Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:04:09 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngọn lửa chiến tranh lạnh - Tập 3  (Đọc 73663 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #160 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2008, 02:44:51 pm »


Nga và Mỹ tranh nhau quyền chỉ đạo quân đội đa quốc gia Bosnia

Cùng với việc xung đột Bosnia dần dần được giải quyết về mặt chính trị, sự tranh giành giữa Nga và Mỹ trong vấn đề giành quyền chỉ đạo quân đội đa quốc gia đóng ở Bosnia ngày càng rõ rệt.

Ngày 8 tháng 10 năm 1995 Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Bộ trưởng Quốc phòng Nga đã tổ chức cuộc hội đàm căng thẳng, kéo dài 1 ngày ở Giơnevơ, dự định xóa bỏ bất đồng giữa 2 nước, đạt được tiếng nói chung. Nhưng 2 bên, ngoài nhất trí cho rằng cần phải cử một đội quân đa quốc gia đến Bosnia để giám sát các bên xung đột, thực hiện hiệp nghị hòa bình ra, “vẫn tồn tại những bất đồng sâu sắc, về hàng loạt vấn đề như quyền chỉ huy quân sự, tên gọi quy mô, phân công nhiệm vụ và phân chia kinh phí... của quân đội đa quốc gia.

Kiến nghị cử 1 đội quân đa quốc gia đến Bosnia là do Mỹ đề ra. Mỹ và các nước đồng minh NATO tỏ ý hoan nghênh Nga, một nước bạn truyền thống của Bosnia, cử binh lính tham gia vào đội quân đa quốc gia để tỏ rõ sự công bằng và trung lập của đội quân này. Nga cùng đồng.ý tham gia vào đội quân này để khỏi bị Mỹ và các nước phương Tây loại ra trong tiến trình hòa bình ở Bosnia và khỏi bị mất đi thế lực truyền thống và ảnh hưởng của mình ở khu vực Ban căng. Nhưng vấn đề nan giải là đội quân đa quốc gia này nên tổ chức như thế nào quyền chỉ huy và khống chế nên do ai nắm giữ.

Trước tình thế giằng co giữa 2 bên, Mỹ buộc phải đưa ra một phương án trì hoãn: Chia quân đội đa quốc gia làm 2, quân đội NATO chủ yếu thi hành nhiệm vụ quân sự mang tính cưỡng chế, quân đội Nga và các nước khác thì chủ yếu phụ trách việc giúp Bosnia xây dựng lại đất nước. Hai bộ phận lập riêng 2 hệ thống chỉ huy, nhưng Nga cho rằng phương án mang “sự kỳ thị rõ rệt này” không những sẽ làm giảm nhanh tác dụng hòa giải ở Bosnia mà còn dễ gây ra sự chia rẽ nội bộ. Thực ra Mátxcơva lo lắng nhất là quân đội Nga bị đặt vào vị trí phụ.

Mặt khác về vấn đề quy mô của quân đội đa quốc gia Nga, Mỹ cũng còn tồn tại những bất đồng lớn, Nga yêu cầu cử 1 sư đoàn tăng cường và 2 trại lính tham gia quân đội đa quốc gia ở Bosnia, tổng binh lực lên tới hơn 20.000 người, nhưng Mỹ mong rằng Nga chỉ cử nhiều nhất là mấy trại lính. Mỹ sợ rằng lực lượng của Nga và Mỹ trong quân đội đa quốc gia tương đương nhau sẽ cản trở hành động của quân đội Mỹ và toàn bộ đội quân NATO. Điều càng lo lắng hơn là quân đội Nga thừa cơ đóng quân lại Bosnia, gây nên cục diện giống như Liên Xô và các nước phương Tây ở Béclin bị chia cắt sau đại chiến lần thứ 2. Có thể nói Mỹ yêu cầu Nga tham gia vào đội quân đa quốc gia Bosnia chỉ là để làm đẹp cục diện, không hề mong muốn Nga tham gia một cách thực chất về vấn đề phân chia kinh phí của quân đội đa quốc gia Bosnia, chủ trương của Nga & Mỹ cũng khác nhau rất xa. Mỹ đề ra kinh phí của quân đội đa quốc gia do các nước thành viên tự chịu hoặc cùng góp. Nhưng Nga lại yêu cầu Liên Hợp Quốc hoặc các tổ chức Quốc tế có liên quan giúp đỡ.

Do hàng loạt những mâu thuẫn và bất đồng trên, khi xây dựng quân đội đa quốc gia gặp rất nhiều khó khăn. Trong tranh luận của Nga và Mỹ về vấn đề này đã phản ánh rõ suy nghĩ của 2 nước lớn trong việc tranh giành lợi ích khác nhau ở khu vực Bancan. Cùng với việc quyết tâm đến tiến trình hoà bình Bosnia, sự xung đột lợi ích của 2 bên cũng ngày càng rõ ràng hơn.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #161 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2008, 02:45:26 pm »


Mỹ đưa ra chủ trương mở rộng NATO

Từ 1995 đến nay, Nga tích cực thi hành chiến lược ngoại giao “Nhiều mặt” (đa phương vị)

Chiến lược ngoại giao “Đa phương vị” chủ yếu bao gồm 3 phương diện tìm hợp tác trong đấu tranh tăng cường địa vị chủ đạo mở rộng quan hệ với các nước châu Á Thái Bình Dương, vấn đề chủ yếu là tiếp tục khôi phục địa vị nước lớn của Nga, giành lấy quyền chủ đạo trong các công việc quốc tế.

Để thực hiện được mục đích chiến lược ngoại giao “Đa phương vị”, Nga ngoài “vừa đấu tranh vừa hợp tác” với các nước phương Tây với việc giải quyết xung đột Bosnia ra, còn thương lượng với các nước phương Tây về vấn đề mở rộng khối NATO.

Quan hệ với khối NATO luôn là đề tài quan trọng và chính sách đối ngoại của Nga, nó quyết định tính chất của mối quan hệ thế giới giữa Nga và phương Tây mà Mỹ đứng đầu

Sau khi hiệp ước Vácsava giải tán và Liên Xô giải thể, Nga vẫn hy vọng rằng NATO là sản phẩm của “chiến tranh lạnh” cũng theo đó mà giải thể để xóa bỏ sự đối kháng chính trị và quân sự của châu Âu. Nhưng liên minh châu Âu, NATO, liên minh Tây Âu và “7 nước lớn” luôn phản đối Nga đứng ngoài cuộc. Hơn nữa, Mỹ còn nhân cơ hội điều chỉnh chiến lược của mình ở châu Âu, đề ra chủ trương mở rộng các thành viên của NATO, dự định chuyển phạm vi thế lực của phương Tây ở châu Âu sang phía Đông, để củng cố hậu quả của chiến tranh lạnh, cô lập Nga.

Kế hoạch mở rộng NATO về phía Đông bị Nga kịch liệt phản đối. Nga từ tháng 12 năm 1994 trong hội nghị cấp cao Buđapét của Tổ chức An ninh châu Âu, Mỹ - Nga đã có giao chiến kịch liệt về vấn đề mở rộng NATO về phía Đông. Tổng thống Nga Enxin kiên quyết phản đối mở rộng NATO về phía Đông, NATO không thể mở rộng phạm vi trí lực của mình đến biên giới của Nga, Tổng thống Mỹ Clintơn nhấn mạnh NATO nên là trụ cột của an ninh châu Âu, Nga không có quyền phủ quyết việc mở rộng NATO về phía Đông.

Từ sau hội nghị lần này, lập trường của Nga về vấn đề mở rộng NATO về phía Đông không có gì thay đổi. Nga đã từng có lần đề ra, phải xây dựng lại Hiệp ước Vácsava hoặc đồng minh về quân sự, chính trị, ở tuyến phía Tây, bố trí lại vũ khí hạt nhân và quân đội, sau này do một số nước khác phản đối việc này, thực lực của đất nước về tổng thể không bằng trước kia, đồng thời cũng không muốn tiếp tục đối kháng với các nước phương Tây nên phương án này không được thực thi.



Nga yêu cầu không xâm phạm biên giới

Nga đương nhiên hiểu rõ, bất luận nói về thực lực hay là luật quốc tế đều không thể phủ quyết mở rộng NATO về phía Đông. Ngoại trưởng Nga cho rằng, mở rộng NATO về phía Đông có thể trở thành hiện thực, vì vậy mà phải tiêu diệt (loại bỏ) các nhân tố tiêu cực do đó mà nảy sinh.

Xem xét những điều khó tránh khỏi khi mở rộng về phía Đông, Nga yêu cầu chỉnh lý lại hiệp ước năm 1990 về trang bị quân sự của châu Âu, lấy Hiệp ước Vácsava và NATO làm cơ sở. Vùng phụ cận biên giới Nga không thuộc diện tích của NATO, bảo đảm không xâm phạm biên giới Nga.

Đồng thời, Nga đang cố gắng chấn hưng kinh tế và thúc đẩy cải cách quân sự. Báo Pravđa của Nga bình luận rằng, chỉ có như vậy, mới có thể đảm bảo chắc chắn an ninh quốc gia, Nga mới có thể có những người bạn trung thành đáng tin cậy, bao gồm những bạn bè ở châu Âu.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #162 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2008, 02:46:21 pm »


Hội nghị Lisbon

Từ ngày 02 đến 03 tháng 12 năm 1996, Hội nghị cấp cao của Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu đã họp tại Lisbon thủ đô Bồ Đào Nha. Các nguyên thủ quốc gia, các nhà lãnh đạo Chính phủ cao cấp, các đại biểu của 54 nước thành viên Tổ chức hợp tác và an ninh châu Âu, đã bàn bạc các vấn đề trọng đại về an ninh châu Âu, đã đưa những văn kiện như “Tuyên ngôn Lisbon về kiểu mẫu an toàn, toàn diện chung của châu Âu trong thế kỷ 21” v.v… Nhưng về vấn đề mở rộng NATO về phía Đông, Nga-Mỹ vẫn tiếp tục, mâu thuẫn vẫn chưa được giải quyết.

Trong phát biểu của mình, Thủ tướng Nga nhắc lại, Nga phản đối NATO kéo dài đến biên giới Nga. Ông chỉ rõ, việc mở rộng NATO là muốn xây dựng một “giới tuyến châu Âu phân biệt mới”. Điều đó chỉ làm cho tình hình chính trị thế giới xấu đi. Mục tiêu chung của các nước châu Âu là xây dựng một châu Âu hòa bình. Mục tiêu này không thể đạt được bằng phương thức mở rộng Tổ chức quân sự.

Thủ tướng Nga còn nói, Nga mong rằng tổ chức an ninh châu Âu sẽ phát huy vai trò chủ đạo về quân sự và chính trị của châu Âu sau này.

Đánh thẳng vào lập trường của Nga, Phó Tổng thống Mỹ Igo nói: Mở rộng NATO sẽ “giúp cho an toàn của tất cả các quốc gia”; ông còn nói, trong hội nghị đứng đầu khối NATO năm 1997, sẽ quyết định kết nạp thành viên mới. Thư ký khối NATO Xulana còn nói, Hiệp ước NATO không đe doạ bất cứ một quốc gia nào. NATO mong muốn hợp tác với Nga.

Tuy Thủ tướng Pháp Sirắc và Thủ tướng Đức Soaidơ tham giá hội nghị tỏ ra hiểu biết đối với đề xuất của Nga về chủ trương Tổ chức an ninh châu Âu, phải phát huy, vai trò chủ đạo ở châu Âu. Nhưng phần lớn các quốc gia tham dự hội nghị đều lo lắng Nga sẽ giành quyền phủ quyết đối với vấn đề xây dựng an toàn châu Âu.

Thực ra, Nga đã lường trước lập trường cứng rắn của Mỹ thực hiện kế hoạch mở rộng NATO về phía Đông. Hơn nữa, mấy năm gần đây, một số thành viên của khối Vácsava trước đây yêu cầu gia nhập NATO, mở rộng NATO về phía Đông đã là một xu hướng. Cho nên, đối với Nga, trong lúc khẩn cấp này bàn, làm thế nào để đồng thời với việc NATO mở rộng về phía Đông tranh thủ được một chút đền bù trên vấn đề định vị trong kết cấu an toàn tự thân và an toàn châu Âu sau này. Trong vòng đàm phán này về việc cắt giảm vũ khí thường qui ở châu Âu mà các vị đứng đầu quốc gia đã đạt được, theo nhiều nhân sĩ phương Tây thì Nga sẽ yêu cầu Mỹ nhượng bộ để “cân bằng” lực lượng. Thủ tướng Nga cho rằng hiệp nghị này là “thắng lợi to lớn” đối với an toàn châu Âu.

Các nhà quan sát phương Tây cho rằng, trong vấn đề an toàn châu Âu, Mỹ Nga tuy có chung một điểm, nhưng khi đề cập đến vấn đề thực chất của lợi ích chiến lược to lớn của mỗi bên thì họ đều không thể nhượng bộ. Vì vậy, trong vấn đề trọng đại, xây dựng một châu Âu an toàn sau này, Mỹ - Nga vẫn phải giữ quan hệ ngăn ngừa và phản ngăn ngừa. Công cuộc xây dựng một châu Âu an toàn vẫn sẽ là một quá trình phức tạp, gian khổ và lâu dài.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #163 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2008, 02:47:04 pm »


Chính sách của Bin Clintơn đối với Trung Quốc, không ổn định

Ngày 5 tháng 11 năm 1996, cuộc bầu cử của nước Mỹ với hình thức chạy maratông vừa mới hạ màn, Bin Clintơn vẫn ngồi vững trên ghế Tổng thống. Trên bàn làm việc của Tổng thống chồng chất điện chúc mừng của lãnh đạo các nước. Trong đó có một bức đến từ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ở bên kia bờ đại dương.

Về việc tái đắc cử của Bin Clintơn, đương nhiên Trung Quốc thấy bất ngờ, vì đối thủ của ông ta quá yếu. Theo Đại sứ Mỹ ở Trung Quốc tiết lộ, ngay từ tháng 3 năm 1996 các quan chức Trung Quốc đã dự đoán Bin Clintơn nhất định thắng lợi. Ông ta ca ngợi Trung Quốc có sự tiên tri sáng suốt.

Trong nhiệm kỳ thứ nhất của Bin Clintơn, quan hệ Trung - Mỹ đã khiến cho người ta không hài lòng. Bin Clintơn là Tổng thống Mỹ trong nhiệm kỳ của mình không đến thăm Trung Quốc sau khi hai nước lập quan hệ ngoại giao. Tháng 10 năm 1995 Giang Trạch Dân đến trụ sở Liên Hợp Quốc tại Niuoóc để dự lễ kỷ niệm 50 nărn ngày thành lập Liên Hợp Quốc, cũng do bóng đen trong quan hệ hai nước mà không thăm Mỹ.

Sau khi Liên Xô cũ tan rã, Trung Quốc trở thành một nước lớn xã hội chủ nghĩa. Các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc đứng đầu là Giang Trạch Dân tiếp tục đẩy mạnh chính sách cải cách mở cửa. Hiện thực tồn tại của nước Trung Quốc xã hội chủ nghĩa có chính trị ổn định, khiến các nước phương Tây và Mỹ không thể không tiếp tục đặt quan hệ ngoại giao với Trung Quốc.

Thất bại trong cuộc bầu cử năm 1992 của Bus, đã làm chậm tiến trình hữu hảo giữa hai nước, Bin Clintơn nhận chức Tổng thống không lâu, thì cũng nhận ra được tầm quan trọng trong việc giữ quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Vì thế, ông ta gác lại vấn đề nhân quyền và lấy tối huệ quốc làm phương châm chủ yếu trong chính sách đối với Trung Quốc.

Tuy nhiên, Clintơn không có chính sách đối với Trung Quốc rõ ràng, có thái độ giao động không ổn định trong quan hệ với Trung Quốc, thậm chí còn nhường quyền chủ đạo của Tổng thống cho Quốc hội, dẫn đến những phiền phức lớn. Tháng 5 năm 1995 đoàn du thuyết của Đạt Lai ở Quốc hội Mỹ đã thể hiện sự ảnh hưởng lớn sau khi cắt đứt quan hệ ngoại giao, khiến cho nhà đương cục chính quyền Clintơn lật lọng không giữ lời hứa với Trung Quốc về việc không cấp thị thực cho Lý Đăng Huy.

Từ ngày 19 đến ngày 21 tháng 11 Quốc vụ khanh Mỹ đã đến thăm Trung Quốc 3 ngày, đã tiến hành cuộc gặp với phía Trung Quốc, bàn bạc tương đối toàn diện về quan hệ hai nước.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #164 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2008, 02:48:18 pm »


Cuộc gặp gỡ lần thứ tư giữa các nhà lãnh đạo cao cấp Trung-Mỹ

Ngày 24 tháng 11 năm 1996, tại phòng họp báo Ngân hàng Trung ương Manila Philippin, Giang Trạch Dân Chủ tịch Trung Quốc và Bin Clintơn tổng thống Mỹ tham gia Hội nghị không chính thức các nhà lãnh đạo hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương, đã tổ chức cuộc gặp gỡ cả thế giới đều biết. Đây là cuộc gặp lần thứ 4 giữa các nhà lãnh đạo Trung-Mỹ. Ngày 19 tháng 11 năm 1993, trong thời gian Chủ tịch Giang Trạch Dân tham gia Hội nghị phi chính thức những người lãnh đạo tổ chức hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương, đã có cuộc gặp gỡ với Bin Clintơn ở Oasinhtơn. Ngày 14 tháng 11 năm 1994, Giang Trạch Dân và Clintơn đã gặp nhau trong Hội nghị không chính thức những người lãnh đạo hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương ở Inđônêxia. Ngày 24 tháng 10 năm 1995, chủ tịch Giang Trạch Dân trong thời gian dự lễ kỷ mềm 50 năm thành lập Liên Hợp Quốc đã chính thức gặp gỡ Tổng thống Bin Clintơn tại trung tâm Lincôn Niuoóc.

Giới báo chí đã dùng những cụm từ “hữu hảo” “tích cực” “có tính xây dựng” để hình dung không khí cuộc gặp gỡ ở Manila. Hai nhà lãnh đạo của hai nước cũng nhất trí cho rằng, lần gặp gỡ này có ý nghĩa quan trọng nối tiếp trước sau.

Khi hai bên gặp mặt, trước tiên Chủ tịch Giang Trạch Dân chúc mừng Tổng thống Bin Clintơn đã tái đắc cử trong cuộc bầu cử lần này. Clintơn đã cảm ơn những lời chúc mừng tốt đẹp đó. Giang Trạch Dân nói: Trung-Mỹ là hai nước có ý nghĩa to lớn trên thế giới. Mỹ là một quốc gia phát triển nhất thế giới. Trung Quốc là một quốc gia đang phát triển lớn nhất thế giới. Tình hình xấu, trong quan hệ Trung-Mỹ, không chỉ quan hệ đến lợi ích cơ bản của nhân dân hai nước Trung-Mỹ mà tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến hoà bình, ổn định và phát triển của thế giới. 3 năm gần đây quan hệ hai nước là phát triển theo hướng từng bước cải thiện, đặc biệt là nửa năm nay do sự cố gắng của hai bên, các cuộc viếng thăm và tiếp xúc cấp cao hai bên đã được tăng cường, hợp tác kinh tế thương mại phát triển ổn định. Vấn đề làm trở ngại quan hệ hai nước tiếp tục được giải quyết. Những cuộc đối thoại trực tiếp giữa các nhà lãnh đạo hai nước có lợi cho việc rút ngắn khoảng cách hai bên.

Tổng thống Bin Clintơn nói, ông nhớ rất rõ, khi cuộc gặp lần thứ nhất giữa ông và Tổng Bí thư Giang Trạch Dân, ở Oasinhtơn, Giang Trạch Dân nêu lên hai nước Trung-Mỹ có trách nhiệm đưa đối thoại chiến lược tới thế kỷ sau. Mỹ cũng mong rằng tiếp tục đối thoại với Trung Quốc, cùng cố gắng để giải quyết bất đồng trên một số vấn đề của hai nước, từ đó làm tròn trách nhiệm của mỗi bên. Phía Mỹ muốn thấy một Trung Quốc hùng mạnh, ổn định và an ninh. Hai nước Trung-Mỹ đều có lợi ích chiến lược chung trên rất nhiều vấn đề. Bin Clintơn còn nói, ông rất vui mừng thấy, gần đây hai nước Trung-Mỹ có tiến triển trên nhiều vấn đề. Nước Mỹ muốn xây dựng tình bạn hợp tác với Trung Quốc.

Về vấn đề Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, hai bên đều đồng ý tăng cường tiến trình đàm phán bằng thái độ, linh hoạt thực tế. Chủ tịch Giang Trạch Dân nói Trung Quốc từ trước tới nay đều giữ thái độ tích cực đối với việc tham gia Tổ chức Thương mại thế giới.

Hai bên đã bàn bạc và đi đến quyết định, nguyên thủ hai nước sẽ tiến hành thăm viếng lẫn nhau vào năm 1997-1998. Hai bên còn quyết định, Phó Tổng thống Igo sẽ sang thăm Trung Quốc năm 1997, sớm hơn một chút để cùng trao đổi với Phó Thủ tướng Lý Bằng về những vấn đề quốc tế mà hai bên cùng quan tâm; Hai bên còn trao đổi ý kiến về bảo vệ môi trường và nguồn năng lượng.

Chủ tịch Giang Trạch Dân nhấn mạnh, tăng cường đi lại hữu hảo giữa hai nước, đặc biệt là thực hiện những cuộc viếng thăm cấp cao, đến Trung Quốc và trực tiếp quan sát, sẽ tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau.

Các nhà lãnh đạo hai nước Trung - Mỹ đã trao đổi quan điểm đối với các vấn đề an toàn toàn cầu phổ biến vũ khí hạt nhân. Hai bên cho rằng, hai nước còn tồn tại một số bất đồng trong một số vấn đề. Hai bên nên đối thoại bình đẳng, tăng cường tiếp xúc, hiểu biết hơn nữa để tìm cách giải quyết một số vấn đề này. Chủ tịch Giang Trạch Dân còn thông báo với Tổng thống Bin Clintơn về tình hình gần đây ở khu vực Quảng Tây đã phát hiện xác máy bay và hài cốt phi công Mỹ trong đại chiến thế giới 2. Tổng thống Clintơn đã cảm ơn về sự kiện này. Ông cho rằng đây là vấn đề vô cùng quan trọng đối với quân đội và nhân dân Mỹ.



Trung-Mỹ còn tồn tại một vấn đề lớn

Trong sự bất đồng Trung-Mỹ có một vấn đề cũ tồn tại từ những năm 70 và một số vấn đề mới phát sinh gần đây. Mâu thuẫn và tranh chấp sẽ là tồn tại lâu dài. Mấu chốt ở chỗ, những người lãnh đạo nước Mỹ như Nichxơn, Kítsinhgơ phải hiểu rằng cần tôn trọng lợi ích của đối phương, tìm ra được những chỗ giống nhau và bảo lưu được những chỗ khác biệt, khống chế tất cả những xung đột trong phạm vi hai bên có thể chịu đựng. Những cuộc tiếp xúc cấp cao định kỳ là tiến thêm một bước quan trọng thiết lập và duy trì quan hệ lâu dài, 4 năm qua, Clintơn và Giang Trạch Dân ngoài việc hội đàm hai bên nhân dịp tham gia hội nghị quốc tế ra thì không tiến hành thêm một cuộc tiếp xúc nào. Trong 4 năm tới, hai bên phải xây dựng một đường lối để cho các quan chức cao cấp duy trì những cuộc tiếp xúc thường xuyên.

Trong con mắt của Mỹ, 3 vấn đề Đài Loan, vấn đề nhân quyền cùng vấn đề xuất khẩu vũ khí và kỹ thuật quân sự là cần thống nhất. Phía Trung Quốc, ngoài coi trọng nhất vấn đề Đài Loan, vấn đề can thiệp nội chính ra, còn quan tâm xem trong hành động Mỹ cô lập Trung Quốc hay là đối xử công bằng với Trung Quốc.

Về vấn đề Đài Loan, Clintơn có thể có hai sự lựa chọn. Một là yêu cầu Trung Quốc không giải quyết bằng vũ lực như trước kia, xúc tiến đối thoại hai bờ và cải thiện quan hệ. Còn hai bờ vẫn giữ nguyên hiện trạng hay đi vào hòa bình thống nhất là chuyện của nhân dân hai bờ Trung Quốc. Ngoài ra lại khuyến khích xây dựng “hai nước Trung Quốc” hoặc “một nước Trung Quốc, một nước Đài Loan”. Trung Quốc đã tỏ rõ lập trường kiên định là nếu Đạt Lai tuyên bố “Độc lập” thì sẽ sẵn sàng dùng vũ lực. Bất cứ nhà lãnh đạo nào của Mỹ cũng không được lầm tưởng rằng Trung Quốc chỉ giương oai. Dù sự lựa chọn ấy phù hợp với lợi ích của nước Mỹ, nhưng Clintơn phải có sự tính toán kỹ lưỡng.

Về vấn đề nhân quyền, Bin Clintơn cũng có hai loại lựa chọn: Một là nói rõ với Trung Quốc về tình hình nhân quyền mà các nước quan tâm là “sự hiểu biết chung của người Mỹ”, Chính phủ không thể không tỏ thái độ. Trong xây dựng pháp chế, phía Mỹ có thể góp kinh nghiệm hỗ trợ nếu Trung Quốc có thái độ khiêm nhường đối với những người bất đồng ý kiến thì sẽ có lợi nhiều hơn đối với Trung Quốc. Mặt khác Mỹ sẽ làm lẫn lộn giữa chính trị và kinh tế để răn đe trừng phạt Trung Quốc. Đối với một số nước vừa và nhỏ, Mỹ có thể mặc sức làm tên sen đầm quốc tế Nhưng với một nước lớn như Trung Quốc, thì sự răn đe khó mà thực hiện.


Het
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM