Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:31:20 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc chiến tranh Đông Dương  (Đọc 84888 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #20 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2017, 06:14:03 pm »


Lúc đầu người Pháp vượt hẳn về lực lượng. Việt Minh khi ấy chỉ là những chiến sĩ du kích thiếu vũ khí: họ dựa vào Đội quân viễn chinh, theo nguyên tắc chính quân địch phải "bảo trợ" lực lượng nhân dân. Họ trang bị vũ khí bằng lấy trộm và phục kích. Thời kỳ ấy thực sự không có ai giúp đỡ quân lính của Hồ Chí Minh. Trung Quốc của Mao Trạch Đông còn ở xa, đang đánh nhau với quân đội của Tưởng Giới Thạch.

Đối mặt với Việt Minh khốn khổ, những người Pháp có Đội quân viễn chinh, cảnh sát và chính quyền, đồng bạc Đông Dương và cả hệ thống kinh tế. Đại bộ phận dân chúng dưới quyền họ, muốn tuyển mộ bao nhiêu binh lính và bảo an da vàng tùy ý. Chính quyền mỗi ngày cung cấp cho cuộc chiến tranh một tỷ phrăng. Sau đó đô-la và khí cụ Mỹ đổ vào.

Bây giờ không thể không đặt ra những câu hỏi: làm sao những người Pháp có thể bị đánh bại? Làm sao điều ấy xảy ra được? Mục đích cuốn sách này là tìm ra những câu trả lời.

Sẽ là một công trình đáng buồn vì cuộc kết thúc thất bại, càng buồn hơn vì thảm họa ấy là lôgic và xứng đáng. Tôi kể lại lịch sử một thời kỳ tàn lụi kéo dài tám năm, mỗi năm một tăng từ cuộc "chiến tranh thoải mái” trước 1950 cho đến “sự hấp hối của Điện Biên Phủ”.

Người ta sẽ thấy không có ai biết ngăn con đường cong dẫn đến thảm họa, kể cả de Lattre - ông ta đến quá chậm. Điều đáng phải làm vượt quá xa những tưởng tượng và định kiến của các tướng lĩnh và bộ trưởng Pháp. Trong những nhân vật quân sự cũng như dân sự không có một người tìm ra sự thật chẩn đoán, tìm và đặt ra một giải pháp. Vì phải “xét lại” tất cả.

Cuộc chiến tranh Đông Dương phản ánh sự bối rối của Pháp, người ta không biết mình muốn gì, không làm điều phải làm.

Cơ may thắng về quân sự đã mất trong ba năm đầu của cuộc chiến tranh, giữa năm 1946 và cuối 1949. Thời kỳ đó đã có thể nắm lấy cổ họng và bóp nghẹt Việt Minh. Nước Pháp không có sự cố gắng cần thiết, cho rằng không thể được (sau này họ có những cố gắng lớn nhiều mà không một hy vọng chiến thắng). Khi Trung Quốc của Mao Trạch Đông vươn đến cửa ngõ Bắc Kỳ thì họ hết cơ hội. Quân Pháp bị đánh bại trên đường số 4; đối với họ không còn vấn đề thắng lợi trong cuộc chiến tranh Đông Dương.

Tướng de Lattre sau những kết quả bước đầu, nhận thấy phải tiêu diệt cả Trung Hoa đỏ. Ông muốn có một cuộc chiến tranh lớn ở Châu Á, mở rộng sự xung đột ra khắp lục địa da vàng. McArthur sẽ chỉ huy ở phía bắc và ông ở phía nam. Nhưng McArthur bị đuổi về và de Lattre chết. Ý tưởng một cuộc xung đột chống Trung Quốc bị bỏ rơi để tái hiện vào phút chót một cách vô ích ở Điện Biên Phủ.

Trận đánh thảm khốc trên sông Đà diễn ra lúc de Lattre hấp hối ở Paris là một cảnh báo ghê gớm. Nó có nghĩa từ nay Việt Minh là lực lượng mạnh hơn cả: phải chuẩn bị điều đình với họ hoặc dù sao cũng phải thúc đẩy nó tung ra lực lượng tổng thể của nước Pháp. Nhưng người ta không làm gì, hòa bình không, chiến tranh cũng không.

Những người Pháp còn tiếp tục cuộc phiêu lưu Đông Dương lâu hơn mà không biết nó sẽ đưa họ đến đâu. Chính phủ Paris, các ban tham mưu chỉ tìm cách lảng tránh. Dễ dàng thôi vì xa xôi thế! Mục đích duy nhất là kéo dài, là tránh thảm họa luôn luôn đe dọa. Hậu quả là sự xuống cấp dần dần, không có ý tưởng mới trả giá bằng những trận đánh đáng sợ mà người ta nói đến ít nhất. Đấy là bước đi lôgic thảm họa. Người ta không phải luôn luôn biện minh được, cả trong sự vô lý, tất cả đều có một kết thúc.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #21 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2017, 09:41:05 pm »


Chương I
CUỘC CHIẾN TRANH THOẢI MÁI


Có vẻ lạ lùng khi tôi bắt đầu câu chuyện dài và đau khổ về thất bại của Pháp ở Đông Dương bằng mô tả cuộc “chiến tranh thoải mái”.

Thế nhưng đấy là điều tôi thấy khi đến Sài Gòn làm phóng viên chiến tranh năm 1948. Tôi phát hiện ra một Đông Dương thời Trung cổ với tiểu liên và đồng bạc, dưới nhãn hiệu Liên hiệp Pháp. Tất cả đều đông cứng. Đội quân viễn chinh đã từ chối những “chuyến đi” lớn, tấn công và cơ động. Thời kỳ những đoàn quân của Leclerc, với tính chất lãng mạn bạo lực lao vào chinh phục, đã xa rồi.

Từ nay là cảnh sa lầy. Chỉ trên biên giới Trung Quốc trong núi rừng miền Bắc Bắc Kỳ, đang tiếp diễn cuộc chiến thực sự chống đội quân chính quy của Hồ Chí Minh. Cuộc chiến xa xôi và người ta không nói đến.

Vả lại khắp nơi người ta tiến hành cuộc “chiến tranh thoải mái” chống Kháng chiến. Cuộc chiến du kích, chống du kích ấy, khốc liệt, chắc chắn tàn bạo hơn nhiều những trận đánh diễn ra trên biên giới Trung Quốc. Nhưng đồng thời là “cuộc sống đầy đủ” và sự thịnh vượng cho mọi người.

Diễn biến hàng ngày là máu, cái chết, khoái lạc, mệt mỏi, lười biếng, lối sống xa hoa. Những người đánh nhau tự thấy mình là “chúa tể” và quan chức nhà nước đắm mình trong thừa thãi. Hai bên dồn ép và giết hại dân chúng theo cách của mình. Dân quê là vật cá cược chủ yếu những khi không bị tử hình họ tự bung ra, tranh thủ mọi lợi thế của đồng bạc, đạt tới một mức sống không ngờ được đối với những người nông dân da vàng.

Từ đó có một sự cân bằng bề ngoài không có lý do gì chấm dứt, càng được duy trì vì Bảo Đại được người Pháp lại đưa lên cầm quyền; ông ta làm ruỗng nát cả và làm rối ren thêm.

Bao nhiêu lực lượng đồng minh hoặc thù địch tranh giành nhau nhờ vào những đồng loã không ra mặt! Đông Dương năm 1948 là một bàn cờ vô số quân tốt nhưng hầu như bất động. Người ta chưa đoán được xứ sở này sẽ trở thành sân khấu, mà tất cả những yếu tố trên thắt nối với nhau trong một sự kiện cũng căng thẳng và bị lột trần như một bi kịch Hy Lạp: mấy năm sau tấm màn hạ xuống ở Điện Biên Phủ.

Nhưng năm 1948 người ta chưa nghĩ đến điều đó. Người ta quen dần với lề thói một cuộc chiến tranh không muốn nhưng không tránh được. Thậm chí người ta bắt đầu nhận thấy không phải không có lợi.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #22 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2017, 09:46:34 pm »


Sự thất bại của những người thiện chí

- Ông ơi, nếu chúng tôi biết chặt vài tá đầu đúng lúc thì sẽ còn một Đông Dương thuộc Pháp. Ông nghĩ trước năm 1940 bất cứ một người Pháp nào, không một vũ khí, có thể đi lại tự do cả những vùng hoang dã nhất. “Thân hào” sung sướng lạy tiếp đón anh ta. Than ôi! Những “người Pháp từ nước Pháp” chúng tôi “tiếp xúc” năm 1945 đã gây nên tai họa khi nghĩ rằng tán tỉnh được Hồ Chí Minh.

Những người cũ ở Đông Dương tiếp đón tôi tại Sài Gòn với những lời như thế. Đây là những ông đáng kính no đủ và hiền lành. Họ có những chiếc bụng to - những quả trứng thuộc địa - trên đôi chân gầy.

Những nhân vật ấy mô tả Đông Dương thuộc Pháp của chế độ Bảo hộ, như một thiên đường. Họ nói:

- Phải chăng chúng tôi đã không làm gì cho dân quê? Chúng tôi lôi họ ra khỏi đói nghèo, xây dựng trường học, đường sá, bệnh viện và nhất là chúng tôi đưa lại cho họ sự công bằng và nền an ninh.

- Thế vì sao đất nước được ban thưởng nhiều ân huệ như vậy có thể “nổ bùng” chống lại chúng ta? Dân chúng sung sướng ấy phải chăng muốn nền độc lập hơn hết?

Những người đối thoại không hề xấu hổ về chế độ thực dân của mình. Ngược lại bực tức vì câu hỏi của tôi, họ ca thán:

- Chà! Nếu những người mới đến lắng nghe chúng tôi, những người biết rõ dân Annam, yêu mến họ và được yêu! Nhưng de Argenlieu và đồng bọn kết tội chúng tôi là bóc lột dân chúng Annam. Vậy mà không làm cho họ nghe theo.

- Các ông không nghĩ Đông Dương của các ông đã chết từ lâu rồi? Các ông nghĩ nó vững chắc nhưng chỉ cần một rạn nứt là nó đổ sụp.

- Chúng tôi sẽ cứu Đông Dương dù có biến cố, dù không có ảo tưởng của những chỉ huy mới do Paris chỉ định.

Những tay thực dân này tin vào quyền lợi của mình xiết bao! Nhưng họ ghét những người do de Gaule cử sang năm 1945 để hòa giải nước Pháp với những dân tộc nổi dậy ở Đông Dương.

Tranh cãi vô ích vì những người này người kia đều thất bại! Tôi ở trong một đất nước nằm trong lề thói chiến tranh liên miên. Tôi tự hỏi chiến tranh bùng ra như thế nào, có thể tránh được không, tôi dành những tuần lễ đầu tiên tái hiện lại quá khứ. Tôi nhận thấy tất cả những người Pháp đã thật thà khác thường đồng thời thật mù quáng.

Điều tôi phục hồi lại là những sự kiện trước thời tôi. Đấy là sự phá sản của tất cả những người thiện chí. Vì có hai loại. Những “thực dân” cũ muốn làm lại Đông Dương thuộc Pháp. Những người “Pháp tự do” từ chính quốc sang hy vọng điều đình với Hồ Chí Minh. Nhưng quan niệm của họ đều sai lầm. Kết quả là máu, là thù địch.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #23 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2017, 09:48:29 pm »


Nhưng trước bi kịch chiến tranh đã có những bi kịch của hòa bình không trọn vẹn, kéo dài gần bảy năm, từ 1940 đến cuối 1946. Cốt lõi phức tạp như sau:

Lúc đầu những người chiếm giữ Đông Dương thuộc Pháp không cố thử, không chịu đựng để cứu xứ sở này! Vì vào năm 1941, những kẻ thực dân cần rất can đảm, trong lúc giáo lý của người da trắng gần như không được vi phạm là không “hợp tác” với người da vàng. Tuy vậy khi chính quốc đổ sụp cách đấy mười hai nghìn cây số, khi Đông Dương bất lực trước lục quân và hải quân Thiên Hoàng, các đô đốc tướng lĩnh, viên chức, các điền chủ sẵn sàng chấp nhận sự chiếm đóng của Nhật: họ hy vọng theo cách ấy cứu được cái cần thiết nhất, nghĩa là sự hiện diện của lá cờ tam tài. Đấy là kinh nghiệm của Decoux, một hành động cá cuộc không tưởng tượng được.

Một thời gian lâu họ nghĩ đã đạt được. Vì người Nhật giận dữ nhấn chìm mọi thống trị da trắng ở Châu Á, ngoại trừ duy nhất chủ quyền Pháp. Chính quyền thuộc Pháp hoạt động, công dân Pháp tự do, lá cờ tam tài phấp phới khắp nơi.

Vào mùa xuân năm 1944 chỉ cần giữ vững thêm mấy tháng hoặc mấy tuần lễ là sẽ thắng lợi.

Tất cả đổ sụp trong một đêm. Ngày mồng 9 tháng ba năm 1945 Sài Gòn hoảng loạn: dân chúng đang ngủ thức dậy vì tiếng ồn ào kêu thét xen lẫn tiếng súng, tự hỏi: “Tai họa gì vậy?” Họ được biết ngay. Những người gác đêm trung thành, những lực sĩ da màu bí mật thông báo với các chủ Pháp: “Thưa ông, ông tắt đèn nhanh cho: người Nhật đang giết hết người da trắng”. Các gia đình sợ hãi chạy trốn mang theo trẻ em vào các khu vườn, hầm hào chờ cho đến sáng. Tuy vậy trong bóng tối xuất hiện những binh lính Nhật phát ngang mọi chống cự vào phá hủy tất cả. Trong thành phố vang lên chói tai lẫn lộn tiếng đàn bà rên rỉ, người chết hấp hối và tiếng bát đĩa đổ vỡ.

Người Nhật cho dán lên tường bố cáo bãi bỏ chủ quyền của Pháp. Người ta nghe chất keo chảy, tưởng họ rải một chất lỏng dễ cháy để đốt toàn bộ thành phố.

Tuy nhiên đấy chỉ là “cuộc đảo chính” của người Nhật, thanh toán Đông Dương, san bằng, hạ nhục một cách có hệ thống những người da trắng. Kampetai “tổ chức hiến binh Nhật”, truy lùng khắp nơi, bắt người Pháp cho vào nhà tù. Họ giam vào những căn nhà ghê gớm của sở mật thám, chỗ các cảnh sát “thực dân” đã “thẩm vấn” các thế hệ nổi dậy Annam. Sự trả thù mỉa mai! Những tù nhân da trắng phải ngồi xổm nhón chân hàng giờ, bị đánh đập khi mất thăng bằng. Cũng có những kiểu tra tấn thông minh hơn, hành hạ, chém giết hàng loạt. Toàn bộ lính trong bốt đồn trú Lạng Sơn bị gươm đâm chết. Chỉ vài đơn vị của Bắc Kỳ thoát được. Đoàn Alessandri sang Trung Quốc theo Tưởng Giới Thạch qua một chuyến đi dài và khốn khổ xuyên rừng núi.

Ở Sài Gòn họ không thể ẩn náu được. Trước cửa mỗi nhà phải treo một tấm biển gỗ ghi tên họ, đặc điểm, nghề nghiệp, dân tộc, giới tính và tuổi của những người trong nhà. Một trong những “trò hài hước” cuối cùng là nhận thấy thói làm dáng không hoàn toàn biến mất đối với các bà; hiếm khi họ thú nhận mình đã tứ tuần và những bà làm thế đã nguyền rủa mình thật ngây thơ.

Được dán nhãn như vậy, bị nhốt trong nhà không có quyền ra khỏi một chu vi nào đó, chịu đựng thiết quân luật tùy theo trạng thái của người Nhật, những người Pháp tự cảm thấy bị giam cầm, là những tấm bia sống, hàng ngày lo lắng tách biệt tổ quốc và thế giới đã nhiều năm nay, làm sao họ hiểu mình sẽ ra sao? Làm sao họ ngờ được Hiroshima và Nagasaki đã gần?

Người Nhật linh cảm sự thất bại sắp tới và muốn phá huỷ Đông Dương như cách trả thù cuối cùng. Và để chắc chắn xứ sở này không bao giờ vực dậy được, họ gây ra niềm tự cường dân tộc trong lòng dân chúng Annam. Đến lượt mình, dân chúng bắt đầu truy lùng những người da trắng bất lực và đòi “xử bắn” họ.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #24 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2017, 09:49:23 pm »


Thật khốn khổ. Cùng với hành động tàn bạo của cảnh sát và binh lính Nhật thêm vào lòng căm thù của dân chúng Sài Gòn. Tệ hại hơn nữa là những người Pháp luôn thất vọng, thiếu lòng tin.

Quả bom nguyên tử đã là phép màu cứu sống họ. Người da trắng thậm chí có những giờ sảng khoái, nghĩ rằng dân Annam lại trở thành dễ bảo, vô hại. Họ đã không hiểu mình sẽ đụng vào những lực lượng mới và không xoa dịu được: họ chưa biết gì về chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa cộng sản.

Nỗi thật vọng - sự tỉnh ngộ cay đắng và tàn nhẫn - là những người Annam tỏ ra cừu địch nghìn lần hơn khi không có người Nhật. Cách mạng cháy bùng lên ở Đông Dương chỉ trong mấy ngày. Từ núi rừng xuất hiện một Hồ Chí Minh, nhà hoạt động có tên trong sổ sách mật thám, cùng một số đồng chí chiếm lấy Hà Nội. Sáng lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ông trở thành người Cha của Dân tộc. Khắp nơi theo lời kêu gọi của ông, trong các thành phố, làng xóm, ruộng đồng, dân chúng sốt sắng tập hợp nhau tổ chức mừng tự do. Các uỷ ban và cảnh sát tăng lên nhiều. Việt Minh khởi nghĩa quét sạch cả đất nước Annam, trải rộng hơn một nghìn hai trăm cây số về phía nam, đến tận Sài Gòn.

Thành phố này cũng nằm trong tay Việt Minh. Ác mộng kéo dài một tháng. Ban ngày tất cả hình như tĩnh lặng. Vấn đề duy nhất là thực phẩm. Lợi dụng sự lơ là bên ngoài, phụ nữ Pháp luồn ra chợ mà người “Trung Hoa” đồng ý với giá cắt cổ bán cho những mẩu thịt và từng bó rau muống.

Hoàng hôn đưa tới nỗi sợ hãi. Trong bóng đêm bắt đầu một lối di cư lạ lùng: những gia đình gần nhau lén lút tập trung vào một nhà, mỗi đêm một nhà khác; họ hợp sự bất lực của họ lại. Đêm nào cũng dài dằng dặc. Việt Minh tuần tra quanh vùng. Bốn phía vang lên giọng nói lanh lảnh, tiếng quát tháo và những đợt còi. Đôi khi một đội tấn công bước theo nhịp điệu “một, hai” - và rồi khi họ dừng lại thì đó là dấu hiệu tấn công vào một biệt thự.

Những đêm không bao giờ chấm dứt. Tất cả các ngôi nhà cùng một nét mặt chờ đợi. Người ta để đèn sáng để tự trấn an. Đàn ông chơi bài, trong tầm tay là những con dao nhà bếp, vũ khí duy nhất của họ. Thỉnh thoảng họ ngừng chơi để trấn an các bà vợ sẵn sàng lên cơn thần kinh. Trẻ con dồn vào một gian bên cạnh, run lên vì sợ trên cùng một chiếc giường và nôn cả ra màn.

Cuối cùng, một hôm dân Sài Gòn điên lên vì mừng, được biết “họ” sắp tới. “Họ” là những người của thế giới bên ngoài, những người da trắng xa nhau bao nhiêu năm và đã thắng trận. Người ta chờ những ân nhân đến cứu. Thực vậy, người Anh đổ bộ, theo sau là quân lính dù Pháp.

Các đội quân Anh tỏ ra tế nhị. Nhưng thật kinh ngạc trước thái độ của “quân dù”! Họ xem những người Pháp ở Đông Dương xứng đáng như quân phản bội! Một hố sâu tinh thần chia cắt những người được giải phóng với người giải phóng mình.

Thật đúng lẽ nếu quân lính từ Pháp sang phải cứu những người ở Sài Gòn mà người Việt luôn tìm cách tấn công. Họ chỉ can thiệp dè dặt, trong trường hợp cuối cùng khi không làm khác được.

Một phụ nữ Pháp trong cuộc tấn công của Việt Minh vào một nhà, chạy đến báo với lính dù đóng trại gần đấy. Bà đã làm cho họ cảm động nhưng chỉ huy của họ, một đại tá, từ chối không đưa quân đến cứu.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #25 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2017, 09:50:17 pm »


Những lính dù đầu tiên này mang sang Đông Dương tình hình họ đã biết ở Pháp. Đối với họ chỉ có những người hợp tác và những người chống cự. Quân phản bội chỉ có thể là những người Pháp ở Đông Dương: họ đã không làm việc lâu với người Nhật rồi sao? Việt Minh có vẻ đáng khen hơn. Họ không ngừng nổi dậy chống phát xít Nhật; ngược lại họ nói với quân dù, họ yêu mến người Pháp, chỉ tấn công bọn “thực dân” đã thỏa hiệp với binh lính của Thiên Hoàng.

Lính dù vốn thực tâm. Họ có những ý tưởng rất đẹp: không muốn trấn áp người Annam mà ôn hòa thu phục lòng người. Thế nhưng mấy tuần lễ sau họ lao vào một cuộc chiến tranh ác liệt nhất.

Leclerc sang Đông Dương, đưa các đội quân ra ngoài Sài Gòn để ôn hòa chiếm lại đất nước; Nhưng rồi bị tấn công ngay. Chẳng bao lâu binh lính Pháp bị bắt, bị chặt khúc và làng xóm Annam bốc cháy. Vì bạo lực trả lời bạo lực. Những mơ mộng dịu dàng chuyển sang say mê tàn bạo chỉ trong một thời gian ngắn! Người Pháp chiếm lại Nam Kỳ, Căm-bốt, Lào, Trung và Nam Annam bằng những cuộc hành quân chớp nhoáng huỷ hoại. Nhưng các chi đội đỏ và tất cả những tổ chức du kích luôn luôn như tự nảy sinh. Cuộc chiến lan khắp đồng ruộng.

Tất cả trái ngược nhau. Qua mấy tháng bản thân Leclerc đã nghĩ không thể dùng sức mạnh chiếm lại Đông Dương. Người ta không đạt được mục đích với quần chung đông đảo Châu Á nổi dậy sử dụng chiến lược “chiến tranh nhân dân” theo những nguyên tắc Mao Trạch Đông. Hoặc sẽ bị kiệt quệ vì sự chống đối không dứt.

Người ta trở lại kết luận: cần điều đình với Hồ Chí Minh, ông già có bộ râu mảnh, thương yêu trẻ em và đã trở thành một huyền thoại sống. Ông có phong thái một nhà trí thức phúc hậu, không phải của một người cộng sản cuồng tín và lạnh lùng. Phải chăng có thể thỏa thuận với ông giữ sự có mặt của Pháp “ngay” trong lòng một nước Cộng hòa Việt Nam? Một người tin vào điều đó. Đấy là Sainteny - một anh hùng, đẹp, mạnh mẽ, hơi bí ẩn, vừa cứng rắn vừa lãng mạn. Trên hết ông tuyệt đối tin tưởng vào quyền lực của ý muốn và sự lôi cuốn của mình.

Đáng lẽ ông không nên có lòng tin như thế! Những mật sứ Pháp đầu tiên nhảy dù xuống Bắc Kỳ bị truy lùng, đôi khi bị sát hại. Bản thân ông đến Hà Nội Việt Minh với chức danh đặc phái viên Cộng hòa Pháp, bị giam giữ gần như tù nhân. Cả mùa đông là một ác mộng. Hàng ngày dân chúng tập hợp trong những cuộc mít tinh khổng lồ và những đoàn biểu tình không ngớt. Đấy là niềm cuồng nhiệt đỏ và trong sự hoan hỉ và căm hận, những đám đông thề “những tên thực dân” không bao giờ được trở lại. Hầu như từng đêm, những người da trắng - trong thành phố có mấy nghìn người Pháp dân sự và người lai bất lực - biến mất; sau này người ta tìm thấy tàn tích của họ trong những hố chôn xác chết.

Thế nhưng sau những tháng dài thê thảm ấy - vào mùa xuân năm 1946 - một điều ngạc nhiên khác thường. Hồ Chí Minh ký một thỏa ước cho phép đoàn quân Pháp đổ bộ lên Bắc Kỳ. Sau đó ít lâu một số lượng lớn người và xe cộ quân đội Pháp được chuyển từ Sài Gòn ra Hải Phòng, hải cảng lớn cách Hà Nội một trăm hai mươi cây số.

Than ôi, người ta không hiểu sự thay đổi của Hồ Chí Minh liên minh với Pháp là “giải pháp đúng” bất lợi của phép biện chứng: lấy một điều bất lợi để rũ bỏ một bất lợi khác lớn hơn. Việt Minh đưa quân đội Leclerc đến để tiến tới đuổi các đơn vị của Quốc dân đảng chiếm đóng Bắc Kỳ và sắp lật đổ Chính phủ Cộng hòa Nhân dân.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #26 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2017, 09:51:16 pm »


Tình trạng thật rối ren! Trước khi đế quốc mặt trời mọc sụp đổ, các “nước lớn” đã quyết định lực lượng quân Anh sẽ đến Nam Kỳ “giải giáp” quân đội Nhật. Họ đã tiến hành một cách hợp pháp vừa tạo điều kiện lập lại chính quyền Pháp. Ở Bắc Kỳ, quân đội Trung Hoa Quốc dân đảng được giao đảm nhiệm công việc ấy. Nhưng họ dự định không ra đi nữa. Họ có chỗ dựa Roosevelt, vốn không muốn có một Đông Dương thuộc Pháp nữa: đối với ông này, Đông Dương trực tiếp hoặc gián tiếp phải trở về Trung Hoa Quốc dân đảng.

Nhưng Hồ Chí Minh người cộng sản quá nhanh chân. Từ khu du kích vùng Cao Bằng ông đã nhảy về Hà Nội trước khi các sư đoàn “con trời” chỉ mới bước vào châu thổ Bắc Kỳ. Khi họ đến nơi cùng những người Annam “hợp tác” của họ - những thành viên Đồng minh hội và Việt Nam Quốc dân đảng, liên minh với Trung Hoa Quốc dân đảng - thì đã quá chậm: Việt Minh đã nắm chính quyền.

Sự lộn xộn thật phi thường. Thậm chí không phải một đội quân chính quy vào Bắc Kỳ: đấy là lũ hung bạo của Lư Hán, chúa tể chiến tranh của Vân Nam, tỉnh xưa kia như một bậc cao hai nghìn mét, giữa Hi Mã Lạp Sơn và đại dương. Nhân dân gọi Lư Hán là Con Báo Đen. Ông ta bắt đầu cuộc sống bằng trộm cướp. Bao nhiêu mưu mẹo và cứng rắn để trở thành tỉnh trưởng đáng sợ của Vân Nam, nhà độc tài tuyệt đối từ lâu độc lập đối với Tưởng và với tất cả! Ông ta bóc lột lãnh thổ của mình theo lối cổ, không đếm xỉa gì đến luật pháp và mạng sống. Tài sản của ông ta vô bờ. Nhưng con người sơn cước này tham lam nhìn xuống dưới, về đồng bằng, về Bắc Kỳ người đông như kiến; và bây giờ, những vùng ấy dâng hiến cho ông ta!

Một cuộc cướp bóc khổng lồ. Người của Lư Hán đi chân đất, trơ trụi, khổ sở, thành hàng dài vô tận. Họ tỏa ra khắp nơi như lũ sâu bọ phá hoại, không để lại cho các nhà kể cả cái đấm cửa. Chưa bao giờ có cuộc trấn lột hệ thống như thế. Binh lính, sĩ quan vỗ béo mình, nhưng lòng tham của họ không thỏa mãn.

Chính lòng tham lam ấy trước hết cứu Hồ Chí Minh. Thay vì thanh toán ông, chúng bảo: “Cho chúng tôi vàng”. Việt Minh chồng chất lên dân chúng những “khoản thuế yêu nước” để trả cho Lư Hán. Đầu năm 1946 Hồ Chí Minh và nhân dân ông đã kiệt quệ. Hơn một triệu nông dân vùng châu thổ chết đói. Nhận thấy Hồ Chí Minh không có lợi nữa, những người Trung Hoa chuẩn bị cho ám sát ông; họ quyết định thủ tiêu Việt Minh. Lúc đó mặc dù căm hận, Việt Minh cầu cứu người Pháp.

Kế hoạch thành công hoàn hảo. Ở Hải Phòng tàu của Leclerc được quân lính Lư Hán đón tiếp bằng ca nông; họ chống lại và giết chết mấy trăm người. Người Pháp đổ bộ lên và sau vài tuần lễ “mua chuộc” người Trung Hoa để họ ra đi. Cuộc mặc cả tiến hành thuận lợi nhờ một sự kiện bất ngờ nhưng hoàn toàn nằm trong truyền thống của Châu Á.

Vì tướng Lư Hán ghê gớm - kẻ đa nghi nhất trong các chúa tể chiến tranh - là nạn nhân của một sự bất chính khôn khéo của Tưởng Giới Thạch. Chính Tưởng đưa sự giàu có của Bắc Kỳ ra nhử mồi ông ta, đã bảo ông: “Hãy đưa quân sang Hà Nội. Tôi giao trách nhiệm cho chính ông và quân đội ông nhiệm vụ cao cả mà nước Trung Hoa đảm đương”. Lư Hán tuy rất khôn ngoan, cũng không cưỡng được lòng ham muốn: ông cử các lữ đoàn của ông vào vùng châu thổ. Những trong lúc các lực lượng Vân Nam xa cơ sở, bận vào việc vơ vét ở Bắc Kỳ, viên Tổng tư lệnh - Tưởng Giới Thạch - cho hai sư đoàn trung thành nhất của mình đột ngột vào Vân Nam không bố phòng, dễ dàng chiếm lấy vùng lãnh thổ của Lư Hán.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #27 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2017, 09:52:02 pm »


Tưởng Giới Thạch chỉ còn rũ bỏ vĩnh viễn các đội quân Vân Nam đầy vàng nhưng mắc bẫy ở Bắc Kỳ. Đúng lúc Bát lộ quân cộng sản - của Lâm Bưu, Napoléon đỏ - tấn công mạnh vào Mãn Châu Lý. Viên tổng tư lệnh cho chất binh lính Vân Nam lên những chiếc tàu cũ ở Hải Phòng; mấy tuần sau họ được đưa đến cách mấy nghìn cây số, gần Moukden, trên vùng đồng bằng bao la và băng giá; ở đấy hầu như họ bị nhấn chìm ngay bởi những tấn công của cộng sản.

Ở Bắc Kỳ không còn người Trung Hoa nữa. Trở ngại của “con trời” được gạt bỏ đối với Việt Minh cũng như với Pháp. Quân Pháp để cho cảnh sát của Hồ Chí Minh tiêu diệt hết những kẻ bảo vệ Trung Hoa - những băng nhóm Đồng minh hội và Việt Nam Quốc dân đảng họ đưa về từ Vân Nam về để đưa lên cầm quyền và đã bỏ rơi khi họ rút lui.

Đội quân viễn chinh không can thiệp những cuộc tàn sát ấy. Chắc chắn người của Đồng minh hội và Việt Nam Quốc dân đảng đã tỏ ra độc ác và thù ghét người Pháp hơn Việt Minh. Và rồi vấn đề duy nhất, hơn bao giờ hết là thỏa thuận với Hồ Chí Minh và nhân dân của ông.

Pháp và Việt Minh đối mặt nhau ở Bắc Kỳ. Giờ tỏ rõ sự thật sắp điểm: người ta sẽ biết chế độ nhân dân và những kẻ thực dân cũ có cùng tồn tại với nhau không.

Người Pháp còn hy vọng vì họ không biết lòng căm thù theo quan điểm của Mao Trạch Đông mà Hồ Chí Minh vận dụng toàn bộ là như thế nào: một sự kinh tởm siêu hình đối với cái xấu mà hình thể tối cao là chủ nghĩa đế quốc. Những gì nhắc lại sự thống trị của người nước ngoài, nhất là người da trắng, không bao giờ hết tồi tệ, bị trừng phạt và đền tội đủ...

Chủ nghĩa cộng sản da vàng là sự trả thù quyết liệt của tính kiêu hãnh. Họ sáng tạo ra một khoa học hiện đại về bài ngoại. Căm thù chốc lát không đủ, phải học căm thù, dạy cho mình, cho quần chúng hàng ngày hàng giờ vô cùng tỉ mỉ về lòng căm thù. Toàn thể nhân dân phải đoàn kết trong tinh thần căng thẳng trả thù, không có tình cảm nào khác.

Đối với Việt Minh, ý tưởng đơn giản nhất về một “thỏa thuận” thực lòng với người Pháp là không thể hình dung nổi. Những người này đã đóng vai trò của mình. Họ đã làm cho người Trung Hoa ra đi, bây giờ đến lượt họ phải đi. Tổng bộ - ban chỉ huy tối cao - phân tích tình hình và quyết định “giải pháp đúng đắn” là tiến hành nhẹ nhàng, cử ông Hồ Chí Minh thuyết phục người Pháp, bắt nhượng bộ nhiều đến nỗi sự có mặt của họ bị tước hết những phần chủ yếu; để sau này dễ dàng đuổi họ đi hoàn toàn.

Đến lúc đó, với một nghệ thuật vô song Hồ Chí Minh hoàn thành đóng nhân vật “Bác Hồ”, con người phúc hậu hình dáng trí thức truyền thống nhưng tinh thần bốc lửa, cao quý và hào hiệp. Con người kỳ lạ nhất trong những người cộng sản Châu Á đã làm cho hầu khắp thế giới tưởng lầm ông không phải cộng sản: vậy phải đưa lại cho ông những gì ông muốn.

Không may xung quanh những chiếc bàn xanh, trong những cuộc hội nghị ở Đà Lạt và Fontainebleau, những người Pháp và Việt Minh nhận ra những từ họ cùng dùng - tự do, dân chủ, liên hiệp - có những ý nghĩa trái ngược nhau, người Pháp nghĩ thiết lập một quốc gia Việt Nam nhân dân, có xu hướng xã hội, chặt chẽ, gắn liền với một nước Pháp không là thống trị nữa mà là cố vấn thân tình. Họ chưa chấp nhận cho độc lập mà đề nghị liên hiệp. Việt Minh đòi hỏi trước hết là chủ quyền và họ muốn một nước Việt Nam đỏ, trên cơ sở “quy chế dân chủ” của nhân dân.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #28 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2017, 09:52:39 pm »


Cuộc tranh chấp căng thẳng. Người Pháp đề phòng, thành lập nước Cộng hòa tự trị Nam Kỳ ở Sài Gòn với những chức sắc lớn da vàng. Không hoàn toàn là một sự vô lý và giả tạo. Xứ Nam Kỳ có nhiều tư sản và thành phần quốc gia hơn cộng sản; ở đó nền văn minh Pháp đã dành chỗ cho những lề thói Khổng Tử cũ; nhất là người Nam Kỳ giàu có và lười biếng trong địa đàng ngoại lai của họ, sợ những người Bắc Kỳ quá đông, trong cuộc sống làm lụng vất vả trên vùng châu thổ nghèo nàn, làm cho họ quyết liệt và chi phối nguy hiểm.

Tuy thế khi người Pháp khai thác những nỗi lo sợ và ẩn ý ấy của người Nam Kỳ, họ hoàn toàn làm tổn thương tinh thần yêu nước Việt Nam. Từ ngữ “nước Việt Nam thống nhất” luôn ở cửa miệng cùng với từ độc lập. Việt Minh tích cực phát động quần chúng chống sự chia cắt đất nước ấy; họ tổ chức kháng chiến trong toàn Nam Kỳ do người Pháp nắm giữ: ở đây người ta chém giết khắp nơi.

Mặc dù tình hình Đông Dương tồi tệ đi, Hồ Chí Minh vẫn không từ bỏ tác động dư luận Pháp. Ngược lại ông dùng cây gậy người hành hương. Trong lúc các phái đoàn Pháp và Việt Minh đối đầu nhau ở Fontainebleau, ông vượt sông biển đem tình thân mến đến cho nhân dân nước Pháp. Thật là một chiến dịch “khẳng định” thần kỳ. Anh “bồi buồng” cũ của tàu chở khách D’Artagnan đến nói chuyện với phụ nữ, trẻ con Pháp. Ông nói những câu rất đơn giản, với những từ cảm động thiết tha hòa bình của ông. Ông nhắc lại với các bà mẹ không nên để con trai họ chết vô ích trên đồng ruộng. Những người đàn ông, đàn bà của Việt Nam phải chăng không có quyền tự do?

Trong chuyến đi, Hồ Chí Minh được Chính phủ Pháp tiếp đón với những vinh dự như với một nguyên thủ quốc gia. Ông đi xe, có những đội mô tô tháp tùng, đến đặt một vòng hoa ở Đài Chiến thắng.

Tuy thế, người Pháp không nhường bước. Điều đó dẫn đến sự cắt đứt. Lúc đó, khi mọi việc xem như đã xong, Hồ Chí Minh một đêm, trên đầu bàn ở nhà Marius Moutet, ký một thỏa ước - không giải quyết được gì nhưng qua đó, ít nhất cũng tránh được sự tranh chấp và chiến tranh công khai.

Thực tế, bí mật Hồ Chí Minh bắt đầu. Người ta không bao giờ biết cử chỉ đột ngột của Bác Hồ, một mình ký tắt một mảnh giấy, là cố thử vô vọng cứu lấy hòa bình hay bước đầu chuẩn bị một lễ Thánh Barthélémy lớn cho người da trắng.

Còn hơn trước đây, Sainteny tin chắc vào sự “thành thật” của Hồ Chí Minh, bị Việt Minh của ông, những người Pháp, những người cực đoan dồn đến bước đường cùng và dựa vào uy tín lớn lao của mình trên cán cân, mạo hiểm những sáng kiến táo bạo của mình để máu khỏi chảy.

Nhưng đấy có phải là ý đồ thực sự của ông già không? Người ta cũng rất có thể nhìn ông với những sắc màu ngược lại. Ông có thể là người thực tế không lay chuyển, nhận thấy không thể đạt mục đích bằng thương lượng với người Pháp đã kết luận chỉ còn một cách: loại bỏ những người da trắng, tổ chức cuộc chống trả khắp nơi trong điều kiện có thể, trước hết là ở Hà Nội và Bắc Kỳ.

Một cuộc chiến như vậy cần tổ chức tỉ mỉ. Một đòn táo bạo - dứt khoát hoặc tăng gấp đôi - phải làm cho tất cả những người Pháp bị thủ tiêu bất ngờ. Trước khi chết họ cần có lòng tin. Và Hồ Chí Minh, với sự thỏa thuận lịch sự, tạo thời gian cần thiết thực thi giải pháp, hơn nữa ông trấn an nạn nhân tương lai để giao họ vô tư cho đao phủ.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #29 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2017, 09:53:31 pm »


Mùa hè và mùa thu năm 1946 ở Bắc Kỳ rất lạ lùng. Cơn sốt nổi lên. Đấy là đêm quyết định. Đội quân viễn chinh ở chỗ nào cũng như bị bao vây bởi dân chúng, loa của các uỷ viên chính trị, quân du kích và những đám đông. Người ta cày xới đất, đào hầm, dựng chướng ngại vật xung quanh từng vị trí của người Pháp. Người Pháp ẩn nấp sau chướng ngại vật và súng đại liên. Đôi khi sức ép của dân chúng quá lớn, họ tung ra những đòn nặng - tấn công những người Việt bao vây họ, chiếm hoàn toàn những thành phố như Hải Phòng, Lạng Sơn v.v... Nhưng sau đó quân lính canh gác Pháp biến mất: họ bị bắt cóc và xử tử.

Trong không khí ngạt thở ấy, Sainteny đấu tranh dữ dội ở Hà Nội vì hòa bình. Nhiệm vụ khó khăn! Vì ông phải chống lại các chỉ huy Đội quân viễn chinh, các đại tá, các tướng đã nói với ông: “Chỉ còn lại sức mạnh thôi. Nếu chúng ta không đè nát Việt Minh bây giờ thì họ sẽ tiêu diệt hết chúng ta”. Ông khó làm cho họ nghe theo mình; hơn nữa làm sao phản bác một số biện pháp an toàn mà không gánh những trách nhiệm ghê gớm? Tình huống thật tai hại.

Sainteny nhìn Hồ Chí Minh như một đồng minh: phải chăng ông Hồ cũng đấu tranh với những người cuồng tín của ông, những người “cứng rắn”, những thành viên của cuộc chiến tranh như ông Giáp? Hai người trở thành bạn thân. Thấy rõ gần như hàng ngày họ cư xử với nhau như họ chiến đấu cho cùng một lợi ích - Hoà bình, trước mọi đe dọa, mọi sức ép, mọi định mệnh. Không người nào từ bỏ mặt trận của mình mà ngược lại. Nhưng họ hoạt động với tư cách đối thủ trung thực, “tự giải thích” để tránh thảm họa.

Cả trong tháng chạp năm 1946 Sainteny còn tin tưởng vào thực tâm của cá nhân Hồ Chí Minh. Tuy vậy quan hệ của ông thưa dần. Hà Nội đã căng thẳng tột độ. Không thể im lặng trước mức độ quan trọng của những chuẩn bị quân sự của Việt Minh.

Trong những trường hợp ấy binh lính Pháp ở Hà Nội tỏ ra dũng cảm. Nhận được lệnh chịu đựng thay vì chống trả, họ nhận những lời chửi rủa, đe dọa, tất cả những hành động khiêu khích. Họ chỉ phản ứng vừa phải cả những khi bạn họ bị bắt đi hoặc bị thương, nhằm tránh sai lầm không sửa chữa được.

Nhưng lúc đó ai tưởng tượng được “việc không sửa chữa được” ấy biến thành một cuộc diệt chủng, một trong những cạm bẫy ghê gớm ở thời hiện đại? Người ta đã không cảm nhận được điều đó.

Đêm 19 tháng chạp 1946, hàng chục nghìn Việt Minh quân lính đỏ, cán bộ chính trị, du kích, cảnh sát, đủ loại đàn ông, đàn bà, trẻ em - bắt đầu tiêu diệt người Pháp. Đấy là việc ám sát, tấn công có hệ thống, thục hiện theo một mệnh lệnh chiến đấu chuẩn bị đã nhiều tuần và chứa đựng trong hàng trăm chỉ thị. Tất cả những người da trắng phải thanh toán hết nhưng có một chương về phương pháp thực hiện theo từng đường phố, từng nhà.

Nỗi kinh hoàng tuyệt đối. Hơn thế còn là một sự tỉ mỉ. Tất cả đã được dự kiến. Và bản thân Sainteny cũng bị tổn thương - con người thân thiết của Hồ Chí Minh! Nhưng điều này có nằm trong kế hoạch không?

Sainteny không bao giờ muốn tin như vậy. Hai ngày trước bi kịch ông đã nhận được một lá thư trấn an của Hồ Chí Minh báo trước việc trở lại thương lượng. Lời lẽ được viết như để “xoa dịu” Sainteny và người Pháp trong lúc người Việt chuẩn bị bóp cổ họ.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM