Mlad. Mọi người vẫn hay dùng tên giả. Mấy tháng gần đây, các đồng chí có cho tôi biết là việc tự biện đang nổi lên. Mlad đã giúp chúng tôi một cách hào hiệp.

Trong cuộc phỏng vấn này, Cohen khẳng định là có nghe John Reed, tác giả nổi tiếng của Mười ngày rung chuyển thế giới diễn thuyết trên tờ Times Square. “Diễn giả vĩ đại nhất mà tôi từng được nghe thuyết trình”. Nhưng gạt bỏ những câu chuyện hấp dẫn kia đi, buổi phỏng vấn vốn dĩ tạo ra nhiều câu hỏi. Cohen phủ nhận việc mình được Alexandre Orlov tuyển dụng, phủ nhận việc thừa nhận bí danh mã số “Tình nguyện” và khẳng định là vợ mình, Lona lẽ ra đã gặp Mald ở Las Vegas, New Mexico, phía Đông Santa Fe, chứ không phải ở Albuquerque. Còn một vấn đề đáng chú ý nữa, Cohen nhắc nhở rằng Mlad, cũng giống như ông, lẽ ra đã gia nhập Lữ đoàn quốc tế, như vậy họ giả định là sẽ gặp nhau lần đầu tiên khi cùng các chiến hữu ở Tây Ban Nha. Tất cả những lời nói này không khớp với những gì ông đã nói với tôi trong cuộc phỏng vấn trước, hơn nữa là không khớp với những gì vợ ông và cả những người thân cận đáng tin cậy khác đã nói với tôi. Tôi chỉ có thể tự kiểm định sự chuẩn xác trong trí nhớ của ông hoặc sự chính xác được chuyển tải qua những gì ông kể.

Tuy nhiên có một điểm mà tôi rất lấy làm vui mừng được xác nhận. Trong cuộc phỏng vấn của tờ Pravada, Cohen nhấn mạnh vào thực tế là bản thân ông, vợ ông và nhà vật lý trẻ tuổi đã hành động vì những mục đích vĩ đại nhất, vì lý tưởng cao quý nhất chứ không phải vì tiền. Tất cả những nghiên cứu của tôi khẳng định rằng đó là sự thật. Đó là những người con Xôviết của một thời đại tiến bộ, tận tâm vì cuộc chiến chống phát xít, đấu tranh vì một thế giới mới. Họ đã tin tưởng vào sự tự nguyện của mỗi người chứ không phải vào lợi ích cá nhân.

Đánh giá về thành tích của họ, tôi không thể nói hay hơn Phillip Knightley, một chuyên gia trong vấn đề tình báo Xôviết, tác giả cuốn Tình báo và hoạt động gián điệp trong thế kỷ hai mươi.
Phải thừa nhận một điều rõ ràng rằng vợ chồng Kroger là một trong những ê-kip điệp báo mạnh nhất trong lịch sử tình báo. Chỉ cần điểm qua những công việc họ đã hoàn thành: Peter Kroger đã thu nạp được một nhà bác học nguyên tử quan trọng vào bậc nhất, đã khai thác thông tin khi ông làm việc trong cơ quan bom nguyên tử của Mỹ ở Los Alamos. Helen đã bất chấp biết bao nguy hiểm chết người để chuyển tin tức do nhà bác học kia cung cấp tới tay Liên Xô, từ Los Alamos, qua một quá trình bảo vệ, bảo mật nghiêm ngặt. Họ không chỉ hoàn thành các nhiệm vụ ấy mà họ đã sống, tiếp tục một sứ mạng mới ở nước Anh, không kém phần quan trọng, và cuối cùng, sau sáu năm chịu án của các cơ quan mật vụ Mỹ và Anh, họ về nghỉ hưu, sống một cuộc sống yên bình sau bức màn sắt. Thật kỳ diệu làm sao!
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #152 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2008, 04:58:00 pm »


Phần kết

Ngày 23 tháng 6 năm 1995, khi chúng tôi đang hoàn thành nốt những khâu cuối cùng để cho ra mắt tác phẩm, Moris Cohen, sinh ngày 2 tháng 7 năm 1910 đã qua đời tại bệnh viện của Cục Tình báo. Từ một năm nay, ông đã không còn nhận thức được thời gian, không gian, sống giam mình trong thế giới nội tâm kín mít của mình. Người vợ yêu quý của ông đã mất được hai năm rưỡi, ông mong muốn được chôn cất bên cạnh vợ mình trên đất Nga.

Khoảng sáu mươi người tham dự lễ mai táng ông ở nghĩa trang Kountsevo nổi tiếng. Họ chủ yếu là các nhân viên của Cục Tình báo đối ngoại, buổi lễ không được thông báo cho công chúng. Trước cái chết của ông, những người biết ông, với tư cách cá nhân hay chỉ biết tiếng ông, đều bày tỏ lòng ngưỡng mộ. Viên Trung tướng Vadim Kirpitchenko và Đại tá Youri Sokolov đã gợi nhắc lại lòng tận tụy, sự tỉnh táo, cách sống khiêm tốn cũng như sự lịch thiệp của ông. Không chỉ là niềm xúc động, họ nói về ông như một con người đã cống hiến tất cả vì “lý tưởng về một tương lai sán lạn”.

Một ngày hè nóng nực đang dần qua. Những tia nắng cuối cùng rọi qua hàng thông. Bên chân ngôi mộ mới, cạnh ngôi mộ của Leontine, những bông hoa xếp chồng chất. Quan tài được đưa xuống huyệt. Những cành hoa, nắm đất nói lời vĩnh biệt. Hàng quân danh dự bắn một loạt súng tiễn biệt làm đàn chim giật mình bay toán loạn.

Mọi người bắt đầu nghỉ ngơi. Tôi chậm chạp hơn chút ít. Có lẽ do tiếng hót chim cu cu mà tôi đã nghe: nó đem tin đến cho chúng ta, nếu bạn còn tin vào một tín ngưỡng cổ xưa của người Nga, khi chúng ta còn sống qua năm tháng.

Vậy là hồ sơ số 13676 đã đóng lại, hồ sơ của “những người đi nghỉ hè” mà tôi mạo muội mở ra nghiên cứu.

Vậy là bắt đầu những tiết lộ về cặp vợ chồng Cohen, về những việc đã được hoàn thành. Tôi vui mừng vì trước khi ra đi, ông đã phát biểu trên truyền hình về cuốn sách này và về những động lực sâu xa.

Còn một điểm nhấn cuối cùng, kể ra cũng đáng phải sửng sốt. Một tháng sau, ngày 25 tháng 7 năm 1995, trong một buổi lễ bí mật, Morris Cohen đã được truy tặng danh hiệu “người anh hùng của Liên bang Nga”, ngày ấy là “người anh hùng của Liên bang Xôviết”. Đó là sự trọng vọng lớn lao nhất mà chính quyền Xôviết có thể trao tặng, theo chỉ thị của Tổng thống Boris Eltsine.

Vậy là Cohen là người nước ngoài đầu tiên làm việc cho Cơ quan Tình báo Xôviết xứng đáng được hưởng vinh dự này. Không phải Kim Philby, cũng không phải một trong năm người từ Cambrige có được vinh hạnh đó, trong khi Nikita Khrouchtchev không hề lưỡng lự trao cho Nasser và Phidel Castro danh hiệu “anh hùng của Liên bang Xôviết”.

Việc Tổng thống Eltsine bảo đảm sự ưu đãi này chứng tỏ niềm tin của ông rằng Morris Cohen đã phục vụ vì một nước Nga đi lên từ con đường Xôviết lịch sử: Cohen đã mang lại cho nước Nga phương tiện để tự bảo vệ - bom A. Trang cuối cùng của hồ sơ 13676 khẳng định căn cứ của câu chuyện tôi viết. Nó chứng tỏ sự thực là Cohen, vợ ông và những đồng chí liên lạc của ông ở Los Alamos không phải là ảo ảnh, không phải những thông tin giả mà là có thật.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #153 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2008, 05:04:40 pm »


BƯU KIỆN CỦA GARY KERN
VẤN ĐỀ NGUYÊN TỬ


ĐẠI TIỆC TÀI LIỆU

Khi Mikhail Gorbatchev khởi động chính sách trong sạch chính trị vào cuối những năm 80 bằng cách mở rộng chiến dịch báo chí, người lãnh đạo cuối cùng của cộng hòa Xôviết tin là có thể thổi một luồng không khí mới vào nền báo chí Quốc gia, văn học Quốc gia và lịch sử Quốc gia đang hấp hối. Tất nhiên, ông không hề có ý định bãi bỏ sự kiểm duyệt quốc gia. Tuy nhiên, thời gian qua đi, báo chí ngày càng phát triển, các cơ quan này bắt đầu chuyển động, không chỉ sôi nổi với các chủ đề về cuộc sống mà cả các vấn đề liên quan đến độc lập Quốc gia; họ không còn cho mình là một thiết chế nhà nước, cũng không còn sợ các văn phòng kiểm duyệt. Thế là bùng nổ việc xuất bản sách của các tác giả người Nga trước đây bị cấm, sách văn học nước ngoài và những tài liệu được xếp vào loại “bí mật”. “Glavlit” (Tổng ban văn học) không thể cưỡng lại được trào lưu và vai trò dần trở nên mờ nhạt. Mùa xuân Praha đến Matxcơva muộn hai mươi năm.

Tin giật gân tràn ngập trên báo chí Nga đang hồi sinh. Mọi người hy vọng rằng những “trang trắng” trong lịch sử Xôviết sẽ lấp đầy các phòng lưu trữ khổng lồ của Quốc gia. Những then cửa các tầng hầm mốc xì sẽ bật lên và những bí mật của thời Xôviết được cất giấu bao lâu nay sẽ được phơi bày. Người ta nghĩ là mỗi một ẩn số lịch sử đều có một tài liệu giấu kín, có những câu trả lời chính xác, có tên tuổi, ngày tháng và tất cả mọi chi tiết của nó. Chẳng chóng thì chầy, thề giới ngoại giao bí ẩn, các hoạt động bí mật và những kế hoạch bẩn thỉu sẽ được đưa ra ánh sáng. Thời độc tài Stalin, hồ sơ cấm được dán nhãn “bảo tồn vĩnh viễn”, đến tay độc giả sẽ khiến công chúng được thỏa chí tò mò. Câu cửa miệng bây giờ là: “KGB là một kho dữ liệu khổng lồ”.

Trên thực tế, nhiều vụ việc đã được làm sáng tỏ. Hồ sơ nhân sự của nhiều nghệ sĩ, nhà văn, chính trị gia, nạn nhân của các cuộc trấn áp như Isaac Babel, Vsevolod Meyerhold hay Nikolai Boukharine, được KGB công khai và xuất bản trên các số báo định kỳ ở Matxcơva và trong sách báo của phương Tây1. Hồ sơ vụ thảm sát ở cánh rừng Katyn tháng tư năm 1940, hàng nghìn sĩ quan Ba Lan bị tấn công rồi bị chôn trong rừng Smolensk, đã được ban điều tra phanh phui và đưa ra công luận. Công chúng còn được biết Đức quốc xã không hề liên quan trách nhiệm đến cuộc tàn sát này, cho dù từ bấy lâu nay chế độ Xôviết có bao biện thế nào thì lệnh giết là do cá nhân Stalin ban ra và người thực thi là Lavrenti Beria, bấy giờ là Giám đốc của NKVD2. Cuộc nổi dậy ở Cronstadt, chính sách tập thể hóa, hiệp ước hữu nghị giữa Stalin và Hitler, chiến tranh Triều Tiên, số phận của lính Mỹ bị giữ ở Liên Xô, tất cả những vấn đề trong lịch sử Xôviết mà mới đây còn là những điều cấm kỵ, thì nay được đem ra ánh sáng nhờ những tài liệu và dữ liệu tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau3.

Tuy nhiên, còn nhiều chủ đề vẫn nằm trong bóng tối. Lênin đã bị đầu độc? Stalin đã cộng tác với cảnh sát Sa hoàng trước cách mạng 1917? Ông đã ra lệnh ám sát Kirov? Còn Maxime Gorky? Mà chính Stalin cũng bị ám sát? Đây chỉ là một vài vấn đề của thời Stalin chưa được động chạm đến. Từ đó đặt ra không ít những vấn đề khác liên quan đến toàn bộ giai đoạn Xôviết mà chưa hề có một tài liệu gốc nào, một bản khai chính thức nào, hay một biên bản ghi nhận tội phạm quả tang nào từng giải quyết những vấn đề ấy. Ngay cả trong trường hợp những tư liệu trên có xuất hiện thì hồ sơ cũng còn lâu mới được kết thúc. Các tư liệu và những lời tuyên bố đặt ra những vấn đề mới và mỗi sự việc lại đòi hỏi một lời giải đáp.
___________________________________
1. Xem Vital Chentalinski, Lời người chết đi sống lại. Kho lưu trữ văn học của KGB, Robert Laffont, Paris, 1993.
2. Tham khảo “Cuối cùng, Xôviết cũng nói lên sự thật về vụ thảm sát tại rừng Katyn”, Insight, Washington DC, ngày 7 tháng 5 năm 1990, tr. 28-29; tờ Tin tức Matxcơva, Matxcơva số 3,12,16,18.20 năm 1990; 18,44 năm 1991; tờ New times, Matxcơva số 17-1991. tr. 28-31; số 44-1992. tr.30-31; Vladimir Abarinov, “Mê đạo Katyn: điều tra đặc biệt về thảm họa Katyn”, Novosti, Matxcơva 1991. Một nghiên cứu dày bốn tập do các nhà nghiên cứu Ba Lan và Nga dự tính từ cuối năm 1995.
3. Một chương trình nghiên cứu tổng hợp có giá trị rất lớn từ trước tới nay được thực hiện ở Walter Laqueur, Stalin: sự thật về chính sách trong sạch chính trị, Chas. Scribner’s Sons, New York 1990. Các công trình của Dimitri Volkogonov về Lênin và Stalin được đào sâu trong các tài liệu lưu trữ. Tham khảo, Stalin: chiến thắng và bi kịch. Và cuốn Sự thật về Lênin, Robert Laffont, Paris 1995. Những vấn đề lịch sử của Đảng cộng sản Liên Xô, các số 1 & 3 1991 (về Boukharine), Izvestia, TSK KPSS, các số 1 & 2 (vụ Beria).
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #154 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2008, 05:13:13 pm »


NƠI THIÊNG LIÊNG NHẤT. BỘ HỒ SƠ BOM A

Không ai là không muốn được biết về hồ sơ liên quan đến hoạt động tình báo nguyên tử Xôviết. Trong bối cảnh thật giả lẫn lộn thời kỳ nửa đầu của chính sách trong sạch chính trị, vẫn chưa có ai nói bóng nói gió gì về việc có thể sẽ “giải phóng” những hồ sơ này. Phải chăng đó là những điều thiêng liêng của an ninh, quốc phòng quốc gia? Mọi ý kiến về việc khai thác thông tin này ngay tức thì gây ra một loạt lý lẽ phản đối.

Thứ nhất, nó chứa đựng những mô tả kỹ thuật về những tên lửa có khả năng phá trụi hoàn toàn các thành phố và hậu quả là tạo ra một kẻ độc tài thảm hại, đau khổ vì ảo ảnh quyền lực, đe dọa toàn thế giới. Ai có thể khẳng định là những chi tiết kỹ thuật dạng đó không thể biến một nhà vật lý trong phòng thí nghiệm thành một tên độc tài? Thứ hai, những hồ sơ đó có tên của nhiều người, dù còn sống hay đã chết thì thanh danh cũng có thể bị ảnh hưởng. Có thể giấu tên các vị đi nhưng với bối cảnh thực tế thì sự việc sẽ gợi ra những người có liên quan. Thứ ba, có thể tìm thấy những mô tả về các phương pháp nghiệp vụ tình báo, trong đó có một số phương pháp vẫn chưa hề lỗi thời. Rồi những mật mã, những bí danh, các trình tự tố tụng, tất cả có thể được che giấu trong một tờ tạp chí có những cái tên hay những dữ liệu kỹ thuật nhạy cảm? Nếu đúng, còn những điều gì khác? Cũng có thể có một lý do thứ tư, các bí mật của các Nhà nước ngoại bang có khả năng trái với lịch sử chính thống của họ, có khả năng sẽ làm bấn loạn công luận và gây hại cho không khí quốc tế. Cuối cùng, chúng chứa đựng những bằng chứng về thành công của NKVD - KGB trong lĩnh vực tình báo nguyên tử, mà theo đó phải xét lại một cách nghiêm túc thành tích của khoa học Xôviết và những vinh dự đã được trao tặng cho các anh hùng của Liên Xô.

Như vậy có năm lý do để hồ sơ về bom A Xôviết không bị “xuống hạng”. Chính trong hoàn cảnh đặc thù của giai đoạn cuối trong công cuộc làm trong sạch nền chính trị mà lý do thứ năm, lý do cuối cùng, đưa ra một mô típ mở được hồ sơ này.

Tháng giêng năm 1988, Liên bang Xôviết kỷ niệm tám mươi nhăm năm ngày sinh của Igor Kourtchatov, vị giám đốc lừng danh của phòng thí nghiệm 2, nơi ra đời của bom A Xôviết. Vào tháng này, trong một buổi phát sóng truyền hình, nhà vật lý vĩ đại Igor Kourtchatov đã được các đồng nghiệp hiện còn sống tôn danh là “cha đẻ của bom A Xôviết”, ông mất năm 1960. Youli Khariton, Gueorgui Fliorov, Anatoli Alexandrov nói trước hàng triệu khán giả rằng: “ông râu xồm” - bạn bè vẫn gọi ông thân mật như vậy, đã vững vàng chỉ đạo chương trình bom A cho đến khi thành công, cho dù phải làm việc ở một đất nước bị chiến tranh tàn phá và hạ tầng kỹ thuật vô cùng hạn chế. Như vậy, với sự sáng suốt đáng kinh ngạc, ông đã giải quyết những vấn đề vô vàn phức tạp trong thời gian ngắn hơn nhiều khoảng thời gian của các nhà khoa học người Mỹ, những người được làm việc trong những điều kiện lý tưởng và được cung cấp những phương tiện tài chính không hạn định.

Cũng vào cuối tháng này, Klaus Fuchs qua đời ở Đông Đức. Ông được chôn cất trong một nghĩa trang dành cho những người theo chủ nghĩa xã hội, tiễn biệt ông có khá nhiều bạn bè Đức nhưng không hề có một quan chức Xôviết nào; không một chiếc huân chương Xôviết được gài trên tấm đệm có gắn huân chương Karl-Marx và những phần thưởng danh dự do Cộng hòa dân chủ Đức trao tặng. Mặc dù Fuchs đã phải đi tù vì tội chuyển bí mật cho Matxcơva, Liên bang Xôviết vẫn khẳng định trong thông cáo chính thức của hãng thông tin Tass ngày 8 tháng 3 năm 1950 là: “Fuchs không được Chính phủ Xôviết thừa nhận và không có một nhân viên Chính phủ Xôviết nào có liên lạc với anh ta”.

Một đại tá về hưu của KGB, ông Alexandre Feklissov không hề thấy lạ trước cách đối xử trái ngược của chính quyền Xôviết với Kourtchatov và Fuchs. Ông từng là sĩ quan phụ trách Fuchs trong những năm 40. Ông ái ngại: “Sau khi thử thành công bom A Xôviết, nhiều nhà khoa học được tặng danh hiệu anh hùng lao động xã hội chủ nghĩa và giải thưởng Stalin. Một số nhân viên của Cục tình báo cũng được tặng thưởng. Nhưng không may cho Klaus Fuchs chẳng được gì, tất cả là không phải chịt án chết mà chỉ bị phạt tù mười bốn năm1.
__________________________________
1. Alexandre Feklissov. “Chiến công của Klaus Fuchs”, tạp chí lịch sử quân đội số 12. 1990, tr. 22-29; số 1, 1991, tr. 34-43.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #155 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2008, 05:16:05 pm »


Phần thưởng dành cho các nhà vật lý không phải là không đáng kể: xe hơi, biệt thự, du lịch miễn phí vòng quanh Liên bang Xôviết, con em họ được tự chọn các trường học, thưởng tiền mặt. Một giải thưởng Stalin hạng nhất là năm trăm nghìn rúp, ít nhất cũng tương đương với hai nhăm nghìn đô la. Danh liệu anh hùng lao động xã hội chủ nghĩa là phần thưởng cao quý nhất của đất nước, có nhà vật lý được trao tặng đến ba lần! Kourtchatov đạt được tất cả những phần thưởng đó, chưa kể năm huân chương Lênin, tên ông được đặt cho các nhà máy điện và nhân tố thứ một trăm linh tư trong bảng tuần hoàn. Nếu so sánh, xin nói rằng trong cơ quan tình báo, chỉ có Lavrenti Beria, Giám đốc của NKVD và quan chức cấp cao của chương trình bom A là được trao giải thưởng Stalin và danh hiệu anh hùng lao động xã hội chủ nghĩa. Tất cả các nhân viên dưới quyền ông hãy biết bằng lòng với một và chỉ một phần thưởng, ít phần cao quý hơn - Huân chương Lênin cho trưởng phòng chuyên gia kỹ thuật (Kvasnikov) và huân chương Cờ đỏ cho toàn bộ kíp, trong đó có cả Feklissov.

Sự khác biệt về vinh dự này không đáng kể gì so với những nguy cơ họ phải đối phó. Người ta nói rằng Beria quyết định xét duyệt phần thưởng theo những căn cứ sau: những người có thể bị xử bắn nếu vụ thử bom A năm 1949 ở Kaxakhstan không thành công thì được thưởng danh hiệu anh hùng lao động xã hội chủ nghĩa; Những ai bị xử phạt hai mươi nhăm năm ở Goulag thì được thưởng huân chương Lênin, cứ như vậy lần lượt từng người1. Không có gì để nghi ngờ, Beria có khả năng đã tính đến mối đe dọa không hạn định đối với các nhà vật lý khi theo đuổi chương trình nguyên tử.

Năm 1946, khi người ta đề nghị trao tặng phần thưởng cho Kourtchatov và kíp của mình, Kourtchatov nói: “Các anh nói chuyện gì thế? Phần thưởng nào thế? Tôi đang định bỏ tù họ vì họ là những kẻ phá hoạ.i, đã làm đất nước phải chi tiêu quá mức. Các anh có biết là chúng ta vẫn chưa có bom nguyên tử?” Ngay sau các vụ thử, Beria nghiên cứu xem vụ nổ có đúng với mô hình của Mỹ hay không. Ông muốn biết chắc chắn là không ai lừa mình, thậm chí mắt ông như có mây đen che phủ2. Cuộc sống của mỗi người đều như treo trên sợi tóc, các nhân viên tình báo có khác với các nhà vật lý, luôn có nguy cơ bị phe đối địch bắt giữ.

Nói đến chuyện phần thưởng, vào cuối thập kỷ 80, có những vấn đề hết sức nghiêm trọng được đặt ra. Những cơn chấn động ghê gớm làm lung lay toàn bộ hệ thống Xôviết, các nhân vật chủ chốt mang nặng thử thách trước quyền lợi riêng tư và lợi ích Quốc gia. KGB thừa nhận sự vòi vĩnh tài chính dưới thời Stalin và tỏ thái độ hợp tác với các nhà nghiên cứu đang lục tìm quá khứ không mấy rạng rỡ của cơ quan này, nhưng đây cũng là dịp để chứng minh được rằng KGB đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ đất nước khỏi sự xâm lược của Đức quốc xã, và sau này là chống lại nguy cơ hạt nhân. Dưới thời sếp mới là Vladimir Krioutchkov, KGB trở nên hữu hình hơn đối với các phương tiện thông tin đại chúng, mở hơn trước sự tò mò của quần chúng, rõ ràng hơn trong việc bảo vệ các giá trị của mình. Feklissov cũng có tên trong tiến trình này.

Trong ý niệm của mình, Fuchs đã hoàn thành một công việc quan trọng, giúp Liên bang Xôviết có được bom nguyên tử, nhờ đó bảo vệ chính quyền Xôviết trước chủ nghĩa quân phiệt Mỹ, và có thể đã ngăn được các vị tướng của Liên Xô sử dụng vũ khí hạt nhân trong chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). Đó là lý do mà năm 1964, Feklissov đề nghị Chính phủ Xôviết tôn vinh “nhà khoa học và viên chức lỗi lạc”, người mà vào thời đó, thêm một làn nữa làm việc vì sự nghiệp chủ nghĩa xã hội tại Viện nghiên cứu hạt nhân, gần Dresde. Fuchs cũng đã trở thành thành viên của Ban trung ương Đảng cộng sản Đông Đức. Nhưng đề nghị của vị đại tá bị rơi vào lãng quên. Ông cũng cố gắng thuyết phục Viện hàn lâm khoa học phong cho Fuchs là thành viên danh dự, thì chủ tịch Viện này trả lời: “Điều đó không thể được, vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến giá trị của các nhà khoa học Xôviết trong việc sáng tạo ra vũ khí hạt nhân3

Có thể Fuchs bị tước mất vinh dự vì đã nhấn mạnh vai trò sáng tạo của mình, tức là vi phạm nguyên tắc không thể xâm phạm của tất cả các nhân viên Xôviết: giữ im lặng đến cùng4. việc gì cũng có lý do của nó, vai trò của Fuchs với tư cách là điệp viên đã qua được cánh cửa sập. Người Xôviết, hàng thập kỷ qua đã ỉm đi thông tin, chỉ được nghe nói đến ông năm 1998 khi xem một đoạn phim Nguy cơ II trên truyền hình. Sau mọi việc và cũng là lần đầu tiên, vấn đề đặt ra là liệu có phải việc sản xuất bom Xôviết trở nên khả thi là nhờ những tài liệu đánh cắp của người Mỹ. Người ta hỏi ý kiến Anatoli Alexandrov, Giám đốc Viện Kourtchatov, ông này nói: “Có thể có nhiều vấn đề nhưng không có vai trò quyết định. Không phải Kourtchatov, cũng không phải là những người đã tham gia dự án dựa vào sáng kiến của người khác, mà họ có chính kiến của họ5”.

Vậy là huyền thoại cổ xưa được lưu giữ và duy trì là: Kourtchatov và kíp của ông đã tự thân vận động để có một bản mẫu bom A Xôviết mà không hề có sự dự phần của bên ngoài. Feklissov đã quyết định kết thúc vào năm 1990 bằng cách bày tỏ sự cảm phục nhiệt thành đối với Fuchs. Vladimir Tchikov tiếp tục trong những năm tiếp theo với các bài viết về điệp báo viên này mà không xác nhận rõ là Mlad và những người liên lạc với anh ta là vợ chồng Kroger. Sự trong sáng về chính trị khi đó đang sôi nổi, ngày càng nhiều các ấn phẩm (trước đó còn bị cấm) được xuất bản ồ ạt từ nước ngoài, bao gồm hàng tấn tác phẩm văn học về những kẻ phản bội, những tên giết người và các điệp báo viên. Nước Nga như sôi lên vì hứng thú mãnh liệt về thời kỳ Stalin và mỗi ngày đất nước này nhìn lại lịch sử của mình khi đọc sách báo. Thuật ngữ “biệt lập chủ nghĩa” trong lịch sử bom A Xôviết đã lỗi thời.
____________________________________
1. Youli Khariton và Youli Smirnov, “Bản dịch của Khariton”, tập san khoa học nguyên tử, tháng 5 năm 1993, tr. 20-23; “vụ Beria”, tr.29.
2. Họ đã thức tỉnh thiên tài” (phỏng vấn Igor Golovine): tin tức Matxcơva. Số 41, tr. 15-22, tháng 10 năm 1989.
3. Ibid. tr 41
4. Serguei Leskov, “Xẻ chia chiến thắng của cha”, Tập san khoa học nguyên tử tháng 5 năm 1993, tr. 37-39.
5. “Bom đã được sản xuất như thế nào”, Izvestia, số 205, ngày 23 tháng 7 năm 1988, tr. 3, phỏng vấn Anatoli Alexandrov.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #156 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2008, 12:19:56 am »


CUỘC CHIẾN VÌ CÁC CHƯ THẦN NÚI OLYMPE

a) Cuộc tấn công của KGB

Xin khắc họa chân dung của một viên chức khác của KGB đã về hưu, Trung tá Yatskov, người chỉ huy của mạng lưới tình báo hạt nhân ở Hoa Kỳ từ năm 1944 đến năm 1946. Vào thời kỳ đó, tên ông là Anatoli Yakovlev, phó lãnh sự Liên Xô tại New York. Chừng hơn ba mươi tuổi một chút, mái tóc đen dày xòa xuống trán, khuôn mặt niên thiếu. “Yakovlev” không có cái vẻ của một điệp báo Xôviết bậc thầy nhưng người của FBI theo dõi lối vào của lãnh sự nhận thấy là “đầu tròn”, người gác cổng dành cho Yakovlev sự kính trọng đặc biệt - ông ra vào mà không phải trình thẻ. Trong tác phẩm Chiến tranh FBI – KGB, Robert Lamphere kể lại một tối tháp tùng vị phó lãnh sự từ Manhattan đến Times Square. Vị quan chức cẩn trọng này bước vào nhà hát, ngồi vào chỗ, sau đó đổi vị trí. Không có gì khác nữa xảy ra và “Yakovlev” trở về nhà. Phải đến nhiều năm sau khi Lamphere được biết nhiều hơn về kỹ thuật của tình báo Xôviết ông giả định rằng nhân vật của ông đã “lấy rỗng nơi cất giấu”, nghĩa là đã lấy thư gắn ở dưới ghế1.

Yatskov là một nhân viên tình báo lão luyện - trầm tính, tự chủ, thận trọng. Ông theo dõi tất cả các quy định của konspiratsia, thuật ngữ tiếng Nga không có nghĩa là sự mưu phản nhưng là tổng hợp các quy trình phải theo khít trong các hoạt động bí mật. Tuy nhiên, có một lần có sự làm trái nguyên tắc, và lần duy nhất ấy đã gây ra thảm họa. Theo luật của konspiratsia thì một trạm liên lạc chịu trách nhiệm tiếp xúc với chỉ một một nguồn tin mà thôi, không được phép sử dụng để tiếp xúc với một nguồn khác. Lý do vì sao thì thật quá rõ ràng: theo cách này, bưu trạm không thể xác nhận hai nguồn tin. Yatskov đã sử dụng Hann Gold để thu thập tài liệu từ Klaus Fuchs khi ông này làm việc ở Los Alamos. Nhưng có lần, như Gold đã khai trong phiên tòa xử vợ chồng nhà Rosenberg, ngay trước khi tiến hành thử bom A ở Alamogordo, không một bưu trạm nào được rảnh rỗi, thế là “Yakovlev” giao cho Gold liên lạc với David Greenglass, một nhân viên khác được cài vào dự án Manhattan. Sự vi phạm quy định của konspiratsia này là không thể tha thứ được: các hoạt động bí mật của Fuchs bị lộ, Greenglass rồi hai vợ chồng Julius và Ethel Rosenberg bị nhận diện, kết quả là xét xử tại tòa và hình phạt đối với Julius và Ethel Rosenberg, rồi đến Gold2.

Sau một thời gian dài trong bóng tối, Yatskov xuất hiện trở lại vào những năm đầu thập kỷ 90, lấy tên thật của mình và tuyên bố với báo chí là FBI đã đánh giá quá thấp tầm vóc hoạt động của ông trên đất Hoa Kỳ. Ông tuyên bố với cộng tác viên của tờ bưu điện Washington: “Không một cơ quan tình báo nào trên thế giới thành công trong việc đâm thủng bức tường bí mật xung quanh dự án Manhattan. Chúng tôi đã giúp nước Nga tìm được đối trọng chiến lược với Hoa Kỳ chứ không phải một việc vớ vẩn nào khác”. Theo ông, FBI đã để lộ “không chỉ một nửa, có thể không đến một nửa” các nhân viên thực hiện việc chế tạo bom A của mình.

Liên quan đến Fuchs, Yatskov khẳng định sự đóng góp to lớn của Fuchs đối với Chính quyền Xôviết, tuy nhiên ông nói thêm về một nhân viên khác có vai trò tương đương mà có thể lớn hơn cũng làm việc trong phòng thí nghiệm ở Los Alamos. Nhà bác học này chuyển đến từ dự án Manhattan từ năm 1942, ít nhất là một năm rưỡi trước khi Fuchs đến Mỹ, và ngay lập tức bắt đầu cung cấp thông tin cho phía Xôviết. Yatskov đặt tên mật mã của ông là Mlad và không thể xác nhận nhân vật này vì hiện ông còn sống3.

Giờ đây, một nhân vật tình báo lão luyện thứ ba bước ra từ bóng tối để kể lại câu chuyện của mình. Vladimir Barkovski thực thi nhiệm vụ ở Luân Đôn trong những năm 40, thuộc nhóm tình báo núp bóng Donald Maclean, một trong những “tình báo viên nổi tiếng của Cambridge”. Hiện là giáo sư tại trường đại học sư phạm, ông là chuyên gia về lịch sử các cơ quan tình báo Xôviết. Không kể diễn biến trong hoạt động của bản thân ông, trên mật trận KGB, Vladimir Barkovski đã góp phần khẳng định một điều: “Có ít nhất mười chuyên gia người Anh đã cung cấp thông tin liên quan đến bom nguyên tử cho Liên Xô”. Một số người hiện vẫn còn sống nhưng chưa bao giờ lộ diện4.
___________________________________
1. Robert Lamphere và Tom Shachtman, Chiến tranh FBI-KGB, chuyện về nhân viên đặc biệt, tr. 27-31.
2. Các chi tiết được David Dallin cung cấp, Tình báo Xôviết, New Haven, Yale University Press, 1955, tr. 464-465. Soudoplatov viết là Semion Semionov đã được sử dụng làm kẻ bung xung trong sự tan rã Gold-Greenglass- Rosenberg vì hám lợi. Ông đã bị khiển trách là đào tạo nhân viên không tốt và bị cách chức. Xem Pavel Soudoplatov, Nhiệm vụ đặc biệt.
3. Micheal Dobbs: “Xôviết đã ăn trộm bí mật nguyên tử của Mỹ như thế nào: một cựu nhân viên điện Kremlin tiết lộ tin tức về dự án bom”, tờ bưu điện Washington, ngày 4 tháng 10 năm 1992. Cùng ngày hôm đó, tờ Moskovskie Novosti đăng trích đoạn hồi ký của Kourtchatov đánh giá các tài liệu đánh cắp ở Mỹ: Leonard Nikichine, “các bí mật của Los Alamos. được khai thác và chuyển về nhờ các cơ quan tình báo Xôviết, là nguồn thông tin vô giá đối với Kourtchatov và kíp của ông”. Tr. 13.
4. Serguei Leskov, “Chia xẻ niềm vinh quang của cha ông”, tr. 37-38; “Quanh vấn đề bom nguyên tử”, tr. 17-18, 19-20, 21-22; “Săn tìm bí mật nguyên tử”, Moskovskaia Pravda, 6 - 15 tháng 6 năm 1991.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #157 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2008, 12:22:28 am »


Hàng loạt phát hiện từ KGB được tiết lộ khiến các nhà khoa học Xôviết bàng hoàng. Họ đã tin vào huyền thoại về một chế độ tự trị Kourtchatov. Trong việc chế tạo bom nguyên tử, rất nhiều người không hề biết gì về các tư liệu do mạng lưới tình báo cung cấp, những tư liệu đặc biệt chỉ dành riêng cho Kourtchatov và người em trai Boris xem xét, chỉ trong các trường hợp bị chỉ trích và khẩn cấp thì mới được trình lên Youli Khariton, Yakov Zeldovitch và Isaac Kikoine. Thêm nữa, rất nhiều nhà bác học làm việc đơn lẻ trong phòng của mình, không có được cái nhìn khái quát về chương trình trong tổng thể của nó. Điều họ biết về Fuchs là những tóm tắt của báo chí nước ngoài về phiên tòa xử Fuchs, đọc được những bản tin ấy cũng vì họ có đặc quyền của thành viên cấp cao trong cộng đồng khoa học Xôviết. Dù thế nào đi nữa, việc chính phủ chính thức phủ nhận Fuchs khiến các nhà bác học thật sự choáng váng. Để bây giờ báo chí tự do mới đề nghị họ kể lại công việc của họ, nói có sách, mách có chứng rằng họ không ăn trộm, không gian dối.

Trước khi quyết định phương hướng chỉ đạo, trong chiến dịch về công khai quan hệ năm 1991, KGB mời họ vào Trung tâm và cho họ biết thông tin về một số tài liệu, kể cả những đánh giá của Kourtchatov về các tư liệu lấy được từ nước ngoài. Các sĩ quan của cơ quan tình báo và các nhà vật lý nguyên tử cùng chụp chung một bức ảnh ở bảo tàng Gloire tchékiste, tất cả mang tinh thần của tình đồng chí gắn bó, vì lẽ rằng “Tất cả chúng tôi hòa kết với nhau trong công việc”. Nhưng có lẽ các nhà vật lý không được vừa lòng. Vai trò của họ trong lịch sử đã giảm sút một cách trầm trọng.

Quá đỗi ngạc nhiên trước diễn biến có thể xảy ra theo chiều hướng như vậy, KGB quyết định mở công khai hồ sơ về tình báo nguyên tử. Thậm chí mở cả tài liệu được lưu trữ dưới đề mục Enomloz, mã hồ sơ của kế hoạch Xôviết đối trọng với dự án Manhattan. Cơ hội đến vào đầu năm 1992, khi Viện khoa học tự nhiên và công nghệ xây dựng chương trình nghiên cứu về dự án bom A ở Liên Xô. Tại một cuộc hội thảo, Yatskov đã đọc một bài báo và đưa ra các tài liệu lưu trữ làm mê mẩn nhân viên của cục tình báo. Thế là một kế hoạch xuất bản các tài liệu lưu trữ trên các tờ báo tháng của Viện được thực hiện. Theo một báo cáo, có đến ba trăm hồ sơ trên bàn biên tập, trong đó có mười bốn bộ đã được xét duyệt. Có hai báo cáo tình báo từ Luân Đôn liên quan đến kế hoạch xây dựng bom nguyên tử của chính quyền Anh, trong đó có giác thư của Beria gửi cho Stalin năm 1942 đề nghị thiết lập một ủy ban về các vấn đề hạt nhân, những đánh giá của Kourtchatov về các tài liệu do cục tình báo cung cấp từ năm 1943 đến năm 1946. Hồ sơ số 13 là “một mô tả chung về bom nguyên tử”. Tất cả những tài liệu liên quan đến vấn đề này đã bị “xuống hạng”, nghĩa là bị loại khỏi tủ “bảo mật”. Các nhà biên tập vô cùng sung sướng với đống của trời cho, tận hưởng trước một bản tin riêng đặc biệt giật gân. Họ đã dự kiến việc sau này xuất bản các tài liệu liên quan đến bom H của Liên Xô.

Trong một bài giới thiệu, Yatskov giải thích rằng ông không có ý định dùng những tài liệu của KGB để làm lu mờ uy tín của các nhà vật lý vĩ đại của đất nước, ông khẳng định: “Bom được các nhà khoa học và các chuyên gia chế tạo, thông tin từ Cục tình báo không có ý nghĩa gì trong vấn đề này”. Theo Yatskov, các nhà vật lý và các nhà tác chiến của Cục tình báo đã tuân thủ các luật lệ của riêng họ và mỗi người có nhiệm vụ riêng, không có chuyện họ đối đầu với nhau. Nhưng dường như những lời cầu hòa có vẻ ngọt ngào nên không đem lại kết quả mong muốn1.

Hàng nghìn bản in của tạp chí Vấn đề lịch sử khoa học tự nhiên và công nghệ (số 3, 1992) được in thành báo và đem bán. Những bưu kiện đầu tiên đã được gửi đi. Igor Golovine, người viết tiểu sử của Kourtchatov, phải dụi mắt mãi mới dám tin vào chuyện đó. Không chỉ không được chứng kiến những việc đó khi ông còn làm việc bên cạnh Kourtchatov, mà ông còn không hình dung nổi lý do, dù chuyện xảy ra bất kể là ở nước nào, khiến người ta có thể đem công khai những thông tin tầm cỡ như vậy về bom nguyên tử. Ông liền liên lạc với Kharitơn, nhân chứng của các vụ việc, đầu tiên là ở phòng Labo 2, và mới đây là ở Loubianka. Nhưng đến cả Khariton cũng không làm sáng tỏ được điều gì, nên Bộ trưởng Bộ năng lượng nguyên tử được triệu đến để nhanh chóng dừng việc phát hành lại. Cuối cùng, SRE (cơ quan tình báo nước ngoài), xuất thân từ KGB, phải ra mặt làm việc với tạp chí và thu hồi tài liệu. Tổng thống Eltsine ký một sắc lệnh quy định rằng mọi công bố về vấn đề nguyên tử ở Nga từ nay phải có xác nhận của Viện hàn lâm khoa học.

Giờ thì mọi người đều bất hạnh. KGB-SRE thì bị cản trở trong việc mở các hồ sơ cũ. Tạp chí thì bị thiệt hại về tài chính, do không được bán các ấn phẩm đã in trước đó. Còn đối với các nhà vật lý, và ngay cả đối với Bộ công nghiệp nguyên tử, thì tất cả các bản mẫu đã ra đi không bao giờ trở lại. Thực ra, tất cả các nhà nghiên cứu ngoài nước Nga đều có thể có được một bản sao tài liệu này. Ngoài nước Nga, tạp chí vẫn được lưu hành, các tài liệu về hồ sơ Enomloz vẫn được trích dẫn. Trên hết là các tác giả và độc giả đều có thể thỏa mãn theo một góc cạnh nhất định của riêng họ.

Có vẻ như không vì thế mà thế giới thực sự lâm vào nguy hiểm. Một bình luận viên viết: “Các chuyên gia đã được xem bản văn tuyệt mật khẳng định với tôi rằng, với những thông tin trong bản báo cáo này, ngay cả Edward Teller hay Andrei Sakharov cũng không có khả năng chế tạo được bom nguyên tử”. Nên biết rằng lý do của sự cấm đoán này không phải là sự nguy hiểm do tăng sinh hạt nhân mà đúng hơn là cuộc chạm trán giữa các nhân viên tình báo và các nhà vật lý nguyên tử “vì một vị trí trên đỉnh Olympe lịch sử”2.
________________________________
1. A. Yatskov, “nguyên tử và cơ quan mật vụ”, Vấn đề lịch sử của khoa học tự nhiên và công nghệ, số 3, 1992, tr. 103-107. Vladimir Tchikov là cố vấn của tài liệu này.
2. Serguei Leskov “Chia xẻ niềm vinh quang...”, tr. 38.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #158 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2008, 12:24:55 am »


b) Phản công của các nhà vật lý nguyên tử.

Nhờ óc sáng kiến táo bạo của mình mà các nhân viên của Cục tình báo đã tiến được đến đỉnh lợi ích chung. Hóa ra là giá trị lớn nhất của việc chế tạo ra bom A lại thuộc về họ. Kể từ nay, những người ra tiền tuyến lại là các nhà khoa học.

Youli Khariton, nhân vật kỳ cựu nhất trong các nhà vật lý nguyên tử quyết định giúp các đồng nghiệp của mình. Đầu tiên ông làm việc với Kourtchatov năm 1925, sau đó được bổ nhiệm đến phòng nghiên cứu nổi tiếng Cavendish ở Cambridge, ở đây ông lấy bằng tiến sĩ dưới sự hướng dẫn của Emest Rutherford. Trở lại Leningrad, ông nghiên cứu về phản ứng hạt nhân dây chuyền cùng với Yakov Zeldovitch. Cuối cùng, ông gặp lại Kourtchatov khi chương trình bom Xôviết khởi động, trong chương trình này, ông là người chịu trách nhiệm về sản phẩm hoàn thiện - chính là bom nguyên tử. Sau này ông nghiên cứu chế tạo bom khí và lãnh đạo ban kỹ thuật vũ khí của Phòng 2, sau này đổi tên thành Viện Kourtchatov. Ông về hưu năm 1992 sau nửa thế kỷ tận tụy cống hiến. Suốt thời kỳ này, Viện sĩ Viện hàn lâm Khariton là người vô danh với công chúng Xôviết, dù rằng ông được ca tụng là người rất có uy tín trong cộng đồng khoa học quốc tế.

Tám mươi chín tuổi, gầy guộc và cáu kỉnh, ông phản công lại, tìm đến các tòa soạn báo, đăng trên tờ Izvestia hồi ký về sự nghiệp của mình - điều này hiếm khi xảy ra - và tháng 1 năm 1993, ông tổ chức một buổi hội thảo ở Viện Kourtchatov nhân kỷ niệm lần thứ chín mươi ngày sinh của người sáng lặp viện. Cứ mỗi dịp như vậy, ông đều kêu kiện KGB - SRE đặt điều giả mạo.

Buổi hội thảo có tầm quan trọng đáng kể, được coi là “Bản thuyết trình của Khariton” như tờ Tạp chí khoa học nguyên tử đã đăng bài nói rõ. Bài báo là bản thuyết trình đầy đủ nhất về lịch sử bom A Xôviết, đúng như ý niệm của các nhà chế tạo. Xin điểm qua một vài nét chính.

Lúc đầu, Khariton nhắc lại một số lời khai, hồi ký và luận cứ không chính xác được công bố trong những năm gần đây, trong đó có những điều hết sức vô lý, như thể là quả bom nguyên tử thứ ba thả xuống Nhật Bản đã không nổ mà nó được người Nhật đem đến Liên Xô vậy. Khariton phát triển một bảng kê luận chứng theo năm điểm.

Thứ nhất, các nhà vật lý Xôviết đã đạt được những tiến bộ quan trọng trong nghiên cứu sự phân rã hạt nhân ngay từ trước khi chiến tranh nổ ra, và họ vẫn tiếp tục nghiên cứu trong những điều kiện làm việc khắc nghiệt nhất, bị phá hoại và đứt đoạn cho đến tận khi chiến tranh kết thúc. Điều đó là không thể chối cãi.

Thứ hai, các nhà vật lý Xôviết đã đi vào thực hiện dự án bom A, nhưng bị hạn chế vì hoàn cảnh không thuận lợi. Sau khi bom Mỹ đã được sử dụng và chứng tỏ được hiệu quả của nó thì việc cóp-py mẫu bom đó là một quyết định đúng đắn. Khariton khẳng định

“Vào thời điểm khủng khiếp đó, khi mà thảm họa về tấn công nguyên tử đè nặng lên Liên Xô, khi mà cuộc sống của hàng triệu người bị đe dọa, thì đó là giải pháp logic duy nhất. Hơn nữa, để xây dựng được một dự án thực thụ từ sơ đồ của Mỹ thì trước hết phải lập được chiến tích anh hùng đòi hỏi huy động sức mạnh toàn dân tộc, tạo lập được nền công nghiệp nguyên tử với những công nghệ tương xứng, guồng máy sản xuất chất lượng cao và đào tạo được nguồn nhân lực lành nghề. Tất cả diễn ra trên một đất nước đã bị chiến tranh tàn phá”.

Thứ ba, ngay cả khi ăn trộm được các kế hoạch của Mỹ thì cũng phải thử nghiệm, để bảo đảm rằng không bị lỗi, không bị tin giả, để hiểu được nó hoạt động ra sao, và tiến trình đó đòi hỏi một tầm năng lực cao tương xứng.

Thứ tư, một khi bom đã được sản xuất ra, ngay lập tức, các nhà vật lý đã cải tiến bằng cách bùng phát một hệ thống có quy mô nhỏ nhất nhưng mạnh gấp hai lần. Hai loại bom của Liên Xô đã được sửa đổi thành “Joe l” và “Joe 2” ở Mỹ. Tên thật của loại bom này là RDS-1 và RDS-2, RDS nghĩa là “Reaktivny dvigatel Stalina” (dịch nguyên nghĩa là “bộ dẫn tiến phản lực Stalin”), hay là “tên lửa Stalin”.

Tóm lại, Khariton khẳng định, những tư liệu do NKVD cung cấp không giữ vai trò gì trong việc chế tạo bom H của Liên Xô. Cho dù Fuchs có thể cung cấp thông tin cho Liên Xô thì cũng không thể có tính trợ giúp cho dự án, mà ngược lại còn đối lập với những cố gắng của các nhà vật lý vì lúc ấy cái gọi là “bom hạng nặng”, khái niệm do Edward Teller đặt ra đã bị giảm giá trị. Các nhà vật lý Xôviết làm việc dựa trên quan điểm chính thống của họ, không liên quan đến bom khí, chứng tỏ sự xuất sắc của họ vì lợi ích cao nhất của đất nước1.
___________________________________
1. Hans Bethe đã ghi lại năm 1952 rằng: nếu Liên bang Xôviết bắt chước theo những thông tin mà Fuchs cung cấp, “chúng ta có thể vui mừng vì họ đã lãng phí sức lực ghê gớm cho một dự án không có giá trị quân sự”. Cf. Daniel Hirsch và William Mathews, “Bom H: thực sự thì ai là người đã đưa thông tin ra ngoài?”, theo Tạp chí khoa học nguyên tử. tập 46, số 1, tháng giêng và tháng 2 năm 1990: tr. 23-30.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #159 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2008, 12:29:30 am »


Việc Khariton bảo vệ và chứng minh cho chương trình bom A không làm khuất bớt được các khoảng tối. Chẳng hạn ông thừa nhận việc sử dụng các nhà khoa học Đức tham gia chương trình sau khi Đức quốc xã bị tiêu diệt, nhưng ông phản đối ý kiến cho rằng họ tạo ra bom vì lợi ích của người Nga. Thực tế người Đức đi sau rất nhiều trong chuyện này và chỉ được huy động vào những việc phụ. Họ cũng không tránh việc nói đến công việc vô cùng khó khăn:

Chắc chắn là không vui vẻ gì khi chứng kiến những cảnh lao động như khổ sai để xây dựng lên khu căn cứ. Nhưng đó là chuyện sau này, mọi người không lo lắng là bao về những khó khăn trong cuộc sống thường nhật mà cố gắng làm sao hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất và nhanh nhất. Họ biết rằng đất nước đang bị nguy hiểm, rằng Chính phủ tin tưởng vào họ, sẽ tạo mọi điều kiện cần thiết cho công việc và cho cuộc sống. Họ đã hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc1.

Trong bài báo đăng trên tờ Izvestia không lâu trước khi diễn ra hội thảo, Khariton đặc biệt nhấn mạnh: việc quyết định cóp-py mẫu bom của Mỹ là một quyết định khôn khéo. Liên bang Xôviết cần chỉ cho thế giới thấy rằng họ là một siêu cường, và phương thức tối ưu để đạt được điều đó là đi cóp-py. Nhưng một khi đã chứng minh được rồi, các nhà vật lý có thể làm việc theo kế hoạch khởi thủy mà ông và Zeldovitch đã soạn thảo. Hai người kết hợp với Kourchatov chính là “cha đẻ của bom A Xôviết”.

Trong khuôn khổ cuộc tranh luận, thông điệp chính trong cuộc hội thảo của Khariton là:

“Trong việc thực hiện chương trình nguyên tử, chúng ta không cần phải đề cao quá mức tầm quan trọng của tình báo Xôviết, những cố gắng và đóng góp của họ đã được khen thưởng rất xứng đáng rồi”2.

Tuy nhiên, có điều rút ra là Khariton không nhân cơ hội cuộc hội thảo của mình để đề cập một cách kịp thời luận chứng đăng trên tờ Izvestia. Trong bài báo, ông chú ý rằng: khi có những yêu cầu đầu tiên về các tư liệu mà NKVD nhận được từ các nhân viên ở Mỹ, các tư liệu đó chỉ có thể được gọi là giấy tờ của “người mù chữ”. Chỉ sau khi Kourtchatov bắt đầu soạn ra các bản đánh giá thì mới có được các đề nghị hợp lý. Điều đó chứng tỏ thực tế là Kourtchatov đã yêu cầu: những giải pháp cho các vấn đề của ông phải theo như dự án Los Alamos, trong trường hợp như vậy thì đóng góp của tình báo Xôviết không phải chỉ là “đáng được ngợi ca” mà là những đóng góp có tính quyết định3.

Qua việc xuất bản “Bản thuyết trình của Khariton”, có vẻ như cuộc tranh cãi giữa các nhân vật tình báo và các nhà khoa học đã đi vào hồi kết. Cả hai bên đều đã lộ diện và cuộc chiến bắt đầu biến thành cuộc cãi cọ về thứ tự trên dưới của những người vĩ đại. Ai đã đóng góp, đóng góp bao nhiêu vào chương trình bom A? Nhờ vào những tài liệu do NKVD cung cấp, kíp của Kourtchatov đã rút ngắn được bao nhiêu thời gian? Đã tiết kiệm được bao nhiêu trí lực và tiền của cho đất nước? Nói chung, phải thừa nhận rằng tình báo nguyên tử đã giúp Liên Xô tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tiền của, đóng góp của hai lực lượng có thể nói là 50-50. Trên đỉnh Olympe có chỗ cho cả các nhà bác học và các điệp báo viên.

Phải mất đến một năm mới hiểu được nhau, khi có được một người dưới chân núi Olympe đưa ra lời nhận xét khách quan hữu ích.
__________________________________
1. Thuyết trình của Khariton”, tr. 20-31. Lời giới thiệu của David Holloway, “Sự thẳng thắn của các nhà khoa học Xôviết”. tr. 18-19
      Thomas B. Cochran và Robert S. Norris. tác giả cuốn “Đánh giá ban đầu về bom liên hợp của Liên Xô”, cho rằng phải cần đến bảy mươi nghìn lao động khổ sai mới xây dựng được lò phản ứng Xôviết đầu tiên. Cf Tập san khoa học nguyên tử, tháng 5 năm 1991, tr. 25-31. Jaurès Medvedev viết rằng Stalin đã sử dụng hàng triệu công lao động của tù nhân khổ sai làm việc trong các khu căn cứ nguyên tử, đến nỗi NKVD đã thành lập hẳn một ban đặc trách để quản lý lực lượng này. Ban này từng được gọi là “trạm bổ dụng đặc biệt” (LON), ngay cả Soljenitsyne cũng không biết về đơn vị này. Medvedev viết: “Dựa trên việc quản lý, hành chính nguyên tử là trên danh nghĩa các nhà khoa học của dự án, người của ban này là những người đầu tiên bị đày vào các sa mạc, thảo nguyên trong những cánh rừng già, tới lãnh nguyên tundra và vào núi sâu, làm việc cực nhọc suốt ngày đêm để làm đường, dựng phòng thí nghiệm, các khu phố dân cư, các câu lạc bộ, và tất cả hạ tầng cơ sở cần thiết phục vụ các hoạt động khoa học, phục vụ các kỹ sư và nhân sự của NKVD”. Jaurès Medvedev, “Trại áp bức nguyên tử”, Novoie Russkoie Slovo, New York, 12 tháng 8 năm 1994, tr. 17-18.

2. Thuyết trình của Khariton”, tr. 25.
3. Youli Khariton, “Vũ khí hạt nhân từ nước Mỹ hay tự chế?” Izvestia, số 265, ngày 8 tháng 12 năm 1992: tr. 3. kèm phỏng vấn Youri Smimov và lời giới thiệu của Serguei Leskov (tr. 1). Khariton nói rằng ông biết việc Berthe khai báo về Fuchs năm 1952. Ông cũng nhấn mạnh việc ông đề nghị khen thưởng Fuchs vào năm 1959 nhưng không có kết quả. Cf. Các cuộc phỏng vấn Khariton đăng trên tờ Pravda, “Vật lý, cuộc đời tôi”, 20 tháng 2 năm 1984 và tờ Moskovskaia Pravda ngày 15 tháng 6 năm 1991, “Những kẻ săn tìm bí mật nguyên tử”, tr. 3-4.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM