Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:13:38 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến tranh Đông Dương qua tiếng nói của binh lính Pháp  (Đọc 17847 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #50 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2016, 11:32:22 pm »


        Bản tuyên ngôn của tù binh bị bắt ở Chợ Bến, nhân ngày được trả lại tự do 19 tháng 12 năm 1951

        Trước hết chúng tôi muốn bày tỏ và thể hiện tất cả lòng biết ơn của chúng tôi đối với chính sách khoan hồng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ Việt Nam vì đã trả lại tự do nhanh chóng cho chúng tôi.

        Chúng tôi cũng cảm ơn vì tất cả những sự thật mà chúng tôi đã được biết trong những ngày ở bên cạnh các ông. Sự thật đã biến chúng tôi, ngày hôm qua còn là kẻ thù, thành những người đoàn kết trong cùng một cuộc đấu tranh vì hoà bình và dân chủ thế giới.

        Tất cả các bạn được trả lại tự do hôm nay gồm người Ma-rốc, Pháp, Đức, Hung-ga-ri, Ba Lan, Tây Ban Nha, Ý, một lần nữa đoàn kết lại để thể hiện sự luyến tiếc của mình vì đã nghe theo những lời tuyên truyền dối trá của bọn xúi giục chiến tranh Pháp và đã để bị lôi kéo vào cuộc chiến tranh phi nghĩa này. Bởi vậy chúng tôi chỉ có một điều mong muốn duy nhất là tìm cách sửa chữa nỗi đau đớn mà chúng tôi đã gây ra và trả ơn đối với toàn thể nhân dân Việt Nam và nhất là đối với các nhà chức trách dân sự cũng như quân sự và ban lãnh đạo trại giam, những người đã làm hết sức mình để tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống của chúng tôi ở nơi đây. Chúng tôi sắp phải xa các ông, lần này không phải để mang xương thịt của mình làm mồi cho đại bác trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, mà là đi theo con đường của những người bạn chúng tôi như Henri Martin, Léo Figuères, Raymonde Dien và ở bên cạnh họ, chúng tôi sẽ đấu tranh cho hoà bình bởi vì chúng tôi không có bất cứ một lợi ích nào trong cuộc chiến tranh thuộc địa. Tất cả đất nước của chúng tôi đang cần chúng tôi để xây dựng một châu Âu và một châu Phi tự do dân chủ và để tham gia vào phong trào đấu tranh đòi ngừng chiến ở Việt Nam. Chúng tôi kết thúc bằng việc hô vang các khẩu hiệu:

        Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm!

        Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà muôn năm!

        Hoà bình muôn năm!

Họ và tên                  Số lính       Quốc tịch        Đơn vị
Binder Helmut73920Đức2/3 REI
Simon Herbert78514Đức2/3 REI
Taner Unther76192Đức2/3 REI
Trimborn Hans56213Đức2/3 REI
Walle Herbert67941Pháp2/3 REI
Bricso Antonie20470Pháp2/3 REI
Michaud Robert65436Pháp2/3 REI
Thomas Christien75363Pháp2/3 REI
Josaphiac Jean3755Ba Lan2/3 REI
Jurczac Michel3755Ba Lan2/3 REI
Plozay Edward58185Ba Lan1er BEP
Bartha Zultan44495Ba Lan2/3 REI
Jacomini Gino75782Hung-ga-ri2/8 REI
Perez Antoine33083Ý2/3 REI
Mohamed Ben Mustapha3667Ma-rốc2/6 TM
Mohamed Ben Absitem4273Ma-rốc2/6 TM
Allen Ben Bouchaid3747Ma-rốc2/6 TM
Barch Helephan3851Ma-rốc2/6 TM
Mohamed Ben Abdreman4345Ma-rốc2/6 TM
Hassen Ben Selled4076Ma-rốc2/6 TM
Abdeler Ben Le Olini4237Ma-rốc2/6 TM
Mohamed Ben Hamen4120Ma-rốc2/6 TM
Mohamed Ben Homar4121Ma-rốc2/6 TM
Mohamed Ben Lericachi3493Ma-rốc2/6 TM

(Hồ sơ: No 1096)       
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #51 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2016, 11:38:54 pm »


PHỤ LỤC

        Tuyên bố ngày 22 tháng 3 năm 1954 của người phát ngôn Bộ Tổng tư lệnh tối cao Quân đội nhân dân Việt Nam về các thương binh Pháp, Bắc Phi và lính lê dương ở Điện Biên Phủ.

        1. Sau các trận chiến đấu ngày 13 và 14 tháng 3 năm 1954, nơi tiểu đoàn 3 thuộc trung đoàn lê dương thứ 13 và tiểu đoàn 5 thuộc trung đoàn bộ binh An-giê-ri thứ 7 bị loại khỏi vòng chiến đấu, Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, theo lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh và theo truyền thống nhân đạo của quân đội chúng tôi, đã phóng thích 78 thương binh của đối phương.

        Tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp đã đáp lại hành động nhân đạo này một cách thiếu lịch sự.

        Ông ta đã tuyên bố rằng chính Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam là người đã đề nghị một sự tạm đình chiến và chính Tư lệnh quân đội Pháp là người đã chấp nhận điều đó để cho phép cả hai bên cùng di chuyển thương binh của mình. Thái độ này của Tư lệnh Pháp chứng tỏ một sự thiếu quan tâm đầy đủ đến cuộc sống của những thương binh của ông ta.

        2. Trong các ngày tiếp theo, từ ngày 15 đến 19 tháng 3 năm 1954, mặc dù Tư lệnh Pháp biết rất rõ vị trí những trạm cấp cứu của chúng tôi, nhưng máy bay ném bom và máy bay tiêm kích Mỹ mà ông ta có đã nhiều lần tìm cách bắn súng máy và thả bom na-pan vào những vị trí đó.

        3. Kể từ ngày 15 tháng 3 năm 1954, Tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp đã cho vận chuyển nhiều đạn pháo 105 và 120 ly đến sân bay Điện Biên Phủ bằng máy bay Đa-cô-ta có dấu chữ thập đỏ, trong khi pháo binh của ông ta không ngừng bắn phá vào những vị trí mà họ tưởng là quân đội của chúng tôi đóng quân ở đó.

        Chúng tôi cho rằng nhiệm vụ của chúng tôi là phải vạch trần cho dư luận thế giới và dư luận Pháp biết sự thật về vấn đề thương binh ở Điện Biên Phủ để không một ai bị lừa dối bởi sự tuyên truyền có dụng ý của Tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp và của một số đại diện của chủ nghĩa thực dân Pháp tại nước Pháp.

        - Thương binh sẽ được phóng thích làm ba nhóm, hai nhóm đầu gồm 753 người, số thương binh của nhóm thứ ba sẽ được Tổng tư lệnh tối cao của Quân đội nhân dân Việt Nam quyết định sau.

        - Mỗi ngày sẽ có từ 80 đến 100 thương binh được phóng thích.

        - Không quân Pháp sẽ phải ngừng hoạt động trên những vùng nhất định trong thời gian phóng thích thương binh.

(Hồ sơ: No 1295)         


        Thông báo của Phái đoàn nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Hội nghị Giơ-ne-vơ về việc phóng thích các thương binh nặng của lực lượng viễn chinh Pháp bị bắt làm tù binh ở Điện Biên Phủ

        Theo đề nghị của Phái đoàn nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Hội nghị Giơ-ne-vơ trong phiên họp ngày 10 tháng 5 năm 1954 có nói: “... Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẵn sàng cho phép thả những thương binh nặng của quân đội viễn chinh Pháp bị bắt làm tù binh ở Điện Biên Phủ”.

        Chúng tôi xin giải thích rõ điều đó như sau: Chúng tôi đồng ý thực hiện điều đó với tất cả các đội quân trong quân đội viễn chinh Pháp dưới sự chỉ huy của tướng De Castries ở Điện Biên Phủ, cho dù họ mang quốc tịch nào.

        Theo lệnh của Chính phủ mình, Phái đoàn nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra tuyên bố sau:

        Căn cứ vào chính sách nhân đạo luôn luôn được thực hiện trong suốt cuộc chiến tranh này, đặc biệt là liên quan đến thương binh và tù binh, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẵn sàng cho phép phóng thích các thương binh nặng của quân đội viễn chinh Pháp bị bắt làm tù binh ở Điện Biên Phủ.

        Trong trường hợp chính phủ Pháp sẵn sàng tiếp nhận thương binh của họ, đại diện của hai tư lệnh sẽ tiến hành tại chỗ những biện pháp cần thiết để thực hiện việc phóng thích thương binh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #52 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2016, 11:43:39 pm »


        Thư của phái đoàn Pháp tại Hội nghị Giơ-ne-vơ về biện pháp thực hiện việc phóng thích các thương binh nặng ở Điện Biên Phủ

        Bộ ngoại giao cộng hòa Pháp

        Phái đoàn Pháp Tự do - Bình đẳng - Bác ái tại Hội nghị Giơ-ne-vơ

        Kính gửi: Phái đoàn của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà

        Giơ-ne-vơ, ngày 11 tháng 5 năm 1954,

        Theo giải pháp đã được Hội nghị về Đông Dương trong phiên họp ngày 10 tháng 5 năm 1954 thông qua, Phái đoàn Pháp có vinh dự chuyển đến cho Phái đoàn nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà biết những chỉ dẫn sau đây:

        Ngày 11 tháng 8 năm 1954, qua ra-đi-ô, Tướng Na-va, Tổng Tư lệnh Pháp đã gửi tới Tướng Võ Nguyên Giáp bức điện sau đây:

        “Tổng Tư lệnh Na-va gửi Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp: Chính phủ tôi cho tôi biết rằng Ngài Phạm Văn Đồng đã thông báo ở Giơ-ne-vơ rằng Chính phủ Việt Nam đã sẵn sàng cho phép phóng thích những binh lính bị thương bị bắt làm tù binh ở Điện Biên Phủ.

        Những biện pháp cần thiết thi hành giải pháp này sẽ được thực hiện tại chỗ bằng sự thoả thuận giữa các Tư lệnh quân đội.

        Tôi có vinh hạnh được đề nghị Ngài cho tôi thoả thuận về biện pháp này và cho tôi biết ngày và những điều kiện trong đó phóng thích tù binh bằng đường hàng không là con đường có khả năng thực hiện được”.

(Hồ sơ: No 1530)       



        Tuyên bố của bác sĩ Grauwin, Thiếu tá quân y, phụ trách y tế của Pháp ở Điện Biên Phủ

        Ngay trong lúc các lực lượng Pháp ở Điện Biên Phủ đầu hàng, chúng tôi đã rất ngạc nhiên bởi sự đối xử tuyệt vời của các chiến sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam đối với quân đội Pháp nói chung và đối với thương binh và nhân viên y tế nói riêng. Họ đã không làm bất cứ một điều thô bạo hoặc một sự lăng nhục nào đối với chúng tôi. Chúng tôi đã đề nghị các nhà chức trách Việt Nam cho phép các bác sĩ và y tá Pháp tiếp tục chăm sóc những thương binh. Đề nghị này ngay lập tức được thoả mãn.

        Cần phải ở Điện Biên Phủ trong suốt thời gian bị vây hãm để biết được những điều kiện vật chất kinh khủng mà chúng tôi đã phải ở đó trong 56 ngày. Sau thất bại ở Điện Biên Phủ, rất nhiều thương binh đã đến với chúng tôi từ tất cả các khu và chúng tôi chỉ có thể dựa vào sự hỗ trợ của quân số hiện có và của Quân đội nhân dân Việt Nam. Thương binh của chúng tôi đã được chuyển ra khỏi những căn hầm đổ nát và được tập trung vào bốn địa điểm dưới những tấm dù được căng thành lều trại bởi một tiểu đoàn của Quân đội nhân dân Việt Nam. Lần đầu tiên từ rất nhiều tháng nay, binh lính Pháp mới được ăn súp nóng. Chúng tôi cũng nhận được cả thuốc và băng cứu thương và Quân đội nhân dân Việt Nam còn gửi cho chúng tôi một nhóm bác sĩ để hỗ trợ chúng tôi.

        Các thương binh và chúng tôi biết ơn sâu sắc Quân đội nhân dân Việt Nam ở Điện Biên Phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

        Mong muốn được nhìn thấy hoà bình được lập lại ở Việt Nam đã ở trong tim của những người Pháp từ rất lâu trước khi các lực lượng của Pháp đầu hàng ở Điện Biên Phủ. Từ khi mà chúng tôi hợp tác chặt chẽ với Quân đội nhân dân Việt Nam, mong muốn này càng tăng thêm.

        Trong khi Hội nghị Giơ-ne-vơ cố gắng dung hoà những nước tham chiến, chúng tôi gửi tới giới cầm quyền Pháp lời kêu gọi hoà bình để họ trả lời chúng tôi. Cần phải chấm dứt cuộc chiến tranh ngu ngốc này mà chúng tôi căm ghét từ khi chúng tôi biết được phẩm chất tốt đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam cũng như lòng khoan dung và sự cao thượng của họ. Cần phải nghĩ đến những thương binh của chúng tôi và cần phải nhanh chóng giúp đỡ họ. Hoà bình sẽ cho phép tù binh được trở về với gia đình họ, với quê hương của họ.

        Chính phủ Pháp cần phải biết đến khát vọng của các dân tộc chỉ mong muốn hợp tác trong tình bạn và hoà bình. Sẽ là tội ác nếu cứ tiếp tục nghe những lời tuyên truyền có động cơ của nước ngoài, điều này chỉ dẫn đến sự hy sinh vô ích của hàng ngàn con em chúng ta. Các đại diện của Pháp ở Giơ-ne-vơ cần phải thành thực và phải tránh mọi thủ đoạn. Họ cần phải thừa nhận khát vọng chính đáng của các dân tộc Việt Nam, Khơ-me và Lào. Vì vậy chúng tôi yêu cầu ngừng bắn ngay lập tức trong tinh thần hoà giải với mục đích hoà bình thực sự và bền vững.

(Hồ sơ: No 1558)       
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #53 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2016, 11:48:35 pm »


        Thư của Hội những người hồi hương từ Đông Dương và các gia đình nạn nhân gửi Chủ tịch phái đoàn Việt Nam Phạm Văn Đồng

        Hội quốc gia những người hồi hương từ Đông Dương và các gia đình nạn nhân

        Số 10, phố Des Saussaies - Quận 8 - Paris. Tel Anjou 74-99

        Ban Thư ký quốc gia Số JB/JD

        Hòm thư: Paris C.2118-42

        Kính gửi Ngài Phạm Văn Đồng

        Hội nghị Giơ-ne-vơ

        Lâu đài Các dân tộc

        Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ)

        Pa-ri, ngày 11 tháng 5 năm 1954

        Thưa Ngài,

        Chúng tôi xin chuyển đến Ngài kèm theo đây bản sao bức thư gửi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp để Ngài có thể biết những yêu cầu về các tù binh Pháp mà chúng tôi bảo vệ tiếp theo những yêu cầu của nhiều gia đình trong Hội của chúng tôi.

        Chúng tôi đề nghị Ngài - nếu như không có một đề nghị nào của chính phủ Pháp can thiệp vào vấn đề đau thương này - gây mọi ảnh hưởng ở Hội nghị Giơ-ne-vơ, có thể góp phần làm dịu số phận của các tù binh Pháp và Việt Nam cũng như số phận của gia đình họ.

        Trong khi hy vọng rằng đề nghị của chúng tôi sẽ có được sự giúp đỡ của Ngài và một sự thông cảm lớn của Phái đoàn mà Ngài dẫn đầu, xin Ngài hãy nhận tình hữu nghị to lớn của chúng tôi với nhân dân Việt Nam mà chúng tôi muốn được thấy họ sống hoà bình và thịnh vượng.

Thay mặt Văn phòng         
Tổng thư ký             
Jean Depouilly             
(Hồ sơ: No 1536)         


        Bản sao thư của Hội những người hồi hương từ Đông Dương và các gia dình nạn nhân gửi Bộ trưởng Ngoại giao Pháp

        Hội quốc gia những người hồi hương từ Đông Dương và các gia đình nạn nhân

        Số 10 phố Des Saussaies - Quận 8 - Paris. Tel: Anjou 74-99

        Ban thư ký quốc gia Số JB/JD

        Hòm thư: Paris C.2118-42

        Gửi Ngài Bộ trưởng Ngoại giao Georges Bidault,

        Lâu đài Các dân tộc

        Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ)

        Ngày 11 tháng 5 năm 1954

        Thưa ngài bộ trưởng,

        Vào thời điểm mà chúng tôi đang thương xót về hàng nghìn người Pháp và Việt Nam mới chết và sự thất bại của Điện Biên Phủ minh hoạ một cách bi thảm những hậu quả của cuộc chiến tranh chống nhân dân Việt Nam, chúng tôi khẩn khoản đề nghị Ngài:

        I. Tiến hành các cuộc đàm phán hoà bình với các đại diện của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Giơ-ne-vơ để thực hiện ngừng bắn ngay lập tức đúng như mong muốn của toàn thể nhân dân Pháp.

        II. Giữ sự liên hệ thường xuyên với Phái đoàn Việt Nam để đạt tới một thoả thuận về:

        - Thiết lập ngay từ bây giờ một thẻ liên khu cho phép trao đổi những tin tức giữa các tù binh còn đang ở các trại và gia đình họ, về phía Pháp cũng như về phía Việt Nam.

        - Trao đổi bưu kiện gửi cho các tù binh.

        - Tăng cường trao đổi tù binh.

        III. Chú ý đặc biệt đến Điểm 7 của những đề nghị do Phó Thủ tướng Việt Nam, ông Phạm Văn Đồng đưa ra như là một cơ sở trực tiếp của cuộc đàm phán về vấn đề đau thương này mà nó (Điểm 7) dự kiến việc trao đổi tù binh.

        IV. Tiến hành tiếp xúc thường xuyên trong tương lai thông qua Hội Chữ thập đỏ nếu cần thiết được sự ủng hộ của chính quyền dân sự và quân sự, cho phép đạt được sự thoả mãn về những điểm nằm trong Phần 2 trên đây mà ở đó các yêu cầu hiện nay của các hội viên của chúng tôi được đặt lên hàng đầu; điều đó là mong muốn thiết thực của chúng tôi, cho dù kết quả cuối cùng của Hội nghị Giơ-ne-vơ như thế nào đi nữa.

        Một Hiệp định được giới hạn ở số mệnh của các tù binh luôn là điều có thể khi hai bên đối địch tỏ rõ thiện chí của mình để đi tới những kết quả cụ thể và đưa ra những đề nghị chính thức theo hướng này.

        Phóng thích các thương binh nặng của Điện Biên Phủ là một ví dụ cho điều đó.

        Chúng tôi cũng đặc biệt nhấn mạnh về vấn đề này; những yêu cầu lo âu về những tin tức mới ở trụ sở của chúng tôi tăng hàng ngày và được đo bằng danh sách càng dài các binh lính của đội quân viễn chinh bị bắt làm tù binh và bị mất tích.

        Tận tụy hoàn toàn vì các cựu binh Đông Dương và gia đình họ, chúng tôi mong muốn rằng ngài tỏ rõ thái độ đúng đắn với đề nghị của chúng tôi và xứng đáng là một Bộ trưởng Pháp.

Với hy vọng này, chúng tôi xin Ngài tin tưởng vào những tình cảm cộng hoà và yêu nước cao cả của chúng tôi.

Thay mặt văn phòng         
Tổng thư ký             
Jean Depouilly             
(Hồ sơ: No 1536)         
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #54 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2016, 11:53:45 pm »


        Thư của Hội quốc gia những người hồi hương từ Đông Dương và gia đình các nạn nhân gửi Chủ tịch phái đoàn Việt Nam Phạm Văn Đồng

        Hội quốc gia những người hồi hương từ Đông Dương và các gia đình nạn nhân

        Số 10 phố Des Saussaies - Quận 8 - Paris. Tel. Anjou 74-99

        Ban Thư ký quốc gia Số: JB/JD

        Hòm thư: Paris C.2118-42

        Kính gửi Ngài Phạm Văn Đồng

        Chủ tịch Phái đoàn Việt Nam, 14 phố Bellaut Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ)

        Pa-ri, 11 tháng 6 năm 1954

        Thưa Ngài Chủ tịch,

        Ngày 11 tháng 5 vừa qua, chúng tôi đã gửi cho Ngài bản sao bức thư gửi Ngài Bộ trưởng Ngoại giao Pháp.

        Chúng tôi xin gửi kèm theo đây bản sao bức thư thứ hai và đề nghị Ngài đề cao những yêu cầu của Hội chúng tôi để đưa ra vào cuộc gặp tới của Ngài với Phái đoàn Pháp.

        Chúng tôi biết sự kiên trì và những nỗ lực của Ngài để đạt tới một giải pháp công minh cho cuộc xung đột đang chống lại hai nước chúng ta và chúng tôi đang theo dõi một cách chăm chú Hội nghị Giơ-ne-vơ mà kết quả của nó có thể sẽ đỡ cho Pháp và Việt Nam gánh nặng của chiến tranh đang làm đổ biết bao máu và nước mắt.

        Chúng tôi mong sớm thấy hoà bình được lập lại ở đất nước tươi đẹp của Ngài và những quan hệ hữu nghị được thiết lập giữa hai dân tộc chúng ta được thiết lập trong niềm vui và thịnh vượng sẽ làm câm lặng những tiếng nổ giết người.

        Xin gửi tới Ngài những tình cảm tốt đẹp của chúng tôi vì sự nghiệp của nước Pháp và vì hoà bình.

Tổng thư ký           
Dépouilly             
(Hồ sơ: No 1536)       



        Bản sao thư của Hội quốc gia những người hồi hương từ Đông Dương và gia đình các nạn nhân gửi Bộ trưởng Ngoại giao Pháp

        Hội quốc gia những người hồi hương

        từ Đông Dương và các gia đình nạn nhân

        Số 10, phố Des Saussaies - Quận 8 - Paris. Tel: Anjou 74-99

        Ban thư ký quốc gia

        Số JB/JD. Hòm thư: Paris C-2118-42

        Gửi Ngài Bộ trưởng Ngoại giao Pháp

        Lâu đài Các dân tộc

        Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ),

        Thưa Ngài Bộ trưởng,

        Trong khi đang diễn ra Hội nghị Giơ-ne-vơ mà chúng tôi tiếp tục dành mọi sự chú ý đến đó, chúng tôi xin nhắc lại Ngài những nội dung bức thư của chúng tôi đề ngày 11 tháng 5 năm 1954 cho biết lập trường của chúng tôi về vấn đề hoà bình ở Việt Nam và về số phận những đồng đội tù binh hoặc mất tích của chúng tôi.

        Chúng tôi cũng thông báo với Ngài rằng một bước đi tương tự đã được tiến hành bên cạnh Phái đoàn Việt Nam do Ngài Phạm Văn Đồng làm Chủ tịch.

        Theo những ghi nhận vừa qua, hình như phái đoàn Pháp mà Ngài làm Chủ tịch đã không chú ý đến thiện chí của chúng tôi được bày tỏ và thể hiện bởi toàn thể nhân dân Pháp.

        Tuy nhiên, những mong muốn mà chúng tôi đã bày tỏ với Ngài được phản ánh qua hàng nghìn bức thư gửi đến trụ sở của chúng tôi từ khi Điện Biên Phủ bị thất thủ và cộng thêm nhiều bức thư mà chúng tôi đã nhận được từ trước ngày đó.

        Nỗi lo khủng khiếp và những lời khẩn cầu của các gia đình bất hạnh cũng như của các đồng đội của chúng tôi ở đội quân viễn chinh khiến chúng tôi phải đặc biệt nhấn mạnh với Ngài để Ngài chú ý và hành động một cách cương quyết theo hướng của các cuộc đàm phán mà Ngài có thể tiến hành với Phái đoàn Việt Nam và được dựa trên những đề nghị cụ thể và có lợi từ phía chính phủ Pháp.

        Một kết quả tiêu cực sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho nhân dân Pháp và toàn thế giới, những người đang đặt nhiều hy vọng lớn vào kết cục của Hội nghị Giơ-ne-vơ.

        Liên quan đến chúng tôi, chúng tôi nhắc lại với Ngài rằng chúng tôi đòi hỏi cho các tù binh và những người bị mất tích, rằng một thoả thuận sẽ can thiệp để đạt được những thông tin về số phận của họ từ đầu cuộc chiến tranh, cũng như là việc thiết lập một phương tiện thông tin giữa những đồng đội này với gia đình họ.

        Chúng tôi biết thái độ của hai phái đoàn đều quan tâm đến cuộc xung đột và chúng tôi không phải không biết thái độ cứng rắn của phái đoàn và chính phủ Pháp mà sự vi phạm thoả thuận về việc sơ tán các thương binh của Điện Biên Phủ là một ví dụ.

        Chúng tôi đề nghị Ngài tận dụng ngay những tiếp xúc đã có giữa nhà cầm quyền dân sự và quân sự Pháp và Việt Nam để đạt được một thoả thuận về vấn đề đau khổ này gắn chặt với một lệnh ngừng bắn mà chúng tôi đã đề nghị và mong muốn.

        Sẽ là không đầy đủ khi công bố trên báo chí rằng một thoả thuận nguyên tắc đã đạt được về việc trao đổi thư từ giữa tù binh và gia đình họ cũng như về việc trao đổi tù binh, mà cần phải làm thế nào đó để thoả thuận này được cụ thể hoá bằng các hành động của Ngài.

        Chúng tôi sẽ quan tâm đến thái độ của Ngài đối với hàng nghìn người đang chờ tin tức và cho họ biết ngay từ bây giờ những phương pháp tiến hành của Ngài ở Giơ-ne-vơ.

        Trong khi hy vọng một lần nữa rằng những hành động của Ngài sẽ phù hợp với những mong mỏi của họ, chúng tôi xin gửi tới Ngài những tình cảm tận tâm của chúng tôi vì nước Pháp, vì các đồng đội của chúng tôi ở Đông Dương và gia đình họ.

Thay mặt Văn phòng         
Tổng thư ký             
Jean Depouilly             
(Hồ sơ: No 1530)         
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #55 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2016, 11:59:07 pm »


        Thư của Chủ tịch Phái đoàn Pháp tại Hội nghị Giơ-ne-vơ Bidault gửi Chủ tịch Phái đoàn Việt Nam Phạm Văn Đồng

        Chủ tịch Phái đoàn Pháp tại Hội nghị Giơ-ne-vơ

        Gửi Ngài Phạm Văn Đồng.

        Giơ-ne-vơ, ngày 24 tháng 5 năm 1954

        Ngài Bidault có vinh hạnh lưu ý Ngài Phạm Văn Đồng về các vấn đề sau:

        Những đề nghị hiện nay đang được Hội nghị nghiên cứu gồm các điều khoản liên quan tới việc phóng thích các tù binh. Đối với phái đoàn Pháp, dường như những biện pháp cải thiện số phận tù binh và tù dân sự có thể được cả hai bên thực hiện mà không cần phải chờ đợi thêm nữa. Những cải thiện mong muốn liên quan đặc biệt là việc trao đổi thư từ, gửi thuốc men và bưu kiện thường xuyên, trao đổi những bệnh binh và thương binh nặng và tất cả những biện pháp đặc biệt khác.

        Phái đoàn Pháp gợi ý rằng đại tá Brébisson và ông Hà Văn Lâu, những người đã được các ông chủ tịch của hai phái đoàn ủy thác việc tiến hành tiếp xúc về vấn đề các thương binh ở Điện Biên Phủ và cũng được ủy thác việc kiểm tra các cải thiện khác để thực hiện các thoả thuận chung. Cũng trong vấn đề thương binh ở Điện Biên Phủ, các đại diện của hai bên đều cố gắng đạt tới sự thoả thuận về nguyên tắc mà việc thực hiện nó sẽ dành cho các tổng tư lệnh của hai bên ở Đông Dương.

        Nếu Ngài Phạm Văn Đồng đồng ý với đề nghị này, Ngài Bidault sẽ vui mừng rằng những cuộc đối thoại liên quan sẽ bắt đầu ngay khi có thể.

        Để đem lại sự khích lệ quý báu cho gia đình các tù binh mà ở Đông Dương cũng như ở Pháp, đang lo lắng cho số phận của họ, phái đoàn Pháp sẽ vui mừng thông báo tin tức của cuộc đối thoại này cho báo chí sớm nhất.

        Đã ký:

Bidault               
(Hồ sơ: No 1530)       


        Thư của Chủ tịch Phái đoàn Việt Nam tại Hội nghị Giơ-ne-vơ Phạm Văn Đồng trả lời Chủ tịch Phái đoàn Pháp Bidault

        Phái đoàn nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

        Số 41/PĐ

        Giơ-ne-vơ, ngày 27 tháng 5 năm 1954.

        Gửi ngài G. Bidault

        Chủ tịch Phái đoàn Pháp

        Thưa ngài Chủ tịch

        Tôi hân hạnh báo với Ngài rằng tôi đã nhận được thư của Ngài ngày 24 tháng 5 năm 1954 liên quan đến những biện pháp cải thiện số phận tù binh và tù dân sự.

        Chúng tôi đã đọc kỹ nội dung bức thư của Ngài và đã đặt ra những vấn đề để nghiên cứu.

        Xin gửi tới Ngài lời chào trân trọng.

Chủ tịch Phái đoàn nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà         
Đã ký.                                     
Phạm Văn Đồng                             

HẾT
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM