Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:05:40 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc chiến tranh Đông Dương  (Đọc 84911 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #290 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2019, 10:15:45 pm »


Thực ra Tâm không giết hết mọi người, thậm chí không biết làm sao với tù nhân, quá nhiều và không thể bắn hạ tất cả khi họ vượt ngục. Ông không muốn giao cho luật pháp Việt Nam. Các quan tòa sợ hơn những người Sài Gòn khác tiếp tục thả ra hàng loạt. Một chánh án già bị Tâm khiển trách nặng, trả lời: "Tôi có chín đứa con. Nếu tôi xử nặng, Việt Minh giết tôi thì ai nuôi chúng?"

Tâm bèn chuyển những "tên khủng bố của ông cho toà án quân sự Pháp, một trong những quan tòa quân đội nói với tôi về những "kẻ giết người" Việt Minh trong đội an ninh xung kích họ đang cầm tù:

- Tôi không gặp một ai chối bỏ Việt Minh. Những người họ đưa đến cho tôi đều xanh xao, sưng sỉa, mang đủ di chứng của nhà tù. Trước mặt tôi họ có thái độ như đã ghi sẵn phải làm. Họ chối như đã được chỉ thị, không phải cho riêng mình nhưng là một sự chối cãi của sự trung thành vô vọng. Họ cũng chẳng cần tự bảo vệ như không còn quan tâm đến số phận nữa. Họ đứng đấy không cá tính, thờ ơ, đôi khi lẩm bấm những mẫu câu: họ không nhớ nữa, không làm như điều tôi nói. Một số thậm chí không nghe lời tôi hỏi. Một lúc duy nhất khi kết thúc cuộc phỏng vấn, họ tĩnh trí lại và hỏi tôi "thế là 76 hay 83". Đấy là hai điều khoản trong luật quân sự người ta vận dụng đối với họ, có một khác biệt chủ yếu - 76 là xử tử và 83 là đi tù, nghĩa là còn sống.

Khá lạ lùng là những chỉ huy cao cấp nói nhiều. Không hề để hối hận, xin xỏ mà chỉ để "giải thích", tự hào về sự giải thích. Họ như có sự vui thích cuối cùng nói lên mọi tên họ, chi tiết, bí mật. Chắc chắn những điều đó không còn quan trọng, đã thuộc về lịch sử vì toàn bộ tổ chức đã thay đổi. Trong mọi trường hợp, những "lời thú nhận ấy" chẳng ích lợi gì cho chúng tôi cả.

Những Việt Minh lớn ấy, những cán bộ chính trị đều có học thức. Họ nói được tiếng Pháp nhưng làm như không biết. Một lần, trong lúc tôi ra hiệu cho phiên dịch hỏi, một ám sát viên khát máu đứng dậy tuyên bố: "Tôi là thành viên của Liên hiệp Pháp. Tôi đề nghị được nghe bằng tiếng Pháp". Một lần khác tôi tuyên bố án tử hình, người bị kết tội nhớ lại tiếng Pháp kêu lên: "Dù sao cũng muôn năm nước Pháp".

Cái chết của những Việt Minh thật đáng khâm phục. Hơn cả lòng can đảm. Những tử tù bị nhốt ở đảo Côn Lôn. Một lần tôi phải tới đó. Hai mươi người chờ hành hình. Họ bị nhốt trong những hầm đặc biệt. Khi tôi tới khu biệt giam ấy, họ hát đồng ca những bài "yêu nước", họ biết một tiểu đội lê dương đã đi cùng tôi để xử bắn họ.

Tôi bảo họ im lặng, cho biết mười một đơn chống án được chấp nhận và mười một đơn bị từ chối. Vậy là mười một người bị xử tử ngay. Tôi tiến hành thủ tục thường lệ, phân phối thuốc lá, cho phép viết thư. Suốt thời gian ấy những người sắp chết cười, không phải để chế nhạo tôi mà như vui đùa. Rồi đến những phút cuối cùng họ cùng nhau hát.

Viên quản chỉ huy quân lê dương điều khiển tiểu đội hành hình đến than phiền với tôi, thực sự bất bình: "Tôi không hiểu tại sao người ta làm phiền một anh lính già như tôi - hai mươi năm tại ngũ và có huy chương, đi bắn vài anh Việt Minh này. Bất cứ ai cũng có thể làm việc ấy. Khi người ta cử tôi đi, tôi nghĩ ít nhất cũng để thanh toán hai, ba trăm.

Một trong những người sắp tử hình là người Thiên Chúa giáo, đề nghị cho rửa tội. Một linh mục làm lễ cho anh ở phòng bên cạnh. Khi trở lại các bạn chế nhạo anh. Anh cũng dũng cảm như những Việt Minh khác nhưng không hát trong lúc các bạn hát đến những giây chót. Không một câu nguyền rủa, không một lời, chỉ những bài hát Việt Minh tiếp tục dưới làn đạn.

Những người ấy bị hành hình ba người một. Về nguyên tắc họ phải bịt mắt, quỳ xuống. Họ đề nghị tôi cho họ đứng và không bịt mắt. Tôi cho phép. Mọi việc diễn ra nhanh chóng. Họ đổ xuống trong lúc hát. Và tôi tự nhủ không ân hận gì vì đấy là những kẻ giết người tội rất nặng.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #291 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2019, 09:08:26 pm »


Sự thất bại đỏ ở Nam Kỳ

Mùa xuân năm 1950, sau cuộc chiến ở Sài Gòn là một thời kỳ duy nhất trong cuộc chiến tranh Đông Dương, thời kỳ người ta nghĩ chiến thắng đã trong tầm tay. Đấy là giai đoạn ngắn người Pháp tưởng họ sẽ thắng trong cuộc chạy đua tốc độ: chiếm hoàn toàn hai châu thổ Nam Kỳ và Bắc Kỳ và quân đội ông Giáp vẫn chưa sẵn sàng tuy được Mao Trạch Đông giúp đỡ nhiều. Ở Sài Gòn và Hà Nội người ta tin chắc các toán quân Việt Minh không thể trụ vững lâu. Họ sẽ tan rã vì những gì đảm bảo sự tồn tại của họ - người, lúa gạo, tiền của những châu thổ - thoát khỏi tay họ, chuyển sang sự kiểm soát dứt khoát của người Pháp và sức mạnh của nước Trung Hoa nhân dân cũng chẳng làm gì được.

Thời kỳ những ảo tưởng! Nhưng dù sao cũng đúng là hình ảnh xứ Đông Dương lúc ấy là sự thất bại đỏ vì hai viên tướng Pháp, Chanson ở miền Nam và Alessandri ở miền Bắc "bình định" thực sự. Ở Nam Kỳ Chanson đập tan có phương pháp Nguyễn Bình, kẻ thua trận ở Sài Gòn, trong đợt bộc phát dữ dội cuối cùng, tiến hành cuộc chiến trên đồng ruộng. Ở Bắc Kỳ Alessandri bắt đầu chiếm hầu hết vùng châu thổ không gặp chống cự lớn. Ông tiến hành một loạt hành quân có phương pháp, kín đáo, bố trí tốt, ông lấy cả tòa giám mục phát Diệm và Bùi Chu cùng hàng triệu giáo dân rất xa, gần như ở Annam. Kết quả những cuộc "chinh phục" ấy đúng là "bóp ngạt" Việt Minh như người Pháp tuyên bố. Để tin chắc chỉ cần nghe đài của Hồ Chí Minh đưa ra khẩu hiệu "một hạt gạo là một giọt máu." Các loa phóng thanh luôn kêu gọi nhân dân hy sinh, chịu thiếu thốn, hết sức tiết kiệm. Đổi lại những lời kêu gọi ấy là lời hứa chiến thắng, là cuộc tổng tấn công của quân đội sẽ quét sạch người Pháp, đội quân viễn chinh và "chế độ thực dân".

Nhưng trong những ngày ấy, ai tin vào điều ấy? Chỉ là những câu nói. Vì quần chúng chỉ thấy những chiến thắng của quân Pháp, thực tế, không chối cãi được và ở ngay cửa ngõ Sài Gòn và Hà Nội.

Hãy bắt đầu từ Nam Kỳ. Nguyễn Bình ngày càng bị dồn đến đường cùng từ khi cuộc chiến của ông ở Sài Gòn chuyển hướng xấu, chơi đòn liều lĩnh: ông tấn công quân đội Pháp ngay tại đồng bằng, dốc toàn lực lượng tổng tấn công. Kế hoạch của ông nằm trong sự bất ngờ, xung kích khắp nơi, là nỗi sợ hãi của binh lính, của các phân đội, tất cả các đơn vị phân tán vì nhiệm vụ bình định trước cơn thác đổ đột nhiên, không tin được của người Việt. Bộ Chỉ huy Pháp tưởng rằng, và Nguyễn Bình biết điều ấy, quân đội Kháng chiến đã kiệt sức sau bao nhiêu năm chiến đấu. Thực tế họ không bao giờ mạnh như thế, đông, trang bị ổn định đến vậy. Kiên trì quyết tâm kỳ lạ, Nguyễn Bình bí mật phát triển số lượng các tiểu đoàn các trung đoàn tuy đã thất thoát. Ông tìm cách trang bị vũ khí tốt nhất cho quân đội. Và tất cả những hiện tượng nản lòng, phân tán, những đối chọi giữa những người quốc gia và cộng sản trong lòng Việt Minh, ông lại một lần nữa quét đi bằng những câu nói thần kỳ: "Chúng ta hãy đập nát vĩnh viễn người Pháp. Sau đó chúng ta thỏa thuận với nhau với tư cách những người tự do".

Trong nhiều tuần lễ, Nguyễn Bình tập hợp tất cả các đơn vị chính quy, có những hoạt động phức tạp làm người Pháp không nghi ngờ về việc họ tập trung quân. Và đột nhiên, nhiều nghìn người Việt bận quần áo đen trang bị tốt có kỷ luật và cuồng tín ào lên. Ở các tỉnh họ xuất hiện từ các rừng dừa, rừng đước lao vào các đồn bốt và thị trấn của người Pháp đang thiu ngủ trong nóng nực đầu vụ gió mùa. Vô cùng mạo hiểm khi bỏ chiến thuật du kích để đánh dàn trận. Nguyễn Bình thực hiện như vậy, đánh luôn ba trận cùng một lúc. Ông tấn công một tuyến rồi tuyến thứ hai quan trọng hơn, cuối cùng tuyến thứ ba hoàn toàn chủ chốt. Đây là chiến lược cao, một lối tăng cường khôn ngoan về những trận đánh mỗi lúc càng mạnh, càng bất ngờ, vào những chỗ khác nhau, nhịp điệu càng gấp gáp làm quân Pháp mất phương hướng, hoang mang, bị dìm xuống trước khi hiểu được điều gì xảy ra. Sau đợt chọc thủng thị xã Trà Vinh, sau một cuộc tấn công thị xã Sóc Trăng đông đúc là cuộc tấn công lớn vào Cần Thơ - "hòn ngọc" của sông Mékong, thủ đô lúa gạo, thành trì của miền Tây Nam Kỳ. Cần Thơ bị chiếm, Nguyễn Bình làm chủ được hầu hết xứ Nam Kỳ và của cải của nó.

Một cảnh hỗn loạn ghê gớm. Trong lúc quân chính quy lao vào mồi, cả khối dân quê từ đồng ruộng, và trong đêm ra cắt đứt đường 16, con đường duy nhất lực lượng Pháp có thể đến bổ sung và tiếp viện cho quân đội bị vây hãm ở vùng Mékong và Bassac.

Nguyễn Bình dốc ra tất cả. Một sự cá cược khổng lồ: Toàn bộ công trình, thậm chí cả cuộc đời của ông. Nếu thắng, đấy là chiến công tuyệt vời mà ông có thể hy vọng mọi thứ. Nếu thất bại, ông mất tất cả vì chẳng chuẩn bị gì cho mình, ông sẽ không có một dự trữ gì. Và rất có thể Tổng bộ và Hồ Chí Minh sẽ phê phán ông kịch liệt - sẽ bị "toà án nhân dân" xét xử.

Và Nguyễn Bình thất bại! Một lần nữa chứng tỏ nếu một cuộc kháng chiến tự bộc lộ - tấn công như một đội quân dàn trận với một đội quân thực sự - là tự hãm hại mình, sẽ là sự tan vỡ.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #292 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2019, 09:09:35 pm »


Dĩ nhiên, cuộc chiến bước đầu không phân định rõ. Ngày đầu tiên vô số đồn bốt Pháp bị bao vây khắp nơi, hàng chục tháp canh bị san phẳng và cầu, đường bị phá hỏng không kể xiết. Quân chính quy của Nguyễn Bình đánh vào đến ngoại ô các thành phố. Họ ngụy trang, tự bảo vệ một cách khác thường nhất, Ví dụ người ta chỉ thấy những khối rơm lăn tới nhưng bên trong là quân lính. Họ bố trí cờ đỏ đầy các ngôi chùa lôi kéo máy bay bắn vào đấy thay vì xả súng trên những đám ruộng xung quanh quân lính đang ẩn nấp chờ đợt tấn công mới.

Nhưng những chiến thuật ấy cũng chẳng giải quyết được gì. Sức mạnh xung kích của người ở các toán quân đỏ bị sức mạnh vũ khí của Đội viễn chinh đè bẹp. Máy bay tiêm kích Pháp xả súng vào những chỗ tập trung, lính dù nhảy xuống những đồn bốt bị đe dọa nhất, xe tăng bò theo mương lạch, ruộng đồng mỗi giờ ba mươi cây số, từ bùn và lau sậy xuất hiện đánh vào phía sau Việt Minh.

Lần đầu tiên trong cuộc chiến tranh Đông Dương một vầng hào quang sáng lên trên cảnh chết chóc, một chiến trường thực sự có hàng trăm xác chết nằm ngổn ngang bên cạnh vũ khí.

Cuộc giáp lá cà kéo dài suốt đêm. Một đại đội Pháp bị bao vây, lùi vào một làng, ẩn sau những bao lúa gạo, bắn vừa hết đạn thì xuất hiện những chiếc tăng của trung đoàn 1 kỵ binh nước ngoài. Lính lê dương trên xe phía sau lưng người Việt, dùng đại liên quét sạch từng hàng dài.

Và còn bao nhiêu cảnh giết chóc nữa! Trong mười ngày chiến đấu, quân chính quy sống sót bỗng từ bỏ "chiến tranh theo lối Châu Âu". Giấu vũ khí vào bùn, bỏ quân phục cải trang thành dân quê, từng tốp nhỏ chạy về căn cứ Đồng Tháp Mười; ở đây họ lao vào tấn công điên cuồng quân đội Pháp đuổi theo họ. Dù thế nào, biết bao nhiêu người không trở về vì lòng kiêu ngạo của Nguyễn Bình! Quân đội của ông hoàn toàn bị bật gốc rễ.

Thực ra cuộc kháng chiến của Nam Kỳ không bao giờ khôi phục lại được sau trận thất bại ấy. Không còn là mối nguy về quân sự đối với người Pháp nữa. Cả hệ thống đồ sộ của Nguyễn Bình rơi thành từng mảng. Ông phải giải thể cả sáu trung đoàn đã xây dựng với bao quyết liệt và vui mừng - không khi nào đơn vị Việt Minh ở miền Nam vượt quá một tiểu đoàn nữa. Ông phải chia nhỏ ban tổng tham mưu của ông bố trí rất tư thế gần Sài Gòn thời kỳ còn rất mạnh. Cùng ban chỉ huy, đội bảo vệ Ủy ban Nam Bộ, ông phải mỗi lúc càng lùi xa, tránh sự "càn quét" của Pháp, cả toán người bị săn đuổi, càng đi sâu vào những vùng hẻo lánh, khó thâm nhập nhất của Đồng Tháp Mười, gần biên giới Căm-bôt. Rồi vùng Đồng Tháp Mười cũng không chắc chắn nữa. Cuối cùng ông phải ẩn náu ở bìa rừng, chỗ bắt đầu miền rừng núi bao la của Đông Dương. Cũng nhiều lúc người ta phát hiện thấy ông ở vùng sú vẹt mũi Cà Mau.

Cuối cùng cuộc kháng chiến quân sự chỉ còn lại một số dấu vết ở Nam Kỳ. Và trước sự huỷ hoại đó nỗi căm uất của Nguyễn Bình cũng bất lực. Sự nổi giận điên cuồng đưa ông tới chỗ càng thất bại. Nguyễn Bình thua trận không chỉ giận mình mà còn phải chịu đựng sự ngờ vực của những người cộng sản, sự bực tức của những người kháng chiến. Cuối cùng ông cảm thấy bị khống chế, giữa đàn ông với nhau, bởi tướng Chanson, người kế tục tướng Boyer de Latour ở miền Nam.

Cuối năm 1950 Nguyễn Bình vẫn chính thức chỉ huy ở Nam Kỳ nhưng ông chỉ còn là một người bệnh, gầy gò, một bộ xương bị sốt rét hành hạ. Giữa lúc khốn đốn đó, Lê Duẩn và nhóm uỷ viên chính trị từ Bắc Kỳ vào. Nhiệm vụ của họ là củng cố lại Ủy ban Nam Bộ bị kết tội "lạc hướng", thanh lọc và nắm lấy việc chỉ đạo. Lê Duẩn đưa cho Nguyễn Bình một bức thư của ông Giáp triệu tập ông ra miền Bắc: "Đồng chí thân mến - ông ấy viết - đồng chí có một đoàn tùy tùng ba mươi người. Tôi uỷ nhiệm đồng chí một công việc sống còn cho tất cả, tìm một trục đường mới thông ra miền Bắc qua các tỉnh Kông-pông-chàm, Kratié và Strung Streng của Căm-bốt".

Qua nhiều ngày vượt rừng, đến Srépok toán người qua đêm trong những căn nhà sàn khổ sở của xóm Romphé. Năm giờ sáng, một bàn tay đánh thức Nguyễn Bình dậy đi tiếp. Rồi người ta bảo kiên nhẫn chờ một lúc. Người thiểu số nhận cung cấp gạo nhưng phải đi lấy hơi chậm: Thắp một ngọn đèn ông viết những dòng nhật ký cuối cùng của đời mình. Tám giờ ông xuống thang, ra bìa rừng gần làng với đồng đội. Mọi người lo ngại mơ hồ. Đã chờ quá lâu, gần trưa rồi nhưng với mối nguy hiểm chưa chắc chắn, không thể bỏ trốn, họ lao vào rừng với bụng rỗng.

Nhưng đây là một sự phản bội. Người thiểu số đã cử người đến báo với viên quản cùng toán trinh sát Căm-bôt ở cách đấy chừng năm mười cây số. Việc hứa cung cấp gạo chỉ là mưu mẹo giữ chân người Việt. Trong lúc họ mất thì giờ đắm mình ở bìa rừng, quân lính Căm-bôt tắt đường, lội qua sông Srépok đi gấp tới. Một giờ chiều họ đến trước Romphé và đột ngột xuất hiện. Sự việc chỉ xảy ra trong mấy phút. Người Việt quá kiệt sức không quan tâm bố phòng và tự bảo vệ. Quân lính Cam-bốt đến gần cạnh cũng chẳng nghe thấy gì. Toán người đờ đẫn cũng cố vùng dậy chạy vào rừng. Nguyễn Bình suy nhược nặng hiểu ra thì đã quá muộn. Súng nổ, ông bị trúng đạn và hầu như bất động.

Lời ghi cuối cùng trong cuốn nhật ký đề ngày 21 tháng chín năm 1951, Nguyễn Bình viết: "Cả đêm tôi không ngủ được. Thức dậy tôi mệt mỏi rã rời. Chúng tôi chỉ còn gạo đủ một bữa ăn. Tôi ở trong số những người hôm nay không ăn, nhường phần cho những người bệnh khác. Tuy vậy chúng tôi chuẩn bị lên đường".

Nguyễn Bình chết. Một sự tình cờ đầy ý nghĩa là mấy tuần lễ trước đó, một gương mặt lớn khác của Nam Kỳ, người đã chiến thắng ông - tướng Chanson bị giết. Ông này chết vì một cuộc mưu sát bình thường, bằng một quả lựu đạn khi đến kiểm tra một buổi lễ chính thức ở tỉnh Sa Đéc.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #293 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2019, 09:11:57 pm »


Kẻ tiên tri

Năm 1950 người Việt bị dồn đến đường cùng còn hơn thất bại của Nguyễn Bình, vì mất vùng châu thổ Bắc Kỳ. Một viên tướng Alessandri nào đó chiếm lấy như lén lút, không gặp chống cự mà người ta cũng chẳng nói đến.

Con người ấy, nhìn có vẻ khiêm tốn và đơn giản nhưng rất tự cao, đến mức nghĩ: "Tôi có lý. Chỉ mình tôi đúng. Chỉ mình tôi hiểu hết và có thể làm tất cả". Và cứ như thế, từ những kế hoạch hợp lý ông đi đến những dự án khác thường, sống trong ý nghĩ cố định, trong ám ảnh, tiên tri, giận dữ lạnh lùng và truy hại phức tạp khi người ta phản đối ông - không bao giờ từ bỏ điều gì, bí mật và khôn khéo miệt mài bằng mọi cách cho đến lúc thất bại và trở thành kẻ chịu tội cho tất cả. Alessandri khốn khổ mỗi lần xứng đáng lên tới mức cao thì lập tức lại đổ nhào xuống, trở thành nạn nhân, một con người mệt mỏi, bị khinh thường.

Thoạt nhìn ông là một viên tướng tốt - một loại kiểu mẫu - qua bề ngoài thô lỗ, lối quân sự đột ngột, là việc phải có mưu mẹo, kiên quyết, và tình cảm giản dị vì ông mong là người trung thực, yêu nước và dũng cảm. Với vẻ vờ tự ti vì thân hình không cao lớn và thiếu quan hệ, ông nghĩ mình là người tiên tri, chắc chắn là người sẽ cứu Đông Dương.

Và ông có cảm giác những ngôi sao của mình đạt được thật vất vả, quá xứng đáng. Ông là con trai một nhà binh sành sỏi, người đảo Corse, cựu hạ sĩ quan, bố của mười đứa con, bộ râu ngắn theo kiểu Napoléon III, một người muốn con mình phải là sĩ quan để trả thù cho nước Pháp bại trận năm 1870 và lấy lại vùng Alsace-Lorraine lúc ấy phải nhường cho Đức. Chàng thanh niên Maurice tràn đầy hy vọng: tốt nghiệp trường võ bị Saint-Cyr, sáu lần tuyên dương, được thưởng huân chương, và bị thương trong chiến tranh 1914-1918. Sau đó là các chiến dịch sau chiến tranh ở Maroc, Taza, Tây Phi, thậm chí trở thành giáo viên ở trường chiến tranh năm 1935-1938. Lúc này cách phán đoán của anh đưa anh đến sai lầm đầu tiên. Một hôm anh nói với học sinh về cuộc chiến tranh thế giới sắp xảy ra: "Chúng ta từ lớp học này ra đi để đánh nhau, cầm con suốt chống một kẻ địch cầm gậy". Anh bị cử đi thật xa, sang Đông Dương.

Ở Alessandri, vừa có lòng tin khác thường vào bản thân và sự ngờ vực bệnh hoạn vào vũ trụ còn lại. Điều này do lịch sử kỳ lạ của ông. Đã có biết bao nhiêu vinh quang và nhục nhã!

Chiến công lớn của ông, điều làm ông rất tin chắc, là "đoàn quân Alessandri", vào cuối thời thử nghiệm của Decoux, khi người ta cố giữ một Đông Dương thuộc Pháp dưới sự chiếm đóng của Nhật. Sau này ông kể lại với tôi:

- Tôi chỉ huy lữ đoàn Sông Hồng ở Bắc Kỳ. Đầu năm 1945 tôi đã biết quân Nhật sẽ tấn công chúng tôi, nhưng Ban chỉ huy còn chưa thực sự tin. Vả lại nếu trường hợp "sự kiện" xảy ra, mệnh lệnh là chiến đấu tại chỗ. Tôi quyết định đưa người của tôi xuyên rừng qua Trung Hoa. Thực tế ngày mồng 2 tháng ba tất cả những đồn trú khác bị tấn công như chuột, tàn sát hoặc cầm tù. Khi các trung đoàn Nhật tiến tới gần căn cứ, tôi đã ra đi với hàng nghìn người của tôi rồi. Tất cả đã được chuẩn bị trước cẩn thận. Tôi đã cho phá huỷ mọi khí cụ nặng vì muốn quân lính của tôi có thể vừa đi vừa chiến đấu không ngừng. Sáng ra những gì trước đây là trại lính chỉ còn đổ nát; chúng tôi hành quân trong trật tự và im lặng hoàn hảo.

Bao nhiêu gian truân! Ngay từ đầu suýt bị tiêu diệt. Chúng tôi đi vào một dải đất giữa sông Đà và sông Hồng, xung quanh là nước. Cơ may cuối cùng là con đò Trung Hà cách đấy năm mươi cây số, không biết đã vào tay quân Nhật chưa? Đoàn quân bao la tiến về phía ấy, lặng lẽ, với quyết định vô vọng. Vùng này còn tự do nhưng con sông Đà thật đáng sợ, rộng ba trăm mét, sóng dồn lên những ghềnh đá nhọn, nước chảy xiết như điên! Không bơi qua được. Chỉ có hai con đò. Một đò bị chìm ngay. Quân lính thay nhau chèo con đò kia. Phải thật nhanh: quân Nhật đang tới gần. Và người ta biết chúng không kiêng nể gì ai. Những gì bắt được qua đài là những lời kêu gọi vô vọng của các đơn vị Pháp bị tàn sát trong các trại lính, các thành phố.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #294 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2019, 09:13:06 pm »


Khi đã qua sông, trước mắt chúng tôi là rừng rậm vô tận. Chúng tôi đi từ 17 tháng ba đến mồng 2 tháng năm năm 1945, vượt trước được năm mươi cây số, nhưng quân Nhật đuổi theo không nghỉ, đuổi kịp dần. Phải chiến đấu, vừa "đánh vừa rút lui" trên một nghìn cây số. Không được để bị chia cắt, bao quanh, o ép bởi quân địch xuất hiện khắp nơi, hai bên sườn cũng như phía sau. Tôi tổ chức lực lượng thành hai toán tiếp sức cho nhau: toán này tiến lên thì toán sau chặn hậu. Tôi cũng bảo vệ cạnh sườn. Tất cả những động tác ấy phải tính toán, tuyệt đối đồng bộ để không có chỗ hở quân Nhật có thể len vào. Nhưng việc đó đòi hỏi sĩ quan và binh lính phải có kỷ luật cao trong tình trạng "suy sụp" vì kiệt sức.

Tôi còn tự hỏi làm sao người của tôi có sức mạnh chiến đấu, vươn tới cả ngày đêm không nghỉ vừa thực hiện những động tác như của đồng hồ tôi chỉ thị cho họ. Mọi căn bệnh nhiệt đới huỷ hoại họ - sốt rét, bệnh gan, kiết lỵ. Không có bộ phận y tế phục vụ, chỉ có mấy bác sĩ, không có thuốc. Gặp gì ăn nấy, gạo nếp, thịt trâu, xác súc vật. Nhiều khi mệt mỏi quá hoặc vì bệnh tật, người ta lăn ra không đi được, phải dìu họ, mang họ đi và cuối cùng, đành bỏ rơi họ.

Chung cuộc thật ghê gớm. Phải chống cự hai trận đánh ở Phông-sa-lỳ và Long Tu. Quân Nhật quyết liệt gấp đôi để nắm được con mồi đang thoát thân. Người ta chiến đấu với những viên đạn cuối cùng, hầu như không còn điện đài - khí cụ cũng cạn kiệt. Cuối cùng sau năm mươi ba ngày chúng tôi sang đến Trung Quốc và cuộc đuổi theo cũng dừng lại. Tôi thiệt hại mất nửa quân số; những ai sống sót chỉ là những bộ xương và quần áo rách rưới. Lần đầu khi tôi nhìn vào gương soi, tôi không nhận ra mình; tôi còn chưa tới năm mươi kilô, là bóng ma của mình.

Chúng tôi đến Szemao, một thị trấn heo hút, xa xôi, không có gì. Phó thị trưởng đến gặp tôi bảo: "Chúng tôi sẽ giải giáp các ông". Tôi trả lời: "Các ông thử xem." Nhưng khi đi qua đất Thái tôi đã lấy những ki-lô thuốc phiện và những đồng bạc trong kho. Đấy là những lập luận mạnh, và người ta để chúng tôi tiếp tục đi đến Côn Minh, chỗ đóng quân của các ban tham mưu của người Mỹ, Wedemeyeret và người Trung Hoa Ho Hin Shin. Chúng tôi còn đi mấy trăm cây số nữa.

Cứ thế tôi cùng đồng đội đến thành phố đông đúc, các đội quân đàng hoàng với những người lính Mỹ có cuộc sống thoải mái. Việc tiếp đón lạnh nhạt. Người ta uỷ thác chúng tôi cho ban hậu cần Trung Hoa sẵn sàng để chúng tôi chết đói. Nhưng may thay Trung Hoa vẫn là Trung Hoa. Với những đồng bạc, tôi sớm mua được các viên chức Trung Hoa, kiếm được thực phẩm ngon của Mỹ, thuốc bệnh Mỹ, đại liên Mỹ. Không muốn mặc quân phục Mỹ, tôi cho mua vải kaki, thuê thợ may cắt những bộ quân phục Pháp. Sau mấy tuần lễ, đoàn quân của tôi đã lấy lại phong thái.

Trong mấy tháng, Alessandri đầy vinh quang. Sau khi Nhật đầu hàng, tất cả những người của Decoux bị trừng phạt, phán xét, kết tội hoặc thất sủng, bị lên án hợp tác với Nhật, viên tướng đã rất trung thành với đô đốc hải quân bị bêu riếu, nhưng con người Corse không chối bỏ gì về quá khứ của mình, được đối xử là một nhân vật mà de Gaulle uỷ nhiệm xây dựng lại một Đông Dương mới, lớn hơn và đẹp hơn. Ông được nhìn nhận là chuyên gia về Châu Á, được phong chức tước và giao nhiều nhiệm vụ. Khi cùng đoàn quân đến Côn Minh, một bức điện đang chờ ông, từ thiếu tướng thăng lên trung tướng; người ta lại cử ông làm tổng tư lệnh các đội quân Pháp ở Trung Hoa, đại diện nước Pháp tại miền Bắc Việt Nam, tạm quyền Toàn quyền Đông Dương, trưởng phái đoàn Pháp ở Hội nghị Đà Lạt lần thứ hai. Đối với ông đây là "vận hội lớn", được đối xử ngang với mọi "ông lớn" ở Châu Á, với mọi "ông lớn" trên thế giới. Và đây là lần thứ nhất ông nghĩ đó là do tiền định.

Nhưng chỉ để rồi lại rơi xuống thấp, rất thấp. Một hôm ông nhận thấy người ta không cần ông ở Đông Dương nữa, ông như một quả chanh đã kiệt. Ông trở về Pháp với vài ảo tưởng tự hào cuối cùng, đến gặp Bidault để nói "sự thật", phát biểu ý kiến của "con người trung thực" biết rõ vấn đề. Bidault chỉ trả lời: "Tôi cấm ông nói với tôi theo cách ấy".
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #295 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2019, 09:14:09 pm »


Alessandri khốn khổ! Ở Pháp ông là con số không - chẳng có người bảo vệ, chẳng đảng phái chính trị, không có trọng lượng. Thậm chí ông là con mồi của giá treo cổ - người ta không nhớ đến "đoàn quân" của ông nữa mà nhớ về sự hợp tác của ông với Decoux. Người ta đưa ông ra trước những ban điều tra mà các tướng chính trị, như diều được gió, những nhân vật thoải mái biết cấp trên muốn gì, tăng cường phiền nhiễu ông. Họ lý sự cả với công trình của ông, cách ông đưa quân sang Trung Quốc.

Đấy là thời kỳ chán nản. Một năm ròng Alessandri đến các bộ, các ban tham mưu tìm kiếm một nhiệm vụ chỉ huy: người ta không giao cho ông việc gì cả. Con số không ấy kéo dài cho đến lúc những người ở Đông Dương trở về, những quan chức dân sự với Pignon. Điều ấy đã cứu ông. Carpentier chưa tới, ông có tổng chỉ huy là một Blaizot nào đó, không có gì đáng phàn nàn. Ông này chỉ huy ít, nhưng bộ máy Đội quân viễn chinh tự hoạt động, theo trọng lực. Dù sao, các tướng trong vùng mình, các tá trong khu mình không muốn người ta quấy rầy mình. Nhất là họ không muốn vâng theo lệnh Alessandri được cử chỉ huy bộ binh: họ nói họ thuộc về Blaizot chứ không thuộc về ông. Việc người ta bổ nhiệm chỉ là danh nghĩa.

Trong năm ấy đầu óc ông luôn hoạt động - tất cả những gì có thể suy nghĩ, trăn trở, nghiền ngẫm! Ông không tham gia vào cuộc sống chính thức và thời thượng, người ta không thấy ông trong hội hè Sài Gòn. Thảng hoặc ông mới xuất hiện, thái độ căng thẳng và tập trung, đôi khi vào trong văn phòng Pignon: nói từng giờ liền, lặp lại những điều tự mình đã nói hàng nghìn lần, những lập luận hoàn hảo của mình.

Ông tin tưởng vào tất cả sức mạnh trong đó và người ta cũng cần phải tin; nếu không sẽ mất hết.

Điều ông diễn tả là tất cả những gì đã làm là số không.

Khắp nơi bất lực, không có tầm nhìn tổng quát, không một nhận định quân sự có giá trị, một sự phân tán cố gắng buồn cười khắp Đông Dương. Ông so sánh Việt Minh như một con bạch tuộc: nếu vòi phủ khắp Đông Dương thì đầu vẫn ở Bắc Kỳ. Phải vung dao chặt đứt tại đây.

Và ai có thể giết con rắn thần đó nếu không phải ông? Phải cử ông làm tổng chỉ huy - Pignon đồng tình. Nhưng khi Blaizot ra đi, thay vì ông, Paris chọn một ông tướng thâm niên, già dặn với những ngôi sao, kinh nghiệm và những giới thiệu, tướng Carpentier. Ông này được biết đến nhiều hơn nhưng chẳng biết gì về Đông Dương.

Alessandri muốn rút lui như đã bao lần sau này muốn ra đi mà không đi. Ông vẫn nói: "Tôi không muốn đại diện cho một sự phá sản". Pignon giữ ông lại với những lời nói ngọt ngào nhất: "Chính phủ Pháp bổ nhiệm ông chỉ huy các lực lượng quân đội và làm cao uỷ của nước Cộng hòa ở Bắc Kỳ. Họ tin vào kế hoạch của ông, muốn ông thực hiện nó. Như vậy ông sẽ có mọi quyền lực dân sự và quân sự. Chỉ cần ông thỏa thuận với tôi và với Carpentier - ông ấy rất sẵn lòng tin tưởng ở ông, để ông hành động theo ý mình. Ông ấy nói với tôi thế, sẽ lặp lại với ông thế."

Thực vậy khi Carpentier từ tàu bước lên Đông Dương với khuôn mặt to ranh mãnh và thân hình lớn rã rời, ông đưa ra với Alessandri những lời hứa tốt đẹp và chắc chắn của người lính già. Ông ta vui vẻ nói: "Về đất nước này tôi chẳng biết gì hết. Tôi biết vậy, ông không phải chống đỡ. Nhưng ông, ông am hiểu sâu. Ông cứ ở Bắc Kỳ, tôi không quấy rầy ông đâu. Thậm chí cám ơn ông trước về những điều ông sẽ làm."

Vì thế năm 1950 tôi gặp ông ở Hà Nội. Đối với ông lại là những ngày sáng sủa. Vì ông nghĩ sẽ thành công điều mà ông không làm được năm 1945: cứu vớt xứ Đông Dương. Ông là Jeanne d'Arc, người cứu nước Pháp nhưng ông không nói lên điều đó. Mọi ý nghĩ ông giữ cho mình, một cách ghen tị. Nhân vật lạ lùng, vừa say sưa tin tưởng và ngờ vực!

Điều ấy xuất xứ từ quá khứ của ông. Tôi đã nói nhiều về câu chuyện quên lãng "đoàn quân Alessandri" vì nó là chìa khóa của tính cách ông. Quan điểm khác thường của ông là từ đó. Khi tất cả các tướng thời kỳ ấy yếu kém đến vậy, chẳng phải ông đã biết tiến hành cuộc chiến tranh rừng núi và đồng ruộng? Ông đã dẫn dắt quân lính chiến đấu trong những điều kiện đáng sợ. Điều ông đã làm đối với những người Nhật ghê gớm, tại sao ông không bắt đầu lại với quy mô rộng lớn hơn đối với người Việt, người Trung Hoa, với cả thế giới? Dĩ nhiên không phải là chạy thoát thân nữa mà là chinh phục, tấn công, vả lại cũng như nhau thôi - toàn bộ ban chỉ huy là bất lực và chỉ một mình ông có tài.

Tuy vậy không nên bộc lộ tính ưu việt của mình quá rõ ràng. Người ta sẽ bẻ gãy ông vì ghen tị, như trước đây, sau 1945, vinh quang của ông bị lu mờ sau mấy tháng bị quên lãng, dẫn đến nhục nhã nặng nề, ông lại trở thành như trước "chiến tích quang vinh", hầu như chẳng là gì cả.

Từ nay, xỉn màu, tàn ác như một quả mận khô nhưng vững chắc như ai, khô khan, đôi mắt sắc bén, trước hết ông im lặng. Những dự án tuyệt vời ông giấu đi, rất ngờ vực! Trong quá khứ người ta bắt ông trả giá quá đắt về mỗi chiến công! Theo cách của mình, ông có cái đầu hơi ngốc nghếch. Câu chuyện của ông gần như của một sĩ quan vô danh, đột nhiên nổi tiếng như có phép lạ tại sao lại khoe khoang vì ông chỉ làm nhiệm vụ theo khả năng của mình? - và rồi bỗng chốc chẳng là gì nữa vì "sự bất công"! Nhưng lần này người ta sẽ "không đối xử được với ông" như thế nữa, ông sẽ đi đến cùng, biết giấu giếm, kiên trì, bám chữa; một mình ông với các sĩ quan và binh lính của ông ở Bắc Kỳ sẽ thắng trong cuộc chiến tranh Đông Dương.

Ông lại có vẻ bí hiểm. Ở Hà Nội, ông ít nói, thái độ khó chịu, khép kín, không lộ diện, căng thẳng vì công việc, có vẻ vô tư với những việc đột xuất thô lỗ tuy rất mẫn cảm! Không cần khen ngợi ông, tác động hoặc tranh cãi với ông. Vì trong mọi vấn đề ông có "quan điểm" của mình, trầm ngâm như một khổ sai, làm việc rất khác thường, nghiêm túc. Điều ông không chấp nhận là cố biện bác. Vì vậy xung quanh người ta giữ không đụng chạm với ông. Người ta vâng lời không chối cãi. Cứ như thế, ông là một người tốt, người ta mến ông, dân sự cũng như quân sự, hài lòng có ông ở đấy vì dù sao ông cũng nổi tiếng có kinh nghiệm, thông minh và người ta biết ông muốn hành động.

Bây giờ ai nhớ đến ông nữa? Thế mà ở Đông Dương không ai dám thế, kể cả de Lattre. Chỉ có ông muốn mạo hiểm trong cuộc chiến tranh lớn ở Châu Á. Điều đó có lẽ là tai họa. Dù sao cuối cùng người ta không để cho ông làm. Người ta chẳng làm gì cả và tai họa cũng không tránh khỏi.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #296 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2019, 09:15:50 pm »


Việc chinh phục châu thổ Bắc Kỳ

"Tất cả ở trong đó", ở Hà Nội người ta ca ngợi Alessandri như thế, chủ yếu bởi cái đầu. Mỗi ngày mười hai, mười bốn, mười sáu giờ ông đưa ra những kế hoạch hành quân, tất cả đều là những tác phẩm hợp lý và chấp nhận được. Tất cả được tính toán, dự kiến. Trong mấy tháng ông làm vài chục kế hoạch như vậy. Ông ngồi lỳ trong văn phòng ở ngôi nhà cũ hư hỏng của ban tham mưu hoặc ở lâu đài mới tinh của Cao uỷ. Ông "đẻ" chúng một cách bí mật - không riêng đối với người Việt mà nhất là nghi ngờ thế giới bên ngoài. Ông ghét các nhà báo nhưng không hề thích các "thế lực" ở Sài Gòn và Paris. Ông muốn một mình làm tất cả, không biết gì đến ai - trừ những thuộc hạ tốt - và thế giới không biết ông. Tất cả những gì ông cần là vài sĩ quan tham mưu, không phải những thiên tài mà những người "làm việc không nghỉ", khiêm tốn, vô danh, chắc chắn, rất cẩn thận. Và ông cần một đoàn quân tốt.

Trước hết ông "quan tâm" đến vùng châu thổ, quyết định chiếm lấy toàn bộ. Đấy là giải pháp đúng đắn mà các "trí tuệ" lớn đã qua Đông Dương như Salan, Valluy, Beaufre từ chối trong ba năm. Điều ấy quá thấp đối với những người cấp cao ấy. Như họ sợ số đông người, sự bao la của Châu Á nên thay vì chiếm đóng họ thích chiến lược thiên tài hơn là "bao vây". Đáng lẽ nắm lấy vùng châu thổ, người ta bố trí xung quanh, bóp ngạt từ xa, cách ly với Trung Quốc và các sư đoàn của ông Giáp đang xây dựng trong "khu tứ giác". Do "đóng kín" mênh mông như vậy, hàng nhiều triệu dân quê sẽ rơi vào khốn khổ, không giúp được gì cho Việt Minh - ngược lại là gánh nặng của họ. Và điều ấy làm một cách máy móc không cần quan tâm đến dân chúng vô tận của đồng ruộng Bắc Kỳ.

Vì thế người ta bố trí trên đường số 4, ở biên giới Trung Quốc, trong rừng núi chằng chịt. Vì thế người ta bỏ rơi vùng châu thổ, chỉ giữ một số thành phố, một số trục giao thông, nhất là con đường lớn Hải Phòng - Hà Nội - Tất cả "hệ thống” Pháp bó gọn trong hai dải song song, hai con đường, số 4 lẩn trong rừng, số 1 bất lực trước vùng châu thổ. Kết quả của chiến lược lớn ấy như người ta đã biết: đấy là bi kịch ngày càng đổ máu trên đường số 4 mà người Pháp, thay vì cô lập và chia cắt quân địch thực tế đã bị cầm tù và là sự khai thác vùng châu thổ của Việt Minh. Những gì trái ngược với dự kiến đã xảy đến. Không có tình hình nào thuận lợn hơn cho ông Hồ Chí Minh và ông Giáp triển khai quân đội trong vùng "tứ giác" - với việc Đội quân viễn chinh cố định trên đường số 4 và không hoạt động gì ở vùng châu thổ.

Việc đó kéo dài cho đến thời Alessandri. Con người đảo Corse là viên tướng đầu tiên có đủ cá tính để nói: "Thật phi lý". Và nói rồi ông chuyển ngay sang hành động. Ông quyết tâm chiếm lấy vùng châu thổ, bắt đầu chiêm những vùng trong tầm tay, các tỉnh, đồng ruộng, dân chúng. Không đủ quân làm một lúc - không đến hai mươi tiểu đoàn, ông giành giật vùng châu thổ từng mảng một, trong các cuộc hành quân liên tiếp hầu như êm ả với ba, bốn hoặc năm tiểu đoàn. Đợt này xong thì bắt đầu đợt khác, mỗi lần như vậy lãnh địa Pháp tròn trĩnh thêm. Chiến tranh với những tên chiến dịch dễ mến, chiếm lấy vùng biên châu thổ, chỗ sông Đà đổ vào sông Hồng, chỗ đồng ruộng kẹt giữa những dãy núi Ba Vì và Tam Đảo, chỗ mà đồng bằng, sông núi đặt dưới sự kiểm soát của các vị trí then chốt của Việt Trì, Vĩnh Yên, Hưng Hóa; rồi các chiến dịch giải phóng miền bắc Hà Nội, đảm bảo cho thành phố một vỏ bọc chống sự tấn công của những người Trung Hoa hoặc quân chính quy ông Giáp - từ đây mở ra hai cánh chọc thẳng vào lòng châu thổ.

Mọi cuộc hành quân đều giống nhau. Các đội quân Pháp xuất hiện, chắp nối với nhau, nắm mục tiêu, tiến hành càn quét, xây dựng lô cốt, tuyển ngụy binh. Đôi khi có kèm theo những đội tàu nhỏ ngược theo những khúc quanh các dòng sông bùn lầy; họa hoằn là một cuộc nhảy dù. Các đội quân liên tục triển khai, tập trung, tiến lên các bờ vùng, lội qua đồng ruộng, vượt những hàng rào tre các xóm làng, vào các thị trấn và thành phố. Rồi lại bắt đầu ở những chỗ khác, không lúc nào kết thúc.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #297 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2019, 09:16:24 pm »


Xem như tính cách của Alessandri thể hiện trong các tiểu đoàn của ông ở đồng bằng châu thổ. Họ làm công việc của mình theo thứ tự, khiêm tốn, một cách kiên trì và tích cực. Ở đây không có anh hùng đẹp đẽ, không có những "ông chúa" tuyệt vời; chỉ là những quân lính dẻo dai và không sinh chuyện. Đấy là lần cuối cùng tôi thấy ở Đông Dương một đội quân viễn chinh mà chủ nghĩa anh hùng không "phô trương", không một đòi hỏi.

Các đội quân ấy cũng không kêu ca gì. Họ không có xe tăng, không nhiều ca-nông và ô tô, phương tiện cũ kỹ và nghèo nàn. Alessandri rất hài lòng về việc thiếu thốn phương tiện ấy. Điều đó buộc quân lính chiến đấu trong thiên nhiên, đi bộ, làm như Việt Minh. Họ không phiền toái, không đòi hỏi, không sợ mệt nhọc, đụng độ, theo cách xưa kia, việc chinh phục cách đây một thế kỷ, cuộc chiến tranh giữa người và người. Điều đó cho phép viên tướng ngồi trong văn phòng hình dung những cuộc hành quân phức tạp nhất, có tác dụng nhất, những hoạt động tinh tế nhất - sẽ được thực hiện.

Với cách đó, Alessandri lấy cả vùng châu thổ không kèn không trống - ở Sài Gòn người ta chỉ biết đại khái kể cả các nhà báo. Lẽ tự nhiên, là cấp dưới ông báo cáo lên Carpentier - nhưng, như đã thỏa thuận, tổng chỉ huy không can thiệp gì. Điều duy nhất ông ta không muốn là gửi lực lượng tăng cường, không một đại đội. Trong lúc này, ông người Corse cũng chẳng cần thiết; nếu cần ông sử dụng "vốn dự trữ" và tự xoay xở lấy.

Thực tế, trong chiến dịch vùng châu thổ này, người Việt không phải là một khó khăn lớn - quân chính quy ở chỗ khác, trong "tứ giác" hoặc ở các trại huấn luyện Trung Hoa. Quân du kích ở đây không hề cố gắng chống trả - chỉ vài cuộc va chạm, nhất là việc phá hoại. Một lần hơn sáu trăm quả mìn cùng nổ một lần trên đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, phá hủy hai trăm đoạn đường ray. Lần khác một biệt động vào trong sân bay quân sự Bạch Mai, đốt cháy ba máy bay, làm hư hỏng ba chiếc. Một lần khác nữa, những thợ điện giả danh giấu những gói thuốc nổ trong hai mươi hai máy biến thế ngoài rìa Hà Nội, bảy máy bị phá huỷ và thành phố mất điện một số vùng. Nhưng những sự cố ấy không xảy ra nhiều - người ta đề phòng như thường lệ, tăng cường các đội tuần tra, các phiên gác, bố trí đèn chiếu. Thế là đủ.

Tất cả diễn biến dễ dàng, có lẽ quá dễ dàng. Chiến thuật của người Việt không đánh nhau, họ đi sâu vào dân chúng, lẫn lộn trong dân chúng. Lệnh của Hồ Chí Minh là không làm quân địch chú ý, biến vào trong quần chúng để kiểm soát, khai thác, vận động quân chúng - dù có mặt quân Pháp và nhất là có sự trả thù của những người "quốc gia" Việt Nam.

Alessandri là một người bạn của Pignon, suy nghĩ như ông ấy: phương pháp duy nhất đuổi người Việt ra khỏi hang ổ và tiêu diệt họ là giao họ cho những người như họ, cùng nòi giống. Ở Bắc Kỳ không như Nam Kỳ, giàu có, tiêm nhiễm lối sống tự do, những tư sản nhiều tiền dại dột có những ảo tưởng. Ở đây tất cả là cứng rắn - cộng sản, quốc gia cũng thế. Và máu đòi hỏi máu. Vì vậy viên tướng tìm những người cho công việc mình, những người có khả năng bị đồng tiền, nhất là sự hận thù thôi thúc.

Ở vùng châu thổ, những người "quốc gia" căm ghét Việt Minh còn hơn người Pháp - họ giết vì những người này cũng giết họ. Đây là những "tổ chức" bán mình cho người nước ngoài. Đồng minh hội dựa vào người Nhật; Việt Nam Quốc dân đảng là công cụ của Quốc dân đảng Trung Hoa. Năm 1945 những thành viên đảng này đến Bắc Kỳ trong các toa chở hàng của những đội quân Lư Hán và Tưởng Giới Thạch có cả một tổ chức cảnh sát và các đơn vị quân đội. Mục đích vẫn là giết người Pháp nhưng còn hơn thế là giết Việt Minh, những người chiếm quyền sau cuộc cách mạng. Sau đó Trung Hoa Quốc dân đảng phải ra đi, Hồ Chí Minh để quân lính Leclerc vào và Đội quân viễn chinh để Việt Minh "tiêu diệt" tất cả những "người quốc gia" chứa chất căm thù và bài ngoại ấy. Đấy là sự hủy diệt của họ - hoặc gần như thế.

Những người sống sót bây giờ vượt lên sự ghê tởm cũ, "làm việc" với người Pháp. Thủ hiến Bắc Kỳ, Nguyễn Hữu Trí được Bảo Đại bổ nhiệm là một trong số đó. Alessandri đối với ông ta như hai ngón trong bàn tay. Tất cả những gì ông chinh phục được của vùng châu thổ, ông giao cho Trí "bình định". Muốn thế ông ta phải truy đuổi Việt Minh thật tàn khốc. Ông lại đặt dân chúng tuân theo những tập tục cũ. Gần như là một cuộc "khủng bố trắng". Nhất là "tổ chức chống lại" của quần chúng - tổ chức trật tự thay thế tổ chức cách mạng của người Việt. Trong các làng người ta xây dựng cảnh binh, tự vệ, phân phối súng. Mọi "chức sắc" tóc búi tó mặc áo dài láng bóng được chỉ định làm chỉ huy. Hầu hết chấp nhận nhiệm vụ.

Alessandri rất hài lòng. Vì dân chúng tự bình định lấy, ông không cần phân tán quân đội ra ở các bốt. Ông giữ các tiểu đoàn lại như lực lượng tấn công - ông muốn đánh những đòn mới vào Việt Minh thực sự, xa hơn, ở chỗ của họ.

Thời kỳ ấy Nguyễn Hữu Trí nói với tôi:

- Việc làm ấy có vẻ vững chắc đấy nhưng chưa được. Tai họa là người Việt cách đây hai, ba năm đã giết hết những người già dặn không cộng sản! Họ biết rõ việc họ làm: Vì bây giờ chúng tôi chỉ còn một nắm "người quốc gia" để quản lý quần chúng bao la ấy và không phải chỉ có thế. Việt Minh còn ở khắp nơi mà chúng tôi thì không. Người ta đang trên đà chống lại họ nhưng còn ngần ngại, còn sợ. Và chỉ cần một sự thất bại của người Pháp là tất cả sụp đổ.

Vì "chủ nghĩa quốc gia" không đủ, Alessandri chơi một lá bài khác, "Thiên Chúa giáo". Ở Bắc Kỳ có hơn một triệu giáo dân - tuyệt đối cuồng tín nhưng là một sự cuồng tín phức tạp.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #298 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2019, 09:19:16 pm »


Đức cha Lê Hữu Từ ít hòa đồng

Một trong những cuộc hành quân Alessandri gọi là than đá "Anthracite", một cuộc hành quân đặc biệt chiếm giáo phận Phát Diệm - Bùi Chu, những cơ sở chính trị thần quyền khác thường.

Dĩ nhiên đồng bạc đã đóng vai trò của nó trong việc liên minh những người Thiên Chúa giáo. Một sự giải quyết bằng tiền bạc. Một đại uý lính dù của Đội quân viễn chinh - một người Việt Nam tên Vy - cải trang thành dân quê để "tiếp xúc", mang đến một lá thư của hoàng đế Bảo Đại. Mấy tuần lễ sau anh lại nhảy dù xuống, lần này bận quân phục, cùng hai trăm lính dù khác, tất cả cũng là người Việt Nam, trước thánh địa Phát Diệm. Giám mục Lê Hữu Từ kín đáo báo trước ông "buộc phải" bảo vệ sự trung lập của mình. Vệ binh tôn giáo dàn trận chiến đấu sau một con kênh; sau vài lời kêu gọi thông thường nghĩa là sau khi hô "Chú ý", họ bắn mấy loạt đạn phía trên kênh theo hướng những kẻ xâm chiếm. Những người này cũng chống trả mấy loạt lên không trung, rồi giám mục "buộc phải chấp nhận thua và ký kết đình chiến".

Thực ra mọi việc đều ám muội - còn ám muội hơn người ta nghĩ về hài kịch nhỏ này ở giáo phận. Phát Diệm và Bùi Chu là một "giáo phái" ở đầu vùng châu thổ, đối diện với Annam đỏ. Ở đây tôn giáo hết sức vươn lên quyền lực thống trị. Đây là vũ trụ tính toán của lòng tin mà đất đai con người, tất cả đều được các cha xứ tạo ra như Chúa trời đã tạo ra thế giới. Thế kỷ trước chỉ có đầm lầy, nước ngập lụt quanh năm. Nhưng ở chỗ chỉ có bùn và muối mặn ấy các nhà truyền đạo đã đào hệ thống mương máng, xây dựng những ô vuông xanh, đưa dân cư đến làm lễ rửa tội hàng loạt. Và rồi giới tu sĩ trở thành hoàn toàn Việt Nam - nhanh chóng trở thành một chế độ phong kiến mới, chế độ phong kiến "đen" nhân danh Chúa.

Quang cảnh cũng buồn tẻ. Mỗi khung ô vuông có một công trình nhà thờ khống chế tất cả - đồng ruộng, con người, nhà cửa, làng xóm nghèo nàn. Mỗi khung ô vuông với nhà thờ ở giữa là một tu viện với tu sĩ là ông chúa và các tín đồ là những nô lệ. Nông dân, để giữ quyền lợi về thể xác và tâm hồn, được đặt dưới sự khống chế của một đội quân tu sĩ da vàng khuôn mặt béo tốt và áo dài láng bóng; và các bà xơ Annam nhiều vô số.
Trị vì tất cả là Lê Hữu Từ và cha Chi. Nhất là Lê Hữu Từ, giám mục mặc quần áo trắng của Phát Diệm - tu sĩ dòng Trappe hốc hác vì kiêu căng và cuồng tín. Khi là tu viện trưởng tu viện Châu Sơn ở vùng núi rất gần Trung Quốc ông bắt các tu sĩ sám hối và tự hành hạ mình bằng roi. Ở Phát Diệm ông như một quan tòa về lòng tin - một lòng tin không tình thương, nhân ái mà chỉ là một kỷ luật tàn bạo. Nhà thờ Phát Diệm thật đáng sợ - một kiến trúc kỳ cục đồ sộ, như một khu rừng mê tín. Từ chỗ này, giữa hương hoa và những điệu hát, Lê Hữu Từ, trang nghiêm và tàn tạ chỉ còn đôi mắt, chỉ huy dân chúng của mình trong các đám rước hoặc quỳ lễ. Đấy là một người thay mặt Chúa. Bên cạnh ông, giám mục Chi của Bùi Chu, tròn trĩnh, đạo đức giả, rất nhẹ nhàng; thực ra cũng độc đoán, nhưng âm ỉ, giả tạo.

Các giáo chủ ấy quyết liệt xây dựng chủ quyền đầy đủ của mình nhân danh Chúa - một vị Chúa cho phép làm mọi cách! Vì thế năm 1946 Lê Hữu Từ nhận làm cố vấn tối cao của Hồ Chí Minh. Ông làm vì căm thù người Pháp trước kia muốn kiểm soát ông và vì Hồ Chí Minh công nhận ông có quyền tín ngưỡng, cho phép ông xây dựng những lãnh địa công giáo toàn vẹn trong lòng Nhà nước Việt Minh. Theo cách ấy các giám mục có các khoản thuế, kho quỹ, tòa án và đao phủ riêng, nhất là có đội vệ binh do cha Quỳnh chỉ huy. Năm 1949 những địa phận thuộc quyền giám mục là những vùng chính trị thần quyền trọn vẹn, dưới sự sắp đặt của giới tu sĩ Việt Nam - tu sĩ nước ngoài duy nhất là một người Bỉ làm mọi việc, giữ mọi thu chi của Lê Hữu Từ, chỉ đạo việc do thám và giải phẫu các bà xơ với những chiếc dao rỉ; ông ta luôn có một con chó to lớn như chó sói xuỵt đuổi những người ngoại đạo.

Nhưng ở bên dưới mọi việc không trôi chảy. Việt Minh ngày càng lộ diện phổ biến tư tưởng vô thần, tuyên truyền chống "mê tín”, chống Chúa trời. Chuông nhà thờ gọi tín đồ vào làm lễ còn loa phóng thanh đỏ triệu tập dân chúng tham dự các cuộc mít tinh. Lê Hữu Từ rồi cũng có loa và đài của mình. Ông ta trừng phạt nghiêm khắc những "con chiên xấu" bắt đầu tôn sùng hình ảnh của Staline và Mao Trạch Đông. Chống lại các tổ chức Việt Minh ông tạo ra "Hội những người Công giáo cứu nước" - không bao lâu nắm lấy toàn bộ dân chúng, các tu sĩ là những uỷ viên chính trị của Chúa chống lại các uỷ viên chính trị kẻ thù của Chúa. Có cả Hội Công giáo Việt Nam, những đội tự vệ công giáo, vô số các hội nông dân, các mẹ, các nữ đồng trinh, các chiến binh công giáo, v.v... Toàn thể giới tu sĩ đi chiến đấu với vũ khí, sử dụng lễ thú tội chống lại sự tự phê bình, lễ ban thánh thể chống lại "tinh thần nhiệt tình", lời cầu nguyện chống lại "phong trào thi đua" và mọi biện pháp đỏ. Đấy là sự tẩy não nhân danh Chúa chống lại sự tẩy não nhân danh Nhân dân. Việc này đôi khi tập hợp rộng lớn mà người ta gọi là "truyền giáo". Và để hỗ trợ thánh ý, Lê Hữu Từ tìm kiếm lựu đạn, súng trường, súng ngắn: Các bên giết nhau một ít. Nhất là Việt Minh cử những cảnh sát đặc biệt ám sát vị giám mục ít hòa đồng tuy vẫn mang chức danh cố vấn tối cao của Hồ Chí Minh. Việc mưu hại được tổ chức rất tốt nhưng thất bại.

Sự cân bằng kỳ lạ ấy kéo dài cho đến lúc Alessandri chiếm vùng châu thổ. Việt Minh liền cử các đội quân chiếm lấy các giáo phận là cửa ngõ của Bắc Kỳ tới miền Bắc Annam đỏ - cửa ngõ, không để cho người Pháp nắm giữ. Họ chịu tạm thời mất vùng châu thổ Bắc Kỳ, không hơn.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #299 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2019, 09:19:48 pm »


Trong cuộc khủng hoảng này các giám mục dựa vào cầu nguyện - những buổi lễ trong khắp các làng - và làm đi làm lại. Lúc đầu họ nói với Việt Minh và người Pháp đừng tới; với những người này họ tuyên bố trung thành với cách mạng, với những người kia họ đòi tiền và vũ khí. Rồi họ đồng thời cầu cứu cả người Việt và người Pháp. Với việc nhảy dù, người Pháp đến trước và Lê Hữu Từ ký kết với họ - đúng ra là với Bảo Đại. Nhưng những ngày sau là hối hận, ngập ngừng muốn phản bội. Lê Hũu Từ trên thánh đường trong nhà thờ oang oang đả kích "thực dân" và tất cả con chiên hét vào mặt quân dù Việt Nam của đại uý Vy là "phản động". Nhưng các giám mục bí mật tâm sự với người Pháp “Vì các ông mà họ sẽ giết hại chúng tôi - các ông cho chúng tôi ngay tiểu liên như đã hứa". Người ta chở đầy vũ khí đến, vừa giao cho vệ binh xong thì một Lê Hữu Từ bình tĩnh lại, nói với các linh mục phụ tá: "Bây giờ ta đã có vũ khí để đón tiếp quân Pháp". Và sau đó ông gặp lâu một phái viên của Hồ Chí Minh. Đức cha chuẩn bị một đợt "quay trở lại" - ý nghĩ sâu xa của ông là làm cho người Việt, người Pháp bắn giết lẫn nhau để rũ bỏ cả hai hai bên. Nhưng Phòng Nhì biết được việc thương lượng ấy và hôm sau Lê Hữu Từ lúng túng thanh minh: "Tôi nói hơi vội." Cuối cùng không phải người Pháp bị tấn công - chính người đại diện Việt Minh bị ám sát. Việc đó xảy ra trong một buổi lễ. Đến một lúc nào đó Lê Hữu Từ, các linh mục phụ tá tách ra; một loạt đạn nổ và người Việt cũng đang hành lễ, ngã xuống.

Thế rồi từ thuyết giảng này đến thuyết giảng khác, Đức cha dịu dần với những "kẻ thực dân" - thay mặt họ bên cạnh ông là một đại tá hào hoa, bí ẩn, người xứ Bretagne rất nhiệt tình với ông Hoàng - Giám mục. Như vậy, Lê Hữu Từ giữ được mọi quyền lợi nhận được ở người Việt, thêm vào đó nhiều tiền và vũ khí. Triều đại các giám mục đầy đủ hơn bao giờ hết, thậm chí họ ép buộc cải giáo một số lớn người "lương" sống trong giáo khu. Hình như trong địa phận giám mục Bùi Chu, một số không phục tùng bị chặt đầu bằng búa. Dù sao thì cũng có sự khủng bố công giáo hoành hành trong nhiều tháng.

Điều đó không ngăn cản việc "tiếp xúc" lại với Việt Minh. Những địa phận giám mục thậm chí trở thành vùng buôn lậu lớn đi các tỉnh đỏ Thanh Hóa, Vinh. Hơn nữa Lê Hữu Từ và cha Chi tuyệt đối từ chối tuân theo thủ hiến Bắc Kỳ, kết tội ông này trước giáo dân. Thỉnh thoảng họ trở lại chủ nghĩa quốc gia quá đà và chửi người Pháp. Trong những tháng, những năm sau này còn rất nhiều sự phản bội và bi kịch trong những giáo khu ấy, một lẫn lộn máu và lời cầu nguyện. Và de Lattre sau này, căm ghét các giám mục vẫn luôn khẳng định do tính phản trắc của họ, do họ để người Việt tiến quân không báo trước mà Bernard, con trai ông bị giết ở vùng núi đá Ninh Bình.

Dù sao, việc liên minh ấy của những giám mục Phát Diệm và Bùi Chu, tuy đầy mánh khóe, ẩn ý và "gian ngoan", đã đẩy toàn Thiên Chúa giáo Bắc Kỳ vào cuộc chiến tranh bên cạnh người Pháp. Từ đấy đúng là một cuộc thập tự chinh tôn giáo - cho dù vì khôn khéo, các tu sĩ chỉ thích nói về cuộc đấu tranh của "chủ nghĩa duy linh" chống lại "chủ nghĩa duy vật vô thần". Khối hai giáo phận này lôi kéo tất cả những người Thiên Chúa giáo rải rác trên vùng châu thổ. Khi giữa vùng cây xanh mờ mịt của các làng Phật giáo, người ta thấy một chiếc thập tự nổi lên trên tán lá và những cây dừa thì đấy là một vùng Thiên Chúa giáo. Đây là một cộng đồng rất khác với những cộng đồng khác, khép kín trong niềm tin cháy bỏng, trong cuộc đời bị khống chế bằng luật lệ. Và trong sự "khác biệt" đó có mọi bi kịch của những người Thiên Chúa giáo Việt Nam - vừa tự hào là những người được Chúa lựa chọn vừa nhục nhã vì cả một dân tộc ruồng bỏ. Vì đối với dân chúng họ vẫn là những kẻ phản bội, những người xưa kia từ bỏ nòi giống, cho phép những người Pháp ở thế kỷ XIX chinh phục đất nước. Dần dần họ bị ám ảnh vì "phức cảm những người chuyển giáo", kêu lên với những người Việt Nam khác: "Chúng tôi cũng yêu nước như các anh, còn hơn các anh nữa". Vì vậy năm 1945 giới Thiên Chúa giáo gia nhập chủ nghĩa quốc gia cách mạng, tăng thêm giá - hợp tác với Hồ Chí Minh.

Nhưng tai hại thay đến một lúc tôn giáo bị cài người, bị huỷ hoại từ bên trong và bên ngoài. Thậm chí Hồ Chí Minh muốn thành lập một Nhà thờ quốc gia tách rời Rome. Những người Thiên Chúa giáo lúc ấy lựa chọn trước hết lòng tin và sau đó mới là Tổ quốc; họ vốn không muốn là công cụ của người Pháp nữa, là trở thành như thế.

Việc đó mang lại gần một phần năm nhân dân Bắc Kỳ chống lại Việt Minh và một giáo lý bí ẩn cũng cứng rắn, vững vàng như lý luận biện chứng của Hồ Chí Minh. Không nên quên ở Bắc Kỳ chính các giáo sĩ Tây Ban Nha ở Philippines đưa đến chân lý, điều làm cho Thiên Chúa giáo này không thể ngờ tôn giáo của một thời đại, một thế giới khác, dễ dàng trở thành Thiên Chúa giáo chiến đấu đến cùng có những người tử vì đạo.

Đến năm 1949 khắp vùng châu thổ đã xảy ra như thế, mỗi giáo phận có một đội quân - vệ binh - và biến thành một công sự mà tu sĩ là người chỉ huy.

Cứ như vậy dần dần các giáo phận trở thành những điểm tựa của người Pháp giữa dân chúng vùng châu thổ. Một lợi thế lớn - nhưng cũng là một bất lợi. Vì Đội quân viễn chinh lại dựa vào một "thiểu số” mà bỏ rơi đa số dân chúng.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM