Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:21:21 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngọn cờ của cha  (Đọc 26286 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #180 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2018, 08:01:06 am »

 
     

John Bradley khi đã nghỉ hưu, tham dự diễu hành ngày lễ Tưởng niệm Liệt sĩ ở Thị trấn Antigo, Bang Wisconsin.



Đảo Iwo Jima ngày nay, ở hậu cảnh là Núi Suribachi.



Tác giả cùng những người thân khi đặt tấm bia tưởng niệm trên Núi Suribachi, tháng Tư 1998.
Từ trái qua: mẹ Betty, anh Steve, tác giả James, anh trai Joe, và anh Mark.



Tác giả cùng những người thân trong lô cốt cũ của quân Nhật trên Đảo Iwo Jima, tháng Tư 1998.
Từ trái qua: anh Steve, anh trai Joe, tác giả James, anh Mark, và mẹ Betty.



Bản đồ kế hoạch đổ bộ lên Đảo Iwo Jima. Bãi Lục là nơi Trung đoàn 28 TQLC đổ bộ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #181 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2018, 10:00:54 pm »

     
        Linh cữu cha tôi được quàn trong nhà mai táng, nơi ông đã an ủi nhiều người. Số người đến viếng tang là đông đảo nhất trong số những tang lễ từ trước đến giờ. Khi quan khách đến bát tay chúng tôi đế chia buồn, chúng tôi nhận ra rằng họ bị lạnh cóng sau khi đã chờ đợi hàng dài bên ngoài thời tiết mùa đông buốt giá.

        Tối hôm ấy, chúng tôi nghe nhfêu mẩu chuyện về cha chúng tôi, nhiều mẩu chuyện về lòng tử tế thầm lặng mà ông không bao giờ mang theo mình về nhà. Nhưng không ai nhắc đến Iwo

        Jima hoặc Bức Ảnh. Một phụ nữ nói cô đã đọc cáo phó nhưng không biết cha tôi là anh hùng chiến tranh được thể hiện ở đài tưởng niệm Arlington hoặc là hình ảnh người lính Hải quân được in trên con tem. Cô nói mình biết một người đàn ông khi trước đã giúp đỡ cha mẹ cô trong những lê tang của ông bà cô và trở thành một người bạn trong gia đình. Cô biết một người đàn ông đã tạo dựng gia đình ở Antigo và làm việc nhằm biến Antigo thành một nơi tốt lành để sống. Cô nói đây là người mà cô sẽ thương tiếc.

        Thế là cha tôi đã đạt được mục đích của ông và đã qua đời có ý nghĩa hơn là hình người trong một bức ảnh.

        Buổi sáng sau ngày viếng tang, ngay trước khi nhà thờ hành lễ, chúng tôi cử hành lễ đóng nắp linh cữu ở nhà mai táng. Đấy là cơ hội cuối cùng của tang quyến để nói lời vĩnh biệt với người chồng, người cha, người ông.

        Vài người trong gia tộc đặt một món sở hữu cá nhân của mình vào trong quan tài: một bài thơ, một chiếc nhẫn... Tôi đi dọc hành lang của Nhà Mai táng Bradley để vào phòng làm việc của cha tôi. Tôi đối diện với một bức ảnh duy nhất treo trên tường. Tôi nhẹ nhàng hạ bức ảnh xuống và trở lại kế bên cha tôi.

        Tôi quay mặt về phía mọi người trong gia đình để họ chú ý. Tôi giơ bức ảnh lên cao. Mọi người có thể thấy mình trong bức ảnh chụp cảnh đoàn tụ gia đình mà cha tôi luôn khoe không biết mệt.

        Tôi nói: “Đây là bức ảnh duy nhất mà ông quan tâm.” Rồi tôi luồn bức ảnh vào trong cỗ quan tài.

        Chúng tôi, sáu “con của Johny” là những người khiêng linh cữu. Khi chuyển linh cữu đi vào Nhà thờ St. John, tôi ngạc nhiên thấy dù nhà thờ chật ních người, không khí hoàn toàn yên lặng.

        Chỉ có sự im lặng chứ không phải là trống rỗng. Sự im lặng của một cộng đồng đau buồn tột cùng.

        Đến cuối buổi hành lẽ, tất cả chúng tôi đến đứng đối diện với linh cữu. Các cánh cửa hậu của Nhà thờ St. John đều mở toang. Bên ngoài, dưới những bậc thang, một người đơn độc thổi kèn tắm trong ánh nắng giá lạnh. Những nốt nhạc sắc lẻm và trầm hùng vang vọng giữa những người mang tang tóc, và chúng tôi khóc.

        Được khắc trên tấm bia mộ giản đơn màu xám ở Nghĩa trang Queen of Peace là câu từ mà cha tôi đã học từ bà nội tôi, câu từ đã đi theo ông qua Iwo Jima, câu từ mà ông lặp lại với mẹ tôi hằng đêm trước khi đi ngủ: Cầu xin Đức Mẹ Linh hiển cứu giúp chúng ta.

        Sau khi cha tôi ra đi, hành động của ông mạnh mẽ hơn là lời nói. Tôi vô cùng kinh ngạc được biết cha tôi đã được tặng thưởng Huân chương Thập tự Hải quân. Tôi đọc đi đọc lại lời tuyên dương và cảm thấy thật hãnh diện về ông và vê những hành động cứu sống con người trên Iwo Jima.

        Tôi sẽ không bao giờ hiểu được kết cấu của bức tường im lặng của cha tôi. Có lẽ “Bức thư gửi Ông nội” của con gái tôi, Alison, diễn tả khá đúng nỗi hoang mang và kinh sợ còn sót lại sau dấu chân của John Bradley.

        Alison là học sinh 15 tuổi được cho bài tập trong trường trung học: Hãy viết một bức thư ngắn với người mà em ngưỡng mộ nhất.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #182 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2018, 10:03:14 pm »

      
        Con bé chọn ông nội Bradley, người đã qua đời được 3 năm.

       Ông nội kính yêu,

        Ông sẽ thấy trên bì thư không có địa chi người nhận.

        Cháu ngồi hồi lâu và tự hỏi sẽ gửi thư đi đâu. Thiên đàng ư? Có phải ông đang ở đấy không? Cháu không làm cách nào biết được, vì thế cháu đành mong mỏi thư này cuối cùng sẽ đến tay ông.

        Gần đây cháu đang nghĩ nhiều về ông. Cháu có vài câu hỏi cần được giải đáp.

        Dịp lễ vừa qua, Cha dẫn chúng cháu đến Washington D.c. vài ngày đế tìm hiếu ve ông. Cha kể cho chúng cháu nghe những câu chuyện về ông.

        Cha cháu nói khi còn là một người trẻ, độc thân, ông bước lên một chiếc tàu chật ních cùng hàng nghìn người lính Thủy quân Lục chiến đi đến Iwo Jima để hoặc sống hoặc chết. Thế chiến II là chuyện khủng khiếp như vậy đối với thế hệ của ông.

        Cháu đã đọc bức thư ông viêt từ Núi Suribachi cho bà co. Ông mô tả toàn thân ông bân thiu và “sẵn sàng đô"i lấy cánh tay trái đẽ' được tắm dưới vòi bông sen và cạo râu. ” Làm sao lại như thê? Cháu sẽ không bao giờ hiểu được.

        Cuối cùng, Cha cho chúng cháu xem đoạn phim giương ngọn cờ năm 1945. Chúng cháu xem đi xem lại ông và những người bạn của ông giương lên lá cờ đó.

        Đăy là thông tin nền trước chuyến đi của bọn cháu, không hơn, không kém.

        Nhưng khi đã đến Washington D.C. cháu mới nhận ra tầm mức lớn lao sự kiện và của sự đóng góp từ ông. Trong bon ngày, tụi cháu leo lên chân ông ở Đài Tưởng niệm Binh chủng Thủy quân Lục chiên, đi thăm tòa nhà Quốc hội và Tòa Nhà trắng.

        Cuôỉ cùng, chúng cháu đã tiếp thu kiến thức và sự thông hiếu vê tình thương mẽh và kính trọng mà thế giới đã dành cho ông. Trong bốn ngày ờ đăy, chúng cháu đã thấu hiếu ve ông nhiêu hơn là trong 12 năm cháu biêt ông.

        Tại sao ông không nói cho chúng cháu biết về Huân chương Thập tự Hải quân?

        Và về việc Quốc hội1 cùng Thượng viện đứng xếp hàng để bắt tay ông? Tại sao ông không bao giờ đặt chúng cháu lên lòng ông mà kể những chuyện đó?

          Đáng lẽ cô bé phải viết là “Hạ viện”, vì Quốc hội Mỹ gồm có Thượng viện và Hạ viện.

        Câu trả lời duy nhất mà cháu tự tìm ra là ông vốn người thầm lặng, khiêm tốn và có danh dự, không muốn đắm mình vào vinh quang. Câu nói duy nhất mà ông từng phát biếu trước máy thu hình là “Tôi hiện diện ở nơi nào đó vào lúc nào đó. Không ai trong chúng tôi là anh hùng thực sự; chúng tôi chỉ nhảy vào để phụ một tay. ”

        Câu nói này cho thấy chính xác cảm nghĩ của ông. Ông chi muốn có cuộc sống gia đình bình thường cùng với bà nội và tám người con của ông bà. Và chính xác ông đã có như thế. Sau khi ông qua đời, một tờ báo địa phương viết: "Trong 14 năm, Bradley là người giương ngọn cờ duy nhất còn sống. Ông thường được mời đến dự những buổi đại tiệc, bữa ăn tối và cho phỏng văn. Nhưng Bradley là một người thầm lặng, điều hành Nhà Mai táng Bradley ở Antigo. Ông luôn từ chối lời mời.”

        Bài báo kết luận: “Sự im lặng của ông thể hiện phẩm giá Và bây giờ, sự im lặng đã thành vĩnh cửu.”

        Cháu viết thư này vào ngày vừa tròn 52 năm kế từ việc giương ngọn cờ trên Iwo Jima. Cháu đã ngồi trong khoảng một giờ trước khi viết thư này cho ông và cố hình dung ra chính xác ông đã cảm thấy gì và ở trên hòn đảo nhỏ cách xa quê nhà hàng nghìn dặm là như thế nào. Đối với ông, không có vinh quang trong một chiến dịch đã khiến cho hai dân tộc phải trả giá quá đắt.

        Ông Nội ạ, vào sinh nhật ông mỗi năm, mọi người đều đi viếng mộ ông và kể những câu chuyện về ông khi ông còn sống. Mọi người hát những bài hát ông ưa thích. Ông có nghe không?

        Các câu hỏi của cháu là vô nghĩa vì cháu chẳng bao giờ biết được câu trả lời. Cháu chỉ muốn hỏi thế thôi, cháu không thể gửi các câu hỏi đến ông, vì thế cháu sẽ cho vào ngăn kéo của cháu, nhưng dù cho ông đang ở đâu, thiên đường hoặc bất kỳ nơi nào, cháu hằng mong ông nhận được thư cháu.

        Tất cả mọi người đều khỏe mạnh và cuộc sống mọi người đều ổn thỏa.


Cháu của Ông hằng kính thương,        
Alison Bradley.
                 

        Trong trường thiên của những người hiện diện trên Bức Ảnh, cha tôi giữ vai trò độc đáo. Ông là “người sống sót cuối cùng” trong 15 năm. Trong một thập kỷ rưởi, ông là người duy nhất.

        Và vì là người sống sót cuối cùng, ông càng thêm khổ sở đối với những lời mời mọc của những tác giả, phóng viên và nhân viên thư khố. Ông từ chối một cách lịch sự mọi lời khẩn khoản. Cho đến khi mẹ tôi yêu cầu. Bà muốn ông chịu đựng cuộc phỏng vấn đâu tiên và cuối cùng được ghi âm vào năm 1985. Bà khẩn khoản: “Làm thế là vì các cháu của chúng ta.”

        Bản ghi chép cuộc phòng vấn không hề được đăng tải. Tôi thấy bản này sau khi cha tôi qua đời. Ông trả lời các câu hỏi một cách cẩn thận, cân nhắc từng từ ngữ. Khi được hỏi việc tham gia giương ngọn cờ, ông trả lời:

        Khi tôi đi đến nơi, họ đã cột xong lá cờ vào cây cột và sẵn sàng giương lên.

        Tôi chỉ làm như bất cứ ai khác hẳn cũng làm. Tôi chi phụ họ một tay. Đấy là cách thức trên chiến trường. Người ta giúp đỡ bất kỳ ai khác.

        Họ yêu cầu tôi giúp. Tôi chỉ nhảy vào để phụ một tay.


        Rồi người sống sót cuối cùng kể về những người bạn thân của mình.

        Harlon: “Người cao lớn gốc Bang Texas. Luôn nở nụ cười.” Franklin: “Chúng tôi thích nghe những câu chuyện kể trong âm điệu Ireland đó.”

        Rene: “Tôi là phù rể trong hôn lễ của anh ấy, các bạn biết đấy.”

        Mike: “Người thầy tốt. Tất cả chúng tôi đều mến Mike.”

        Ira: “Tôi luôn cảm thấy tôn trọng Ira Hayes. Anh ấy là một người thật tốt.”

        Rồi cha tôi nói hộ cho tất cả những người giương ngọn cờ, là việc mà ông chưa từng làm trước đây. Ông muốn truyền tải một thông điệp mà ông tin chắc những người kia của ông ủng hộ: “Người ta xem chúng tôi là những anh hùng. Chúng tôi chắc chắn không phải là những anh hùng. Và tôi cũng thay mặt phát biểu cho tất cả những người kia.”

        "... chắc chắn không phải là những anh hùng.”

        Sau khi đã mất năm năm tìm hiểu cuộc sống của họ, đối với tôi các chàng trai xem dường là những anh hùng. Tôi phải thú nhận.

        Nhưng tôi phải chiều theo cha tôi. Ông đã hiện diện ở đấy. Ông quen biết các chàng trai, biết họ đã làm gì. Hai bàn tay ông nắm lấy cột cờ đó. Và suốt cuộc đời, cha tôi vẫn trước sau như một. Ở tuổi 62 ông vẫn nói cùng một cách như ở tuổi 22. Và ông đủ tự tin để thay mặt phát biểu cho tất cả những người kia.

        Vì thế, tôi sẽ tin theo lời ông: Mike, Harlon, Franklin, Ira, Rene và Doc - những người của Đại đội E - họ chỉ làm công việc mà bất kỳ ai khác hẳn cũng làm, và họ không phải là những anh hùng.

        Không phải là anh hùng.
        Họ là những trai trẻ của phẩm giá đời thường.
        Được gọi thi hành nhiệm vụ.
        Những anh em và những người con trai. Những bạn bè và láng giềng.
        Và những người cha.
        Đơn giản là thế.

« Sửa lần cuối: 29 Tháng Sáu, 2018, 10:56:52 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #183 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2018, 11:00:30 pm »

  
VIẾT THÊM SAU ẤN BẢN BÌA MỎNG 2006

Một lá thư

        Gửi: John Bradley Từ: James Bradley

        Kính thưa Cha:

        Con đã đứng căng người trong hơi lạnh ẩm ướt, mường tượng ra cảnh khủng khiếp đẫm máu trong cái hố tra tấn của ngọn núi lửa ấy. Rồi con quyết định dâng tặng ấn bản mới của quyển Ngọn cờ của cha (Flags of Our Fathers) cho Cha, John Bradley, người cha của con.

        Con đã thấy Cha khóc trên Đảo Iwo Jima ấy, Cha ạ. Lúc ấy Cha là người trai trẻ “Doc”, bỗng nhiên già đi sau nhiều tuần lo cứu chữa những chàng trai đang la thét. Trong cái hang ấy, Cha đã khóc bên thi thể bị hành hạ của một người đã từng là bạn thân nhất của Cha, Iggy. Con nhìn thấy Cha bước ra, mắt đờ đẫn nhìn phía trước, bước đi nhanh, nghĩ rằng mình có thể lánh xa khỏi hồi ức.

        Cha ạ, Cha hẳn còn nhớ. Đấy là ở Iceland ngày 4 Tháng Chín, 2005. Con và hai cháu nội Ava và Jack của Cha đang xem Clint Eastwood chi đạo diễn viên Ryan Phillippe khi ông này thủ vai cha - Doc Bradley - trong cuốn phim Flags of Our Fathers. Con có cảm nhận cha cũng hiện diện ở đây.

        Con mường tượng Cha không lấy làm ngạc nhiên khi Hollywood đưa hình ảnh Cha lên màn ảnh lần thứ tư.

        Cha đã chứng kiến mãnh lực của Bức Ảnh trong suốt sáu thập kỷ dài, một mãnh lực luôn được làm đổi mới bởi tư tưởng và cảm nghĩ sâu sắc nhất của hàng triệu người.

        Và mãnh lực ấy càng thêm chói lọi ngay cả trước khi Cha nhận ra những gì Joe Rosenthal đã bắt được trong 1/400 giây đồng hồ.

        Vào ngày Chủ Nhật, 25 Tháng Hai, 1945 - trong khi Cha và các chiến hữu vẫn còn ở trên Đỉnh Suribachi của Iwo Jima - một bà mẹ hiền hòa theo Công giáo có tên Sweeney bước vào phòng khách của nhà bà ở Boston. Trên tường treo hai hình ảnh: Jesus và FDR. Ngày này, khi thấy Bức Ảnh trên tờ báo, bà Sweeney lập tức cầm lấy chiếc kéo, cẳt lấy tấm ảnh, lồng vào khung một cách trìu mến, rồi đóng lên tường biểu tượng thiêng liêng thứ ba ấy trong phòng khách của gia đình Sweeney.

        Chi trong vài ngày, hàng nghìn người kêu gọi Bưu điện Hoa Kỳ in con tem kỷ niệm để vinh danh Bức Ảnh.

        Tổng Giám đốc Bưu điện kêu lên: “Không có tem Iwo Jima!”

        Vấn đề ở chỗ con tem như thế in hình người còn sống. Chỉ có người chết - các Tổng thống cũng thế - mới có hình ảnh trên tem bưu điện Mỹ.

        Trong những năm đầu sau chiến tranh, hẳn Cha đã nghĩ không khí nhặng xị quanh Bức Ảnh sẽ lắng xuống. Nhưng từ khi in con tem Iwo Jima ấy, còn có thêm chuyện nhặng xị.

        Và năm rồi, một đồng đô-la bạc Iwo Jima đã được đúc.

        Bức tượng ở Arlington, Virginia, vẫn là bức tượng cao nhất thế giới. Và mỗi năm, tượng đài mô phỏng Bức Ảnh tiếp tục được dựng lên khắp cả nước.

        Mike, Harlon và Frank không bao giờ được nhìn thấy Bức Ảnh. Họ được an táng trên Iwo Jima cùng với gần 7.000 người trai Mỹ và 22.000 người trai Nhật. Bây giờ Ira, Rene và Cha cũng đã ra đi. Nhưng cả ba người vẫn còn hiện diện trong lòng những người yêu thương họ cũng như những người nhìn ra ý nghĩa của hình ảnh ba người. Gần đây, trong buổi lê khánh thành bức tượng Iwo Jima ở Massachusetts, con nghĩ cả sáu người đều hiện diện bên con.

        Một số người thấy Flags of Our Fathers như là hiện tượng liên quan đến quyển sách và đến cá nhân con. Người ta luôn hỏi con liệu con có “ngạc nhiên” và “phấn khởi” vì câu chuyện của Cha là một quyển sách bán chạy nhất và là một cuốn phim hốt bạc. Nhưng đấy chỉ vì Bức Ảnh lúc nào cũng tạo sự chú ý hàng đầu.

        Khi người Mỹ ăn mừng ngày 4 Tháng Bày với một chiếc xe hoa thể hiện cảnh giương ngọn cờ Iwo Jima, họ xem đây là nguồn cảm hứng cho mình. Họ không nhận ra rằng họ nằm trong số hàng triệu người bị thu hút trong mãnh lực của 1/400 giây đồng hồ ấy.

        Vài năm trước, con nghĩ mình viết một quyển sách. Bây giờ, con hiểu ra rằng con đã phục vụ Bức Ảnh.

        John Wayne cũng đã phục vụ Bức Ảnh, trong phim Sands of Iwo Jima, cuốn phim đâu tiên của Hollywood thể hiện việc giương ngọn cờ. Nắm tay và giày của Wayne được in dấu lên nền bê-tông ướt ở sân trước nổi tiếng của Nhà hát Trung Hoa Grauman"s tại Hollywood. Hai triệu người đến thăm Grauman"s hằng năm nhận ra rằng tấm biển của John Wayne khác với tấm biển của những ngôi sao điện ảnh khác. Tấm biển của ông có màu đen. Thần tượng điện ảnh số một của Mỹ đã yêu cầu bê- tông đen, được làm từ cát đen. Từ những hạt cát đen của Iwo Jima.

        Mãnh lực của Bức Ảnh đã trải dài từ quá khứ đến hiện tại và tương lai.

        Sẽ có nhiều phim về Bức Ảnh. Nước Mỹ sẽ phát hành nhiều đồng tiền và con tem cũng như tạc hình ảnh của Cha. Sẽ có thêm sách.

        Nhiệm vụ của con trong trường thiên đã hoàn tất, sáu năm kể từ khi con giao bản thảo. Bây giờ, vào năm 2006, mãnh lực nối tiếp của hình ảnh bất tử đã khiến cho Nhà Xuất bản Bantam Books và đạo diễn Clint Eastwood phát huy và kể lại trường thiên này. Và Bức Ảnh sẽ kể lại câu chuyện của nó qua những người khác trong tương lai.

        Người ta hỏi con: “Liệu cha anh nghĩ gì về quyển sách?” Con đáp: “Nếu ông ấy còn sống, hẳn ông sẽ dời đến sống ở Alaska và rút dây điện thoại ra.” Nhưng mà, Cha ạ, Cha không còn sống. Và con nghĩ cha hẳn lấy làm vui mà nghĩ rằng con viết về Cha và những người giương ngọn cờ như là những người bình thường, không phải là những chiến binh bằng đồng với “lòng dũng cảm phi thường.” vẻ đẹp của Bức Ảnh ở chỗ sáu người là những chàng trai với “phẩm giá đời thường.”

        Đấy là tấm gương Cha đã đưa ra cho chúng con noi theo. Khi 19 tuổi, con muốn đi học ở Nhật, Cha đã cho phép con đi. Lúc ấy con không nhận ra tâm tư Cha đã lâm vào tình cảnh khó khăn đến thế nào. Những người bạn trẻ Nhật mà con dẫn về nhà thấy Cha có thái độ thân mật và trọng thị. Người bạn Nhật 20 tuổi Emi Oshima - đã cùng với Cha ngắm cảnh hoàng hôn ở Hồ Bass - đã hỏi Cha có cảm thấy bứt rứt không khi tiếp đãi những người bạn Nhật của con trai mình.

        Nhiều năm sau khi Cha qua đời, cô ấy nói với con rằng Cha đã trấn an cô với nụ cười: “Emi, Iwo Jima đã trôi qua lâu rồi. Tôi đón tiếp cô ở nhà tôi như là một người bạn của con trai tôi và người bạn của gia đình tôi.”

        Cuối cùng, con lấy làm vui mà báo cho Cha biết là doanh thu từ quyển sách đang được dùng làm học bổng cho học sinh trung học Mỹ đi học ở Nhật Bản hoặc Trung Quốc. Có lẽ những chú nhóc được học tập dưới tên của cha sẽ tạo nên sự khác biệt. Có lẽ sẽ không còn có trận chiến Iwo Jima nào nữa.

        Cha ạ, con sẽ gặp lại Cha mùa hè này khi cả gia đình đến viếng mộ Cha. Con lại sẽ khóc khi các con cháu cùng hát lên hai bài hát mà Cha yêu thích ấy.

Kính thương, James Bradley, Rye, New York Ngày 23 Tháng Hai, 2006        
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #184 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2018, 12:19:30 am »

 
LỜI CẢM TẠ CỦA TÁC GIẢ

        Tôi lên mười tuổi thì cuộc chiến chấm dứt. Tôi nghĩ những cựu chiến binh trở về là những người có tam vóc lớn lao, đã cứu thế giới thoát khỏi cảnh dã man.

        Hiện giờ tôi vẫn nghĩ thế. Tôi vẫn là người tôn thờ anh hùng. Qua nhiều thập kỳ, tôi đã phỏng văn hàng nghìn cựu chiến binh. Tôi lấy làm vinh hạnh được nghe những câu chuyện của họ, rồi viết ra giấy.


STEPHEN AMBROSE       

        Đi trên sân bóng đá của Harlon cùng với người anh Ed Jr. của Harlon... lắng nghe cô em Mary kể về lần cuối cùng gặp người anh Mike... đứng bên cạnh em trai Kenny ở địa điểm ông tìm thấy anh Ira của mình nằm chết. Làm thế nào tôi cảm ơn cho đủ thân bằng quyến thuộc những người giương ngọn cờ đã chấp nhận tôi như là thành viên của gia đình? Họ đã cho tôi có được thêm năm anh em.

        Cha ạ, bây giờ con hiểu ra tại sao Cha đã không muốn nói về Iwo Jima. Và con lấy làm vui mà hiểu được.

        Với đại gia đình của tôi, tôi xin cảm ơn tất cả vì đã tin tưởng tôi mà kể ra câu chuyện này. Tôi cố gắng vinh danh lòng tin này mà thuật lại trung thực. Dave Severance đã hướng dẫn tôi nghiên cứu quá khứ những người giương ngọn cờ. Ông đã thể hiện lòng nhẫn nại vô biên đối với những câu hỏi bất tận của tôi, và tôi đã không thể viết nên quyển sách này nếu không được ông giúp đỡ. Cuộc đời tôi đã trở nên phong phú thêm khi được quen biết người Mỹ anh hùng này.

        Chi có một người trong cả thế gian mới có thể khiến cho mẹ tôi đi đến Iwo Jima. Tôi đã nhờ ông ấy giúp đỡ. Ông đáp: “Dĩ nhiên là được.” Lính TQLC là những người đặc biệt. Và Charles Krulak là một người lính TQLC đặc biệt.

        Katie Hall ở Nhà Xuất bản Bantam Books đã chấp nhận rủi ro khi nhận in quyển sách, và đã bỏ công biên tập với môi quan tâm có tính chuyên nghiệp và với tình thương. Người đọc không nhận ra sự đóng góp của bà ấy, nhưng tôi biết và luôn trân trọng những nỗ lực tuyệt vời của bà.

        Jim Hornfisher can đảm chấp nhận làm nhân viên đại diện của tôi sau khi 27 nhà xuất bản đã từ chối bản thảo. Chính Jim đã nêu ý tưởng là tôi nên hợp tác với Ron Powers, với sự nổi tiếng vì tác phẩm có chất lượng là chìa khóa trong việc biến đồ án thành hiện thực. Jim và Ron, tôi xin cảm ơn!

        Đối với nhiêu bằng hữu và người ủng hộ đã không ngừng khích lệ - ước gì tôi có thế thêm một chương sách mà ghi tên của họ.

        Tôi đã sống và làm việc ở Nhật Bản và có những mối quan hệ thân hữu với một số người Nhật. Những gì tôi viết ra đều không làm suy giảm lòng tôn trọng sâu sắc của tôi đối với nước Nhật và dân tộc Nhật.

        Cựu chiến binh Jesse Boatwright trong Đại đội E có lần nhận xét với tôi, cũng phản ánh tâm tư của hầu hết lính TQLC và quân y tá đóng góp vào quyển sách: “Anh có thể nghĩ chúng tôi đã làm việc gì đây đặc biệt ở Iwo, nhưng thật ra chúng tôi chỉ là những người bình thường làm nhiệm vụ của mình.”

        Vâng, đối với ông Boatwright và những chiến hữu, tôi thấu hiểu tâm tư mọi người là chỉ thi hành nhiệm vụ của mình. Và tôi mong tất cả hiểu được lòng ngưỡng mộ sâu sắc của tôi đối với mọi người và đối với những hành động của mọi người trên Thái Bình Dương. Các ông là những con người bình thường. Các ông là những anh hùng của Iwo Jima.

James Bradley.           
Tháng Giêng 2000         
Rye, New York.         
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Bảy, 2018, 04:46:03 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #185 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2018, 11:57:51 pm »


THƯ NGỎ CỦA CLINT EASTWOOD

        Bạn đọc thân mến:

        Trong hơn 60 năm qua, hình ảnh lá cờ Mỹ được giương lên trên Núi Suribachi đã trở thành hiện thân cho một biểu tượng của anh hùng tính và chiến thắng, không những cho “thế hệ vĩ đại nhất,” mà còn cho những thế hệ tiếp nối. Tuy thế, trước khi quyển sách của James Bradley ra mắt bạn đọc kể về người cha anh ấy và những chiến hữu của ông, trừ một số rất ít người, đại đa số còn lại vẫn chưa được biết câu chuyện của những người lính dưới chân ngọn cờ ấy và trận đánh ác liệt mà họ chiến đấu dẫn đến khoảnh khắc biểu trưng ấy.

        Tôi lấy làm hân hạnh có cơ hội đưa quyển sách của James Bradley lên màn bạc và cùng với anh ấy vinh danh hồi ức của những người lính đó. Tôi nghĩ câu chuyện này không những tuyên dương những người giương ngọn cờ, mà còn tuyên dương nhiều anh hùng vô danh đã chiến đấu một cách dũng cảm và nằm xuống ở Iwo Jima và ở hàng nghìn bãi chiến trường trong Thế chiến II.

Trân trọng, Clint Eastwood       


VỀ CUỐN PHIM

NGỌN CỜ CỦA CHA (FLAGS OF OUR FATHERS)

        Hai hãng phim DreamWorks Pictures và Warner Bros. Pictures đã hợp tác với nhau để trình bày thiên anh hùng ca trong Thế chiến II, Ngọn cờ của cha (Flags of Our Fathers), do Clint Eastwood làm đạo diễn. Ba nhà sản xuất là Clint Eastwood, Steven Spielberg và Robert Lorens; hai người viết kịch bản phim là William Broyles Jr. và Paul Haggis, Yoshikuni Taki chi đạo sản xuất phía Nhật Bản. Cuốn phim được dựa theo quyển sách thuộc hàng bán chạy nhất của James Bradley với sự đóng góp của Ron Powers.

        Tháng Hai năm 1945. Ngay cả khi chiến thắng ở Châu Âu cuối cùng đã nằm trong tầm tay Đồng minh, cuộc chiến trên Thái Bình Dương vẫn tiếp diễn. Một trong những trận đánh chủ chốt và đẫm máu nhất trong cuộc chiến là việc tranh giành hòn đảo Iwo Jima, với đỉnh cao là một trong hình ảnh biểu tượng nhất trong lịch sử: năm người lính TQLC và một quân y tá Hải quân giương lá cờ Mỹ trên đinh Núi Suribachi. Bức ảnh tạo nguồn hứng khởi vì bắt được khoảnh khắc mà lập tức trở thành biểu tượng cho chiến thắng đối với một dân tộc đã quá chán ngán chiến tranh. Bức ảnh lập tức biến sáu chàng trai Mỹ ở chân cột cờ thành anh hùng, vài người trong số họ ngã xuống ít ngày sau mà không bao giờ biết mình đã trở thành bất tử. Nhưng những người giương ngọn cờ còn sống không muốn được ca tụng là anh hùng và không xem bản thân mình là anh hùng; họ chỉ muốn ở lại nơi chiến tuyến cùng những đồng đội vẫn còn đang chiến đấu và ngã xuống mà không có sự phô trương và quang vinh!

        Dàn diễn viên của Ngọn cờ của cha (Flags of Our Fathers) thủ những vai chính sau đây:

        Adam Beach   Ira Hayes

        Jamie Bell   Ralph "Iggy" Ignatowski

        Jesse Bradford   Rene Gagnon

        Joseph Cross   Franklin Sousley

        John Benjamin   Hickey Harlon Block

        Tom McCarthy   James Bradley

        Robert Patrick   Chandler Johnson

        Barry Pepper   Mike Strank

        Ryan Phillips   John Bradley

        Paul Walker   Hank Hansen

HẾT
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM