Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 03:57:45 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp  (Đọc 117366 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
HuuTrang
Thành viên
*
Bài viết: 33


« vào lúc: 23 Tháng Chín, 2008, 10:49:20 pm »

Chiều nay, thầy em mới bảo về nhà làm 1 bài tiểu luận về Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước, thầy có cho một số gợi ý nhưng gợi ý của thầy em thấy hình như sai, thành thử đem lên đây hỏi các anh
1. Thầy em bảo quân đội thời Lý (chống Tống) là 10 vạn, trong khi quân Tống có 30 vạn (em không nghĩ quân đội 2 bên nhiều như vậy); quân đội ta thời Trần kháng chiến chống Nguyên và quân Nguyên thời đó lần lượt là 30 và 60 vạn quân (quân Nguyên lần đầu sang nước ta hình như chỉ có 5 vạn, 2 lần sau, 1 lần 70, 1 lần 50 vạn theo ý kiến của em là như vậy); Vua Quang Trung lúc đánh 29 vạn quân Thanh có 10 vạn quân(cái này có thể đúng)
2. Thầy em có đọc cho nghe 1 câu nói của Hưng Đạo Vương là "Dĩ đoản chế trường", các anh cso thể cho em biết Hưng Đạo Vương nói câu này với ai, ở đâu, vào thời gian nào và nhân sự kiện gì không ạ?
3. Thế kỉ XIII, thầy em bảo khi nhà Trần chống quân Nguyên thì được Chăm-pa giúp sức, bản thân em không tin điều này, vì trong cuộc kháng chiến lần thứ 2, nhà Trần ta đã phải cử 1 lượng lớn binh sĩ tới Chăm-pa để hợp sức chống Toa-đô, vậy thì Chăm-pa làm sao có thể gửi quân sang Đại Việt được?
Các anh cho em biết thêm thông tin về những chi tiết trên đi ạ
Logged

Em mới chỉ học lớp 10, có gì xin các anh giúp đỡ
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #1 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2008, 02:17:18 am »

Theo em nhớ thì thời Tiền Lê-Lý dân số cả nước mình khoảng 3-4 triệu.

Thời Trần có lẽ lên 4-5t.

Thời Lê, có lẽ tới 7-8t.

Thời Nguyễn khoảng trên dưới 17-18t

Thời Pháp thuộc: khoảng 24-25t. Liên bang Đông Dương khi đó 30t.

Khi cha ông mình đánh giặc, do thể chất người Việt yếu ớt hơn nhiều so với các dân tộc khác (em nghĩ có lẽ yếu nhất vùng Đông Nam Á), nên ta dùng mưu nhiều hơn dùng sức. TRận đánh dàn trận đối chiến nổi tiếng nhất của Việt mình có lẽ là chống Ngột Lương Hợp Thai trong kháng chiến chống Nguyên lần 1, lần đầu đụng độ với kỵ binh Mông Cổ. Trận này mình thua nặng. Kể từ đó, VN mình chỉ có du kích, vây thành, dùng mưu thay sức người. Có thể quân số ít hơn, có khi quân số nhiều hơn, nhưng không ỷ vào vũ khí, số đông, mà vào địa hình, mưu tướng. Tất nhiên ở đây không nói những lần người Việt mình đánh lẫn nhau.

Vậy cho nên, sử Tàu có chép là mấy chục vạn, thì cũng không thấm là đâu, vì toàn dân ta là chiến sĩ, toàn nước ta là chiến trường. Quang Trung đánh Thanh, dùng mưu ma chước quỷ là chính, trận địa chiến mà nghe theo sử ta thì không tin được. Trận Ngọc Hồi Đống Đa, không thể biết chính xác đã diễn ra ntn.

3. Mặt trận liên minh Việt-Chiêm? Cũng có thể, nhưng bạn nghĩ đưa một đoàn quân với tổ chức hậu cần yếu kém thời đó, đi đánh giúp nước bạn giống như các liên minh quân sự thời nay? Chắc là không rồi. Chắc là tưởng tượng của các bác sử ra nhà mình thời.
Logged

Chết vì ghét người!
caytrevietnam
Trung tá
*
Bài viết: 471


Trồng sen trong biển lửa


« Trả lời #2 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2008, 11:13:14 pm »

Những bài lạc đề đã bị xoá
@ HuuTrang: Lưu ý bạn 1 điều, đây là topic dành riêng cho hỏi đáp thì có thắc mắc gì cứ cho vào, không hỏi lại ở 1 topic khác


Chiều nay, thầy em mới bảo về nhà làm 1 bài tiểu luận về Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước, thầy có cho một số gợi ý nhưng gợi ý của thầy em thấy hình như sai, thành thử đem lên đây hỏi các anh
1. Thầy em bảo quân đội thời Lý (chống Tống) là 10 vạn, trong khi quân Tống có 30 vạn (em không nghĩ quân đội 2 bên nhiều như vậy); quân đội ta thời Trần kháng chiến chống Nguyên và quân Nguyên thời đó lần lượt là 30 và 60 vạn quân (quân Nguyên lần đầu sang nước ta hình như chỉ có 5 vạn, 2 lần sau, 1 lần 70, 1 lần 50 vạn theo ý kiến của em là như vậy); Vua Quang Trung lúc đánh 29 vạn quân Thanh có 10 vạn quân(cái này có thể đúng)
=========
Số lượng quân của 2 bên trong các cuộc chiến đều được sách sử ghi chép rõ ràng, việc các cụ có chép vống lên so với sự thật hay không, chúng ta không thể biết được. Nhưng xét thấy qua câu chuyện vua Lê Thánh Tông đòi xem quốc sử nhưng bị từ chối và việc các sử gia nhà Hậu Lê viết về các vua Lê cũng chẳng kiêng nể gì mà "phê" ầm ầm, từ các vua Quỷ, vua Lợn rồi ngược lên thì chê vua Lê Lợi giết công thầng, giống Việt vương Câu Tiễn, "phê" vua Lê Thánh Tông ham sắc.v.v..v...Tất cả chứng tỏ rằng các sử quan xưa khá khách quan và độc lập, ko chịu tác động của giới cầm quyền
- Tuy nhiên quân số theo sử 2 bên chép có sự chênh lệch đôi chút nhưng trong đó cũng thừa nhận rằng có khi quân có 10 vạn nhưng đồn ầm lền 30 vạn chẳng hạn để uy hiếp tinh thần đối phương
- Việc bạn ko tin quân số lúc đó đông đến thế thì chắc sử Tàu chép sai bét hết sao? Ví dụ như cuộc xâm lược Triều Tiên của nhà Tuỳ, quân số lên đến 1 triệu đấy
- Hay như quân nhà Lý chống Tống là 10 vạn, nếu theo sử thì cuộc tập kích vào đất giặc đã là 10 vạn rồi, chưa kể lực lượng lớn trấn giữ phía Nam và 1 lực lựong cũng chẳng phải ít bảo vệ các địa phương, nhất là kinh đô Thăng Long, khi mà vua mới có mấy tuổi

2. Thầy em có đọc cho nghe 1 câu nói của Hưng Đạo Vương là "Dĩ đoản chế trường", các anh cso thể cho em biết Hưng Đạo Vương nói câu này với ai, ở đâu, vào thời gian nào và nhân sự kiện gì không ạ?
======
Nếu theo ĐVSKTT thì câu này Trần Hưng Đạo nói với vua Trần Anh Tông ngày 24 tháng 6 năm Canh Tý (1300) khi ông đang ốm nặng, vua đến thăm và hỏi kế sách chống giặc nếu chúng lại sang....Câu trả lời của ông rất dài, trong đó có đoạn "...Gịăc cậy trận dài, ta cậy binh ngắn, lấy ngắn chế dài là việc thường của binh pháp..."

3. Thế kỉ XIII, thầy em bảo khi nhà Trần chống quân Nguyên thì được Chăm-pa giúp sức, bản thân em không tin điều này, vì trong cuộc kháng chiến lần thứ 2, nhà Trần ta đã phải cử 1 lượng lớn binh sĩ tới Chăm-pa để hợp sức chống Toa-đô, vậy thì Chăm-pa làm sao có thể gửi quân sang Đại Việt được?
Các anh cho em biết thêm thông tin về những chi tiết trên đi ạ

=========
Chẳng có chuyện Chămpa giúp sức gì, mà khi Toa Đô dẫn quân đánh Chămpa, tấn công cảng Thị Nại, định uy hiếp thành Đồ Bàn đầu năm 1283, quân Trần đã sang chi viện với 20.000 quân đi trên 500 chiến thuyền. Chăm pa còn cho người sang Chân Lạp và Java xin viện trợ...Quân Nguyên bị chặn đánh, thiệt hại lớn nên tháng 3.1284, Hốt Tất Liệt tăng viện cho Toa Đô 15.000 quân và 200 chiến thuyền do Ô Mã nhi, Khutukhu, Lưu Vân Khánh chỉ huy.

Muốn tìm hiểu 1 cách sơ lược cuộc kháng chiến chống Nguyên của Việt, Chăm và các nước ĐNÁ, xin mời tìm đọc cuốn: "Việt Nam và ĐNÁ thời kỳ chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII" (Nguyễn Thị Thu Thuỷ) -XNB Trẻ,1999, sách "mỏng" 101 trang  Grin
Logged

SỐNG VỮNG CHÃI 4000 NĂM SỪNG SỮNG
LƯNG ĐEO GƯƠM TAY MỀM MẠI BÚT HOA
HuuTrang
Thành viên
*
Bài viết: 33


« Trả lời #3 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2008, 09:26:18 pm »

Em muốn hỏi các anh thêm câu này nữa
Tối nay em mới đọc trong 1 quyển sách, người ta nói hồi tướng Đỗ Khắc Chung cứu Huyền Trân công chúa về nước, vua Chăm lúc đó rất tức tối, muốn đòi lại 2 châu Ô, Lí (đã sáp nhập với Đại Việt làm của hồi môn) nên cử 1 đại tướng đi đánh ta, vua Trần cử tướng Đoàn Nhữ Hài đi chặn giặc, sách đó bảo tướng Hài không đánh mà dùng kế, phô trương thanh thế khiến quân Chăm phải lui binh, không biết có thật không?
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Chín, 2008, 11:01:55 am gửi bởi HuuTrang » Logged

Em mới chỉ học lớp 10, có gì xin các anh giúp đỡ
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #4 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2008, 10:52:41 pm »

Bạn có thể dùng từ khóa "Đoàn Nhữ Hài" vào google search là ra 1 số cái hay ho!

Cả xuất thân, tài năng cũng như dở năng của ổng. Grin Đại Việt sử ký toàn thư đấy nhé!
Logged
HuuTrang
Thành viên
*
Bài viết: 33


« Trả lời #5 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2008, 09:37:21 pm »

Bạn có thể dùng từ khóa "Đoàn Nhữ Hài" vào google search là ra 1 số cái hay ho!

Cả xuất thân, tài năng cũng như dở năng của ổng. Grin Đại Việt sử ký toàn thư đấy nhé!
Em tìm thử rồi nhưng không thấy chi tiết nói về việc ông đánh lui quân Chăm
Logged

Em mới chỉ học lớp 10, có gì xin các anh giúp đỡ
HuuTrang
Thành viên
*
Bài viết: 33


« Trả lời #6 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2008, 12:02:33 pm »

Sáng nay rảnh, em ngồi đọc lại các cuộc khởi nghĩa thời Bắc thuộc của nước ta, thấy có sự sai lệch nên muốn hỏi mọi người
Trong sách giáo khoa Sử 10 (cơ bản) viết Triệu Quang Phục đánh bại quân xâm lược nhà Lương vào năm 550, nhưng trong tài liệu của em lại viết là 557
Còn nữa, tài liệu của em viết cuộc khởi nghiã của Lý Tự Tiên - Đinh Kiến nổ ra vào năm 687 nhưng không cho biết kết thúc vào thời gian nào
không biết ra sao, nhờ mọi người xem xét giùm
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Mười, 2008, 12:12:12 pm gửi bởi HuuTrang » Logged

Em mới chỉ học lớp 10, có gì xin các anh giúp đỡ
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #7 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2008, 12:20:03 pm »

Sáng nay rảnh, em ngồi đọc lại các cuộc khởi nghĩa thời Bắc thuộc của nước ta, thấy có sự sai lệch nên muốn hỏi mọi người
Trong sách giáo khoa Sử 10 (cơ bản) viết Triệu Quang Phục đánh bại quân xâm lược nhà Lương vào năm 550, nhưng trong tài liệu của em lại viết là 557

không biết ra sao, nhờ mọi người xem xét giùm

Sách Giáo Khoa đúng rồi! Muốn rõ thì có thể xem trong "Đại Việt Sử ký Toàn thư" với lời bình của Ngô Sĩ Liên.

550 là đánh nhau với quân Lương, 557 đánh nhau với Lý Phật Tử (Hậu Lý Nam Đế)- cháu của Lý Bí (Lý Nam Đế - sếp của Triệu Quang Phục)
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Mười, 2008, 12:28:50 pm gửi bởi tuaans » Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #8 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2008, 12:46:56 pm »


Còn nữa, tài liệu của em viết cuộc khởi nghiã của Lý Tự Tiên - Đinh Kiến nổ ra vào năm 687 nhưng không cho biết kết thúc vào thời gian nào


He he, cái này không biết, mời xem sách TQ vậy: Tân Đường thư, Cựu Đường thư, Thông giám: mục Tào Huyền Tĩnh.
Logged
caytrevietnam
Trung tá
*
Bài viết: 471


Trồng sen trong biển lửa


« Trả lời #9 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2008, 08:23:15 pm »

Sáng nay rảnh, em ngồi đọc lại các cuộc khởi nghĩa thời Bắc thuộc của nước ta, thấy có sự sai lệch nên muốn hỏi mọi người
Trong sách giáo khoa Sử 10 (cơ bản) viết Triệu Quang Phục đánh bại quân xâm lược nhà Lương vào năm 550, nhưng trong tài liệu của em lại viết là 557

không biết ra sao, nhờ mọi người xem xét giùm

Sách Giáo Khoa đúng rồi! Muốn rõ thì có thể xem trong "Đại Việt Sử ký Toàn thư" với lời bình của Ngô Sĩ Liên.

550 là đánh nhau với quân Lương, 557 đánh nhau với Lý Phật Tử (Hậu Lý Nam Đế)- cháu của Lý Bí (Lý Nam Đế - sếp của Triệu Quang Phục)

Năm 550 là đánh bại quân Lương, giết chủ tướng Dương Sàn. Đến năm 557, Lý Phật Tử từ phía Nam kéo quân về tranh quyền, hai bên đánh nhau ko phân thắng bại nên chia đất giảng hòa. Năm 571 Lý Phật Tử bội ước, tấn công bất ngờ. Triệu Việt Vương thua chạy đến bờ biển Nam Định thì cùng đường nhảy xuống tự tử.
Lý Phật Tử không phải là cháu của Lý Nam Đế, các sách chỉ chép là người cùng họ thôi, hoặc chép là bộ tướng của Nam Đế (một số tài liệu cho hay ko chỉ có 1 mà có đến 2 Hậu Lý Nam đế)
Logged

SỐNG VỮNG CHÃI 4000 NĂM SỪNG SỮNG
LƯNG ĐEO GƯƠM TAY MỀM MẠI BÚT HOA
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM