Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 03:55:19 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến tranh đã bắt đầu như thế  (Đọc 79645 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #90 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2016, 05:36:08 pm »

NGƯỜI DÂN KI-ÉP TỰ COI MÌNH ĐÃ ĐƯỢC ĐỘNG VIÊN

Đến khuya tôi mới bứt được khỏi chuỗi việc khẩn cấp nhất và bắt tay vào việc chuẩn bị cho chuyến đi công tác ới khu vực cố thủ Ki-ép. Đóng chặt cửa phòng, tôi xếp lại các sơ đồ. Đầu tôi ê ẩm vì mỏi mệt. Tôi không biết là mình đã thiếp đi lúc nào, mặt úp vào tấm bản đồ. Lúc chợt tỉnh, trời đã rạng sáng. Tôi vội vã rửa mặt rồi ra xe.

Xe chúng tôi hòa vào dòng quân đang từ từ di chuyển. Xe kéo pháo, xe ô-tô, xe ngựa đi kín đường. Các chiến sĩ bộ binh người bám đầy bụi, mệt mỏi hành quân hai bên đường. Tỉnh thoảng, từ phía chân tời lại xuất hiện lẻ tẻ từng chiếc máy bay phát-xít, chúng bay là sát đầu những người đi bộ và các đoàn xe. Từng loạt bom, từng tràng đạn khiến mọi người phải tản rộng ra. Nhưng chỉ lát sau, dòng người, dòng xe dày dặc lại kín đường và ngoan cường tiếp tục khó khăn của mình. Lúc này, mọi ngả đường dẫn đến Ki-ép đều như vậy. Ngày cũng như đêm, bộ đội chấp hành mệnh lệnh của bộ tư lệnh, khẩn trương tiến về đây.

Tôi sực nhớ tới chuyến đi mới đây xuống tập đoàn quân 5. Chúng tôi rẽ vào một lối nhỏ để tìm cơ quan tham mưu. Trận mưa tháng Bảy bất ngờ hồi đêm làm đường làng lầy lội. Chúng tôi đi dọc theo hàng quân. Các chiến sĩ vất vả lội trong lớp bùn đặc quánh mà vẫn phải cố sức kéo pháo, đẩy xe. Tôi có cảm giác nếu có ai ngăn lại thì họ sẽ gục xuống và rồi không thể đứng dậy nổi. Anh em mệt đến như vậy đó. Nhiều người bị thương, thấp thoáng băng trắng mới thay lẫn băng cũ bám bụi đã bết máu khô.

Khi chúng tôi lách được qua dòng người đi tới đầu hàng quân thì nhịp điệu chuyển động chậm chạp bỗng nhiên bị phá vỡ. Các chiến sĩ đang cố kéo ra khỏi lòng đường con ngựa đã thắng vào xe chở đạn bị gục xuống vì kiệt sức. Anh em mệt đến nỗi không còn cảnh tượng bận bịu, ồn ào thường xảy ra trong trường hợp như vậy. Các chiến sĩ Hồng quân xúm quanh chiếc xe tải không có ngựa và kéo đi trên con đường bùn lầy đặc quánh. Nhân lúc hàng quân bị dồn lại, tôi đến gần một trung úy, người hơi gầy, dáng thấp, đang ra lệnh bàng một giọng khản đặc, mệt mỏi hầu như không thành tiếng. Tôi hỏi đây là đơn vị nào và đi đâu.

Đồng chí chậm rãi quay đầu lại. Khuôn mặt trẻ măng trông nghiêm nghị và khó đăm đăm.

- Anh là ai và cớ gì lại quan tâm đến đơn vị chúng tôi? – Cặp mắt sưng húp ngờ vực nhìn tôi.

Tôi xưng danh. Trung úy yêu cầu cho xem giấy. Sau khi tin chắc là đúng như vậy, đồng chí mới báo cáo đây là trung đoàn thuộc sư đoàn bộ binh 193 đang được điều động (có trời mới biết đã là lần thứ bao nhiêu) nhằm chiếm lĩnh tuyến phản kích mới.

Trong khi hai chúng tôi nói chuyện, các chiến sĩ Hồng quân biết tôi ở Ki-ép tới, liền xúm lại vây quanh. Tôi lấy của đồng chí sĩ quan tùy tụng một báo thuốc lá thượng hạng “Ca-dơ-bếch”, bóc ra và mời anh em. Bao thuốc hết veo trong nháy mắt. Đồng chí chuẩn úy tóc đen đứng cạnh tôi, cổ quấn băng, thèm thuồng rít thuốc.

- Ngon thật! Dù không phải loại thuốc ưa dùng của lính chúng tôi, nhưng vẫn là thuốc lá. Lâu lắm rồi chúng tôi không được hút. Năm ngày chiến đấu liên miên. Bọn phát-xít như một bầy quỷ, luôn luôn xông tới. Bị đánh bật ở chỗ này, chúng lại ào tới chỗ kia. Đã ba ngày đêm nay, hầu như chúng tôi không ngủ. Chỉ được ngả lưng chốc lát giữa các dợt công kích, rồi lại bị dựng dậy.

Tôi hỏi thăm vết thương của đồng chí.

- Cổ bị dính đạn. Đồng chí y sĩ của chúng tôi – khi ấy hãy còn sống – khám vết thương, bôi i-tốt và bảo không sợ “xanh cỏ” đâu. Có điều, không hay là không thể quan sát rộng, chỉ nhìn thẳng được thôi. Cho nên khi tiến công chỉ có chạy thẳng một mạch không ngoái lại.

Những lời nói sau của đồng chí làm mọi người vui nhộn hẳn lên. Anh em xúm xít vây quanh hai chúng tôi. Tôi hiểu ngay đồng chí chuẩn úy dày dạn này được anh em rất kính trọng.

Hỏi tại sao không đến tiểu đoàn quân y thì chuẩn úy không trả lời ngay. Anh cố rít thêm hơi thuốc nữa, nhưng chỉ còn lại mẩu giấy của điếu thuốc. Đồng chí quăng xuống bùn, lấy chân dập thuốc theo thói quen.

- Đồng chí đại tá ạ, đôi lúc cảm thấy đau lòng nếu nói muốn bỏ tất cả và chạy về trạm quân y. Nhưng rồi nhớ đến bầy lũ phát-xít đang xông tới Ki-ép, với bàn tay bẩn thỉu của chúng tới nhà máy “Ác-xê-nan” thân yêu, nơi tôi làm việc trước khi nhập ngũ, cũng như nghĩ đến những đôi ủng cá sắt của chúng có thể dày xéo lên đường phố Crê-tsa-tích thì xin đại tá tin tôi, vết hương coi như tan biến và quên hết mọi mệt nhọc. Chẳng lẽ chỉ có mình tôi như thế? Đồng chí nhìn xem, - chuẩn úy không quay lại lấy tay chỉ xung quanh, một phần ba anh em bị thương, nhưng không một ai có ý định xin về phía sau. Hom qua, sư đoàn trưởng chúng tôi đã giải thích rõ ràng: ở Ki-ép có nhiều phụ nữ và trẻ em, còn ở phía trước thành phố thì rất ít bộ đội. Hóa ra, nhân dân rất trông chờ ở chúng tôi. Và chính vì vậy mà chúng tôi gắng hết sức mình.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #91 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2016, 05:37:05 pm »

Một chiến sĩ còn trẻ măng đứng bên, bối rối trước sự chú ý của nhiều người, bỗng nói:

- Nhiều đồng chí chúng tôi đã mất mát trong những trận chiến đấu gần đây. Tuần lễ trước, tiểu đoàn chúng tôi có hơn năm trăm người. Bây giờ một nửa số anh em đó không còn nữa. Cán bộ chỉ huy cũng chỉ còn lại mấy người. Đồng chí ấy, - chiến sĩ chỉ trung úy người gầy gò mà tôi vừa được biết đang chỉ huy kéo khẩu pháo bị sa lầy, - trước khi bước vào chiến đấu là trung đội trưởng, mà bây giờ đã chỉ huy tiểu đoàn.

- Vào buổi sáng mùa hè ấy, khi vượt lên đoàn quân đang vất vả tiến về Ki-ép, những suy nghĩ về công việc ngoài mặt trận cứ bám chặt lấy đầu óc tôi. Thật đau đớn thấy các đơn vị còn ít pháo, và ngày càng phải dùng nhiều đến chai cháy đề chống tăng. Các chiến sĩ của chúng ta đã dũng cảm xả thân vì Tổ quốc thân yêu đến mức nào mới có thể cầm chai xăng lao vào con quái vật thép?! Chỉ có trong lò lửa cách mạng, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội anh hùng mới có thể nảy sinh cái chất con người tuyệt vời như vậy, chất hợp kim mà toàn bộ sức mạnh của bộ máy chiến tranh phát-xít không bẻ gãy nổi.

Lẽ đương nhiên, khi luyện thép sẽ có bã xỉ, nên khi tôi luyện tính cách con người cũng không thể tránh khỏi như vậy. Ở chúng ta không chỉ có những con người tuyệt đẹp đã được tôi luyện như đồng chí chuẩn úy dày dạn khói lửa mà tôi vừa nói, còn có có bã xỉ nữa. Trong ngọn lửa thử thách, bã xỉ đã nổi lên trên, nhưng cơn lốc chiến tranh nhất định sẽ quét sạch các loại rác rưởi đó.

Chúng tôi vào thành phố. Dù còn sớm và thường có máy bay địch bắn phá, đường phố vẫn đông người. Chiến lũy, vận cản chống tăng được dựng lên ở khắp các ngã tư. Nam nữ, thiếu niên vẫn đang lao động.

Chúng tôi dừng xe bên cạnh một chiến lũy. Một cụ già mái tóc quăn bạc trắng, bộ ria vàng khè khói thuốc, dáng nghiêm khắc đang chỉ huy công việc. Chúng tôi làm quen với nhau. Cụ là một công nhân lành nghề của nhà máy lớn. Cụ vui vẻ kể lại trước đây cũng đã từng dựng nhiều chiến lũy trên các đường phố Ki-ép, từ thời nội chiến, cho nên cụ có nhiều kinh nghiệm, và giờ đây được bà con tín nhiệm mời đứng ra chỉ đạo công việc, đồng thời cử một người phó trẻ tuổi, một cán bộ công binh am hiểu giúp việc.

Vuốt vuốt sợi râu bạc trên má, người lao động lão thành kể lại rằng đến nay, tất cả công nhân lành nghề suốt mấy ngày đêm liền đều không rời xưởng, thậm chí ăn cơm ngay ở bên máy. Họ làm tất cả những gì có thể làm được cho tiền tuyến. Nhà máy của cụ đang sửa chữa súng máy, pháo và các loại vũ khí khác. Còn thiếu niên, phụ nữ và các cụ già đã nghỉ hưu – những ai không bám máy thì đều đi xây dựng công trình phòng ngự.

Các cụ già và phụ nữ đang lao động gần đấy vây quanh tôi, hỏi về nhiều chuyện. Bà con muốn biết tình hình ngoài mặt trận. Tôi phải nói là địch đã tới gần. Bộ đội chúng ta chiến đấu liên tục nên thấm mệt, hiện đang chiến đấu ở vùng Cô-rô-xten, phản kích vào sườn và sau lưng chúng. Chúng ta không tiếc sức để đánh bật bọn Hít-le ra khỏi Béc-đi-tsép. Tình hình rất khó khăn. Nhưng bộ đội của khu vực cố thủ Ki-ép đã chặn được xe tăng địch cách thành phố 20 ki-lô-mét.

Nghe tôi nói xong, bác công nhân già nói:

- Nếu bọn phát-xít thọc tới, tất cả chúng tôi, không từ một ai, đều ra chiến lũy. Chúng tôi sẽ chiến đấu đến người cuối cùng, không để cho quân thù dày xéo lên đường phố Ki-ép thân yêu.

Chia tay với những người xây dựng chiến lũy, chúng tôi tới cơ quan tham mưu phòng thủ của thành phố. Những thành viên của cơ quan tham mưu đang nói chuyện với những người lãnh đạo các đội dân quân và tự vệ.

Đến đây càng thấy rõ một khí thế mạnh mẽ đang ngự trị thành phố. Các hành lang trong cơ quan tham mưu chen chúc đầy người. Công nhân, viên chức, người nội trợ, học sinh tới đây yêu cầu được cử đi bảo vệ Ki-ép.

Hàng chục vạn người dân lao động thủ đô U-ra-i-na đứng lên ủng hộ bộ đội. Các quận ủy và phòng quân vụ phải vất vả lắm mới đọc hết từng chồng đơn. Mọi người kiên quyết đề nghị được cấp vũ khí và điều họ ra mặt trận.

Có nhiều đơn khiếu nại của đảng viên do quá tuổi nên không được ghi tên vào hàng ngũ Hồng quân. Thành ủy đã có nhiều biện pháp nhằm sử dụng thật tốt nhiệt tình yêu nước của người Ki-ép, đảng viên cũng như người ngoài đảng.

Trong những ngày này, các trang báo đăng kí thư của những người yêu nước xô-viết trình bày nguyện vọng được đóng góp sức lực và, khi cần, sẽ chống hiến cả thân mình cho cuộc đấu tranh chống quân xâm lược đáng nguyền rủa.

Đảng viên lão thành P. Pê-tơ-ren-cô trong bức thử gửi tòa soạn báo của thành phố đã nhân danh cá nhân và nhân dân con trai đang theo học năm thứ ba Trường đại học y khoa Ki-ép số 2, viết: “Chúng tôi coi cầm vũ khí bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, chiến đấu đến khi tiêu diệt hoàn toàn bọn súc sinh phát-ít là nghĩa vụ công dân của mình. Chúng tôi tình nguyện xin gia nhập Hồng quân”.

Bác công nhân X. T. Xtơ-rê-lét-xki viết trong đơn: “… Dù đã quá tuổi nhập ngũ, đề nghị vẫn ghi tên tôi vào hàng ngũ Hồng quân quang vinh để tiêu diệt bè lũ phát-xít”.

“… Nếu không được ra mặt trận thì cũng cho tôi được phục vụ ở gần mặt trận”, - đoàn viên thanh niên công sản V. Grai-mơ-le năn nỉ đồng chí ủy viên quân vụ.

Chiến sĩ lao động lão thành I. G. Xác-bê-ép, trước đây đã tham gia nội chiến, tuyên bố:”Trong lúc này, tôi không thể ngồi nhà được!”.

Nhiều người sợ bị từ chối, đã mở đầu lá đơn của mình bằng câu: “Tôi coi mình là đã được động viên”.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #92 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2016, 05:37:47 pm »

Nhân dân các vùng ngoại thành cũng tỏ rõ tinh thần yêu nước như vậy. Bà con nông trang viên Giu-li-a-nư ở gần Ki-ép từ già đến trẻ đã đến Xô-viết xã và yêu cầu được ra mặt trận. Bác nông dân có tuổi T. P. Rút-nít-xki dẫn con trai tới gặp Xô-viết xã và nói:”Tôi xin hiến dâng con tôi vào cuộc chiến tranh thiêng liên chống bọn phát-xít hung nô. Tôi đã già, nhưng khi cần, tôi vẫn nhớ nghề lái xe của mình và chở các chiến sĩ đi chiến đấu”.

Thanh niên đã biểu hiện lòng yêu nước của mình dặc biệt mãnh liệt. Chỉ trong một ngày đã có hơn ba nghìn lá đơn của nam nữ đề nghị là những chiến sĩ tình nguyện ra mặt trận. Học sinh những lớp trên của trường trung học Ki-ép số 118 tuyên bố mình đã được động viên. Nữ sinh Ô-xtơ-rốp-xcai-a ở khu nhà nghỉ Pu-tsa Vô-đi-txa gửi diện thay mặt các bạn gái cam đoan là họ sẽ “trông nom thương binh như những người thân yêu nhất”.

Khí thế yêu nước có tính chất quần chúng của nhân dân U-cra-i-na và trước hết là của nhân dân tỉnh Ki-ép được Ủy ban Trung ương Đảng cộng sản U-cra-i-na khởi dậy một cách sáng suốt đã mang lại cho phong trào kháng chiến của nhân dân một mục tiêu rõ rệt và sức mạnh lớn lao.

Thấy rõ những tai họa do bọn biệt kích phát-xít xâm lược gây ra, Ủy ban trung ương Đảng cộng sản (bôn-sê-vích) U-cra-i-na ngay trong những ngày chiến tranh đầu tiên đã kêu gọi nhân dân thành lập những tiểu đoàn xung kích chống bọn biệt kích phá hoại của địch. Các đảng viên và đoàn viên thanh niên Ki-ép đã đứng lên hưởng ứng ngay lời kêu gọi đó.

Anh thanh niên yêu nước Mi-sen-cô là một trong những người đầu tiên gửi thư: “Đề nghị quân đoàn ghi tên tôi tình nguyện vào tiểu đoàn chiến đấu chống lính nhảy dù địch”.

Đến ngày 8 tháng Bảy đã thành lập được 13 tiểu đoàn xung kích với trên ba nghìn rưởi người Ki-ép. Phần lớn họ là đảng viên và đoàn viên thanh niên cộng sản.

Lời kêu gọi của Ủy ban trung ương Đảng cộng sản (bôn-sê-vích) U-cra-i-na, Đoàn chủ tịch Xô-viết tối cao và Hội đồng bộ trưởng dân ủy nước Cộng hòa gửi nhân dân U-cra-i-na ngày 7 tháng Bảy có tác dụng rất lớn trong viện động viên nhân dân U-cra-ina đứng lên đấu tranh chống bọn phát-xít.

“Đã đến lúc, - lời kêu gọi viết, - mỗi người cần xả thân để thực hiện đến cùng nghĩa vụ thiêng liêng trước Tổ quốc, trước nhân dân. Quân thù xuất hiện ở đâu thì chính nơi đó sẽ là mồ chôn chúng. Hãy để mỗi túp lều, mỗi ngôi nhà, mỗi thành phố và mỗi xóm làng đều đem lại sự chết chóc cho bọn ăn cướp Hít-le”.

Trong những ngày tháng Bảy nóng bỏng đó, tại các xí nghiệp, cơ quan ở Ki-ép đều có những cuộc mít-tinh rầm rộ, quần chúng sôi nổi và xúc động thảo luận làm sao để hưởng ứng tốt nhất lời kêu gọi đó. Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Chính phủ U-ra-i-na đã nói chuyện trước các cuộc mít-tinh của đông đảo quần chúng.

Nhân dân lao động đồng thanh tuyên bố: “Chúng ta sẽ làm tất cả để đánh bại bè lũ xâm lược đáng nguyền rủa”.

Tại một cuộc mít-tinh của nhà máy chế tạo đầu máy xe lửa, bác công nhân P. C. Lu-ca-sê-vích đã nói lên tâm trạng của anh em công nhân như sau: “Chúng tôi sẵn sáng vào bất kỳ lúc nào cầm súng thay cho đục và búa, sẵn sàng ngồi vào xe tăng và đứng bên cỗ pháo”. Đó không phải là những lời nói suông. Chỉ trong một thời gian ngắn, Ki-ép đã bổ sung cho Hồng quân 20 vạn chiến sĩ và cán bộ chỉ huy. Và còn biết bao người đã gia nhập dân quân, du kích!

Báo chí đã đăng bức thư của những công nhân Ki-ép ở lại lao động tại vị trí của mình:

“Bọn kẻ cướp phát-xít đã tiến công Tổ quốc ta. Quân thù xảo quyệt đã vấp phải sự đánh trả có tổ chức của nhân dân anh hùng, của Hồng quân anh hùng. Trong giờ phút nghiêm trọng này, nhân dân lao động thủ đô U-cra-i-na xô-viết đã đoàn kết chặt chẽ hơn bao giò hết và luôn luôn nêu cao tấm gương quên mình. Một bộ phận công nhân đã rời nhà máy ra mặt trận. Những người vợ và con gái đã thay thế họ và đang lao động kiên trì để củng cố sức mạnh của Tổ quốc thân yêu.

Chúng tôi kêu gọi các bạn, những người thợ luyện kim, những người thợ mỏ, chế tạo máy, công nhân khai thác dầu, công nhân đường sắt, nam nữ công nhân công nghiệp nhẹ hãy nhân lên những thành tích sản xuất, nâng cao năng suất lao động, trở thành những người con xứng đáng của Hồng quân quang vinh của chúng ta, một quân đội bảo vệ tự do, văn hóa và tiến bộ của loài người trên toàn thế giới và tiêu diệt chủ nghĩa phát-xít”.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #93 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2016, 05:38:20 pm »

Công nhân Ki-ép đã nêu cao tấm gương lao động dũng cảm cho toàn thể nhân dân lao động U-cra-i-na. Công nhân, kỹ sư và cán bộ kỹ thuật của nhà máy “Lê-nin-xcai-a Cu-dơ-ni-txan”, “Bôn-sê-vích” cùng các nhà máy khác bắt đầu sản xuất và sửa chữa nhiều loại phương tiện kỹ thuật chiến đấu và vũ khí. Công nhân sửa chữa đầu máy xe lửa chế tạo các đoàn tàu bọc thép, và chúng đã có tác dụng quan trọng trong việc bảo vệ thành phố. Ngày 7 tháng Bảy, đoàn tàu bọc thép đầu tiên ra xưởng. Trên tàu đặt mấy khẩu pháo và trên 40 súng máy. Một sự việc đáng lưu ý là có tới 10 nghìn công nhân đã nộp đơn tình nguyện thế chỗ 120 người cần bổ sung cho đoàn tàu bọc thép. Chỉ huy đoàn tàu bọc thép đầu tiên của Ki-ép là phó trưởng phòng chính trị Cục đường sắt Tây – Nam A. X. Ti-khô-khốt.

Ít lâu sau, cả công nhân Nhà máy sửa chữa toa xe Đác-ni-txa cũng đưa đoàn tàu bọc thép đầu tiên của mình vào chiến đấu.

Công nhân Ki-ép trở thành nòng cốt của tự vệ nhân dân. Đêm 8 tháng Bảy, thành phố đã xây dựng được 19 đơn vị tự vệ với quân số 29 nghìn, trong đó 22 nghìn là đảng viên và đoàn viên thanh niên cộng sản. Ngoài ra, thanh niên Ki-ép còn thành lập một trung đoàn tự vệ nhân dân Côm-xô-môn đặc biệt.

Lãnh đao các binh đội và phân đội tự vệ nhân dân thường là những người cộng sản. M. G. A-va-xa-phi-an, giám đốc Nhà máy mang tên Ph. E. Đgiéc-gin-xki, lãnh đạo đội tự vệ nhà máy, N. N. Xơ-lô-bốt-xcôi, giám đốc Nhà máy mang tên Các Mác, cũng lãnh dạo đội tự vệ nhà máy. Hầu khắp các xí nghiệp kháchư cũng đều như vậy.

Cùng với việc thành lập các đội tự vệ nhân dân, chúng ta đã triển khai cả công tác tổ chức phong trào du kích, tổ chức hoạt động bí mật của Đảng và Đoàn thanh niên ở trong lòng địch.

Ngay từ những tuần lễ đầu chiếm đóng, bọn Hít-le đã vấp phải sức mạnh căm thù mãnh liệt của nhân dân U-cra-i-na. Nhân dân không đón bọn phát-xít xâm lược bằng bánh mì và muối. Anh em du kích kể cho chúng tôi nghe, khi xe tăng Đức đột nhập vào một làng ở tỉnh Gi-tô-mia thì một cụ già chạy ra thét lớn “Đảo đảo bọn phát-xít!” rồi ném lựu đạn vào chiếc xe tăng đi đầu. Tất nhiên, cụ già biết rõ mình sẽ hy sinh. Nhưng lòng căm thù địch còn mạnh hơn cái chết.

Bản thân bọn Hít-le thừa nhận rõ hơn ai hết thái độ của nhân dân đối với bọn chiếm đóng. Tên binh nhì Đức Muyn-le đã ghi nhật ký vào hồi cuối tháng Sáu: “Ở đây, ngay tại hậu phương mà chúng tôi vẫn buộc phải chiến đấu với du kích. Suốt ngày chúng tôi không yên. Phải dè chừng từng bước đi. Đâu đâu cũng gặp du kích”.

Mà đó cũng mới chỉ là bước đầu!

Ủy ban trung ương Đảng cộng sản (bôn-sê-vích) U-cra-i-na thông qua một nghị quyết đặc biệt về tổ chức các đội du kích và chuẩn bị các hoạt động bí mật của Đảng và Đoàn thanh niên cộng sản ở các vùng bị chiếm đóng. Do đó, phong trào du kích ngày càng ở quy mô rộng lớn hơn.

Các đội du kích được các tổ chức Đảng ở Ki-ép xây dựng đã gieo nhiều tai họa cho địch. Chúng tôi chỉ xin đơn cử đội du kích Ki-ép thứ nhất. Đội mang tên “Chiến thắng hay là chết”. Hạt nhân của đội là các công nhân nhà máy “Ác-xê-nan”, trong đó có các công nhân lão thành như Vê-lích-cô, Khác-tsen-cô, Ta-li-a-nốp, Gôn-tsa-rơ, Pác-khô-men-cô, người dã tham gia nội chiến, và nhiều đồng chí khác. Chỉ huy đội là X. P. Ô-xếch-kin, người đã tham gia nội chiến, đảng viên cộng sản từ năm 1917, còn chính ủy là đồng chí G. P. Các-na-u-khơ, bí thư huyện ủy U-man.

Ngay trong trận đánh đầu tiên ngày 7 tháng Tám, đội đã diệt được 350 tên Hít-le. gần 500 tên phát-xít đã bị tiêu diệt ở vùng Ô-xti-ô-rơ. Đội đã giúp đỡ rất nhiều cho các đơn vị bộ đội ta đang chiến đấu để thoát vây. Trong thời gian bảo vệ Ki-ép, đội đã hơn ba mươi lần tấn công bọn Hít-le, diệt mấy trăm binh lính địch, 10 xe tăng và xe bọc thép, hơn 50 ô-tô, phá sập 10 cầu, thu 200 súng máy, 250 tiểu liên và 4 nghìn súng trường.

Mười hai đội du kích khác do tổ chức đảng Ki-ép xây dựng cũng nổi tiếng vì sự nghiệp chiến đấu của mình.

Ngoài các đội du kích, còn thành lập hai trung đoàn du kích đã giúp đỡ bộ đội chúng tôi rất nhiều.

Bộ đội Phương diện quân Tây – Nam được sự giúp đỡ hàng ngày của nhân dân thành phố anh hùng. Mặt trận có hậu phương vững mạnh và đáng tin cậy. Đó là biểu hiện rõ rệt nhất của sự thống nhất ý chí không gì chia rẽ nổi giữa quân đội và nhân dân.

… Buổi nói chuyện với các đồng chí lãnh đạo cơ quan tham mưu bảo vệ thành phố đã để lại cho tôi một ấn tượng không bao giờ phai mờ. Vui sướng biết bao vì phía sau người chiến sĩ chúng ta là một sự chi viện hùng hậu. Tôi giới thiệu với các đồng chí về tình hình ngoài mặt trận, truyền đạt những chỉ thị của Hội đồng quân sự về công tác chuẩn bị bảo vệ thành phố. Không có thời gian nói chuyện lâu. Công việc cấp bách đang chờ mọi người.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #94 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2016, 05:39:23 pm »

LÁ CHẮN HỎA LỰC CỦA THÀNH PHỐ

Trời tháng Bảy rực rỡ. Bầu trời xanh ngắt thoảng điểm những đám mây bạc. Thời tiết thật trớ trêu! Khi chúng tôi gần tới cơ quan tham mưu khu vực cố thủ Ki-ép ở Xvi-a-rô-si-nô thì máy bay địch tới bắn phá như thường lệ. Tiếng còi đinh tai vẫn rúc mãi, báo hiệu có thêm những tốp máy bay địch. Nhưng ở sở chỉ huy, guồng máy vẫn chạy đều và bình tĩnh. Các sĩ quan tham mưu ở các đơn vị trở về đang báo cáo với tham mưu trưởng những công việc đã tiến hành, rồi lại mang nhiệm vụ mới xuống đơn vị.

Khi chỉ huy trưởng khu vực cố thủ rảnh việc, tôi đến gặp đồng chí:

- Chào đồng chí Xư-xô-ép.

Một đại tá đứng tuổi đĩnh đạc, quay mái đầu quấn băng về phía tôi. Việc đó không dễ dàng gì, đồng chí nhăn nặt vì đau. Nhưng thấy tôi, đồng chí mỉm cười:

- I-van Khơ-ri-xtô-phô-rô-vích! Rất sung sướng được gặp lại cậu. Xin lỗi, trước đây mình hầu như mất hy vọng vì mảnh bom suýt trúng sọ. Nhưng bây giờ đã khá nhiều. Cậu ngồi gần lại đây.

Tôi và Xư-xô-ép là chốn quen biết cũ. Thời bình, khi đồng chí còn là chỉ huy trưởng khu vực cố thủ Ra-va – Ru-xcai-a, chúng tôi thường gặp nhau luôn. Trong những ngày chiến tranh đầu tiên, các đơn vị thuộc khu vực cố thủ này bị địch đánh vu hồi hai bên sườn, nhưng vẫn giữ vững trận địa. Mãi sau khi có lệnh rút về phía sau, họ mới làm nổ hỏa điểm cố định và trở về với chủ lực của mình. Là một chỉ huy dày dạn kinh nghiệm và đã được thử thách trong chiến đấu, hồi đầu tháng Bảy, đại tá Xư-xô-ép được giao nhiệm vụ tổ chức phòng ngự ở khu vực cố thủ Ki-ép.

Tiếc rằng Xư-xô-ép không gặp may ngay trên đường đi Xvi-a-tô-si-nô: đồng chí đã bị thương trong trận ném bom. Bị đau dữ dội, nhưng Xự-xô-ép vẫn không rời vị trí. Đồng chí được đại tá Tséc-nốp, phó chỉ huy trưởng khu vực cố thủ, một người trẻ tuổi và đầy nghị lực, giúp đỡ đắc lực.

Trong phòng có mặt một số sĩ quan. Tôi nhận ra chính ủy trung đoàn Ép-đô-ki-mốp, trước là chính ủy của khu vực cố thủ Ra-va – Ru-xcai-a. Rất mừng là bạn bè lại được làm việc với nhau. Trên khuôn mặt có lưỡng quyền cao, với khóe mắt nâu hẹp như người Mông Cổ của chính ủy luôn nở nụ cười đôn hậu. Tôi còn nhớ mãi hình ảnh như vậy về đồng chí (Số phận Ép-đô-ki-mốp không may lắm. Ngày 20 tháng Chín, đồng chí hướng dẫn những chiến sĩ còn sống sót lên phá vây. Bị thương nặng trong chiến đấu, đồng chí được các nông trang viên khiêng về nhà chăm sóc. Rồi chính ủy lại lao vào chiến đấu, nhưng lần này với tư cách là người hoạt động bí mật. Mãi đến đầu năm 1943, đồng chí mới trở lại hàng ngũ Hồng quân. Tám huân chương của Chính phủ, trong đó có huân chương Lê-nin, đã ghi nhận công lao chiến đấu của người cán bộ chính trị dũng cảm trong những năm Chiến tranh giữ nước vĩ đại).

Trong phòng còn có tham mưu trưởng khu vực cố thủ trung tá C. V. Ê-pi-pha-nốp và tham mưu phó trung tá G. V. Li-khốp. Tôi làm quen với các đồng chí, thông báo tóm tắt quyết định của Hội đồng quân sự phương diện quân và cho biết tôi được cử đên với nhiệm vụ tìm hiểu việc tổ chức và tình hình phòng ngự của khu vực cố thủ.

Các đồng chí trải bản đồ lên bàn. Xư-xô-ép cầm bút chì giới thiệu tình hình với tôi. Những binh đội tiền tiêu của quân đoàn cơ giới 3 của Đức dã thăm dò hai ngày nay những chỗ yếu trong phòng ngự của khu vực cố thủ. Trinh sát của phát-xít Đức đặc biệt chú ý đến cửa ngõ phía Tây – Nam của thành phố. Có lẽ địch sẽ giáng đòn đột kích chủ yếu vào nơi đây nhằm cơ động theo bờ sông Đni-ép-rơ, chiếm các cầu của thành phố và vượt sông sang sang bên tả ngạn. Trong trường hợp này, địch không cần đánh thẳng vào toàn bộ Ki-ép, mà sẽ đánh bọc sườn phía sau.

Chỉ huy trưởng giới thiệu với tôi dự thảo kế hoạch có sự tham gia của tướng Xô-vết-ni-cốp về tổ chức phòng ngự khu vực cố thủ. Kế hoạch có tính đến những binh đội và binh đoàn đang tiếp cận đến. Tiền duyên khu vực cố thủ chạy dọc theo tuyến sông Iếc-pen, Bê-lơ-gô-rốt-ca, Pê-tơ-rốp-xki, I-u-rốp-ca, Vê-ta – Pô-stô-vai-a, Crê-mê-ni-se, Mơ-rư-ghi tạo thành hai phân khu Bắc và Nam. Phân khu Bắc, từ Bô-rơ-ki đến Bê-lơ-gô-rốt-ca, có ba tiểu đoàn bộ đội đồn trú, lữ đoàn đổ bộ đường không 3, trung đoàn 4 của Bộ dân ủy nội vụ, trung đoàn lựu pháo, học viện trường hậu cần quân khu và Trường sĩ quan pháo binh Ki-ép 2. Chỉ huy trưởng phân khu là lữ đoàn trưởng Đ. V. A-vê-rin. Phân khu Nam bao quát nửa khu vực cố thủ còn lại ăn tới sông Đni-ép-rơ. Phòng ngự ở đây có hai tiểu đoàn bộ binh của khu vực cố thủ, các binh đội thuộc sư đoàn bộ binh 147, một trung đoàn lựu pháo, ba tiểu đoàn pháo chống tăng và học viện Trường sĩ quan pháo binh Ki-ép 1. Chỉ huy trưởng phân khu Nam là thiếu tá Lu-tsơ-ni-cốp. Ngoài ra, trong khu vực cố thủ còn có sư đoàn bộ binh 206, lữ đoàn đổ bộ đường không 2, trung đoan xe tăng 132, học viên các lớp học kinh tế của quân khu, một đoàn binh phòng, một đại đội xe tăng độc lập hạng nhẹ và một đại đội pháo chống tăng.

- Tuyệt quá, cậu có trong tay cả một trung đoàn xe tăng! – tôi vui sướng thốt lên.

- Trung đoàn thì có đấy, nhưng xe tăng lại không. – Xư-xô-ép thở dài. – Trung đoàn chỉ có bảy xe tăng hạng nhẹ kiểu cũ. Thực chất, đó là trung đoàn bộ binh: một nghìn người trang bị súng trường và vài khẩu súng máy.

Chỉ tay theo dải phòng ngự thứ hai ở cách ngoại vi thành phố vài ki-lô-mét, chỉ huy trưởng nói:

- Chúng mình định bố trí những binh đội của sư đoàn bộ binh 206 ở đây. Nhưng còn đang suy nghĩ về hướng phản kích của các binh đội.

Lắng nghe chỉ huy trưởng giới thiệu, tôi thấy trong dự thảo kế hoạch có một điểm chưa rõ về người chịu trách nhiệm lãnh đạo chung bội đội ở mỗi phân khu. Đại tá Xư-xô-ép trả lời là các đồng chí đã suy nghĩ về vấn đề này và tạm thời quyết định lữ đoàn trưởng A-vê-rin được sử phụ trách chung phân khu Bắc. Thuộc quyền đồng chí có cả các đơn vị đồn trú lẫn những đơn vị dã chiến. Tiếc rằng ở phân khu Nam, tình hình có hơi khác. Chỉ huy trưởng là một thiếu tá, còn số các đơn vị dã chiến có sư đoàn bộ binh 147 do đại tá Pô-tê-khin, một người đứng tuổi, dày dạn kinh nghiệm chỉ huy. Do đó, người ta quyết định những tiểu đoàn bộ đội đồn trú thuộc quyền thiếu tá Lu-tsơ-ni-cốp, còn bội đội dã chiến, trong đó có cả các đơn vị pháo, sẽ thuộc quyền sư đoàn trưởng. Phòng tham mưu sư đoàn cũng chịu trách nhiệm tổ chức và duy trì sự hiệp đồng chiến đấu giữ bội đội đồn trú và những đơn vị dã chiến.

Ưu điểm chính của cách bố trí lực lượng như vậy là ít phải điều động bộ đội, đồng thời phù hợp với tình huống.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #95 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2016, 05:40:04 pm »

Thảo luận xong mọi vấn đề, chúng tôi ra trận địa phòng ngự của phân khu Nam. Đại tá Xư-xô-ép mệt nên không đi cùng. Đại tá Tséc-nốp và chính ủy trung đoàn Ép-đô-ki-mốp cùng đi với tôi.

Chúng tôi tới trận địa hỏa lực của tiểu đoàn pháo chống tăng ở gần I-u-nốp-ca. Các chiến sĩ pháo binh mình trần đang xúc dất, đẫm mồ hôi.

Một sĩ quan trẻ với ba gạch trên cấp hiệu chạy lại đón chúng tôi.

- Thượng úy Xéc-ghi-ên-cô, đại đội trưởng pháo binh, - đồng chí tự giới thiệu.

- Tâm trạng anh em thế nào? – tôi hỏi. – Đã sẵn sàng đón xe tăng địch chưa?

- Chúng cứ thử mò tới đây xem. Chúng tôi đang chuẩn bị thêm mấy trận địa dự bị để đánh chúng, không phải chỉ bằng hỏa lực chính xác, mà còn cả bằng những đòn bất ngờ.

Thượng úy tỏ ra là người đã từng trải qua chiến đấu.

Tạm giải lao, các chiến sĩ lập tức vây quanh chúng tôi, thi nhau hỏi về tình hình ngoài mặt trận. Tôi thông báo những tin tức gần đây về địch và nói rõ địch có nhiều xe tăng, nên anh em pháo thủ sẽ có nhiều việc đấy. Thấy một chiến sĩ quá trẻ, không kìm được mình, tôi hỏi đồng chí đó đã trông thấy xe tăng địch bao giờ chưa. Chàng trai bối rối đỏ mặt, nhưng trả lời rắn rỏi:

- Báo cáo đại tá, tôi chưa có dịp, nhưng đang chuẩn bị cho mình tinh thần sẵn sàng. Tôi chỉ nhớ một điều là không để cho kẻ địch tràn vào Ki-ép.

- Đồng chí đại tá có thể yên tâm, - đại đội trưởng nói thêm, - những chàng trai này tuy chưa qua thử thách, nhưng có thể tin cậy được. Anh em đang ra sức tập bắn mục tiêu di động.

Lưu luyến chia thay những chiến sĩ săn xe tăng địch, chúng tôi đi đến trận địa của các binh đội vừa tới thuộc sư đoàn bộ binh 147 đang được gấp rút xây dựng. Sư đoàn trưởng Pô-tê-khin đón chúng tôi ở ngoại vi phía Tây I-u-rốp-ca. Chúng tôi làm quen với nhau. Khuôn mặt gốc Nga, đôi mắt sáng, giọng nói bình tĩnh không lên gân, tất cả điều đó làm cho mọi người có cảm tình với vị đại tá năm mươi tuổi.

Sau khi báo cáo tỉ mỉ về tình hình của sư đoàn, Pô-tê-khin đề nghị chúng tôi tới tiền duyên ở khu vực cố thủ. Chúng tôi tới các phân đội thuộc các trung đoàn bộ binh 600 và 640. Khắp nơi sôi nổi công việc xây dựng các tuyến phòng ngự.

Tiếp đó, chúng tôi tới cả các phân đội thuộc tiểu đoàn súng máy độc lập 28 do đại úy I. E. Ki-pô-ren-cô có vóc dáng hùng dũng chỉ huy.

Gần I-u-rốp-ca có điểm tựa “Crưm” gồm các hảo điểm kiên cố 205, 206 và 207. Chúng tôi tìm hiểu tỉ mỉ tình hình ở đây.

Như đã biết, khu vực cố thủ Ki-ép được xây dựng ngay từ những năm ba mươi, vào thời đồng chí I. E. I-a-kia còn chỉ huy quân khu. Do ý nghĩa cực kỳ quan trọng của Ki-ép là một trung tâm lớn về hành chính và chính trị, nên người ta đã quyết định xây dựng một hệ thống công sự ở ngưỡng cửa Ki-ép. Những hỏa điểm cố định bằng bê-tông cốt thép được xây dựng chủ yếu theo một đường thẳng. Cần nói thêm rằng tới đầu chiến tranh thế giới thứ hai thì trên thực tế, khu vực cố thủ này đã lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu của hiện tại. Các hỏa điểm cố định không dự trữ được cơ số đạn đủ dùng, không có đường dây liên lạc ngầm dưới đất giữa các hỏa điểm, hệ thống thông gió kém. Cả phía trước các hỏa điểm cố định lẫn bên trong tuyến phòng ngự đều không có vật cản chống xe tăng và chống bộ binh.

Do tiến hành xây dựng những khu vực cố thủ trên đường biên giới quốc gia mới nên đến năm 1940, những công trình này ngừng hoạt động và các trang bị được tháo dỡ.

Cho tới khi nổ ra chiến tranh và chiến trận nơi biên giới không thu được kết quả, thì chúng ta mới bắt đầu đưa khu vực cố thủ vào hệ thống sẵn sàng chiến đấu. Mọi hỏa điểm cố định đều được trang bị lại súng máy, một số còn được trang bị cả pháo cỡ nhỏ. Nhân dân Ki-ép đã giúp đỡ bộ đội rất nhiều trong việc này.

Chuyến di công tác đã giúp tôi hình dung được rõ khu vực cố thủ Ki-ép. Tuy đơn vị đồn trú ở đó còn nhiều nhược điểm về trang bị và tổ chức, nhưng khu vực cố thủ vẫn là một lực lượng hùng hậu. Đáng mừng là bộ chỉ huy khu vực cố thủ đã thấy được những chỗ yếu trong phòng ngự và đang áp dụng mọi biện pháp nhằm nâng cao tính kiên cố của nó. Và càng đáng mừng hơn nữa là tinh thần chiến đấu cao của bộ đội. Tình hình chung ngoài mặt trận dù chưa có gì sáng sủa, nhưng từ chiến sĩ đến chỉ huy không ai tỏ ra chán nản. Những anh em mà chúng tôi có dịp trò chuyện đều chung một tình cảm mà chỉ huy trưởng hỏa điểm kiên cố số 205 đã biểu lộ rất rõ. Chỉ vào những trang bị và vũ khí trong hỏa điểm của mình, đồng chí thốt lên: “Đây là nhà chúng tôi! Chúng tôi đã thề không bỏ rơi nó. Và Ki-ép ở ngay sau lưng!”. Toàn thể chiến sĩ trong khu vực cố thủ đang chuẩn bị đón trận giao chiến sắp tới với chính ý nghĩ này: phải bảo vệ Ki-ép đến giọt máu cuối cùng.

Sau khi tới thăm khắp mọi vùng của phân khu Nam, phân khu quan trọng nhất của khu vực cố thủ, chúng tôi quyết định không quay lại Xvi-a-tô-si-nô nữa, mà sẽ qua Ki-ép tới thẳng Brô-va-rư. Mãi khuya chúng tôi mới tới nơi.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #96 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2016, 05:32:05 pm »

TIẾP TỤC CÔNG KÍCH

Ở bộ tham mưu phương diện quân, công việc vẫn tất bật suốt đêm. Các trợ lý của tôi đều có mặt. Trên các bản đồ tác chiến đều có đánh dấu cẩn thận mọi tình huống biến đổi. Chúng tôi nhanh chóng chuẩn bị các số liệu cho báo cáo buổi sáng trình bộ tư lệnh. Tảng sáng, tôi tới gặp tham mưu trưởng phương diện quân. Anh em cho biết đồng chí đang ở chỗ tư lệnh. Như vậy càng tốt, tôi có dịp báo cáo với cả hai người một lúc.

Hai vị tướng đang tranh luận sôi nổi. Tôi hiểu ngay là các đồng chí đang bàn về tập đoàn quân 6. Lại có việc gì ở đây rồi?

Kiếc-pô-nô-xơ bực tức lắc chuông điện báo:

- Tình trạng này còn kéo dài đến bao giờ? Phải chấp hành các mệnh lệnh chiến đấu thì tư lệnh tập đoàn quân lại cứ đề nghị hủy bỏ chúng?

Puốc-ca-ép chỉ nhún vai đáp lại.

Chuyển bức điện cho tham mưu trưởng, tư lệnh càu nhàu:

- Cứ tưởng như hiện nay chỉ có một mình tập đoàn quân 6 là khó khăn. Chỉ có một câu trả lời: Mu-dư-tsen-cô phải chấp hành mệnh lệnh vô điều kiện.

Thấy tôi, tư lệnh hỏi:

- Tình hình khu vực cố thủ thế nào? Báo cáo đi!

Tôi trình bày những cảm tưởng của mình, kế hoạch bố trí lại các đơn vị của bộ tư lệnh khu vực cố thủ và tinh thần bộ đội. Tôi cũng nhắc tới vết thương của Xư-xô-ép và cho biết hiện nay đồng chí làm việc rất khó khăn.

- Cần suy nghĩ, - Kiếc-pô-nô-xơ nói với Puốc-ca-ép, - có thể cử tướng nào chỉ huy khu vực cố thủ. Hiện nay đang tập trung những lực lượng lớn đến đó, mà sức khỏe của Xư-xô-ép như vậy e cũng khó đảm đương…

Sau khi ra những chỉ thị cần thiết về việc tiếp tục đẩy mạnh phòng ngự khu vực cố thủ Ki-ép và bảo đảm gấp đạn xuyên thép tới đây, tư lệnh phương diện quân lệnh cho tôi theo dõi việc điều động bộ đội đến trận địa mới.

Khi Kiếc-pô-nô-xơ cho chúng tôi ra về, tham mưu trưởng ra hiệu cho tôi đi theo đồng chí. Tới phòng làm việc, đồng chí mệt mỏi buông mình xuống ghế.

- Tập đoàn quân 6 đang xảy ra chuyện gì vậy? – tôi sốt ruột hỏi.

- Hừ! – Puốc-ca-ép bực tức vung tay. – Sau khi nhận được chỉ thị của chúng tôi là tiến công vào Rô-ma-nốp-ca thì Mu-dư-tsen-cô lại gửi cho chúng tôi cái này đây. Đồng chí ấy cố chứng minh là không thể tiến công được… Đồng chí ấy lấy đâu ra thì giờ để viết báo cáo dài dằng dặc như thế này!

Tướng Mu-dư-tsen-cô là một người kiên nghị hiếm có và rất không thích viết dài nên khó mà tin rằng đồng chí lại đủ kiên nhẫn để viết nổi một văn kiện dài dòng như vậy. Có lẽ là cán bộ tham mưu cố vẽ ra thôi.

Lướt qua nội dung báo cáo, tôi nói là nếu theo đề nghị này thì cả cuộc tiến công của tập đoàn quân Pô-ta-pốp cũng sẽ mất hết ý nghĩa.

- Đúng thế đấy, - Puốc-ca-ép buồn rầu đáp. – Nếu thế thì chúng ta sẽ phải chuyển sang phòng ngự bị động, và bọn Đức sẽ có điều kiện tấn công Ki-ép mà không gặp trở ngại gì. Chính vì vậy mà chúng ta không thể đồng ý với những đề nghị của tướng Mu-dư-tsen-cô. Đại bản doanh yêu cầu chúng ta phải phản kích quyết liệt nhằm bịt mọi cửa mở và tiêu diệt địch. Thay cho chấp hành mệnh lệnh, chúng ta lại báo cáo với Mát-xcơ-va rằng ta không đủ lực lượng và không thể tiến công trong những điều kiện đó hay sao? Chẳng lẽ Đại bản doanh và Bộ Tổng tham mưu lại không hiểu bộ đội ta đang ở trong tình hình như thế nào ư?!

Phải nói một cách khách quan là tướng Mu-dư-tsen-cô không hề nói quá về tình thế nặng nề của tập đoàn quân của mình và tình trạng không đủ lực lượng để tiến công. Dù sao, trong hoàn cảnh chính diện bị chia cắt thì không có lối thoát nào khác hơn. Nếu bộ đội ta chuyển sang phòng ngự bị động sẽ chỉ có lợi cho địch.

Dù tập đoàn quân 6 phản đột kích vào Rô-ma-nốp-ca không bịt được cửa mở trên tuyến chính diện, thì cũng vẫn kìm được một lực lượng địch đáng kể ở đây, làm cho tình hình Ki-ép bớt căng. Thêm nữa, cuộc tiến công ấy còn mở ra hy vọng sẽ liên lạc được với những binh đội thuộc quân đoàn bộ binh 7 đang bị bao vây ở phía Bắc Nô-vưi Mi-rô-pôn.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Mười Một, 2016, 05:46:10 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #97 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2016, 05:32:57 pm »

Tôi hỏi có phải chuẩn bị trả lời thích đáng cho bộ tư lệnh tập đoàn quân 6 không. Puốc-ca-ép cho biết là không cần, bởi tướng Pa-ni-u-khốp đã đi đến chỗ Mu-dư-tsen-cô và sẽ thông báo cho đồng chí ấy biết quyết tâm của Hội đồng quân sự và sẽ kiểm tra việc thực hiện mệnh lệnh.

Những cuộc phản đột kích của bội đội chúng ta ở gần Nô-vô-grát – Vô-lưn-xki và Béc-đi-tsép, tuy chưa thực triệt để, nhưng cũng đạt được mục đích là kìm chân được bọn phát-xít ở khu vực này, và bộ chỉ huy Hít-le buộc phải tung lực lượng dự bị mới của chúng ra, nên chúng chưa dám ném lực lượng chủ yếu vào cuộc tấn công Ki-ép.

Vinh dự cho tướng Mu-dư-tsen-cô, bản thân đồng chí đã hiểu rõ tầm quan trọng của những cuộc phản đột kích và dốc hết nghị lực của mình để hoàn thành nhiệm vụ đó. Tiếc rằng lực lượng dưới quyền của đồng chí ngày càng ít. Đồng chí hy vọng có thể sử dụng quân đoàn cơ giới 16 tiến công vào Rô-ma-nốp-ca, song không thực hiện được. Những binh đoàn của quân đoàn này bị kéo dần vào những trận đánh ác liệt với cụm quân địch ở vùng Béc-đi-tsép, nên không điều động được chúng tới khu vực phản đột kích. Còn sức ép ngày một mạnh của các đơn vị phát-xít ở gần Béc-đi-tsép khiến chúng tôi rất lo lắng, vì từ đó, chúng có thể đột phá vào sau lưng các tập đoàn quân 6 và 12 của ta. Vì vậy, tư lệnh phương diện quân yêu cầu cụm quân của tướng Ô-guốc-txốp tiếp tục đột kích địch. Cum quân của Ô-guốc-txốp và các binh đội thuộc quân đoàn cơ giới 16 đã hoàn thành nhiệm vụ. Bộ đội ta đã kìm chân những lực lượng chủ yếu của tướng Clai-xtơ trong suốt một tuần liền tại đây.

Các chiến sĩ và cán bộ chỉ huy tiểu đoàn bộ binh cơ giới thuộc đơn vị hỗn hợp của sư đoàn xe tăng 8 thuộc quân đoàn cơ giới 4 đã thể hiện tinh thần dũng cảm vô song. Khi bọn phát-xít bất ngờ tràn vào Béc-đi-tsép, chúng ta chưa kịp mang ra khỏi thành phố 70 toa đạn. Không thể để số bom đạn do bàn tay của những người xô-viết chế tạo lại rơi vào tay giặc. Có lệnh phá hủy chúng. Nhiệm vụ ấy được trao cho tiểu đoàn của thiếu tá A. I. Cô-pư-tin. Các chiến sĩ xô-viết đã lọt vào nhà ga. Bọn phát-xít điên cuồng công kích hòng bao vây tiêu diệt họ. Nhưng không một sức mạnh nào có thể bắt các chiến sĩ ta lùi bước. Cho tới khi anh em công binh đã đặt mìn xong, thiếu tá Cô-tư-tin mới cho lệnh rút về với đồng đội. Bọn xạ thủ tiểu liên phát-xít lao về phía các toa tàu. Đúng lúc đó, một tiếng nổ long trời. Ai cũng cho rằng toàn bộ tiểu đoàn Cô-tư-tin đã bị hy sinh. Nhưng rồi tất cả đều ngạc nhiên biết bao khi tám ngày sau, thiếu tá đã đưa được toàn bộ anh em về nói đóng quân của ta. Mọi người mệt lử, nhưng rất tự hào vì đã hoàn thành nhiệm vụ. Hơn nữa, quân số lại tăng hơn trước lúc đi làm nhiệm vụ: trên đường về, thiếu tá Cô-pư-tin đã cho nhập vào tiểu đoàn mình hơn hai đại đội của sư đoàn bạn bị hãm trong vòng vây.

Lại còn một chuyện hệt như thần thoại về những chiến sĩ xe tăng thuộc đơn vị hỗn hợp của sư đoàn xe tăng 10. Toàn thể phương diện quân qua sự việc này đã biết tới thượng úy Đ. X. Pê-lê-vin. Chỉ huy trưởng đơn vị hỗn hợp giao cho đồng chí phải tóm lấy một “cái lưỡi”. Pê-lê-vin lái chiếc xe tăng hạng nhẹ của mình vượt lưới lửa dầy đặc tiến vào ngoại vi phía Bắc Béc-đi-tsép đã bị chiếm. Bọn địch nháo nhác cả lên. Các chiến sĩ xe tăng của Pê-lê-vin vừa dùng xích sắt nghiến nát lính địch, vừa bình tĩnh chọn một “cái lưỡi” đáng giá nhất. Họ đã lật nhào được chiếc mô-tô của một tên sĩ quan Đức. Tên này nhổm dậy chực chạy trốn. Pê-lê-vin nhảy từ trong xe ra, đuổi lịp tên Hít-le, tước vũ khí và lôi cổ hắn lên xe. Khi đã ấn nó xuống nắp xe, Pê-lê-vin bỗng nhận ra nó không có xà cột, có lẽ nó đã để rơi trên đường. Bất chấp những loạt tiểu liên của bọn phát-xít, thượng úy lại nhảy ra khỏi xe tăng đi tìm chiếc xà cột, rồi sau đó mới trở về xe.

Nhờ cơ động khéo léo, các chiến sĩ xe tăng đã thoát ra khỏi thành phố. Trên đường về, họ lại bất ngờ chạm trán với một đoàn ô-tô địch. Pê-lê-vin quyết định hành động cục kỳ táo bạo. Đồng chí lệnh cho lái xe đâm đổ nhào chiếc xe gần nhất. Địch hoảng sợ hỗn loạn. Xe của chúng va vào nhau, lật nhào. Lính địch bắn tiểu liên bừa bãi, chạy tán loạn ngoài đồng. Lợi dụng cảnh hỗn loạn ấy, xe tăng của Pê-lê-vin biến vào cánh rừng con gần đấy. Nửa giờ sau, đồng chí đã trở về nơi đóng quân. “Cái lưỡi” do Pô-lê-vin mang về quả là rất quý. Đó là một tên sĩ quan tham mưu, mang theo bản mệnh lệnh quan trọng của cơ quan tham mưu sư đoàn Đức.

Các chiến sĩ xe tăng thuộc đơn vị này đã tiến công dũng mãnh biết bao! Chúng tôi đã được thông báo về chiến công của tổ lái T-34 do M. X. Đu-đa-rép chỉ huy. X. I,. Giơ-đa-nốp – thợ máy – lái xe. V. I. Ba-xtưa – xạ thủ trên tháp và X. V. Cơ-rư-mốp – điện báo viên. Trong giây phút chiến đấu nguy hiểm nhất, một khẩu đội phát-xít được ngụy trang cẩn thận, bố trí ở bên sườn, bắn đầu bắn. Đại đội trưởng lệnh cho Đu-đa-rép phải tiêu diệt chúng. Giơ-đa-nốp quay xe, rồi mở hết tốc lực lao vào địch. Bọn phát-xít tập trung cả bốn khẩu pháo vào chiếc xe tăng đang lao tới. Xe rung lên: đạn không xuyên qua nổi và bật ra ngoài. Các chiến sĩ bị thương vì mảnh của vỏ thép xe. Một quả đạn rơi đúng làm cho tháp xe bị kẹt, không bắn được nữa. Từ trong xe không nhìn thấy gì. Đu-đa-rép phải quan sát qua nắp xe. Mặc dầu vậy, các chiến sĩ xe tăng vẫn lao về phía trước. Xe tăng xông tới trận địa pháo, nghiền nát pháo địch và bọn pháo thủ chạy toán loạn. Đại đội có điều kiện phát triển công kích.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #98 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2016, 05:33:51 pm »

Chiếc xe tăng hạng nặng CV với tổ lái gồm trung úy I. N. Gia-bin, thiếu úy X. P. Ki-sê-li-ốp, hạ sĩ quan V. I. Grin-xin, pháo thủ T. I. Tô-tsin và chiến sĩ L. C. Véc-khốp-xki sau đợt công kích bị cắt khỏi đội hình. Cùng với tổ lái, trong xe còn có thượng úy đại đội trưởng A. E. Cô-giê-mi-a-tsơ-cô.

- Không sao, - đồng chí nói với anh em, - chúng ta sẽ chiến đấu.

Một bên xích bị đứt ngay trong giờ chiến đấu đầu tiên. Các đồng chí đã dùng hỏa lực đánh bật bọn phát-xít đang lấn tới. Trận đánh kéo dài suốt đêm.Trong khi những người này dùng súng máy bắn ghìm địch, không cho chúng tới gần, thì những người khác nhảy ra ngoài sửa chữa xích hỏng. Cả tổ lái đã chiến đấu trên đường phố Béc-đi-tsép cho tới sáng, diệt 8 xe tăng Đức, nhiều ô-tô, hàng chục tên địch và cuối cùng thoát khỏi vòng vây về nơi đóng quân của ta, thêm nữa, đã kéo theo một chiếc xe tăng địch hầu như còn nguyên vẹn. Khi chiếc CV được đưa đến xưởng sửa chữa, có tới ba mươi vết lõm lớn ở ngoài vỏ thép và một viên đại xuyên thép của địch cắm sâu vào vỏ thép ở phần dưới tháp xe.

Hành động anh dũng của các chiến sĩ và cán bộ chỉ huy sư đoàn xe tăng 10 được Chính phủ Liên Xô đánh giá cao. Ngay trong tháng Bảy năm 1941 đã có 109 chiến sĩ tăng được tặng thưởng huân chương và huy chương.

Sư đoàn trưởng Ô-guốc-txốp, một con người rất dũng cảm, từng tham gia nội chiến, đã gặp số phận không may. Hồi đầu tháng Tám năm 1941, đồng chí cùng những người còn lại của đơn vị hỗn hợp của mình bị địch bao vây. Mãi chúng không khuất phục nổi một nhóm chiến sĩ do đồng chí chỉ huy đã nhiều lần xông lên phản kích. Trong một trận đánh sau cùng, tướng Ô-guốc-txốp bị dập thương nặng, ngất đi và đã bị địch bắt. Đồng chí bị tống vào trại tù binh. Nhưng vết thương chưa lành, đồng chí đã tìm cách vượt trại. Liên lạc với du kích và tham gia tất cả các cuộc tập kích táo bạo nhất của đội du kích do Man-gie-vít-đe lãnh đạo. X. I-a. Ô-guốc-txốp đã anh dũng hy sinh trong chiến dịch gần thành phố Tô-ma-súp.

Hoạt động của bộ đội ta ở vùng Béc-đi-tsép khiến bộ chỉ huy tối cao của phát xít rất đau đầu. Sau chiến tranh, tôi có dịp đọc nhật ký của viên thượng tướng Han-đe, nguyên tổng tham mưu trưởng lục quân Hít-le, viết hồi đó: “Béc-đi-tsép: đối phương tiến công mạnh từ phía Nam và phía Đông nên sư đoàn xe tăng 11 và sư đoàn cơ giới 60 buộc phải rút về phòng ngự. Sư đoàn xe tăng 16 và sư đoàn cơ giới 16 tiến rất chậm”. Hai ngày sau, y viết thêm: “Sư đoàn xe tăng 11 mất 2.000 người”.

Trong khi đó, các binh đoàn thuộc tập đoàn quân 5 của chúng ta chấp hành mệnh lệnh của bộ tư lệnh phương diện quân đã chiến đấu kiên cường để hội quân với bộ đội của tập đoàn quân 6. Các sư đoàn thuộc quân đoàn cơ giới 19 của tướng N. V. Phê-cơ-len-cô anh dũng công kích địch. Sư đoàn xe tăng 40 lúc này chỉ có khoảng gần ba chục xe tăng đã lao mạnh vào sau lưng quân địch, khiến chúng bị rối loạn. Đặc biệt, thượng úy A. C. I-u-nát-xki và trung úy I. M. Ô-xơ-kin hay sử dụng xe tăng T-34 của mình tập kích như vậy. Sau một chuyến “dạo chơi” của I-u-nát-xki xông vào trận địa pháo của địch, bọn phát-xít mất hơn mười khẩu pháo chống tăng và một lựu pháo cỡ lớn.

Một hôm, tổ lái của trung úy Ô-xơ-kin đã giáp trận với một số xe tăng địch. Xe tăng xô-viết diệt được ba xe tăng địch nhưng rồi cũng bị bắn hỏng. Ô-xơ-kin cùng anh em trong tổ lái thoát ra khỏi chiếc xe đang cháy ngùn ngut và vẫn tiếp tục chiến đấu. Trung úy đã cõng một đồng chí bị thương vượt chặng đường mấy ki-lô-mét trở về với đồng đội.

Những chiến sĩ lái máy bay vẻ vang của chúng ta vẫn yểm hộ đắc lực cho bộ đội chiến đấu như trước kia. Tuy kẻ địch đã chiếm được ưu thế trên không, nhưng anh em vẫn bay từng tốp hai ba chiếc, đôi khi chỉ một chiếc, gan dạ xẻ dọc bầu trời, tập kích các đoàn xe tăng địch và các sân bay phía trước của chúng, chiến đấu táo bạo với máy bay tiêm kích địch. Các chiến sĩ lái của ta, đôi khi dùng cả những chiếc máy bay đã cũ kỹ, đánh thắng những tên giặc sừng sỏ của địch lái đang cưỡi trên những chiếc máy bay tối tân nhất.

Ngày càng có nhiều trường hợp máy bay tiêm kích xô-viết một mình lao vào chiến đấu với năm sáu may bay địch, không cho chúng lọt vào Ki-ép.

Tôi còn nhớ, chúng tôi khâm phục biết bao tinh thần hy sinh quên mình của những chiến sĩ lái thuộc sư đoàn không quân 36 làm nhiệm vụ bảo vệ không phận thành phố. Hai mươi chiếc may bay tiêm kích “Mét-xơ-smít” bay phía trước dọn đường cho máy bay ném bom của chúng tới gần ngoại vi Ki-ép, thì bị một tốp máy bay tiêm kích của ta đón đánh. Mỗi con “đại bàng” của ta lại phải chọi với hai ba máy bay địch. Trận đánh diễn ra rất ác liệt, cuối cùng địch không chịu nổi phải tháo chạy. Các chiến sĩ lái xô-viết lao theo truy kích chúng. Lúc đó, nhưng chiếc máy bay ném bom “Gioong-ke” nặng nề xuất hiện. Lợi dụng lúc chúng không được yểm hộ, những “đại bàng” của ta lần lượt bắn rơi từng chiếc một. Một chiếc máy bay tiêm kích của ta bám đuôi chiếc “Gioong-ke” địch. Đó là thời điểm nổ súng thuận lợi nhất, nhưng lại không bắn. Té ra là hết đạn. Không lẽ để tên phát-xít này chạy thoát! Những người theo dõi trận không chiến tỏ ra bực bội, nhiều người thét lên: “Quất, quất rụng nó đi!”. Và chiến sĩ lái dường như nghe thấy tiếng thét đó. “Đại bàng” lại vọt mạnh về phía trước. Những mảy đuôi máy bay địch lấp loáng trên không và máy bay rơi theo hình xoắn ốc xuống đất. “Đại bàng” cũng bị thương, vất vả liệng về phía sân bay. Những người theo dõi trận không chiến không biết chiến sĩ lái của ta có hạ cánh được không. Tất nhiên, ai cũng muốn biết tên đồng chí ấy. Về sau mới biết, đó là thiếu úy Đ. A. Dai-txép, chiến sĩ lại thuộc sư đoàn không quân 36. Đồng chí vẫn hạ cánh được. Tổ quốc đánh giá cao chiến công của người đoàn viên thanh niên cộng sản: đồng chí được phong danh hiệu Anh hùng Liên Xô. Sau này, tôi còn được nghe nhiều lần về những chiến công khác của đồng chí. Tiếc rằng tôi không nắm được số phận tiếp theo của người anh hùng, nhưng rõ ràng mọi người đều thèm muốn chiến công của đồng chí trên bầu trời Ki-ép.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #99 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2016, 05:34:19 pm »

… Bộ đội xô-viết vẫn tiếp tục kiên trì phản kích địch trong những điều kiện vô cùng khó khăn. Những lực lượng chủ yếu trong tập đoàn xe tăng của tướng Clai-xtơ hầu như đã bị kìm chân ở khu vực Béc-đi-tsép suốt một tuần liền, còn quân đoàn cơ giới 3 của Đức đã tiến về Ki-ép ngay từ ngày 11 tháng Bảy, nhưng vẫn chưa dám đánh vào thành phố.

Tuy nhiên, lực lượng của các đơn vị phản kích ngày một suy giảm, còn kẻ đich lại tung ra những lực lượng dự bị mới. Giữa tháng Bảy, cánh phải của tập đoàn quân 6 chúng ta bị rút dần khỏi Béc-đi-tsép theo hướng Đông – Nam, về phía U-man. Kẽ hở của trận tuyến ngày một rộng. Và điều đó làm cho chúng ta mất hết hy vọng bịt được cửa mở.

Chúng ta dự định đưa những lực lượng mới của các sư đoàn bộ binh 27 và 64 vào chiến đấu. Nhưng các đơn vị này còn đang trên đường hành quân. Tư lệnh phương diện quân cho gọi chủ nhiệm giao thông quân sự đại tá A. A. Coóc-su-nốp, một người chu đáo và đầy nghị lực. Cuộc nói chuyện rất căng. Tướng Kiếc-pô-nô-xơ hoàn toàn không muốn nghe những lý do viện cớ máy bay địch bắn phá làm cho các đoàn tàu chở quân bị ngừng trệ, và yêu cầu phải áp dụng mọi biện pháp đẩy mạnh công việc chuyên chở.

Trong khi chờ lực lượng dự bị tiếp cận tới, bộ tư lệnh phương diện quân buộc phải tận dụng những lực lượng cuối cùng của các tập đoàn quân 5 và 6. Các trung đoàn và sư đoàn đang chật vật trụ bám ở các tuyến chưa được chuẩn bị, một lần nữa lại xông lên phản kích, thường phải chiến đấu giáp lá cà với địch, để cố kìm chân địch ở khu vực này, không cho chúng tiến về Ki-ép.

Bộ tư lệnh phương diện quân hiểu rõ tầm quan trọng của việc phải nhanh chóng chi viện cho tập đoàn quân 6, bởi cánh phải của tập đoàn quân ở vùng Béc-đi-tsép ngày càng khó chống đỡ nổi với sáu sư đoàn xe tăng và cơ giới địch. Nhưng lấy đâu ra lực lượng để làm việc đó?

Những binh đội đầu tiên của quân đoàn bộ binh 27 đã đến. Đêm rạng ngày 15 tháng Bảy, các đơn vị này được lệnh phải công kích vào lúc rạng đông. Đơn vị của tướng Ph. Ma-tư-kin chỉ có một trung đoàn cơ giới, một trung đoàn pháo và một tiểu đoàn xe tăng, phải đột kích từ phía Nam, từ khu vực Pha-xtốp sang, để bắt liên lạc với các binh đội trên. Mệnh lệnh vừa gửi xuống đơn vị thì Puốc-ca-ép cho gọi tôi. Tham mưu trưởng đang trầm tư, cúi gập người trước tấm bản đồ. Có vấn đề phải suy nghĩ. Đại tá Bôn-đa-rép, chủ nhiệm trinh sát, vừa báo cáo: những sư đoàn xe tăng và cơ giới Đức ở khu vực Gi-tô-mia bỗng rẽ ngoặt sang hướng Đông – Nam, nhằm phía Pô-pen-ni-a. Những binh đoàn khác cũng thuộc cụm quân này đã vòng sang sườn phải của tập đoàn quân 6 ở phía Đông Ca-đa-tin. Tư lệnh phương diện quân đã ra lệnh tập kích từ ba hướng vào các đơn vị Đức đang tiến quân: quân đoàn cơ giới 16 – từ khu vực Ca-da-tin đến Gi-tô-mia; tập đoàn quân 6 và quân đoàn bộ binh 27 – từ phía Bắc tới Bru-xi-lốp và Gi-tô-mia; quân đoàn kỵ binh 5 và quân đoàn bộ binh 6 – từ phía Nam tới Bru-xi-lốp và Pô-pen-ni-a.

Tôi lưu ý Puốc-ca-ép là quân đoàn kỵ binh 5 chỉ có một sư đoàn, mà sư đoàn lại chưa hồi phục được sau những tổn thất trong chiến đấu. Tham mưu trưởng cho biết quân đoàn sẽ được tăng cường: đơn vị của tướng Ma-tư-kin và trung đoàn cơ giới thuộc quân đoàn cơ giới 16 sẽ chuyển thuộc cho quân đoàn.

Tướng Ph. I-a. Cô-xten-cô, tư lệnh tập đoàn quân 24, được quyết định sẽ trực tiếp chỉ huy quân đoàn bộ binh 4 và quân đoàn kỵ binh 5. Đồng chí cũng được lệnh sẽ cùng với cơ quan tham mưu của mình chuyển từ Pê-rê-i-a-xláp tới Bô-gu-xláp và đến cuối ngày phải nắm chắc những đơn vị mới được chuyển thuộc.

Buổi sáng, tướng Cô-xten-cô gọi điện cho tôi. Đồng chí đề nghị báo cáo với tư lệnh phương diện quân xin hoãn thời điểm bắt đầu tiến công dù chỉ từ một đến hai ngày, vì quân đoàn kỵ binh 5 được tổ chức từ các binh đội lẻ tẻ, nên cần có thời gian để tập trung về một khu vực.

- Bây giờ đã chín giờ rồi, - Cô-xten-cô nói, - thế mà tôi được lệnh ngay hôm nay phải chiếm được Pha-xtốp và Pô-pen-ni-a. Xin đồng chí trình bày với cấp trên không thể làm nổi việc đó. Tôi vẫn chưa nắm được các quân đoàn của mình đang ở đâu và liệu có thể chuyển sang tiến công được không.

Cô-xten-cô vốn nổi tiếng là người chấp hành triệt để các mệnh lệnh. Và tôi hiểu, vì mệnh lệnh đồng chí và nhận được không thực tế nên buộc đồng chí phải đề nghị như vậy. Tướng Kiếc-pô-nô-xơ lúc này đang ở Ki-ép nên tôi hứa với Cô-xten-cô là sẽ báo cáo với tham mưu trưởng, vì đồng chí là người đã ký văn bản mệnh lệnh đó.

- Cậu đến có việc gì thế? – Puốc-ca-ép hỏi.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM