Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:56:19 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến tranh Đông Dương qua tiếng nói của binh lính Pháp  (Đọc 17851 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #30 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2016, 10:12:58 pm »


        Chỗ ở ra sao? Những cái nhà, các cơ quan có treo trên tường các bức ảnh của Bảo Đại và bộ tham mưu của ông ta không? Chúng rất hiếm nếu không nói là không có. Đó có phải là cách tôn kính một người thủ lĩnh, đó có phải là sự phản ánh tình yêu của một dân tộc đối với các nhà lãnh đạo của mình? Chắc chắn là không và thái độ ủ rũ của dân chúng tỏ rõ sự không tin tưởng vào tương lai của họ.

        Ở đây, ở đất nước Việt Nam tự do, sự không tin tưởng vào ngày mai không tồn tại, vì nhân dân đang xây dựng tương lai của mình, tương lai con cái họ. Chúng tôi đã thấy lòng yêu nước, sự hy sinh và ý chí quyết chiến của cả một dân tộc trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp áp bức. Trong những lần di chuyển của chúng tôi, trên những con đường, trong những thành phố và làng mạc, tinh thần đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau gắn bó những người già với người trẻ, quân với dân mỗi lúc lại hiện ra trước mắt chúng tôi. Trong mỗi ngôi nhà, từ cái nhà khiêm nhường nhất đến cái nhà bằng gạch, trên những rặng tre nơi treo những khẩu hiệu chỉ rõ sự quyết tâm của mỗi người dân tham gia một cách hăng hái và vui vẻ vào cuộc kháng chiến của Việt Nam cũng như dán ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cái tên rất đỗi yêu thương này, chúng tôi thấy ở khắp nơi: dọc các con đường mòn, dọc các con đường lớn, được viết trên những chiếc nia, trên những chiếc mâm, trên các tấm biển, trên những biểu ngữ. Một bài hát ca ngợi đã được tặng Người:

                             “… Hôm nay, tất cả trẻ em
                             Hát về Người với trái tim nồng nhiệt.
                             Hồ Chí Minh, vị Cha già
                             Có trái tim cao thượng và tự hào
                             Họ thề chiến thắng...”.


        Và những lời mộc mạc và cảm động này biểu lộ rõ lòng tôn kính của tất cả các tầng lớp xã hội đối với người đã chỉ đường, dẫn dắt họ tới hạnh phúc và độc lập và đã lôi họ ra khỏi sự bóc lột của chủ nghĩa thực dân Pháp.

        Chính phủ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, người đại diện thực sự của nhân dân bằng sự lãnh đạo sáng suốt của mình đã biết thổi lòng yêu nước khát khao vào nhân dân bằng cách cùng sánh vai tiến hành cuộc chiến đấu chống thực dân xâm lược và tiến hành xây dựng đất nước. Vì vậy trên mọi phương diện: kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội, đất nước đang tiến bộ. Những cải cách ruộng đất cũng như việc tăng cường sản xuất bằng cách làm cho người nông dân được hưởng thành quả lao động của mình đang chống lại sự bao vây của chủ nghĩa thực dân Pháp.

        Chúng tôi đã thấy người nông dân, buổi tối, sau một ngày lao động vất vả trên đồng ruộng, cầm sách vở và bút đến trường. Chúng tôi đã tham dự vào các cuộc họp của làng, vào những cuộc mít tinh mà ở đó hàng nghìn người lắng nghe lời khuyên, mệnh lệnh hành động của Chính phủ Việt Nam thông qua tiếng nói của các đại biểu và các đoàn thể dân chủ khác nhau. Trong các cuộc mít tinh này, chúng tôi đã thấy sự phấn khởi được tăng thêm khi mỗi bài diễn văn kết thúc bằng tiếng hô “Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm” của hàng nghìn người. Hoà lẫn trong những người dân ở mọi địa vị, chúng tôi đã cảm thấy trước niềm tin của tiếng hô thân thương này dậy lên trong chúng tôi một tình cảm sâu sắc.

        Để trình bày hết những gì diễn ra mà chúng tôi đã được chứng kiến, một cuốn sách sẽ là cần thiết.

        Cố gắng trong lao động và niềm vui, tất cả cho kháng chiến, một lý tưởng duy nhất, một đích đến thắng lợi cuối cùng để mà kỷ nguyên hạnh phúc và hoà bình trải dài trên khắp đất nước. Đó là khẩu hiệu của nhân dân Việt Nam đặt ra cho tương lai, hạnh phúc và nền độc lập của mình trong những thiếu thốn, trong những tang tóc và đổ nát.

        Và trong trách nhiệm nặng nề giải quyết các công việc quốc gia ở một nước đang có chiến tranh, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chính phủ và nhân dân Việt Nam thường xuyên quan tâm đến cuộc sống vật chất và tinh thần của các tù binh. Chính ở đó nổi bật lên lòng cao thượng của dân tộc này mà để tỏ rõ tình hữu nghị và tình đoàn kết của mình với nhân dân Pháp, họ coi chúng tôi không phải là kẻ thù nữa mà là những người con dũng cảm của nhân dân Pháp và coi chúng tôi là những người bạn của mình.

        Tính cao thượng của chính sách khoan hồng mà chúng tôi được hưởng đã bảo đảm cho chúng tôi một sự thoải mái về thể chất và tinh thần. Chế độ ăn uống của chúng tôi cũng giống như chế độ của các chiến sĩ Việt Nam và những nhu cầu vật chất của chúng tôi (mặc, ở...) đều được đảm bảo. Hơn thế nữa, Chính phủ Việt Nam tuôn lo lắng về đời sống văn hoá và tinh thần của chúng tôi hàng ngày bằng những buổi nói chuyện, những buổi học tập chính trị đã cho chúng tôi biết tình hình quốc tế.

        Cũng như là mỗi người công dân Việt Nam có quyền tham gia vào các buổi học tập chính trị, nhờ đó chúng tôi đã có thể gắn lý thuyết với những thực tế và nhận biết những nguồn gốc, những nguyên nhân của cuộc chiến tranh bẩn thỉu này.

        Sự đối xử đối với các tù binh là một trong những điểm gây ấn tượng mạnh của chính sách khoan hồng của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà cho phép chúng tôi nhận ra những lỗi lầm đã qua và làm chúng tôi trở thành những con người mới có thể tự do lựa chọn mục đích cho cuộc sống tương lai của mình, trong khi vẫn tôn trọng những tự do chính trị và tôn giáo của mỗi người. Mục đích chúng tôi đã chọn, đó là con đường hoà bình. Đây là sự mong muốn của quần chúng công nhân và người lao động trên toàn thế giới và ngay ở đây, ở đất nước Việt Nam tự do, chúng tôi đã tiến hành cuộc chiến đấu bằng những hiểu biết của chúng tôi, bằng chính nghĩa của chúng tôi nhằm phục vụ cho hạnh phúc và tình hữu nghị của các dân tộc.

        Vì điều đó từ khi mà chúng tôi biết được sự thật và để mà các dân tộc anh em Pháp và Việt Nam không còn mang tang tóc nữa, chúng tôi đã và vẫn đang đòi thực hiện ngay những cuộc đàm phán với Chính phủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đòi hồi hương đội quân viễn chinh Pháp ở Viễn Đông bảo đảm một nền hoà bình lâu dài ở Việt Nam.

        Chúng tôi hy vọng rằng những dòng này, phản ánh sự thực, có thể ảnh hưởng một cách thuận lợi đến kết cục hoà bình của Hội nghị Giơ-ne-vơ bằng cách vạch trần những kẻ gây chiến, chủ nghĩa thực dân Pháp và chủ nghĩa đế quốc Mỹ.

        Cùng với Ngài, cùng với tất cả các dân tộc yêu chuộng hoà bình, chúng ta cùng hô:

        Đả đảo chiến tranh bẩn thỉu ở Việt Nam!

        Hoà bình thế giới muôn năm!

        Viết tại Trại Liên khu 4, ngày 3 tháng 4 năm 1954

Họ và tên                Cấp bậc             Đơn vị          Quốc tịch
Hafekost OtloHạ sĩ2è BEPÁo
Coulon SergeTrung sĩ1/3 RTMPháp
Callière MarcHạ sĩC.C.S.TPháp
Gautrin EdouardHạ sĩ trưởng545è CSMPháp
Moreau AlbertBinh nhì69è RAAPháp
Jarnot FerdinandBinh nhì27è BTAPháp
Jégo YvesBinh nhì27è BTAPháp
Le Grand RogerHạ sĩ8è BCLPháp
Hadj MohamedHạ sĩ trưởng2/4 RTMMa-rốc
Moha Ou MohaBinh nhì2/4 RTMMa-rốc
Kaddour MohamedHạ sĩ2/4 RTMMa-rốc
Paingris JeanHạ sĩ trưởng2/4 RTMPháp
Stoecklin RolandThượng sĩ2/4 RTMPháp
(Hồ sơ: No 1095)       
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #31 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2016, 10:19:21 pm »


THƯ GỬI LỰC LƯỢNG VIỄN CHINH PHÁP, GIA ĐÌNH VÀ BẠN BÈ CỦA TÙ BINH


        Thư gửi những người mẹ, những người vợ và thân nhân

        Khi một chuyến tàu chở những người lính trẻ chạy đến một doanh trại huấn luyện ở Fréjus hay Puget, các bạn có tự hỏi: lớp thanh niên Pháp này - những người con của các bạn, họ đi đâu?

        Hẳn là đối với người này hay đối với những người khác, họ không hay biết về chế độ hoặc một sự thờ ơ không thể tha thứ được.

        Vậy thì những bạn thanh niên này sẽ sớm chỉ là một đoàn quân tăng viện vô danh được gửi sang Viễn Đông để làm cái việc được gọi là bảo vệ lợi ích của nước Pháp và lập lại hoà bình ở Đông Dương. Đó là những khẩu hiệu của các nhà lãnh đạo mà với những lời lẽ lừa lọc, họ đang hy sinh con em của các bạn vì lợi ích cá nhân của những tên công nghiệp lớn, những tên tư bản và đế quốc. Chúng hàng ngày chỉ nhằm tăng tiềm lực công nghiệp gây thiệt hại cho những người dân thường mà các bạn cũng ở trong số những người đó. Nếu các bạn muốn, sự tình này có thể thay đổi ngày một ngày hai thay vì giữ thái độ thờ ơ. Ngày bầu cử, các bạn hãy làm nghĩa vụ của công dân Pháp. Hãy bầu cho đảng phái nào đấu tranh để chấm dứt các cuộc chiến đấu gây chết chóc ở Viễn Đông. Hãy bầu vì Hoà bình. Hãy lật đổ những tên “bù nhìn” đang biến Tổ quốc của chúng ta thành một nơi để di cốt rất lớn. Bổn phận của các bạn là ở đó! Các bạn hãy đem lại cho mỗi người một hy vọng sống; không chỉ riêng thanh niên Pháp mà thanh niên của tất cả các dân tộc đặt niềm tin vào các bạn, sẽ cảm ơn các bạn; thanh niên Việt Nam từ 5 năm nay chiến đấu một cách anh dũng để giải phóng đất nước mình. Đồng bào yêu quý, tất cả cái đó có thể và cần phải là sự nghiệp của các bạn. Các bạn có thể giáo dục con cái của các bạn về điều đó, làm cho chúng hiểu đâu là sự thật, đâu là dối trá. Hãy cùng đồng tâm chiến đấu cho một sự nghiệp chung, sự nghiệp hoà bình trên thế giới.

        Đương nhiên các bạn không thể biết được những gì đang xảy ra ở xa các bạn. Bị cơ quan kiểm duyệt bịt miệng, báo chí Pháp và nước ngoài không thể làm sáng tỏ tất cả những chủ đề này với các bạn nhưng mà việc ấy có thể sẽ làm được và khi ấy sẽ báo hiệu giờ phút cáo chung của bọn tư bản và bè lũ. Xứ sở có tên gọi là Việt Nam này, không hơn không kém chỉ là một đất nước mà ở đấy nhân dân muốn sống tự do, độc lập, có thể hưởng thụ thành quả lao động của mình, khai thác những nguồn tài nguyên để cho mỗi người dân tìm lại được hạnh phúc của mình; việc ấy chỉ là một đòi hỏi rất chính đáng.

        Đó chính là điều mà ở Mỹ, người ta coi như những bọn kẻ cướp và khủng bố. Tuy nhiên, chú SAM chẳng bao giờ gửi quân của mình tới. Chú ấy thích tiến công trực tiếp vào lòng đất hơn vì nó mang lại nhiều lợi lộc hơn. Vả lại sẽ dễ dàng hơn khi để lính của các dân tộc khác chết hơn là để lính của mình chết. Tôi hy vọng rằng các bạn đã hiểu, bởi các bạn cũng bị nước Mỹ xâm lược. Bản thân tôi, tôi cũng suy luận như các bạn khi không được mắt thấy, nhưng từ đó, tôi đã hiểu được tầm vóc của cuộc chiến đấu này. Tôi được sống với một dân tộc, đang hàng ngày đấu tranh cho tự do, đang hy vọng và tin tưởng vào sứ mệnh của mình, đang muốn giành lại đất nước thoát khỏi tay của những tên đế quốc Mỹ - những con dơi quỷ hút máu không bao giờ biết no.

        Hỡi các bạn nam nữ Pháp! Tất cả hãy bầu cho tự do của các dân tộc bị áp bức! Tất cả hãy bầu để chấm dứt cuộc chiến tranh bẩn thỉu này. Đả đảo bọn bù nhìn! Hãy làm nhiệm vụ của mình bằng cách đòi hồi hương ngay quân đội viễn chinh Pháp ở Viễn Đông.

Legoet - Hạ sĩ trưởng        
(Hồ sơ: No 1096)          
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #32 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2016, 10:24:38 pm »


        Lời kêu gọi gửi lực lượng viễn chinh Pháp ở Viễn Đông

        Gửi lực lượng viễn chinh Pháp ở Viễn Đông

        Chúng tôi, những tù binh của nước Việt Nam hiện đã được phóng thích, một lần nữa lớn tiếng bày tỏ sự phẫn nộ của mình đối với cuộc chiến tranh bẩn thỉu này ở Việt Nam.

        Chúng tôi đem đến những bằng chứng không thể bác bỏ được về những lý lẽ vô giá trị mà những kẻ xúi giục chiến tranh đã sử dụng.

        Chúng tôi đã từng nhiều lần là nhân chứng của những gì mà dân tộc Việt Nam chỉ bày tỏ những tình cảm bạn bè đối với dân tộc Pháp.

        Cái cách mà chúng tôi đã được đối xử trong thời gian chúng tôi bị giam giữ là một bằng chứng tuyệt vời nhất về điều đó.

        Chúng tôi có trách nhiệm làm cho các bạn sáng tỏ, các bạn đừng để bị ảnh hưởng bởi sự tuyên truyền dối trá. Vị trí của các bạn là ở Pháp để làm việc cho sự chấn hưng đất nước chứ không phải là để theo đuổi một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn ở Việt Nam.

        Cũng như các bạn, chúng tôi đã bị những tên chỉ huy - những kẻ mà bản thân chúng cũng không tin vào sự nghiệp mà chúng tranh đấu - lừa gạt và sai khiến. Hãy nhìn những sĩ quan của các bạn, cũng giống như những sĩ quan năm 1940, họ sẽ là những người đầu tiên quay lưng lại với chiến trận. Hãy nhìn chỉ huy của các bạn, người chỉ vì một lý do hoàn toàn cá nhân mà tổ chức quốc tang cho con trai của mình. Hãy nói với chúng tôi rằng bản thân viên chỉ huy này sẽ nói gì nếu cha mẹ các anh đến đòi xác của các anh mà chúng chỉ có quyền thối rữa ở đây thôi? Hãy kết luận đi, tại sao lại bên khinh, bên trọng?

        Hãy từ chối mọi sự tham gia vào cuộc chiến tranh này và bằng sự đoàn kết, hãy đòi hồi hương quân đội viễn chinh Pháp ở Viễn Đông, chỉ có sự hồi hương mới có thể sẽ mang lại hoà bình cho Việt Nam và cũng như sẽ đóng góp một phần lớn vào việc thiết lập nền hoà bình thế giới.

        (Lời kêu gọi được ký bởi 227 tù binh chiến tranh Âu - Phi đã được phóng thích).
(Hồ sơ: No 1096)       


        Thư của tù binh các trại 14, 15 và 113 được phóng thích gửi bạn bè trong quân đội viễn chinh Pháp ở Viễn Đông

        Việt Nam, ngày 26 tháng 12 năm 1951

        Những tù binh được trả tự do của Trại 14, 15 và 113

        Gửi bạn bè và binh sĩ của quân dội viễn chinh Pháp ở Viễn Đông,

        Cách đây không lâu, chúng ta còn ở trong cùng một hàng ngũ, chiến đấu vì một sự nghiệp mà chúng ta tưởng là chính nghĩa. Trong khi bị giam giữ ở nước Việt Nam tự do, chúng tôi đã biết được sự thật. Chúng tôi có thể tự hào mà nói lớn với các bạn rằng, cuộc chiến tranh mà một nhúm những tên thực dân phản động đang tiến hành ở đây là một cuộc chiến tranh đi ngược lại những lợi ích của đất nước chúng ta, một đất nước đang phải chịu những hậu quả đau buồn vì nó: tang tóc, đổ nát, tăng thuế, mất mát thanh niên. Trong khi các bạn chiến đấu chống lại nước Việt Nam, các bạn trở thành có tội đối với nhân dân Pháp về những nỗi bất hạnh của họ.

        Khi chúng tôi trở về, các bạn hãy liên kết với chúng tôi và các bạn hãy quay lại chống những kẻ đã làm các bạn trở thành những tội phạm. Ở Pháp, một công việc cao quý đang chờ đợi chúng ta, đó là xây dựng đất nước chúng ta trong một nền hoà bình bền vững và trong một nền dân chủ.

        Đã ký:

Vichard André              Hạ sĩ              1er chasseur
Moebles PierreHạ sĩ8è RTM
Eingelbredit PuedricTrung sĩ3è REI
MoubaHạ sĩ24 BMTS
ElghaliTrung sĩ8è RTM
        …
(Hồ sơ: No 1096)       
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #33 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2016, 10:27:34 pm »


        Thư của Thượng sĩ Judas Daniel thuộc Khu Phúc Yên gửi những người lính trẻ tái đăng lính vào quân đội viễn chinh Pháp ở Viễn Đông

        Gửi những người lính trẻ tái đăng lính vào quân đội viễn chinh Pháp ở Viễn Đông,

        Các bạn trẻ! Bị thúc đẩy bởi nạn thất nghiệp đang hoành hành trong các nhà máy do bọn tư bản Mỹ và Pháp gây nên, các bạn đang tái đăng lính vào quân đội viễn chinh. Hãy thận trọng. Các bạn nên biết rằng, sự tái đăng lính của các bạn tương đương với một bản hợp đồng được ký với thần chết, bởi vì bọn đế quốc sẽ đưa thẳng các bạn sang để chết ở Viễn Đông vì lợi ích của chúng. Các bạn sẽ bị ném vào một cuộc chiến tranh chống lại một dân tộc đang chiến đấu để bảo vệ tự do, bảo vệ lý tưởng, bảo vệ lớp trẻ, chỗ đứng của họ trên thế giới, bảo vệ lòng mong muốn hoà bình và hạnh phúc trong làm ăn thịnh vượng. Để sự tình này có thể thực hiện được, các bạn hãy đoàn kết lại ủng hộ những người đang tiến hành ở Pháp cuộc đấu tranh cao quý vì hoà bình.

        Trong số những bạn bè của mình, các bạn luôn luôn có những người có thể giúp những lời khuyên bảo. Đừng gây bất hạnh cho gia đình các bạn. Cũng đừng mang lại hạnh phúc cho bọn đế quốc Pháp, Mỹ, những tên sản xuất và buôn súng bằng cách tiến hành cuộc chiến tranh bẩn thỉu này. Đó là một cuộc chiến tranh nhằm tàn phá một dân tộc, một đất nước không có đòi hỏi gì hơn là được sống trong hoà bình và lao động.

        Các bạn trẻ Pháp! Hãy hiểu rằng đây là một người lính già - tù binh của Quân đội nhân dân Việt Nam, viết lá thư này gửi các bạn. Tôi có thể nói với các bạn những gì tôi vừa viết ra đây.

        Hãy tin tôi, hãy từ chối lượt xuống tàu của các bạn, ở lại nhà các bạn sẽ thực hiện hành động đẹp nhất trong cuộc đời của bạn. Điều đó sẽ là phần đóng góp của các bạn vào việc chuộc lại tất cả những gì mà bạn cũng như những đồng đội của bạn đã gây ra trên đất nước Việt Nam và cũng để xoá đi màu máu của những người vô tội đã đổ xuống để bảo vệ tổ quốc của họ.

        Hãy đòi hồi hương đạo quân viễn chinh!

        Đả đảo cuộc chiến tranh bẩn thỉu!

        Judas Daniel, Thượng sĩ

        Chỉ huy sở Khu Phúc Yên

        Bị bắt làm tù binh ngày 30 tháng 1 năm 1952
 
(Hồ sơ: No 1096)       


        Thư của Dalbero Jean gửi bạn bè trong quần đội viễn chinh

        Dalbero Jean trú tại nhà ông Christiann Dalbit La Tregne - gần Bordeaux Gironde - Pháp

        Các bạn thân mến,

        Những cảm tưởng được viết dưới đây gửi tới các bạn trong quân đội viễn chinh Pháp tại Viễn Đông, những người đang chiến đấu vì một sự nghiệp sai lầm và vì những lợi ích của bọn thực dân, chứ không phải của chính mình. Cũng giống các bạn, trong suốt một thời gian dài, tôi cũng đã là một người lính đánh thuê mù quáng, cứ ngỡ mình chiến đấu cho một sự nghiệp chính nghĩa; nhưng từ khi là tù binh, tôi mới hiểu sự thật ở bên nào.

        Tôi đã tham gia vào chiến dịch “Hải Âu” (Mouette) và bị bắt làm tù binh ở Nho Quan.

        Bị thương ở đùi, tôi đã được những người lính Việt Nam thu nhặt và cứu chữa với một tinh thần bè bạn chứ không phải hằn thù. Ngược lại, họ đã làm cho tôi hiểu rằng họ có sự phân biệt giữa bọn tư bản với chúng tôi - những người con của nhân dân Pháp, nạn nhân của sự tuyên truyền bẩn thỉu. Dọc đường, khi bị pháo binh Pháp bắn phá, một chiến sĩ Việt Nam đã nằm đè lên một trong những đồng đội bị thương của tôi để che chắn những mảnh đạn cho người này. Suốt cuộc hành trình, họ đã mua cho chúng tôi thuốc lá, chuối,...

        Ở trại tù binh, chúng tôi đã được tiếp đón ân cần; bằng người ốm và bị thương được săn sóc và được gửi đến bệnh viện. Trong trại, không có sự phân biệt theo thứ bậc, sĩ quan và binh lính đều được đối xử như nhau. Những lớp học chính trị, sự vui chơi giải trí và đọc sách đã giúp chúng tôi hiểu được một dân tộc mà bọn tư bản nói là man rợ.

        Trên dọc đường di chuyển, dân chúng cũng đã đối xử tốt với chúng tôi bằng cách áp dụng chính sách khoan hồng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sự khoan hồng này đã mang lại cho chúng tôi một sự thoải mái nhất có thể: sự săn sóc, ăn uống, áo quần... và thường xuyên có những chuyến trả tự do cho tù binh.

        Các bạn, hãy chấm dứt cuộc chiến đấu huynh đệ tương tàn này và đòi hồi hương.

        Nước Pháp muôn năm!

        Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm!

(Hồ sơ: No 1490)       
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #34 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2016, 10:32:26 pm »

         
       Lời kêu gọi của Hạ sĩ Bernard và của Binh nhất Thomeret gửi các bạn ở các đồn bốt

        Các bạn thân mến,

        Các bạn, những người đang tiếp tục đem thân làm mồi cho súng vì cuộc chiến tranh bẩn thỉu chống lại một dân tộc chỉ mong được sống trong hoà bình.

        Lẽ ra các bạn phải ở nước Pháp để bảo vệ tổ quốc chúng ta chống lại sự chiếm đóng của người Mỹ thì các bạn lại ở đây gieo đổ nát và đau thương cho các gia đình trong các xóm làng. Hoặc vì máu “yêng hùng”, rất nhiều binh linh đã cướp bóc tàn sát những người dân lành.

        Các bạn binh lính Pháp, các bạn hãy biết rằng để trả lời cho tất cả, đó là biểu hiện của sự tàn bạo. Quân đội nhân dân Việt Nam chỉ có lòng tốt, không kể đến sự thù hằn và họ đối xử với các bạn như bạn bè.

        Các bạn có hiểu cử chỉ này không? Chắc là không. Hãy gắng tìm hiểu xem ai là người được hưởng lợi trong cuộc chiến tranh này. Hẳn không phải các bạn, mà đơn giản kẻ có lợi chỉ là bọn tư bản và thực dân, những kẻ không một mảy may lòng thương hại đối với gia đình các bạn.

        Các bạn thân mến, hãy hành động đi, đừng tiếp tục cuộc chiến tranh bẩn thỉu này và hãy đòi được hồi hương. Một chút nào đó, các bạn cũng nên là những người ủng hộ hoà bình.

        Bernard, Hạ sĩ, 3/4 BAC, bị bắt làm tù binh ngày 30 tháng 1 năm 1952

        Thomeret, Binh nhất, 26è BMTS, bị bắt làm tù binh ngày 29 tháng 1 năm 1952

(Hồ sơ: No 1096)        


        Thư của sĩ quan và hạ sĩ quan, tù binh Trại số 1

        Ngày 27 tháng 1 năm 1954

        Các sĩ quan và hạ sĩ quan, tù binh thuộc Trại số 1

        Gửi các bạn ở Trại Kim Tân và các bạn bị bắt làm tù binh trong các trận đánh tháng 12 năm 1953 ở gần Gia Lộc.

        Chúng tôi vừa nhận được tin về những cuộc ném bom ghê tởm mà các bạn là các nạn nhân. Trong nỗi bất hạnh đang giáng vào các bạn, trong tang tóc và đau đớn đang đè nặng lên các bạn, hãy tin vào những tình cảm sâu sắc và sự đoàn kết anh em của chúng tôi. Phần lớn chúng tôi đã từng biết đến những trận ném bom tội lỗi do máy bay của quân viễn chinh Pháp tại Viễn Đông phạm phải vào các hàng ngũ tù binh vào tháng 10 năm 1950, tiếp đến là vào những trại tù binh ở vùng biên giới vào các ngày 15, 16 và 17 tháng 8 năm 1951, chúng tôi hơn ai hết có thể thông cảm với nỗi đau cũng như chia sẻ nỗi bất bình của các bạn.

        Năm tháng qua đi, những thất bại của quân viễn chinh Pháp ở Viễn Đông ngày càng tăng, nhưng những thủ đoạn của bọn thực dân thì vẫn thế. Chúng muốn bằng mọi cách bóp nghẹt tiếng nói của chúng ta, ngăn chúng ta không được lớn tiếng tố cáo về tính chất xấu xa của cuộc chiến tranh bẩn thỉu, ngầm phá hoại tinh thần chúng ta, ngăn đỡ chúng ta mở rộng cuộc đấu tranh mà hiệu quả của nó khiến chúng lo sợ.

        Nhưng còn xa mới đánh bại và làm nản lòng chúng ta. Ngược lại, những hành động như vậy càng làm tăng thêm tinh thần chiến đấu và kích thích hành động của chúng ta. Vậy nếu kẻ thù muốn bắt chúng ta phải im tiếng thì chúng ta hãy cất tiếng cao hơn nữa, không chỉ để biểu thị sự bất bình của chúng ta đối với những hành động ghê tởm ấy, mà còn để tỏ rõ sự khinh bỉ của chúng ta đối với những kẻ không ngần ngại sử dụng những thủ đoạn đê hèn và bất nghĩa đến thế đối với nhũng người trước đây phục vụ chúng nhưng nay trở nên vô dụng.

        Cũng ngày này, chúng tôi gửi đến Ủy ban Quốc gia Pháp hoà bình một nghị quyết khẳng định quan điểm của chúng tôi đối với các cuộc ném bom của không quân Pháp xuống các trại tù binh của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, để những hành động đó được dư luận Pháp và dư luận thế giới biết đến.

        Cần phải để các tội ác bỉ ổi này được ghi vào hồ sơ tội ác của bọn thực dân. Cần phải đưa ra trước toà án xét xử bọn gây chiến. Bằng chứng của chúng ta hàng ngày phải củng cố thêm vào mớ chứng cớ tội ác đã được thu thập lại để chống lại bọn đã gây ra cuộc chiến tranh bẩn thỉu này và ngoan cố muốn theo đuổi nó bất chấp sự phản đối ngày càng tăng của những người lương thiện.

        Các bạn, đừng để bị mất tinh thần bởi những lời nói nham hiểm mới của những kẻ đã lừa dối các bạn. Bây giờ các bạn đã biết đâu là sự thật, là quyền lợi và là sự công bằng. Hãy tuân theo lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hãy giữ kỷ luật, hãy trở nên hữu ích và giữ gìn sức khoẻ. Hãy giúp nhau vượt qua những đau đớn về thể xác và tinh thần, để nhanh chóng lấy lại thăng bằng và sức mạnh cần thiết để tiến hành đấu tranh vì hoà bình ở khắp mọi nơi và tới cùng.

        Hãy để cho kỷ niệm về những người bạn đã mất trở thành chất men chiến đấu bất diệt trong các bạn!

        Nhìn thấy các bạn bị thương lại càng thôi thúc tinh thần chiến đấu của các bạn!

        Hãy cùng chúng tôi lập thành một mặt trận chung chống lại chủ nghĩa thực dân và tất cả những kẻ nào sống nhờ nó.

        Các bạn tù binh, siết chặt hàng ngũ của chúng ta lại, tiếng nói của chúng ta sẽ mạnh hơn, cuộc chiến đấu của chúng ta sẽ có hiệu quả hơn, thắng lợi của chúng ta sẽ gần hơn.

        Hãy dũng cảm lên các bạn và với lời chúc thân ái của chúng tôi mong các bạn bị thương chóng lành, chúc tất cả mạnh khoẻ, các bạn hãy thấy ở đây ý chí không lay chuyển của chúng tôi là cùng các bạn, cùng tất cả các tù binh và cùng với tất cả những người có lương tri trên toàn thế giới vì hoà bình ở Việt Nam bằng việc hồi hương quân đội viễn chinh Pháp ở Viễn Đông và vì hoà bình thế giới.

        Đại diện cho 119 sĩ quan và 25 hạ sĩ quan thuộc Trại số 1,

        Ủy ban Hoà bình và Hồi hương.

Beucler Jean-jacques   Trung úy       3è Tabor
Feaugas AndréĐại úy1è Tabor
Chauvet GabrielTrung úy1erBEP
Richard PierreTrung úy8è BCL
       …
(Hồ sơ: No 1096)        
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #35 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2016, 10:36:18 pm »


        Thư của Servais Joseph gửi các bạn trong quân đội viễn chinh Pháp ở Viễn Đông

        Ngày 14 tháng 8 năm 1954

        Các bạn thân mến,

        Tôi trình bày tóm tắt với các bạn về những ngày lưu trú ở đây của tôi với tư cách là một tù binh của Quân đội nhân dân Việt Nam và xin bảo đảm với các bạn rằng nó hoàn toàn trung thực từ đầu chí cuối.

        Tôi đến Đông Dương ngày 4 tháng 4 năm 1954 và ngày 17 cùng tháng, tôi đã tình nguyện nhảy dù xuống Điện Biên Phủ. Mấy ngày trong chiến hào ở Điện Biên Phủ, các đồng đội cũ kể cho tôi nghe ít nhiều về cuộc sống của những người lính ở đây, và theo họ nói thì thà bị giết chết còn hơn là bị bắt làm tù binh vì bị bắt làm tù binh có nghĩa là phải chịu những đau đớn tồi tệ nhất.

        Ngày 23 tháng 4 năm 1954, tôi bị bắt làm tù binh và thú thực rằng tôi đã có một nỗi sợ ghê gớm khi nghĩ đến những điều người ta đã nói với tôi về số phận của những tù binh, và tôi có thể nói với các bạn rằng tôi hết sức ngạc nhiên khi những người lính Việt Nam bảo chúng tôi phải nhanh chóng rút khỏi tuyến đầu vì sợ chúng tôi có thể trúng đạn pháo. Và thế là chúng tôi bắt đầu đi về phía trại tạm giam. Bị bắt lúc 2 giờ đêm, thế mà đến 8 giờ sáng chúng tôi đã được ăn bữa đầu tiên, trong khi đó những đồng đội bị thương của chúng tôi đã được các bác sĩ của Quân đội nhân dân Việt Nam săn sóc.

        Ở trại tạm giam ba ngày, sau đó chúng tôi lại đi đến một trại khác. Tôi phải nói rằng trong suốt 30 ngày đi đường, các chiến sĩ cũng như các cán bộ của Quân đội nhân dân Việt Nam đã làm mọi cách có thể để làm cho cuộc di chuyển của chúng tôi đỡ vất vả nhất có thể, trong khi đó y tá đã không ngừng săn sóc những người bị thương và săn sóc ngay cả chúng tôi nữa.

        Sau một thời gian ngắn ở trại tạm giam, chúng tôi được chuyển đến Trại 42 và ở lại đó khoảng hai tháng rưỡi. Ở trại này, chúng tôi được đối xử như những người bạn chứ không phải như những tù binh. Chúng tôi có tiêu chuẩn ăn uống như tiêu chuẩn của người lính Việt Nam và những người này, cũng như cán bộ của họ, đã làm tất cả để đem lại cho chúng tôi một cuộc sống dễ chịu nhất có thể. Họ cho phép chúng tôi viết thư về cho gia đình. Chúng tôi thường xuyên có thuốc lá và thức ăn thì đầy đủ. Mỗi bữa ăn, chúng tôi có cả thịt và rau.

        Về vấn đề lao động, chúng tôi chỉ phải làm việc cho bản thân chúng tôi, có nghĩa là chúng tôi tự đi lấy gạo, rau, thịt cũng như thuốc lá và chúng tôi tự mình tổ chức để làm một mảnh vườn nhỏ, một nhà ăn tập thể, và cứ như thế, tất cả những việc làm đó đều có sự trợ giúp của những người lính Việt Nam. Những người này còn làm cho chúng tôi một phòng đọc - nơi chúng tôi có thể đến đọc báo và tạp chí và cả viết thư cho gia đình nữa.

        Những người ốm, họ được chuyển đến bệnh xá để săn sóc và ở đó, hàng sáng chúng tôi có thể đến khám bệnh. Bản thân tôi cũng đã nằm một tháng ở bệnh xá để chữa sốt rét và được săn sóc rất chu đáo. Người nào bệnh hơi nặng liền được chuyển đến bệnh viện. Điều đập vào mắt tôi hơn cả là người nào trong số chúng tôi ăn cơm thấy khó tiêu, người ta có thể chuẩn bị cho họ một bát cháo hay họ còn có thể chọn chế độ: hoặc chuối, trứng, thịt gà, sữa, hoặc ăn mỳ.

        Cần phải sống giữa quân đội và nhân dân Việt Nam như chúng tôi mới có thể hiểu thế nào là chính sách khoan hồng được áp dụng đối với tù binh chúng tôi. Bởi đó là một cử chỉ đẹp nhất mà một dân tộc bị chính chúng ta gây biết bao đau khổ có thể có được; bởi không bao giờ họ có một cử chỉ, một lời nói hằn thù nào đối với chúng tôi. Ngược lại, họ còn coi chúng tôi như những người bạn, nạn nhân của một sự tuyên truyền dối trá.

        Khi biết tin đình chiến, người ta tổ chức những buổi liên hoan và nhân dân kéo đến thăm chúng tôi, mang tặng chúng tôi quà (trứng, chuối, sữa và thuốc lá). Để mọi người cùng vui, họ chỉ nói với chúng tôi về hoà bình và về việc hồi hương của chúng tôi.

        Ngày 2 tháng 8 năm 1954, chúng tôi đã rời Trại 42. Những tù binh khoẻ mạnh thì đi đường bộ còn những người ốm chúng tôi thì đi thuyền xuôi sông cho đỡ mệt. Chính vì vậy mà chúng tôi đã tới bệnh viện Tuyên Quang, nơi chúng tôi đã được các anh chị bác sĩ chăm sóc cũng như là các anh chị y tá ngày đêm làm việc để hồi phục sức khoẻ cho chúng tôi với sự tận tụy vô hạn. Ở đây cũng vậy, ban chỉ huy bệnh viện cùng nhân dân còn tổ chức những hoạt động biểu thị tình hữu nghị đối với chúng tôi. Như bất cứ dịp nào, nhân dân đã mang quà tặng cho chúng tôi. Chính vì vậy, tất cả chúng tôi đều nhận được một huy hiệu bồ câu hoà bình mà lúc ấy cũng như mãi mãi về sau tôi rất hãnh diện được đeo. Bởi đối với tôi đó là kỷ niệm của một dân tộc khao khát hoà bình và đã đối xử hết sức nhân đạo đối với tù binh. Tôi xin cảm ơn quân đội và nhân dân Việt Nam và đặc biệt cảm ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh về chính sách khoan hồng của Người, và với tất cả tấm lòng của mình, xin chúc Người lãnh đạo thành công nhân dân Việt Nam trên con đường đi tới hoà bình, hạnh phúc và thịnh vượng.

Servais Joseph, 1/13 DBLE         
(Hồ sơ: No 1490)               
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #36 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2016, 10:38:15 pm »


        Thư của Trung úy Armand Bridier

        Bị bắt làm tù binh ở Điện Biên Phủ ngày 30 tháng 3 năm 1954, tôi đã có dịp nhìn nhận được một vài phương diện của cuộc đấu tranh của Quân đội nhân dân Việt Nam và quy mô đóng góp của nhân dân vào hiệu quả chiến tranh của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

        Tôi đã nhận thấy sự đúng đắn và bình tĩnh của những sĩ quan và binh lính khi họ bắt tôi làm tù binh dưới làn hoả lực pháo binh và súng cối dữ dội nhất.

        Nếu chặng đường từ Điện Biên Phủ đến Trại số 1 vất vả bao nhiêu, cả về thể chất lẫn về vật chất, thì nó lại cho phép tôi chứng kiến sự lao động của những người dân thường trong công việc sửa đường và những công trình cầu cống, và thật là xúc động khi nghe thấy giữa đêm trường vang lên những câu hò đối đáp giữa các công trường với nhau để động viên nhau trong lao động và cổ vũ hàng trăm đoàn dân công đang tải gạo đến các chiến trường.

        Nói gì đây về cuộc sống ở Trại số 1 nếu không phải là một lần nữa biết ơn sự đúng đắn của cán bộ chiến sĩ Việt Nam làm việc ở đây và về hy vọng sự chấm dứt chiến tranh đang tới gần nhờ những tin tức mà ông chỉ huy trại muốn cho chúng tôi biết.

        Cuối cùng, bây giờ ra đi khi đã khỏi bệnh là nhờ sự chăm sóc ân cần và tận tụy của nhân viên Quân y viện số 9, tôi không thể trở về nhà mà trước đó không cảm ơn các bác sĩ, các anh chị y tá, toàn thể nhân viên quân sự và dân sự tại bệnh viện - những người cho phép tôi trở về Pháp với một thể trạng lành mạnh và một sự hiểu biết tốt nhất về dân tộc Việt Nam.

Armand Bridier, 3/10 RAC         
(Hồ sơ: No 1490)             
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #37 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2016, 10:43:38 pm »


CẢM TƯỞNG CỦA TÙ BINH


        Tuyên bố của De Castries

        Khi được trả lại cho nhà chức trách của Quân đội viễn chinh Pháp ở Viễn Đông, Tướng De Castries đã trả lời một số câu hỏi dưới đây:

        1. Ông nghĩ gì về cuộc sống tù binh ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà?

        Tôi chỉ có thể nói với các ông về trường hợp của tôi. Quả thực tôi chưa bao giờ được tiếp xúc với những tù binh khác ngoài những người tù binh ở Trại 41. Thêm nữa, tôi đã chỉ có những cuộc trò chuyện nhanh và không nhiều với các tù binh của trại này, bởi vì những điều lệnh liên quan đến tôi quy định một cuộc sống tách biệt.

        Về mặt tâm lý, đôi khi tôi rất đau khổ về sự cách ly này, tuy nhiên vẫn có thể chịu đựng được nhờ việc đọc sách báo mà người ta cung cấp cho tôi và những cuộc nói chuyện rất khách quan mà tôi thường có với các cán bộ Việt Nam đầy thú vị và lịch sự.

        Tuy vậy, tôi chưa bao giờ phải sống ở trong một trại giam và đã luôn luôn được ở trong nhà dân. Điều đó đã cho phép tôi thấy được lòng hiếu khách cao thượng cũng như phẩm cách sống rất bình dị của họ. Nhiều lần họ đã cải thiện các bữa ăn tù binh của tôi với những thức ăn trong bếp riêng của họ. Và tôi đã thấy ở tất cả mọi người, đặc biệt là ở những thanh niên một niềm tin đáng khâm phục vào đường lối mà Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã vạch ra và một sự chấp nhận hy sinh một cách nhẹ nhàng mà cuộc kháng chiến lâu dài do chính phủ lãnh đạo vì nền độc lập đã đặt ra cho họ.

        Mặc dầu đôi khi vui đùa với những vụng về của một người Âu như tôi, nhưng các chiến sĩ canh giữ tôi vẫn luôn luôn tỏ ra đúng mực và thân tình.

        Trừ một trường hợp, tôi chỉ có thể tỏ ý vừa lòng về thái độ của những người cán bộ đối với tôi. Họ đã luôn đối xử với tôi bình đẳng và bày tỏ với tôi những quan điểm của họ một cách rõ ràng và với lòng nhiệt tình và cũng chấp nhận những quan điểm của tôi mà không hề tỏ ý định gây sức ép đối với sự đánh giá của tôi.

        Về mặt vật chất, tôi đã sống như những người lính ở quanh tôi và đã nhiều lần tôi đã nhận thấy rằng khẩu phần ăn của tôi còn cao hơn của họ.

        Vì đã bị bệnh lỵ trầm trọng trong quá trình di chuyển, nên tôi đã được chăm sóc khá chu đáo và đã bình phục mặc dù thiếu thuốc men. Thời kỳ đó chúng tôi có một bác sĩ Việt Nam cùng đi với chúng tôi rất hiểu biết về các bệnh của những người Âu. Tôi chỉ có thể lấy làm tiếc khi ông ấy rời chúng tôi, bởi vì về sau nhiều người bạn của tôi đã bị nhiễm một loại bệnh dịch không xác định nổi và tôi rất buồn khi còn đang trên đường trở về thì nhận được tin về cái chết của một người bạn cũ đã cùng tham gia các chiến dịch với tôi ở Ý, Pháp, Đức.

        2. Ông nghĩ gì về Quân đội dân chủ?

        - Quân đội trẻ tuổi này mà tôi đã hầu như theo dõi suốt quá trình phát triển của họ từ năm 1947, được khích lệ bằng một giá trị rất lớn đã không ngừng tăng thêm. Tinh thần rất cao của họ xuất phát hoàn toàn tự nhiên từ lý tưởng mà họ chiến đấu. Sự luyện tập tỉ mỉ, sự chuyên cần tự học của họ về các mặt của cuộc chiến tranh hiện đại và làm cho chúng thích hợp với trường hợp đặc biệt của chiến trường Đông Dương, cũng như lòng dũng cảm coi thường hiểm nguy của họ đã làm cho bộ binh trở thành một trong những bộ binh tốt nhất thế giới. Quả thực là do được hưởng những điều kiện vô cùng thuận lợi mà bước đầu pháo binh đã thành công với thành tích bậc thầy.

        Sự dễ dàng mà với nó Bộ chỉ huy của họ đã biết đa dạng hoá các phương pháp tiến công ở Điện Biên Phủ - chứng tỏ một trình độ chiến thuật cao và có sự tuân thủ tuyệt đối những nguyên lý của nghệ thuật quân sự.

        Những vấn đề hậu cần đã được giải quyết một cách tuyệt vời tuy nó rất nhiều và khó. Cần phải nói rằng toàn thể dân tộc đã dồn hết sức mình cho giải pháp của họ, chúng ta không đi chệch chủ đề, nhưng thật là sức mạnh tuyệt vời.

        3. Xin ông cho biết ý kiến của mình về hiệp định đình chiến ở Đông Dương?

        Đó là sự kết thúc lôgíc duy nhất và đã được linh cảm từ vài tháng trước nhưng chưa tìm được bầu không khí thuận lợi. “Mọi trái cây đều chín đúng thời gian của chúng”. Hiệp định đình chiến này đã chấm dứt 8 năm chiến tranh kiệt quệ đối với cả hai dân tộc đã phải chịu đựng những mất mát đau đớn.

        Nó sẽ cho phép nước Việt Nam Dân chủ thực hiện xây dựng tương lai chính trị và kinh tế của mình mà bản thân họ đã đấu tranh mạnh mẽ. Nó cho phép Việt Nam mở rộng cải cách ruộng đất, kiến thiết lại những hệ thống giao thông và các thành phố, bắt đầu sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước, tăng của cải vật chất của nhân dân cũng như sự trồng cấy bình thường hoá các trao đổi thương mại.

        Nó cũng cho phép nước Pháp chuyên tâm vào nhiều vấn đề riêng tư của mình.

        Từ lâu, tôi đã tin chắc rằng không một quyết định bằng vũ khí nào có thể kết thúc được cuộc xung đột. Những hiệp định được can thiệp đúng và hài hoà, vừa phải đối với cả hai dân tộc, là một bằng chứng mà mọi tranh chấp giữa các dân tộc có thể được giải quyết một cách hoà bình với điều kiện tôn trọng những quyền lợi của mỗi bên.

        Ngoài ra, những điều khoản chính trị lần đầu tiên, trong một tương lai gần, bảo đảm sự thống nhất hoàn toàn đất nước Việt Nam và các nước Cam-pu-chia và Lào. Vì vậy cũng tránh được những trở ngại mà sự thống nhất nước Đức và Triều Tiên đang vấp phải.

(Hồ sơ: No 1490)       
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #38 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2016, 10:48:22 pm »


        Cảm tưởng của Trung tá Pierre Voinot - tù binh Trại 41

        Ngày 7 tháng 5 năm 1954, tiếng đại bác đã ngừng nổ ở Điện Biên Phủ. Sự yên lặng đã thay thế tiếng rầm rầm của sự đến và ra đi. Tâm trạng lo âu, tinh thần suy sụp và thần kinh căng thẳng như muốn đứt bởi một cuộc chiến đấu giáp lá cà kéo dài 60 ngày. Chúng tôi đã chờ đợi trong căn hầm đã bị phá huỷ của mình những người lính đầu tiên của Quân đội nhân dân đến. Sự e sợ về những gì đang chờ đón chúng tôi từ phía bên kia có thể đọc được trong từng đôi mắt: Tự do đã mất. Sự khắc nghiệt của khí hậu. Đói khát và những đối xử tồi tệ.

        Gần bốn tháng sau, hôm trước khi được trả lại tự do, trong khi chờ đợi chiếc xe tải cuối cùng của chúng tôi, tôi có thời gian điểm lại tình hình. Tâm trạng của tôi thật khó tả. Một mặt vui vì chuyến đi đã chờ đợi quá lâu và sắp đến gần. Mặt khác là một sự luyến tiếc vì đã để lại một khoảng cách lớn giữa chúng tôi và nhân dân Việt Nam mà chúng tôi thật sự mới bắt đầu quen biết.

        Trong những ngày lưu trú ở Trại giam 41, bản thân tôi cùng một vài người bạn đã lấy lại được một nghị lực sống. Nghị lực này một phần tôi có được từ tấm gương của người trưởng trại và những cộng sự của ông ta, từ lòng tin của họ vào nhiệm vụ của mình và cũng còn từ cách xử sự tuyệt vời của nhân dân. Tôi không hề muốn che giấu tình cảm khâm phục mà tôi cảm thấy khi nhìn những con người này, cả nam lẫn nữ, làm việc hầu như thiếu rất nhiều những thứ cốt yếu. Những người trẻ tuổi đáng khâm phục này trong chiến đấu, trong lao động đều làm tôi ngạc nhiên. Chính với một tình cảm quý mến sâu sắc mà tôi nghĩ đến sự lao động bền bỉ, hăng say của những người cán bộ, một công việc đã được đền đáp xứng đáng bằng những kết quả phi thường.

        Mặc dầu có những hệ tư tưởng khác nhau, tôi rất mong muốn rằng hai dân tộc chúng ta tạo ra một tình hữu nghị có lợi và hiệu quả. Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn của mình tới những cán bộ và chiến sĩ, những người đã cho phép chúng tôi trải qua được bốn tháng giam cầm trong những điều kiện dường như khó có thể tìm được tốt hơn ở vị trí của chúng tôi.

        Tôi chúc họ cùng toàn thể gia đình may mắn và có được sự đền bù cho những cố gắng của họ.

        Tuyên Quang, ngày 3 tháng 9 năm 1954

        Pierre Voinot, Trung tá, Số 1 đại lộ Marrakech Rabat (Ma-rốc)

(Hồ sơ: No 1490)       


        Cảm tưởng của một tù binh bị bắt ở Điện Biên Phủ

        1. Khởi hành từ Pháp:

        Được chỉ định để đi phục vụ ở Viễn Đông vào tháng 5 năm 1951, tôi đã rời nhà máy trong nỗi buồn của gia đình và bạn bè. Nhân dân Pháp sốt ruột vì cuộc chiến tranh vô bổ, tốn kém và không mục đích này. Người ta linh cảm có những cuộc biểu tình sắp tới để chấm dứt những thù địch.

        2. Tiếp xúc với nhân dân Việt Nam:

        Được điều tới vùng Bắc Ninh, mong muốn của tôi là được biết những người dân ở đây cũng như phong tục tập quán, công viện và những sở thích của họ...

        Tôi rất ngạc nhiên khi nhận thấy rằng rất nhiều người trong số họ có một trình độ văn hoá cao. Hầu như tất cả đều nói hoặc hiểu rất tốt tiếng Pháp.

        Ở cái vùng gọi là theo chính phủ bù nhìn Bảo Đại, người dân đã không giấu khát vọng độc lập của mình. Họ mong muốn hợp tác với nước Pháp nhưng trong tự do chứ không phải bằng sức mạnh của vũ khí. Những tiếp xúc đầu tiên với những người mà chúng tôi gọi là “bọn phản nghịch” thông qua những tờ truyền đơn mà lính của tôi mang về từ bên đường và tờ thu hút sự chú ý của tôi nhất là tờ “Hồi hương” vì nó cho một hình ảnh gần đúng với tình hình của đội quân viễn chinh Pháp ở Viễn Đông, điều mà báo chí của chúng tôi không nói tới. Nhiều lần tôi đã đọc được những tin tức chính xác trong các tài liệu này.

        3. Sự thất bại:

        Tháng 1 năm 1954, tiểu đoàn của tôi hành quân đến Điện Biên Phủ. Trong suốt ba tháng, chỉ toàn là công sự; những tin tức đối lập nhau được truyền đi nên người ta không biết rõ điều gì đang xảy ra ở phía bắc cũng như ở phía tây.

        Tháng 3, tháng 4 và tháng 5, cơn giông tố đã nổ ra trên đầu chúng tôi một cách tàn bạo. Chúng tôi bị hàng loạt trận tập kích và nỗi sợ hãi khiến chúng tôi ngạt thở. Các cứ điểm lần lượt bị thất bại và chúng tôi có cảm giác bị Bộ chỉ huy Pháp bỏ rơi và thí mạng chúng tôi. Kể từ ngày 15 tháng 4, chúng tôi không còn nhìn thấy thắng lợi đâu cả và rất mong muốn một sự ngừng bắn. Lác đác, chiến trường còn tiếp tục rồi đến ngày 7 tháng 5 năm 1954 thì chúng tôi bị bắt và Điện Biên Phủ bị mất.

        4. Trường hợp tôi bị bắt:

        Tôi không che giấu cảm giác sợ hãi mà tất cả chúng tôi đều cảm thấy khi những người lính đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam tới. Nỗi sợ hãi này đã nhanh chóng tiêu tan. Ngay lập tức một cán bộ của quân đội này đã cho chúng tôi biết rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh có chính sách khoan hồng đối với các tù binh. Đó là lần đầu tiên chúng tôi nghe thấy những lời nói này. Về sau chúng tôi phải công nhận rằng sự khoan hồng của Chủ tịch và Chính phủ của Người không phải thật sự là một từ. Đối với tôi, chính sách này đã được thể hiện bởi:

        - Những biện pháp đúng đắn của các cán bộ và quân đội trong suốt thời gian tôi bị bắt.

        - Một chế độ ăn uống giống như chế độ của những người lính.

        - Những chăm sóc theo khả năng của thuốc men gửi đến.

        - Người dân niềm nở và thường xuyên khoan dung đối với chúng tôi, mặc dù họ phải chịu đựng những khổ đau kéo dài trong suốt 8 năm chiến tranh.

        - Những buổi nói chuyện trong các trại giam thật là hấp dẫn và chúng tôi đã có thể nhận thấy một sai lầm của nước Pháp trong việc theo đuổi cuộc chiến tranh này.

        5. Kết luận.

        Hôm nay hoà bình đã được lập lại ở Đông Dương. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ được trả lại tự do và trở về nước Pháp.

        Theo ý kiến tôi và cũng là điều liên quan đến tôi thì chính ở đó mới thực sự bắt đầu công việc của chúng tôi cho chúng tôi - những người chiến binh ở Đông Dương. Chúng tôi có bổn phận trở về với những người bạn cùng đấu tranh cho hoà bình và nói với họ rằng họ có lý khi đoàn kết với nhau và đấu tranh chống lại mọi âm mưu chiến tranh mới dù nó đến từ bất cứ đâu, bởi vì chúng tôi đã hiểu giá trị của cụm từ “Độc lập của dân tộc”.

        Chế độ nô lệ đã chết, nó không nên sống lại nữa. Mỗi người cần phải làm chủ đất nước mình với những phong tục tập quán, đường lối chính sách, quyền tự chủ và luật lệ của mình.

        Vì vậy tôi kết thúc bằng những từ này:

        Hoà bình muôn năm!

        Tự do của các dân tộc muôn năm!

        Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm!

        Nước Pháp muôn năm!
(Hồ sơ: No 1490)       
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #39 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2016, 10:54:49 pm »


        Cảm tưởng của Đại úy Camille Ducrot

        “Nếu anh bị bắt, anh sẽ bị tra tấn, đánh đập và bỏ mặc không chăm sóc”.

        “Nhân dân Việt Nam bị thuế khoá nặng nề. Họ phải cố gắng rút trộm một phần thành quả lao động của mình do Việt Minh chiếm”.

        (Trích lời tuyên truyền của bọn tư bản)

        Cách đấy khoảng một giờ, đồn của tôi đã bị chiếm. Tôi ngồi bên chiến hào, hai tay bị trói chặt và khoá sau lưng. Một anh bộ đội canh gác tôi. Tôi là tù binh. Cách đó không xa một nhóm bộ đội vừa nhìn tôi vừa thảo luận. Tôi đã thử xin họ nới lỏng dây trói ra nhưng họ đã không làm gì cả. Đôi cánh tay tôi bị sầy da và sưng lên làm tôi đau đớn và tôi nghĩ rằng đây là bước đầu của sự tra tấn và hành hạ mà người ta đã nói với chúng tôi. Một người lính tách ra khỏi nhóm bên cạnh trong chốc lát rồi trở lại với một chai bia trên tay. Vì anh ta không có gì để mở bia, anh ta đã đập vỡ cổ chai và nó trở thành một cái cổ chai có nhiều chỗ sắc nhọn nham nhở. Rồi tất cả nhóm một lần nữa lại quay về phía tôi. Tôi nghĩ: họ sẽ rạch mặt tôi với cái chai này. Thực tế, một người đàn ông đi lại phía tôi mang một cái chai cụt. Tôi cố gắng tỏ thái độ bình tĩnh khi nhìn thấy cái cổ chai lại gần mặt mình. Một bàn tay nắm lấy gáy tôi, còn một bàn tay cầm cái chai vỡ đưa sát vào miệng tôi. Bằng một nụ cười, người lính ra hiệu cho tôi uống thoải mái. Khi tôi không còn khát nữa, anh ta mời tôi hút một điếu thuốc lá. Tôi cứ tưởng như đang mơ. Lúc đó tôi chỉ cho anh ta biết tôi bị trói quá chặt và có thể vừa rồi tôi đã làm cho họ hiểu lầm bởi vì anh ta đã nới nút buộc trói cho tôi tới 20 cm, điều này làm tôi đỡ đau hẳn.

        Năm ngày sau, chúng tôi đi về phía Yên Bái. Chặng đường đã rất khó khăn: một cái đèo đầy sỏi đá và dốc đứng, những tia chớp, rồi mưa như trút nước đã làm chúng tôi thấm ướt đến tận xương, một cái dốc xuống quỷ quái trong tối tăm với những gốc tre đã chặt làm chúng tôi bị sầy da khi đi qua. Chúng tôi đã đến một ngôi nhà nơi chúng tôi phải qua đêm. Sự mệt mỏi và cơn mưa đã gây ra cơn sốt rét. Tôi đã run lập cập trong bộ quần áo ướt của mình. Đêm lạnh. Bên ngoài, một anh lính gác đứng gác mặc một chiếc áo khoác bằng lá cọ. Anh ta trở vào nhà để tìm cái túi của mình và nghe thấy hai hàm răng của tôi đập vào nhau lắc cắc. Anh ta hướng về phía tôi, nhìn tôi một lát và đột nhiên cởi chiếc áo khoác mà anh ta đang mặc che cho tôi một cách cẩn thận. Rồi anh ta trở lại bên ngoài tiếp tục gác trong gió và mưa.

        Cũng chính trên con đường đi về Yên Bái mà tôi hiểu người ta đã nói dối chúng tôi đến mức độ nào về thái độ của người dân. Thực tế chúng tôi đã gặp những đoàn dân công đông vô hạn. Gánh nặng trên vai nhưng những bài hát vẫn nhẹ nhàng cất lên trên môi họ. Những khuôn mặt tươi cười với dáng đi dứt khoát. Thật khác xa với những đoàn “cu-li” buồn tẻ ủ ê của chúng tôi như chúng tôi vẫn thường gọi họ như vậy. Cứ chỗ nào mà cái miệng của họ chỉ mở ra để đòi nghỉ thì từ chỗ đó họ bỏ trốn và thường là vào lúc xế chiều, để lại gánh hàng của họ trên đường. Nhưng từ đoàn người này nổi lên một cảm giác về một sức mạnh phi thường không gì chiến thắng nổi. Đó là một dòng sông đang trào dâng cuốn đi tất cả mọi thác ghềnh và đê đập của chủ nghĩa thực dân và đế quốc. Khi người ta có trong mình một sức mạnh như vậy chắc chắn người ta chiến thắng.

        Vào khoảng giữa thời gian tôi bị bắt, tôi đã có thể chứng kiến những công việc đồng áng nhất là việc thu hoạch lúa. Dậy từ mờ sáng, hàng chục người lao động gồm các bậc cha mẹ, bạn bè và những người nông dân khác trong làng đã làm việc rất vất vả, thậm chí cả trong những giờ phút nóng nực nhất trong ngày.

        Thường thường trong khi chúng tôi còn đang ngủ trưa thì họ đã trở lại làm việc. Trong ngày, những người thợ gặt, cứ hai người một trở về với những thúng thóc, những bó lúa và đổ xuống nền nhà. Buổi tối rất khuya, khi công việc kết thúc, tất cả những người lao động lại quây quần bên một mâm cơm ngon (bữa cơm trưa thường đơn giản) và vừa trò chuyện thân mật cho tới khuya một cách vui vẻ, vừa hút thuốc lào hoặc phụ nữ thì nhai trầu. Các anh “bộ đội” đi vào một cách tự do và đến ngồi bên những bếp lửa, được đón tiếp một cách niềm nở. Làm sao trong những điều kiện như vậy, khi mà sản phẩm thu hoạch về được bày trong căn phòng chính trước mặt những người láng giềng và những anh bộ đội, người ta lại có thể nói đến việc giấu Chính phủ Việt Nam một phần những thành quả lao động này được?

        Tôi cũng chứng kiến việc cả một làng chuyển lúa đi đóng thuế. Cũng như các đoàn dân công vận tải đã gặp, đó là một hàng dài vui vẻ mà từ đó phát ra những lời nói đùa sôi nổi nhất. Trừ nhũng ngày lễ lớn, nói chung những người nông dân bằng lòng với những bữa cơm thanh đạm của mình với cơm và rau thỉnh thoảng được xào với mỡ. Người ta đã cho tôi sống nhiều tháng trong một cái nhà của những người nông dân nghèo. Tôi chỉ nhìn thấy thịt hoặc cá khi mà người con trai cả của họ lúc rỗi rãi có thể đi vào rừng hoặc ra sông.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM