Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:46:34 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến tranh Đông Dương qua tiếng nói của binh lính Pháp  (Đọc 17849 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« vào lúc: 19 Tháng Mười, 2016, 01:30:14 am »

     
        - Tên sách: Chiến tranh Đông Dương qua tiếng nói của binh lính Pháp
        - Nhà xuất bản: Quân đội nhân dân
        - Năm xuất bản: 2004
        - Số hóa:  ptlinh, chuongxedap

MỤC LỤC

        - Phần thứ nhất: Thư gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh.
        - Phần thứ hai: Thư gửi Quốc hội, Mặt trận Liên Việt, Quân đội nhân dân Việt Nam và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
        - Phần thứ ba: Thư gửi các tổ chức quốc tế, các tổ chúc dân chủ Pháp và nhân dân châu Phi.
        - Phần thứ tư: Thư gửi lực lượng viễn chinh Pháp, gia đình và bạn bè.
        - Phần thứ năm: Cảm tưởng của tù binh Pháp.
        - Phần thứ sáu: Phụ lục.



Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2016, 01:34:28 am »

        
THƯ CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
GỬI TÙ BINH PHÁP
NHÂN DỊP LÊ NÔ-EN NĂM 1947


        Các bạn thân mến!

        Chúng tôi rất buồn phiền khi thấy các bạn ở trong hoàn cảnh này, các bạn là những người Pháp thật thà mà chúng tôi coi như bè bạn.

        Chúng tôi biết đấy không phải là lỗi của các bạn; mà, cũng như chúng tôi, các bạn là những nạn nhân của bọn thực dân Pháp phản động chỉ đi tìm chiến tranh và xâm lược vì những mục đích ích kỷ và cá nhân của chúng.

        Chúng tôi hy vọng vào một ngày sắp tới, nhân dân Pháp và nhân dân Việt Nam cuối cùng có thể hợp tác trong hòa bình và hữu nghị vì hạnh phúc của cả hai dân tộc chúng ta.

        Trong khi chờ đợi, chúng tôi sẽ không coi các bạn như tù binh. Các bạn hãy yên tâm dưới sự bảo vệ của chúng tôi cho đến khi các cuộc xung đột chấm dứt. Lúc đó các bạn sẽ được tự do.

        Tôi xin chúc tất cả các bạn nhân dịp Nô-en và chúc mừng năm mới.

HỒ CHÍ MINH        



PREFACE DU GÉNÉRAL VO NGUYEN GIAP

        “La Guerre d’Indochine à travers la voix des soldats du Corps expéditionnaire français” est un bon livre qui reflète la politique de clémence et d’humanité du Président Ho Chi Minh, de l’Armée populaire et du peuple vietnamiens”
Printemps 2004             
Général Vo Nguyen Giap        
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2016, 01:41:10 am »

       
LỜI NÓI ĐẦU

        Cuộc chiến tranh do thực dân Pháp tiến hành trên bán đảo Đông Dương đã chấm dứt cách đây đúng nửa thế kỷ. Đã có rất nhiều sách của các tác giả cả ở trong nước và ở nước ngoài viết về cuộc chiến tranh này. Để biết thêm được chính tiếng nói của những người lính trong đội quân viễn chinh Pháp bị bắt làm tù binh đã được trao trả tự do, nhằm cung cấp thêm tư liệu để bạn đọc nhìn nhận cuộc chiến tranh này từ một góc độ khác, và cũng để góp phần vào việc nghiên cứu tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I trân trọng giới thiệu cuốn: “Chiến tranh Đông Dương qua tiếng nói của binh lính Pháp”.

        Cuốn sách này được tập hợp từ một số thư và cảm tưởng do chính các sĩ quan và binh lính trong quân đội viễn chinh Pháp tự tay viết trong thời gian bị bắt làm tù binh tại nhiều mặt trận và đã được trao trả tự do trong nhiều đợt. Đây là tài liệu lưu trữ thuộc phông Phủ Thủ tướng hiện đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III. Những tài liệu này được công bố nguyên văn và là lần công bố đầu tiên, nhân dịp kỷ niệm 115 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, 60 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử.

        Từ một số lượng lớn thư và các bài phát biểu cảm tưởng, chúng tôi đã lựa chọn được một số tiêu biểu để dịch và đưa vào sách trong các phần dưới đây:

        Phần thứ nhất: Thư gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh.

        Phần thứ hai: Thư gửi Quốc hội, Mặt trận Liên Việt, Quân đội nhân dân Việt Nam và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

        Phần thứ ba: Thư gửi các tổ chức quốc tế, các tổ chúc dân chủ Pháp và nhân dân châu Phi.

        Phần thứ tư: Thư gửi lực lượng viễn chinh Pháp, gia đình và bạn bè.

        Phần thứ năm: Cảm tưởng của tù binh Pháp.

        Phần thứ sáu: Phụ lục.

        Qua những trang thư, những dòng cảm tưởng được tập hợp trong sách, bạn đọc sẽ hình dung lại cuộc chiến tranh xâm lược mà thực dân Pháp đã tiến hành trên đất nước ta, ngay sau khi Việt Nam vừa giành được độc lập năm 1945. Với hàng vạn quân viễn chinh cùng xe tăng, đại bác, cuộc chiến tranh này đã gây ra biết bao đau thương tang tóc cho nhân dân Việt Nam.

        Là một dân tộc yêu chuộng hoà bình, tha thiết với độc lập tự do, nên dân tộc Việt Nam đã buộc phải cầm súng đứng lên tự vệ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, quân và dân Việt Nam đã chiến đấu ngoan cường, “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”, và đã chiến thắng vẻ vang.

        Xuất phát từ truyền thống giầu lòng nhân ái, vị tha, theo tư tưởng nhân đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và tấm lòng bao dung của Người, dân tộc, quân đội và nhân dân Việt Nam đã gạt đi những đau thương tang tóc, nén lòng căm thù với chính kẻ thù của mình để dành cho tù binh một sự đối đãi khoan hồng, nhân đạo.

        Những hàng binh và tù binh được Chính phủ, quân đội và nhân dân Việt Nam đối xử tử tế. Họ được cứu chữa tận tình, được cung cấp cơm ăn, áo mặc và được chăm sóc chu đáo. Chính viên Trung uý Giăng Giắc Bớc-cơ-lê (Jean Jacques Beucler), tù binh Pháp đã phải thừa nhận “đấy là một điều có một không hai trong biên niên sử tù binh của mọi thời đại”.

        Hơn bốn mươi năm sau, trong chuyến thăm Việt Nam, Tổng thống Pháp Phơ-răng-xoa Mít-tơ-răng (François Mitterand) cũng đã thừa nhận: “Tôi nhớ cuộc đi thăm nước Pháp của Chủ tịch Hồ Chí Minh để tìm người đối thoại, nhưng không tìm được người đối thoại ở Phông-ten-nơ-blô (Fontainebleau). Lúc ấy chúng ta đã buộc Việt Nam phải chiến đấu. Về phía Pháp, đó là sự sai lầm lớn...”.

        Thời gian trôi đi, lịch sử đã sang trang mới. Theo Cương lĩnh của Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VII, “Việt Nam muốn là bạn với các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”, quan hệ Việt - Pháp đã có bước phát triển mới.

        Cuốn “Chiến tranh Đông Dương qua tiếng nói của binh lính Pháp” là một món quà của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I chào mừng những ngày kỷ niệm lớn trong năm 2004. Qua những bức thư và lời phát biểu được ghi lại rõ ràng trên giấy trắng mực đen được tập hợp trong sách, binh lính Pháp đã bầy tỏ nhận thức của họ khi thấy tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược do thực dân Pháp gây ra. Họ tự nhận thấy mình đã bị lừa bịp, bị biến thành bia đỡ đạn trong cuộc chiến tranh không phải vì lợi ích của cả hai dân tộc Pháp - Việt mà chỉ vì lợi ích của một số tư bản phản động Pháp. Họ thành thực biết ơn chính sách nhân đạo, khoan hồng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Chính phủ và nhân dân Việt Nam. Họ đấu tranh đòi chấm dứt chiến tranh, đòi lập lại hoà bình ở Việt Nam. Cuộc đấu tranh của họ thực sự đã trở thành một bộ phận của cuộc đấu tranh vì hoà bình của các dân tộc trên thế giới.

        “Chiến tranh Đông Dương qua tiếng nói của binh lính Pháp” cũng góp phần giúp bạn đọc hiểu sâu sắc về chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh và truyền thống nhân đạo, vị tha của dân tộc Việt Nam, những yếu tố đã góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị Việt Pháp vì sự nghiệp phát triển của mỗi nước.

        Trong quá trình xây dựng bản thảo sách, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của những người làm công tác báo chí và sử học ở trong và ngoài Quân đội như Đại tá Lê Kim (Báo Quân đội nhân dân), Đại tá Nguyễn Huy Toàn và Đại tá Lê Văn Tô (Viện Lịch sử quân sự Việt Nam) và nhất là của Giáo sư sử học Bùi Đình Thanh, người đã giúp chúng tôi rất nhiều trong cả việc hiệu đính bản dịch. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.

        Đặc biệt, chúng tôi đã vinh dự được Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận lời đọc bản thảo và viết lời giới thiệu cho sách. Sự nhiệt tình của Đại tướng đã làm chúng tôi thực sự cảm động và nhận thức được tốt hơn công việc của mình. Nhân dịp cuốn sách ra mắt bạn đọc, chúng tôi xin kính chúc Đại tướng và gia đình mạnh khoẻ.

        Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng, song do trình độ của Ban Biên soạn còn có những hạn chế nhất định nên cuốn sách chắc chắn còn có nhiều khiếm khuyết. Chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của bạn đọc để lần xuất bản sau được tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Hà Nội, Xuân 2004        
BAN BIÊN SOẠN          
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2016, 01:42:41 am »


AVANT-PROPOS

        Il y a tout juste un demi-siècle, prenait fin la guerre menée par les colonialistes français sur la péninsule indochinoise, une guerre au sujet de laquelle bien des auteurs vietnamiens comme étrangers se sont consacrés. Mais pour mieux connaître la voix des soldats du Corps expéditionnaire français en Extrême-Orient, faits prisonniers de guerre puis remis en liberté, pour fournir aux lecteurs une documentation plus complète et sous un angle nouveau, et pour contribuer enfin aux recherches sur la pensée humaniste du Président Ho Chi Minh, le Centre des Archives Nationales N0I a l’honneur de présenter le livre “La guerre d’Indochine à travers la voix des soldats du corps expéditionnaire français”.

        Ce ouvrage est un recueil de lettres et impressions écrites par des officiers, des sous-offciers et de simples soldats, faits prisonniers de guerre sur différents fronts et libérés en plusieurs étapes. Ce sont des documents d’archives du fonds Phu Thu tuong (Conseil des Ministres) actuellement conservés au Centre des Archives Nationales N0III. Ils sont des textes originaux, bien vivants, publiés pour la première fois à l’occasion du 115è anniversaire de la naissance du Président Ho Chi Minh, du 60è anniversaire de la fondation de 1’Armée populaire du Vietnam ainsi que du 50è anniversaire de la victoire de Dien Bien Phu.

        Parmi ces textes rassemblés en grande quantité, nous avons sélectionné les plus représentatifs pour Ies présenter en six chapitres:

        Première partie: Lettres adressées au Président Ho Chi Minh.

        Deuxième partie: Lettres adressées à l’Assemblée Nationale du Vietnam et au Comité National du Lien Viet, à l’Armée populaire du Vietnam et au Général Vo Nguyen Giap.

        Troisième partie: Lettres adressées à l’Assemblée Nationale française, aux organisations internationales, aux associations démocratiques françaises et aux peuples africains.

        Quatrième partie: Lettres adressées aux familles, aux amis et au corps expéditionnaire françrais.

        Cinquième partie: Impressions des prisonniers de guerre.

        Sixième Partie: Annexes

        À travers ces lettres, le lecteur verra se rejouer la guerre d’agression colonialiste au Vietnam juste après la reconquête de l’indépendance en 1945. Forte de milliers de légionnaires, de tanks et de canons, l’armée française a engendré nombre de souffrances et de deuils pour le peuple vietnamien.

        Ce peuple vietnamien, épris de paix, d’indépendance et de liberté, obligé de prendre les armes pour se défendre. Sous la direction du Parti communiste vietnamien ayant à sa têle le Président Ho Chi Minh, l’Armée populaire et le peuple tout entier ont vaillamment lutté pour le mot d’ordre “plulôt tout sacrifier que de perdre sa patrie et de vivre en esclaves”. Et une glorieuse victoire récompensa cette lutte.

        Riches d’une longue tradition d’humanisme, de générosité et de tolérance et animés par la pensée du Président Ho Chi Minh, la nation, l’armée et le peuple vietnamiens ont supporté leurs souffrances et réprimé leur haine pour leurs ennemis, afin de traiter les prisonniers de guerre comme leurs prochains et leurs frères d’arme.

        Les soldats qui se sont rendus et les prisonniers de guerre capturés ont été bien traités par le Gouvernement, l’Armée et la population du Vietnam. Ils ont reçu des soins médicaux, de la nourriture et des vêtements. Le lieutenant Jean-Jacques Beucler n’a-t-il pas lui même reconnu: “Ceci doit être unique dans les annales des prisonniers de tous temps et lieux”.

        Quarante ans plus tard, au cours d’une visite officielle au Vietnam, l’Ex-Président français François Mitterrand confiait “Je me souviens de la visite en France du Président Ho Chi Minh. Il vint à Fontainebleau rencontrer un interlocuteur, mais ne le trouva point. À ce moment-là, la France avait déjà décidé de pousser le Vietnam vers la guerre. Ce fut notre grande erreur...”.

        Le temps a passé, une page de l’histoire est tournée. Selon le programme politique du VIIè Congrès national du Parti communiste vietnamien, “Le Vietnam veut devenir ami de tous les pays du monde dans la communauté internationale et déployer ses efforts pour la paix, l’indépendance et le développement”. Les relations vietnamo-françaises ont quant à elles connu un nouveau développement.

        Le livre “La guerre d’Indochine à travers la voix des soldats du corps expéditionnaire français” est la contribution du Centre des Archives Nationales No1 pour célébrer les grandes dates de l’année 2004. À travers leurs lettres, les soldats français ont exprimé leur conscience face à l’injustice de la guerre d’agression déclenchée par les colonialistes français. Ils se sont aperçus avoir été dupés pour servir de chair a canon dans une guerre uniquement au service des intérêts des capitalistes, et au détriment des intérêts des deux peuples français et vietnamien. Ils ont sincèrement remercié la politique humanitaire et clémente du Président Ho Chi Minh, du Gouvernement et du peuple vietnamiens. Ils ont lutté pour demander la cessation de la guerre et le rétablissement de la paix au Vietnam. Leur combat est vraiment devenu une partie intégrante de la lutte pour la paix des peuples du monde.

        “La guerre d’Indochine à travers la voix des soldats du corps expéditionnaire français” enfin contribue à mieux faire comprendre aux lecteurs l’humanisme du Président Ho Chi Minh, la tradition humanitaire, altruiste du peuple vietnamien, tous éléments qui ont contribué à l’édification et à l’épanouissement des relations amicales entre le Víetnam et la France, à leur développement respectif.

        Au cours de la rédaction de cet ouvrage, nous avons reçu une aide précieuse de la part des journalistes et des historiens militaires et d’autres chercheurs comme les colonels Le Kim (Journal de l’Armée populaire du Vietnam), Nguyen Huy Toan et Le Van To (Institut d’histoire militaire du Vietnam), et surtout le Professeur d’histoire Bui Dinh Thanh qui a grandement contribué à la correction des traductions. Qu’ils soient ici chaleureusement remerciés.

        En particulier, nous voudrions remercier encore le Général Vo Nguyen Giap qui nous a fait l’honneur de relire le manuscrit de cet ouvrage et d’en écrire la préface. Le zèle du Général nous a profondément touché et nous y avons trouvé là les plus forts encouragements pour la réalisation de notre projet. Que le Général, ainsi que toute sa famille, reçoivent à l’occasion de la publication de notre ouvrage, l’expression de notre sincère gratitude.

        Enfin, en dépit de nos efforts, il est toujours possible que des erreurs involontaires, ici ou là, se soient glissées dans le texte. Nous prions d’avance le lecteur de bien vouloir nous en excuser et l’invitons à nous faire connaître ses éventuelles remarques en vue de futures améliorations de notre modeste travail.

Hanoï, Printemps 2004         
La Rédaction               
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2016, 01:49:55 am »

     
PHẦN THỨ NHẤT

THƯ GỬI CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH


        Thư của Đại úy tuyên úy Henry Moreau

        Tỉnh Quảng Ngãi,
        Ngày 8 tháng 7 năm 1947

        Thưa Ngài Chủ tịch,

        Tôi viết thư này từ một làng quê nhỏ bé thuộc tỉnh Quảng Ngãi nằm dưới chân dãy núi Trường Sơn. Tôi sống bình yên giữa những người dân hiền hậu mà hàng ngày trên những cánh đồng, tôi thấy họ cày cấy với niềm yêu thương mảnh đất màu mỡ này cũng y như những người nông dân Ăng-du quê tôi đang làm.

        Và tôi ở đây với tư cách là “tù binh” trong một trại giam không có song sắt, không có cả quản ngục, ở nhà của một ông chủ tịch xã và thường xuyên được những người mà tôi gọi là “bạn của tôi” đến thăm. Họ là những con người biết vui nhưng cũng biết nghiêm túc và bằng sự tế nhị cũng biết chứng minh rằng mình là những con người tốt mặc dù có những lời nhận xét của các triết gia bi quan.

        Từ khi tôi đến, mọi thứ đều không ngờ tới, ở tỉnh này (tôi bị bắt ở Đà Nẵng, bên bờ sông ngày 6 tháng 6), tôi đã biết được nhiều thứ về xứ sở và những người dân của nơi đây. Thưa Ngài Chủ tịch, tôi đã được chứng kiến và nhận thấy rằng Ngài được tôn sùng, kính trọng và được phục tùng ngay cả ở những xóm nhỏ này mà chắc chắn Ngài chưa biết tới.

        Và giờ đây vào lúc sắp được trả tự do và trở về Đà Nẵng - ở đó tôi sẽ nối lại các hoạt động từ thiện bên cạnh những thương binh hoặc những người bệnh như là một tuyên úy Thiên Chúa giáo - tôi thấy cần phải xác nhận một cách công bằng và đúng sự thật rằng tôi đã được chính quyền Việt Nam, cả dân sự và quân sự, đối xử một cách tận tình, chu đáo. Nghĩ đến việc tôi sẽ trở về đơn vị của tôi - đội điều trị lưu động số 1 - đầu tôi lại đặt ra biết bao câu hỏi: tại sao lại có cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn này? Tôi không hề thấy xung quanh tôi sự thù hằn khinh ghét. Tôi được đối đãi như một người khách chứ không phải như một tù binh!

        Mong sao ai là người lãnh đạo, người dẫn dắt hành động, hãy nhanh chóng, thật nhanh chóng hướng mọi người tới Hoà bình, nền Hoà bình của Chúa: đó là mong muốn thành tâm của tôi khi kết thúc lá thư này.

        Thưa Ngài Chủ tịch, xin Ngài hãy nhận những lời chào trân trọng và sự tận tâm của tôi.

Henry Moreau          
Đại úy tuyên úy.        
(Hồ sơ: No 1099)        


        Báo cáo về lễ hội Ramadam của trại tù binh Tuyên Quang

        Ngày 9 tháng 7 năm 1951

        Thưa các quý bà và các quý ông,

        Kính gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam: tôi xin thay mặt tất cả các bạn tù cảm ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam vì đã có ý cho phép chúng tôi tổ chức lễ hội Hồi giáo. Và đặc biệt là ở vị trí của chúng tôi hiện nay như những nạn nhân của cuộc chiến tranh, chúng tôi không có quyền tổ chức lễ hội này nếu đó không phải là lòng tốt của Ngài cũng như của nhân dân Việt Nam mà chúng tôi đã biết. Đó là lý do mà chúng tôi đã rất muốn xin phép và chúng tôi đã được chấp thuận. Người sĩ quan chỉ huy trại của chúng tôi cũng đã rất muốn tham dự lễ hội của chúng tôi bằng cách cho phép chúng tôi cả một ngày nghỉ ngơi, dành cho chúng tôi một con trâu to, phát cho chúng tôi thuốc lá. Mặt khác, chúng tôi cũng vô cùng cảm ơn vì đã tặng chúng tôi một tối lửa trại.

        Chúng tôi rất vui sướng vì được phép tổ chức lễ hội. Hãy tin rằng chúng tôi sẽ lao động nhiệt tình cùng các bạn cho đến ngày được phóng thích.

Đại diện trại              
Đã ký: Saa Mansaré.        
(Hồ sơ: No 1096)          
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2016, 02:04:33 am »


        Thư của tù binh Trại 14 Việt Bắc

        Việt Bắc, ngày 16 tháng 8 năm 1951

        Kính gửi Ngài Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà,

        Thưa Ngài Chủ tịch,

        Những tù binh của Trại 14 đã quyết định gửi đến cho Ngài, nhân dịp lễ Độc lập của Việt Nam, sự thể hiện lòng ngưỡng mộ sâu sắc đối với sự nghiệp yêu nước mà Ngài đã thực hiện và tấm gương về dân chủ mà Ngài đã thể hiện cho thế giới.

        Suốt thời gian chúng tôi là tù binh đã được làm dịu đi bởi tất cả những phương tiện mà nhân dân Việt Nam có. Chúng tôi đã có thời gian quan sát xung quanh chúng tôi. Từ đó, tình cảm của chúng tôi đã thay đổi và chúng tôi chỉ có thể ngưỡng mộ đường lối anh hùng mà với nó nhân dân phải chịu đựng nhũng thiếu thốn của cuộc kháng chiến. Để sống những năm từ 1940 đến 1945 ở Pháp, chúng tôi biết cần phải từ bỏ cái gì và cần phải có lòng yêu nước để tự đặt mình vào cuộc sống khủng khiếp này. Thưa Ngài Chủ tịch, chính sự tài giỏi của Ngài đã biết lôi cuốn toàn thể đất nước đi theo Ngài để làm nên hạnh phúc và tự do cho những thế hệ tương lai.

        Chúng tôi nồng nhiệt mong muốn rằng năm thứ bảy này của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẽ chấm dứt cuộc chiến tranh vì lợi ích chung của hai dân tộc. Và rằng sự đối kháng của hai bên sẽ trở thành một tình bạn chân thành trong sự hiểu biết lẫn nhau và thân tình.

        Thưa Ngài Chủ tịch, sau khi đã phục vụ cho sự nghiệp phi nghĩa của cuộc chiến tranh, chúng tôi mong muốn sẽ phục vụ cho sự nghiệp hoà bình hôm nay và từ đó có thể sửa chữa một chút những lỗi lầm mà chúng tôi đã gây ra trong sự ngu dốt. Chính vì vậy chúng tôi kính đề nghị Ngài phóng thích chúng tôi. Ngài hãy an tâm rằng khi trở về lòng biết ơn của chúng tôi sẽ được biểu hiện bởi lòng trung thành của sự ngưỡng mộ mà chúng tôi dành cho nhân dân Việt Nam và bởi sự tuyên truyền không ngừng mà chúng tôi sẽ thực hiện cho sự hồi hương đội quân viễn chinh Pháp ở Viễn Đông và hoà bình lập lại ở Việt Nam.

        Xin gửi tới Ngài những tình cảm chân thành nhất của chúng tôi và những lời chúc hạnh phúc của chúng tôi dành cho Ngài và nhân dân của Ngài.

        Đã ký:

Họ tên----------Chức vụ--------Đơn vị
Fontaine HenryTrung sĩ2è BT
Chalard MauriceHạ sĩ trưởng1è BT
Pornot PièrreHạ sĩ trưởng8è GSAP
Moebs PièrreHạ sĩ8è RTM
Lettelier GilbertHạ sĩ8è BCL
Guffroy ClémentHạ sĩ4è RTM
Delbert RenéBinh nhì3è REI
LegouezHạ sĩ1er RCP
Louvet MarcelBinh nhì2è BT
Fribourg LouisBinh nhì24è BMTS
Stanzianni VincentBinh nhì3è REI
Wogsthnik WladislasBinh nhì3è REI
Dorné ZigmondBinh nhì3è REI
Schlack SidfrigBinh nhì5è REI
Fredmark HorstHạ sĩ3è REI
SthalBinh nhì3è REI
PictrowskiBinh nhì3è REI
TonoBinh nhì2/6è RIC
Sambs DeriBinh nhì3/6 RIC
Tambs TonoBinh nhì27è RMTS
LenoBinh nhì1/24 RMTS
BaléHạ sĩ1/24 RMTS
BérétiBinh nhì1/24 RMTS
TengbéBinh nhì1/24 RMTS
KamaraBinh nhì1/24 RMTS
TinguiaBinh nhì1/24 RMTS
MamadouBinh nhì1/24 RMTS
BoyéBinh nhì1/24 RMTS
DialloBinh nhì1/24 RMTS
BidouBinh nhì1/24 RMTS
Karis BouzidBinh nhì8è GSAP
Abdelhader 2221Binh nhì8è RTM
B. BareckBinh nhì8è GSAP
SaraouiBinh nhất8è GSAP
MadouiBinh nhì25è BTA
Mh. Z/KebirBinh nhì8è RTM
Mh. Z/Amoud 2805Binh nhì8è RTM
Moulouch 3122Binh nhì8è RTM
Maechi CherifBinh nhì8è GAP
Ali Z/BouchaibBinh nhất6è GSMP
Riech AekBinh nhì21 BTA
MustaphaHạ sĩ6è GSMP
B/ BachirBinh nhất21 BTA
Amou Z/LassenBinh nhì8è RTM
Mohamed Z/HanneurTrung sĩ8è RTM
Mohamed Z/AliBinh nhì8è RTM
Maati Z/ KadourBinh nhất8è RTM
Abbes Z/ LahadBinh nhất6è GSMP
Mh. Z/LhassenBinh nhì8è RTM
Hassen Z/ BouazzaBinh nhì8è GSMP
BelfadelBinh nhì516 GTRG
DjillaliBinh nhì8è RTM
KébirBinh nhì8è RTM
DahmaneBinh nhất8è RTM
DrissBinh nhất8è RTM
Mh. Z/DjelloulBinh nhì8è RTM
BouazzaBinh nhất21 BTA
HadjHạ sĩ4è RTM
Mh. Z/MohamedBinh nhì8è RTM
Mohamed AliBinh nhất8è RTM
B/ ArnurBinh nhì8è RTM
Sahh Z/AzeusHạ sĩ trưởng6è RTM
Mh. KassemBinh nhì6è GSMP
AbdeslemHạ sĩ8è RTM
B/ Duss AbdeslenBinh nhì8è RTM
Ali AtsoukBinh nhì8è RTM
Bel KebirBinh nhất25 BTA
MeshlemBinh nhấtServ. Sanitaire
Ben GherbiHạ sĩ205 BTA
BouzidHạ sĩ trưởng25 BTA
Mh. Z/MaatiBinh nhì4è RTM
       Hai nhân viên dân sự người Ấn Độ: Annihham và Cherzan

(Hồ sơ: No 1099)        
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2016, 02:08:47 am »

        
        Thư của tù binh được phóng thích chuyến Léo Figuères

        Kính gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh,

        Chính phủ và nhân dân Việt Nam,

        Chúng tôi, những tù binh được trả tự do trong chuyến “Léo Figuères”, người Phi cũng như người Âu, xin bày tỏ với Ngài Chủ tịch, Chính phủ và nhân dân Việt Nam những tình cảm biết ơn sâu sắc, lòng biết ơn mà chúng tôi sẽ chứng tỏ bằng hành động khi chúng tôi trở về nước.

        Biết ơn trước hết là đang trong quá trình cuộc chiến đã trả tự do cho chúng tôi mà không kèm bất kỳ một điều kiện nào.

        Biết ơn về những đối xử tốt mà chúng tôi đã nhận được trong nhiều tháng về phương diện thực phẩm, thuốc men cũng như quần áo.

        Biết ơn nhất là đã giúp chúng tôi sáng tỏ sự thật, làm cho chúng tôi từ những cựu binh đánh thuê và mù quáng trở thành những con người có ý thức và có khả năng đấu tranh cho hoà bình thế giới.

        Cũng biết ơn vì đã giúp chúng tôi vượt qua những thành kiến đang trói buộc thế giới tư bản và vì đã trả tự do cho chúng tôi theo tinh thần của những nguyên tắc về tình đoàn kết mang tính xây dựng của tất cả các dân tộc.

        Đó là lời cảm ơn mà chúng tôi gửi tới Ngài. Đối với chúng tôi, những người được trả tự do, điểm đấu tranh chính yếu sẽ là hoà bình ở Việt Nam bằng việc rút đội quân viễn chinh về nước.

        Chúng tôi đã ý thức được những lỗi lầm trước đây của mình và điều đó đem lại cho chúng tôi sự khao khát hơn trong cuộc đấu tranh ấy.

        Cảm ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà về lòng khoan hồng mang tính xây dựng mà Người đã chứng tỏ cả trong khi chúng tôi đang còn là tù binh và ngay cả khi chúng tôi đang được trả lại tự do.

        Cảm ơn Chính phủ Việt Nam vì đã mang lại cho chúng tôi môi trường và sự giáo dục với những đối xử tốt.

        Cảm ơn nhân dân Việt Nam về lòng tốt, về cách tiếp đón chúng tôi trong những điều kiện khó khăn mà họ gặp phải vì cuộc chiến tranh bất công và đầy tội ác này do thực dân Pháp tiến hành.

        Cảm ơn Việt Nam, một đất nước mà chúng tôi chắc chắn sẽ sớm được tự do.

        Bằng những thái độ tới đây, chúng tôi sẽ biết chứng tỏ rằng lòng tin mà Việt Nam đặt vào chúng tôi sẽ không phải là uổng công vô ích.

        Viết tại Việt Nam, ngày 27 tháng 8 năm 1951

Ban đại diện                                
(kèm theo danh sách 20 binh sĩ người Âu - Phi)        
(Hồ sơ: No 1099)                           
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #7 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2016, 02:14:36 am »

      
        Thư của tù binh Âu - Phi Trại 15

        Việt Nam, ngày 4 tháng 9 năm 1951

        Kính gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh,
        Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
        Cha già Hồ Chí Minh,

        Thay mặt 254 tù binh Âu - Phi của trại số 15, tôi có vinh dự được gửi tới Ngài bức thư giãi bày này khẳng định tư tưởng của chúng tôi đối với Ngài và nhất là đối với nhân dân Việt Nam. Đã tám tháng nay, chúng tôi được sống trong vùng tự do của nước Việt Nam, tức là vùng lãnh thổ dưới sự quản lý của Ngài, Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người đã chịu đựng biết bao gian khổ để giành độc lập hoàn toàn cho đất nước mình.

        Chúng tôi đã bị bắt làm tù binh bởi các chiến sĩ dũng cảm của Ngài. Mặc dù đã cố gắng chống cự, nhưng họ đã đánh thắng và tước vũ khí của chúng tôi trong cuộc hành quân Bécassine (27-12-1950)1. Đầu óc chúng tôi lúc ấy đang bị nhồi nhét đủ thứ tuyên truyền dối trá của những kẻ đi xâm lược (tức bọn thực dân Pháp). Họ đã nói với chúng tôi: Việt Minh rất man rợ; nếu bắt được các anh thì họ sẽ chặt đầu. Với những lời dối trá bất tận ấy, chúng tôi đã rất sợ không dám chạy sang hàng ngũ của Ngài và chúng tôi đã ở lại với vũ khí trong tay cho đến khi nhiều đồng đội chúng tôi ngã xuống chiến trường, tất cả không gì khác ngoài lợi ích của bọn tư bản. Chúng tôi đã bị bắt và chúng tôi đã ở lại với Ngài - Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân của Người. Các chiến sĩ và sĩ quan Việt Nam đã sớm làm cho chúng tôi hiểu rằng họ không chiến đấu chống lại những thanh niên của các dân tộc bị áp bức, càng không chống lại nhân dân Pháp, mà chống lại bọn thực dân Pháp - những kẻ chỉ sống dựa trên của cải của người khác. Để chứng tỏ coi chúng tôi là bạn, ngay trên chiến trường, họ đã cho chúng tôi thức ăn, thu nhặt các thương binh của chúng tôi và chuyển đến bệnh viện của họ. Những thương binh này đã được săn sóc chu đáo, có thức ăn ngon, có chỗ nằm tốt. Khắp nơi chúng tôi đi qua, người dân đều mở rộng vòng tay đón tiếp.

        Hai tháng sau khi chúng tôi bị bắt, một ngày lễ đầu tiên đã đến với chúng tôi, đó là ngày lễ Tết cổ truyền của Việt Nam (6-2-1951 dương lịch). Chúng tôi đã nhận được một đặc ân lớn từ Cha già Hồ Chí Minh: 22 thương binh nặng của chúng tôi đã được trao trả cho Hội Chữ thập đỏ Pháp. Về ăn uống, nhân ngày lễ tết này, ban chỉ huy trại đã thết đãi chúng tôi những bữa cơm thịnh soạn: hai con trâu và một con lợn đã được mổ và chúng tôi đã ăn trong suốt ba ngày. Hơn thế nữa, những người lao động tốt nhất trong chúng tôi còn được mời dự cơm với Ban chỉ huy trại cùng Đoàn đại biểu của Ủy ban tỉnh. Tóm lại, cả ba ngày Tết ấy thật là thú vị, nhất là đối với chúng tôi, những tù binh hoàn toàn chưa biết chút gì về ý nghĩa của một cuộc sống dân chủ và nhờ vào Ngài, Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng tôi không còn trong cảnh tăm tối nữa. Giờ đây, chúng tôi đã biết được con đường phải theo để sau này có thể noi theo Ngài. Chúng tôi đã được chỉ bảo khá nhiều về mặt dân chủ.

        Một ngày lễ khác - ngày lễ thứ tư, đó là ngày lễ Độc lập mồng 2 tháng 9 của Việt Nam. Chúng tôi, những tù binh của Trại 15, chúng tôi sẽ không chậm trễ trong việc luôn giữ thiện chí và tinh thần tốt để liên hoan cùng với các bạn Việt Nam của chúng tôi, những người đã giành được độc lập cho đất nước mình từ ngày 2 tháng 9 năm 1945. Chúng tôi đã tổ chức một ngày lễ lớn như ba ngày lễ trước đây. Tất cả mọi người đã nhảy múa hết mình. Tóm lại là Ban chỉ huy trại đã luôn nghĩ tới chúng tôi. Với lòng tử tế không thể tưởng tượng ấy, chúng tôi chỉ có thể nói rằng: cảm ơn Cha già và nhân dân của Người đã không bao giờ muốn làm điều xấu đối với thanh niên các dân tộc bị áp bức, mặc dù chính họ đã đến đây chiến đấu chống lại những người bạn chân thành của mình vì lợi ích của bọn tư bản.

        Một ngày lễ thứ hai: hai tháng sau ngày lễ đầu tiên - ngày 19 tháng 5 năm 1951, ngày mà vị Thủ lĩnh lý tưởng của chúng ta đã chào đời: đó là ngày sinh nhật của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một vũ hội lớn đã được các tù binh Trại 15 chúng tôi tổ chức. Nhân dịp ngày lễ này, Ban chỉ huy trại - những người yêu thích biểu tượng của Tổ quốc mình, đã cấp cho chúng tôi một con trâu lớn, và chúng tôi đã mổ ăn ngay trong ngày. Chúng tôi cũng đã nhận được nhiều thuốc lá và trà nóng.

        Sau kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ là lễ kỷ niệm Cách mạng 19 tháng 8 năm 1945. Không gì thú vị hơn là được dự lễ kỷ niệm Cách mạng 19 tháng 8 năm 1945 của Việt Nam. Ngày này, nhân dân Việt Nam đã vùng lên chống lại thực dân Pháp và đã lật đổ sự thống trị của Pháp. Đó là ngày chiến thắng ở Việt Nam. Với tất cả những tấm lòng của mình, chúng tôi đã mừng lễ hội này như chính chúng tôi đã đứng lên làm cách mạng. Ngày lễ hội này đã thực sự đem lại cho chúng tôi nhiều ý tưởng mới. Cũng nhân dịp này chúng tôi lại được cấp một con trâu to, một con lợn và một con dê. Chúng tôi cũng đã nhận được cả thuốc lá nũa. Thưa Cha già Hồ Chí Minh, hình như bức thư đã khá dài và chúng tôi mong Người hãy gắng kiên nhẫn để đọc hết.

        Chúng tôi xin Người, cũng như nhân dân của Người, hãy nhận lấy ở chúng tôi những lời chào tốt đẹp nhất.

        Để kết thúc lá thư, thưa Cha già Hồ Chí Minh, chúng tôi xin thêm:

        Hoà bình thế giới muôn năm!

        Cách mạng mùa Thu, ngày 19 tháng 8 năm 1945 muôn năm!

        Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm!

        Tình hữu nghị giữa các dân tộc muôn năm!

Trại 15, ngày 4 tháng 9 năm 1951        
Đại diện các tù binh.                
Sad. Mausaq                    
(Hồ sơ: No 1099)                  
----------------
       1. Tức cuộc hành quân Chim dẽ giun của Pháp, mở vào lúc bộ đội ta bắt đầu chiến dịch Trung Du (Chiến dịch Trần Hưng Đạo).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #8 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2016, 02:22:57 am »


        Thư của tù binh được phóng thích của chuyến Nô-en năm 1951

        Ngày 29 tháng 12 năm 1951

        Kính gửi Ngài Chủ tịch Hồ Chí Minh

        Thưa Ngài,

        Vô cùng cảm động bởi bức điện mừng Nô-en của Ngài và bởi biểu hiện tuyệt vời về lòng độ lượng trong việc trả chúng tôi về cho nhân dân Pháp, chúng tôi xin bày tỏ với Ngài lòng biết ơn chân thành.

        Trong suốt thời gian chúng tôi bị bắt làm tù binh, Ngài đã luôn theo dõi và chỉ dẫn chúng tôi một cách ân cần. Bị lạc vào phe những kẻ gây chiến, chúng tôi đã ý thức được những lỗi lầm trước đây và những nhiệm vụ của mình sau này, dưới sự che chở của Ngài.

        Chúng tôi đã tìm lại được vị trí của mình là những người con của nhân dân Pháp và chúng tôi xin bảo đảm với Ngài rằng chúng tôi sẽ chiến đấu với lòng nhiệt tình trong các tổ chức dân chủ để cho hoà bình được lập lại ở Việt Nam bằng việc rút quân của đội quân viễn chinh Pháp ở Viễn Đông.

        Là những chiến sĩ hoà bình, chúng tôi tin chắc rằng mục tiêu của chúng tôi sẽ là cùng chiến đấu vì lý tưởng dân chủ, chống mọi kẻ thù chung của các dân tộc: những tên đế quốc và tư bản Mỹ, Pháp - những kẻ gây chiến.

Ngày 29 tháng 12 năm 1951        

Họ tên----------Chức vụ--------------Đơn vị
Thomas DurisBác sĩ - Trung sĩQuân y
Levy PaulBác sĩ - Đại úy2è Tabor
Anouil JeanTrung úyF.I
Des GroslanrdTrung úyF.I
Guymard JeanTrung úy1er BEP
Dupuis CharlesThượng sĩ nhất1er BEP
Oelhshlagel WillyThượng sĩ3è REI
Coppini EgidioThượng sĩ3è REI
Sinay GuyThượng sĩF.I
Tatan AndréThượng sĩF.I
Brunot JeanThượng sĩF.C
Bouchet EtienneThượng sĩBEP

(Hồ sơ: No 1099)        
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #9 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2016, 02:26:51 am »


        Thư của tù binh Trại 113 được phóng thích “Chuyến ngày 19 tháng 5”

        Kính gửi Ngài Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà

        Thưa Ngài Chủ tịch,

        Lòng nhân từ lớn của Ngài, chính sách khoan hồng của Chính phủ Việt Nam một lần nữa được biểu lộ bằng việc phóng thích một số lớn tù binh chúng tôi. Sự rộng lượng mà với nó chúng tôi đã được đối xử trong suốt thời gian bị bắt, đã làm cho chúng tôi ý thức được những lỗi lầm to lớn mà chúng tôi đã phạm phải trong đội quân viễn chinh Pháp ở Viễn Đông. Thật là mù quáng bởi sự tuyên truyền dối trá và dưới vỏ bọc hoà bình mà chúng tôi đã đến đánh nhau với một dân tộc ngay trên mảnh đất của họ, một dân tộc muốn sống tự do trong hoà bình. Bị cuốn vào vòng xoáy của cuộc phiêu lưu, chúng tôi đã trở thành những tội phạm khát máu, coi thường sự tôn trọng quyền con người và giết phụ nữ, trẻ em, người già bằng đầu óc thù hằn, duy nhất vì chúng tôi cho rằng họ thuộc về một chủng tộc thấp kém và họ không có quyền được tự do.

        Là những tù binh, chúng tôi khi đó đã chờ nhận một sự trừng phạt đích đáng; nhưng ngược lại, được dẫn dắt bởi tấm lòng rộng lượng của Ngài đối với những kẻ sát nhân mà Ngài cho là những đứa con bị lạc đường, nhân dân Việt Nam đã tiếp đón chúng tôi không hận thù, biết rằng chúng tôi là những nạn nhân của chính sách chiến tranh của một nhóm người vô lương tâm.

        Ở mảnh đất hiếu khách này, chúng tôi đã học được cách sống tập thể trong lao động, trong tình bạn và tình đoàn kết. Các nhà chức trách của Việt Nam đã ra sức làm cho chúng tôi hiểu những nguyên nhân thực sự của cuộc chiến tranh ở Việt Nam và dần dần được sáng tỏ, chúng tôi đã hiểu rằng chúng tôi đã chỉ phục vụ những lợi ích của những tên tư bản và thực dân luôn luôn hám lợi. Bằng nhiều tin tức đến với chúng tôi thường xuyên, chúng tôi đã khám phá ra rằng những tên tư bản và thực dân dưới dạng chủ nghĩa đế quốc, là những kẻ gây chiến thực sự và rằng bằng mọi cách chúng sẵn sàng để áp đặt ý chí của mình.

        Những tấm gương anh hùng của nhân dân Liên Xô, của nhân dân các nước dân chủ nhân dân, của nhân dân thuộc địa và đặc biệt là của nhân dân Việt Nam và của nhân dân Triều Tiên đang chiến đấu chống lại bọn thực dân, đã dẫn dắt chúng tôi trong việc nhận thức của mình.

        Chúng tôi rất tin tưởng rằng chính sách của Liên Xô và của các nước dân chủ nhân dân là một chính sách hoà bình. Hiện nay chúng tôi biết rằng nghĩa vụ của chúng tôi là chiến đấu chống kẻ thù chung của các dân tộc là chủ nghĩa đế quốc Pháp và thầy của chúng - chủ nghĩa đế quốc Mỹ.

        Thưa Ngài Chủ tịch, bây giờ chúng tôi đã biết Ngài qua những bức thư và những bức điện thân tình, cổ vũ và tin tưởng vào tương lai mà nhiều lần Ngài đã gửi cho chúng tôi. Chúng tôi yêu quý Ngài như một người Cha tốt và độ lượng. Chúng tôi sẽ biết giữ mãi lòng trung thành với tình yêu mà chúng tôi dành cho Ngài cũng như nhân dân của Ngài.

        Sự quyết tâm đấu tranh của chúng tôi sẽ là sự biểu hiện cụ thể lòng biết ơn của chúng tôi đối với hành động cao thượng của Ngài và cũng sẽ là việc thực hiện những mong muốn mà chúng tôi dành cho ngày kỷ niệm sinh nhật lần thứ 62 của Ngài.

        Hoàn toàn tin vào những nhiệm vụ của mình, chúng tôi xin hứa với Ngài:

        - Kiên quyết đấu tranh để quân đội viễn chinh Pháp ở Viễn Đông được hồi hương.

        - Tuyên truyền sự thật về những nguyên nhân chiến tranh ở Việt Nam.

        - Ngăn cản các bạn trẻ đăng lính để tới Đông Dương.

        - Làm cho gia đình và bạn bè của chúng tôi biết về lòng tốt của Ngài và sự độ lượng của nhân dân Việt Nam.

        Chúng tôi thề sẽ không bao giờ cầm súng để chống lại lợi ích của các dân tộc và nhất là các dân tộc thuộc địa.

        Thưa Ngài Chủ tịch, chúng tôi xin chúc Ngài sống lâu để có thể tiếp tục lãnh đạo những số phận của Việt Nam.

        Hoà bình ở Việt Nam muôn năm!

        Hoà bình thế giới muôn năm!

        Ban Hoà bình và Hồi hương của Chuyến ngày 19 tháng 5


        Fontaine Hen ri    Trung sĩ

        Wident René    Trung sĩ

        Lebot Yves    Trung sĩ

        Planas Michel    Hạ sĩ nhất

        Zaid hay Moha    Binh nhì

        Monlay Ben Adalla    Binh nhì

        Huot Robet    Trung sĩ

        Bazin René    Hạ sĩ nhất

        Bartecki Alex    Hạ sĩ nhất

        Judas    Thượng sĩ

        Bark Ben Salem    Trung sĩ nhất

        Gabriel Saha    Binh nhì

(Hồ sơ: No 1099)       
Logged

Trang: 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM